Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Anh: LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và chú trọng phát triển.
Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và... Ebook Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Anh
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh” làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp. Với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các hạn chế và nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động thanh toán quốc tế như: phương thức thanh toán Chuyển tiền, phương thức Nhờ thu, phương thức Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Anh.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với phân tích tổng hợp, so sánh và mô hình hóa.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại
Chương 2: Phân tích các hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch... trong đó các quan hệ này nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì được chia thành quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch.
Trong các quan hệ đối ngoại trên thì quan hệ kinh tế là quan hệ giữ vị trí quan trọng nhất, là cơ sở của các quan hệ khác. Hiệu quả các quan hệ đó đều được đánh giá thông qua kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan”.
Khác với các hoạt động thanh toán nội địa, hoạt động thanh toán quốc tế gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác.
Để tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi các bên tham gia trong hợp đồng thương mại phải lựa chọn phương tiện thanh toán, phương thức thanh toán sao cho phù hợp nhất. Các phương tiện thanh toán ở đây có: Séc, hối phiếu, kì phiếu, thẻ thanh toán. Các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng hiện nay gồm có: phương thức Chuyển tiền, phương thức Nhờ thu và phương thức Tín dụng chứng từ.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để đầu tư, cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Với nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập và phát triển, việc mở rộng các lĩnh vực hoạt động, xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại đang là hướng đi chung của tất cả các Ngân hàng thương mại trên thế giới. Ngân hàng hiện đại là ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng, tức là ngoài các nghiệp vụ truyền thống như nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay và làm trung gian thanh toán còn thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác. Một trong các dịch vụ đem lại lượng doanh thu lớn cho ngân hàng chính là hoạt động TTQT.
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Nó tạo ra một nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại, phí thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động TTQT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tháng 11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế Việt Nam bước vào một sân chơi lớn, khắc nghiệt, đòi hỏi hệ thống pháp luật, các doanh nghiệp cần có những đổi mới nhanh, quyết liệt hơn để thích ứng kịp thời. Tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta diễn ra phụ thuộc vào tốc độ phát triển của các ngành kinh tế then chốt, trong đó có lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng hội nhập và phát triển như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển hoạt động TTQT là việc các Ngân hàng cần phải chú trọng quan tâm.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong các điều kiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trí quan trọng. Quan hệ TTQT được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức tiến hành nghiệp vụ nhất định, thông qua đó người nhập khẩu trả tiền, nhận hàng và người xuất khẩu giao hàng, nhận tiền thanh toán.
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, mỗi phương thức đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Để phù hợp với từng mối quan hệ thương mại và trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên sẽ thỏa thuận và lựa chọn một phương thức thanh toán nhất định sao cho có lợi nhất.
Sau đây là một số phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng trong thương mại quốc tế:
1.2.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền
Khái niệm : Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.
Các hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer), gọi tắt là M/T (phải gửi địa chỉ tên những người có quyền ký ở ngân hàng);
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T (phải quy định khoá mật mã điện tử);
- Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng như là một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế);
- Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sử dụng);
- Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen. Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới được tiếp nhận.
Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thường không an toàn nên ít khi sử dụng. Người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau:
- Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm;
- Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư;
- Chuyển kiều hối;
- Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn).
Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai trò trung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền.
1.2.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu
Khái niệm: Nhờ thu (ủy thác thu) là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu (bên bán hàng) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu (người mua hàng), trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu kí phát hành.
Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra mà không kèm theo các chứng từ hàng hóa.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Credit): là một phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán tiền (phương thức thanh toán D/P) hoặc ký chấp nhận thanh toán lên tờ hối phiếu có kỳ hạn (phương thức thanh toán D/A).
Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn thường gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Người ta thường sử dụng phương thức nhờ thu trong các trường hợp sau:
- Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau;
- Trị giá hợp đồng không lớn.
1.2.3. Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C
Theo “ quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ” (UCP No.600) Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
“Tín dụng chứng từ là bất cứ một thỏa thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành Thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân Ngân hàng mình: thực hiện thanh toán theo lệnh của một người thứ 3 (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát hành; hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác thực hiện việc thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu; hoặc cho phép Ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong Thư tín dụng với điều kiện chứng từ phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của Thư tín dụng”.
Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất nhưng lại có độ an toàn cao và phổ biến nhất hiện nay. Chính vì sự phức tạp trong quá trình thực hiện mà phí dịch vụ của loại hình này cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập về thanh toán quốc tế của ngân hàng. Với loại hình này, ngân hàng vừa có thể cung cấp dịch vụ thu phí, vừa có thể kinh doanh thu lãi.
Các loại Thư tín dụng
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại Thư tín dụng sau khi được mở vẫn có thể bị sửa đổi một số điều khoản hoặc hủy bỏ toàn bộ mà không cần báo trước cho người thụ hưởng. Việc sửa đổi, hủy bỏ L/C này chỉ được thực hiện trước khi người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa và vận đơn chưa được chuyển nhượng.
Loại L/C này không bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu, do vậy ngày nay hầu như không sử dụng nó trong thương mại quốc tế.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi được mở, mọi việc liên quan đến sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung… chỉ được thực hiện bởi Ngân hàng phát hành khi có sự đồng ý của các bên có liên quan. Loại L/C này được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế, nó bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là loại L/C không thể hủy ngang được một Ngân hàng có uy tín xác nhận đảm bảo việc thanh toán cho người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành. Loại Thư tín dụng này là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu nhưng người xuất khẩu đương nhiên phải chịu một khoản phí xác nhận tương đối cao.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C): là loại Thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người thụ hưởng đã được thanh toán tiền thì Ngân hàng phát hành không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ tình huống nào. Loại Thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong TTQT.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại Thư tín dụng không thể hủy ngang cho phép Ngân hàng trả tiền được quyền trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng đầu tiên chịu trách nhiệm.
Loại L/C này áp dụng trong trường hợp người thụ hưởng đầu tiên không có đủ số lượng hàng hóa để xuất khẩu hoặc không có hàng, họ chỉ là người môi giới thương mại.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại Thư tín dụng không thể hủy ngang sau khi đã sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định.
L/C tuần hoàn thường được dùng khi các bên có sự tin cậy lẫn nhau, sau khi mua hàng thường xuyên, định kì, khối lượng lớn và trong thời hạn dài.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở dựa trên giá trị của L/C đã được mở trước đó. Loại L/C này thường được sử dụng nhiều trong phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chiết khấu. Quy trình thanh toán loại L/C khá phức tạp, đặc biệt là những điều kiện chặt chẽ về bộ chứng từ và thời hạn.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C của bên đối tác đã được mở. L/C đối ứng được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng (Barter) và phương thức gia công thương mại quốc tế.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là loại L/C do người nhập khẩu mở cho bên thụ hưởng. Trong trường hợp người xuất khẩu vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết, gây thiệt hãi cho người nhập khẩu thì Ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền, đền bù những thiệt hại, tổn thất đó. Loại L/C này được phát hành với mục tiêu trực tiếp bảo vệ quyền lợi của người nhập khẩu. Điều kiện mở L/C này rất chặt chẽ.
- Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C): là loại L/C không thể hủy ngang mà Ngân hàng phát hành sẽ cam kết thanh toán dần dần giá trị L/C cho người thụ hưởng theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại L/C này thích hợp với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Credit): là loại L/C có kèm theo một điều khoản đặc biệt thể hiện ở: người yêu cầu mở L/C cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng giá trị của L/C, ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa. Đây là một hình thức tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu.
1.3. HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế: là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế và chi phí hoạt động thanh toán quốc tế.
Hiệu quả hoạt động TTQT được thể hiện qua công thức sau:
Httqt = Dttqt - Cttqt
Trong đó:
Httqt : Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
Dttqt : Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế
Cttqt : Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế
Hiệu quả hoạt động TTQT trong cơ chế thị trường hiện nay không chỉ đơn thuần ở việc đo lường hữu hình bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí mà còn được đánh giá thông qua mối liên hệ giữa hoạt động TTQT và các hoạt động khác, là hiệu quả mang lại do sử dụng dịch vụ TTQT làm đòn bẩy để phát triển các hoạt động kinh doanh khác như: Tín dụng, kinh doanh ngoại hối. Hơn thế nữa, nó còn là uy tín và mối quan hệ rộng lớn của NHTM trên thương trường quốc tế, là thị phần hoạt động TTQT của NHTM, là hiệu quả của hoạt động TTQT tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế xã hội.
Như vậy, bản chất hiệu quả hoạt động TTQT phản ánh chất lượng các hoạt động này. Nâng cao hiệu quả hoạt động này cũng chính là nâng cao chất lượng các hoạt động này.
1.3.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM
Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu định tính sau:
Một là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc góp phần tạo hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng:
Khi Ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, Ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tư tín dụng này, nếu nghiệp vụ TTQT được thực hiện an toàn thì đồng vốn tín dụng sẽ được thu hồi cả gốc và lãi, sẽ làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Đồng thời việc thu nợ đúng hạn sẽ phát sinh nợ quá hạn, nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, góp phần làm tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng.
Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT được mang lại thông qua việc tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu:
Bên cạnh các khoản thu phí dịch vụ trên, Ngân hàng còn có thể thu được lãi trong các nghiệp vụ tài trợ thương mại trên cơ sở phương thức thanh toán Nhờ thu, phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, tài trợ thương mại trên cơ sở bảo lãnh Ngân hàng… Các khoản phí dịch vụ Ngân hàng thu được thông qua dịch vụ tài trợ XNK như: Phí chiết khấu chứng từ hàng xuất miễn truy đòi, Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ hàng xuất khẩu của khách hàng, mọi rủi ro trong thu hồi tiền hàng từ nước ngoài thuộc về Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ phí chiết khấu trong trường hợp này thường cao hơn phí chiết khấu truy đòi.
Khi hoạt động này càng phát triển thị hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT càng cao.
Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá qua việc góp phần tăng cường và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối:
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán XNK qua Ngân hàng ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao được doanh số. Như vậy, nhờ vào hoạt động TTQT các Ngân hàng phát triển được hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ, đạt hiệu quả trong kinh doanh Ngân hàng.
Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc làm tăng và củng cố nguồn vốn cho Ngân hàng:
Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO – Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển, doanh số thanh toán hàng xuất càng cao thì nguồn ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO càng lớn, số dư tiền gửi ngoại tệ của NHTM cũng sẽ tăng. Như vậy, hoạt động TTQT đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài. Đây chính là hiệu quả mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại cho quá trình kinh doanh của Ngân hàng.
Năm là, hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại còn được đánh giá thông qua sự phát triển mạng lưới Ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ hối ngoại, nâng cao uy tín của Ngân hàng:
Để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại của mình trên lĩnh vực thanh toán, bảo lãnh được nhanh chóng, an toàn và thuận lợi, các Ngân hàng trong nước phải có quan hệ với các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ này ngày càng được mở rộng đồng thời uy tín của Ngân hàng trên thương trường quốc tế được nâng cao. Đây chính là hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại cho Ngân hàng.
Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước trong từng thời kì. Hiệu quả hoạt động TTQT không chỉ thể hiện ở phần lợi nhuận của hoạt động này mang lại cho Ngân hàng cao hay thấp mà còn thông qua nó tạo hiệu quả cho các hoạt động khác tại Ngân hàng cũng như khách hàng và cho nền kinh tế phát triển.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. Chúng ta có thể tập trung vào một số nhân tố chủ yếu sau:
a) Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan có thể được chia thành:
- Môi trường kinh tế khu vực và trong nước: Bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với một trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Một nền kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… đồng nghĩa với việc nâng cao về đầu tư quốc tế, xuất nhập khẩu. Nhu cầu đó đòi hỏi hoạt động TTQT của các NHTM trong khu vực, quốc gia đó càng lớn cả về quy mô, chất lượng cũng như phạm vi hoạt động.
- Môi trường chính trị: Một sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại của một nước phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển, nhu cầu thanh toán XNK sẽ tăng theo.
- Môi trường pháp lý: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại luật pháp: đó là luật pháp trong nước và luật pháp của nước chủ nhà nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Môi trường tài chính quốc tế: Sự tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính đã gây vỡ nợ, phá sản một số doanh nghiệp hoặc Ngân hàng, sẽ tác động đến hoạt động đến hoạt động TTQT: tiền hàng trong thanh toán XNK hoặc vốn tín dụng không thu hồi được, nợ đọng…
- Sự ổn định của đồng tiền trong thanh toán: Nếu đồng tiền thanh toán bị mất giá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu, nó làm cho hoạt động xuất khẩu giảm sút. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán tăng thì nó lại làm giảm các hoạt động nhập khẩu. Chính sự bất ổn định của đồng tiền trong thanh toán làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các Ngân hàng. Do vậy, hoạt động TTQT khá nhạy cảm với sự thay đổi về giá trị của đồng tiền trong thanh toán.
- Năng lực kinh doanh của khách hàng: Đối với lĩnh vực TTQT, khách hàng của Ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh XNK, có quan hệ thương nhân với nước ngoài đòi hỏi họ phải là người năng động, có năng lực và trình độ về TTQT và pháp luật nước ngoài.
b) Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT điển hình như:
- Chính sách đối ngoại của Ngân hàng: Bao gồm các định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lí với các ngân hàng nước ngoài, phát triển hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT… Chính sách đối ngoại của Ngân hàng phải phù hợp với quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia.
- Chính sách phát triển dịch vụ của NHTM: Nếu Ngân hàng chỉ quan tâm đến các dịch vụ sẵn có mà không quan tâm đến phát triển các dịch vụ mới sẽ đi dần vào lạc hậu, không theo kịp đà tiến bộ xã hội, không đủ khả năng hội nhập và chắc chắn sẽ bị đào thải. Vì vậy, chính sách phát triển dịch vụ phải nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của Ngân hàng và phải bao gồm dịch vụ TTQT. Một chính sách phát triển dịch vụ hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút khách hàng. Để thực hiện chính sách này, các Ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóa nghiệp vụ, nghiên cứu áp dụng các nghiệp vụ mới vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.
- Chính sách khách hàng: Cần phải gắn liền hiệu quả kinh doanh của khách hàng với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ với các nhu cầu tổng thể. Đồng thời có chính sách ưu đãi với những khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống và khách hàng có doanh số hoạt động TTQT qua Ngân hàng lớn.
- Chính sách tỷ giá của Ngân hàng: Phải phù hợp với cơ chế quản lí tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng được yếu tố đôi bên cùng có lợi giữa khách hàng và Ngân hàng sẽ làm phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng.
- Năng lực kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước: Nếu Ngân hàng có năng lực kinh doanh ngoại hối tốt sẽ thu hút được nhiều ngoại tệ, từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu cho khách hàng. Đồng thời nắm bắt những thông tin liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế trong và ngoài nước để từ đó Ngân hàng sẽ có những thông tin quan trọng có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình cũng như để tư vấn cho khách hàng. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh
Từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “ Để đạt được sự ổn định về chính trị, để nền kinh tế có thể phát triển đi lên ngang tầm các quốc gia độc lập có nền kinh tế phát triển trên thế giới thì phải giành và kiểm soát được hệ thống Ngân hàng – Tài chính”. Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được thành lập ngày 06/05/1951.
Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1959 trên địa bàn Đông Anh Ngân hàng Nhà nước Chi điếm Đông Anh được thành lập. Hoạt động của Ngân hàng lúc bấy giờ thực chất là thay Ngân sách Nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho đơn vị theo kế hoạch, hoạt động tín dụng mang tính bao cấp, đồng vốn cho vay không tính đến hiệu quả kinh tế. Như vậy trong thời kì này, Ngân hàng Đông Anh chưa phải là một Ngân hàng Thương Mại theo đúng nghĩa của nó: là một tổ chức tài chính trung gian chuyên hoạt động về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.
Đến khi Đảng và Nhà nước thực hiện bước chuyển mình, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1986). Theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 thì hệ thống Ngân hàng là một cấp chuyển sang hệ thống Ngân hàng hai cấp. Ngân hàng cấp một là Ngân hàng Nhà nước với chức năng điều hành quản lí vĩ mô. Ngân hàng cấp hai là Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ. Với sự tách bạch này thì hệ thống ngân hàng thương mại thực sự ra đời. Sau đó với quyết định số 53/HĐBT – NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi điếm Đông Anh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh (NHNo & PTNT Đông Anh) thuộc NHNo & PTNT Thành phố Hà Nội. Năm 1996 có sự thay đổi về cơ chế quản lí và cấp điều hành, NHNo & PTNT Đông Anh tách ra khỏi NHNo & PTNT Hà Nội. Và từ đó đến nay, NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh trực thuộc trung tâm điều hành NHNo & PTNT Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh còn phải bảo đảm hoạt động được lành mạnh, an toàn có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh có văn phòng trụ sở chính đặt tại ngã tư trung tâm thị trấn Đông Anh (Khối 1A – Thị trấn Đông Anh – Thành phố Hà Nội). Hiện nay, mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm có phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm soát nội bộ và 5 phòng nghiệp gồm phòng Kinh doanh, phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Thẩm định, phòng Thanh toán quốc tế (nay mới đổi tên thành phòng Kinh doanh ngoại hối), phòng Tín dụng, 4 chi nhánh cấp 2 gồm: chi nhánh Bắc Thăng Long, chi nhánh Mai Lâm, chi nhánh Nguyên Khê, chi nhánh Liên Hà và 3 phòng giao dịch gồm: phòng giao dịch Nam Hồng, phòng giao dịch Vân Trì, phòng giao dịch Dâu. Tổng số cán bộ nhân viên là 117 người.
Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Đông Anh được mô tả theo
sơ đồ sau :
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Các phòng giao dịch
Phòng kế toán – ngân quỹ
Phòng thẩm định
Phòng hành chính -tổ chức
Phòng tín dụng
Phòng nguồn vốn kế hoạch
Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ
Phòng Kinh doanh Ngoại hối
Phòng kinh doanh
Các chi nhánh cấp 2
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh có một hệ thống các phòng chức năng phối kết hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, điều hành và đã tạo cho NHNo&PTNT Đông Anh một mô hình hoạt động khá hiệu quả.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh
Trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), kéo theo đó thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng hơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày. Từ đó đến nay, tốc độ đô thị hóa, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống được mở rộng và phát triển mạnh. Đạt được thành tựu đó không thể không nhắc đến sự nỗ lực và đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM trong khu vực, đặc biệt phải kể đến là NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh. Hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh năm 2007 đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 1510 tỷ VND đạt 102/100 so với kế hoạch, trong đó :
Nguồn vốn nội tệ đạt : 1408 tỷ VNĐ
Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt :102 tỷ VNĐ
Trong đó, vốn huy động từ dân cư tại chi nhánh là 835 tỷ VNĐ tăng so với năm 2006 là 192 tỷ đồng, tốc độ tăng 29.86 %.
Kết quả tài chính năm 2007
Lợi nhuận đạt : 24,2 tỷ VNĐ, tăng 6.5% so với năm 2006 và đạt 96% so với kế hoạch.
Nhìn chung, năm 2007 Chi nhánh đã thực hiện cơ chế lãi suất huy động và cho vay một cách linh hoạt, cơ cấu lãi suất hợp lí, đa dạng hóa các loại sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh mà vẫn đem lại lợi í._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11441.doc