Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng Công ty Giấy Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hóa, Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO). Đây là một mốc cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi chúng ta bước vào WTO sẽ tạo ra những thuận lợi to lớn để đưa đất nước đi lên, hòa nhập cùng với nhịp điệu phát triển của thế giới. Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những đường lối, chính sách phát triển đúng đắn. Nhìn lại nh

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững năm đầu phát triển của thế kỷ XXI, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Nhờ Chính Phủ đã triển khai hàng loạt chính sách và giải pháp tiếp tục ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thúc đấy tăng trưởng mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua đạt trung bình 8.2%/năm,thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một nâng cao từng bước cải thiện đời sống của người dân. Một số mặt hàng của nước ta đã chiếm thị trường lớn ở các nơi trên thế giới như Giầy dép, may mặc,và một số hàng nông sản khác nữa, điều này đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới giúp Việt Nam hòa mình và nhịp điệu chung của thế giới. Một trong những mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đó là sản phẩm Giấy. Sự phát triển của ngành Giấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước, thực tế đã chứng minh điều này.Sản xuất của ngành tăng trưởng nhanh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của GDP nói chung. Thông hoạt động phát triển của vùng nguyên liệu Giấy đã thu hút thêm ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất nước, giữ vững môi trường trong sạch đẹp. Để làm được điều này Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, nhằm đáp ứng tiêu thụ trong nước, cạnh tranh trong khu vực và mở rộng thị trường ra thế giới từng bước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Đất nước. Để phát triển ngành công nghiệp Giấy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tạo cho được các vùng nguyên liệu giấy đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất giấy liên tục lâu dài. Nước ta trong những năm vừa qua luôn lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phải nhập thêm bột giấy từ nước ngoài để sản xuất. Trong khi đó vùng nguyên liệu Giấy thuộc các tỉnh trung du và phía Bắc đã được chính phủ phê duyệt qui hoạch và đầu tư xây dựng lớn nhưng vẫn chưa đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy. Vì vậy một vấn đề lớn đặt ra là phải đảm bảo được khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Giấy, nâng cao năng suất trồng rừng muốn làm được điều này thì hệ thống quản lý rừng nguyên liệu phải vững chắc đảm bảo về mặt chuyên môn. Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của rừng nguyên liệu, chính vì nó có tầm quan trọng như vậy mà em quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam”. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung cùng tập thể các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tê-Kế hoạch đã giúp em trong thời gian thực tập vừa qua.Do thời gian nghiên cứu ngắn cùng với sự phức tạp của đề tài nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của thầy cô. PHẦN I:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM I.THÔNG TIN CHUNG 1.Tên công ty: + Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM + Tên tiếng Anh : VIỆT NAM PAPER CORPORATION + Tên giao dịch : VINAPIMEX 2.Trụ sở giao dịch : 25A- Lý Thường Kiệt-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội + Điện thoại : 048247773 + Fax : 048260381 + Email : Vinapimex-Vp@hn.vnn.vn + Mã số thuế: 2600357512 + Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương-Hai Bà Trưng – Hà Nội 3.Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà nước-Tổ chức theo mô hình công ty Mẹ-Con. Trong đó công ty Mẹ nòng cốt là Văn phòng Tổng công ty và công ty Giấy Bãi Bằng, các công ty con là các công ty thành viên. 4.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu + Giấy in, viết + Giấy in báo + Giấy tissue + Giấy bao bì công nghiệp + Một số sản phẩm lâm nghiệp + Gỗ, dăm mảnh + Sản phẩm bột giấy gồm: bột tẩy trắng+không tẩy,bột CTMP,bột DIP,xử lý bột OCC tái sinh giấy loại + Sản phẩm gia công từ giấy như vở , giấy ram, giấy bao bì in sẵn. + Sản phẩm văn phòng: bút bi , bút dạ kim, bút máy , bút chì, bìa hồ sơ, giá đựng tài liệu...... II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY 1. Giai đoạn trước năm 1995 Giấy là một sản phẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy mà sản phẩm giấy đã xuất hiện từ rất lâu đời, những tờ giấy cổ xưa làm từ sợi thực vật đã tìm thấy ở Trung Quốc trong các di vật khảo cổ niên đại 206 trước Công nguyên đến thập niên 220 sau Công nguyên thuộc triều đại nhà Hán. Nền văn hoá của Việt Nam từ xa xưa gắn liền với sự phát triển của sản phẩm giấy. Trong cuốn sách cổ Trung Hoa đẩu thế kỷ thứ IV “Nam phương thảo mộc trọng” ghi rõ năm 284 các nhà buôn nước Đại Tần, đông La Mã mua ba vạn giấy mật hương của Giao Chỉ để dâng vua Tần Vũ Đế. Thế kỷ VII-X thời nhà Đường, giấy của người Việt làm ra , qua buôn bán giao lưu giữa các nước được coi là nổi tiếng đẹp và bền.Vào thời nhà Lý,những người làm giấy ở Việt Nam đã làm được giấy có sắc vàng,vẽ rồng mây và thường được gọi là Long ám.Vào thế kỷ XIV,cuốn sách Đại Việt Sử lược đã ghi nhận: Đầu thế kỷ thứ XIII,phía Tây ngoại thành Hà Nội,nghề giấy đã hình thành nên những xóm làng giấy và người ta thường gọi là “ngõ giấy”. Nghề giấy ở nước ta có một bề dày lịch sử phát triển lâu đời.Thời kỳ đầu mành trúc được sử dụng làm lưới để hình thành nên tờ giấy và được coi là công nghệ xeo liềm trúc sản xuất giấy.Thời kỳ thế kỷ thứ III đến năm 1911 là thời sản xuất theo phương thức thủ công. Năm 1912 là thời kỳ bắt đầu sản xuất giấy bằng cơ giới,thời điểm công ty giấy Đông Dương của Pháp xây dựng xí nghiệp bột giấy Việt Trì công suất 4000 tấn/năm và năm 1913 giấy Đáp Cầu Hà Bắc ra đời với công suất 2000 tấn/năm. Năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ xí nghiệp Giấy Việt Trì bị giặc Pháp tàn phá nặng nề. Nhân nhân ta đã tháo dỡ máy móc thiết bị của xí nghiệp Đáp Cầu di chuyển nên Bắc Cạn xây lắp hình thành nên xí nghiệp Giấy Hoàng Văn Thụ và đã phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thời kỳ 1945-1954, một số cơ sở sản xuất theo phương pháp thủ công , hay kết hợp bán thủ công với cơ giới. Các cơ sở sản xuất Giấy phục vụ kháng chiến trong những điều kiện hết sức khó khăn, vất vả thiếu thốn nhiều thứ. Khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi vào năm 1954, thì nước ta đã bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc, ngành công nghiệp Giấy đã được tổ chức sắp xếp lại theo hướng cơ giới hóa. Ngành giấy từng bước được khôi phục. Nhờ cơ giới hóa mà sản lượng Giấy năm 1960 đạt 4800 tấn tăng trưởng gấp 2.5 lần so với năm 1955. Trong những năm 1960-1970, nhiều nhà máy Giấy đã được thành lập. Ở Miền Bắc nhà máy Giấy Việt Trì được thành lập với công suất thiết kế 18000 tấn/ năm được đưa vào vận hành nhân dịp sinh nhật Bác năm 1961 và sau đó là một loạt các nhà máy sản xuất Giấy khác ra đời như Hòa Bình, Trúc Bạch, Vạn Điểm... Ở Miền Nam hàng loạt nhà máy Giấy cũng được đầu tư xây dựng. Nhưng các xí nghiệp Giấy ở Miền Nam phần lớn là gặp phải khó khăn chung đó là tình trạng mất cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất Giấy, chủ yếu dựa vào nguồn bột nhập là chính. Một số nhà máy như nhà máy Giấy Đồng Nai 20000 tấn/năm(1961), nhà máy Giấy Tân Mai 18000 tấn/năm(1963), nhà máy Giấy Vĩnh Huê 6000 tấn/năm.... Trong thời kỳ này ngành công nghiệp Giấy đã có những thay đổi quan trọng, đây là thời kỳ phát triển sản xuất theo phương pháp cơ giới hóa, đẩy nhanh nhịp độ sản xuất do đó sản lượng Giấy năm 1970 tăng gấp 10 lần so với năm 1960 và đạt sản lượng hơn 50000 tấn. Sau khi Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, sản lượng toàn ngành công nghiệp Giấy đã tăng nên đáng kể , tổng công suất thiết kế ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đạt gần 72000 tấn/năm . Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu bột trầm trọng ở phía Nam ngành Giấy đã hoàn thành xong công trình xây dựng bột giấy Viễn Đông đồng thời xây dựng thêm các xưởng sản xuất bột ở các nhà máy Linh Xuân, Thủ Đức...Năm 1978 tổng sản toàn ngành đạt 71000 tấn. Ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ được đánh dấu bằng sự ra đời của nhà máy Giấy Bãi Bằng năm 1981. Đó là một công trình sản xuất khép kín , công nghệ được cơ giới hóa và tự động hóa tương đối hiện đại, công trình được xây dựng với sự tài trợ giúp đỡ của Thụy Điển. Ngành công nghiệp Giấy ở nước ta đã từng bước phát triển lớn mạnh, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn bao trùm đó là khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm nước ngoài còn thấp kém, mất cân đối giữa sản xuất Giấy và bột Giấy ngành công nghiệp Giấy ở nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của giá bột Giấy trên thế giới nhất là các mặt hàng giấy in, giấy viết, giấy in báo. Vì vậy, trong một vài năm trước Chính phủ đã thực hiện chính sách bảo hộ đặc biệt đối với ngành Giấy, thông qua thuế nhập khẩu và kiểm soát nhập khẩu đối với Giấy in báo,Giấy in, Giấy viết, từng bước tạo điều kiện cho ngành Giấy vươn lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ năm 1984-1990, Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra làm hai Liên hiệp khu vực. Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1(phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2(Phía Nam) Từ năm 1990-1993, Quyết định 217-HĐBT ra đời nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ các khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự đổi mới cơ chế quản lý tạo cho xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ tháng 3/1993 đến tháng 4/1995 Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm được chuyển đổi và tổ chức, hoạt động thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam. Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam là tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ chuyên ngành giấy gỗ diêm. 2.Giai đoạn 1995-2004 Năm 1995, ngành Giấy đã đề nghị Nhà nước cho tách riêng bởi vì ngành Gỗ-Diêm là một ngành kinh tế, kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy, chính vì vậy mà Tổng công ty Giấy Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 256/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ theo mô hình Tổng công ty 91, có điều lệ tổ chức hoạt động theo Nghị định số 52/ CP ngày ngày 2/8/1995 của Chính phủ.Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm 14 thành viên hạch toán độc lập, 3 đơn vị sự nghiệp và 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc với trên 13000 CBCNV. Các đơn vị trong Tổng công ty Giấy Việt Nam có mối quan hệ gắn bó về tài chính công nghệ, thông tin đào tạo, nghiên cứu đầu tư và phát triển. Tổng công ty Giấy Việt Nam là lòng cốt của Hiệp Hội Giấy Việt Nam giúp đỡ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu, tư vấn đầu tư phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Trong giai đoạn từ năm 1996-2000 Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Năng lực máy móc thiết bị tăng hơn 2 lần sản lượng sản xuất tăng 2 so với năm 1995. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2-3 lần đời sống của người dân từng bước được cải thiện, điều kiện về an toàn lao động được bảo đảm. Để có được sự thay đổi vượt bậc này là do sự lãnh đạo của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và các đơn vị thành viên khác cùng nỗ lực phấn đấu. Bên cạnh đó Tổng công ty Giấy Việt Nam còn phải khắc phục nhiều khó khăn phức tạp về khoảng cách lạc hậu về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và trình độ điều hành quản lý so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trong thế giới. Trong giai đoạn từ năm 2001-2005, Tổng công ty Giấy Việt Nam tiếp tục triển khai kế hoạch sắp xếp tổ chức lại, khai thác một cách có hiệu quả các công trình đầu tư giai đoạn trước và triển khai các dự án trồng cây nguyên liệu giấy, xây dựng các nhà máy bột Giấy và giấy có quy mô tại Thanh Hóa chuẩn bị triển khai các dự án lớn như Bãi Bằng giai đoạn 2, nhà máy bột giấy Lâm Đồng và Bắc Cạn ở giai đoạn tiếp theo. 3.Giai đoạn từ năm 2005 đến nay Năm 2005 Tổng công ty Giấy Việt Nam đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Mẹ-Con.Trong đó công ty mẹ nòng cốt vẫn là Văn phòng Tổng công ty và công ty Giấy Bãi Bằng, các công ty con sẽ là các công ty cổ phần trên cơ sở các đơn vị thành viên cũ của Tổng công ty.Bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2386487 triệu đồng, năm 2006 đạt 2660555 triệu đồng, năm 2007 kế hoạch đặt ra là đạt được 2766000 triệu đồng.Về sản lượng sản phẩm năm 2005 đạt 242160 tấn, năm 2006 đạt được 260330 tấn.Trải qua quá trình phát triển lâu dài Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng bước hoàn thiện về mọi mặt và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Giá trị sản xuất công nghiệp Trong những năm vừa qua sự đóng góp của ngành công nghiệp Giấy đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là rất lớn. Giá trị sản lượng công nghiệp mà ngành Giấy đóng góp liên tục tăng qua các năm. Để làm được điều này phải nói đến vai trò dẫn dắt quan trọng của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đơn vị chủ chốt của ngành công nghiệp Giấy. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam Giá trị sản xuất công nghiệp(đơn vị: Trđ) Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Toàn ngành Giấy 5654500 6696900 7739300 7967512 Tổng công ty Giấy 1548732 2012100 2386487 2660555 Tỷ trọng (%) 27,39 30,05 30,83 33,39 Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp mà ngành công nghiệp Giấy đạt được liên tục phát triển qua các năm cụ thể năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành Giấy đạt được là 5654500 trđ, đến năm 2004 đã đạt được 6696900 trđ tăng 1042400 trđ tương ứng tăng 18,4%. Năm 2003 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam so với toàn ngành công nghiệp Giấy là 27,39% nhưng đến năm 2004 đã tăng lên tới 30,05% . Năm 2006 GTSXCN của toàn ngành là 7967512 trđ 228212 trđ. Cũng qua bảng trên ta thấy GTSXCN của Tổng công ty cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 tăng 29,9% so với năm 2003, năm 2005 tăng 18,6% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 11,48% so với năm 2005 điều này đã càng tạo điều kiện cho ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. 2. Doanh thu và lợi nhuận Bất kỳ một công ty nào khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận của mình vì đó là lý do mà doanh nghiệp tồn tại. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của công ty được thể hiện ở lợi nhuận mà công ty thu về. Trong thời gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam luôn hoàn thành được kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của mình, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thống kê ở bảng sau: Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu Trđ 1436609 2892120 3107519 3491898 Lợi nhuận Trđ 5560 6523 6948 37824 Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Tổng công ty Giấy Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2003 doanh thu của Tổng công ty đạt được 1436609 trđ đến năm 2004 doanh thu của Tổng công ty là 2892120 trđ tăng 14555101 trđ tương ứng tăng 101.3% đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành công vượt bậc của Tổng công ty. Để làm được điều này phải kể đến sự lãnh đạo của bộ máy ban giám đốc cùng sự đóng góp nhiệt tình của tập thể đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty. Sang đến năm 2005 doanh thu của Tổng công ty là 3107519 trđ tăng so với năm 2004 là 7,45% và đến năm 2006 Tổng công ty đã nâng doanh thu của mình lên 3491898 trđ tăng so với năm 2005 là 12,37% như vậy từ năm 2003 đến năm 2006 tốc độ tăng trung bình về doanh thu của Tổng công ty là 39,94% đây là một kết quả hết sức khả quan của Tổng công ty cũng như của toàn ngành công nghiệp Giấy. Về lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được trong thời gian vừa qua được thể hiện như sau: Năm 2003 lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được là 5560 trđ đến năm 2004 lợi nhuận là 6523 trđ tăng 693 trđ tương ứng tăng 17,32% qua phân tích ở trên ta thấy doanh thu năm 2004 tăng 100% so với năm 2003 trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng có 17,32% điều này chứng tỏ rằng còn nhiều vấn đề gặp phải trong khâu quản lý chi phí làm cho tổng chi phí của Tổng công ty cao dẫn đến lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được thấp. Lợi nhuận năm 2005 của Tổng công ty là 6948 trđ tăng 6,5% so với năm 2004 còn thấp hơn mức độ tăng trưởng của đợt trước. Chính vì hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được là không cao nên sang đến năm 2006 Tổng công ty đã vạch ra một đường lối chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty. Do đó mà lợi nhuận năm 2006 mà công ty đã đạt được là 37824 trđ tăng so với năm 2005 là 30876 trđ tương ứng tăng 444,4% đây là một thành công hết sức to lớn của tập thể đội ngũ công nhân viên của Tổng công ty. Thành công này đã đánh dấu sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của Tổng công ty. 3. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ Bước vào nền kinh tế thị trường và giai đoạn đầu gia nhập WTO ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Với chính sách mở cửa của Nhà nước và đường lối chiến lược đúng đắn của Tổng công ty ngành công nghiệp Giấy đã từng bước vươn lên đạt được những thành tựu nhất định Ta có tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy trong những năm qua: Bảng 3: Tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam Đơn vị : Tấn Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 KH 2007/ TH2006 Giấy in, viết 140121 144351 156095 151500 97.1 Giấy in báo 50340 54856 57238 57000 99.6 Giấy tissue 7010 7216 6947 10000 143.9 Giấy bao bì CN 29231 34373 38194 41800 109.4 Giấy tráng phấn 65 73 0 0 Giấy IVORY 172 189 0 0 Giấy khác 1200 1102 1856 10200 549.6 Tổng Sản Lượng 228103 242160 260330 270500 103.9 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Năm 2007 Ta thấy trong thời gian vừa qua sản lượng Giấy của ngành Giấy tăng lên rất lớn. Sản lượng Giấy năm 2006 là 260330 tấn tăng 7,5% so với năm 2005. Năm 2007 Tổng công ty dự định sản lượng Giấy sẽ là 270500 tấn tăng 3,9% so với năm 2006. Đây là kế hoạch mà Tổng công ty đưa ra nhằm khuyến khích mọi thành viên trong Tổng công ty cùng cố gắng phấn đấu nỗ lực để giúp ngành Giấy Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm qua sản lượng Giấy và bột Giấy của một số công ty thành viên của Tổng công ty như sau:Công ty Giấy Bãi Bằng sản lượng Giấy là 80000 tấn/năm, bột Giấy 50000 tấn/năm. Công ty Giấy Tân Mai sản lượng Giấy là 65000 tấn/năm, bột Giấy là 60000 tấn/năm. Công ty Giấy Việt Trì sản lượng Giấy là 40000 tấn/năm, bột Giấy là 15000 tấn/năm.........Ngoài những sản phẩm Giấy Tổng công ty còn huy động các thành viên tích cực trồng rừng, cây con, một số các sản phẩm lâm nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của ngành một mặt góp phần làm trong sạch môi trường, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân từng bước nâng cao đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì sản phẩm Giấy của Tổng công ty là đa dạng chủng loại như vậy nên đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải đa dạng phong phú. Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu như vậy thì phải có một bộ máy tổ chức quản lý vùng nguyên liệu Giấy vững mạnh, hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy phải đảm bảo về mặt tổ chức và chất lượng. Chất lượng nguyên liệu Giấy quyết định chất lượng sản phẩm Giấy vì vậy Tổng công ty cần giám sát hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy tốt ngay từ giai đoạn đầu. 4. Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Tổng công ty Trong những năm qua ngành công nghiệp Giấy nói chung cũng như Tổng công ty Giấy nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các khoản phải nộp ngân sách tăng lên cùng với thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty nó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người Đơn vị: Trđ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 Các khoản nộp NS 99012 120000 145427 160211 + VAT 87937 100197 110090 120645 + TNDN 980 1169 8672 14000 + Nộp khác 10095 18634 26665 25566 Thu nhập bình quân 4 4,2 4,5 4,7 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên tục tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng trong một vài năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã có những tiến triển mới. Cụ thể năm 2004 các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty là 99012 trđ đến năm 2005 là 120000 trđ tăng 20988 trđ tương ứng tăng 21,2% , thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty năm 2004 là 4 trđ/người/năm đến năm 2005 là 4,2 trđ/người/năm tăng 0,2 trđ tương ứng tăng 5%. Tổng công ty có sự tăng về nguồn nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người như vậy là do năm 2005 là năm đánh dấu sự thay đổi mới về loại hình doanh nghiệp đó là Tổng công ty đã chuyển sang mô hình Tổng công ty Mẹ-Con nên tập thể đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty đã không ngừng phấn đấu đưa công ty đi nên. Sang năm 2006 các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty là 145427 trđ tăng 25427 trđ tương ứng tăng 21,2% vẫn giữ được tốc độ tăng như cũ. Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty năm 2006 là 4,5 trđ tăng 0,3 trđ tương ứng tăng 7,1% so với năm 2005. Như vậy ta thấy các khoản phải nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty liên tục có sự tăng trưởng mạnh điều này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và đến hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu của Tổng công ty nói riêng. Thu nhập bình quân đầu người tăng đó là một động lực lớn thúc đẩy cán bộ công nhân viên quản lý, hoạt động trong vùng nguyên liệu tích cực hăng say đóng góp công sức của mình vào để thúc đẩy sự phát triển của Tổng công ty. PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1. Đặc điểm về thị trường và khách hàng a.Thị trường trong nước Giấy là một sản phẩm rất thiết thực đối với mọi mặt của đời sống của xã hội. Sản phẩm ngành công nghiệp Giấy sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các ngành khác trong cơ cấu các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Trong thời gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam đã gặp một số khó khăn tiềm tàng của thị trường nội địa của một nước chưa phát triển . Mức tiêu thụ Giấy tính theo đầu người của người dân Việt Nam chỉ đạt khoảng 4kg trong khi mức tiêu dùng ở trên thế giới là 55kg, châu Á là 26,7kg, châu Phi là 5,4kg, châu Âu là 91,4kg. Thị trường Giấy nội địa ở nước ta rất nhỏ bé và nhạy cảm với sự biến động của thị trường thế giới. Trong những năm đầu 1994 trở về trước , tình hình sản xuất Giấy trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, tiêu thụ gặp nhiều trắc trở. Các mặt hàng Giấy nước ngoài xâm nhập vào nước ta bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau dẫn đến sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước thấp. Vì vậy thời gian này đã có một số cơ sở do không đủ sức duy trì nên đã phải đóng cửa. Từ những năm 1994-2000 thị trường Giấy trong nước đã dần dần lấy lại chỗ đứng của mình trong thị trường nội địa, và đã thúc đẩy sản xuất. Bắt đầu bước sang thế kỷ XXI trong nền kinh tế hội nhập mở cửa tập thể ban lãnh đạo, công nhân viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có những đường lối chiến lược sáng suốt từng bước đưa công nghiệp Giấy Việt Nam đi lên và đã khẳng định được đó là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, lấy lại vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa. b. Thị trường nước ngoài Trong những năm 1992-1994 thị trường Giấy thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, và lớn nhất từ trước tới nay. Nhiều nhà máy Giấy trên thế giới do không đứng vững trước tình trạng này nên đã phải đóng cửa. Tổng công suất toàn ngành đã bị giảm trầm trọng, giá bột giấy và giá Giấy liên tục giảm mạnh dưới mức giá thành. Do có cuộc khủng hoảng này mà đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Giấy Việt Nam trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Từ năm 1990, thị trường Giấy nước ngoài của ngành Giấy Việt Nam đang ở tình trạng hết sức khó khăn, thị trường bị thu hẹp mạnh. Năm 1995 thị trường sản phẩm Giấy đã qua thời kỳ khủng hoảng, cung và cầu Giấy đã dần dần trở lại cân bằng. Giá Giấy đã dần dần tăng lên. Năm 1996, thị trường giấy lại vấp phải những khó khăn do cung lớn hơn cầu lên giá giấy lại giảm xuống. Trong những năm gần đây thị trường Giấy thế giới lại đi vào ổn định, ngành công nghiệp Giấy lại phát triển trở lại. Chính vì thị trường Giấy trong nước và nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn hạn chế vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam là rất lớn để ngành công nghiệp Giấy khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thì phải bắt đầu tổ chức từ khâu quản lý vùng nguyên liệu Giấy cho thật tốt có như vậy mới đáp ứng được chất lượng của nguyên vật liệu giảm được giá thành chi phí từ khâu đầu vào góp phần quan trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm Giấy nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. 2. Đặc điểm về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị a. Đặc điểm về trình độ công nghệ Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới năng suất của ngành, đối với mỗi ngành công nghệ sẽ có tầm tác dụng khác nhau.Tuy nhiên công nghệ sản xuất Giấy ở Việt Nam còn ở tình trạng lạc hậu chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài 2 nhà máy Giấy Bãi Bằng và nhà máy Giấy Tân Mai, các doanh nghiệp còn lại đều sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm không thu hồi hóa chất nên khó cải thiện được chất lượng, giá thành và gây ô nhiễm môi trường cao. Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm có 9 đơn vị sản xuất Giấy trong đó chỉ có công ty Giấy Tân Mai và công ty Giấy Bãi Bằng sau khi được đầu tư mở rộng là được xếp vào loại công ty sản xuất Giấy có trình độ công nghệ tương đối hiện đại. Đây là 2 đơn vị lớn nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam, chiếm tỷ trọng 70.04% công suất sản xuất bột Giấy và chiếm 67.85% công suất sản xuất Giấy toàn Tổng công ty. Trình độ công nghệ lạc của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty được thể hiện ở một số mặt sau: + Bóc vỏ theo phương pháp ướt, tốn nhiều nước, gây ô nhiễm môi trường và làm ẩm vỏ không có lợi cho quá trình đốt tại lò hơi động lực, trên thế giới hiện nay đã chuyển sang phương pháp bóc vỏ khô. + Nấu bằng phương pháp sunphát truyền thống, trong khi đó trên thế giới đã áp dụng nấu bằng phương pháp sunphát cải tiến từ lâu + Dây chuyền sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tại công ty Giấy Tân Mai có các thiết bị xông hơi, thẩm thấu hoá chất dạng hở nên nhiệt độ của các giai đoạn xử lý thường không đạt được yêu cầu, dẫn đến làm tiêu hao năng lượng nghiền và làm giảm chất lượng xơ sợi thu nhận. + Các cơ sở sản xuất bột khác có thiết bị nấu bột dạng nồi cầu, nấu bột theo phương pháp xút không thu hồi hoá chất, tiêu tốn nhiều hoá chất và gây ô nhiễm môi trường. b. Trình độ máy móc, thiết bị Thiết bị của các nhà máy sản xuất bột Giấy và Giấy Việt Nam nhìn chung là không đồng nhất và có nhiều xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các nước G7, một số nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất cơ khí trong nước chỉ có khả năng cung cấp một số thiết bị lẻ. Công ty Giấy Bãi Bằng và công ty Giấy Tân Mai được trang bị các hệ thống thiết bị sản xuất bột Giấy hoá học và bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tương đối đồng bộ từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xử lý chất thải. Các thiết bị chính của hai nhà máy này như máy bóc vỏ, máy chặt mảnh, máy nghiền và làm sạch bột, có xuất sứ từ các nước G7, có mức độ tự động hoá đo lường, điều khiển và kiểm soát các giai đoạn sản xuất tương đối cao, nhất là sau thời kỳ nâng cấp. Năng lực sản xuất của hai nhà máy này chiếm khoảng 30% năng lực sản xuất bột toàn ngành. Tuy nhiên phần lớn dây chuyền thiết bị của hai nhà máy này thuộc thế hệ từ những năm 1970 nên cũng khó lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các nhà máy sản xuất bột Giấy hoá học tẩy trắng, không tẩy trắng, không thu hồi hoá chất. Các xí nghiệp này được trang bị nồi cầu quay, không có hệ thống làm sạch nguyên liệu, làm sạch bột, thu hồi hoá chất và xử lý chất thải. Về thiết bị sản xuất bột Giấy tái chế chủ yếu được chia làm hai nhóm chính: Nhóm hệ thống thiết bị tái chế Giấy loại được trang bị như một dây chuyền độc lập, có trang bị tương đối hiện đại. Nhóm thiết bị này bao gồm dây chuyền sản xuất bột Giấy khử mực (DIP) công suất 20000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất bột tái chế.... các dây chuyền này được trang bị các thiết bị tương đối tiên tiến như máy đánh tơi đa năng, máy phân ly sơ sợi, máy sàng áp lực....Nhóm thiết bị thứ 2 là các thiết bị xử lý Giấy loại, không được trang bị như những dây chuyền độc lập. Nhóm thiết bị này rất lạc hậu, không đồng bộ, các thiết bị này có hiệu quả làm sạch không cao, tiêu hao điện năng lớn. Hệ thống thiết bị xeo Giấy của Tổng công ty bao gồm một số loại chủ yếu như máy xeo lưới đôi (công ty Giấy Tân Mai), nhà máy xeo lưới dài và nhà máy xeo lưới tròn. Ngoài các nhà máy xeo lưới đôi và dài tại các nhà máy Tân Mai, Bãi Bằng, Việt Trì tương đối hiện đại, có tốc độ ở mức trung bình so với khu vực và thế giới, được trang bị các hòm phun bột kín thuỷ lực, hệ thống điều khiển và kiểm soát quá trình DCS và chất lượng Giấy QCS. Các nhà máy xeo lưới dài khác đều có hòm phun bột dạng hở, tốc độ thấp, không được trang bị các hệ thống thiết bị hiển thị áp lực hơi và nhiệt độ các lô sấy.... Nhìn chung trình độ công nghệ và trang thiết bị ngành Giấy của nước ta đang ở mức thấp và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Trình độ máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến việc chăm sóc và khai thác rừng nguyên liệu Giấy không đạt hiệu quả cao, việc chế biến nguyên liệu Giấy không đảm bảo chất lượng cao. Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra đối với công tác tổ chức quản lý rừng nguyên liệu Giấy là rất khó khăn và phức tạp.Ta có bảng các máy móc thiết bị Tổng công ty sử dụng: Bảng 5: Các loại máy móc, thiết bị của Tổn._.g công ty Giấy Việt Nam Đơn vị: Tấn/năm Các loại máy móc, thiết bị Nguồn gốc CS thiết kế CS sử dụng Thiết bị SX bột Giấy từ nguyên liệu thô Nước G7 30000 25000 Thiết bị SX bột Giấy khử mực(DIP) Nhật Bản 20000 19000 Thiết bị SX bột tái chế(OCC) Hàn Quốc 30000 26000 Thiết bị xử lý Giấy loại Trung Quốc 20000 16000 Thiết bị xeo Giấy Nhật Bản 40000 35000 Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu Tổng công ty Giấy Việt Nam Nhìn chung các loại máy móc, thiết bị nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam được nhập từ các nước G7 và một số nước ở châu Á. Công suất sử dụng chưa đạt được so với công suất thiết kế điều này do trình độ ứng dụng tiếp cận công nghệ của Tổng công ty chưa cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. 3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty a. Đặc điểm về lao động Trong tất các các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội con người luôn luôn là nhân tố trung tâm nó quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Thấy rõ điều này trong những năm vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam đã rất quan tâm đến người lao động và đội ngũ lao động của Tổng công ty không ngừng lớn mạnh theo từng bước phát triển. Trong những năm gần đây khi mà một số công trình sản xuất Giấy và nguyên liệu Giấy được thành lập như nhà máy Giấy Việt , Tân Mai...thì lực lượng lao động đã phát triển nhanh chóng cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ khoa học kỹ thuật cán bộ kinh tế được đào tạo trong nước cũng như nước ngoài với một số lượng lớn.Các công trình được đầu tư xây dựng đều đưa đội ngũ cán bộ quản lý , điều hành kinh tế kỹ thuật, các vị trí làm việc chủ chốt của công nhân ra nước ngoài học tập và nhận chuyển giao công nghệ. Đội ngũ cán bộ công nhân ngành Giấy miệt mài lao động học tập vươn lên làm chủ KHKT, từng bước thay thế dần vị trí các chuyên gia nước ngoài, đưa các công trình vào vận hành sản xuất thành công , từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các công trình đầu tư xây dựng. Tổng công ty Giấy Việt Nam chiếm năng lực sản xuất lớn trong toàn ngành Giấy, đội ngũ lao động đông đảo và mạnh mẽ về chất lượng, tập hợp nhiều cán bộ quản lý và điều hành, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và thợ giỏi. Lực lượng lao động của Tổng công ty là lực lượng nòng cốt, chủ lực của toàn ngành đồng thời là đối tượng trực tiếp để nghiên cứu, xem xét thực trạng và xây dựng chính sách phát triển toàn công ty. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty thì số lượng lao động trong Tổng công ty những năm vừa qua là: Bảng 6: Số lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lao động ngành CN Giấy(người) 35400 35700 41400 39500 37600 Lao động Tổng Cty Giấy(người) 13073 13184 12964 12289 10100 Tỷ lệ % 37,7 36,8 30,6 29,5 28,7 Nguồn: Phòng tổ chức lao động-Tổng công ty Giấy Việt Nam Cơ cấu lao động có sự tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Ta có cơ cấu lao động của Tổng công ty theo trình độ: Bảng 7: Cơ cấu lao động Tổng công ty Giấy Việt Nam theo trình độ Trình độ Năm 2004 2005 2006 Người % Người % Người % ĐH và trên ĐH 1412 11.49 992 9.82 998 9.96 Cao đẳng và Trung cấp 1358 11.05 1071 10.6 1052 10.5 Công nhân kỹ thuật bậc 2-5 6291 51.20 5085 50.35 4985 49.72 Công nhân kỹ thuật bậc 6-7 954 7.76 999 9.9 1005 10.02 Lao động phổ thông 2274 18.50 1953 19.33 1985 19.8 Tổng 12289 100.00 10100 100.00 10025 100.00 Nguồn: phòng tổ chức lao động-Tổng công ty giấy Việt Nam Đối với lực lượng lao động chuyên ngành trồng cây nguyên liệu Giấy thì Tổng công ty có 2 nguồn chủ yếu: Lực lượng lao động có tay nghề được đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật, đây là lực lượng lao động chủ yếu cho công nghệ chuyên canh và thâm canh nhằm đạt sản lượng và mức tăng trưởng cao. Nhóm lực lượng lao động là nông dân trồng cây nguyên liệu Giấy đây là lực lượng chiếm số đông và góp phần rất lớn vào việc phát triển vùng nguyên liệu Giấy. b. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và các thành viên về kết quả hoạt động của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Hội đồng quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam có 5 thành viên, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trong đó có: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát là các thành viên chuyên trách và 2 thành viên có thể hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách. Ban kiểm soát là tổ chức do HĐQT quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của HĐQT, Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó có 1 thành viên của HĐQT làm trưởng ban. Ban Tổng giám đốc của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm: Tổng giám đốc là ông Võ Sỹ Dởng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó Tổng giám đốc hành chính, phó Tổng giám đốc nguyên vật liệu, phó Tổng Giám đốc tài chính, phó Tổng giám đốc đầu tư và phát triển, phó Tổng giám đốc hành chính, phó Tổng giám đốc kỹ thuật.... Mỗi một pho Tổng giám đốc đều có một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều nhằm tới một đích là đưa Tổng công ty Giấy Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh. Phó TGĐ kỹ thuật Phó TGĐ tài chính Phó TGĐ hành chính Phó TGĐ đầu tư& phát triển Phó TGĐ NVL HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy ban Tổng giám đốc của Tổng công ty Giấy Việt Nam Giúp việc cho ban Tổng giám đốc còn có các phòng ban chức năng nghiệp vụ thực hiện các chức năng quản lý ngành, định hướng các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo từng lĩnh vực chuyên môn cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Các phòng ban của Tổng công ty bao gồm: +Phòng nghiên cứu & phát triển:Tìm hiểu ngành Giấy trên quy mô phạm vi toàn cầu, nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật trong ngành để định hướng phát triển , phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong ngành để twngf bước nâng cao vị thế của ngành. +Phòng tổ chức lao động: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực:tổ chức đào tạo cán bộ, chế độ chính sách tiền lương, tuyển mộ tuyển chọn nhân lực, thi đua thanh tra, khen thưởng... +Phòng tài chính: có nhiệm vụ tập trung quản lý các nguồn thu chi có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thực hiện việc tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất.Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn công tác kế toán hạch toán kinh tế ở các đơn vị thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty gửi lên bộ chủ quản. +Phòng kế hoạch: tham mưu cho Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các công việc lập kế hoạch sản xuất sản xuất sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của toàn bộ Tổng công ty, đưa ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đánh giá phân tích thị trường, dự báo nhu cầu của thị trường.... +Phòng xây dựng cơ bản:có nhiệm tham mưu thực hiện các công việc như quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi toàn Tổng công ty. +Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp cho Tổng giám đốc ra các quyết định một cách chính xác, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đôn đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra kết nối giữa các bạn hàng , đối tác.Phòng kinh doanh có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty, nó xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch giá thành , điều phối tác nghiệp sản xuất kinh doanh. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty bao gồm: Công ty Giấy Bãi Bằng. công ty Giấy Tân Mai, công ty Giấy Việt Trì, công ty Giấy Vạn Điển, công ty Giấy Hoàng Văn Thụ, công ty Giấy Đồng Nai, công ty Giấy Bình An, công ty nguyên liệu Giấy Miền Nam, công ty gỗ Đồng Nai, công ty diêm Hòa Bình, công ty diêm Thống Nhất, nhà máy in và văn hóa phẩm Phúc Yên.Trong thời gian vừa qua , một số đơn vị của Tổng công ty đã tiến hành xong thủ tục cổ phần hóa, đến tháng 1/2005 một số đơn vị đã tiến hành hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần: Công ty gỗ Đồng Nai, Công ty diêm Hòa Bình, Công ty diêm Thống Nhất, nhà máy in và văn hóa phẩm Phúc Yên, công ty Gíấy Vạn Điển, công ty Giấy Đồng Nai. Ngoài ra Tổng công ty còn có một số đơn vị sự nghiệp như: Viện công nghiệp Giấy và xenluylô, trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy, trường đào tạo nghề Giấy. Sơ đồ 2:Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh Phòng tổ chức lđ Phòng xây dựng cơ bản Phòng tài chính phòng kế hoạch Phòng nghiên cứu & PT Sơ đồ 3: Mô hình các công ty thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam CTy Giấy Tân Mai CTy Giấy Bãi Bằng CTy Gỗ Đồng Nai CTy Giấy Vạn Điển CTy Giấy Việt Trì CTy Giấy Bình An Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy. Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty mà phù hợp thì hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy là hoạt động quản lý đầu tiên của Tổng công ty và nó lại là hoạt động quản lý nguyên vật liệu đầu vào vì vậy Tổng công ty cần phải chú trọng làm tốt công tác này. 4. Đặc điểm về sản phẩm, nguyên vật liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam a. Đặc điểm về sản phẩm Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên sản phẩm của Tổng công ty rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Các sản phẩm Giấy bao gồm : Giấy in, giấy viết, photocopy, giấy in báo, giấy bìa, giấy bao bì công nghiệp.....Các sản phẩm gia công từ Giấy gồm: Vở tập, giấy ram, giấy in nhãn...Các sản phẩm chế biến từ gỗ:gỗ ván ép, đồ gỗ gia dụng, văn phòng...Các sản phẩm văn phòng: bút bi, bút dạ kim, bút máy, dụng cụ học sinh....các sản phẩm bột giấy: bột tẩy trắng+không tẩy, bột CTMP..... Ta có tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy trong những năm qua: Bảng 8: Sản lượng Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam Đơn vị : Tấn Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 KH 2007/ TH2006 Giấy in, viết 144351 156095 151500 97.1 Giấy in báo 54856 57238 57000 99.6 Giấy tissue 7216 6947 10000 143.9 Giấy bao bì CN 34373 38194 41800 109.4 Giấy tráng phấn 73 0 0 Giấy IVORY 189 0 0 Giấy khác 1102 1856 10200 549.6 Tổng Sản Lượng 242160 260330 270500 103.9 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Năm 2007 Ta thấy trong thời gian vừa qua sản lượng Giấy của ngành Giấy tăng lên rất lớn. Sản lượng Giấy năm 2006 là 260330 tấn tăng 7,5% so với năm 2005. Năm 2007 Tổng công ty dự định sản lượng Giấy sẽ là 270500 tấn tăng 3,9% so với năm 2006. Đây là kế hoạch mà Tổng công ty đưa ra nhằm khuyến khích mọi thành viên trong Tổng công ty cùng cố gắng phấn đấu nỗ lực để giúp ngành Giấy Việt Nam ngày càng phát triển. Đi đôi với sự gia tăng sản lượng, mặt hàng sản phẩm trong những năm gần đây ngày càng phong phú và đa dạng, có nhiều tiến độ về mẫu mã và chất lượng. Một số mặt hàng có chất lượng tương đương với các sản phẩm trong khu vực, Giấy in và Giấy viết của công ty Giấy Bãi Bằng đã tham gia xuất khẩu với lượng nhỏ. Ta có thể tham khảo chất lượng của một số Giấy trên thế Giới qua bảng sau: Bảng 9: Chất lượng Giấy in báo của Tổng công ty và một số nước Chỉ tiêu Đơn vị Giấy báo Tân Mai Giấy báo ngoại Hàn Quốc Nga Nhật Mỹ Định lượng g/m2 47 51 51,5 43,9 49,5 Độ dai dọc N 25,4 32,1 37,2 34,9 30,9 Độ dai ngang N 11,5 8,7 12,4 12,5 11,7 Độ láng Gy/100cc 50 110 150 100 64 Độ dày Mn 0,08 0,065 0,065 0,065 0,06 Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam Qua bảng trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu Giấy in báo Tân Mai cần phải phấn đấu để chất lượng Giấy báo đạt được tiêu chuẩn như các nước. Trong những năm qua sản lượng Giấy và bột Giấy của một số công ty thành viên của Tổng công ty như sau: Bảng 10: Sản lượng Giấy và bột Giấy của một số đơn vị thành viên Công ty Đơn vị Sản lượng Giấy Sản lượng Bột Giấy Công ty Giấy Bãi Bằng Tấn/năm 80000 50000 Công ty Giấy Tân Mai Tấn/năm 65000 60000 Công ty Giấy Việt Trì Tấn/năm 40000 15000 Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam Ngoài những sản phẩm Giấy Tổng công ty còn huy động các thành viên tích cực trồng rừng, cây con, một số các sản phẩm lâm nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của ngành một mặt góp phần làm trong sạch môi trường, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân từng bước nâng cao đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì sản phẩm Giấy của Tổng công ty là đa dạng chủng loại như vậy nên đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải đa dạng phong phú. Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu như vậy thì phải có một bộ máy tổ chức quản lý vùng nguyên liệu Giấy vững mạnh, hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy phải đảm bảo về mặt tổ chức và chất lượng. Chất lượng nguyên liệu Giấy quyết định chất lượng sản phẩm Giấy vì vậy Tổng công ty cần giám sát hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy tốt ngay từ giai đoạn đầu. b. Đặc điểm về nguyên vật liệu Giấy là một ngành công nghiệp đòi hỏi rất nhiều các loại các nguyên vật liệu đầu vào khác nhau do đó để phát triển ngành Giấy một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải bảo đảm đầy đủ các nguồn lực đầu vào đó. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn nguyên liệu đầu vào như gỗ tre, nứa...và một số nguyên vật liệu hóa chất và phụ gia khác nữa.Một số nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của ngành Giấy Việt Nam: + Nguyên liệu tre nứa: tre nứa là nguyên liệu lâu đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tre nứa dùng để sản xuất bột Giấy cho giấy bao gói, bao bì công nghiệp, giấy vàng mã là chủ yếu, ngoài ra có thể sử dụng sản xuất giấy viết, giấy in. Tính chất sơ sợi của nguyên liệu tre nứa chỉ kém gỗ lá kim khi xét về cấu tạo hình thái và công nghiệp chế biến. Trong loài tre nứa Tổng công ty Giấy Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại luồng, lồ ô và nứa. - Luồng có hàm lượng xenlulô 50% nên khai thác cây luồng ở độ tuổi thứ 2 đến thứ 3, vì trong độ tuổi này thành phần hoá học tương đối ổn định. Luồng thích hợp sản xuất các loại giấy bao bì, hòm hộp. - Tre nứa: là loại nguyên liệu sản xuất giấy có chất lượng tương đối cao. Sản lượng tre nứa ở rừng tự nhiên thấp khoảng 5-10 tấn/ha/năm, nếu đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc sản lượng có thể tăng đến 10-15 tấn/ha/năm. + Nguyên liệu gỗ: là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế biến bột giấy. Ở Việt Nam, do nguồn gỗ lá kim hạn chế nên nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp Giấy là tre nứa, gỗ lá rộng và phế liệu nông nghiệp, phế liệu công nghiệp chế biến nông sản và cây công nghiệp. Trong các loài gỗ lá kim dùng trong công nghiệp Giấy Việt Nam có gỗ thông Đà Lạt. Gỗ lá rộng được dùng thông dụng hơn cả, bao gồm: bồ đề, bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm, và một số loại gỗ khác +Các phế liệu của ngành nông nghiệp: các phế liệu của ngành nông nghiệp cũng có vai trò rất quan trong đối với ngành công nghiệp Giấy, chúng bao gồm bã mía, rơm dạ... Ở nước ta lượng nguyên vật liệu này hàng năm là rất lớn. Vì vậy ngành công nghiệp Giấy cần có những hướng nghiên cứu sử dụng các vật liệu này để phục vụ sản xuất góp phần đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu của ngành. Việc mở rộng và phát triển vùng nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp Giấy có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển của ngành. Vì vậy mà Nhà nước ta đã cho phép thành lập hai vung nguyên vật liệu, đó là vùng nguyên vật liệu Giấy phương Nam và vùng nguyên vật liệu Giấy Bắc Bộ. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình đáp ứng nguyên vật liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian vừa qua: Bảng 11: Tình hình đáp ứng nguyên vật liệu của Tổng công ty ĐV Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 Gỗ các loại Tấn 160785 168200 225000 SX cây con 1000 cây 9500 10100 10600 Trồng mới ha 6127 5844 13050 Nguồn:Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam Ngoài ra ta còn thực hiện chăm sóc các rừng cây nguyên liệu cho ngành Giấy kết quả đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 12: Tình hình chăm sóc rừng nguyên liệu của Tổng công ty ĐV Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 CT mẹ ha 13789 15036 15800 CT Tân Mai ha 9,104 9,200 5500 CT NLG MN ha 7212 1078 1600 CT NLG T.Hóa ha 1210 1350 4000 Viện NC NLG ha 49 75 100 Tổng ha 30,154 26,739 27,000 Nguồn:Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng số đất rừng nguyên liệu Giấy do Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý là 103800 ha, phân bố tại 2 khu vực Miền Bắc và Miền Nam. Diện tích tại các vùng như sau:Phía Bắc có 66800 ha do công ty Giấy Bãi Bằng quản lý, phía Nam có 37000 ha do công ty nguyên liệu Giấy Miền Nam và Công ty Giấy Tân Mai quản lý Do thành phần và đặc điểm của mỗi loại nguyên liệu là khác nhau như vậy đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn, phải nắm bắt tốt đặc điểm thành phần cấu tạo của nó thì mới có các biện pháp quản lý chính xác, mới đảm bảo được về mặt số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào của Tổng công ty Giấy. 5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tình hình tài chính của một doanh nghiệp vừa là tiền đề, vừa là kết quả của các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt tình hình tài chính của một doanh nghiệp và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì một trong những biện pháp quan trọng là phải thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý vốn sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong một vài năm qua: Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 GTSXCN Trđ 2386487 2660555 2766000 Doanh thu Trđ 3107519 3491898 3689800 Tổng CP Trđ 3100571 3454074 3641800 Lợi nhuận Trđ 6948 37824 48000 Các khoản nộp NS Trđ 120000 145427 160211 + VAT Trđ 100197 110090 120645 + TNDN Trđ 1169 8572 14000 + Nộp khác Trđ 18634 26665 25566 Tổng vốn ĐT&XD cơ bản +Vốn ngân sách +Vốn tín dụng +Vốn khác Trđ Trđ Trđ Trđ 127200 17500 109700 177974 1000 75200 101774 1657640 103400 1396600 157640 Nguồn: Phòng tài chính-Tổng công ty Giấy Việt Nam Qua bản báo cáo tài chính của phòng tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam ta thấy tình hình tài chính của Tổng công ty trong những năm vừa qua đã có nhiều biến đổi sâu sắc GTSXCN năm 2006 tăng 11,5% so với năm 2005. Kế hoạch năm 2007 đề ra tăng 4% so với năm 2006 đây là một mục tiêu lớn mà tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2006 bằng 544,4% năm 2005 đây là một thành công lớn của Tổng công ty. Nó đánh dấu một bước phát triển mới của công ty trong nền kinh tế thị trường. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 là 127200 trđ, năm 2006 nên tới 177974 trđ tăng 39,9%, nguồn vốn đầu tư xây dựng của Tổng công ty chủ yếu là huy động từ nguồn vốn khác. Để đưa Tổng công ty lên một bước phát triển mới thì một vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng được một cơ cấu tài chính vững chắc có như vậy Tổng công ty mới đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn gia nhập WTO. Nguồn vốn của công ty được phân bổ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có một lĩnh vực quan trọng là hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy. Việc phân bổ nguồn vốn như thế nào cho hợp lý cho đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao là một công việc rất phức tạp đòi hỏi tập thể lãnh đạo Tổng công ty phải có những chính sách hợp lý. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM. 1. Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty Giấy Việt Nam Mô hình rừng ổn định là một công cụ xác định tăng trưởng số cây, làm cơ sở xác định quyền hưởng lợi, lập kế hoạch và giám sát quản lý rừng cộng đồng. Một sự lựa chọn quan trọng trong trường hợp này là lập kế hoạch và thực hiện khai thác hưởng lợi gỗ củi dựa vào mô hình rừng ổn định. Mục tiêu xây dựng mô hình rừng ổn định nhằm định hướng trong khả năng cung cấp của rừng địa phương, với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định trong một kỳ kế hoạch 5 năm. Làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp khai thác, chặt, nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo hướng dẫn rắt rừng về dạng ổn định và tính toán được khả năng cung cấp gỗ, củi cho đời sống cộng đồng và hoàn thành chỉ tiêu của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Mô hình rừng ổn định có các đặc trưng sau: + Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính: Đơn giản để cộng đồng có thể tiếp cận khi so sánh cung cầu tính toán lượng chặt đồng thời đảm bảo về mặt lâm sinh là duy trì rừng để tiếp tục phát triển ổn định lâu dài. + Mô hình có dạng phân bố giảm với cỡ kính phù hợp với tăng trưởng đường kính nhằm tạo ra sự ổn định của rừng trong một kỳ kế hoạch 5 năm. + Cấu trúc rừng đạt năng suất ở mức thích hợp và ổn định trong từng vùng sinh thái từng kiểu rừng lập địa, chưa phải là mô hình có năng suất tối ưu vì hiện trạng rừng tự nhiên sau nhiều năm khai thác còn lại trữ lượng thấp. Thông qua mô hình rừng ổn định từng bước nuôi dưỡng rừng đạt năng suất cao. Đảm bảo sự đa dạng sinh học cũng như phòng hộ Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cỡ kính được Tổng công ty đưa ra mô hình tính toán mô phỏng xây dựng cấu trúc chuẩn mẫu. Cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật này vào thực tế, đặc biệt trong quản lý rừng cộng đồng vì tính đơn giản của nó chỉ là đếm số cây theo cỡ kính, để có thể chọn lựa giải pháp tỉa thưa, khai thác nuôi dưỡng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh. So sánh số cây thực tế của từng lô rừng với mô hình rừng ổn định cho phép xác định được số cây có thể khai thác đó là số cây vượt hơn mô hình và số cây cần được bảo vệ, duy trì nuôi dưỡng chính là số cây theo các cỡ kính khác nhau của từng mô hình rừng ổn định sẽ cho phép lập kế hoạch khai thác gỗ củi 5 năm và hàng năm. Trong hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty có một vấn đề rất đáng quan tâm đó là cơ chế xác định quyền hưởng lợi trong giao khoán rừng. Các cá nhân hộ gia đình được giao khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng cung cấp nguyên vật liệu cho Tổng công ty. Theo mô hình này có 2 cơ chế xác định quyền hưởng lợi: + Đối với rừng trung bình: Giả sử chủ rừng nuôi dưỡng rừng 5 năm khi khai thác phải nộp thuế tài nguyên khoáng sản 15%, phần còn lại được chia như sau: chủ rừng được hưởng lợi là 2% sản lượng giá trị nguyên liệu giấy khai thác cho một năm quản lý rừng, như vậy được 10% sản phẩm gỗ, 90% nộp về Tổng công ty, trạng thái rừng này không còn nhiều khi giao rừng. Tuy nhiên ngay cả trạng thái rừng còn tương đối tốt như vậy thì sau 5 năm quản lý rừng chủ rừng chỉ nhận được 10% giá trị sản lượng rừng nguyên liệu, trong đó phải chi toàn bộ kinh phí cho chặt hạ, vận xuất gỗ của toàn bộ khối lượng khai thác. Thực tế cho thấy tỷ lệ như vậy thì chủ rừng có thu nhập thấp, thậm chí còn bị thiệt hại. + Đối với trạng thái rừng non, nghèo: Các trạng thái này nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì phải 20-30 năm sau mới đạt được. Trong trường hợp này sau khi nộp thuế tài nguyên 15% chủ rừng được hưởng 85% còn lại phải chi trả toàn bộ chi phí khai thác, giao nộp cho các đơn vị. Đây là các trạng thái phổ biến được giao cho hộ, nhóm hộ, như vậy thời gian được hưởng lợi quá lâu nếu căn cứ theo tiêu chuẩn rừng khai thác hiện hành. Điều này đã làm giảm mối quan tâm của các chủ rừng, đặc biệt là người nghèo thì việc nhận rừng chưa tạo được nguồn thu trước mắt cũng như nhu cầu sử dụng lâm sản thường xuyên đồng thời rừng cũng không được tác động các biện pháp nuôi dưỡng thích hợp, chỉ nhận rừng và phải chờ đợi quá lâu. Để xác định quyền hưởng lợi của các chủ rừng một cách công bằng là dựa vào tăng trưởng sau giao rừng, người quản lý được hưởng phần tăng trưởng rừng mà họ nuôi dưỡng, nếu bảo vệ nuôi dưỡng tốt sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn nhờ gia tăng lượng tăng trưởng. Tuy nhiên tăng trưởng theo trữ lượng là một vấn đề khó xác định và thực tế còn thiếu chỉ tiêu này cho các kiểu rừng, điều kiện lập địa, khí hậu và trạng thái rừng là khác nhau. Vì vậy tiếp cận theo tăng trưởng để xác định hưởng lợi là một nguyên tắc cần được áp dụng tuy nhiên cần có cách xác định đơn giản để có thể vận dụng và cộng đồng có thể tiếp cận được. 2. Công tác quản lý đất rừng nguyên liệu Giấy Hiện nay, các tỉnh miền núi phía Bắc có 160 nông, lâm trường được giao quản lý: 649.888 ha đất, trong đó: 55 nông trường quản lý 55.919 ha, 105 lâm trường quản lý 593.978 ha.Theo thống kê ta có bảng số liệu sau : Bảng 14: Diện tích đất của 55 nông trường miền núi phía Bắc Loại đất Đơn vị Diện tích Đất nông nghiệp Ha 28638 Đất lâm nghiệp Ha 10490 Đất khác Ha 16746 Diện tích đất bq 1 nông trường quản lý Ha 1016 Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam Bảng 15: Diện tích đất của 105 lâm trường miền núi phía Bắc Loại đất Đơn vị Diện tích Đất lâm nghiệp + Rừng tự nhiên + Rừng trồng Ha Ha Ha 512695 230465 149755 Đất trồng đồi núi trọc Ha 132475 Diện tích đất bq 1 lâm trường quản lý Ha 5657 Nguồn : Phòng lâm sinh-Tổng công ty Giấy Việt Nam Nhìn chung quy mô, diện tích đất đai giao cho các nông, lâm trường quản lý đến nay đã được điều chỉnh lại phù hợp với năng lực quản lý, nên việc quản lý sử dụng đất đai của các nông, lâm trường đã tốt hơn trước, diện tích đất đưa vào sử dụng và hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao (năm 1991 tổng diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng là 78%, đất lâm trường đưa vào sử dụng là 66,5%. Đến nay, diện tích đất nông trường đưa vào sử dụng được gần 100%, đất lâm trường đã đưa vào sử dụng được khoảng 80%). Tuy nhiên, tình hình sử dụng đất trong nông, lâm trường vẫn còn yếu kém, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, việc quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng còn nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa nông, lâm trường và hộ dân vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Việc thực hiện cơ chế khoán trong các nông, lâm trường đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy vậy, một số nông, lâm trường thực hiên việc giao khoán đất, khoán rừng, vườn cây… cho các hộ gia đình và cá nhân còn theo cách khoán trắng, không quan tâm đến việc đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, không kiểm tra, đôn đốc, giám sát, do đó phần lớn các hộ nghèo thường lúng túng trong sản xuất kinh doanh, không có điều kiện đầu tư thâm canh, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân của việc lấn chiếm và tranh chấp là do diện tích đất bị giao chồng chéo, do quy hoạch đất đai giao cho nông, lâm trường ban đầu không rõ ràng, không làm rõ ranh giới trên thực địa, nhiều trường hợp khi quy hoạch đã lấy cả đất nương rẫy, đất nông nghiệp, đất thổ cư của các hộ dân vào đất nông, lâm trường và một số trường hợp lấy đất đã giao cho nông, lâm trường để giao cho các hộ dân; Một số nông, lâm trường còn đất trống, đồi núi trọc hoặc đất có rừng đã khai thác nhưng chưa có vốn để trồng rừng, tái tạo rừng ngay sau khi khai thác, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất của các hộ dân vùng lân cận ngày một gia tăng, nên các hộ dân đã lấn chiếm đất để trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang hoặc làm đất thổ cư. Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế cho nên đất đai ngày càng có giá trị, các hộ dân trên địa bàn thiếu đất canh tác, lấn chiếm để lấy đất sản xuất và phát triển trang trại; Các lâm trường không có thực quyền trong việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao (như chưa được cấp GCNQSDĐ); Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm trường với chính quyền địa phương sở tại trong việc quy hoạch sử dụng đất lâu dài. Nhưng cũng phải thừa nhận các lâm trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên. Đã hình thành được vùng nguyên liệu tập trung (gỗ nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ) hàng trăm ngàn ha. Bảng : Diện tích trồng mới rừng nguyên liệu Giấy của một số vùng Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vùng Đông Bắc Ha 200000 220000 280000 350000 Vùng Tây Bắc Ha 180000 250000 300000 380000 Bắc Trung Bộ Ha 100000 115000 190000 225000 Tây Nguyên Ha 210000 260000 360000 410000 Nguồn : Phòng nguyên liệu-Tổng công ty Giấy Việt Nam Một số lâm trường đã đầu tư thâm canh, nâng mức đầu tư tạo rừng nguyên liệu từ 7 triệu đồng/ha đến trên 10 triệu đồng/ha, cải thiện giống cây trồng, thực hiện phương châm “ đất nào cây ấy’’. Trồng rừng bằng mô hom thay thế trồng rừng bằng hạt nên đã nâng cao năng suất rừng trồng từ 70 m3/ha (chu kỳ kinh doanh từ 7 – 8 năm), như: Các lâm trường thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Thái Nguyên, Hoà Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái) đã đạt lượng tăng trưởng bình quân rừng trồng (bạch đàn, keo) khoảng 20m3/ha/năm với chu kỳ 7 năm (140m3/ha/năm cho một chu kỳ), sản lượng gỗ thương phẩm khoảng 120m3/ha. Có lâm trường lượng tăng trưởng rừng trồng (bạch đàn, keo) đã đạt tới 25m3/ha/năm, như ở lâm trường Đồng Sơn (Bắc Giang), lâm trường Đoan Hùng, Tam Sơn (Phú Thọ). Nhờ có chủ trương giao đất, nhận khoán rừng của các nông, lâm trường và phát triển kinh tế trang trại, đến nay trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã có 4.485 trang trại, thu hút hơn 14.691 lao động và hàng vạn hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo chương trình 661 (nằm ngoài diện tích của lâm trường quản lý trên đây), do các lâm trường, các Ban quản lý rừng và UBND các huyện được giao làm chủ dự án. Tại cuộc Hội thảo được tổ chức ngày 16/9/2004, bàn về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong các nông, lâm trường, nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, các nhà khoa học cho rằng, trước mắt cần phải bố trí lại đất đai của nông, lâm trường phù hợp với nhiệm vụ sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Quản lý chặt chẽ đất đai và ._., tách hom mầm để có thể nhân nhanh các giống cây có năng suất cao. - Tiến hành tổ chức khâu tiêu thụ và kinh doanh nguyên liệu Giấy, đảm nhận chức năng là đầu mối duy nhất thu mua vận chuyển cung ứng cho nhà máy. - Thực hiện chức năng điều tiết giá cả thu mua cho từng vùng, đảm bảo lợi ích thoả đáng cho người trồng rừng trên các điều kiện khác nhau. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên công ty nguyên liệu có thể tổ chức thành hai bộ phận như sau: - Bộ phận tạo rừng mới và sản xuất nguyên liệu - Bộ phận dịch vụ hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu và bộ phận tổ chức thu mua, cung ứng nguyên liệu trên từng vùng cho nhà máy. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty nguyên liệu Giấy: Công ty nguyên liệu Giấy Khối các đơn vị sản xuất Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty nguyên liệu Giấy Các hộ Gđ, HTX, DN tư nhân Các lâm trường (19 LT) XN thiết kế Cty lâm sản XN NC triển khai XN xe máy cầu Vậntải lâm sản XN SX NL Khối các đơn vị dịch vụ Bộ phận thứ nhất sẽ bao gồm tất cả các lâm trường đang trồng rừng nguyên liệu trực thuộc công ty nguyên liệu hiện nay, đồng thời có thể thu nhận thêm một số lâm trường trồng rừng nguyên liệu thuộc các địa phương quản lý nằm trong vùng quy hoạch. Bộ phận thứ hai sẽ bao gồm các đơn vị dịch vụ và sự nghiệp như: Xí nghiệp dịch vụ sản xuất nguyên liệu Giấy, xí nghiệp thu mua và cung ứng nguyên liệu, xí nghiệp vận tải lâm sản, xí nghiệp xe máy cầu đường, xí nghiệp thiết kế, trung tâm nghiên cứu nguyên liệu Giấy Phù Ninh 3. Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng tham gia trồng rừng nguyên liệu Để đảm bảo tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu một cách vững chắc ổn định có hiệu quả cần huy động đồng bộ các lực lượng lao động hiện có trong vùng cùng tham gia hoạt động trồng rừng nguyên liệu, bao gồm thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và các hộ gia đình. Kinh doanh nguyên liệu Giấy có chu kỳ kinh doanh dài vốn quay vòng chậm, rủi ro lớn hiệu quả đầu tư không cao, do đó cần phải xây dựng hệ thống các doanh nghiệp lớn là lâm trường đảm nhận cung cấp phần chủ yếu cho sản xuất Giấy. Các lâm trường quốc doanh đảm nhận trồng rừng trên địa bàn xa dân cư, thực hiện toàn bộ hay một phần công việc trồng rừng có mức đầu tư kinh tế kỹ thuật cao, diện tích tập trung đòi hỏi sử dụng cơ giới như trồng rừng thâm canh, bán thâm canh, trồng các loại cây nhập nội. Các đơn vị doanh nghiệp tư nhân trồng rừng trên các địa bàn tập trung và kết hợp với các lâm trường quốc doanh thực hiện một phần trồng rừng thâm canh hoặc bán thâm canh. Các hộ gia đình trồng rừng trên diện tích đất đai phân tán gần nhà và nhận khoán từng khâu công việc trong quá trình tạo vốn rừng của lâm trường quốc doanh. Với vai trò nòng cốt trong trồng rừng và cung ứng nguyên liệu cho nhà máy, các lâm trường ngoài việc tổ chức sản xuất kinh doanh nguyên liệu giấy trên đất và rừng được giao bằng lực lượng lao động hiện có, còn có trách nhiệm thu hút các hộ nông dân trên địa bàn vào sản xuất kinh doanh nguyên liệu dưới các hình thức giao nhận khoán, kiên doanh, liên kết linh hoạt để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập làm cho nông dân gắn bó mật thiết với nghề rừng và sự nghiệp phát triển nghành Giấy bằng lợi ích trực tiếp cụ thể lâm trường có thể thực hiện các hình thức tổ chức sản xuất như: - Khoán cả chu kỳ sản xuất kinh doanh Phương thức khoán: Trên quỹ đất được giao, lâm trường thiết kế trồng rừng cho từng loại cây, mỗi loại cây trồng trong năm đều có đầy đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán chi phí. Chủ hộ gia đình ký hợp đồng nhận khoán với giám đốc lâm trường, nhận đất và vốn đầu tư cho trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho đến hết chu kỳ. Người nhận khoán trả sản phẩm theo sản lượng theo từng loài cây quy định trong hợp đồng, được hưởng toàn bộ khối lượng sản phẩm vượt khoán và sản phẩm phụ sản xuất ra trên đất nhận khoán. Vốn đầu tư bao gồm: hạt giống cây con, phân bón, chi phí công nhân trực tiếp, dụng cụ sản xuất bảo hộ lao động...... Tổng mức vốn đầu tư được xác định trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và định mức lao động của nghành lâm nghiệp. Theo từng công doạn sản xuất, lâm trường tổ chức nghiệm thu đánh giá chất lượng rừng, mỗi công đoạn hộ gia đình chỉ được thanh toán 70-80% giá dự toán và được thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành công đoạn. - Khoán theo từng công đoạn sản xuất + Khoán tạo rừng: bao gồm từ phát dọn, cuốc hố...trồng cây và chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi rừng khép tán( 3 năm đầu ). Lâm trường nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định trong hợp đồng thì thanh toán 70-80% giá dự toán. Cuối năm tổng nghiệm thu nếu đạt 95% cây sống, đảm bảo chất lượng quy định về chiều cao, đường kính thì được thanh toán nốt 20% còn lại cho người nhận khoán. + Khoán bảo vệ từ khi rừng khép tán đến khi khai thác: Người nhận khoán được lâm trường trả tiền bảo vệ hàng tháng theo định mức chung, hoặc được trả bằng tỷ lệ sản phẩm khi thác, được hưởng phần lớn sản lượng vượt khoán. - Hình thức liên doanh liên kết trồng và bảo vệ rừng Lâm trường và công nhân hoặc nhân đân địa phương cùng đầu tư vốn kinh doanh rừng, sản phẩm ăn chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Lâm trường chủ yếu thực hiện đầu tư ban đầu gồm: Thiết kế trồng rừng, cung cấp hạt giống, cây con, một phần chi phí nhân công trong giai đoạn tạo rừng. Người liên doanh đầu tư công lao động để thực hiện các quy trình kỹ thuật tạo rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của các bên liên doanh tỷ lệ các mức đầu tư có thể thực hiện như sau: + Lâm trường đầu tư 70%, người liên doanh đầu tư 30% + Lâm trường đầu tư 50%, người liên doanh đầu tư 50% + Lâm trường đầu tư 30%, người liên doanh đầu tư 70% + Lâm trường đầu tư 20%, người liên doanh đầu tư 80% 4. Củng cố mối quan hệ giữa nhà máy với các chủ thể trồng rừng nguyên liệu thông qua hợp đồng kinh tế. Mối quan hệ giữa nhà máy với các chủ thể trồng rừng nguyên liệu cần được xây dựng thông qua các hợp đồng trồng rừng, khai thác và cung cấp nguyên liệu theo từng chu kỳ kinh doanh, trong đó cụ thể hoá đến từng năm, quý, tháng. Trong hợp đồng cần nêu rõ các nội dung cơ bản về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Tổng hợp các kế hoạch trồng rừng, khai thác và cung ứng lâm sản hàng năm cũng như dài hạn phải cân đối với kế hoạch sản xuất Giấy tương ứng trong đó có tính đến khối lượng nguyên liệu dự phòng và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác. Toàn bộ việc thu mua và cung ứng nguyên liệu cho khâu chế biến cần tổ chức qua một đầu mối duy nhất là công ty nguyên liệu đại diện cho nhà máy. Với mục đích ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi không theo kế hoạch, tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép bán gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của người trồng rừng, công ty nguyên liệu chỉ ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu với các chủ thể trực tiếp trồng rừng có rừng thực sự, không ký hợp đồng với các đầu mối thu gom trung gian hoặc trung gian môi giới. Điều cần lưu ý là khối lượng và thời gian cung ứng nguyên liệu trong hợp đồng phải tương ứng với sản lượng và diện tích rừng được phép khai thác của các chủ rừng. Phương thức thu mua nguyên liệu cần thực hiện linh hoạt tuỳ theo điều kiện và nguyện vọng của các chủ rừng. - Mua cây đứng tại rừng: Công ty nguyên liệu có nhiệm vụ tổ chức khai thác và vận chuyển về nhà máy. - Mua nguyên liệu tại bãi: Chủ rừng tự tổ chức khai thác và vận chuyển tập trung nguyên liệu tại bãi, công ty nguyên liệu thực hiện mua tại bãi và tổ chức vận chuyển về nhà máy. - Mua nguyên liệu tại các kho chứa nguyên liệu của nhà máy: Chủ rừng tự tổ chức khai thác và vận chuyển nguyên liệu đến các kho chứa của nhà máy, công ty nguyên liệu tổ chức thu mua và thực hiện thanh toán tại chỗ. Với mục đích nâng cao lợi ích của người trồng rừng, ngoài việc tổ chức và thu mua trực tiếp tới các chủ rừng, công ty nguyên liệu cần chấn chỉnh lại các khâu giao nhận và vận chuyển nguyên liệu nhằm giảm mạnh chi phí vận chuyển và các khâu dịch vụ thu mua trong giá bán nguyên liệu tại các nhà máy. 5. Giải pháp về nguồn nhân lực Lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, lao động là yếu tố có chức năng kết nối các yếu tố đầu vào khác trong việc tạo ra sản phẩm. Vì vậy số lượng và chất lượng nguồn lao động là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Tổng công ty. Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc ngày càng hiện đại ngày càng sử dụng nhiều trong các nhà máy, sự phát triển của ngành, doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua mức độ tự động hoá, với mục đích thu được lợi nhuận ngày càng nhiều, nâng cao vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại nhằm tập trung sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng cao, giá thành rẻ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động sẽ góp phần đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu chiến lược tạo ra sự phát triển vượt bậc của Tổng công ty. Vì vậy mục tiêu tổng quát để phát triển nguồn nhân lực giai đoạn mới sẽ là: xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, quản lý điều hành vững chắc, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của nền kinh tế thị trường , đương đầu với những thách thức mới, tập trung nguồn nhân lực đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề tiên quyết bảo đảm tính khả thi của các dự án đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một trong những nội dung quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực Tổng công ty là phát triển nguồn nhân lực trong vùng nguyên liệu Giấy, nâng cao được hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy. Vùng nguyên liệu Giấy có một vị trí hết sức to lớn đối với việc phát triển của Tổng công ty vì vậy mà Tổng công ty cần phải đảm bảo tốt nguồn lao động tham gia trồng rừng đặc biệt là đội ngũ quản lý vùng nguyên liệu. Để thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực trong vùng nguyên liệu Giấy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Tổng công ty giấy có thể thực hiện một số giải pháp sau: + Đối với cán bộ quản lý, chuyên gia: Đây là lực lượng quan trọng trong việc quản lý vùng nguyên vật liệu vì vậy ta cần có những chính sách rèn luyện đào tạo hợp lý. Trước hết là về mặt chuyên môn quản lý phải có trình độ đại học, có kinh nghiệm quản lý trong vùng nguyên liệu tốt. Tổng công ty có thể thuê chuyên gia từ nước ngoài để điều hành có hiệu quả trong thời gian từ 3-5 năm. Tong thời gian này, sẽ cử cán bộ đi để đào tạo và có dịp để học hỏi kinh nghiệm khi làm việc cùng cán bộ chuyên gia nước ngoài. Về mặt đạo đức, phải luôn luôn bồi dưỡng rèn luyện tư tưởng đạo đức để chống những hiện tượng tiêu cực tham nhũng cấu kết với bọn chuyên chặt phá rừng làm hại đến lợi ích của Tổng công ty, phải gắn hiệu quả quản lý với lợi ích và trách nhiệm của người quản lý, có như vậy mới nâng cao được tinh thần tự giác trách nhiệm của bộ phận quản lý rừng từ đó đảm bảo được lợi ích của Tổng công ty. Đối với lực lượng này cần đào tạo 2300 người ở trong hoặc ngoài nước với nhiều hình thức ngắn hoặc dài hạn, kinh phí tương đối cao khoảng 1 triệu đồng/người. + Đối với kỹ sư chuyên ngành và cao đẳng : Đây cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng chủ chốt của vùng nguyên liệu Giấy. Các kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc cây trồng, tạo giống cây trồng rất cần đến trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động này. Đối với lực lượng này cần đào tạo khoảng 6000 người chủ yếu được đào tạo tại các trường chính quy và nơi làm việc với mức kinh phí khoảng 0.75 triệu đồng/ người. 6. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng trồng rừng nguyên liệu Giấy. Một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm giá thành nguyên liệu từ rừng trồng và nâng cao lợi nhuận cho khâu trồng rừng là tăng nhanh năng suất và sản lượng rừng trồng. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện một số giải pháp về khoa học công nghệ sau đây: + Giải pháp về giống cây trồng cần thực hiện theo các yêu cầu sau: - Chỉ đưa vào trồng rừng các loại giống đã qua thử nghiệm, đảm bảo phù hợp với những yêu cầu về sinh thái loài với lập địa cây trồng. - Việc sử dụng giống phải kiểm soát được qua công tác quản lý và phân phối, giống phải được thu hái, tuyển chọn từ các giống được nhà nước công nhận và do một đơn vị kinh doanh giống thuộc công ty nguyên liệu quản lý. - Tăng dần việc sử dụng giống bằng cây con sản xuất từ mô tế bào, để đảm bảo chất lượng giống cũng như phẩm chất di truyền. + Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ cần tập trung thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng hoàn thiện các quy trình kỹ thuật phù hợp cho cây trồng và kinh doanh các loài cây đã được lựa chọn để trồng rừng. - Xây dựng và nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp kinh doanh rừng trồng theo các nguyên tắc: Tập trung thâm canh là chính giảm dần việc trồng rừng quảng canh, chuyên canh. - Có các biện pháp tác động phù hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với mục tiêu nguyên liệu giấy. - Giảm chu kỳ kinh doanh, giảm đầu tư đạt diệu quả tối đa trong đầu tư vốn. Đảm bảo có lãi và trả được vốn đầu tư. + Giải pháp về canh tác , kinh doanh rừng bền vững. - Xác định quan hệ lâu dài, hỗ trợ giữa việc trồng rừng kinh doanh rừng với yêu cầu duy trì độ phì của đất rừng, áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thông qua chọn cây trồng và hệ canh tác phù hợp. Đảm bảo kinh doanh rừng nhiều chu kỳ. - Tuỳ vào các điều kiện cụ thể mà áp dụng phương châm kinh doanh tổng hợp, lợi dụng nhiều mặt trên một đơn vị đất đai để tăng thu nhập và hiệu quả kinh doanh. III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 1. Chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy Xây dựng các biện pháp điều tiết nhằm đạt tới mức giá hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì một mặt giá nguyên liệu là đòn bẩy để phát triển trồng rừng nguyên liệu Giấy hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác giá nguyên liệu không chỉ đơn giản là giá một loại hàng hoá thông thường mà giá nguyên liệu Giấy còn là một biện pháp để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội miền núi và trung du, tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động. Giá nguyên liệu Giấy cần được xác định theo nguyên tắc sau: + Đảm bảo có lãi, mức lãi phù hợp với mức sống bình thường của nhân dân trong vùng trồng cây nguyên liệu, cạnh tranh được với các giống cây trồng khác không theo định hướng quy hoạch của vùng và có thể tạo ra nguồn tích luỹ phù hợp với sự phát triển xã hội cho người trồng nguyên liệu. + Tỷ trọng giá trị nguyên liệu trong giá thành sản phẩm Giấy phải nâng lên liên tục trong các năm tới để tạo điều kiện nâng giá thu mua nguyên liệu. + Sản xuất nguyên liệu Giấy và nằm trong một tổ chức thống nhất nhưng các thành phần trong tổ chức đó vẫn phải lấy kinh doanh làm thước đo để tồn tại, vì vậy việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu để cạnh tranh để không những tồn tại mà còn phải phát triển mạnh mẽ. Việc hạ giá thành sản xuất Giấy và nguyên liệu Giấy cần thực hiện theo những hướng sau: - Hạ giá thành sản xuất Giấy nhưng không hạ giá mua nguyên liệu theo tỷ lệ tương ứng. - Hạ giá thánh sản xuất nguyên liệu nhưng không hạ giá mua nguyên liệu tương ứng. - Giảm mạnh tỷ lệ chi phí quá cao trong dịch vụ thu mua và vận chuyển nguyên liệu Giấy hiện nay thông qua việc tổ chức lại khâu thu mua và cung ứng nguyên liệu, cải tạo nâng cấp hệ thống đường vận chuyển, kho bãi tập kết nguyên liệu. - Giá mua nguyên liệu Giấy cần tính toán cao hơn 3-5% giá bình thường tại cùng thời điểm hiện tại với khối lượng bán vượt hợp đồng tiêu thụ giữa người trồng rừng với công ty nguyên liệu Giấy. - Nhằm bảo vệ lợi ích của người trồng rừng, cần nâng cao tỷ lợi dụng gỗ nguyên liệu từ 70% hiện nay lên tới 85-90% công ty nguyên liệu Giấy cần phải tổ chức thu mua hết các loại gỗ cành ngọn còn bỏ lại trong rừng với mức giá hợp lý. Hiệu quả thực hiện chính sách: Nhờ có việc thực hiện chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy mà lợi ích của Tổng công ty cũng như lợi ích của người trồng rừng được đảm bảo tốt hơn. + Tổng công ty đã giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu Giấy hàng năm từ 2%-3% so với mọi năm. + Việc hạch toán giá thành sản phẩm ngày càng thuận lợi do công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu rừng được đảm bảo ở mức chính xác cao. Do đó giảm được chi phí và thời gian ở khâu tính toán chi phí sản phẩm. + Thu hút được một lượng lớn những người trồng rừng tham gia bán nguyên liệu rừng cho Tổng công ty vì giá cả được đảm bảo, dẫn đến nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người trồng rừng. + Tạo động lực khuyến khích lực lượng tham gia trồng rừng vì họ nhận thấy trồng rừng sẽ mang lại lợi ích, đảm bảo được đời sống vật chất cho họ. 2. Chính sách đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu Giấy Vốn ngân sách đã đầu tư trồng rừng nguyên liệu Giấy đã giao cho Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý và yêu cầu phải bảo toàn dưới hình thức tái đầu tư để sản xuất giản đơn toàn bộ diện tích rừng trồng trước đây. Nhà nước cần ưu đãi đầu tư cho trồng mới rừng nguyên liệu Giấy và cải tạo nuôi dưỡng rừng tre nứa tự nhiên làm nguyên liệu Giấy thông vốn tín dụng với lãi suất đặc biệt bằng từ 30-50% lãi suất tín dụng đầu tư với thời hạn từ 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh đối với trồng rừng mới và một chu kỳ kinh doanh với cải tạo rừng tre nứa tự nhiên. Sau mỗi chu kỳ, các đơn vị vay vốn phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng theo nguyên tắc tính lãi đơn. Mức lãi ưu đãi đặc biệt được áp dụng không phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước hay hộ gia đình nông dân cũng như các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác vay để tạo rừng nguyên liệu Giấy. Thủ tục vay vốn cần đơn giản. Kế hoạch vay vốn được thông báo trước và giữ ổn định. Cơ chế tạm ứng vốn vay để chuẩn bị trồng rừng: + Nhà nước đầu tư mở rộng mới và nâng cấp mạng lưới trục vận chuyển nguyên liệu Giấy kết hợp với đường dân sinh trong vùng quy hoạch tập trung. + Cần cho phép Tổng công giấy sử dụng một phần quỹ đầu tư phát triển của mình để tái đầu tư cho trồng rừng nguyên liệu Giấy dưới hình thức cho vay nội bộ + Ngoài các nguồn vốn do chính sách phát triển nguyên liệu Giấy đã được chính phủ xác định cần đưa thêm vào hạng mục ưu tiên cho các dự án phát triển nguyên liệu Giấy bằng nguồn tài trợ vốn của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế cho các hoạt động: - Điều tra tài nguyên, quy hoạch, xây dựng các dự án khả thi trong vùng nguyên liệu Giấy. - Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nguyên liệu Giấy và trông rừng nguyên liệu Giấy. - Tổ chức trồng rừng nguyên liệu Giấy. - Xây dựng cơ sở hạ tầng trồng rừng nguyên liệu Giấy - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trồng rừng nguyên liệu Giấy. Hiệu quả thực hiện chính sách: Sau khi thực hiện chính sách Tổng công ty Giấy đã thu được những hiệu quả đáng kể. Quy mô diện tích vùng nguyên liệu Giấy đã được mở rộng góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nguyên liệu Giấy cho Tổng công ty. Trong thời gian qua đã có một số vùng nguyên liệu mới được hình thành: - Vùng nguyên liệu Giấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc đã hình thành 145000 ha, cung cấp nguyên liệu Giấy cho Tổng công ty Giấy Bãi Bằng. - Vùng nguyên liệu Giấy tại Tây Bắc Thanh Hoá đã có trên 49000 ha tre. Theo đó Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tiếp nhận các lâm trường của địa phương để thành lập công ty nguyên liệu Giấy Thanh Hoá, nhằm quản lý và trồng mới nguyên liệu cho dự án. - Bên cạnh các lâm trường trồng cây nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì nhân dân tại các địa phương có các nhà máy Giấy và bột Giấy cũng tích cực tham gia trồng cây nguyên liệu Giấy. 3. Chính sách đất đai Nhà nước giao đất trống đồi trọc và rừng tre nứa, gỗ tự nhiên đã quy hoạch sản xuất nguyên liệu Giấy tập trung cho các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nguyên liệu Giấy bao gồm các lâm trường quốc doanh thuộc công ty nguyên liệu Giấy, các lâm trường quốc doanh địa phương, các hộ gia đình nông dân công nhân viên lâm trường quốc doanh, các tổ chức đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu nguyên liệu cho Tổng công ty. Các đối tượng được giao đất trồng rừng nguyên liệu giấy được đảm bảo để thực hiện 5 quyền theo luật đất đai đã quy định, được quyền chủ động tổ chức sản xuất nông – lâm kết hợp, ổn định đời sống để trồng rừng và phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch. Với mục đích đảm bảo cho người trồng rừng nguyên liệu có nguồn thu nhập bổ xung hàng năm, cần phải có một số diện tích đất đai nhất định để kinh doanh cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi Nhà nước cần cho phép các đối tượng nhận đất trồng rừng nguyên liệu được dành từ 10-15% quỹ đất được giao để kinh doanh nông lâm kết hợp. Các đối tượng được giao đất, giao rừng không được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đã quy hoạch tạo vùng nguyên liệu giấy tập trung vào mục đích khác khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Diện tích rừng phòng hộ xen kẽ trong vùng quy hoạch nguyên liệu Giấy tập trung nên giao cho các lâm trường quốc doanh quản lý chăm sóc bảo vệ theo các quy định của chế độ quản lý rừng phòng hộ. Để tận dụng triệt để đất đưa vào sản xuấtm các diện tích đất đai đã giao cho các đối tượng để trồng rừng nếu vượt quá thời hạn đã quy định mà vẫn còn để đất trống cần phải thu hồi và giao lại cho các chủ khác quản lý và sử dụng. Hiệu quả thực hiện chính sách: Sau khi thực hiện chính sách đất đai việc sử dụng và quản lý đất của các lâm trường trong Tổng công ty Giấy Việt Nam đã được đảm bảo: Diện tích đất bị lấn chiếm sử dụng trái mục đích đã được rút ngắn một cách đáng kể, diện tích đất trống đồi trọc đã được Tổng công ty tận dụng khai thác nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguyên liệu cho Tổng công ty. Chính vì vậy mà diện tích trồng rừng của các vùng đã được nâng cao. Cụ thể nó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 19: Diện tích trồng rừng nguyên liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam Vùng nguyên liệu Đơn vị Diện tích Trung du và miền núi phía Bắc Ha 135000 Đông Nam Bộ Ha 135000 Tây Bắc Thanh Hoá Ha 50000 Bắc Cạn-Thái Nguyên Ha 40000 Duyên Hải Miền Trung Ha 50000 Nguồn: Cơ quan lập quy hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN. 1. Các kiến nghị đối với Nhà nước Giấy là một mặt hàng đặc biệt mang tính xã hội cao, đối tượng thụ hưởng lớn có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây truyền thiết bị, quá trình sản xuất và quá trình đầu tư. Về mặt quốc sách, đề nghị Nhà nước xác định công nghiệp Giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, từ đó có những chính sách hợp lý. a. Chính sách vốn Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi về đầu tư đối với ngành công nghiệp Giấy Việt Nam để kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu Giấy và Giấy. Nhà nước tạo điều kiện cho các cơ sở trồng rừng vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA để đầu tư phát triển trồng rừng nguyên liệu Giấy. Nhà nước bố trí ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường đối với các dự án sản xuất bột Giấy. b. Chính sách về phát triển vùng nguyên liệu Giấy. Nhà nước có chính sách hỗ trợ khuyến khích Tổng công ty, các hộ gia đình đưa giống mới có năng xuất cao vào trồng rừng nguyên liệu Giấy. Đồng thời có chính sách thu hút cốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án trồng cây nguyên liệu Giấy. Nhà nước tạo điều kiện để các đối tượng tham gia trồng rừng được hưởng các chế độ ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Nhà nước cho phép chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên kém chất lượng, đất còn tốt thành vùng trồng cây nguyên liệu Giấy. Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn ngân sách chop công tác phòng chống cháy rừng tại những vùng trồng cây nguyên liệu Giấy. Nhà nước hỗ trợ nguồn ngân sách kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý rừng. c. Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo. Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ của Tổng công ty thông qua các đề tài, dự án thiết thực phục vụ phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Nhà nước quan tâm cho đào tạo nguồn nhân lực từ công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học, và trên đại học trong và ngoài nước. 2. Các kiến nghị đối với địa phương có liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu Giấy. Đề nghị các địa phương có liên quan đến việc phát triển trồng rừng nguyên liệu, hỗ trợ khuyến khích các đơn vị đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, tạo ra môi trường thuận lợi cho các dự án trồng rừng. Các địa phương có quy hoạch trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đơn vị các hộ trồng rừng trong việc vay vốn cấp giống, phân bón thâm canh tăng năng suất cây trồng, khai thác và sử dụng sản phẩm lâm nghiệp một cách có hiệu quả cao nhất. Đối với các dự án đầu tư có hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương bằng các nguồn vốn cấp từ ngân sách, đề nghị các cấp có thẩm quyền quản lý nguồn vốn này đồng thời hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho các chủ đầu tư vay vốn từ ngân hàng địa phương. KẾT LUẬN Với những thách thức và yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rừng nguyên liệu Giấy là một vấn đề hết sức cần thiết. Việc khuyến khích trồng rừng nguyên liệu Giấy không những đảm bảo cho công nghiệp chế biến Giấy được phát triển bền vững lâu dài mà còn mở ra điều kiện tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục vạn lao động nông thôn miền núi, vừa tạo sản phẩm tiêu dùng cho xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái quốc gia. Vấn đề tổ chức hoạt động quản lý rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn nhiều vấn đề phức tạp nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để, chưa có sự quan tâm đúng mức, việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập vì vậy ban quản lý của Tổng công ty cần phải đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục. hoạt động quản lý rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam là một vấn đề then chốt mang tầm chiến lược quyết định đến sự phát triển của toàn bộ ngành Giấy Việt Nam vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rừng nguyên liệu Giấy chính là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Với chủ trương phát triển ngành công nghiệp Giấy trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, với những gì mà chúng ta đang có chỉ cần tổ chức lại thực hiện đồng bộ nhất quán các giải pháp tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp, chúng ta có thể xây dựng được các vùng nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến Giấy đồng thời góp phần mạnh mẽ hơn nữa vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tối ưu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy giai đoạn 2010-2020 2. Đề án phát triển trồng rừng sản xuất cho mục tiêu nguyên liệu công nghiệp Giấy giai đoạn 2000-2010. Công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú. 3. Các giải pháp kinh tế chủ yếu để khai thác sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc ở các tỉnh trung du miền núi Việt Nam. Nguyễn Văn Thịnh-Luận án PTS khoa học kinh tế 1996 4. Cơ chế chính sách gắn trồng rừng nguyên liệu Giấy với nhà máy sản xuất bột Giấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Nguyễn Thế Quang-Đề tài khoa học cấp bộ 1997. 5. Xây dựng tổ chức hoạt động của các lâm trường kinh doanh nguyên liệu Giấy. Vũ Long-Viện kinh tế lâm nghiệp Việt Nam. 6. Báo cáo kết quả kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam. Phòng Kinh tế-Kế hoạch năm 2007 7. Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam. Phòng tài chính-năm 2006. 8. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược phát triển ngành Giấy Việt Nam đến năm 2010. Nguyễn Thị Quỳnh Giao-Luận văn tốt nghiệp-Kế hoạch 41B. 9. Quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 10. Đẩy mạnh thực hiện đề án tổ chức trồng rừng và chính sách huy động vốn trồng rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chỉ thị của UBND tỉnh Lâm Đồng. 11. Hướng dẫn thực hiện việc phân công, phân cấp nhằm thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước. Thông tư của Bộ Lâm Nghiệp. 12. Tạp chí công nghiệp năm 1997-1998 13. Thời báo kinh tế các số tháng 2-4/1999 14. Tài liệu lịch sử phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam MỤC LỤC MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam... 8 Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty.......................................9 Bảng 3: Tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty....................................10 Bảng 4: Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người...........12 Bảng 5: Các loại máy móc, thiết bị của Tổng công ty Giấy Việt Nam........17 Bảng 6: Số lượng lao động Tổng công ty giai đoạn 2001-2005..................18 Bảng 7: Cơ cấu lao động Tổng công ty theo trình độ..................................19 Bảng 8: Sản lượng Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam ...................... 24 Bảng 9: Chất lượng Giấy in báo của Tổng công ty và một số nước............25 Bảng 10: Sản lượng Giấy và bột Giấy của một số đơn vị thành viên..........25 Bảng 11: Tình hình đáp ứng nguyên vật liệu của Tổng công ty..................27 Bảng 12: Tình hình chăm sóc rừng nguyên liệu của Tổng công ty.............27 Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam.........28 Bảng 14: Diện tích đất của 55 nông trường miền núi phía Bắc...................32 Bảng 15: Diện tích đất của 105 lâm trường miền núi phía Bắc...................32 Bảng 16: Diện tích trồng mới rừng nguyên liệu Giấy của một số vùng......33 Bảng 17: Kế hoạch lâm sinh của Tổng công ty Giấy Việt Nam..................37 Bảng 18: Khả năng cung cấp nguyên liệu đến năm 2020............................49 Bảng 19: Diện tích trồng rừng nguyên liệu của Tổng công ty.....................65 Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy ban Tổng Giám đốc của Tổng công ty ..............20 Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty......................22 Sơ đồ 3: Mô hình các công ty thành viên của Tổng công ty........................23 Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức của công ty nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú.............52 Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty nguyên liệu Giấy................54 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31938.doc
Tài liệu liên quan