Nâng cao hiệu quả hoạt động Nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại Công ty XNK thiết bị toàn bộ & kỹ thuật TechNoimport Hà Nội

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại Công ty XNK thiết bị toàn bộ & kỹ thuật TechNoimport Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU Quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, APEC, AFTA và WTO đòi hỏi các nghành sản xuất trong nước phải phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn dựa trên nguyên tắc đi tắt đón đầu thì tiến trình công nghệ luôn phải đi trước một bước làm đòn bẩy ch... Ebook Nâng cao hiệu quả hoạt động Nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại Công ty XNK thiết bị toàn bộ & kỹ thuật TechNoimport Hà Nội

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại Công ty XNK thiết bị toàn bộ & kỹ thuật TechNoimport Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sản xuất phát triển. Chúng ta không chỉ dựa vào lý luận suông để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà phải xuất phát từ thực tế, phát triển lực lượng sản xuất đi kèm áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Do vậy việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cần được đặt lên hàng đầu, là chìa khóa để phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện cách mạng khoa học và kỹ thuật đang phát triển, sự lạc hậu của máy móc thiết bị diễn ra nhanh hơn, chu kỳ vòng đời sản phẩm ngắn đi, việc tạo ra các sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm đã lỗi thời là một xu thế chung bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật phải có chọn lọc, phù hợp với điều kiện của nước ta mà vẫn không bị lạc hậu so với các nước khác Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport, tiền thân là cục kiêm Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1959 theo Quyết định số 63/BNT. Trước năm 1990, Công ty là đơn vị duy nhất trong cả nước được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ để phục vụ cho mọi nghành, mọi địa phương trong cả nước. Nhiệm vụ chính của Công ty là nhập khẩu cho đất nước những công trình thiết bị hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong thời buổi hiện nay, Công ty hoạt động hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh doanh phong phú đa dạng. Đứng trước nhu cầu đổi mới hội nhập và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã không ngừng hoàn thiện, phát triển hoạt động kinh doanh. Được thực tập tại công ty trong thời gian Công ty đang có nhiều chuyển biến tích cực, em đã đi sâu tìm hiểu hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ của công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này của công ty. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian tìm hiểu, phương pháp nghiên cứu đánh giá, bài viết: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport Hà nội ’’ vẫn còn nhiều thiếu xót. Em kính mong được sự sửa chữa và bổ sung của thầy cô để cho bài viết được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU ỦY THÁC THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái niệm vai trò ý nghĩa của nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong nền kinh tế thị trường 1. 1.1 Các khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm hàng hóa thiết bị toàn bộ Theo văn kiện đại hội Đảng, “thiết bị toàn bộ là một tập hợp máy móc thiết bị, vật tư dùng riêng cho 1 dự án có trang bị công nghệ cụ thể có các thông số kinh tế-kỹ thuật được mô tả và quy định trong thiết kế của dự án Nội dung hàng hoá thiết bị toàn bộ bao gồm: Khảo sát kỹ thuật. Luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi công việc thiết kế. Thiết bị, máy móc, vật tư… cho xây dựng dự án. Các công tác xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, hướng dẫn vận hành. Các dịch vụ khác có liên quan đến dự án (chuyển giao công nghệ, đào tạo…). Việc nhập khẩu thông qua một hợp đồng (theo hình thức trọn gói) với toàn bộ nội dung hàng hoá nêu trên, hoặc thực hiện từng phần, tuỳ theo yêu cầu.” Trong buôn bán quốc tế, người ta thường hiểu thiết bị toàn bộ là tập hợp những máy móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện công nghệ nhất định. Trong nhiều trường hợp đó chỉ là những công cụ cho một dây chuyền sản xuất đi kèm với các tài liệu kỹ thuật. Những thiết bị nhập về này luôn được các nhà sản xuất tách rời nhau, thông thường những máy móc là thiết bị chính cho một dây chuyền sản xuất sau đó mới tới các linh kiện bổ trợ, các tài liệu hướng dẫn vận hành, cuối cùng là lắp ráp, vận hành, chạy thử do các chuyên gia của nhà sản xuất tiến hành. Sau khi hệ thống vận hành tốt nhà sản xuất mới chính thức bàn giao lại cho người mua cuối cùng. Việc mua bán thiết bị toàn bộ thường kèm theo việc chuyển giao công nghệ mà đối tượng của nó là các bằng phát minh, sáng chế, giấy phép sử dụng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật. 1.1.1.2 Khái niệm về nhập khẩu và nhập khẩu thiết bị toàn bộ Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế, đứng trên bình diện một quốc gia tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế với các quốc gia khác thì xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác còn nhập khẩu là mua hàng hóa, dịch vụ từ các quốc gia khác với đặc điểm chủ yếu của các hoạt động này là có sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của các quốc gia. Hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn buôn bán trong nước ở chỗ: buôn bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hóa phải vận chuyển qua biên giới của quốc gia khác và hoạt động mua bán phải tuân theo những tập quán thông lệ quốc tế. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị toàn bộ trong quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Việc thực hiện thông qua một hợp đồng (theo hình thức trọn gói) với toàn bộ nội dung hàng hóa thiết bị toàn bộ, hoặc thực hiện từng phần, tùy theo yêu cầu. Có ba hình thức để nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Hình thức thứ nhất là đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế. Các công đoạn của đấu thầu gồm: lập hồ sơ gọi thầu và công bố, phân phát hoặc bán hồ sơ gọi thầu, mở thầu, xét đơn thầu, tuyên bố trúng thầu, đàm phán ký kết hợp đồng. Hình thức thứ hai là mua sắm trực tiếp thông qua gọi chào hàng cạnh tranh. Các công đoạn của hình thức này là: lập đơn xin chào hàng, gọi chào hàng cạnh tranh, so sánh đánh giá chào hàng, đàm phán ký kết hợp đồng. Thứ ba là mua sắm trực tiếp, tức là doanh nghiệp nào có nhu cầu về thiết bị toàn bộ thì trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp nước ngoài để nhập khẩu. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là quá trình liên tục từ đàm phán ký kết hợp đồng cho tới khâu lắp ráp, vận hành chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ khác với nhập khẩu các loại máy móc hay hàng hóa thông thường, nó yêu cầu nhà nhập khẩu đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm đầu ra. Các quy trình thủ tục nhập khẩu dài hơn các mặt hàng khác nên việc đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào đặc trưng này. Thông thường đối với một thiết bị toàn bộ, nhà nhập khẩu phải tiến hành rất nhiều khâu, từ tham gia đấu thầu nhập khẩu (do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn, việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép của rất nhiều bộ ngành) đến khâu đàm phán ký kết hợp đồng mua bán với khách nước ngoài, cuối cùng là giai đoạn ký kết hợp đồng, chuyển giao dây chuyền, lắp đặt, vận hành, hướng dẫn sử dụng, đảm bảo chất lượng đầu ra và cuối cùng là giai đoạn bảo hành thiết bị. Có thể nói để hoàn thành một hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cả doanh nghiệp nhập khẩu, hãng sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng cuối cùng đều có liên quan trong hợp đồng. Bởi vậy, việc ký kết hợp đồng không chỉ diễn ra giữa người nhập khẩu và xuất khẩu mà còn có sự tham gia của người sản xuất và người sử dụng cuối cùng. Mỗi bên đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong thời gian hiệu lực của hợp đồng để tránh tình trạng dây chuyền thiết bị sẽ không phát huy hết khả năng sản xuất vốn có, gây thất thu cho danh nghiệp và toàn bộ xã hội nói chung. Do vậy việc gắn kết trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp đồng là rất cần thiết, là đặc trưng riêng của nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường do các doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm tiến hành để đảm bảo tính hiệu quả cao của dây chuyền nhập về. 1.1.2 Vai trò của nhập khẩu và nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong nền kinh tế thị trường 1.1.2.1 Vai trò của nhập khẩu Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với một nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Vai trò của nhập khẩu thể hiện ở các mặt sau đây: Thứ nhất là nhập khẩu có tác động trực tiếp tới sản xuất và kinh doanh thương mại vì hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế nước ta nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong điều kiện công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu nguyên liệu như phân bón cho nghành nông nghiệp, sợi cho nghành dệt may, các linh kiện cho nghành lắp ráp xe máy, ôtô, điện tử… là rất cần thiết. Hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu. Thứ hai là nhập khẩu có tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động Thứ ba là nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc giúp sản xuất có hiệu quả, việc làm và của người lao động được ổn định. Mặt khác, nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhập sách báo khoa học kỹ thuật, những sản phẩm cao cấp sẽ góp phần cải thiện trình độ và nâng cao đời sống cho người dân 1.1.2.2 Vai trò của nhập khẩu thiết bị toàn bộ Trong điều kiện quốc tế hóa ngày càng sâu sắc và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường quốc tế, bất cứ một quốc gia nào cũng muốn sử dụng sức mạnh và ưu thế của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới với mục đích thu lợi nhuận cao đối với sản phẩm dịch vụ của đất nước mình. Đối với các nước phát triển, việc tận dụng trình độ phát triển của khoa học công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu. Do trình độ khoa học đã đạt tới trình độ cao, các nước phát triển luôn tìm tòi, ứng dụng phát minh mới tạo ra sản phẩm mới chứa đựng hàm lượng chất xám cao. Sau khi tận dụng hết ưu thế của sản phẩm công nghệ cao, các nước phát triển sẽ chuyển giao cho các nước đang phát triển, đưa sản phẩm vào giai đoạn mới trong tiến trình toàn cầu hóa sản phẩm. Lúc này sản phẩm không còn là độc quyền của các nước phát minh ra nữa mà sản phẩm sẽ được sản xuất phổ biến trên toàn thế giới. Còn đối với các nước đang phát triển, do là những nước chưa đủ điều kiện để sản xuất ra máy móc thiết bị hoặc có khả năng sản xuất nhưng giá thành lại cao, những nước này lại rất cần máy móc thiết bị để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đối với các nước này hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị là rất quan trọng. Nó thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất: Nhập khẩu máy móc thiết bị đảm bảo góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, từ đó làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Lao động thủ công và máy móc thiết bị lạc hậu được thay thế, từ đó làm tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra trong nước, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thứ hai: Nhập khẩu thiết bị toàn bộ đảm bảo tính hiện đại so với trình độ chung trên thế giới, phù hợp với điều kiện sử dụng trong nước, khai thác có hiệu quả tất cả các mặt của thiết bị toàn bộ làm cho sản xuất tiến nhanh và theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Khoa học công nghệ là cơ sở để phát triển sản xuất, hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, nhập khẩu thiết bị toàn bộ góp phần đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, giảm thất nghiệp, sử dụng các chi phí một cách hợp lý trong quá trình sản xuất. Cuối cùng, nhập khẩu thiết bị toàn bộ góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa sản xuất. 1.2 Quy trình nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ 1.2.1 Nhập khẩu uỷ thác và một số hình thức nhập khẩu khác Các hình thức nhập khẩu gồm: Nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh), nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu ủy thác (nhập khẩu gián tiếp)… Trong đó nhập khẩu ủy thác hay còn gọi là trung gian nhập khẩu được thực hiện khi một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nhưng lại không đủ khả năng hoặc không được quyền trực tiếp nhập khẩu, tiến hành giao ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu trực tiếp và có năng lực thực hiện hợp đồng nhập khẩu để nhập khẩu hàng hóa đó cho doanh nghiệp. Do là hoạt động nhập khẩu trung gian hay gián tiếp nên doanh nghiệp không phải bỏ vốn nhưng vẫn thu về được lợi nhuận, mặc dù thời gian dài và lợi nhuận không cao nhưng lại ít rủi ro. Còn nhập khẩu trực tiếp là một hình thức hoạt động độc lập, tức là doanh nghiệp với sự giao dịch và uy tín của mình mà có được bạn hàng sau đó cùng với số vốn kinh doanh khá lớn của doanh nghiệp và kinh nghiệm sẵn có, họ ký kết và thực hiện hợp đồng một cách độc lập không phụ thuộc vào bất cứ một doanh nghiệp nào khác, do vậy lợi nhuận họ thu về là khá lớn nhưng rủi ro lại khá cao. Nhập khẩu liên doanh là hình thức một doanh nghiệp nào đó có nhu cầu nhập một loại hàng hóa bất kỳ (hàng hóa không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu) nhưng lại không đủ khả năng tự mình đứng ra nhập khẩu, chẳng hạn như thiếu vốn, không đủ trang thiết bị… Khi đó doanh nghiệp có thể liên doanh với một doanh nghiệp khác có khả năng cũng như có cùng một mục tiêu kinh doanh để nhập khẩu mặt hàng nói trên. Hình thức này cho phép các bên liên doanh có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để khắc phục khó khăn, rủi ro và cùng phân chia những mất mát cũng như lợi nhuận của hợp đồng nhập khẩu 1.2.2 Đặc trưng của nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ 1.2.2.1 Đối tượng, hình thức Trong giao dịch buôn bán quốc tế, nghiệp vụ mua bán thiết bị toàn bộ là nghiệp vụ hết sức phức tạp, trong đó đối tượng của nó thường có phạm vi rất rộng, thiết bị toàn bộ bao gồm nhiều hàng hóa khác nhau với nhiều chủng loại hàng hóa trong đó có cả những hàng hóa có tính chất đặc biệt như dịch vụ kỹ thuật, giúp đỡ kỹ thuật hoặc các hàng hóa vô hình khác. Trong nghiệp vụ mua bán thiết bị toàn bộ, đối tượng mua bán bao gồm nhiều máy móc thiết bị trong đó một dây chuyền sản xuất đi kèm phụ tùng thay thế để phục vụ cho quá trình xây dựng, lắp ráp công trình. Việc xác định chất lượng hàng hóa thường dựa vào tài liệu và tiêu chí kỹ thuật do người bán cung cấp, còn đối với dịch vụ kỹ thuật hoặc giúp đỡ kỹ thuật đối với công nghệ chuyển giao thì việc đánh giá chất lượng tùy theo mức độ hiệu quả, trình độ khoa học của công việc thực hiện, chất lượng của toàn bộ công trình thiết bị toàn bộ được đánh giá thông qua chất lượng của sản phẩm sản xuất ra cùng với hiệu quả của công trình sản xuất. Ngoài ra, việc mua bán và chuyển giao thiết bị toàn bộ còn gắn với tiến bộ khoa học kỹ thuật, đôi khi gắn với việc mua bán bằng phát minh sáng chế, giấy phép sử dụng… thông thường việc mua bán các loại giấy tờ này được quy định trong một hợp đồng riêng biệt tách rời với hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ. Đa số hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ có kèm theo thuê quản lý, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, hợp đồng đào tạo cán bộ kỹ thuật vận hành máy móc nhằm đảm bảo cho dây chuyền vận hành một cách đầy đủ và chính xác. Đối với hợp đồng thuê chuyên gia bao gồm nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi cho chuyên gia, quy định thẩm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung cấp và nhận dịch vụ cung cấp chuyên gia. 1.2.2.2 Giá cả Do tính chất phức tạp, đòi hỏi trình độ cao về khoa học kỹ thuật cũng như chi phí lớn để nghiên cứu và sản xuất, mặt khác thiết bị toàn bộ thường có khối lượng lớn, phạm vi khai thác, ứng dụng rộng rãi, dây chuyền lắp ráp đồng bộ nên hàng hóa thiết bị toàn bộ thường có giá trị lớn, có hợp đồng lên tới hàng chục triệu đô la Giá cả trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ không chỉ tính đơn thuần ở giá trị thiết bị toàn bộ mà nó còn bao gồm cả các chi phí về dịch vụ kỹ thuật, phí giao dịch, lãi tín dụng do người bán cung cấp, các dịch vụ sau vận hành, bảo hành sản phẩm. Các chi phí này được tính dồn trong giá thành và chiếm tỷ lệ không nhỏ trong khung giá. Do vậy mức giá thiết bị toàn bộ thường cao hơn rất nhiều so với giá cả của các loại bộ phận tách rời cấu hành. 1.2.2.3 Thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ Là thị trường thường có tính chất một chiều, các nước đang phát triển thường ở địa vị người mua và các nước phát triển là người bán. Trước đây, chuyển giao công nghệ thường theo hướng từ nước phát triển nhất sang nước phát triển kém hơn, sau đó đến các nước đang phát triển, cuối cùng là các nước kém phát triển. Thời gian gần đây có xu hướng chuyển giao thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong khối các nước phát triển với nhau. Hiện tượng này là do quá trình quốc tế hóa ngày càng sâu sắc, có những công nghệ hiện đại mà những nước đang và kém phát triển chưa đủ cơ sở vật chất, trình độ và khả năng tiếp nhận. 1.2.2.4 Nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ Nhập khẩu thiết bị toàn bộ gồm các bước sau: Thứ nhất là: Nghiên cứu thị trường Thứ hai là: Nghiên cứu khả thi Thứ ba là: Thiết kế kỹ thuật sơ bộ Thứ tư là: Thiết kế kỹ thuật cơ bản Thứ năm là: Thiết kế kỹ thuật chi tiết Thứ sáu là: Cung cấp thiết bị và xây lắp công trình Cuối cùng là: Chạy thử và đưa vào sản xuất Quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ bao gồm các bước sau đây: Thứ nhất là: Giao dịch nắm bắt nhu cầu của khách hàng Thứ hai là: Đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng uỷ thác (Hợp đồng nội) Thứ ba là: Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (Hợp đồng ngoại) Thứ tư là: Tiến hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Hợp đồng ngoại) Thứ năm là: Tiến hành thực hiện hợp đồng uỷ thác (Hợp đồng nội) Thứ sáu là: Giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh (nếu có) và tiến hành thanh lý hợp đồng. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Nội dung của hợp đồng Các điều kiện giao dịch trong buôn bán quốc tế như: phẩm chất, số lượng, bao bì, giá cả… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ủy thác. Đặc biệt, hiểu và vận dụng chính xác các điều kiện giao dịch giúp cho hoạt động nhập khẩu ủy thác diễn ra thuận lợi. Vận dụng khéo léo và sáng suốt các điều kiện giao dịch mới có thể thực hiện đún đắn các đường lối chủ trương của Đảng và Chính Phủ về công tác ngoại thương và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những điều kiện giao dịch một khi đã được vận dụng và trở thành nội dung trong hợp đồng sẽ là cơ sở có ý nghĩa bắt buộc trong việc xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết. Những điều khoản này không những có tác dụng xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong lần giao dịch đó, mà có thể trở thành cơ sở và tiền lệ để thỏa thuận những giao dịch mới sau đó. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ thường rất phức tạp do bản thân thiết bị toàn bộ đã rất phức tạp và giá trị hợp đồng thường rất lớn. Một sai sót nhỏ trong điều khoản của hợp đồng đều có thể dẫn tới những tổn thất và khó khăn rất lớn cho tất cả các bên. 1.3.1.2 Ảnh hưởng của tiềm năng vốn Nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu ủy thác có thể là vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ hoặc cho vay ưu đãi theo hiệp định ký kết giữa các Chính phủ, vốn tín dụng xuất khẩu do ngân hàng mà người bán thu xếp tìm giúp chủ đầu tư… Từ trước tới nay phần lớn những công trình thiết bị toàn bộ đều sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước do giá trị của những công trình thiết bị toàn bộ thường lớn và tư nhân chưa đủ sức làm. Trong khi lĩnh vực kinh doanh thiết bị toàn bộ là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và đầy khó khăn vì hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ cần một số vốn lớn thì vấn đề là ở chỗ chính sách và cách thức quản lý nguồn vốn của Việt Nam chưa hiệu quả. Việc giải ngân không đúng tiến độ khiến cho chủ đầu tư gặp rất nhièu khó khăn để tìm ra nguồn vốn bổ sung trong khi chờ được cấp vốn. Vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra tình trạng dây dưa giữa nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chủ đầu tư nợ nhà thầu, nhà thầu nợ ngân hàng, nợ thuế Nhà nước, nợ doanh nghiệp cung ứng thiết bị toàn bộ, nợ nhà nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ, nợ lương công nhân… Nhiều công trình thiết bị toàn bộ đã bị ngưng trệ dẫn tới hàng loạt chi phí phát sinh ngoài dự kiến, thậm chí có nhiều công trình phải bỏ dở vì chi phí phát sinh khá cao, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà nhập khẩu. Nhiều trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ mà công ty bị lỗ nhưng vẫn phải thực hiện vì sắp đến thời điểm thực hiện hợp đồng thì việc huy động vốn để hoàn thành hợp đồng gặp khó khăn. Nguồn vốn nhà nước cấp cho thường nhỏ giọt, không phù với tiến độ thực hiện công trình thiết bị toàn bộ. Trong khi nguồn vốn của các công ty nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ còn hạn chế thì một giải pháp được tính tới là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên chi phí bỏ ra là khá lớn do lãi xuất khá cao, thời hạn tín dụng thường ngắn trong khi thời gian nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường kéo dài đến hàng năm, có những công trình kéo dài tới vài năm. Do vậy, tiềm năng vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác. 1.3.1.3 Yếu tố con người Có thể nói: trong mọi lĩnh vực, mọi nghành nghề con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Trong nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ cũng vậy, để thực hiện được quy trình này một cách hoàn hảo đòi hỏi nhà nhập khẩu ủy thác phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu và nhạy bén với thị trường. Do nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi nhà nhập khẩu phải am hiểu cả hai lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nên doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác phải có cả cán bộ kỹ thuật và cán bộ ngoại thương. Đồng thời trong quá trình làm việc thì đội ngũ cán bộ này phải phối hợp hết sức khéo léo để có thể nhập khẩu được thiết bị toàn bộ đúng như yêu cầu của chủ đầu tư. 1.3.2 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Các thủ tục Hải quan và thủ tục Hành chính Trong quy trình nhập khẩu ủy thác, thì các thủ tục Hải quan và thủ tục Hành chính là không thể coi nhẹ bởi chúng góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện quy trình này. Chính vì vậy mà nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nhà kinh doanh khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu ủy thác (đặc biệt là nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ) nói riêng. Đối với nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ thì thủ tục Hành chính khá phức tạp, đặc biệt phải nói đến hoạt động nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 1.3.2.2 Ảnh hưởng của thuế và hạn nghạch nhập khẩu Thuế nhập khẩu quy định mức thuế cao đối với hàng hóa trong nước sản xuất được và mức thuế thấp đối với nguyên liệu nhập khẩu là đầu vào cho sản xuất. Đối với công trình thiết bị toàn bộ, Chính phủ có chủ trương khuyến khích nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu những máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được thường là 0%. Hạn nghạch là một trong những biện pháp hạn chế về số lượng, nhiều quốc gia sử dụng hạn nghạch để bảo hộ nghành công nghiệp nội địa, để bảo vệ cán cân thanh toán hoặc để thực hiện cam kết giữa các Chính phủ với nhau. Đối với mặt hàng thiết bị toàn bộ Việt Nam không hạn chế hạn nghạch nhập khẩu. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một công cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, việc đồng tiền thanh toán lên giá hay mất giá so với đồng tiền trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của thiết bị toàn bộ. Thông thường một tỷ giá khuyến khích xuất khẩu sẽ gây ra hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường có giá trị rất lớn nên sự biến động của tỷ giá dù là nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hợp đồng. Hiện nay sự biến động của tỷ giá đang diễn ra hết sức phức tạp, đồng USD đang bị mất giá so với EURO, JPY và một số đồng tiền khác. Rất nhiều nhà nhập khẩu khi ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ châu Âu và Nhật Bản thì tỷ giá còn ở mức thấp, đến khi thanh toán thì tỷ giá đã lên rất cao làm phát sinh một phần giá trị không nhỏ của hợp đồng. Một số nhà nhập khẩu đã chuyển hướng nhập khẩu sang thị trường Mỹ để tránh tình trạng phát sinh thêm chi phí. Nhưng cũng cần phải khẳng định rằng: diễn biến của tỷ giá hối đoái không phải là không thể dự đoán, các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ trước khi ký kết hợp đồng và lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng như xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá như giao dịch giao ngay (spot), giao dịch có kỳ hạn (forward), giao dịch hoán đổi (swap), giao dịch quyền chọn (option). Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa quan tâm tới các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá mà chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán. Trước tình hình tỷ giá biến động như hiện nay thì các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và có các công cụ thích hợp để hiệu quả của hợp đồng là lớn nhất. Ảnh hưởng của nền sản xuất và thương mại trong nước Hiện nay nhu cầu thiết bị toàn bộ và phụ tùng hàng năm vào khoảng 2,2 – 2,5 tỷ USD, chiếm 45% kim nghạch nhập khẩu sản phẩm cơ khí. Theo dự báo, đến năm 2010 nhu cầu thiết bị toàn bộ sẽ là 5 tỷ USD/năm. Trong khi tỷ trọng sản phẩm tham gia vào các công trình thiết bị toàn bộ hoặc tổng thầu thiết bị toàn bộ của nghành cơ khí ước đạt khoảng 20%, phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Nhu cầu thiết bị toàn bộ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là rất lớn, tuy nhiên sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thì nhập khẩu thiết bị toàn bộ là việc làm cần thiết hiện nay. 1.3.2.5 Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp gắn liền và không thể tách rời với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ mở L/C, tín dụng nhập khẩu, kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán, bảo hiểm tỷ giá… doanh nghiệp đều gắn liền với Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh và hiện đại hỗ trợ các hoạt động của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Hệ thống ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện, hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn, phục vụ một cách có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 1.3.2.6 Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, liên lạc Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời hoạt động vận chuyển và thông tin liên lạc. Hệ thống thông tin liên lạc, giao thông thuận tiện và hiện đại sẽ giúp giảm bớt chi phí kinh doanh. Việc kinh doanh nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ cần thông tin, trao đổi và liên lạc rất nhiều. Hiện nay công cụ liên lạc chủ yếu là điện thoại, fax, internet và chi phí giao dịch liên lạc chiếm một phần không nhỏ trong chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Chi phí vận chuyển cũng vậy. Hệ thống giao thông của Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều vấn đề, tuy đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Chi phí vận chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong giá thành của sản phẩm. 1.3.2.7 Ảnh hưởng của khoa học công nghệ So với hoạt động nhập khẩu hàng hóa thông thường, hoạt động nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đặc biệt là nhập khẩu ủy thác thiết bị toàn bộ chịu sự chi phối tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Với xu hướng phát triển khoa học công nghệ như hiện nay thì một thiết bị toàn bộ là hiện đại, tiên tiến ngày hôm nay nhưng ngày mai có thể đã trở thành thiết bị lỗi thời, lạc hậu. Tuy nhiên không phải cứ thiết bị tiên tiến, hiện đại là sẽ nhập khẩu. Chúng ta cần nhập khẩu những thiết bị toàn bộ hiện đại mà phù hợp với trình độ công nghệ của đất nước. Do vậy khi nhập khẩu thiết bị toàn bộ cần hết sức lưu ý đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ của cả trong nước và trên thế giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU UỶ THÁC THIẾT BỊ TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT TECHNOIMPORT 2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (gọi tắt là Technoimport), tiền thân là cục kiêm Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật, thành lập ngày 28 tháng 1 năm 1959 theo Quyết định số 63/BNT, thuộc Bộ Ngoại thương trước đây và bây giờ là Bộ Công Thương. Nhiệm vụ của Công ty là chuyên xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị phụ tùng, vật tư, dịch vụ kỹ thuật và nhiều loại hàng hoá phục vụ cho mọi nghành, mọi địa phương trong cả nước. Từ một tổ chức nhỏ ban đầu, bao gồm một số cán bộ chủ chốt thuộc phòng viện trợ và phòng thiết bị của Bộ Ngoại Thương, ngày nay Technoimport đã trở thành một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Thương. Technoimport có trụ sở chính tại Tràng Thi, Hà Nội và mạng lưới các chi nhánh tại các thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và có văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới như: Cộng hoà Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Thụy Điển, Hungari, Cuba, Singapore, Ý Trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh, giai đoạn 1959 – 1989 Technoimport đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm vi cả nước, trong số đó nhiều công trình trọng điểm có tầm quan trọng lâu dài đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Và trong giai đoạn từ 1990 đến nay công ty đã nhập khẩu gần 200 công trình thiết bị máy móc, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước thông qua việc nhập khẩu hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ như: Các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế, mỏ than, nhà máy cơ khí chế tạo, các nhà máy luyện cán thép, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, hoá chất, nhà máy sợi, nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, công trình thuỷ lợi, y tế, thông tin, bưu chính viễn thông , các trường đại học, bảo tàng, cung văn hoá, và rất nhiều hạng mục công trình phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Technoimport đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với các ngành, địa phương và chủ đầu tư trong cả nước. Với những thành tích và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, Technoimport đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1963, Huân chương lao động hạng nhì năm 1984, hai lần được nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997. Ngoài ra Công ty còn được Chính phủ tặng cờ thi đua “ Là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại” liên tục trong những năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 và cờ thi đua của Bộ Thương mại về thành tích trong 10 năm đổi mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của UBND thành phố Hà._. nội. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm phương thức kinh doanh của công ty Với chức năng là một doanh nghiệp thương mại, nhiệm vụ chính của Công ty là nhập khẩu cho đất nước những công trình thiết bị toàn bộ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước. Trong thời buổi hiện nay, Công ty hoạt động hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa dạng. Technoimport là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc vật tư, phương tiện vận tải và các loại hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng; nhận uỷ thác giao nhận, vận chuyển nội địa hàng công trình hàng hoá xuất nhập khẩu đến mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng; kinh doanh nội địa các loại hàng hoá nói trên; cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại; hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác; ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các nước, tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, coi trọng công tác tư vấn đầu tư thương mại phục vụ các địa phương và các nghành trong việc hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu các công trình hiện có, tính toán hiệu quả đầu tư và nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật cho các dự án mới, mở rộng và đa dạng mặt hàng xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường Các mặt hàng kinh doanh hiện nay của Technoimport rất đa dạng phong phú. Mặt hàng xuất khẩu của Technoimport bao gồm: máy móc thiết bị, khoáng sản, lâm sản được nhà nước cho phép, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su cũng như các sản phẩm bằng cao su và chứa cao su, nông sản cũng như nông sản đã chế biến, tơ tằm, sợi các loại. Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Vật liệu xây dựng, sản phẩm hoá chất phân bón, vật tư nuôi trồng thuỷ sản, thiết bị y tế thiết bị thí nghiệm, máy móc thiết bị lẻ, thiết bị vận tải, dây chuyền công nghệ, nhiên liệu, kim loại, nguyên liệu sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, và thiết bị toàn bộ Là một công ty được Bộ Thương Mại giao nhiệm vụ chính là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ và kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, do đó hoạt động nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức 2.1.3.1 Các phòng chức năng: Thứ nhất là phòng Kế hoạch tài chính: Giữ vai trò giám đốc đồng tiền cho mọi hoạt động của Công ty, thực hiện theo cơ chế hạch toán tập trung. Mọi vấn đề liên quan đến tài chính dưới bất kỳ hình thức nào đều phải qua phòng kế hoạch tài chính trước khi trình lãnh đạo phê duyệt. Thứ hai là phòng Tổ chức cán bộ: Là đơn vị chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy tổ chức, quản lý nhân sự về mọi mặt và giải quyết các vấn đề có liên quan khác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Thứ ba là phòng Hành chính quản trị: là đơn vị có nhiều bộ phận, với nhiều chức năng nhưng có chung một mục đích là phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty được thuận lợi và có hiệu quả. 2.1.3.2 Các đơn vị trực thuộc: Thứ nhất là Trung tâm tư vấn và đầu tư thương mại: Nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng giám đốc, cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, cho các chi nhánh trong toàn Công ty về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Cung cấp các dịch vụ tư vấn như Soạn thảo hồ sơ mời thầu, xét thầu và soạn thảo, đàm phán ký kết hợp đồng. Thứ hai là trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác lao động quốc tế: Chức năng chính là xuất nhập khẩu lao động Thứ ba là chi nhánh Công ty tại Hải Phòng: Hoạt động tất cả các lĩnh vực xuất nhập khẩu của Công ty nhưng hoạt động chủ yếu là giao nhận vận tải. Thứ tư là chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng: hoạt động kinh doanh nhập khẩu khu vực miền Trung và hoạt động giao nhận vận tải tại cửa khẩu Đà Nẵng Thứ năm là các chi nhánh văn phòng ở nước ngoài: Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nước ngoài, giúp giao dịch với các đối tác một cách thuận lợi và mở rộng thị trường. 2.1.3.3 Các phòng nghiệp vụ: Thứ nhất là phòng XNK 1: Chức năng chính là nhập khẩu thiết bị thông tin, thiết bị phụ tùng cho các nhà máy luyện kim và cơ khí, an ninh quốc phòng, thiết bị cho các xí nghiệp in (in ngân hàng, in các ấn phẩm có giá trị cao). Thứ hai là phòng XNK 2: Chức năng chính là kinh doanh ôtô, xe máy, xăm lốp, phụ tùng. Thứ ba là phòng XNK 3: Hoạt động nhập khẩu chủ yếu các công trình hoá chất, phân bón, các mặt hàng về khoáng sản, dầu khí, địa chất, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thi công làm đường. Thứ tư là phòng XNK 4: Nhập khẩu chủ yếu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu cho các công trình thuỷ lợi. Thứ năm là phòng XNK 5: Chủ yếu nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu cho các công trình văn hoá xã hội, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Thứ sáu là phòng XNK 6: Hoạt động chủ yếu là nhập khẩu công trình vật liệu xây dựng, thiết bị vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư nghành cấp thoát nước, nghành chiếu sáng, trang trí nội thất, thiết bị văn phòng. Cuối cùng là phòng XNK 7: Hoạt động nhập khẩu các loại thiết bị máy móc khác nhau, chủ yếu thiết bị và nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy bia, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị thi công. 2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport 2.2.1 Nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác thiết bị toàn bộ tại Công ty Hình thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ chủ yếu tại Công ty là nhập khẩu ủy thác. Thông thường để tiến hành hoạt động nhập khẩu ủy thác, các khách hàng trong nước (chủ đầu tư) thường gửi đến cho Công ty một đơn đặt hàng trong đó nêu rõ tên hàng, quy cách, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng dự kiến, phương thức thanh toán, các yêu cầu bảo hành, vận hành, chạy thử và các yêu cầu khác. Khách hàng trong nước của Công ty chủ yếu là các đơn vị thuộc Nhà nước và Trong trường hợp nhập khẩu bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA thì cần có thêm các văn bản khác theo qui định của Chính phủ. Sau khi có trong tay đơn đặt hàng và các văn bản, tài liệu cần thiết có liên quan, Công ty sẽ tiến hành các nghiệp vụ cụ thể sau: 2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường Trên cơ sở những yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra trong đơn đặt hàng, Công ty sẽ tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Đầu tiên Công ty sẽ tiến hành xem xét mức giá cả cùng loại ở thị trường trong nước (nếu có quyết định đầu tư thì lưu ý đến mức giá trần nêu trong quyết định đầu tư). Đồng thời, Công ty sẽ tiến hành thu thập thông tin về mã số thuế, thuế suất và phụ thu của mặt hàng đó. Sau đó, Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài. Thị trường buôn bán thiết bị toàn bộ rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Vì vậy, ngay cả khi đã nhận biết được loại thiết bị toàn bộ cần nhập thì vẫn phải nghiên cứu thị trường. Hiện nay, có rất nhiều hãng, nhiều công ty cạnh tranh nhau cung cấp một loại thiết bị toàn bộ, để đi tới quyết định nên nhập khẩu thiết bị toàn bộ của hãng nào thì Công ty đã phải nghiên cứu về tình hình sản xuất, giá cả và chất lượng máy móc thiết bị cũng như uy tín và khả năng tài chính của hãng đó. Trong trường hợp thiếu các thông tin như điều kiện địa lý, chính sách tập quán thương mại, quan hệ thương mại của nước đó với Việt Nam, Công ty thường tìm từ các tài liệu, sách báo của các trung tâm thương mại, các văn phòng đại diện thương mại hay đại sứ quán của nước ta tại nước ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tác nước ngoài để nhanh chóng nắm bắt được thông tin cần thiết 2.2.1.2 Gọi chào hàng Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ có thể được thực hiện theo một trong các phương thức là đấu thầu, gọi chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp. Riêng đối với thiết bị toàn bộ mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì việc nhập khẩu chỉ được tiến hành theo phương thức đấu thầu hoặc gọi chào hàng cạnh tranh. Công ty sẽ phát thư gọi chào hàng về việc cung cấp thiết bị toàn bộ cho các hãng mà Công ty đã lựa chọn từ bước trên. Trong thư gọi chào hàng nêu rõ các thông số thông số kỹ thuật của thiết bị, tiêu chuẩn về sản phẩm do thiết bị làm ra, công nghệ, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, các yêu cầu về chất lượng, về bảo hành… 2.2.1.3 Lựa chọn đối tác Sau khi gọi chào hàng từ phía đối tác nước ngoài, Công ty sẽ cùng các chủ đầu tư nghiên cứu, lựa chọn đối tác tốt nhất. Công ty đã có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Việc lựa chọn đối tác sẽ căn cứ vào kết quả so sánh giữa các đơn chào hàng. Đơn chào hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư nhất, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam nhất về giá cả kỹ thuật, công nghệ, phạm vi cung cấp, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán… Trong các đơn chào hàng thì giá cả được các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm. Nhưng để cạnh tranh, giá cả mà các đối tác nước ngoài đưa ra thường rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ trong Công ty đều có trình bộ cao và nhiều năm kinh nghiệm phân tích xem với giá đó thì máy móc có đầy đủ, đồng bộ không, có đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hay không. Khi xem xét về đơn giá, các cán bộ Công ty nhận thấy rằng các nhà sản xuất thường hạ giá của các thiết bị chính, chi tiết chính để cạnh tranh, trong khi đó lại nâng giá các chi tiết khác lên để bù lại khiến tổng giá thành của thiết bị vẫn không thay đổi. Bên cạnh yếu tố giá cả thì chất lượng là một yếu tố quyết định để lựa chọn hàng hóa nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Thiết bị toàn bộ do các hãng lớn, nổi tiếng trên thế giới thường có chất lượng cao hơn so với các hãng nhỏ, mới sản xuất. Sau khi tiến hành phân tích, nghiên cứu và so sánh, Công ty sẽ cùng các chủ đầu tư lựa chon đối tác cung cấp thiết bị toàn bộ. 2.2.1.4 Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu thập được, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh. Trong phương án kinh doanh bao gồm các nội dung như phân tích tình hình hàng hóa, thị trường và khách hàng, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, lên kế hoạch sử dụng vốn, tính toán các chi phí, đề ra các mục tiêu và hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh doanh…Sau khi phương án kinh doanh đã được lập xong và thông qua Tổng giám đốc phê duyệt, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. 2.2.1.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng Với những đối tác mà lần đầu tiên Technoimport quan hệ mua bán thì cả Công ty và đối tác đều lập dự thảo hợp đồng và gửi cho nhau xem xét. Còn đối với những công ty mà Technoimport đã có quan hệ lâu dài thì nhiều khi họ thường tin tưởng giao cho Technoimport lập dự thảo, sau đó gửi dự thảo cho họ xem xét. Việc lập dự thảo hợp đồng tại Technoimport được căn cứ vào: Mẫu hợp đồng của công ty; Luật thương mại Việt Nam năm 2005; Đơn đặt hàng và các văn bản, tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp; Đơn chào hàng từ phía đối tác nước ngoài. Nội dung của dự thảo hợp đồng phải chính xác và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chủ đầu tư để cho việc đàm phán ký kết hợp đồng được thuận lợi. Việc đàm phán ký kết hợp đồng tại Technoimport thường được tiến hành qua những hình thức sau: Giao dịch đàm phán qua thư tín, giao dịch đàm phán qua điện thoại, giao dịch đàm phán bằng cách đàm phán trực tiếp. Nội dung cơ bản của các cuộc đàm phán thường là các vấn đề liên quan đến hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện vận chuyển, bảo hiểm, khiếu nại, trọng tài…Khi đàm phán Công ty thường chú ý thảo luận rõ về quy cách, chất lượng của máy móc thiết bị để tránh hiểu lầm giữa hai bên. Về giá cả, Công ty thường đàm phán để đạt được mức giá cố định, yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài cho biết rõ giá của từng bộ phận cấu thành, từng dịch vụ kèm theo những thiết bị nhập khẩu. Phương thức thanh toán của Công ty đối với những hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì thiết bị toàn bộ là một mặt hàng rất phức tạp, cần được bảo hành nên hai bên cần thống nhất phần trăm giá trị hợp đồng giữ lại trong thời hạn bảo hành, thông thường tỷ lệ này từ 5% - 10%. Ngoài ra, Công ty cũng yêu cầu phía đối tác phải cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan và cử các chuyên gia sang lắp đặt, vận hành chạy thử. Sau khi đàm phán xong thì hai bên đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương. Việc ký kết hợp đồng ngoại nhất thiết phải tiến hành dưới hình thức văn bản và có cả sự tham gia của chủ đầu tư. Về phía Công ty, các trưởng phòng, phó phòng được sự ủy quyền của Tổng giám đốc thay mặt Công ty đứng ra ký kết hợp đồng ngoại. Nội dung của hợp đồng thường gồm các mục sau: Thứ nhất là các định nghĩa: Đây là điều khoản giải thích các từ ngữ, các thuật ngữ chuyên dùng được sử dụng nhiều lần trong hợp đồng Thứ hai là đối tượng của hợp đồng: Quy định một cách khái quát về những nét chủ yếu của hợp đồng, mục đích của việc ký kết hợp đồng Thứ ba là phạm vi cung cấp: Quy định nghĩa vụ phạm vi mà người bán phải thực hiện theo hợp đồng cho người mua Thứ tư là giá cả và trị giá của hợp đồng: Quy định rõ phương pháp tính giá, cơ sở tính giá, đồng tiền tính giá và giá trị của hợp đồng Thứ năm là điều kiện cơ sở giao hàng: Tại Technoimport thiết bị toàn bộ thường được giao theo giá CIF cảng Hải Phòng, Incoterm 2000. Người bán phải mua bảo hiểm loại A cho người mua với mức bảo hiểm all risk và 110% giá trị của hóa đơn thương mại Thứ sáu là thời gian giao hàng: Đối với thiết bị toàn bộ, thời gian giao hàng phải phù hợp với thời gian thi công của công trình. Việc giao hàng có thể tiến hành làm nhiều chuyến do thiết bị toàn bộ bao gồm nhiều dây chuyền chủng loại máy móc khác nhau Thứ bảy là điều kiện thanh toán: Hiện nay đồng tiền thanh toán chủ yếu vẫn là USD và EURO và phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay vẫn là L/C. Thông thường L/C quy định việc thanh toán được thực hiện như sau: 10% Invoice value in 30 days after the dated of L/C 15% Invoice value in 30 days before the first delivery 25% Invoice value at sight after the last delivery 30% Invoice value in 30 days after receive the confirmation of Adversing bank 20% Invoice value in 30 will be paid after the guarantee period Ngoài ra tùy từng hợp đồng có thể quy định mức thanh toán khác nhau, nhưng nhìn chung việc thanh toán chỉ hoàn thành sau thời hạn bảo hành thiết bị Thứ tám là kiểm tra giám định: Nêu rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong việc kiểm tra hàng hóa trước khi bốc hàng tại cảng đi và giao hàng tại cảng đến. Tại Việt Nam việc giám định thường được tiến hành do đại diện của Vinacontrol hoặc đại diện của SGS tùy theo hợp đồng quy định. Thứ chín là tài liệu kỹ thuật: Quy định các loại tài liệu mà người bán phải cung cấp cho người mua. Thứ mười là điều kiện về bảo hành: Đối với thiết bị toàn bộ, bảo hành gồm 3 nội dung: bảo hành chung, bảo đảm cơ khí và và bảo đảm các chỉ tiêu thực hiện Mười một là chạy thử và nghiệm thu: Sau khi xây dựng và lắp đặt xong người ta tiến hành kiểm tra từng máy, từng hệ thống và các thông số của thiết bị, nếu không đạt tiêu chuẩn đề ra thì sẽ yêu cầu người bán phải tiến hành kiểm tra, tu sửa lại. Nếu phù hợp các bên sẽ lập văn bản nghiệm thu công trình và bắt đầu đưa vào vận hành thật Mười hai là giúp đỡ kỹ thuật: Trong phần này người ta quy định rõ khối lượng công việc và phạm vi giúp đỡ kỹ thuật như giám sát, thiết kế, hướng dẫn vận hành, đào tạo chuyên gia, công nhân… Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết, Technoimport mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế trong nước 2.2.1.6 Ký kết hợp đồng kinh tế Hợp đồng ủy thác kinh tế được ký kết khi một doanh nghiệp trong nước có vốn và có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ nhưng không có khả năng hoặc không có điều kiện thực hiện nên ủy thác lại cho Công ty. Nội dung chủ yếu của hợp đồng ủy thác là: Chủ đầu tư (bên A) ủy thác cho công ty công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport (bên B) nhập khẩu thiết bị toàn bộ với các thông tin: tên thiết bị toàn bộ, chất lượng, chủng loại, quy cách, các thông số kỹ thuật, giá cả, điều kiện bảo hành, nghiệm thu, các dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt, vận hành, chạy thử… Chủ đầu tư phải cung cấp các văn bản, tài liệu, giấy tờ xác nhận khả năng thanh toán của họ cũng như những tài liệu cần thiết liên quan đến việc nhập khẩu. Bên nhận ủy thác là Technoimport có trách nhiệm tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài, đàm phán, ký kết hợp đồng với các điều khoản có lợi nhất cho bên ủy thác. Sau đó trực tiếp làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục Hải quan, kiểm tra chất lượng, thanh toán và giao hàng cho chủ đầu tư đồng thời bên nhận ủy thác cùng với cùng với nhà cung cấp nước ngoài tiến hành các thủ tục đưa chuyên gia sang lắp đặt dây chuyền, chạy thử, kiểm tra sản phẩm đầu ra chuyển giao cho phía Việt Nam, nếu hợp đồng quy định đào tạo chuyên gia thì phía đối tác nước ngoài phải mở lớp đào tạo chuyên gia cán bộ kỹ thuật vận hành dây chuyền cho đối tác Việt Nam. Trong hợp đồng ủy thác thường nêu rõ mức phí ủy thác cho Technoimport, trước đây mức phí ủy thác dao động trong khoảng từ 1% - 2% tổng giá trị của hợp đồng ủy thác nhưng không được nhỏ hơn 150 USD, hiện nay mức phí giảm còn khoảng 1% để tăng tính cạnh tranh cho Công ty. 2.2.1.7 Thực hiện hợp đồng Sau khi cả hợp đồng nội và hợp đồng ngoại được ký kết, Công ty yêu cầu bên ủy thác nhập khẩu chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng để Công ty tiến hành các thủ tục ký quỹ, ký cược mở L/C (thông thường mức ký quỹ tại Ngân hàng mở L/C là 10% giá trị hợp đồng ngoại. Sau khi tiến hành các bước mở L/C và nhận được thông báo mở L/C cho phía đối tác nước ngoài, Công ty báo cho phía nước ngoài chuẩn bị hàng hóa, giao hàng như quy định trong L/C. Khi hàng và chứng từ của người bán nước ngoài đã về, Công ty tiến hành nhận chứng từ đi mở tờ khai Hải quan, đồng thời chỉ thị cho Ngân hàng mở L/C ký hậu vận đơn thanh toán cho phía đối tác nước ngoài và yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh nhận hàng cho Công ty. Sau khi làm xong thủ tục Hải quan, nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và VAT cho lô hàng nhập khẩu, Công ty tiến hành nhận hàng và giao ngay cho bên ủy thác nhập khẩu trong nước sau khi đã phát hóa đơn bán hàng cho họ. Thông thường mức giá trong hóa đơn bán hàng trong nước bao gồm giá CIF, các chi phí lưu kho, bốc xếp, phí làm thủ tục Hải quan, lãi suất Ngân hàng cho phần vốn vay để nhập khẩu lô hàng, phí ủy thác, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho lô hàng nhập khẩu. Khi khách hàng nội địa đã thanh toán hết cho Công ty các khoản mục trên, Công ty sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với Ngân hàng, sau đó thanh lý hợp đồng với khách hàng nội địa. Cuối cùng, Công ty hạch toán hợp đồng ủy thác nhập khẩu, tính ra số lãi thu được, trình lên Tổng giám đốc, phòng Kế toán tài chính để làm hồ sơ lưu. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty trong 4 năm gần đây Trước những năm 90, Technoimport là doanh nghiệp độc quyền trong nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Là một doanh nghiệp nhà nước, với ưu thế độc quyền chỉ có Technoimport mới được phép nhập khẩu thiết bị toàn bộ, Công ty đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm vi cả nước. Ngày nay, mặc dù có sự biến động lớn về kinh tế, tiền tệ, đổi mới về cơ chế quản lý, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, mất đi ưu thế độc quyền, song Technoimport đã đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Thành tích đó được thể hiện trong bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trong 4 năm: năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007. Bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ (đơn vị VNĐ) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng tài sản 153.037.661.567 150.392.896.354 160.501.425.531 171.079.245.609 Tổng nợ phải trả 120.740.439.175 117.226.236.474 127.262.565.608 138.013.266.512 Vốn lưu động 28.427.573.249 28.782.777.575 29.140.336.117 29.986.365.914 Doanh thu 170.510.633.842 152.711.768.773 156.234.460.616 168.315.980.634 Lợi nhuận trước thuế 808.657.500 1.635.404.382 460.277.837 1.092.359.982 Lợi nhuận sau thuế 624.233.400 1.165.141.584 331.400.043 786.499.187 (Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính) Theo bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên thì doanh thu trong 4 năm không có sự thay đổi lớn, tuy năm 2005 có giảm đi 17.798.865.100đ so với năm 2004 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 540.908.184đ. Đến năm 2006 thì doanh thu cao hơn so với năm 2005 gần 4 tỷ nhưng lợi nhuận lại giảm 883.741.541đ. Năm 2007, tình hình tài sản của Công ty khá ổn định, các chỉ tiêu tăng trưởng đều trong 3 năm. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng 137,32% tương ứng với 455.099.144đ so với năm 2006. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2007 Công ty đã có chuyển biến tích cực trong đổi mới phương thức kinh doanh, chuyển từ nhập khẩu ủy thác sang nhập khẩu tự doanh với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Và trong nội bộ Công ty có sự chênh lệch khá cao giữa các phòng kinh doanh và các chi nhánh trong Công ty, chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu cao nhất Công ty, tiếp theo là trung tâm xuất nhập khẩu lao động và hợp tác quốc tế, sau đó là phòng xuất nhập khẩu 5 và đến các chi nhánh, phòng ban khác. Tình hình xuất nhập khẩu trong 4 năm 2004 – 2007 (đơn vị USD) Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Xuất khẩu (thực hiện) 5.741.821 5.454.073 6.835.917 7.593.740 Nhập khẩu (thực hiện) 142.600.207 101.982.538 123.887.116 135.382.606 Xuất nhập khẩu (thực hiện) 148.342.029 107.436.611 130.723.033 142.976.346 Xuất nhập khẩu (kế hoạch) 102.023.403 97.433.749 111.300.000 135.980.000 (Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính) Hình 2.1: Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu Trong cả 4 năm: năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007 Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước cấp. Đặc biệt trong năm 2007 doanh nghiệp đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch cho việc Cổ phần hoá vào năm 2008 tới đây. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 145,4% tương ứng đạt 148.342.029 USSD, tăng 45,4% so với mức kế hoạch, tương ứng tăng 46.318.626. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 110% tương ứng đạt 107.438.112 USD cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 10% tương ứng tăng 9.944.362 USD, tuy không tăng bằng năm 2004 nhưng lợi nhuận lại nhiều hơn chứng tỏ trong năm 2005 Công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2004. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 117,5% tương ứng đạt 130.723.033 USD tăng so với kế hoạch đặt ra 17,5% tương ứng tăng 19.423.033 USD, tổng kim ngạch tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sút so với năm 2005. Đến năm 2007 kim nghạch xuất nhập khẩu thực hiện vượt mức 5,14% so với kế hoạch và tăng 9,37 % so với năm 2006. Cũng qua những số liệu, có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội so với xuất khẩu trong tương quan xuất nhập khẩu của Công ty, chiếm 96,1%; 94,9%; 94,8%; 94,7% lần lượt các năm 2004, 2005, 2006, 2007 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh cũng như hoạt động chủ lực của Công ty. Tuy xuất khẩu có phần khiêm tốn hơn nhiều so với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khẩu đang tăng dần lên một cách rõ rệt, điều này khẳng định phương hướng của Công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực hơn 2.2.3 Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu 2.2.3.1 Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu Tuy không phải là hoạt động chủ lực của Công ty nhưng mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú như máy móc thiết bị, khoáng sản, lâm sản được nhà nước cho phép, rau quả, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng, cao su, các sản phẩm bằng cao su, các sản phẩm chứa cao su, nông sản, nông sản đã chế biến, tơ tằm, sợi các loại. Trong đó cơ cấu hàng xuất khẩu như sau: - Cao su: 60% - Bao PP : 10 % - Quần áo 9% - Lao động 4% - Các mặt hàng và dịch vụ thương mại khác: 17% (Bao gồm: hành sấy, tiêu đen, ống hút, mây tre, than gáo dừa, gốm sứ mỹ nghệ …) Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu hàng xuất khẩu Khu vực xuất khẩu chính của Công ty là các thị trường: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Úc, Thái lan, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Cambodia, Đài Loan, Philipine, Ba Lan… 2.2.3.2 Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu Về vấn đề thị trường, đặc biệt thị trường nhập khẩu luôn là vấn đề nan giải, bức xúc đòi hỏi phải tập trung giải quyết.Trước khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty chỉ có quan hệ chủ yếu với các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu . Sau khi Liên Xô cũ và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, Công ty đã có nhiều cố gắng và bước đầu đạt được một số thành công trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường, đến nay Công ty đã có quan hệ với 68 nước trên thế giới và hàng trăm khách hàng. Là một Công ty được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ chính là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ và kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện đại hoá đất nước, do đó hoạt động nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Cơ cấu hàng nhập khẩu - Các công trình và dây chuyền thiết bị toàn bộ: 65% - Máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải: 21% - Nguyên vật liệu: 13% - Hàng tiêu dùng: 1% Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu hàng nhập khẩu Thiết bị toàn bộ là nhóm hàng chủ yếu của Công ty, với doanh số luôn chiếm vị trí cao nhất, 65,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nó thể hiện rõ nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với bề dầy kinh nghiệm, Công ty rất thận trọng trong việc nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền, tránh nhập những công nghệ lạc hậu, lỗi thời. Nhóm mặt hàng chủ lực thứ hai là thiết bị lẻ, máy móc phụ tùng (chiếm 21,5%) và nguyên liệu sản xuất (chiếm 12,5% ) mà Công ty nhập khẩu cho các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước, hầu hết là theo các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác. Kinh doanh các mặt hàng này theo hình thức uỷ thác có ưu điểm là không mất vốn mà vẫn thu được lợi nhuận, bên cạnh đó thị trường lại được mở rộng thêm. Khu vực nhập khẩu chính của Công ty là: Pháp, Đức, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Mỹ, CH.Séc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Italia, Úc, Singapore, Tây Ban Nha, Indonesia, Trung Quốc, Anh, Ucraina, Nga, Ai-Xơ-Len, Thụy Điện, Đài loan, Malaysia, Áo, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Slovakia, Mexico, Hungarie, Canada, Thụy Sĩ, Philippine, Brasil… Sau đây là bảng kim nghạch nhập khẩu theo thị trường một số nước của Công ty từ năm 2004 đến năm 2006 Kim nghạch nhập khẩu theo thị trường (đv: USD) Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 CH Pháp 66.486.707 60.510.087 64.006.251 Nhật Bản 19.145.060 5.392.821 11.881.218 Singapore 13.878.084 1.514.486 6.514.359 Hàn Quốc 6.134.145 2.844.510 6.010.847 Trung Quốc 5.081.795 2.157.159 5.482.352 Thái Lan 2.667.888 1.143.425 2.911.140 Hà Lan 5.795.742 78.690 2.861.481 Ấn Độ 2.582.003 1.548.009 2.606.970 CHLB Nga 3.901.149 5.198.025 2.149.346 Italia 1.666.775 722.343 1.470.125 Mỹ 2.183.979 2.851.934 1.336.457 CHLB Đức 2.691.336 5.942.898 1.231.595 Anh 832.882 487.969 835.338 Đan Mạch 351.276 184.641 643.597 Hong Kong 247.416 426.214 301.344 Malaysia 333.480 466.645 301.353 Vương Quốc Bỉ 252.325 3.674.964 164.055 CH Séc 257.563 495.895 226.314 Phần Lan 122.832 644.430 124.440 Thụy Điển 44.122 341.473 31.170 Các nước khác 7.804.713 5.646.285 12.669.069 (Nguồn: phòng Kế hoạch tài chính) Qua bảng kim nghạch nhập khẩu trên, ta thấy: Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty từ năm 2004 đến năm 2006 vẫn duy trì được tốc độ tăng và tăng vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Ngoài xất khẩu và nhập khẩu, Công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn và đầu tư thương mại như soạn thảo hồ sơ mời thầu, xét thầu và soạn thảo – đàm phán – ký kết hợp đồng thương mại. Một số các dự án mà Công ty đã tham gia tư vấn như nhà máy nước Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoà Bình, Lào Cai, Vũng Tàu, Sơn La, Sơn Tây; nhà máy xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp; nhà máy đường Kiên Giang, Minh Hải… 2.2.4 Kết quả hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty trong những năm gần đây Trong cơ chế thị trường, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Technoimport đã góp phần không nhỏ trong việc nhập khẩu phục vụ các công trình Đảng và Nhà nước đề ra, nhập khẩu ủy thác các công trình thiết bị toàn bộ, các dây chuyền công nghệ máy móc, đầu tư chiều sâu, cải tạo và mở rộng các nhà máy hiện có để phục vụ sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu cùng với ngồn vốn tự có, vốn vay tư nhân, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế thông qua các hiệp định cấp Chính phủ hoặc thỏa thuận quốc tế, bằng các nguồn vốn không hoàn lại của nước ngoài. Bảng kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác (đv: USD) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NK 75981137 105913941 101842071 127312800 136478588 136566801 142600207 101982538 123887116 135382606 NK ủy thác 59842698 89970774 83971578 109808558 126308096 98558505 121893081 79733057 119733557 120513937 (Nguồn: Báo cáo nhập khẩu ủy thác năm 2007 – phòng Kế hoạch tài chính) Hình2.4: Biểu đồ so sánh kim nghạch nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác Trong những năm đầu cơ chế thị trường, Công ty đứng trước nhiều khó khăn do nhu cầu thiết bị toàn bộ, vốn là mặt hàng nhập khẩu ủy thác chính của công ty giảm mạnh, nhiều hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do sự biến động về chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Năm 1989, kim nghạch nhập khẩu nói chung và kim nghạch nhập khẩu ủy thác nói riêng của Công ty giảm xuống so với thời kỳ 1985 đến 1988 do thời kỳ này Nhà nước không còn cấp vốn nữa. Thời kỳ này cũng chính là lúc công ty chuyển mạnh và rõ rệt sang chế độ hạch toán kinh doanh, phát huy tính chủ động và độc lập kinh doanh để kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cơ chế thị trường. Từ năm 1998 đến năm 2002 kim nghạch nhập khẩu ủy thác của Công ty tăng dần lên một c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11475.doc
Tài liệu liên quan