LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Đặc biệt là hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội để phát triển của đất nước ngày càng rộng mở, tạo điều kiệ
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vietracimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đặt ra cho các Công ty nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức mới. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc khoa học, năng động, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, các Công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, phải khắc phục những hạn chế về năng lực quản lý, về vốn kinh doanh… Đặc biệt hiện nay sự bảo hộ của nhà nước gần như không còn, các Công ty phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự hạch toán, tổ chức thực hiện mọi việc một cách hiệu quả để đứng vững trên thị trường. Các câu hỏi đạt ra cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới là:“ Hoạt động kinh doanh có hiệu quả không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra và có lợi nhuận hay không? Làm thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận? ...” Muốn vậy, các Công ty phải tạo được doanh thu cao nhất và lợi nhuận hợp lý. Để có được doanh thu, lợi nhuận cao thì điều đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp là giảm được chi phí sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung và phân tích khả năng giảm chi phí sản xuất kinh doanh nói riêng đã trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ Công ty nào.
Trong thời gian học tập ở trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội, em đã được trang bị một vốn kiến thức về phương pháp phân tích kinh tế nói chung và phương pháp phân tích chi phí nói riêng. Thời gian làm việc và công tác tại Công ty Vietracimex Hà Nội, tên đầy đủ là Công ty cổ phần thương mại - xây dựng VIETRACIMEX Hà Nội, được tiếp cận với thực tiễn sinh động ở một đơn vị sản xuất kinh doanh xây lắp, em đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi và nhận thấy việc phân tích chi phí xây lắp để tìm ra biện pháp giảm chi phí đó xuống vì chi phí có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Nếu chi phí xây lắp cao thì doanh thu sẽ giảm và ngược lại. Việc phân tích chi phí sản xuất xây lắp không những giúp Công ty nắm được thực trạng về chi phí xây lắp, phát hiện những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí xây lắp mà còn là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm giảm chi phí, tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài:
“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng chi phí xây lắp ở Công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội, luận văn sẽ làm rõ các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tăng chi phí xây lắp tại Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp Công ty trong những năm sắp tới.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh xây lắp
Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là Công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê kết hợp với việc tìm hiểu thực tế củaCông ty.
4. Cấu trúc của luận văn gồm
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh xây lắp và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại - xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại công ty cổ phần thương mại - xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH XÂY LẮP
I. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP
1. Đặc điểm và nội dung của ngành xây lắp
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.
- Ngành xây lắp có tính lưu động cao, thiếu tính ổn định và thường xuyên phải di chuyển từ vùng này sang vùng khác do sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển đến địa điểm công trình xây lắp. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng… Do đó, nảy sinh nhiều chi phí cho việc di chuyển máy móc, thiết bị xây dựng tới nơi thi công. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải trang bị những máy móc thiết bị có tính cơ động cao, nhưng cần chú ý phân bổ lực lượng sản xuất theo lãnh thổ hợp lý để có thể tiến hành điều động linh hoạt các thiết bị từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác đạt hiệu quả cao.
- Sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình xây dựng (các tòa nhà cao tầng, cầu cống, đường xá…), các vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Thời gian này phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Thông thường, thời gian sản xuất có thể từ 3-5 năm hoặc nhiều hơn. Quá trình sản xuất lại gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…Thời gian xây lắp dài nhưng thời gian sử dụng các công trình xây lắp rất dài, từ vài chục đến vài trăm năm. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán là điều rất cần thiết. Trong quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp để đảm bảo cho việc thi công các công trình được diễn ra bình thường không bị gián đoạn.
- Ngành xây lắp có tính cá biệt cao được thể hiện ở các mặt: Các phương án về công nghệ thi công và tính chất xây dựng thường xuyên phải biến đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng công trình như: Thời tiết, khí hậu, nhu cầu sử dụng của từng nhà đầu tư…do đó các sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc cao, rất khó áp dụng các mẫu thiết kế điển hình cho tất cả các phương án thi công. Mà đòi hỏi phải bỏ chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu trước
- Ngành xây lắp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu tại khu vực tiến hành xây dựng, do đó lao động trong xây dựng là rất vất vả. Khi lập kế hoạch sản xuất doanh nghiệp xây lắp cần phải chú ý đến đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu của khu vực xây dựng để có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng công trình và thời gian thi công.
- Một đặc điểm nữa của ngành xây lắp là trong một công trình có nhiều lực lượng lao động, nhiều công ty cùng tham gia, hợp tác và ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và chất lượng sản phẩm xây lắp. Vì vậy, hoạt động quản lý xây dựng hết sức khó khăn, đòi hỏi các bên phải luôn tôn trọng hợp đồng, không được gây chậm trễ cản trở lẫn nhau.
2. Hiệu quả kinh doanh xây lắp và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp
Hiệu quả kinh doanh xây lắp là một phạm trù kinh tế, một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh xây lắp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra xây lắp công trình trong suốt quá trình kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp. Dưới góc độ này chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể so sánh tính toán được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu… Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này, phạm trù hiệu quả kinh doanh lại là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:
Kết quả tăng, chi phí giảm
Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả.
Nói tóm lại ở tầm vĩ mô, hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức, sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào… đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiêp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị: hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triền đất nước một cách toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân … thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt các vấn đề hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn… Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể chú ý thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội, bài học lớn từ thời kỳ bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ điều đó.
2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các nguồn lực nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ được lợi ích kinh tế thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp phải gắn mình với nền kinh tế thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả hơn.
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Điều này phản ánh qui luật khan hiếm. Qui luật khan hiếm bắt buộc doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Để thấy được sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trước hết chúng ta cần nghiên cứu cơ chế thị trường và sự hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa. Nó tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời và gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa.
Ngoài ra thị trường còn đóng một vai trò quan trọng trong sự điều tiết và lưu thông hàng hóa. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể nhận thấy sự phân phối các nguồn lực qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường tồn tại các quy luật vận động của hàng hóa, giá cả, tiền tệ… như các quy luật giá trị, quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất.
Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả.
Như vậy, trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bằng sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là yếu tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp, mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích lũy đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và cả các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể làm các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao…
Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội dễ thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện để thực hiện bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển doanh nghiệp.
2.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong quá trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu quả nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách đúng trong quá trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần được thực hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư…
* Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nhên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã… Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối.
*Thị trường
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào, cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại…. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu sao cho phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Đây chính là tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nó tác động rất lớn đến sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa vì chúng ta không thể tính toán, định lượng. Hình ảnh, uy tín tốt của doanh nghiệp có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm… là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp có ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn hay mối quan hệ với bạn hàng… Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hóa thay thế, hàng hóa phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh… nó tác động trưc tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách cư xử với thị trường trong từng doanh nghiệp, từng thời điểm cụ thể.
2.3.1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…
*Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ
Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như nông, lâm, thủy sản… Với những điều kiện thời tiết và mùa vụ nhất định, doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Nhân tố tài nguyên
Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên nguyên vật liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Nhân tố địa lý
Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: giao dịch, vận chuyển, sản xuất… Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên chi phí tương ứng.
2.3.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi môi trường chính trị có thể có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của một nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh… của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế…đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại, môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô…
2.3.1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,…đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao … sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo,…không thuận lợi cho hoạt động như vận chuyển, lưu thông hàng hóa… các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra rất có giá trị xong do điều kiện giao thông không thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ lao động là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Các nhân tố bên trong
Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp thể hiện tiềm lực của mỗi doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể không phải là bất biến, mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay một phần. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải chú ý đến các yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa.
2.3.2.1. Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô của cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
2.3.2.2. Nhân tố con người
Trong sản xuất kinh doanh, con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2.3. Nhân tố trình ._.độ kỹ thuật công nghệ
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động đến hầu hết các mặt của sản phẩm: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
2.3.2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các nhà quản trị, đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
2.3.2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần rất nhiều thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước cũng như các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh, biết mình biết người và nhất là biết rõ các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách dành thắng lợi, có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiêm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.4.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh
Trong thực tiễn không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệu quả kinh doanh và chính điều này triệt tiêu những cố gắng, nỗ lực của họ dù ai cũng muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao. Như vậy khi xem xét về hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
2.4.1.1. Về mặt thời gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong thời kỳ dài hoặc hiệu quả sản xuất của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả chu kỳ sau. Trên thực tế không ít những trường hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, không xem xét toàn diện và lâu dài những phạm vi này dễ xảy ra trong việc nhập một số phương tiện kỹ thuật máy móc lạc hậu cũ kỹ hoặc xuất ồ ạt các nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên. Việc giảm một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc một cách toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, mất cân bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện đại hóa, đổi mới tài sản cố định, nâng cao toàn diện chất lượng trình độ người lao động… Nhờ đó làm mối tương quan thu chi giảm đi và cho rằng như thế là “hiệu quả” không thể coi là hiệu quả chính đáng và toàn diện được.
2.4.1.2. Về mặt không gian
Có hiệu quả kinh tế hay không còn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực hiện các nhiệm vụ ngoài kinh tế.
Như vậy với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét toàn diện. Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế quốc dân thì mới được coi là hiệu quả kinh tế.
2.4.1.3. Về mặt định lượng
Hiệu quả kinh tế phải được thực hiện thông qua mối tương quan thu chi theo hướng tăng thu giảm chi. Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra một sản phẩm có ích.
2.4.1.4. Về mặt định tính
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được phải gắn với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả cho toàn xã hội lại là mặt có tính chất quyết định khi lựa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được thỏa mãn.
Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quả của hoạt động ấy không chỉ đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả sản xuất kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện hơn.
Cụ thể khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng ta cần quán triệt một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh:
Thứ nhất: đảm bảo hài hòa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích người lao động, lơi ích trước mắt, lợi ích lâu dài… Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc thỏa mãn một cách thích đáng nhu cầu của các chủ thể trong mối quan hệ mắt xích phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó quan trọng nhất là việc xác định hạt nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã từ đó thỏa mãn lợi ích của chủ thể này tạo động lực, thỏa mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và mục đích cuối cùng. Nói tóm lại theo quan điểm này thì quy trình thỏa mãn lợi ích giữa các chủ thể phải từ thấp đến cao. Từ đó mới có thể điều chỉnh kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể.
Thứ hai: đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo quan điểm này thì sự nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu quả toàn doanh nghiệp. Chúng ta không vì hiệu quả chung mà mất hiệu quả bộ phận và ngược lại không vì hiệu quả kinh doanh của một bộ phận mà mất đi hiệu quả chung của toàn bộ doanh nghiệp. Xem xét quan điểm này trên lĩnh vực rộng hơn thì quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc phải đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất hàng hóa, của ngành, của địa phương, của cơ sở. Trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh. Đồng thời phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo một mục tiêu đã xác định.
Thứ ba: phải đảm bảo tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ tư: đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ kinh tế trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước hết ta phải nhận thấy rằng sự ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó chính sự ổn định lại được quyết định bởi sự thỏa mãn lợi ích quốc gia. Do đó, theo quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể là, nó được thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký với nhà nước. Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Thứ năm: đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào mặt hiện vật cũng như mặt giá trị của hàng hóa. Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. Mặt hiện vật thể hiện ở số lượng và chất lượng sản phẩm, còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra. Như vậy, căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và giá trị là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá các hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cần phải dựa vào một loạt các tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp phải lấy các tiêu chuẩn đó làm mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì có thể so sánh với chỉ tiêu năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu năng suất lao động
Năng suất lao động =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng số lao động trong kỳ
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động:
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
=
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lời của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh.
-Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị
Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị
=
Công suất thực tế máy móc thiết bị
Công suất thiết kế
2.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Sức sản xuất của vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động.
- Tốc độ luân chuyển vốn: trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Có khi là tiền, có khi là hàng hóa, vật tư, bán thành phẩm… đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp:
+ Số vòng quay của vốn lưu động
Số vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
+ Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay
Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay
=
365 ngày
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
2.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hay không.
- Doanh lợi của doanh thu bán hàng
Doanh lợi của doanh thu bán hàng
=
Lợi nhuận trong kỳ
x 100
Doanh thu trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh
Doanh lợi vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trong kỳ
X 100
Vốn kinh doanh BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp. chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
=
Lợi nhuận trong kỳ
x 100
Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí
Hiệu quả KD theo chi phí =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
x 100
Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất
Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất
=
Doanh thu tiêu thụ sp trong kỳ
Vốn KD bình quân trong kỳ
Với chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, … Nhà nước sử dụng nguồn thu này cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, phần lớn là các nước nghèo, tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nâng cao đời sống người lao động
Ngoài tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống cho người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu: gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, gia tăng phúc lợi xã hội…
Tái phân bố lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước đòi hỏi phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kịnh tế…
3. Hiệu quả kinh doanh xây lắp ở hồng kông
3.1. Tình hình chung của ngành công nghiệp xây dựng ở HongKong
Tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông năm 2007 đã đạt tỷ lệ cao (6,4%), với mức GDP bình quân đầu người là 29.914 US/ năm. Trong khi đó, các ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất (7,4%), ngành xây lắp có mức tăng trưởng là 0,04%. Kể từ năm 1997, ngành xây dựng của Hồng Kông luôn đạt được mức tăng trưởng tăng.
Toàn cảnh nền kinh tế HôngKông nửa đầu năm 2008 vẫn còn rất khả quản. Tuy nhiên, những hậu quả kéo theo sau khi có sự sụp đổ trên trị trường bất động sản ở Mỹ, sự phá sản of Lehman Brothers và sự bảo trợ của các cơ quan tài chính khác (e.g. AIG, Freddie Mae and Fannie Mae) của chính phủ Mỹ, cùng với sự suy giảm nguồn vốn của thị trường, mọi người đang có cái nhìn bi quan đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong sáu tháng cuối năm 2008 và trong năm tới. Trong khi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn tại Châu Âu và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến những nền kinh tế nổi trội trên thế giới.
Về vấn đề thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp đang đạt mức thấp: khoảng 4%. Tỷ lệ thất nghiệp trong ngành xây lắp đang giảm liên tục vì có rất nhiều các dự án lớn như xây dựng hệ thống thoát nước cho Tây HongKong và Tsuen Wan, xây dựng lại Lo Wu … tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Giá thành vật liệu xây dựng đang tăng lên, đỉnh điểm là năm 2003. Giá thành xây dựng tăng lên là do giá của các loại vật liệu xây dựng tăng. Giá của một số loại vật liệu xây dựng như gỗ và thép đã tăng lên trên 50% trong vòng 4 năm.
Tình hình đầu tư vốn vào ngành công nghiệp xây lắp
Tổng số tiền đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp là một con số khổng lồ, ước tính tăng 8%. Số tiền đầu tư nửa đầu năm 2008 là 48.9 tỷ đô la HK.
Bảng 1.1 Các thành phần đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp
Các loại hình đầu tư (triệu đô HK)
2003
2004
2005
2006
2007
2008-10
Tư nhân
35,187
28,021
26,356
24,855
28,973
16,113
Nhà nước
32,378
28,533
22,334
17,135
14,503
7,563
Sửa chữa
31,468
36,618
42,160
48,240
49,390
25,181
Tổng
99,032
93,171
90,851
90,230
92,866
48,856
Ước tính, trong thâp kỷ tới sẽ có khoảng 250 tỷ đô la HongKong được đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp. Những dự án này ước tính sẽ cần thêm trên 100 tỷ $ hàng năm từ giai đoạn bắt đầu đi vào hoạt động đến giai đoạn hoàn thành và nó đem lại 250,000 việc làm.
Tình hình các công ty xây lắp qua các năm
2003
2004
2005
2006
Số lượng các công ty được thành lập
19,520
18,302
17,985
19,057
Số người chính thức đăng ký
124,933
122,077
122,870
135,337
Số lượng công nhân và những người làm trong ngành xây dựng
Cấp bậc công việc
05-2007
Giáo sư/ chuyên gia công nghệ
Kỹ sư
Lao động lành nghề và bậc trung
Lao động phổ thông
16 012
27 002
34 822
12 881
Tổng số
90 717
Source: Manpower Survey Reports on the Building and Civil Engineering Industry, Building and Civil Engineering Industry Training Board, Vocational Training Council, bi-annual issue of 2006.
Sự phân bố lao động trong ngành công nghiệp xây dựng
Year Qtr Civil
Public % change
Private % change
Building % change
Engg. % change
Total % change
2008 1
2007 1
2
3
4
2006 1
2
3
4
2005 1
2
3
4
2004 1
2
3
4
18965 2.4%
20569 -2.77%
19232 -6.5%
18762 -2.44%
18521 -1.3%
20014 -2.30%
20485 4.68%
19569 -7.46%
21147 -6.37%
22586 -7.08%
24306 -8.12%
26454 -7.84%
28704 12.45%
25525 -4.29%
26668 -4.15%
26034 -0.88%
36727 2.27%
31576 0.01%
29797 -3.85%
31866 6.9%
30411 -4.57%
31582 3.85%
30990 -5.52%
32801 0.30%
32704 -3.10%
33750 5.90%
31870 -2.06%
32540 -3.00%
33547 -9.47%
37057 10.86%
33426 -6.67%
35814 -7.56%
38741 5.48%
45428 2.90%
38410 1.85%
36517 0.30%
37667 3.15%
36133 -4.07%
37712 4.37%
36406 -6.29%
38849 0.08%
38819 -4.07%
40468 4.38%
38769 -6.01%
41250 -0.10%
41293 -9.14%
45449 16.25%
39097 -8.72%
42830 -9.03%
47081 3.64%
17333 -3.87%
12131 -2.1%
13849 -5.13%
13431 -3.02%
13040 -2.91%
12391 -4.98%
14598 1.12%
14437 7.31%
13454 -6.76%
14429 -8.02%
15687 0.58%
15596 -16.63%
18708 -7.90%
20312 2.31%
19854 1.03%
19652 0.86%
19484 12.41%
62761 0.94%
50541 0.87%
50366 -1.25%
51098 1.45%
49173 -3.77%
50103 1.89%
51004 -4.28%
53286 1.94%
52273 -4.78%
54897 0.81%
54456 -4.20%
56846 -5.26%
60001 -8.76%
65761 11.55%
58951 -5.65%
62482 -6.13%
66565 6.06%
27824 6.88%
Số lượng lao động thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong ngành xây dựng
2005
2006
2007
2008Q1
Số lương lao động thất nghiệp (nghìn)
38
33.8
25.1
21.3
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
12.9
11.2
8.3
7.5
Hong Kong Monthly Digest of Statistics, The Census and statistics Department,
Hong Kong Special Administrative Region
Tỷ lệ thất nghiệp đầu năm 2008 giảm xuống là do có nhiều dự án xây dựng được phê duyệt tạo ra nhiều việc làm cho người lao động như: xây dựng đường ống nước thải cho phía Tây Hongkong và Tsuen Wan, xây dựng bệnh viện Prince of Wales
3.2. Tình hình xuất nhập khẩu trong xây dựng
Sản phẩm xây dựng
Các công ty xây dựng có một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và thành công trong nền kinh tế Hong Kong (Leung at el, 2004). Nguồn thuế thu được từ các công ty xây dựng, năng suất lao động thay đổi ở các công ty xây dựng là một những dấu hiệu trực tiếp của sự phát triển tốt cho năng suất lao động toàn diện và cho nền kinh tế. Stoeckel và Quirke (1992) đã đánh giá rằng nếu hiệu suất lao động trong ngành công nghiệp xây dựng khoảng 10% sẽ làm tăng GDP lên 2.5%. Năm 2006, HongKong đạt mức GDP trung bình là 1476 tỷ HK$, trong đó có 39 tỷ HK$ (2,6%) là do các hoạt động xây dựng mang lại. Khoảng 8% tổng số lao động làm việc trong ngành xây dựng.
Tuy nhiên, hiệu suất lao động có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau và bằng nhiều đơn vị khác nhau, như m2 / người/ ngày hoặc m2 / người hoặc triệu đô / người. Trên thực tế, để đánh giá hiệu suất lao động, người ta thường dùng năng suất lao động, hiệu quả lao động và tiến độ lao động.
Theo nghiên cứu của Hong Kong Construction năm 1999, có sự suy giảm nhẹ hiệu suất lao động trong sự tốc độ tăng trưởng của hiệu quả lao động nói chung của ngành công nghiệp từ cối năm 972 (CIRC, 2001). Ngành xây dựng trong nước. Chỉ một lượng nhỏ công trình xây dựng lớn do các nhà thầu trong nước thi công, phần lớn họ chỉ nhận được các công trình nhỏ (HKTDC, 2001). Hoạt động thi công của các nhà thầu trong nước cũng bị đánh giá là nguy hiểm, bẩn và nhiều yêu cầu, đòi hỏi. Năm 2007, có 18.9% các ca chấn thương xảy ra trong khi thi công xây dựng, trong đó có 76% số ca đã tử vong (Census and Statistics Department, 2008).
Hiệu quả lao động tích cực của xây dựng
Tăng năng suất lao động là một trong những mối quan tâm chính của ngành công nghiệp xây dựng vì nó đánh giá hiệu quả dễ dàng và thuận thiện trong việc điều chỉnh các nguồn lực tập trung vào các sản phẩm có khả năng tiêu thụ, như vậy sẽ giúp tăng năng suất lao động. Nó cũng giúp đánh giá dự án nào khả quan và dự án nào không khả quan trong suốt quá trình hoạt động và làm tăng hiệu quả hoạt động xây dựng.
3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của ngành xây dựng:
Theo CIRC, 2001:
(a) Các dự án phải có kế hoạch rõ ràng giúp làm giảm những chi phí không cần thiết;
(b) Các phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả phải có các quy định hợp lý cần được cân nhắc và được duyệt;
(c) Nên chuyển tiền xây dựng cho các nhà thầu chính và nhà thầu phụ theo từng giai đoạn thi công theo đúng hợp đồng.
(d) Khoản tiền giữ lại nên được trả theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
(e) Sử dụng hợp đồng hoặc sự bảo lãnh của công ty mẹ nên được cân nhắc khi trả lại số tiền đã giữ cho các nhà thầu phụ khi việc thi công đã hoàn thành trước khi hoàn thành toàn bộ công trình.
(f) Các nhà thầu chính chỉ nên giảm số tiền khấu trừ khi hợp đồng có điều khoản đó.
(g) Sự so sánh với tài khoản cuối cùng nên được thực hiện trong suốt thời gian của hợp đồng và không nên để cho đến lúc hoàn tất công trình. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự so sánh đó nên được thực hiện nên được hoàn tất một cách nhanh chóng khi thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết.
(h) Sự thanh toán cuối cùng và trả tiền nên được thực hiện theo đúng hợp đồng.
(i)Bản liệt kê công việc của các nhà thầu phụ cũng như nhiệm vụ của các công ty liên kết cần được quan tâm để làm cho bản liệt kê công việc được rõ ràng trong suốt dự án.
(j) Các phương pháp để giữ an toàn lao động cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Giữ gìn quan hệ chặt chẽ giữa nhà thầu chính và các nhà thầu phụ
Các nhà thầu phụ cần có được sự chứng nhận và nên giữ gìn sự gắn kết giữa các công nhân cũ và thế hệ công nhân xây dựng tiếp theo. Sự phát triển của các nhà thầu phụ là cần thiết cho sự phát triển của người lao động cũng như đối với hiệu quả lao đồng và chất lượng sản phẩm trong tương lai. Trong khi đó, các nhà thầu chính có thể giúp các nhà thầu phụ hoạt động theo đúng tiêu chuẩn đã được đề ra (CIC, 2007):
(a) Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà thầu phụ đã được chọn cần được quan tâm.
(b) Cần khuyến khích xây dựng mối quan hệ bền vũng tốt đẹp giữa các nhà thầu phụ cần được khuyến khích và cần có phản hồi và có sự phê bình trong giai đoạn trước và sau ký hợp đồng.
(c) Hợp đồng quy định nhiệm vụ và trách nhiệm với các nhà thầu phụ cần được viết một cách rõ ràng.
(d) Cư xử thẳng thắn với các nhà thầu phụ.
(e) Số tiền trả cho các nhà thầu phụ nên được giữ bí mật.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xây dựng.
Ở Hong Kong,ủy ban đăng ký công nhân xây dựng được thành lập vào năm 2004 để quản lý Construction Workers Registration Ordinance một cách đầy đủ. Cơ quan này giúp các công nhân xây dựng đã đăng ký được hưởng mọi lợi ích đã được quy định của ngành công nghiệp xây dựng. Một số phương pháp:
(a) Các bài kiểm tra chuyên môn với các thợ xây dựng thủ công.
(b) Các bài kiểm tra chuyên môn với các công nhân điện và công nhân cơ khí.
(c) Các bài kiểm tra chuyên môn mức độ trung cấp dành cho những công nhân xây dựng có kỹ năng trung bình.
(d) Các bài kiểm tra chuyên môn mức độ trung cấp dành cho những công nhân điện và công nhân cơ khí có kỹ năng trung bình.
(e) Cấp giấy chứng nhận cho các công nhân bởi Gondola and Builder’s Lift Operation;
(f) Giấy chứng nhận của Construction Crane Operation;
(g) Giấy chứng nhận của Load shifting Machine Operation.
Ở Singapore, các công nhân bậc cao giới thiệu bởi chính phủ, một phần của chương trình này là nhằm nâng cao năng suất lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và giảm sự tín nhiệm đối với công nhân nước ngoài (BCA and MOM, 2003). Với luật mới, công nhân sẽ cần có đầy đủ các giấy chứng nhận kỹ năng.
Tăng khối lượng xây dựng
Tăng cường khối lượng xây dựng do các nhà thầu trong nước thi công.
Tăng cường hiệu quả công việc trong lĩnh vực xây dựng
Sử dụng những vật liệu đúc sẵn và các vật liệu có thể dùng để xây dựng khác. Các vật liệu xây dựng được sử dụng theo đúng tiêu chuẩn sẽ ngày càng được quan tâm. Sử dụng các loại bê tông đúc sẵn là một trong các yêu cầu bắt buộc dùng để xây nhà lắp ghép. Các thành phần của nhà bê tông đúc sẵn như các loại bê tông đúc sẵn và các tấm panel đúc sẵn. Theo kinh nghiệm của HA đã khẳng định những lợi ích cho dùng vật liệu xây dựng đúc sẵn mang lại: xây dựng những công trình lớn với giá thành hợp lý.
Bộ xây dựng đã đưa ra quy định Những điều cần nhớ trong thực hành chỗ nối tháng 02-2002 đã đẩy mạnh việc sử dụng vật liệu xây dựng đúc sẵn không có cấu trúc khung để xây tường bao ngoài như vùng sàn và những vị trí bao phủ có thể dự trù được, theo đúng như thiết kế, quản lý quá trình xây dựng và quản lý chất lượng của việc dùng bê tông đúc sẵn tháng 11-2003.
Những quy định đó là:
Tiêu chuẩn hóa – hệ thống các đường nối, kích cỡ các thành phần và chi tiết các mối nối.
Đơn giản hóa – sử dụng hệ thống xây dựng nhà đơn giản và lắp đặt các chi tiết.
Các yếu tố hòa nhập đơn – kết nối các thành phần có liên quan cùng với các yếu tố đơn có thể đúc sẵn ở công ty (Lam et al, 2006)
Thông tin về công nghệ
Công nghiệp xây dựng là một ngành đòi hỏi những thông tin chuyên sâu. Để đạt được lợi ích thông tin cao nhất, ngành công nghiệp xây dựng cần phải đặt ra những tiêu chuẩn chung và phát triển hệ thống dữ liệu thông tin điện tử. Số lượng các sáng kiến được xác nhận bởi chính phủ Hong Kong cùng với sự phát triển khách quan của hệ thống thông tin điện tử trong nền công nghiệp. Bộ xây dựng nên phát triển hệ thống thông tin điện tử đối với các kế hoạch xây dưng được đệ trình và các văn kiện quản lý liên quan.
Trong khi việc thiết lập và phát triển phần mềm hoàn tất, vẫn còn nhiều việc cần phải làm bao gồm:
(a) Tăng cường thông tin về công nghệ và kỹ thuật ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng. Nhiều biện pháp cần được chính phủ khởi đầu.
(b) Áp dụng một cách rộng rãi hệ thống thông tin bao gồm việc nghiên cứu tính khả thi trong việc kiểm tra các công trình xây dựng bằng điện tử và hệ thống thông tin điện tử trong xây dựng địa phương (CIC, 2007).
Tăng cường các ._.ốc
Sử dụng công nghệ và phương pháp thi công xây dựng đường bằng máy gia cố
Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường được định nghĩa là phương pháp xây dựng đường cho phép nền đường được thi công tại chỗ bằng cách sử dụng một máy gia cố đường. Đây là loại máy có khả năng vừa nghiền và trộn cùng một lúc.
Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường lần đầu tiên được tiến hành theo phương pháp cho phép sử dụng gạch đá tại chỗ làm vật liệu cho lớp base sau khi đã được trộn thêm nhũ tương nhựa đường.
Phương pháp này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào tốc độ thi công mặt đường đối với các con đường liên thôn.
Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường sau này đã được phát triển thành phương pháp làm lại đường tại chỗ mà không cần phải sử dụng vật liệu mới.Ngày nay, được gọi là hệ thống tái chế mặt đường tại chỗ phương pháp sử dụng máy gia cố được sử dụng rộng rãi để sửa chữa đường không những với chi phí thấp mà còn có thể áp dụng cho việc phục hồi các đường vành đai và đường vòng nơi có lưu lượng giao thông lớn.
Máy gia cố đường Road stabilizer là loại máy rải có khả năng vừa đập nhỏ mặt đường asphalt đã bị hỏng đồng thời tiến hành quá trình nghiền - trộn một cách đơn giản ngay tại vị trí đường. Với một động cơ khỏe cơ chế truyền động kết hợp với một hệ thống rotor có những mũi khoan hình chóp và một ống dẫn để tiến hành nghiền, trộn và một thiết bị dùng cho các phụ gia như nước và nhũ tương.
Với đặc tính máy Road stabilizer bánh lốp tạo nên sự di chuyển hoàn hảo; độ sâu máy có thể nghiền, trộn tối đa là 400 mm, với các mũi cắt được bố trí theo hình chóp nhọn cho phép nghiền hỗn hợp asphalt thành những mảnh đường kính nhỏ hơn và trộn đều; có thể đập vỡ và trộn lớp asphalt cũ có độ dày tối đa là 80 mm; trống rotor được thiết kế để di chuyển sang hai bên 50 mm so với hướng đi mà không để rơi vãi hỗn hợp, thậm chí ngay cả khi thi công ở những đường cong. Hệ thống rotor máy được lắp đặt thuận tiện đem lại cho người điều khiển một tầm nhìn tốt, dễ kiểm tra điều khiển những điều kiện trộn cho hợp lý.
Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường Road stabilizer có những đặc điểm sau: Phương pháp này cải tạo được mặt đường đất và sỏi đá thành mặt đường được rải thảm tại chỗ; Phương pháp này bảo tồn được nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng bề mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ; Tiến hành nhanh tiến trình hỗn hợp, trộn vật liệu gia cố; Rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành hơn so với việc rải lại mặt đường mới. Đây là công nghệ rất phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Còn rất nhiều các công nghệ hiện đại khác được sử dụng trong công nghiệp xây lắp mà chúng tôi chưa giới thiệu ở đây. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công trình, các công ty xây lắp Việt Nam nói chung và Vietracimex nói riêng cần trang bị các trang thiết bị hiện đại, cử người đi học các công nghệ mới về áp dụng ở Việt Nam. Có như vậy chúng ta mới đáp ứng yêu cầu khắt khe của sản phẩm xây lắp hiện đại và cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài, không những ở các công trình xây lắp trong nước mà còn vươn xa hơn tới các công trình xây lắp hiện đại ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Nhà cao tầng
Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng nhiều công nghệ xây dựng đơn giản nên năng suất lao động thấp, thời gian thi công kéo dài, lãng phí nguyên nhiên liệu, xả nhiều rác, bụi ảnh hưởng môi trường. Trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhiều công ty đang hướng tới phương pháp công nghiệp hóa xây dựng nhằm triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Một trong các công nghệ mang tính cách mạng là công nghệ sàn rỗng BubbleDeck để công xưởng hóa quá trình thi công sàn, nhưng giữ nguyên ưu điểm của sàn toàn khối, giảm đến 50% trọng lượng bản thân công trình, giảm lượng tiêu thụ bê tông, giảm lao động, giảm rác thải… Đây là công nghệ được Bộ Xây dựng xem xét và khuyến khích phát triển tại Việt Nam.
Công nghệ thứ hai là kết cấu tường nhẹ sản xuất công xưởng đã hoàn thiện bề mặt để giảm 70% trọng lượng bản thân so với tường xây gạch, tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công trên công trường, giảm bụi, rác thải… Đối với phần móng và phần ngầm, sử dụng phối hợp móng bè dạng hộp trên nền đất yếu đã gia cố bằng công nghệ Top- Base nhằm giảm thời gian thi công 60-70%, đặc biệt tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu 30-40%. Công nghệ Top Base mặc dù đã phát triển ở Nhật Bản và Hàn Quốc hơn 20 năm nhưng Việt Nam cũng là một trong số ít các nước áp dụng công nghệ này, và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Top-base, một công nghệ nền móng mới đã được nhiều kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc thực sự quan tâm. Công nghệ được sử dụng cho nền đất yếu để tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và giảm kết cấu móng.
Công nghệ top-base được tiến hành bằng cách đặt các khối bêtông top-base lèn chặt trong một lớp đá dăm trên nền đất yếu. Những kết quả đo lường cho thấy khi công nghệ top-base cho phép giảm kết cấu móng chỉ còn 1/10-1/2 (hoặc hơn nữa) và tăng khả năng chịu lực của đất nền từ 50% đến 200% (hoặc hơn nữa) so với nền đất chưa gia cố. Công nghệ top-base, vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây dựng, đã được hoàn thiện và áp dụng thành công trên nền đất yếu hơn 10 năm ở Hàn Quốc. Có 2 phương pháp thi công top-base, đó là thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ:
1. Top-block đúc sẵn (công nghệ Nhật bản)
- Sắp xếp các top-block lên nền đất
- Chèn đá dăm giữa các khối
2. Top-block đổ tại chỗ (công nghệ Hàn quốc)
- Sắp xếp các khuôn đúc chế tạo sẵn
- Đổ bê tông vào khuôn
- Chèn đá dăm giữa các khối
Mặc dù phương pháp thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ có chức năng như nhau, nhưng phương pháp thi công tại chỗ dễ đạt cường độ hơn và rẻ hơn phương pháp thi công tại nhà máy.
Phương pháp đổ tại chỗ được thực hiện bằng cách đặt các phễu được kết nối chặt chẽ với nhau tại vị trí thi công, sau đó, đặt hệ lưới thép dưới, đổ bêtông hoặc vữa lỏng vào phễu, lèn chặt đá dăm, đặt lưới thép trên, vv.. Trong 1 top-block, khối bêtông hình nón ở trên có góc nghiêng 45 độ có tác dụng phân phối ứng suất, khối bêtông hình trụ đỉnh chóp ở dưới có tác dụng ngăn sự biến dạng bên.
Đây là một công nghệ mới có tính đột phá nhờ chi phí rất thấp bởi thời gian thi công rất ngắn cũng như sử dụng những vật liệu thi công rẻ tiền, dễ vận chuyển tới công trường và phương pháp thi công đơn giản.
Cơ chế cải tạo đất bằng top-base:
- Phân bố đều ứng suất trong nền- tập trung ứng suất gần đáy móng
- Hạn chế biến dạng ngang
- Khắc phục cơ chế phá hoại do trượt cục bộ thành phá hoại do trượt sâu.
Ứng dụng hệ kết cấu cầu treo cho nhà cao tầng ở Việt Nam
Kết cấu cầu treo là một trong những kết cấu được dùng phổ biến khi thiết kế cầu nhịp lớn do những ưu điểm của nó. Hệ kết cấu cầu treo điển hình gồm hai tháp cao ở hai đầu, sàn cầu bê tông cốt thép hoặc thép, hai dây cáp lớn căng ngang nối hai đỉnh tháp và các dây cáp nhỏ treo sàn bê tông cốt thép vào hai dây cáp lớn. Dạng kết cấu này có ưu điểm là các cấu kiện chính chỉ chịu lực đơn giản: tháp chịu nén là chính, các dây cáp lớn và nhỏ chỉ chịu kéo, sàn cầu chịu mô men uốn tương đối nhỏ.
Năm 1968, kiến trúc sư Gunnar Birkerts đã ứng dụng kết cấu cầu treo cho thiết kế tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minnesota ở Mỹ. Tòa nhà được xây dựng xong năm 1973, được giới kiến trúc đánh giá cao, được coi là một thành tựu kiến trúc và dành được một số giải thưởng kiến trúc uy tín năm 1974. Tòa nhà này sử dụng kết cấu hai dây cáp treo gắn vào hai tháp ở hai đầu vượt qua nhịp 100m. Tòa nhà thông hai tầng dưới cùng để cho người đi bộ qua. Bên trên là 11 tầng kết cấu khung thép. Phần ngầm bên dưới chiếm hai phần ba không gian của tòa nhà là các hầm chứa và văn phòng. Lõi thang máy gắn vào phía đông của tòa nhà. Năm 2000, tòa nhà được cải tạo lại thành 15 tầng, cao 67m và được sử dụng tốt đến ngày nay.
2.5. Giảm chi phí máy móc và thiết bị:
- Tận dụng công suất máy móc thiết bị một cách hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc để làm tăng tuổi thọ của máy móc thiết bị.
- Khắc phục dần các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy móc thiết bị bằng cách sử dụng những vật liệu che chắn, bảo quản thiết bị ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tận dụng máy móc thiết bị tự có của Công ty từ các công trình khác, kết hợp với việc thuê máy móc bên ngoài một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí điều chuyển những vật tư, máy móc ở địa điểm quá xa công trình bằng cách thuê ngoài nếu thời gian cần máy móc đó không dài.
- Xử lý và giám sát chặt chẽ từ việc mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu vận hành thiết bị.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, theo dõi lịch trình bảo dưỡng máy, thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố về cơ điện, nhanh chóng đưa thiết bị trở lại hoạt động ổn định dài ngày.
- Thường xuyên duy trì công tác vệ sinh, bảo dưỡng thay dầu mỡ cho máy, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật...
2.6. Giảm chi phí thầu phụ, chi phí chung:
- Công ty cần có kế hoạch lựa chọn các nhà thầu phụ một cách hợp lý để đảm bảo giá thành khi thuê họ thực hiện gia công, xây lắp một số hạng mục công trình mà Công ty không có khả năng đảm nhiệm hết, sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng đồng thời giảm thời gian thi công để Công ty đầu tư xây dựng ở những hạng mục khác.
- Có kế hoạch tinh giảm bộ máy nhân công gián tiếp làm việc tại công trường, để giảm bớt chi phí chung tại công trường.
- Có giải pháp hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí điện, nước, điện thoại.. tại các công trường thông qua việc giao khoán định mức giá trị sử dụng mỗi tháng, nếu có nhu cầu phát sinh cần trình Chủ nhiệm công trình và lãnh đạo cấp trên để xử lý kịp thời.
2.7. Quản lý tốt các khoản phải thu.
Do Công ty có mạng lưới kinh doanh xây dựng rộng lớn khắp miền Bắc và trong Thành Phố Hồ Chí Minh với nhiều đơn vị xây dựng. Do đó Công ty phải đôn đốc khách hàng thanh toán đúng quy đinh tránh tình trạng nợ nần kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu Công ty được khách hàng thanh toán ngay sau khi giao nhận kết quả giá trị xây lắp, Công ty sẽ không bao giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng thật không may, điều đó khó có thể xảy ra, do vậy Công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản công nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư, nguyên liệu vào xây dựng, cải thiện tốc độ thi công các công trình đến tốc độ thu tiền.
2.8. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại
- Trong điều kiện thiết bị và công nghệ như nhau, việc cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành xây dựng dường như rất quyết liệt. Trước yếu tố này, năng suất lao động là một trong những yếu tố hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh.
- Trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để tiết kiệm vật tư nguyên liệu, đáp ứng đúng nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất. Mới đây, Công ty đã áp dụng hệ thống G.PRO và IEES trong quản lý và kiểm soát sản xuất cũng như kiểm soát công nghệ. Hệ thống này cho phép thu thập thông tin, phân tích xử lý và đưa ra các phương án tối ưu, mà theo những cán bộ ở đây, quyết định quản lý xuất phát từ số liệu chính xác chứ không phải theo cảm tính.
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng sẽ giúp nhân viên hoạt động hiệu quả hơn như trang bị máy tính hiện đại, có nơi lưu cất giữ hồ sơ, giấy tờ đúng quy định, thuận tiện cho công tác kiểm tra một cách thường xuyên.
2.9. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000.
- Giao cho các đơn vị xây dựng ký kết với các đại lý, khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi nhập nguyên vật liệu,máy móc phải theo một hệ thống quy trình rõ ràng đã được xem xét, phê duyệt.
- Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
- Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng công tác thi công những công trình, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về những vướng mắc về chất lượng thị hiếu.
- Thường xuyên nắm bắt thị trường về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép… tăng cường áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp.
- Tăng cường áp dụng các hệ thống xử lý rác thải xây dựng.
- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các công trình thông qua việc xem xét đầy đủ toàn bộ các yêu cầu đòi hỏi về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO.
Là một Công ty hàng đầu của ngành xây dựng, đang chiếm thị phần khá, lợi nhận cao, giá cả có khả năng cạnh tranh, nhưng Công ty cổ phần thương mại – xây xựng VIETRACIMEX HÀ NỘI vẫn đang chăm lo mọi mặt để chủ động hội nhập một cách đầy đủ vào thị trường khu vực và thế giới. Trong đó, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất với công nghệ mới, tiến tiến, để tăng nhanh giá trị sản lượng xây lắp với chất lượng cao, giá thành hạ, cung ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Để thực hiện được toàn bộ các vấn đề trên cần có thời gian và thực hiện từng bước đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân lực. Điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thông qua: chương trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp, khen thưởng thành tích đạt được.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên
- Ban chỉ đạo tiết kiệm cần đưa ra các chương trình cụ thể hơn, giao cho các đầu mối xây dựng và thực hiện, báo cáo kết quả theo kỳ, có tổng kết khen thưởng.
- Lập mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm có trình độ kinh nghiệm, sát với từng khu vực sản xuất kinh doanh để xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả.
- Việc tiết kiệm cần được tính toán thiết kế ngay từ khi xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư trên cơ sở cân đối giữa chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Trên đây là những giải pháp tiết kiệm mà Công ty đã đang và sẽ tiếp tục được triển khai trong sản xuất phục vụ mục tiêu tiết kiệm chung nhằm tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh. Và để thực hiện được những giải pháp trên Công ty cần tập trung vào một số những vấn đề chủ chốt trước mắt sau:
Rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, đưa các chỉ tiêu tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Khoán định mức tiết kiệm đối với từng đơn vị thành viên, từng công đoạn sản xuất, yêu cầu đơn vị phải tìm các biện pháp để giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu, vật tư, năng lượng; Có biện pháp tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất với những khoản mục cụ thể nhằm thực hiện cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất.
Giao định mức kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm, hạ giá thành cho từng đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật mới ban hành. Hàng quí xét duyệt và áp dụng cơ chế thưởng, phạt về tăng, giảm giá thành từ quỹ tiền lương.
Rà soát, tạm dừng các hạng mục sửa chữa lớn chưa thật sự cần thiết, kiểm soát chặt chẽ chi phí sửa chữa để hạn chế các chi phí phát sinh.
Quản lý giá mua vật tư trên cơ sở các chào giá cạnh tranh. Các chủng loại vật tư có giá trị lớn đều tuân thủ chỉ đạo của Tổng Công ty.
Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị xây dựng, trên cơ sở xây dựng chi phí xây dựng một cách cụ thể, chi tiết như: Tiết kiệm chi phí xăng, dầu, tiếp khách, hội nghị, bốc xếp, vận chuyển…, tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện.
Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát cụ thể từng khoản mục tại các đơn vị trực thuộc và văn phòng Công ty; sửa đổi và ban hành mới các qui chế về tiết kiệm, như khoán chi phí điện thoại, tiếp khách, hội nghị, qui chế quản lý và sử dụng xe đi công tác…
Cần phải đánh giá lại năng lực thực tế, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của đơn vị mình, có tính đến thị trường khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020….
Công ty phải chủ động nắm bắt và vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng cả ở trong nước và quốc tế.
3. Kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho VIETRACIMEX HÀ NỘI
3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:
Kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
Từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành thì tốc độ đầu tư được tăng lên nhanh chóng và rõ rệt. Hàng loạt các dự án,các công trình được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nguồn vốn khác nhau. Từ đó kéo theo sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội và bộ mặt đất nước. Cùng với quá trình đó để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư XDCB trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường đổi mới, cải tiến, sửa đổi, bổ sung về quy chế, điều lệ quản lý đầu tư XDCB làm nâng cao hiệu lực quản lý. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “Đổi mới cơ chế quản lý XDCB để ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thất thoát vốn Nhà nước, nhất là các khâu thiết kế, xác định đơn giá xây dựng, nghiệm thu công trình, sử dụng dịch vụ, thẩm định chất lượng, giá cả vật tư, thiết bị nhập khẩu và kiểm toán của các công ty trong nước và ngoài nước có uy tín trong lĩnh vực này. Mỗi công trình phải có người làm cụ thể, nếu là công trình phải thu hồi vốn đủ và đúng hạn cho Nhà nước. Khai thác mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư phát triển của nhân dân, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bằng mọi hình thức sao cho mọi tiềm năng đều được huy động, mọi đồng vốn đều được sinh lợi, nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, việc quản lý đầu tư XDCB đã hình thành một cơ chế một rõ ràng và có hệ thống, tuy nhiên nó chưa đáp ứng được những yêu cầu kịp thời và cụ thể cho từng lĩnh vực. Để hoàn thiện cơ chế quản lý XDCB, nhà nước cần quan tâm đến các vấn đề có liên quan trong cơ chế này:
Một là, về thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng là một vấn đề được quan tâm và mức độ quan tâm càng được tăng lên cùng với sự phát triền của kinh tế - xã hội nói chung và tốc độ tăng về đầu tư XDCB nói riêng. Việc cấp giấy phép xây dựng là một vấn đề rất phức tạp cần phải khảo sát kỹ lại các điều kiện cần thiết. Vấn đề cấp giấy phép không phải chỉ là sự quan tâm riêng của nước ta mà vấn đề này còn đang được xem xét ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc cấp giấy phép phù hợp, tin cậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc quản lý XDCB có hiệu quả và tác động trực tiếp đến chất lượng công trình và yêu cầu khác. Ở nước ta hiện nay cũng cần rà soát lại các tổ chức xây dựng có trình độ và điều kiện thi công khác nhau để dễ dàng quản lý và đảm bảo yêu cầu thi công và chất lượng công trình.
Hai là: trách nhiệm của chủ đầu tư và vấn đề tổ chức đấu thầu ký hợp đồng. Đánh giá về chủ đầu tư là một vấn đề rất khó, trên thế giới ở những nước phát triển, các chủ đầu tư thường thuê kiến trúc sư, kỹ sư và người quản lý xây dựng, sau đó họ ràng buộc trách nhiệm đối với hai bên này. Khi có vấn đề gì không đúng thì trách nhiệm thuộc về bên thiết kế xây dựng hoặc nhà quản lý xây dựng phải gánh chịu. Trong trường hợp chủ đầu tư dành lại một số việc nào đó để chủ đầu tư tự thực hiện (như chủ đầu tư tự làm hoặc chủ đầu tư thực hiện việc mua sắm thiết bị và chi khác về XDCB), trong trường hợp này, một phần trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Hiện nay, ở nước ta khi mở ra cơ chế thị trường, các hình thức thi công theo kiểu phương tây đang phát triển. Chúng ta đang chuyển dần từ việc chỉ định thầu thi công sang đấu thầu, có phần nâng cao hiệu quả quản lý bước đầu. Song việc đấu thầu hiện nay cũng phải xem xét một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với công trình thuộc vốn ngân sách. Hiện tượng dàn xếp hoặc đấu thầu một cách rất hình thức đang diễn ra, có trường hợp tổ chức đấu thầu song người trúng thầu đã thầm biết trước. Đây cũng là vấn đề cần xem xét đối với hệ thống ba bên trong quản lý XDCB, trong đó có trách nhiệm của Chủ đầu tư. Bên cạnh đó vấn đề ký kết hợp đồng kinh tế cũng rất phức tạp, giá trị hợp đồng thường bất hợp lý, nhiều khi rất khó giải thích song việc này trên thực tế vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Việc dàn xếp của một hệ thống nhiều bên từ khâu lập dự toán, xét duyệt tổng mức đầu tư, đến khi thiết kế thi công, bổ sung dự toán. Tình trạng này vẫn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
Ba là: trách nhiệm của đơn vị thiết kế. Đối với việc quản lý xây dựng liên kết thành ba bên chủ yếu với một số nhà thiết kế, kỹ sư hay kiến trúc sư cũng là một vấn đề mới mẻ. Theo cách này người quản lý xây dựng chuyên nghiệp đã đảm nhiệm một số nhiệm vụ truyền thống trước đây của người thiết kế và người thiết kế cũng tham gia vào quá trình quản lý xây dựng, có như vậy mới đem lại kết quả trong quản lý. Thực tế ở nước ta, quá trình thiết kế, xác định khối lượng ban đầu có liên quan đến dự toán và chất lượng công trình. Đây là khâu đầu tiên quyết định chất lượng công trình,song cũng rất phức tạp. Đây cũng là mắt xích trong quá trình tiêu cực đã được dàn xếp của một hệ thống các bên tham gia vào quá trình quản lý xây dựng. Trong lĩnh vực này, để hạn chế tiêu cực, nên chăng phải có sự quy định chặt chẽ về trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ phận thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình, vừa tiết kiệm vốn đầu tư.
Bốn là: về khâu thanh toán cấp phát vốn. Thanh toán là một khâu quan trọng. Thanh toán kịp thời mới đảm bảo thời gian thi công công trình. Cơ chế thị trường mở cửa xuất hiện nhiều hình thức thanh toán. Thông thường việc thanh toán và cấp phát vốn đối với công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải tuân theo quy định về thanh toán và cấp phát vốn. Song thực tế hiện nay, xuất phát từ nền kinh tế cạnh tranh, tìm công ăn việc làm nên nảy sinh nhiều hình thức thanh toán không theo quy định, thậm chí không những chủ đầu tư và các đơn vị cấp phát thường thanh toán chậm hoặc nhiều công trình không có vốn thanh toán. Có nhiều trường hợp đơn vị thi công phải ứng trước hoặc phải bỏ ra một khoản tiền nào đó cho bên chủ đầu tư mới được nhận công trình. Thực tế có không ít công trình mới có dự án được phê duyệt dự toán hoặc chưa có vốn thi công, để có việc và được nhận công trình, nhiều đơn vị thi công phải bỏ tiền ra thi công công trình trước rồi sau đó mới được chủ đầu tư thanh toán. Chính quá trình cạnh tranh không lành mạnh này cùng với một số trường hợp dàn xếp hoặc tổ chức đấu thầu hình thức đã làm tăng tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
3.2. Kiến nghị cho một triển vọng phát triển bền vững của lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp
Trong hầu hết các phần việc có liên quan đến đất đai, nhà ở, công tác chuẩn bị còn chậm chễ, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng và quản lý đô thị.
Vấn đề xây dựng phát triển nhà từ lâu đã được công nhận là một vấn đề hết sức cấp bách, song cho đến hiện nay vẫn chưa hình thành được một chương trình phát triển nhà ở dài hạn với một cơ quan đầu não thực sự, có đủ quyền lực và bộ máy hoàn thiện để thực hiện chương trình. Bởi vậy theo em, để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực nhà ở đô thị, thì còn có nhiều việc phải làm trên các phương diện luật pháp, kinh tế, chính sách. Tất cả đều cần phải hoàn thiện và sáng tạo thêm. Dưới đây là một số kiến nghị và hướng đi góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung và VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng:
Một là: khẳng định vai trò mới của nhà nước trong lĩnh vực xây lắp trong điều kiện kinh tế thị trường: định hướng can thiệp thông qua những chính sách tiếp cận chiến lược, dự án và đề xuất các chương trình đỡ đầu các dự án xây lắp quy mô lớn. Nhất quán thực hiện chính sách tiếp cận “tạo điều kiện” cho cộng đồng (khu vực bình dân) và tạo điều kiện cho thị trường (khu vực tư nhân) cùng tham gia góp vốn đầu tư xây dựng các công trình lớn. Điều hành thông qua các định chế pháp luật và hệ thống các thiết chế được phân công, phân nhiệm rõ ràng, hoạt động thống nhất và có hiệu quả. Nhà nước có thể can thiệp đến đâu,ở mức nào để vẫn có thể kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp song không gây hại đến động cơ và lợi ích của các doanh nghiệp. Một mô hình quản lý mới, năng động là cần phải được tìm kiếm và hoàn thiện không ngừng.
Hai là: triển khai các quy tắc để xử lý ngay các vướng mắc về quyền sở hữu, quyền hưởng thụ đất và nhà ở. Tạo điều kiện đảm bảo quyền an toàn sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư xây dựng trên đất ở hiện nay. Cần phải xác lập và chuẩn hóa những quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật, có sử dụng các phương pháp và công cụ hiện đại như điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình, sơ thảo văn bản, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, làm thí điểm và thử nghiệm xã hội. Điều này sẽ giúp cho các văn bản được soạn thảo và ban hành phù hợp hơn, cập nhật hơn với thực tế của các hoạt động được quản lý.
Ba là: nhà nước nên xem xét việc sửa đổi lại mức thuế suất đối với thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp nói chung và VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng, máy móc, thiết bị xây dựng thi công công trình đều phải nhập khẩu từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó mức thuế suất thuế nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Từ thực tế tại VIETRACIMEX HÀ NỘI, tôi nhận thấy rằng thuế nhập khẩu chiếm một phần trong chi phí sản xuất kinh doanh và việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu là một biện pháp để thực hiện mục tiêu này. Với mức thuế suất hợp lý, nhà nước vừa có thể thu đúng, thu đủ mà tình trạng các doanh nghiệp tìm cách chốn thuế, “lậu thuế” cũng được giảm bớt, mức thuế suất hợp lý sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
LỜI KẾT
Trong những năm thực hiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước ta có những biến đổi sâu sắc. Nhờ có cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động một cách có hiệu quả tức là hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả và phải liên tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải năng động linh hoạt nhạy bén trước những biến đổi của thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, phù hợp với thị hiếu nhu cuầu của thị trường. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhu cầu tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải thực hiện.
Qua thời gian công tác và làm việc tại công ty VIETRACIMEX HÀ NỘI, từ thực trạng của công ty, các số liệu đã thu thập được phân tích, em đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo!
Phó Giáo Sư, Tiến sỹ ĐẶNG VĂN THANH, người thầy đã hết lòng giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp, PGS.TS Phan Thị Ngọc Thuận, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, năm 2006
2. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp PGS. PTS. Phạm Hữu Huy, NXB Thống Kê, năm 1999.
3. Giáo trình Marketing căn bản TS. Phan Thăng và TS Phan Đình Quyền, NXB Thống Kê, năm 2000.
4. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – tập 2, trung tâm Quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống Kê, năm 2001.
5. Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp, PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi, NXB Tài chính, năm 2007.
6. Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, PGS.TS Đỗ Văn Thức, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2005.
7. Quản lý tài chính doanh nghiệp, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXB Lao động – Xã hội, năm 2008.
8. An Annual Report of the Construction Industry of China Hong Kong 2007-2008, Michael Anson1, YH Chiang2, Eddie CM Hui2, Patrick TI Lam 2, Stephen WK Mak2, HY Ng2 and Eva XT Yin2, AsiaConstruct Team Research Centre for Construction and Real Estate Economics Hong Kong Polytechnic University, 2008
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng:
Bảng 1.1 : Các thành phần đầu tư vào ngành công nghiệp xây lắp 30
Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo trình độ học vấn. 54
Bảng 2.2 : Tình hình tài sản của Công ty 57
Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội. 58
Bảng 2.4 : Các khoản tạm thu và phải trả 59
Bảng 2.5 : Giá trị tài sản cố định 61
Bảng 2.6 : Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty 3 năm 2006→2008. 63
Bảng 2.7 : Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm 2006→2008. 69
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 : Chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm. 66
Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng (giảm) doanh thu, chi phí thực hiện qua các năm 2006→2008 67
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Duy Đồng, học viên lớp Cao học khóa II, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – khoá 2007 – 2009. Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu, kết quả trong luận văn này là thực tế. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung đề tài này.
Tác giả
Nguyễn Duy Đồng
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSLĐ/Nợ NH Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
TSLĐ – HTK/ Nợ NH Khả năng thanh toán nhanh
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
TSLĐ Tài sản lưu động
SXKD Sản xuất kinh doanh
BTCT Bê tông cốt thép
CDV Cầu dây văng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32983.doc