Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh & những giải pháp của Công ty TNHH Quảng cáo & Thương mại THANH`S

Lời mở đầu Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ các doanh nghiệp. Để đứng vững trước quy luật cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể đạt được bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Là một công ty TNHH thành lập chưa lâu, ban lãn

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh & những giải pháp của Công ty TNHH Quảng cáo & Thương mại THANH`S, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đạo công ty THANH'S hiểu rõ vị trí doanh nghiệp của mình hiện nay đang ở trong giai đoạn nào. Do đó mọi cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đều tập trung vào vấn đề tăng thị phần, vị thế và uy tín của công ty trên thương trường thể hiện bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá thành cạnh tranh. Đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên để họ yên tâm làm việc, cống hiến hết trí lực của mình. Chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất kết quả của toàn bộ hoạt động trên của công ty là hiệu quả kinh doanh. Sau thời gian thực tập tại công ty, với những gì đã được học cùng thực tiễn ở công ty, kèm theo sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, các cô, các chú và anh, chị trong công ty, em đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và những giải pháp của công ty TNHH Quảng cáo và thương mại THANH'S". Kết cấu của chuyên đề này gồm kết cấu 3 phần chính sau: Phần I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Phần II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Quảng cáo và thương mại THANH'S Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Quảng cáo và thương mại THANH'S Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Đăng Khâm cùng Ban giám đốc và các anh, chị ở trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. chương I hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có cơ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Doanh nghiệp là thực thể kinh doanh độc lập và bình đẳng trước pháp luật , mục tiêu xác định luôn là tối đa hoá lợi nhuận Doanh nghiệp nói chung là một tổ chức độc lập và hoạt động theo một mục tiêu xác định, do đó, người ta có thể nhìn nhận nó trên nhiều góc độ khác nhau, theo nhiều phương diện khác nhau. -Theo mục tiêu hoạt động, người ta chia doanh nghiệp thành 2 loại: 1.Doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận 2.Doanh nghiệp hoạt động công ích -Theo nguồn gốc đầu tư, người ta cũng chia ra 2 loại: 1.Doanh nghiệp có đầu tư từ nước ngoài 2.Doanh nghiệp không có đầu tư nước ngoài - Theo công việc chủ yếu mà doanh nghiệp thực hiện, người ta chia ra 3 loại chính: 1.Doanh nghiệp sản xuất 2. Doanh nghiệp thương mại 3.Doanh nghiệp dịch vụ -Theo phạm vi trách nhiệm của người thành lập doanh nghiệp, người ta chia 2 loại: 1.Doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn 2.Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn 1.1.2.Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp Một cách khái quát, doanh nghiệp có 3 hoạt động cơ bản - Hoạt động sản xuất kinh doanh: là những hoạt động gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề chủ yếu của doanh nghiệp, hoạt động này là cơ sở chính để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. - Hoạt động tài chính: thường được thể hiện dưới các hình thức góp vốn liên danh liên kết, đầu tư vào các tài sản tài chính ( mua các loại chứng khoán) mặc dù không phải là bộ phận đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó góp phần làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt và hợp lý. - Hoạt động khác: Bên cạnh các hoạt động sản xuất chính và các hoạt động tài chính thì doanh nghiệp còn có các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng linh hoạt tài sản của doanh nghiệp ví dụ: như cho thuê các tài sản ( đất đai,tín dụng) tạm thời chưa sử dụng đến ... 1.2. hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm tổng hợp và có thể xem xét trên nhiều góc độ thông thường hiệu quả kinh doanh được thể hiện theo hai khía cạnh: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội - Hiệu quả kinh tế: Xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sỡ hữu dẫn đến tăng khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro. - Hiệu quả xã hội: Tạo công ăn việc làm, tăng GDP, cải thiện môi trường môi sinh, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh về mặt kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh với chi phí thấp nhất, lợi nhuận cao nhất. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một đòi hỏi bức thiết đối với nhà quản trị doanh nghiệp nhằm hướng doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường tích luỹ để có thể đầu tư tái mở rộng về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở mức lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá một cách chính xác, khoa học về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Sơ đồ 1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh ddoanhdoanh hiệu quả kinh tế tổng quát hiệu quả kinh tế chi tiết Hiệu quả kinh tế tuyệt đối Hiệu quả kinh tế tương đối Sức sản xuất của TSCĐ Sức sinh lời của vốn cố định Sức luân chuyển vốn lưu động Tỷ lệ lãi gộp a) Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng quát: * Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu - Tổng chi phí * Hiệu quả kinh tế tương đối: Tổng doanh thu Hệ số hiệu quả kinh tế = Tổng chi phí *Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ suất lợi nhuận trên = Lợi nhuận ròng tổng tài sản(ROA) Tổng tài sản *Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu tỷ suất doanh lợi vốn = Thu nhập sau thuế chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu Tỉ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư ROI = Lợi nhuận Tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng quát phản ánh chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu (Tính cho một năm hoạt động) b) Các chỉ tiêu chi tiết: Tổng doanh thu * Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng tài sản cố định bình quân (Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị tài sản cố định trong kỳ làm ra được bao nhiêu giá trị mặt hàng). Tổng doanh thu * Số vòng luân chuyển vốn = (1) Tổng vốn lưu động bình quân c) chỉ tiêu đánh giá rủi ro của doanh nghiệp Rủi ro có hệ thống (Được đo lường bằng hệ số b) Rủi ro không có hệ thống Chỉ tiêu này được tính riêng cho từng loại vốn. Nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn trong kinh doanh. Tổng doanh thu - Tổng chi phí * Tỷ lệ lãi gộp = x 100 Tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh rõ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp càng lớn thì doanh nghiệp kinh doanh càng có hiệu quả. 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội: * Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước: Bao gồm thuế nộp cho Nhà nước, các khoản nộp lãi vay vốn Nhà nước. * ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực tới các ngành kinh tế khác: Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển một mình trong nền kinh tế. Do vậy doanh nghiệp có mối quan hệ với các doanh nghiệp và các tổ chức, các ngành kinh tế khác. Trong mối quan hệ đó, doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các doanh nghiệp khác nên cần phải đánh giá * Khả năng giải quyết công ăn việc làm cho lao động: Doanh nghiệp trực tiếp cung cấp việc làm cho cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng tạo thêm việc làm cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hoá cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong qúa trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu qủa nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách đúng đắn trong qúa trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng khách quan (bên ngoài doanh nghiệp) và nhóm các nhân tố ảnh hưởng chủ quan (bên trong doanh nghiệp). Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn mục đích các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trong suốt qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.1. Các nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp) 1.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư... * Đối thủ cạnh tranh Bao gồm các đối thủ cạnh tranh cấp cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất và các đối thủ cạnh tranh sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế. Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã... Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối. * Thị trường Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định qúa trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của qúa trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng... Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá thay thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể. 1.3.1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... * Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày dép,in ấn... Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố tài nguyên thiên nhiên Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên vật liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố vị trí địa lý Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất... các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. 1.3.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiép đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh ... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô... 1.3.1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trìng độ dân trí cao sẽ có nhiều đIều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh,.. và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hoá,.. các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2 Các nhân tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp) Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yêú tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa. 1.3.2.1. Nhân tố vốn Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 1.3.2.2. Nhân tố con người Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. 1. 3.2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. 1.3.2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan. Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty tnhh quảng cáo & thương mại thanh’s 2.1.những nét khái quát về công ty tnhh & quảng cáo thanh’s 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Tên chính thức của công ty : Công ty Quảng cáo thương mại Thanh Thanh’s Adverting Company, Ltd., Tên giao dịch: THANH’S Adverting Co.,ltd Công ty Quảng cáo Thanh’s Trụ sở : H10/ 61 Lạc Trung – Hai Bà Trưng- Hà Nội Văn phòng : 93 Đặng Văn Ngữ- Đống Đa- Hà Nội Loại hình công ty : TNHH Lĩnh vực kinh doanh: - Quảng cáo thương mại - Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo Mục tiêu kinh doanh: trở thành nhà tư vấn chiến lược quảng cáo, có thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn quảng cáo, dịch vụ khách hàng Chu đáo tin cậy nhất. Lịch sử hình thành và phát triển công ty: công ty được thành lập vào ngày 25/06/2000. Công ty quảng cáo thương mại Thanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng . Công ty có quyền tham gia các hoạt động quảng cáo, và ký kết các hợp đồng liên kết hợp tác như các thành phần kinh tế khác. Qua hơn bốn năm hoạt động trong thị trường quảng cáo công ty đã không ngừng thay đổi và phát triển ngày càng vững mạnh và đang từng bước vươn lên khẳng định mình trên thị trường quảng cáo, đặc biệt là trong lĩnh vực in ấn các ấn phẩm, các tài liệu, tư liệu cho các doanh nghiệp, trong đó khách hàng mục tiêu của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam . Trong tương lai công ty sẽ đi sâu hơn vào lĩnh vực tư vấn phát triển thương hiệu và mục tiêu là trở thành nhà tư vấn và làm thương hiệu cho các doanh nghiệp . Là một công ty được thành lập khá sớm trong lĩnh vực quảng cáo và tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đi vào hoạt động trong lĩnh vực thương hiệu, một lĩnh vực mà đối với thế giới thì không còn mới mẻ , nhưng đối với Việt Nam thì còn rất nhiều bỡ ngỡ. Điều đó khẳng định trong một vài năm qua ở Việt Nam một số đã bị mất thương hiệu của mình và bị mất lợi thế trong kinh doanh do không có thương hiệu, phải sử dụng thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Với phương châm lấy chất lượng, hiệu quả, làm kim chỉ nam cho các hoạt động, và các dịch vụ chăm sóc khách hàng nên công ty đã nhanh chóng lấy được uy tín của các khách hàng -và lượng khách hàng của công ty ngày được mở rộng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức - nhân sự 2.1.2.1 Bộ máy tổ chức Sơ đồ2: Bộ máy tổ chức của công ty Giám đốc PGĐ: Kinh doanh Phòng Marketing TP. CSKH Bộ phân sản xuất Thiết kế sáng tạo CT. hội đồng thành viên Kế toán Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng rất gọn nhẹ điều đó giải thích vì sao mà công ty hoạt đông khá hiệu quả , với các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền cao nhất bao gồm tất cả các thành viên công ty . Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Thành phần kế toán thực hiện quản lý tình hình tài chính của công ty . PGĐ kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc phụ trách các lĩnh vực kinh doanh hàng ngày của công ty . Phòng Marketing: Marketing trong một công ty quảng cáo có những điểm khác so với marketing của các công ty sản xuất. Nhân viên trong bộ phận marketing chịu trách nhiệm nghiên cứu xem mẫu quảng cáo nên nhắm vào loại khách hàng nào, những chiến lược truyền thông nào có tác dụng đến họ và phương tiện nào là tốt nhất để có thể tiếp cận được nhóm khách hàng đó. Các công việc chính của bộ phận này là : Quan hệ và tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm thăm dò khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty, xem họ chịu ảnh hưởng bởi những nguyên nhân nào và cung cấp cho bộ phân sáng tạo thiết kế những thông tin cơ bản để tạo ra những mẫu quảng cáo có hiệu quả cho từng sản phẩm và thị trường cụ thể. Công việc chính thứ hai của bộ phận này là nghiên cứu tìm kiếm phương tiện với mức giá hợp lý nhất , mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải thông điệp. Tìm kiếm các nhà cung cấp, các nhà trung gian trong quảng cáo . Bộ phận chính sách kế hoạch: chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho quá trình sản xuẩt các mẫu quảng cáo, đảm bảo cho các sản phẩm của công ty diễn ra đúng kế hoạch. Xem xét và gửi hoá đơn yêu cầu bên thuê quảng cáo thanh toán, theo dõi việc chi trả của khách hàng… Bộ phận sản xuất : chịu trách nhiệm sản xuất các mẫu quảng cáo của công ty, do đặc điểm kinh doanh của công ty, công việc sản xuất quảng cáo của công ty chủ yếu là việc in các mẫu quảng cáo và làm một số bảng biển ngoài trời: công việc sản xuẩt của công ty chủ yếu do 3 xưởng thực hiện: Xưởng 1_ in máy, xưởng 2 _ in lưới, xưởng 3 _ sản xuất bảng biển quảng cáo . Bộ phận thiết kế sáng tạo: làm nhiệm vụ sáng tạo các mẫu quảng cáo . Với những chuyên viên phụ trách nghệ thuật bao gồm thiết kế, nhiếp ảnh , đồ hoạ vi tính..Sau khi khách hàng đã chấp thuận các ý tưởng sáng tạo, cho mẫu quảng cáo và ký hợp đồng thì các mẫu quảng cáo được chuyển xuống cho bộ phận sản xuất để tiến hành sản xuất các mẫu quảng cáo này. 2.1.2.2. Cơ cấu nhân sự Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty TT Trình độ học vấn Số lượng 1 Tiến sỹ 1 2 Thạc sỹ 4 3 Đại học 10 4 Sinh viên đại học 14 Nguồn : phòng kế toán. Về mặt nhân sự công ty hiện nay có 29 cán bộ công nhân viên, về trình độ chuyên môn có 1 tiến sỹ, 4 người có trình độ thạc sỹ, 10 người có trình độ đại học, 14 người là sinh viên đại học. Những cán bộ của công ty chủ yếu là những người có trình độ kinh doanh, tốt nghiệp chủ yếu là các trường đại học khối kinh tế, trong đó chủ yếu là Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Lực lượng lao động của công ty là lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình , năng động. Về mặt hợp đồng lao động của công ty thể hiện ở dưới dây - Lao động dài hạn: 9 nhân viên, chủ yếu là những người làm việc ở văn phòng công ty. - Hợp đồng thời vụ: 10 Nhân viên , làm việc theo những hợp đồng của công ty - Cộng tác viên: 10 2.1.2.3. Cơ cấu lương. Về cơ cấu lương của công ty rất linh hoạt thể hiện đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh riêng của quảng cáo . - Lương cứng + phụ cấp + thưởng doanh thu+ Chế độ khác theo quy định của bộ luật lao động: Lương cứng đã bao gồm bảo hiểm xã hội Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp, do trình độ khác nhau của cán bộ công nhân viên , công viêc đảm nhiệm, và cơ cấu lao động của công ty nên có sự chênh lệch lớn của các mức lương. 2.1.3Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty Công ty TNHH quảng cáo và thương mại Thanh’s là đơn vị chuyên kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là lĩnh vực in ấn như các: báo in, Catalogue , tờ rơi , quà tặng, POS tại cửa hàng, Poster ,báo cáo hàng năm, Giấy mời, Lịch năm mới...Do đó đối tượng khách hàng của công ty là tương đối rộng. Khách hàng chủ yếu là các nhà máy sản xuất,cơ quan hành chính,công ty TNHH…Do đặc điểm riêng của nghành in và quảng cáo nên sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo sạch sẽ, đúng mầu sắc và đặc biệt là phải đúng mẫu mã mà khách hàng yêu cầu. Đây là đặc tính đặc thù riêng của sản phẩm công ty nói riêng; ngành in và quảng cáo nói chung. Do vậy sản phẩm của công ty luôn được kiểm tra chất lượng cũng như mầu sắc rất nghiêm ngặt trước khi giao cho khách hàng và kèm theo đó là chất lượng chăm sóc khách hàng rất chu đáo chỉ có như vậy các sản phẩm của công ty sản xuất ra mới tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng mà từ đó các chỉ tiêu kinh tế mới được thực hiện và hiệu quả kinh doanh cũng như doanh thu của công ty mới được hoàn thành. Việc mở rộng thị trường là rất cần thiết đối với công ty vào lúc này bởi vì thị trường hoạt động của công ty chỉ bó hẹp trong địa bàn Hà nội, các hợp đồng làm quảng cáo và in ấn ở các tỉnh chỉ khi khách hàng liên lạc tận nơi mới đi các tỉnh gặp khách hàng, do vậy thị trường của công ty là khá nhỏ lại bị các doanh nghiệp cùng nghành như công ty TNHH sản xuất và thương mại LAM SƠN, công ty in HAKI và rất nhiều công ty khác cạnh tranh rất khốc liệt.Vì điều này việc kí kết hợp đồng,mở rộng thị trường của công ty gặp rất nhiều khó khăn và nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 2.2. thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo và thương mại thanh’s. 2.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. Trong những năm gần đây, nền kinh tế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0230.doc
Tài liệu liên quan