Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long: LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, tốc độ phát triển nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao hàng đầu tại khu vực châu Á. Nền kinh tế đang có những bước chuyển dịch mạnh hướng tới mục tiêu chiến lược đến năm 2010 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển.Ngành du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và được những sự đầu tư lớn cả trong nước và nước ngoài.Là một nước giàu tiểm năng du lịch với nhiều thắng cảnh,di tích lị... Ebook Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử, di sản thế giới và nền chính trị ổn định, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch quốc tế song hành với sự gia tăng nhanh chóng của du khách trong nước do đời sống ngày càng cao.Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở toang cánh cửa hội nhập và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch quốc tế.Với hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long đã tạo được thương hiệu và đạt đươc những thành công nhất định. Tuy nhiên để đứng vững được trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và những đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài công ty cần có những chính sách và phương hướng phát triển phù hợp.Một trong những vấn đề trọng tâm đó chính là nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm tăng cường khả năng thu hút khách, tăng lợi nhuận cũng như tạo điểu kiện cho sự phát triển của các hoạt động khác trong chuỗi dịch vụ khép kín của công ty như nhà hàng, khách sạn… Vì những lý do đó , em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long” làm chuyên đè thực tập tốt nghiệp nhắm áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn , góp một số kiến nghị để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Lê Trung Kiên cùng sự giúp đỡ nhiệt tình ban giám đốc và các thành viên của công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long. Kết cấu của chuyên đề bao gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành Chương 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận, phương pháp cụ thể. Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích xử lý thông tin, phương pháp thống kê, so sánh,… Phạm vi nghiên cứu : hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành 1.1.1 - Công ty lữ hành 1.1.1.1- Định nghĩa “ Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng giao dịch, ký kết các hợp đồng về du lịch và tổ chức thực hiện chương trình Du lịch đã bán cho khách Du lịch ”(1) Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng các chương trình Du lịch trọn gói hoạch từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình Du lịch đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa. Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình Du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện nhiệm vụ chương trình Du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc té đưa vào Việt Nam. 1.1.1.2 - Vai trò của công ty lữ hành Các Công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây: Tổ chức hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú thăm quan, vui chơi giải trí,… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến đi du lịch. Các công ty lữ hành lớn với hệ thệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng…đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ quyết định tới xu hướng tiêu dùng trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Sơ đồ : Vai trò của các công ty lữ hành du lịch trong mối quan hệ cung- cầu du lịch Kinh doanh lưu trú, ăn uống ( Khách sạn, nhà hàng ...) Kinh doanh vận chuyển ( hàng không, ô tô...) Tài nguyên du lịch ( Thiên nhiên, nhân tạo…) Các cơ quan du lịch vùng, quốc gia Các công ty Du lịch Khách Du lịch 1.1.1.3 - Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành a) Các dịch vụ trung gian. Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: * Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay. * Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô,…. * Môi giới cho thuê ô tô. * Môi giới và bán bảo hiểm. * Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch * Đăng ký đặt chõ trong khách sạn * Các dich vụ môi giới trung gian khác. b) Các chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ như các chương trình nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, các chương trình du lịch tham quan văn hoá và giải trí . Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các Công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. c) Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. - Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí. - Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ,… - Các dịch vụ ngân hàng phục khách du lịch ( điển hình là American express). Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành sẽ càng phong phú. 1.1.2 - Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành 1.1.2.1 - Định nghĩa chương trình du lịch - Theo luật du lịch Việt Nam năm 2006:” Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc.” - Theo giáo trình “ Quản trị kinh doanh lữ hành” do TS Nguyễn Văn Mạnh và TS. Phạm Hồng Chương đồng chủ biên:” Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của hoạt động kinh doanh lữ hành .Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm năm giai đoạn sau: + Thiết kế chương trình và tính chi phí + Tổ chức xúc tiến( truyền thông) hỗn hợp + Tổ chức kênh tiêu thự + Tổ chức thực hiện + Tổ chức các hoạt động sau kết thúc thực hiện” 1.1.2.2 - Nội dung kinh doanh lữ hành Thiết kế chương trình: Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch: Đây là bước khó khăn nhất của quy trình đồng thời là bước quan trọng nhất quyết định chương trình có thành công hay không, có hấp dẫn được khách mua hay không? Thông thường một ý tưởng sáng tạo được thể hiện ở một tên gọi lôi cuốn sự chú ý và nhất thiết trong nội dung chuyến phải thể hiện được một số mới lạ như: tuyến điểm mới, hình thức du lịch mới, dịch vụ độc đáo… Xác định giới hạn về giá và thời gian: Sau khi thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần phải đưa ra được khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảng thời gian hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch. Đây là căn cứ để qua đó lựa chọn các phương án về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan… Xây dựng tuyến hành trình cơ bản: Sau khi đã qua các bước trên, ta bắt đầu và xây dựng một lộ trình cho chương trình du lịch, lịch trình với không gian và thời gian cụ thể. Không gian cà thời gian này phải nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định tạo thành bộ khung trong đó đã được cài đặt các dịch vụ. Xây dựng phương án vận chuyển: Cần phải tính được cụ thể số km di chuyển, địa hình phải đi qua ( đồi núi, đèo dốc, sông ngòi, ao hồ, cấp đọ đường, quốc lộ, tỉnh lộ… ) để từ đó chọn phương tiện vận chuyển thích hợp cho mỗi chặng. Người xây dựng chương trình du lịch cần lưu ý đến khoảng cách giữa các điểm du lịch có trong chương trình, xác định được nơi dừng chân ở đâu, trong thời gian bao lâu… Ngoài ra, cần lưu ý đến tốc độ, sự an toàn, tiện lợi và mức giá của các phương tiện vận chuyển lựa chọn. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, giới hạn về quỹ thời gian là yếu tố quyết định phương án vận chuyển. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống: Việc quyết định lựa chọn khách sạn và nhà hàng phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: vị trí và thứ hạng của cơ sở, mức giá, chất lượng phục vụ, số lượng dich vụ và mối qua hệ của cơ sở lưu trú, ăn uống đó với chính bản thân doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là sự thuận tiện: khách sạn, nhà hàng phải ở gần điểm du lịch. Sau khi hoàn tất việc lựa chọn các dịch vụ chủ yếu, phải bổ sung thêm các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác nhằm tạo nên sự phong phú hấp dẫn của chương trình, chi tiết hoá lịch trình theo từng buổi, từng ngày. Để một chương trình du lịch được thực hiện trong một chuyến nhất định đạt chất lượng mong muốn cần chú ý những yêu cầu sau: - Tốc độ thực hiện hợp lý, không quá dồn dập, gây căng thẳng về tâm sinh lý cho khách, cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh tạo cảm giác nhàm chán ch du khách ( nhất là hoạt động về buổi tối) Chú trọng tới hoạt động đón tiếp và tiễn khách ( thể hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ cho phép nâng cao mức độ thoả mãn của khách du lịch) - Phải có sự cân đối giữa thời gian – tài chính và các yêu cầu của khách với nội dung, chất lượng của chuyến hành trình; đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. ·Tính giá cho chương trình du lịch: Xác định giá thành: Giá thành của chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch Giá thành của chương trình phụ thuộc số lượng khách trong đoàn vì vậy người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản: - Các chi phí biển đổi: tính cho một khách du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho từng khách. - Các chi phí cố định tính cho cả đoàn: bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho cả đoàn, không phụ thuộc một các tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Nhóm này gồm các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn dùng chung, không tách bóc được một cách riêng rẽ. Trên cơ sở các loại chi phí cố định và chi phí biển đổi trên, tồn tại một số phương pháp xác định giá thành. Xin được đề cập hai phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng xác định: Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo khoản mục: Chương trình du lịch Số khách ( N) Mã số: Đơn vị tính: TT Khoản mục chi phí Chi phí biến đổi Chi phí cố định Khách sạn ( lưu trú) * Ăn uống * Bảo hiểm * Vé tham quan * Vi sa- hộ chiếu * Vận chuuyển ( ôt tô, thuyền ) * Hướng dẫn viên * Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... ) * Tổng B A Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức: Z = b +A/N Giá thành cho cả đoàn: Z = b.B + A Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách Phương pháp tính giá trên có ưu điểm là dễ tính, dễ kiểm tra, linh hoạt, khi có sự thay đổi một dịch vụ nào đó thì giá thành vẫn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong phương pháp này cần chú ý đến giới hạn thay đổi. Khi số khách vượt quá mức nào đó thì bản thân các chi phí cố định sẽ không còn giữ nguyên. Ví dụ như sự thay đổi chủng loại xe khi số khách tăng lên. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục. Để khắc phục nhược điểm này người ta có một phương pháp tính khác Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình. Về cơ bản không khác gì so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày. Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo lịch trình Chương trình du lịch Số khách ( N) Mã số: Đơn vị tính: Ngày TT Nội dung chi phí Chi phí biến đổi Chi phí cố định Ngày 1 Vận chuyển ( ôtô) * Khách sạn ( ngủ) * .... * Ngày 2 Khách sạn * Vé tham quan * ... * Ngày ... Vận chuyển * Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... ) * Chi phí chung Visa ..... * Tổng chi phí B A Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức: Z = b +A/N Giá thành cho cả đoàn: Z = b.B + A Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách Phương pháp này còn có ưu điểm là xác đinh được chi phí cần sử dụng trong từng ngày tour. Tuy nhiên với phương pháp kinh doanh sử dụng các hợp đồng du lịch thì việc xác định này là không cần thiết. Phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là cách tính quá dài và phần nào kém linh hoạt so với phương pháp trước. Trên thực tế người ta vẫn áp dụng phương pháp 1 và thận trọng trong việc tập hợp các khoản mục. Xác định giá bán: Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc các yếu tố sau: Mức giá phổ biến trên thị trường. Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường. Mục tiêu của công ty. Giá thành của công trình. Căn cứ vào các yếu tố trên ta có thể xác định được các giá bán thông qua công thức sau: G = Z + P+ Cb + Ck + T Trong đó : G: Giá bán của chương trình du lịch Z: Giá thành của chương trình du lịch P: Lợi nhận dành cho công ty lữ hành. Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuyếch trương… Ck: chi phí khác như : chi phí thiết kế chương trình, chi phí dự phòng … Nếu tất cả các khoản chi, phí lợi nhuận, thuế kể trên được tính theo giá thành thi công thức trên có thể viết lại như sau: G = Z + apZ + Zab. Z + ak. Z + at.Z Nếu như tất cả được tính theo giá bán thì ta có thể viết như sau: G = Z + õbG + õkG + õpG + õtG Nếu như trong chương trình có vé máy bay thì công thức trên được áp cho giá mặt đất. Sau đó để có giá bán thì cộng thêm giá vé máy bay bán lẻ thông thường. G = GMĐ + GMB Trong đó : G : giá bán GMĐ: giá mặt đất GMB: giá vé máy bay · Tổ chức bán chương trình . Khi đã xây dựng chương trình và tính giá thi bước tiếp theo là tổ chức bán chương trình đó. Để bán được chúng ta phải chiêu thị và đàm phán để bán sản phẩm. Chiêu thị là một trong bốn yếu tố của Maketing-mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng. Muốn chiều thị đạt hiệu quả phải có tính cách liên tục, tập chung và phối hợp. Trong du lịch, chiều thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu . Thông tin trực tiếp . Quan hệ xã hội . Quảng cáo . Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải chiều thị. Đối với sản phẩm du lịch, việc chiều thị lại cần thiết hơn vì : + Sức cần của sản phẩm là thời vụ và cần được khích lệ vào lúc tráo mùa. + Sức cần của sản phẩm rất nhậy bén về giá cả và biến động tình hình kinh tế. + Khách hàng thường phải được nghe về sản phẩm, trước khi thấy sản phẩm. + Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm thường không sâu sắc. + Hấu hết các sản phẩm bị cạnh tranh . + Hấu hết các sản phẩm đều bị thay thế . · Thực hiện chương trình . Công việc thực hiện chương trình vô cùng quan trọng. Một chương trình du lịch trọn gói dù có tổ chức thiết kế hay nhưng khâu thực hiện kém sẽ dẫn đến thất bại. Bởi lẽ khâu thực hiện liên quan đến vấn đề thực tế, phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch . Công việc thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồm: Chuẩn bị chương trình du lịch. Tiến hành du lịch trọn gói . Báo cáo sau khi thực thiện chương trình . Giải quyết các phàn nàn của khách . · Hoạch toán chuyến du lịch. Sau khi thực hiện chương trình trên cơ sở các chứng từ thu được, phòng tài chính kế toán sẽ hoạch toán chuyến du lịch. Phòng tài chính kế toán sẽ theo dõi các chứng từ của khách hàng, theo dõi lượg tiền mặt đã trả, phải trả và khoản phải thu. Doanh thu của chuyến đi du lịch chủ yếu là thông qua số tiền mà khách phải trả . Doanh thu = Giá chương trình * Số khách đoàn Tập hợp các hoá đơn chi trong chương trình du lịch như hoá đơn về cơ sở lưu trú, vận chuyển, vé thăm quan…chi cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc tiền công của hướng dẫn viên (nếu thuê ngoài) . ở đây cần chu ý về cách ghi hoá đơn giá trị gia tăng để thuận tiện cho việc khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty . Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác được phân bổ lần lượt trong kỳ. Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của chuyến du lịch đó. Cuối kỳ kế toán sẽ phân bổ các chi phí quản lý, bán hàng…để tính lỗ lãi trong kỳ. Phòng kế toán tài chính theo dõi các hoá đơn phải thu để đến hạn phải thu sẽ yêu cầu khách hàng phải trả, các hoá đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị tiền để thanh toán cho nhà cung cấp. II. hiệu quả kinh doanh lữ hành . Khái niệm Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình làm ăn có hiệu quả. Vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì . Tức là khi một doanh nghiệp bỏ vốn ra kinh doanh , sau một khoảng thời gian kinh doanh nhất định đó vốn của doanh nghiệp phải tăng lên chứ không bao giờ hụt đi. Nếu vốn tăng càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh càng cao, tỷ số tăng trường kỳ này cao hơn kỳ trước. ở Việt Nam, du lịch ngày càng được xã hội hoá và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch đã đạt được thành quả nhất định . 1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành . Hiệu quả kinh doanh lữ hành bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định lượng để giúp các nhà quản lý có cơ sở chính xác và khoa học đánh giá một cách toàn diện hoạt động kinh doanh chuyến du lịch và từ đó có các giải pháp kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong kinh doanh loại sản phẩm này . Hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường . 1.1.2. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hay nói một cách cụ thể hơn thì hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.3. Hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng một cách kết quả đạt được đến xã hội và môi trường. Là sự tác động tiêu cực hay tích cực của các hoạt động của các con người,trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường. Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ thống nhất đối với nhau, tức là mục đích về hiệu quả kinh tế bao giờ cũng gắn liên với mục đích về hiệu qủa xã hội. Tuy nhiên trong thực tế khi thực hiện có thể nẩy sinh mâu thuẫn. Đối với mặt thống nhất thi hiệu quả kinh tế không đơn thuần là hiệu quả kinh tế trong các chỉ tiêu về kết quả và chi phí thì luân có yếu tố nhằm mục đích xã hội. Ví dụ việc xây dưng một công viên nước thì ngoài ra việc kinh doanh còn tạo mục đích công ăn việclàm, mục đích xã hội là vui chơi, giải trí… Ngược lại hiệu quả xã hội cũng không đơn thuần chỉ là về mặt hiệu quả xã hội. Vì trong các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội nó còn phụ thuộc vào chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đã tạo ra sự tương tác thúc đẩy lẫn nhau. Việc thực hiện hiệu quả xã hội như việc cải tạo điều kiện sống, cải tạo điều kiện làm việc sẽ tạo ra những năng suất lao động cao và từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh tế tăng lên. Ngoài sự thông nhất với nhau, thì giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mặt mâu thuẫn với nhau. Đó là, trong quá trình thực hiên có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội triệt tiêu lẫn nhau. Điều này xuất phát từ thực tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là trên hết dẫn đến bất chấp hậu quả mà xã hội phải ngánh chịu. Ví dụ việc xây dựng các công trình khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… một cách bừa bãi, không quản lý nghiêm túc không có biện pháp xử lý chất thải hợp lý đã dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ra các tệ nạn xã hội ( tiêm chích ma tuý, cờ bạc, mại dâm,… ). Điều này thể hiện rất rõ ràng trên thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.2. Hệ thống các chỉ tiệu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành . Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch . · Doanh thu từ kinh doanh lữ hành. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động của công ty lữ hành Chỉ tiêu được tính bằng công thức sau : DTKDLH = DTDVTG + DTKDCTDL Trong đó : DTKDLH : Tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành . DTDVTG : Tổng doanh thu từ dịch vụ trung gian . DTKDCTDL : Tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch * Doanh thu từ dịch vụ trung gian gồm : + Dịch vụ đặt chỗ và bán vé máy bay. + Dịch vụ đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô,…. + Môi giới cho thuê xe ô tô. + Môi giới và bán bảo hiểm. + Dịch vụ đặt chỗ và bán các chương trình du lịch + Dịch vụ đặt chõ trong khách sạn + Các dich vụ môi giới trung gian khác. * Doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch: Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh chuyến du lịch của công ty mà còn dùng để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Mặt khác nó cũng làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và chỉ tiêu tương đối để đánh gía vị thế, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức : DTKDCTDL = (đồng) Trong đó : DTKDCTDL : là tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch. P : là giá bán chương trình du lịch cho một kháchỉ tiêu Q : là số khách trong một chuyến du lịch n : là số chuyến du lịch mà công ty thực hiện được. Ta thấy doanh thu của một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán và số khách có trong chuyến đó. Tổng doanh thu là tổng của tất cả doanh thu n chuyến du lịch thực hiện trong kỳ. · Chi phí từ kinh doanh lữ hành. Chi phí từ kinh doanh lữ hành gồm có hai chi phí cơ bản : Chi phí kinh doanh chương trình du lịch. Chi phí quản lý kinh doanh . + Chi phí từ kinh doanh chương trình du lịch. Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí để thực hiện kinh doanh các chuyến du lịch trong kỳ phân tích, và được tính như sau: TC = (đồng) Trong đó : TC: Tổng chi phí kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ Ci: Chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i n: Số chương trình du lịch thực hiện. Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của n chương trình du lịch được thực hiện chuyến du lịch trong kỳ. Chi phí để thực hiện chương trình du lịch thứ i là tất cả các chi phí cần thiết để thực hiện chương trình du lịch đó như chi phí lưu trú, chi phí vận chuyển, phí thăm quan… + Chi phí quản lý kinh doanh là có chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp khách… · Lợi nhuận từ kinh doanh lữ hành. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của hiệu quả kinh doanh trong kỳ phân tích. Nó còn để so sánh giữa các kỳ, các thị trường… Và được tính bằng công thức. LNKDLH = SDTKDLH - STCKDLH (đồng) Trong đó : LNKDLH : Lợi nhuận từ kinh doanh từ lữ hành S DTKDLH : Tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành trong kỳ. STCKDLH : Tổng chi phí từ kinh doanh lữ hành trong kỳ. Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. · Tổng số lượt khách . Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách mà Công ty đã đón được trong kỳ phân tích. Tổng số lượt khác phụ thuộc vào số lượng khách trong một chuyến du lịch và số chương trình du lịch thực hiện trong kỳ. · Tổng số ngày khách thực hiện. Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện mà các chuyến du lịch đạt được phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng ngày khách. Chỉ tiêu này rất quan trọng, có thể dùng để tính cho từng loại chương trình du lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường khác giữa doanh nghiệp với đối thủ… Một chương trình du lịch có số lượng khách nhưng thời gian của chuyến du lịch đó dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại. · Thời gian trung bình của một khách trong một chương trình du lịch Đây là chỉ tiêu quan trọng nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác. Một chuyến du lịch dài ngày với lượng khách lớn là điều mà Công ty lữ hành đều muốn có. Vì nó giảm được nhiều chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Thời gian trung bình của một khách trong chuyến du lịch còn đánh giá được khả năng kinh doanh của Công ty và tính hấp dẫn của chương trình du lịch. Để tổ chức được những chuyến du lịch dài ngày cần phải có công tác điều hành, hướng dẫn viên tốt không xảy ra những sự cố trong quá trình thực hiện chương trình. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: TG = (ngày) Trong đó : TG : Thời gian thư hiện trung bình một ngày khách . TSLK : Tổng số lượt khách tronh kỳ. TSNK : Tổng số ngày khách thực hiện. · Số khách trung bình trong một chương trình du lịch. Chỉ tiêu này cho biết trong một chuyến du lịch thì trung bình có mấy khách tham gia nó được tính bằng công thức : = (khách) Trong đó : : Số hành khách trung bình một chuyến du lịch . TSLK : Tổng số lượt khách . N : Số chuyến du lịch thực tế trong kỳ. Đây là chỉ tiêu có nghĩa quan trọng tới kết quả kinh doanh chuyến đi du lịch, trước hết nó đánh giá tính hấp dẫn của chương trình du lịch, khả năng thu khách của công ty. Nó liên quan đến điểm hoà vốn trong một chuyến du lịch, chính sách giá của doanh nghiệp, số khách đông làm sử dụng hết công suất của tài sản cố định tức là giảm chi phí của doanh doanh nghiệp. Thường trong một kỳ phân tích người ta thường tính theo từng loại chương trình, từng loại khách và từng thời gian khác nhau để đánh giá chính xác. · Năng suất lao động trung bình. Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa các kỳ phân tích với nhau, giữa các ngành với nhau nó được tính như sau. NSLĐ = (đồng) Trong đó: NSLĐ : năng suất lao động theo doanh thu DT: Tổng doanh thu trong kỳ TLĐ: Tổng số lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động bình quân cho biết cứ một lao động trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh. Từ giác độ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp lữ hành hệ thống chỉ tiêu này bao gồm: Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi vốn, chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động… * Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra cho việc kinh doanh chuyến du lịch thì thu vào bao nhiêu đơn vị tiền tệ. H = (lần) Trong đó: SD : Tổng doanh thu S C: Tổng chi phí H: Hiệu quả kinh doanh Do vậy hệ số hiệu quả kinh doanh trong kỳ phân tích phải lớn hơn một kỳ kinh doanh chương trình du lịch mới có hiệu quả và hệ số naỳ càng lớn hơn 1 thì hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. TSLNv = * 100% (%) Trong đó: TSLN : tỷ suất lợi nhuận/ vốn LN: lợi nhuận sau thuế TS: Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết một đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả. Nó còn cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Công thức tính: TSLNr = *100% (%) Trong đó: TSLNr : tỷ suất lợi nhuận/doanh thu LN : lợi nhuận sau thuế SD: Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu và thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận và dùng đẻ so sánh giữa các kỳ phân tích, giữa các thi trường mục tiêu. * Số vòng quay của tài sản. Công thức tính : nTS = (Lần) Trong đó: STS : Tổng tài sản SD: Tổng doanh thu nTS : Số vòng quay của tài sản. Số vòng quay của toàn bộ tài sản cho biết, trong một kỳ hoạt động toàn bộ tài sản đưa vào kinh doanh được mấy lần. Số vòng quay càng lớn tức là sử dụng vốn càng có hiệu quả. Với lượng vốn cố định, doanh thu bán được càng nhiều sản phẩm thì lợi nhuận càng cao. Ba chỉ tiêu này có mói quan hệ với nhau như sau: Thông qua phương trình kinh tế trên cho thấy doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận phải phấn đấu theo hai hướng: + Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20172.doc
Tài liệu liên quan