-1-
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị
trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm
khác nhau về ngân hàng thương mại:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu
tư.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương
mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".
-2-
Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài
chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định
chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ
được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức
kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng:
- Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ
chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế (bao gồm tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của
các đơn vị, tổ chức kinh tế v. v.. ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp
tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế,
nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là
nhịp cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có
nhu cầu sử dụng. các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa tiêu thụ được sản phẩm
nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá
nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng thu nhập lại chưa có hay các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế dang cần nhập vật tư, nguyên vật liệu nhưng chưa tiêu thụ được
sản phẩm)
1.1.2.2- Chức năng trung gian thanh toán:
Trên cơ sở khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, thay
mặt cho khách hàng, NHTM trích tiền trên tài khoản trả cho người được hưởng
hoặc nhận tiền vào tài khoản theo ủy nhiệm của khách hàng.
1.1.2.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính- ngân hàng:
Thông qua chức năng này, NHTM đóng vai trò trung gian giúp cho các giao
-3-
dịch , đầu tư tiền tệ của các tổ chức, cá nhân được diễn ra một cách nhanh chóng,
thuận lợi, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế.
1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM:
1.1.3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn- nghiệp vụ nợ:
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn
vốn của NHTM gồm có:
a/Vốn điều lệ và các quỹ:
Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt
động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng và phải đạt mức tối thiểu theo quy
định của pháp luật. Tùy tính chất sở hữu của mỗi NHTM mà vốn điều lệ được ngân
sách nhà nước cấp phát hoặc do các cổ đông đóng góp, nguồn vốn này chủ yếu
được dùng để trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu, thành lập công ty con hoặc
hùn vốn, liên doanh…
Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động,
bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ, các quỹ dự phòng( tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư phát
triển, quỹ khác( khen thưởng, phúc lợi)…
Vốn điều lệ và các quỹ được gọi là vốn tự có của ngân hàng, được xem là yếu
tố tài chính quan trọng, nó vừa cho thấy quy mô của ngân hàng, là tấm đệm chắn đỡ
hoạt động kinh doanh cũng như quyết định quy mô huy động vốn, quy mô tài sản
có.
b/Vốn huy động: đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của
NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm, nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ
phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
c/Nguồn vốn đi vay: khi vốn tự có và vốn huy động không đủ đáp ứng nhu
-4-
cầu kinh doanh khi NHTM có thể đi vay từ ngân hàng nhà nước, các NHTM khác
hay vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…
d/Nguồn vốn khác: vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các
chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước, vốn tiếp nhận để cho vay
ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không
dùng tiền mặt…
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn- nghiệp vụ có:
Thiết lập dự trữ: các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những nhu
cầu mang tính thường xuyên của khách hàng cũng như bản thân ngân hàng. Dự trữ
của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác
hoặc những chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Cấp tín dụng: sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho
ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ cho vay; chiết khấu thương phiếu và chứng từ có
giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh; bao thanh toán…
Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các
hình thức đầu tư như góp vốn, liên doanh, mua cổ phần, chứng khoán và các giấy tờ
có giá… nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng.
Sử dụng vốn cho các mục đích khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các
chi phí khác.
1.1. 3.3. Nghiệp vụ trung gian( dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác)
Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được
các khoản hoa hồng và lệ phí như:
· Dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ ủy thác.
· Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.
· Nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu cầu của khách hàng.
-5-
· Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
· Mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các
công ty, xí nghiệp.
· Tư vấn về tài chính, đầu tư…
Các nghiệp vụ trên của NHTM không thể tách rời, độc lập với nhau mà
chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong NHTM:
1.2.1. Doanh thu:
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt
động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề
then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có, nhất là khoản mục cho vay và
đầu tư, cũng các hoạt động trung gian khác.
Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm:
a/- Thu từ hoạt động nghiệp vụ: thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho thuê
tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và
các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
b/- Thu từ các hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị
trường tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ ủy thác, đại lý; dịch vụ bảo
hiểm, tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng; cho thuê tài sản và
thu dịch vụ khác.
c/- Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích trong chi phí; thu các khoản
vốn đã được xử lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp
luật.
d/- Thu khác.
1.2.2. Chi phí
a/- Chi phí hoạt động kinh doanh
-6-
· Chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay.
· Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo quy
chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành.
· Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy
định.
· Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được
tính trên cơ sở quỹ tiền lương của tổ chức tín dụng và theo các quy định hiện hành
của Nhà nước.
· Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê
ngoài, vận chuyển, điện nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công
cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản,
chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác.
· Chi nộp thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động
kinh doanh( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng
đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loại thuế
và lệ phí khác.
· Chi phí khác: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh
tiết, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có hóa đơn
hoặc chúng từ theo quy định của bộ tài chính gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi
theo quy định hiện nay không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với tổ
chức tín dụng mới thành lập, sau đó không quá 5% tổng chi phí.
· Chi bảo hộ lao động, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí
cho lao động nữ theo chế độ quy định, chi phí tiền ăn giữa ca.
· Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy
định.
· Chi phí tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp
luật.
-7-
· Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo hiệu quả
thực tế đem lại từ các sáng kiến, tiết kiệm vật tư, chi nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
· Chi bảo vệ cơ quan, chi về nghiệp vụ kho quỹ, chi tiền phạt do vi
phạm hợp đồng kinh tế.
b/-Chi phí hoạt động khác
· Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.
· Chi cho hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
· Chi chi hoạt động cho thuê tài sản.
· Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định( bao gồm cả giá trị còn
lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán).
· Chi cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn, mua cổ phần.
· Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ quá
hạn khó đòi.
· Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo
quy định.
· Chi phí cho tổ chức Đảng- đoàn thể tại tổ chức tín dụng.
· Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
1.2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại.
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu
phải thu trừ đi tổng các chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ.
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi
nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
-8-
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng:
a/Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản- ROA (Return on Asset).
Lợi nhuận ròng
ROA = (1.1)
Tài sản Có bình quân
Ý nghĩa: một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản) -
tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên sẽ càng lớn.
b/Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu-ROE (Retum on Equity):
Lợi nhuận ròng
ROE = (1.2)
Vốn tự có bình quân
Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu
nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.
c/Tỷ lệ thu nhập cận biên: đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao
gồm:
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin _ NIM) là chênh lệch giữa
thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. Hệ số ròng biên tế được
chủ Ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh
lãi của Ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm
kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
-9-
Thu nhập lãi – chi phí lãi
Hệ số lãi ròng biên tế (1.3)
(Thu nhập cận biên) Tài sản có sinh lãi
- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin _ MN): đo lường
mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi
(tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…)
Thu nhập ngoài lãi – chi phí ngoài lãi
MN = (1.4)
Tài sản có sinh lãi
(Đa số các ngân hàng NM thường hay bị âm)
- Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí
và các chính sách định giá dịch vụ.
Thu nhập sau thuế
NPM = (1.5)
Tổng thu từ hoạt động
d/ Thu nhập trên cổ phiếu (Earning Per Share- EPS): Đo lường trực tiếp thu
nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
Thu nhập sau thuế
EPS = (1.6)
Tổng số cổ phiếu thường phát hành
-10-
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I của luận văn đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến tổng quan về
ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng
thương mại. Trong chương tiếp theo luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng họat
động kinh doanh của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh.
-11-
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Vị trí và ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình CNH –
HĐH đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị
quan trọng của cả nước và là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sài gòn - nay là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đóng vai trò “một cực
phát triển” của nền kinh tế cả nước, tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng
phát triển.
Thành phố có nhiều cố gắng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và
chỉnh trang đô thị; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó
có những vấn đề phức tạp của một thành phố lớn, từng bước nâng cao đời sống vật
chất của nhân dân. Nhiều phong trào của thành phố như: xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,
phong trào “3 giảm” … đem lại những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội
trên địa bàn thành phố và có sức lan tỏa, trở thành các phong trào rộng khắp trên cả
nước.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ thành phố về công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các chương trình
mục tiêu cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, ưu thế nổi trội của mình là một thành phố có
nguồn nhân lực dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh và có cơ
sở vật chất tương đối tốt, làm tiền đề cho việc phát triển.
-12-
Bảng2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TP.HCM từ 2005-2007
ĐVT: tỷ VND, triệu USD
2005 2006 2007
Tổng sản phẩm trong nước-GDP 165,295.00 191,011.00 228,795.00
Tốc độ tăng trưởng(%) 112,2 112,2 112,6
Gía trị sản xuất công nghiệp 247,231.00 285,214.00 324,003.00
Kim ngạch xuất khẩu( triệu USD) 12,131.00 15,624.30 18,311.80
Kim ngạch nhập khẩu(triệu USD) 6,370.00 11,637.10 14,995.80
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 110,463.00 131,939.00 167,036.00
Tổng nguồn vốn huy động 188,875.70 285,502.90 442,530.00
Tổng dư nợ 175,759.50 229,747.30 346,918.00
Thu ngân sách nhà nước 60,487.10 69,394.90 83,435.00
Thu ngân sách địa phương 22,505.70 24,995.30 24,219.00
Chi ngân sách địa phương 20,400.10 22,421.80 22,555.00
Gía trị sản xuất nông- lâm- thủy sản 3,825.12 4,388.70 5,775.70
Tổng vốn đầu tư 57,345.48 66,978.12 84,800.00
Dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép 309.00 283.00 460.00
Tổng số vốn đăng ký mới( triệu USD) 603.80 2,287.00 2,280.30
Nguồn:Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Thành tựu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong năm qua thể
hiện trên những nét chủ yếu:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thành phố năm 2007 theo giá hiện
hành đạt 228.795 tỷ đồng (tương đương 14,3 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 20% GDP
của cả nước. GDP bình quân đầu người cũng có mức tăng trưởng đáng kể, đạt 2.180
USD. Trong 3 khu vực của nền kinh tế, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao
nhất, tăng 14,1% và chiếm tỷ trọng 52,6% GDP của Thành phố. Bốn ngành dịch vụ
tài chính – ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thông, vận tải – dịch vụ cảng – kho
bãi có tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố
đang đi đúng hướng nhằm gia tăng tỷ trọng của các nhóm ngành dịch vụ, phát huy
tiềm năng thế mạnh của trung tâm tài chính, dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và của cả nước, đặc biệt là tận dụng cơ hội phát triển các lĩnh vực này
trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO.
-13-
- Xuất khẩu trên địa bàn có bước đột phá, đạt kim ngạch trên 17 tỷ USD. Nếu
không tính dầu thô, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố
đạt 35,8%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ cấu thị trường có chuyển biến
tích cực, giảm dần phụ thuộc vào thị trường châu Á, thâm nhập được nhiều thị
trường mới tiềm năng như Nam Phi, Úc, New Zealand….
- Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng, nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt
442.530 tỷ đồng (tương đương 28 tỷ USD), tăng 55%; tổng dư nợ tín dụng đạt
346.918 tỷ đồng, tăng 51%. Điều đáng ghi nhận là trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ
tín dụng trung dài hạn chiếm đến 38,8%, tăng 71% cho thấy nguồn vốn tín dụng
được huy động cho đầu tư phát triển kinh tế đã tăng khá.
- Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Ước cả năm, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 13,5%. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất
18,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 13,5%, khu vực nhà nước tăng 8,9%. Một số
ngành có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, sản xuất
thiết bị truyền thông, hóa chất, sản phẩm từ cao su – plastic tiếp tục phát triển theo
đúng định hướng.
- Ngành nông nghiệp Thành phố đang chuyển dần sang nông nghiệp gắn với
đô thị và nông nghiệp sinh thái, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa,
rau an toàn, cây công nghiệp hàng năm và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Ước cả năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,5%.
- Nhờ kinh tế phát triển, thu ngân sách Thành phố vượt dự toán và tăng cao,
ước cả năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 83.435 tỷ đồng, tăng 20,44%; trong
đó thu nội địa 41.600 tỷ đồng (tăng 19%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 33.000
tỷ đồng (tăng 25,71%), thu từ dầu thô 6.090 tỷ đồng (giảm 4,8%). Tổng chi ngân
sách Thành phố đạt 22.554 tỷ đồng, tăng 14,51%. Chi đầu tư phát triển tăng 10,05%
và chiếm 54,1% trong tổng chi ngân sách Thành phố.
- Một thành tựu quan trọng khác là vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng
cao. Trong năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 84.800 tỷ đồng, tăng 26,6%; trong
-14-
đó đầu tư từ vốn nhà nước chiếm 32%, vốn dân doanh chiếm 51%, vốn doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 17%. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng
đầu tư nước ngoài đã dồn dập đổ vào Việt Nam. Nhờ môi trường đầu tư được cải
thiện, trong năm Thành phố đã thu hút được hơn 400 dự án đầu tư mới. Nếu tính cả
vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư đang hoạt động thì tổng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thu hút trên địa bàn Thành phố đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,9%. Đây
cũng là mức thu hút cao nhất từ trước tới nay.
Hiện nay, trong điều kiện CNH - HĐH ở nước ta nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, cùng với các việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài
chính và để phát huy các nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần phát
triển nguồn lực con người Việt Nam tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới,
với chất lượng cao hơn nhiều so với trước đây. TPHCM đang có một hệ thống giáo
dục và đào tạo với qui mô lớn nhất nước nhằm cung ứng đội ngũ lao động có chất
lượng cao phục vụ nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW và sự chỉ đạo của
Bộ chính trị, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng bộ và nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn
đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thử thách, đạt được những
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Thành phố đã phát huy vai trò trung tâm của mình
trên nhiều mặt với khu vực và cả nước, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thành phố luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội kể cả những thời điểm
trong nước có những khó khăn và thế giới có những diễn biến phức tạp, đã góp
phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chung của đất nước, vào việc bảo vệ và
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Duy trì được nhịp độ tăng
trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng; có những
ảnh hưởng và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh trong khu
-15-
vực và của cả nước; năng động, sáng tạo và có những đóng góp quan trọng trong
việc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
như phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập
kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.Hồ CHÍ MINH.
2.2.1. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thưong mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cả nước nói
chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều thực hiện mô hình ngân hàng
một cấp và duy nhất một hình thức ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước.
Cấu trúc ngân hàng nhà nước là một khối thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh,
thành phố, quận, huyện, thị xã và hoạt động chủ yếu theo địa dư hành chính.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết
định số 218/CT ngày 3.7.1987 thí điểm việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch
toán kinh tế và kinh doanh XHCN (đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987 với việc
thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Công thương, tiếp đến là ở Hà
Nội, Gia Lai...). Ngày 26.3.1988 Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT
đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN theo hệ thống ngân hàng hai cấp:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Các ngân hàng chuyên doanh: Ngân hàng Công thương Việt Nam; ngân
hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam( nay là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và
xây dựng Việt Nam( nay là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)
Các chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại quốc
doanh hoạt động năng động hơn, quan tâm hơn đến các nghiệp vụ tăng cường
nguồn vốn, tập trung thu hút tiền mặt. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển
của các ngân hàng TMCP như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam;Ngân hàng
-16-
phát triển Nhà, các HTXTD. Sự phát triển của các NHTMCP và các HTXTD đã
góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cần cho sản xuất
kinh doanh và đời sống. Tuy nhiên, do sự phát triển quá ồ ạt và không bình thường
nên chỉ trong thời gian ngắn các HTXTD đã nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu điểm và
các tiêu cực phát sinh đã dẫn đến sự sụp đổ, phá sản cũng như hợp nhất các
HTXTD hình thành nên các NHTMCP.
Đến năm 1990, với việc ra đời hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990
là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ
“một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối , còn hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ
chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại
cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín
dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp
lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực
từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ
sung vào năm 2003, 2004.
Trên cơ sở đó, TP.HCM đã tích cực tổ chức triển khai việc điều chỉnh hoạt
động của các NHTMNN và các NHTMCP. Một số NHTMCP được thành lập mới
như Ngân hàng Á Châu, Đông Á, Phương Đông…hay hình thành trên cơ sở hợp
nhất các HTXTD như Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, Nam Á, Gia Định…cùng
với các NHTMNN hoạt động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Tính đến ngày 31/12/2007 hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn
TP.HCM gồm có 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 32 NHTMCP, 24 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh.
Hoạt động ngân hàng năm 2007 có những diễn biến hết sức sôi động, thay
đổi với tốc độ nhanh chóng và không ít phức tạp. Sự biến động này do sự tác động
-17-
từ môi trường kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2007, kinh tế Việt Nam chính thức
là thành viên WTO,vì vậy hoạt động thương mại và làn sóng đầu tư nước ngoài vào
Việt nam tiếp tục tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48.38 tỷ USD, tăng
21,5 % so với năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 60.83 tỷ USD, cũng là
mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm 2006. Cam kết vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, đạt 20.3 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư gián tiếp
cũng tăng mạnh trong năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thị trường
vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán đang trên đà mở rộng về lượng. Theo số
liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá từ danh mục đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài tính đến thời điểm cuối năm 2007 đạt 7,6 tỉ USD. Năm 2007 cũng là
năm lượng kiều hối của kiều bào ở nước ngoài chuyển qua các dịch vụ ngân hàng
tăng đột biến. Theo con số thống kê được của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài, lượng kiều hối chuyền về năm 2007 trên 6 tỷ USD. Ngoài ra còn có từ các
nguồn ngoại tệ khác như dịch vụ du lịch 4,6 tỷ USD; lượng kiều hối không chính
thức khoảng 4 tỷ ..v.v.. Theo tính toán của giáo sư Kenichi Oang, chuyên gia Diễn
đàn Phát triển Việt Nam (VDF) với số liệu thống kê trên thì có ít nhất 15 tỷ USD đã
đổ vào kinh tế Việt Nam trong năm 2007.
Song song với lượng vốn ngoại chảy vào nền kinh tế,mức độ tiêu dùng trong
nước tiếp tục tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đã tăng khá qua các năm, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân năm, thì tốc
độ tăng về lượng liên tục đạt hai chữ số (năm 2004 tăng 10,8% năm 2005 tăng
11,3%, năm 2006 tăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%), đều cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP tính theo giá so sánh. Tổng đầu tư xã hội vẫn ở mức 40-44% GDP
trong đó đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng rất mạnh (năm 2007 gần
gấp 2 lần so với năm 2006 theo giá thực tế).
Từ sự tác động của hoạt động thương mại, dòng vốn bên ngoài kết hợp tốc
độ gia tăng tiêu dùng, đầu tư trong nước đã tạo mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt
mức 8.5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, đồng thời, tạo điều kiện bùng phát thị
trường chứng khoán làm tan băng thị trường bất động sản và làm cho hoạt động
-18-
ngân hàng tăng trưởng mạnh trong năm 2007. Song song với ảnh hưởng tích cực,
kinh tế nước ta đã gặp phải một vấn đề hết sức khó khăn đó là lạm phát: Chỉ số CPI
năm 2007 tăng 12.6% là mức cao nhất trong vòng 11 năm qua.
Đối với thị trường tiền tệ, năm 2007 được đánh giá là năm có mức tăng
trưởng đột biến: tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng 50% so với năm
2006. Riêng tại Tp.HCM, kỷ lục được xác lập ở mức đạt 442.530 tỷ đồng tăng 55%
so với cuối năm 2006, đây là mức tăng lớn nhất kể từ trước đến nay. Trong đó, vốn
huy động bằng nội tệ đạt 327.792 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt
114.738 tỷ đồng, chiếm gần 26,0%. Phân theo đối tượng khách hàng và hình thức
huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 169.298 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán
của các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 245.965 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá đạt
27.267 tỷ đồng. Diễn biến đó cho thấy tiềm năng vốn trong dân, trong xã hội ở khu
vực TP HCM có thể huy động được lớn tới mức độ nào!
Cũng tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay của các NHTM và tổ
chức tín dụng trên địa bàn TP HCM ước tính đạt 346.918 tỷ đồng, tăng 51% so với
cuối năm 2006. Phân theo tiền tệ thì dư nợ cho vay bằng nội tệ đạt 241.190 tỷ đồng,
dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 105.728 tỷ đồng. Phân theo kỳ hạn thì dư nợ cho
vay ngắn hạn đạt 212.487 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt 134.431 tỷ đồng.
Tốc độ tăng dư nợ cho vay đó cũng cho thấy nhu cầu vốn đầu tư cho tăng
trưởng kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh của các DN, hộ dân cư trên địa bàn
thành phố là rất lớn. Đồng thời dư nợ cho vay ngoại tệ lớn hơn số dư vốn huy động
cho thấy nhu cầu vốn ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy
móc cho đổi mới công nghệ và mở rộng kinh doanh là rất lớn. Bên cạnh đó, do tỷ
giá ổn định, lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ bằng 50%-60% mức lãi suất cho vay nội tệ
nên nhiều DN thích vay vốn ngoại tệ hơn, ngược lại người gửi tiền thì thích gửi
bằng nội tệ hơn vì lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn của nội tệ cao gấp 2 lần tiền gửi
ngoại tệ.
-19-
2.2.2Quá trình hình thành, phát triển của Ngân Hàng Ngoại Thương Chi
Nhánh TP Hồ Chí Minh .
2.2.2.1. Sơ lược về Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam :
Thành lập vào ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-
Vietcombank( VCB)- liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam, là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, luôn
được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các
lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân
hàng và cá._.c dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế và được xếp hạng là một trong 23
doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước.
Sự ra đời của ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại đã đánh dấu một bước
phát triển rất quan trọng của ngân hàng Việt Nam. Trong suốt quá trình hình thành
và hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn gắn liền với sự nghiệp cách
mạng vĩ đại và phát triển của đất nước. Khi mới thành lập Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam chỉ có một chi nhánh ở Hà nội và một chi nhánh ở Hải Phòng, hoạt động
trong tình trạng chống Mỹ và còn lệ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cho
đến nay, ngân hàng đã phát triển thành một hệ thống gồm 1 hội sở chính, 59 chi
nhánh, 3 công ty trực thuộc và trên 150 phòng giao dịch trên cả nước và 3 văn
phòng đại diện ở nước ngoài, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng,
tham gia 3 liên doanh với nước ngoài.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đã tăng
cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua
Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong
các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và
các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế. Do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn
định.
-20-
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú
trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu
tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB-2010) là
một bộ phận của chiến lược phát triển ngân hàng được đưa vào từ tháng 9/1999 tại
sở giao dịch và đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước, sự kiện IPO của VCB năm 2007 đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, và ngày 2 tháng 6 năm 2008 VCB đã chính
thức đổi tên thành ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Hiện nay,Vietcombank vẫn giữ vị thế là một NHTM hàng đầu Việt Nam.
Trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập, Vietcombank vinh dự được đón nhận nhiều
phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước như Huân chương Hồ Chí Minh, Danh
hiệu anh hùng lao động… Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với thương hiệu
“Vietcombank” và sản phẩm thẻ Connect 24” đa tiện ích, vinh dự là đơn vị duy nhất
thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam được bầu chọn là 1 trong 30
thương hiệu quốc gia, khẳng định là một thương hiệu của doanh nghiệp có uy tín
đối với khách hàng, có định hướng phát triển bền vững, có chính sách và kế hoạch
phát triển thương hiệu cụ thể và lâu dài, có nguồn nhân lực để phát triển.
2.2.2.2. Sự ra đời và phát triển Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh TP
Hồ Chí Minh.
Là một chi nhánh lớn nhất trong hệ thống, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam- chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Vietcombank HCM) được thành lập
ngày 01/11/1976, theo quyết định số 951/NH-QĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt
nam. Từ ngày thành lập đến nay đã hơn 30 năm với tinh thần năng động và sáng
tạo, tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng đã vượt bao thử thách, khó khăn, tự khẳng
định mình trên thị trường. Nằm trên một địa bàn hết sức năng động và nhạy cảm về
kinh tế, chính trị, Vietcombank HCM đã không ngừng nâng cao về quy mô hoạt
-21-
động cũng như luôn giữ vai trò chủ lực, tiên phong bước vào nền kinh tế thị trường
mở cửa ,công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Vietcombank HCM được coi là chi nhánh ngân hàng có tổng tích tài sản lớn
nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và đạt mức tăng tưởng hàng năm trên 15%. Nguồn
vốn huy động liên tục tăng, chiếm khoảng 1/5 tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ
các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Vietcombank HCM là trung tâm về thanh toán
quốc tế (chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của
TP.HCM), là đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng
hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư tín dụng, bảo lãnh, thanh toán hối đoái, nghiệp
vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ, kiều hối.
Với một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và được đào tạo lành nghề, dày
dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, với hệ thống trang thiết bị tin
học tiến tiến, Vietcombank HCM sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ
ngân hàng chất lượng cao nhất và luôn phấn đấu vì sự thành công của khách hàng.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Về huy động vốn và cho vay:
Kết thúc năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 27.966 tỷ đồng, tăng
9.8% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn VND tăng trưởng mạnh, tăng gần 40%
nhưng nguồn vốn ngoại tệ giảm đến 19% so với năm trước. Tổng vốn huy động đạt
25.334 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động trong năm 2007 chỉ đạt mức 10,3%,
thấp hơn năm 2006 là tăng 23% và thấp hơn mức tăng trưởng huy động chung trên
địa bàn.
-22-
Bảng 2.2:NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB HCM TỪ NĂM 2005-2007
ĐVT: tỷ VND
TT Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nguồn vốn huy động 18.991.00 22.241.00 25.334.00
1 Phân theo thị trường
Thị trường 1 93,35% 88,70% 91,28%
Thị trường 2 6,65% 11,30% 8,72%
2 Phân theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 47,99% 65,71% 66,91
Có kỳ hạn 52,01% 34,29% 33,09
3 Phân theo loại tiền
VND 51,70% 54,59% 54,11%
Ngoại tệ 48,30% 45,41% 45,89%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM từ 2005-2007
Đến hết năm 2007, tổng dư nợ quy VND đạt 13.758 tỷ đồng, tăng 25,7% so
đầu năm. Trong đó, cho vay trực tiếp khách hàng đạt 13.631 tỷ đồng chiếm 99%
trên tổng dư nợ, tăng 28,9% so đầu năm. Cho vay các TCTD đạt 127 tỷ đồng, chiếm
1% trên tổng dư nợ, giảm 65% so đầu năm. Trong đó:
- Cho vay ngoại tệ tăng nhanh hơn cho vay VND, tăng trưởng cho vay ngoại
tệ năm 2007 tăng 45,80% trong khi cho vay VND chỉ tăng 5,3% so với năm trước.
- Cho vay ngắn hạn chiếm 61% tổng dư nợ, tăng trưởng 31% so với năm
trước.
- Cho vay trung dài hạn chiếm 39% và tăng 20% so với năm 2006.
Nhìn chung, trong năm 2007, hoạt động tín dụng đã có những tăng trưởng
đáng kể so với năm 2006 (2007 tăng 25,7% năm 2006 chỉ tăng 7%). Tín dụng tăng
cao, tuy nhiên chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm
soát tăng trưởng, hạn chế rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động
tín dụng.
-23-
Bảng2. 3: PHÂN LOẠI DƯ NỢ VCB HCM Từ 2005-2007
2005 2006 2007
Tổng dư nợ quy VND 10.662 10.882 13.758
Trong đó:
Dư nợ VND 4.649 5.388 5.673
Dư nợ USD 378,74 341,42 497,79
Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM
2.3.2. Chất lượng tài sản có:
Sau nhiều năm kiên trì, đến cuối năm 2003, VCBHCM đã giải quyết dứt
điểm khoản trên 1.200 tỷ đồng nợ tồn đọng, góp phần làm sạch bảng tổng kết tài
sản, thực hiện tăng vốn toàn ngành đưa chỉ số CAR toàn hệ thống đạt mức 8%, theo
đúng thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó dư nợ quá hạn trong các năm qua luôn được
khống chế dưới mức 1% tổng dư nợ ( năm 2005 là 0,53%; năm 2006 là 0,76% và
năm 2007 là 0,17%) .
Bảng 2.4:Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng
AGRI VCB BIDV MHB ACB STB EAB
2005 0,41 7,27 3,97 10,19 12,1 15,4 8,94
2006 4,97 9,57 4,82 9,31 10,89 11,82 13,57
2007 7,2 11 11 9,44 16,19 11,07 14,36
Nguồn:Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng
Chính sách đa dạng hoá khách hàng đã tạo ra một chuyển biến đáng kể, trong
đó vừa mở rộng đối tượng khách hàng vừa hạn chế tối đa các rủi ro. Về cơ cấu cho
vay khách hàng chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì đa dạng hoá khách hàng, trong đó dư
nợ khách hàng ngoài quốc doanh tiếp tục tăng trưởng khá cao, tăng 55,80% so với
năm trước, tuy nhiên cho vay doanh nghiệp FDI chưa thể thực hiện đúng định
hướng, tính đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI đạt 1.251 tỷ,
chiếm tỷ trọng 9,1%, giảm với năm trước. Nguyên nhân do bị các ngân hàng nước
ngoài cạnh tranh bằng lãi suất và sẵn sàng cấp tín dụng với hạn mức cao.
-24-
Bảng2. 5:MỨC ĐỘ TẬP TRUNG TÍN DỤNG CỦA VCB HCM TỪ 2005-2007
Nguồn:Báo cáohoạt động kinh doanh VCB HCM
2.3.4.Công tác thanh toán và dịch vụ
Doanh số thanh toán xuất khẩu thực hiện đến 31/12/2007 đạt 6.076 triệu
USD, giảm 12,63% so với năm 2006, chỉ đạt 71,55% kế hoạch. Sự giảm sút về
thanh toán xuất khẩu trong năm 2007 là trong cơ cấu thanh toán mặt hàng dầu thô
chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dầu thô trong tổng doanh số xuất khẩu năm 2006 bình
quân là 74%, năm nay do lượng dầu thô xuất khẩu sụt giảm nên tỷ trọng thanh toán
qua VCBHCM giảm xuống còn 64%. Sự sụt giảm doanh số thanh toán dầu thô là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm tổng doanh số thanh toán xuất khẩu của
chi nhánh so với năm 2006.
-25-
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu trong năm 2007 qua VCBHCM đạt
3.780 triệu USD, tăng 19,8% so năm 2006. Các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng
lớn về doanh số vẫn là xăng dầu, gas, vàng, máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên liệu
sản xuất, hàng tiêu dùng . . . Các thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là Singapore,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông và Mỹ.
Mặc dù tăng trưởng nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007
khó khăn nên mức tăng trưởng doanh số mua bán thấp hơn so với năm 2006 (năm
2006 mua bán ngoại tệ tăng 28%). Nguyên nhân là trong vòng 3 quý đầu năm, tình
hình kinh doanh mua bán ngoại tệ trong nước gặp phải sự cạnh tranh ngày càng lớn,
các ngân hàng khác đưa ra nhiều chính sách để lôi kéo khách hàng như ưu đãi về tỷ
giá, thủ tục đơn giản, công tác hậu mãi ... đã làm cho khách hàng tại VCBHCM
ngày càng giảm, doanh số mua bán từ các TCKT giảm. Kể từ Quý IV, tình hình
mua bán lại tiếp tục khó khăn, lượng ngoại tệ trên thị trường dư thừa, tỷ giá liên
ngân hàng thấp hơn sàn quy định khoảng vài chục đồng nên ngân hàng bị áp lực
phải mua ngoại tệ của khách hàng nhưng không thể bán ra hết. Tồn ngoại tệ tăng
dần nhưng Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm dần tỷ giá, gây khó khăn cho Ngân
hàng trong kinh doanh.
Tổng doanh số đổi tiền trong năm 2007 đạt 169 triệu USD, giảm 14,2% so
với năm trước. Tổng doanh số chi trả kiều hối (kiều quyến + kiếu hối + Money
Gram + ChinaTrust) trong năm 2007 đạt 196 triệu USD, tăng 6,4% so với năm
2006.
Doanh số đổi tiền và kiều hối trong năm 2007 tại chi nhánh có dấu hiệu
chững lại và sụt giảm so với năm trước. Doanh số thu đổi ngoại tệ giảm, điều này
vừa là một hạn chế nhưng cũng có mặt tích cực do điều kiện bất lợi về tình trạng ứ
động đồng USD. Riêng về hoạt động chi trả kiều hối tại VCBHCM tăng trưởng thấp
trong khi các các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tăng rất mạnh. Nguyên
nhân do thực hiện chuyển tiền tập trung tại VCBTW, mặt khác do dịch vụ này hoàn
toàn không thể cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần ở đó họ có cơ chế khuyến mại
tốt hơn.
-26-
2.3.5.Hiệu quả kinh doanh:
Bảng2. 6:Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động tăng trưởng của VCB HCM
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM các năm 2005-2007
Bảng 2.7 So sánh thị phần của VCB HCM so với toàn hệ thống VCB
Nguồn: tính toán của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB
và VCB HCM
ĐVT 2005 2006 2007
1 Tổng tài sản Tỷ đồng 24.972,37 28.795,00 40.000,00
2 Vốn huy động Tỷ đồng 18.991,00 22.241,00 25.334,00
Thị trường I 17.728,00 19.728,00 23.126,00
Thị trường II 1.263,00 2.513,00 2.208,00
3 Tín dụng Tỷ đồng 10.662,00 10.882,00 13.758,00
4 Doanh số thanh
toán quốc tế
Triệu
USD
7.497,59 10.109,00 9.856,00
TT xuất khẩu 4.536,82 6.954,00 6.076,00
TT nhập khẩu 2.960,77 3.155,00 3.780,00
5 Doanh số mua bán
ngoại tệ
Triệu
USD
5.582,11 7.143,28 8.318,00
DS mua vào 2.788,89 3.565,29 4.900,00
DS bán ra 2.793,22 3.577,99 4.956,00
6 Phát hành thẻ 88.000,00 84.000,00 76.000,00
Trong đó thẻ ATM 84.000,00 77.000,00 57.000,00
7 Lợi nhuận Tỷ đồng 585,08 824,90 651,00
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Huy động vốn 20% 19% 17%
Dư nợ tín dụng 23% 16% 14%
Thanh toán quốc tế 37% 44% 37%
Kinh doanh ngoại tệ 34% 38% 32%
Phát hành thẻ ATM 54% 46% 36%
Lợi nhuận 31% 15% 18%
-27-
Bảng 2.8: Thị phần của VCB HCM so với các NH trên toàn địa bàn
TPHCM
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Huy động vốn 12% 8% 5%
Dư nợ tín dụng 8% 5% 3%
Thanh toán quốc tế 40% 37% 30%
Kinh doanh ngoại tệ 14% 12% 10%
Phát hành thẻ ATM 22% 14% 13%
Nguồn: tính toán của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN
TPHCM và VCB HCM
Bảng2.9: Nguồn vốn và đầu tư tín dụng VCB HCM từ 2005-2007
2 4 ,972 .3 7
2 8 ,79 5.0 0
4 0,0 0 0.0 0
10 ,6 62 .0 0
8 ,4 17.3 0 2 ,93 7.0 0
2 0 0 5 2 00 6 2 0 0 7
Ng uồn vốn
Dư nợ Tín dụng
Nguồn: Báo cáo hoạt độngkinh doanh VCB HCM các năm 2005-2007
Tổng doanh thu năm 2007 đạt 2.308 tỷ đồng, tổng chi 1.657 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế (đã trích dự phòng) đạt 651 tỷ đồng, giảm 12,1% so với năm 2006.
Trong đó:
Thu nhập từ lãi cho vay chiếm 45.2% trên tổng doanh thu và giảm 6.7% so
với năm trước, thu lãi tiền gửi giảm 3.9% so với năm trước, thu lãi nội bộ ngân
-28-
hàng giảm 9.4% so với năm trước, thu phí dịch vụ chiếm 22.9% trên tổng doanh
thu( năm 2006 là 21.2%) tăng về số tuyệt đối 44 tỷ đồng( tăng 21%) so với năm
trước.
Chi trả lãi tiền gửi tăng 9.52% so với năm trước, chi trả lãi tiền vay tăng
23.1% so với năm trước, chi trả lãi nội bộ giảm 15.2% so với năm trước, chi dịch vụ
giảm 14% so với năm trước, chi phí quản lý giảm 11.4% so với năm trước.
Một số nguyên nhân sau làm giảm lợi nhuận của chi nhánh năm vừa qua:
- Do giảm quy mô : thực hiện quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày
16/06/2005 của thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM bố trí lại các chi nhánh cấp
II, xóa bỏ mô hình chi nhánh trong chi nhánh, VCB HCM đã thực hiện tách các chi
nhánh cấp II như chi nhánh Bến Thành, chi nhánh Tân Bình, Tân Định, Phú Thọ,
Quận 5, Sóng Thần, Đà Lạt, Bình Thuận ra khỏi VCB.HCM thành các chi nhánh
cấp I thuộc sự quản lý của VCB TW;
- Chi phí trả lãi tăng do bỏ trần lãi suất huy động USD từ TCKT, tăng dự trữ
bắt buộc, trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu do VCB phát hành đến kỳ thanh toán;
- Hiệu quả sử dụng vốn giảm do lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới
giảm và tình trạng dư thừa vốn VND trong 10 tháng đầu năm 2007;
- Tổng dư nợ cho vay và huy động vốn tăng so với năm 2006, tuy nhiên do
cơ cấu huy động vốn và cho vay có sự thay đổi so với năm trước: cho vay USD
tăng, cho vay VND giảm trong khi đó huy động VND tăng, huy động USD giảm.
-29-
Bảng2.10 : Cơ cấu thu nhập VCB HCM năm 2005-2007
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM các n ăm2005-2007
2.3.6. Năng lực công nghệ:
Công nghệ là yếu tố then chốt để một NHTM có thể bứt phá ngoạn mục
trong việc cung cấp cho thị trường những sản phẩm hiện đại, chất lượng cao. Theo
chỉ đạo của NHNN, các NHTM quốc doanh phải đi đầu trong việc áp dụng công
nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến để tăng cường sức cạnh tranh. Thực hiện chỉ đạo
mang tính vĩ mô trên tạo một bước đột phá để tăng tốc trong thời đại thông tin điện
tử, VCB HCM đã bắt tay xây dựng một Ngân Hàng điện tử hoàn chỉnh nhằm đáp
ứng yêu cầu của việc phát triển;
-30-
Với lợi thế là một chi nhánh hàng đầu trong hệ thống VCB, VCB HCM đã
thực hiện tốt việc mở rộng mạng lưới hoạt động và hệ thống giao dịch tự động
(ATM) VCB Connect 24 vào sử dụng từ tháng 4 năm 2002 nhằm phát huy vai trò
công nghệ, sản phẩm mới và đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, thiết
lập cơ sở hạ tầng cho đường truyền trực tuyến, triển khai dịch vụ VCB online -cho
phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm
giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc-, đưa vào ứng dụng thành công các
chương trình ngân hàng bán lẻ (siverlake), chương trình quản lý và kinh doanh vốn
(treasury), chương trình tài trợ thương mại (Trade Finance), triển khai nhiều sản
phẩm dịch vụ mới và tiên tiến vào hoạt động… đã và đang đem lại cho khách hàng
nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một Vietcombank năng động trong ứng
dụng công nghệ hiện đại.
Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iBanking với
chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn
vị cung cấp dịch vụ, Vietcombank gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-
iBanking với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí
điện thoại/internet, tiền vé máy bay,tiền điện, bảo hiểm v.v... Chính việc gia tăng
tiện ích đã giúp số lượng khách hàng sử dụng Internet banking của Vietcombank
tăng rất đáng kể.
Một thành quả mà VCB nói chung và VCB HCM nói riêng đã tạo lập được
là việc triển khai thực hiện hệ thống kết nối thẻ ATM- Smartlink, Smartlink-
Banknetvn -giữa các ngân hàng với nhau tạo nên sức mạnh mới cho VCB trong việc
thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ thẻ ngân hàng. SmartLink ra đời là một
động thái khẳng định sự gắn kết giữa các ngân hàng trong việc tăng cường và mở
rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết để phát triển và thúc đẩy các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt , phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ
một cách chuyện nghiệp.
-31-
Tuy nhiên vẫn còn một số lỗi tác nghiệp xảy ra từ hệ thống ATM đã phần
nào ảnh hưởng đến uy tín của VCB cũng như chất lượng hoạt động dịch vụ thẻ và
khó thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó việc đầu tư máy móc, trang thiết bị mới
còn phải phụ thuộc vào VCB TW nên chi nhánh không chủ động, phải trông chờ
vào sự phê duyệt của cấp trên nên mất khá nhiều thời gian.
Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong ngân hàng
nhằm khai thác triệt để hơn nữa những tiện ích mà thiết bị được đầu tư, đổi mới
chưa sử dụng hết cũng như khắc phục các yếu điểm về lỗi đường truyền nhằm thỏa
mãn những yêu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng. Đó chính là tiêu chí xuyên
suốt trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói chung và VCB nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
2.3.7. Nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý:
Chặng đường phát triển 30 năm, VCB HCM đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm, có cả thành công lẫn thất bại.Trong thành công đó, yếu tố con người
đóng vai trò rất quan trọng. Quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào chứ
không chỉ riêng Vietcombank; là tài sản vô giá. Việc cơ bản khi lập một DN, một
NH tất yếu luôn phải tính đến yếu tố con người; Mở rộng mạng lưới, lập chi nhánh
mới cũng phải tính đến con người, nhất là người quản lý. Ðồng tiền không đủ sức
mạnh để tự quyết định sự thành bại của DN vì nó chỉ là điều kiện "cần" chứ chưa
"đủ" mà phải có thêm con người cộng với nhiều yếu tố khác.
Thực tế đã cho thấy, Cán bộ NHNT vẫn giữ được truyền thống, kiên định
trước khó khăn, luôn gắn bó với cơ quan. Đặc biệt khi bước vào giai đoạn đổi mới,
chuyển sang kinh tế thị trường, vật chất có tác động không nhỏ đến tư tưởng, nhưng
phần lớn CBNV chủ chốt vẫn một lòng vì sự phát triển thương hiệu Vietcombank,
thậm chí những cán bộ khi về hưu vẫn còn giữ được liên lạc và tiếp tục đóng góp
cho cơ quan. Để đạt được điều đó, tập thể ban lãnh đạo là những người đủ tầm, giàu
-32-
kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm đã dẫn dắt con tàu VCB
HCM từ chỗ vào những năm 1999 -2000 gần như đang đứng bên bờ vực phá sản
bởi liên quan đến hàng loạt vụ án, dư nợ chỉ hơn 2.000 tỷ đồng thì nợ xấu chiếm
gần 50% đã vượt qua ngọn sóng, cập bến thành công.
Về nhận thức chuyển từ thái độ công chức sang thái độ người phục vụ. Đây
là kết quả có được không phải từ sự kêu gọi suông mà bằng chính sách đào tạo bài
bản từ các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp của Việt Nam và Quốc tế. Khẩu hiệu đề
ra cho tất cả CBNV chi nhánh là:
“Nhân viên Vietcombank: Niềm nở - Hoà nhã - Ân cần - Trí tuệ”
“Dịch vụ Vietcombank: Nhanh chóng - Hiệu quả - An toàn - Thuận tiện”
Về quản trị Vietcombank Hồ Chí Minh cũng đã điều chỉnh cho phù hợp mô
hình mới- được Ngân hàng thế giới đánh giá là phù hợp thông lệ quốc tế- trong đó
có mô hình tín dụng mới. Nhìn chung mô hình hoạt động tại các phòng ban được
sắp xếp lại theo từng khối phục vụ khách hàng riêng biệt bao gồm khối khách hàng
là doanh nghiệp, khối khách hàng là thể nhân, khối khách hàng là các định chế tài
chính. Trong tác nghiệp mô hình được chia ra làm 2 đến 3 bộ phận như Front office
- Middle office - Back office nhằm mục tiêu chuyên môn hoá cho từng khâu riêng
biệt, như: Khâu giao tiếp, tiếp thị khách hàng khâu kiểm soát và quản lý rủi ro -
khâu hạch toán chính xác.(Xem phụ lục 1)
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2008, số lượng nhân viên của chi nhánh
khoảng 1000 người.
-33-
Bảng 2.11:Cơ cấu lao động của VCB HCM năm 2008
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Tiến sĩ, Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng, THCN
Trình độ khác
Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhất định trong đội ngũ lao động và quản trị nguồn
nhân lực của VCB HCM:
- Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ chưa được quan tâm và chú trọng:
đa số nhân viên được tuyển vào là những sinh viên trẻ mới ra trường hoặc chỉ đi
làm được vài năm nhưng ở lĩnh vực khác, tuy có nhiệt tình, có sức trẻ muốn cống
hiến và đóng góp lâu dài cho VCB nhưng lại thiếu kinh nghiệm, bên cạnh đó vẫn
còn một bộ phận nhân viên có tác phong nghề nghiệp và phong cách làm việc vẫn
theo lề lối cũ, chưa hiện đại và chưa hội đủ điều kiện theo các chuẩn mực và thông
lệ quốc tế.
- Thái độ phục vụ của VCB HCM mặc dù có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp
ứng công tác khách hàng trong tình hình mới. Nhân viên còn phân biệt đối xử giữa
khách hàng lớn, nhỏ và xem thường các giao dịch lẻ, giá trị thấp. Kỹ năng giao tiếp,
bán hàng chưa đáp ứng yêu cầu.
- Ý thức trách nhiệm của một số lãnh đạo chưa được nhận thức đúng mức,
thời gian qua chỉ mang tính chấp hành chứ chưa linh hoạt, vận dụng, động não.
Chưa nghiêm túc, gương mẫu dẫn đến cán bộ, nhân viên có thái độ thờ ơ đối với
-34-
khách hàng, không chú tâm nhiều tới công việc. Sự phân công, sắp xếp chưa khoa
học, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa tốt, thời gian phục vụ còn chậm.
2.3.8. Lợi thế về thương hiệu.
Nhắc đến thương hiệu Vietcombank là người dân nghĩ đến một ngân hàng
bậc nhất- NH đầu tàu của Việt Nam; nghĩ đến 5 năm liên tục giành danh hiệu “Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam”-“Bank of the year”, the banker; 8 năm liên tục được bầu
chọn là“ Ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất”-“Outstanding payment
fomating and straight through rate”, the Bank of New york; “Giải thưởng vàng cho
quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu ”-“Global payments and cash
management golden award”. Tháng 7 vừa qua, Vietcombank đã nhận giải thưởng
“Ngân hàng Thương mại Uy tín nhất Việt nam 2008” (Best Local Trade Bank in
Vietnam 2008) do độc giả của Tạp chí Trade Finance bình chọn. Không phải ngẫu
nhiên mà các tổ chức, các định chế tài chính lớn của khu vực và thế giới như
Financial times, Euro money, Deutsche bank, HSBC lại luôn có những đánh gía tốt
và khả quan về Vietcombank.
Với thương hiệu “Vietcombank” và sản phẩm “Thẻ Connect 24”, Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam vinh dự là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính,
ngân hàng được lựa chọn tham gia Chương trình thương hiệu quốc gia. Bên cạnh
đó,hàng loạt các danh hiệu, giải thưởng như sao vàng đất việt, sao khuê,thương
hiệu mạnh, cúp doanh nhân tâm tài; giải thưởng “ngọn hải đăng tỏa sáng”, “thương
hiệu việt được yêu thích nhất” do người tiêu dùng bình chọn… đã khẳng định vị
thế, khẳng định chữ “tín”, cái “tâm” của Vietcombank trong lòng khách hàng và
người dân việt. Đặc biệt những phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước và Chính
phủ trao tặng như huân chương Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng 3, danh
hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”; hàng trăm huân chương lao động các
hạng; hàng trăm bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; của thống đốc NHNN, của
các bộ, ngành, tỉnh thành và các tổ chức khác… là những minh chứng khẳng định,
ghi nhận về những cống hiến của Vietcombank suốt 45 năm trường tồn qua.
-35-
Đạt được những thành quả trên có thể nói có sự đóng góp không nhỏ của
VCB HCM ,trong bề dày lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, VCB HCM
cũng đã gặt hái không ít huân chương và bằng khen, cờ thi đua... Năm 1993, đã
vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng 3 vì đã có
thành tích xuất sắc trong việc kinh doanh phục vụ có hiệu quả sự nghiệp kinh tế
VH-XH từ 1988-1993. đến năm 2003, VCB HCM vinh dự được chủ tịch nước tặng
thưởng Huân Chương Lao Động Hạng2 cho tập thể chi nhánh và huân chương lao
động hạng 3 cho cá nhân đã có thành tích xuất sắc từ năm 1999 đến năm 2003, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Năm 2003, thủ tướng
Chính phủ đã tặng bằng khen cho tập thể chi nhánh VCB HCM và cho 3 cá nhân đã
có thành tích trong công tác từ năm 2001-2002, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
CNXH và bảo vệ tổ quốc.
2.4. Vấn đề cổ phần hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
a/ Khái quát về cổ phần hóa NHNTVN :
Trong năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công việc phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng, đây là bước quan trọng trong tổng thể phương án cổ
phần hóa Vietcombank.
Thực hiện Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 09 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hoá Vietcombank, Vietcombank
đã tiến hành các thủ tục chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn nhà nước thành ngân
hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật.( Xem phụ lục 2)
-36-
b/ Kết quả hoạt động kinh doanh một số lĩnh vực sau khi cổ phần hóa đến
cuối thời điểm 30/9/2008
TT Chỉ tiêu Đơn vị TH2007
KH TW
2008
TH
9tháng
2008
% TH
Kế
hoạch
1/ Huy động vốn từ nền kinh tế tỷ đồng 25.334 27.318 20.074 73,48%
2/ Dư nợ cho vay tỷ đồng 13.758 17.700 16.973 95,89%
-
Tỷ lệ nợ xấu (tối đa 2%/ tổng dư
nợ) ≤2% 1,82%
-
Tỷ trọng DNVVN trong tổng dư
nợ
chiếm % ≥14% 7,56%
-
Tỷ trọng KH thể nhân trong tổng
Dư nợ chiếm % ≥12% 2,92%
3/ Dư nợ bảo lãnh tỷ đồng 1.870 1.400 2.725 194,68%
4/ Thanh toán XK
triệu
USD 6.028 3.904 64,76%
5/ Thanh toán NK
triệu
USD 4.173 4.110 98,49%
Bước sang năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng gặp phải không ít khó khăn như lạm phát cao, thị trường tài chính diễn
biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, hoạt động ngân hàng trở nên khó khăn hơn do
Chính phủ cũng chấp nhận giảm tăng trưởng, để chống lạm phát. NHNN thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ ngày càng quyết liệt hơn, trong đó NHNN tiếp tục rút
bớt tiền đồng khỏi lưu thông, tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 2, phát hành
20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD, thu lại 52.000 tỷ đồng tiền của
KBNN trước đây để gửi tại các NHTM quốc doanh. Vì vậy tình trạng khan hiếm
VND, đẩy lãi suất tăng liên tục cả tiền VND lẫn USD và cuộc chạy đua về huy động
vốn giữa các NHTM ngày một gay gắt và khốc liệt hơn. NHNN đã phải liên tục có
những chính sách điều chỉnh như trong tháng 4/2008 Hiệp hội ngân hàng quy định
trần lãi suất huy động 12%/năm; ngày 16/5/2008 NHNN quyết định nâng lãi suất cơ
bản từ 8,75% lên 12%/năm và dỡ bỏ trần lãi suất huy động và ngày 11/6/2008 nâng
lãi suất cơ bàn từ 12% lên 14%/năm . . .
-37-
Họat động kinh doanh của VCB HCM cũng gặp không ít khó khăn nhất là
trong công tác huy động vốn, họat động của một số bộ phận, phòng ban khác cũng
gặp trở ngại, cụ thể như sau:
- Hoạt động của phòng tín dụng thể nhân thì nằm dưới sự kiểm soát chặt
trong tăng trưởng dư nợ tránh rủi ro phát sinh, do đó việc tăng trưởng dư nợ nhóm
khách hàng SME và cá nhân vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.
- Phòng thẻ: Phát hành thẻ ATM tại VCB nhiều thủ tục rườm rà, còn cứng
nhắc gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Thu phí phát hành thẻ, thu phí
trong thanh toán trả lương qua tài khoản…, trong khi đó ở các ngân hàng khác có
nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn như miễn phí phát hành thẻ, không thu phí trả
lương qua tài khoản, tặng tiền trong tài khoản của khách hàng… do đó rất khó cạnh
tranh, bên cạnh đó số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ ngày một đông.
Hiện tượng rớt mạng ATM, mạng chập chờn trên toàn hệ thống vẫn thỉnh thoảng
xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh của VCB.
- Phòng ATM: Do địa bàn quá rộng, hiện có tất cả 188 máy ATM trên địa bàn,
cán bộ lại ít (hiện chỉ có 3 nhóm) khó đảm đương và giải quyết ngay các sự cố về
máy ATM do đó bị khách hàng phàn nàn nhiều. Do tiền giấy Polime không đồng
nhất về độ dày mỏng do đó cũng gây ra các sự cố trong hoạt động máy ATM nhưng
hiện nay tình trạng này cũng đã giảm. Các phòng rút tiền máy ATM mặc dù được
vệ sinh hàng ngày nhưng do khối lượng người giao dịch lớn do đó nhanh bám bụi
bẩn và thiết bị nhanh xuống cấp.
- Phòng Xuất khẩu: Do Tổng công ty Dầu Việt Nam, trước đây là Petechim
chuyển sang giao dịch ngân hàng khác từ cuối tháng 5 nên đã làm doanh số thanh
toán của phòng giảm mạnh. Hiện vẫn chưa phân tích được các đối tượng khách
hàng đang thực hiện giao dịch và các khách tiềm năng chưa có quan hệ và từ đó đề
xuất các giải pháp thu hút khách hàng giao dịch. Chưa liên hệ với sàn giao dịch
hàng hoá…
- Phòng tiết kiệm: Quy định gửi tiền tiết kiệm không được rút trước hạn đã gây
ảnh hưởng trong huy động vốn, trong khi đó các ngân hàng khác vẫn cho rút trước
-38-
hạn do đó các khách hàng cũng đã chuyển đi nhiều. Hiện VCB HCM không áp
dụng tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ trong khi đó các chi nhánh VCB khác có áp dụng.
- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch quá chật hẹp (PGD số 7, 6), nhân viên
ít đảm đương nhiều công việc, thiếu nhân viên trông giữ xe cho khách hàng, bảng
hiệu chưa đồng nhất và khó nhìn thấy.
2.5. Những kết quả đạt được và những mặt hạn chế:
2.5.1. Những kết quả đạt được:
VCB HCM được xem là chi nhánh ngân hàng năng động, sáng tạo luôn vượt
qua khó khăn và đi đầu trong đổi mới, có tổng tích sản lớn nhất tại TP.HCM và đạt
mức tăng trưởng hàng năm bình quân từ 15% đến 20%.
Trong hệ thống ngân hàng, VCB được đánh giá là NH có thương hiệu mạnh;
nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và danh mục dịch vụ tương đối hiện đại so các
NHTM nhà nước khác, được kỳ vọng đủ điều kiện để cạnh tranh trên quy mô khu
vực. VCB là một thương hiệu được biết dến rộng rãi tạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0536.pdf