Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang

Lời nói đầu Trải qua thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến lớn lao và có sự phát triển rõ rệt. Hàng loạt các điều luật, chính sách mới ra đời đã thực sự góp phần tạo lập một hành lang pháp lý làm cho nền kinh tế vĩ mô thông thoáng hơn, năng động hơn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với sự thay đổi của đất nước, các doanh nghiệp xu

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Và cũng chính sự chuyển hướng đó đã khiến cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng gặp không ít những khó khăn, cạnh tranh với nhau gay gắt với nhau giành chỗ đứng trên thị trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế - lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp tự vận động để có thể tồn tại, hoà nhập, thích nghi và phát triển thoát khỏi tình trạng bế tắc và nguy cơ phá sản. Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ An Giang là một trong những doanh nghiệp đã sớm thích nghi và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên để có thể đứng vững và phát triển Công ty cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hướng nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, quy mô và hiệu quả tiêu thụ để giữ vững được uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. Phân tích hiệu quả kinh doanh và trên cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh được đánh giá là rất quan trọng. Nó chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của các khâu khác, là cơ sở để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, xuất phát từ thực tế của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang, với những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, em đã lựa chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang”. Chương I: giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Chương II: thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Chương iii: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Qua luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Đặc biệt là cô giáo Ths. Nguyễn Thu Hà - giảng viên khoa Quản lý kinh doanh - Trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà nội đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, tháng 1 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Mạnh Toàn Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Tnhh thương mại và dịch vụ an giang 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ An giang Tên giao dịch: An Giang Co, Ltđ. Ngày thành lập:15/02/2002 Trụ sở: Tổ 25 - Ngọc Thụy - Long Biên - Hà Nội Điện thoại: 04.8710621 Fax: 04. 8710621 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 010 2000952 Mã số thuế: 0103001778 Vốn pháp định: 7.600.000.000 (Bẩy tỷ sáu trăm triệu đồng) Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ An Giang được thành lập theo nhu cầu phát triển của thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về chất lượng và dịch vụ với khách hàng. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mặc dù gặp không ít những khó khăn, phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ An Giang đã chứng tỏ mình là một doanh nghiệp năng động, thích ứng với cơ chế thị trường thông qua hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội đóng góp cho ngân sách Nhà Nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện các chủ trương công nghiệp của nhà nước. 2. chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1. chức năng Công ty TNHH Thương Mại và dịch vụ An Giang chuyên hoạt động kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng Xi măng, sắt, thép, gạch và một số nguyên liệu khác phục vụ cho ngành xây dựng. Kể từ ngày thành lập, hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là buôn bán, dịch vụ. Cho đến nay thì ngành nghề kinh doanh và mặt hàng kinh doanh của Công ty hầu như không có gì thay đổi. Mặt hàng kinh doanh phần nào quyết định đến thị trường của Công ty. Thị trường chủ yếu của Công ty là Hà nội, hiện nay Công ty đang mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận. 2.2. nhiệm vụ Công ty chịu trách nhiệm môi giới thuơng mại và phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các kế hoạch liên quan (dài hạn, từng năm), đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của Công ty. Quản lý, sử dụng và tạo nguồn vốn cho việc kinh doanh dịch vụ của Công ty có hiệu quả. Đảm bảo đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính. Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư đã ký kết Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương, sử dụng phân công lao động hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn. Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng. Với những chức năng và nhiệm vụ nói trên, thì từ khi thành lập tới nay, Công ty đã không ngừng phấn đấu tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Bên cạnh đó, Công ty còn tăng cường mở rộng thị trường, xác định nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu chiến lược lâu dài. chính vì vậy trong những năm qua Công ty đã phát triển hơn, vững chắc và tạo được uy tín trên thị trường. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý. Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ An Giang tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, có một giám đốc và một phó giám đốc, các phòng ban quản lý từng mặt công tác. các bộ phận của Công ty hoạt động theo chức năng tham mưa giúp việc giám đốc, được giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh lực công tác. Mối quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ phối hợp nhằm tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả cao, quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ ngang, có tính chất hữu cơ và liên quan chặt chẽ với nhau. Giám đốc Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy của công ty Phòng Kế toán - tài vụ Phòng tổ chức Hành chính Phòng Marketing Cửa hàng kinh doanh Phó giám đốc Phòng kinh doanh kho a. Bộ máy lãnh đạo của công ty gồm có: - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, có thẩm quyền cao nhất và có quyền quyết định điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, tạo lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Có nhiệm vụ giao kế hoạch, phương hướng hoạt động đến các phòng ban, giám sát chỉ đạo hoạt động. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và Giám đốc uỷ quyền điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của phòng Marketing và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi quyết định của mình. b. Các phòng ban. - Phòng kế toán - tài vụ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, tiền tệ liên quan đến pháp luật và hiệu quả kinh doanh của Công ty, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời báo cáo những thay đổi cho lãnh đạo. Lập báo cáo tài chính trình cơ quan hữu quan và ban lãnh đạo. - Phòng tổ chức - hành chính: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong lĩch vực hành chính văn phòng, tiếp nhận, tổng hợp sử lý thông tin, lưu trữ văn bản. Quản lý cán bộ công nhân viên, tiến hành đề bạt, nâng lương, tuyển dụng và đào tạo. - Phòng Marketing: Có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đặc biệt là thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của công ty. Tiến hành quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, khả năng thanh toán của khách hàng. Sau đó, báo cáo thông tin thu thập được lên Giám đốc giúp Giám đốc có các quyết định kịp thời và chính xác, đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý và hiệu quả. - phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc nghiệp vụ hoạt động kinh doanh, khai thác thị trường, tổ chức tiêu thụ. Thực hiện công tác bán hàng, đảm bảo doanh thu đạt và vượt mức kế hoặch đặt ra, phát triển sản phẩm theo các kênh khác nhau như: Phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ, thực hiện các hợp đồng bán hàng, chịu trách nhiệm từ khâu đầu tiên của bán hàng đến khi hoàn thiện một chu kỳ khép kín. Tham gia góp ý kiến các điều khoản hợp đồng mua bán, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. Theo dõi các biến động của thị trường, lập kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của Công ty. - Tóm lại: Bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty, các bộ phận có mối quan hệ thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau, điều này góp phần không nhỏ giúp Công ty thích ứng nhanh với thị trường. Hơn nữa, việc phân cấp như vậy tạo điều kiện cho sự chỉ đạo của cấp trên được trực tiếp và thông suốt giúp cho cơ chế thông tin trong Công ty hoạt động dễ dàng. 4. kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004 - 2006) Nhìn vào bảng 1(trang bên) : kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang những năm 2004 - 2006, nếu xét về doanh thu, có thể thấy tình hình tương đối ổn định, tuy có tăng nhưng không nhiều và xu hướng ít dần, hàng năm doanh thu đều tăng trên 12 tỷ đồng. Năm 2005 doanh thu của Công ty là 12.828.701 nghìn đồng, tức là tăng 0,5% so với doanh thu năm trước đó. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 12.973.514 nghìn đồng, tăng so với năm 2005 là 1,1%. Để duy trì mức doanh thu này Công ty đã phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên nhờ vào tính năng động của đội ngũ lãnh đạo, Công ty đã tìm kiếm và ký kết được các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng nên vẫn giữ được mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng lên đáng kể. Nếu như lợi nhuận sau thuế năm 2005 là 703.261 nghìn đồng, tăng 1,9% so với mức thu tại năm 2004, thì năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng hơn năm 2005 là 3,1%, đạt mức 725.312 nghìn đồng, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Nhờ kinh doanh có hiệu quả tốt nên khoản đóng góp của Công ty vào ngân sách Nhà Nước cũng tăng. năm 2005 Công ty nộp ngân sách nhà nước 962.064 nghìn đồng con số này tăng thêm 39,9% vào năm 2006 tương ứng với khoản đóng góp 1.346.512 nghìn đồng. Trong 3 năm qua công việc hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn trước. Trước đây thu nhập bình quân trong Công ty là 856,70 nghìn đồng/tháng, được sự quan tâm của Ban Giám Đốc Công ty, thu nhập bình quân của người lao động đã thay đổi cụ thể vào năm 2005 là 925,60 nghìn đồng, tức tăng 8,1% so với mức bình quân năm trước, thu nhập liên tục tăng thêm 18,3% so với năm 2005 nên vào năm 2006 người lao động được hưởng mức lương là 1.095,00 nghìn đồng / tháng. điều này giúp người lao động ổn định cuộc sống, kích thích họ làm việc, gắn bó và có trách nhiệm với Công ty hơn. Chương ii thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ an giang i. những nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Đặc điểm về sản phẩm. Do tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty nên sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng và luân được đảm bảo về chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Công ty có một loại mặt hàng trọng yếu trên thị trường như: Thép ( Thép quận, thép cây) - Sắt ( Sắt cây và quận) - Xi măng - Gạch( Gạch lát nền, gạch xây dựng , gặch ốp) và một số vật liệu khác phục vụ trong ngành xây dựng. Ngoài ra Công ty còn đảm nhận công việc hoàn thiện nhà ở, văn phòng và các công trình tương tự. Với chiến lược đã được xác định ngay từ đầu sẽ cho phép Công ty hoàn thiện từng Công việc nhỏ nhất. Đặc biệt là chiến lược về sản phẩm một trong các chiến lược quan trọng đã thực hiện tương đối tốt nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình kinh doanh của Công ty và đem lại hiệu quả. Bảng 2: Kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2004 - 2006 stt Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % 1 SP. Thép 4.136.213 32,41 3.783.230 29,49 4.351.237 33,54 2 SP. Sắt 3.245.152 25,43 3.856.352 30,06 3.723.456 28,70 3 Xi măng 2.135.357 16,73 2.576.295 20,08 2.154.677 16,61 4 Gặch 1.673.234 13,11 1.542.264 12,02 1.672.340 12,89 5 Các vật liệu khác 1.571.310 12,31 1.070.560 8,35 1.071.804 8,26 Tổng doanh thu 12.761.257 100 12.828.701 100 12.973.514 100 2. thị trường tiêu thụ sản phẩm Theo đà phát triển chung của nên kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta cũng dần chuyển sang cơ chế thị trường, vì thế mà ngày nay càng có nhiều Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong Các Công ty đó có không ít những Công ty muốn tham gia vào thị trường cung cấp vật liệu xây dựng có chất lượng cao. Chính vì vậy mà luôn có sự cạnh tranh găy gắt của nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước. Điều đó cũng có nghĩa là các Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng của việt nam nói chung và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang nói riêng luôn phải đổi mới, cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, đề ra các chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Tuy nhiên đến thời điểm này thị trường tiêu thụ của Công ty còn nhỏ hẹp, chủ yếu tập chung vào khu vực Hà nội, và hiện nay thì đang tập chung vào các thị trường lân cận với Hà nội như : Hà tây, Vĩnh phúc, Bắc Ninh… Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường năm 2004 - 2006 Năm Khu vực Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 trị giá Tỷ trọng % trị giá Tỷ trọng % trị giá Tỷ trọng % Tổng doanh thu Trong đó: - Hà nội - Hà tây - Các vùng lân cận 12.761.257 9.365.210 2.252.241 1.143.806 100 73,39 17,65 8,96 12.828.701 8.928.673 2.129.217 1.770.811 100 69,59 16,59 13,82 12.973.514 9.462.716 2.452.234 1.059.564 100 72,93 18,9 8,17 (nguồn: phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường Hà Nội là thị trường chủ yếu của Công ty. Doanh thu tại khu vực này luân chiếm tỷ trọng cao và cũng ổn định qua từng năm. Công ty cũng đã xác định xây dựng thị trường trọng điểm là Hà nội. Đây là thị trường lớn và tốc độ phát triển rất mạnh mẽ về hạ tầng cơ sở vật chất. Hai thị trường còn lại là Hà tây và các vùng lân cận hà nội là những thị trường mới của Công ty. Tương lai đây là thị trường mà Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư mở rộng để phát triển và xây dựng các chi nhánh hoạt động của Công ty. II. thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Sau khi xem xét kết quả kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây, ta đi xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty. (xem bảng 4 trang bên) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2004 khá cao, nhưng đến năm 2005 lại giảm 0.75%, cũng như vậy năm 2006 giảm 0,82% so với năm 2005. Mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng không tương ứng với tổng vốn kinh doanh mà Công ty đang có. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vào kinh doanh của Công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao. - Tương tự tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng giảm dần trong mấy năm qua. Năm 2006 đã giảm 0,78% so với năm 2005. Cũng như thế tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay cũng giảm đáng kể năm 2006 giảm 0,95% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của Công ty là chưa hiệu quả. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng tăng đều trong 3 năm qua. Chứng tỏ giá bán sản phẩm đã tăng, đồng thời với điều đó là chi phí giảm dẫn tới lợi nhuận tăng. Năm 2004 là 5,40%, năm 2005 là 5,48% tức là tăng 1,01% và năm 2006 đạt 5,59% tức tăng 1,02% so với năm 2005. Qua chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty là khá tốt. - tỷ suất doanh thu trên chi phí của một thời kỳ tương đối ổn định trong 3 năm gần đây, tuy rằng năm 2005 có giảm nhẹ, nhưng năm 2006 lại tăng lên. Nếu năm 2005 bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 103,87 đồng doanh thu thì năm 2006 lại thu được 104,11 đồng doanh thu, tăng 1,004% so với năm 2005. Có thể nói Công ty đã tận dụng tốt những chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình. - Lợi nhuận trên chi phí của năm 2005 và 2006 đã tăng nhẹ so với năm 2004 ở năm 2004 thì cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0,056 đồng lợi nhuận, đến năm 2005 đã thu được 0,067 đồng lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra, và năm 2006 là 0,058 đồng, tăng 1,004% so với năm 2005. Công ty đã sử dụng có hiệu quả các chi phí để tạo ra lợi nhuận. - Cũng như vậy lợi nhuận trên doanh thu đang tăng. Tại Công ty năm 2004 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,054 đồng lợi nhuận, tương ứng 0,014% tăng thêm vào năm 2005. Năm 2005 mức lợi nhuận từ doanh thu tăng lên tới 0,056 đồng lợi nhuận, tương ứng 1,019% tăng thêm so với năm 2005. Điều này chứng tỏ mức lợi nhuận từ 1 đồng doanh thu đã tăng lên biểu hiện tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. - Mức lợi nhuận so với chi phí bỏ ra như vậy chưa phải là cao, nhưng đối với một Công ty tư nhân thì khá là ổn định, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng về mọi mặt của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang trong cơ chế thị trưòng đầy cạnh tranh như hiện nay. 2. Hiệu quả sử dụng vốn 2.1. Đặc điểm cơ cấu vốn Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay nhu cầu về vốn kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên bức thiết đòi hỏi các nhà quản lý huy động vốn tốt, sử dụng vốn một cách có hiệu quả đảm bảo nguồn vốn có khả năng sinh lời, không ngừng tích luỹ cho doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm luôn chuyển không ngừng của vốn, chù kỳ nối tiếp chu kỳ, nên sau mỗi chu kỳ sản suất kinh doanh nhất thiết phải có vốn để đáp ứng cho chù kỳ tiếp theo. Mặt khác doanh nghiệp luôn cần mở rộng quy mô kinh doanh nên đòi hỏi quy mô vốn ngày càng tăng lên tương ứng. Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là mục tiêu cần đạt tới của các nhà quản lý vốn trong quá trình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là bước đầu tiên trong kinh doanh. Việc phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp là rất cần thiết cho việc quản lý và sử dụng vốn. Cơ cấu vốn của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang năm 2005 - 2006 được tổng hợp qua bảng sau: bảng 5 ( trang bên) Qua bảng cơ cấu vốn của Công ty trong những năm gần đây ta nhận thấy rằng Công ty có nguồn vốn tương đối phát triển. Vốn cố định Năm 2005 Công ty có số vốn cố định là 2.924.535 nghìn đồng. Năm 2006 số vốn này tăng lên 3.056.898 nghìn đồng tương ứng tăng 4,5% cũng đã góp phần không nhỏ ổn định tình hình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng với một Công ty chỉ hoạt động thương mại mà không tham gia vào quá trình sản xuất, thì lượng vốn cố định như vậy so với vốn lưu động là khá cao. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh của Công ty. Vốn lưu động Năm 2005 Công ty có số vốn lưu động là 2.733.771 nghìn đồng. Năm 2006 so với năm 2005 số vốn này đã tăng lên 3.999.615 nghìn đồng tương ứng với 46,3%. Đây là lượng tăng vốn lưu động rất cao so với lượng tăng vốn cố định, điều này giúp cho công ty chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Có thể nói đây là một thành công của Công ty trong việc huy động đồng vốn kinh doanh của mình. Do là một Công ty thương mại chỉ kinh doanh và không sản xuất chính vì vậy mà lượng vốn lưu động càng tăng thì Công ty càng có điều kiện cạnh tranh và năm bắt nhưng cơ hội kinh doanh mới. Qua bảng thống kê ta thấy nguồn vốn tăng trưởng rất tốt. Với tình hình kinh tế hiện nay thì sự phát triển về vốn là rất cần thiết cho việc thúc đẩy sản suất kinh doanh có hiệu quả. Với thực trạng của nền kinh tế của nước ta hiện nay, tình hình kinh doanh kém hiệu quả diễn ra phổ biến. Tư tưởng ấu trĩ lạc hậu, chậm đổi mới còn tồn tại trong một số nhà quản lý, việc thích nghi với cơ chế khắt khe của thị trường còn lúng túng trì trệ thậm trí phá sản. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn không được bảo toàn dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, để nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Bảng 6: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (trang biên) a. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh LNT Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh = VKD Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Năm 2004 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty là 0,16. năm 2005 so với năm 2004 hệ số này giảm 0,04 tương đương với giảm 25%. Năm 2006 so với năm 2005 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 0,02 tương đương với giảm 17%. Ta có từ năm 2004 đến 2005 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm từ 0,16 còn 0,1 tức giảm 0,06 (=37,5%). Hệ số này giảm vì sự tăng trưởng của lợi nhuận không tương đương với sự tăng trưởng của tổng vốn. Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang giảm. b. Các chỉ tiêu sử dụng vốn cố định (VCĐ). Hệ số doanh thu trên vốn cố định DTT Hệ số doanh thu trên VCĐ = VCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này tăng tức là đã sử dụng hiệu quả vốn cố định và ngược lại. Năm 2004 hệ số doanh thu trên VCĐ lầ 7,26 đồng có nghĩa là 1 đồng VCĐ bỏ ra thì thu được 7,26 đồng lợi nhuận. Năm 2005 so với năm 2004 hệ số này giảm 2,88 đồng tương đương với giảm 39,7%. Năm 2006 hệ số này chỉ giảm 0,14 đồng tương đương với giảm 3,2% so với năm 2005. Hệ số doanh thu trên VCĐ trong 3 năm qua giảm là do doanh thu thuần giảm và năm 2006 chỉ tiêu này giảm do VCĐ tăng với tỷ lệ 4,5% so với năm 2005, mà doanh thu thuần chỉ tăng 1,1%. Như vậy, Công ty sử dụng chưa tốt VCĐ. Hệ số lợi nhuận trên VCĐ LN Hệ số lợi nhuận trên VCĐ = VCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh tình hình sử dụng VCĐ và hệ số lợi nhuận trên VCĐ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng VCĐ. Năm 2004 hệ số lợi nhuận trên VCĐ là 0,39 đồng nghĩa là 1 đồng VCĐ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2005 so với năm 2004 hệ số lợi nhuận trên VCĐ giảm 0,15 đồng tương đương với giảm 38,5%. Năm 2006 so với năm 2005 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 0,01 đồng tương đương với giảm 4,2%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tương VCĐ tăng là do Công ty đầu tư vào xây dựng lại cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. c. Các chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động (VLĐ) VLĐ năm 2005 so với năm 2004 tăng 285.373 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 11,7% VLĐ năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.265.884 nghìn đồng, tức là tăng 46,3% Vì Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang là Công ty thương mại hoạt động chính là thu mua hàng hoá và đem tiêu thụ mà không tham gia vào hoạt động sản xuất nên việc tăng trưởng VLĐ là cần thiết và hoàn toàn hợp lý. Hệ số doanh thu trên VLĐ DTT Mức doanh thu tính cho 1 đồng VLĐ = VLĐ chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VLĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2004 hệ số đảm nhiệm VLĐ là 5,21 có nghĩa là 1 đồng VLĐ tao ra được 5,21 đồng doanh thu. Năm 2005 so với năm 2004 chỉ tiêu này của VLĐ giảm 0,52 đồng tức giảm 10,01%. Năm 2006 chỉ tiêu này của VLĐ tiếp tục giảm 1,45 đồng tức giảm 30,92% so với năm 2005. Tuy Công ty đã chủ động tăng VLĐ nhưng doanh thu thuần lại tăng lên không đáng kể từ hoạt động kinh doanh nên hệ số đảm nhiệm của VLĐ giảm chứng tỏ Công ty sử dụng VLĐ là chưa tốt. Số vòng luân chuyển của VLĐ, thời gian để VLĐ luân chuyển 1 vòng DTT Số vòng luân chuyển của VLĐ = VLĐ Số vòng luân chuyển tăng hay giảm cũng chính là chỉ tiêu để xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ hiệu quả hay không vì quan hệ ở đây cũng tỷ lệ thuận. Năm 2004 số vòng luân chuyển của VLĐ là 5,21 lần, nhưng năm 2005 giảm xuồng còn 4,69 lần và đến năm 2006 chỉ còn 3,24 lần. Như thế từ năm 2004 - 2006 số vòng luân chuyển của VLĐ đã giảm 40,92% 360 Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ = VLĐ Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn. Năm 2004 thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ là 5,2 ngày nhưng đến năm 2005 thời gian luân chuyển này đã tăng 0,5 ngày (=9,9%), năm 2006 thời gian 1 vong luân chuyển tiếp tực giảm xuống 1,5 ngày (= 30,9%) Việc tăng trưởng vốn lưu động là hợp lý nhưng Công ty lại có mức tăng doanh thu thuần không cao từ các hoạt động kinh doanh của mình qua các năm nên qua các chỉ tiêu trên cũng chứng tỏ Công ty chưa sử dụng tốt VLĐ. * Tóm lại: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua là chưa tốt công tác quản lý vốn kinh doanh còn hạn chế. Chẳng hạn việc lượng hàng tồn kho còn nhiều làm tăng chi phí bảo quản, chi phí lưu kho lưu bãi…Song ta cũng thấy rằng không chỉ do nguyên nhân chủ quan mà còn do nguyên nhân khách quan đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty cùng ngành có quy mô lớn hơn về vốn luôn tìm cách mở rộng thị trường và đang thu hút một số khách hàng lớn của Công ty làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các năm qua tăng lên không đáng kể và còn có nguy cơ giảm sút. 3. Hiệu quả sử dụng lao động. 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực. Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con nguời là yếu tố quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện bằng các thời gian lao động, tận dụng hết khả năng kỹ thuật của người lao động là một nhân tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động Công ty thường xuyên bổ sung cán bộ công nhân viên từ trình độ THPT cho đến Đại học, từ những người có kinh nghiệm, kỹ năng cho đến những người mới tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đào tạo căn bản cho đến nâng cao nghiệp vụ để phù hợp với mỗi lĩnh vực. Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm ( 2004 - 2006) Năm 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 58 66 72 8 13,7 6 9,09 Phân theo giới tính Nam Nữ 42 16 46 20 50 22 4 4 9,52 25 4 2 8,7 10 Phân theo trình độ ĐH, trên ĐH CĐ, Trung cấp PTTH 12 28 18 15 30 21 17 33 22 3 2 3 25 7,14 16,67 2 3 1 13,3 10 4,7 Phân theo độ tuổi Trên 40 Từ 30 - 40 Dưới 30 10 17 31 12 18 36 13 21 38 2 1 5 20 5,88 16,12 1 3 2 8,3 16,67 5,56 (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính) Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của Công ty ta thấy tổng số lao động năm 2006 tăng 6 người, trong đó lao động nam chiếm đa số. Một điều đáng mừng khi thấy trình độ lao động trong Công ty là khá cao, tỷ lệ Đại học, Cao đẳng là rất lớn trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học năm 2005 là : 22,73%, năm 2006 là: 23,61%, Cao đẳng và Trung cấp năm 2005 là: 45,45%, năm 2006 là: 45,83% đây là một tỷ lệ mà nhiều công ty nhà nước cũng phải mơ ước. Quan trọng hơn là Công ty có đội ngũ lao động khá trẻ và năng động, rất thuận lợi với lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang là Công ty thương mại nên hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện thông qua việc tính toán xem 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và tính xem 1 người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3.2. Hiệu quả sử dụng lao động Con người luôn được đánh giá vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Đối với doanh nghiệp, yếu tố con người đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết, đặc biệt trong nền kinh tế mở như hiện nay và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang cũng vậy. Sự thành công hay thất bại, các quyết định hoặc phương hướng kinh doanh của Công ty đều phụ thuộc vào yếu tố con người và ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có sự đòi hỏi khác nhau vào khả năng hoặc năng lực của mỗi người. Do đó việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua bảng 8 ( xem trang bên) chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trên đây ta thấy. - Năng suất lao động bình quân toàn Công ty trong mấy năm gần đây ngày càng giảm xuống từ 202.559,6 nghìn đồng/người/năm trong năm 2004 đến năm 2005 chỉ còn 194.374,3 nghìn đồng/người/năm. Như vậy, năng suất lao động của 1 người /năm, năm 2005 so với năm 2004 giảm 8.185,3 nghìn đồng năm 2006 giảm so với năm 2005 là 14.186,6 nghìn đồng - Mức sinh lợi bình quân của lao động toàn Công ty cũng đang giảm xuống, từ 10.654,8 nghìn đồng năm 2005 xuống 10.073,8 nghìn đồng vào năm 2006. - hiệu suất của tiền lương cũng giảm theo từng năm, năm 2005 là 11,51 nghìn đồng, đến năm 2006 là 9,19 nghìn đồng. Qua các chỉ tiêu trên cho ta nhận thấy tình hình sử dụng nguồn lao động của Công ty đang giảm xuống. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của Công ty vẫn tăng. Công ty cần khắc phục yếu tố này để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận của người lao động trong Công ty. III. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ an giang 1. ưu điểm Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên rất đoàn kết, nhiệt tình, năng động, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt bộ máy lãnh đạo của Công ty không ngừng được nâng cao trình độ. Trụ sở chính của Công ty nằm tại thành phố Hà nội, là một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn, nơi có mức dân trí cao và mức thu nhập của người dân ở đây cũng rất cao, vì vậy mà sức tiêu thu sản phẩm ở khi vực này cũng rất lớn. Sản phẩm của Công ty đảm bảo về chất lượng nên Công ty nên cũng tạo được uy tín với khách hàng. Cũng nhờ mối quan hệ tốt và có uy tín mà Công ty được các bạn hàng cho thông qua hình thức trả chậm, tận dụng được nguồn vốn kinh doanh nhất là trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, nhằm đáp ứng kịp yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh. Công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thông qua việc công ty đã chủ động nâng cao số vốn cố định ban đầu, năm 2004 số vốn cố định của Công ty là 1.756.794 nghìn đồng đến năm 2006 số cốn cố định này đã tăng lên 3.056.898 nghìn đồng, đây là việc đầu tư mở r._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docbia luan van.doc
  • doccac bieu.doc
Tài liệu liên quan