Nâng cao hiệu quả hoạt động Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Lời mở đầu Có thể nói hoạt động Ngân hàng của mỗi nước chính là bộ mặt kinh tế của đất nước đó. Và thực tế, so với các ngành khác trong nền kinh tế thì khoảng cách giữa ngành Ngân hàng các nước là dễ được thu hẹp nhất bởi tính nhạy cảm, cạnh tranh và vị trí then chốt trong nền kinh tế. Bằng việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế hoạt động của các NHTM đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho vay các doanh nghiệp, thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất, thúc

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy nền kinh tế phát triển. đây chính là hoạt động truyền thống và chủ yếu của NH, vì vậy kết quả huy động vốn của NHTM cao hay thấp không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bản thân NHTM đó mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế đó. Để góp phần vào công cuộc đổi mới chung của đất nước, ngoài những thành tựu đã đạt được ngành Ngân hàng cũng phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, hệ thống Ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Hiện nay, ngành Ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trước xu thế hội nhập quốc tếvà khu vực, giải quyết những khó khăn về vốn, về công nghệ, về nhân lực,... nhằm đẩy nhanh công tác huy động vốn Ngân hàng vàmột trong những nhân tố có ảnh hưởngkhông nhỏ đến công cuộc huy động vốn Ngân hàng đó là hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng hiện nay. Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống Ngân hàng VCB HN đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của khu vực Hà Nội cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những khókhăn chung, do đó nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng đã đang và sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu của VCB HN. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại VCB HN em đã đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội". với kết cấu như sau: Chương I: Một số lý luận cơ bản về kế toán huy động vốn của NHTM. Chương II: Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Mặc dù vậy để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức thực tế phong phú. Song vì thời gian nghiên cứu thực tế không nhiều, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa đề tài làmột vấn đề khá rộng nên bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô cũng như ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại VCB HN để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ cán bộ VCB HN cũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của cô Nguyễn Bảo Huyền trong quá trình hoàn thành chuyên để này. Chương I. Một số lý luận cơ bản về kế toán huy động vốn của Ngân Hàng Thương Mại 1, Vai trò và chức năng của NHTM 1.1. NHTM và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường NHTM là một trong các ngành công nghiệp ra đời sớm nhất. ở mỗi nước, luật NHTM có những quy định khác nhau, người ta thường dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của ngân hàng trên thị trường tài chính để đưa ra khái niệm về NHTM. ở Việt nam theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng ( TCTD ) được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1997 có nêu: “ TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt nam bao gồm 5 loại ngân hàng : NHTM, NHĐT, NHPT, NH chính sách, NH hợp tác. NHTM ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào việc cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng. Nó hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. Với chức năng của mình NHTM đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đó là NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế bởi nhờ có hoạt động của hệ thống các NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng mà các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội. NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường; NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các NHTM được Nhà nước sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, từ đó góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, ngân hàng thực hiện việc tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu qủa. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế thông qua các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ. Nó góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. 1.2. Chức năng của NHTM . NHTM có 3 chức năng chủ yếu sau: chức năng làm trung gian tín dụng, chức năng làm trung gian thanh toán, chức năng làm thủ quỹ cho xã hội. Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. 1.2.1. Chức năng làm trung gian tín dụng : Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là “cầu nối” giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế , ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rồi đem cho vay đối với nền kinh tế, như vậy ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng này ngân hàng đã mang lại lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia, đó là người gửi tiền thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình thông qua khoản lãi tiền gửi; người đi vay sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn về kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải mất quá nhiều chi phí vào việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn; bản thân NHTM sẽ tìm kiềm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM ; đối với nền kinh tế chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh . 1.2.2. Chức năng làm trung gian thanh toán. Ngân hàng là trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng hoặc trích tiền từ tài khoản trung gian của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản trung gian của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế, nó đảm bảo thanh toán an toàn và góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Đồng thời việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngân hàng, do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn trung gian và nâng cao vai trò của ngân hàng hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội. 1.2.3. chức năng làm thủ quỹ cho xã hội . Thực hiện chức năng này NHTM nhận tiền gửi của công chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ. Chức năng này đã có ngay từ thời kỳ sơ khai của hoạt động ngân hàng, chức năng này mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Đối với khách hàng thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng họ không những được đảm bảo an toàn về tài sản mà còn thu được khoản lợi tức từ ngân hàng. Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM để thực hiện chức năng trung gian tín dụng. 2. Vốn- tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM . 2.1. Vốn của NHTM . Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động và tạo lập được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sinh lời của mình. Vốn của NHTM có những vai trò quan trọng. Đó là phòng chống những rủi ro thanh khoản. Nếu vốn lớn nó quy định dự trữ sơ cấp (TM, TGNH khác), dự trữ thứ cấp (tín phiếu, trái phiếu) giúp tăng khả năng vay vốn của các NHTM khác. Và khi vốn càng lớn càng được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý của NHNN, ... Vốn của NHTM mang tính sinh lợi. Vốn càng lớn thì càng thuận lợi trong công việc đầu tư đó là hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Quy mô lớn thì chi phí giảm và làm cho lợi nhuận tăng lên đồng thời có thể mở rộng chi nhánh ở nhiều nơi, tránh được rủi ro chu kỳ kinh tế. Ngân hàng nào có vốn lớn có thể đầu tư vào tài sản cố định, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngoài những vai trò quan trọng trên vốn của ngân hàng còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của NHTM. nó ảnh hưởng đến chi phí, khi vốn nhiều thì ngân hàng có thể cho vay nhiều làm cho chi phí giảm dẫn đến lãi suất giảm, ngân hàng có thể phát triển đa dạng những hình thức cho vay nên có thể giảm rủi ro. Chất lượng dịch vụ của mỗi ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào vốn của ngân hàng đó. Vốn của ngân hàng được thể hiện dưới các dạng: vốn huy động; vốn uỷ thác; nguồn vốn chủ sở hữu. 2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có ) của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được nhưng thuộc sở hữu của NHTM. Vốn tự có gồm có những thành phần sau: Vốn góp của chủ sở hữu để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chưa sử dụng . Các quỹ dự trữ hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,...) Các khoản nợ được coi như vốn. Khoản vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó có vai trò tạo lập và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý pháp luật đảm bảo có khoản tiền tạo lập trước khi huy động và thực hiện cho vay lần đầu tiên. Vốn tự có là tấm đệm tự vệ cho ngân hàng. Ngân hàng trung ương quy định mức vốn tự có cho NHTM lớn hơn hoặc bằng 8% trên tổng tái sản có rủi ro quy đổi, điều này muốn nói lên rằng chức năng chủ yếu của khối lượng giới hạn vốn chủ sở hữu được xem như là tài sản bảo vệ cho những người gửi tiền. Nó đảm bảo thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng vỡ nợ, khi ngân hàng tổn thất tín dụng phải khấu trừ từ vốn tự có. Ngoài việc làm nền tảng cho các hoạt động và để bảo vệ người gửi tiền vốn tự có còn có chức năng điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh sinh lời của ngân hàng. Dựa trên mức vốn tự có của ngân hàng, các cơ quan quản lý xác định, điều chỉnh hoạt động cho ngân hàng ví dụ như NHTM chỉ có thể cho vay lớn nhất đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng, nếu cho vay quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn ngân hàng. Vốn tự có tạo niềm tin với những người gửi tiền và cho ngân hàng vay (tính tương hợp của vốn ), nó tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư vào các tái sản để tạo ra lợi nhuận, đầu tư vào tài sản cố định với điều kiện : tổng tài sản cố định nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn tự có. 2.1.2. Nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn ( nếu là tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NHTM huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi ( tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay. Ngoài ra vốn của ngân hàng còn được hình thành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM... Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70-80% và nó có tính biến động nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Vì vậy NHTM cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù hợp. 2.2. Vốn huy động và vai trò của nó đối với NHTM . Vai trò đầu tiên của vốn huy động là nó quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thông thường nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn cho vay được ở thị trường trong nước và nước ngoài thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng. Mặt khác do khả năng vốn hạn hẹp nên ngân hàng nhỏ không có phản ứng nhạy bén được với sự biến động về chính sách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế . Thứ hai là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường. 2.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM 2.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi. Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào và có quyền rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đó. Khoản tiền này ngân hàng không chủ động sử dụng và ngân hàng phải dự trữ một số tiền nhất định để đảm bảo thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu. Tiền gửi thanh toán : Đây là khoản tiền khách hàng gửi vào để thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và họ có thể rút ra bất kỳ lúc nào thông qua các công cụ thanh toán hoặc séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi,...nhưng ngân hàng vẫn có thể tận dụng nguồn vốn này do có sự chênh lệch từ số rút ra và số gửi vào. Tiền gửi có kỳ hạn : Là tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân hàng trong đó có sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về thời gian rút tiền. Khách hàng được phép rút tiền trước hạn, trên thực tế có thể rút trước hạn nhưng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn. Đây là khoản tiền mang tính ổn định cao do đó ngân hàng có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích của mình. Cũng chính vì thế mà lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn. Có nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, loại thời hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... Tiền gửi tiết kiệm. Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng cấp cho khách hàng một cuốn sổ, khách hàng phải quản lý và mang theo mỗi khi đến ngân hàng giao dịch. Xét về bản chất, tài khoản gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của cá nhân người lao động mà họ chưa đưa vào tiêu dùng, và là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất giữ vàng, hàng hoá. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các NHTM thường trả lãi suất cao hơn với tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Loại hình tiết kiệm này khá quen thuộc ở Việt nam, các NHTM Việt nam thường huy động vốn tiết kiệm có thời hạn phong phú từ 3 tháng đến 1 năm. 2.3.2 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá mà NHTM dùng để huy động vốn thực chất là các giấy tờ nhận nợ mà ngân hàng trao cho những người cho ngân hàng vay tiền xác nhận quyền đòi nợ quyền đòi nợ của khách hàng đối với ngân hàng ở một mức lãi suất và ngày hoàn trả nhất định. Việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng để hình thành vốn sử dụng có tính ổn định cao, đồng thời nhằm giải quyết các khoản vốn thiếu hụt có tính tình thế do khả năng thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế. Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức: a. Phát hành trái phiếu: Là một cam kết xác định nghĩa vụ trả nợ ( cả gốc lẫn lãi ) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung gian và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu, các NHTM chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng. b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi : Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng. Người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ. c. Phát hành kỳ phiếu: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn ( trong 1 năm ). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn đáo hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng. 3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ kế toán huy động vốn 3.1 Vai trò của kế toán ngân hàng và nghiệp vụ kế toán huy động vốn. Với bản chất, chức năng của mình thì ở bất cứ nền sản xuất nào kế toán cũng là một công cụ quan trọng để ghi chép, phản ánh, đo lường, thông tin và kiểm tra quá trình sản xuất và tái sản xuất trong toàn xã hội. Đối với ngân hàng, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở mỗi đơn vị ngân hàng. Nội dung công việc của kế toán ngân hàng là ghi chép, phân loại, tổng hợp và xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của ngân hàng nhằm cung cấp thông tin kế toán nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra điều hành và quản lý kinh doanh, đánh giá hoạt động của ngân hàng. Là bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của nền kinh tế quốc dân, kế toán ngân hàng cũng phát huy đầy đủ vai trò kế toán nói chung; đồng thời phát huy vai trò trong việc phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động ngân hàng : Thứ nhất: cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ tín dụng, thanh toán, kết quả tài chính phục vụ chỉ đạo điều hành quản trị điều hành các mặt hoạt động nghiệp vụ đạt hiệu quả cao và phục vụ các bên quan tâm đến hoạt động ngân hàng. Thứ hai: bảo vệ an toàn tài sản tại đơn vị. Do tổ chức ghi chép một cách khoa học, đầy đủ, chính xác toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của chúng nên kế toán đã giúp cho các chủ ngân hàng quản lý chặt chẽ tài sản của mình nhằm tránh thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản. Thứ ba: quản lý hoạt động tài chính ngân hàng. Công tác kế toán phản ánh được đầy đủ, chính xác các khoản thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống ngân hàng, từ đó giúp quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính, tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, kinh doanh có lãi, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho mỗi ngân hàng . Thứ tư: đáp ứng nhu cầu công tác thanh tra, kiểm soát, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với chức năng tổ chức hạch toán ban đầu và tạo nguồn thông tin nên kế toán ngân hàng là nới cung cấp thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất phục vụ các loại hạch toán khác, công tác thanh tra, kiểm soát, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một trong các bộ phận của nghiệp vụ kế toán ngân hàng là kế toán huy động vốn, kế toán huy động vốn cũng có những vai trò giống như của kế toán ngân hàng, nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó kế toán huy động vốn là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 3.2 Kế toán huy động vốn từ tài khoản tiền gửi. 3.2.1 Tài khoản sử dụng 3.2.1.1 Tài khoản tiền gửi của kho bạc Nhà nước. Các tài khoản dùng để hạch toán các khoản tiền gửi của kho bạc Nhà nước tại NHTM quốc doanh gồm: TK 401: tiền gửi của kho bạc Nhà nước bằng VNĐ TK 402: tiền gửi của kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ. Hai TK này chỉ sử dụng tại NHTM quốc doanh ( được NHNN chỉ định) dùng để phản ánh tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ của kho bạc Nhà nước. Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền kho bạc Nhà nước gửi vào bằng VNĐ (ngoại tệ). Bên Nợ ghi: số tiền kho bạc Nhà nước lấy ra bằng VNĐ (ngoại tệ) Số dư Có: phản ánh số tiền kho bạc Nhà nước đang gửi tại TCTD. Và hạch toán chi tiết: NHTM mở tài khoản theo từng đơn vị Nhà nước gửi tiền. Đối với các khoản lãi của số tiền kho bạc Nhà nước gửi tại NHTM quốc doanh được hạch toán vào tài khoản 407 ( tiền lãi cộng dồn trên các khoản nợ).TK này phản ánh số lãi cộng dồn ( dự trả) tính trên số tiền gửi của kho bạc Nhà nước mà NHTM phải trả. Về hạch toán TK 407 phải được thực hiện theo quy định sau: việc hạch toán trên TK tiền lãi cộng dồn ( dồn tích) NHTM dự trả tính trên các khoản tiền gửi của kho bạc Nhà nước thì không quan tâm đến tiền đã thanh toán hay chưa, mà chi phí trả lãi được hạch toán khi phát sinh ( trên cơ sở trích trước) để đảm bảo cho các báo cáo tài chính sẽ phản ánh các khoản chi phí đúng đắn của NHTM trong một thời kỳ kế toán, xác định bằng việc thích ứng chi phí với thu nhập được tạo ra. TK 407 có các TK cấp III sau: TK407.1 : tiền lãi trên tiền gửi VNĐ TK407.2 tiền lãi trên gửi bằng ngoại tệ. Nội dung hạch toán : Bến Có ghi: số tiền lãi tính cộng dồn. Bên Nợ ghi: số tiền lãi TCTD trả. Số dư có: phản ánh số tiền lãi TCTD chưa thanh toán . Đối với TK này NHTM phải mở TK chi tiết theo dõi từng khoản nợ. 3.2.1.2 Tài khoản tiền gửi của TCTD . Nhận tiền gửi theo khu vực thì TK tiền gửi của các TCTD được phân làm 2 loại: Tài khoản tiền gửi của các TCTD trong nước (41). Tài khoản tiền gửi của các TCTD nước ngoài (42) Các TK sử dụng đối với loại TK tiền gửi của các TCTD trong nước: * TK411: tiền gửi của các TCTD trong nước bằng VNĐ. TK này có các TK cấp III sau: TK411.1: TK không kỳ hạn. TK411.2: TK có kỳ hạn dưới 12 tháng. TK411.3: TK có kỳ hạn trên 12 tháng. * TK412: tiền gửi của các TCTD trong nước bằng ngoại tệ. TK này có các TK cấp III sau: TK412.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK412.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK412.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Nội dung hạch toán của các TK trên: Bên Có ghi: số tiền của các TCTD khác trong nước gửi vào. Bên Nợ ghi: số tiền của các TCTD khác trong nước lấy ra. Số dư nợ: số tiền của các TCTD khác trong nước đang gửi tại TCTD . Để theo dõi chặt chẽ TK này nên mở chi tiết theo từng TCTD gửi tiền. Các loại TK sử dụng đối với loại tiền gửi của các TCTD nước ngoài là: * TK421: tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ. TK này có các TK cấp II sau: TK421.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK421.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK421.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng TK421.4: tiền gửi chuyên dùng. Các TK này phản ánh số ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài gửi tại TCTD. Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền của các ngân hàng nước ngoài gửi vào. Bên Nợ ghi: số tiền của các ngân hàng nước ngoài lấy ra. Số dư nợ: số tiền của các ngân hàng nước ngoài đang gửi tại TCTD . Các NHNT mở các TK chi tiết theo từng ngân hàng để theo dõi tiền gửi . Để hạch toán số tiền lãi trên TK tiền gửi của các TCTD trong nước, nước ngoài gửi tại NHTM thì sử dụng các TK : * TK417: Tiền lãi cộng dồn trên các khoản Nợ. TK này có các TK cấp III sau: TK417.1: tiền lãi trên tiền gửi bằng VNĐ TK417.2: tiền lãi trên tiền gửi bằng ngoại tệ. * TK427: tiền lãi cộng dồn trên các khoản Nợ. Nó có các TK cấp III sau: TK 427.1: tiền lãi trên các khoản tiền gửi . Các TK 427, 427: phản ánh số lãi cộng dồn (dự trả) tính trên các khoản nợ của các TCTD phải trả khi đến hạn. quy định để hạch toán TK này cũng giống như quy định của tài khoản 407. Về nội dung hạch toán : Bên Có ghi: số tiền lãi cộng dồn dự trả. Bên Nợ ghi: số tiền lãi TCTD trả Số dư nợ: số tiền lãi TCTD chưa thanh toán. Hạch toán chi tiết: TCTD mở TK chi tiết theo từng khoản tiền gửi. 3.2.1.3 Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng . Phân loại tiền gửi thanh toán dựa trên loại đồng tiền thì tài khoản tiền gửi thanh toán được hạch toán vào 2 TK : + Đối với các khoản tiền gửi bằng VNĐ: * TK 431: tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VNĐ. Có các TK cấp III sau: TK431.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK431.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK431.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng TK431.4: tiền gửi vốn chuyên dùng. *TK435: tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VNĐ có các TK sau: TK435.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK435.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK435.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng + Đối với tài khoản gửi bằng ngoại tệ: * TK 432: tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ. Có các TK cấp III sau TK432.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK432.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK432.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng TK432.4: tiền gửi vốn chuyên dùng. * TK 436: tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ có các TK cấp III sau: TK436.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK436.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK436.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Đối với các TK trên nội dung hạch toán là: Bên Có ghi: số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: số tiền khách hàng lấy ra. Số dư nợ: số tiền các khách hàng đang gửi tại ngân hàng Đối với loại tiền gửi thanh toán của khách hàng, TK hạch toán lãi cho khách hàng có số liệu: * TK 437: tiền lãi cộng dồn dư trả. TK này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn ( dư trả) tính trên các khoản tiền gửi của khách hàng mà TCTD sẽ phải trả khi đến hạn. Quy định về hạch toán cũng giống như quy định của TK 407, TK 437 có các TK cấp III sau: TK437.1: tiền gửi bằng VNĐ TK437.2: tiền gửi bằng ngoại tệ Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền lãi cộng dồn Bên Nợ ghi: số tiền lãi TCTD trả. Số dư nợ: số tiền lãi TCTD chưa thanh toán . Đối với TK 437 ngân hàng phải mở TK chi tiết theo từng TCTD . 3.2.1.4 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Để phản ánh số tiền gửi cửa khách hàng rút ra, gửi vào được biểu hiện trên số hiệu TK : * TK 433: tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Trong đó : TK4331: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn . TK433.2: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng TK433.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng TK433.8: tiền gửi tiết kiệm khác. * TK 434: tiền gửi tiết kiệm. Trong đó: TK434.1: tiền gửi không kỳ hạn . TK434.2: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng TK434.3: tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: số tiền khách hàng lấy ra. Số dư nợ: số tiền khách hàng đang gửi tại ngân hàng Và để theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi, ngân hàng mở các tài khoản chi tiết. Bên cạnh đó, ngoài sổ tiết kiệm các ngân hàng mở thêm sổ kế toán trung gian ( thuộc hạch toán chi tiết) để hạch toán theo dõi số tiền tiết kiệm ở từng quỹ tiết kiệm cơ sở (đơn vị hạch toán báo sổ), dùng làm cơ sở để hạch toán, đối chiếu với sao kê số dư các sổ tài khoản và lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, năm. 3.2.2 Nguyên tắc, thủ tục mở tài khoản tiền gửi : Mỗi khách hàng khi đến mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, ngân hàng sẽ xác định xem khách hàng đó thuộc loại hình khách hàng nào để hướng dẫn thủ tục, nguyên tắc mở tài khoản nhằm đảm bảo tính pháp lý trong quan hệ kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng. Nguyên tắc mở: Đối với tổ chức kinh tế, khi mở tài khoản phải có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Đối với cá nhân, khi mở tài khoản phải có tư cách thể nhân, có giấy phép đăng ký kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân. Việc lựa chọn nguyên tắc mở tài khoản, số lượng tài khoản là do yêu cầu của khách hàng, chủ tài khoản : nếu là cá nhân thì là người uỷ quyền mở tài khoản và có đăng ký mẫu chữ ký tại ngân hàng, nếu là tổ chức thì có thể là người đại diện cho tổ chức đó ( giám đốc hoặc kế toán trưởng), cả hai phải đăng ký mẫu chữ ký tại ngân hàng. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm pháp lý về số tài sản trên tài khoản của mình. Khi nào chủ tài khoản thực hiện các giao dịch trên tài khoản bằng các chứng từ kế toán hợp lệ ngân hàng mới trích tài khoản của khách hàng để thực hiện các dịch vụ thanh toán (trừ trường hợp có lệnh của toà án, trọng tài kinh tế hay ngân hàng chủ động trích tài khoản để thu nợ khách hàng khi đến hạn). Kế toán trưởng của ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát thủ tục mở tài khoản và trực tiếp quản lý hồ sơ mở tài khoản của khách hàng. Thủ tục mở tài khoản : + Đối với pháp nhân: phải thực hiện các thủ tục sau. Điền đầy đủ vào các giấy xin phép mở tài khoản có sẵn của ngân hàng nơi mở tài khoản, phải có quyết định thành lập đơn vị của cơ quan chủ quyền phê duyệt, phải có quyết định bổ nhiệm của giám đốc, kế toán trưởng của đơn vị, đơn vị phải gửi đến mẫu dấu của đơn vị đồng thời gửi đến ngân hàng mẫu chữ ký của chủ tài khoản (giám đốc) và người được uỷ quyền ( kế toán trưởng).. + Đối với thể nhân: thực hiện các thủ tục sau. Điền đầy đủ vào giấy xin mở tài khoản có sẵn của ngân hàng nơi mở tài khoản, người mở tài khoản phải có chứng minh thư hoặc hộ chiếu ( đối với người nước ngoài). Chủ tài khoản ngoài việc ký mẫu vào giấy xi._.n mở tài khoản cần phải ký vào thẻ giao dịch với ngân hàng. Khi có sự thay đổi chữ ký của người được quyền ký trên giấy tờ giao dịch với khách hàng hoặc khi thay đổi mẫu dấu, chủ tài khoản phải gửi đến ngân hàng nơi mở tài khoản bản đăng ký mẫu dấu chữ ký mới thay đổi. Trong đó ghi rõ ngày bắt đầu có giá trị. Các giấy trên phải được ngân hàng giải quyết ngay trong ngày làm việc và phải báo cho khách hàng về sự thay đổi của tài khoản như thế nào về số hiệu, ngày bắt đầu hiệu lực. 3.2.3 Nội dung sử dụng tài khoản . Khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng với mục đích để giao dịch, khi tài khoản được phép hoạt động thì khách hàng được quyền thực hiện uỷ nhiệm chi, viết séc… từ tài khoản của mình thông qua các chứng từ kế toán hợp lệ, đồng thời khách hàng nhận chuyển tiền vào tài khoản thông qua các uỷ nhiệm thu. Bên cạnh những quyền lợi của khách hàng khi sử dụng tài khoản, khách hàng phải chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư trên tài khoản theo quy định của thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, về những sai sót lợi dụng trên giấy tờ thanh toán qua ngân hàng như các thủ tục thanh toán, các giấy tờ yêu cầu khi thực hiện thanh toán. Về phía ngân hàng, ngân hàng có quyền từ chối các giấy tờ thanh toán nếu xét thấy không hợp lệ, đồng thời kiểm tra các thủ tục cần thiết của việc duy trì tài khoản. Nếu số dư tài khoản của khách hàng thấp hơn số dư tối thiểu tính bình quân trên một tháng, ngân hàng tính mức phạt với khách hàng theo tỷ lệ quy định của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có trách nhiệm gửi sổ đối chiếu cho khách hàng về những khoản phát sinh theo yêu cầu của khách hàng và đặc biệt là ngân hàng phải có trách nhiệm giữ bí mật số liệu tài khoản của khách hàng theo quy định của thống đốc NHNN. 3.2.4 Tất toán tài khoản. Tất toán tài khoản là việc ngân hàng thực hiện chấm dứt hoạt động của tài khoản. Khi các điều kiện sau đây xảy ra ngân hàng thực hiện tất toán tài khoản cho khách hàng: khi chủ tài khoản có yêu cầu bằng văn bản tất toán tài khoản; khi tài khoản đã hết số dư và ngừng giao dịch trong vòng 6 tháng liên tục; chủ tài khoản là cá nhân chết hay mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; khi chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hay các trường hợp khác do NHNN quy định ví dụ như: khi chủ tài khoản phát hành séc quá số dư lần đầu tiên thì đơn vị phát hành séc bị xử phạt theo chế độ vi phạm hợp đồng và có công văn nhắc nhở đồng thời tờ séc bị trả lại, nếu vi phạm lần 2 ngoài nhắc nhở thì đơn vị phát hành séc còn bị đình chỉ quyền phát hành séc trong 6 tháng và bị thu hồi toàn bộ số séc đang sử dụng. Nếu vi phạm lần 3 thì ngân hàng đình chỉ hoạt động của tài khoản và tất toán tài khoản của khách hàng. Khi tất toán, ngân hàng phải kiểm tra, thu hồi toàn bộ số séc trắng đã báo bán cho khách hàng để tránh tình trạng khách hàng phát hành séc khống. 3.3 Kế toán phát hành giấy tờ có giá. Để phát hành giấy tờ có giá thì các NHTM phải được sự cho phép của NHNN đồng thời căn cứ vào số vốn cần thiết để phát hành trong từng kỳ. Các giấy tờ có giá được phép mua bán trên thị trường sơ cấp, thứ cấp , với các đối tượng mua là công dân Việt nam, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động kinh doanh, sinh sống tại Việt nam. Để hạch toán việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng sử dụng các tài khoản: * TK 441: phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn. Có các tài khoản cấp III sau: TK441.1: chứng chỉ tiền gửi TK441.2: kỳ phiếu TK441.9: các giấy tờ có giá ngắn hạn khác * TK 442: phát hành các giấy tờ có giá dài hạn. Có các tài khoản cấp III sau: TK442.1: chứng chỉ tiền gửi TK442.2: kỳ phiếu TK442.9: các giấy tờ có giá dài hạn khác Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền thu về phát hành giấy tờ có giá Bên Nợ ghi: số tiền chi trả giấy tờ có giá đã đến kỳ hạn thanh toán Số dư có: số tiền của các giấy tờ có giá đã phát hành nhưng chưa đến kỳ thanh toán Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo dõi từng loại và từng kỳ hạn của giấy tờ có giá. Ngoài số tài khoản chi tiết, các tổ chức tín dụng mở sổ chi tiết theo dõi giấy tờ có giá đã phát hành để quản lý việc phát hành và đối chiếu khi thanh toán. Đối với các tài khoản tiền lãi cộng dồn dự trả tính trên các giấy tờ có giá được hạch toán vào tài khoản 447. TK 447: tiền lãi cộng dồn dự trả trên các giấy tờ có giá. Có các tài khoản cấp III sau: TK447.1: tiền lãi cộng dồn trên các giấy tờ có giá ngắn hạn. TK447.2: tiền lãi cộng dồn trên các giấy tờ có giá dài hạn. Nội dung hạch toán: Bên Có ghi: số tiền lãi tính cộng dồn Bên Nợ ghi: số tiền lãi tổ chức tín dụng trả Số dư có: số tiền lãi tổ chức tín dụng chưa trả. Tài khoản này mở tài khoản chi tiết theo từng loại giấy tờ có giá. Việc hạch toán tài khoản 447 phải được thực hiện theo quy định về cách tính lãi cộng dồn dự trả. Chương II Thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội ( VCBHN) Khái quát về tình hình hoạt động của VCBHN 1.1 Khái quát quá trình hình thành ,phát triển và cơ cấu tổ chức của VCBHN Quá trình hình thành và phát triển VCBHN được thành lập ngày 01/03/1985,là một trong những chi nhánh chủ chốt của hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt nam(NHNTVN),đặt tại Hà Nội. Đến nay với chặng đường 18 năm hoạt động đầy khó khăn, VCBHN đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong sự nghiệp phát triển chung của toàn hệ thống NHNTVN. Cùng với sự nghiệp đổi mới và thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước quá trình đổi mới hoạt động chung của toàn nghành ngân hàng nước ta và của NHNTVN,VCBHN đã thực hiện nhiều giải pháp phù hợp, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, vươn lên để khẳng định vị trí vai trò của mình là một chi nhánh NHTM quốc doanhkhông ngừng đổi mới và phát triển với tốc độ cao.VCBHN còn có vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của NHNTVN và có nhiệm vụ tích cực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá, xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô. Trong 18 năm xây dựng và trưởng thành, VCBHN đã tổ chức tốt hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn với các giải pháp ngày càng đa dạng. Chi nhánh cũng đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhằm đáp ứng quá trình đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng với mục tiêu cải thiện hiệu năng hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó thái độ và phong cách phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao. Tổng số lao động của chi nhánh đến 31 / 12/2002 là 139 người, độ tuổi bình quân của CBNV hiện nay là 32,3 tuổi. Về chất lượng lao động: 91% cán bộ của chi nhánh có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, 78 % cán bộ có trình độ ngoại ngữ C trở lên. việc sắp xếp cán bộ nhân viên phù hợp với công việc, tổ chức bộ máy vận hành gọn nhẹ, hiệu quả. Hiện nay, NHNTVN có mối quan hệ đại lý với trên 1300 ngân hàng trên toàn thế giới. Nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp này và đặc biệt từ khi tham gia vào mạng giao dịch tài chính liên ngân hàng toàn cầu “SWIFT”, các nghiệp vụ thanh toán tín dụng quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng (như hoạt động thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền) tại VCBHN được thực hiện một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng, góp phần quan trọng vào phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của thủ đô. Công tác kế toán, thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác tạo điều kiện cho khách hàng luân chuyển vốn nhanh phục vụ công tác kinh doanh. Doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng đã góp phần tăng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho ngân hàng. Đến cuối tháng 12 năm 2002 số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại VCBHN là gần 32000 tài khoản. Riêng trong năm 2002 số tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng tăng 46% so với năm 2001; doanh số thanh toàn bù trừ đạt 5045 tỷ, tăng 16%; thanh toán bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước đạt 2294 tỷ đồng, tăng 47%; thanh toán cùng hệ thống đạt 34509 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2001. Nhận thức được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả trong kinh doanh, VCBHN đã đẩy mạnh trang bị công nghệ máy tính hiện đại, cung cấp các tiện ích tạo điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lý, đồng thời góp phần đưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại tiếp cận khách hàng thủ đô. Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng năm 2000 bị giảm sút do phải chia sẻ thị phần thanh toán với các NHTM cổ phần, nên năm 2000 chỉ đạt là 84000 USD, bằng 66%; năm 2001 đạt gần 90000 USD bằng 105% năm 2000, năm 2002 đạt 128000 USD tăng 44% so với năm 2001. Chi nhánh VCBHN đặc biệt chú trọng đến công tác khuếch trương đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại vào cuộc sống, dần tiến tới đồng bộ liên hoàn các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng giao dịch, từng bước thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày. Công tác phát hành thẻ lần đầu tiên đã được chi nhánh triển khai trong năm 2002 có kết quả tốt. Trong đó: thẻ ATM số lượng thẻ phát hành đạt 3086 thẻ ( doanh số thanh toán là 35 tỷ đồng), thẻ Visa, Master số lượng thẻ phát hành đạt 162 thẻ. Dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền, đổi tiền của chi nhánh đều đạt kết quả tốt với chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao, cán bộ nhân viên các bộ phận tiếp khách đều có thái độ phục vụ tốt, đã và đang được đào tạo các kiến thức về chăm sóc khách hàng đặc biệt năm 2002, doanh số kiều hối của chi nhánh đạt 16 triệu USD, tăng 94% so với năm 2001, lượng kiều hối tăng mạnh đã góp phần bù đắp lượng ngoại tệ cho đất nước do kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Dịch vụ tiết kiệm của VCBHN tăng mạnh, năm 2002 lượng khách hàng mở tài khoản tăng 46% so với năm 2001. Đến nay VCBHN có số lượng khách hàng là 31982, quản lý trên 60000 tài khoản tiết kiệm và kỳ phiếu, có 4106 tài khoản cá nhân giao dịch. Bình quân 1 ngày có 2000 giao dịch được thực hiện. Chi nhánh đã triển khai công nghệ NH bán lẻ từ tháng 9/2000 có ưu thế rất tốt. Về phát triển khách hàng, chi nhánh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ bám sát khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, đưa ra các biện pháp hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khuôn khổ cho phép. Từ đó chi nhánh không những vẫn giữ vững đội ngũ khách hàng truyền thống mà còn phát triển thêm một số khách hàng mới. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Hiện nay mạng lưới hoạt động kinh doanh của chi nhánh VCBHN gồm: 1 trụ sở chính ( đặt tại 78 Nguyễn Du – Hà Nội). 2 chi nhánh cấp 2 ( đặt tại Thành Công, Cầu Giấy). 3 phòng giao dịch. Với mô hình tổ chức như sau: Thành Công Cầu Giấy Phòng giao dịch Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 3 Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Trụ sở chính Phòng tín dụng tổng hợp Phòng dịch vụ ngân hàng Phòng kế toán quốc tế Phòng ngân quỹ Phòng tin học Chi nhánh cấp II Phòng kế toán TC Phòng kiểm soát nội bộ Phòng hành chính nhân sự 1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VCBHN trong những năm gần đây. 1.2.1 Tình hình huy động vốn . Công tác huy động vốn trong 3 năm qua đã được VCBHN thực hiện rất tốt. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2000 đạt 2756 tỷ đồng tăng 38,14% so với cùng kỳ năm 1999 và tăng 3,25% so với kế hoạch; năm 2001 là 3268 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000; năm 2002 là 3996 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2001. Trong đó số vốn huy đồng từ dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn (81%). Trong năm 2002 do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ suy giảm và việc cắt giảm liên tục lãi suất USD trên thế giới buộc NHNT cũng hạ lãi suất USD nên dẫn đến tốc độ tăng vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh chậm hơn tốc độ tăng vốn huy động VNĐ. Tuy nhiên tình hình này đã được VCBHN giải quyết khá tốt bằng cách áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đưa ra các biểu lãi suất và biểu phí mềm dẻo hấp dẫn và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tiền gửi cùng việc thực hiện tốt các công tác phục vụ khác đã làm cho lượng vốn huy động ngoại tệ tăng lên đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2003. So với cùng kỳ năm 2002 số vốn huy động ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2003 tăng 7%, chiếm 59% tổng nguồn vốn huy động. 1.2.2 Công tác tín dụng Sự đổi mới cơ chế và chính sách lãi suất của NHTW cùng với sự phát triển ngày một cao của nền kinh tế đã giúp cho NHTM nói chung và VCB Hà Nội nói riêng có những thành công tốt đẹp trong công tác tín dụng. Năm 2000, 2001, VCB HN đã gặp phải nhiều khó khăn trong côn gtác tín dụng do bị ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế Ơ tron gnước biến động thất thường, trên địa bàn lại có sự cạnh tranhgay gắt cả về lãi suầt va giành giật khách hàng. Trước tình hình đó, chi nhánh đã có những biện pháp phù hợp, vừa tiếp tục duy trì các ưu đãi đối với khách hàng truyền thống và khách hàng vay có giá trị lớn, vừa quan tâm mở rộng thêm khách hàng mới với mục tiêu an toàn hiệu quả, nhờ đó tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng khôn gồ ạt mà vẫn ổn định vững chắc. đến 31/12 / 2000 doanh số cho vay đạt 1.872 tỷ đồng bằng 101% so với năm 1999, doanh số thu nợ là 1.810 tỷ đồng bằng 106% so với năm 1999, tổng dư nợ đạt 473 tỷ, tăng 17,8% so với năm 1999. Về tín dụng ngắn hạn: doanh số cho vay đạt 1.813 tỷ đồng bằng 104,4% so với năm 1999; doanh số thu nợ đạt 1.787 tỷ đồng bằng 106,7% so với năm 1999, dư nợ đạt 358 tỷ tăng 9,6% so với năm 1999. Doanh số cho vay và dư nợ chủ yếu bằng VND, cho vay ngoại tệ giảm mạnh do tỷ giá của đồng dolla tăng liên tục nên một số đơn vị sản xuất kinh doanh gắn với nhập khẩu nguyên vật liệu cũng chuyển sang vay VND. Về tín dụng trung dài hạn: doanh số cho vay đạt 58,7 tỷ, tăng 5,6% so với năm 1999. Dư nợ đạt 115,7 tỷ tăng 51,3 % so với năm 1999 và chiếm 24,5% tổng dư nợ. Trong năm 2000 chi nhánh đã cho vay được 16 dự án, các dự án được phát huy hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhìn chung năm 2000 hoạt động tín dụng của chi nhánh tương đối an toàn tuy nhiên, có một đơn vị khó khăn từ những năm cũ, cuối năm 1999, chi nhánh đã ngừng cho vay nên sang năm 2000 đã phát sinh nợ quá hạn, tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2000 là 22 tỷ chiếm 4,67% tổng dư nợ. Chi nhánh luôn bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và cấp chủ quản của đơn vị để bàn biện pháp xử lý tài sản trả nợ NH. Năm 2001, chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị dưới mọi hình thức và tiếp tục vận dụng chính sách tài chính mềm dẻo để thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng truyền thống như: phân loại khách hàng và áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng mới hoặc những hợp đồng vay ngắn hạn có giá trị lớn, đặc biệt chú trọng đến các khách hàng sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu,... đến 31/12/2001 doanh số cho vay đạt 2.199 tỷ tăng 18% so với năm 2000, tổng dư nợ cho vay là 648 tỷ, tăng 37% so với năm 2000 và vượt kế hoạch 11%. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết qủa cao và vẫn đảm bảo an toàn. cho vay VND vẫn tăng nhanh trong năm 2001 trong khi cho vay ngoại tệ giảm, doanh số cho vay bằng VND đạt 1.721 tỷ đồng chiếm 78% tổng doanh số cho vay và tăng 36% so với năm 2000. Đối với tín dụng ngắn hạn, doanh số cho vay cả năm đạt 2.112 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2000, doanh số thu nợ cả năm đạt 1968 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2000. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 485 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2000, vượt kế hoạch 12% trong đó cho vay ngắn hạn doanh nghiệp Nhà nước chiếm 84% tổng dư nợ ngắn hạn. đối với tín dụng trung dài hạn doanh số cho vay cả năm đạt 86 tỷ tăng 48% so với năm 2000, doanh số thu nợ cả năm đạt 41 tỷ tăng 81% so với năm trước. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 132 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2000, tăng 14% so với kế hoạch, chiếm 20% tổng dư nợ trong đó đã cho vay được 14 dự án kể cả các dự án phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các dự án đều phát huy hiệu quả. Cho vay DNNN chiếm 78% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn là 20 tỷ, chiếm 3,1% so với tổng dư nợ, là nợ quá hạn của 3 đơn vị quốc doanh phát sinh từ các năm trước, giảm 10% so với năm 2000. Chi nhánh luôn bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và thường xuyên thông báo tình hình của các đơn vị có nợ qúa hạn với cấp chủ quản để bàn biện pháp xử lý tài sản của đơn vị. Công tác tín dụng của chi nhánh năm 2002 đã thực sự khởi sắc cả về quy mô và chất lượng, hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Doanh số cho vay cả năm đạt 3.371tỷ, tăng 53% so với năm 2001. Doanh số thu nợ cả năm đạt 3.009 tỷ tăng 50% so với năm 2001, dư nợ tín dụng đạt 951 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2001. Dư nợ quá hạn chỉ chiếm 0.1% tổng dư nợ. Đạt được kết quả trên là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộngkinh doanh, chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, với sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành Ngân hàng như: cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thoả thuận đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng NH đồng thời với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh, sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc và sự phối hợp hỗ trợ có hiệu quả của các phòng nghiệp vụ có liên quan đã góp phần đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển. Công tác tín dụng của chi nhánh mặc dù mở rộng và tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, có chất lượng và hiệu quả. Việc duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát sau và tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý tín dụng đồng thời bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để có những tư vấn và biện pháp kịp thời đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay NH đúng mục đích và có hiệu quả là nhân tố quan trọng để nân g cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đối với tín dụng ngắn hạn: tổng doanh số cho vay đạt 3.264 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2001, dư nợ tín dụng ngắn hạn đến 31/12/2002 đạt 762 tỷ đồng tăng 67% so với năm 2001. Tín dụng trung dài hạn có doanh số cho vay cả năm là 106 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2001, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 175 tỷ đồng tăng 90% so với năm 2001. Trong năm chi nhánh đã xử lý được 29 tỷ đồng nợ quá hạn, đưa ra theo dõi ngoại bảng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.1% trên tổng dư nợ. Chi nhánh cũng đã thu hồi được 11tỷ đồng nợ quá hạn phát sinh. Nợ quá hạn phát sinh trong năm bao gồm cả nợ quá hạn do chưa trả được nợ gốc và nợ do quá hạn trả lãi theo phương thức hạch toán nợ quá hạn mới áp dụng từ tháng 10 năm 2002. 1.2.3 Công tác sử dụng vốn Năm 2000, tổng mức sử dụng vốn đạt tới 94.20% tổng nguồn vốn huy động và tăng 34% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó dư nợ tín dụng đạt 473 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 1999. Ngoài đầu tư tín dụng chi nhánh tiếp tục gửi vốn điều hoà tại VCB TW, mua kỳ phiếu của các NHTM quốc doanh, mua trái phiếu kho bạc nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn huy động, đẩy nhanh tốc độ vòng quay của đồng tiền. Năm 2001, tổng sử dụng vốn sinh lời chiếm 96% tổng nguồn vốn huy động và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó đầu tư tín dụng VND tăng 36,89% so với cùng kỳ năm 2000. Ngoài đầu tư tín dụng trực tiếp VCB HN đã sử dụng nguồn vốn bằng nhiều hình thức linh hoạt như: mua trái phiếu kho bạc, gửi có kỳ hạn tại VCB TW... do môi trường đầu tư trực tiếp chưa thuận lợi nên việc sử dụng vốn qua hình thức đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn tới 78% tổng sử dụng ngồn vốn của chi nhánh. Năm 2002, kết quả sử dụng vốn sinh lời của chi nhánh đạt 99% tổng nguồn vốn huy động tăng 62% so với năm 2001. Với lợi thế nguồn huy động dồi dào, chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tíndụng nhằm cung ứng vốn có hiệu qủa cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốn cho VCBTW, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Tỷ trọng sử dụng vốn tại chỗ chưa cao, cho vay bằng VND chiếm 51% nguồn vốn huy động, cho vay bằng ngoại tệ chiếm 13% nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Phần lớn vốn huy động của chi nhánh đã được điều chuyển về hội sở chính nhằm cung ứng vốn phục vụ cho công tác quản lý vốn tập trung của VCB TW. Bảng 2: Công tác sử dụng vốn . Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sử dụng vốn: 1. Đồng Việt Nam - Tổng dư nợ cho vay trong đó: + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn trung dài hạn + Nợ khoanh + Góp vốn đồng tài trợ - Tiền gửi có kỳ hạn tại VCBTW - Tiền gửi có kỳ hạn và kỳ phiếu tại các tổ chức tín dụng - Mua công trái kho bạc - Các khoản khác 2. Ngoại tệ ( USD): - Tổng dư nợ cho vay Trong đó: + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn trung dài hạn + Nợ khoanh + Góp vốn đồng tài trợ - Tiền gửi có kỳ hạn tại VCBTW 2.596.000 518.921 263.317 245.412 17.700 204 130.000 115.000 10.000 604 2.077.079 210.061 112.020 69.648 28.364 1.867.018 3.088.474 637.225 450.204 385.000 40.000 204 25.000 111.021 100.000 10.000 2000 2.415.249 197.795 100.861 30.108 21.990 37.635 2.217.454 3.948.228 1.170.151 590.151 470.000 97.000 151 23.000 560.000 10.000 10.000 2.778.077 360.609 291.631 33.768 35.211 2.417.468 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh) 1.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác Đối với công tác xuât nhập khẩu, đây luôn được coi là thế mạnh củaNHNT. Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được trên trường quốc tế của toàn hệthống, VCB HN đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn. Với hạn mức bán ngoại tệ ổn định và uy tín trong thanh toán quốc tế nên sự tín nhiệm của các khách hàng đối với công tác thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh tiếp tục được giữ vững và tăng lên. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB HN năm 2000 đạt 293.578.000 USD tăng 22,12% so với năm 1999 trong đó nhập khẩu là 210.144.000 USD tăng 35,13% so với năm 1999. Xuất khẩu là 83.434.000 USD bằng 98% so với năm 1999. Năm 2001, tổng doanh số thanh toán XNK đạt 327 triệu USD tăng 12% so với năm 2000 trong đó nhập khẩu là 239.085.000 USD tăng 17% so với năm 2000, xuất khẩu đạt 87.721.000 USD tăng 8% so với năm 2000. Năm 2002, công tác thanh toán quốc tế có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK cả năm đạt 361triệu USD, tăng 10% so với năm 2001. Trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu đạt cao, tốc độ tăng 22% so với năm 2001. Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm có giảm sút bằng 78% so với năm 2001 do khó khăn trong họat động xuất khẩu chung của cả nước. Bảng 3: Công tác XNK Đơn vị : Nghìn USD Chỉ tiêu Doanh số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Nhập khẩu Mở LC Thanh toán LC Thanh toán chuyển tiền đi và nhờ thu. 2.Xuất khẩu Mở LC Thanh toán LC Thanh toán chuyển tiền đến và nhờ thu. 210.144 95.366 90.209 24.569 83.434 25.445 23.435 34.554 239.085 113.589 98.824 26.672 87.721 29.641 25.472 32.608 292.196 140.977 123.141 28.078 68.836 17.496 13.984 37.483 (Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2000; 2001; 2002) Hoạt động kế toán và thanh toán NH đã đóng góp rất tích cực vào kết quả chung của toàn chi nhánh. Năm 2000 chi nhánh đã thực hiện triển khai chương trình NH bán lẻ một cách nhanh chóng và tương đối chính xác. Đến 31/12/2000 số lượng tổ chức đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại chi nhánh là 3.866 tài khoản, tăng 1,2% so với năm 1999. Công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời , chính xác, an toàn, tạo điều kiện cho khách hàng luân chuyển vốn nhanh phục vụ công tác kinh doanh. Thanh toán séc tăng 30%, thanh toán bù trừ tăng 25%, thanh toán cùng hệ thống tăng 30% so với năm 1999. Năm 2001, số tổ chức đơn vị cá nhân mở tài khoản tại VCB HN tăng 25%. Thanh toán bù trừ tăng 14%, thanh toán cùng hệ thống tăng 16% so với năm 2000. Năm 2002, chi nhánh đã tích cực triển khai,tham gia cùng VCB TW và NHNN, ứng dụng công nghệ NH hiện đại vào công tác thanh toán của NH. Tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên NH, thanh toán trực tuyến VCB on-line đã tạo điều kiện rút ngắn được thời gian chuyển tiền cho khách hàng, nâng cao hiệu quả và chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt qua NH, giảm bớt dần việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông. Năm 2002 lượng khách hàng mở tài khoản tăng 46% so với năm 2001(165 đơn vị). Doanh số thanh toán trong hệ thống VCB đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 135% so với năm 2001, thanh toán bù trừ 445 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2001, trong đó thanh toán bù trừ qua NHNN đạt 22 tỷ đồng, tăng 152%, thanh toán điện tử liên ngân hàng( áp dụng từ tháng 5/2002)đạt 626 tỷ đồng. Bảng 4: Kết quả kinh doanh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Kết quả kinh doanh Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận 131.989 97.339 34.650 160.000 130.000 30.000 145.000 117.000 28.000 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh) Trong đó nguồn thu chủ yếu là: thu lãi tiền gửi tại VCBTW, thu lãi tiền gửi tại các TCTD, thu lãi cho vay, thu lãi dịch vụ. Các nguồn chi chủ yếu: trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý, chi về tài sản, chi về thuế. Trong công tác kinh doanh ngoại tệ ngoài sự hỗ trợ của VCB TW, chi nhánh đã chủ động cân đối các nguồn ngoại tệ để cung ứng cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như: máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thuốc chữa bệnh,.... Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đơn vị : Nghìn USD Chỉ tiêu Doanh số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh số mua vào Mua từ các tổ chức kinh tế và cá nhân Mua từ VCB TW Mua từ TCTD khác Doanh số bán ra Bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân Bán cho VCB TW Bán cho TCTD khác 100.581 56.023 35.008 7.410 100.935 98.897 724 1.200 115.371 64.066 49.013 1.188 115.371 103.050 5.588 130.503 70.030 53.966 6.507 130.503 123.426 7.077 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Ngoài ra các công táckhác như: kinh doanh dịch vụ NH, ngân quỹ, thanh tra kiểm soát, công nghệ thông tin NH, .... đều được chi nhánh thực hiện tốt và đang ngày một phát triển hơn nữa. 2. Tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại VCBHN. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết mà đối với các NHTM mà vốn gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt là vốn huy động. Việc mở rộng nguồn vốn huy động đi đôi với việc mở rộng tín dụng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển các NHTM luôn luôn phải quan tâm đến công tác huy động vốn của mình. Trong những năm qua trước yêu cầu phát huy các nguồn nội lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước các NHTM đã nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các giải pháp huy động vốn hiệu quả. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, VCBHN đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp phần lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống ngân hàng ngoại thương. Bảng 6: Công tác huy động vốn của VCBHN qua 3 năm : Đơn vị: Triệu đồng, nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nguồn vốn huy động 1. Đồng Việt nam Trong đó - Tiền gửi tổ chức kinh tế - Tiền gửi dân cư - Các nguồn khác 2. Ngoại tệ (USA) Trong đó: - Tiền gửi tổ chức kinh tế - Tiền gửi dân cư - Các nguồn khác 2.756.735 520.072 330.338 180.592 9.140 2.236.663 (154.242$) 72.998 (5.034$) 2.097.062 (144.615$) 24.942 (1.720$) 3.268.935 645.023 415.000 230.000 23 2.623.912 (174.300$) 143.013 (9.500$) 2.431.221 (161.500$ 49.678 (3.300$) 3.996.342 1.160.000 540.000 620.000 17 2.836.342 (148.790$) 199.537 (13.000$) 2.617.004 (170.500$) 19.800 (1.290$) (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm 2000, 2001, 2002) Tỷ giá VND/USD năm 2000 : 14501 ; năm 2001 : 15054 ; năm 2002 :15349 Năm 2000 , bên cạnh những thuận lợi cơ bản là tình hình tăng trưởng đồng đều trên các lĩnh vực : Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,5% ; kim nghạch xuất khẩu tăng 20% ; dịch vụ tăng 8,9% ; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 4,5% , ngân hàng vẫn tiệp tục chịu sự ảnh hưởng của những khó khăn trong một số lĩnh vực như kinh tế tài chính , thị trường xuất khẩu ( nhất là một số mặt hàng nông sản giá thị trường thế giới giảm mạnh ), sức mua trong nước chưa cao , nhiều doanh nghiệp nhà nước sức cạnh tranh yếu , khả năng hấp thu vốn thấp . Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động của VCBHN vẫn tăng liên tục , đến 31/12/2000 đạt 2756 tỷ đồng , tăng 38,14% so với cùng kỳ năm 1999 và tăng 34,40% trong đó : + Nguồn vốn VNĐ đạt 520 tỷ chiếm 19% tổng nhuồn vốn và tăng 16% so với cùng kỳ ; tiền gửi dân cư chiếm 34,70% tổng nhuồn vốn và tăng 7% so với năm 1999. + Nguồn vốn ngoại tệ đạt 154,24 triệu USD tương đương 2237 tỷ VNĐ chiếm 81% tổng nguồn vốn , tăng 45% so với nă 1999 . Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngoại tệ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng nguốn vốn huy động VNĐ và chu yếu là tăng tiền gửi dân cư (chiến 93,70% nguốn vốn huy động ngoại tệ và tăng 45% so với cùng kỳ). Tỷ giá đồng USD tăng lên nhiều đã kích thích dân cư chuyển từ VNĐ sang ngoại tệ gửi nhân hàng . Năm 2001, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra đa dạng và gay gắt theo đó là việc giảm lãi suất huy động liên tục, đặc biệt là lãi suất huy động ngoại tệ. Để đạt được các chỉ tiêu huy động vốn như trên chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, thay đổi phong cách phục vụ khách hàng, và điều đó đã tạo được uy tín và niềm tin trong khách hàng đến giao dịch, tạo thế đứng vững chắc cho chi nhánh trong xu thế phát triển chung của các NHTM ở thủ đô. Công tác huy động vốn trong năm 2001 của chi nhánh VCBHN đã đạt được những kết quả tốt. Đến cuối tháng 12 năm 2001 tổng nguồn vốn huy động quy VNĐ đạt 3.268 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó nguồn vốn VNĐ tăng 24% chiếm 19,73% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngoại tệ tăng 17% chiếm 80,27% tổng nguồn vốn huy động. Huy động từ dân cư chiếm 81% tổng nguồn vốn, tăng 17 % so với năm 2000. Năm 2002, thị trường vốn trong nước rất sôi động . Nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt 3996 tỷ đồng , tăng 22% so với năm 2001 . Trong đó : + Huy động từ dân cư đạt 3.237 tỷ đồng tăng 24% so vớ năm 2001 , chiếm 81% trong tổng nguồn vốn huy động . + Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 740 tỷ đồng , tăng 13% so với năm 2001, chiến 18% trong tổng nguồn vốn huy động . Công tác huy động vốn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. Thông qua việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại , áp dụng các chính sách khách hàng phù hợp, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tiền gửi cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0182.doc
Tài liệu liên quan