Lời Nói đầu
Hệ thống cơ sở hạ tầng có tác động to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước bởi vì đó là nền tảng, là tiền đề khi thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư nào đông thời cơ sở hạ tầng phát triển sẽ góp phần vào thu hút đầu tư nước ngoài... Vì vậy ngành Xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và trong nhiệm vụ đóng góp sức lực thì phải huy động sự tham gia của toàn xã hội bao gồm cả doanh nghiệp của Nhà nước và doanh ngh
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp ngoài quốc doanh.
Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và xây dựng Giao thông I là Công ty chuyên thi công xây dựng các công trình như nhà trung cư, trạm cấp nước, đường điện, trường học phục vụ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất .... Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước Công ty đã tự khẳng định mình và chiếm được lòng tin trong ngành xây dựng nhưng bên cạnh đó Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cả do bên ngoài và ngay trong nội bộ Công ty.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty phải thực hiện đầu tư tạo ra năng lực sản xuất nhưng việc đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các nguồn lực như thế nào cho phù hợp để đồng vốn đầu tư và công sức bỏ ra phát huy vai trò của nó một cách hiệu quả nhất là một bài toán khó cần có sự nỗ lực của toàn Công ty, có sự so sánh và học hỏi từ các đơn vị khác tuy nhiên hoạt động đầu tư tại Công ty còn nhiều bất cập. Qua thời gian thực tập tại Công ty tôi đã tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty.
Với quá trình thực tập tại Công ty em đã lựa chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng công trình giao thông I”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm hai phần:
- Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I.
- Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I.
Tôi xin chân thành cảm ơn TH.S Trần Mai Hương và Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của tôi khó tránh khỏi sai sót rất mong thầy cô và Công ty đóng góp và sửa chữa để hoàn thiện hơn.
Chương I
Thực trạng hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I
trong những năm gần đây
I. Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và xây dựng giao thông I
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I
Công ty cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng giao thông 1 là công ty cổ phần chịu sự quản lý của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I và chịu sự quản lý của Bộ giao thông vận tải.
- Tên của Công ty: Công ty CP Đầu tư, thương mại và XDGT1
- Tên giao dịch quốc tế: Transport construction and Investerment Trading joint - stock Company No 1.
- Trụ sở giao dịch tại : 548 - Nguyễn Văn Cừ- Long Biên - Hà Nội.
Tiền thân của Công ty được thành lập theo quyết định số 1034/TCCB-LĐ ngày 15/ 03/ 1983 của Bộ giao thông vận tải với tên gọi Xí nghiệp Cung ứng vật tư thiết bị giao thông I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp công trình giao thông I thuộc Bộ giao thông vận tải, nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư thiết bị cho các công trình giao thông theo chỉ tiêu kế hoạch phân phối của Bộ chủ quản.
Năm 1989, theo quyết định số 1034/ TCCB- LĐ ngày 13/ 06/ 1989 Xí nghiệp Cung ứng vật tư thiết bị giao thông I được đổi tên là Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ vật tư kỹ thuật I.
Khi có quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 388/ HĐBT ngày 20/ 11/ 1991 của HĐBT trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp phải cân đối, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo đủ việc làm và đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức của doanh nghiệp, Công ty đã tổ chức một bộ phận tìm nguồn hàng, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông, chuyển dần một bộ phận sang thi công XDCB, thi công các công trình giao thông để phát triển nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ đó Bộ giao thông vận tải quyết định đổi tên Xí nghiệp thành Công ty Vật tư thiết bị giao thông I theo quyết định số 922/ GĐ-TCCB- LĐ ngày 14/ 04/ 1993.
Năm 2002, khi Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải là một trong những Bộ đi đầu trong việc cổ phần hóa đã có kế hoạch xây dựng Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I trở thành tổng công ty mạnh trong toàn ngành giao thông. Trong Tổng công ty lại chọn ra một số Công ty đủ mạnh để đi đầu trong việc cổ phần hóa và Công ty Vật tư thiết bị giao thông 1 là một trong các công ty đầu tiên được cổ phần hóa. Ngày 9 tháng 11 năm 2004 Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3429/QĐ-BGTVT về việc duyệt phương án chuyển Công ty Vật tư thiết bị giao thông 1 thành Công ty cổ phần. Ngày 16/2/2005 Công ty chính thức đổi tên, sử dụng con dấu mới và đi vào hoạt động. Công ty là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày 28 tháng 1 năm 2005 (ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh Nghiệp, thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh tế của mình
2. Các lĩnh vực hoạt động Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và Xây dựng Giao thông I
Công ty cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng giao thông 1 là một Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước được phép hành nghề ttrên các lĩnh vực sau :
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước (bao gồm: cầu, đường, sân bay, cầu tàu, bến cảng);
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, thuỷ điện; lắp đặt đường dây và trạm điện đến 35 KV;
- Xử lý nền đất yếu, san lấp mặt bằng, nạo vét, đào đắp nền, móng công trình;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát, thí nghiệm vật liệu, tư vấn giám sát các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng;
- Thiết kế các công trình giao thông cầu, đường bộ;
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, cụm dân cư, khu đô thị, hệ thống cấp thoát nước;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa, nhựa dính bám, nhũ tương;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch và kinh doanh khách sạn;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, trung đại tu xe máy, thiết bị, gia công các sản phẩm cơ khí;
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà đất và khu đô thị, cho thuê nhà, mặt bằng, sân bãi;
- Đào tạo cung ứng lao động trong nước (không bao gồm đào tạo và cung ứng lao động cho các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động);
- Vận tải hàng hoá, vật tư thiết bị.
- Mở rộng địa bàn hoạt động của Tổng công ty nhằm tạo ra sự tăng trưởng mới cả về quy mô và doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp đỡ các bạn Lào trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị Việt - Lào về đầu tư phát triển kinh tế xã hội khoa học kĩ thuật mà chính phủ 2 bên đã kí kết.
Phát huy vai trò chính là đơn vị XDCB công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công trình quan trọng như: công trình đường 13 Bắc Lào, Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Láng Hoà Lạc, Quốc lộ 1 Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Cầu Giẽ, đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình khác như đường quốc lộ 1 Bắc Ninh , QL 38, đường18 Quảng Ninh, QL279 Bắc Kạn, QL279 Quảng Ninh, QL279 Sơn La... và một số công trình đang thi công như : Quốc lộ 7 (Đô Lương – Khe Thơi), Quốc lộ 14D Quảng nam, Đường Trung Lương – Mỹ Thuận, Đường TL 351 & 357, Cầu Thanh Trì, đường ô tô vào Cảng Đình Vũ, đường dẫn Cầu Bãi Cháy, QL3 Cao Bằng, QL 34 Cao Bằng ...
Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng kinh doanh vật tư thiết bị xuất nhập khẩu uỷ thác các loại máy móc thiết bị, hàng hoá như máy thi công các công trình giao thông, vải địa kỹ thuật, bấc thấm, mở cửa hàng kinh doanh.
3. Chức năng và nhiệm vụ hiện nay của công ty:
3.1. Chức năng:
Hiện nay, chức năng chính của Công ty là tham gia đấu thầu, trực tiếp thi công các công trình giao thông và cung ứng các loại vật tư, thiết bị phục vụ các công trình giao thông. Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng và công nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ, đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra TSCĐ.
3.2. Nhiệm vụ:
Phát huy vai trò là một doanh nghiệp xây lắp, nhiệm vụ cơ bản hiện nay của Công ty là Xây dựng các công trình giao thông và sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị xây dựng giao thông với chất lượng thi công ngày một nâng cao.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định hiện hành.
Không ngừng kiện toàn công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời bảo toàn và phát triển vốn một cách hiệu quả nhất.
Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đối với nhà nước và đối với người lao động.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn, đảm bảo và phát triển nguồn vốn do Ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung.
Có trách nhiệm bảo vệ môi trường khi tham gia quá trình xây dựng.
Ngoài ra công ty còn thực hiện các nghĩa vụ đối với Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông I, thực hiện các đường lối, chính sách của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
3.3. Về quyền hạn:
- Công ty được phép chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư liên doanh liên kết .
- Được vay vốn tiền VND và ngoại tệ của các ngân hàng trong nước. được quyền huy động vốn hoạt động phục vụ kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với công ty .
- Được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty tại các ngân hàng Việt nam để vay vốn kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
3.4. Về nghĩa vụ:
- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động đảm bảo cho người lao động về an toàn sản xuất, quyền lợi tham gia quản lý công ty
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Đảm bảo theo đúng sự quản lý của cơ quan chuyên ngành
- Có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật
- Do Công ty CP Đầu tư, thương mại và XDGT1 là Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước nên năm tới ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, với người lao động thì công ty còn có nghĩa vụ chia lãi cho các cổ đông và thực hiện các đường lối chính sách của Nhà nước.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty
Do đặc điểm của ngành XDCB trên địa bàn rộng, số lượng công nhân sản xuất xây dựng đông, thời gian thi công các công trình kéo dài... nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý cũng có những đặc điểm riêng. Công ty đã khảo sát, thăm dò, tìm hiểu và bố trí tương đối hợp lý mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến chức năng từ Công ty đến các tổ, đội đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng để phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Trong cơ cấu này các chức năng của các phòng ban đã được phát huy năng lực chuyên sâu của mình.
Ưu điểm của cơ cấu này là đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và chế độ trách nhiệm tiết kiệm chi phí quản lý, khai thác được các khả năng vốn có của đơn vị mình, đảm bảo việc nắm bắt thông tin phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được nhanh chóng xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
* Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, các Phó giám đốc, các phòng ban chức năng và các đội sản xuất
Theo cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu trong cơ quan quản trị cao nhất Công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Công ty, là người đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng nên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Bên cạnh Giám đốc còn có ba Phó giám đốc, là những người giúp việc cho Giám đốc về mọi hoạt động trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc những lĩnh vực mình phụ trách: một Phó giám đốc phụ trách quản lý kỹ thuật, một Phó giám đốc phụ trách quản lý tài chính, một Phó giám đốc phụ trách sản xuất thi công, một Phó giám đốc quản lý hành chính, các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc những lĩnh vực mình phụ trách.
Để giúp Ban giám đốc quản lý được tới các tổ, đội công trình một cách chặt chẽ và hiệu quả còn có các phòng ban chức năng cụ thể như sau:
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật : là phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty tổ chức và triển khai ở các đơn vị trực thuộc cơ sở trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, kỹ thuật, có nhiệm vụ lập và giao kế hoạch cho các đối tượng sản xuất, thi công các công trình. Phòng luôn nắm chắc các nguồn thông tin các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình trong và ngoài nước, về quy mô công nghệ, vốn đầu tư cũng như tiến độ thi công của từng công trình, phòng còn tham mưu cho giám đốc đấu thầu các công trình, làm hồ sơ đấu thầu, nghiên cứu thiết kế các dự án để trình duyệt, tổ chức giám sát thi công đảm bảo chất lượng theo đúng thiết kế. Phân tích hiệu quả đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng ban khác trong việc lập và quản lý dự án đầu tư.
Kiểm tra giám sát thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong tháng, quí, năm của toàn Công ty. Soạn thảo các văn bản, các hợp đồng kinh tế đảm bảo đúng nguyên tắc của Nhà nước và sự chỉ đạo của Công ty.
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty tổ chức triển khai, chỉ đạo về mặt tiếp thị kinh tế. Lập kế hoạch mua sắm vật tư, triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, chủng loại, số lượng. Mở sổ sách theo dõi và hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định của Công ty. Thu thập những thông tin giá cả phục vụ trong nước và nước ngoài, những văn bản mới nhà nước ban hành và những thông tin về nhu cầu của thị trường để báo cáo lãnh đạo Công ty để thông báo chỉ đạo các cơ quan trực thuộc biết để thực hiện. Phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong việc dự thảo các hợp đồng kinh tế đảm bảo đúng nguyên tắc, qui định của Nhà nước và chỉ đạo của Công ty, đề xuất phương thức thực hiện hợp đồng, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. Giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết, hướng dẫn các đơn vị trong việc lập dự toán, thanh quyết toán các công trình xây lắp.
* Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Thực hiện công tác quản lý hồ sơ nhân sự, sắp xếp, điều động nhân lực. Ngoài ra, còn tham mưu cho giám đốc trong xây dựng kế hoạch, cơ cấu tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm tăng lương bậc thợ cho cán bộ công nhân viên, bảo vệ quân sự và thi đua khen thưởng, kỷ luật. Là bộ phận lập ra các nội quy, nguyên tắc hoạt động của Công ty, là phòng ban đại diện đảm bảo tính pháp lý cho Công ty và chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý Công ty trước Tổng Công ty, Giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, thông qua Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị của Công ty xem xét và phê duyệt. Ngoài ra, Phòng còn xây dựng phương án thành lập, tách nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc và các phòng ban. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức để đáp ứng nhu cầu công tác trong thời kỳ đổi mới, đưa ra các kế hoạch về quỹ tiền lương, qui chế phân cấp tuyển chọn lao động, định mức lao động và đơn giá tiền lương trong định mức. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng qui định của bộ luật dân sự, đảm bảo quyền lợi và các chính sách bảo hiểm cho người lao động như nghỉ chế độ, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động…. đảm bảo đời sống cho người lao động.
* Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc tổ chức, triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê và hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa lập kế hoạch động viên các nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất đúng tiến độ, thanh toán, kiểm tra tình hình thanh toán với ngân hàng nhà nước, khách hàng và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời ghi chép, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân đối thu chi, thực hiện báo cáo đúng quy định. Tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty, tổ chức chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh. Thông qua số liệu báo cáo của các đơn vị trực thuộc, đề xuất với Giám đốc các biện pháp, nội dung quá trình thực hiện. Phòng cũng là nơi giúp cho Ban giám đốc nắm chắc và làm việc với cơ quan tài chính, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Tham mưu việc thực hiện quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp cổ phần, mua cổ phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, thực hiện quyền chuyển nhượng thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty, kiểm soát việc sử dụng thực hiện vốn và các quĩ của Công ty để phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc an tòan và mang lại hiệu quả.
* Phòng máy - thiết bị : Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của toàn công ty, theo dõi di chuyển thiết bị, mua sắm phụ tùng thay thế máy móc thiết bị.
Mỗi phòng ban chức năng có một chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN( Sơ đồ 1).
Bên cạnh đó, do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng dài, mang tính chất đơn chiếc nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất phụ trách một công trình. Tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất thi công trong từng thời kỳ mà số lượng các đội xây dựng sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất của Công ty
Đội
xây dựng
số 5
Phòng Máy –
thiết bị
chủ tịch HĐQT
Phó
giám đốc
phụ trách quản lý
vật tư –
thiết bị
Phó
giám đốc
phụ trách kỹ thuật sản xuất
thi công
Phó
giám đốc phụ trách quản lý –
tài chính
Đội
cơ
giới
Xưởng sửa chữa
Đội
xây dựng
số 2
Đội
xây dựng
số 3
Đội
xây dựng
số 4
Phòng
Kế hoạch- kỹ thuật
Phòng Kinh doanh XNK
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
Tổ chức lao động hành chính
Giám đốc
5. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây dựng
Là đơn vị XDCB nên sản phẩm của công ty mang những nét đặc trưng riêng của ngành xây dựng đó là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp với thời gian thi công lâu dài, khối lượng thi công hầu hết tiến hành ngoài trời, do vậy quá trình sản xuất cũng rất phức tạp. Sau khi hoàn thành công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Chất lượng của công trình không được khẳng định ngay sau khi bàn giao mà nó được kiểm nghiệm (bảo hành) qua một thời gian nhất định. Rõ ràng các sản phẩm của công ty không trực tiếp trao đổi trên thị trường như các sản phẩm hàng hoá khác mà nó chỉ có được sau khi các hợp đồng ký kết. Tất cả các công trình xây lắp của công ty từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành phải trải qua các công đoạn nhất định.
Khát quát từng công việc chính của quy trình thi công qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 2)
Sơ đồ 2:
Ký kết hợp đồng kinh tế
Lập biện pháp thi công
Công tác chuẩn bị thi công
Chuẩn bị xe, máy, thiết bị thi công
Tổ chức
tại công trình
Chuẩn bị
vật tư, vật liệu
Giải phóng mặt bằng chuẩn bị lán trại
Các biện pháp an toàn và
trang bị bảo hộ lao động
Khởi công, thi công công trình
Nghiệm thu bàn giao công trình,
đưa vào sử dụng
6. Đặc điểm về lao động
Lao động là yếu tố đông nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố sản xuất, là nhân tố quan trọng nhất của lượng sản xuất, sản sinh ra nhu cầu và cũng là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các phương tiện sản xuất ngày càng hiện đại thì trình độ lao động đòi hỏi cao hơn để có thể điều khiển có hiệu quả máy móc thị trường như vậy lao động ngày càng có vị trí quan trọng.
Do đặc điểm của sản phẩm nên điều kiện sản xuất luôn luôn thay đổi, điều kiện sinh hoạt của người lao động cũng luôn thay đổi do đó người lao động phải thay đổi để thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Từ khi ra đời đến nay Công ty luôn duy trì bộ máy quản lý gọn nhẹ, với một nửa là lao động hợp đồng và theo thời vụ Công ty còn kết hợp sử dụng lao động địa phương nơi thi công, huy động mọi lực lượng trong giai đoạn thi công và hoàn thiện công trình một mặt nâng cao hiệu qquả của Công ty đồng thời giải quyết được vấn đề lao động nhàn dõi của địa phương.
Về lực lượng lao động, Công ty tuyển dụng các loại thợ môc, nề, sắt, hàn, bê tông... Với nhiều loại tay nghề, bậc thợ đáp ừng tiến độ thị công công việc và chất lượng công trình. Số lượng công nhân tuyển dụng là con số đọng tuỳ thuộc và lực lượng công việc.
Tuy nhiên, với đội ngũ đông đảo cán bộ, công nhân viên như vậy cũng là một khó khăn cho Công ty đó là trình độ của người lao động không đồng bộ, chưa quen công việc và điều kiện làm việc nên hiệu quả công việc nhiều khi chưa đảm bảo, một số công trình chưa đảm bảo về chất lượng, nên hiệu quả chưa cao.
Bảng 1: Bảng chỉ tiêu về lao động trong 3 năm 2003 – 2005
( ĐVT: người)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I
Theo tính chất công việc
Lao động gián tiếp
35
48
59
Lao động trực tiếp
315
437
561
II
Theo chế độ
Lao động trong biên chế
216
254
212
Lao động thời vụ
134
231
408
Tổng cộng
350
485
620
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, trong vòng 3 năm số lao động của Công ty liên tục tăng về số lượng cũng như tỷ lệ phần trăm. Năm 2003, Công ty có 350 cán bộ công nhân viên, cùng với sự phát triển của Công ty thì đến năm 2004 số lao động đã tăng lên 135 lao động ( tăng 138,5%). Sau 2 năm số lao động đã tăng lên 270 lao động (tức là tăng 177,1%) và cơ cấu tỷ trọng lao động trong Công ty cũng thay đổi theo xu hướng tích cực. Mặt khác, Công ty cũng biết tận dụng, khai thác đặc điểm hoạt động của ngành mình từ đó có cách quản lý và điều phối lao động nên lực lượng lao động thời vụ tăng cả về số lượng và tỷ trọng lần lượt qua các năm là: năm 2004 (74,6%), năm 2005 (65,8%). Điều này tạo nên tính linh hoạt trong sản xuất và sử dụng được lao động địa phương, khắc phục được tình trạng phải tạo dựng nhiều công trình phục vụ tàm thời giảm chi phí nâng cao lợi nhuận. Nhưng bên cạnh đó đây cũng là một khó khăn cho Công ty đó là trình độ của người lao động không đồng bộ, chưa quen công việc và điều kiện làm việc nên hiệu quả công ciệc nhiều khi chưa đảm bảo, một số công trình chưa đảm bảo về chất lượng...
II. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Cồ phần Đầu tư thương mại và xây dựng giao thông I trong thời gian qua
1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất đều phải có kế hoạch đầu tư và biện pháp để thực hiện kế hoạch đầu tư, và sau mỗi giai đoạn thực hiện chúng ta phải tổng kết quá trình thực hiện để từ đó đưa ra các đánh giá nhận xét, tìm ra những ưu điểm để phát huy và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Đặc điểm của các ngành xây dựng có nhiệm vụ tái sản xuất các tài sản cố định cho mọi lĩnh vực sản cuất, các công trình xây dựng có vai trò tăng năng lực sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, đồng thời tạo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạo thêm việc lầm cho người lao động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Trong những năm gần đây công ty luôn hoàn thành kế hoạch được cấp trên giao, do đó kết quả kinh doanh của công ty có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Khả năng tài chính trong những năm qua được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau qua các năm như sau ( Bảng 2).
Bảng 2: Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu trong 3 năm (2003 – 2005)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
30.567.998
26.748.032
37.635.874
Chi phí HĐSXKD
29.263.748
25.998.673
35.597.641
Thu nhập từ HĐSXKD
1.304.250
749.359
2.038.233
Lợi nhuận bất thường
3.624
12.163
17.394
Lợi nhuận từ HĐTC
10.357
8.673
13.157
Tổng thu nhập
1.318.231
770.195
2.068.784
Nộp Ngân sách
305.679
267.458
386.356
Thu nhập sau thuế
1.012.552
502.737
1.682.428
Nguồn vốn CSH
6.197.943
6.764.007
7.264.108
Nguồn vốn kinh doanh
4.757.016
5.036.395
5.769.381
Thu nhập BQ/ Lao động
1.165
1.327
1.496
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua ta thấy Tổng doanh thu của năm 2004 có giảm so với năm 2003 là 87,5%, nhưng đến năm 2005 doanh thu lại tăng lên đáng kể 123,1%.
Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng Giao thông I là một đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông I nên đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng các công trình. Chính vì vậy mà uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Bằng khả năng tích lũy những kinh nghiệm của mình sang hoạt động đầu tư theo dự án nên mới phát triển trong những năm gần đây. Là đơn vị sản xuất kinh doanh Công ty đã không ngừng phấn đấu tăng trưởng, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống cho cán bộ, công nhân viên, tăng hiệu quả thi công xây dựng công trình và tăng khả năng cạnh tranh.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 tăng156,2%, lợi nhuận bất thường cũng tăng lên đáng kể. Tổng thu nhập của năm 2005 so với năm 2003 tăng 156,9%.
Qua bảng 2 ta thấy mặc dù nền kinh tế nói chung và toàn ngành xây dựng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sức cạnh tranh gay gắt trong ngành song công ty vẫn đạt được sự tăng trưởng tương đối khả quan. Thu nhập bình quân của Cán bộ công nhân viên cũng tăng lên 128,4%, đó là động lực thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của nhân viên.
Để đạt được kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo Công ty luôn đề ra được các chiến lược đúng hướng trong việc đẩy mạnh phát triển công ty trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian qua
2.1 Nguồn vốn đầu tư của Công ty
Là một công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, thời gian đầu nguồn vốn chủ yếu là do nhà nước cấp, hơn nữa không thể hoạt động nếu như không có vốn. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đặc điểm là thời gian thi công kéo dài, khối lượng công việc lớn và phức tạp. Sau khi hoàn thành và bàn giao nghiệm thu công trình đáp ứng được yêu cầu thì Công ty mới nhận được đủ số tiền. Vì vậy, muốn tiến hành thi công được công trình thì Công ty phải ứng trước một số tiền để đầu tư mua vật tư, thuê nhân công và một số tiền lớn để đầu tư vào máy móc thiết bị. Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bảng nguồn vốn của Công ty năm 2005
Đơn vị: nghìn đồng
STT
Nguồn vốn
Số lượng
Tỷ lệ
1
Nợ phải trả
8.613.159
0.74
- Nợ ngắn hạn
4.217.860
0.36
- Nợ dài hạn
3.648.769
0.31
- Nợ khác
746.530
0.06
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
7.264.108
0.25
Tổng cộng
15.877.267
1
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là xây dựng, trong lĩnh vực này đòi hỏi một lượng vốn lớn tồn đọng mà các doanh nghiệp hầu như không đáp ứng được nhu cầu về vốn. Bên cạnh vốn do Nhà nước cấp Công ty còn phải huy động vốn thông qua các hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng ngoài quốc doanh.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước cổ phần hóa các doanh nghiệp, Công ty đã có chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thông qua các kênh huy đông vốn nhằm cung ứng vốn kịp thời cho nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để thị trường tài chính tiền tệ và tham gia vào thị trường chứng khoán.
Ngày 28/06/2005, Hội đồng quản trị Công ty họp và ký quyết định 656/TCCT/BXD về việc phát hành trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng. Đây là loại trái phiếu có bảo lãnh thanh toán ( trái phiếu đảm bảo) với số lượng phát hành là 350.000 trái phiếu.
Tổng trị giá: 35.000.000.000 đồng
Ngày phát hành: 28/10/2005
Ngày đáo hạn: 28/10/2008 ( 3 năm )
Lãi suất: 9,15%/năm
Trả lãi vào cuối mỗi năm, phương thức phát hành là bảo lãnh toàn bộ giá trị phát hành.
Đợt phát hành trái phiếu này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tiếp cận được với các kênh huy động vốn và chủ động linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Hơn nữa, thực hiện tành công chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm giảm bớt sức ép vốn vay từ các Ngân hàng.
Nguồn vốn đầu tư của Công ty bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động .
2.1.1. Vốn cố định:
Nguồn vốn này biểu hiện khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của Công ty trong quá trình tiến hành sản xuất, thi công các công trình có thể huy động tứng bộ phận hoặc huy động toàn bộ tài sản này để đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
Vốn cố định bao gồm toàn bộ tài sản hiện có của Công ty như: Máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, xe, phương tiện bảo hộ lao động….
Theo số liệu của Phòng tài chính kế toán từ năm 2003 trở lại đây nguồn vốn của Công ty như sau:
Cơ cấu vốn cố định của Công ty trong 3 năm ( 2003 – 2005)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng giá trị
2003
2004
2005
%/2002
%/03
%/04
Vốn cố định
5.763.089,5
6.978.190,9
8.594.327,1
97.6
121,1
123,1
Qua tính toán từ bảng số liệu trên ta thấy:
Vốn cố định của Công ty tăng trưởng dần theo từng năm, những con số này có rất nhiều ý nghĩa, khi tài sản cố định tăng, phản ánh việc đầu tư hoặc tái đầu tư để hiện đại hóa và tăng năng lực sản xuất thi công của Công ty.
Năm 2004, vốn cố định của Công ty là: 6.978.190,9 tỷ đồng tăng 121,1 % so với năm 2003. Năm 2005 số vốn này tăng lên 123,1% so với năm 2004.
Trong 3 năm qua, bình quân lượng vốn cố định của Công ty là 7,11 tỷ đồng, qua xem xét và so sánh thì không có sự chênh lệch lớn so với lượng vốn thực TSCĐ mà Công ty sử dụng hàng năm. Vốn cố định ngày một tăng nói lên sự chuyển biến về đầu tư kinh doanh và cơ hội phát triển của Công ty.
2.1.2 Vốn lưu động:
Nguồn vốn này của Công ty liên tục tăng và tăng một cách nhanh chóng qua các năm. Phản ánh tổng quát giá trị tài sản ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32800.doc