Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________ ĐINH THỊ THUỶ TIÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________ ĐINH THỊ THUỶ TIÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Chuyê

pdf97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN MỸ HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008 MỤC LỤC • Danh mục các từ viết tắt • Danh mục bảng biểu và Sơ đồ MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần và cổ phần hoá DNNN . . . . . . . . . . . . 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần 1.1.2 Cổ phần hoá DNNN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2 Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.1 Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.2 Mục tiêu cổ phần hoá DNNN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.3 Quy trình chuyển DNNN thành Công ty cổ phần . . . . . . . . . . . 1.2.4 Các cam kết có liên quan đến DNNN và CPH DNNN . . . . . . . 1.2.5 Các vấn đề về tài chính khi cổ phần hoá DNNN . . . . . . . . . . . 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH . . . . 1.3.1 Vấn đề chi phí đại diện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN sau CPH Kết luận chương 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH CỦA DNNN TRƯỚC VÀ SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 2.1 Thực trạng công tác CPH và hoạt động DNNN sau CPH trên địa bàn 2.1.1 Thực trạng công tác cổ phần hoá DNNN trên địa bàn . . . . . . 1 1 12 14 14 16 17 19 21 28 28 29 31 32 32 32 2.1.2 Thực trạng hoạt động DNNN sau CPH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2 Các vấn đề về tài chính của DNNN trước CPH trên địa bàn . . . . . . . . . 2.2.1 Xử lý tài chính trước CPH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2.3 Xây dựng phương án cổ phần hóa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2.4 Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng .. . . . . . . . . . . . . . 2.2.5 Một số hạn chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.3 Phân tích đánh giá thực trạng tài chính DNNN sau CPH trên địa bàn . 2.3.1 Về huy động vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. . . 2.3.2 Về sử dụng hiệu quả vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp . . 2.3.3 Về bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.3.4 Về phân phối lợi nhuận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kết luận chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ 3.1 Những giải pháp cần thực hiện trước khi cổ phần hóa . . . . . . . . . . . . . . 3.1.1 Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp . . . . . . . . . . 3.1.2 Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.3 Các DNNN cần mạnh dạn sắp xếp lao động . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.4 Xác định vốn điều lệ, tỷ trọng vốn nhà nước tham gia tại các công ty cổ phần và thời hạn họat động của công ty cổ phần . . . . . . . . . . . . 3.1.5 Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng. . . . . . . . . . . . . . . 3.2 Những giải pháp cần thực hiện sau khi cổ phần hóa . . . . . . . . . . . . . . . 34 42 43 44 45 48 52 54 54 56 59 60 61 62 62 63 66 67 68 71 72 3.2.1 Giải quyết mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan với công ty cổ phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2.2 Kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm . . . . . . . . . 3.2.3 Công khai minh bạch tình hình tài chính công ty cổ phần . . . . 3.2.4 Về phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty cổ phần . . . . . . 3.2.5 Về bổ sung vốn điều lệ từ các quỹ doanh nghiệp . . . . . . . . . . . Kết luận chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KẾT LUẬN • Tài liệu tham khảo • Phụ lục 72 73 75 76 76 77 78 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPH: Cổ phần hoá BKS: Ban Kiểm soát DT: Doanh thu DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước GĐ: Giám đốc HĐQT: Hội đồng Quản trị KTPL: Khen thưởng phúc lợi LNST: Lợi nhuận sau thuế NN: Nhà nước SSKT: Sổ sách kế toán TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động VCSH: Vốn Chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . Bảng 2.2: Các hình thức huy động vốn đã thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tại thời điểm thành lập . . . . . . . . . . . . Bảng 2.4: Huy động vốn trong quá trình hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bảng 2.6: Lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động . . . . 45 50 52 55 57 59 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần . . . . . . . . . . . Đồ thị 2.1: Kết quả huy động vốn trong quá trình hoạt động. . . . . . . . . 11 56 MỞ ĐẦU Thực hiện đổi mới toàn diện để phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế được Đại hội Đảng VI (1986) khởi xướng - phương thức mà chính phủ áp dụng mạnh hiện nay là CPH DNNN. Xuất phát điểm của chủ trương này là việc phải làm sao để những DNNN có “chủ thật sự ”, gắn chặt quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính phủ chủ trương thực hiện chuyển đổi các Doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% của nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Ngày 24/9/2001 Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Nghị quyết số 05 “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN ”, nghị quyết đề ra: “ Mục tiêu cổ phần hoá DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động”. Thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng và các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tích cực sắp xếp, đổi mới DNNN. Tính đến cuối năm 2007, toàn quốc cổ phần hoá được 3.756 DNNN. Trong đó, Tiền Giang cổ phần hoá được 25 DNNN ( đạt trên 80% kế hoạch). Vấn đề đặt ra là các DNNN sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN hay không? Do đó học viên chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ”. 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Góp phần làm rõ lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. - Nghiên cứu thực trạng quá trình CPH DNNN và hoạt động của doanh nghiệp sau CPH rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của quá trình CPH DNNN và hoạt động của DNNN sau CPH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp cần thực hiện trước và sau CPH nhằm giúp DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về tài chính của DNNN trước và sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000- 2006. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp: thống kê, so sánh - điều tra chọn mẫu, tổng hợp - phân tích, phương pháp logic, hệ thống. 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương : Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần và cổ phần hoá DNNN . Chương 2: Thực trạng công tác cổ phần hoá và các vấn đề về tài chính của DNNN trước và sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1 Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần và cổ phần hóa DNNN: 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần: * Sự ra đời của Công ty cổ phần là tất yếu khách quan: Quá trình xã hội hóa tư bản đòi hỏi sự tăng cường tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao. Thường chỉ những nhà tư bản lớn có quy mô sản xuất ở mức độ nhất định mới có đủ khả năng để trang bị kỹ thuật hiện đại, làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó mới có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh. Những nhà tư bản có giá trị hàng hóa cá biệt cao hơn mức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị thua lỗ và phá sản. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí, của tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi tư bản cố định phải tăng lên, quy mô tối thiểu mà một nhà tư bản phải có để có thể kinh doanh dù trong điều kiện bình thường cũng ngày càng lớn hơn. Để tránh những kết cục bi thảm có thể xảy ra trong cạnh tranh, các nhà tư bản vừa và nhỏ phải tự tích tụ vốn để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá trang thiết bị , tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng việc tích tụ vốn phải mất một thời gian dài mới có thể thực hiện được.Một lối thoát nhanh hơn và có hiệu quả hơn là các nhà tư bản vừa và nhỏ có thể thoả hiệp và liên minh với nhau, tập trung các tư bản cá biệt của họ lại thành một tư bản lớn để đủ sức cạnh tranh và dành ưu thế với các nhà tư bản khác. Một trong những hình thức tập trung tư bản này là hình thành các Công ty cổ phần. * Khái niệm Công ty cổ phần: 2 Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong Công ty cổ phần số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Bộ máy các Công ty cổ phần được cơ cấu theo nguyên tắc phân quyền nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và sự trường tồn của thể chế xuyên qua các biến động và thời gian. Nền tảng và nguyên tắc của các hoạt động của Công ty cổ phần chính là nền dân chủ. Khái niệm Công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với Công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số Bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ Công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên các quy định điều chỉnh Công ty niêm yết thường yêu cầu Công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều (tại Việt Nam Công ty niêm yết phải có trên 100 cổ đông, tại Hoa Kỳ NYSE yêu cầu Công ty niêm yết phải có ít nhất 2000 cổ đông). Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Công ty cổ phần được khái niệm như sau: 1.Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; 3 - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. 2.Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. * Đặc điểm Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần là công ty đối vốn. Vốn được tạo thành bởi nhiều phần vốn góp và được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần được xác định thông qua một loại chứng khoán gọi là cổ phiếu. Lợi tức được chia định kỳ từ cổ phiếu gọi là cổ tức. Theo Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, các loại cổ phần bao gồm: - Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. - Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như: + Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. + Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Sau thời hạn đó cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ Công ty quy định và do Đại hội đồng cổ đông quy 4 định. Các cổ phần còn lại ( ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại, ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quy định. Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi, trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quy định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. - Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rất lớn nhờ phát hành cổ phần. Các cổ đông được mua bán tự do số cổ phần đang nắm giữ mà không cần có sự thỏa thuận của các cổ đông khác. Vấn đề đặt ra là ai là người quản lý Công ty cổ phần ? Rỏ ràng với khả năng huy động vốn rất lớn nhờ phát hành cổ phần sẽ dẫn đến trong công ty cổ phần có thể có hàng trăm cổ đông. Để thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng tham gia quản lý thì cần có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý có thuận lợi là cho phép công ty cổ phần chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau do vậy việc chuyển nhượng thay đổi quyền sở hữu không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân định này cũng cho phép công ty cổ phần thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành công ty theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của chủ sở hữu. Trong thực tế, không bao giờ có sự đồng nhất tuyệt đối giữa mục tiêu của người chủ và người đại diện trong quá trình hoạt động. Điều này làm phát sinh những mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, cũng như những vấn đề giữa người chủ và người đại diện.Các cổ đông là người chủ, còn nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện. Nhà quản lý được yêu cầu đặt lợi ích của công ty ( người chủ )cao hơn lợi ích của chính mình. Lợi ích của công ty và lợi ích của 5 nhà quản lý có thể không gặp nhau. Nếu lợi ích của nhà quản lý được xem trọng hơn thì lợi ích thực sự của công ty sẽ bị đe dọa. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa cổ đông và nhà quản lý có thể xảy ra là: - Trường hợp Nhà quản lý không sở hữu hoặc chỉ sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần có thể làm việc không hết mình vì lợi ích của cổ đông bởi vì không có hoặc chỉ một phần nhỏ lượng thu nhập kiếm được từ cổ phần trở thành của cải của nhà quản lý. Các nhà quản lý sẽ quan tâm nhiều hơn đến lương và bổng lộc vì phần lớn chi phí này do cổ đông gánh chịu. - Một trường hợp khác có thể xảy ra là khi công ty có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai, nhà quản lý muốn giành quyền kinh doanh công ty, họ có thể tìm mọi cách chủ động để mua lại hết cổ phần công ty, biến công ty cổ phần đại chúng thành công ty cổ phần nội bộ hay công ty tư nhân thuộc sở hữu của một vài cá nhân nhà quản lý. Trong thực tế khó có một giải pháp riêng biệt có thể giải quyết một cách trọn vẹn đồng thời 2 lợi ích của người chủ và nhà quản lý vì chúng thường mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên một số biện pháp khắc phục sự mâu thuẫn này có thể được vận dụng là : - Việc đề cử chức danh Giám đốc : Giám đốc là người đại diện giữ vai trò quản lý cao nhất của công ty. Thể hiện tuy là Giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông nhưng là người có quyền đại diện công ty và điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chi phối các chức danh quản lý khác. Do đó Đại hội đồng cổ đông nên chọn người sở hữu phần lớn cổ phần trong công ty giữ chức danh Giám đốc . Giám đốc có quyền thuê và sa thải các vị trí quản lý còn lại. 6 - Công ty phải có chế độ khuyến khích để Giám đốc và các nhà quản lý còn lại hành động vì lợi ích của cổ đông như tiền lương và tiền thưởng thoả đáng, như thưởng phần trăm trên mức vượt của lợi nhuận kiếm được so với lợi nhuận kế hoạch, thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu công ty với giá ưu đãi so với mức giá bán cổ phần trên thị trường tại thời điểm mua, có kế hoạch đãi ngộ để gắn kết nhà quản lý với công ty,… Khi đó, mục tiêu lợi nhuận và hơn thế nữa là giá cổ phiếu đã trở thành động lực chính của Giám đốc và các nhà quản lý. Điều này làm tăng tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý và mang lại hiệu quả cho công ty vì lợi ích của cổ đông cũng chính là lợi ích của nhà quản lý. - Công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đóng góp của mình vào Công ty. Đây là một đặc trưng quan trọng nhất của Công ty cổ phần vì nó cho phép nhà đầu tư đầu tư vốn vào công ty mà không phải chịu rủi ro đối với các tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản. Số tiền đầu tư này thuộc về Công ty cổ phần và những nhà đầu tư không được phép tiếp cận. Vấn đề là họ không thể yêu cầu công ty trả cổ tức hoặc trả lại vốn đầu tư. Vốn đầu tư của họ phải chịu rủi ro vì nhà đầu tư được hưởng lợi nếu công ty phát đạt, nhưng có thể mất hết vốn nếu công ty phá sản. Sau khi đã góp vốn vào công ty cổ phần, những nhà đầu tư được nhận cổ phiếu thể hiện quyền được hưởng những khoản lợi từ việc chấp nhận rủi ro này. Trong hầu hết các trường hợp, các cổ phiếu được phép chuyển nhượng tự do,do đó các cổ đông có thể bán các cổ phiếu của mình cho những nhà đầu tư khác để rời bỏ Công ty nếu họ muốn. Với những đặc điểm như đã phân tích, công ty cổ phần đã trở thành hình thức tổ chức doanh nghiệp mang tính thống trị nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho tăng trưởng. Đây là hình thức huy động vốn trên quy mô lớn một cách hiệu 7 quả nhất. các cổ đông có thể đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro về trách nhiệm cá nhân và không phải lệ thuộc vào uy tín hay độ tin cậy của những nhà đầu tư khác như trong hình thức hợp danh. Họ có thể phân tán rủi ro thông qua đầu tư vào nhiều công ty khác nhau với mục đích tối đa hoá lợi nhuận thu được. - Công ty cổ phần được tổ chức, quản lý chặt chẽ thông qua Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông. Để đổi lấy những lợi ích như trách nhiệm hữu hạn, khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý Công ty cổ phần cho một nhóm người được ủy thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của Công ty và mọi nhà đầu tư vào công ty chớ không vì một bộ phận nhà đầu tư nào đó. Theo cách này, công ty cổ phần không bị điều khiển bởi một nhóm nhà đầu tư có lợi ích đặc biệt và các cổ đông được bảo vệ trước các ý định đặc biệt nào đó. Nhóm người được ủy thác này được các cổ đông bầu chọn gọi là Hội đồng Quản trị. Hàng năm HĐQT phải báo cáo kết quả hoạt động của công ty cho tất cả cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông. Phần lớn Pháp luật điều chỉnh các Công ty cổ phần liên quan đến HĐQT với nhiều quy định cụ thể được xây dựng nhằm củng cố lòng tin của nhà đầu tư rằng các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm quản lý hoặc định hướng cho các hoạt động của Công ty. Trên thực tế HĐQT ủy quyền ra quyết định điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty cho những người chuyên trách. HĐQT bổ nhiệm một Tổng giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc. Tổng giám đốc được quyền thuê những chức danh quản lý còn lại. * Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần: 8 Từ những đặc điểm trên, để công ty cổ phần hoạt động hiệu quả, Công ty cổ phần cần phải xây dựng Cơ chế hoạt động một cách rõ ràng và cụ thể. Cơ chế hoạt động của công ty cổ phần có thể mô tả như sau: Cơ quan tối cao của Công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra HĐQT với Chủ tịch HĐQT và các thành viên ( kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó HĐQT sẽ tiến hành thuê hoặc bổ nhiệm Giám đốc. Quan hệ giữa HĐQT và Ban Giám đốc là quan hệ quản trị Công ty. Quan hệ giữa Ban Giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của Công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất thiết là được hay có thể tham gia quản lý Công ty. Để đảm bảo khách quan nhiều Công ty đã quy định chặt chẽ về điều này. Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định cơ chế hoạt động của công ty cổ phần thông qua việc quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của người chủ (đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát ) và quyền hạn và nhiệm vụ của người đại diện ( Giám đốc ).Theo đó, Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn để tự ứng cử hoặc đề cử vào HĐQT và BKS. Đại hội đồng cổ đông thành lập, hoặc định kỳ căn cứ Luật Doanh nghiệp tiến hành bỏ phiếu bầu các thành viên đảm nhận hai chức danh này. Cuộc họp đầu tiên của HĐQT sẽ bỏ phiếu bầu một trong các thành viên giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, tương tự cuộc họp đầu tiên của BKS sẽ bỏ phiếu 9 bầu một trong các thành viên giữ chức vụ Trưởng BKS. HĐQT tiến hành bổ nhiệm Giám đốc. Giám đốc bổ nhiệm trưởng , phó các phòng ban trực thuộc. - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Hàng năm, HĐQT phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên để báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, báo cáo và xin ý kiến cổ đông các vấn đề có liên quan đến quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông phải được cung cấp đầy đủ nội dung chương trình, các tài liệu có liên quan trước khi diễn ra Đại hội ( theo quy định Luật Doanh nghiệp là một tuần) để cổ đông có thời gian nghiên cứu và có thể đóng góp ý kiến khi tham dự Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông khi phát hiện công ty có những dấu hiệu bất ổn thì phải đề nghị Đại hội đồng cổ đông bất thường để xử lý kịp thời. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT phải xây dựng Quy chế hoạt động. Căn cứ vào năng lực và điều kiện của từng thành viên, Chủ tịch HĐQT phân công từng thành viên phụ trách những lĩnh vực cụ thể. Trong HĐQT cần có sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.Cần có thành viên chuyên trách để có điều kiện theo dõi, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời hoạt động của công ty, và thành viên bán chuyên trách để có thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc kinh nghiệm từ nơi khác áp dụng cho công ty cổ phần. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các thành viên phải xây dựng được kế hoạch làm việc và báo cáo kết quả thực hiện tại các cuộc họp HĐQT. 10 HĐQT cần chọn một thư ký để ghi lại biên bản các kỳ họp HĐQT, lưu trữ các tài liệu của HĐQT. Sau mỗi kỳ họp HĐQT cần có Nghị quyết để Giám đốc tổ chức thực hiện và BKS kiểm soát. HĐQT có nhiệm vụ tổ chức điều hành công ty thực hiện tốt các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và có chương trình hành động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đề xuất với Đại hội đồng cổ đông. - Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc công ty trong việc điều hành công ty. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện, các nhiệm vụ được giao.Tương tự như HĐQT, BKS phải xây dựng Quy chế hoạt động. - Giám đốc( Tổng Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc ( Tổng giám đốc ).Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc( Tổng Giám đốc) công ty. Giám đốc ( Tổng Giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó Giám đốc là người phải có năng lực, am hiểu về pháp luật, quản lý kinh tế và quản lý nhân sự. Giám đốc bổ nhiệm các Trưởng phó phòng ban, trực tiếp chỉ đạo và điều hành các phòng ban cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện nghiêm các nghị quyết của HĐQT và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. 11 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần : Ghi chú: ĐHĐ Cổ đông bầu HĐQT VÀ BKS. HĐQT bổ nhiệm GĐ, GĐ bổ nhiệm các phòng ban. BKS kiểm soát hoạt động HĐQT, GĐ,các phòng ban. HĐQT tham khảo ý kiến BKS và ngược lại. HĐQT và BKS báo cáo ĐHĐ cổ đông. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HĐQT Ban Kiểm soát Giám đốc Các phòng ban 12 1.1.2 Cổ phần hoá DNNN: * Khái niệm cổ phần hóa DNNN : Cổ phần hoá DNNN là một thuật ngữ để diễn đạt quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của các pháp nhân và thể nhân (gọi là các cổ đông) đã bỏ tiền ra mua các cổ phần của DNNN đó. Thuật ngữ CPH xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, gắn với công cuộc cải cách DNNN. Cho đến nay, dường như mọi người mặc nhiên sử dụng thuật ngữ CPH, mà chưa quan tâm nhiều tới việc định nghĩa hay đưa ra 1 khái niệm đầy đủ cho thuật ngữ này. Không chỉ ở Việt Nam mà ngay trên thế giới cũng chưa thấy có học giả hay nhà nghiên cứu khoa học nào đưa ra khái niệm về CPH. Thực hiện đổi mới toàn diện để phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế được Đại hội Đảng VI (1986) khởi xướng - phương thức mà chính phủ áp dụng mạnh hiện nay là CPH DNNN. Xuất phát điểm của chủ trương này là việc phải làm sao để những DNNN có “chủ thật sự”, gắn chặt quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Chính phủ chủ trương thực hiện chuyển đổi các DN thuộc sở hữu 100% của nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua việc chia nhỏ giá trị của doanh nghiệp thành các phần bằng nhau và bán lại cho các nhà đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu. Như vậy, CPH DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình CPH DNNN mà DN trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang 1 loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là 1 cổ đông. Có thể nói, quan niệm về CPH DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “ Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của DN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chủ chương CPH 1 bộ 13 phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên ”. *Phân biệt cổ phần hoá DNNN và tư nhân hoá DNNN: Trước hết, tư nhân hoá DNNN và cổ phần hoá DNNN là hai khái niệm khác nhau: Tư nhân hoá DNNN là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân và chuyển sang các lĩnh vực mà lâu nay nhà nước độc quyền sang cho các thành phần kinh tế khác đảm nhiệm. Để thực hiện quá trình này, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp như: bán cho tư nhân, giải thể và bán đấu giá tài sản, cổ phần hoá,… Quá trình này có thể là quá trình đa dạng hoá sở hữu, cũng có thể không phải như vậy. Do đó, tư nhân hoá có thể hiểu theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Tư nhân hoá DNNN nghĩa hẹp là sự chuyển đổi hợp pháp quyền sở hữu cũng như quyền kiểm soát của nhà nước sang khu vực tư nhân. Tư nhân hoá DNNN theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các quá trình chuyển đổi mà theo đó DNNN buộc phải thích nghi với những quy luật của nền kinh tế thị trường để thành lập một công ty tư nhân hoàn toàn. Sự khác biệt lớn nhất giữa cổ phần hóa DNNN và tư nhân hóa DNNN là: Thứ nhất: Cổ phần hóa DNNN chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hóa ( nếu có bán cổ phần cho tư nhân) một phần tài sản của DNNN. Nói cách khác là nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong doanh nghiệp. Thứ hai: Cổ phần hóa DNNN, ngay cả khi một phần lớn quyền sở hữu đã chuyển sang khu vực tư nhân nhưng nhà nước vẫn còn quyền kiểm soát doanh nghiệp nếu nhà nước nắm giữ 2/3 giá trị cổ phần phát hành. Ở tư nhân hóa DNNN, nhà nước không còn quyền kiểm soát doanh nghiệp. 14 Thứ ba: Cổ phần hóa DNNN, nhà nước vẫn nắm giữ “cổ phần quyết định”, một cổ phần cho phép được quyền thông qua hay không thông qua một quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Tư nhân hóa DNNN, nhà nước không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Tư nhân hóa DNNN._. Cổ phần hóa DNNN - Chuyển đổi tất cả quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà nước sang tư nhân. - Nhà nước không can thiệp, không còn quyền kiểm soát doanh nghiệp. - Khẳng định và nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân. - Chỉ quan tâm đến khu vực kinh tế sẽ được chuyển đổi sang ( khu vực kinh tế tư nhân). - Chỉ chuyển đổi một phần, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát. - Nhà nước có thể tiếp tục nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp. - Khuyến khích mọi nguồn lực vào sự phát triển của Công ty. - Quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi. 1.2 Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam: 1.2.1 Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN: Cổ phần hoá DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam xuất phát từ yêu cầu của đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế.Chuyển DNNN thành công ty cổ phần là một biện pháp chuyển DNNN sang sở hữu nhiều thành phần, sở hữu hỗn hợp, nhằm huy động rộng rãi các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của DNNN, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm 15 chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hoá DNNN không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. CPH nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu đối với DNNN, gắn quyền sở hữu với quyền quản lý, điều hành hoạt động của DN, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong DN. Thông qua việc gắn kết các quyền này, đội ngũ cán bộ quản lý trong DN và người lao động có trách nhiệm với chính nguồn vốn họ đã đầu tư vào DN, từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DN. Do đó, CPH là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng các DNNN hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài. CPH góp phần làm lành mạnh hoá tình trạng tài chính của khu vực các DNNN nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong quá trình CPH, thực trạng tài chính của các DNNN được xác định một cách chính xác, các khoản nợ, đặc biệt là nợ khó đòi được giải quyết, các loại tài sản được kiểm kê, đánh giá lại theo giá trị thực tế. Do đó, CPH góp phần làm cho các mối quan hệ tài chính của DN với Nhà nước và với các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài DN được xác định, giải quyết một cách rõ ràng, tạo điều kiện cho DN hoạt động lành mạnh sau cổ phần hoá. CPH DNNN là giải pháp để Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng thu hồi vốn đầu tư trong những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ và chuyển giao cho các thành phần kinh tế khác, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Thông qua CPH, các DN thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thiết lập quan hệ lâu dài với 16 người lao động, những nhà cung cấp và khách hàng. Trên cơ sở đó, sau CPH các DN sẽ có điều kiện đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Mục tiêu, đối tượng và hình thức cổ phần hóa DNNN: Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Khoá XII đã đề ra việc tập trung “sắp xếp lại , củng cố, tăng cường khu vực kinh tế quốc doanh ” Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996. Đây là nghị định đầu tiên Về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, nhưng tiến độ cổ phần hoá DNNN rất chậm. Giai đoạn này việc cổ phần hoá DNNN mang tính thí điểm. Đến năm 2001 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Nghị quyết số 05 Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã phân tích những mặt hạn chế của DNNN và nhận định: “ Hiện nay, DNNN đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ” và đề ra giải pháp “ Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ”. Nghị định đề ra : Mục tiêu cổ phần hoá DNNN: Cổ phần hoá DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá DNNN không được biến thành tư nhân hoá DNNN. Đối tượng cổ phần hoá DNNN: 17 Đối tượng cổ phần hoá là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển DNNN và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển DNNN hiện có thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp, hoặc Nhà nước không giữ cổ phần. Hình thức cổ phần hoá DNNN: Tuỳ vào tính chất và đặc trưng của các DNNN mà có thể vận dụng các hình thức cổ phần hoá khác nhau như: giữ nguyên giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông; cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 1.2.3 Quy trình chuyển DNNN thành Công ty cổ phần : Để minh bạch hoá các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến cổ phần hoá DNNN, Chính phủ Việt Nam đã năm lần ban hành Nghị định Về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần gồm : - Nghị định 28/1996/NĐ-CP ngày 7/5/1996 - Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998. - Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002. - Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. - Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007. Nghị định sau ra đời trên cơ sở phân tích, đánh giá những điểm phù hợp và chưa phù hợp của Nghị định so với thực tế để thay đổi bổ sung nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN. 18 Theo thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định Quy trình Chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần gồm 3 bước: Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hoá: 1. Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc. 2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu gồm hồ sơ pháp lý thành lập DN, hồ sơ pháp lý về tài sản DN, hồ sơ công nợ, báo cáo tài chính, các hồ sơ khác có liên quan. 3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị DN 4. Doanh nghiệp lập phương án ( dự kiến) về phân phối quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi cho người lao động ( nếu có), phương án hoạt động của Công ty cổ phần, xác định số cổ phần được mua ưu đãi cho người lao động. Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án nêu trên cho người lao động trong doanh nghiệp được biết và thảo luận để thống nhất cùng thực hiện. Trình cơ quan có thẩm quyền duyệt phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp. Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần . Bước 2: Tổ chức bán cổ phần: 1. Ban chỉ đạo CPH lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định. 2. Tổ chức bán cổ phần: - Tổ chức bán đấu giá cho nhà đầu tư thông thường. - Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông thường, Ban chỉ đạo CPH chỉ đạo DN bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn ( nếu có). - Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo với các nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn. - Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định CPH. 19 - Báo cáo cơ quan quyết định CPH ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của DN CPH đối với trường hợp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án CPH được duyệt. Bước 3: Hoàn tất việc chuyển DN thành công ty cổ phần: 1. Đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu HĐQT, ban kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. 2. Đăng ký kinh doanh, nộp con dấu doanh nghiệp cũ và xin khắc dấu công ty cổ phần. 3. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí CPH, báo cáo cơ quan quyết định CPH. 4. Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho cổ đông. 5. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. 6. Tổ chức bàn giao giữa DN và công ty cổ phần. 1.2.4 Các cam kết có liên quan đến DNNN và CPH DNNN của Việt Nam khi gia nhập WTO: Theo Báo cáo Tóm tắt cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến DNNN và CPH DNNN, Việt Nam cam kết: - Đối với DNNN, doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt dộng DNNN. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. 20 - Đại diện của Việt Nam xác nhận Việt Nam sẽ đảm bảo tính minh bạch tối đa của các chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa đang thực hiện của mình, và để thực hiện mục tiêu này, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo thường niên về tình trạng chương trình cổ phần hoá ở Việt Nam và tình trạng cải cách các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần kiểm soát chừng nào chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa còn tồn tại. - Đối với các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước, Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước, không can thiệp vào các công việc nội bộ của công ty. Đối với các công ty mà Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ như mọi cổ đông khác tùy theo tỷ lệ vốn sở hữu của mình trong tổng vốn điều lệ của công ty. Nhà nước không trực tiếp bổ nhiệm các vị trí quản lý tại các công ty cổ phần. Việc bổ nhiệm này thuộc thẩm quyền của Đại hội Cổ đông, Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc công ty dù là công ty cổ phần có hay không có cổ phần chi phối của Nhà nước. Đối với công ty cổ phần có vốn của Nhà nước chiếm trên 10% số cổ phần thì Nhà nước với tư cách của một cổ đông đề cử người để Đại hội Cổ đông bầu vào Hội đồng Quản trị. Trường hợp không được Đại hội Cổ đông bầu thì Nhà nước sẽ không có người tham gia vào Hội đồng Quản trị. Đại diện Nhà nước được bầu vào Hội đồng quản trị sẽ báo cáo tình hình hoạt động của công ty cho người cử mình làm đại diện.Công ty cổ phần không phải báo cáo cho bộ quản lý chuyên ngành, chỉ thực hiện chế độ báo cáo như các công ty khác. - Đại diện của Việt Nam giải thích là các công ty được cổ phần hóa sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được điều hành bởi Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, và Tổng giám đốc do Hội đồng 21 Quản trị chỉ định. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng cách bỏ phiếu trong các kỳ họp hoặc bằng văn bản cho ý kiến (Điều 104 của Luật Doanh nghiệp năm 2005). Cổ đông nắm giữ từ 10% cổ phiếu thông thường trở lên trong một thời hạn ít nhất là sáu tháng, dù là cá nhân hay một nhóm người, được phép chỉ định một đại diện tham gia vào Hội đồng Quản trị, được yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, và được nhận bản sao và trích lục danh sách các cổ đông được phép tham gia vào các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng người lao động hoặc đại diện của họ đã tham gia vào công tác quản lý của một số công ty cổ phần lớn. - Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng Việt Nam đang tiến hành chương trình “cổ phần hoá”, tức là việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại, củng cố và tăng cường hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước trong một công ty cổ phần không được ấn định và do vậy có thể thay đổi. Tiến trình cổ phần hóa hướng tới đa sở hữu, trong đó có sở hữu của Nhà nước và của người lao động và cổ phần hóa được thực hiện với sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng và những cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tích cực sắp xếp, đổi mới DNNN, tính đến hết năm 2007, cả nước đã sắp xếp được 5.366 doanh nghiệp, trong đó CPH là 3.756 doanh nghiệp. Tiền Giang cổ phần hoá được 25 DNNN ( đạt trên 80% kế hoạch). 1.2.5 Các vấn đề về tài chính khi cổ phần hoá DNNN: Xuất phát từ mục tiêu CPH DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Do đó khi tiến hành CPH DNNN phải đảm bảo các tồn tại về tài chính của DNNN đã được xử lý, doanh nghiệp có tình hình tài chính lành 22 mạnh, giá trị doanh nghiệp được xác định chính xác làm cơ sở phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn và nhà đầu tư yên tâm khi mua cổ phần tại các DNNN được CPH. * Xử lý tài chính DNNN trước khi CPH: + Xử lý tài sản: Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản như sau: a. Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân : + Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh. + Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng vốn nhà nước. b. Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quyết định cổ phần hoá tiến hành: + Thanh lý nhượng bán. + Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa thanh lý được thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho cơ quan chức năng. c. Đối với hàng hoá tồn kho ứ đọng kém mất phẩm chất thì doanh nghiệp tiến hành thanh lý nhượng bán. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa thanh lý được thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho cơ quan chức năng. + Xử lý công nợ: 23 a. Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý, doanh nghiệp dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. b. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác, doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc thoả thuận bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ, Khoản tổn thất từ việc bán nợ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh c. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp * Xác định giá trị doanh nghiệp: Xác định giá trị một DNNN khi tiến hành cổ phần hoá phải đảm bảo : - Giá trị thực tế của DN là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là Giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, kể cả nợ vay các tổ chức tín dụng mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. - Cơ sở để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp: + Số liệu trên sổ sách kế toán tại thời điểm cổ phần hoá. + Giá trị thực tế tài sản tại doanh nghiệp được xác định dựa vào hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá trị thị trường tại thời điểm cổ phần hoá. - Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp phải được cộng vào khi xác định giá trị Doanh nghiệp. 24 Theo thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định : + Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp: - Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. - Doanh nghiệp CPH không thuộc đối tượng quy định trên không nhất thiết phải thuê tổ chức tư vấn định giá. + Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: - Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản. Do đó, Học viên xin chỉ trình bày phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản. Nguyên tắc của phương pháp này là xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.Trong đó: + Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ sách kế toán bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán trừ (-) các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). 25 + Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là: + Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. + Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế. + Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá trị thị trường. + Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp ( vị trí địa lý, thương hiệu,….) - Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có thể được khái quát như sau: + Đối với Tài sản cố định: được xác định rõ về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại cho từng loại tài sản đang dùng, chưa cần dùng, chờ thanh lý. Sau khi đã kiểm kê và tính theo giá trên sổ sách toàn bộ tài sản cố định, DN căn cứ vào chất lượng còn lại, và giá trị hiện hành của tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định giá trị tài sản thực còn lại. Riêng giá trị nhà cửa, vật kiến trúc được xác định dựa vào biểu giá hiện hành của địa phương nơi DN đặt trụ sở. Đối với đất đai DN được chọn một trong 2 hình thức là thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. + Đối với Tài sản lưu động gồm tiền mặt, vật tư hàng hoá (căn cứ vào kiểm kê thực tế và giá trị đã được xác định lại theo thời giá hiện hành), các khoản phải thu, giá trị các tài sản lưu động khác ( thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn) được tính theo công thức sau: 26 Giá trị Tiền Giá trị vật tư Các khoản Nợ Giá trị TSLĐ = mặt + hàng hoá sau + phải thu - khó + TSLĐ Thực tế khi đánh giá lại đòi khác + Giá trị xây dựng cơ bản dở dang được xác định như đối với tài sản cố định nêu trên. + Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết ( nếu có) được xác định lại bằng số thực có theo mặt bằng giá trị khi thực hiện CPH. + Nguồn vốn hành thành gồm có vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các khoản lỗ, quỹ phúc lợi và khen thưởng, vốn nhận liên doanh. Các nguồn vốn và quỹ phải được xác định rõ phần thuộc sở hữu nhà nước ( ngân sách cấp hoặc tự bổ sung), vốn nhận liên doanh, và các phần thuộc sở hữu khác. Các khoản lỗ bao gồm lỗ năm trước, nợ không thu hồi được, những khoản thiệt hại còn lại sau khi được bảo hiểm và người gây thiệt hại bồi thường, tài sản vật tư mất, thiếu hụt và những khoản lỗ khác. Quỹ phúc lợi và khen thưởng bao gồm những tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi và khen thưởng bằng tiền chưa chi. + Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý thuận lợi, nhãn mác có uy tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp … Sau khi xác định lại giá trị từng loại tài sản, nguồn hình thành, và lợi thế của DN, giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Giá trị DN Giá trị Giá trị Giá trị Vốn góp Nợ Nợ sau khi = TSCĐ + TSLĐ + XDCB + liên doanh - phải trả + phải trả Kiểm kê dở dang liên kết không có chủ đánh giá lại Các Quỹ Vốn nhận Lợi thế - khoản - Khen thưởng - liên doanh + doanh nghiệp lỗ Phúc lợi 27 * Huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu: Tùy vào tính chất và đặc trưng của các DNNN mà có thể vận dụng các hình thức cổ phần hoá khác nhau nhằm huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu. Các hình thức huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu như: 1. Giữ nguyên phần vốn nhà nước tại DN và phát hành thêm cổ phần để thu hút thêm vốn từ bên ngoài. 2. Bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dưới dạng cổ phần. 3. Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 4. Thực hiện hình thức thứ hai hoặc thứ ba kết hợp với phát hành cổ phần thu hút thêm vốn. Mỗi hình thức huy động vốn có những ưu điểm nhất định. Sự đa dạng hình thức huy động vốn sẽ cho phép lựa chọn hình thức thích hợp để tiến hành cổ phần hoá. - Nếu mục đích là mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhà nước cần giữ nguyên quy mô cũ của doanh nghiệp đồng thời phát hành thêm cổ phần để tăng vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp. - Nếu mục đích là thu hồi vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác thiết yếu hơn thì nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp. - Nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp thì Nhà nước cần bán một phần vốn nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần. Thông qua hình thức này chủ sở hữu nhà nước đã tự nguyện rút khỏi vị trí người quản lý độc nhất, nhường vị trí đó cho Hội đồng Quản trị, thu hút chuyên gia giỏi vào vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp. 28 - Nếu mục đích là chi phối hoạt động của công ty cổ phần thì chủ sở hữu nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Theo các Nghị định của Chính phủ đã ban hành về Chuyển DNNN thành công ty cổ phần thì khi chuyển đổi sở hữu, Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động cơ cấu tỷ lệ cổ phần trong doanh nghiệp theo mục đích của nhà nước. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhất là trong điều kiện Việt nam đã gia nhập WTO Nhà nước không nhất thiết giữ trọn một số ngành, một số doanh nghiệp quan trọng có vị trí chiến lược. Nhà nước chi phối sự phát triển của nền kinh tế bằng cách chỉ nắm giữ cổ phần chi phối trong các khu vực kinh tế cần thiết. Cổ phần của các DNNN cổ phần hoá có thể được bán cho các cá nhân và tổ chức ngoài nước, nhưng mức tối đa không quá 30% vốn điều lệ. 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH: 1.3.1 Vấn đề Chi phí đại diện: Trong Công ty cổ phần có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của các cổ đông và các nhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ- người đại diện. Các cổ đông là người chủ, các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. Các cổ đông sẽ yêu cầu các nhà quản lý làm sao để gia tăng giá trị của công ty nhưng các nhà quản lý có thể tự rút lui khỏi những công việc nặng nhọc này hoặc có thể thu vén cho cá nhân để làm giàu. * Các chi phí đại diện xuất hiện khi: + Các nhà qủan lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị công ty. + Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm sóat ban quản lý . * Chi phí đại diện bao gồm: + Chi phí giám sát: Chi phí mà chủ sở hữu bỏ ra để giám sát nhà qủan lý. 29 + Chí phí ràng buộc: Là tiền lương, thưởng phải chi trả cho nhà qủan lý để phục vụ chủ sở hữu. + Thiệt hại phụ trội: Nhà qủan lý không có cổ phần nên trong quá trình điều hành hoạt động của công ty không tránh khỏi khả năng nhà quản lý sẽ tạo thu nhập cho chính họ . Dĩ nhiên sẽ không có chi phí nào khi các cổ đông đồng thời cũng là nhà quản lý. Đây cũng chính là thuận lợi của lọai hình công ty tư nhân: người chủ và người quản lý không có mâu thuẫn về lợi ích. Trong công ty cổ phần được cổ phần hoá từ DNNN chắc chắn sẽ phát sinh chi phí đại diện.Các công ty cổ phần còn phần vốn nhà nước thì chi phí đại diện sẽ cao hơn chi phí đại diện tại các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước. Bởi vì tại các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước thì cổ đông đồng thời cũng là nhà quản lý, các công ty cổ phần còn vốn nhà nước thì phải tốn chi phí đại diện - nhất là khoản thiệt hại phụ trội do nhà quản lý không có cổ phần hoặc có cổ phần nhưng quá ít không đáng kể nên trong quá trình điều hành họ sẽ thu vén cho cá nhân họ để làm giàu. 1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH: * Về huy động vốn: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì yếu tố không thể thiếu được là vốn. Vốn là nhân tố quan trọng là chìa khóa của sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ cấu huy động vốn hợp lý sẽ có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần là phát hành cổ phần để huy động vốn, phát hành trái phiếu. * Về tỷ suất lợi nhuận: - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 30 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào công ty. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròng/ Vốn cổ phần * Về Phân phối lợi nhuận: Giải Nobel kinh tế của Miller và Modigliani ( 1961) về chính sách phân phối, cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp đưa ra kết quả nghiên cứu là giá trị một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba quyết định tài chính là Quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được chi trả cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại là một nguồn vốn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân. Mặc dù việc phân chia giữa phát hành cổ phần mới và lợi nhuận giữ lại có xu hướng thay đổi theo thời gian.Nhưng lợi nhuận giữ lại luôn được xem là nguồn vốn cổ phần quan trọng hơn là phát hành cổ phần mới. Bởi vì: một mặt lợi nhuận giữ lại có thể được dùng để kích thích tăng trưởng lợi nhuận tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần tương lai. Mặt khác, cổ tức cung cấp cho các cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên. Có nhiều yếu tố kết hợp để ấn định chính sách cổ tức của một doanh nghiệp.Vấn đề này luôn bị ràng buộc bởi các hạn chế pháp lý: Hầu hết các quốc gia ( kể cả Việt Nam ) đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở quốc gia đó. Về cơ bản các luật này quy định như sau: - Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức. - Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng . 31 - Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Các tranh luận về chính sách cổ tức: Thực tế chứng minh chính sách chi trả cổ tức cao thể hiện sự lạc quan của nhà quản trị về lợi nhuận và do đó tác động đến giá cổ phần. Vậy quyết định chính sách cổ tức có làm thay đổi giá trị cổ phần hay không? Hay đơn giản chỉ cung cấp tín hiệu cho giá trị cổ phần. Một đặc điểm của kinh tế học là nó luôn luôn có thể dung hòa không chi hai mà còn ba quan điểm trái ngược nhau. Và đặc trưng này cũng đúng cho các tranh luận về chính sách phân phối lợi nhuận. - Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. - Trường phái tả khuynh tin rằng sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. - Trường phái trung dung lại cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Kết luận chương 1: Trong chương này, học viên trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần, sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về DNNN và cổ phần hoá DNNN. Các vấn đề về tài chính liên quan đến cổ phần hoá DNNN như xử lý tài chính trước cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp và tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả DNNN sau CPH được nghiên cứu và hệ thống làm cơ sở cho phân tích thực trạng hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa ở chương 2. 32 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH CỦA DNNN TRƯỚC VÀ SAU CỔ PHẦN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 2.1 Thực trạng công tác CPH và hoạt động DNNN sau CPH trên địa bàn: 2.1.1 Thực trạng công tác CPH DNNN trên địa bàn: * Đặc điểm DNNN trên địa bàn: Các DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được hình thành từ những năm 1980 và phát triển tràn lan. Huyện nào, ngành nào cũng có DNNN nhưng có quy mô vốn nhỏ, có trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới, khu vực và ngay cả so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Trình độ và năng lực của Giám đốc có hạn không cập nhật kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế theo kiểu hành chánh, thiếu khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường. Lao động phổ thông là chủ yếu, đa số người lao động lớn tuổi đã có thời gian gắn bó lâu dài với công ty, thường giữ vị trí trưởng phó các bộ phận nên đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên để thay đổi thì rất khó. Giống như các tỉnh khác, DNNN trên địa bàn Tiền Giang bị gò bó bởi nhiều quy chế xuất ph._.n sẽ thực hiện giao dịch theo nguyên tắc thị trường hơn là có lợi nghiêng về một trong các bên. Điều lệ công ty cần quy định chi tiết việc thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát phải công bố về những lợi ích cá nhân lớn của họ trong mọi hợp đồng hay giao dịch của công ty mà họ được yêu cầu tham gia biểu quyết. Hội đồng quản trị có thể lập ra các tiểu ban hỗ trợ cho hoạt động của mình. Các tiểu ban có thể bao gồm: Tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban lương thưởng, tiểu ban nhân sự, tiểu ban kiểm toán nội bộ,...quy định rõ những hạn chế đối với thành viên Hội đồng quản trị. Mặc dù tập thể Hội đồng quản trị có quyền đại diện cho công ty trong hầu hết các trường hợp, nhưng không một cá nhân thành viên Hội đồng quản trị nào có quyền đại diện bảo đảm hoặc thực hiện bất kỳ cam kết nào thay cho công ty. Việc đại diện một cá nhân nào đó nếu cần thiết phải được quy định rõ trong Điều lệ công ty, trong Biên bản họp HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông. Hai là, Quan hệ giữa người lao động với công ty: Người lao động là người trực tiếp thực hiện các định hướng, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Để công ty hoạt động hiệu quả thì phải có chính sách hợp lý đối với người lao động. Cụ thể: - Phải tạo môi trường làm việc ít “sâu bệnh” bằng giải pháp tăng cường tính minh bạch, mọi người làm việc với nhau cảm thấy vô tư, thoải mái, giảm sự 74 đố kỵ, ganh ghét, thay vào sự đoàn kết, thương yêu, chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm của nhau từ các yếu tố dẫn đến thành công, thất bại trong quá trình làm việc. - Phải xây dựng cơ chế trả lương công bằng động viên được người lao động từ những chuyên gia cao cấp đến lao động phổ thông trong doanh nghiệp. - Có chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân người tài phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp. - Quan tâm đến công tác đào tạo. Phải xem việc cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là công việc thường xuyên của doanh nghiệp. - Quan tâm đến các hoạt động đoàn thể trong doanh nghiệp như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên,… Bởi vì hoạt động của các tổ chức này giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn. Ba là, Quan hệ giữa cổ đông nhà nước với công ty: Cần làm rõ cơ chế đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế chủ quản. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, tuy nhiên Tổng công ty cũng chỉ là người “canh” vốn, có nhiệm vụ “bảo toàn vốn nhà nước” chứ không phải là người “đem lại hiệu quả”. Những vướng mắc về quản lý hành chính đã cơ bản được tháo gỡ, còn lại vẫn phụ thuộc vào việc tuyển chọn cũng như năng lực quản lý của cán bộ được cử diện sở hữu vốn nhà nước. Để việc quản lý cổ phần của nhà nước tại doanh nghiệp chuyên nghiệp, chấm dứt tình trạng tản mạn như hiện nay đề nghị: - Nhà nước sớm ban hành cơ chế dành cho người giữ phần vốn nhà nước để họ có quyền lợi và trách nhiệm với nhà nước. 75 Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) đã tiếp nhận vai trò chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa . Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế làm việc giữa Tổng công ty và người giữ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thực tế Tổng công ty chỉ tiếp nhận người đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cử giữ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó những người này làm việc theo suy nghĩ của họ, chưa có cơ chế kiểm soát. - Đề nghị nhà nước bán phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần: Hiện nay, một số công ty cổ phần theo tiêu chí không thuộc diện nhà nước nắm cổ phần chi phối, có phần vốn nhà nước tham gia ít ( dưới 1 tỷ đồng) đề nghị bán đấu giá để nhà nước thu hồi vốn về tập trung đầu tư các dự án trọng điểm có sinh lời của nền kinh tế. Việc đầu tư dàn trãi như hiện nay làm giảm hiệu quả đồng vốn nhà nước. 3.2.2 Kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm: Kiểm toán là công việc kiểm tra và xác nhận các thông tin tài chính được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp, độc lập nhằm nâng cao giá trị pháp lý của các báo cáo tài chính giúp cho người sử dụng thông tin tài chính đã được kiểm toán yên tâm hơn. Đa số các công ty cổ phần trên địa bàn là công ty chưa niêm yết. Theo quy định hiện hành nhà nước chỉ khuyến khích các DN này kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm chớ không thuộc diện bắt buộc. Do đó đa số công ty cổ phần chưa kiểm toán. Mặt khác các thành viên ban kiểm soát lại kiêm nhiệm không có điều kiện giám sát toàn bộ hoạt động của công ty cũng như giám sát Báo cáo quyết toán tài chính của công ty.Từ đó các báo cáo của HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thường niên có độ tin cậy không cao. Do đó đề nghị: 76 - Bắt buộc tất cả các công ty cổ phần phải kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên. - Báo cáo kiểm toán hàng năm là cơ sở pháp lý để cổ đông giám sát kết quả hoạt động của Ban điều hành và tình hình tài chính của công ty. Do đó nhà nước cần quy định nghiêm khắc tiêu chuẩn kiểm toán viên, điều kiện để thành lập và cơ chế giám sát của nhà nước đối với các Công ty kiểm toán độc lập,... 3.2.3 Công khai minh bạch tình hình tài chính công ty cổ phần: Báo cáo tài chính của công ty sau khi được kiểm toán phải được công khai minh bạch tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Theo Luật Doanh nghiệp chưa quy định rõ các chỉ tiêu tài chính bặt buộc phải công khai minh bạch. Từ đó việc công khai minh bạch tình hình tài chính hàng năm của các công ty cổ phần ( nhất là các công ty cổ phần chưa niêm yết) chỉ mang tính hình thức. Do đó cổ đông cũng không thể hiểu được thực chất tình hình tài chính của công ty, không giám sát được hoạt động của ban điều hành và HĐQT. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích có thể xảy ra giữa nhà quản lý và cổ đông, các nhà quản lý có thể hành động không vì lợi ích của cổ đông làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. 3.2.4 Về phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty cổ phần: Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành vấn đề phân phối lợi nhuận hàng năm do HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định. Để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các cổ đông - đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ và cổ đông là người lao động nhà nước cần quy định mức khung để trích các quỹ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để DNNN chủ động đưa vào khi xây dựng khi dự thảo điều lệ. Bởi vì nếu không quy định tỷ lệ khung thì sẽ xảy ra tình trạng các cổ đông lớn biểu 77 quyết không chia cổ tức hàng năm trong vài năm liền nhằm thôn tính công ty và cổ đông nhỏ lẻ sẽ không chịu đựng nổi buộc lòng phải bán số cổ phần mà họ đang sở hữu. Phần lợi nhuận còn lại sau thuế: Đề nghị trích : - Quỹ dự phòng tài chính : 5%. - Quỹ Khen thưởng phúc lợi : 5% - Chia cổ tức và trích quỹ đầu tư phát triển: 90%. Trong đó: Các công ty cổ phần có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh có nhu cầu bổ sung vốn nhưng do quy mô vốn còn nhỏ khó phát hành cổ phần ra công chúng để huy động vốn thì nên chi cổ tức tối đa 30% lợi nhuận sau thuế, trích quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 60% lợi nhuận sau thuế. Các công ty cổ phần chưa có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh nên chưa có nhu cầu bổ sung vốn thì nên chi cổ tức tối thiểu 60% lợi nhuận sau thuế, trích quỹ đầu tư phát triển tối đa 30% lợi nhuận sau thuế. 3.2.5 Về bổ sung vốn điều lệ từ các quỹ DN: Các quỹ DN được trích từ lợi nhuận sau thuế là thuộc nguồn vốn của chủ sở hữu ( cổ đông). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp chưa quy định DN được tích luỹ các Quỹ DN gồm Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ Đầu tư phát triển đến mức nào. Do đó đa số các DN cứ trích và tích luỹ các quỹ mà không quan tâm đến việc bổ sung vốn điều lệ và bổ sung vốn góp cho các cổ đông vì 2 lý do: Một là, Trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về tài sản tương ứng với mức vốn điều lệ đã đăng ký. Hai là, Doanh nghiệp trì hoãn việc bổ sung vốn cho các cổ đông để không phải chịu áp lực về cổ tức phải trả cho cổ đông hàng năm. 78 Ba là, Trong quá trình điều hành có gặp sự cố thì DN có thể dùng các quỹ này để bù đắp. Vì vậy cần quy định rõ mức tối đa mà DN được trích và tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế. Trường hợp DN đã trích và tích luỹ quá mức tối đa theo quy định thì phải bổ sung vốn điều lệ và phân phối cho các cổ đông theo tỷ lệ số cổ phần họ đang nắm giữ tương ứng. Kết luận chương 3: Để DNNN hoạt động hiệu quả sau cổ phần hoá thì nhà nước và doanh nghiệp phải có sự phối hợp tốt từ khâu xử lý tài chính DNNN trước cổ phần hoá, tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa đến khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn. Sau khi xử lý tài chính, DNNN phải đảm bảo là đã có tình hình tài chính lành mạnh. Việc đánh giá doanh nghiệp phải đảm bảo khách quan và tính đúng tính đủ các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. Khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn phải chọn Tờ báo được đông đảo công chúng quan tâm để có nhiều người tham gia đấu giá mua cổ phần. Cuối cùng, Mục tiêu quan trọng nhất của công ty cổ phần là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và tối đa hoá giá trị cổ phần cho các cổ đông. Do đó, sau khi cổ phần hoá DNNN, doanh nghiệp cần xây dựng được cơ chế hoạt động hợp lý, linh hoạt, đúng luật và hiệu quả nhằm giúp DNNN sau cổ phần hoá nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong khuôn khổ của Luận văn, Học viên đề nghị 10 giải pháp cần thực hiện trước và sau cổ phần hoá. KẾT LUẬN Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam, là giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả họat động của DNNN do xác định rõ chủ sở hữu đích thực của doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thực hiện đúng lộ trình theo Đề án sắp xếp và cổ phần hoá DNNN trên địa bàn đã được Chính phủ phê duyệt. Các DNNN sau cổ phần hoá đã có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã huy động được nguồn vốn từ người lao động và nhà đầu tư bên ngoài vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua hình thức góp vốn cổ phần. Với cơ chế hoạt động linh hoạt của công ty cổ phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động năm sau đều cao hơn năm trước. Song cổ phần hóa không phải là “ liều thuốc bổ ” có thể làm “ hồi sinh” tất cả các DNNN. Thực tế vẫn còn một vài công ty cổ phần chưa thật sự chuyển biến, doanh nghiệp hoạt động như thời kỳ còn là DNNN. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá thì Nhà nước và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu trước và sau cổ phần hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.PGS.TS Phan Ngọc Côn (2001), “ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, NXB Chính trị Quốc gia. 2. PTS. Đòan Văn Hạnh (1998),“ Công ty cổ phần và chuyển DNNN thành Công ty cổ phần”, NXB Thống kê 3. Ngô Thắng Lợi (2004), Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia. 4.PGS.TS Ngô Quang Minh (2001), “Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN”, NXB Chính trị Quốc gia. 5. PGS.TS Lê Văn Tâm (2004), “ Cổ phần hoá và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ”, NXB Chính trị Quốc gia 6. Trần Ngọc Thơ (2005), “ Tài chính doanh nghiệp hiện đại ”, NXB thống kê. 7.Quốc hội (2005) Luật Doanh nghiệp. 8. Hồ sơ xác định Giá trị doanh nghiệp của 24 DNNN được chuyển đổi sang công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Điều lệ 24 Công ty cổ phần trên địa bàn 9. Các văn bản pháp luật: - Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Thông tư 104/1998/TT-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ Về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Thông tư 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 Hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. - Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 Hướng dẫn th ực hiện Nghị định số 187/2004/N Đ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ v ề chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần. - Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. - Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007. - Chế độ mới về chuyển đổi DNNN và quản lý tài chính doanh nghiệp NXB Thống kê 2000. - Luật Doanh nghiệp 2005. 10. Tài liệu Hội thảo về Tổng kết công tác sắp xếp DNNN do Ban đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Trung ương tổ thức tháng 5/2008 tại Hà nội. PHỤ LỤC 01 ĐVT: Triệu đồng Tên công ty cổ phần theo sau khi theo sau khi Nợ Vật tư SSKT đánh giá lại SSKT đánh giá lại khó đòi TSCĐ hàng hoá A Bán một phần vốn nhà nước 564,293 584,197 170,868 165,818 9,048 10,680 1,504 1 Cty CP Vận tải Ô tô TG 7,955 11,409 6,433 9,887 0 0 0 2 Cty CP Thương mại Chợ Gạo 7,633 7,821 2,430 3,014 28 2 0 3 Cty CP Vật tư Nông nghiệp TG 69,088 70,289 19,434 21,625 0 1,242 0 4 Cty CP Vật liệu xây dựng TG 12,145 7,975 4,497 4,166 50 99 0 5 Cty CP Tư vấn đầu tư GTTL 6,534 7,100 2,888 3,628 720 4 0 6 Cty CP STBTH TG 6,399 6,465 3,091 3,063 0 67 0 7 Cty CP Tư vấn Xây dựng TG 6,356 7,460 2,952 4,056 0 0 0 8 Cty CP Du lịch Tiền Giang 17,898 19,059 4,879 6,039 0 686 0 9 Cty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 12,932 13,268 2,575 2,649 5,185 126 0 10 Cty CP May Mỹ Tho 10,662 11,482 5,860 6,720 309 10 0 11 Cty CP XD và Kinh doanh nhà TG 15,226 15,337 7,690 7,801 0 0 0 12 Cty CP In Tiền Giang 18,291 19,534 6,729 7,972 0 0 0 13 Cty CP Xây dựng TG 44,494 45,465 8,060 8,992 50 130 0 14 Cty CP Rau quả TG 86,270 81,061 41,266 20,256 0 7,658 208 15 Cty CP Dược phẩm TIPHARCO 68,682 67,054 17,489 15,418 0 95 1,019 16 Cty CP TM-DV Cái Bè 8,978 11,508 5,399 5,161 32 169 0 17 Cty CP Dược phẩm CALAPHARCO 18,892 18,602 5,434 5,275 131 47 0 18 Cty CP Thương mại Mỹ Tho 16,253 21,641 1,577 2,816 0 32 0 19 Cty CP TM - DV và XD GCT 12,248 19,470 2,346 2,397 132 35 0 20 Cty CP Dược Thú y Cai Lậy 11,197 10,597 5,215 4,820 93 277 21 Cty CP Đầu tư và Xây dựng TG 106,160 111,600 14,624 20,063 2,318 278 0 B Bán toàn bộ phần vốn NN 131,798 147,441 17,440 20,100 20,837 989 30 1 Cty CP Xây dựng Giao thông TG 39,185 39,485 2,670 2,970 25 0 0 2 Cty CP Cơ khí TG 20,610 21,906 8,626 9,466 4,887 112 30 3 Cty CP TM SATRA Tiền Giang 72,003 86,050 6,144 7,664 15,925 877 0 Tổng cộng 696,091 731,638 188,308 185,918 29,885 11,669 1,534 Tài sản loại ra khi xác định giá trị DN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Giá trị DN Giá trị phần vốn NN PHỤ LỤC 02 Tên công ty cổ phần Vốn NN Vốn NN Tổng theo sau khi số Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ SSKT đánh giá lại % % % A Bán một phần vốn nhà nước 170,868 165,818 155,921 67,369 43.21 46,791 30.01 41,763 26.78 1 Cty CP Vận tải Ô tô TG 6,433 9,887 9,521 5,713 60.00 3,024 31.76 785 8.24 2 Cty CP Thương mại Chợ Gạo 2,430 3,014 3,000 893 29.77 757 25.23 1,350 45.00 3 Cty CP Vật tư Nông nghiệp TG 19,434 21,625 10,000 5,100 51.00 3,900 39.00 1,000 10.00 4 Cty CP Vật liệu xây dựng TG 4,497 4,166 5,000 1,804 36.08 1,500 30.00 1,696 33.92 5 Cty CP Tư vấn đầu tư GTTL 2,888 3,628 3,300 1,815 55.00 1,485 45.00 0 0.00 6 Cty CP STBTH TG 3,091 3,063 3,000 900 30.00 900 30.00 1,200 40.00 7 Cty CP Tư vấn Xây dựng TG 2,952 4,056 4,000 1,200 30.00 2,200 55.00 600 15.00 8 Cty CP Du lịch Tiền Giang 4,879 6,039 7,000 3,570 51.00 2,030 29.00 1,400 20.00 9 Cty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 2,575 2,649 5,000 877 17.54 1,331 26.62 2,792 55.84 10 Cty CP May Mỹ Tho 5,860 6,720 7,000 1,400 20.00 4,050 57.86 1,550 22.14 11 Cty CP XD và Kinh doanh nhà TG 7,690 7,801 7,000 2,800 40.00 525 7.50 3,675 52.50 12 Cty CP In Tiền Giang 6,729 7,972 8,000 4,080 51.00 1,531 19.14 2,389 29.86 13 Cty CP Xây dựng TG 8,060 8,992 9,000 5,657 62.86 2,582 28.69 761 8.46 14 Cty CP Rau quả TG 41,266 20,256 20,000 9,000 45.00 4,279 21.40 6,721 33.61 15 Cty CP Dược phẩm TIPHARCO 17,489 15,418 15,000 4,215 28.10 3,389 22.59 7,397 49.31 16 Cty CP TM-DV Cái Bè 5,399 5,161 5,100 1,530 30.00 1,020 20.00 2,550 50.00 17 Cty CP Dược phẩm CALAPHARCO 5,434 5,275 5,000 2,500 50.00 1,750 35.00 750 15.00 18 Cty CP Thương mại Mỹ Tho 1,577 2,816 2,700 1,080 40.00 810 30.00 810 30.00 19 Cty CP TM - DV và XD GCT 2,346 2,397 2,300 1,035 45.00 597 25.96 668 29.04 20 Cty CP Dược Thú y Cai Lậy 5,215 4,820 5,000 2,000 40.00 1,531 30.62 1,469 29.38 21 Cty CP Đầu tư và Xây dựng TG 14,624 20,063 20,000 10,200 51.00 7,600 38.00 2,200 11.00 B Bán toàn bộ phần vốn NN 17,440 20,100 26,000 0 0.00 5,967 22.95 20,033 77.05 1 Cty CP Xây dựng Giao thông TG 2,670 2,970 3,000 0 0.00 634 21.13 2,366 78.87 2 Cty CP Cơ khí TG 8,626 9,466 9,000 0 0.00 2,091 23.23 6,909 76.77 3 Cty CP TM SATRA Tiền Giang 6,144 7,664 14,000 0 0.00 3,242 23.16 10,758 76.84 Tổng cộng 188,308 185,918 181,921 67,369 37.03 52,758 29.00 61,796 33.97 XÁC ĐỊNH VỐN ĐIỀU LỆ TẠI THỜI ĐIỂM CỔ PHẦN HOÁ Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vốn ĐL ban đầu của cty CP ĐVT: Triệu đồng Nhà nước Người lao động Ngoài DN PHỤ LỤC 03 Tổng Tổng số số (Triệu Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ (Triệu Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ Vốn Tỷ lệ đồng) % % % đồng) % % % A Bán một phần vốn nhà nước 155,921 67,369 43.21 46,791 30.01 41,763 26.78 199,295 49,086 24.63 78,138 39.21 72,071 36.16 1 Cty CP Vận tải Ô tô TG 9,521 5,713 60.00 3,024 31.76 785 8.24 15,595 6,070 38.92 9,525 61.08 0 0.00 2 Cty CP Thương mại Chợ Gạo 3,000 893 29.77 757 25.23 1,350 45.00 3,000 893 29.77 757 25.23 1,350 45.00 3 Cty CP Vật tư Nông nghiệp TG 10,000 5,100 51.00 3,900 39.00 1,000 10.00 20,000 6,200 31.00 7,614 38.07 6,186 30.93 4 Cty CP Vật liệu xây dựng TG 5,000 1,804 36.08 1,500 30.00 1,696 33.92 5,000 1,804 36.08 1,542 30.84 1,654 33.08 5 Cty CP Tư vấn đầu tư GTTL 3,300 1,815 55.00 1,485 45.00 0 0.00 3,300 1,815 55.00 1,411 42.76 74 2.24 6 Cty CP STBTH TG 3,000 900 30.00 900 30.00 1,200 40.00 3,000 900 30.00 900 30.00 1,200 40.00 7 Cty CP Tư vấn Xây dựng TG 4,000 1,200 30.00 2,200 55.00 600 15.00 4,000 1,200 30.00 2,200 55.00 600 15.00 8 Cty CP Du lịch Tiền Giang 7,000 3,570 51.00 2,030 29.00 1,400 20.00 7,000 2,100 30.00 681 9.73 4,219 60.27 9 Cty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 5,000 877 17.54 1,331 26.62 2,792 55.84 5,000 877 17.54 2,382 47.64 1,741 34.82 10 Cty CP May Mỹ Tho 7,000 1,400 20.00 4,050 57.86 1,550 22.14 7,000 1,400 20.00 4,200 60.00 1,400 20.00 11 Cty CP XD và Kinh doanh nhà TG 7,000 2,800 40.00 525 7.50 3,675 52.50 7,000 2,800 40.00 770 11.00 3,430 49.00 12 Cty CP In Tiền Giang 8,000 4,080 51.00 1,531 19.14 2,389 29.86 8,000 4,080 51.00 1,531 19.14 2,389 29.86 13 Cty CP Xây dựng TG 9,000 5,657 62.86 2,582 28.69 761 8.46 9,000 5,657 62.86 2,993 33.26 350 3.89 14 Cty CP Rau quả TG 20,000 9,000 45.00 4,279 21.40 6,721 33.61 20,000 9,075 45.38 3,474 17.37 7,451 37.26 15 Cty CP Dược phẩm TIPHARCO 15,000 4,215 28.10 3,389 22.59 7,397 49.31 15,000 4,215 28.10 10,701 71.34 84 0.56 16 Cty CP TM-DV Cái Bè 5,100 1,530 30.00 1,020 20.00 2,550 50.00 7,100 0 0.00 770 10.85 6,330 89.15 17 Cty CP Dược phẩm CALAPHARCO 5,000 2,500 50.00 1,750 35.00 750 15.00 30,000 0 0.00 11,944 39.81 18,056 60.19 18 Cty CP Thương mại Mỹ Tho 2,700 1,080 40.00 810 30.00 810 30.00 2,700 0 0.00 1,479 54.78 1,221 45.22 19 Cty CP TM - DV và XD GCT 2,300 1,035 45.00 597 25.96 668 29.04 2,600 0 0.00 2,600 100.00 0 0.00 20 Cty CP Dược Thú y Cai Lậy 5,000 2,000 40.00 1,531 30.62 1,469 29.38 5,000 0 0.00 2,124 42.48 2,876 57.52 21 Cty CP Đầu tư và Xây dựng TG 20,000 10,200 51.00 7,600 38.00 2,200 11.00 20,000 0 0.00 8,540 42.70 11,460 57.30 B Bán toàn bộ phần vốn nhà nước 26,000 0 0.00 5,967 22.95 20,033 77.05 33,000 0 0.00 7,174 21.74 25,826 78.26 1 Cty CP Xây dựng Giao thông TG 3,000 0 0.00 634 21.13 2,366 78.87 3,000 0 0.00 634 21.13 2,366 78.87 2 Cty CP Cơ khí TG 9,000 0 0.00 2,091 23.23 6,909 76.77 9,000 0 0.00 5,180 57.56 3,820 42.44 3 Cty CP TM SATRA Tiền Giang 14,000 0 0.00 3,242 23.16 10,758 76.84 21,000 0 0.00 1,360 6.48 19,640 93.52 Tổng cộng 181,921 67,369 37.03 52,758 29.00 61,796 33.97 232,295 49,086 21.13 85,312 36.73 97,897 42.14 Vốn điều lệ tại thời điểm 01/01/2007 Nhà nước Người lao động Nhà nướcNgoài Doanh nghiệp Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư ĐVT: Triệu đồng TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ TẠI CÁC DNNN CỔ PHẦN HÓA Ngoài Doanh nghiệp Người lao độngSTT Tên công ty cổ phần Vốn ĐL ban đầu của cty CP PHỤ LỤC 04a Thời Tốc độ Tốc độ điểm tăng tăng CPH năm trước năm bình quân năm trước năm bình quân CPH 2006 hàng năm CPH 2006 hàng năm A Các doanh nghiệp đã CPH năm 2000 209,802 498,800 35.58% 3,422 4,092 5.90% 1 Công ty CP TM-DV Cái Bè 03/2000 76,783 95,000 3.39% 217 514 19.55% 2 Công ty CP Vận tải Ô tô TG 12/2000 4,199 21,800 59.88% 1,065 618 -6.00% 3 Công ty CP Dược phẩm CALAPHARCO 12/2000 91,697 172,000 12.51% 1,518 2,167 6.11% 4 Công ty CP Thương mại Mỹ Tho 12/2000 37,123 210,000 66.53% 622 793 3.93% B Các doanh nghiệp đã CPH từ 2001-2005 1,670,696 1,399,089 3.48% 24,883 27,661 10.41% 5 Công ty CP Thương mại Chợ Gạo 05/2001 101,000 123,000 3.63% 525 580 1.75% 6 Công ty CP TM - DV và XD Gò Công Tây 02/2002 17,354 24,000 7.66% 317 950 39.94% 7 Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy 11/2002 19,361 25,500 6.34% 1,431 1,425 -0.08% 8 Công ty CP Vật tư Nông nghiệp TG 07/2003 105,000 113,000 1.90% 3,147 4,300 9.16% 9 Công ty CP Vật liệu xây dựng TG 09/2003 30,145 21,184 -7.43% 615 600 -0.61% 10 Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TG 12/2003 64,143 98,500 13.39% 4,498 2,500 -11.10% 11 Công ty CP Tư vấn đầu tư Giao thông - Thủy lợi 12/2003 5,108 4,951 -0.77% 952 448 -13.24% 12 Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TG 10/2004 25,925 25,000 -1.19% 629 434 -10.33% 13 Công ty CP Tư vấn Xây dựng TG 11/2004 8,424 8,990 2.24% 565 1,860 76.40% 14 Công ty CP Du lịch Tiền Giang 01/2005 60,212 72,763 10.42% 3,300 4,100 12.12% 15 Công ty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 03/2005 105,656 92,000 -6.46% 229 710 105.02% 16 Công ty CP May Mỹ Tho 10/2005 19,217 15,346 -10.07% -287 520 -140.59% 17 Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh nhà TG 10/2005 29,881 41,810 19.96% 1,845 450 -37.80% 18 Công ty CP Xây dựng Giao thông TG 10/2005 21,423 23,478 4.80% 242 1,100 177.27% 19 Công ty CP In Tiền Giang 10/2005 14,214 21,000 23.87% 754 814 3.98% 20 Công ty CP Xây dựng TG 11/2005 49,029 52,229 3.26% 1,672 3,423 52.36% 21 Công ty CP Rau quả TG 11/2005 130,282 91,228 -14.99% 1,948 1,352 -15.30% 22 Công ty CP Cơ khí TG 11/2005 26,592 45,000 34.61% 644 129 -39.98% 23 Công ty CP Thương mại SATRA Tiền Giang 11/2005 692,730 345,110 -25.09% 771 466 -19.78% 24 Công ty CP Dược phẩm TIPHARCO 12/2005 145,000 155,000 3.45% 1,086 1,500 19.06% Tổng 1,880,498 1,897,889 8.83% 28,305 31,753 9.66% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ STT Tên công ty cổ phần Doanh thu Nộp ngân sách ĐVT: Triệu đồng PHỤ LỤC 04b Thời Tốc độ Tốc độ điểm tăng tăng CPH năm trước năm bình quân năm trước năm bình quân CPH 2006 hàng năm CPH 2006 hàng năm A Các DN đã CPH năm 2000 4,445 10,110 17.24% 514 511 5.77% 1 Công ty CP TM-DV Cái Bè 03/2000 460 1,400 29.19% 60 118 13.81% 2 Công ty CP Vận tải Ô tô TG 12/2000 998 770 -3.26% 219 86 -8.68% 3 Công ty CP DP CALAPHARCO 12/2000 2,578 7,000 24.50% 197 227 2.18% 4 Công ty CP Thương mại Mỹ Tho 12/2000 409 940 18.55% 38 80 15.79% B Các DN đã CPH từ 2001-2005 15,300 34,391 29.05% 4,619 4,343 -2.04% 5 Công ty CP Thương mại Chợ Gạo 05/2001 520 700 5.77% 58 53 -1.44% 6 Công ty CP TM - DV và XD GCT 02/2002 172 200 3.26% 89 69 -4.49% 7 Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy 11/2002 683 1,000 9.28% 198 132 -6.67% 8 Công ty CP Vật tư Nông nghiệp TG 07/2003 2,797 6,000 28.63% 152 124 -4.61% 9 Công ty CP Vật liệu xây dựng TG 09/2003 940 700 -6.38% 65 53 -4.62% 10 Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TG 12/2003 2,235 6,100 43.23% 203 215 1.48% 11 Công ty CP Tư vấn đầu tư GT-TL 12/2003 1,206 672 -11.07% 51 52 0.49% 12 Công ty CP STBTH TG 10/2004 1,413 972 -10.40% 36 36 0.00% 13 Công ty CP Tư vấn Xây dựng TG 11/2004 848 1,810 37.81% 77 75 -0.87% 14 Công ty CP Du lịch Tiền Giang 01/2005 1,215 2,562 55.43% 396 292 -13.13% 15 Công ty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 03/2005 209 350 33.73% 90 64 -14.44% 16 Công ty CP May Mỹ Tho 10/2005 137 870 267.52% 680 620 -4.41% 17 Công ty CP XD và Kinh doanh nhà TG 10/2005 664 900 17.77% 84 80 -2.38% 18 Công ty CP Xây dựng Giao thông TG 10/2005 -5,401 0 -50.00% 180 101 -21.94% 19 Công ty CP In Tiền Giang 10/2005 1,473 2,500 34.86% 130 103 -10.38% 20 Công ty CP Xây dựng TG 11/2005 1,055 775 -13.27% 281 636 63.17% 21 Công ty CP Rau quả TG 11/2005 2,612 3,860 23.89% 1,236 1,066 -6.88% 22 Công ty CP Cơ khí TG 11/2005 355 600 34.51% 140 141 0.36% 23 Công ty CP TM SATRA Tiền Giang 11/2005 1,026 1,820 38.69% 219 161 -13.24% 24 Công ty CP Dược phẩm TIPHARCO 12/2005 1,141 2,000 37.64% 254 270 3.15% Tổng 17,523 39,446 27.08% 5,133 9,197 -0.74% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ STT Tên công ty cổ phần Lợi nhuận trước thuế Số lao động ĐVT: Triệu đồng PHỤ LỤC 04c Thời Tốc độ Tốc độ điểm tăng tăng CPH năm trước năm bình quân năm trước năm bình quân CPH 2006 hàng năm CPH 2006 hàng năm A Các doanh nghiệp đã CPH năm 2000 0.99 1.86 13.76% 685 1,110 50.59% 1 Công ty CP TM-DV Cái Bè 03/2000 0.85 1.50 10.92% 1,280 805 -5.30% 2 Công ty CP Vận tải Ô tô TG 12/2000 0.80 2.25 25.89% 19 253 174.58% 3 Công ty CP DP CALAPHARCO 12/2000 1.24 1.70 5.30% 465 758 8.97% 4 Công ty CP Thương mại Mỹ Tho 12/2000 1.05 2.00 12.93% 977 2,625 24.10% B Các doanh nghiệp đã CPH từ 2001-2005 1.37 1.82 12.80% 529 571 9.54% 5 Công ty CP Thương mại Chợ Gạo 05/2001 1.12 1.53 6.10% 1,741 2,321 5.55% 6 Công ty CP TM - DV và XD GCT 02/2002 0.70 1.30 17.14% 195 348 15.68% 7 Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy 11/2002 0.78 1.50 18.46% 98 193 19.51% 8 Công ty CP Vật tư Nông nghiệp TG 07/2003 1.76 3.70 27.56% 691 911 7.98% 9 Công ty CP Vật liệu xây dựng TG 09/2003 1.02 1.50 11.76% 464 400 -3.45% 10 Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TG 12/2003 1.72 2.00 4.07% 316 458 11.25% 11 Công ty CP Tư vấn đầu tư GTTL 12/2003 3.20 3.20 0.00% 100 95 -1.23% 12 Công ty CP Sách và TBTH TG 10/2004 1.80 1.70 -1.85% 720 694 -1.19% 13 Công ty CP Tư vấn Xây dựng TG 11/2004 2.96 4.50 17.34% 109 120 3.19% 14 Công ty CP Du lịch Tiền Giang 01/2005 1.50 2.40 30.00% 152 249 31.94% 15 Công ty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 03/2005 0.77 1.30 34.42% 1,174 1,438 11.22% 16 Công ty CP May Mỹ Tho 10/2005 0.93 1.00 3.88% 28 25 -6.21% 17 Công ty CP XD và Kinh doanh nhà TG 10/2005 1.60 1.70 3.13% 356 523 23.46% 18 Công ty CP Xây dựng Giao thông TG 10/2005 0.88 1.12 13.78% 119 232 47.66% 19 Công ty CP In Tiền Giang 10/2005 1.50 1.70 6.67% 109 204 43.24% 20 Công ty CP Xây dựng TG 11/2005 0.83 1.40 34.34% 174 82 -26.47% 21 Công ty CP Rau quả TG 11/2005 1.09 1.10 0.46% 105 86 -9.40% 22 Công ty CP Cơ khí TG 11/2005 1.04 1.50 22.12% 190 319 34.01% 23 Công ty CP TM SATRA Tiền Giang 11/2005 0.83 0.94 6.63% 3,163 2,144 -16.12% 24 Công ty CP Dược phẩm TIPHARCO 12/2005 1.30 1.30 0.00% 571 574 0.28% Tổng 1.2 1.8 12.96% 607.1 840.5 16.39% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ STT Tên công ty cổ phần Thu nhập b/q Năng suất lao động( Doanh thu / số lao đông) ĐVT: Triệu đồng PHỤ LỤC 04d STT Tên công ty cổ phần Năm CPH Tổng vốn Lợi nhuận Tỷ suất Tổng vốn Lợi nhuận Tỷ suất LN/vốn LN/vốn A Các DN đã CPH năm 2000 18,843 4,445 23.59% 41,395 10,110 24.42% 1 Công ty CP TM-DV Cái Bè 03/2000 5,399 460 8.52% 7,100 1,400 19.72% 2 Công ty CP Vận tải Ô tô TG 12/2000 6,433 998 15.51% 15,595 770 4.94% 3 Công ty CP DP CALAPHARCO 12/2000 5,434 2,578 47.44% 16,000 7,000 43.75% 4 Công ty CP Thương mại Mỹ Tho 12/2000 1,577 409 25.94% 2,700 940 34.81% B Các DN đã CPH từ 2001-2005 169,465 15,300 9.03% 160,400 34,391 21.44% 5 Công ty CP Thương mại Chợ Gạo 05/2001 2,430 520 21.40% 3,000 700 23.33% 6 Công ty CP TM - DV và XD GCT 02/2002 2,346 172 7.33% 2,600 200 7.69% 7 Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy 11/2002 5,215 683 13.10% 5,000 1,000 20.00% 8 Công ty CP Vật tư Nông nghiệp TG 07/2003 19,434 2,797 14.39% 10,000 6,000 60.00% 9 Công ty CP Vật liệu xây dựng TG 09/2003 4,497 940 20.90% 5,500 700 12.73% 10 Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TG 12/2003 14,624 2,235 15.28% 20,000 6,100 30.50% 11 Công ty CP Tư vấn đầu tư GT-TL 12/2003 2,888 1,206 41.76% 3,300 672 20.36% 12 Công ty CP STBTH TG 10/2004 3,091 1,413 45.71% 3,000 972 32.40% 13 Công ty CP Tư vấn Xây dựng TG 11/2004 2,952 848 28.73% 4,000 1,810 45.25% 14 Công ty CP Du lịch Tiền Giang 01/2005 4,879 1,215 24.90% 7,000 2,562 36.60% 15 Công ty CP Dầu Thực vật Tiền Giang 03/2005 2,575 209 8.12% 5,000 350 7.00% 16 Công ty CP May Mỹ Tho 10/2005 5,860 137 2.34% 7,000 870 12.43% 17 Công ty CP XD và Kinh doanh nhà TG 10/2005 7,690 664 8.63% 7,000 900 12.86% 18 Công ty CP Xây dựng Giao thông TG 10/2005 2,670 -5,401 -202.28% 3,000 0 0.00% 19 Công ty CP In Tiền Giang 10/2005 6,729 1,473 21.89% 8,000 2,500 31.25% 20 Công ty CP Xây dựng TG 11/2005 8,060 1,055 13.09% 9,000 775 8.61% 21 Công ty CP Rau quả TG 11/2005 41,266 2,612 6.33% 20,000 3,860 19.30% 22 Công ty CP Cơ khí TG 11/2005 8,626 355 4.12% 9,000 600 6.67% 23 Công ty CP TM SATRA Tiền Giang 11/2005 6,144 1,026 16.70% 14,000 1,820 13.00% 24 Công ty CP Dược phẩm TIPHARCO 12/2005 17,489 1,141 6.52% 15,000 2,000 13.33% Tổng 188,308 17,523 9.31% 201,795 39,446 19.55% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ Năm trước CPH Năm 2006 ĐVT: Triệu đồng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0566.pdf
Tài liệu liên quan