Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa & nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Diễn Châu: ... Ebook Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa & nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Diễn Châu
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa & nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Ở Việt Nam cũng như ở các nước trên toàn thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNV&N) đang ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế - xã hội. Theo thống kê, các DNV&N chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp hơn 28% GDP và thu hút được một lực lượng lao động đáng kể, tạo nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác những tiềm năng trong dân cư. Mặc dù vậy, các doanh nghiẹp này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giả quyết, mà trong đó một vấn đề nổi trội là nguồn vốn để các DNV&N phát triển. Khi các doanh nghiệp này cần vốn, họ thường huy động từ các nguồn như các cá nhân, doanh nghiệp khác, gia đình, bạn bè và một nguồn rât quan trọng là từ các NHTM. Các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, việc ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn ngày càng tăng cũng cần đòi hỏi nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay để hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển bền vững.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động cho vay ngân hàng đối với các DNV&N cũng như qua khảo sát thực tế về tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu trong thời gian thực tập, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu”.
2. Mục đích của chuyên đề
Đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với DNV&N nhỏ riêng là một yêu cầu mang tính chất tất yếu, khách quan của các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu, tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả thu được thì hoạt động này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu về mặt lý thuyết hiệu quả hoạt động cho vay đối với các DNV&N của các NHTM, đồng thời làm rõ thực trạng của hoạt động này tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp mà tôi cho là khả thi để hoàn thiện chuyên đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu.
Phạm vi: Từ năm 2004 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh…
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNV&N
Khái quát về DNV&N
Khái niệm về DNV&N
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm cũng như tiêu thức khác nhau để xác định DNV&N. Trong đó có 2 tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất là: Tổng số vốn SXKD và số lượng lao động của DN.
Đối với Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định thống nhất tiêu chí, xác định DNV&N là công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/06/1998. Theo đó, DNV&N tạm thời được quy định là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.
Tiêu chí phân loại của công văn 681/CP-KTN được đưa ra với mục tiêu xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các DNV&N ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế của cả nước thì số lượng doanh nghiệp ngày một tăng, có không ít số doanh nghiệp có số vốn vượt quá 5 tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để được xem là doanh nghiệp lớn. Vì vậy, sau một thời gian khảo sát và điều tra các doanh nghiệp, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, có tính tới đến xu hướng phát triển của thời gian tới, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm thực tế các nước, ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/NĐ-CP quy định lại tiêu chí để xác định DNV&N, cụ thể là:
“ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không vượt quá 300 người ”.
Dựa vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể áp dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Những đặc điểm chủ yếu của DNV&N:
DNV&N có quy mô hoạt động SXKD doanh nhỏ bé
Phần lớn các DNV&N đều có quy mô nhỏ bé. Thực chất thì đặc điểm này do chính tiêu chí phân loại DNV&N của Nghị định 90/NĐ-CP quy định, đó là các doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng và lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy thì chính quy mô về nguồn vốn và lao động kéo theo khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản lý hạn chế, thiếu thông tin gây ra nhiều yếu kém trong sản xuất mà trong đó thiếu vốn là đặc điểm nổi bật.
Quản lý, điều hành hoạt động SXKD của DNV&N thấp
Hầu hết các DNV&N được thành lập có nguồn vốn dựa vào nguồn vốn tích lũy cá nhân cộng với tích lũy của gia đình. Do đó, những người điều hành doanh nghiệp hầu hết có thế mạnh về vốn nhiều hơn là có thế mạnh về năng lực quản lý. Còn các DNV&N của nhà nước thì lại có nhiều nhà quản lý yếu kém về trình độ điều hành nên cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường như hiện nay, gây khó khăn trong việc đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, số người của DNV&N có trình độ, được đào tạo còn ít. Khó khăn của các doanh nghiệp này là không thu hút được nhiều các cán bộ kỹ thuật cũng như các nhà quản lý giỏi, những công nhân có tay nghề cao. Từ đó, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay và bảo toàn vốn thấp. Chính điều này sẽ dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng của các doanh nghiệp này bị hạn chế.
Sức cạnh tranh của DNV&N còn thấp
Do các DNV&N là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ còn yếu… do đó không mở rộng được thị trường, ngày càng khó tiêu thụ hàng hóa. Chính điều này sẽ dẫn đến doanh thu thấp và lợi nhuận cũng thấp, cản trở việc sản xuất kinh doanh, dễ có những hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái với quy định của pháp luật.
Môi trường kinh doanh bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DNV&N
Chính những đặc trưng về quy mô nguồn vốn và lực lượng lao động đã phần nào nói lên sự phụ thuộc của các DNV&N vào môi trường kinh doanh. Các tác động từ bên ngoài tới doanh nghiệp cũng đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp này. Trước hết, sự tác động quản lý của nhà nước về hoàn thiện Luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách tín dụng, thương mại, chính sách khoa học công nghệ, lao động và việc làm… có nhiều bất cập. Tác động quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp trong khâu tổ chức còn nhiều bức xúc. Sự thiếu hụt và rối loạn thị trường như: thị trường vốn, thị trường thông tin, thị trường dịch vụ và nạn hàng giả, hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N.
Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế
Đóng góp to lớn vào thu nhập quốc dân, và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Bằng việc khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn lực kinh tế tiềm ẩn trong dân cư ( từ nguồn lực vốn, lao động đến các nguồn lực trí tuệ hay bí quyết ngành nghề truyền thống…), các DNV&N đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mỗi năm các DNV&N đã tạo ra khoảng 28% GDP của cả nước, 32% giá trị sản lượng công nghiệp, 64% tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, các DNV&N còn có vai trò quan trong trong việc giữ gìn và bảo tồn các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong tăng trưởng kinh tế, tạo nên một thế mạnh cho đất nước ta trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới.
Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Có thể thấy rằng, vai trò to lớn nhất của các DNV&N là tạo việc làm cho một số lượng lớn người lao động trong cả nước, giả quyết tình trạng thất nghiệp. Do có sự phân bố rộng khắp và khá đa dạng trong ngành nghề kinh doanh, hơn nữa lại không đòi hỏi trình độ quá cao, nên DNV&N đã và đang thu hút được rất nhiều lao động ở cả thành thị và nông thôn. Đây cũng chính là cơ sở để góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, đồng thời hạn chế các tệ nạn xã hội.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này tiếp nhận khoảng 10 triệu người, chiếm 25- 27% lực lượng lao động cả nước. Ý nghĩa to lớn của các DNV&N trong vấn đề tạo việc làm còn thể hiện ở triển vọng thu hút thêm lao động làm việc trong các DNV&N trong tương lai do hiệu suất đầu tư cho một lao động làm việc tại đây thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để tiếp nhận lực lượng lao động dư thừa từ nông thôn đang không ngừng tăng thêm mỗi năm. Rõ ràng, giả quyết việc làm là một thế mạnh của các DNV&N, và là nguyên nhân để chúng ta phải quan tâm đặc biệt tới lạo hình doanh nghiệp này.
Thu hút được các nguồn vốn trong dân cư
Hiện nay tiềm lực tài chính trong dân cư còn khá lớn, tuy nhiên lại không tập trung mà chỉ rải rác với tính chất nhỏ bé, dễ phân tán. Do đặc trưng quy mô nhỏ, linh hoạt, phân tán ở mọi nơi nên các DNV&N sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn này. Mặc dù mỗi nguồn vốn thường có quy mô nhỏ nhưng do nguồn tiền nhàn rỗi được nhiều người nắm giữ nên nguồn vốn của các DNV&N thu hút được cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy, DNV&N sẽ giúp nền kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong dân cư, hạn chế nguồn tiền nhàn rỗi không sinh lợi cho nền kinh tế.
Góp phần tạo sự năng động, hiệu quả cho nền kinh tế trong cơ chế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH
Với ưu thế về tính linh hoạt và lượng vốn yêu cầu tương đối nhỏ, các DNV&N có khả năng nhanh chóng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ… cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Vì vậy, các DNV&N làm cho nền kinh tế năng động hơn. Thực tế cho thấy, tốc độ gia tăng của các DNV&N lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn và sự gia tăng này đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều nguồn lực tiềm tàng trong xã hội và trong các tầng lớp dân cư. Nói cách khác, các DNV&N đã giúp nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNV&N đã và đang tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu của nền kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ dựa trên nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế sản xuất lớn mà chủ yếu là trên lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNV&N
Các phương thức cho vay của NHTM đối với DNV&N
Phân loại theo thời gian
Cách phân chia này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến mục đích sử dụng, tính an toàn và tính sinh lợi của ngân hàng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Thông thường phân loại cho vay theo thời gian thành 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp. Đối với hoạt động tín dụng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, và đây cũng là loại tín dụng có ít rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có biến động xảy ra thì ngân hàng vẫn có thể dự tính được.
- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm, chủ yếu là được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất… Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.
- Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất mới… Loại tín dụng này có mức độ ruuir ro lớn vì trong thời gian dài có nhiều biến động xảy ra và khó lường trước được.
Phân loại theo cách thức cho vay
Nghiệp vụ cho vay có thể thực hiện theo các phương thức sau:
- Cho vay thấu chi: Ngân hàng cho phép khách hàng được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của các NHTM đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, mỗi lần khách hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ ( khế ước nhận nợ) khác nhau.
- Cho vay hạn mức tín dụng: Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng cả kỳ hoặc cuối kỳ. Trường hợp hạn mức trong cả kỳ thì khách hàng có thể vay trả nhiều lần nhưng dư nợ không vượt quá mức tín dụng. Đối với hạn mức tín dụng cuối kỳ thì trong kỳ dư nợ tín dụng có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nhưng đến thời điểm cuối kỳ khách hàng bắt buộc phải trả hết nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức tín dụng.
- Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa. DN khi mua hàng vê có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi DN bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải lam đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ.
Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ( phân loại theo tài sản đảm bảo)
Tài sản đảm bảo các khoản cho vay cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất ( từ quá trình sản xuất kinh doanh) không hoàn trả hay không hoàn trả đủ. Theo cách phân chia này thì cho vay được phân làm 2 loại:
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng không có hoặc chưa có uy tín cao đối với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản bảo đảm hình thức cho vay này vẫn có độ rủi ro vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ 3. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của khách hàng. Hình thức này áp dụng với những khách hàng có uy tín lớn và có khả năng trả nợ cao. Do đó, mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đay là loại cho vay ít rủi ro cho ngân hàng.
Phân loại theo đồng tiền cho vay
- Cho vay bằng đồng bản tệ: là loại cho vay mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng tiền của nước mình. Nước ta quy định cho vay để thanh toán trong nước thì chỉ được bằng VND.
- Cho vay bằng ngoại tệ: là loại cho vay mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Nước ta quy định cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho nhập khẩu.
Phân loại theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi theo định kỳ.
- Cho vay kỳ hạn: là loại cho vay được thanh toán 1 lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả bất cứ khi nào có thu nhập.
Vai trò của vốn vay NHTM đối với DNV&N
Có thể nói, nguồn vốn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với các DNV&N mà đối với mọi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Các NHTM là một tổ chức tài chính trung gian với khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn nhỏ lẻ khác nhau thành một nguồn vốn tập trung, do đó các ngân hàng luôn có đủ khả năng cung cấp các nguồn tài trở cho doanh nghiệp. Trong các hình thức tài trở cho doanh nghiệp thì hoạt động cho vay ngân hàng với những ưu điểm của mình vẫn là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp quan trọng nhất. Vấn đề đặt ra không phải là khả năng cho vay của các NHTM mà chính là khả năng tiếp cận nguồn vốn này của các DNV&N:
- Thứ nhất: Vốn vay NHTM là một kênh cung cấp vốn quan trọng đối với DNV&N
Có thể thấy rằng, trong các nguồn huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N thì nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất do những ưu điểm của nó. Phần lớn DNV&N là thiếu vốn, trình độ sản xuất công nghệ thường yếu kém… nên nhu cầu đối với nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất theo chiều sâu hay mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh càng bức thiết. Muốn đầu tư vào chiều sâu doanh nghiệp dựa trên nguồn tích lũy nội bộ thì thường cần một thời gian lâu dài, trong khi đây là những yêu cầu bức thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như: mua mới trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, tăng số lượng lao động… là rất lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Và nhu cầu này có thể được thỏa mãn bằng cách sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
- Thứ hai: Vốn vay NHTM làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của các DNV&N
Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh mang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với các DNV&N thì ngoài việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng mức thì nó còn phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các công ty lớn, các tổng công ty hay các tập đoàn trong và ngoài nước. Vì vậy, bài toán về khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường luôn là vấn đề bức thiết đối với các DNV&N. Doanh nghiệp phải cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa, công nghệ… Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo ưu thế về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
Bên cạnh đó, DNV&N tại Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ một số lượng không nhỏ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái… Các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có giá cả thấp hơn khá nhiều so với hàng trong nước cũng như hàng hóa nhập qua hải quan cho nên nó tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt về mặt giá cả đối với các doanh nghiệp. Chính những lý do này đòi hỏi các DNV&N phải luôn khẳng định chỗ đứng của mình thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu… Với nguồn vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng một cách linh hoạt để thực hiện các dự án đầu tư vào máy móc công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân… để từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá thành sẩn phẩm, tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hàng hóa được thị trường, người tiêu dùng chấp nhận tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng và khẳng định uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Uy tín của doanh nghiệp cón thể hiện thông qua mối quan hệ với ngân hàng. Các NHTM thường muốn có các khách hàng trung thành, và ngược lại các doanh nghiệp cũng muốn là khách hàng lâu dài, thường xuyên của ngân hàng. Điều này không những giúp doanh nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi khi vay vốn cũng như sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng mà còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các khách hàng làm ăn của doanh nghiệp đó. Uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút nếu như không hoàn trả, hoàn trả không đầy đủ, trả chậm các khoản vay vốn. Có thể nói uy tín của doanh nghiệp gắn liền với quan hệ này.
- Thứ ba: Vốn vay NHTM giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Cho vay ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn là điều kiện để các doanh nghiệp tìm cho mình các biện pháp để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Một nguyên tắc có tính chất cơ bản của việc cho vay ngân hàng đó là nguyên tắc hoàn trẩ đầy đủ cả gốc và lãi vốn vay trong thời gian thỏa thuận. Xuất phát từ đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán để làm ăn có lãi, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ và tích lũy nguồn vốn. Mỗi đồng vốn vay mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng đều chứa đựng những chí phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sử dụng. Điều này buộc doanh nghiệp phải sử dụng đồng vốn hiệu quả, tiết kiệm, quản lý chặt chẽ hơn nữa.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ tiến độ mà mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có phương án làm ăn hiệu quả nên ngay từ khâu thẩm định, các doanh nghiệp phải chứng tỏ phương án sử dụng nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cũng như vậy, trong quá trình sử dụng vốn vay, các doanh nghiệp luôn phải bảo đảm nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, thể hiện một phần thông qua các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tất cả điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, quản lý, sử dụng nguồn vốn chặt chẽ và làm ăn có hiệu quả hơn.
Hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối với DNV&N
Quan điểm về hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNV&N
Hiệu quả hoạt động cho vay các DNV&N của các NHTM gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Đây có thể xem là một quan điểm có tính chất định hướng cho toàn bộ hoạt động cho vay bởi vì mục tiêu của hoạt động này là thu được đủ vốn cả gốc và lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả là nền tảng đảm bảo cho nguồn trả nợ cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sẽ không có khả năng tài chính để bảo đảm là sẽ trả nợ được cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, do đó mục tiêu của các NHTM khi cho các DNV&N vay vốn là không những thu hồi vốn gốc mà còn phải đảm bảo thu cả lãi để có nguồn lợi nhuận. Vì vậy, hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng phải gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiệu quả của nó còn được thể hiện ở việc tạo ra sức hút trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Khi các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tín dụng đối với ngân hàng thì liệu họ có trở lại với ngân hàng đó tiếp hay không. Điều đó thể hiện trong các chính sách thu hút như chính sách về lãi suất, hạn mức tín dụng… cho các DNV&N. Khi đó, hiệu quả được đánh giá ở đây là mức độ trung thành của các khách hàng cũ cũng như sức hút đối với các khách hàng mới.
Như vậy, hiệu quả hoạt động cho vay đối với các DNV&N được các NHTM định hướng trên hai góc độ là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ thu hút của hoạt động này đối với các doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay đối với DNV&N
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên nó cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro nhất. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và phát triển bền vững thì việc kiểm tra giám sát và đánh giá các hoạt động cho vay là cần thiết. Hiệu quả cho vay có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Doanh số cho vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế, là chỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, cho thấy được khả năng hoạt động cho vay qua các thời kỳ. Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động tín dụng của NHTM.
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động tín dụng yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng kém, không sử dụng được nguồn lực sẵn có… Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng tốt bởi vì ngân hàng cho vay vượt mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay.
Thực tế, chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh uy tín của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần tín dụng của ngân hàng sẽ cho ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Đối với chỉ tiêu này, ngân hàng thường xem xét thông qua công thức:
Tỷ trọng thu nhập Thu nhập từ hoạt động tín dụng
═
hoạt động tín dụng Tổng thu nhập
Hoạt động cho vay tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, hiệu quả hoạt động cho vay chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại. Chính vì thế, ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng còn phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay.
Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động, nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.
Chỉ tiêu này được biểu thị bằng công thức:
Hiệu suất Tổng dư nợ
sử dụng vốn ═
Tổng vốn huy động
Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thương vào khoảng trên dưới 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo. Tuy vậy, để xác định một tỷ lệ như thế nào là phù hợp còn phụ thuộc vào kết cấu của nguồn vốn huy động, lĩnh vực ngân hàng tập trung tài trợ và nhiều nhân tố khác.
Thời hạn hoàn vốn và vòng quay vốn vay
- Thời hạn hoàn vốn: là khoảng thời gian được tính từ lúc cho vay đến khi ngân hàng thu hết nợ. Việc xác định chính xác thời hạn cho vay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo các nguyên tắc cho vay. Nếu thời hạn hoàn vốn lớn hơn tốc độ luân chuyển vốn thì nười sử dụng vốn vay sẽ sử dụng vốn vay để thực hiện mục đích khác, gây khó khăn trong việc thu nợ của ngân hàng, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay ngắn thì sẽ tạo áp lực về thời gian đối với khách hàng dẫn đến khách hàng khó trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Do đó, ngân hàng phải xác đinh chính xác thời gian cho vay hợp lý, tọa điều kiện thuận lợi cho khách hàng và chính ban thân ngân hàng.
- Vòng quay vốn vay: Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức, quản lý vốn vay và hiệu quả cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vòng quay vốn Doanh số thu nợ trong kỳ
═
tín dụng Dư nợ bình quân
Hệ số này phản ánh số vồn chu chuyển của vốn vay, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Vòng quay của vốn càng cao chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đồng thời, hệ số này càng tăng phản ánh tình hnh quản lý vốn vay càng tốt, hiệu quả cho vay càng cao. Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt và hiệu quả cho vay của ngân hàng. Một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng là dư nợ bình quân. Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh chất lượng của khoản vay đó là cao bởi thực tế nó thể hiện khả năng cho vay kém của ngân hàng. Đồng thời, nếu tốc độ vòng quay quá nhanh cũng thể hiện cơ cấu cho vay chưa hợp lý.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ Nợ quá hạn
═
quá hạn Tổng dư nợ
- Đây là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thòi điểm nhất định, thương là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng không hoàn trả khoản vay đúng thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay của một NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện hoạt động cho vay tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là mức độ rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của hoạt động cho vay của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn thành hai loại, đó là:
- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi
- Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó có bao phần trăm là nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm là nợ không có khả năng thu hồi, khi đó ta mới có thể đánh giá chính xác được hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNV&N
Các nhân tố thuộc về phía NHTM
- Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường, các DNV&N cũng như các NHTM muốn tồn tại và kinh doanh có lãi phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, khai thác tốt nhất năng lực hiện có của đơn vị và đồng thời cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng những biến đổi trong môi trường kinh doanh của mình. Chính vì vậy, công tác lập chiến lược kinh doanh hiện được các ngân hàng hết sức coi trọng và nó ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động cho vay.
- Thứ hai: Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Một ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có những chính sách tín dụng riêng của mình để nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụng của ngân hàng.Chính sách này bao gồm các quy định của ngân hàng như: quy định mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các hình thức cho vay, hướng dẫn giải quyết các khoản nợ có vấn đề… Có thể nói chính sách tín dụng là “ người dẫn đường” cho các cán bộ tín dụng thực hiện cho vay theo đúng yêu cầu và chiến lược của ngân hàng. Như vậy, việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý, mang tính linh hoạt cao để hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.
- Thứ ba: Chất lượng của công tác thẩm định dự án
Thẩm định dự án giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án, trên cơ sở đó sẽ ra quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để cấp vốn cho vay hay không. Cũng thong qua công tác thẩm định, ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có của mình có thể tư vấn, giúp đỡ các chủ đầu tư sửa chữa những điểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn và đồng thời cũng giúp cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng của mình.
Thẩm định là._. công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp. Do đó công việc này là cơ sở quyết định có cấp vốn cho vay hay không nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động cho vay. Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao, tức là cán bộ tín dụng không xác định thực chất dự án có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy, công tác thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định có trình độ cao và sự kết hợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.
- Thứ tư: Trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng
Yếu tố mang ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm hiệu quả hoạt động cho vay lại chính là nguồn nhân lực của ngân hàng vì suy cho đến cùng các quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một ngân hàng với đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra những chính sách họp lý và phương hướng phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp cho ngân hàng có được các khoản cho vay với chất lượng cao. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn của ngân hàng trên thị trường.
- Thứ năm: Thông tin tín dụng
Đây là một yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý nói cung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc cấp vốn cho vay hoặc biện pháp cần thiết liên quan đến việc theo dõi, quản lý thu hồi nợ. Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Nhưng muốn có thông tin nhanh, chính xác và toàn diện thì phải có bộ phận tổng hợp và xử lý thông tin, loại trừ những thông tin nhiễu. Chất lượng của thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến khoản cho vay nên chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng cao.
Trong nhiều trường hợp, do điều tra không tốt nên thông tin sai lệch hoặ không đầy đủ đã đi các quyết định cho vay sai lầm, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Ở nước ta hiện nay chưa có các hãng kinh doanh thông tin tín dụng. Trung tâm thông tin của ngân hàng nhà nước hoạt động không mấy hiệu quả nên việc hỗ trở cho các NHTM còn kém. Hiện tượng một khách hàng đi vay nhiều ngân hàng với nhiều dự án khác nhau là khá phổ biến, nhưng các ngân hàng do không có thông tin đầy đủ nên sau khi sự việc vỡ lở hay khách hàng mất khả năng thanh toán mới nhận ra.
- Thứ sáu: Mở rộng tín dụng vượt khả năng kiểm soát của ngân hàng
Hoạt động của NHTM với mục đích lợi nhuận, nhưng lợi nhuận lại đồng nghĩa với rủi ro. Có ngân hàng khi đi tìm lợi nhuận đã bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu sự an toàn. Trong điều hành, nhiều ngân hàng đã thực hiện cơ chế khoán doanh thu, đây là vấn đề chứa đựng nhiều yếu tố mất an toàn, một động lực là đảy cán bộ ngân hàng vào tình thế “ bằng mọi giá để cho vay”.
Bên cạnh đó, việc mở rộng tín dụng một cách thái quá, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn đã dẫn đến tình trạng dư nợ cao, vượt quá khả năng quản lý của cán bộ ngân hàng. Việc kiểm tra, theo dõi sự vận động của vốn vay không thường xuyên, không nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay.
Các nhân tố từ phía khách hàng
- Thứ nhất: Vốn tự có
Đây là nhân tố quan trọng nhằm bù đắp những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N. Một DNV&N có vốn tự có quá bé sẽ ít có khả năng chống chọi với những biến động lớn của thị trường. Vốn đi vay chỉ là để bổ sung, hỗ trở cho vốn tự có để doanh nghiệp không bị bế tăc vì thiếu vốn. Nếu vốn đi vay nhiều, tiền lãi vay lớn, chi phí cao là một nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Thứ hai: Năng lực sản xuất của DN
Năng lực sản xuất của DNV&N biểu hiện giá trị công cụ lao động, chủ yếu là tài sản cố định, biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất… Cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng giá thành lớn hơn giá bán là không tốt. Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất cho thấy tính cấp thiết và quy mô của đầu tư mới.
- Thứ 3: Năng lực tài chính của DN
Năng lực tài chính của các DNV&N thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn thì càng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Thứ tư: Năng lực thị trường của DN
Năng lực thị trường của doanh nghiệp biểu hiện ở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không; vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ra sao hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bạn hàng, đối tác. Năng lực thị trường còn được lượng hóa qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm. Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thị trường của doanh nghiệp càng nhỏ là một nhân tố đảm bảo cho doanh nghiệp đó có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.
- Thứ năm: Năng lực quản lý của DN.
Năng lực quản lý thể hiện ở tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với các quy định của pháp luật. Hệ thống tài chính kế toán thống kê giúp cho doanh nghiệp và ngân hàng thông qua việc cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân tố từ môi trường bên ngoài
- Thứ nhất: Nhân tố kinh tế - xã hội:
Hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường kinh tế- xã hội. Một ngân hàng dù có cố gắng đến mấy trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng nếu môi trường kinh tế- xã hội không ổn định thì cũng khó mà thành công. Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là hoạt động thường xuyên của mỗi NHTM. Bất kỳ một sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ảnh hưởng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, là chủ thể trung gian trong nền kinh tế hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi nền kinh tế có biến động đặc biệt là hoạt động tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, lạm phát ở mức vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao và ngược lại. Ngoài ra, chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động không nhỏ, trong thời kỳ suy thoái, lạm phát kéo dài khi đó hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vay giảm. Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn vay tăng, rủi ro tín dụng giảm.
Hơn nữa, bên cạnh môi trường kinh tế là môi trường xã hội, do quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin – đó là lòng tin được thiết lập giữa ngân hàng và khách hàng. Một môi trường xã hội ổn định và phát triển với những khách hàng có phẩm chất đạo đức, có trình độ dân trí cao, có hiểu biết về các hoạt động của ngân hàng, những khách hàng đó sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, do vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
Như vậy, một môi trường chính trị - xã hội ổn định và phát triến sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, kinh tế đất nước sẽ phát triển và do vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được đảm bảo và nâng cao.
- Thứ hai: Môi trường pháp lý:
Các Ngân hàng hoạt động không chỉ chịu sự giám sát của pháp luật mà còn chịu sự giám sát, điều hành của luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng. Do đó, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn, gây bất lợi cho ngân hàng. Ngược lại, nếu pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đè khiếu nại khi có tranh chấp xẩy ra. Bởi thế, chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và đồng thời có một môi trường pháp lý đồng bộ thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và khi đó hiệu quả của họat động cho vay mới được đảm bảo.
- Thứ ba: Môi trường tự nhiên:
Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Những biến động bất khả kháng xẩy ra trong môi trương tự nhiên như thiên tai, động đất, hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn… đều làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong các ngành nông, lâm, nghư nghiệp – là những ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh chụi ảnh hưởng rất lớn từ môi trường khí hậu tự nhiên. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi, thì các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa, tức là nó gián tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay của các NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu
2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT về việc tổ chức lại bộ máy Ngân hàng nhà nước Việt Nam, theo đó, mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, và các ngân hàng kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Theo nghị định 53/HĐBT, Ngân hàng phát triển nông nghiệp được hình thành trên cơ sở tiếp nhận số cán bộ nòng cốt từ vụ tín dụng nông nghiệp NHNN, các chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp huyện, phòng tín dụng nông nghiệp các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố. Sau nghị định 53/HĐBT ngân hàng nhà nước huyện Diễn Châu được bàn giao về ngân hàng phát triển nông nghiệp .
Theo quyết định số 403/ NH- QĐ ngày 24/9/1988, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Nghệ Tĩnh đã chính thức hoạt động kể từ ngày 01/10/1988 có trụ sở chính ở Thành phố Vinh và 25 chi nhánh trực thuộc trong đó có chi nhánh NHNNo & PTNT huyện Diễn Châu. Ngày 10/9/1991 theo quyết định số 168/NH–QĐ tách Ngân hàng nông nghiệp Nghệ Tĩnh thành hai chi nhánh: Ngân hàng nông nghiệp Nghệ An và Ngân hàng nông nghiệp Nghệ Tĩnh. Sau khi tách, Ngân hàng nông nghiệp Nghệ An còn 17 đơn vị chi nhánh trực thuộc và các chi nhánh được sắp xếp lại mô hình theo quyết định số 02/NHQĐ, ngày 08/01/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và hoạt động theo quy chế số 951/NHNNo – QĐ về “Quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam”. Hiện nay theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 24/12/2004 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNNo & PTNT Việt Nam của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNNo & PTNT Việt Nam: Ngân hàng NNo & PTNT huyện Diễn Châu là chi nhánh cấp 2 của NHNNo & PTNT Việt Nam, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng NNo & PTNT tỉnh Nghệ An ( chi nhánh cấp 1 ), có con dấu , có nhiệm vụ thực hiện một phần các nhiệm vụ của chi nhánh cấp 1 và theo uỷ quyền của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam.
Từ đó đến nay, chi nhánh NHNo&PTNT Diễn Châu ngày càng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Ngân hàng có trụ sở chính tại Trung tâm thị trấn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Hiện nay, ngân hàng đã thành lập 3 chi nhánh cấp 3, đó là:
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Yên Lý: trụ sở ở xã Diễn Yên, địa bàn hoạt động là 9 xã phía bắc huyện.
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Bến Kiềng: trụ sở ở xã Diễn Lộc, địa bàn hoạt động là 6 xã phía nam huyện.
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Diễn Đồng: trụ sở ở xã Diễn Đồng, địa bàn hoạt động là 9 xã nằm hai bên đường tỉnh lộ 38 của huyện.
Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Diễn Châu đã và đang ngày càng phát triển hoà chung vào sự phát triển của toàn ngành và của đất nước, phát huy được vai trò to lớn của mình đối với kinh tế địa phương, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng trưởng kinh tế huyện Diễn Châu, xứng đáng là đơn vị được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành.
2.1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh cấp 2: NHNNo & PTNT huyện Diễn Châu gồm:
Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diễn Châu có 61 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của đơn vị này được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:
S¬ ®å c¬ cÊu tæ chøc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n HuyÖn DiÔn Ch©u
Gi¸m ®èc
Phã
Gi¸m ®èc Trëng phßng Phßng Hµnh
KÕ to¸n chÝnh
Nh©n sù
KÕ to¸n Ng©n Tæ kiÓm tra
quü néi bé
Phßng tÝn Phßng
dông Giao dÞch
Chi nh¸nh Chi nh¸nh Chi nh¸nh
NHN0 NHN0 NHN0
DiÔn §ång Yªn Lý BÕn KiÒng
Cơ cấu cụ thể của chi nhánh này bao gồm:
Giám đốc: 1 người.
Phó giám đốc: 1 người.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán – Ngân quỹ
- Phòng hành chính nhân sự
Chi nhánh cấp 3; có 3 chi nhánh mở ở 3 vùng kinh tế của huyện:
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Yên Lý: trụ sở ở xã Diễn Yên, địa bàn hoạt động là 9 xã phía bắc huyện.
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Bến Kiềng: trụ sở ở xã Diễn Lộc, địa bàn hoạt động là 6 xã phía nam huyện.
- Chi nhánh NHNNo & PTNT cấp 3 Diễn Đồng: trụ sở ở xã Diễn Đồng, địa bàn hoạt động là 9 xã nằm hai bên đường tỉnh lộ 38 của huyện.
2.1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh NHNNo cấp 3:
a. Giám đốc: 1 người
b. Phó giám đốc: 1 người( Kiêm tổ trưởng tổ tín dụng)
c. Các tổ chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Tổ tín dụng
- Tổ kế toán – ngân quỹ
2.1.2.2. - Chức năng, nhiệm vụ: (thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh NHNNo cấp 2 quy định tại quyết định số 454/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 24/12/2004 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNNo & PTNT Việt nam của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNNo & PTNT Việt nam)
2.1.2.2.1.- Nhiệm vụ của chi nhánh cấp 2: NHNNo & PTNT huyện Diễn châu:
1. Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam
- Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam
2. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
3. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam
4. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và NHNNo & PTNT Việt Nam cho phép.
5. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình chi nhánh cấp trên quyết định.
6. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi Tổng giám đốc NHNNo & PTNT Việt Nam cho phép .
7. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNNo & PTNT Việt Nam.
8. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ và chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
9. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của chi nhánh cấp trên và kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương.
10. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh cấp trên.
11. Thực hiện công tác thông tin, truyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá của NHNNo & PTNT Việt Nam.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
2.1.2.2. Biên chế của chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu.
* Năm 2004 biên chế cuả chi nhánh là 61 CBCNV bao gồm:
- Ban giám đốc: 2 người ( 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc)
- Trưởng phòng nghiệp vụ chi nhánh cấp 2: 3 người
- Phó phòng nghiệp vụ: 1 người (Phó phòng kế toán-ngân quỹ)
- Giám đốc chi nhánh cấp 3: 3 ngưới
- Tổ trưởng tổ tín dụng chi nhánh NH cấp 3( kiêm cán bộ tín dụng): 3 người
- Tổ trưởng tổ kế toán – ngân quỹ chi nhánh NH cấp 3 : 3 người
- Cán bộ kiểm tra nội bộ: 1 người
- Cán bộ tín dụng: 25 người (Trong đó: có 3 tổ trưởng tổ tín dụng kiêm cán bộ tín dụng)
- Cán bộ kế toán: 9 người
- Cán bộ ngân quỹ: 9 người
- Cán bộ hành chính: 4 người
* Về trình độ:
- Trên đại học : 0
- Đại học: 15 người, chiếm 24,59%
- Trung cấp: 44 người, chiếm 72,13%
- Sơ cấp: 2 người, chiếm 3,28%
* Giới tính:
- Nam: 13 người, chiếm 22% biên chế của cơ quan
- Nữ: 48 người, chiếm 78% biên chế của cơ quan
* Trình độ chính trị:
Tổng số Đảng viên: 31 đảng viên, chiếm 50% biên chế của cơ quan.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Hoạt động của ngân hàng chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn, thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế, thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Diễn Châu được phản ánh ở kết quả nguồn vốn, dư nợ cho vay, kết quả kinh doanh 3 năm gần đây như sau:
Bảng 1: Kết quả nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận của ngân hàng NHNNo & PTNT huyện Diễn Châu.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm 2005 so với 2004
Năm
2006
Năm 2006 so với 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chênh lệch
Tỷ lệ
Nguồn vốn KD
107 901
151 390
43 489
40,3%
200 154
48 764
32,2%
Tổng dư nợ
102 956
134 088
31 132
30,2%
173 297
39 209
29,2%
Lợi nhuận
3 646
3 998
352
9,6%
5 624
1626
40,67%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNo&PTNT huyện Diễn Châu
a. Nguồn vốn kinh doanh :
Để tài trợ cho danh mục tài sản, nguồn vốn kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Diễn châu bao gồm: nguồn tiền gửi, nguồn đi vay, và nguồn khác.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2005 so với 2004
Năm 2006
Năm 2006 so với 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chênh lệch
Tỷ lệ
+ Vốn huy động
91 651
110 039
18 388
20,1%
133 107
23 068
21%
Nguồn tiền gửi
77 396
108 426
31 030
40,1%
130 697
22 271
20,5%
Phát hành GTCG
14 255
1613
- 12 642
-88,7%
2 410
797
49,4%
+ Vốn đi vay
2 250
26 451
24 201
10,7 lần
52 847
26 396
99,9%
+ Vốn uỷ thác
14 000
14 900
900
6,4%
14 200
- 700
- 4,7%
Tổng NVKD
107 901
151 390
43 489
40,3%
200 154
48 764
32,2%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu
Vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản cố định dưới dạng trụ sở làm việc nhà cửa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp huyện Diễn Châu. Nhưng vốn và các quỹ, lợi nhuận được quản lý tập trung tại NHNNo & PTNT Việt Nam
Nguồn tiền gửi
Đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn tiền gửi huy động đạt 130 697 triệu đồng tăng so với năm 2005: 22 271 triệu đồng, tốc độ tăng 20,54%
Các hình thức huy động vốn tiền gửi:
- Huy động tiền gửi thanh toán
- Huy động tiết kiệm từ dân cư
Phát hành giấy tờ có giá
Đến ngày 31/12/2006 nguồn vốn huy động bằng phát hành giấy tờ có giá đật 2 410 triệu đồng tăng 797 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 49,41%.
Vốn đi vay: 52 847 tăng so với năm 2005: 26 396 triệu đồng tăng so năm 2005 là 99,97%. Khi vốn huy động không đủ để cân đối cho vay tăng dư nợ, Ngân hàng NNo huyện Diễn Châu phải vay của Ngân hàng NNo cấp trên dưới hình thức điều hoà vốn nội bộ và phải trả phí cao hơn lãi suất vốn huy động .
Vốn uỷ thác
Ngân hàng NNo huyện Diễn Châu được NHNNo cấp trên phân vốn uỷ thác của các tổ chức nước ngoài như sau:
- Dự án tài chính nông thôn của Ngân hàng thế giối ( WB ): 4,5 tỷ đồng
- Dự án cho vay xoá đối giảm nghèo của NH tái thiết Đức (KFW ) 5 tỷ đồng
- Dự án tổ tín dụng – tiết kiêm ( KFW ): 0,3 tỷ đồng
- Dự án AFD2: 3,3 tỷ đồng
- Dự án tín dụng nông thôn của NH phát triển Châu á (ADB ): 1,1 tỷ đồng
b. Kết quả hoạt động cho vay năm 2005/2006
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 173 297 triệu đồng tăng 39 209 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 29,24 % .
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm
2005
Năm 2005 so 2004
Năm
2006
Năm 2006 so 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chênh lệch
Tỷ lệ
Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian
102 957
134 088
31 131
30,2%
173 297
39 209
29,2%
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn
55 309
74 159
18 850
34,1%
95 467
21 308
28,7%
+ Dư nợ cho vay trung hạn
47 648
59 929
12 281
25,8%
77 830
17 901
29,8%
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
102 957
134 088
31 131
30,2%
173 297
39 209
29,2%
+ Dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh
0
8 350
8 350
18 500
10 150
121,6%
+ Dư nợ cho vay hộ GĐ
102 957
125 738
22 781
22,1%
154 797
29 059
23,1%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu
Doanh số cho vay năm 2006: 173 297 tr.đ tăng 39 209 tr.đ so với năm 2005
Trong đó: + Cho vay ngắn hạn: 95 467 tr.đ tăng 21 308 tr.đ so với năm 2005
+ Cho vay trung hạn: 77 830 tr.đ tăng 17 901 tr.đ so với năm 2005
Chất lượng tín dụng
Tổng nợ quá hạn 166 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.096 so với năm 2005 giảm 54 triệu đồng
Trong đó : + Nợ quá hạn ngắn hạn: 39 tr.đ giảm 26tr.đ so với năm 2005
+ Nợ quá hạn trung hạn 114 tr.đ giảm 33 tr.đ so với năm 2005
+ Nợ quá hạn vón dự án uỷ thác: 13 tr.đ tăng 4 tr..đ so vối năm 2005
Một số chỉ tiêu khác :
+ Số hộ dư nợ : 19 946 hộ chiếm 41,17% số hộ toàn huyện (không bao gồm hộ nghèo)
+Dư nợ bình quân /CBCNV: 2 841 tr.đ tăng so với năm 2005 là 607 tr.đ
+ Dư nợ bình quân /CBTD: 6665 tr.đ tăng so với năm 2005 là 1 302 tr.đ
Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngoài các nhiệm của ngân hàng, ngân hàng NNo & PTNT huyện Diễn Châu được sự giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để NH truyên truyền đến 100 % các thôn xóm trong huyện về các nội dung : nguyên tắc, điều kiện thủ tục vay vốn; nghĩa vụ , quyền lợi cuả ngân hàng cho vay và người vay, đôn đốc giúp ngân hàng khi có dấu hiệu vi phạm hợp đồng vay vốn, được cơ quan pháp luật tiến hành xử lý nợ khó đòi cho vay từ những năm trước tạo được kỷ cương nên tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới mức cho phép . tuy nhiên địa bàn có sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng thương mại và các quĩ tín dụng trên các địa bàn đan xen, Vì vậy, mặc dù có mạng lưới rộng khắp nhưng hiện tại số hộ nông dân có dư nợ tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Diễn châu mới chiếm 41,17% số hộ toàn huyện
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm , NHNNo & PTNT huyện Diễn Châu là chi nhánh Ngân hàng cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHNNo & PTNT tỉnh Nghệ An là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy định 946 A của NHNNo & PTNT Việt Nam cho nên kết quả kinh doanh năm 2006 thể hiện một cách gián tiếp một số khoản thu, khoản chi không thể hiện trên báo cáo tài chính của đơn vị mà do NHNNo tỉnh chi hộ hoặc thu hộ và NHNNo huyện thực hiện quyết toán với tỉnh theo định kỳ kế hoạch để xác định quỹ thu nhập được hưởng trên cơ sở tính toán theo quy định thống nhất toán ngành trên đơn giá tiền lương được thông báo. Là đơn vị trực thuộc nên tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diễn Châu là đơn vị nhận khoán không xác định lợi nhuận vào cuối năm tài chính mà xác định chênh lệch thu chi và tính toán tổng quỹ thu nhập được chi lương theo công thức: Quỹ thu nhập = (Tổng thu nhập – tổng chi phí chưa có chi chi lương )* Đơn giá tiền lương ( áp dụng theo đơn giá trừ lùi theo quy định của bộ tài chính )
Bảng 4: Thu nhập và chi phí
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm
2005
Năm 2005 so 2004
Năm
2006
Năm 2006 so 2005
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chênh lệch
Tỷ lệ
Tổng Thu nhâp
12 316
15 868
3 552
28,8%
22 515
6 647
41,9%
Thu nhập từ hoạt động tín dụng
11 517
12 258
741
6,4%
21 250
8 992
73,4%
+ Thu lãi tiền gửi
0
0
0
0
0
0
0
+ Thu lãi cho vay
11 517
12 258
741
6,4%
21 250
8 992
73,4%
Thu Nhập phí từ hoạt động dịch vụ
179
256
77
43%
388
132
51,6%
Thu DV thanh toán
179
256
77
43%
388
132
51,6%
Thu nhập khác
620
354
-266
-42,9%
877
523
1,5lần
+ Thu bất thường
595
247
-348
-58,5%
760
513
2,1lần
+ Thu khác
25
107
82
3,28lần
117
10
9,3%
Tổng Chi phí
8 670
11 870
3 200
36,9%
16 891
5021
42,3%
Chi phí HĐTD
5 028
7 640
2 612
52%
11 490
3 850
50,4%
+ Chi trả lãi tiền gửi
4933
6 202
1 269
25,7%
7 324
1 122
18,1%
+ Chi trả lãi tiền vay
95
1 438
1 343
14,1lần
4 166
2 728
1,9lần
Chi trích lập quỹ rủi ro tín dụng và BHTG
146
165
19
13%
354
189
1,1lần
Chi KH, Mua sắm CCLĐ, SCTSCĐ
491
668
177
36,1%
735
67
10%
Các khoản chi còn lại:thuế, quản lý, thông tin quảng cáo chi hỗ trợ đoàn thể, và các khoản chi khác
963
1166
203
21,1%
1 405
239
20,5%
Chênh lệch TN - CP
3 646
3 998
352
9,6%
5624
1 626
44,6%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 NHNNo&PTNT huyện Diễn Châu
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu
2.2.1. Các quy định, quy chế cho vay đối với DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Diễn Châu
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, ban hành ngày 31/12/2001.
- Văn bản số 3202/NHNo-05 hướng dẫn cho vay phát triển giống thủy sản, ban hành ngày 18/12/2000.
- Văn bản số 733/NHNo-06 về cho vay kinh tế trang trại, ban hành ngày 28/03/2001.
- Văn bản số 750/NHNo-06 hướng dẫn thêm một số điểm cho vay phát triển ngành nghề nông thôn, ban hành ngày 29/03/2001.
- Quyết định 300/QĐ/HĐQT-TD ngày 24/9/2003 về việc ban hành qui định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Qui chế tổ chức và hoạt động của Ban thẩm định tại trụ sở chính và phòng ( tổ) thẩm định tại các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngoài ra còn có các văn bản khác có liên quan của chính phủ, thống đốc NHNN Việt Nam và của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DNV&N
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam, bao gồm các bước sau:
1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các diều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng cho vay và thông báo lại cho khách hàng.
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Trong thực tế hầu hết các khoản cho vay đều phải có tài sản đảm bảo.
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng:
+ Giầy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản ( nếu tài sản phải bảo hiểm theo qui định của pháp luật).
+ Các loại giấy tờ khác liên quan.
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành.
- Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:
Ngoài các giấy tờ như trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng còn có thêm cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn còn có:
- Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất:
+ Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trích lục bản đồ thửa đất.
+ Chứng từ nộp tiền thuế đất.
+ Và các giấy tờ khác có liên quan.
2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
Cán bộ tín dụng kiểm tra nếu thấy hợp lý và hợp lệ sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm định, nếu còn chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu.
3. Điều tra, thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.
- Cán bộ tín dụng tìm hiểu khách hàng và dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được duyệt.
- Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay.
4. Phân tích, thẩm định phương án vay vốn, áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay.
- Cán bộ tín dụng cần phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
5. Lập báo cáo thẩm định cho vay.
6. Tái thẩm định khoản vay.
7. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay.
- Mức cho vay: Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, mức cho vay tối đa được quy định như sau:
+ Bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo nếu hình thức bảo đảm là thế chấp tài sản.
+ Bằng “gốc + lãi giấy tờ có giá - lãi tiền vay” nếu tài sản cầm cố là giấy tờ có giá.
+ Bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo nếu tài sản cầm cố do khách hà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0132.doc