PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới Đảng ta tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó công tác đầu tư xây dựng có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với đất nước nói chung và càng quan trọng đối với tỉnh Bắc Ninh nói riêng, một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997.
Công tác đầu tư xây dựng có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan niêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nh
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều điều lệ, nghị định về quản lý đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành đã góp phần đưa công tác đầu tư và xây dựng nước ta đi vào ổn định, phát triển và từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế. Tình trạng bao cấp tràn lan trong đầu tư xây dựng dần dần giảm bớt, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu, vốn của các thành phần kinh tế và của nhân dân đã được khuyến khích và huy động với quy mô ngày càng tăng dưới nhiều hình thức phong phú.
Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều hạn chế và khuyết nhược điểm, việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn chậm, bố trí các dự án còn phân tán, thời gian thực hiện dự án kéo dài, một số công trình đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu đồng bộ, trình tự xây dựng cơ bản không được chấp hành nghiêm, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa được phân định rõ ràng, (đặc biệt đối với vốn từ ngân sách nhà nước). Cơ chế giao thầu và nhận thầu còn nhiều sơ hở, hiện tượng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng còn phổ biến. Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án còn kéo dài, công tác thanh tra kiểm tra lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.
Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập, điểm xuất phát kinh tế thấp.Cơ sở kỹ thuật hạ tầng còn thiếu thốn, các cơ sở kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn ít. Hàng năm thu ngân sách không đủ chi, vẫn phải có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Việc chấn chỉnh và đổi mới công tác đầu tư xây dựng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ cho ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đang là những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Vấn đề đổi mới công tác đầu tư xây dựng là một đề tài lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội.
Bởi vậy trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề này, dưới góc nhìn của một sinh viên, với đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh”, tôi xin làm rõ một số vấn đề về thực trạng công tác đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng thời gian 2002- 2006 của tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trong thời gian tới tại tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung của địa phương.
Nội dung chính của chuyên đề gồm 2 chương.
- Chương I : Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002- 2006
- Chương II : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
1.1.1. Dặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần của Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phái Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
1.1.1.2. Các yếu tố địa chất, khí hậu, thuỷ văn
* Về khí hậu:
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400- 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530- 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
* Về địa hình- địa chất:
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
* Đặc đỉêm thuỷ văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3- 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1- 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).
- Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên- môi trường
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:
* Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ: 317,9 ha và Tiên Du: 254,95 ha. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
* Tài nguyên khoáng sản:
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000- 200.000 tấn.
* Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn. Riêng đất đô thị là 1.158,9 ha chiếm 1,44% diện tích tự nhiên thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh và 6 thị trấn với qui mô dân số khoảng 90.500 dân.
1.1.2. Đặc đỉêm kinh tế- xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Ước tính năm 2005, dân số Bắc Ninh là 1007,815 nghìn người, chỉ chiếm 1,22% dân số cả nước và đứng thứ 39/61 tỉnh, thành phố, trong đó nam 465 nghìn người và nữ 492,7 nghìn người; khu vực thành thị 93,8 nghìn người, chiếm 9,8 dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 863,9 nghìn người, chiếm 90,2%. Tính ra, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2001 đã lên tới 1191,3 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 61 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Coi trọng đào tạo nhân lực, nâng tỷ lệ người lao động có nghề lên 28%. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4%o để hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống 1,05%. Tích cực tạo việc làm, mỗi năm giải quyết việc làm cho 10- 12 nghìn lao động. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10% theo tiêu chuẩn hiện hành cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, trật tự luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, lực lượng lao động Bắc Ninh đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của thời đại. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 8 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố tỉnh lỵ và 7 huyện với tổng dân. Nhịp tăng trưởng kinh tế (GDP) 2001-2005 bình quân hàng năm là 13,5%;trong đó: nông- lâm nghiệp tăng 5,5%; công nghiệp- xây dựng tăng 19,5%, riêng công nghiệp tăng 22% và dịch vụ tăng 14,8%
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh là: Công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ ở các thời điểm là:
BẢNG 1.1 : CƠ CẤU KINH TẾ QUA CÁC NĂM
Ngành
2001
2003
2005
Công nghiệp xây dựng
35,1%
37,5%
45,1%
Nông nghiệp
38,3%
34,6%
26,7%
Dịch vụ
26,6%
27,9%
28,2%
Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Về công nghiệp: Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là: Năm 2015 phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Tiên Sơn 686ha, khu công nghiệp Quế Võ 396,5 ha, khu công nghiệp Đại Đồng– Hoàn Sơn 28,5ha, Tân Hồng– Hoàn Sơn 35,5ha, Yên Phong 200ha, Nam Sơn- Hạp Lĩnh 300 ha. Tổng cộng diện tích các khu công nghiệp tập trung là 1646ha. Vốn đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp hơn 5000 tỷ đồng, trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng gần 500 tỷ đồng, vốn đầu tư các dự án 4500 tỷ đồng.
Ngoài các khu công nghiệp tập trung, tỉnh đã quy hoạch 18 khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích quy hoạch 250ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 450 tỷ đồng. Nhiều khu công nghiệp làng nghề đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà xưởng sản xuất đưa vào hoạt động.
BẢNG 1.2 : GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2001
Năm 2003
Năm 2005
Giá trị sản xuất công nghiệp
3632,2
4968,9
6486,4
Trong đó:
- Quốc doanh Trung ương
938,0
846,5
1685,0
- Quốc doanh địa phương:
181,1
330,6
1426,7
- Ngoài quốc doanh:
1587,1
2149,2
1683,0
- Đầu tư nước ngoài.
926,0
1642,6
1691,7
+ Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá, đạt 1877,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng 4.5% so với năm 2004. Tốc độ phát triển bình quân (2001-2005) là 5,5%. Giá trị sản xuất trồng trọt giảm dần, giá trị chăn nuôi tăng dần.
+ Về hoạt động thương mại-du lịch: Có tiến bộ, giá trị khu vực dịch vụ năm 2005 tăng 13,7% so với năm trước và có xu hướng phát triển khá. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đến năm 2005 là 115 triệu USD, trong đó địa phương: 80 triệu USD, tăng bình quân 21,8%/năm. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn đến năm 2005 là 90 triệu USD, trong đó địa phương: 50 triệu USD, tăng bình quân 28,6%/năm.
+ Về văn hoá xã hội, sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, hoạt động khoa học, kỹ thuật, công nghệ có tiến bộ. Toàn tỉnh đã phổ cập trung học cơ sở, 100% xã phường, thị trấn có trạm xá xây dựng kiên cố, mỗi trạm xá có 4-5 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ. Tỷ lệ tăng dân số 2004 là 1,3%, tỷ lệ nghèo đói còn 5,75% (2004) giảm so với (20031) là 1,9% công tác an ninh quốc phòng được ổn định và giữ vững.
+ Về thu ngân sách: Kết quả thu ngân sách hàng năm tăng
Năm
Giá trị
2000
228 tỷ đồng
2001
254 tỷ đồng
2002
309 tỷ đồng
2003
390 tỷ đồng
2004
410 tỷ đồng
2005
425 tỷ đồng
+ Về phát triển xây dựng đô thị.
Sau khi tái lập, tỉnh Bắc Ninh có 1 đô thị loại 3 (thị xã Bắc Ninh) và 6 thị trấn trong đó có 5 thị trấn huyện lỵ là Lim (Tiên Sơn), Hồ (Thuận Thành) Thứa (Gia Lương), Chờ (Yên Phong), Phố Mới (Quế Võ) và thị trấn Từ Sơn thuộc huyện Tiên Sơn. Từ tháng 9/1999 huyện Gia Bình, huyện Từ Sơn được tái lập, huyện lỵ Từ Sơn chuyển về thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Gia Bình chuyển về ngã Tư Đông Bình và thành lập thị trấn Gia Bình. Do trước ngày tái lập tỉnh các đô thị thuộc Bắc Ninh hầu như không được đầu tư, cơ sở kỹ thuật hạ tầng thiếu đồng bộ, chắp vá. Sau ngày tái lập tỉnh (1/1997) việc bức xúc là phải đầu tư xây dựng hạ tầng thị xã Bắc Ninh, thị xã tỉnh lỵ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Bắc Ninh và từng bước xây dựng các đô thị thuộc huyện. Từ nhiệm vụ cấp bách trên, được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng, tháng 6/1997 quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị xã Bắc Ninh được phê duyệt, làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và từng bước tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, to đẹp.
Song việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Ninh. Đầu tư xây dựng hàng loạt các trụ sở cơ quan Đảng, quản lý nhà nước của tỉnh và các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh. Đồng thời tiến hành lập quy hoạch điều chỉnh các trung tâm huyện lỵ, thị trấn cho phù hợp với phát triển đô thị trong tương lai và từng bước đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Đến nay tỉnh Bắc Ninh có các đô thị: Thành phố Bắc Ninh, 7 đô thị thuộc huyện (trung tâm huyện lỵ), thị trấn Từ Sơn đề nghị chuyển thành thị xã. Ngoài ra đang tiến hành quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phục vụ khu công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, khu đô thị mới phục vụ các trường Đại học Bắc Ninh.
Ngoài các đô thị có quy mô lớn như thị xã, thị trấn sẽ tiến hành quy hoạch xây dựng các thị tứ, đây là điểm dân cư tập trung, là trung tâm các xã hay cụm xã có dân số phi nông nghiệp cao, có lối sống và sinh hoạt gần giống các đô thị nên rất cần việc quản lý xây dựng như một đô thị.
1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn rút ra từ đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh
1.1.3.1. Thuận lợi
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi. là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km: Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm- tam giác tăng trưởng: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A- 1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long- sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế- xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh
Địa hình Bắc Ninh tương đồi bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên toàn tinh, có độ cao phổ biến 3- 7m so với mặt biển. Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
Địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
1.1.3.2. Khó khăn
Bản thân nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, yếu kém, điểm xuất phát thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều vùng vẫn còn là sản xuất thuần nông; năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành kinh tế chủ yếu còn thấp.
Tiềm năng để phát triển kinh tế có hạn, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp trong khi nhu cầu rất lớn, các công trình dở dang còn nhiều, trên một số lĩnh vực còn mất cân đối .
Bộ máy quản lý ở một vài lĩnh vực, nhất là quản lý sản xuất kinh doanh còn bộc lộ những yếu kém.
Gần thủ đô Hà Nội vừa là cơ hội vừa là thách thức, sản phẩm của Bắc Ninh muốn cạnh tranh được trên thị trường Hà Nội cũng như ở các thị trường trong và ngoài nước khác phải có sức cạnh tranh lớn, đảm bảo về chất lượng và giá cả.
Tỉnh Bắc Ninh có điểm xuất phát kinh tế thấp, quy mô còn nhỏ bé; các cơ sở kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn ít, hàng năm vẫn có sự hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương.
Cơ sở hạ tầng đang đầu tư chưa hoàn chỉnh như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, bệnh viện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị…, nhất là thành phố Bắc Ninh và 2 huyện lỵ Từ Sơn, Gia Bình mới được tái lập phải đầu tư xây dựng mới từ đầu.
Nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển rất lớn, song nguồn vốn Trung ương đầu tư hàng năm cho tỉnh bình quân chỉ từ 80- 120 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư của địa phương lại hạn hẹp, nên gặp nhiều khó khăn và hạn chế tốc độ đầu tư và xây dựng của địa phương.
Trước tình hình và đặc điểm trên. Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết thực hiện 10 nhiệm vụ cấp bách phát triển kinh tế xã hội đến 2010; UBND tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và lãnh thổ; định hướng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có những quyết định, biện pháp tích cực nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển : như nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chính sách khuyến khích tăng thu ngân sách địa phương hàng năm, tăng nguồn vốn vay đầu tư phát triển, vay kho bạc Nhà nước, huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và nguồn vốn trong dân.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BĂC NINH TRONG NHỮNG NĂM QUA
1.2.1. Qui mô vốn đầu tư
Trong những năm qua, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh Bắc Ninh ( tháng 1/1997) công tác đầu tư xây dựng tại Bắc Ninh khá sôi động và phát triển mạnh mẽ, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thị xã và các huyện. Về đối tượng đầu tư, nguồn vốn đầu tư cũng khá đa dạng, gồm:
- Các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông của TW trên địa bàn.
- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông tỉnh.
- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước thuộc tỉnh và huyện (huyện mới chia tách).
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình cộng cộng như: Công viên, Nhà thi đấu đa năng, Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm hội nghị thông tin, triển lãm, Khu vui chơi.
- Dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở.
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, nông nghiệp như: trạm bơm, kênh mương, chuồng trại, giống cây trồng v.v.
- Dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, dự án xây dựng các khu cụm công nghiệp làng nghề.
BẢNG 1.3 : TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2002-2006
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
1619
2161,1
3440,9
3889,3
5064,2
Trong đó
- Vốn trong nước
+ Ngân sách nhà nước
+ Tín dụng đầu tư
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Vốn dân cư
+ Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn tỉnh
- Vốn nước ngoài
1567
186
85
7
220
659
410
52
2110,7
223,4
56,7
6,2
401,6
1204,8
218
50,4
3411
459,1
31
7,3
1269,8
1492,7
150
29,9
3856,2
553,4
101
9,5
1460,3
1642
90
33,1
5010,5
598,2
128,3
11,9
1920,3
220
131,9
53,688
Như vậy ta thấy qui mô vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh qua môt số năm tự năm 2002– 2006 có xu hướng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trung bình là 32,2 %; cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2006 so với năm 2005 đều tăng rát mạnh: vốn đầu tư trong nước 2006 tăng 1154,3 tỷ đồng (29,9%), vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,588 tỷ đồng (62,2%).
Các lực lượng tham gia xây dựng gồm:
- Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân thuộc địa phương.
- Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nước của các tỉnh và Trung ương.
- Huy động lao động trong dân tự xây dựng.
Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua một vài năm theo các nguồn vốn thể hiện cụ thể trong bảng tổng hợp dưới đây:
BẢNG 1.4 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
1.565.944
2.147.790
1696524
2116386
2397030
1
Vốn ngân sách đầu tư tập trung
74.750
84.490
112.109
98.000
88.700
2
Vốn ngân sách tỉnh
57.160
25.250
27.821
39.670
64.230
3
Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn.
410.536
511.500
408.557
563.150
623.480
4
Vốn tín dụng ưu đãi,tín dụng đầu tư phát triển
85.652
85.100
93.215
96.536
105.620
5
Vốn tự có của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
220.150
655.250
365.240
458.500
569.350
6
Vốn dân cư, xã, phường
659.190
695.800
640.850
785.620
856.430
7
Vốn liên doanh với nước ngoài.
52.005
60.300
39.170
65.980
76.530
8
Vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
6.500
30.100
9.562
8.930
12.690
Cơ cấu vốn đầu tư
100%
100%
100%
100%
100%
1
Vốn ngân sách đầu tư tập trung
4,77
3,93
6,61
4,63
3,7
2
Vốn ngân sách tỉnh
3,65
1,17
1,64
1,87
2,68
3
Vốn Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn.
26,22
23,82
24,08
2661
26,01
4
Vốn tín dụng ưu đãi,tín dụng đầu tư phát triển
5,47
3,96
5,49
4,56
4,41
5
Vốn tự có của doanh nghịêp ngoài quốc doanh
14,06
30,51
21,53
2166
23,75
6
Vốn dân cư, xã, phường
42,09
32,39
37,77
3712
35,73
7
Vốn liên doanh với nước ngoài.
3,32
2,82
2,32
313
3,19
8
Vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
0,42
14
0,56
0,42
0,53
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên điạ bàn tỉnh có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ năm 2002- 2006. Các nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn là những nguồn vốn đầu tư: Vốn dân cư, xã, phường; vốn tự có của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn Bộ ngành TW đầu tư trên địa bàn; tỏng ba nguồn vốn này thường chiếm trên 80% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2002- 2006. Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao cho thấy khả năng, nguồn vốn to lớn còn trong dân cư và có thể huy động cho đầu tư phát triển, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo. Đây là một lợi thế của Bắc Ninh vì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư dài hạn, mục đích là nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trước tạo nền tảng, điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác, tạo cơ sỏ vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này.
Vốn ngân sách đầu tư tập trung hàng năm mà tỉnh Bắc Ninh được TW giao cho quản lý chiếm tỷ lệ khoảng 4% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh. Mặc dù, trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh, nguồn vốn đầu tư tập trung chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn vốn khá quan trọng. Nguồn vốn đầu tư tập trung mà TW giao cho Tỉnh quản lý và sử dụng cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương là hai nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh. Từ hai nguồn vốn này cơ sở vật chất như: đường xá, cầu cống, công trình công cộng- xã hội, hệ thống điện nước… được xây dựng tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn Tỉnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của Tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động.
1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá đầu tư, các nhà quản lý thường phân chia đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cũng vậy, việc phân chia hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo những tiêu thức khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh theo: ngành kinh tế, vùng kinh tế (các huyện) và theo cấp quản lý.
Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế và của cơ chế quản lý đổi mới, lĩnh vực đầu tư đã có những chuyển biến rõ rệt. Do mở rộng quyền tự chủ của các ngành, các địa phương và cơ sở tự quyết định đầu tư, nhất là các công trình xây dựng bầng vốn tự có, nhiều ngành, đơn vị đã phát huy khả năng tiềm tàng của mình để tăng năng lực sản xuất, xây dựng các công trìng mới và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Về phía Nhà nước thì có điều kiện tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, các công trình này đòi hỏi vốn lớn nên tư nhân khó đảm nhiệm được.
Cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức mạnh của sản phẩm, giảm nhẹ tình hình đầu tư phân tán, kém hiệu quả, chuyển hướng đầu tư cho các công trình vừa và nhỏ, việc phân bổ vốn và đầu tư dần theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng, ngành đó để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất, chú trọng hơn vào đầu tư đồng bộ, bảo đảm sự phát triển bền vững. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chú ý, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình then chốt của nền kinh tế bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn huy động trong dân… trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là rất quan trọng, nó có vai trò đầu tư định hướng cho cả nền kinh tế của Tỉnh.
1.2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng phân theo ngành
Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngàn._.h kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế; qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Tỉnh.
Cơ cấu vốn đầu tư là quan hệ tỷ lệ khối lượng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, các khu vực và các vùng kinh tế cũng như các quan hệ trong thành phần kinh tế, tính chất chi phí và các loại hình đầu tư. Cơ cấu đầu tư thực chất phản ánh mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Do vậy, nghiên cứu cơ cấu đầu tư cho phép rút ra được những kết luận đối với việc vận dụng các quy luật kinh tế, cũng như các chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước.
Giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau, điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ các ngành kinh té được đặc trưng bởi cơ cấu tổng giá trị sản lượng trong các ngành cũng như trong nội bộ nền kinh tế. Hơn nữa cơ cấu vốn đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tính chất của sự phát triển đó. Nhiệm vụ cơ bản của phân tích cơ cấu ngành của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ ra được tính chất hợp lý trong bố trí vốn đầu tư giữa các ngành trên cơ sở xem xét tác động của đầu tư ở các ngành đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả giai đoạn. Đồng thời nghiên cứu cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản ngành là cơ sở để hoàn thiện cơ cấu đầu tư của cả nền kinh tế. Do đó nghiên cứu cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành là rất cần thiết.
Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh sẽ được phân chia theo 9 ngành cơ bản trong nền kinh tế: Nông nghiệp và thuỷ lợi, giao thông, công trình công cộng, cấp thoát nước, y tế- xã hội. giáo dục- đào tạo, văn hoá thông tin- thể thao, an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước, thiết kế qui hoạch (chuẩn bị đầu tư) và trả nợ các công trình hoàn thành (đầu tư khai thác). Dưới đây là khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua một số năm từ 2002- 2006:
BẢNG 1.5: VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN THEO LĨNH VỰC
( nguồn vốn ngân sách tập trung )
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Ngành
Năm
Tổng
Tỷ lệ
(%)
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nông nghiệp + Thuỷ lợi
8.500
9.000
7.500
11.500
8.000
44.500
9.71
2
Giao thông
16.190
29.000
14.500
10.000
12.450
82.140
17.93
3
Công trình công cộng
8.800
9.300
8.000
6.000
1.000
33.100
7.22
4
Cấp thoát nước
8.000
2.000
2.000
800
2.750
15.550
3.39
5
Y tế- xã hội
6.000
5.000
12.500
5.500
12.000
41.000
8.95
6
Giáo dục- Đào tạo
5.000
8.300
18.900
17.700
14.000
63.900
13.95
7
Văn hoá thông tin, thể thao
3.000
4.500
8.100
3.500
3.500
22.600
4.93
8
Quản lý nhà nước
8.800
11.700
11.300
21.000
15.000
67.800
14.80
9
An ninh - quốc phòng
2.000
1.600
3.500
5.000
3.000
15.100
3.29
10
Thiết kế qui hoạch
2.000
2.000
3.000
2.000
2.336
11.336
2.49
11
Trả nợ các công trình hoàn thành
6.460
2.090
22.809
15.000
14.664
61.023
13.34
Tổng
74.750
84.490
112.109
98.000
88.700
458.049
100%
Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh các ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao trong giai đoạn từ 2002- 2006 đó là: giáo dục- đào tạo (13,95%), quản lý nhà nước (14,8%) và giao thông (17,93%). Sở dĩ có sự tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào 3 ngành như nêu trên là do tỉnh Bắc Ninh mới tái lập (năm 1997), cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều kiện phục vụ cho các hoạt động kinh tế chưa hoàn thiện- nguyên nhân là do trước kia khi Bắc Ninh còn thuộc tỉnh Hà Bắc cũ thì tỉnh lỵ là Thị xã Bắc Giang (bây giờ là Thành phố Bắc Giang), tập trung cơ quan chính quyền ở đó. Trong điều kiện mới tái lập nhu cầu vốn đầu tư xây dựng là rất lớn, tập trung cho việc kiến thiết quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý hành chính cũng như cho phát triển kinh tế xã hội, như: xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan chính quyền, đoàn thể; xây dựng hệ thống giao thông nội thị…Giáo dục đào tạo chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản là do trong giai đoạn 2002- 2006 hàng loạt các công trình xây dựng trường học được phê duyệt và tiến hành xây dựng, như: trường THPT huyện Lương Tài với tổng vốn đầu tư là 15.327 triệu đồng; trường THPT Ngô Gia Tự- Từ Sơn với tổng vốn đầu tư là 10.833 triệu đồng, trường THPT chuyên Hàn Thuyên với tổng vốn đầu tư là 14.904 triệu đồng…Y tế- xã hội cũng được đầu tư với số vốn đầu tư khá lớn, tiêu biểu là công trình: bệnh viện đa khoa tỉnh với tổng vốn đầu tư lên đến 76.000 triệu đồng. Các dự án Giao thông cũng là đối tượng được tập trung vốn đầu tư lớn, như dự án: đường tỉnh lộ 295, tổng vốn đầu tư là 69.412 triệu đồng; dự án đường tỉnh lộ 271, tổng vốn đầu tư là 36.642 triệu đồng…
Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm giai đoạn 2002 -2006 thì năm 2004 có tổng vốn đầu tư cao nhất, đạt 112.109 triệu đồng. Có điều đó là do trong năm 2004 hàng loạt các công trình đầu tư của những năm trước đó đi vào giai đoạn hoàn thành, việc phân bổ vốn đầu tư tập trung trong năm đó tăng so với các năm khác; điều đó cũng có thể nhận thấy thông qua tổng số vốn dùng để trả nợ các công trình đã hoàn thành trong năm 2004 là 22.809 triệu đồng, mức cao nhất trong giai đoạn 2002- 2006.
Việc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào những ngành như: giáo dục, giao thông và quản lý nhà nước là hoàn toàn dễ hiểu. Qua đó cho thấy chủ trương của tỉnh là tập trung phát triển những ngành gì. Việc đầu tư vào ngành giao thông đối với tỉnh Bắc Ninh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, cũng như góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh, gia tăng việc buôn bán trao đổi hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cho Giáo dục- đào tạo, Y tế - xã hội nhằm tạo cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ công cuộc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đào tạo nhân tài cho mục tiêu phát triển dài hạn.
1.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng theo vùng
Cách phân loại này cho thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các địa phương (huyện) trong tỉnh Bắc Ninh; nó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện, thành phố so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, qua đó đánh giá tác động của đầu tư xây dựng cơ bản đến phát triển kinh tế của địa phương đó.
BẢNG 1. 6 : CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN PHÂN THEO HUYỆN
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Địa điểm
Năm
Tổng
Tỷ lệ
(%)
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tp Bắc Ninh
27.200
28.530
37.960
33.670
36.870
164.230
42,58
2
Quế Võ
5.000
10.000
4.850
8.500
4.890
33.240
8,62
3
Yên Phong
3.500
4.500
5.500
5.500
3.650
22.650
5,87
4
Gia Bình
6.500
6.500
5.690
7.600
4.500
30.790
7,98
5
Thuận Thành
3.700
5.320
8.500
9.630
5.640
32.790
8,52
6
Tiên Du
2.100
2.500
7.000
9.800
8.650
30.050
7,79
7
Từ Sơn
8.600
15.500
9.500
1.000
4.000
38.600
10,01
8
Lương Tài
9.690
7.550
7.300
5.300
3.500
33.340
8,63
Tổng
66.290
80.400
86.300
81.000
71.700
385.690
100%
Bảng trên cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn đầu tư tập trung của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2002– 2006, phân chia theo các huyện. Về giá trị tuyệt đối, Thành phố Bắc Ninh chiếm khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất trong 8 huyện thị, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2002- 2006 là 164.230 triệu đồng, chiếm 42,58% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh; tiếp sau là huyện Từ Sơn, với khối lượng vốn đầu tư là 38.600 triệu đồng, chiếm 10,01% tổng vốn đầu tư; thứ 3 là huyện Lương Tài với 33.340 triệu đồng chiếm 8,63% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện tăng theo từng năm trong giai đoạn 2002- 2006, trung bình năm sau tăng hơn năm trước khoảng 1,3%.
Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo vùng nhằm mục đích đánh giá xem vùng nào thu hút đầu tư xây dựng cơ bản nhiều, đánh giá nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của vùng đó. Những nơi nhu cầu phát triển kinh tế lớn sẽ đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng, cụ thể là nhu cầu về nhà xưởng, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện… Đối với tỉnh Bắc Ninh, theo như bảng trên ta thấy khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung lớn ở hai vùng đó là Thành Phố Bắc Ninh và huyện Từ Sơn. Điều đó hoàn toàn thống nhất với cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân chia theo ngành kinh tế. Qua đó cho thấy điều kiện thuận lợi cũng như nhu cầu phát triển kinh tế cao ở hai vùng này: Thành phố Bắc Ninh là trung tâm kinh tế- chính trị của Tỉnh, do đó hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động chính trị đều tập trung ở đây, vì vậy yêu cầu về một hệ thống vật chất, cơ sở hạ tầng tương xứng là hoàn toàn hợp lý; huyện Từ Sơn cúng là một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Bắc Ninh với khu công nghiệp Tiên Sơn có quy mô lớn, vì vậy cúng đòi hỏi một cơ sở hạ tầng phù hợp.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ở Thành phố Bắc Ninh và huyện Từ Sơn cho thấy đây là hai trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, nhu cầu phát triển kinh tế ở hai khu vực này là rất lớn. Huyện Từ Sơn, tương lai sẽ trở thành thị xã, cùng với khu công nghiệp Tiên Sơn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư xây dựng lớn nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông, cấp thoát nước… phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế- xã hội.
Bảng trên cũng cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bắc Ninh là tương đối hơp lý, ngoài hai vùng là Thành phố Bắc Ninh và huyện Từ Sơn thì cơ cấu vốn đầu tư giữa các huyện còn lại là tương đối đồng đều, cho thấy việc phân bổ vốn cho các huyện là tương đối tốt, tạo điều kiện cho các huyện phát triển kinh tế- xã hội. Cũng qua cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo vùng ta thấy cần tập trung đầu tư vào vùng nào cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, tránh tập trung vào một vùng mà bỏ quên các vùng khác, gây ra mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các vùng.
1.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo cấp quản lý
Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo cấp quản lý nhằm mục đích theo dõi, đánh giá khối lượng, việc thực hiện vốn đầu tư theo các tiêu chí phân chia dự án đầu tư. Việc phân chia dự án phải căn cứ vào các qui định của pháp luật. Qua việc phân chia này giúp nhà quản lý đánh giá được có bao nhiêu dự án nhóm A,B hay C, tình hình thực hiện các dự án đó.
BẢNG 1. 7 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN THEO CẤP QUẢN LÝ
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm dự án
Năm
Tổng
Tỷ lệ
(%)
2002
2003
2004
2005
2006
B
14.500
20.500
44.000
31.200
33.000
143.200
37,13
C
51.790
59.900
42.300
49.800
38.700
242.490
62,87
Tổng
66.290
80.400
86.300
81.000
71.700
385.690
100%
Bảng trên cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nguồn vốn đầu tư tập trung giai đoạn 2002- 2006. Trong giai đoạn từ 2002- 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ở dự án nhóm B và nhóm C; dự án nhóm B có khối lượng vốn đầu tư là 143.200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 37,13% tổng vốn đầu tư, dự án nhóm C có khối lượng vốn đầu tư là 242.490triệu đồng (chiếm 62,87%). Khối lượng vốn đầu tư qua các năm có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng trung bình trong giai đoạn 2002- 2006 là 1,35%.
Các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bắc Ninh chủ tập trung vào nhóm C nhiều hơn nhóm B, như vậy các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu có khối lượng vốn nhỏ. Tỷ lệ dự án nhóm C gần gấp đôi lần dự án nhóm B về khối lượng vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu là đầu tư vào các công trình trong ngành: quản lý nhà nước, giáo dục, y tế với các dự án có qui mô vốn nhỏ.
1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB
1.2.3.1. Tình hình thực hiện vốn XDCB nguồn vốn ngân sách tập trung
Tổng số dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung của nhà nước năm 2000 đến hết năm 2006 là : 215 dự án
Trong đó :
+ Số dự án đã hoàn thành là: 100 dự án
+ Số dự án đang triển khai thực hiện là : 96 dự án
+ Số dự án chưa khởi công là: 19 dự án
Tổng mức đầu tư là : 2.708.449 triệu đồng, tổng vốn còn nợ so với khối lượng đã hoàn thành là: 336.502 triệu đồng.
Tình hình thực hiệu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2002- 2006. Qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác nó cũng cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện trong kỳ lớn nhất, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hay không.
BẢNG 1.8: VỐN ĐẦU TƯ XDCB MỚI ĐƯỢC PHÊ DUYỆT QUA CÁC NĂM
GIAI ĐOẠN 2002- 2006
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Đơn vị: triệu đồng
STT
Ngành
Năm
Tổng
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nông nghiệp, thuỷ lợi
22.536
18.639
136.580
42.690
30.590
251.035
2
Giao thông
55.264
75.360
98.140
44.550
76.330
349.644
3
Công trình công cộng
10.360
25.660
48.656
44.890
14.530
144.096
4
Cấp thoát nước
42.360
8.560
12.558
16.350
12.885
92.713
5
Y tế- xã hội
25.630
65.558
36.253
36.236
54.260
217.937
6
Giáo dục- đào tạo
19.362
45.250
95.620
65.976
77.560
303.768
7
Văn hoá thông tin thể thao
14.236
30.258
65.420
22.560
17.858
150.332
8
Quản lý nhà nước
56.230
32.650
23.690
75.869
36.523
224.962
9
An ninh quốc phòng
5.623
6.320
4.560
5.236
6.860
28.599
Tổng
251.601
308.255
521.477
354.357
327.396
1.863.086
Trên đây là khối lượng vốn đầu tư XDCB mới (nguồn vốn đầu tư tập trung) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002- 2006, với 106 công trình mới được phê duyệt và tiến hành thực hiện. Trong giai đoạn đó, năm có khối lượng vốn đầu tư XDCB phê duyệt mới lớn nhất là vào năm 2004, với khối lượng vốn là 521.477 triệu đồng, và năm có vốn đầu tư XDCB phê duyệt mới thấp nhất là năm 2002, với số vốn được phê duyệt là 251.601 triệu đồng. Còn theo ngành, trong giai đoạn 2002- 2006, ngành có khối lượng vốn đầu tư XDCB mới được phê duyệt cao nhất là ngành giao thông với khối lượng vốn đầu tư xây dựng được phê duyệt mới là 349.644 triệu đồng; tiếp theo là ngành giáo dục với khối lượng vốn là 303.768 triệu đồng. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn 2002- 2006, ngành được chú trọng đầu tư là hai ngành giao thông và giáo dục- đào tạo; ngành y tế- xã hội và quản lý nhà nước cũng có một khối lượng vốn đầu tư xây dựng được phê duyệt mới lớn, điều đó hoàn toàn hợp lý vì đó là những ngành then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phục vụ nhu cầu giao thông, chăm sóc sức khoẻ, học hành của nhân dân trong tỉnh.
Ngành nông nghiệp, khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới được duyệt cao nhất là năm 2004 (136.580 triệu đồng), và năm thấp nhất là năm 2002 (22.536 triệu đồng). Ngành giao thông cũng có số vốn đầu tư xây dựng mới được duyệt cao nhất vào năm 2004 (98.140 triệu đồng), nhưng với ngành giao thông, khối lượng vốn đầu tư mới trong các năm giai đoạn 2002- 2006 là tương đối đều nhau và có giá trị tuyệt đối lớn, do nhu cầu đầu tư cho hệ thống giao thông là rất lớn, đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Ngành giáo dục cũng có khối lượng vốn đầu tư mới lớn nhất vào năm 2004 (95.620 triệu đồng), với hàng loạt các dự án xây dựng trường học mới trong năm đó.
Qua đánh giá khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới được phê duyệt trong giai đoạn 2002- 2006 cho thấy phần nào nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh, nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh cũng không nằm ngoài xu thế vận động chung của nền kinh tế cả nước, đặc biệt là với một tỉnh còn trẻ như Bắc Ninh, nhu cầu đầu tư XDCB còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trong những năm tới với hàng loạt các dự án mới được phê duyệt, nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tâng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua từng năm và trong cả giai đoạn 2002– 2006 thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
BẢNG 1. 9 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XDCB
GIAI ĐOẠN 2002- 2006
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Năm
Kế hoạch năm
(triệu đồng)
Vốn đầu tư thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
(%)
2002
75.250
74.750
99,33
2003
81.230
84.490
104,01
2004
110.200
112.109
101,73
2005
95.650
98.000
102,46
2006
87.450
88.700
101,43
Tổng
449.780
458.049
Trung bình
101,86
Nhìn chung, các ngành, huyện, thị xã đã thực hiện tốt kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2002- 2006 hầu hết các công trình thực hiện đạt và vượt 100% kế hoạch được giao, chỉ có năm 2002, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 99.33%; nguyên nhân là do trong năm 2002 có những khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình, cụ thể là có sự điều chỉnh vốn đầu tư của một số công trình. Do yêu cầu phải sớm đưa công trình vào sử dụng, các chủ đầu tư và các nhà thầu đã phải hoàn thành công trình trong khi vốn kế hoạch chưa bố trí đủ. Do đó, đã xảy ra tình trạng nợ xây dựng cơ bản từ năm 2002 đến hết 2006 còn 125.900 triệu đồng. Bản chất của nợ xây dựng cơ bản do đầu tư dàn trải, do đó bố trí vốn không theo kịp với tiến độ thực hiện dự án. Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực tế so với kế hoạch đặt ra trong cả giai đoạn trung bình là 101,86%
Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB theo ngành giai đoạn 2002 - 2006 được thể hiện trong bảng dưới đây
BẢNG 1.10 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XDCB THEO NGÀNH
GIAI ĐOẠN 2002- 2006
(Nguồn vốn ngân sách tập trung)
Ngành
Kế hoạch
(triệu đồng)
Vốn đầu tư thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
(%)
Nông nghiệp + Thuỷ lợi
44.350
44.500
100,34
Giao thông
82.500
82.140
99,56
Công trình công cộng
32.000
33.100
103,44
Cấp thoát nước
15.650
15.550
99,36
Y tế- xã hội
40.500
41.000
101,23
Giáo dục- Đào tạo
62.600
63.900
102,07
Văn hoá thông tin, thể thao
21.850
22.600
103,43
Quản lý nhà nước
67.850
67.800
99,93
An ninh - quốc phòng
14.950
15.100
101
Tổng
382.250
385.690
Trung bình
100,92
Trong giai đoạn 2002- 2006, nhìn chung các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế đều hoàn thành kế hoạch đặt ra, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trung bình trong kỳ là 100,92%. Trong giai đoạn này, có những ngành tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư chưa hoàn thành kế hoạch như: ngành Giao thông: 99,56% so với kế hoạch, ngành Cấp thoát nước: vốn đầu tư thực hiện đạt 99,36% so với kế hoạch; ngành Quản lý nhà nước đạt 99,93% so với kế hoạch; những các ngành còn lại đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra nên tỷ lệ trung bình là hoàn thành kế hoạch. Nguyên nhân một số ngành như: giao thông, cấp thoát nước, quản lý nhà nước trong giai đoạn này khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra là do tiến độ dải ngân chậm, khối lượng công trình và vốn đầu tư lớn, có những biến động trong giá cả vật liệu xây dựng nên vốn đầu tư của các dự án cần được cân đối lại. Trong giai đoạn 2002- 2006, đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung, số công trình chuyển tiếp là 258, số công trình khởi công mới là 106 và số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là 98; tổng khối lượng trả nợ các công trình hoàn thành là 64.583 triệu đồng.
1.2.3.2 Tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nghiên cứu tốc độ phát triển của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho chúng ta thấy được tốc độ phát trỉên của mỗi nguồn vốn năm sau so với năm trước là bao nhiêu, từ đó thấy được nguồn vốn nào có tốc độ phát triển cao nhất, thấp nhất qua các năm. Mặt khác, nghiên cứu tốc độ phát triển của vốn đầu tư thực hiện còn cho phép đánh giá xu thế của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đánh giá tác động liên đới của sự biến động đó đến sự phát triển kinh tế và là cơ sở quan trọng cho công tác lập kế hoạch phát triển cho giai đoạn sau. Tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nguồn vốn ngân sách tập trung) tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2002- 2006 được thể hiện trong Bảng dưới đấy:
BẢNG 1.11 : TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA VÓN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006
Ngành
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Tốc độ phát triển trung bình (%)
2003
2004
2005
2006
Nông nghiêp, thủy lợi
5,88
-16,66
53,33
-30,43
3,03
Giao thông
79,12
-50
-31,03
24,5
5,65
Công trình công cộng
5,68
-13,97
-25
-8333
-29,16
Cấp thoát nước
-75
0
-60
243,75
27,18
Y tế- xã hội
-16,66
150
-56
118,18
48,87
Giáo dục đào tạo
66
127,71
-6,35
-20,9
41,61
Văn hoá thông tin, thể thao
50
80
-56,79
0
18,3
Quản lý nhà nước
32,95
-3,42
85,84
-28,57
21,7
An ninh quốc phòng
-20
118,75
42,85
-40
25,4
Tốc độ phát triển trung bình (%)
14,22
43,59
-5,9
20,35
Trong giai đoạn 2002- 2006, nhìn chung các ngành đều có tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng thực hiện dương, chỉ có tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong xây dựng công trình công cộng là âm (-29,16%), do có ba năm tốc độ phát triển vốn xây dựng đạt giá trị âm và chỉ có một năm đạt giá trì dương là năm 2003. Ngành có tốc độ phát triển trung binh của vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện lớn nhất trong giai đoạn 2002- 2006 là ngành Y tế- xã hội: 48,87%, và ngành Giáo dục- đào tạo: 41,61%. Qua đó cho thấy trong giai đoạn 2002- 2006, nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung được địa phương tập trung phân bổ cho hai ngành Y tế- xã hội và Giáo dục- đào tạo là rất lớn và có xu hướng năm sau tăng so với năm trước; mặt khác cũng cho thấy chủ trương đầu tư XDCB của Tỉnh: tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành Y tế và Giáo dục, qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh. Trong giai đoạn này, năm có tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB lớn nhất là năm 2004: 43,59%, sau đó là năm 2006: 20,35%.
Ngành Nông nghiệp có tốc độ phát triển vốn đầu tư cao nhất là năm 2005, đạt: 53,33%, và có hai năm tốc độ phát triển vốn là âm: năm 2004 và năm 2006, có nghĩa là trong năm 2004 khối lượng vốn đầu tư XDCB thực hiện thấp hơn so với năm 2003, và năm 2006 thấp hơn năm 2005.
Ngành Giao thông cũng tương tự, với hai năm có tốc đọ phát triển vốn đầu tư dương: năm 2003 (79,12%) và 2006 (24,5) và hai năm có tốc độ phát triển âm: năm 2004 (-50%) và năm 2005 (-31,03%). Ngành Y tế và Giáo dục cũng trong tình trạng tương tự nhưng điều khác biệt là hai ngành này có tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB cao trong một số năm; cụ thể là: ngành Y tế có tốc độ phát triển vốn năm 2004 đạt 150% và ngành Giáo dục năm 2003 đạt 127,71%. Do đó tốc độ phát triển vốn trung bình của hai ngành này trong cả giai đoạn 2002- 2006 là cao so với các ngành khác, và cũng cho thấy trong năm 2003 ngành Giáo dục được đầu tư nhiều, năm 2004 khối lượng vốn phân bổ cho ngành Y tế tăng mạnh hơn so với năm trước. Đặc biệt với ngành Cấp thoát nước, trong năm 2006, tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng đạt rất cao: 234,75%. Điều đó phần nào phản ánh một khối lượng lớn vốn đầu tư xây dựng tập trung cho xây dựng các công trình cấp thoát nước, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong năm 2006.
Các công trình xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Đoàn thể, chính quyền cũng được tập trung hoàn thiện trong năm 2003 và 2005 nên trong bảng trên ta thấy tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng trong hai năm đó đạt giá trị dương: năm 2003 là 32,95%, năm 2005 là 85,84%.
Như vậy trong giai đoạn 2002- 2006, tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nguồn vốn ngân sách tập trung) có xu hướng tăng, nhưng không tăng đều qua các năm liên tiếp mà chỉ tập trung trong một số năm nhất định và các năm khác có thể tốc độ phát triển vốn bằng 0 hoặc có giá trị âm, tức là vốn đầu tư xây dựng năm sau thấp hơn năm trước; qua đó cho thấy phần nào chủ trương đầu tư xây dựng của tỉnh qua từng năm trong một thời kỳ, việc bố trí và phân bổ vốn đầu tư xây dựng đó qua các năm sao cho hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh qua từng năm. Nhìn vào Bảng 1.11 ta thấy tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong cùng một năm có sự khác nhau rõ rệt, ngành thì có tốc độ phát triển của vốn đầu tư âm (năm sau thấp hơn năm trước), ngành thì có tốc độ phát triển vốn đầu tư mang giá trị dương (năm sau cao hơn năm trước), như trong năm 2003, ngành có tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng mang giá trị dương là: Nông nghiệp, giao thông, công trình công cộng, giáo dục, văn hoá, quản lý nhà nước và những ngành có tốc độ phát triển vốn âm là: An ninh quốc phòng, Y tế, cấp thoát nước. Nguyên nhân là do tổng vốn ngân sách đầu tư tập trung mà nhà nước phân bổ cho tỉnh là một số nhất định, tuỳ thuộc vào định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương đã được phê duyệt, trong năm đó có nhữug công trình cần ưu tiên đầu tư để đáp ứng mục tiêu đầu tư, phát triển kinh tế sẽ được phân bổ vốn đầu tư nhiều hơn những lĩnh vực, công trình chưa đến giai đoạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hoặc không phuc vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế sẽ được phân bổ vốn ít hơn. Trong năm 2003 tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng trong ngành Giao thông cao cho nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông trong tỉnh Bắc Ninh, qua đó phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao lưu buôn bán, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, nâng cao đời sống người dân.
1.2.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh
1.2.4.1. Kết quả
* Nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách Nhà nước cho những công trình thiết yếu, quan trọng của tỉnh nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế, giáo dục, công trình công cộng phúc lợi và trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, quản lý Nhà nước.
Từ năm 2002- 2006, tổng vốn đầu tư tập trung (vốn thực hiện) cho xây dựng cơ bản các công trình và hạng mục công trình là: 532.499 triệu đồng. Hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 30- 40 công trình xây dựng hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Nguồn vốn đầu tư tập trung trên chủ yếu cho các ngành, các lĩnh vực cụ thể như :
+ Các công trình giao thông: Tổng vốn đầu tư được phê duyệt cho các dự án là: 709.658 triệu đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2002- 2006 cho xây dựng các tuyến đường giao thông tỉnh lộ là 97.640 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,76% tổng vốn đầu tư, nâng tổng số km đường nhựa từ 45 km (năm 1997) lên 334,5 km (năm 2006), đến nay 100% các tuyến đường đến trung tâm huyện và vùng trọng điểm được rải nhựa.
+ Các công trình thuỷ lợi và nông nghiệp (trạm bơm, đê điều, chuồng trại): tổng vốn đầu tư thực hiện: 52.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,79% tổng vốn đầu tư (tổng vốn đầu tư được phê duyệt là: 765.320 triệu đồng) gồm xây dựng 13 trạm bơm đảm bảo tưới, tiêu cho 6.162 ha; chiều dài đê được gia cố 60 km, xây dựng 10 cống qua đê, xây dựng 19 điếm canh đê).
+ Các công trình giáo dục- đào tạo:
Tổng vốn đầu tư thực hiện: 71.900 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,5% tổng vốn đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh 96 phòng học, 2.944 m2 nhà ở nội trú cho trường trung học phổ thông và Cao đẳng.
+ Các công trình y tế, tổng vốn đầu tư thực hiện là: 46.500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,73% tổng vốn đầu tư; trong đó: đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh 400 giường là 76.000 triệu đồng, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng..
+ Xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Đoàn thể và quản lý Nhà nước, tổng vốn đầu tư là: 86.856 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,32 % tổng vốn đầu tư. Bao gồm: 32 trụ sở, với tổng diện tích sàn: 51.100 m2 (không kể các trụ sở của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn).
+ Các công trình văn hoá, thể thao, du lịch- dịch vụ, môi trường tổng vốn đầu tư 27.966 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,25% tổng vốn đầu tư.
* Đầu tư xây dựng các chương trình mục tiêu
Tổng vốn đầu tư: 815.640 triệu đồng.
+ Xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí đầu tư 491.426 triệu đồng
Trong đó có 700 Km đường rải nhựa + bê tông
Gồm:
- Nguồn vốn trung ương đầu tư và tỉnh hỗ trợ: 63.576 triệu đồng
- Nguồn vốn xã + huyện + dân đóng góp: 427.850 triệu đồng
+ Cứng hoá kênh mương
Tổng vốn đầu tư: 102.983 triệu đồng
Trong đó :
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ : 61.359 triệu đồng
- Dân đóng góp : 41.624 triệu đồng
Gồm: 107 Km kênh loại 2,158 Km kênh loại 3, đảm bảo tưới cho 25.042 ha.
+ Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
Tổng vốn đầu tư là 15.851 triệu đồng (trong đó : Vốn trung ương: 9929 triệu đồng, vốn tỉnh 4000 triệu đồng, vốn xã + dân 1922 triệu đồng)
Có 6 trạm cấp nước đưa vào hoạt động, phục vụ 3.500 hộ.
+ Xây dựng cơ sở vật chất trường học
Tổng vốn đầu tư: 205.380 triệu đồng
Trong đó :
- Ngân sách hỗ trợ : 69.121 triệu đồng
- Địa phương và dân đóng góp: 136.259 triệu đồng
1.2.4.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư để rút ra những bài học trong quá trình quản lý kinh tế giúp cho đầu tư phát triển ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Hiệu quả đầu tư có liên quan chăt chẽ đến hiệu quả sản xuất xã hội, bởi bất cứ hoạt động đầu tư nào nảy sinh thì trước tiên phải xem xét đến lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng, cho xã hội. Nâng cao hiệu quả đầu tư không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của sản phẩm xây dựng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quản lý khai thác và sử dụng các sản phẩm đó.
Vấn đề nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động kinh tế là hiệu quả kinh tế. Kết quả hoạt động đầu tư rất đa dạng nên phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong những trường hợp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung, mức độ, phạm vị của các kết quả đó. Hiệu quả kinh tế xã hội do đầu tư xây dựng cơ bản mang lại tương đối lớn, nhất là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nó tạo ra một hiệu ứng đầu tư định hướng, tạo cơ sở phát triển kinh tế, nâng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4932.doc