Tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines: ... Ebook Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với chiều dài hơn 3000 km bờ biển, vận tải biển là một trong những thế mạnh góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu và thực hiện chương trình đầu tư đổi mới phát triển đội tàu, coi đây là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty. Việc thực hiện nhiệm vụ này đã được cụ thể hóa bằng chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 và giao cho Công ty Vận tải biển Vinalines thuộc Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, Công ty Vận tải biển Vinalines liên tục bổ sung thêm các tàu đóng mới trong nước và mua thêm các loại tàu container và tàu chở dầu sản phẩm. Đồng thời, trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận các tàu đóng mới trong nước bao gồm chủ yếu là các tàu chở hàng bách hóa và nhập khẩu thêm các loại tàu chuyên dụng khác mà các nhà máy đóng tàu trong nước hiện chưa đủ khả năng đóng được. Nhờ những nỗ lực cố gắng và thành quả quan trọng ban đầu, thương hiệu của Công ty vận tải biển Vinalines đã và đang được khẳng định ngày càng vững chắc hơn trong lĩnh vực vận tải biển không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường dịch vụ vận tải biển khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được sau một thời gian đầu tư phát triển đội tàu tương đối nhanh, chủ động và có hiệu quả nêu trên, hoạt động của Công ty về cơ bản vẫn chưa được phát triển tương xứng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Hơn nữa, với nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước cũng như chủ trương của ngành và Tổng công ty Hàng hải, Công ty cần có những chiến lược đầu tư và phát triển đội tầu trong dài hạn đảm bảo sự phát triển hoạt động của công ty trong tương lai trên cơ sở đánh giá và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư phát triển đội tàu trong giai đoạn vừa qua. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty Vận tải biển Vinalines” được chọn nghiên cứu xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết trong thực tế tình hình hoạt động nói trên của Công ty.
ii. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp vận tải biển.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính của các dự án đầu tư phát triển đội tàu theo các hợp đồng đóng mới được ký kết với các cơ sở đóng tàu trong nước giai đoạn 2003-2006.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư phát triển đội tầu của Công ty trong các giai đoạn tiếp theo.
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả dự án đầu tư phát triển đội tàu của doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải biển nói riêng.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án nói chung bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính và định lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và điều kiện khác, luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính định lượng. Tương tự, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển đội tầu cũng là những nhân tố trực tiếp. Các chỉ tiêu phi tài chính và mang tính chất định tính sẽ được đề cập và giải quyết ở nghiên cứu khác.
Về mặt thực tiễn, luận văn chọn 06 tàu Công ty vận tải biển Vinalines đặt đóng trong nước từ năm 2003 – 2006 làm điển hình nghiên cứu trên cơ sở hệ thống số liệu được thực tế trong giai đoạn 2003-2007.
iv. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận để đánh giá kết quả đạt được, các tác động đến hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của giai đoạn đầu tư sắp tới.
v. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các biểu đồ, danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư
Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư tàu tại công ty VTB Vinalines
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
Tổng quan về đầu tư
1.1.1. Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
1.1.2. Phân loại đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
1.1.2.1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…), cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư khối lượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.1.2.2. Theo cơ cấu tái sản xuất
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Trong đó đầu tư chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn cũng lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, ít mạo hiểm hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
1.1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (ẫy thuật và xã hội)… Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.1.2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
Thứ nhất, đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định . Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng đề làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi).
Thứ hai, đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư khong phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động.
1.1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được. Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.
Trên góc độ xã hội, đầu tư thương mại không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do vậy trên góc độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước.
1.1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư thương mại) và đầu tư dài hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…)
1.1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được phân thành hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng tài sản của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Chính vì vậy, khái niệm đầu tư thường được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển.
1.1.2.8. Theo nguồn vốn
Vốn huy động trong nước: bao gồm nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn từ khu vực tư nhân, thị trường vốn.
Nguồn vốn nhà nước : Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của nghành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội .
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân : Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các họ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.
Thị trường vốn : Thị trường vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.
Vốn huy động từ nước ngoài
+ Nguồn vốn ODA
+ Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thưong mại
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Thị trường vốn quốc tế
1.1.2.9. Theo vùng lãnh thổ
Việc phân loại theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa.
1.1.3. Tác dụng của đầu tư
Từ việc xem xét bản chất của đầu tư, các lý thuyết kinh tế, cả lý thuyết kinh tế kế hoạch hóa tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây:
1.1.3.1. Trên góc độ nền kinh tế
Thứ nhất, đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Về mặt lý luận, hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “Của cải của các dân tộc” đã cho rằng “Vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số lao động hữu dụng và hiệu quả”. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao động. Sang thế kỷ XX. Nhiều tác giả của các lý thuyết và mô hình tăng trưởng như Nurkse, Arthur Lewis hay Rosenstein-Rodan, Hirschman đều đánh giá vai trò của đầu tư có ý nghĩa nhất định đối với tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
∆Y ∆Y ∆K ∆Y ∆K 1 1
g = = . = . = .
Y Y ∆K ∆K Y ICOR Y
Từ đó suy ra: 1
∆Y = . I
ICOR
Trong đó: ∆Y: Mức gia tăng sản lượng
∆K: Mức gia tăng vốn đầu tư
I: Mức đầu tư thuần
K: Tổng quy mô vốn của nền kinh tế
Y: Tổng sản lượng của nền kinh tế
ICOR: hệ số gia tăng vốn – sản lượng
Thứ hai, đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy nếu có chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo đà cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng phân bổ vốn cho các ngành khác nhau sẽ mang lại những kết quả và hiệu quả khác nhau. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành và các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng và cũng đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Không những thế, giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn.
Thứ ba, đầu tư có tác động thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ của đất nước
Đầu tư trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng, năng lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và của các đơn vị cơ sở. Chính vì vậy, đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia.
Thứ tư, tác động ngắn hạn và dài hạn của đầu tư đối với nền kinh tế
Đầu tư (I) là một trong những bộ phận quan trọng của tổng cầu (AD = C + I + G +X – M). Vì vậy, khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ có tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu. Tuy nhiên, tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đầu vào. Trong dài hạn, khi các thành quả của đầu tư đã đượ huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ gia tăng thì tổng cung cũng sẽ tăng lên. Khi đó sản lượng tiềm năng sẽ tăng và đạt mức cân bằng trong khi giá cả của sản phẩm sẽ có xu hướng đi xuống. Sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế.
1.1.3.2. Trên góc độ doanh nghiệp
Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất, kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật - chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học – kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là hoạt động đầu tư.
1.2. Hiệu quả tài chính của đầu tư
1.2.1. Hiệu quả đầu tư
1.2.1.1. Khái niệm
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây:
Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng nghành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế.
Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
1.2.1.2. Hiệu quả tài chính của đầu tư
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cở sở số vốn đầu tư mà cở sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cở sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau đây:
Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
Etc = ---------------------------------------------------------------
Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra kết quả trên
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etc0.
Trong đó :
Etc0 - Chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. Trong đó, chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tiền có giá trị thay đổi theo thời gian nên khi sử dụng các chỉ tiêu tính bằng tiền phải đảm bảo tính so sánh về mặt giá trị theo thời gian với việc sử dụng tỷ suất r được xác định tùy thuộc vào các nguồn vốn huy động.
1.2.1.3. Các vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu hiệu quả tài chính của đầu tư
Giá trị thời gian của tiền. Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố: lạm phát (cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hóa cùng loại mua được ở giai đoạn sau nhỏ hơn giai đoạn trước), các yếu tố ngẫu nhiên, do thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền.
Cách tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai.
Cách xác định tỷ suất “r” và chọn thời điểm tính toán trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Do tiền có giá trị về mặt thời gian, nên việc chọn thời điểm tính toán cần được quan tâm xem xét. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì thời điểm được chọn để phân tích là thời điểm bắt đầu thực hiện đầu tư. Các dự án có quy mô lớn, thời gian đầu tư dài thì thời điểm được chọn để phân tích là thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Tỷ suất “r’ được sử dụng để tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư. Việc xác định tỷ suất “r” phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng dự án, nó được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Bởi vậy chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động.
+ Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay.
+ Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của đầu tư
1.2.2.1. Đối với dự án đầu tư
Dưới góc độ dự án đầu tư, các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả tài chính gồm có:
Thứ nhất, chỉ tiêu lợi nhuận thuần (Wi), thu nhập thuần của dự án (NPV)
Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này có thể tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai.
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng năm hay giai đoạn hoạt động của đời dự án. Lợi nhuận thuần từng năm (Wi) được tính như sau :
Wi = Oi - Ci
Trong đó : Oi : Doanh thu thuần năm i
Ci : Các chi phí ở năm i, bao gồm tất cả các khoản chi có liên quan đến sản xuất, kinh doanh ở năm i: Chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án theo mặt bằng hiện tại được xác định như sau:
PV(W) = = W1 + W2+ …+ Wn
Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư (quy mô lãi của cả đời dự án). Thu nhập thuần của dự án tại một thời điểm là chênh lệch giữa tổng các khỏan thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về cùng một thời điểm đó. Chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại như: giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động…. Chỉ tiêu này thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại và xác định theo công thức:
NPV =
Trong đó: Bi: Khoản thu của dự án ở năm i. Nó bao gồm doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối dời dự án v.v.
Ci: Khoản chi phí của dự án ở năm i. Nó bao gồm chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án…
n: Số năm hoạt động của đời dự án
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp thuận khi khi NPV0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại, dự án không được chấp nhận khi NPV < 0, khi đó tổng các khoản thu của dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu NPV còn được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau (trong trường hợp không có hạn chế về nguồn vốn).
Thứ hai, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư (RR)
- Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư (1.000đ, 1.000.000đ, …) và mức thu nhập thuần thu được tính cho 1 đơn vị vốn đầu tư .
Trong đó:
Iv0 - Vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (dự án bắt đầu hoạt động).
Wipv - Lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại.
NPV - Thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm hiện tại.
RRi có tác dụng so sánh giữa các năm của đời dự án.
- Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư bình quân năm của đời dự án () được xác định như sau:
=
Trong đó:
- Lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại.
Trong thực tế (trong nghiên cứu tiền khả thi) để tính RR người ta có thể lấy lợi nhuận thuần của một năm hoạt động ở mức trung bình trong đời dự án và áp dụng công thức tính RR giản đơn (không xét đến yếu tố thời gian của tiền) sau đây:
=
Trong đó:
W - Lợi nhuận thuần năm hoạt động trung bình của đời dự án
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư còn có thể tính cho cả đời dự án. Nó phản ánh mức giá trị hiện tại của thu nhập thuần tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư ban đầu.
Thứ ba, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có ()
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần từng năm tính trên 1 đơn vị vốn tự có bình quân của năm đó.
Trong đó: - Tỷ suất sinh lời vốn tự có năm i.
- Vốn tự có bình quân năm i.
Wi - Lợi nhuận thuần năm i.
Nếu tính cho cả đời dự án () chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần của cả đời dự án tính cho một đơn vị vốn tự có bình quân năm của cả đời dự án
Thứ tư, chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và trong điều kiện khác không đổi, thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Trong đó: Oi - Doanh thu thuần năm i(1).
- Vốn lưu động bình quân năm i của dự án.
Hoặc:
Trong đó: - Doanh thu thuần bình quân năm i của dự án.
- Vốn lưu động bình quân năm của cả đời dự án.
Thứ năm, chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí (B/C)
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được với chi phí phải bỏ ra của dự án. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính theo giá trị ở thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai. Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng. Cách tính chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức sau:
= =
Trong đó:
Bi: Doanh thu hay lợi ích ở năm i
Ci: Chi phí năm i
PV(B) : Giá trị hiện tại của các khoản lợi ích bao gồm doanh thu ở các năm của đời dự án
PV(C) : Giá trị hiện tại của các khoản chi phí
Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu B/C, giá trị thanh lý tài sản được khấu trừ vào tổng chi phí sau khi chuyển về cùng mặt bằng thời gian hiện tại.
Chỉ tiêu B/C được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án có hiệu quả khi B/C ≥ 1. Khi đó, tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án, dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, dự án không có hiệu quả khi B/C < 1. Chỉ tiêu này cũng được sử dụng trong so sánh lựa chọn các phương án đầu tư.
Thứ sáu, chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T ≤ tuổi thọ của dự án hoặt T ≤ T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả ._.của dự án càng cao.
Việc xác định chỉ tiêu T tuân theo phương pháp: cộng dồn và trừ dần
Phương pháp cộng dồn: IVo
T: năm thu hồi vốn.
Phương pháp trừ dần : IVi+1 = (1+r) hay IVi = (1+r) ; khi thì i T
IVi : Vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i
(W+D)i : lợi nhuận thuần và khấu hao năm i
= IVi - (W+D)i : Số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i phải chuyển sang năm i+1 để thu hồi tiếp
Thứ bảy, chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cần bằng với tổng chi, tức là:
=
hay : - = 0
Dự án có hiệu quả khi IRR ≥ r giới hạn. Dự án không có hiệu quả khi IRR < r giới hạn. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các nguồn vốn huy động của dự án. Chẳng hạn dự án vay vốn đầu tư, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất vay; nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư, tỷ suất giới hạn là mức chi phí cơ hội của vốn; nếu huy động vốn từ nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất bình quân từ các nguồn huy động v.v…
Thứ tám, chỉ tiêu điểm hoà vốn (T)
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hoà vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hoà vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án có lãi (có hiệu quả) và ngược lại, nếu nhỏ hơn, dự án bị lỗ (không có hiệu quả). Điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của đầu tư thường được sử dụng để đánh giá gồm có:
Thứ nhất, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
Tính cho từng năm:
RRi = =
Trong đó:
Wj - Lợi nhuận thuần của dự án j
với j = 1,2,…,m – Tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i.
Ivb - Vốn đầu tư thực hiện nhưng chưa phát huy tác dụng ở đầu năm của doanh nghiệp.
Ivr - Vốn đầu tư thực hiện trong năm của doanh nghiệp.
Ive - Vốn đầu tư thực hiện nhưng chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp.
Ivhdi - Vốn đầu tư phát huy tác dụng ở năm i
Tính bình quân:
- Lợi nhuận bình quân năm của kỳ nghiên cứu tính theo giá trị ở mặt bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kỳ.
- Vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân năm thời kỳ nghiên cứu được tính cùng mặt bằng với lợi nhuận thuần.
Thứ hai, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tăng thêm của vốn tự có của doanh nghiệp do đầu tư từng năm () hoặc bình quân năm thời kỳ nghiên cứu ()
= ()K> 0
= ()K> 0
Trong đó:
K - Hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư
i - Năm nghiên cứu
t - Thời kỳ nghiên cứu
Thứ ba, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kỳ nghiên cứu (t) so với kỳ trước (t-1)
= (Tt – Tt-1)K < 0
Thứ tư, mức tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từng năm hoặc bình quân năm thời kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
ELi = (ELi - ELi-1)K > 0
Lt = (Lt - Lt-1)K > 0
Trong đó:
ELi - Mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i-1
Lt - Mức tăng năng suất lao động bình quân năm thời kỳ t so với thời kỳ trước t-1
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư
Mỗi công cuộc đầu tư, trong suốt quá trình từ khi nghiên cứu, triển khai và đưa vào vận hành cho đến khi chấm dứt hoạt động, đều chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Các nhân tố này biến động không ngừng và ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Các nhân tố khách quan bao gồm nhóm nhân tố vĩ mô như: các điều kiện về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường xã hội, văn hóa, các điều kiện tự nhiên và công nghệ... Các nhân tố vi mô gồm có: nhu cầu về sản phẩm của dự án đầu tư, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, các yếu tố đầu vào của dự án, các trung gian, các giới công chúng...Các nhân tố nội tại có thể ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư bao gồm: phương án đầu tư, nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, tổ chức quản lý của chủ đầu tư ....
Do số lượng các yếu tố có ảnh hưởng tới một dự án đầu tư tương đối nhiều, bản luận văn này sẽ chỉ đề cập tới khía cạnh hiệu quả tài chính và một số nhân tố tác động trực tiếp.
1.3.1. Cung - cầu thị trường về sản phẩm của dự án
Các chủ đầu tư luôn quan tâm tới nhu cầu về sản phẩm của dự án, nó chính là những nhu cầu có khả năng thanh toán hay những cá nhân này sẵn sàng tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Sự biến động của cầu về sản phẩm của dự án nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả của dự án đầu tư. Ngay từ giai đoạn nghiên cứu lập dự án, chủ đầu tư phải phân tích tình hình cung - cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở quá khứ và hiện tại, dự báo cầu sản phẩm dự án trong tương lai, dự báo cung sản phẩm trong tương lai. Nền tảng cốt lõi của mọi quyết định đầu tư đều dựa trên sự hiểu biết hành vi và nhu cầu của khách hàng. Để hiểu được nhu cầu này, chủ đầu tư phải thường xuyên nghiên cứu và xác định được xu hướng biến đổi tiêu dùng của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đang tạo ra cơ hội hay nguy cơ gì đối với hoạt động đầu tư. Nhu cầu về sản phẩm của dự án tăng trưởng ổn định sẽ giúp dự án hoạt động với công suất đã định, doanh thu đều đặn là một trong những điều kiện quan trọng để dự án thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Để công cuộc đầu tư đạt hiệu quả, chủ đầu tư cần nghiên cứu thấu đáo các đối thủ cạnh tranh cũng như những khách hàng hiện có và tiềm năng của mình từ khi lập dự án và trong suốt thời gian khai thác vận hành. Điều đó đặc biệt cần thiết khi thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì mức tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư chỉ có thể tăng được bằng cách giành giật nó từ các đối thủ cạnh tranh. Những động thái của đối thủ cạnh tranh tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những sản phẩm tương tự với dự án sẽ ảnh hưởng tới doanh số, thị phần từ đó tác động đến hiệu quả của dự án đầu tư. Chủ đầu tư cần phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị trường, thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh/yếu và các cách phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó các chủ đầu tư lựa chọn và xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đạt được hiệu quả mong muốn.
1.3.3. Lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như dùng tiền để đầu tư, mua sắm thiết bị hay gửi tiền vào ngân hàng. Do những ảnh hưởng này, lãi suất là một biến số luôn được các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ. Lãi suất được xác định trên cơ sở quan hệ cung - cầu vốn vay và cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Đối với hoạt động đầu tư, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả đầu tư. Một dự án được tài trợ bằng vốn tự có sẽ không phải định kỳ trả nợ gốc và lãi vay. Một dự án được tài trợ bằng vốn vay với lãi suất cao sẽ khó đạt hiệu quả hơn trường hợp được vay vốn với lãi suất thấp. Khi lãi suất tăng cao, sẽ có ít dự án thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả khi đánh giá cơ hội đầu tư và ngược lại khi lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và nhiều dự án thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả hơn.
1.3.4. Chi phí các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào của một dự án bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, năng lượng, lao động... Các yếu tố này quyết định giá thành, tính đều đặn và nhịp nhàng của quá trình sản xuất, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của đầu tư.
Khi giá cả của yếu tố đầu vào có sự biến động sẽ tác động trực tiếp vào chi phí thực hiện đầu tư, chi phí vận hành kết quả đầu tư làm thay đổi dòng tiền dự án từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của đầu tư. Nếu giá cả các yếu tố đầu vào biến động giảm sẽ làm giảm chi phí dự án và tăng hiệu quả của dự án đầu tư. Ngược lại, nếu là biến động tăng sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư.
Sự sẵn có của các yếu tố đầu vào cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả của dự án đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của nguồn cung cấp đều ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, công suất khai thác, gây bất ổn về sản xuất và tiêu thụ từ đó tác động tiêu cực tới hiệu quả chung của dự án.
1.3.5. Tổ chức và quản lý
Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của nhà đầu tư và tiếp tục trong toàn bộ quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Xuyên suốt các giai đoạn này, vai trò của nó ngày càng rõ dần để cuối cùng hình thành một bộ máy quản lý chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công cuộc đầu tư.
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải biết tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về nguồn lực tài chính, thị trường, kỹ thuật, công nghệ và những lợi ích tài chính, kinh tế có khả năng đạt được. Ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, việc tổ chức quản lý tốt sẽ giúp nhà đầu tư định hướng cụ thể cho công cuộc chuẩn bị đầu tư và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu và điều phối công việc.
Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn mà đơn vị thực hiện đầu tư cần phải có một bộ máy đủ mạnh, có năng lực tổ chức, điều phối, hoạch định nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu trên từng phần việc cụ thể, đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các yếu tố cần thiết theo tiến độ thi công. Sự chậm trễ và kéo dài thời hạn hoàn tất công trình sẽ dẫn đến sự hạn chế phát huy hiệu quả hoạt động đầu tư và do đó gây ra nhiều hậu quả khác khi dự án đi vào hoạt động.
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư chính là giai đoạn dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả khai thác các nguồn lực, lợi ích kinh tế, tài chính của dự án đầu tư đạt cao hay thấp từ giai đoạn này trở đi phụ thuộc rất nhiều vào tài tổ chức, điều phối và quản lý các mặt hoạt động kinh doanh của nhân viên và bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VINALINES
2.1. Tổng quan về công ty vận tải biển Vinalines
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Tổng công ty) được thành lập theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Thực hiện chương trình đầu tư và đổi mới đội tàu được xác định là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty. Việc thực hiện nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001. Đây là chương trình hợp tác quan trọng giữa Tổng công ty Hàng hải và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được sự ủng hộ và hỗ trợ của chính phủ.
Công ty Vận tải biển Vinalines (Công ty) là một đơn vị hạnh toán phụ thuộc của Tổng công ty. Công ty được thành lập năm 2002 dựa trên cơ sở ban đầu là một ban quản lý tàu của Tổng công ty, có nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu do Tổng công ty trực tiếp đầu tư và phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể tóm tắt thành 2 thời kỳ:
Từ 1996 – 2002: Hoạt động dưới danh nghĩa một ban quản lý tàu của Tổng công ty với nhiệm vụ quản lý và khai thác 10 tàu container do Tổng công ty mua, thuê mua v.v. Đây cũng là giai đoạn ban đầu xây dựng, hình thành và củng cố bộ máy.
Từ 2002 – nay: Xuất phát từ nhu cầu quản lý và khai thác đội tàu của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, ngày 08/05/2002 Công ty Quản lý tàu biển Văn lang trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt nam (tên gọi ban đầu của công ty Vận tải biển Vinalines) đã được thành lập theo quyết định số 1332/2002/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Theo chủ trương phát triển đội tàu của Tổng công ty, công ty liên tục được bổ sung thêm 08 tàu đóng mới trong nước theo chương trình đóng mới 32 tàu được ký kết giữa Tổng công ty và VINASHIN, mua 01 tàu container và 02 tàu chở dầu sản phẩm. Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ các tàu mới, hiện đại, cỡ lớn để tăng cường chất lượng và cải thiện cơ cấu đội tàu, công ty cũng đã tiến hành thanh lý bớt các tàu quá cũ, hoạt động kém hiệu quả. Trong thời gian tới đây, theo kế hoạch của Tổng công ty, công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận các tàu đóng mới trong nước chủ yếu là các tàu chở hàng bách hóa và nhập khẩu thêm các loại tàu chuyên dụng khác mà các nhà máy đóng tàu trong nước hiện chưa đủ khả năng đóng được.
Đến nay đội tàu công ty đã có 16 tàu các loại với tổng trọng tải là 286,810 DWT, tuổi bình quân là 10.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là vận tải biển, bao gồm dịch vụ vận tải container nội địa giữa các cảng nội địa của Việt nam, giữa Việt nam và Hồng Kông, một số tàu container được cho các người thuê nước ngoài thuê định hạn khai thác các tuyến khu vực nội Á và Ấn độ dương. Các tàu hàng khô, tàu dầu được cho thuê định hạn chuyên chở khắp các đại dương. Xen kẽ các hợp đồng định hạn, công ty cũng tự khai thác các lô hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và các chủ hàng quốc tế khác. Ngoài hoạt động chính là vận tải biển, công ty cũng tham gia kinh doanh vận tải container đường bộ.
2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Khai thác tàu hàng khô và tàu dầu
Phòng Kế hoạch
Phòng An toàn hàng hải
Phòng Khai thác tàu container
Phòng Thuyền viên
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Thị trường
VPĐD tại Hải phòng
Phòng Tổ chức - Tiền lương
Phòng Quản lý container
VPĐD tại HCM
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kinh doanh vận tải đường bộ
Phòng Vật tư
Ban gi¸m ®èc:
Thừa ủy quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty, quản lý và điều hành trùc tiÕp các hoạt động đầu tư, kinh doanh, tài chính cña C«ng ty.
NhiÖm vô cña Phßng An toµn hµng h¶i:
Phßng An toµn hµng h¶i cã chøc n¨ng thùc hiÖn c«ng t¸c ph¸p chÕ hµng h¶i, thanh tra an toµn vµ an ninh hµng h¶i. ChÞu tr¸ch nhiÖm xö lý c¸c sù cè liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña ®éi tµu. Nghiªn cøu, ®Ò xuÊt c¸c biÖn ph¸p n©ng cao kh¶ n¨ng qu¶n lý an toµn ®éi tµu, triÓn khai, theo dâi, vËn hµnh vµ duy tr× hÖ thèng qu¶n lý an toµn, kÕ ho¹ch an ninh tµu cña c«ng ty. Phßng còng cã tr¸ch nhiÖm gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn b¶o hiÓm, th¬ng lîng, ®ßi båi thêng c¸c sù cè n»m trong ph¹m vi b¶o hiÓm..
NhiÖm vô cña Phßng Kü thuËt
Phòng Kỹ thuật cã chøc n¨ng quản lý c«ng t¸c söa ch÷a, b¶o dìng, x©y dùng c¸c quy tr×nh, thiÕt lËp c¸c ®Þnh møc kü thuËt cho đội tµu c«ng ty nh»m ®¶m b¶o duy trì t×nh tr¹ng kü thuËt theo ®óng quy ph¹m cña ®¨ng kiÓm, tiªu chuÈn quèc tÕ vµ các yªu cÇu khai th¸c kinh doanh. Phßng còng chÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý chÊt lîng vµ sè lîng c¸c phô tïng vËt t phôc vô cho c¸c kÕ ho¹ch b¶o qu¶n vµ söa ch÷a.
NhiÖm vô cña Phßng VËt t
Phßng VËt t cã chøc n¨ng qu¶n lý toµn bé c¸c ho¹t ®éng liªn quan ®Õn t×m kiÕm nguån phô tïng vËt t, ®¸nh gi¸ lùa chän nhµ cung øng mua s¾m, dù tr÷ vËt t, x©y dùng c¸c ®Þnh møc tån kho vËt t cho ®éi tµu, cung cÊp vµ gi¸m s¸t qu¸ tr×nh sö dông vËt t cña ®«Þ tµu nh»m ®¶m b¶o cung cÊp vËt t ®ñ c¶ sè lîng vµ chÊt lîng ®Ó tµu ho¹t ®éng an toµn, hiÖu qu¶ còng nh phôc vô cho c«ng t¸c söa ch÷a, b¶o qu¶n, lªn ®µ cña ®éi tµu.
Nhiệm vụ của Phòng kế hoạch:
Chøc n¨ng chñ yÕu cña Phßng kÕ ho¹ch lµ c¨n cø vµo t×nh h×nh s¶n xuÊt kinh doanh, x©y dùng, gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn vµ hoµn thµnh c¸c kÕ ho¹ch vÒ sản lượng, doanh thu, lîi nhuËn theo định kì quý, tháng, năm của công ty. Phèi hîp víi c¸c bé phËn liªn quan trong c«ng t¸c lËp, thÈm ®Þnh, tr×nh duyÖt vµ tæ chøc thùc hiÖn c¸c dù ¸n ®Çu t do C«ng ty lµm chñ ®Çu t. Qu¶n lý hµnh chÝnh, trËt tù néi vô C«ng ty và hÖ thèng liªn l¹c, internet, m¹ng m¸y tÝnh cña c«ng ty.
NhiÖm vô cña Phßng Tæ chøc tiÒn l¬ng
Phßng Tæ chøc tiÒn l¬ng cã chøc n¨ng tham mu cho Gi¸m ®èc vÒ c«ng t¸c tæ chøc, chÕ ®é tiÒn l¬ng. X©y dùng vµ gi¸m s¸t hÖ thèng chÊm c«ng, ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ c«ng t¸c cña c¸c CBCNV, hÖ thèng l¬ng thëng .v.v. Qu¶n lý c«ng t¸c tæ chøc nh©n sù, tuyÓn dông, an toµn lao ®éng cña c¸n bé vµ thuyÒn viªn c«ng ty.
Nhiệm vụ của Phßng Khai th¸c tµu hµng kh« và tàu dầu
Phßng Khai th¸c tµu hµng kh« và tàu dầu cã chøc n¨ng tæ chøc kinh doanh c¸c tµu hµng kh« và tàu dầu của công ty. Chức năng này bao gồm các hoạt động liên quan tới việc tìm hàng, giao kết các hợp đồng vận chuyển và cho thuê tàu, tìm đại lý tại các cảng mà tµu hµng kh«, tàu dầu ghÐ vµo. Qu¶n lý vµ chØ ®¹o c«ng t¸c bèc xÕp, giao nhËn hµng ho¸ t¹i c¸c c¶ng. ChÞu tr¸ch nhiÖm liªn l¹c víi c¸c tµu, xö lý c¸c c«ng viÖc kh¸c cã liªn quan tíi ho¹t ®éng khai th¸c ®éi tµu hµng kh«, tàu dầu
Nhiệm vụ của Phßng khai th¸c tµu container:
Phßng Khai th¸c tµu container cã chøc n¨ng tæ chøc kinh doanh c¸c tµu container của công ty, bao gồm các nghiÖp vô m«i giíi thuª vµ cho thuª tµu container nh»m ®¶m b¶o ®éi tµu container cña c«ng ty ho¹t ®éng æn ®Þnh vµ hiÖu qu¶, Phßng gi÷ vai trß lµ ®Çu mèi liªn l¹c vµ trùc tiÕp chØ ®¹o c¸c tµu container trong qu¸ tr×nh hµnh h¶i vµ lµm hµng t¹i c¶ng. Phßng chÞu tr¸ch nhiÖm t×m kiÕm, chØ ®Þnh vµ gi¸m s¸t c¸c ®¹i lý, phèi hîp víi c¸c phßng chøc n¨ng kh¸c trong qu¶n lý ho¹t ®éng khai th¸c cña c¸c tµu ho¹t ®éng trªn tuyÕn vËn t¶i néi ®Þa vµ ViÖt Nam – Hång k«ng.
Nhiệm vụ của Phßng ThÞ trêng
Phßng ThÞ trêng cã chøc n¨ng nghiªn cøu thÞ trêng, t×m kiÕm nguån hµng, x©y dùng c¸c ch¬ng tr×nh khuyÕn m·i, qu¶n lý c¸c kh¸ch hµng cña c«ng ty. Phßng ThÞ trêng cã tr¸ch nhiÖm nghiªn cøu, x©y dùng biÓu cíc cña tuyÕn vËn t¶i néi dÞa vµ quèc tÕ, qu¶n lý ho¹t ®éng b¸n hµng, thu cíc vµ c¸c ho¹t ®éng liªn quan tíi c«ng t¸c chøng tõ hµng ho¸, giao nhËn hµng, ch¨m sãc kh¸ch hµng…
NhiÖm vô cña Phßng qu¶n lý container:
Phßng qu¶n lý container chÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý theo dâi qu¸ tr×nh lu©n chuyÓn cña tÊt c¶ c¸c container thuéc quyÒn së h÷u cña công ty theo c¸c quy ®Þnh cña c«ng ty nh»m ®¶m b¶o cho c¸c ®Çu bÕn lu«n cã ®Çy ®ñ thiÕt bÞ trong t×nh tr¹ng tèt s½n sµng phôc vô cho ho¹t ®éng ®ãng hµng. Phßng cã chøc n¨ng x©y dùng vµ thùc hiÖn c¸c kÕ ho¹ch söa ch÷a, ®Çu t vá container ®Ó thay thÕ c¸c vá cò theo chñ tr¬ng cña c«ng ty.
NhiÖm vô cña Phßng Tµi chÝnh KÕ to¸n
Phßng Tµi chÝnh KÕ to¸n cã chøc n¨ng thùc hiÖn c¸c quy tr×nh h¹ch to¸n, thanh to¸n theo ph©n cÊp cña Tæng c«ng ty vµ c¸c quy ®Þnh hiÖn hµnh cña nhµ níc, nh»m ®¶m b¶o cho ho¹t ®éng thu chi cña c«ng ty ®îc chÝnh x¸c, hîp ph¸p. Phßng chÞu tr¸ch nhiÖm x©y dùng vµ triÓn khai hÖ thèng b¸o c¸o tµi chÝnh mét c¸ch kÞp thêi, ®Çy ®ñ vµ tin cËy nh»m cung cÊp cho l·nh ®¹o c«ng ty c¸c th«ng tin cÇn thiÕt gióp cho viÖc ra c¸c quyÕt ®Þnh s¶n xuÊt kinh doanh ®îc nhanh chãng vµ chÝnh x¸c.
NhiÖm vô cña Phßng Kinh doanh vËn t¶i ®êng bé
Phßng Kinh doanh vËn t¶i ®êng bé cã chøc n¨ng khai th¸c ®éi xe vËn chuyÓn container cña c«ng ty, phèi hîp víi c¸c bé phËn cã liªn quan cung øng c¸c dÞch vô door to door cho kh¸ch hµng cña c¸c tuyÕn vËn t¶i container nh»m t¨ng cêng vµ duy tr× æn ®Þnh nguån hµng cho c¸c tuyÕn.
NhiÖm vô cña Phßng ThuyÒn viªn
Phßng ThuyÒn viªn cã chøc n¨ng x©y dùng, tuyÓn dông, ph¸t triÓn vµ qu¶n lý ®éi ngò thuyÒn viªn cho c«ng ty. Phßng chÞu tr¸ch nhiÖm ®iÒu ®éng thuyÒn viªn ®¶m b¶o tÊt c¶ c¸c tµu cña C«ng ty ®îc bè trÝ ®Çy ®ñ thuyÒn viªn cã chÊt lîng. Tæ chøc c¸c ch¬ng tr×nh tuyÓn dông, ®¸nh gi¸, huÊn luyÖn vµ ®µo t¹o sü quan thuyÒn viªn phôc vô cho nhu cÇu sö dông hµng n¨m.
Tổng số CBCNV làm việc trên bờ: 149 người
Trong đó: tại Hà nội: 83 người
tại Hải phòng: 42 người
tại Hồ Chí Minh: 24 người
Số lượng sỹ quan, thuyền viên: 280 người
Tổng cộng: 429 người
2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, Công ty Vận tải biển Vinalines đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt với lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động luôn được mở rộng, trong đó tập trung vào một số dịch vụ chính như sau:
Vận tải container nội địa tuyến Bắc-Nam và ngược lại
Vận tải container tuyến nước ngoài
Vận tải container bằng đường bộ
Vận tải hàng khô bằng đường biển
Vận tải dầu sản phẩm bằng đường biển
Vận tải đa phương thức
Cho thuê tàu định hạn
Logistics
2.2. Hoạt động đầu tư phát triển đội tàu của Công ty
Hoạt động đầu tư phát triển đội tàu của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn như sau :
Giai đoạn 1 từ 1996 – 2002 : giai đoạn này công ty tập trung vào đầu tư, quản lý và khai thác 10 tàu container có sức chở từ 200 teu đến 1080 teu.
Giai đoạn 2 từ 2003 – 2006 : giai đoạn này công ty bắt đầu đặt đóng và tiếp nhận 06 tàu chở hàng bách hóa từ các nhà máy đóng tàu trong nước. 6 tàu này gồm 02 chiếc có trọng tải 6,500 DWT và 04 chiếc trọng tải 12,500 DWT. Đây cũng là nhóm tàu mà bản luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu trong các phần tiếp theo.
Giai đoạn 3 từ 2007 đến nay : trong giai đoạn này, đặc biệt là vào cuối năm 2007, công ty đã đầu tư tương đối mạnh mẽ vào nhóm tàu dầu và hàng khô cỡ lớn hơn, bán bớt một số tàu container hoạt động không hiệu quả. Do số liệu về hoạt động đầu tư giai đoạn này chưa đủ lớn nên vấn đề hiệu quả đầu tư sẽ được đặt ra trong một nghiên cứu khác.
Chi tiết về ba giai đoạn này sẽ được mô tả chi tiết trong phần tiếp theo đây:
2.2.1. Giai đoạn từ 1996 đến 2002
Đây là giai đoạn ban đầu, hoạt động dưới danh nghĩa là Ban quản lý tàu của Tổng công ty khai thác một đội tàu gồm 10 tàu container do Tổng công ty mua và thuê mua, với tổng trọng tải là 106.692 DWT, khả năng chuyên chở là 6.942 TEU, tuổi tàu bình quân năm 2002 là 17.2, cụ thể như ở bảng 1dưới đây.
Bảng 1: Đội tàu công ty - 2002
Stt
Tên tàu
Năm
đóng
Nơi
Đóng
Năm
nhận
Loại
tàu
Trọng tải
(DWT)
Sức chở
(Teu)
Văn Lang
1983
Đan mạch
03/1996
Container
6,000
426
Hồng Bàng
1983
Đan mạch
06/1996
Container
6,000
426
Mê Linh
1983
Hàn Quốc
02/1997
Container
11,235
594
Vạn Xuân
1984
Hàn Quốc
03/1997
Container
11,235
594
Diên Hồng
1984
Nhật
01/1998
RoRo
6,289
198
Phong Châu
1983
Đức
05/1999
Container
16,030
1,088
Văn Phong
1985
Achentina
12/2000
Container
10,600
556
Phú Mỹ
1988
Đức
12/2000
Container
14,101
1,020
Phú Tân
1988
Đức
04/2001
Container
14,101
1,020
Vn Sapphire
1987
Đức
08/2001
Container
14,101
1,020
Tổng cộng
106,692
6,942
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của công ty năm 2002
Ta có thể thấy quy mô đội tàu năm 2002 còn tương đối nhỏ, tất cả đều là tàu container, tuổi tàu cao, kinh doanh chủ yếu là cho các doanh nghiệp vận tải trong nước và quốc tế thuê định hạn.
2.2.2. Giai đoạn từ 2003 đến 2006
Đây là thời kỳ bắt đầu triển khai chương trình hợp tác đóng mới 32 tàu giữa Tổng công ty Hàng hải Việt nam và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Để có thể tiếp nhận, quản lý và khai thác các tàu được đầu tư mới sẽ bắt đầu bàn giao từ 2004 cũng như đội tàu hiện có một cách có hiệu quả, Ban quản lý tàu đã được nâng cấp thành một doanh nghiệp trực thuộc của Tổng công ty lấy tên là công ty Vận tải biển Vinalines (với tên gọi ban đầu là công ty Quản lý tàu biển Văn Lang).
Bảng 2: 06 tàu đặt đóng mới trong nước giai đoạn 2003 - 2006
Stt
Tên tàu
Nơi
đóng
Năm
nhận
Loại
tàu
Trọng tải
(DWT)
Dung tải
(GRT)
1
Hoa Lư
VN
01/2004
Bách hóa
6,500
4,085
2
Âu Cơ 1
VN
01/2006
Bách hóa
6,500
4,085
3
Tây Sơn 1
VN
12/2004
Bách hóa
13,394
8,216
4
Tây Sơn 2
VN
03/2005
Bách hóa
13,310
8,216
5
Tây Sơn 3
VN
08/2005
Bách hóa
13,285
8,216
6
Tây Sơn 4
VN
01/2006
Bách hóa
13,303
8,216
Cộng
66,332
41,034
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động công ty năm 2006
Sau khi ổn định bộ máy, từ năm 2004 - 2006 công ty bắt đầu tiếp nhận thêm 06 tàu hàng khô với tổng trọng tải là 65,489 DWT (02 tàu loại 6,500 DWT và 04 tàu loại 12,500 DWT) thuộc chương trình đóng mới 32 tàu biển tại các nhà máy của VINASHIN theo quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001, cụ thể bao gồm các tàu trong bảng 2 trên đây:
Các tàu này được chia làm 02 nhóm, trong mỗi nhóm này bao gồm các tàu chị em “sister ships” có thiết kế giống hệt nhau:
Nhóm tàu có trọng tải 6,500 DWT gồm các tàu: Hoa Lư và Âu Cơ
Nhóm tàu có trọng tải 12,500 DWT gồm các tàu: Tây Sơn 1, Tây Sơn 2, Tây Sơn 3 và Tây Sơn 4.
06 tàu này sẽ là đối tượng nghiên cứu của luận văn trong các phần tiếp theo. Các đặc trưng thiết kết của hai nhóm tàu này được mô tả chi tiết tại các phụ lục 1 và 2.
Như vậy, tính đến hết năm 2006, đội tàu của công ty bao gồm 16 tàu trong đó có 10 chiếc tàu container và 06 tàu chở hàng bách hóa, nâng tổng trọng tải đội tàu lên 173,024 DWT, với tuổi trung bình là 13,8. Trong giai đoạn này, ngoài việc cho thuê định hạn các tàu container, công ty bắt đầu triển khai và khai thác tuyến vận tải container nội địa, kết hợp tự khai thác và cho thuê định hạn các tàu chở hàng bách hóa mới tiếp nhận.
2.2.3. Giai đoạn từ 2007 đến nay
Trong năm 2007 công ty đã thực hiện đầu tư một loạt tàu thông qua đóng mới trong nước và nhập khẩu, bán bớt một số tàu container quá cũ hoạt động không hiệu quả, chuyển giao 02 tàu hàng khô 6,500 DWT cho các chi nhánh của Tổng công ty tại Hải phòng và Hồ Chí Minh theo quyết định điều chuyển tài sản của Tổng công ty. Cụ thể như sau:
Bàn giao 02 tàu hàng khô Hoa lư và Âu Cơ 1 cho 02 chi nhánh của Tổng công ty theo chỉ đạo điều chuyển tài sản của Tổng công ty.
Bán 02 tàu container Văn Lang và Hồng Bàng cho một doanh nghiệp thành viên khác của Tổng công ty là công ty INLACO Hải Phòng. Bán giải bản 01 tàu container Phong Châu.
Mua 01 tàu container sức chở 588 TEU, đóng năm 1998, đặt tên là tàu Vinalines Pioneer.
Mua 02 tàu chở dầu sản phẩm và hóa chất, trọng tải 50,530 DWT/chiếc, đóng năm 2006, đặt tên lần lượt là Vinalines Glory và Vinalines Galaxy.
Tiếp nhận 02 tàu đóng mới trong nước, trọng tải 22,500 DWT/chiếc, đặt tên lần lượt là Vinalines Mighty và Vinalines Unity.
Như vậy, tính đến cuối năm 2007, đội tàu công ty được đầu tư mạnh mẽ đã làm thay đổi cơ bản về cơ cấu cũng như tuổi tàu. Tổng trọng tải đội tàu đạt: 286,810 DWT, bình quân: 10,5 tuổi, sức chở của nhóm tàu container đạt: 5,590 TEUS, cụ thể như bảng 3 dưới đây. Cơ cấu đội tàu tính theo trọng tải cũng đã được thay đổi căn bản, cụ thể như biểu đồ 1 dưới đây:
Biểu đồ 1: Cơ cấu đội tàu công ty VTB Vinalines - 2007
Bảng 3: Danh sách đội tàu công ty năm 2007
Stt
Tên tàu
Năm
đóng
Nơi
Đóng
Năm
nhận
Loại
tàu
Trọng tải
(DWT)
1
Mê Linh
1983
Hàn Quốc
02/1997
Container
11,235
2
Vạn Xuân
1984
Hàn Quốc
03/1997
Container
11,235
3
Diên Hồng
1984
Nhật
01/1998
RoRo/cont
6,289
4
Văn Phong
1985
Achentina
12/2000
Container
10,600
5
VN Sapphire
1987
Đức
09/2001
Container
14,101
6
Phú Mỹ
1988
Đức
12/2000
Container
14,101
7
Phú Tân
1988
Đức
04/2001
Container
14,101
8
Vinalines Pioneer
1998
Nhật
02/2007
Container
9,088
9
Tây Sơn 1
2004
Việt Nam
12/2004
Bách hóa
12,500
10
Tây Sơn 2
2005
Việt Nam
03/2005
Bách hóa
12,500
11
Tây Sơn 3
2005
Việt Nam
08/2005
Bách hóa
12,500
12
Tây Sơn 4
2005
Việt Nam
01/2006
Bách hóa
12,500
13
Vinalines Mighty
2007
Việt Nam
06/2007
Bách hóa
22,500
14
Vinalines Unity
2007
Việt Nam
12/2007
Bách hóa
22,500
15
Vinalines Glory
2006
Hàn Quốc
07/2007
Tàu dầu
50,530
16
Vinalines Galaxy
2007
Hàn Quốc
12/2007
Tàu dầu
50,530
Tổng cộng
286,810
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của công ty năm 2007)
2.3. Một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong đầu tư phát triển đội tàu
Tình hình đầu tư phát triển đội tàu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.3.1. Thuận lợi
- Nhìn chung, hoạt động đầu tư phát triển đội tàu của công ty Vận tải biển Vinalines đang gặp nhiều thuận lợi. Năm 2007 được đánh dấu là bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO đã tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2007 đạt mức kỷ lục 20,3 tỷ USD, tăng 68,8% so với thực hiện năm 2006, đây là mức tăng cao nhất so với các năm trước đây. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 20,5%, kim ngạch nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá giữa các vùng miền trong nước và xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, 81,5% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện do các hãng vận tải nước ngoài đảm nhận. Như vậy lĩnh vực vận tải biển còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho công ty phát triển và nâng cấp đội tàu của mình.
- Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty, một doanh nghiệp nhà nước hàng đầu về hàng hải của Việt Nam, công ty luôn được quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt về sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư, các thủ tục triển khai các dự án đóng mới, các hoạt động đối ngoại phục vụ sản xuất kinh doanh, các vấn đề về pháp lý v.v. đặc biệt là việc sử dụng thương hiệu Vinalines của Tổng công ty.
- Sau một thời gian xây dựng và củng cố, đến nay bộ máy công ty đã hoạt động ổn định. Nhân lực quản lý trên bờ cũng như đội ngũ sỹ quan thuyền viên tuy chưa hoàn chỉnh về số lượng và chất lượng nhưng cũng đã đảm đương được khối lượng công việc hiện nay. Hệ thống các quy định, quy chế liên quan đến công tác quản lý, khai thác, an toàn, kỹ thuật, vật tư, hành chính, tổ chức, nhân sự v.v. đang ngày càng hoàn thiện tạo ra nền tảng quan trọng cho việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tới đây.
- Chính phủ đã và đang thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển, trong đó có ngành đóng tàu và vận tải biển. Hàng loạt các nhà máy đóng tàu đang được xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất với trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Chính phủ đã có những bước đi cụ thể trong các chủ trương định hướng phát triển đội tàu quốc gia, các chương trình hỗ trợ vay vốn đầu tư đóng tàu trong n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7839.doc