Lời nói đầu
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất phi vật chất không thể thiếu được ở bất cứ một quốc gia nào. Giao thông vận tải cũng là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng. Nó quyết định rất lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, hành khách ngày càng phát triển. Trong giao thông vận tải
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì xe ô tô là một phương tiện phổ biến nhất, được sử dụng rông rãi nhất với những ưu điểm nổi bật về tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh, giá thành vận chuyển thấp. Vận chuyển bằng xe ôtô đã đảm bảo được một phần quan trọng nhu cầu vận tải của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, bên cạnh tốc độ xây mới,mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống không tương xứng với tốc độ tăng phương tiện giao thông mà tình trạng vi phạm luật lệ an toàn giao thông như phóng nhanh vượt ẩu... Đã dẫn đến tình hình giao thông đường bộ ngày càng gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản cho các chủ xe cũng như toàn xã hội.
Vì vậy, để bảo vệ cho chủ xe ôtô trong thời gian lưu hành, bảo hiểm vật chất xe ôtô ra đời và phát triển. Sự ra đời của bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ.
Từ khi ra đời, nghiệp vụ này đẫ khẳng định được tính ưu việt và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiệp vụ vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, xem xét để đưa ra các biện pháp khắc phục tốt hơn để có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng của nghiệp vụ, chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại phòng bảo hiểm phi hàng hải của công ty bảo hiểm Hà Nội em đã chọn đề tài : “Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội “ để làm chuyên đề thực tập và luận văn tốt nghiệp.
Nội dung chính của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm ba phần.
Phần I: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe ôtô
Phần II : Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội .
Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thâ`y giáo Nguyễn Văn Định và cùng với sự giúp của các cô, các chú phòng bảo hiểm phi nhân thọ của công ty bảo hiểm Hà Nội. Nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ góp ý của thầy giáo và của các cô, các chú trong phòng bảo hiểm phi nhân thọ để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần i :lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe ôtô
I - sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ôtô
1 . Đặc điểm của ngành giao thông đường bộ
Trong nền kinh tế quốc dân giao thông vận tải là ngành giữ vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế đất nước. Giao thông vận tải là một phần của cơ sở hạ tầng . Một đất nước muốn phát triển nhanh chóng và ổn định thì cần phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc. Nói cách khác cơ hạ tầng phải đi trước một bước, trong đó giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Xã hội ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng đựoc mở rộng. Đây là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải với các hình thức vận chuyển ngày càng phong phú đa dạng như: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không.
Giao thông vận tải đường bộ giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được coi như huyết mạch của nền kinh tế. Trong giao thông vận tải đường bộ thì vận chuyển bằng xe ô tô thường được con người sử dụng phổ biến nhất, bởi vì các ưu điểm của nó là:
- Phương tiện xe ô tô có tính linh hoạt cao, hoàn thành quá trình vận chuyển tương đối nhanh và rẻ, với rất nhiều chủng loại xe ô tô có thể chở con người hàng hoá tới mọi nơi, mọi lúc năng gây tại nạn lớn. Bởi vì bản thân quá trình hoạt động của xe ô tô là nguy hiểm cao, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng đường xá, tinh thần trách nhiệm của người điều khiển xe ô tô, tình trạng kỹ thuật của xe và mức độ sử dụng phương tiện.
Trong những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nước, giao thông vận tải nước ta, đặc biệt là vận tải bằng xe cơ giới nói chung và bằng xe ô tô nói riêng phát triển rất mạnh, nó không thể thiếu được cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó là cầu nối về quan hệ kinh tế văn hoá giữa các trung tâm kinh tế, các vùng với nhau.
Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay, thì hệ thống đường giao thông còn chật hẹp, chất lượng nhiều đoạn đường còn kém và việc tu sửa đường xá còn mang tính chất tạm thời. Có những con đường mới được thi công có mặt đường tốt lại thiếu các biện pháp giảm thiểu tai nạn như xây dựng cầu vượt dân sinh, biển báo. Bên canh đó số đầu xe tham gia giao thông ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều xe cũ được tân trang lại rồi cho lưu hành nhưng không đảm bảo độ an toàn. Mặt khác, lái xe không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, say rượu ngày càng tăng.
Theo thống kê, trong năm 1998 ở Việt Nam có 20.668 vụ tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Năm 1999 cả nước đã xảy ra 21.420 vụ tai nạn giao thông khiến cho 7061 người thiệt mạng và làm bị thương 24.171 người, có thể nói cứ mổi ngày trong năm 1999 có gần 20 người chết vì tai nạn giao thông. Thiệt hại về tài sản hàng năm do tai nạn giao thông lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nếu tính bình quân thiệt hại của một vụ tai nạn giao thông thông thường có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Do vậy, tai nạn giao thông vẫn là mối đe doạ hàng ngày hàng giờ đối với các tài sản của các chủ phương tiện xe ô tô.
2 – Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ô tô
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng, nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Rủi ro luôn hiện diện ở trong mọi hoạt động của con người. Có thể nói rủi ro là sự tồn tại khách quan mà con người buộc phải chấp nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng xe cơ giới nó chung và bằng xe ô tô nói riêng.
Vận chuyển bằng phương tiện ô tô đã được sử dụng rất lâu, đây là phương tiện đảm nhiệm chủ yếu việc vận chuyển khối lượng hàng hoá và hành khách. Nhưng vận chuyển đường bộ bằng xe ô tô có tính cơ động cao, tính việt giã tốt và đã tham gia triệt để quá trình vận chuyển vì vậy xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn so với các loại hình giao thông đường bộ khác. Do đó, chủ xe luôn phải đương đầu với nhiều nguy cơ rủi ro khác nhau. Để có thể đương đầu với những rủi ro thì cá chủ xe có thể sử dụng phương pháp như chấp nhận rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro.
Biện pháp chấp nhận rủi ro: đây là phương pháp tự thanh toán các tổn thất. Biện pháp nay hoàn toàn không phù hợp đối với các chủ xe vì khi tai nạn xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, nó làm ảnh hưởng đến kế hoạch vận chuyển của các chủ xe, gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ xe do đó ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của họ.
Để khắc phục những tình trạng khó khăn về mặt tài chính khi xe ô tô bị tại nạn cách tốt nhất là chuyển giao rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm bằng cách tham gia bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ bảo hiểm mọi rủi ro thiệt hại về vật chất xe ô tô (trừ trường hợp cố ý). Qua đó, ta có thể thấy được sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ô tô, góp phần khắc phục những rủi ro và bảo vệ tài sản cho các chủ xe.
3 – Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ô tô
Qúa trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô đã đem lại sự an toàn cũng như ổn định về mặt tài chính cho các chủ xe khi tham gia bảo hiểm. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ được tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô cụ thể là:
- Một là, người tham gia bảo hiểm (cá nhân hoặc tổ chức) được trợ cấp, bồi thường những thiệt hại thực tế do rủi ro bất ngờ gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Nhờ đó họ nhanh chóng ổn định kinh tế khôi phục đời sống và sản xuất kinh doanh, đó là mục đích chính của hoạt động bảo hiểm. Khi tai nạn giao thông xảy ra cho những rủi ro được bảo hiểm gây nên những thiệt hại về vật chất xe ô tô, từ đó dẫn đến những khó khăn về mặt tài chính cho chủ xe, cho nên người bảo hiểm đã thông qua nghiệp vụ bảo hiểm của mình tiến hành chi bồi thường cho các chủ xe một cách kịp thời góp phần khắc phục những khó khăn về mặt tài chính cho các chủ xe.
Ví dụ: Năm 2000 công ty bảo hiểm Hà Nội phải bồi thường 43.522tr.đ ,trong đó nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô là 12.972tr.đ chiếm 0,298% trong tổng số tiền bồi thường .
- Hai là, góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất. Thông qua công tác bồi thường bảo thiểm vật chất xe ô tô đã thúc đẩy các chủ xe tham gia bảo hiểm thực hiện tốt các biện pháp an toàn khi lái xe, đề phòng những thiệt hại xảy ra và luôn chăm lo giữ gìn xe được tốt hơn. Vì khi bị tai nạn công ty bảo hiểm không phải chịu tất cả trấch nhiệm mà chủ xe (lái xe) cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Tứ đó dẫn đến số vụ tai nạn giảm, điều đó có ý nghĩa xã hội rất lớn. đồng thời công ty bảo hiểm cũng thực hiện các biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất như: đặt những tấm biển báo ở những con đường nguy hiểm, lắp gương cầu lồi ở những đoạn rẽ trên những con đường ngoằn ngèo nguy hiểm như đèo Hải Vân, Đèo Ngang... Ngoài ra, thông qua các quy định các điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm đã góp phần tích cực đối việc thực hiện an toàn khi lái xe.
Ví dụ: Năm 1997 công ty đã chi hơn 200tr.đ để lắp những gương cầu lồi ở đèo hải vân, đèo ngang ở một số nơi khác.
- Ba là, đóng góp tích luỹ cho ngân sách. Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe phải nộp phí bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm, đó là một khoản thu tương đối lớn đối với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, góp phần vào nguồn vốn để đầu tư để phát triển kinh tế và nộp cho ngân sách nhà nước một lượng không nhỏ thông qua thuế.
Ví dụ: Công ty bảo hiểm Hà Nội năm 2000 phải nộp thuế là 3.120.000.000VNĐ chiếm 4% tổng doanh thu, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô là: : 652.920.000VNĐ
II – Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ô tô
1 - Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm vật chất xe ô tô là toàn bộ các loại xe ô tô có giá trị (trừ các xe dùng để đua, tập lái, chạy thử, nếu có thoả thuận riêng vẫn là đối tượng của bảo hiểm) và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
Đối với đối tượng được bảo hiểm thì phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển kiểm soát theo quy định của bộ công an và phải được cấp giấy lưu hành. Xe phải được kiểm tra tình trạng kỹ thuật định kỳ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Trong khi lưu hành, xe ô tô phải đủ điều kiện kỹ thuật an toàn giao thông như: còi, phanh, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, gương chiếu hậu... Còn đối với người điều khiển xe ô tô thì phải có bằng lái xe phù hợp với các loại xe đang điều khiển và không bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý... khi đang điều khiển phương tiện.
Để tạo điều kiện thuận lợi người ta chia xe ô tô thành bảy bộ phận (tổng thành) sau:
-Tổng thành động cơ bao gồm: động cơ, bộ chế hoà khí, bơm cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió, bơm hơi, bộ li hợp và các thiết bị điện.
-Tổng thành hộp số bao gồm: hộp số chính, hộp số phụ, hệ thống dẫn động cơ.
-Tổng thành thân vỏ xe bao gồm: ba đơ sốc, ka lăng, khung xe, két nước, chắn bùn, toàn bộ ca bin, lắp cabrô, bộ điều hoà lực phanh, các đường ống dẫn dầu, dẫn khí, thùng chứa nhiên liệu, ghế ngồi...
-Tổng thành hệ thống lái bao gồm: vô lăng lái, trục tay lái, các tăng dẫn động cơ lái, hộp tay lái, bộ trợ lực tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc...
-Tổng thành hệ trục trước (cầu trước) bao gồm: dầm cầu, may ơ, hệ thống treo, má phanh tăm bua, bơm nhánh đối với xe dầu...
-Tổng thành hệ trục sau (cầu sau) bao gồm: may ơ, má phanh, bát phanh, hệ thống treo...
-Tổng thành lốp bao gồm : các lốp đang nắp trên xe, các lốp dự phòng theo xe .Ngoài ra có một số xe còn có tổng chuyên dùng như : cần cẩu , bồn téc, ytế, cứu hoả, ben tự đổ , nâng hạ hàng, đào xúc ...
Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới đối với ngươi thứ ba và đối với hành khách được áp dụng bắt buộc băng pháp luật đối với chủ xe, bảo hiểm vật chất xe ô tô cũng là một nghiệp vụ bảo hiểm tài sản nên nó được thực hiện dưới hình thức tự nguyện trên cơ sở chủ xe yêu cầu và nộp phí bảo hiểm cho các công ty . Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô là để được bồi thường những thiệt hại vật chất gây nên . Thông thường, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô theo một trong hai hình thức bảo hiểm sau :
-Bảo hiểm toàn bộ , hoặc
-Bảo hiểm thân vỏ.
2 - Phạm vi bảo hiểm
2.1. Rủi ro được bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm mà cũng là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm .
Với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm :
- Tai nạn do đâm va, lật đổ : là những thường hợp xe bị va quyệt hoặc đâm va vào một vật nào đó hoặc bị đường trơn .
-Cháy nổ :
+ Cháy có thể do nhiều nguyên nhân nhưng người bảo hiểm chỉ bồi thường những thường hợp do sự cố bất ngờ và những nguyên nhân khách quan .
+ Nổ trên xe hoặc bên ngoài xe ô tô làm tổn thất đến ô tô được bảo hiểm đều phải bồi thường. Nổ có thể do chở hoá chất (đã có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền ) hoặc do tác động nào đó gây nổ mà là nguyên nhân khách quan dẫn đến nổ.
- Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên : Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá ...
- Mất cắp toàn bộ xe : Mất cắp ở đây không chỉ là hành động cố ý của người được bảo hiểm mà là nguyên nhân khách quan dẫn đến mất cắp .
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên .
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe tham gia những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm :
+ Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm .
+ Chí phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
+ Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm .
Tuy nhiên, trong mọi trưòng hợp tổng số tiền bồi thường của công ty không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm .
2.2. Rủi ro loại trừ
Công ty bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu bồi thường cho những thiệt hại vật chất của xe ô tô gây ra bởi :
- Hao mòn tự nhiên , mất giá , giảm dần chất lượng , hỏng hóc do khuyết tật hoặc do hư hỏng thêm do sửa chữa . Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc ,thiết bị săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp bộ phận của xe
Để tránh những” nguy cơ đạo đức “ lợi dụng bảo hiểm , những hành vi vi phạm pháp luật , luật lệ giao thông hay một số những rủi ro đặc biệt khác ,những thiệt hại , tổn thất xảy ra bởi những nguyên do sau cũng không đựơc bồi thường :
- Hành động cố ý của chủ xe ,lái xe.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật giao thông đường bộ .
- Chủ xe (lái xe )vi phạm ngiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành
+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ .
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi điều khiển xe.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép .
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định .
+ Xe đi vào đường cấm .
+ Xe đi đêm không đèn .
+Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại do chiến tranh .
- Những thiệt hại ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận riêng.
3 - Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
3.1. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe ô tô là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm .
Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm . Tuy nhiên , giá xe trên thị trường luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới gây khó khăn cho việc xác định giá trịxe .Trong thực tế , các công ty bảo hiểm thường dựa trên các yếu tố sau để xác định giá trịxe :
- Loại xe
- Năm sản xuất .
- Mức độ mới, của xe cũ.
- Thể tích làm việc của xi lanh .
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao, cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = giá trị ban đầu – khấu hao
Hiện nay trên thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều xe ô tô đời mới được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy giá trị thực tế của xe nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được tính như sau:
GTTT = CIF x (100% + Ts.Tnk) x (100% + Ts.Tttđb)
Trong đó: + GTTT- là giá trị thực tế của xe.
+ CIF – giá CIF.
+ Ts.Tnk – thuế xuất nhập khẩu.
+ Ts.Tttđb – thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giá CIF là giá xe ô tô về đến cảng gồm:
- C (Cost): giá mua ô tô tại cửa nước xuất khẩu.
- I (Insurance): phí bảo hiểm cho chiếc xe trong quá trình vận chuyển từ nước xuất khẩu về Việt Nam.
- F (Freight): Cước phí vận chuyển.
Giá trị thực tế hay cũng là giá trị ban đầu của xe ô tô, đó là cơ sở để tính giá trị bảo hiểm cho các xe khi tham gia bảo hiểm. Vì vậy giá trị thực tế cần được các chủ xe kê khai một cách đầy đủ, chính xác.
3.2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm kê khai và được công ty bảo hiểm chấp nhận trên cơ sở giá trị bảo hiểm. Nếu có tổn thất mà khi tham gia bảo hiểm người được bảo hiểm cố tình kê khai số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì số tiền bồi thường chỉ được trả theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì khi có tổn thất xảy ra thì chỉ được bồi thường cao nhất bằng giá trị bảo hiểm.
4- Phí bảo hiểm
4.1-Phí bảo hiểm
Khi các chủ xe muốn xe của mình được bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm thì phải nộp một khoản tiền nhất định cho công ty bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà các chủ phương tiện có trách nhiệm đóng góp từng năm cho công ty bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Công ty bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm vật chất thân xe ô tô theo biểu phí của Bộ tài chính quy định và có thể thu ngay trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho các đơn vị khác thu hộ.
4.2 – phương pháp xác định phí bảo hiểm
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc tính phí bảo hiểm là rất cần thiết và quan trọng, đòi hỏi sự chính xác cao. Phí bảo hiểm đợc xác định vừa phù hợp với khả năng tài chính của mổi chủ xe khi tham gia bảo hiểm, đồng thời vừa hình thành quỹ bảo hiểm đủ lớn để có thể bù đắp cho những thiệt hại bất ngờ xảy ra do tại nạn, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất được một cách thường xuyên liên tục đảm bảo đời sống cho mọi người dân trong xã hội.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mổi loại xe có những đặc điểm kỷ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe ô tô được tính cho từng loại xe. Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng thông qua phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này được dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi phải sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các xe hoạt động thông dụng như xe kéo, rơ moóc, xe chở hàng nặng... Do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế không phải công ty bảo hiểm nào cũng quan tâm đến nhân tố này.Tuy nhiên, cũng có một số công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm dựa theo khu vực giữ xe và để xe.
Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ:
Xe do một người về hưu sử dụng cho mục đích kinh doanh đơn thuần chắc chắn sẽ đóng phí bảo hiểm thấp hơn so với xe do một thương gia sử dụng để đi lại những khu vực rộng lớn. Rõ ràng xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì rủi ro tai nạn càng lớn.
Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người sử dụng thường xuyên chiếc xe được bảo hiểm. Số liệu thông kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe trên 50 tuổi hoặc 55 tuổi, do kinh nghiệm cho thấy số người này gặp ít tai nạn hơn so với các lái xe trẻ tuổi. Tuy nhiên với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 60 tuổi trở lên) thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn các công ty bảo hiểm thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe của mình (hay còn gọi là mức miễn thường). Đói với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với những lái xe có độ tuổi lớn hơn.
Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng tham gia bảo hiểm tại công ty mình các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm phí cho những người tham gia bảo không có khiếu nại và gia tăng tỷ lệ giảm phí này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng.
Biểu phí đặc biệt: khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, công t
hách hàng cao hơn hoặc bằng mức tổn thát bình quân chung thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
Cách tính phí bảo hiểm: Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm được tính theo công thức sau:
F = f + d
Trong đó: - F: Phí thu mỗi đầu xe.
- d: Phụ phí.
- f: Phí bồi thường thiệt hại hay phí thuần ( thực phí)
Theo công thức trên việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí bồi thường f cho mỗi đầu xe như sau:
Trong đó: + Si – số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
+ Ti – thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
+ Ci – Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
+ Các chi phí khác hay còn gọi là phần phụ phí d bao gồm các chi phí như: chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý, một phần bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ, một phần để nộp cho ngân sách nhà nước và các loại chi phí khác. Như vậy, phí bồi thường được xác định dựa vào số liệu thống kê còn phụ phí thường chiếm từ 20 đến 30 % số phí thu đựơc.
Vì đây là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cho nên số tiền bảo hiểm được xác định quá đơn giản, chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá thực tế chiếc xe khi tham gia bảo hiểm hoặc chứng từ hoá đơn khi mua bán xe, sau đó hai bên toả thuận với nhau về số tiền mua bảo hiểm. Tuy vậy công tác này đòi hỏi nhân viên phải có đủ trình độ chuyên môn nhất định khi đánh giá xe. …Căn cứ vào số tiền bảo hiểm hai bên cũng có thể xác định được phí bảo hiểm dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm:
F = SBH xR
Trong đó: + SBH : số tiền bảo hiểm
+ R: tỷ lệ phí
Tỷ lệ phí được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Xác suất rủi ro đối với những vụ tai nạn giao thông phát sinh nói chung cho từng loại xe.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình từng vùng từng miền mà phạm vi chiếc xe đó hoạt động là chủ yếu.
- Tình trạng thực tế của chiếc xe.
- Luật thuế của Nhà nước.
- Chi phí quản lý và lãi dự kiến của công ty.
Chính vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vậy cho nên hầu hết các công ty bảo hiểm chia làm hai loaị tỷ lệ phí;
R = R1 + R2
Trong đó: + R1: tỷ lệ phí thuần (tỷ lệ phí cơ bản)
+ R2 : Tỷ lệ phụ phí
Thông thường khi xác định tỷ lệ phí cơ bản R1 công ty bảo hiểm căn cứ vào tài liệu thống kê của một số năm trước đó :
Tổng số tiền bồi thường trong một số năm trước đó
R1= ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắx 100
Tổng số phí thu được trong những năm trước đó
Nếu công ty mới thành lập việc xác định tỷ lệ này thường căn cứ vào tài liệu của cảnh sát giao thông ở các tỉnh, vùng hoặc trực tiếp tiến hành điều tra chọn mẫu để xác định tỷ lệ phí và có một số trường hợp mua biểu phí.
Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bộ tài chính :
Phạm vi bảo hiểm
Phí bảo hiểm
Bảo hiểm toàn bộ
1,36% số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm thân vỏ xe
2,27% số tiền bảo hiểm
Đối với những xe hoạt đông mang tính chất thời vụ, tức là chỉ hoạt đông một số ngày trong năm thì chủ xe chỉ phải đóng cho ngững ngày hoạt động đó theo công thức sau:
Số tháng xe hoạt động trong năm
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x ắắắắắắắắắắắắắắ
12 Tháng
Tuy nhiên, ở Việt Nam đối với những trường hợp xe tham gia dưới một năm thì nhiều công ty bảo hiểm đã áp dụng theo biểu phí ngắn hạn sau:
Dưới 3 tháng : 30% phí bảo hiểm của cả năm
Trên 3 tháng đến 6 tháng : 60% phí bảo hiểm của cả năm
Trên 6 tháng đến 9 tháng : 90% phí bảo hiểm của cả năm
Trên 9 tháng :100% phí bảo hiểm của cả năm
*Trường hợp chủ xe có nhu cầu tham gia bảo hiểm theo các điều khoản mở rộng đặc biệt , công ty cần yêu cầu chủ xe kê khai đầy đủ, chi tiết những nội dung yêu cầu mở rộng trong giấy yêu cầu bảo hiểm cùng với những thông tin cần thiết khác để làm cơ sở tính phí bảo hiểm và tính toán bồi thường khi có tai nạn xảy ra.
Khi đã chấp nhận bảo hiểm, các công ty phải cấp cho chủ xe bản thoả thuận bổ sung . Bản thoả thuận bổ sung này được đính kèm và là một bộ phận của giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp cho chủ xe.
- Bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay mới : công ty phải đánh giá giá trị còn lại thực tế của xe hoặc xác định thời gian đã sử dụng để áp dụng tỷ lệ phí
Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô không tính khấu hao thay mới :
Giá trị thực tế
Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản trên số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm toàn bộ
Bảo hiểm bộ phận
Xe mới đã sử dụng dưới 3năm hoặc giá trị còn lại từ 70%trở lên so với gia trị xe mới.
1,36%
2,27%
Xe đã sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc giá trị còn lại từ 50% đến 70%so với giá trị xe mới
1,55%
2,45%
Xe đả dụng trên 6năm hoặc giá trị còn lại dưới 50%so với giá trị xe mới.
1,73%
2,64%
- Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm: chủ xe có thể tuỳ ý lựa chọn tham gia bảo hiểm cho chiếc xe được bảo hiểm theo một gía trị nhất định thấp hơn giá trị thực tế của xe . Khi tính phí bảo hiểm cần phải lưu ý đến các yếu tố : giá trị của xe, giá trị còn lại, số tiền bảo hiểm để làm cơ sở tính toán chính xác:
GTTT-STBH
Phí bảo hiểm =số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí cơ bản (100%+ ắắắắắ x 80%)
GTTT
Trong đó: GTTT-gía trị thực tế
STBH -Số tiền bảo hiểm
- Bảo hiểm có áp dụng mức miễn bồi thường :chủ xe có thể lựa chọn mức miễn bồi thường có khấu trừ tuỳ ý từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ hoặc từ 100$ đến 1.000$
Khi áp dụng mức miễn bồi thường thì tỷ lệ giảm phí so với tổng phí được quy định như sau:
Mức miễn bồi thường
Tỷ lệ giảm phí
1.000.000đ hoặc 100USD
2.000.000đ hoăc 200 USD
3.000.0000đ hoặc 300USD
4.000.000đ hoặc 400USD
5.000.000.đ hoặc 500USD
6.000.000đ hoặc 600USD
7.000.000đ hoặc 700USD
8.000.000đ hoặc 800USD
9.000.000đ hoặc 900USD
10.000.000đ hoặc 1000 USDGiảm 0,5% tổng số phí
Giảm 0,8% tổng số phí
Giảm 11% tổng số phí
Giảm 14% tổng số phí
Giảm 17% tổng số phí
Giảm 20% tổng số phí
Giảm 23% tổng số phí
Giảm 26% tổng số phí
Giảm 30% tổng số phí
Giảm 35% tổng số phí
- Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Phí bảo hiểm bằng 150% phí cơ bản
-Bảo hiểm mất cắp bộ phận xe ô tô:
Phí bảo hiểm bằng 115% phí cơ bản.
Các công ty bảo hiểm có thể áp dụng mức tăng giảm phí đối với bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau:
- Giảm phí theo tỷ lệ tổn thất : trường hợp không có khiếu lại phải bồi thường theo quy tắc bảo hiểm trong thời hạn quy định dưới đây phí bảo hiểm tái tục có thể được giảm:
01 năm liên tục : có thể giảm đến 10%
02 năm liên tục : có thể giảm đến 15%
03 năm liên tục : có thể giảm đến 20%
- Giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm:
Số lượng xe tham gia Mức giảm phí
Từ 05 đến 10 xe có thể giảm tối đa 05% tổng số phí
Từ 11 đến 20 xe có thể giảm tối đa 10% tổng số phí
Từ 21 đến 30 xe có thể giảm tối đa 15% tổng số phí
Từ 31 đến 50 xe có thể giảm tối đa 20% tổng số phí
*Hoàn phí bảo hiểm.
Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm nhưng trong năm không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó ví dụ như ngừng hoạt động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng họat động đó cho chủ xe . Số phí hoàn lại được tính như sau:
số tháng không hoạt động
Phí hoàn lại = Phí cả năm x ắắắắắắắắắắắ x Tỷ lệ hoàn lại phí.
12 tháng
Mỗi công ty bảo hiểm có tỷ lệ hoàn phí là khác nhau .Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%
Nếu chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
Trách nhiệm nộp phí của chủ xe tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa chủ xe với người bảo hiểm. Thông thường trách nhiệm của chủ xe là từ khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Việc nộp phí có thể được tiến hành từ một hoặc hai lần . Đối với các chủ xe có số lượng trên 50xe thì thường nộp hai lần , mỗi lần nộp phải theo đúng thời hạn thoả thuận. Nếu trong trường hợp chủ xe không nộp phí đầy đủ và đúng theo thoả thuận thì hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp tục nộp phí.
5 - Giám định và bồi thường tổn thất
5.1. Giám định
Thông báo tại nạn : cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe )khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm cách cứu chữa , một mặt phải tìm cách cứu chữa và hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết . Chủ xe không được di chuyển , tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm , trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền .
Giám định tổn thất: thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe ô._.tô việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe ,lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp làm trung gian thực hiện giám định . Kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp được coi là quyết định cuối cùng . Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm , doanh nghiệp chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì chủ xe ô tô phải chịu chi phí giám định . Trong trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện được việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền và các hiện vật thu được (như là ảnh chụp, lời khai của các bên có liên quan ...) để xác định mức độ thiệt hại.
Trong một vụ tai nạn thì chi phí giám định bao gồm chi phí cơ bản và chi phí biến động .
Chi phí cơ bản bao gồm chi phí định mức cho một ngày công giám định như tiền lương, công tác phí, chi phí lưu trữ và khoản phụ cấp khác.
Chi phí biến động gồm những khoản chi phí thực tế cần thiết, hợp lý và cần thiết phục vụ cho công tác giám định như chi phí quay phim ,chụp ảnh ,chi phí sao chụp hồ sơ.
5.2. Bồi thường tổn thất
Hồ sơ bồi thừơng
Khi yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe ,chủ xe phải cung cấp những tài liệu chứng từ sau :
+Tờ khai tai nạn của chủ xe
+ Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe.
+ Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn bao gồm : biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn , biên bản giải quyết tai nạn, biên bản giám định thiệt hại ( nếu có ) .
+ Bản án quyết định của toà án trong trường hợp có tranh chấp tại toà án.
+ Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba.
+ Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ : chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cần cẩu ...
Nguyên tắc bồi thường tổn thất
Việc tính toán số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm cho các chủ xe ôtô được dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế của xe ô tô. Khi yêu cầu bồi thường, chủ xe ô tô có trách nhiệm chuyển cho cơ quan bảo hiểm những giấy tờ cần thiết liên quan đến tai nạn. Thông thường việc tính toán vật chất xe ôtô và xác định số tiền bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô được tiến hành như sau:
- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế số tiền bồi thường là :
số tiền bảo hiểm
số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế x ắắắắắắắắắ
Giá trị thực tế của xe
-Trường hợp xe tham gia trên giá trị thực tế : theo nguyên tăc hoạt động của bảo hiểm để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, tuy nhiên nếu người tham gia bảo hiểm vô tình hoặc cố tình tham gia lớn hơn giá trị bảo hiểm trong trường hợp này số tiền bồi thường cũng chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận trên giá trị thực tế, ví dụ theo “ giá trị thay mới” trong trường hợp này được gọi là bảo hiểm theo “ giá trị thay mới “ chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao theo các điều khoản bảo hiểm rất nghiêm ngặt.
*Trường hợp tổn thất bộ phận
Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ được giải quyết theo một trong hai nguyên tắc trên .
+ Nếu xe ô tô được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị thực tế thì số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm nhân với giá trị thực tế của xe nhưng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm của bộ phận hư hỏng đó trong bảng tỷ lệ tổng thành giá trị của xe ô tô của công ty bảo hiểm Hà Nội so với số tiền bảo hiểm của xe.
+ Nếu xe ô tô được bảo hiểm trên giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm Hà Nội sẽ bồi thường theo giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tai nạn nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ phần trăm của bộ phận hư hỏng đó trong bảng tỷ lệ tổng thành xe của công ty bảo hiểm Hà Nội và giá trị thực tế của xe.
+ Trong quá trình sửa chữa, khắc phục tổn thất, nếu phải thay thế bộ phận mới thì số tiền bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm Hà Nội không vượt quá giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tổn thất.
+ Nếu xe ô tô bị thiệt hại thân vỏ khi sửa chữa phải sơn lại mà diện tích sơn lại trên 50% diện tích thân vỏ thì công ty bảo hiểm Hà Nội sẽ bồi thường cho toàn bộ chi phí sơn lại cho vỏ xe.
*Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi xe bị mất cắp ,mât tích, bị cướp sau 60 ngày không tìm lại được hoặc bị thiệt hại này trên 75% hoặc đến mức không thể phục hồi được để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi lớn hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe .
+ Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe số tiền bồi thường bằng số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm .
+ Nếu số tiền bảo hiểm trên giá trị thực tế của xe thì số tiền bồi thường bằng giá trị thực tế của xe ngay trước khi xe bị tổn thất .
Khi công ty bảo hiểm Hà Nội đã bồi thường toàn bộ cho chiếc xe đó thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi, thanh lý chiếc xe đó. Nếu xe ô tô bảo hiểm dưới giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm sẽ thu hồi giấ trị của xe theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm nhân với giá trị thực tế của xe .
Các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá tri thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe .
+ Đối với trường hợp xe ô tô bị mất cắp ,mất tích thì chủ xe hoặo lái xe báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm để lập kế hoạch điều tra xử lý vụ việc. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xe bị mất cắp, mất tích chủ xe phải gửi ngay văn bản cho công ty bảo hiểm .
Trong trường hợp quá 2 tháng mà xe bị mất cắp, mất tích không tìm thấy được thì công ty bảo hiểm Hà Nội sẽ bồi thường cho chủ xe ô tô toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trong đơn bảo hiểm. Nếu sau khi bồi thường mà tìm lại được chiếc xe ô tô đó thì công ty bảo hiểm có quyền sở hữu chiếc xe đó và thu hồi giá trị còn lại theo tỷ lệ phần trăm giưã giá trị bảo hiểm và giá trị thực tế của xe.
*Đối với trường bảo hiểm trùng: Trường hợp tham gia bảo hiểm trùng theo hai hay nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm (được cấp bởi hai hay nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài hệ thống Bảo Việt) thì số tiền bồi thường theo mỗi giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ chỉ giới hạn như sau:
Mức trách nhiệm bảo hiểm ghi
Số tiền bồi thường Thiệt hại thực tế trên giấy chứng nhận bảo hiểm
theo mỗi giấy chứng = thuộc trách nhiệm x ắắắắắắắắắắắắắ
nhận bảo hiểm bảo hiểm Tổng mức trách nhiệm của tất cả
giấy chứng nhận bảo hiểm
Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường theo mỗi giấy chứng nhận bảo hiểm không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên chính giấy chứng nhận bảo hiểm ấy.
*Mức miễn bồi thường
Các công ty bảo hiểm áp dụng mức miễn bồi thường không khấu trừ đối với những vụ tổn thất dưới 200.000VNĐ.
*Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề xeô tô tham gia bảo hiểm thấp hơn gía trị thực tế, trong đó cóp xe nhập khẩu miễn thuế các công ty bảo hiểm đã áp dụng theo các trường hợp sau:
- Bảo hiểm theo gía trị thực tế tại thị trường Việt Nam : khi có tai nạn xảy ra thì bồi thường theo quy tắc kết hợp về bảo hiểm xe cơ giới hiện hành.
- Bảo hiểm dưới giá trị : số tiền bảo hiểm bằng giá trị chủ xe yêu cầu bảo hiểm . Phí bảo hiểm áp dụng theo tỷ lệ cơ bản
Khi có tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ bồi thường theo nguyên tắc:
Tổn thất bộ phận : Bồi thường theo tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm trên gía trị thực tế.
Tổn thất toàn bộ: trả toàn bộ số tiền bảo hiểm .
- Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm :
Trong trường hợp tổn thất bộ : trả theo chi phí sửa chữa và thay thế thực tế hợp lý nhưng tối đa không vượt quá số tiền bảo hiểm .
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ : trả toàn bộ số tiền bảo hiểm .
- Trường hợp tổn thất toàn bộ đối với xe miễn thuế :Theo nguyên tắc khi đã chấp nhận bồi thường toàn bộ phải thu hồi xác xe, tuy nhiên việc thanh lý xác xe miễn thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục nộp thuế và không hiệu quả. Nên gặp trường hợp này các công ty bảo hiểm thường giải quyết bồi thường theo hai cách.
+ Bồi thường trên cơ sở đánh giá giá trị thiệt hại:
ã Dựa vào kết quả giám định, đánh giá giá trị thiệt hại của xe (trên cơ sở gía trị thiệt hại của các cụm tổng thành ).
ã Số tiền bồi thường = Tỷ lệ thiệt hại x số tiền bảo hiểm
ã Chủ xe tự ý xử lý xác xe.
áp dụng phương thức này vừa đơn giản, nhanh hiệu quả cao mà còn bỏ qua được thủ tục thu hồi, thanh lý tài sảnphức tạp, tốn nhiều thời gian.
+ Bồi thường toàn bộ, thu xác xe bán thanh lý trước khi nộp thuế :
ã Dựa vào kết quả giám định, đánh giá giá trị còn lại của xe (trên cơ sở giá trị còn lại của các cụm tổ giữ , một bản chủ xe giữ. Sau khi ký kết hợp đồng công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm để chủ xe dễ dàng lưu giữ và mang theo người . Giấy chứng nhận bảo hiểm cũng là một văn bản pháp lý được pháp luật thừa nhận.
Thời hạn bảo hiểm nghiệp vụ này thường là :3 tháng, 6tháng, 9 tháng, 1năm để đáp ứng nhu cầu của mọi người tham gia và phù hợp với tình hình thực tế. Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm tính từ lúc chủ xe nộp phí bảo hiểm .
Có một số trường hợp huỷ bỏ hợp đồng vì những lý do sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm đã quá thời hạn có hiệu lực, khi đó giấy chứng nhận và hợp đồng bảo hiểm đương nhiên bị huỷ bỏ.
- Giấy chứng nhận hoặc hợp đồng bảo hiểm có dấu hiệu tẩy xoá, sửa đổi .
- Chủ xe có hành vi trục lợi mà các cơ quan pháp luật phát hiện .
Vì một lý do khách quan nào đó chủ xe yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng để được miễn trách nhiệm nộp phí.
Trong trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm ,chủ xe ô tô phải thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm biết trước 15 ngày.Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đượcthông báo huỷ bỏ, nếu công ty bảo hiểm không có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên bị huỷ bỏ, công ty bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian huỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến chiếc xe có yêu cầu huỷ bỏ bảo hiểm .
Khi đã ký kết hợp đồng bảo hiểm thì mỗi bên đều có trách nhiệm phải thực hiện và quyền lợi được hưởng:
Đối với các chủ xe ô tô
ĐTrách nhiệm của chủ xe ô tô.
- Các ô tô phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ
- Phải chấp hành dúng luật lệ giao thông, người điều khiển xe phải có bằng lái
- Xe không đủ điều kiện lưu hành phải kịp thời báo cho công ty bảo hiểm biết.
- Phải bảo dưỡng và tiến hành giám định xe định kỳ.
- Khi có yêu cầu bảo hiểm chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm .
- Khi tai nạn giao thông xảy ra chủ xe ô tô phải có trách nhiệm:
+ Cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn .Trừ khi có lý do chính đáng trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe ô tô phải gửi cho công ty bảo hiểm thông báo tai nạn .
+ Không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm . Trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho ngừơi và tài sản hoặc phải thi hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Chủ xe phải có trách nhiệm khai trung thực, chính xác về tình hình xảy ra xung quanh vụ tai nạn, về điều này không những giúp cho công ty bảo hiểm tránh được những vụ kiện cáo, khiếu nại làm mất thời gian của các bên.
+Chủ xe ô tô phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp tài liệu ,chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong quá trình xác minh tính chân thực của các tài liệu chứng từ đó.
+Trừ trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe chủ xe mới phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm biết để điều chỉnh lại tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp.
Nếu chủ xe ô tô không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe gây ra.
- Quyền lợi của chủ xe cơ giới
+ Chủ xe ô tô có quyền đề đạt, bổ sung thêm hợp đồng, xác định lại đơn giá.
+ Chủ xe ô tô sẽ được bồi thường kịp thời, thoả đáng khi tai nạn rủi ro xảy ra gây thiệt hại.
+ Chủ xe có quyền huỷ bỏ hợp đồng hoặc đề nghị thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng. Khi hợp đồng hết hiệu lực có quyền tái tục hợp đồng.
Đối với các công ty bảo hiểm
ĐTrách nhiệm của công ty bảo hiểm
- Cung cấp cho chủ xe ô tô quy tắc, biểu phí, ký kết hợp đồng bảo hiểm, chấp nhận tham gia theo đúng luật định. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan tới vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
- Đối với những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết người hoặc bị thương nhiều người, thiệt hại về tài sản từ 20 triệu trở nên công ty bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe ô tô và cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết tai nạn. Trường hợp cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục một cách tốt nhất hậu quả tai nạn.
- Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, công ty bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết bồi thường theo đúng nguyên tắc chính xác, kịp thời, trung thực.
- Công ty bảo hiểm phải nộp thuế cho Nhà nước.
- Công ty bảo hiểm phải hực hiện đúng pháp luật quy định.
- Phải thực hiện khiếu nại tố tụng theo luật định.
Quyền lợi của công ty bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm có quyền về mặt kinh tế.
- Công ty bảo hiểm được Nhà nước khuyến khích và công nhận tư cách pháp nhân, đồng thời tạo mọi điều kiện để triển khai nghiệp vụ này một cách thuận lợi.
- Có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu có hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
Trên đây là những lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô. Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này chúng ta sẽ tìm hiểu thực tế việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội ở phần thứ hai.
Phần II : Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty Bảo Việt HàNội
I - Một số nét khái quát về công ty bảo hiểm Hà Nội
1. Lịch sử phát triển của công ty Bảo hiểm Hà Nội
Công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo việt )được thành lập từ ngày 15. 1.1965 theo Quyết định 179/CP ngày 17.12.1964 của Chính phủ Việt Nam và đến năm 1989 được đổi tên thành Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến hết năm 1995 Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm .
Công ty Bảo Hiểm Hà Nội là một trong những tổ chức trực thuộc đầu tiên của Bảo Việt được thành lập từ năm 1980 theo Quyết định số 1125/QĐ_ TTCB ngày 17/11/1980 của Bộ tài chính . Từ khi mới thành lập, công ty Bảo Hiểm Hà Nội chỉ là phòng Bảo Hiểm Hà Nội trực thuộc công ty Bảo hiểm Việt Nam, đến năm 1989 thì được nâng lên thành công ty Bảo Hiểm Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Công ty Bảo Hiểm Hà Nội là một trong bồn công ty lớn nhất trong tổng số 61 công ty thành viên của Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam . Với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn Hà Nội, có chức năng thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp, tham gia bảo hiểm của các đơn vị xuất, kinh doanh và mọi thành viên khác trong và ngoài địa bàn Hà Nội , nhằm bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm không may gặp thiên tai, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại, giúp các cá nhân, tổ chức đó mau chóng ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống.
Đến nay, Bảo việt Hà Nội đă thành lập các văn phòng trực thuộc tại tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố để kinh doanh, khai thác các dịch vụ bảo hiểm . Hoạt động của các phòng bảo hiểm này không những giúp công ty triển khai các dịch vụ bảo hiểm mà còn hình thành một mạng lưới đảm bảo an toàn tài chính cho những thành viên tham gia bảo hiểm.
Để phục vụ nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư và mọi thành phần kinh tế khác, Bảo Việt Hà Nội đă và đang triển khai ba nhóm nghiệp vụ :
- Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người.
- Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.
- Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm.
Với 3 nhóm nghiệp vụ này công ty Bảo hiểm Hà Nội đă triển khai được 36 nghiệp vụ như :
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm phẫu thuật nằm viện
- Bảo hiểm học sinh
- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
- Bảo vật chất xe ô tô , xe máy
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy,...
Trong những năm gần đây, kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường xoá bỏ cơ chế bao cấp khiến cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng của mình. Để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra với mình, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ... đều tham gia bảo hiểm . Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, điều đó đă và đang trở thành một trường tiềm năng cho mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm .
Sự phát triển của nền kinh tế một mặt tạo điều kiện thúc đẩy cho lĩnh vực bảo hiểm nước ta phát triển, mặt khác nó cũng buộc Bảo việt Hà Nội phải đối mặt với những thử thách mới. Nghị định 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và Nghị định 74/ CP ngày 14/ 6/1997 của Chính Phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đă phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt tạo ra một thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động và phức tạp hơn . Hiện nay trên thị trường đă có 7 công ty bảo hiểm gốc, 1 công ty tái bảo, 1 liên doanh môi giới bảo hiểm và nhiều văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm , môi giới bảo hiểm , và tái bảo hiểm nước ngoài. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm trên buộc công ty Bảo Việt Hà Nội phải nỗ lực hơn nữa để phát triển và tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm.
Cơ cấu tổ chức của công ty có thể chia thành 3 cấp:
- Ban giám đốc
- Các phòng ban tại công ty
- Các phòng đại diện ở quận huyện cùng các đại lý và các cộng tác viên .
Ban giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng công ty về tình hình kinh doanh của đơn vị . Ban Giám đốc chỉ đạo chung các phòng ban.
Các phòng ban tại công ty chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc và cùng ban giám đốc chỉ đạo các văn phòng đại diện ở quận, huyện. Các phòng ban còn trực tiếp khai thác và quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm .
Các văn phòng đại diện trực tiếp khai thác các nghiệp vụ và có liên hệ chỉ đạo cho các đại lý, các cộng tác viên nhằm tăng cường triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm ở địa bàn của mình.
Mô hình tổ chức hiện nay của công ty Bảo Việt Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau :
Phòng bảo hiểm Thanh xuân
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng bảo hiểm Cháy và RRKT
Phòng bảo hiểm hàng hải
Phòng bảo hiểm phi hàng hải
Phòng kiểm tra nội bộ Và QL đại lý
Phòng giám định bồi thường
Phòng tin học
Phòng bảo hiểm
Quốc phòng
Phòng bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Các phòng bảo hiểm Quận, huyện
Phòng bảo hiểm Ba Đình
Phòng bảo hiểm Thanh Trì
Phòng bảo hiểm Sóc Sơn
Phòng bảo hiểm Đống Đa
Phòng bảo hiểm Tây Hồ
Phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng
Phòng bảo hiểm Hoàn Kiếm
Phòng bảo hiểm Từ liêm
Phòng bảo hiểm Gia Lâm
Phòng bảo hiểm Đông Anh
Phòng bảo hiểm Cầu Giấy
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô được phòng bảo hiểm phi hàng hải và một số phòng trong công ty Bảo Việt Hà Nội cùng các văn phòng đại diện trực tiếp triển khai . Việc triển khai nghiệp vụ này tại công ty Bảo Việt Hà Nội gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn .
2. Những thuận lợi và khó khăn
Công ty Bảo hiểm Hà Nội là một trong những doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích lợi nhận . Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay , đòi hỏi công ty phải nắm vững tình hình để khai thác triệt để những mặt thuận lợi và hạn chế được tối đa những mặt khó khăn.
Thuận lợi
Hà Nội có dân số vào khoảng 2.711.600 ngườivàcó thu nhập bình quân đầu người tương đối cao so với các tỉnh ,thành phố khác . Cùng với trình độ dân trí cao vào dạng nhất Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và đầy hứa hẹn.
Dân số đông và có mức thu nhập bình quân đầu người cao chứng tỏ lượng người có khả năng tham gia bảo hiểm là khá lớn. Dân trí ở Hà Nội cao hơn so với các khu vực khác trong cả nước giúp người dân Hà Nội hiểu biết về sự cần thiết của bảo hiểm nhiều hơn và nhu cầu được đảm bảo an toàn cho họ cũng cao hơn.
Hà Nội là nơi tập trung một lượng lớn các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội, các công ty xí nghiệp sản xuất kinh doanh và một lực lượng lao động rất đông đảo. Cùng với những chính sách phát triển kinh tế – chính trị – xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, tình hình kinh tế thủ đô ngày càng vững mạnh và ổn định. Mặt khác, Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước do đó lưu lượng xe cộ cũng như phương tiện tham gia giao thông rất lớn và ngaỳ càng tăng với mức chóng mặt. Đây chính là tiềm năng lớn mà công ty bảo hiểm Hà Nội cần chú ý khai thác một cách triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm ngỳa càng trở nên phong phú và sôi động. Năm 1993 Nhà nước ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm cho phép mọi thành phần kinh tế được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, từ chổ chỉ có một mình Bảo Việt nay đã có thêm một số công ty bảo hiểm khác kể cả công ty bảo hiểm nước ngoài và liên doanh với nước ngoài. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm này buộc công ty bảo hiểm Hà Nội phải có những ứng phó thích hợp. đây chính là động lực cho sự phát triển của công ty qua việc phải mở rộng các quan hệ hợp tác, nâng cao trình độ và linh hoạt trong tất cả các khâu, các quy trình của nghiệp vụ. Như vậy, môi trường cũng là động lực tào đà để công ty phát triển đúng với tiềm năng, và ưu thế sẵn có của mình.
Công ty bảo hiểm Hà Nội là một doanh nghiệp bảo hiểm có quá trình hoạt động và phát triển lâu dài do đó đã có một cơ sở khá đầy đủ và những kinh nghiệm tích luỹ được trong hơn 20 năm qua. Đây cũng là thế mạnh trong cạnh tranh và việc phát huy được thế mạnh này đảm bảo cho việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng ngày một tốt hơn.
Công ty bảo hiểm Hà Nội luôn được quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng công ty, sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo Thành phố, chính quyền địa phương, các đoàn thể và các cơ quan chức năng của Hà Nội. công ty còn được sự mến mộ và tín nhiệm của khách hàng truyền thống, sự chỉ đạo hướng dẫn, sự hỗ trợ tích cực của các phòng ban trên Tổng công ty, sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau của các công ty thnàh viên trong hệ thống Bảo Việt. Ngoài ra cán bộ công nhân viên cuẩ công ty cũng đã trưởng thành một bước trong hoạt động cạnh tranh và trong sự nghiệp đổi mới.
Trong những năm gần đây, Nhà nước nhận thấy rõ vai trò quan trọng của bảo hiêm trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước ta đã có những chính sách, văn bản và gần đây là ban hành luật kinh doanh bảo hiểm tạo cơ sở để hoạt động và thúc đẩy dịch vụ bảo hiểm phát triển. Do đó, công ty bảo hiểm Ha Nội càng có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển trong việc kinh doanh bảo hiểm của mình.
Tuy có những điều kiện thuận lợi trên, nhưng công ty bảo hiểm Hà Nội vẫn gặp không ít khó khăn trong kinh doanh.
Khó khăn.
Công ty bảo hiểm Hà Nội đang đứng trước một hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt. Việc xuất hiện và đi vào hoạt động của các công ty bảo hiểm khác như : Bảo Minh, PJICO, PTI, PVIC... tất yếu dẫn đến cạnh tranh để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.
Các công ty bảo hiểm nước ngoài và liên doanh với nước ngoài được Nhà nước cho phép mở rộng lĩnh vực kinh doanh có những hoạt động thâm nhập thị trường mạnh mẽ, làm cho thị trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước nay càng thêm quyết liệt. Đồng thời, dẫn đến việc phí bảo hiểm có xu hướng quốc tế hoá, điều này dễ dàng thấy được ở các nghiệp vụ đối ngoại.
Hà Nội nơi tập trung các chính sách cạnh tranh mạnh nhất của tất cả các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường. Do đó, hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn hơn do cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm.
Bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm Hà Nội nói riêng ra đời và hoạt động từ thời bao cấp, do đó khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có sự chuyển biến tích cực để đáp ứng được môi trường kinh doanh. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của cơ chế bao cấp là không thể tránh khỏi, điều này cũng gây tâm lý e ngại đối với khách hàng. Ngày nay, đã có nhiều công ty bảo hiểm hoạt động kinh doanh vì vậy khách hàng có thể lựa chọn và so sánh giữa các công ty bảo hiểm. Đòi hỏi công ty bảo hiểm Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và tìm cách hạ giá thành sản phẩm.
Cũng với quá trình thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu cua nhà nước, các doanh nghiệp trong nước đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về phương thức tổ chức hoạt động, nhiều doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần, do đó việc vận động tham gia bảo hiểm bước đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Do cạnh tranh trên thị trường, rất nhiều hợp đồng bảo hiểm phải áp dụng chính sách giảm phí tối đa để giữ dịch vụ. Đồng thời khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng phục vụ và yêu sách về các điều kiện khác.
Cũng giống như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khác, tuy công ty bảo hiểm Hà Nội có một đội ngũ cán bộ đã được đào tạo cơ bản. Nhưng để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thì rõ ràng là trình độ của cán bộ công ty vẫn còn non kém và thiếu kinh nghiệm trong cả lĩnh vực nghiệp vụ và cạnh tranh, nhất là trong vấn đề ngoại ngữ.
Khả năng tài chính của công ty là lớn so với các công ty bảo hiểm khác trong nước, nhưng so với các công ty bảo hiểm nước ngoài thì chưa đủ lớn. Đây là một yếu tố tác động đến quyết định tham gia bảo hiểm của khách hàng.
Trình độ dân trí Hà Nội khá cao nhưng hiểu biết về bảo hiểm nói chung là vẫn còn thấp. Điều này đã hạn chế khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng, vì họ không bao giờ muốn mua một sản phẩm mà họ chưa hiểu rõ tác dụng của nó.
Mặt khác, sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là một sản phẩm đặc biệt, chỉ khi có rủi ro bất ngờ xảy ra thì mới biết được chất lượng của nó như thế nào, vì vậy rất khó cho công tác quảng cáo, tiếp thị các dịch vụ bảo hiểm.
Các chế độ chính sách của Nhà nước ta trong những năm đầu mở cửa rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Do đó việc giải quyết tranh chấp nhiều khi gặp khó khăn. Nhà nước ta vừa ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm chưa thống nhất, chưa hoàn chỉnh cho nên việc kinh doanh bảo hiểm ở nước ta chưa hoàn toàn ổn định, vẫn còn nhiều thay đổi.
Năm 2000 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, nhiều chỉ tiêu kinh tế đề ra đã đạt được. Tình hình kinh tế khu vực bắt đầu có sự hội phục, tuy nhiên chưa có sự phát triển ổn định. Đầu tư nước ngoài chưa có dẫu hiệu tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tiếp tục có xu hướng thu hẹp hoạt động, hoạt động cầm chừng hoặc tạm thời đóng cửa làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Năm 2000, công ty bảo hiểm Hà Nôi cũng gặp khó khăn do tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư cho các dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội chậm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xậy dựng lắp đặt và các dịch vụ có liên quan. Đồng thời, sự hỗ trợ từ Tổng công ty bị thu hẹp, nguồn doanh thu từ văn phòng Tổng công ty chuyển cho công ty quản lý giảm nhiều so với các năm trước.
II - Đặc điểm tình hình giao thông vận tải ở Hà Nội
Hà Nội là thủ đô , là trung tâm kinh tế ,văn hoá xã hội của nước . Nơi đây là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các địa phương khác trong cả nước . Hà Nội với diện tích tự nhiên trên 900 km ,dân số khoảng 2.711.600 người, với mật độ bình quân gần 3013ngừơi /km2 thuộc vào dạng thành phố có mật độ dân cư đông. Hà Nội có 7 quận nội thành với dân số là 1.446.400 người và 5 huyện ngoại thành có dân số là 1.265.200 người. Trong những năm tới trở lại đây cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, của khu vực, Hà nội đã có những bước thay đổi nhanh chóng về mọi mặt đặc biệt là kinh tế .
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều công ty, xí nghiệp thuộc sở hưu nhà nước, cổ phần và các liên doanh với nước ngoài cho nên lượng xe cơ giới nói chung và xe ôtô nói riêng lưu hành ở Hà Nội có khoảng 96.697 xe ôtô đang lưu hành, hàng năm đăng ký thêm 6000 xe và khoảng 785.961 xe máy và khoảng 120.000 đến 130.000 xe. Thêm vào đó là lượng xe của các tỉnh khác hàng ngày ra vào Hà Nội rất đông khiến cho tình hình giao thông ở đây đã phức tạp lại càng phức tạp hơn .
III – Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm hà nội
1. Công tác khai thác
Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Thức chất của công tác này là vận động, tuyên truyền cho các chủ xe thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô. Từ đó đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khâu này thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm , doanh nghiệp phải vận dụng tốt những nội dung của Maketing dịch vụ như: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, phân phối,k huyếch trương, con người, chất lượng phục vụ. Trong lĩnh vực bảo hiểm có lẽ chính sách giá cả và chất lượng phục vụ là quan trọng. Giá cả của một sản phẩm bảo hiểm chính là phí bảo hiểm, nếu như giá cả của các sản phẩm công nghiệp được tính toán dựa trên giá nguyên vật liệu, tiền công, chi phí sản xuất chung. Trong bảo hiểm lại hoàn toàn khác, phí bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu thố._.ng các bảo hiểm sau tai nạn ( sửa hồ sơ, ghi lùi ngày tai nạn về sau ..)
- Khâu giám định bồi thường của công ty bảo hiểm chưa thực hiện tốt, khiến cho chủ xe gian lận hết lần này đến lần khác . Công tác giám định điều tra chưa thực hiện tốt một phần là do trình độ cán bộ giám định còn kém, một phần là do pháp luật chưa có những điều chỉnh trong lĩnh vực này.
- Pháp luật chưa nghiêm minh, chưa hoàn chỉnh hoặc có những trường hợp chính những trường hợp chính người thực thi pháp luật không làm tròn nhiệm vụ của mình và còn tiếp tay cho chủ xe . Nhiều trường hợp lừa đảo gian lận bảo hiểm được phát hiện nhưng không bị trừng phạt của luật pháp do bản thân công ty bảo hiểm không muốn làm to chuyện vì họ muốn giữ khách hàng.
Nhìn chung việc tìm ra nguyên nhân của hành vi trục lợi là rất quan trọng ,nó góp phần đưa ra kinh nghiệm cho các nhà bảo hiểm trong phòng chống trục lợi giúp công ty tránh được hậu quả do hành vi trục lợi bảo hiểm gây ra. Hành vi trục lợi bảo hiểm còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty mà còn giảm sút uy tín của công ty bảo hiểm trên thị trường.
6. Phân tích kết quả và hiệu hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh nói chung và kết quả kinh doanh bảo hiểm nói riêng được thể hiện chủ yếu ở 2 chỉ tiêu : doanh thu và lợi nhuận nghiệp vụ .
Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối, phản ánh cụ thể kết quả của nghiệp vụ mang lại từ khâu khai thác đến khâu bồi thường .Trong lĩnh vực bảo hiểm ,vì nó là một nghành thuộc lĩnh vực sản xuất phi vật chất, mọi hoạt động nghiệp vụ của nghành không tham gia trực tiếp vào thu nhập quốc dân, kết quả kinh doanh của nghiệp vụ này có tính chất quy ước và được xác định là số chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi, cụ thể là:
Kết quả = Tổng phí - Tổng chi – Chi quản lý – Chi đề phòng và
kinh doanh thu được bồi thường hạn chế tổn thất
Là đơn vị hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ cho nên hiệu quả kinh doanh là thước đo sự phát triển của bản thân công ty bảo hiểm và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế –xã hội.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ được phản ánh tương quan giữa kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội ta sẽ sử dụng 2 chỉ tiêu đó là :
+Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu (HD )
+Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận (HL )
Các chỉ tiêu được xác định theo công thức sau:
D
HD = ắ (1)
C
L
Hl = ắ (2)
C
Trong đó : D - Doanh thu trong kỳ
L: Lợi nhuận trong kỳ
C : Chi phí trong kỳ (bao gồm toàn bộ chi phí chi trong kỳ như chi bồi thường thiệt hại, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý...)
Chỉ tiêu (1) phản ánh : cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty bảo hiểm .
Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ (năm ) sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty bảo hiểm
Để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, chúng ta quan sát bảng 5.
Bảng 5: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội .
Chỉ tiêu Năm Đ/vị19961997199819992000Tổng phí thu (DT)Tr.đ1750018000183061594116323Tổng chi:-99161120012250,0812819,3813684,14- Chi bồi thường -676679608955995010746- Chi hoa hồng-875900915,3797,05816,15- Chi quản lý-175018001830,61594,11632,3-Chi ĐPHCTT-525540549,18478,23489,69Lợi nhuận-758468006055,923121,622638,86Lợinhuận/tổngchi-0,7650,6070,4940,24350,1928DT/tổng chi1,7651,6071,4941,24351,1928( Nguồn: Phòng phi hàng hải-Công ty bảo hiểm Hà Nội )
Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô của công ty bảo hiểm Hà Nội đạt được khá cao:
Năm 1996 doanh thu bảo hiểm vật chất xe ôtô đạt được 17500 chiếm 24,31% tổng doanh thu của công ty bảo hiểm (72000 tr.đ)
Năm 97 doanh thu bảo hiểm vật chất xe ôtô đạt được 18000 tr.đ chiếm 22,78%, doanh thu của Công ty bảo hiểm (76000 tr.đ).
Năm 1998 doanh thu bảo hiểm vật chất xe ôtô đạt được 18306 tr.đ chiếm 20,9% tổng doanh thu của Công ty bảo hiểm (87600 tr.đ)
Năm 1999 doanh thu bảo hiểm vật chất xe ôtô đạt được 15941 tr.đ chiếm 221,4% tổng doanh thu củ Công ty bảo hiểm (74500 tr.đ)
Năm 2000 doanh thu bảo hiểm vật chất xe ôtô đạt được 16323 tr.đ chiếm 20,93% tổng doanh thu của Công ty (78000 tr.đ)
Tuy doanh thu đạt được là khá cao, qua các năm 1996, 1997, 1998 thì doanh thu có tăng, nhưng đến năm 1999, 2000 doanh thu có giảm. Doanh thu giảm là do năm 1999 được coi là lần mở cửa thứ 3 của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhà nước đã cho phép nhiều công ty liên doanh và công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được hoạt động. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của công ty bảo hiểm cổ phần bưu điện. Chính vì vậy, mà sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết.
Mặt khác, ta thấy tổng chi qua các năm cũng tăng cho thấy số vụ bồi thường và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn tăng lên.
Qua năm từ năm 1996 đến năm 2000 công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn có hiệu quả , nhưng hiệu quả qua từng năm có chiều hướng giảm sút.
Năm 1996 lợi nhuận đạt được là 7584 tr.đ, 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,765 đồng lợi nhuận và 1,765 đồng doanh thu.
Năm 1997 lợi nhuận tăng là 6800 triệu đồng nhưng đến năm 1998 lại giảm xuống còn 6055, 92 tr.đ, 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,494 đồng lợi nhuận và 1,494 đồng doanh thu.
Đến năm 1999 Và năm 2000 thì lợi nhuận lại giảm chỉ còn 3121,62 tr.đ và 2638,86 tr.đ một đồng chi phí bỏ ra chi thu được là 0, 2435 đồng lợi nhuận và 1,2435 đồng doanh thu năm 1999 và năm 2000 là 0,1928 đồng lợi nhuận, 1,1928 đồng doanh thu.
Tóm lại, trong thời gian qua việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã đạt được tiến hành một cách nhịp nhàng từ khâu khai thác đến khâu bồi thường, đều có kế hoạch tỉ mỉ sát với thực tế. Trong khâu khai thác đã tận dụng triệt để mạng lưới cộng tác viên ở các nơi và cùng với sự giúp đỡ của phòng cảnh sát giao thông nên nghiệp vụ này được tiến hành thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn trong cảnh thị trường cạnh tranh găy gắt và các chỉ tiêu về doanh thu đều được cán bộ công ty thực hiện đúng kế hoạch. Ngoài ra công tác tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội đã được sắp xếp một cách hợp lý phát huy được hết khả năng hiện có của các cán bộ nghiệp vụ , để tránh sự phiền hà, khó khăn cho khách hàng. Từ đó tạo ra uy tín cần thiết để có thể vận động được thêm số đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Hà Nội .
Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại :
- Thiếu chiến lược khai thác và tư duy, biện pháp tiếp thị.
- Việc tổ chức quản lý bám giữ khách hàng chưa tốt .Việc phân công theo dõi hợp đồng bảo hiểm để tái tục kịp thời chưa được chú ý đúng mức.
- Chưa tổ chức được công tác khai thác tận thu và chưa mở rộng được nhiều khách hàng mới.
- Chưa chú ý tổng hợp tình hình thị trường; tổng hợp, phân tích biện pháp của đối thủ cạnh tranh để chủ động đề xuất với lãnh đạo công ty để có phương cách đối phó.
- Việc phối hợp khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô giữa các công ty bảo hiểm trong hệ thống Bảo Việt và giữa các phòng trong công ty bảo hiểm Hà Nội còn yếu, vẫn còn tình trạng cạnh tranh nội bộ .
- Công tác giám định bồi thường còn gặp nhiều lúng túng, cán bộ giám định trình độ am hiểu về kỹ thuật xe ôtô vẫn chưa đều.
- Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu sát với quần chúng, nhất là với các chủ xe tư nhân.
Để khắc phục được điều này cần có sự kết hợp với nhiều cơ quan và cần có sự chỉ đạo đúng đắn hơn nữa của lãnh đạo công ty bảo hiểm Hà Nội.Tin chắc rằng trong những năm tới kết quả kinh doanh của công ty sẽ đạt cao hơn nữa.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội
Sau một thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng bảo hiểm Phi hàng hải em đã hoàn thành chuyên đề thực tập bảo hiểm vật chất xe ô tô. Bản thân em cũng có điều kiện cũng cố và nâng cao kiến thức nghiệp vụ đã được học trong nhà trường. Qua phần lý luận đã được nghiên cứu ở trường, kết hợp với thực tế đã được trau dồi trong quá trình thực tế, em xin đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội.
1 – Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh sôi động trong nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, thu nhập của người dân càng tăng lên thì hoạt động bảo hiểm ngày càng năng động, càng phong phú, càng đa dạng và đòi hỏi tính cạnh tranh nâng cao.
Với các hoạt động thu phí và bồi thường, nó liên quan đến lợi ích của người được bảo hiểm, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đặc biệt là những lúc gặp khó khăn. Đồng thời, bảo hiểm còn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Bảo hiểm tham gia vào thị trường tài chính với tư cách là người cung cấp vốn. Chính vì những điểm đó mà đòi hỏi ngành kinh doanh bảo hiểm phải có được sự cạnh tranh lành mạnh. Và với sự cạnh tranh lành mạnh đó thì ngành bảo hiểm mới có thể phát triển và hoàn thành tốt vai trò của mình đối với đời sống dân cư cũng như đối với hệ thống tài chính quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước thì hoạt động của Nhà nước được thông qua bằng các công cụ tài chính và hệ thống pháp luật. Thành công của Nhà nước trước hết được quy định bởi các cụ tài chính mạnh, hiệu quả và hệ thống pháp luật mang tính khả thi cao.
Hiện nay, chưa có một môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điển hình là việc hạ phí tùy tiện, các doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, có tài chính vững mạnh có thể làm phá sản các doanh nghiệp mới ra đời. Đối với mổi loại nghiệp vụ Nhà nước có quy định một mức phí chung. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tăng giảm mức phí xung quanh mức phí chung này. Nhưng Nhà nước không quy định mức tăng giảm là bao nhiêu so với mức phí chung đó. Do vậy để khắc phục vấn đề đó, trong thời gian tới Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp quy, để quy định chi tiết việc tăng giảm phí. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý phù hợp, lành mạnh, thông thoáng để các doanh nghiệp bảo hiểm có thể hoạt động và phát triển chung của nền kinh tế. Các văn bản ban hành, đặc biệt là luật kinh doanh bảo hiểm phải giải quyết được các vấn đề sau:
- Đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau. Qua đó cần thiết phải tạo được sự cạnh tranh để phát triển ngành bảo hiểm, tránh sự phá sản của các công ty bảo hiểm và xu hướng độc quyền. Trong lĩnh vực bảo hiểm vật chất xe ô tô cần quy định mức phí sàn- mức phí thấp nhất mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể hạ thấp mức sàn này.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời cũng cần có được sự ưu tiên riêng về các vấn đề: thị trường tài chính và đặc biệt trong việc đóng góp các khoản thuế cho Nhà nước. Nhà nước cần có các văn bản pháp luật quy định về việc xử lý kỷ luật thích đáng đối với các hành vi phi kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hạ gục đối thủ cạnh tranh của mình. Có như vậy mới khuyến khích được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2 - Đối với công tác khai thác
Luôn bám sát khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống để tái tục và thu phí kịp thời.
Công tác khai thác sẽ quyết định đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ. Chi phí cho việc ký kết hợp đồng mới cao hơn chi phí cho việc tái tục hợp đồng. Do vậy, song song với việc ký kết các hợp đồng mới thì cần phải tiến hành lưu trữ các thông tin của hợp đồng đã được ký kết và các thông tin có liên quan về phía chủ xe, tạo điều kiện cho việc tái tục hợp đồng sau này được dễ dàng hơn.
Hiện nay, do sự có mặt của nhiều công ty bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội chắc chắn thị trường ngày càng bị thu hẹp nếu không chú trọng đến việc bám sát khách hàng, ghi nhớ chính xác ngày tháng hết hạn của hợp đồng bảo hiểm để có thể tái tục hợp đồng một cách kịp thời. Đối với những chủ xe đã tham gia bảo hiểm tại Công ty nếu chưa có một lần khiếu nại bồi thường thì khi tái tục hợp đồng có thể tính toán để giảm phí.
Cần nắm vững được số lượng xe lưu hành và các chủ xe đang có xe hoạt động. Trước tiên muốn khai thác tốt phải nắm được tương đối chính xác số xe đang hoạt động và làm ăn khá để qua đó ta mới thấy được thị trường để khai thác và có địa chỉ tốt để các cán bộ khai thác làm tốt khâu này. Để làm được việc này, Công ty phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác như phòng Cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội, bộ phận đăng kiểm xe để thông kê đầy đủ số lượng xe đang lưu hành. Sau đó sàng lọc các chủ xe tham gia tại Công ty. Còn lại các chủ xe khác kể các chủ xe tham gia ở các công ty bảo hiểm ngoài hệ thống Bảo Việt sẽ là mục tiêu khai thác của công ty. Công ty sẽ cung cấp các danh sách này cho các văn phòng, các nhân viên khai thác, để các nhân viên này thông qua các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp vận động các chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng.
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền quảng cáo, vận động để các chủ xe thấy được sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm và có thể dùng các biện pháp mềm dẻo như giảm phí, nâng cao tỷ lệ hoa hồng để thu hút khách hàng.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền quảng cáo sẽ có tác dụng sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ được sự cần thiết của bảo hiểm. Biện pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo là:
Thứ nhất: Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí… để các cơ quan đơn vị và toàn thể nhân dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô.
Thứ hai: Cần xây dựng những biển panô áp phích ở những nút điếm giao thông như: các ngã ba, ngã tư hay trên đường quốc lộ.
Thứ ba: Thông qua việc giải quyết bồi thường tai nạn xe ô tô, các cán bộ giám định bồi thường cần tận dụng tranh thủ những cơ hội để giải thích cho các chủ xe, lái xe biết được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô.
Công ty nên tuyển dụng các nhân viên trong tương lai cần phải có trình độ chuyên môn thích hợp chứ không đơn giản chỉ là bán bảo hiểm. Sỡ dĩ như vậy là hiện nay nhiều nhân viên khai thác không đáp ứng được yêu cầu. Khi chủ xe đề nghị giải thích các thắc mắc thì lại giải thích sai, không đầy đủ, không rõ ràng, nhiều khi không kiểm tra hoặc tư vấn cho các chủ xe những giấy tờ cần thiết. Do đó, khi chủ xe yêu cầu bồi thường sẽ không được chấp nhận làm cho họ mất lòng tin vào công ty và ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Công ty cần mở rộng và đẩy mạnh các kênh khai thác bảo hiểm trong đó chú trọng kênh bán lẻ và khai thác trong dân cư. Để làm được điều này, công ty cần có chiến lược sử dụng đại lý, xây dựng hệ thống đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp trên cơ sở tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp, sử dụng lại các đại lý đã có.
Công ty cần luôn luôn kiểm tra năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên và cần phải có các biện pháp kỷ luật đối với các nhân viên vi phạm quy trình khai thác, các trường hợp thoa hóa đạo đức, tham nhũng, lợi dụng bảo hiểm. Đặc biệt là nghiêm trọng, nhiều nhân viên bán bảo hiểm vật chất xe ô tô nhưng không nhìn thấy xe, tạo điều kiện cho khách hàng trục lợi bảo hiểm và nhiều các trường hợp các chủ xe và nhân viên bán bảo hiểm thông đồng với nhau để chủ xe tham gia bảo hiểm khi tai nạn đã xảy ra.
Công ty nên đề nghị với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam trình bộ trưởng Bộ tài chính về quy định tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô dưới hình thức bắt buộc đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sở dĩ nên như vậy là vì các cơ quan hành chính sự nghiệp đều hoạt động dưới sự bao cấp của Nhà nước kể các chi phí sửa chữa xe ô tô. Như vậy, nếu không may xe của các cơ quan này gặp tai nạn thì Nhà nước lại phải chi một khoản chi phí bồi thường, do đó nhà nước không chủ động được trong chi ngân sách. Không những thế, liên quan đến việc khắc phục thiệt hại của xe là hàng loạt các công văn giấy tờ, quyết định, điều này cũng làm tăng chi phí quản lý hành chính. Nếu Nhà nước đứng ra tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô cho các xe thuộc bộ máy hành chính của mình thì trong mỗi năm Nhà nước chỉ phải chi một khoản nhất định trong kế hoạch đó là phí bảo hiểm. Khi tai nạn xảy ra đã có bảo hiểm đứng ra giải quyết bồi thường.
Công ty nên tổ chức khóa học ngắn ngày do các chuyên gia trong lĩnh vực xe ô tô giảng dạy cho các nhân viên của Công ty. Điều đó sẽ giúp cho các nhân viên khai thác có được sự đánh giá tương đối chính xác giá trị của xe tham gia bảo hiểm.
Sử dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích vật chất đối với nhân viên khai thác, có chính sách khen thưởng kịp thời cho những đại lý, cộng tác viên có những hợp đồng lớn, có chất lượng.
Để phát huy được hết năng lực của các cán bộ trực tiếp làm công tác khai thác ngoài việc khoán doanh thu phí bảo hiểm hàng năm, cần khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích khai thác như vượt kế hoạch đề ra, ký được những hợp đồng có phí thu lớn. Hình thức có thể là:
+ Trích một tỷ lệ % nhất định trên tổng số phí thu vượt kế hoạch, trong những trường hợp cụ thể cần lập danh sách gửi lên hội đồng thi đua của công ty đề nghị khen thưởng.
+ Đối với đội ngũ cán bộ đại lý, cộng tác viên ngoài số hoa hồng phải thanh toán cần khuyến khích họ khai thác thận trọng hơn, không chạy theo doanh thu để khai thác bừa bãi hay đánh giá không chính xác giá trị xe tham gia bảo hiểm cũng như cấu kết với chủ xe để gian lận bảo hiểm. Bên cạnh đó, cần kiên quyết trong việc quy trách nhiệm vật chất cũng như huy bỏ hợp đồng đại lý nếu phát hiện những gian lận về việc sử dụng và quản lý ấn chỉ, thanh toán quyết toán phí, cấu kết với chủ xe nhằm trục lợi bảo hiểm.
Đối với các chủ xe có số lượng xe tham gia bảo hiểm lớn hoặc những chủ xe đã tham gia bảo hiểm tại công ty nhiều năm, thì công ty có thể trích hoa hồng hoặc giảm phí, cũng có thể tặng hiện vật có kèm theo biểu tượng của công ty. Điều đó sẽ thu hút và khuyến khích các chủ xe tham gia bảo hiểm tại công ty ngày một tăng lên.
3 – Về mặt công tác giám định
Một trong những nguyên nhân làm tồn đọng hồ sơ tai nạn, làm cho số tiền bồi thường tăng lên, việc giải quyết các vụ tai nạn để bồi thường không chính xác, kịp thời đó là số vụ tai nạn xảy ra không được trực tiếp giám định. Việc xác định thiệt hại của các vụ tai nạn của các chủ xe phụ thuộc vào hồ sơ giải quyết tai nạn của công an. Những tài liệu đó nhiều khi được lập rất sơ sài không đủ cơ sở để tính toán bồi thường, cho nên làm mất nhiều thời gian cho việc kết thúc hồ sơ bồi thường và nhiều khi không chính xác. Để làm được những điều đó trong thời gian tới công ty bảo hiểm Hà Nội cần làm tốt các vấn đề sau:
+ Giám định viên cần phải phối hợp hơn nữa với chủ xe (lái xe) và cảnh sát giao thông để có thể nắm bắt được thông tin khi có thiệt hại xảy ra. Giám định viên cần tham gia giám định trực tiếp tất cả các vụ tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm giúp cho việc đánh giá thiệt hại đảm bảo tính chính xác cao
+ Nên sử dụng đội ngũ cộng tác viên là những kỹ sư giỏi hoặc những chuyên gia về kỹ thuật xe ô tô, trong công tác giám định thiệt hại vật chất xe ô tô tai nạn gây ra. Điều này sẽ giúp cho công ty khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ giám định am hiểu về kỹ thuật xe ô tô và giúp cung cấp hồ sơ hoàn chỉnh cho việc bồi thường được diển ra thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
+ Thực tế hiện nay cho thấy cán bộ giám định của Công ty chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật xe ô tô. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty bảo hiểm Hà Nội cần bồi dưỡng thêm về kỹ thuật xe ô tô cho các cán bộ giám định hoặc cử các cán bộ giám định đi đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật.
+ Công ty nên trang bị thêm những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giám định.
+ Công ty nên cung cấp số điện thoại cho các chủ xe để họ có thể liên hệ với cán bộ giám định vào bất cứ lúc nào. Như vậy khi có tai nạn xảy ra, bất cứ lúc nào cán bộ giám định cũng có thể có mặt kịp thời để làm công việc của mình. Điều này cũng có nghĩa là cần phải có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng để có thể khuyến khích cán bộ giám định làm tốt công tác của họ.
4 . Về công tác bồi thường
Tiến hành rà soát, cải tiến lại các khâu bồi thường, đề ra các biện pháp hợp lý trong giải quyết bồi thường, đơn giản hóa thủ tục giải quyết bồi thường để có thể hoàn thiện công tác bồi thường. Bồi thường là khâu cuối cùng để hoàn thiện quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác bồi thường một cách nhanh gọn, chính xác.
Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng sẽ giúp cho khách hàng khắc phục được những tổn thất do tai nạn xảy ra một cách nhanh chóng sớm ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ tạo được lòng tin của khách hàng đối với công ty và cũng tạo được uy tín rất lớn cho công ty bảo hiểm Hà Nội điều này rất có lợi cho việc khai thác nghiệp vụ và mở rộng thị trường của công ty. Từ đó góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng và của công ty nói chung.
5 . Hạn chế tình trạng trục lợi trong bảo hiểm vật chất xe ô tô
Hiện tượng gian lận trong bảo hiểm ngày càng gia tăng, có nhiều nghiệp vụ trục lợi rất tinh vi và mang tính tội phạm cao vẫn chưa bị phát hiện. Với mục tiêu hiệu quả kinh doanh và lành mạnh hóa xã hội các công ty bảo hiểm cần phải làm:
Thứ nhất: phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình khai thác bảo hiểm. Khi bán bảo hiểm các nhân viên phải kiểm tra xe, giấy tờ xe, bằng lái, tình trạng kỹ thuật xe và giá trị của xe. Giấy chứng nhận bảo hiểm thì phải ghi cả ngày, giờ bắt đầu và hết hiệu lực của bảo hiểm, nghiêm cấm bán bảo hiểm lùi ngày.
Thứ hai: tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên.
Tuyển chọn đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức cho họ tham gia các lớp đào tạo, hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ.
Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, đồng thời cũng tổ chức các đợt kiểm tra công việc, kiểm tra trình độ của các đại lý, cộng tác viên để đảm bảo nắm bắt được công việc của họ, giúp họ tiến hành công việc ngày càng tốt hơn, góp phần hạn chế sai sót hoặc cố tình làm sai của đại lý, cộng tác viên.
Thứ ba: Công ty phải chú trọng đến công tác giám định bồi thường, kịp thời phát hiện nhanh, xử lý ngay từ đầu để hạn chế tổn thất các vụ trục lợi phát sinh. Công ty cần tuyển chọn những giám định viên có năng lực trình độ vững vàng, tính tình trung thực đối với công ty, giữ vững lập trường của mình trong điều tra, khám nghiệm hiện trường. Tránh tình trạng giám định viên bị chủ xe (lái xe) mua chuộc để khai báo tăng số tiền sữa chữa hay khai tăng mức độ thiệt hại để hòng kiếm lời một cách bất chính.
Trường hợp có dấu hiệu gian lận bảo hiểm thì ngoài việc giám định độc lập có thể nhờ công an điều tra, xác minh. Tuyệt đối không để cho khách hàng biết trước kế hoạch điều tra xác minh của công ty nhằm tránh phản ứng từ phía khách hàng hoặc khách hàng chuẩn bị trước để đối phó. Đối với công tác bồi thường phải đối chiếu với biên bản giám định để giải quyết đúng và để tránh trường hợp chủ xe khiếu nại những sửa chữa không liên quan đến tổn thất. Xác minh giá cả của xe, giá sửa chữa từng bộ phận phù hợp với giá cả tại địa phương tránh trường hợp đòi sửa chữa bằng giá mua mới.
Thư tư: Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chính quyền phường xã, đặc biệt là lực lượng công an điều tra bằng cách cung cấp danh sách thống kê những dấu hiệu có khả nghi gian lận bảo hiểm vật chất xe ô tô. Hơn thế nữa công ty cần phải hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra khởi tố các trường hợp có hành vi trục lợi.
Ngoài ra, công ty cần tăng cường mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm là thành viên của Bảo Việt nhằm thông báo cho nhau các thông tin về các biểu hiện có sự gian lận. Tăng cường mối quan hệ với các ngành có liên quan, đặc biệt là cảnh sat giao thông, các trạm đăng kiểm, có mối quan hệ tốt và lâu dài với một số xưởng sửa chữa tránh hiện tượng khai tăng tiền đòi bồi thường. Cập nhật các trường hợp trong trực lợi bảo hiểm xe cơ giới để cán bộ công ty biết mà phòng ngừa.
6 . Một số ý kiến khác
Công ty cần chú trọng đến công tác quản trị nhân lực: để có một tương lai phát triển lâu dài và vững mạnh trên những bước đi của mình thì yếu tố này có một vai trò rất quan trọng. Bởi xuất phát từ những khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai nghiệp vụ từ thực tế rất bức xúc cần tháo gỡ hiện nay của công ty bảo hiểm Hà Nội là thiếu đội ngữ am hiểu về kỹ thuật không chỉ riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm về xe ô tô mà cần đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác như: bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hóa và rủi ro đặc biệt.
Cho nên trong thời gian tới Công ty bảo hiểm cần phải: xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại cán bộ, chú trọng đến kiến thức tiếp thị, quản lý, ngoại ngữ, tài chính, chuyên môn kỹ thuật.
- Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tiền thưởng để thực sự là động lực kinh tế trong hoạt động kinh doanh, chú trọng các cá nhân có thành tích cao trong khai thác. Đảm bảo và tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
- Chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh bảo hiểm để theo
kịp sự phát triển của thị trường trong nước và khu vực.
- Trong tương lai, nếu có điều kiện nên thành lập bộ phận hay dịch vụ sửa chữa chuyên sửa chữa phục hồi các xe bị tai nạn mà công ty bảo hiểm Hà Nội nhận bảo hiểm.Khi tai nạn phát sinh Công ty có thể nhanh chóng đưa xe vào xưởng sửa chữa, đảm bảo thời gian, chi phí và có thể tránh được việc các chủ xe cấu kết với xưởng để trục lợi. Hơn nữa, các nhân viên sửa chữa cũng chính là các chuyên gia về ô tô, khi cần thiết họ có thể giúp cho nhân viên khai thác xác định đúng giá trị bảo hiểm và trực tiếp tham gia giám định. Ngoài ra, dịch vụ sửa chữa này tạo thêm việc làm và làm tăng thu nhập cho công ty vì có thể sửa chữa thêm những xe bị tai nạn theo yêu cầu của khách hàng.
- Thường xuyên mở các hội thi về luật an toàn giao thông hay hội thi giữ xe tốt, lái xe an toàn. Tặng thưởng cho chủ xe nhiều năm không có tai nạn xảy ra nhằm mục đích khuyến khích, cũng nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất.
- Hàng năm, nên có hội nghị khách hàng để lắng nghe rút kinh nghiệm những ý kiến của khách hàng và có những chính sách ưu đãi trong việc giải quyết bồi thường đối với khách hàng có nhiều xe tham gia bảo hiểm, có như thế nghiệp vụ bảo hiểm về xe ô tô mới ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
Kết luận
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô là loại hình bảo hiểm tự nguyện đã được triển khai từ rất nhiều năm tại công ty bảo hiểm bảo hiểm Hà Nội , và nó là nghiệp vụ mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Tuy nhiên, trong trực tế triển khai nghiệp vụ còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Để nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô có thể tiếp tục phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt thì bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của từng cán bộ công nhân viên cần phải liên tục đổi mới, hoàn thiện các quy tắc của nghiệp vụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong phạm vi đề tài này, em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích những vấn đề thiết thực về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội thấy được những tồn tại của nghiệp vụ này. Từ đó đã đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, hy vọng những ý kiến này sẽ góp một gần nào đó trong số những biện pháp của công ty nghiệp vụ này ngày càng đứng vững và phát triển.
Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót những hạn chế nhất định về lý luận thực tế cũng như phương pháp trình bày cùng giải pháp đề ra. Em xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đống góp và chỉ bảo của thầy cô giáo và các cô, các chú trong phòng bảo hiểm phi nhân thọ để em có điều kiện hoàn thiện đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 7/5/2005
Sinh viên thực hiện.
Hoàng Gia Khanh
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế bảo hiểm – Trường đại học KTQD
Giáo trình thống kê bảo hiểm - Trường đại học KTQD
Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - Trường đại học KTQD
Tạp chí bảo hiểm
Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới –Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe ôtô 3
I – Sự cần thiết vầ tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ôtô 3
1. Đặc điểm của ngành giao thông đường bộ 3
2. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ôtô 4
3. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ôtô 5
II – Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe ôtô 6
1. Đối tượng bảo hiểm 6
2. Phạm vi bảo hiểm 8
2.1. Rủi ro được bảo hiểm 8
2.2. Rủi ro loại trừ 9
3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 10
3.1. Giá trị bảo hiểm 10
3.2. Số tiền bảo hiểm 11
4. Phí bảo hiểm 11
4.1. Phí bảo hiểm 11
4.2. Phương pháp xác định phí bảo hiểm 12
5. Giám định và bồi thường tổn thất 19
5.1. Giám định 19
5.2. Bồi thường tổn thất 20
6. Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ôtô 24
Phần II: Tình hình triển khai nghiệp vụ về bảo hiểm vật chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 28
I – Một số nét khái quát về công ty bảo hiểm Hà Nội 28
1. Lịch sử phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội 28
2. Những thuận lợi và khó khăn 32
II - Đặc điểm tình hình giao thông vận tải ở Hà Nội 36
III – Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 36
1. Công tác khai thác 36
2. Công tác giám định 43
3. Công tác bồi thường 45
4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 50
5. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 52
6. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh 57
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 61
1. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm 61
2. Đối với công tác khai thác 62
3. Đối với công tác giám định 65
4. Đối với công tác bồi thường 66
5. Hạn chế tình trạng trục lợi trong bảo hiểm vật chất xe ôtô 67
6. Một số ý kiến khác 68
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0024.doc