Nâng cao hiệu quả công tác quản lý & sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1

Mục lục Chương I giới thiệu khái quát chung về xí nghiệp xây lắp i I - Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp I. Xí nghiệp xây lắp I là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 250QĐ/TL NSĐT do Bộ công nghiệp ban hành ngày 20/5/1993 và được Uỷ ban Kế hoạch nhà nước cấp giấy phép kinh doanh số 303836 ngày 20/5/1995. Tiền thân của Xí nghiệp xây lắp 1 là công trường thi công xây

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý & sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lắp 1 được thành lập ngày 13/10/1969. Trụ sở giao dịch của Xí nghiệp là số 72/150 Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Giai đoạn từ trước năm 1975 trong thời kỳ vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xí nghiệp còn có nhiệm vụ phục vụ xây dựng quốc phòng như thi công đường bơm xăng dầu T72, tổng kho Hữu Lũng - Lạng Sơn, sơ tán máy móc thiết bị của nhà máy đến nơi an toàn, cử các cán bộ đi công tác phục vụ chiến trường, sẵn sàng tiếp ứng cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đồng thời được Bộ Công nghiệp nặng giao cho thi công xây dựng các công trình như: Nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy biến thế, nhà máy điện cơ, cơ khí nông nghiệp, trung tâm công nghệ quốc tế... Thời kỳ 1976 - 1986, giai đoạn đầu bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, xí nghiệp vẫn được giao các nhiệm vụ xây dựng các nhà máy, đầu tư chiều sâu và mở rộng trong Bộ. Giai đoạn từ 1987 đến nay, với đường lối đổi mới của Đảng chuyển nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, xí nghiệp đã tự tìm kiếm việc làm, tự hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật. XNXLI đã tự khẳng định được vị trí của mình, giải quyết tương đối đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Doanh thu hàng năm đều đạt từ 50 đến 60 tỷ đồng, tổng sản lượng đạt từ 55 tỷ đến 65 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 750 triệu đến 950 triệu đồng, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước và tích luỹ lớn cho xí nghiệp. Hiện nay, xí nghiệp đang thi công xây dựng các công trình trong nước như: Đài phát thanh, trường học, văn phòng Bộ Thuỷ Sản... và cả các công trình nước ngoài tại Việt Nam như: công trình XUMYOU liên doanh quốc tế, liên doanh thép Việt Nam - Uc, nhà máy sơn Thái Lan... II - Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp xây lắp I. Xí nghiệp xây lắp I là một doanh nghiệp xây lắp nên có hai ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau: - Xây dựng: + Các công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, kho tàng, đường giao thông, đường điện cao, hạ thế, đường ống cấp thoát nước. + Các công trình dân dụng như: nhà ở và khách sạn, trường học... - Sản xuất cơ khí: Khung nhà thép kiểu khung kho Tiệp 720 m2 - 900 m2, các kiểu nhà thép không theo tiêu chuẩn, các bộ phận lẻ của nhà thép theo đơn đặt hàng, tôn tráng kẽm và tôn màu lợp mái, đà giáo thép, cốp pha, cột chống thép. III - Quy trình sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu. Sản phẩm của xí nghiệp mang đặc điểm của sản phẩm xây lắp, đó là những sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, xí nghiệp phải dựa vào các bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên A cung cấp để tiến hành sản xuất thi công. Chi phí, giá thành sản phẩm được tính theo từng giai đoạn và so sánh với giá dự toán, giá trúng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán để đối chiếu thanh lý hợp đồng. Quá trình sản xuất của xí nghiệp là quá trình thi công sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thủ công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên công trình. Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của XNXLI như sau: Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp xây lắp 1. Sử dụng các yếu tố chi phí ( vật tư + chi phí SXC...) để tiến hành tổ chức thi công xây lắp Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật từng công trình Sản phẩm xây lắp ( công trình + hạng mục công trình) hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. * Đối với sản phẩm xây lắp: Để sản xuất và hoàn thiện một công trình xây lắp cần phải tiến hành qua các giai đoạn sau: Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm xây lắp Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn thi công Nghiệm thu công trình và thanh quyết toán Giải phóng mặt bằng Xây dựng nền, móng ,trụ... Hoàn thành phần nổi của công trình ( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ) * Đối với sản xuất cơ khí, quy trình sản xuất trải qua các giai đoạn: Sơ đồ 1.3 Quy trình sản xuất các sản xuất các sản phẩm cơ khí Giai đoạn sản xuất, gia công Giai đoạn chuẩn bị lên kế hoạch Kiểm nghiệm sản phẩm Hoàn thành và đưa sản phẩm ra thị trường sơ chế vật liệu Gia công,chế tạo sản phẩm ( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ) IV - Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của xí nghiệp. 1. Hình thức tổ chức sản xuất ở xí nghiệp. Khi nhận thầu được một công trình, xí nghiệp tiến hành thực hiện cơ chế giao khoán cho các đội trực tiếp thi công. Các đội nhận khoán lập biện pháp thi công, tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư máy móc thiết bị, nhân công, đảm bảo tiến độ chất lượng, an toàn lao động và các chi phí cần thiết để bảo hành công trình. Các đội nhận khoán được vay vốn của xí nghiệp, thay mặt xí nghiệp quản lý sử dụng vốn đúng mục đích . Hàng tháng, hàng quý đội phảI báo cáo giá trị sản lượng thực hiện về phòng quản lý sản xuất. Khi công trình hoàn thành bàn giao, đội cùng xí nghiệp làm quyết toán với chủ đầu tư quyết toán thuế với nhà nước, thanh lý hợp đồng nội bộ. Xí nghiệp phải tổ chức tốt công tác ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Cuối mỗi quý phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, xây dựng định mức đơn giá, lập kế hoạch tháng về vật tư, máy móc thiết bị, nhân công, tiến độ, biện pháp thi công công trình. Các đội căn cứ vào biện pháp thi công được xét duyệt để tiến hành thi công. 2. Kết cấu sản xuất. Xí nghiệp xây lắp 1 có tất cả 15 đội sản xuất, bao gồm: - 1 xưởng cơ khí - 3 đội chuyên xây lắp điện - 11 đội chuyên xây lắp công nghiệp và dân dụng. Xí nghiệp không tổ chức các đội, các xưởng theo hình thức chính, phụ, phụ trợ mà các đội, các xưởng ở đây hoạt động độc lập với nhau. V - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp 1. XNXL1 là một trong 7 xí nghiệp trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp, xí nghiệp có trực tiếp 15 đội trực tiếp sản xuất. Toàn xí nghiệp có 270 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý là 50 người còn lại là công nhân bao gồm công nhân cơ khí 50 người, công nhân xây lắp điện 50 người, công nhân xây dựng 120 người.Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp và tính chất tổ chức sản xuất mang tính chuyên môn hoá nên mô hình tổ chức sản xuất của xí nghiệp là mô hình trực tuyến tham mưu. Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất, quyết định chỉ đạo xuống các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, giúp cho giám đốc là các phó giám đốc. -Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp theo sự phân công của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và trực tiếp quản lý các đội công trình, các phòng ban thuộc trách nhiệm của mình. Cụ thể là: Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của XNXLI Giám đốc Phó giám đốc phụ trách xưởng cơ khí Phó giám đốc phụ trách phòng QLSX Phòng TC -KT Phòng kế hoạch - kỹ thuật Phòng tổ chức - hành chính Xưởng cơ khí Đội xây lắp điện I Các đội xây dựng (11 đội) Đội xây lắp điện II Đội lắp ráp III ( Nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức - Hành chính) + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật khối sản phẩm cơ khí là đội trưởng trực tiếp chỉ huy một xưởng cơ khí xây dựng, có quyền đề nghị ký hợp đồng lao động thời vụ và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả xây dựng với giám đốc. + Phó giám đốc kiêm trưởng phòng quản lý sản xuất phụ trách kỹ thuật khối xây lắp đồng thời là đội trưởng trực tiếp chỉ đạo một đội lắp ráp, phụ trách an toàn kỹ thuật xây lắp của toàn xí nghiệp. - Các phòng ban chức năng của XNXL1 bao gồm: + Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tổ chức lao động tiền lương, tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo xí nghiệp về công tác quản lý nhân sự, tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp về công tác sắp xếp cán bộ công nhân theo khả năng, năng lực để phát huy tính năng động sáng tạo trong công tác quản lý cũng như trong sản xuất. Hướng dẫn kiểm tra các đội về quản lý, sử dụng lao động theo bộ lao động về chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và của nhà nước. Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tổ chức các quyết định cung cấp số liệu một cách chính xác và kịp thời. + Phòng kế toán tài chính: có chức năng quản lý tài chính, hạch toán kế toán, kiểm tra và phân tích hoạt đông kinh tế. Chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước trong xí nghiệp, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn của xí nghiệp. Tổ chức luân chuyển chứng từ, kiểm tra chứng từ cập nhật lên bảng kê và hạch toán kế toán, thông qua số liệu phát sinh để vào các loại sổ sách chi tiết và tổng hợp theo pháp lệnh kế toán thống kê do nhà nước ban hành, đồng thời làm báo cáo kiểm toán hàng quý, hàng năm báo cáo với Nhà nước. Liên hệ với các cấp, các nghành nhằm đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương của công nhân xí nghiệp; lập hồ sơ thanh quyết toán vay vốn ngân hàng...cân đối kiểm tra cụ thể các chứng từ hợp pháp để trả thưởng cho công nhân viên chức, trường hợp chứng từ không hợp lệ có yêu cầu theo quy định của nhà nước, giúp giám đốc trong công tác quản lý bảo tồn và phát triển vốn. + Phòng kế hoạch kỹ thuật: có chức năng lập kế hoạch, điều động sản xuất, đấu thầu và chào thầu các công trình, lập hồ sơ nhận thầu, tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, nhận thiết kế trên cơ sở đó lập biện pháp thi công cụ thể cho từng công trình và hạng mục công trình. Lập công nghệ chi tiết phát hiện chỗ sai sót trong thông kê để xử lý đồng thời giám sát công trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình. Thanh quyết toán công trình, nghiệm thu, bàn giao giữa xí nghiệp với các chủ đầu tư và đơn vị.Hướng đẫn kiểm tra các đội về công tác xây lắp, lập phương án kỹ thuật an toàn, các yếu tố dự thảo văn bản đấu thầu và các công trình đề giám đốc. Khảo sát điều tra các năng lực, lập dự toán thi công giao cho các đơn vị và tổ chức cung ứng vật tư theo phân công của xí nghiệp. - Các đội trực tiếp sản xuất: có nhiệm vụ thực hiện các công việc được giao, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ quy định. Kết quả thi công quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Vì vậy việc duy trì hoạt động có hiệu quả là yêu cầu quan trọng và là nhiệm vụ chung cho cả phòng ban trong xí nghiệp. VI - Phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1. Bảng 1.1 Phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm So sánh 2003/2002 2001 2002 2003 () ( % ) 1. Sản lượng ( công trình) + Xây lắp + Sản xuất cơ khí 2. Doanh thu thuần + Xây lắp + Sản xuất cơ khí 3. Giá vốn hàng bán 4. Chi phí QLDN 5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 6. Lợi nhuận sau thuế 110 52 58 48.135 34.925 13.210 51.532 2.102 767 646 128 73 55 57.321 47.504 9.817 54.081 2.317 923 928 125 65 60 62.596 46.822 15.774 59.292 2.588 715 773 (3) (8) 5 5.275 (682) 5.957 5.211 271 (208) (155) 97,66 89,04 109,09 109,20 98,56 160,68 109,64 111,70 77,47 83,30 ĐVT : triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001-2002-2003) Từ bảng phân tích trên ta thấy : - Sản lượng tiêu thụ năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 3 công trình, ứng với mức giảm 2,34 %. - Doanh thu thuần tăng 5.275 triệu đồng ứng với 9,2 % trong đó chủ yếu là tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất cơ khí tăng đến 60,68% khi mà doanh thu từ hoạt động xây lắp giảm đi là 1,44%. - Giá vốn hàng bán tăng 5.211 triệu đồng ứng với 9,64% - Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 271 triệu đồng ứng với 11,70% - Mặc dù doanh thu thuần tăng 9,2% nhưng giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với tỷ lệ khá cao là 9,64% và 11,7% đã dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 giảm bị giảm đi 22,53%. - Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp giảm từ 928 triệu năm 2002 xuống còn 773 triệu năm 2003, ứng với mức giảm 16,7%. Nguyên nhân của điều này là do năm 2003 có nhiều công trình còn đang dang dở hoặc chưa được nghiệm thu. Đồng thời năm vừa qua do sự biến động của thị trường về tiền công lao động cũng như giá cả một số loại vật liệu làm tăng các loại chi phí, tăng giá vốn hàng bán, làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra còn công trình nhà máy PS - Plex Việt Trì có giá trị thanh toán 7.300.000 .000 đồng được thanh toán theo giai đoạn, Xí nghiệp mới chỉ tạm tính chi phí quản lý 350.000.000 đồng. Nếu theo cơ chế của Xí nghiệp thì số tính chi phí quản lý là 700.000.000 đồng, như vậy số còn lại là 350.000.000 đồng, Xí nghiệp coi như để dự phòng để có thể tăng tính chủ động cho các hoạt động trong tương lai. Nếu thu đầy đủ từ công trình này thì lợi nhuận đạt được của Xí nghiệp năm 2003 có thể lên đến trên 1 tỷ đồng. Như vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại XNXL I đã có sự biến chuyển khá rõ nét, kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua nhìn chung tương đối tốt và ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, Xí nghiệp cần tìm cách nâng cao hơn nữa số công trình trúng thầu, tìm biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, Xí nghiệp xây lắp 1 chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các hoạt động Marketing như nhiều doanh nghiệp khác mà chủ yếu dựa vào uy tín của Công ty, của Xí nghiệp, dựa vào sự tín nhiệm của khách hàng về trình độ, năng suất lao động và sự đảm bảo về tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình của bản thân Xí nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong các năm tới, Xí nghiệp tiến hành tổ chức thêm một phòng Marketing trong bộ máy hoạt động để quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh và uy tín của mình thì chắc chắn lợi nhuận của Xí nghiệp sẽ được nâng lên nhiều. VII - Đặc điểm tình hình lao động ở Xí nghiệp xây lắp 1. Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động tác động đến quá trình sản xuất trên hai mặt là số lượng lao động và chất lượng lao động. Trong đó số lượng lao động tác động đến quá trình sản xuất thông qua số lao động và thời gian mà lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. Chất lượng lao động thể hiện qua trình độ tay nghề của lao động và ý thức, tinh thần trách nhiệm của người lao động. Do đó, muốn sản xuất phát triển thì doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố lao động, đồng thời phải kết hợp hợp lý giữa các yếu tố lao động với các đối tượng khác như: tư liệu lao động và lực lượng lao động. 1. Cơ cấu lao động. Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động năm 2003 ĐVT: Người TTT Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng ( % ) 1 Cán bộ quản lý 50 18,5 2 2 Công nhân trực tiếp + Công nhân cơ khí + Công nhân xây lắp điện + Công nhân xây dựng 220 50 50 120 81,5 18,5 18,5 44,5 3 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn cung cấp: Tổ chức - Hành chính) Với tỷ trọng lao động quản lý 18,5%, lao động trực tiếp chiếm 81,5%, trong đó chủ yếu là công nhân xây dựng 44,5% như trên, ta thấy rằng cơ cấu lao động của xí nghiệp là khá hợp lý, phù hợp với quy mô của Xí nghiệp. 2. Trình độ lao động. Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo trình độ lao động ĐVT: Người Trình độ Số lượng lao động (2002) Số lượng lao động (2003) 1. Trên đại học 2 2 2. Đại học 20 23 3. Cao đẳng 9 9 4. Trung cấp 3 3 5. CN bậc 1 26 24 6. CN bậc 2 30 30 7. CN bậc 3 40 42 8. CN bậc 4 61 55 9. CN bậc 5 50 50 10. CN bậc 6 22 23 11. CN bậc 7 7 8 Tổng cộng 270 270 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức - Hành chính) Theo bảng cơ cấu lao động được phân theo trình độ lao động, ta thấy rằng tổng số lao động của xí nghiệp vẫn giữ ở 270 người, nhưng số lao động có trình độ và tay nghề cao lại tăng, điều này chứng tỏ rằng chất lượng lao động đã tăng, làm tăng chất lượng sản phẩm, đây là một điểm rất khả quan, sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Xí nghiệp. VIII - Đặc điểm tình hình tài sản của Xí nghiệp xây lắp 1. Cơ cấu tài sản của Xí nghiệp xây lắp 1 được thể hiện qua các chỉ số: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ trọng tài sản lưu động = Tổng tài sản Tỷ trọng TSLĐ2002 = = 96,21 % Tỷ trọng TSLĐ2003 = = 95,74 % Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư2002 = = 3,79 % Tỷ suất đầu tư2003 = = 4,26 % Bảng 1.4: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2003 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Tỷ trọng từng loại ( % ) Chênh lệch % Đầu năm Cuối kỳ A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 39.283.277.900 38.698.719.388 -584,558,512 98,51 96,21 95,74 1. Tiền 589.760.105 801.333.981 211.573.876 135,87 1,44 1,98 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0,00 3. Các khoản phải thu 20.429.635.121 22.940.063.806 2.510.428.685 112,29 50,04 56,76 4. Hàng tồn kho 18.224.885.074 14.953.571.601 -3.271.313.473 82,05 44,64 37,00 5. Tài sản lưu động khác 38.997.600 3.750.000 -35.247.600 9,62 0,10 0,01 6. Chi sự nghiệp 0 0,00 0,00 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.546.274.085 1.720.659.149 174.385.064 111,28 3,79 4,26 1. Tài sản cố định 1.537.074.085 1.709.459.149 172.385.064 111,22 3,76 4,23 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.200.000 11.200.000 2.000.000 121,74 0,02 0,03 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0,00 0,00 4. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0 0,00 0,00 Tổng cộng tài sản 40.829.551.985 40.419.378.537 -410.173.448 98,99 100,00 100,00 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán ) Như vậy giá trị tổng tài sản năm 2003 giảm so với năm 2002 là 410.173.448 đồng ứng với mức giảm 1,01%. * TSLĐ và đầu tư ngắn hạn giảm 1,49% trong đó: - Tiền tăng 35,87% do: + Tiền mặt tại quỹ giảm từ 4.928.138 đồng xuống 3.302.217 đồng, tức giảm 33%. + Tiền gửi ngân hàng tăng từ 584.831.967 đồng lên 798.031.764 đồng ứng với mức tăng 36,45%. - Các khoản phải thu tăng 12,29% do: + Phải thu của khách hàng tăng từ 20.208.604.566 đồng lên 22.567.139.392 đồng ứng với mức tăng 11,67% vì số công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng khách hàng chưa thanh toán xong có xu hướng tăng so với năm 2002, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn chưa cao, xí nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho việc sử dụng tài sản chưa có hiệu quả. + Các khoản phải thu khác tăng từ 221.030.555 đồng lên 372.924.414 đồng ứng với mức tăng 68,72%. - Hàng tồn kho giảm 17,95% do: + Nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng từ 916.839.006 đồng lên 1.229.439.872 đồng ứng với mức tăng 34,10%. + Công cụ, dụng cụ trong kho giảm từ 96.964.246 đồng xuống 2.527.546 đồng ứng với mức giảm 97,4%. + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm từ 17.211.081.822 đồng xuống 13.721.604.183 đồng ứng với mức giảm 20,27%. - Tài sản lưu động khác giảm 90,38% do: + Tạm ứng giảm từ 38.997.600 đồng xuống 8.500.000 đồng ứng với mức giảm 78,20%. + Chi phí chờ kết chuyển giảm năm 2003 giảm đi 4.750.000 đồng. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 11,28 % trong đó: - Tài sản cố định với toàn bộ là tài sản cố định hữu hình tăng 11,22% do: + Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng từ 2.401.756.899 đồng lên 2.550.094.163 đồng ứng với mức tăng 6,18%. + Giá trị hao mòn luỹ kế giảm từ 864.682.814 đồng xuống 840.635.014 đồng ứng với mức giảm 2,78%. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 21,74% do Đầu tư chứng khoán dài hạn tăng từ 9.200.000 đồng lên 11.200.000 đồng ứng với mức tăng 21,74%. Về tỷ suất đầu tư: tỷ suất đầu tư của Xí nghiệp qua các năm 2002 và 2003 lần lượt là 3,79 % và 4,26%, có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2003 tăng 0,47 % so với năm 2002 chứng tỏ Xí nghiệp đã đổi mới đầu tư thiết bị vào quy trình công nghệ để tăng năng lực sản xuất trong tương lai, nhưng tỷ suất đầu tư của Xí nghiệp như vậy là quá thấp, điều này sẽ dẫn đến sự mất chủ động trong kinh doanh, tình hình tài chính không được đảm bảo, Xí nghiệp phải vay nợ nhiều mới đáp ứng nhu cầu về tài sản. IX - Tính cần thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Tính cần thiết của đề tài: Từ năm 2002, Xí nghiệp xây lắp I đã đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định nhằm mở rộng sản xuất, tăng tiến độ thi công và chất lượng công trình. Tuy nhiên, số tài sản cố định này đưa vào sản xuất kinh doanh đã được sử dụng chưa có hiệu quả như tiềm năng vốn có của chúng làm cho hiệu quả sử dụng tài sản nói chung tăng không đáng kể và đặc biệt còn bị giảm đi trong năm 2003, đây là điều rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp. Xí nghiệp xây lắp 1 cần phải nhanh chóng tìm ra các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó để tìm cách khắc phục sớm nhất. Như vậy chúng ta nhận thấy rằng việc “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định “ là điều hết sức cần thiết đối với Xí nghiệp xây lắp 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1, những nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp. Chương II Cơ sở lý luận về sử dụng tài sản cố định I - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản cố định. 1. Khái niệm tài sản cố định. Tài sản cố định là tất cả những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh ( nếu chu kỳ kinh doanh không dưới 1 năm). Phải có giá trị tối thiếu đến một mức quy định, riêng tiêu chuẩn này được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thời giá của từng thời kỳ, theo quy định hiện hành thì tài sản cố định có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: + TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất, đó là những tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như nhà xưởng, vật kiến trúc, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. + TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị lớn đã đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ như: Giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu, chi phí lợi thế thương mại... 2. Đặc điểm của tài sản cố định. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất chúng bị hao mòn một phần song vẫn giữ được hình thức ban đầu của nó. Còn giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần thông qua việc khấu hao của tài sản cố định. Vậy trong quá trình sản xuất, TSCĐ được luân chuyển từng phần tức là khi một bộ phận tài sản cố định còn đang nằm trong quá trình sản xuất dưới hình thức TSCĐ đang sử dụng thì một bộ phận tài sản khác đã trở lại hình thức giá trị ban đầu trong giá trị bán thành phẩm. Do sự mở rộng và gia tăng về nhịp độ tiến bộ khoa học hiện nay, do tính đặc thù về đầu tư trong một số ngành như Nông nghiệp, Xây dựng cơ bản, Giao thông, Mỏ địa chất... nên có một số khoản chi phí đầu tư mà tính chất luân chuyển của nó cũng tương tự như những luân chuyển của vốn cố định. Do đó tài sản cố định không chỉ có hình thức hiện vật mà còn bao gồm cả những tài sản cố định không có hình thức hiện vật. 3. Vai trò của tài sản cố định. Trong nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần phải có các yếu tố sức lao động, tư liệu lao động và vốn. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, các chi phí thuế và cải tạo đất... Các thành phần kinh tế của các doanh nghiệp khác nhau, phải so sánh, cọ xát và thử sức trên thị trường hàng hoá trong nước và nhập ngoại. Nếu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp kém chất lượng, mẫu mã nhãn hiệu không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá bán cao so với thị trường...thì sức cạnh tranh sẽ rất kém. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề này thì bên cạnh những giải pháp song phương, phải thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị và quy trình sản xuất. Chỉ nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, đó là cơ sở then chốt để cạnh tranh trên thị trường. Việc đổi mới TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế độc hại đối với ngành sản xuất có tính độc hại cao như ngành công nghiệp hoá chất, dầu khí, khai thác khoáng sản... và ngoài ra còn tạo tiền đề làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sửa chữa, giảm chi phí tiền lương. Tóm lại: Tài sản cố định chiếm một vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Tài sản cố định trong đó có máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... tạo điều kiện quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Xét về mặt vốn: Giá trị của TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Tài sản cố định còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hiện đại hoá và sự chuyên môn hoá công nghệ sản xuất mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được một phần nào đó chất lượng sản phẩm. Mức độ hiện đại hoá của máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh trên thị trường. II - Phân loại và cơ cấu tài sản cố định. 1. Phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm một phần lớn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh, vì thế việc quản lý và sử dụng tài sản cố định là một việc hết sức quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng của mọi doanh nghiệp. Do đó để quản lý tốt việc sử dụng tài sản cố định chính là mục đích để phân loại tài sản cố định. Có 3 cách phân loại tài sản cố định như sau: 1.1. Phân loại theo hình thức biểu hiện: Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ chia làm 2 loại: Tài sản cố định có hình thức vật chất và Tài sản cố định không có hình thức vật chất. * Tài sản cố định có hình thái vật chất ( Tài sản cố định hữu hình): là những tài sản được biểu hiện bằng hiện vật như : Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc, đất canh tác, đất xây dựng... Loại tài sản này được chia làm 6 loại như sau: Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc: Là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu cảng. Loại 2: Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và các loại máy móc khác. Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải. Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quản lý, các dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng... Loại 5: Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ những tài sản cố định chưa liệt kê vào các loại nêu trên như vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.. * Tài sản cố định không có hình thái vật chất: Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp “ hàm lượng chất xám “ trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được coi là nhân tố quan trọng, thì khi đó những tài sản cố định không có hình thức vật chất ( Tài sản cố định vô hình ) sẽ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Hiện nay có một số các nước tư bản phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp...có những công ty mà có tài sản cố định vô hình có giá trị lớn hơn cả tổng giá trị tài sản cố định hữu hình vốn đã rất hiện đại. Thông thường người ta chia Tài sản cố định vô hình thành những nhóm sau đây: - Chi phí thành lập doanh nghiệp: là những chi phí đầu tư có liên quan đến việc thành lập hoặc phát triển một tổ chức doanh nghiệp ( chi phí thăm dò, khảo sát thị trường, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, chi phí đào tạo quảng cáo). - Chi phí sưu tầm phát triển: là những khoản chi đầu tư cho việc nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, chế thử sản phẩm mới, các chi phí cho phát minh sáng chế. - Quyền đặc nhượng, quyền khai thác: được thể hiện bằng hợp đồng giữa Nhà nước với một công ty hoặc giữa hai công ty với nhau về việc Nhà nước cho công ty kia được phép kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên. - Bằng phát minh sáng chế: được cung cấp cho người có những sáng chế, phát minh. Các doanh nghiệp có thể mua các bằng phát minh, sáng chế theo giá thoả thuận và được Nhà nước bảo hộ. - Nhãn hiệu thương mại: là những chi phí đầu tư mà doanh nghiệp phải mua của một doanh nghiệp khác với những điều kiện ràng buộc theo quy định để tạo uy tín cho sản phẩm của mình. Nhờ nhãn hiệu mà các doanh nghiệp có thể bán chạy được sản phẩm của mình với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại, cùng phẩm cấp nhưng không mang nhãn hiệu đó. - Vị trí của cửa hàng: Vị trí của cử._.a hàng là một trong những yếu tố rất có lợi thế trong thương mại. Vị trí bán hàng càng thuận lợi thì giá của cửa hàng càng cao, có thể cao hơn nhiều lần so với chi phí xây dựng cửa hàng đó ở những vị trí khác. - Các tài sản cố định vô hình khác: là những tài sản cố định không có hình thức vật chất nằm ngoài những nhóm tài sản đã nêu trên, ví dụ như: Những chi phí đầu tư để cải tạo đất, chi phí đầu tư bóc đất đá, nạo vét lòng sông... Phương pháp phân loại trên giúp cho người quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng các quy định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác cũng nhờ phương pháp phân loại này có thể đề ra các biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn, tính toán khấu hao một cách chính xác và hợp lý. 1.2. Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế. Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại: + Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh + Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh - Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Thuộc loại này bao gồm các tài sản như: Nhà cửa ( xưởng sản xuất, nhà làm việc, phòng giao dịch, quầy hàng, vật kiến trúc, thiết bị động lực, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, giá trị canh tác, đất xây dựng. - Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản dùng cho các hoạt động kinh doanh phụ trợ của doanh nghiệp và những tài sản không mang tính chất sản xuất bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất xây dựng phụ trợ và các máy móc thiết bị cho thuê. Phân loại theo công dụng kinh tế giúp cho người quản lý thấy rõ được kết cấu của tài sản, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài sản và tính khấu hao chính xác. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công tác tài chính, kế toán, thống kê. Tuy nhiên, phương pháp phân loại này chưa phản ánh được tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp và người ta còn có cách phân loại theo hình thức sử dụng. 1.3. Phân loại tài sản cố định theo hình thức sử dụng: Căn cứ vào hình thức sử dụng của từng thời kỳ, người ta chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành nhiều loại: + Tài sản cố định đang dùng + Tài sản cố định chưa cần dùng + Tài sản cố định không cần dùng chờ thành lý. Cách phân loại này nhằm giúp người quản lý biết được tổng quát về tình hình sử dụng số lượng và chất lượng tài sản cố định hiện có, vốn cố định còn tiềm tàng hoặc ứ đọng và từ đó tạo điều kiện cho việc phân tích, kiểm tra, đánh giá tiềm lực sản xuất cần được khai thác. Ngoài ra còn có cách phân loại khác như trong Xây dựng cơ bản, Nông nghiệp còn phân loại theo tình hình sở hữu: tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê. Trong các tổ hợp nông nghiệp còn phân loại tài sản cố định theo ngành sử dùng và quản lý. 2. Cơ cấu tài sản cố định. Cơ cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản cố định nào đó so với nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu tài sản cố định giữa các ngành sản xuất không giống nhau, thậm chí giữa các xí nghiệp trong một ngành nào đó cũng không giống nhau. Sự khác nhau hoặc sự biến động về kết cấu tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp trong các thời kỳ tuỳ thuộc vào các nhân tố như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật và quy mô sản xuất. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, có những thông tin chuẩn về cơ cấu tài sản cố định trong từng ngành, thậm chí cho từng loại hình và quy mô xí nghiệp. Dựa vào chuẩn mực này và tình hình thực tế của doanh nghiệp, các nhà doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định của đơn vị mình để điều chỉnh cho phù hợp. Việc phân loại tài sản cố định và phân tích tình hình cơ cấu của chúng là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính toán chính xác khấu hao tái sản cố định - một trong những khâu cơ bản của công tác quản lý vốn cố định ở một doanh nghiệp. III - Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 1. Hao mòn tài sản cố định. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. * Hao mòn hữu hình tài sản cố định: Là sự giảm dần về mặt giá trị do chúng sử dụng trong sản xuất, hoặc do sự tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra. Tài sản cố định bị hao mòn trước hết là do trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, mức độ hao mòn của tài sản cố định tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng của chúng. Trong các ngành nông nghiệp, lân nghiệp, xây dựng, khai thác vận tải... tài sản cố định phải hoạt động thường xuyên trong môi trường thiên nhiên, do đó mức độ hao mòn của chúng lớn hơn so với các ngành khác. Khi tài sản cố định không được sử dụng thì do tác động của thiên nhiên nên chúng vẫn bị hao mòn. Những đặc điểm trên có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đưa ra các phương pháp khấu hao chính xác, các biện pháp huy động tối đa năng lực sản xuất hiện có của đơn vị sản xuất kinh doanh cho phù hợp với các đặc điểm, điều kiện của từng ngành. * Hao mòn vô hình tài sản cố định: Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định do có những tài sản cố định cùng loại nhưng được sản xuất ra với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình của tài sản cố định không phải do chúng được sử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ về tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, người ta sản xuất ra những thiết bị máy móc cùng loại, cùng thông số kỹ thuật với giá thành hạ hơn hoặc với giá không đổi, nhưng lại có tính năng, tác dụng, công suất cao hơn. Cho nên những thiết bị, máy móc được sản xuất ở thời gian trước đây sẽ bị mất giá so với hiện tại. Sự “ mất giá “ đó chính là hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình của tài sản cố định sẽ không liên quan đến việc giảm giá trị sử dụng của chúng. Trên thực tế, máy móc thiết bị còn mới nguyên, chưa sử dụng nhưng đã bị “ mất giá “ vì hao mòn vô hình ( đặc biệt là thiết bị máy móc trong các ngành tin học, điện tử). Có những trường hợp máy móc thiết bị, các quy trình công nghệ... còn mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo phát minh mà đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó. Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới khoa học kỹ thuật, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp trong sự cạnh tranh trên thị trường. 2. Khấu hao tài sản cố định. Khấu hao là mức phân bổ chi phí theo năm sử dụng của tài sản cố định vào giá thành nhằm thu hồi chi phí đầu tư cho tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố định bị hao mòn dần, một bộ phận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn đó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao tài sản cố định. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất và cấu thành trong giá thành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền trích khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Trên thực tế, với điều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao cơ bản có khả năng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Khả năng này được thực hiện bằng cách các doanh nghiệp sẽ sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh để có doanh lợi ( trên nguyên tắc được hoàn quỹ). Nhờ nguồn này, doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới tài sản cố định ở những năm sau trên một quy mô lớn hơn hoặc trang bị máy móc hiện đại hơn.Với ý nghĩa đó, quỹ khấu hao còn được gọi là nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Yêu cầu và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. 3.1. Yêu cầu khi tính khấu hao tài sản cố định: - Xuất phát từ nội dung kinh tế và tác dụng của tiền trích khấu hao cũng như quỹ khấu hao, đòi hỏi việc tính khấu hao phải chính xác, kịp thời, nghĩa là tiền tính khấu hao được trích phải phù hợp với mức độ hao mòn hữu hình và vô hình của tài sản cố định. - Mức độ chính xác của tiền trích khấu hao trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn cố định. Nếu tổng số tiền trích khấu hao cơ bản thấp hơn giá trị mua sắm ban đầu của tài sản cố định thì vốn cố định của doanh nghiệp sẽ bị thâm hụt, vốn không được bảo toàn. - Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp còn là một biện pháp hữu hiệu để chống hao mòn vô hình. Từ vấn đề này đã đặt ra nhiệm vụ trước những nhà quản lý là phải lựa chọn được phương pháp tính khấu hao vừa chọn thời điểm thích hợp để sử dụng, vừa phản ánh đúng mức độ hao mòn hữu hình gây ra. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp khấu hao còn là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư tài sản cố định. Qua những ý nghĩa và tác dụng được phân tích ở trên cho ta thấy việc xác định phương pháp tính khấu hao tài sản cố định đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định ở các doanh nghiệp. 3.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. 3.2.1. Phương pháp khấu hao bình quân: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất được sử dụng phổ biến để tính khấu hao các loại tài sản cố định. Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Công thức tính toán: MKH = x 100 TTH = x 100 Trong đó: MKH: Là mức tính khấu hao trung bình hàng năm MKHi: Là mức khấu hao trung bình năm thứ i Gd: Là nguyên giá tài sản cố định T: Là thời gian sử dụng tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp trích khấu hao tháng thì lấy mức khấu hao năm chia cho 12 tháng, có thể biểu diễn trên sơ đồ sau: MKH 1 2 3 4 5 T(Năm) - Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản cố định và đưa vào hoạt động. Thông thường khoản chi phí này bao gồm: Chi phí theo giá mua thực tế, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. - Thời gian sử dụng tài sản cố định là khoảng thời gian mà theo doanh nghiệp dự kiến sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường. Nó được xác định và căn cứ vào tuổi thọ kinh tế kỹ thuật. Trong thực tế, phương pháp tính khấu hao bình quân có thể vận dụng với những biến đổi nhất định cho phù hợp với đặc điểm sử dụng trong từng ngành, từng doanh nghiệp như trong một số ngành như Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải, Sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc tính khấu hao theo thời gian sử dụng, người ta có thể tính khấu hao theo thời gian ca máy, theo khối lượng vận chuyển...tuy nhiên, mẫu số công thức tính khấu hao phải được đổi theo đơn vị thích hợp. Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao trên được xác định trong điều kiện sử dụng bình thường. Trong thực tế, nếu tài sản cố định được sử dụng trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn hơn mức bình thường thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại thời gian khấu hao từ số năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng tối thiểu với từng loại tài sản cố định hoặc nhân tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm với hệ số điều chỉnh: TKđ = TKH x Hđ Trong đó: TKđ: Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh TKH: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm Hđ: Hệ số điều chỉnh. Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm có thể tính cho từng tài sản cố định cá biệt, tính cho từng nhóm, từng loại tài sản cố định hay toàn bộ các nhóm, loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc tính khấu hao theo từng loại tài sản cố định cá biệt sẽ làm tăng công tác tính toán và quản lý chi phí khấu hao. Vì vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp, trong đó mức khấu hao trung bình hàng năm được tính cho từng nhóm - từng loại tài sản cố định. Có 2 cách tính tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp là tính theo tỷ trọng giá trị tài sản cố định của mỗi nhóm ( hoặc tính theo đúng mức khấu hao của từng loại tài sản cố định phải tính khấu hao). Trong cách tính theo tỷ trọng, sau khi phân loại toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành các nhóm có tỷ lệ khấu hao cá biệt giống nhau, người ta xác định được tỷ trọng của mỗi nhóm trong toàn bộ giá trị của tài sản cố định. Có thể dùng phương pháp bình quân gia quyền để tính ra tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân và mức khấu hao của toàn bộ tài sản cố định trong năm của doanh nghiệp. Công thức tính: = Trong đó: : Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp fi: Tỷ trọng giá trị mỗi nhóm ti: Tỷ lệ khấu hao cá biệt từng nhóm Căn cứ vào giá trị tài sản cố định từng loại phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao để tính ra được mức khấu hao bình quân chung cho toàn bộ các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao được tính vào giá thành ổn định, khối lượng công việc tính toán giảm đi. Nhược điểm: Không phản ánh chính xác độ hao mòn thực tế của tài sản cố định vào giá trị của sản phẩm. Do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình. 3.2.2. Phương pháp tuyến tính cố định ( Phương pháp đường thẳng). Phương pháp tuyến tính cố định là một phương pháp tính khấu hao chung nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố định có hình thái vật chất. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được tính ở mức không đổi hàng năm và được áp dụng theo công thức sau: MK = Trong đó: MK: Mức khấu hao cơ bản cố định hàng năm T: Thời gian sử dụng định mức của cả đời máy ( năm) NG: Nguyên giá của tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm: Giá mua theo hoá đơn và những chi phí kèm theo trước khi đưa ra sử dụng như: chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử... Nếu là công trình xây dựng cơ bản thì nguyên giá sẽ là dự toán công trình hoàn thành bàn giao kế toán. Nếu là các tài sản cố định không có hình thái vật chất thì nguyên giá của nó sẽ là tổng chi phí đã bỏ ra cho mục đích đầu tư. Thời gian T được xác định bằng cách: Căn cứ vào những chỉ số kỹ thuật bình quân để ước tính thời gian sử dụng bình quân của cả đời máy. 3.2.3. Phương pháp tình khấu hao tổng hợp. * Tính khấu hao tổng hợp bằng phương pháp tỷ trọng. Toàn bộ tài sản cố định của tổ chức doanh nghiệp được chia thành các nhóm tỷ lệ khấu hao cá biệt tương tự, sau khi đã xác định tỷ trọng và tỷ lệ khấu hao của mỗi nhóm, dùng phương pháp bình quân gia quyền để tính ra tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân và mức khấu hao của toàn bộ tài sản cố định trong năm của doanh nghiệp. * Tính khấu hao tổng hợp theo từng loại tài sản cố định. Toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được xếp thành từng loại ( chẳng hạn theo công dụng kinh tế giống nhau ). Sau khi xác định tỷ lệ khấu hao bình quân của từng loại, ta tính tổng mức khấu hao tài sản cố định của từng loại và tỷ lệ khấu hao bình quân chung. = x 100 Trong đó: : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân MK: Mức khấu hao cơ bản cố định hàng năm NG: Nguyên giá tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là một chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong công tác lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp. 3.2.4. Các phương pháp tính khấu hao nhanh. * Phương pháp khấu hoa “ Số dư giảm dần”: - Số khấu hao hàng năm được tính nhờ một tỷ lệ nhất định nhân với giá trị còn lại của tài sản cố định. - Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn so với tỷ lệ của phương pháp tuyến tính cố định, để khuyến khích khấu hao nhanh. Các hệ số điều chỉnh thường được áp dụng: + Đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng đến 4 năm thì tỷ lệ khấu hao bằng tỷ lệ khấu hao bình quân thường nhân với hệ số 1. + Tài sản cố định có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số đó là 2. + Tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 6 năm thì hệ số đó là 2,5. Kết luận: - Trong các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định thì phương pháp “ Số dư giảm dần” có khả năng phòng ngừa hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình. Hạn chế của phương pháp này là số trích khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc thiết bị. - Khi chuyển sang giai đoạn nửa cuối thời gian phục vụ của tài sản cố định, ta có thể sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định, bằng cách này ta sẽ thu hồi đủ vốn ban đầu. * Tính khấu hao bằng phương pháp tổng số: - Số trích khấu hao hàng năm được tính trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm với giá trị ban đầu của tài sản cố định. - Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm dần, được xác định bằng cách: Chia số năm còn lại đến khi hết thời gian phục vụ của máy móc thiết bị cho tổng các số trong dãy số thứ tự từ 1 cho đến số hạng bằng thời gian phục vụ của máy. - Phương pháp “ Tổng số “ có ưu điểm hơn phương pháp “ Số dư giảm dần” ở chỗ: Số khấu hao được trích luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp giá trị ban đầu của tài sản cố định. Cả 2 phương pháp “ Khấu hao nhanh “ nêu trên đều có cùng một ưu điểm, đó là: Thu hồi vốn nhanh, tránh được sự mất giá trị hao mòn vô hình. Vì thế, phương pháp khấu hao nhanh được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp có trình độ trang thiết bị máy móc hiện đại. IV- Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. 1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. 1.1. Phân tích kết cấu của tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận tài sản cố định chiếm trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích kết cấu tài sản cố định là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận của tài sản cố định, trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư tài sản cố định theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng. Cần chú ý rằng cơ cấu tài sản cố định phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng ngành, từng doanh nghiệp. Sau mỗi thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm) bằng cách so sánh tỷ trọng từng nhóm tài sản cố định cuối kỳ với đầu kỳ sẽ thấy sự biến động về cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để rút ra kết luận về sự biến động cơ cấu tài sản cố định là hợp lý hay không hợp lý. Vì thế, sau mỗi thời kỳ nhất định, tỷ trọng từng nhóm, từng loại tài sản cố định thường có sự thay đổi. Cơ cấu tài sản cố định được coi là hợp lý nếu sự phân bổ tài sản cố định vào mỗi nhóm, mỗi loại đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách hiệu quả nhất. 1.2. Phân tích sự biến động của tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảm từng loại TSCĐ, có ảnh hưởng không giống nhau đến tình hình sản xuất. Khi trang bị TSCĐ cho doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nghiên cứu tác dụng của từng loại để đầu tư vốn theo hướng có lợi nhất. Để phân tích tình hình tăng giảm và đổi mới tài sản cố định tại doanh nghiệp, ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ a. Hệ số tăng tài sản cố định = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến. Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ b. Hệ số giảm tài sản cố định = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những tài sản cố định hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác và không bao gồm phần khấu hao. Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ c. Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Trong đó: Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hoá. Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ d. Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ Các hệ số tăng và giảm tài sản cố định phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần tuý về quy mô tài sản cố định. Các hệ số đổi mới tài sản cố định và hệ số loại bỏ tài sản cố định ngoài việc phản ánh tăng giảm thuần tuý về mặt quy mô tài sản cố định còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Khi phân tích có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. 1.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì trình độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất tài sản cố định. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định, bằng công thức tính: Tổng mức khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá tài sản cố định + Nếu hệ số hao mòn tài sản cố định càng gần tới 1, chứng tỏ tài sản cố định càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá tài sản cố định. + Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã được đổi mới. 1.4. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đảm bảo tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất... trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm tài sản cố định, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Các chỉ tiêu thường dùng để phân tích: Nguyên giá tài sản cố định Nguyên giá TSCĐbq một = công nhân trong ca lớn nhất Số công nhân trong ca lớn nhất Chỉ tiêu này phản ánh chung trình độ trang bị tài sản cố định cho công nhân. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao. Nguyên giá thiết bị sản xuất Nguyên giá thiết bị sản xuất = bình quân cho một công nhân Số công nhân trong ca lớn nhất Chỉ tiêu này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật càng cao. Xu hướng chung, nguyên giá thiết bị sản xuất bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ nhanh hơn nguyên giá tài sản cố định bình quân cho một công nhân, có như vậy mới tăng nhanh quy mô năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí về tài sản cố định là nhỏ nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sau mỗi kỳ nhất định, cần đánh giá tổng quan tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ, có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ, có thể tính riêng cho TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh hoặc máy móc thiết bị sản xuất. 1.5.1. Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định. Công thức xác định như sau: HS = Trong đó: HS : Sức sản xuất của TSCĐ GS : Giá trị sản lượng sản phẩm NG : Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt. 1.5.2. Phân tích sức sinh lợi của tài sản cố định. Mặc dù có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, song bất kỳ ở hình thức nào hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng phản ánh một cách tốt nhất chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Để đánh giá sức sinh lợi của TSCĐ, người ta dùng công thức sau: Lợi nhuận Sức sinh lợi của TSCĐ (Hq) = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước về hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu. Mặt khác, so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa doanh nghiệp cùng loại hình có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự nhau. Công thức tính: Hq = Hqt - Hqk Trong đó: Hqt : Hiệu quả sử dụng TSCĐ thực tế Hqk : Hiệu quả sử dụng TSCĐ kế hoạch Hq : Số tăng giảm về hiệu quả sử dụng TSCĐ - Nếu Hq > 0, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng, đây là biểu hiện tốt. - Nếu Hq < 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm, đây là biểu hiện không tốt. - Nếu Hq = 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ không thay đổi. * Hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng giảm là do các nguyên nhân: + Cơ cấu TSCĐ hợp lý + Tình trạng kỹ thuật TSCĐ mới hay cũ + Tình hình sử dụng về số lượng, thời gian và công suất của thiết bị máy móc tốt hay không tốt. + Tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất đảm bảo hay không đảm bảo. + Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao hay thấp. + Trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt. 2. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất. Sau khi đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ cần phải đi sâu phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc sản xuất bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thiết bị máy móc sản xuất luôn giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng của doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc trong sản xuất nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng về số lượng, thời gian làm việc và năng lực của thiết bị máy móc. Trên cơ sở đó tìm biện pháp nhằm biến những khả năng ấy thành hoạt động cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có ( Hs ): Số thiết bị làm việc thực tế bình quân Hs = Số thiết bị hiện có bình quân Hệ số này phản ánh một cách khái quát tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp. Trong trường hợp này Hs = 1 là tốt nhất. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất. Sử dụng tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nhanh khối lượng sản phẩm sản xuất. Để đánh giá, phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau đây: Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Hệ số sử dụng thời gian chế độ = Thời gian làm việc theo chế độ của thiết bị Hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc có ích của thiết bị = Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Trong đó: - Thời gian làm việc theo chế độ là thời gian làm việc của máy móc thiết bị theo chế độ quy định. Thời gian làm việc theo chế độ của máy móc thiết bị sản xuất phụ thuộc vào số giờ máy làm việc theo chế độ trong một ca máy, số ca máy làm việc trong một ngày đêm và số ngày làm việc theo chế độ quy định trong kỳ phân tích của máy móc thiết bị sản xuất. - Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm cả thời gian chuẩn bị cho máy làm việc. - Thời gian hoạt động có ích của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy dùng vào sản xuất ra sản phẩm hợp cách. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng về công suất của máy móc thiết bị. Hệ số sử dụng Công suất thực tế của thiết bị công suất thiết bị = Công suất thiết kế Hệ số này càng cao và tiến dần tới 1 thì càng chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, đạt được gần tối đa công suất. 2.4. Phân tích mối quan hệ giữa thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác. Cơ cấu tỷ phần trang thiết bị sản xuất trong tài sản cố định hợp lý hay không phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, của từng doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp. Tỷ phần cơ cấu thiết bị sản xuất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, được tính bằng công thức sau: Giá trị bình quân thiết bị sản xuất đang sử dụng Tỷ lệ thiết bị sản xuất = Giá trị bình quân tài sản cố định đang sử dụng Mối quan hệ giữa tỷ phần thiết bị sản xuất với tài sản cố định đang dùng vào hoạt động sản xuất, được mô tả bằng công thức: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Hiệu suất sử dụng TBSX x Tỷ phần thiết bị trong TSCĐ Hs = HTB x dTB Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chịu ảnh hưởng của hai nhân tố có quan hệ tích số. Đó là hiệu suất sử dụng thiết bị sản xuất và tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định. Có thể vận dụng phương pháp loại trừ để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Đồng thời thấy rằng, muốn nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, phải đồng thời nâng cao cả hai nhân tố trên. 2.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng tổng hợp sử dụng máy móc thiết bị sản xuất đến kết quả sản xuất kinh doanh. Tình hình sử dụng về mặt số lượng, thời gian và năng suất của máy móc thiết bị sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sử dụng thiết bị đến khối lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, kiến n._.ng cộng. Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 33,59 đồng doanh thu và năm 2003 tạo ra được 25,28 đồng doanh thu. Nếu chỉ nhìn vào số liệu về giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp thì điều này dường như là vô lý nhưng khi tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của Xí nghiệp xây lắp 1 thì thực ra ngoài số lượng tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp thì ở các đội cũng có một số lượng máy móc khá phong phú. Bên cạnh đó, khi tiến hành thi công các công trình, các đội thường thuê thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ... để hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó tuy rằng giá trị tài sản cố định của bản thân Xí nghiệp khá thấp nhưng doanh thu và lợi nhuận đạt được thường tương đối cao. Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2003 giảm khá nhiều so với năm 2002 do tuy rằng cả doanh thu và nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu là 9,2% quá thấp so với tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 45,07%. Nguyên giá tài sản cố định tăng nhiều như vậy mà sức sản xuất của tài sản cố định lại giảm đi phần lớn là vì số tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là tăng đầu tư vào nhà xưởng, còn thiết bị máy móc công tác thì hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể. Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 0,54 đồng lợi nhuận và năm 2003 tạo ra được 0,31 đồng lợi nhuận, giảm so với năm trước 0,23 đồng. Lý do làm cho sức sinh lợi của TSCĐ giảm là do lợi nhuận năm 2003 của Xí nghiệp giảm đi nhiều ( 16,7% ) trong khi đó nguyên giá TSCĐ lại tăng với tỷ lệ quá cao ( 45,07% ). VI - Đánh giá chung. Qua nội dung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 ta thấy rằng tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp nhìn chung nhìn chung tương đối khả quan nhưng Xí nghiệp vẫn tương xứng với tiềm năng của Xí nghiệp, đặc biệt chúng ta thấy hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 lại giảm đáng kể so với năm 2002. Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản tăng từ 5,88% năm 2002 đến 6,31% năm 2003 ( tăng 0,43% ) chứng tỏ Xí nghiệp đã tập trung đầu tư đúng mức hơn về tài sản cố định nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Kết cấu tài sản cố định vẫn còn nhiều điểm bất cập, không đồng đều, cần có sự điều chỉnh và phân bổ lại kết cấu tài sản thật hợp lý. Trong một vài năm gần đây, Xí nghiệp đã có sự đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định nhưng mới chỉ đầu tư chủ yếu vào nhà xưởng và nhóm máy móc thiết bị quản lý. Thời gian tới, Xí nghiệp cần tập trung đầu tư hơn nữa vào các nhóm thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất. Sự tăng giảm tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung phù hợp với yêu cầu và truyền thống hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Tình hình trang bị về thiết bị máy móc nói riêng và tài sản cố định nói chung luôn có xu hướng tăng qua các năm, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp 1 trên thị trường. Hệ số hao mòn năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 3% chứng tỏ tính đến cuối năm 2003 thì tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 tốt hơn so với năm 2002, Xí nghiệp đã có sự tập trung đầu tư cho tài sản cố định nên dẫn đến hệ số hao mòn khá thấp và giảm dần. Tình hình khấu hao tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung là hợp lý, đúng với quyết định 166 của Bộ Tài Chính đã ban hành và phù hợp với mức độ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Về tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị thì số ngày công có ích đã tăng lên 1,92%. Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất và hạn chế được sự lãng phí do thời gian ngừng sản xuất của máy móc. Xí nghiệp đã cố gắng sắp xếp lại công tác quản lý, nâng cấp, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nâng cao được công suất sử dụng máy móc, giảm lãng phí năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì phương hướng chung là cần phải có biện pháp tích cực để thực hiện đồng bộ về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và lao động đảm bảo cho máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng trong sản xuất. Phải hoạt động liên tục, không ngừng nâng cao trình độ cũng như năng lực của máy móc thiết bị bằng việc nâng cao về mặt thời gian hoạt động, tránh thời gian ngưng chờ việc của máy móc thiết bị. Muốn vậy, cần tập trung bảo dưỡng sửa chữa kịp thời những thiết bị hư hỏng từ nhỏ đến lớn. Trong quá trình sản xuất cần có thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời khi máy móc đang hoạt động, duy trì sản xuất được liên tục, nhất là các thiết bị nằm trong dây truyền sản xuất. Một phương hướng quan trọng khác là luôn tìm các biện pháp ứng dụng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng cơ giới hoá và hiện đại hoá máy móc thiết bị cũng như trong công tác quản lý sử dụng lao động và thiết bị phục vụ cho sản xuất. Thường xuyên lập các kế hoạch phát triển nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất và luôn có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người lao động, có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Chương 4 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài sản cố định hiện hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tài sản cố định trong doanh nghiệp xây lắp phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực sản xuất hiện có được thể hiện ở máy móc thiết bị sản xuất chứ không phải là tài sản cố định chờ xử lý. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá quan trọng trong những năm qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 luôn có xu hướng đi lên nhưng bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần được kịp thời khắc phục. Xí nghiệp xây lắp 1 là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là xây dựng các công trình đường, nhà, kho công nghiệp và dân dụng, sản xuất các mặt hàng kết cấu thép và xây lắp các đường điện cao, hạ thế. Để tăng cường hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Xí nghiệp xây lắp 1 cần tập trung nâng cao năng lực làm việc của các loại máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ cho thi công công trình. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Xí nghiệp xây lắp 1, em thấy các thiết bị máy móc của Xí nghiệp hầu hết đã già cỗi, sử dụng từ những năm 1980, 1985, 1990... đến nay đã hao mòn nhiều, tình trạng kỹ thuật kém, làm giảm năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Do đó, em xin mạnh dạn nêu lên một vài kiến nghị của mình và đề xuất một số biện pháp, mong được đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, từ đó cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1. Biện pháp 1 Thanh lý và đầu tư mới một số máy trộn ở Xí nghiệp xây lắp 1. Cơ sở của biện pháp: Trong phần phân tích về số lượng máy móc thiết bị, chúng ta đã biết rằng Xí nghiệp xây lắp 1 hiện đang có 7 máy trộn bê tông, trong đó có 4 máy trộn loại 200 L, 1 máy trộn loại 250 L và 2 máy trộn loại 400 L thuộc sở hữu của Xí nghiệp. Bản thân các đội của Xí nghiệp xây lắp 1 đều có trong tay một lượng máy móc thiết bị khá phong phú thuộc sở hữu của riêng mình, nhưng nhiều khi các đội thường phải sử dụng thêm máy móc của Xí nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu sử dụng máy trộn của các đội và đồng thời cũng tránh tình trạng các đội phải thuê máy bên ngoài với giá thuê đắt, Xí nghiệp xây lắp 1 đang thực hiện cơ chế cho các đội xây lắp thuê máy trộn với giá thuê tăng tỷ lệ thuận với dung tích và chất lượng sản phẩm trộn như sau: Bảng 4-1 Đơn giá cho thuê máy trộn STT Loại máy trộn Công suất ( m3/h) Đơn giá cho thuê ( đ/m3 ) 1 Máy trộn 200 L 4 6.000 2 Máy trộn 250 L 5 5.500 3 Máy trộn 400L 8 5.000 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Khi đi thuê máy trộn, các đội chỉ phải thanh toán tiền thuê theo thời gian hay theo số m3, còn tiền chi phí nhiên liệu thì do Xí nghiệp tự bỏ ra. Chi phí nhiên liệu theo từng m3 bê tông trộn được Xí nghiệp tập hợp như sau: Bảng 4-2 Chi phí nhiên liệu ĐVT: Đồng STT Loại máy trộn Chi phí nhiên liệu cho 1 m3 bê tông 1 Máy trộn 200 L 1.200 2 Máy trộn 250 L 1.300 3 Máy trộn 400 L 1.400 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, người ta có thể dùng nhiều biện pháp và phương hướng khác nhau. ở phần này chỉ xin đặt vấn đề đến việc thanh lý các máy trộn cũ và đầu tư máy trộn mới để nhằm tăng nguồn thu trong công tác cho thuê máy trộn của Xí nghiệp xây lắp 1. Bảng 4-3 Bảng theo dõi tình hình chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn ĐVT: Nghìn đồng STT Loại máy trộn Số lượng ( cái ) Sản lượng 1 năm (m3) CP nhiên liệu 1 năm CP nhân công 1 năm Khấu hao 1 năm CP sửa chữa 1 năm Tổng CP 1 năm Doanh thu 1 năm Lợi nhuận 1 200 L 4 17.280 20.736 38.400 12.000 8.000 79.136 103.680 24.544 2 250 L 1 7.200 9.360 9.600 3.400 1.500 23.860 36.000 12.140 3 400 L 2 25.920 38.880 19.200 9.000 2.000 69.080 116.640 47.560 Tổng 7 50.400 68.976 67.200 24.400 11.500 172.076 256.320 84.244 Để đạt được kết quả trên, Xí nghiệp đã rất cố gắng trong việc tận dụng công suất của các máy trộn. Nhưng một thực tế cần được khắc phục kịp thời là trong số các máy trộn của Xí nghiệp thì 4 máy trộn 200 L đã quá cũ, tuy được sửa chữa và bảo dưỡng khá thường xuyên nhưng tình trạng kỹ thuật rất kém, nếu cứ tham gia vào sản xuất thì hay bị sự cố hỏng hóc, mức tiêu hao nhiên liệu lớn làm cho chi phí sửa chữa và chi phí nhiên liệu đều tăng, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của bản thân các máy này làm ra. Ta xét tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu của các loại máy trộn trong 1 năm như sau: Loại 200 L: = 76,33 % Loại 250 L: = 60,25 % Loại 400 L: = 51,30 % Sản lượng bê tông trộn ( m3/năm ) của loại máy trộn 200 L lại thấp vì công suất trộn chỉ có 4 m3/h quá nhỏ so với loại máy trộn 400 L là 8 m3/h. Để tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp trong công tác cho thuê máy trộn, em xin được đề xuất biện pháp như sau: Mục tiêu của biện pháp: Tăng cường chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị và làm tăng lợi nhuận từ cho thuê máy móc của Xí nghiệp. Nội dung: - Thanh lý 4 máy trộn 200 L hiện đã hoạt động kém để đầu tư mua thêm 2 máy trộn 400 L thay cho 4 máy trộn đã thanh lý - Nếu Xí nghiệp thanh lý 4 máy trộn 200 L, giá trị còn lại của 4 máy là 10.019.044 đồng. Giá trị thu hồi bán thanh lý khoảng 8.500.000 đồng. - Xí nghiệp đầu tư mua thêm 2 máy trộn 400 L theo báo giá của một số công ty bán và cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng cơ bản thì giá xe lắp đặt hoàn chỉnh một xe là 22.500.000 đồng 1 xe và 2 xe là 45.000.000 đồng. Số tiền đầu tư này có thể trích từ Quỹ khấu hao cơ bản của Xí nghiệp. Kết quả của công tác cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp: Bảng 4-4 Bảng dự toán chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp Đơn vị: Nghìn đồng STT Loại máy trộn Số lượng ( cái ) Sản lượng 1 năm (m3) CP nhiên liệu 1 năm CP nhân công 1 năm Khấu hao 1 năm CP sửa chữa 1 năm Tổng CP 1 năm Doanh thu 1 năm Lợi nhuận 1 250 L 1 7.200 9.360 9.600 3.400 1.500 23.860 36.000 2 400 L 4 51.840 72.576 38.400 18.000 4.000 132.976 233.280 Tổng 5 59.040 81.936 48.000 21.400 5.500 156.836 269.280 112.444 Nhìn vào bảng “ Bảng dự toán chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp ” và so sánh với kết quả của Xí nghiệp đang thực hiện cho thấy: - Số lượng máy trộn có công suất và chất lượng thấp không còn, thay vào đó là 2 máy có dung tích, công suất và chất lượng cao. Số công nhân điều khiển 2 xe đã thanh lý trở thành dư thừa, Xí nghiệp bố trí làm việc sao cho phù hợp với trình độ của họ và điều kiện sản xuất của Xí nghiệp hoặc giải quyết theo chế độ đối với người đến tuổi theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của Ngành đã quy định. - Tổng chi phí trong công tác cho thuê máy trộn giảm từ 169.484.000 đồng xuống 156.836.000 đồng, tức giảm 12.648.000 đồng tương ứng với mức giảm 7,46%. - Doanh thu tăng từ 256.320.000 đồng lên 298.800.000 đồng, tức tăng 269.280.000 đồng tương ứng với mức tăng 9,5%. - Lợi nhuận tăng từ 103.396.000 đồng lên 141.964.000 đồng, tức tăng 38.568.000 đồng tương ứng với mức tăng 37,30%. Nếu thực hiện theo biện pháp mới thì hiệu quả kinh doanh từ cho thuê máy trộn cao hơn so với hiệu quả kinh doanh hiện tại của Xí nghiệp là Hiệu quả kinh doanh từ việc cho thuê máy trộn Tổng doanh thu = Tổng chi phí Hiệu quả theo hiện tại = = 1,61 Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp = = 1,91 * Tính khả thi của biện pháp: Khi thực hiện biện pháp này, Xí nghiệp xây lắp 1 hầu như không gặp phải khó khăn gì, đồng thời còn có một số thuận lợi như sau: - Với số tiền vốn 45 triệu bỏ ra để đầu tư thêm máy trộn thì Xí nghiệp có thể lấy ngay từ quỹ khấu hao cơ bản. - Sau khi tái đầu tư thêm máy trộn, chất lượng máy móc của Xí nghiệp được nâng lên nhiều sẽ góp phần làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh, tăng thêm lòng tin của khách hàng, đó là điều rất quan trọng. Biện pháp 2 Lựa chọn phương án tối ưu cho Xí nghiệp giữa thuê và mua tài sản cố định Lý do đưa ra biện pháp: Xí nghiệp xây lắp 1 là đơn vị tương đối mạnh và có thị trường khá rộng lớn trong ngành xây lắp. Qua phần phân tích về máy móc thiết bị của Xí nghiệp, ta có thể thấy rằng lượng máy móc của Xí nghiệp là rất ít, đặc biệt là các loại máy móc lớn. Xí nghiệp hiện đang cần một vài thiết bị máy móc sản xuất có chất lượng và công suất lớn như cốp pha ván trượt, cần cẩu... để đáp ứng kịp với nhu cần xây lắp đang ngày càng phát triển trên thị trường. Hiện nay, tuy ở các đội xây lắp vẫn luôn có khả năng đầu tư các máy móc thiết bị có giá trị thấp và vừa phải như máy hàn, đà giáo... nhưng họ hầu hết không có khả năng đầu tư các loại máy móc thiết bị lớn. Nếu không có các loại máy móc thiết bị có công suất lớn, khả năng sản xuất cao và vô cùng tiện ích như cần cẩu thì Xí nghiệp sẽ rất bị động khi cần sử dụng đến loại máy này vì nó là loại máy khó thuê được một cách tức thời, hễ cần là có thể thuê được ngay như nhiều loại máy móc khác. Hiện nay Ban giám đốc Xí nghiệp đang đưa ra bàn bạc 2 phương án đối với việc này. Phương án thứ nhất được đưa ra là đi thuê cần cẩu từ các doanh nghiệp bên ngoài để phục vụ trong Xí nghiệp và điều phối cho các đội. Phương án thứ hai là đi vay tiền ngân hàng để mua cần cẩu. Đứng trước hai phương án thuê và mua cần cẩu như vậy, ta cần tìm biện pháp để lựa chọn được phương án tối ưu. Mục tiêu của biện pháp: Phân tích và đánh giá xem giữa việc thuê và vay tiền để mua cần cẩu của Xí nghiệp thì phương pháp nào có lợi hơn, từ đó đưa ra ý kiến nhằm giúp Xí nghiệp tìm huớng đi đúng đắn hơn trong việc đó. Cơ sở thực hiện biện pháp: Sau đây là một số thông tin về hai phương án này: 1. Xí nghiệp muốn sử dụng chiếc cần cẩu loại cần dài khoảng 38 m của hãng Kavasaki có nguyên giá 300 triệu đồng bao gồm cả công vận chuyển và lắp đặt. Đời sống của chiếc cần cẩu này là 10 năm. 2. Xí nghiệp có thể vay khoản tiền 1.300 triệu này theo điều kiện trả đều trong vòng 10 năm với lãi suất vay 9,6%/năm. 3. Một cách khác, Xí nghiệp có thể thuê thiết bị này trong vòng 10 năm với tiền thuê hàng năm là 19 triệu đồng trả vào cuối mỗi năm, nhưng bên cho thuê sẽ sở hữu thiết bị này sau khi hợp đồng thuê hết hạn. 4. Chiếc cần cẩu này sẽ được dùng trong vòng 10 năm và khi đó giá trị thanh lý của nó sẽ bằng 300 triệu đồng. Xí nghiệp có kế hoạch sử dụng tiếp tục cần cẩu này, vì vậy: - Nếu Xí nghiệp mua thiết bị thì Xí nghiệp sẽ giữ nó để sử dụng tiếp - Nếu thuê thiết bị thì Xí nghiệp có thể có quyền mua lại thiết bị này với giá mua bằng với giá trị thanh lý là 300 triệu đồng. 5. Hợp đồng thuê quy định là người cho thuê sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng cần cẩu. Nếu vay tiền để mua, Xí nghiệp sẽ phải chịu chi phí bảo dưỡng, còn bản thân việc bảo dưỡng sẽ do nhà chế tạo thi hành với chi phí bảo dưỡng các năm là: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4: mỗi năm 10 triệu đồng Từ năm thứ 5 đến năm thứ 7: mỗi năm 20 triệu đồng Từ năm thứ 8 đến năm thứ 10: mỗi năm 25 triệu đồng Như vậy, tổng chi phí bảo dưỡng trong 10 năm sử dụng cần cẩu là 175 triệu đồng, được trả vào cuối mỗi năm. 6. Thuế suất thuế thu nhập của Xí nghiệp là 28%. Tiến hành biện pháp chọn lựa giữa hai phương án. Để có được sự chọn lựa tối ưu cho Xí nghiệp giữa hai phương án vay tiền để mua hoặc thuê cần cẩu, trước hết ta sẽ lập các bảng tính giá trị hiện tại của dòng tiền của cả hai phương án, sau đó tìm lợi ích ròng của thuê ( NAL ) bằng hiệu số giữa giá trị hiện tại của các chi phí mua với giá trị hiện tại của các chi phí thuê. Nếu NAL mang giá trị âm thì phương án mua có lợi hơn phương án thuê và ngược lại. * Trước hết ta tính giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án mua cần cẩu theo bảng sau: Bảng 4.5 Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án mua cần cẩu ĐVT: Triệu đồng STT Chi phí nếu mua cần cẩu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Giá thiết bị ( 1.300 ) 2 Chi phí bảo dưỡng ( 5 ) ( 5 ) ( 5 ) ( 5 ) ( 15 ) ( 15 ) ( 15 ) ( 25 ) ( 25 ) ( 25 ) 3 Tiết kiệm thuế trên bảo dưỡng 1,4 1,4 1,4 1,4 4,2 4,2 4,2 7 7 7 4 Tiết kiệm thuế trên khấu hao 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 5 Dòng tiền phương án mua ( 1.300 ) 32,8 32,8 32,8 32,8 25,6 25,6 25,6 18,4 18,4 18,4 6 PV của chi phí mua ( 1.108 ) Giải thích ý nghĩa số liệu theo từng hàng trong bảng tính PV của chi phí mua: 1. Đây là số tiền 1.300 triệu đồng tức là tổng số tiền mà Xí nghiệp xây lắp 1 phải chi cho việc mua sắm, vận chuyển và lắp đặt cần cẩu. 2. Nếu mua cần cẩu thì cuối các năm thứ 1 đến thứ 4, Xí nghiệp phải chi 10 triệu đồng cho tiền bảo dưỡng. Cuối các năm từ năm thứ 5 đến năm thứ 7 là 20 triệu đồng và từ năm thứ 8 đến năm thứ 10 là 25 triệu đồng. 3. Khoản tiền bảo dưỡng là khoản tiền được miễn trừ thuế nên nó sẽ tạo ra khoản tiết kiệm thuế: Khoản tiết kiệm thuế = Thuế suất x Chi bảo dưỡng Trong đó thuế suất là 28%. Ví dụ: Khoản tiết kiệm thuế trên bảo dưỡng năm thứ 5 = 28% x 20 trđ = 5,6 trđ 4. Nếu mua cần cẩu, Xí nghiệp có thể được hưởng các khoản tiết kiệm thuế trên khấu hao hàng năm vì khấu hao là một khoản chi được miễn trừ thuế. Khoản tiết kiệm thuế trên khấu hao = Thuế suất x Chi khấu hao Trong đó: + Thuế suất là 28% + Chi khấu hao trung bình mỗi năm là: = 130 triệu đồng 5. Dòng tiền dự án mua về nguyên tắc bao gồm dòng tiền ban đầu, dòng tiền tác nghiệp và dòng tiền kết thúc. Như vậy dòng tiền mua được tính bằng cách lấy tổng các dòng tiền từ hàng 1 đến hàng 4. 6. Khoản tiền 1.108 triệu đồng là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong hàng thứ năm được chiết khấu với tỷ suất bằng chi phí vốn vay sau thuế kd(1 - T) = 9,6%(1 - 0,28) = 7% * Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án thuê cần cẩu: Bảng 4.6 Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án thuê cần cẩu ĐVT: Triệu đồng STT Chi phí thuê cần cẩu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7 Tiền thuê ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) 8 Tiết kiệm thuế trên tiền thuê 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 9 Giá mua lại ( 300 ) 10 Dòng tiền của phương án thuê ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) 11 PV của chi phí thuê ( 1.164 ) Giải thích ý nghĩa theo từng hàng của bảng tính PV của chi phí thuê: 7. Tiền thuê máy cần cẩu hàng năm theo hợp đồng thuê là 190 triệu đồng. 8. Vì tiền thuê thiết bị là một khoản chi được miễn thuế nên mức Tiết kiệm thuế trên tiền thuê = Thuế suất x Tiền thuê hàng năm = 28% x 190 = 56 triệu đồng 9. Vì Xí nghiệp có kế hoạch tiếp tục sử dụng xe cần cẩu sau khi hợp đồng hết hạn, nên Xí nghiệp cần mua lại với giá 300 triệu đồng vào cuối năm thứ 10 nếu chấp nhận phương án thuê. 10. Dòng tiền dự án thuê được tính bằng cách lấy tổng của các dòng tiền từ hàng thứ 7 đến hàng thứ 9. 11. Khoản tiền 1.164 triệu đồng là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng trong hàng thứ 10 được chiết khấu với tỷ suất bằng chi phí vốn vay sau thuế: kd( 1 - T ) = 9,6%( 1 - 0,28 ) = 7% Từ đó ta tính được Lợi ích ròng của phương án thuê ( NAL ): NAL = Giá trị hiện tại của các chi phí mua - Giá trị hiện tại của các chi phí thuê NAL = 1.108 - 1.164 = - 56 ( triệu đồng ) Kết luận: Vì NAL mang dấu âm nên phương án mua có lợi hơn phương án thuê thiết bị. Như vậy, Xí nghiệp xây lắp 1 nên chọn phương án mua chiếc xe cần cẩu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thay cho việc đi thuê. Biện pháp 3 Nâng cao hiệu quả sử dụng cốp pha thép của Xí nghiệp xây lắp 1 Lý do đưa ra biện pháp: Cốp pha là một thành phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Hiện nay Xí nghiệp xây lắp 1 đang sử dụng cốp pha thép, là loại cốp pha có chất lượng tốt, bền và đẹp. Xí nghiệp hiện có khoảng 1.600 m2 cốp pha thép. Nếu các đội đi thuê cốp pha thép ở bên ngoài thì giá thuê thường là 12.000 đồng/m2/tháng. Để đáp ứng nhu cầu thuê cốp pha tốt phục vụ cho các công trình thi công, đồng thời để thu hút các đội thuê cốp pha ở Xí nghiệp, Xí nghiệp xây lắp 1 đã hạ giá xuống chỉ còn 10.000 đồng/m2/tháng. Như tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, lượng cốp pha trên được Xí nghiệp cho các đội thuê không thường xuyên, Xí nghiệp mới chỉ huy động được trung bình hàng tháng là 1.200 m2, còn 400 m2 còn lại thì thường trong tình trạng ứ đọng trong kho. Nguyên nhân của tình trạng ứ đọng đó là do sau mỗi lần các đội thuê thì cốp pha thường có tình trạng méo, gãy, cong, vênh, thậm chí bị thủng từ nhỏ đến lớn. Nhưng Xí nghiệp đã không tổ chức quản lý tốt khâu sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha kịp thời, dẫn đến tình huống khi các đội khác đến để thuê cốp pha, thấy tình trạng cốp pha trong kho hỏng hóc, kém chất lượng như vậy thì không muốn thuê cốp pha của Xí nghiệp nữa mà sẵn sàng đi thuê ngoài để đáp ứng yêu cầu cần có cốp pha đẹp, mặc dù phải chịu chi phí cao hơn của khách hàng. Chính vì vậy mà số cốp pha hiện có ở doanh nghiệp thường không được sử dụng hết vào các công trình, không phát huy được tiềm năng sẵn có mà bị ứ đọng khá nhiều, dẫn đến tình trạng là luôn có một lượng cốp pha không nhỏ không được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi ích cho Xí nghiệp. Khoản doanh thu mỗi tháng tập trung chủ yếu trong mùa xây dựng được tạo ra cho Xí nghiệp xây lắp 1 từ việc cho thuê cốp pha thép là : 1.200 (m2) x 10.000 (đ/m2/tháng) = 12.000.000 (đ/tháng) Do đó khoản doanh thu hàng năm từ cho thuê cốp pha, được tạo nên chủ yếu trong 9 tháng mà cốp pha được thuê với số lượng đáng kể là: 12.000.000 (đ/tháng) x 9 (tháng) = 108.000.000 (đồng) Trong khi đó, chi phí cho loại cốp pha này bao gồm có khoản trích khấu hao và chi phí bảo dưỡng, cụ thể là: Mức khấu hao trung bình trong 1 năm = = 9.412.800 (đ ) Như hiện nay, trong một năm Xí nghiệp chỉ tiến hành bảo dưỡng 3 lần. Chính vì công tác bảo dưỡng không thường xuyên, không kịp thời mà đã để đội khác đem đi thi công tiếp nên cốp pha thường bị hỏng nặng, dẫn đến chi phí cho mỗi lần sửa chữa thường khá lớn là 5.000.000 đồng. Như vậy trong một năm riêng tiền công sửa chữa đã mất đến 15.000.000 đồng. Để giảm chi phí sửa chữa và đặc biệt là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng của cốp pha thép, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1, ta có thể thực hiện biện pháp “ Tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha thép ” Mục tiêu của biện pháp: Tăng được thời gian cho thuê cốp pha thép, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng cốp pha thép, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung. Nội dung biện pháp: Các đội công trình thường thuê cốp pha thép phục vụ thi công trung bình trong 2 tháng. Sau mỗi lần đội đem trả cốp pha về kho như vậy thì cốp pha thường hay bị cong, vênh... và nói chung là bị hỏng hóc nhỏ. Nếu sau mỗi lần cốp pha được đem trả về kho, Xí nghiệp có kế hoạch tiến hành sửa chữa cẩn thận, kịp thời thì với những sự cố hỏng hóc nhỏ như vậy, chi phí bảo dưỡng trung bình trong một năm chỉ hết khoảng 10.000.000 đồng. Sau khi tiến hành bảo dưỡng một cách thường xuyên, kịp thời như vậy thì đảm bảo cốp pha hầu như lúc nào cũng sáng bóng, trơn tru, chất lượng tốt và sẽ luôn được các đội công trình yên tâm khi thuê và sử dụng để hài lòng các khách hàng của mình. Khi đã làm cho các đội thi công trong và ngoài Xí nghiệp yên tâm về chất lượng cốp pha rồi thì dựa vào nhu cầu thực tế trong ngành xây lắp hiện nay, ta có thể ước tính được rằng lượng cốp pha được thuê trung bình hàng tháng sẽ lên đến ít nhất là 1.500 m2., đó là chưa kể đến khả năng lượng cốp pha sẽ được huy động một cách tối đa là 1.600 m2. Khi lượng cốp pha được huy động trung bình vào khoảng 1.500 m2, doanh thu trung bình hàng tháng từ việc huy động cốp pha thép sẽ là: 1.500 (m2) x 10.000 (đ/m2/tháng) = 15.000.000 ( đ/tháng ) Kết quả thực hiện biện pháp: + Trước khi thực hiện biện pháp: - Doanh thu từ cho thuê cốp pha thép trong 1 năm: 12.000.000 x 9 = 108.000.000 ( đồng ) - Chi phí cho cốp pha trong 1 năm: Trích khấu hao: 9.412.800 ( đồng ) Chi phí sửa chữa: Bao gồm chi phí nguyên, vật liệu dùng trong sửa chữa, thay thế là 15.000.000 ( đồng ) và Khoản lương, thưởng cho nhân viên sửa chữa và bảo dưỡng cốp pha trong 1 năm là: 1.300.000 (đ/tháng) x 12 = 15.600.000 ( đồng ) Do đó, tổng chi phí cho cốp pha trong 1 năm là: 9.412.800 + 15.000.000 + 15.600.000 = 40.012.800 ( đồng ) Như vậy, lợi nhuận thu được trong công tác cho thuê cốp pha thép là: 108.000.000 - 40.012.800 = 67.987.200 ( đồng ) + Sau khi thực hiện biện pháp: - Doanh thu: 1 tháng: 1.500 x 10.000 = 15.000.000 (đ/tháng) 1 năm: 15.000.000 x 9 = 135.000.000 ( đồng ) - Chi phí 1 năm: 9.412.800 + 10.000.000 + 15.600.000 = 35.021.800 ( đồng ) - Lợi nhuận thu được 1 năm: 135.000.000 - 35.021.800 = 99.978.200 ( đồng ) Vậy lợi nhuận tăng sau khi thực hiện biện pháp là: 99.978.200 - 67.987.200 = 31.991.000 ( đồng ) Tỷ lệ tăng lợi nhuận tương ứng là: = 47,06% Tính khả thi của biện pháp: Việc tiến hành sửa chữa cốp pha thép một cách thường xuyên, hạn chế những đợt sửa chữa lớn và thay vào đó là sửa chữa nhỏ, từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa, đồng thời làm tăng nguồn thu từ hoạt động cho thuê cốp pha là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Bảng 4.7 Bảng tổng hợp nội dung và lợi ích thu được sau khi thực hiện các biện pháp Biện pháp Nội dung chính của biện pháp Lợi ích thu được khi thực hiện biện pháp 1 Thanh lý và đầu tư mới một số máy trộn - Lợi nhuận thu được trước biện pháp: 103.396.000 đồng - Lợi nhuận sau khi thực hiện biện pháp: 141.964.000 đồng - Sau khi thực hiện biện pháp: lợi nhuận tăng 38.568.000 đồng - Tỷ lệ tăng lợi nhuận là 37,30% 2 Lựa chọn phương án tối ưu cho Xí nghiệp giữa thuê và mua tài sản cố định - Giá trị hiện tại của dòng tiền thuê tài sản: 1.164.000.000 đồng - Giá trị hiện tại của dòng tiền mua tài sản: 1.108.000.000 đồng - Sau khi tiến hành biện pháp, ta chọn được phương án tối ưu cho Xí nghiệp là phương án mua cần cẩu với giá trị hiện tại của dòng tiền mua giảm 56.000.000 đồng so với đi thuê. 3 Nâng cao hiệu quả sử dụng cốp pha thép - Lợi nhuận trước khi thực hiện biện pháp: 67.987.200 đồng - Lợi nhuận sau khi thực hiện biện pháp: 99.978.200 đồng - Lợi nhuận tăng sau khi thực hiện biện pháp: 31.991.000 đồng - Tỷ lệ tăng lợi nhuận đạt được là 47,06% Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để đứng vững và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư đổi mới về mọi mặt nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu của khách hàng. Xí nghiệp xây lắp 1 đã nhận thức được điều đó và đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, Xí nghiệp vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần được khắc phục kịp thời như chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm triệt để chi phí để góp phần hạ giá thành, tăng doanh thu và đem về lợi nhuận cao hơn cho Xí nghiệp. Trong công tác quản lý tài sản cố định, Xí nghiệp cũng đã có rất nhiều cố gắng để đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, máy móc sản xuât song do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan mang lại cho nên công tác này cũng chưa đạt được những kết quả tốt đẹp như mong muốn. Xí nghiệp cần có cách nhìn và phương hướng đúng đắn hơn để đề ra những biện pháp hữu hiệu và nhiệm vụ cụ thể hơn để khắc phục kịp thời trong thời gian tới. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế đến nay, bản đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1 ” đã được hoàn thành. Bản đồ án được hoàn thành với sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Phương Hiệp và các thày cô trong Khoa Kinh tế & Quản lý, với sự giúp đỡ của các cô chú trong Xí nghiệp xây lắp 1, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự học hỏi ở bạn bè cùng với những kiến thức tích luỹ được trong nhà trường. Với mong muốn được áp dụng chút kiến thức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1, tuy nhiên với khả năng và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bản đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong muốn được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, của các cán bộ trong Xí nghiệp và của bè bạn để em có thể nâng cao hơn kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0134.doc
Tài liệu liên quan