Lời nói đầu
Trước đây khi hàng hoá còn khan hiếm, cung nhỏ hơn cầu thì vấn đề chất lượng sản phẩm hàng hoá bị xem nhẹ. Mục tiêu của các doanh nghiệp là sản xuất cung ứng thật nhiều hàng hoá ra thị trường.
Nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, hàng hoá cung ứng ngàycàng nhiều thì nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng nâng cao. Giờ đây, nhu cầu của họ không dừng ở " ăn no mặc ấm", mà là "ăn ngon mặc đẹp"và ngày càng cao hơn. vấn đề chấ
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng sản phẩm hàng hoá đã được các doanh nghiệp rất chú trọng nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng.
Đặc biệt xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế Thế giới đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức găy gắt, trong đó những doanh nghiệp ở các nước đang phát triển phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Khi hàng rào thuế quan được loại bỏ, khi sự bảo hộ của Nhà nước không còn thì cách duy nhất để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt là đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong hoạt động xuất khẩu, bên cạnh những thuận lợi như sự ưu đãi về thuế suất… Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó khó khăn lớn nhất phải kể đến là những đòi hỏi, những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh sự lạc hậu về máy móc trang thiết bị, công nghệ, công tác quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp nước ta còn tồn tại những bất cập, yếu kém. Để tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường Thế giới, song song với việc đầu tư máy móc trang thiết bị hện đại các doanh nghiệp cần đổi mới, cải tiến nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng. Điều này trở nên vô cùng bức thiết khi hiệp định Thương mại Việt- Mĩ đã kí kết và thời điểm để Việt nam ra nhập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang tới gần.
Từ nhận thức trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty Kim Khí Thăng Long, dưới sự hướng dẫn của GV. Vũ Anh Trọng, đề tài : "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng Long" của tôi được hoàn thành với nội dung như sau:
Phần I : Những lí luận cơ bản về chất lượng - quản lý chất lượng.
Phần II : Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty Kim Khí Thăng Long.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng Long.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Anh Trọng đã trực tiếp hướng dẫn, các cán bộ phòng Kế hoạch, QC… Công ty Kim Khí Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này. Nhưng do những hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết chắc không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ các phòng ban, đơn vị của Công ty Kim Khí Thăng Long để có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về vấn đề này.
Phần I
Những lí luận cơ bản về chất lượng - quản lý chất lượng
I/1. Thực chất và vai trò của chất lượng sản phẩm.
I/1.1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm được nhìn nhận dưới một góc độ khác nhau:
* Quan niệm mang tư tưởng triết học: Chất lượng là sự hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm làm cho con người cảm nhận được.
Đây là quan điểm mang tính lí luận, rất khó áp dụng trong kinh doanh vì nó rất trừu tượng không dễ gì nắm bắt được.
* Quan niệm xuất phát từ các đặc tính của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh những giá trị sử dụng của sản phẩm đó.
Cách nhìn nhận theo hướng này có ưu điểm ở chỗ họ cho rằng chất lượng là thuộc tính cụ thể có thể đo đếm được và nhận biết được ngay. Nhờ vậy mà các nhà thiết kế đưa ra các sản phẩm có nhiều đặc tính. Nhưng bên cạnh đó hạn chế của quan điểm này là họ nhìn nhận chất lượng sản phẩm tách rời với nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy sản phẩm sản xuất ra có khả năng tiêu thụ thấp và cơ hội thành công trong kinh doanh không cao.
* Xuất phát từ người sản xuất, người ta cho rằng: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã đặt ra, đã được thiết kế trước.
Quan điểm này có ưu điểm ở chỗ: Ta biết rõ được những chỉ tiêu chất lượng nào không đạt được để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nhưng cũng giống như quan niệm trên, hạn chế của quan niệm này là họ không gắn với nhu cầu của người tiêu dùng, xuất hiện nguy cơ làm chất lượng bị tụt hậu so với sự biến động của nhu cầu, sản phẩm làm ra không đổi mới kịp thời.
* Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm được định nghĩa là sự phù hợp với nhu cầu và mục đích của người tiêu dùng.
Khác với các định nghiã trên quan điểm này gắn chất lượng sản phẩm với yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, nó làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm cao hơn. Do vậy ý nghiã kinh doanh của nó rất lớn. Tuy nhiên, định nghĩa này còn rất trừu tượng: Thế nào là sự phù hợp ? Trong khi đó chỉ khi nào người tiêu dùng sử dụng mới biết có phù hợp hay không.
* Quan niệm chất lượng sản phẩm xuất phát từ lợi ích và chi phí: Chất lượng là việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ở mức giá mà khách hàng chấp nhận được.
Nếu theo quan điểm này, thì sản phẩm của doanh nghiệp luôn được đa dạng hoá và luôn thích ứng với thị trường mục tiêu.
* Quan niệm chất lượng sản phẩm xuất phát từ cạnh tranh: Chất lượng là sự tạo ra những đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không có.
Những doanh nghiệp nhìn nhận chất lượng theo quan điểm này thường thực hiện chiến lược phân biệt hóa sản phẩm để thu hút khách hàng. Muốn vậy thì những điểm khác biệt này phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp phải có đủ khả năng và có đủ các nguồn lực cần thiết đêr tạo ra các điểm khác biệt đó.
* Quan niệm xuất phát từ thị trường căn cứ vào nhu cầu của khách hàng: Chất lượng là sự thoả mãn và vượt mong đợi của khách hàng.
Chính sự đáp ứng và vượt mong đợi của khách hàng là cái phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác và làm cho khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp. Người ta đưa ra 5 yếu tố nhằm đạt đến sự thoả mãn:
+ Nghe là quan trọng, nhưng nhìn thì quan trọng hơn.
+ Nhìn là quan trọng, nhưng nghĩ là quan trọng hơn.
+ Nghĩ là quan trọng, nhưng hành động là quan trọng hơn.
+ Hành động là quan trọng, nhưng thành công quan trọng hơn.
+ Thành công là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sự thoả mãn.
* Định nghĩa về chất lượng của tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá: Chất lượng là tập hợp các đặc tính vốn có của một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
Đây là một khái niệm tương đối hoàn chỉnh và thông dụng nhất hiện nay. Nó phát huy được những mặt tích cực và khắc phục được những hạn chế của các khái niệm trên. ở đây chất lượng được xem xét một cách rộng rãi và toàn diện hơn. Các vấn đề như chi phí, độ bền, thẩm mĩ, mức độ ảnh hưởng đến môi trường … Cũng là một phần của chất lượng sản phẩm. Đặc biệt cả những đặc điểm, thuộc tính mà bản thân người tiêu dùng chưa nghĩ đến nhưng người sản xuất đã sản xuất được. Điểm cần lưu ý ở đây là nhu cầu cần đáp ứng không chỉ là của khách hàng bên ngoài mà còn là nhu cầu của công nhân viên, chủ sở hữu, người cung ứng và xã hội.
I/1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm.
* Tính năng tác dụng của sản phẩm: Yếu tố này thường được thể hiện thông qua các thuộc tính về mặt kỹ thuật.
* Tuổi thọ của sản phẩm: Đây chính là khoảng thời gian từ khi sản phẩm đưa vào sử dụng cho dến khi hỏng.
Khác với trước kia, trong giai đoạn hiện nay người ta không tìm mọi cách kéo dài tuổi thọ sản phẩm mà trái lại người ta hạn chế nó một cách nhất định. Điều này có thể giải thích như sau:
+ Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi rất nhanh và do vậy sản phẩm dễ bị lạc hậu về thị hiếu.
+ Theo thời gian sản phẩm dễ bị lạc hậu về mặt kỹ thuật.
* Tính thẩm mỹ của sản phẩm: Những thuộc tính phản ánh sự gợi cảm của sản phẩm như: Hình dáng, màu sắc…
Khác với tuổi thọ của sản phẩm thì tính thẩm mỹ ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế phát triển thì nó là yếu tố không thể thiếu của chất lượng sản phẩm.
* Độ tin cậy của sản phẩm: Nó thể hiện sự hoạt động chính xác và giữ được đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật trông một giai đoạn nhất định.
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng tạo ra uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp.
* Độ an toàn của sản phẩm: Đảm bảo không nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.
Nếu như các yếu tố trên đây là do doanh nghiệp tự đặt ra thì độ an toàn của sản phẩm là yếu tố bắt buộc, doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các quy định về an toàn, nếu sản phẩm không đảm bảo an toàn thì không được lưu hành trên thị trường.
* Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Ttong quá trình sử dụng và vận hành sản phẩm phải đảm bảo không gây ô nhiễm vượt mức cho phép. Cũng giống như độ an toàn, chỉ tiêu này cũng là yếu tố bắt buộc. Đặc biệt là ở các Quốc gia phát triển người ta rất trú trọng đến yếu tố này.
* Tính kinh tế của sản phẩm: đảm bảo tiết kiệm những khoản chi phí trong quá trình sử dụng và vận hành của sản phẩm ví dụ như: Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu…Đây cũng là yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng thường đi sâu tìm hiểu trước khi đưa ra các quyết định mua sắm.
* Tính tiện dụng: Tính dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển, lắp đặt.
* Dịch vụ sau khi bán: Những đặc tính đi kèm sản phẩm, phản ánh chất lượng tổng hợp của sản phẩm đó.
* Đặc tính phản ấnh chất lượng cảm nhận: Nhãn hiệu, uy tín…
Tất cả các đặc tính trên đây phải đồng bộ, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có bất kỳ một yếu tố nào kém đều có thể dẫn đến sự đánh giá chất lượng sản phẩm không tốt. Điều quan trọng là doanh nghiệp dựa trên những tiềm lực hiện có về vốn, lao động, công nghệ…Để thiết kế sản xuất những sản phẩm kết hợp hài hoà những đặc tính trên. Nếu làm được điều này thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiêu thụ cao.
I/1.3. Những đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hộ tổng hợp. Qua việc tìm hiểu, phân tích các yếu tố cấu thành của chất lượng sản phẩm ta thấy rõ ráng đây là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp.
* Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính chất tương đối.
Sở dĩ nói như vậy bởi vì:
- Chất lượng sản phẩm thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian.
Chính vì lý do này mà chất lượng sản phẩm sẽ cần phải cải tến liên tục để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng được thoả mãn rồi thì họ sẽ xuất hiện những yêu cầu cao hơn, khi đưa ra được sản phẩm chất lượng cao nếu dừng lại sẽ bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua:
+ Thứ nhất, chất lượng sản phẩm rất dễ bị sao chép.
+ Thứ hai, các đối thủ luôn nhìn vào sản phẩm của mình để đưa ra những cái mới hơn.
- Chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá tuỳ theo từng loại thị trường. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào từng điều kiện kinh tế, văn hoá của mỗi thị trường đó.
* Chất lượng sản phẩm vừa là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể:
Nói là trừu tượng là ở chỗ: Chất lượng được thể hiện thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu mà sự phù hợp này lại vào nhận thức chủ quan của khách hàng. Còn cụ thể ở chỗ: nó được phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo đếm và đánh giá được. Đây là những đặc tính hoàn toàn mang tính chất khách quan, có sẵn trong sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm chỉ được xác định trong những điều kiện sử dụng cụ thể với những mục đích cụ thể.
Chính vì đặc trưng này mà người quản lý phải biết việc hướng dẫn tiêu dùng là một trong những yếu tố cơ bản của quản lý chất lượng.
* Chất lượng sản phẩm có thể được phản ánh thông qua hai loại chất lượng :
- Chất lượng trong tuân thủ thiết kế: Đó là mức độ so với tiêu chuẩn đề ra về các thuộc tính, về thời gian hoàn thành…
Khi nâng cao chất lượng loại này sẽ có tác dụng tăng khả năng cạnh tranh, giảm lượng phế phẩm, hạ giá thành…
- Chất lượng thiết kế: Thể hiện mức độ phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Loại chất lượng này phụ thuộc vào trình độ thiết kế, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin từ thị trường, trình độ và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ các nhà thiết kế.
Khi nâng cao loại chất lượng sẽ dẫn đến tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thông qua việc hấp dẫn và thu hút khách hàng nhiều hơn.
I/1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tựu chung lại có thể phân chúng thành hai nhóm chủ yếu:
* Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm:
- Tình hình kinh tế ( trong nước và Quốc tế ), thể hiện ở tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển, tài nguyên…
Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng, phát triển cao. Cùng với thu nhập ngày càng cao của người tiêu dùng, ngày càng phát sinh những nhu cầu thiết kế ra sản phẩm mới. Cải tiến sản phẩm cũ và đưa ra những thuộc tính chất lượng mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Có những thuộc tính trước đây không là yếu tố bất buộc nhưng trong nền kinh tế phát triển thì lại là những yêu cầu cần phải đáp ứng nếu muốn lưu hành sản phẩm mới trên thị trường.
- Tình hình thị trường:
Sản xuất ra những sản phẩm có khả năng tiêu thụ cao là mục tiêu theo đuổi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Mọi hoạt động đổi mới cải tiến đổi mới hoàn thiện chất lượng sản phẩm suy cho cùng cũng chỉ đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Nói cách khác, nhu cầu thị trường định hướng cho sự phát triển của chất lượng cho công tác quản lý chất lượng.
+ Thông qua đặc điểm của nhu cầu: quyết định đặc điểm chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu thị trường vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi loại thị trường có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm. Tuỳ từng điều kiện kinh tế, văn hoá, thói quen tiêu dùng…
Chính vì vậy mà công tác điều tra nghiên cứu thị trường phải được tiến hành nghiêm túc, thận trọng. Xác định rõ cơ cấu, tính chất, đặc điểm của nhu cầu để đưa ra những đặc tính chất lượng phù hợp. Cần tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu để tập trung các nguồn lực sản xuất và cung ứng những sản phẩm thoả mãn thị trường mục tiêu ấy.
+ Xu hướng vận động của nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp tới đặc điểm chất lượng sản phẩm.
Khi đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Nhưng để nắm bắt được cụ thể người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì với những thuộc tính chất lượng mới nào thì không phải chuyện dễ. Bộ phận Marketing cần có những chuyên gia giỏi, có bề dầy kinh nghiệm để phân tích những thông tin thu thập được và dự báo sâu, sát về nhu cầu thị trường trong tương lai, để từ đó doanh nghiệp có những phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
+ Tình hình cạnh tranh: Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là động lực để doanh nghiệp cải tiến nâng cao chất lượng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cạnh tranh về giá cả tỏ ra kém hiệu quả, đối với mỗi doanh nghiệp việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn. Thông qua việc phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nắm bắt được những kinh nghiệm, tránh được những bước đi sai lệch của họ. mục đích là đưa ra những đặc điểm mới, hấp dẫn khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải tìm cách phát hiện, phân tích đối thủ cạnh tranh, so sánh những ưu thế và những hạn chế của mình so với đối thủ cạnh tranh để từ đó có những phương án hành động phù hợp.
- Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế:
Thực tế cho thấy khả năng cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của từng Quốc gia. Một chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng của ở các doanh nghiệp:
+ Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong cải tiến nâng cao chất lượng.
+ Tạo ra một môi trường công bằng, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ:
Trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ra những phương tiện kỹ thuật công nghệ cao, những dây chuyền sản xuất hiện đại, tạo ra những nguồn nguyên liệu mới, hình thành nên những phương pháp quản trị mới có tác dụng rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản xuất.
* Nhóm nhân tố bên trong:
- Lực lượng lao động:
Nhân tố con người được xem là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
Con người khi tham gia lao động sản xuất không chỉ đơn thuần bằng sức mạnh cơ bắp mà còn cả trí tuệ và hoạt động tâm lý của mình. Điều này có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù ở Quốc gia phát triển hay đang phát triển thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố cơ bản nhất tác động dến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. Mặt khác, chính máy móc thiết bị hiện đại cũng là sản phẩm lao động của con người. Kỹ năng chuyên môn, trình độ tay nghề, bề dày kinh nghiệm, tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm cùng với sự hợp tác nhịp nhàng giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, nhanh chóng đưa sản phẩm ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải luôn chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Cần phải có sự đầu tư xứng đáng và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chất lượng. Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa giáo dục, đào tạo và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều cần chú trọng quan tâm là hiệu quả của hoạt động giáo dục đào tạo. Tổ chức giáo dục và đào tạo phải nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ.
Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì trình độ công nghệ và khả năng của máy móc trang thiết bị luôn là một trong những nhấn tố cơ bản tác động đến chất lượng sản phẩm. Mức chất lượng sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ hiện đại, cơ cấu, tính đồng bộ và khả năng hoạt động của máy móc thiết bị công nghệ.
ở các nước đang phát triển, trình độ công nghệ, trang thiết bị trong các doanh nghiệp thường lạc hậu hơn so với các nước phát triển. Chính vì vậy để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường Thế giới thì một mặt các doanh nghiệp phải khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng tốt các trang thiết bị hiện có, một mặt cần có chính sách đầu tư mua sắm, nhập khẩu các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Nhưng phải dựa trên tiềm lực về vốn, lao động…Để ra các quyết định có hiệu quả. Phải đảm bảo trang bị máy móc, công nghệ nhập về lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể hoàn toàn làm chủ. Mặt khác, song song với việc đầu tư mua sắm này cần cử những cá nhân, đơn vị đi đào tạo để sẵn sàng tiếp nhận và vận hành dây chuyền công nghệ mới.
- Vật tư, nguyên vật liệu:
Như ta đã biết, nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp vào việc cấu thành nên sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu như: Độ bền, độ cứng, khả năng chịu nhiệt…của nguyên vật liệu sẽ được chuyển vào sản phẩm. Do vậy chất lượng nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm trực tiếp sản xuất ra. Một sản phẩm chất lượng cao không thể được tạo ra từ những nguyên vật liệu có chất lượng kém. Để có thể đưa ra được những sản phẩm có chất lượng cao cần phải có đủ chủng loại, số lượng, cơ cấu, đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng của các loại nguyên vật liệu. Để có được nguồn nguyên vật liệu tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tin cậy lâu dài với các nhà cung ứng. Mặt khác, công tác dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu cũng cần được ưu tiên.
- Trình độ tổ chức sản xuất, phương pháp tổ chức quản lý.
Những chuyên gia hàng đầu về chất lượng cho rằng: " chất lượng hoạt động quản lý quyết định chất lượng sản phẩm ". Việc tổ chức tốt hoạt động quản lý là nhân tố góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động quản trị, sự phối hợp giữa các phòng ban bộ phận, giữa các đơn vị, các dây chuyền sản xuất trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tiếp cận và áp dụng những phương pháp quản trị tiên tiến nhằm mục tiêu cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
I/1.5 Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Chất lượng sản phẩm cao quyết định thắng lợi trong cạnh tranh.
- Tạo ra và nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương tự với tăng năng suất lao động xã hội.
- Nâng cao chất lượng góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng tốt hơn.
- Đối với các doanh nghiệp Việt nam thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn là điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường khu vực và Thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mĩ, EU…
I/1.6 Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Không đặt mục tiêu theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào, cần đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố giá thành, tiềm lực về vốn, lao động, trang thiết bị… Và phải tính toán đến hiệu quả kinh tế của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. đổi mới, cải tiến phải làm sao hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm là tổng hợp của nhiều yếu tố, do vậy khi nâng cao chất lượng sản phẩm phải tính toán, xem xét tất cả các yếu tố đó.
- Chất lượng sản phẩm do khách hàng đánh giá do đó khi thiết kế đưa ra những sản phẩm mới không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của nhà sản xuất, cần phải nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin ở các thị trường khác nhau để quyết định đưa ra các thuộc tính phù hợp.
- Hoạt động cải tiến nâng cao chất lượng phải được tiến hành đồng bộ trong phạm vi toàn doanh nghiệp, toàn diện ở tất cả các khâu của doanh nghiệp.
I/2 Thực chất của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
I/2.1 Khái niệm quản lý chất lượng.
Cũng giống như chất lượng sản phẩm, hiện cũng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng. Nhưng định nghĩa do tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ( ISO) đưa ra là được chấp nhận và phổ biến rộng rãi nhất trên Thế giới.
Theo tổ chức này thì: Quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách, mục tiêu, trách nhiiệm về chất lượng và thực hiện chúng bằng các phương tiện như: Lập kế hoạch chất lượng, tổ chức triển khai chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Như vậy, quản lý chất lượng về thực chất đó là tập hợp các chức năng quản lý: Hoạch định, kiểm tra, kiểm soát, cải tiến. Nói cách khác quản lý chính là chất lượng của hoạt động quản lý.
I/2.2 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng.
* Lập kế hoạch chất lượng : Hoạch định chất lượng là khâu được ưu tiên hàng đầu, được đánh giá là khâu quan trọng nhất vì:
- Hoạch định chất lượng tạo ra định hướng thống nhất cho toàn doanh nghiệp, nó là các giải pháp để thực hiện phương châm phòng ngừa là chính.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và các tiềm năng trong dài hạn nhờ đó giảm chi phí.
- Hoạch định chất lượng giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới thông
qua các chiến lược cạnh tranh về chất lượng.
- Tạo ra một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý trong các doanh nghiệp.
Nội dung hoạch định chất lượng :
+ Xác định các chính sách chất lượng.
+ Xác định mục tiêu chất lượng.
+ Xác định kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng.
+ Dự tính các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
*Tổ chức thực hiện:
Khâu này có ý nghĩa quyết định biến ý tưởng trong khâu kế hoạch thành hiện thực.
Thực chất đây là quá trình tổ chức và điều khiển các quá trình hoạt động tác nghiệp thông qua các kỹ thuật, phương tiện và phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.
* Kiểm tra, kiểm soát chất lượng :
Đây là quá trình theo dõi, thu thập, phân tích, đánh giá tinh hình thực hiện các mục tiêu chất lượng và phát hiện các nguyên nhân gây ra các vấn đề chất lượng. Khi tiến hành đánh giá, người ta đánh giá đồng thời cả hai mặt:
+ Đánh giá chất lượng bản thân kế hoạch chất lượng.
+ Mức độ tuân thủ kế hoạch chất lượng đã đề ra.
* Điều chỉnh, cải tiến :
- Điều chỉnh: Khắc phục các nguyên nhân gây ra những vấn đề chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
- Cải tiến : Là quá trình đưa mức chất lượng lên cao hơn, giảm dần khoảng cách giữa chất lượng và sự mong đợi của khách hàng.
I/2.3 Quản trị chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế:
Thiết kế là quá trình sáng tạo dựa trên những hiểu biết về chuyên môn, về kỹ thuật, về thị trường để chuẩn hoá những đặc điểm của nhu cầu khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm.
Những nội dung cơ bản của quản trị chất lượng ở khâu này là:
- Điều tra, nghiên cứu nhu cầu, phát hiện những đặc điểm của nhu cầu.
- Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thiết kế.
Các chỉ tiêu cần đánh giá:
+ Chất lượng sản phẩm thiết kế.
+ Các chỉ tiêu tổng hợp về công nghệ và chất lượng sản phẩm chế thử.
+ Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và chất lượng của các biện pháp điều chỉnh.
* Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng nguyên liệu:
Mục đích: Xây dựng hệ thống cung ứng đảm bảo cung cấp đúng chủng loại, số lượng, đúng yêu cầu chất lượng, đúng thời điểm và địa điểm.
Nội dung:
- Lựa chọn nhà cung ứng thông qua việc đánh giá và phân tích hệ thống chất lượng nhà cung ứng.
- Tạo dựng mối quan hệ ổn định, lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Xu hướng ngày nay người ta tập trung vào một số ít nhà cung ứng nhưng ổn định và lâu dài.
- Thiết lập được mối quan hệ hợp tác cộng sự với nhà cung ứng để hình thành hệ thống thông tin phản hồi thường xuyên cập nhật.
* Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất:
- Mục đích: Khai thác và huy động có hiệu quả quá trình công nghệ trang thiết bị đã được chọn để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.
- Yêu cầu:
+ Tiêu chuẩn thiết kế được đặt ra là cơ bản.
+ Phải xây dựng hệ thống quy trình, thủ tục trong quá trình sản xuất phải tuân thủ.
+ Kiểm soát quá trình sản xuất bằng công cụ thống kê.
+ Kiểm tra thường xuyên hoạt động của thiết bị công nghệ và bảo dưỡng kịp thời.
Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá gồm:
ã Các thông số kinh tế kỹ thuật của các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm, thành phẩm.
ã Tình hình thực hiện kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động.
ã Các chỉ tiêu về tổn thất thiệt hại do vi phạm các kỷ luật lao động và quy trình công nghệ gây nên.
ã Chỉ tiêu về chất lượng hoạt động qủan trị trong doanh nghiệp.
* Quản trị chất lượng trong khâu phân phối và tiêu dùng.
- Mục đích: đảm bảo cung cấp nhanh nhất sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng về thời gian và các điều kiện khác, khai thác tối đa giá trị sử dụng của sản phẩm với chi phí sử dụng tối ưu.
- Nhiệm vụ: Hình thành được danh mục sản phẩm hợp lí thích ứng với từng khu vực thị trường, lựa chọn và thiết kế các phương tiện vận chuyển, bảo quản bốc dỡ phù hợp với từng loại sản phẩm, thuyết minh đầy đủ các thuộc tính về chất lượng sản phẩm, huấn luyện và hướng dẫn người sử dụng, tổ chức dịch vụ kỹ thuật đối với sản phẩm máy móc thiết bị.
- Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá: Thời gian giao hàng, số lần giao hàng chậm, độ tin cậy của sản phẩm, tuổi thọ của sản phẩm và hệ số mức chất lượng so với nhu cầu.
I/2.4 Hệ thống quản lý chất lượng.
I/2.4.1 Khái niệm hệ thống chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng là tập hợp các cơ cấu tổ chức trách nhiệm, thủ tục, phương pháp và những nguồn lực cấn thiết để quản lý chất lượng.
I/2.4.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng.
- Là một phân hệ trong hệ thống quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để thực hiện các chức năng của quản lý chất lượng.
- Là công cụ đảm bảo sản phẩm, dịch vụ thoả mãn được nhu cầu khách hàng.
- Duy trì, đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra và phát hiện cơ hội cải tiến chất lượng.
- Đảm bảo sự kết hợp thống nhất giữa chính sách chất lượng của doanh nghiệp với chất lượng chất lượng của các bộ phận, giảm bớt các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.
- Đem lại lòng tin cho nội bộ doanh nghiệp.
I/2.4.3 Yêu cầu, sự cần thiết phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
* Yêu cầu:
- Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực và sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa.
- Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng phải chặt chẽ, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ nhưng phải đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận.
-Hệ thống chất lượng phải đảm bảo tính đồng bộ toàn diện trong mọi bộ phận, mọi chức năng.
- Trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cần phải có sự tham gia của các bộ phận, các thành viên trong doanh nghiệp.
- Quản lý hệ thống chất lượng phải linh hoạt, đáp ứng được biến động của môi trường kinh doanh thay đổi.
* Sự cần thiết áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Như đã nói trên, đối với mỗi doanh nghiệp thì hệ thống quản lý chất lượng có vai trò hết sức quan trọng. Khi xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích rất lớn:
- Nâng cao mức thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là trong đấu thầu Quốc tế, những doanh nghiệp nào đang áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến sẽ có nhiều cơ hội thắng thầu hơn.
- Tạo ra một hệ thống buô._.n bán tin cậy, nhanh chóng thuận tiện các bên đối tác đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhau ngay tại nơi sản xuất.
- Làm tăng uy tín của doanh nghiệp: Bên bán chứng tỏ với bên mua là họ có đủ cơ sở để chứng minh sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng ứng được các yêu cầu về chất lượng.
- Khi hệ thống quản lý chất lượng đi vào vận hành có hiệu quả sẽ làm giản chi phí kiểm định, tạo ra một phong cách làm việc mới.
Chính ví vậy mà việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình là một yêu cầu tất yếu với mỗi doanh nghiệp.
I/3 Chất lượng, quản lý chất lượng với hoạt động xuất nhập khẩu.
I/3.1 Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu.
I/3.1.1 Những thuận lợi.
* Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN
- Triển vọng phát triển của AFTA.
Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá AFTA ra đời là phù hợp với quy luật vận động nội tại của nền kinh tế ASEAN. Đồng thời AFTA cũng là bước mở đầu để đưa các nước thành viên đi từ liên minh Thương mại đến các liên minh về thuế quan, liên minh kinh tế, tiền tệ...
Các Quốc gia thành viên được hưởng các chế độ, các điều kiện ưu đãi do ASEAN mang lại: Thị trường chung rộng lớn với trên 500 triệu dân, các yếu tố đầu vào giảm, thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy, các nước thành viên ngày càng phát huy được lợi thế so sánh của mình.
Triển vọng ở AFTA không phải là hiệu quả thương mại và đầu tư nội bộ khu vực mà cả ở vịệc AFTA đã đặt tất cả tiềm lực kinh tế của các nước thành viên trước những chuyển đổi cần thiết từ bên trong, tìm ra cdc những điểm hoà đồng, thúc đẩy nhau với tư cách là một thể thống nhất có sức mạnh và ảnh hưởng tới các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Những thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam trong bối cảnh AFTA:
+ Mở rộng thị trường, tăng khả năng xuất khẩu.
Việc tham gia AFTA có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu hàng hoá sang các nước ASEAN vì hàng rào bảo hộ của các nước đó cũng đã bị cắt giảm, tương ứng với Việt nam khi cắt giảm hàng rào bảo hộ của mình. Một khi thị trường rộng lớn kề bên với các ưu đãi buôn bán sẽ được mở ra cho các doanh nghiệp Việt nam.
Hiện nay, ASEAN đã hội đủ 10 thành viên trong khu vực với khoảng 500 triệu dân. Đây là một thị trường đầy tiềm năng. Có một thị trường tiêu thụ mới sẽ là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt nam vào phát triển xuất khẩu.
Thông qua việc mở rộng quan hệ với các nước thành viên trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt nam có thể tìm kiếm được các bạn hàng mới, khai thác được các bạn hàng mới thông qua quan hệ của các nước thành viên. Bởi vì đối với hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thì lợi thế mà AFTA đem lại cho các doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt nam là giảm giá thành sản xuất, nhờ mua vật tư đầu vào với giá hạ hơn từ các nước ASEAN.
+ Có điều kiện thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các nước trong và ngoài ASEAN.
Theo thống kê, hiện nay khả năng góp vốn ra nước ngoài của các nước trong khối lên tới khoảng 3 tỷ USD/ năm, trong đó đầu tư trong nội bộ ASEAN chiếm 15%. Việt nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư ASEAN bởi: Việt nam đang bước vào thời kỳ có nhiều nhân tố đảm bảo cho sự phát triển nhanh, có nền công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên tiềm tàng, có nguồn lao động lớn với chi phí thuê lao động rẻ, có tiềm năng tiêu thụ lớn ở thị trường trong nước, là nơi chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động.
+ Tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hơn của các doanh nghiệp đối tác:
Nếu tham gia vào AICO ( Hợp tác công nghiệp ASEAN), các doanh nghiệp Việt nam sẽ tranh thủ được vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hơn của các doanh nghiệp đối tác, được hưởng thuế ưu đãi theo AICO và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Hiện nay tiến trình tham gia AFTA của Việt nam đang được tiến hành trong những điều kiện khá thuận lợi: Kinh tế vĩ mô ổn định, đường lối phát triển kinh tế rõ ràng. Mặt khác, Chính phủ Việt nam rất quan tâm đến những cải cách kinh tế vĩ mô liên quan và chúng đã có những tác động tích cực. Hiện tại lợi ích từ AFTA mà Việt nam đạt được chưa lớn, nhưng quan trọng là Việt nam đã có được những kết quả tích cực như: Kim ngạch thương mại tăng, môi trường đầu tư được cải thiện, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch, có thêm nhiều việc làm mới và đời sống nhân dân được cải thiện. Mặc dù vậy, bên cạnh những thuận lợi trên đây, nó cũng mang lại cho Việt nam những thách thức lớn, trong đó phải kể đến sự gia tăng cạnh tranh. Đây là vấn đề các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam phải quan tâm để có thể tồn tại và phát triển trong sự phát triển chung của kinh tế trong nước và khu vực.
* Hiệp định thương mại Việt- Mĩ được kí kết.
- Nhu cầu thị trường Mĩ:
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế với khoảng 280 triệu dân. Đây là một thị trường rất lớn và đa dạng với sức mua lớn và là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nước trên Thế giới: Từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển và những nước nghèo như CamPuChia... Đều có thể xuất khẩu vào thị trường Mĩ. Theo các báo cáo của Việt nam tại thương vụ Hoa Kỳ, hiện tại Việt nam đang đứng hàng thứ 76 về kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ và đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá của Việt nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,05% trong tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, còn là một con số nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt nam.
Về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng rất linh hoạt. ở Mĩ có cửa hàng của những người giàu, người thu nhập trung bình và cửa hàng cho những người nghèo. Đây cũng là một thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt nam vào Hoa Kỳ sau khi hiệp định Thương mại Việt- Mĩ có hiệu lực và được hưởng các quy chế buôn bán bình thường (NTR).
Mặt khác, do tỷ giá USD thay đổi ở nhiều nước ( đồng đô la có giá trị ngày càng cao so với đồng tiền khác), làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng lớn nhưng nhập khẩu lại tăng mạnh. Xu thế nhập siêu hàng hoá hàng năm của Hoa Kỳ ngày càng lớn do sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ. Đây là một đặc điểm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
- Những thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu khi hiệp định Thương mại Việt- Mĩ có hiệu lực và được hưởng quy chế buôn bán bình thường:
+ Về mậu dịch hàng hoá: Sẽ cắt giảm mức thuế một số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu và từng bước huỷ bỏ hàng rào phi thuế quan để từng bước thực thi một nền Thương mại ngày càng thông thoáng hợp với luật chơi của thị trường Thế giới.
+ Nếu hưởng quy chế buôn bán bình thường vĩnh viễn và hiệp định Thương mại Việt- Mĩ có hiệu lực thì các doanh nghiệp Việt nam sẽ có cơ hội rất lớn trong việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Hàng hoá xuất khẩu của Việt nam sang Hoa Kỳ thay vì phải chịu mức thuế trung bình là trên 50% thì phải chịu mức thuế trung bình là dưới 4%. Đây chỉ còn là vấn đề thời gian nên các doanh nghiệp cần phải có những bước chuẩn bị trước, để nắm bắt cơ hội này.
* Xu thế mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế Quốc tế và sự ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO của Việt nam trong tương lai:
Trong xu thế phát triển hiện nay, sự giao lưu kinh tế giữa các Quốc gia ngày càng mở rộng. Với quan điểm hợp tác hai bên cùng có lợi,các quốc gia thường dành những ưu đãi cho nhau để thúc đẩy đầu tư, tăng khả năng buôn bán. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều thuận lợi. Đậc biệt khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế gới WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều thuận lợi, Có thị trường tiêu thụ rất lớn với những ưu đãi mà các thành viên WTO dành cho nhau. Mặc dù phải mất một khoảng thời gian nữa thì Việt nam có thể là thành viên của WTO nhưng các doanh nghiệp cần chuẩn bị từ bây giờ để nắm bắt các cơ hội trong tương lai.
I/3.1.2. Những khó khăn
*Thị trường xuất khẩu rộng lớn nhưng khó tính:
Hầu hết thị trường xuất khẩu đều rất khó tính,đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Họ thường đặt ra những tiêu chuẩn, quy định mà hàng hoá Việt nam muốn xâm nhập vào thì buộc phải tuân thủ. Trong đó có những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Chẳng hạn như những tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, rất khó cho các doanh nghiệp Việt nam có thể nhanh chóng đưa ra những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu trên.
*Sự cách biệt khá xa giữa 6 nước ASEAN đầu với 4 nước ASEAN sau cùng:
6 nước ASEAN đầu tiên có rất nhiều lợi thế so sánh trên thị trường so với Việt nam. Họ có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt nam từ 10 đến 25 năm, có nền công nghiệp chế biến tương đối phát triển, đã thâm nhập được vào thị trường nhiều nước và khu vực trên thế giới, một số nước đã thành công với nền công nghiệp hướng ngoại, hạ tầng cơ sở và điều kiện tiếp cận các nguồn lực thuận lợi hơn, một số nước đã làm chủ được công nghệ nguồn (Singapore), có trình độ quản lý và cơ chế thị trường đã phát triển thành hệ thống, một số nước có đội ngũ cán bộ trẻ với trình độ chuyên môn cao, bộ máy kinh tế hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt nam còn nhiều khó khăn không thể giải quyết trong một sớm một chiều như những khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực. Điều này đang gây những áp lực cạnh tranh nặng nề khi tham gia AFTA.
So với 6 nước ASEAN đầu tiên,hàng hoá xuất khẩu của Việt nam có sức cạnh tranh yếu, chất lượng hàng hoá không ổn định, năng suất lao động thấp, chi phí năng lượng cao, thủ tục xuất khẩu rườm rà, tốn nhiều thời gian và chi phí dịch vụ. Không chỉ có vậy, với trình độ công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm thương trường hạn chế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam sễ phải gặp rất nhiều khó khăn trong việc dưa hàng hoá của mình xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Mặt khác, tuy chính phủ đã phê chuẩn tham gia AICO nhưng thực trạng ngành công nghiệp Việt nam vẫn chưa cho phép chúng ta tiến hành hợp tác trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp Việt nam mới chỉ đảm bảo về mặt pháp lý chứ chưa đủ mạnh để tham gia AICO. Đây là một điều bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt nam trong cạnh tranh.
*Sự góp mặt của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh:
Trong cạnh tranh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt nam không chỉ phải đối mặt với các doanh nghiệp ở các nước ASEAN phát triển hơn mà còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ở các quốc gia phát triển. So với họ, chúng ta có nhiều bất lợi lớn:
+ Khả năng tài chính hạn hẹp: Nếu tính bình quân, vốn đăng ký kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việt nam mới chỉ vào khoảng vài trăm ngàn USD. Mặc dù số lượng Công ty mới ra đời tăng mạnh nhờ có luật doanh nghiệp song số vốn trung bình của các doanh nghiệp không tăng. Thiếu vốn là một khó khăn rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp.
+ Công nghệ lạc hậu: Các doanh nghiệp Việt nam hiện nay phần lớn còn sử dụng những công nghệ lạc hậu,trang thiết bị máy móc cũ kĩ, năng suất thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian sản xuất, đến chất lượng sản phẩm. Và đặc biệt nó càng trở lên bức bách hơn trong điều kiện nguồn vốn eo hẹp của doanh nghiệp.
+ Những hiểu biết về hội nhập của các doanh nghiệp Việt nam còn hạn chế: Nhiều doanh nghiệp Việt nam chưa tiếp cận được một cách đầy đủ và chính xác những thông tin về các chương trình, dự án hợp tác đã, đang và sẽ được tiến hành trong phạm vi hiệp hội ASEAN. Kinh nghiệm trên thương trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam còn rất hạn chế. Còn thiếu đội ngũ marketing lành nghề, kỹ năng đàm phán với các đối tác nước ngoài còn hạn chế. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm những cơ hội làm ăn với các đối tác nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
*Sự thiếu đồng bộ về chính sách, thủ tục: Mỗi một quốc gia đều có những chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu riêng của mình. Chính sự khác biệt về chính sách, thủ tục ấy đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tốn kém chi phí dịch vụ rườm rà, tốn thời gian, nhiều vướng mắc nảy sinh. Sự khác biệt này không dễ gì dung hoà, thống nhất. Ngay trong hiệp hội ASEAN, tất cả các quốc gia cũng đang nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực hải quan như thống nhất biểu thuế quan,thống nhất hệ thống tính giá hải quan. Xét trên phạm vi ngoài khu vực, khi các quốc gia chưa tìm được sự thống nhất chung về các quy định,thủ tục, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ hệ thống luật pháp,đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan để tránh những vướng mắc nảy sinh.
I/3.2 Vai trò của quản lý chất lượng đối với hoạt động xuất khẩu:
Như ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đến thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đặc biệt trên thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy chất lượng hoạt động quản lý quyết định chất lượng sản phẩm do vậy nó quyết định đến khả năng xuất khẩu:
* Khi quản lý chất lượng kém hiệu quả thì hệ quả tất yếu của nó là sản phẩm sản xuất ra có chất lượng kém. Hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn bất lợi:
+Mất khách hàng,giảm thị phần, giảm doanh thu xuất khẩu.
+Tốn chi phí sửa chữa đền bù thiệt hại.
+Giảm uy tín, danh tiếng, khó ký kết được các hợp đồng mới.
+Giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
+Lợi nhuận giảm, doanh nghiệp phải đối mặt với những nguy cơ, thử thách, có khả năng dẫn tới phá sản.
*Trái lại: Khi công tác quản lý chất lượng được chú trọng, hệ thống quản lý chất lượng vận hành có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao sẽ đem lại khả năng cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế :
- Giữ được khách hàng cũ, có thể tăng khối lượng tiêu thụ đối với loại khách hàng này.
- Nâng cao uy tín, danh tiếng.
- Thu hút thêm được khách hàng mới, vươn ra những thị trường mới.
- Tăng doanh thu tăng lợi nhuận
Chất lượng hoạt động quản lý quyết định đến khả năng cạnh tranh và thành công của các doanh nghiệp, đặc biệt là trên thị trường Quốc tế. Qua đó việc không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Phần II
Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty Kim Khí Thăng Long.
II/1 quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Kim Khí Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 522/QĐ- TCCQ ngày 13/3/1996 của Uỷ ban Thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập 3 Xí nghiệp.
- Xí nghiệp Đèn pin.
- Xí nghiệp Đèn bão.
- Xí nghiệp Khoá Hà Nội.
Với tên gọi ban đầu là Nhà máy Kim Khí Thăng Long. Khi mới thành lập, Công ty có 300 lao động. Cán bộ Lãnh đạo không được đào tạo ở mức độ chuyên sâu cao, chủ yếu lấy từ đội ngũ công nhân hoặc chuyể từ ngành Quân đội sang. Xét trong phạm vi toàn Công ty không có người tốt nghiệp Đại học, tất cả chỉ có 9 cán bộ Trung cấp, với hệ thống nhà xưởng trang thiết bị, máy móc công nghệ lạc hậu. Vì vậy, nhiệm vụ chính của Công ty trong giai đoạn này là sản xuất một số đèn pin, đèn bão, khoá và một số mặt hàng như: Xoong, ấm…
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 388/HĐBT ngày 23/11/1992 của Uỷ ban Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 295/ QĐ - UB cho phép lập lại doanh nghiệp. Ngày 13/9/1994, doanh nghiệp đã được Uỷ ban Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1996- QĐ- UB cho phép đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ thành Công ty Kim Khí Thăng Long. Kể từ đó đến nay mọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều sử dụng tên:
* Tên doanh nghiệp: Công ty Kim Khí Thăng Long.
* Tên quan hệ Quốc tế: Thang long metal wares company.
* Trụ sở chính: Thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
* Chi nhánh tại Hà Nội : 195- Khâm Thiên- Đống Đa- Hà Nội.
* Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 2A- Đường Minh Phụng- Phường 5- Quận 6.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là chuyên sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm lá mảng bằng công nghệ đột dập. Với trang thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ khép kín, hàng năm Công ty có thể sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Ngày 4/3/1998, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà nội đã ra quyết định số 930/QĐ - UB về việc sát nhập nhà máy cơ khí Lương Yên vào Công ty Kim Khí Thăng Long và trở thành một phân xưởng của Công ty với tên gọi là Phân xưởng Lãng Yên.
Quá trình 30 năm xây dựng và phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn luôn ổn định và tăng trưởng hàng năm ở tốc độ cao. Nét nổi bật là trong thời kỳ chuyển đổi sản xuất kinh doanh từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường với nhiều khó khăn trong bước chuyển đổi để hoà nhập với nhiều thành phần kinh tế trong việc cạnh tranh trên thị trường sản xuất hàng tiêu dùng luôn luôn có nhiều biến động với doanh nghiệp khác cũng đầu tư sản xuất các mặt hàng cùng chủng loại.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí lao đao và thực tế không ít doanh nghiệp đã bị phá sản. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, Lãnh đạo Công ty đã đi sâu, đi sát, nắm bắt tình hình, đề ra những giải pháp đúng hướng tháo gỡ những khó khăn như: Nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao các mặt trong công tác quản lý, đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đề ra các biện pháp tiếp cận thị trường … Cùng với sự nỗ lực cố gắng của tất cả cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty, do đó Công ty đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ với thành tích năm sau cao hơn năm trước. Ngay trong giai đoạn khó khăn chung của ngành cơ khí, Công ty Kim Khí Thăng Long vẫn trưởng thành và phát triển không ngừng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Bảng sau đây sẽ cho thấy điều đó:
Biểu 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty trong những năm qua.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm thực hiện
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
(KH)
Giá trị sản xuất CN
TỷVNĐ
9,844
11,2
24,56
47,0
69,35
100,05
104
Doanh thu
Nt
20,6
21,03
26,3
55,0
70,98
101,01
130
Nộp Ngân sách
Nt
2,153
2,3
2,3
2,35
4,675
6,001
6,261
Thu nhập bình quân
Nghìn
600
700
840
950
1143,
1250
1350
LĐ bình quân/ năm
Người
440
512
550
627
762
892
1021
Nguồn: Phòng Kế Hoạch
Sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị trường trong nước và Quốc tế, đã giành được nhiều huy chương vàng tại các Hội chợ triển lãm kinh tế Quốc dân Việt nam. Năm 1998 các sản phẩm của Công ty được Tổng cục TC- ĐL-CHấT LưẻNG tặng giải thưởng bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men được xếp thứ 37/200 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng chấp nhận và tín nhiệm.
Tháng 7 năm 2000, tổ chức QMS (AUSTRALIA) và Quacert (Việt nam ) đã cấp chứng chỉ ISO 9002 cho hệ thống quản lý chất lượng Công ty Kim Khí Thăng Long.
Với những thành tựu đạt được trong những năm qua, Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng;
- Một huân chương chiến công hạng ba.
- Một huân chương lao động hạng ba.
- Một huân chương lao động hạng ba.
- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động.
Công ty đã vinh dự được đón các đồng chí Lê Khả Phiêu- Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt nam, Chủ tịch Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bình… cùng nhiều đồng chí khác về thăm hỏi, động viên các cán bộ công nhân viên Công ty.
Để tiếp tục phát triển và thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, với quan điểm mở rộng hợp tác, Công ty Kim Khí Thăng Long đã cùng các tập đoàn Honda và GoshigiKen của Nhật Bản thành lập các liên doanh sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy GOSHI- THANGLONG với tổng số vốn đầu tư là 13,780 triệu USD trong đó, Công ty góp 30% số vốn.
II/ 2. Một số đặc diểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý.
II/ 2.1 Đặc điểm sản phẩm.
Như trên đã nói, hiện nay Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và các chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm lá mỏng bằng công nghệ đột dập với đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cùng với một đội ngũ công nhân viên lành nghề. Sản phẩm của Công ty sản xuất luôn đạt chất lượng cao, phù hợp với lợi ích của người tiêu dùng. Hàng năm Công ty có thể sản xuất ra từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Sản phẩm của Công ty vô cùng phong phú, đa dạng, hiện nay Công ty đã sản xuất trên 100 mặt hàng. Các sản phẩm này có thể phân thành những nhóm như:
* Nhóm mặt hàng truyền thống: gồm bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm nhôm, xoong chảo nhôm…
* Nhóm hàng Inox: gồm các loại thùng chữa 100 lít, 500 lít, bồn rửa, các loại xoong dán đáy ( F100 đ F320), chảo dán đáy, ấm điện, vỏ bếp gas…
* Các mặt hàng xuất khẩu: Đèn nến ROTERA, đèn vuông, đèn 4 trục, bộ đồ chơi trẻ em…
*Các sản phẩm chi tiết HONDA: phụ tùng xe máy Super DREAM (WGBG), xe máy FUTURE (KFLG).
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, Công ty Kim Khí Thăng Long đã chú trọng đầu tư nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, để sản xuất và tung ra thị trường.
Biểu 2: Tình hình sản xuất một số mặt hàng tại Công ty
(Nguồn: Phòng KH)
Sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Năm 1999
Năm 2000
Bếp dầu men các loại
1000 chiếc
568,120
520,405
Đèn bão
Nt
35,700
22,993,
Đèn toạ đăng
Nt
12,980
22,902
Đèn cao áp các loại
Nt
4,110
3,219
Xoong Inox các loại
Nt
2,470
9,432
Bát Inox các loại
Nt
2,860
3,384
Chảo Inox các loại
Nt
1,280
2,200
Bồn rửa Inox các loại
Nt
6,240
2,955
ấm Inox
Nt
7,160
1,005
ấm điện Inox
Nt
2,510
1,497
Ca Inox 3 lít
Nt
2,280
1,957
Phụ tùng xe MAP
* LAMPSHADE I28
* LAMPSHADE II28
102,77 7102,929
Đế bơm các loại
Nt
11,360
9,969
Chi tiết HONDA
* DREAM
* KFLG
1000 bộ
87,37
29,44
84,300
82,550
Đèn nến các loại
1000 chiếc
476,330
1348,963
Bộ đồ chơi trẻ em
1000 bộ
33,560
114,967
Taibo GN 562. 10840
1000 chiếc
27,870
45,631
Cổbô 182311353000
Nt
20,170
82,971
Giảm sóc
Nt
226,58
849,294
Ruột bô GBG B2
Nt
36,390
88,009
Vành đệm
Nt
20,230,
92,871
Nẹp Bô 18371. KFLG
Nt
24,620
76,927
ống bô
Nt
17,070
82,267
Chi tiết 50201 KFLG
Nt
18,700
83,276
Chi tiết 50196 KFLG
Nt
16,680
83,215
Bồn chứa nước 500L
Nt
0,015
0,35
Bồn chứa nước 1000L
Nt
0,020
0,989
Bếp điện
Nt
0,780
-
Xoong Inox mộc F 315
Nt
0,170
-
Dao ăn Inox
Nt
0,400
Thìa Inox
Nt
0,862
Dĩa Inox
Nt
0,855
Dao thái nhỏ
Nt
1,133
Dao thái to
Nt
1,503
Khay Inox hình chữ nhật
Nt
1,080
Khay Inox tròn
Nt
0,916
Xoong Inox FI 120
Nt
0,996
Dao thái dài
Nt
0,497
Dao chặt
Nt
0,747
Tấm đệm ngồi
Nt
5,100
Tấm tựa lưng
Nt
5,241
Bồn chứa 1500L
Nt
0,012
Bồn chữa 1000L ngang
Nt
0,036
ốp chân vòi hoa sen
Nt
20,400
Chân cốc F370 mộc M7
Nt
0,890
Chân cốc F370 M7tráng kẽm
Nt
0,845
Bồn chứa 500L ngang
Nt
0,010
Bát mộc M2
Nt
2,440
Bát tráng kẽm M2
Nt
3,246
Chân cốc mộc F 175M5
Nt
5,865
Chân cốc tráng kẽm F175 M
Nt
5,052
Chậu F 290 mộc M4
Nt
5,024
Bàn ngoài trời
Nt
22,636
Chân đế đèn
Nt
14015,720
Móc cài hộp chè
Nt
20,170
Nắp bồn chữa nước
Nt
0,410
Chân đế đèn li nhỏ F4
Nt
37,200
Thước đo tráng men
1000 mét
0,150
Hộp chậu cây
1000 chiếc
-
Cốc đỡ nén
Nt
20,040
Hộp đựng xà phòng
Nt
5,136
Hộp kín to
Nt
2,004
Hộp kín nhỏ
Nt
2,682
Vòng đệm F 24
Nt
17,510
II/ 2.2 Đặc điểm thị trường.
Hiện nay sản phẩm của Công ty Kim Khí Thăng Long đã có mặt trên cả nước với trên 30 đại lý tại các Tỉnh, Thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ…Và đã xâm nhập ra thị trường Nước ngoài như: Nhật bản, Cộng hoà Liên Bang Đức, Thuỵ Điển…
Nhu cầu về sản phẩm kim khí gia dụng là rất lớn, tuy nhiên trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm cùng loại:
* Mặt hàng bếp dầu truyền thống: thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Nam. ở thị trường này xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như sản phẩm bếp dầu của Xí nghiệp Quốc phòng Z117, các doanh nghiệp Song Kim Tiền, Thái Quang… của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù giá bán của họ chỉ bằng 60% giá bán bếp dầu của Công ty bán lẻ tại Thành phố song nhờ chất lượng hơn hẳn, sản phẩm của Công ty Kim Khí Thăng Long vẫn tiêu thụ rất chạy và chiếm khoảng 50-55% thị phần.
* Mặt hàng xoong Inox cao cấp: Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Đồng Bằng Bắc Bộ. Khách hàng chủ yếu của lĩnh vực này là dân cư ở các Thị trấn, Thành phố sử dụng sản phẩm của Công ty với số lượng lớn vầ yêu cầu thiết kế đặc biệt. Khách hàng trong lĩnh vực này quan tâm nhất đến chất lượng sản phẩm, sự đáp ứng tốt nhất khi giao hàng. Để tăng thị phần, Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để hoàn thiện tăng lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường về các sản phẩm này.
* Mặt hàng vỏ đèn cao áp các loại: Khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực này là các công trình công cộng, các Xã, Huyện và các Tỉnh trong nước.
* Lĩnh vực sản xuất bồn rửa: Công ty Kim Khí Thăng Long là Công ty đầu tiên của Việt nam chế tạo thành công bồn rửa để cạnh tranh với hàng ngoại. Khách hàng chủ yếu là các hãng tư nhân với số lượng lớn.
* Mặt hàng chi tiết xe máy Honda: Khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực này là Công ty sản xuất xe máy Honda Việt nam. Khách hàng này rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Công ty phải đáp ứng tốt khi giao hàng cho bạn.
* Mặt hàng xuất khẩu: mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay là đèn nến ROTERA xuất sang thị trường Thuỵ Điển, ngoài ra một số mặt hàng của Công ty cũng đã xâm nhập và tìm được chỗ đứng ở các thị trường khác như thị trường Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… Khách hàng thị trường này đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm với các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, đến thời gian giao hàng… Công ty phải đặc biệt lưu ý để giữ uy tín và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những năm tới.
II/2.3 Cơ cấu sản phẩm.
Trong những năm qua, mặc dù doanh thu của nhóm mặt hàng truyền thống tương đối ổn định nhưng tỷ trọng doanh thu tương đối của nhóm này ngày càng giảm, thay vào đó là sự gia tăng của tỷ trọng doanh thu nhóm hàng Inox, hàng Honda, hàng xuất khẩu. Nếu như năm 1997 mặt hàng truyền thống còn chiếm tới 72% giá trị sản lượng thì đến năm 2000 doanh thu của nhóm này chỉ còn chiếm 19,7%. Mặt hàng phụ tùng xe máy Honda năm 1997 chỉ chiếm 28% doanh thu thì đến nay đã chiếm tới trên 50%. Đặc biệt năm 1999, hàng xuất khẩu của Công ty lúc đầu chiếm gần 14% doanh thu và có xu hướng tăng dần trong các năm tiếp theo.
Biểu 3: Tỷ trọng doanh thu hàng xuất khẩu.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
1999
2000
2001
Doanh thu xuất khẩu
Tỷ đổng
9,626
25,097
31,455
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
70,98
101,01
130
Nguồn : Phòng Kế Hoạch
II/2.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được điều hành thông qua bộ máy quản lý. Do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và các điều kiện thực tế của Công ty nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Kim Khí Thăng Long được bố trí theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Theo kiểu cơ cấu này, Giám đốc Công ty bàn bạc với các phòng ban chức năng, với các Chuyên gia, Hội đồng tư vấn…Trước khi ra các quyết định liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu, còn lại uỷ quyền cho các Phó giám đốc, các phòng ban chức năng.
* Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Pháp luật về tình hình hoạt động của Công ty.
Trách nhiệm.
- Quyết định chính sách chất lượng.
- Xác lập mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển chất lượng.
- Chỉ đạo việc xem xét hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo việc đánh giá các nhà thầu phụ.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện các yêu cầu đối với khách hàng.
- Phê duyệt quy định trách nhiệm. Và quyền hạn của các thành viên trong hệ thống quản lý chất lượng.
Quyền hạn.
- Chỉ đạo điều hành các hoạt động nhằm đạt được chính sách, mục tiêu chất lượng và mục tiêu các dự án hoạt động của Công ty.
- Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng.
- Định kỳ tổ chức các cuộc họp, xem xét hệ thống quản lý chất lượng .
- Phụ trách các phòng: Vật tư, Tài vụ, Tổ chức, Hành chính, Bảo vệ.
* Các Phó Giám đốc.
Thực hiện mọi sự uỷ quyền của Giám đốc, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Phụ trách ban đào tạo, phòng kế hoạch, các phân xưởng sản xuất công nghệ.
- Phó Giám đốc đại diện Lãnh đạo về chất lượng : Phụ trách các phòng ISO, Đầu tư.
- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách các phòng thiết kế, công nghệ thiết bị, QC, phân xưởng cơ điện, khuôn mẫu.
* Các phòng ban chức năng: ở thời điểm hiện tại Công ty có 12 phòng ban chức năng:
- Phòng Thiết kế: Ngiên cứu thiết kế quy trình công nghệ, khuôn gá, chế tạo sản phẩm mới, duy trì nhãn hiệu hàng hoá của Công ty và sở hữu công nghiệp các mặt hàng được Giám đốc phê duyệt, phối hợp với các phòng Đầu tư, Công nghệ thiết bị và các phân xưởng liên quan ứng dụng các công nghệ mới đưa vào sản xuất.
- Phòng Công nghệ- Thiết bị: Quản lý máy móc thiết bị, thiết kế cải tiến quy trình công nghệ, khuôn gá phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, ban hành quy định bảo hành sản phẩm tiếp nhận và đưa vào sử dụng các công nghệ mới, kết hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các vấn đề kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng QC: Quản lý, kiểm tra, kiểm soát tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kiểm tra, kiểm soát thiết bị và dụng cụ đo lường, theo dõi và đánh giá các hoạt động khắc phục và phòng ngừa, đề ra các biện pháp khắc phục, tham gia công tác đào tạo.
- Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp, bảo hành sản phẩm của khách hàng, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng với khách hàng, quản lý kho bán thành phẩm và khuôn mẫu, tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Phòng Vật tư: Xem xét hợp đồng với khách hàng, đánh giá các nhà thầu phụ, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm do khách hàng cung cấp, quản lý kho vật tư và các phương tiện vận chuyển, kết hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các vấn đề chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
- Phòng Tổ chức: Kết hợp với các đơn vị trong Công ty xác định nhu cầu đào tạo hàng năm, tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch đào tạo, kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo.
- Phòng ISO: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý hệ thống chất lượ._., hạn chế trên đây tại Công ty Kim khí Thăng Long cũng bắt nguồn từ những khó khăn chung của ngành công nghiệp Việt nam: Công nghệ, máy móc lạc hậu trong khi đồng vốn lại eo hẹp, do mới mở cửa thị trường nên nhận thức của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt nam nói chung về hội nhập, về thị trường khu vực và Quốc tế còn hạn chế, mới tiếp cận phương pháp quản lý mới nên không thể ngay lập tức xoá bỏ hết các trở ngại cũ để vận hành cơ chế quản lý mới được.
Phần III:
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim khí Thăng Long.
III/1. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002, từng bước tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
Đạt được chứng chỉ ISO 9002 là một thành công lớn đối với công ty. Nó ghi nhận sự cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Mặc dù vậy, để thích ứng được với môi trường kinh doanh luôn thay đổi, Công ty cần duy trì liên tục và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của mình. Trong thực tế, mọi thứ đều có thể thay đổi, ngay cả các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng có thể thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng cần được duy trì và cải tiến, đảm bảo tính linh hoạt đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Với mỗi giai đoạn phát triển mới cần loại bỏi những lạc hậu, bổ sung những yếu tố mới. Chẳng hạn cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cần được xem xét, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, loại bỏ các tiêu chuẩn, thủ tục rườm rà, không hiệu quả, cung cấp thêm các nguồn lực cần thiết cho quản lý chất lượng, hoàn thiện chính sách chất lượng, bổ sung các tiêu chuẩn mới.
Để đạt được sự phát triển bền vững, song song với việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu, từng bước triển khai hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
* Quản lý chất lượng toàn diện là cách tổ chức quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng thông qua việc động viên thu hút tất cả mọi thành viên tham gia tích cực vào quản lý chất lượng ở mọi cấp, mọi khâu nhằm đạt được thành công lâu dài nhờ việc thảo mãn nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho mọi thành viên tổ chức đó và cho xã hội.
*Lợi ích của TQM:
- Là phương tiện có hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống đảm bảo và cải tiến chất lượng không ngừng.
- Tạo ra một cơ sở khoa học trong công tác quản lý nhờ đó hiệu quả của hoạt động quản lý cao hơn.
- Hình thành một hệ thống thông tin truyền đạt nhanh chóng có hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình của người lao động.
- Đảm bảo lợi ích và tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng.
* Để tiền tới áp dụng TQM, Công ty cần nghiên cứu triển khai các hoạt động sau:
- Tiến hành công tác tiêu chuẩn hoá.
- Xây dựng triển khai chính sách chất lượng.
- Đánh giá chất lượng bởi cán bộ Lãnh đạo thông qua Uỷ ban TQM.
- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục đào tạo.
- Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê.
- Xây dựng và tổ chức triển khai các nhóm chất lượng
Cho tới nay, số lượng các Công ty áp dụng thành công TQM ở Việt nam là rất ít, nhưng đây là hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại hiệu quả cao, lâu dài. Công ty Kim Khí Thăng Long một mặt nên tổ chức tìm hiểu hệ thống này, một mặt thông qua việc hợp tác với Công ty Honda Việt nam, Honda Nhật Bản, tiến hành nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm thực tế trong quản lý chất lượng của họ để vân dụng vào công tác quản lý chất lượng của công ty.
III/2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Chất lượng sản phẩm do khách hàng quyết định, mọi ý tưởng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hay thiết kế sản xuất sản phẩm mới đều xuất phát từ thị trường. Chính vì vậy, hoạt động Marketing cần được đặc biệt chú trọng. Sự đa dạng hoá về khách hàng trong mỗi lĩnh vực sản phẩm càng đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau. Cách thu thập thông tin chủ yếu của Công ty Kim khí Thăng Long hiện nay là thông qua các đại lý, cửa hàng phân phối ( qua tìm hiểu và trao đổi thông tin với các nhóm khách hàng ), các Hội nghị khách hàng và các đợt khảo sát khách hàng. Qua việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin về thị trường và khách hàng cho phép Công ty xác định và thâm nhập vào thị trường chưa bị chi phối hay còn bị bỏ ngỏ. Nhờ có hoạt động chú trọng đến công tác này, Công ty đã đạt được những thành công bước đầu, ví dụ như: Khi thị trường Việt nam tràn ngập bếp gas, bồn rửa, hàng Inox của nước ngoài. Công ty đã kịp thời đầu tư dây truyền sản xuất xoong, chỗ Inox cao cấp, bồn rửa với giá rẻ hơn hàng ngoại mà vẫn đảm bảo chất lượng tương đương. Khi nhận thấy nhu cầu về xe máy ở Việt nam sẽ ngày càng tăng cao, Công ty đã liên doanh với Công ty xe máy Honda Việt nam để sản xuất các chi tiết xe máy Honda Việt nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và thực hiện chương trình " Nội địa hoá xe máy"đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường rất phức tạp, nhu cầu luôn luôn biến đổi, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất những mặt hàng cùng loại. Để có thể nắm bắt tốt những cơ hội, giành ưu thế trong cạnh tranh, công tác tổ chức nghiên cứu thị trường cần chú trọng:
- Đa dạng hoá hơn nữa các phương thức thu thập thông tin của khách hàng.
- Phải gây dựng đội ngũ nhân viên Marketing lành nghề, có kiến thức, trình độ, lòng nhiệt tình.
-Đầu tư hiện đại hoá các phương tiện truyền tin, lưu trữ và xử lý thông tin, đảm bảo bí mật thông tin.
-Bộ phận nghiên cứu thị trường phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, bộ phận khác.
Đối với thị trường xuất khẩu: Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng biến đổ trong tương lai, cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về hệ thống pháp luật, các quy chế, thủ tục… của các thị trường xuất khẩu này.
III/3. Tổ chức xây dựng triển khai và đi vào hoạt động các nhóm chất lượng (nhóm QC).
* Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ các nhân viên, công nhân tự nguyện tham gia vào các hoạt động cải tiến chất lượng.
* Triết lý cơ bản của nhóm QC là:
- Tạo điều kiện để khai thác mọi tiềm năng vô tận của các thành viên.
- Tạo ra môi trường làm việc thoải mái, làm cho cuộc sống thêm phong phú và có ý nghĩa.
- Kích thích mọi người phát huy sáng kiến từ nhỏ đến lớn để cải tiến chất lượng một cách thường xuyên, liên tục.
Kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản đã chứng tỏ rằng hoạt động của các nhóm QC có tác dụng rất tích cực đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩnm của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp, hoạt động của nhóm QC đóng vai trò rất quan trọng :
- Đây là một hình thức uỷ quyền hiệu quả nhất, giúpp đỡ công nhan viên tham gia vào hoạt động cải tiến chất lượng hoạt động quản trị, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Tạo cơ hội để mọi nhân viên được đào tạo thông qua các hoạt độngcủa nhóm QC trong việc giải quết các vấn đề.
- Liên kết các đơn vị lại với nhau, góp phần phá vỡ các bức tường ngăn cách giữa các bộ phận, từ đó tạo ra bản sắc văn hoá của Công ty.
- Cait itến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng, giảm mọi phiền hà với khách hàng, gắn bó khách hàng với Công ty.
Hoạt động của nhóm QC hiện nay còn rất nhiều mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt nam. Mặc dù vậy, với những lợi ích thiết thực, hoạt động này chắc sẽ được triển khai và nhân rộng trong tương lai.
Công ty Kim Khí Thăng Long nên học hỏi phương thức này, tổ chức xây dựng, triển khai và đi vào hoạt động của các nhóm QC, tạo quỹ thời gian cho họ hoạt động, khuyến khích nhân rộng hoạt động này.
Muốn như vậy, công tác hoạch định, điều độ hoạt động sản xuất phải được chú trọng, một mặt phải đảm bảo quỹ thời gian cho các nhóm QC hoạt động, một mặt vẫn phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Mặt khác, cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời, thoả đáng đối với những cố gắng của các nhóm mà sáng kiến của họ mang lại hiệu qủa rất thiết thực, thường xuyên thông báo rộng rãi các kết quả hoạt động của các nhóm chất lượng. Ngoài ra nhóm cũng cần sự trợ giúp hướng dẫn của các cán bộ Lãnh đạo và quản lý chất lượng trong Công ty.
III/4. Duy trì cải tiến máy móc trang thiết bị hiện có đồng thời không ngừng đổi mới trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Máy móc trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, hiện tại tình trạng máy móc trang thiết bị tai Công ty Kim khí Thăng Long còn nhiều máy móc cũ không đồng bộ. Do vậy ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm, tốn thời gan sửa chữa. Nhận thức được vấn đề này, trong vài năm trở lại đây, Công ty Kim khí Thăng Long đã chú trọng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới nhằm đồng bộ hoá các dây truyền sản xuất:
+ Thiết bị gia công khuôn mẫu theo công nghệ CNC.
+ Máy gia công cơ khí: 8 máy.
+ Thiết bị đột dập: 42.
+ Thiết bị hàn: 30.
+ Dây chuyền sản xuất xoong Inox
+ Dây chuyền sơn tĩnh điện.
+ Dây chuyền mạ
+ Dây chuyền cắt xẻ tôn tự động.
+ Máy dập thuỷ lực 1000T và 400T
+ Thiết bị chuyên dùng giảm xóc xe máy
Tổng số vốn Công ty đã đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị tiên tiến trong 5 năm từ 1996-2000 là gần 60 tỷ đồng
Tuy vậy để đáp ứng các yêu cầu: Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, rút ngắn thời gian sản xuất đặc biệt thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu Công ty cần kết hợp nhiều biện pháp như cải tiến máy móc trang thiết bị hiện có, đầu tư mua sắm thêm dây truyền công nghệ, máy móc hiện đại, cụ thể là các loại máy tiện, máy búa, máy song động. Mặt khác cần kết hợp với giáo dục đào tạo đội ngũ nhân lực sẵn sàng làm chủ công nghệ mới.
III/5. Hiện đại hoá hệ thống lưu trữ, trao đổi thông tin, hiện đại hoá các dây truyền công nghệ.
Công tác thu thập, phân tích xử lý, trao đổi và lưu trữ thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Làm tốt công tác này doanh nghiệp không những tạo ra được sảm phẩm hàng hoá đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà còn góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc, rút ngắn thời gian từ thiết kế đến sản xuất, nhanh trong tung thị trường ra thị trường nắm bắt nhanh những có hội kinh doanh. Thời gian gần đây Công ty Kim Khí Thăng Long đã tăng cường đầu tư những phương tiện lưu trữ, trao đổi thông tin như trang bị máy vi tính, điện thoại cho các phòng ban. Mặc dù vậy trước những yêu cầu sản xuất kinh doanh mới, một mặt Công ty cần khai thác có hiệu quả nhất những trang bị hiện có, một mặt tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm máy vi tính, các phần mềm chuyên dùng, tham gia nối mạng Internet … để qua trình thu thập, phân tich, sử lý thông tin được tiến hành nhanh hơn, hiệu quả hơn.
III/6. Chú trọng đầu tư nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, phát huy các sáng kiến kỹ thuật :
Công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh mạnh hay không là do công tác này. Nắm bắt được tầm quan trọng của nó, Công ty Kim khí Thăng Long đã đầu tư công nghệ chế tạo khuôn mẫu CNC, đây là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất của nước ta hiện nay. Vì được đầu tư công nghệ tiên tiến này, trong mấy năm vừa qua Công ty Kim khí Thăng Long đã chủ động cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có thể nhận đặt hàng theo yêu cầu thiết kế của khách hàng và rút ngắn thời gian từ nghiên cứu thiết kế đến chế thử sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm mới của Công ty chưa phải là mới thị trường hoặc sản phẩm làm theo mẫu của đối tác. Vấn đề đặt ra là Công ty phải tìm cách tự thiết kế sản phẩm mới với thị trường, có vậy thì khả năng cạnh tranh mới mạnh và hiệu quả kinh doanh mới cao. Muốn vậy phải thu hút được cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiêm trong các lĩnh vực tham gia vào quá trình thiểt kế, đặc biệt đội ngũ cán bộ Marketing.
Công ty nên tổ chức hoạt động thu thập, xem xét, đánh giá các ý tưởng mới về cẩi tiến chất lượng. Những ý tưởng này có thẻ xuất phát từ các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật hay từ chính đội ngũ công nhân lao động trực tiếp. Khuyến khích phát huy sáng kến kỹ thuật, tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã sản phẩm mới, biểu dương, khen thưởng kịp thời với những đóng góp có giá trị.
Mặt khác, bên cạnh những cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm hiện có, Công ty cần có kinh nghiệm tuyển dụng thêm những cán bộ kỹ thuật trẻ có năng lực được đào tạo tại các trường đại học, đặc biệt là trường dại học Bách Khoa. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thiết kế.
III/7. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đào tạo
Trong lao động sản xuất không chỉ sử dụng sức mạnh của cơ bắp. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trí thức để làm chủ công nghệ, có tác phong làm việc khoa học, lòng nhiệt tình trong công việc… Chính vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp công tác giáo dục đào tạo cần được đặc biệt chú trọng. Nếu làm tốt công tác này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.
Một vài năm gần đây công tác giáo dục đào tạo tại Công ty Kim Khí Thăng Long đã được quan tâm, trú trọng. Công ty đã tiến hành đào tạo tại chỗ các khoá học sinh, mời các giáo viên ở trường đào tạo công nhân kỹ thuật Hà Nội về giảng dạy, cử 7 cán bộ đi học lớp tiêu chuẩn ISO9000, khuyến khích nhiều cán bộ tự tìm trường đại học để nâng cao trình độ.
+ Cử 2 cán bộ sang Trung Quốc học tập về công nghệ.
+ Cử đoàn cán bộ sang Hàn Quốc học tập công nghệ.
+ Gửi công nhân đi đào tạo về hàn MAG, MIG, TIG.
+ Tham gia hội viên thông tin chất lượng tổng cục TC- ĐL Chất Lượng.
+ Nhận thức về ISO 9002 cho cán bộ công nhân viên.
Thời gia tới, để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, sẽ có nhiều dây truyền công nghệ, trang thiết bị được mua sắm, quy mô Công ty sẽ ngày càng được mở rộng, thu hút thêm một lực lượng lao động ngày càng đông đảo. Chính vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo cần được tiếp tục đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu, đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Hoạt động giáo dục đào tạo của Công ty nên tập trung vào:
- Giáo dục, đào tạo để các cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình, khuyến khích toàn thể cán bộ công nhân viên lao động vì sự phát triển của Công ty.
- Về phương pháp quản lý: Đội ngũ các cán bộ quản lý của Công ty cần tiếp cận và áp dụng hương pháp quản lý mới, có khoa học hơn. Chuyển từ quản trị theo mục tiêu (UBO) sang quản trị quá trình mà điểm khác biệt căn bản của phương pháp này là: Thay vì quan tâm đến kết quả cuối cùng của sản phẩm, ta quan tâm đến quá trình từng công việc, mọi quyết định phải dựa trên sự kiện, dữ liệu, tránh việc ra quyết theo cảm tính, đảm bảo quyết định đưa ra phải "đúng ngay từ đầu".
- Giáo dục đào tạo kỹ năng chuyên môn, khả năng vận hành máy móc, trang thiết bị cho người lao động: Trước khi tiến hành thao tác trên các máy móc, trang thiết bị mới, hay trước khi đưa lực lượng lao động mới tuyển dụng vào sản xuất cần trang bị cho họ những kỹ năng chuyên môn, nguyên lý hoạt động của máy móc trang thiết bị, cách thức vận hàng máy móc, khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật có liên quan đến công việc của mình. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao trong công việc, đảm bảo an toàn lao động.
- Ngoài việc trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với từng đơn vị sản xuất, cần trang bị những kiến thức cần thiết để đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động. Trong hoạt động sản xuất của Công ty, có một số bộ phận, phân xưởng đang tiến hành sản xuất trong môi trường độc hại ( FX men, mạ, đánh bóng), cũng có những phân xưởng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao như: FX Đột. Chính vì vậy, tại các bộ phận này các cán bộ quản lý cần hết sức chú trọng đề cao ý thức tự giác trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động của đội ngũ công nhân viên hướng dẫn cách thức vận hàng máy móc, cách thức máy móc trang thiết bị, cách sử dụng các phương tiện bảo hộ… Mặt khác, cần theo dõi sát sao đẻ đảm bảo bất kỳ người lao động nào khi tham gia vận hành máy móc cũng đều ở trong tình trạng sức khoẻ tốt, trạng thái tâm lý thoải mái.
- Mở thêm những lớp học ngoại ngữ ( Đặc biệt là tiếng Anh), cho các cán bộ đầu ngành, các cán bộ tham gia trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh nước ngoài.
Mở các lớp học sử dụng máy vi tính cho các cán bộ, nhân viên các phòng, ban phục vụ tốt cho hoạt động quản lý điều hành công việc, chẳng hạn cách thức lưu trữ, truy cập thông tin, đẩm bảo bí mật thông tin trong Công ty.
- Tiếp tục đưa các cán bộ, các kỹ sư có kinh nghiệm, những công nhân lao động sản xuất gửi sang nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, thích ứng với công nghệ mới.
- Tiếp tục trang bị những kién thức về ISO 9000 cho các cán bộ, công nhân viên Công ty để đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9002- 1994 và có kế hoạch triển khai áp dụng ISO 9001- 2000. Công ty cần tiếp tục mở các lớp về ISO 9000, trang bị cho các cán bộ công nhân viên Công ty. Măt khác, cần tiến hành nghiên cứu ISO 9001- 2000 để tiến hành áp dụng trong tương lai.
Bên cạnh đó, Công ty cần có các biện pháp khuyến khích tính tự chủ, phát huy sang kiến cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt, cần cung cấp nguồn lực cần thiết để tiến hành công tác này.
III/8. Sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng :
Kinh nghiệm thành công trong quản lý chất lượng ở các Quốc gia phát triển, đặc biệt là Nhật Bản cho thấy: Sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng mang lại hiệu quả rất tích cực: Nó giúp phát hiện, khắc phục và ngăn ngừa những nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng. Tuy vậy, ở các doanh nghiệp Việt nam nói chung và ở Công ty Kim khí Thăng Long nói chung, các công cụ thống kê chưa được sử dụng mạnh mẽ. Do vậy, còn có những nguyên nhân chưa được khắc phục, vẫn còn có sai sót lặp lại. Chính vì vậy Công ty cần có những nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Với mỗi công cụ thống kê, cần hiểu được mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc xây dựng. Để từ đó triển khai xây dụng áp dụng.
Sau đây, là một vài công cụ thống kê cơ bản:
* Sơ đồ lưu trình: Đó là hình thức thể hiện các hoạt động của một quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ thông qua các sơ đồ khối và những kí hiệu nhất định.
+ Mục đích: Giúp chúng ta nhận thấy, phân tích được quá trình, phát hiện được các hạn chế, các hoạt động thừa không tạo ra giá trị gia tăng để loại bỏ kịp thời.
+ Yêu cầu: Giúp cho mỗi người thực hiện hiểu được rõ toàn bộ quá trình mà mình tham gia trong đó.
Giúp cho mọi người nhận biết rõ vị trí của mình trong quá trình
+ Nguyên tắc xây dựng:
Những người thực hiện phải là những người trực tiếp tham gia vào quá trình.
Tất cả các thành viên của nhóm phải tham gia trực tiếp vào quá trình.
Các đơn vị dữ liệu phải được trình bày rõ ràng
Đảm bảo đủ thời gian cần thiết cho quá trình xây dựng sơ đồ lưu trình.
* Sơ đồ xương cá:
+Thực chất: Là một biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó. Kết quả là các chỉ tiêu chất lượng còn nguyên nhân là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng.
+ Mục đích:Tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra các vấn đề chất lượng và tìm các biện pháp khắc phục.
+ Các bước xây dựng biểu đồ:
- Xác định chỉ tiêuchất lượng cần phân tích.
- Vẽ một mũi tên dài từ trái qua phải: Đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng.
- Xác định tất cả các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng. Vẽ mỗi nguyên nhân chính là một cái nhánh.
- Vẽ những nhân tố này như những xương chính của cá.
- Liệt kê tất cả những nhân tố tác động đến các nhân tố này.
- Vẽ những nhân tố dó như những nhánh phụ.
+ Lợi ích của sơ đồ nhân quả:
- Cho phép phát hiện dược các nguyên nhân gây ra các vấn đề chất lượng.
- Hình thành thói quen làm việc, tìm hiểu nguyên nhân.
- Có tác dụng lớn trong việc đào tạo về lao động.
+ Yêu cầu:
- Cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa những người làm sơ đồ và những người trực tiếp tạo ra chỉ tiêu chất lượng đó.
- Đến tận nơi xảy ra sự việc tìm hiểu nguyên nhân.
- Khuyến khích và lắng nghe ý kiến của những người tham gia vào quá trình tạo ra chỉ tiêu chất lượng đó.
- Xem xét tác động của yếu tố bên ngoài.
Để có thể vận dụng các công cụ thống kê một cách có hiệu quả, công ty cần tổ chức các buổi đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng. Trang bị cho đội ngũ này có được kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm để truyền đạt, bồi dưỡng cho tập thể lao động công ty về các kỹ thuật thống kê. Làm sao để mỗi công nhân đều có thể tham gia lập, đọc, hiểu được các công cụ thống kê. Một điểm quan trọng khác là các công cụ thống kê không chỉ đơn thuần dùng trong sản xuất mà có thể dùng trong các hoạt động khác như thiết kế sản phẩm, makerting.
III/9. Hợp tác với các tổ chức Quốc tế và các tổ chức chất lượng trong nước, tìm hiểu các tiêu chuẩn Quốc tế và các TCVN, ngiên cứu phiên bản mới ISO 9000- 2000.
Hoạt động của doanh nghiệp không thể tách dời với nhu cầu thị trường cũng như với những quy định trong nước và Quốc tế. Đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu thì việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế vào doanh nghiệp không những là các điều kiện cần thiết để sản phẩm của mình được phép có mặt trên thị trường mà còn tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, những tiêu chuẩn này thường được bổ sung thay đổi cho phù hợp với thực tế, mà bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000 ra đời mới đây là một ví dụ. Vì vậy trong phạm vi hoạt động của mình Công ty Kim khí Thăng Long cần nghiên cứu những quy định, những quy định trong nước và Quốc tế có liên quan. Hợp tác với các tổ chức chất lượng trong và ngoài nước. Đặc biệt nghiên cứu bộ tiêu chuẩn ISO 9000- 2000, nắm bắt được nội dung, yêu cầu và thời hạn áp dụng của nó. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9002-1994. Theo kế hoạch của tổ chức ISO thì đến năm 2003 tất cả các công ty đang áp dụng ISO9002-1994 đềuphải chuyển sang áp dụng ISO 9001-2000. So với ISO9002-1994thì ISO9001-2000 đã có những thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp áp dụng. Cụ thể ISO 9001-2000 rút lại còn 8 điều:
1. Phạm vi
1.1: Tổng quát
1.2: Sự áp dụng
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
3. Các thuật ngữ và định nghĩa
4. Hệ thống quản lý chất lượng
4.1 Các yêu cầu chung
4.2 Các yêu cầu về hệ thống văn bản
5. Cam kết của lãnh đạo
5.1 Cam kết của lãnh đạo
5.2 Định hướng theo khách hàng
5.3 Chính sách chất lượng
5.4 Hoạch định
5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và thông tin
5.6 Xem xét của lãnh đạo
6. Quản lý nguồn lực
6.1 Cung cấp nguồn lực
6.2 Quản lý nguồn nhân lực
6.3 Cơ sở hạ tầng
6.4 Môi trường làm việc
7. Hình thành sản phẩm
7.1 Hoạch định để tổ chức sản xuất
7.2 Các quá trình liên quan tới khách hàng
7.3 Thiết kế và triển khai
7.4 Mua hàng
7.5 Cung cấp sản phẩm và dịch vụ
7.6 Kiểm soát thiết bị đo lường và theo dõi
8. Đo lường, phân tích, cải tiến
8.1 Tổng quát
8.2 Đo lường và theo dõi
8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
8.4 Phân tích dữ liệu
8.5 Cải tiến
Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu kỹ từng điều khoản của ISO 9001-2000 để triển khai áp dụng trong tương lai.
III/10. Xúc tiến các hoạt động quảng cáo sản phẩm, triển lãm sản phẩm, tham dự các Hội chợ hàng tiêu dùng trong cả nước và Quốc tế:
Tiến hành các hoạt động quảng cáo, triển lãm sản phẩm, tham dự các Hội chợ hàng tiêu dùng giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng đồng thời khẳng định và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Thời gian gần đay, Công ty Kim khí Thăng Long đã gửi sản phẩm tham gia các Hội chợ hàng tiêu dùng, đăng ký giả thưởng chất lượng Việt nam và đã nhận được nhiều phần thưởng, nhiều huy chương các loại. Tuy vậy, với mục tiêu mở rộng thị trường, hướng về xuất khẩu, Công ty Kim khí Thăng Long nên đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tham gia các Hội chợ, triển lãm Quốc tế tại các thị trường mục tiêu của mình. Đồng thời thông qua các cuộc triển lãm, Hội chợ này thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của khách hàng, tìm kiếm hợp đồng với các đối tác mới. Cần giành những khoản chi phí hợp lý cho các hoạt động này, đồng thời cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế của nó, phải có sự so sánh giữ chi phí bỏ ra và hiệu quả mà nó mang lại. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, công ty cần chú trọng:
-Chỉ nên đăng ký những giải thưởng chất lượng có uy tín, danh tiếng.
-Tham dự các hoạt động triển lãm, tham gia các hội chợ tổ chức tại các thị trường mục tiêu của mình.
-Tổng hợp rút kinh nghiệm từ những đợt tham gia trước.
-Thông qua các hội chợ triển lãm, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
-Lắng nghe ý kiến nhận xét của khách hàng, tổng hợp ý kiến, phát hiện những đặc điểm nhu cầu mới.
III/11. ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của công ty:
*Mã số: Mã là 13 chữ số. 3 chữ số đầu tiên kể từ trái sang phải là mã của nước sản xuất ra hàng hoá đó do EAN Quốc tế cung cấp ( European Article Numbering Association)- Hiệp hiệu mã hàng hoá châu Âu ( Đối với Việt nam là 893).
. 4 chữ số tiếp theo là mã số của doanh nghiệp sản xuất ra hành hoá do EAN Quốc gia cung cấp.
. 5 chữ số tiếp theo là mã số chính bản thân hàng hoá chính doanh nghiệp lựa chọn.
. 1 số cuối cùng là kiểm tra tính chính xác của 12 con số trên.
* Mã vạch ( Bar Code):
Là một hệ thống các vạch xen kẽ nhau và có độ rộng không bằng nhau. Theo EAN Quốc tế thì hai vạch đen và hai vạch trắng tương dương với một con số trong mã số và độ rộng khác nhau khoảng từ 1- 4 Modun và để đọc nó thì người ta dựa vào thiết bị nhận dạng ký tự quang học OCR ( Optual Character Recognition).
Từ năm 1990 đến nay hầu như tất cả các nước trên Thế giới đều yêu cầu sản phẩm phải có mã số mã vạch mới được nhập khẩu. Sản phẩm muốn xuất khẩu mà không có mã số, mã vạch thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ, muốn bán được phải để bạn hàng nước sở tại gia công, đóng gói lại. Do vậy, tốn kém, phức tạp và dẫn đến tình trạng mất thị trường. Ngoài ra, áp dụng công nghệ mã số, mã vạch sẽ giúp nhà sản xuất thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh một cách khoa học, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm. Nhất là trong khâu phân phối, lưu thông hàng hoá, kiểm kê, kiểm soát và thanh toán, góp phần bảo hộ bản quyền hàng hoá một cách tích cực, chống sự làm giả, làm nhái. Thực tế chỉ ra rằng: công nghệ mã số, mã vạch là ngành công nghệ nhận rạng tiên tiến, với các ưu điểm chính xác, khoá học, nhanh chóng và tiện lợi và là công nghệ không thể thiếu trong bối cảnh Thế giới đang phát triển nền thương mại toàn cầu hoá. Chính vì vậy, Công ty cần chú trọng nghiên cứu áp dụng công nghệ này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng xuất khẩu.
III/12. Nâng cao kỹ năng đàm phán với các đối tác nước ngoài và nghiên cứu, tìm hiểu những quy định thủ tục của nước có doanh nghiệp đối tác:
Trước khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu với một doanh nhân của một Quốc gia cần nắm bắt được những đặc điểm nổi bật trong cách đàm phán của các doanh nhân nước này. Chẳng hạn người Mĩ thường hay đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua những lời rườm rà và muốn nhanh chóng vào được thương vụ… Cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi thông tin kèm theo sản phẩm tốt của mình khi đàm phán.
Ngiên cứu kỹ luật pháp của Quốc gia họ. Trong thương lượng phải bình tĩnh lắng ý kiến của người đối thoại với mình, cố gắng hiểu và thích nghi với họ. Đặc biệt là khi làm việc với các doanh nhân nước ngoài cần hế sức chú trọng trong vấn đề đảm bảo thời gian. Đội ngũ những người tham gia đàm phán ngoài kiến thức chuyên môn cũng cần có trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ, dặc biệt là tiếng Anh. Để đạt được hiệu quả cao trong đàm phán, Công ty Kim khí Thăng Long cần tiến hành các hoạt động thu thập, xử lý thông tin từ phía các đối tác, cần lựa chọn những chuyên vên giỏi, có kỹ năng, kinh nghiệm…Tham gia đàm phán.
Hiện nay thị trường xuất khẩu của Công ty mới chỉ là một số nước ( Thuỵ Điển, CHLB Đức…), trong tương lai Công ty còn vươn tới các thị trường mới. Với mỗi Quốc gia lại có các thủ tục nhập hàng và kiểm soát nhập khẩu khác nhau. Để hàng hoá có thể được thông qua dễ dàng, không bị vướng mắc thì trước khi đưa hàng đi xuất khẩu cần nắm vững để đáp ứng các thủ tục này. Chẳng hạn như việc xuất trình chứng từ, việc kiểm tra hàng hoá, tuân thủ các hướng dẫn về cách lập hoá đơn, đóng gói…Mà khách hàng yêu cầu.
Kết luận
Trên cơ sở những kiến thức tích luỹ ở trường và qua việc tìm hiểu cặn kẽ công tác quản lý chất lượng, hoạt động xuất khẩu tại Công ty Kim khí Thăng Long, đề tài " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu tại Công ty Kim Khí Thăng Long" của tôi được hoàn thành. Thực hiện đề tài là một cơ hội tốt cho tôi có thể ứng dụng những lý luận vào thực tiễn. Tôi cũng rất hy vọng một số biện pháp đưa ra có thể được ứng dụng để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại công ty. Song do những hạn chế về thời gian, trình độ, bài viết chắc không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy giáo và tập thể các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty Kim khí Thăng Long.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Anh Trọng, các cán bộ công nhân viên Công ty Kim khí Thăng Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Quản lý chất lượng rong thời kì đổi mới: Hoàng Mạnh Tuấn
2. Quản lý chất lượng đồng bộ - TQM- Oakaland.
3. Quản lý chất lượng - Đặng Minh Trang- trường Đại học Kinh tế thành phố HCM
5. Quản lý chất lượng của Nguyễn Quang Toản
4. Sổ tay chất lượng của Công ty Kim khí Thăng Long.
6. Báo cáo tự đánh giá của Công ty Kim khí Thăng Long
7. Các tạp chí kinh tế
8. Tạp chí của câu lạc bộ chất lượng ra các số năm 2000, 2001
Mục lục
Trang
Biểu 14: Một số mặt hàng xuất khẩu
Tên hàng xuất khẩu
Đơn vị
Số lượng
- Đèn nến các loại
- Bộ đồ chơi trẻ em
- Khay Inox
- Bàn ngoài trời
- Chân đế đèn li lớn F 6
- Chân đế đèn li lớn F 4
- Cốc đỡ nến
- Hộp đựng xà phòng
- Hộp kín to
- Hộp kín nhỏ
1000 chiếc
1000 chiếc
1000 chiếc
1000 chiếc
1000 chiếc
1000 chiếc
Nt
Nt
Nt
Nt
1348,963
114,947
1,080
22,636
14,015
37,2
20,040
5,136
2,004
2,682
Nguồn: Phòng Kế Hoạch
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29798.doc