Nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH KTC Hà Nội

Lời mở đầu Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, chính vì vậy nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khẳng định cùng với sự đánh giá cao những đóng góp của khoa học kỹ thuật. Những doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng công nghiệp như công ty TNHH KTC Hà Nội, được áp dụng dây truyền máy móc tiên tiến sẽ cho ra được những sản phẩm với độ chính xác cao về kỹ thuật và chất lượng tôt. Nhưng dù là doanh ngh

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH KTC Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp sản xuất hay một doanh nghiệp kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì ngoài yếu tố chất lượng và mẫu mã ra thì yếu tố giá cũng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiêp. Nhưng để sản xuất ra được những sản phẩm tốt, giá cả hợp lý mà vẫn mang lại được lợi nhuận cao nhất đòi hỏi nhà sản xuất phải biết sử dụng nguồn vốn mình bỏ ra cho thật hiệu quả. Để làm được điều này thì các nhà quản lý phải cân nhắc trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc chi tiêu, sử dụng đồng vốn của mình. Và những thông tin của phòng kế toán lúc này là thực sự hữu ích. Bởi vậy, bộ phận kế toán phải luôn ghi chép, cập nhật một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác tất cả các chi phí phát sinh. Từ đó tổng hợp để tính giá thành sản phẩm. Đây chính là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kế toán càng làm công việc này chính xác đầy đủ bao nhiêu thì càng giúp cho nhà quản lý có được các quyết định đúng đắn bấy nhiêu. Chính vì thế em lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà Nội. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà Nội. Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1 Khái niệm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất - kinh doanh “Chi phí sản xuất-kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”, [88, 1]. Khái niệm này nhấn mạnh đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong một kỳ nhất định. Đây cũng là cơ sở để ta có thể phân biệt khái niệm này với khái niệm về giá thành sau này. 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Sau đây em xin giới thiệu 2 cách phân loại: a) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để sắp xếp các chi phí có chung cùng một tính chất vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu. Vì vậy cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành 7 yếu tố sau: Thứ nhất là yếu tố chi phí nguyên vật liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ...sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Thứ hai là yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Thứ ba là yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả toàn bộ công nhân, viên chức. Thứ tư là yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. Thứ năm là yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thứ sáu là yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thứ bảy là yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này có thể cung cấp thông tin cho ban quản lý một cách rất cụ thể, nhằm phục vụ hiệu quả cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng từng loại chi phí cụ thể ở trên và so sánh chi phí giữa các kỳ với nhau. Từ đó có thể đưa ra những quyết định, kế hoạch sử dụng từng loại chi phí phù hợp cho tương lai. Tuy nhiên cách phân loại này chưa phân chia được rõ phần chi phí nào sử dụng cho việc sản xuất trực tiếp ở dưới phân xưởng, phần chi phí nào là sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp... b) Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 5 khoản mục chi phí: Thứ nhất là chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Thứ hai là chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Thứ ba là chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Thứ tư là chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Và cuối cùng là chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. Cách phân loại này thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ và đã giải quyết được nhược điểm của cách phân loại trên. Đó là đã tập hợp được riêng từng loại chi phí tại phân xưởng sản xuất và chi phí sử dụng cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Từ đó ban quản lý có thể theo dõi, đánh gía, nhận xét và đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận sao cho có hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhược điểm của cách phân loại này lại chính là ưu điểm của cách phân loại trên, tức là nó không thể tập hợp từng loại chi phí một cách cụ thể được. 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ”, [91, 1]. Trong khái niệm này nhấn mạnh đến những chi phí sản xuất mà có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong một kỳ sản xuất nhất định. Điều này rất quan trọng vì nó là cơ sở để đánh giá tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm của một công ty. 1.1.2.2.Các loại giá thành sản phẩm Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm nhằm mục đích ngày càng hạ thấp giá thành, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành như sau: a)Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu, gía thành được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, được xác định dựa vào giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Nó được xem như là một mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện. Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cuối kỳ, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và so sánh với định mức của từng loại chi phí trong giá thành định mức, kế toán có thể đưa ra các phương hướng hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phù hợp với luật kế toán. Còn các nhà quản lý có thể dựa vào đó để có những phân tích, nhận xét và đưa ra các quyết định, kế hoạch về chi phí phù hợp. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả đấu tranh của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể được tính toán khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. b) Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chía làm 2 loại: Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): bao gồm các chi phí sản xuất: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những lao vụ sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đồng thời là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp. Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ): bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ và là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh nghiệp. 1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tổng hợp các chi phí để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Nó là kết quả của sự dịch chuyển các yếu tố chi phí vào sản phẩm và là cơ sở để đánh gía việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để lập dự toán, định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. Giá thành sẽ bị phản ánh sai nếu một trong các yếu tố chi phí bị bỏ sót hoặc bị phản ánh sai những chi phí không phải là chi phí tham gia vào sản xuất sản phẩm. Như vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong một sản phẩm. Mặt khác, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng bởi các khoản chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Điều này được thể hiện rất rõ qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ(đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí) - Nhìn vào công thức trên ta thấy khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Vậy, chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm phải gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành. 1.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1.ý nghĩa và nhiệm vụ của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1.1. ý nghĩa của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, đó là các chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Mặt khác, các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, trong suốt quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới chi phí phát sinh. Bởi lẽ, mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, nước ta đang hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra vô cùng khốc liệt. Vì thế, một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng và hạ giá bán sản phẩm. Trên góc độ quản lý của một doanh nghiệp không có cách lựa chọn nào vững chắc hơn là phải tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xuống giới hạn mức thấp nhất có thể được. Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm trong công tác quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có quyết định quản lý thích hợp. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau: Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác từng nghiệp vụ chi phí phát sinh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Định kỳ tập hợp các loại chi phí phát sinh theo từng khoản mục và các yếu tố chi phí quy định, cung cấp những số liệu thông tin đã tổng hợp cho việc tính giá thành. Định kỳ dựa vào những con số đã tổng hợp và phương pháp tính giá thành đã chọn, kế toán phải tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách chính xác, đúng đắn. Vào cuối mỗi kỳ, lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện những khả năng có thể để có thể đề xuất biện pháp thích hợp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2.Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm Để hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm được chính xác kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn hạch toán và là nội dung cơ bản nhất của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, tính gía thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí: -Nơi phát sinh chi phí như: phân xưởng, đội sản xuất, tổ sản xuất hoặc một bộ phận sản xuất nào đó -Nơi gánh chịu chi phí (Đối tượng chịu chi phí): sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại, đơn đặt hàng... Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành cần dựa vào các cơ sở sau đây: Thứ nhất đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp. Tiếp theo là loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng ít hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Cuối cùng là yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn, mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Về mặt kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp gắn bó hữu cơ với nhau, tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Do đó, sự chính xác của công tác kế toán chi phí sản xuất quyết định tính chính xác của công việc tính giá thành. Việc tính chính xác giá thành sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, ta cần phải nắm được rõ phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng đẻ tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 1.2.3.1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm... Mỗi phương pháp ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của mỗi phương pháp biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp. Việc hạch toán chi phí sản xuất trải qua trình tự các bước sau: Bước 1: Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã lựa chọn, tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo những khoản mục tính giá thành, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến đối tượng cần tính giá thành theo phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Nếu các chi phí đã được tập hợp có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì phân bổ chúng cho các đối tương chịu chi phí theo những phương thức thích hợp. Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho thành phẩm. Đây là 4 bước cơ bản của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng trong từng doanh nghiệp mà áp dụng cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đi vào cụ thể theo từng phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Do công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên trong phần này ta sẽ nghiên cứu phương pháp này sâu hơn. a)Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê kho thực tế để phản ánh giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Từ đó tính ra giá trị hàng hoá vật tư đã xuất trong kỳ. a1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào chế tạo sản phẩm và giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. TK sử dụng: .TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kết cấu của tài khoản như sau: Nợ TK 621 Có Giá trị thực tế NVL xuất dùng - Giá trị thực tế NVL dùng không trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hết nhập lại kho hay thực hiện dịch vụ trong kỳ - Kết chuyển chi phí nguyên, vật hạch toán liệu trực tiếp. Tài khoản này không tồn tại số dư vì đây là tài khoản trung gian để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và đến cuối kỳ nó sẽ được kết chuyển sang tài khoản 631. Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: - Chỉ hạch toán vào tài khoản này những chi phí nguyên, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng phải tính theo giá thực tế căn cứ vào phương pháp tính giá hàng xuất kho của doanh nghiệp. - Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào bên nợ tài khoản này theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (Theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên, vật liệu này nếu khi xuất chúng để sử dụng xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng; hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, thực hiện dịch vụ nếu khi xuất chúng để sử dụng không thể xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng). - Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển (nếu nguyên, vật liệu đẫ được tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (nếu không tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) vào các tài khoản tính giá thành tương ứng. Khi tiến hành tính phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực tế sử dụng để tính giá thành sản phẩm cần lựa chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau: Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Kế toán tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị của NVL tăng trong kỳ được phản ánh trên TK 611- Mua hàng còn TK 152 - Nguyên vật liệu chỉ sử dụng đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Cuối kỳ tiến hành kiểm kê, tính toán mới xác định được số vật liệu xuất dùng. Vì vậy chi phí NVL xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất , quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm mà xuất cho sản xuất thì cũng không biết được xuất bao nhiêu cho mỗi đối tượng sản xuất. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế toán dựa vào tỷ lệ định mức phân bổ số vật liệu xuất dùng này cho từng đối tượng. Vào cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá nguyên, vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức : Trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ = Trị giá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ + Trị giá nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ - Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định trị gía vật liệu xuất dùng được thể hiện qua sơ đồ: TK 631 TK 331, 111, 112, 411… TK 611 TK 621 Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị vật liệu tăng trong kỳ TK 151, 152 Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (KKĐK) a2. Hạch toán chí phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm ca đêm…) và các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định do nhà nước quy định. Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Chi phí nhân công trực tiếp cũng được tính cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đó nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải phân bổ cho các đối tượng theo một tiêu thức nhất định. Các tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức, giờ công sản xuất, hệ số. Công thức xác định mức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp như sau: Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Tài khoản sử dụng : Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Kết cấu TK 622 như sau : Nợ TK622 Có - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tóm lược qua sơ đồ sau : TK334 TK 338 TK 335 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp TK 622 TK 631 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của nhân công trực tiếp phát sinh Phần trích trước tiền lương nghỉ phép Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ( KKĐK) a3.Hạch toán chi phí trả trước Trong qúa trình hoạt động sản xuất, có những chi phí phát sinh rất lớn mà không chỉ liên quan đến một kỳ sản xuất. Kế toán không thể tính những chi phí đó vào một kỳ mà phải phân bổ cho những kỳ sản xuất liên quan. Những chi phí này gọi là chi phí trả trước hay còn gọi là chi phí chờ phân bổ. Vậy chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hoạch toán sau đó.Chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau : - Giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần - Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch. - Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh… trả trước. - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng - Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông bến bãi - Lãi tiền vay trả trước - Lãi về mua trả góp tài sản cố định Những chi phí trả trước này sẽ được kết chuyển vào kỳ kế toán hiện tại và các kỳ sau đó theo một kế hoạch dựa trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. TK sử dụng : TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Kết cấu của TK 142 và Tk 242 như sau : - Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này. Nợ TK 142, 242 Có - Tập hợp các khoản mục chi phí trả trước thực tế phát sinh - Số dư nợ: Các khoản chi phí thực tế đã phát sinh chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh Quy trình hạch toán chi phí trả trước được tóm lược qua sơ đồ: TK 627, 641, 642 TK 142, 242 TK 111, 112, 153, 331, 2413… DĐK xxx Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh Phân bổ dần chi phí trả trước vào các kỳ kế toán có liên quan TK 133 Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí trả trước a4. Hạch toán chi phí phải trả Chi phí phải trả (chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau : - Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. - Chi phí sửa chữa lớn của những tài sản cố định đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo - Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng theo kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất - Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn) Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định trên. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó. Tài khoản sử dụng : TK 335 - Chi phí phải trả. Kết cấu TK 335 : Nợ TK 335 Có - Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh - Các khoản chi trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả - Số dư: các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Quy trình hạch toán chi phí phải trả trong kỳ như sau: TK 334, 2413 111, 112… TK 335 TK 622, 627 641, 642 Tập hợp chi phí phải trả trong kỳ Trích trước vào chi phí trong kỳ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Sơ đồ 1.5: Tổng hợp chi phí phải trả trong kỳ a5 Hạch toán các thiệt hại trong sản xuất Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp… Trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như tiêu thụ không thể tránh khỏi những sản phẩm bị hỏng mà nguyên nhân có thể do chủ quan (công nhân lơ là trong sản xuất, thiếu trách nhiệm) hay do khách quan (._.máy hỏng, hỏa hoạn…). Xác định được sự việc này nên các doanh nghiệp thường định mức trước số sản phẩm hỏng để chủ động trong quản lý và hạch toán, số sản phẩm này được gọi là số sản phẩm hỏng trong định mức. Còn những sản phẩm hỏng phát sinh thêm không trong dự kiến được gọi là những sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với những sản phẩm hỏng doanh nghiệp cần phải kiểm tra mức độ hỏng hóc để xác định xem liệu có sửa được hay không và sửa được liệu có hiệu quả hơn không sửa hay không. Vì sản phẩm hỏng trong định mức đã được dự đoán trước nên chi phí cho số sản phẩm hỏng này được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm. Còn sản phẩm hỏng ngoài định mức là do xảy ra bất thường, không nằm trong dự kiến nên toàn bộ chi phí cho những sản phẩm này không được tính là chi phí sản xuất mà phải theo dõi để có hướng giải quyết riêng như bắt bồi thường, bán phế liệu, trừ vào thu nhập… Toàn bộ giá trị thiệt hại từ sản phẩm hỏng ngoài định mức được tập hợp vào TK 1381 -Sản phẩm hỏng ngoài định mức (Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức) Kết cấu tài khoản 1381 như sau: Có TK 1381 Nợ - Tập hợp chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được - Xử lý giá trị thiệt hại từ sản phẩm hỏng ngoài định mức - Số dư: số chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng chưa được xử lý Quy trình hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức như sau : Giá trị sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được TK 1381 Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được TK 1388, 152, … TK 152, 153, TK 415, 811 TK 631, 155 632, 157 Giá trị thiệt hại từ các sản phẩm hỏng NĐM Sơ đồ 1.6: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất Thiệt hại về ngừng sản xuất cũng là một thiệt hại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan như thiên tai bão lụt, thiếu nguyên vật liệu,… Nên doanh nghiệp luôn phải dự tính trước thiệt hại này bằng một khoản chi phí trích trước. Và khoản chi phí trích trước này được theo dõi trên TK 335 chi phí phải trả (đã trình bày trong mục a4). Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này không được tính là chi phí sản xuất trong kỳ nên phải theo dõi riêng trên TK 1381 (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Quy trình hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất như sau : TK 334, 338, 153, 214 TK 1381 TK 632, 415 Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Thiệt hại thực tế về ngừng sản xuất TK 1388, 111, … Giá trị bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra ngừng sản xuất Sơ đồ 1.7: Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất. a6.Hạch toán chí phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chỉ những chi phí phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp mới được tính là chi phí sản xuât chung. Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung là TK 627 – Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất riêng. Trong chi phí sản xuất chung có rất nhiều các chi phí khác nhau vì vậy TK 627 được phân thành các tiểu khoản sau: TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua hàng TK 6278 – Các chi phí bằng tiền khác Vì đây là chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng do vậy cuối kỳ chi phí cần phải được phân bổ đều cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân…). Kết cấu TK 627 Có TK 627 Nợ - Các khoản ghi giảm chi phí - CPSX cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển CPSX chung vào TK 631 - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được mô tả qua sơ đồ sau: TK 334, 338, TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 1388, 111,… Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá TK 611 Chi phí VL, dụng cụ TK 142, 242, 335 Phân bổ dần CP trả trước và trích trước vào CPSX TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1388, 111,… Chi phí SXC cố định không được tính vào giá thành sản phẩm (do mức SX thực tế nhỏ hơn mức công suất bình thường) TK 331, 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí bằng tiền khác TK 1331 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKĐK a7)chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 631- giá thành sản xuất để tính giá thành sản phẩm theo sơ đồ sau : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí nhân Công trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp Chí phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá TK 627 TK 622 TK 632 TK 154 TK 631 TK 621 Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp . Sơ đồ 1.9 : Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (phương pháp KKĐK) b)Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) Về cơ bản cách tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tương tự như theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt do theo phương pháp kê khai thường xuyên thì các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho được phản ánh thường xuyên trên sổ sách kế toán. Do đó cách tập hợp chi phí theo phương pháp này khác cách tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ ở những điểm chính sau : b1)Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo cách này, tất cả các thông số về tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ, cuối kỳ, và nguyên vật liệu nhập mua trong kỳ đều được phản ánh trực tiếp vào tài khoản 152 - Nguyên vật liệu mà không phản ánh qua tài khoản 611. b2)Hạch toán chí phí sản xuất chung Nội dung hạch toán tương tự như phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất lại được phản ánh theo từng lần xuất dùng trong kỳ mà không thông qua tài khoản 611 nữa. b3) Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm (giá thành công xưởng) theo quy trình sau : Giá thành thực tế Chi phí NVL trực tiếp Chí phí nhân công trực tiếp Chi phí SXC Nhập kho DĐK: xxx Các khoản giảm chi phí TK 627 TK 622 TK 632 TK 157 TK 155, 152 TK 152, 111.. TK 154 TK 621 Gửi bán Tiêu thụ Sơ đồ 1.10: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (phương pháp KKTX) 1.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Do vậy đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc tính toán xem doanh nghiệp đã bỏ bao nhiêu chi phí vào số sản phẩm này, mức độ hoàn thành là bao nhiêu. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là của phân xưởng, bộ phận, tổ xản xuất… là để sản xuất tất cả các sản phẩm cả dở dang và hoàn thành trong kỳ. Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm, kế toán phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính: Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang Toàn bộ giá trị vật liệu chính dở dang đầu kỳ và xuất dùng trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng thành phẩm Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * = + Phương pháp 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Phương pháp này dựa trên mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào tiền công, tiền lương, định mức… Toàn bộ giá trị vật liệu chính dở dang đầu kỳ và xuất dùng trong kỳ Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang (chi phí bỏ vào một lần) Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi x = + Số lượng thành phẩm Tổng chi phí chế biến dở dang đầu kỳ và xuất dùng trong kỳ từng loại Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) x = Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (chi phí bỏ vào dần) Số lượng thành phẩm Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm + + = Tổng giá trị sản phẩm dở dang Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang (chi phí bỏ vào một lần) Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (chi phí bỏ vào dần) Phương pháp 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 50% chi phí chế biến Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành = + Phương pháp 4: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 1.2.3.3. Phương pháp tính giá giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu để xác định giá trị sản xuất trong sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù việc tính giá sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng ở mỗi doanh nghiệp có cách quản lý và tập hợp chi phí khác nhau. Do đó giá thành sản phẩm cũng được tính theo những phương pháp khác nhau. Phương pháp tính giá là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào phải tùy theo đặc điểm của tong đối tượng tính giá và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Sau đây là một số phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến: a) Phương pháp trực tiếp (phương pháp đơn giản) Đây là phương pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn do đó phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thống nhất. Theo phương pháp này chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng loại sản phẩm hay dịch vụ và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trước, kỳ này để tính tổng giá thành sản phẩm. Công thức tính như sau: Z = DĐK + C - DCK Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ b) Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận phân xưởng, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Do đó giá thành sản phẩm là tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. c) Phương pháp hệ số Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu hồi đồng thời một lượng sản phẩm khác nhau và chi phí không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quy trình sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thì lại là từng sản phẩm hoàn thành. d) Phương pháp tỉ lệ Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo… kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Đối với phương pháp này kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa tổng số chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch (định mức) của tất cả các nhóm sản phẩm có liên quan để tính giá thành của từng sản phẩm. Tỷ lệ giá thành x Giá thành kế hoạch (định mức) đơn vị từng sản phẩm = Giá thành đơn vị thực tế của từng sản phẩm Tổng chi phí thực tế của cả nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của cả nhóm sản phẩm = Tỷ lệ giá thành e) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ, do đó kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm để tính ra giá trị sản phẩm chính. Giá trị sản phẩm phụ có thể được áp dụng theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch,… Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá là sản phẩm chính hoàn toàn. Tổng giá thành sản phẩm chính Giá trị SPDD cuối kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị SPDD đầu kỳ - Giá trị sản phẩm phụ - + = f) Phương pháp liên hợp Là phương pháp được tiến hành trên cơ sở kết hợp các phương pháp tính giá khách nhau.Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ,… g) Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra trong hợp đồng. Tính giá theo đơn đặt hàng được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá riêng biệt theo từng đơn hàng nên việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất phải được chi tiết theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp theo từng đơn đặt hàng. Còn các chi phí sản xuất chung và các chi phí liên quan khác vì liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau do đó phải tập hợp và cuối kỳ phân bố cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ nhất định. Những đơn đặt hàng mà cuối kỳ hạch toán vẫn chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã được tâp hợp được tính là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chuyển sang kỳ sau. Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH KTC Hà Nội 2.1.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty - ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập trở thành vùng đất đầy tiềm năng, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu từ nước ngoài. Họ mang tư liệu lao động và công nghệ hiện đại vào nước ta sản xuất để có thể tận dụng được nguồn nhân công dồi dào và rẻ, từ đó họ có thể giảm gía thành sản phẩm, kiếm được lợi nhuận cao hơn. Xuất phát từ mục đích đó, ngày 10 tháng 11 năm 2004, theo giấy phép đầu từ số: 259/GP-HN của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công ty TNHH KTC Hà Nội đã được thành lập bởi 3 công ty: Công ty TNHH KTC Việt Nam, trụ sở đặt tại khu chế xuất Tân Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam KTECS Co, Ltd, trụ sở đặt tại Nhật Bản TWONE Co, Ltd, trụ sở tại Nhật Bản Doanh nghiệp có tên gọi là Công ty Trách nhiệm hữu hạn KTC Hà Nội, tên tiếng Anh là KTC Hà Nội Co, LTD; trụ sở đặt tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo pháp luật Việt Nam. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp: - Sản xuất. Lắp ráp và gia công các loại trục cao su công nghiệp, khuôn ép cao su và các sản phẩm khác có liên quan; - Lắp ráp thiết bị tự động văn phòng; Toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu. Vốn đăng ký kinh doanh là 1.400.000 đô la Mỹ Vốn pháp định là 980.000 đô la Mỹ, trong đó: Công ty TNHH KTC Việt Nam góp 627.200 USD, chiếm 64% vốn pháp định, bằng tiền mặt và máy móc, thiết bị; Katecs Co. Ltd góp 246.960 USD, chiếm 25,2% vốn pháp định, bằng tiền nước ngoài; Twone Co, Ltd góp 105.840 USD, chiếm 10,8% vốn pháp định bằng tiền nước ngoài Cho đến nay công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh được hai năm, mới tiến hành láp ráp, gia công 5 loại trục cao su chính và đang tiếp tục thử nghiệp các loại trục khác. Thời gian đầu công ty kinh doanh chưa có lãi nhưng mấy tháng gần đây đã bắt đầu có lãi. Sang tháng 11 năm 2007 doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sang khu công nghiệp ở Hưng Yên, dự định sẽ tiến hành lắp ráp các sản phẩm mới. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Hội đồng quản tri Tổng Giám đốc Ban Giám đốc Bộ phận XNK Bộ phận kế toán Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Sản xuất Bộ phận HC-NS Bộ phận ISO Phòng QC Phòng sản xuất PX Gia công Phòng kế hoạch SX PX Mài PX kiểm Ngoại quan PX Laze PX Đóng gói Kho Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH KTC Hà Nội Hội đồng quản trị gồm các thành viên của ba công ty đã góp vốn. Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê tổng giám đốc điều hành, quản lý công việc chung nhất... Mỗi tháng tổng giám đốc sẽ đến và ký duyệt các giấy tờ kế toán: phiếu thu, chi, giấy uỷ nhiệm chi của Ngân hàng...và có quyền ra quyết định về mọi việc liên quan đến công ty. Tổng giám đốc ký hợp đông thuê một giám đốc có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi công việc hàng ngày ở dưới xưởng và có quyền đưa ra một số quyết định trong giới hạn nhất định về tài chính của công ty còn các quyết định chủ yếu đều phải thông qua tổng giám đốc ở nước ngoài. Ngoài ra, phó giám đốc nhà máy có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý, theo dõi tình hình sản xuất ở dưới các phân xưởng. Mỗi bộ phận đều có trưởng bộ phận để chịu trách nhiệm trước ban giám đốc. Hằng ngày các trưởng bộ phận phải họp quản lý để báo cáo tình hình của bộ phận mình, nếu có vấn đề nảy sinh thì cùng nhau tìm cách giải quyết và nhận các công việc được giao ,về phổ biến, triển khai ở bộ phận mình phụ trách: * Bộ phận hành chính nhân sự có nhiệm vụ quản lý về: tuyển dụng, phổ biến nội quy công ty, cung cấp vật dụng, đồng phục, chấm công, đăng ký cơm... * Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác phục vụ quản trị nội bộ và cho những người quan tâm khác. * Bộ phận xuất nhập khẩu tiến hành các công việc liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bi, dụng cụ... và liên lạc với khách hàng để làm các thủ tục xuất khẩu thành phẩm bán... * Bộ phận ISO làm nhiệm vụ nghiên cứu và hướng dẫn, nhắc nhở toàn công ty làm việc tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO như: tiêu chuẩn về các chất dùng trong sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, cách quản lý nội bộ sao cho tôt... * Bộ phận Kỹ thuật có trách nhiệm sửa chữa máy móc, tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất để duy trì môi trường làm việc luôn trong trạng thái tốt, an toàn .. * Bộ phận Sản xuất thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất, được chia thành ba phòng quản lý công việc cụ thể: Phòng sản xuất: Trưởng phòng sản xuất có trách nhiệm tuyên truyền và triển khai những kế hoạch do trưởng bộ phận giao xuống từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng có các tổ trưởng quản lý và đôn đốc công nhân đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn và thực hiện đúng nội quy của công ty. Phòng kế hoạch sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất tại các phân xưởng và căn cứ vào các đơn đặt hàng do bộ phận xuất nhập khẩu đưa lên, phòng kế hoạch đưa ra những kế hoach sản xuất, kế hoạch xuất hàng trong tháng, tuần, ngày. Phòng QC là phòng quản lý chất lượng sản phẩm của công ty. Phòng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật của cả nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra, giải thích những thắc mắc của khách hàng liên quan đến chất lượng thành phẩm bán. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm PX Gia công Kho PX Ngoại quan PX kiểm NQ PX Gia công PX Mài PX đóng gói PX đo laze Trục sắt Cao su Trục đã kiểm Cao su đã cắt Bán Tp lồng Bán TP Mài Thành phẩm Thành phẩm (10) (8) (9) (1) (5) (7) (4) (6) Tr (3) (2) Sơ đồ 2.2: Quy trình biến đầu vào thành đầu ra của doanh nghiệp Công ty nhập khẩu trục sắt và cao su từ nhà cung cấp về đem đưa vào kho. Từ kho, trục được xuất sang PX kiểm ngoại quan để kiểm tra thô về đường kính và quan sát bằng mắt xem trục có xước, rỉ không. Nếu có thì loại ra _ được gọi là trục NG. Các cây trục đảm bảo tiêu chuẩn của phân xưởng được gọi là trục đã kiểm ; Còn cao su sẽ được chuyển sang phân xưởng gia công. Tại đây cao su ống sẽ được cắt ra thành các mẩu có độ dài chính xác bằng máy- ta gọi chúng là cao su đã cắt. Cao su cắt hỏng - gọi là cao su NG - sẽ được đem huỷ bỏ. Trục đã kiểm và cao su đã cắt sẽ lại được đưa qua khu vực lồng của bộ phận gia công để tiến hành lồng cao su vào trục. Công việc này cũng được thực hiện bằng máy. Kết thúc giai đoạn lồng ta được bán thành phẩm lồng. Bán thành phẩm này sẽ được kiểm tra sơ bộ về độ cân xứng của cao su. Nếu cây nào mà không đạt thì sẽ bị xếp vào vị trí của Bán thành phẩm NG. Bán thành phẩm lồng sẽ được đưa vào phân xưởng Mài và được máy mài sao cho đường kính các mẩu cao su đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Kết thúc ta thu được bán thành phẩm mài. Còn các cây không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị loại vào bán thành phẩm NG. Tại đây bán thành phẩm mài được chia làm hai hướng: Một là: Đi vào phân xưởng kiểm ngoại quan. ở đây bán thành phẩm sẽ được quan sát bằng mắt xem thân trục có xước , rỉ, cao su có bị sứt mẻ, méo không. Nếu có sẽ bị loại ra trở thành bán thành phẩm NG của Phân xưởng. (5) Bán thành phẩm đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được chuyển qua phân xưởng Laze. ở đó máy laze sẽ đo kích thước đường kính cao su và đo độ nhẵn mịn của cao su. Nếu đạt yêu cầu ta sẽ nhận được thành phẩm. Những cây không đạt yêu cầu sẽ bị loại ra, gọi là NG của phân xưởng. Hai là: Đi theo chiều ngược lại. Qua Phân xưởng Laze trước rồi mới sang phân xưởng kiểm ngoại quan (7). Kết thúc ta cũng có thành phẩm. (8), (9) Thành phẩm này cùng được đưa về phân xưởng đóng gói để được đóng thành từng pallet và chuyển về kho. Các trục NG và các bán thành phẩm NG tại các phân xưởng sẽ được đưa về phân xưởng QC - quản lý chất lượng để xem xét mức độ hỏng và tiến hành xử lý những lỗi đó. Nếu xử lý xong có thể đem vào vào tái sử dụng, tiếp tục quá trình sản xuất hoặc huỷ bỏ nếu không sửa chữa được. 2.1.4. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Công ty chỉ có một phòng Kế toán duy nhất. Mọi giấy tờ có liên quan đến kế toán hàng ngày được chuyển về phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ. Công ty không có kế toán trưởng. Mọi quyết định có liên quan đến phòng kế toán đều do tổng giám đốc hoặc giám đốc nhà máy đưa ra quyết định.Bộ phận kế toán chỉ gồm có 2 người và được phân chia công việc theo sơ đồ sau: 7 6 5 4 3 1 2 Kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán tài sản cố định Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phân chia công việc trong bộ phận kế toán Một kế toán vừa là thủ quỹ vừa làm công việc (1), (6). Một kế toán làm các công việc (2), (3), (4), (5), (7). 2.1.4.2.Hình thức ghi sổ và trình tự ghi chép của công ty Công ty căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán hiện hành của Nhà nước để quy định, sử dụng các biểu mẫu chứng từ ban đầu phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty cũng như tính chất của từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó tổ chức quy trình lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ theo trình tự sau: Kiểm tra chứng từ Lập chứng từ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lưu trữ và bảo quản chứng từ Phân loại sắp xếp chứng từ Lập sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Sơ đồ 2.4: Sơ đồ lập và luân chuyển chứng từ. Công ty tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast để hỗ trợ trong việc lưu trữ và lập báo cáo tài chính. Bộ sổ của công ty gồm có 2 loại sổ. Sổ tổng hợp gồm có sổ cái các tài khoản và sổ nhật ký chung. Sổ chi tiết của công ty gồm các sổ như sổ theo dõi công nợ, sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, sổ chi tiết doanh thu…Cùng với hệ thống sổ sách này, khi mới thành lập công ty cũng đăng ký áp dụng các chính sách kế toán sau: - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đôla Mỹ (USD) - Niên độ kế toán Công ty áp dụng là một năm (từ 1 tháng 10 năm nay đến hết ngày 30 tháng 09 năm sau). Đây cũng chính là điểm khác biệt với đa số doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp chỉ số GDP đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Kỳ hạch toán là tháng. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo hướng dẫn của bộ tài chính. - Cơ sở lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc giá gốc - Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở gía gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Đây là chính sách kế toán công ty đề ra nhưng thực tế thì còn nhiều điểm công ty làm theo cách thức riêng chưa phù hợp với những điểm đã nêu ở trên. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể sẽ được trình bầy ở phần tiếp theo đây. 2.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà Nội 2.2.1. Đối tượng, phương pháp, kỳ tính giá thành tại công ty 2.2.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Công ty TNHH KTC Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất chế biến liên tục theo quy trình sản xuất khép kín. Chi phí sản xuất ở các phân xưởng đều được tập hợp chung cho cho toàn công ty nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất của công ty. 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm. Thành phẩm, ký hiệu là E, gồm có các loại trục cuốn giấy: E6044, E4005, E0331, E5251, E4231. Mỗi loại có kích thước khác nhau để dùng cho các loại máy in khác nhau. 2.2.1.3.Kỳ hạch toán Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đến cuối tháng, tiến hành kiểm kho tại các phân xưởng và tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm kê kho lên cho thủ kho. Thủ kho tổng kết số lượng tồn kho cuối kỳ theo thực tế và chuyển số liệu cho kế toán tiến hành tính giá trị tồn kho cuối kỳ. Trong quá trình kiểm kho, kế toán xuống các phân xưởng để theo dõi, kiểm tra xác suất công việc kiểm kho của công nhân. Vì thế kỳ tính giá thành tại công ty là tháng. 2.2.1.4.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Để việc nghiên cứu được tập trung và đem lại hiệu quả, em lựa chọn số liệu của tháng 1 năm 2007 làm số liệu nghiên cứu. a)Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sản phẩm công ty làm ra chỉ gồm 2 nguyên vật liệu chính. Đó là trục sắt và cao su. Ngoài ra còn cần phải sử dụng thêm một số vật liệu phụ trong quá trình sản xuất để đảm bảo kỹ thuật như cồn để ngâm bán thành phẩm cho sạch trong các công đoạn mài, gia công... hay băng keo có bản rộng 20 cm để làm sạch bụi trên bề mặt cao su trước khi đo đường kính trục cao su … Tuy nhiên, công ty chỉ tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp các nguyên vật liệu chính (trục và cao sụ) còn vật liệu phụ công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn công ty kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Và do lựa chọn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên công ty sử dụng TK 611 - Mua hàng để hạch toán chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau: TK 631 TK 331, 111, 112, 411… TK 611 TK 621 Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị vật liệu tăng trong kỳ TK 151, 152 Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a1)Hạch toán nghiệp vụ nhập mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính của công ty được nhập về từ nước ngoài hoặc nhập từ khu chế xuất Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) mà sản phẩm của công ty lại đem đi xuất khẩu nên trong giá mua nguyên vật liệu đầu vào của công ty thường không có tiền thuế xuất nhập khẩu. Khi hàng nhập kho, thủ kho viết phiếu nhập kho rồi chuyển phiếu sang cho kế toán. Kế toán nhập dữ liệu phiếu nhập kho vào phần mềm. Nhưng giá trị NVL chính nhập kho này không bao gồm chi phí thu mua. Công ty thuê các công ty dịch vụ khác tiến hành làm các thủ tục nhập NVL đầu vào (thủ tục hải quan, vận chuyển hàng…). Họ thường tập hợp chi phí dịch vụ này theo từng tháng và xuất hoá đơn bán hàng dịch vụ trong tháng sau. a2)Cách xác định giá trị tồn kho cuối kỳ của công ty như sau: Bước 1: Xác định số lượng tồn kho nguyên vật liệu Vào ngày cuối cùng của tháng, tất cả các phân xưởng tiến hành kiểm kho. Các tổ trưởng theo dõi công việc kiểm kho ở phân xưởng mình sau đó tổng hợp số lượng hàng tồn kho theo từng loại và đưa lên cho thủ kho. Th._.ất của công ty được tập hợp ngắn gọn qua sơ đồ sau: TK621 TK622 TK155 TK632 TK154 TK631 TK627 Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá vốn hàng bán Thành phẩm tồn kho đầu kỳ Thành phẩm tồn kho cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Đây là sơ đồ tổng quát về cách tập hợp chi phí sản xuât và tính giá thành của công ty KTC Hà Nội. Cụ thể trong tháng 01 năm 2007, công ty tập hợp chi phí sản xuất và được phản ánh rõ ở sổ cái TK 631 như sau: KTC(Hanoi) Co., Ltd 15/6 Alley AN DUONG VUONG STREET, PHU THUONG WARD, TAY HO DISTRICT, HANOI CITY Sổ cái / LEDGER Tên tài khoản / Account: 631 Tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: USD Voucher (Chứng từ) Explaination (Diễn giảI) Account Tài khoản Amount (Số phát sinh) Ref No (Số hiệu) Date (Ngày) Nợ Có HT DK01/01 01/01/07 kết chuyển spdd đầu ky 154 77 904.87 HT DK01/01 01/01/07 kết chuyển thành phẩm đầu ky 155 11 218.95 HT CK01/01 31/01/07 kết chuyển spdd cuối kỳ 154 78 077.93 HT CK01/01 31/01/07 kết chuyển TP cuối kỳ 155 17 134.98 KC 31/01/07 KC NVL TT 621->631 621 145 942.7 KC 31/01/07 KC NC TT 622->631 6221 12 466.47 KC 31/01/07 KC CP SXC 6271->631 6271 112.36 KC 31/01/07 KC CP SXC 62721->631 62721 1999.06 KC 31/01/07 KC CP SXC 62722->631 62722 2 756.9 KC 31/01/07 KC CP SXC 6273->631 6273 2.24 KC 31/01/07 KC CP SXC 6274->631 6274 10 771.23 KC 31/01/07 KC CP SXC 62751->631 62751 1 175.67 KC 31/01/07 KC CP SXC 62752->631 62752 99.66 KC 31/01/07 KC CP SXC 6276->631 6276 3 639.84 KC 31/01/07 KC CP SXC 6277->631 6277 119.07 KC 31/01/07 KC CP SXC 6278->631 6278 1 728 KC 31/01/07 KC 631->632: giá vốn hàng bán 632 174 724.11 Tổng phát sinh 269937 269937 Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 01 năm 07 Giám đốc nhà máy (Ký, họ tên) Theo cách hạch toán này, kế toán cần phẩi xác định được ngay giá trị sản phẩ 2.2.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm Cũng giống như xác định NVL tồn kho cuối kỳ, từ bảng tổng kết kiểm kho ngày cuối tháng của thủ kho đưa lên, kế toán tập hợp được số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ còn số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là số cuối tháng trước chuyển sang. Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức hoặc kế hoạch (phương pháp cuối cùng nêu trong phần lý thuyết). Căn cứ vào chi phí kế hoạch cho các công đoạn căt, lồng, mài, kiểm ngoại quan, đo laze…trong bảng tập hợp chi phí sản xuất của ban giám đốc, kế toán xác định giá trị đơn vị của từng loại sản phẩm dở dang. Từ đó tính được gía trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cụ thể trong tháng 1 năm 2007 kế toán đã lập được bảng xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Bảng 2.11: Bảng tổng hợp sản phẩm dở dang Work in Process Jan, 2007 Đơn vị tính: USD Description Openning Banlance Ending Banlance Quantity Unit price Amount Quantity Unit price Amount 6044 Shaft checking 8,578 0.2386 2,046.71 21,021 0.2386 5,015.61 Rrubber cutting 553,915 0.0056 3,081.15 888,608 0.0056 4,942.88 Insertion 30,874 0.2870 8,860.84 31,616 0.2870 9,073.79 Grinding 53,359 0.3026 16,146.43 16,362 0.3026 4,951.14 Inspection 41,067 0.3065 12,587.04 49,080 0.3065 15,043.02 Laser 58,779 0.3122 18,350.80 53,105 0.3122 16,579.38 TOTAL 746,572 61,072.97 1,059,792 55,605.83 4231 Rrubber cutting 0.0054 57,166 0.0054 306.55 Insertion 0.2854 16,731 0.2854 4,775.03 Grinding 0.3010 906 0.3010 272.71 Inspection 78 0.3049 23.78 1,070 0.3049 326.24 Laser 0.3106 1,437 0.3106 446.33 TOTAL 78 23.78 1,070 6,126.86 4005 Shaft checking 4,144 0.2239 927.84 688 0.2239 154.04 Rubber cutting 591,378 0.0085 5,026.71 495,556 0.0085 4,212.23 Insertion 16,783 0.2878 4,830.15 6,525 0.2878 1,877.90 Grinding 908 0.3245 294.65 5,476 0.3245 1,776.96 Inspection 3,363 0.3284 1,104.41 3,445 0.3284 1,131.34 Laser 1,921 0.3367 646.80 5,936 0.3367 1,998.65 TOTAL 618,497 12,830.56 517,626 11,151.12 4964 Shaft checking 5,517 0.2487 1,372.08 TOTAL 5,517 1,372.08 5251 Inspection 14 0.5900 8.26 328 0.5900 193.52 Laser 0.5956 0.5956 TOTAL 14 8.26 193.52 0331 Shaft checking 2,778 0.1636 454.48 0.1636 Rrubber cutting 0.0610 0.0610 Insertion 7,182 0.2346 1,684.90 2,609 0.2346 612.07 Grinding 2 0.3346 0.67 3,326 0.3346 1,112.88 Inspection 1,576 0.3399 535.68 675 0.3399 229.43 Laser 3,715 0.3482 1,293.56 4,808 0.3482 1,674.15 TOTAL 15,253 3,969.29 11,418 3,628.53 Grand Total 1,380,414 77,904.87 1,595,423 78,077.93 (Nguồn: phòng kế toán) Trong đó cách xác định đơn giá từng loại sản phẩm tuân theo nguyên tắc sau: - Shaft checking (trục đã kiểm): đơn gía = gía trục + công kiểm ngoại quan - Rubber cutting (cao su đã căt): Đơn giá = gía cao su /A + công cắt A ở đây có thể nhận giá trị là 8; 7 hoặc 1 tuỳ vào từng loại cao su. Cao su ống dùng cho loại trục 6044, 5251 tại công đoạn cắt được cắt làm 8 phần sau đó sang công đoạn lồng lại được lồng cả 8 phần này vào 1 cây trục. Tương tự như vậy thì loại cao su dùng cho trục 4005 được chia làm 7 phần còn cao su 0331 là 1 phần. - Insertion (bán thành phẩm đã lồng): Đơn gía = A = giá cao su + giá trục + công lồng - Grinding (bán thành phẩm mài): Đơn giá = B = A + công mài - Inspection (bán thành phẩm kiểm ngoại quan): Đơn gía = C = B + công kiểm ngoại quan -Laze (bán thành phẩm laze): Đơn giá = D = C + công đo laze 2.2.3. Tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất: E 6044, E 4005, E 0331, E4231…Cách xác định đơn giá thành phẩm của công ty rất đơn giản, theo công thức: Giá thành = D + công đóng gói Cụ thể trong tháng 1 năm 2007, từ kết quả kiểm kho, kế toán lập được bảng xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ như sau: Bảng 2.12: Bảng tổng hợp thành phẩm tồn kho Finished Goods Jan, 2007 Đơn vị tính: USD Description Openning Balance Ending Balance No Item Quantity U.price Amount Quantity U.price Amount 01 E-6044 34,050 0.3174 10,807.47 45,150 0.3174 14,330.61 02 E-4005 1,200 0.3429 411.48 2,100 0.3429 720.09 03 E-4231 6,600 0.3158 2,084.28 Total 35,250 11,218.95 53,850 17,134.98 (Nguồn: phòng kế toán) Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà NộI 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1.1. Tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chât lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ được uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý tăng cương công tác quản lý kinh tế, công tác hạch toán kế toán trong đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đặc biệt quan trọng nhằm tính đúng tính đủ mọi khoản chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tự trang trải tài chính và đảm bảo kinh doanh có lãi. Vì vậy xác định đúng đắn nội dung chi phí sản xuất và hạch toán đầy đủ chi phí sản xuât vào giá thành sản phẩm không những là vấn đề cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý sản xuất nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất và công tác kế toán tại công ty TNHH KTC Hà Nội em xin đưa ra một số nhận xét như sau: 3.1.2.Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH KTC Hà Nội Nhìn chung, công ty TNHH KTC Hà Nội có nhiều triển vọng phát triển lớn mạnh hơn nữa bởi những ưu thế mà công ty có được như hậu trường vững chắc (sự giúp đỡ về vốn cũng như những kinh nghiêm trong sản xuất và quản lý của 3 công ty góp vốn ở nước ngoài), các chính sách ưu tiên của địa phương cũng như của nhà nước Việt Nam đối với công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu (chính sách về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng trong giai đoạn mới thành lập…). Đặc biệt là những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong việc hoàn thiện mình về mọi mặt để khẳng định mình trên thị trường quốc tế. Bộ máy quản lý của công ty khá hợp lý. Tuy mỗi bộ phận, phòng ban có những chức năng khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, luôn có sự kiểm tra đánh giá chéo nên mọi thông tin trong quá trình sản xuất luôn được phản ánh kịp thời tới ban lãnh đạo và khi có vấn đề phát sinh thì qủan lý các cấp cùng nhau bàn bạc tìm nguyên nhân và giải pháp tại các cuộc họp quản lý, họp sản xuất, họp chất lượng hàng ngày và hàng tuần. Công ty luôn đánh giá cao sự học tập nghiên cứu sáng tạo. Vì thế công ty luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức về chuyên môn và kỹ thuật: mở các lớp huấn luyện công nhân thường xuyên, trả toàn bộ tiền học phí các khoá học nâng cao nghiệp vụ cho các cấp quản lý… Đây là công ty của Nhật nên mọi kỷ luật của công ty luôn phải chấp hành nghiêm túc vì thế nhìn chung công tác quản lý sản xuất của công ty đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên vì là công ty có vốn đầu tư của nước ngoài lại mới thành lập tại Việt Nam nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sách hành chính nói chung và chính sách kế toán Việt Nam nói riêng. Điều này thể hiện một phần khá rõ nét trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 3.1.3. Đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH KTC Hà Nội. 3.1.3.1. Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ và được phân chía công việc rât rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên cách phân chia công việc này gặp 1 vấn đề đó là thủ quỹ lại kiêm luôn công việc của kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay. Điều này đã vi pham nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán Việt Nam. Hơn nữa, do công ty không có kế toán trưởng nên mọi quyết định đều do tổng giám đốc hoặc giám đốc ký duyệt. Đây là khó khăn lớn của công tác hạch toán kế toán tại công ty. Bởi họ là người nước ngoài nên không hiểu rõ cách thức làm việc của các cơ quan hành chính ở Việt Nam, không nắm rõ 3.1.3.2. Về hình thức sổ kế toán của công ty Hiện nay, công ty đang tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức sổ đơn giản, dễ làm. Hơn nữa công ty có sử dụng phần mềm hỗ trợ kế toán trong việc lưu trữ dữ liệu và lập các báo cáo tài chính. Điều này cũng giúp giảm tải các công việc khá nhiều trong công tác kế toán. 3.1.3.3. Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho công ty áp dụng là phương pháp kiểm kê định kỳ. Công ty chỉ sản xuất và cung cấp cho một khách hàng duy nhất là công ty Canon Việt Nam, công việc xuất thành phẩm để bán là diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Do vậy, quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục, nguyên, vật liệu được xuất kho cho sản xuất là nhiều lần trong tháng nên công ty chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp này là khá hợp lý Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty: Với dặc điểm là sản xuất chế biến liên tục với một quy trình khép kín trong phạm vi toàn công ty, các loại thành phẩm làm ra lại theo một quy trình tương tự nhau chỉ khác nhau một chút về kích thước. Chính vì thế mà công ty lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm. Đối với phương pháp hạch toán chi phí naguyên vật liệu trực tiếp Công ty đã theo dõi chi tiết việc nhập và xuất kho nguyên vật liệu chính dùng cho phục vụ sản xuất. Tuy nhiên trong cách xác định giá gốc hàng tồn kho của công ty chưa chính xác. Khi phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ thì giá trị NVL nhập kho mới chỉ là giá trên invoice xuất bán hàng của nhà cung cấp, chưa tính đến chi phí nhập khẩu, chí phí vận chuyển bốc dỡ hàng…Trong trường hợp này công ty cũng gặp nhiều khó khăn do các chi phí này tuy đã phát sinh trong tháng nhưng đến hết tháng công ty chưa nhận được hoá đơn chi tiết cho các chi phí nhập hàng. Còn đối với việc xác định giá trị xuất kho NVL dùng cho sản xuât, công ty chưa áp dụng đúng phương pháp FIFO như đã đăng ký mà lại xác định theo đơn giá kế hoạch của ban giám đốc. Đối với chi phí nhân công trực tiếp Nhìn chung các chính sách đãi ngộ với công nhân viên của công ty là khá tốt, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên công ty không trích vào chi phí của công ty 1% phần kinh phí công đoàn. Hơn nữa, trong cách xác định chi phí nhân công trức tiếp cũng có chút nhầm lẫn. Công ty đã hạch toán vào tài khoản chi phí nhân công trực tiếp phần lương và các khoản trích theo lương của một số người không phải là công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như: các tổ trưởng phân xưởng, lái xe tải, công nhân kỹ thuật… Đối với việc hạch toán chi phí phải trả: Công ty đã tiến hành trích trước các chi phí thực tế đã phát sinh trong tháng nhưng chưa có hoá đơn và chưa thanh toán (tiền điện, nước, cơm, điện thoại…) vào chi phí sản xuất trong tháng là hợp lý vì nó đảm bảo rằng chi phí phát sính trong tháng nào thì hạch toán vào chi phí trong tháng đó. Tuy nhiên công ty vẫn chưa tính đến việc hạch toán vào chi phí sản xuất phần thiệt hại về sản phẩm hỏng và cũng chưa tính đến chi phí định mức cho sửa chữa tài sản cố định. Đối với việc hạch toán chi phí sản xuất chung Tài khoản 627 tại công ty chia thành các tiểu khoản chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán. Trong phần này công ty hạch toán chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào ở đây là chưa chính xác. Cách xác định giá trị sản phẩm dở dang tại công ty tương đối phù hợp với tình hình thực trạng của công ty. Căn cứ vào chi phí kế hoạch ở từng khâu chế biến do ban giám đốc tính toán ta có thể dễ dàng xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đây là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Giá trị thành phẩm tồn kho của công ty tính toán theo giá kế hoạch như vậy là chưa phù hợp. Theo cách này giá thành của 1 đơn vị thành phẩm chưa thể hiện chính xác chi phí thực tế công ty phải bỏ ra để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Do đó, ban giám đốc sẽ khó khăn hơn trong việc đánh gía tình hình sử dụng các chi phí trong quá trình sản xuất thực tế để từ đó đưa ra các định mức chi phí phù hợp cho năm sau. 3.2.một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.2.1.Bộ máy kế toán 3.2.1.1.Phân công lại công việc tại bộ phận kế toán Công ty nên có thêm một người làm công việc thủ quỹ vì theo cách phân chia công việc như hiện nay thì cả 2 kế toán hiện tại đều không thể làm thủ quỹ được. Điều này vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán. Việc tăng thêm nhân sự như vậy có thể làm chi phí nhân công tăng lên một chút nhưng nó giúp tránh được những gian lận không đáng có, tăng tính kiểm tra và từ đó tạo sự an toàn cao hơn trong công tác quản lý tài chính của công ty. 3.2.1.2.Cải thiện ngôn ngữ trong bộ phận kế toán Về vấn đề khó khăn trong bất đồng ngôn ngữ giữa bộ phận kế toán và ban giám đốc, em xin đưa ra kiến nghị là nhân viên phòng kế toán công ty nên học thêm tiếng Nhật để có thể tự mình giải thích những vấn đề liên quan đến kế toán. Như vậy sẽ hiệu quả hơn là việc giải thích thông qua người phiên dịch. Vấn đề này không quá khó bởi công ty KTC Hà Nội rất khuyến khích và luôn tạo điều kiện cho công nhân viên học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là khả năng giao tiếp về ngôn ngữ. 3.2.2.Các khoản mục trong giá thành 3.2.2.1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty nên xác định gía trị tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ dựa vào cách xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp FIFO như đã đăng ký khi mới thành lập công ty. Theo phương pháp này, giá của nguyên vật liệu nhập kho trước sẽ được làm căn cứ để tính gía của nguyên vật liệu xuất kho trước. Do vậy ta có thể xác định được đơn giá của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Căn cứ vào bảng kê phiếu nhâp của từng loại vật tư ta có thể xác định được giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp FIFO. Để tiện theo dõi em xin lấy một vật tư cụ thể làm minh hoạ- trục 6044. Bảng 3.1: Bảng kê phiếu nhập của một loại vật tư Từ ngày 01/12/2006 đến ngày 31/01/2007 Tên vật tư: Trục 6044 Mã: QC1-6044-Eject roller Chứng từ Tên nhà cung cấp Số lượng (Cái) Đơn giá (USD) Thành tiền Ngày Số 11/12/06 SPHN116/06 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2358 7 074 13/12/06 SPHN117/06 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2358 7 074 15/12/06 SPHN118/06 công ty công nghiệp Spindex 10 000 0.2358 2 358 16/12/06 KTCVN50/06 Công ty KTC Việt Nam 298 231 0.2347 69.994,82 03/01/07 SPHN01/07 công ty công nghiệp Spindex 100 000 0.2358 23 580 09/01/07 SPHN03/07 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2150 6 450 10/01/07 SPHN04/07 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2150 6 450 10/01/07 SPHN05/07 công ty công nghiệp Spindex 10 000 0.2150 2 150 11/01/07 SPHN06/07 công ty công nghiệp Spindex 10 000 0.2150 2 150 11/01/07 SPHN06/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000 0.2150 4 300 13/01/07 SPHN07/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000 0.2150 4 300 15/01/07 SPHN08/07 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2150 6 450 16/01/07 SPHN09/07 công ty côngSpindex 30 000 0.2150 6 450 17/01/07 SPHN11/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 19/01/07 SPHN12/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 20/01/07 SPHN13/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 22/01/07 SPHN14/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 23/01/07 SPHN15/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 24/01/07 SPHN016/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000. 0.2150 4 300 25/01/07 SPHN17/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000 0.2150 4 300 26/01/07 SPHN18/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000 0.2150 4 300 26/01/07 SPHN19/07 công ty công nghiệp Spindex 20 000 0.2150 4 300 29/01/07 SPHN20/07 công ty công nghiệp Spindex 30 000 0.2150 6 450 30/01/07 SPHN21/07 công ty công nghiệp Spindex 25 000 0.2150 5 375 (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng bảng kê nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ ta sẽ tiến hành xác định giá trị tồn kho nguyên vật liệu. Bảng 3.2: Bảng xác định tồn kho NVL cuối kỳ Tên vật liệu: Trục S-6044 Mã vật liệu: QC1-6044-Eject roller Chứng từ Diễn giải Số lượng (Cái) Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) Ngày Số 26/01/2007 PN SPHN19/07 công ty TNHH công nghiệp Spindex 2, 349. 0.2150 505.04 29/01/2007 PN SPHN20/07 công ty TNHH công nghiệp Spindex 30, 000. 0.2150 6,450.00 30/01/2007 PN SPHN21/07 công ty TNHH công nghiệp Spindex 25, 000. 0.2150 5,375.00 31/01/2007 Tồn kho cuối kỳ 57, 349. 12,330.04 Tương tự như vậy ta cũng sẽ xác định được giá trị tồn kho đầu kỳ của tháng 1/07 (chính bằng giá trị cuối tháng 12/06): Bảng 3.3: Bảng xác định tồn kho NVL đầu kỳ Tên vật liệu: Trục S-6044 Mã vật liệu: QC1-6044-Eject roller Chứng từ Diễn giải Số lượng (Cái) Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) Ngày Số 16/12/2006 PN KTCVN50/06 Công ty KTC Việt Nam 105,085 0.2347 24,663.45 01/01/2007 Tồn đầu kỳ 105,085 0.2347 24,663.45 Đối với các nguyên vật liệu khác ta cũng làm tưong tự và sẽ tính được bảng tổng hợp nguyên vật liệu tồn kho như sau: Bảng 3.4: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu tồn kho Diễn giải Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng (Cái) Thành tiền (USD) Số lượng (Cái) Thành tiền (USD) 6044 - Rubber non cutting 366,811 10,820.92 14,719 434.21 6044 Eject roller 105,085 24,663.45 57,349 12,330.04 4005 - Rubber non cutting 2,544 111.43 2,544 111.43 4005 - Eject roller 1,589 365.47 11,814 2,599.08 6112 - Eject roller 94 51.70 92 50.60 9605 - Eject roller 261 52.02 - 9045 -Eject roller 85 46.75 85 46.75 5251- rubber non cutting 1,000 27.90 939 34.93 5251- Eject roller 16 17.60 - 0197- Eject roller 171 137.85 171 137.85 0331-rubber non cutting 221,012 6,889.99 215,435 6,708.18 0331- Eject Roller 75,260 10,270.72 78,333 10,645.63 Total 773,928 53,455.80 381,481 33,098.69 Đối với Nguyên vật liệu tái sử dụng ta cũng xác định theo phương pháp FIFO và ta xác định được Nguyên vật liệu tái sử dụng từ tháng 12 chuyển sang có giá trị là 2,302.51 USD. Sau khi xác định giá trị tồn kho nguyên vật liệu theo giá thực tế, cùng với chi phí nguyên vật liệu thực tế nhập mua trong kỳ ta sẽ xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế xuất dùng cho sản xuất trong tháng. Công ty TNHH KTC Hà Nội Sổ cái tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có TSD 01/01/2007 Kết chuyển NVL tái sử dụng đầu kỳ 152 2,302.51 KC 31/01/07 Kết chuyển TK 611-> TK 621 611 144,793.86 KC 31/01/07 KC NVL trực tiếp TK 621-> TK 631 631 147,096.37 Tổng phát sinh 147,096.37 147,096.37 Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 01 năm 07 Giám đốc nhà máy (Ký, họ tên) 3.2.2.2.Chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên có một chút điều chỉnh về cách xếp nhân công vào các khoản mục chi phí. Với lương và các khoản theo lương của lái xe tải phục vụ cho bán hàng thì nên được xếp vào chi phí bán hàng. Còn với lương và các khoản theo lương của tổ trưởng ở các phân xưởng và các công nhân kỹ thuật thì nên cho vào mục chi phí sản xuất chung. Bởi những người này không trực tiếp tham gia vào sản xuất chế tạo sản phẩm, nếu ta hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp thì chưa hợp lý. Còn về việc công ty chỉ trích 1% kinh phí công đoàn từ lương của công nhân mà không trích từ chi phí của công ty 1% cho kinh phí công đoàn là chưa đúng theo chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương của kế toán Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp nên trích đủ 1% từ chi phí của công ty để duy trì hoạt động công đoàn. Hơn nữa, nếu như công đoàn tại công ty hoạt động tốt, đời sống tình thần của công nhân toàn nhà máy sẽ được nâng cao. Họ sẽ cảm thấy gắn bó với công ty, làm việc tích cực hơn, năng suất cao hơn. Như vậy doanh nghiệp sẽ có lợi hơn. 3.2.2.3.Chi phí sản xuất chung Công ty nên có chut điều chỉnh lại các tiểu khoản trong tài khoản 627 cho phù hợp với ‘danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp’ (ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau: TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng: phần lương và trích theo lương của các tổ trưởng, công nhân kỹ thuật ... TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6276: Chi phí sửa chữa bảo trì TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài được chia thành: TK 62771: Chi phí xăng, dầu, điện phân xưởng TK 62772: Chi phí vận chuyển mua hàng TK 62773: Chi phí thuê mướn TK 6278: Chi phí bằng tiền khác: là chi phí linh tinh phân xưởng Còn với phần TK 6275- chi phí bữa ăn phân xưởng và nước uống ta nên cho vào phần trợ cấp tại mục chi phí nhân công trực tiếp. Về chi phí vật liệu phân xưởng (TK 62721), công ty hạch toán hết giá trị của lượng vật liệu mua về trong tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh như vậy chưa hợp lý vì giá trị vật liệu mua về trong 1 tháng thường không bằng với giá trị vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất trong tháng đó. Vậy để đảm bảo nguyên tắc tính chính xác, công ty nên xác định lượng giá trị vật liệu phân xưởng xuất dùng cho sản xuất trong kỳ theo 1 trong 4 phương pháp xác định giá trị nguên vật liệu xuất kho. Còn khó khăn do công ty nhận được hoá đơn tập hợp chi phí thu mua nguyên vật liệu muộn thì công ty và bên vận tải nên có sự kết hợp với nhau tốt hơn sao cho công ty có những thông tin về chi phí thu mua nguyên vật liệu trong tháng kịp thời. Điều này đảm bảo cho kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu đầu vào theo nguyên tắc giá gốc được chính xác hơn. 3.2.2.4.Thiệt hại về sản phẩm hỏng Theo con số thống kế của bộ phận sản xuất thì tổng giá trị của lượng trục và cao su huỷ không thể tái sử dụng là 8,320 USD tính từ tháng 10 năm 2006 đến hết tháng 2 năm 2007. Con số này không phải là nhỏ. Vậy, ban giám đốc công ty nên đưa ra một định mức về sản phẩm hỏng cho một tháng. Theo cách này, phần giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức thì kế toán không nên hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm trong tháng. Nếu không trong trường hợp giá trị sản phẩm hỏng quá lớn sẽ làm đội giá thành sản phẩm lên. 3.2.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm Dựa vào đặc điểm tình hình hiện có của công ty em xin đưa ra kiến nghị lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ như sau: a) Trước tiên ta cần xác định được số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng theo công thức sau: Số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ = Số lượng thành phẩm tồn cuối kỳ + Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ - Số lượng thành phẩm xuất bán theo Invoice bán Theo công thức này ta có được bảng tổng hợp số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng 01 năm 2007 như sau: Bảng 3.5: Bảng tổng hợp số lưọng thành phẩm trong tháng 01-07 Đơn vị: Cái STT Thành phẩm Tồn đầu kỳ Hoàn thành nhập kho Xuất theo Invoice bán Tồn cuối kỳ 01 E-6044 34,050 473,100 462,000 45,150 03 E-4005 1,200 32,550 31,650 2,100 04 E-5251 212 212 05 E-4231 44,600 38,000 6,600 07 E-0331 2,700 2,700 Total 35,250 553,162 534,562 53,850 b) Và bây giở căn cứ vào bảng tổng hợp giá thành kế hoạch của ban giám đốc đưa ra ta sẽ xác định được tổng gía thành kế hoạch của các sản phẩm trong tháng 01 như sau: Bảng 3.6: Bảng tổng giá thành kế hoạch trong tháng 01 năm 2007 Đơn vị: USD STT Loại Số lượng Giá thành kế hoạch/ 1 thành phẩm Tổng giá thành kế hoạch 01 E-6044 473,100 0.3174 150,161.94 03 E-4005 32,550 0.3429 11,161.40 04 E-5251 212 0.6007 127.35 05 E-4231 44,600 0.3158 14,084.68 07 E-0331 2,700 0.3490 942.30 Total 553,162 176,477.66 Vây Tổng giá thành kế hoạch = A =176,477.66 c) Ta cần xác định được tổng gía thành thực tế Tiếp theo ta tính được bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng: Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng Đơn vị: USD Chỉ tiêu Số tiền Chi phí NVL trực tiếp 147,096.37 Chi phí nhân công trực tiếp 12,466.47 Chi phí sản xuất chung 22,404.03 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ 181,966,87 Từ đó ta xác định được tổng giá thành thực tế theo công thức: Tổng giá thành thực tế = Tổng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Tổng gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng gía thành thực tế trong tháng = B = 77,904.87 + 181,966.87 - 78,077.93 = 181,793.81 d) Ta xác định được tỷ lệ: = 1.03 A B = = Giá thành kế hoach Giá thành thực tế T Từ đó ta xác định được giá thành thực tế của thành phẩm : Bảng 3.8: Bảng xác định giá thành thực tế STT Loại Số lượng sp hoàn thành Giá thành kế hoạch/ 1 thành phẩm (1) Giá thành thực tế/ 1 thành phẩm (2)=(1)*T Giá thành thực tế 01 E-6044 473,100 0.3174 0.3270 154,685.36 03 E-4005 32,550 0.3429 0.3532 11,497.62 04 E-5251 212 0.6007 0.6188 131.18 05 E-4231 44,600 0.3158 0.3253 14,508.96 07 E-0331 2,700 0.3490 0.3595 970.69 Total 553,162 181,793.81 Vậy theo cách cách này, trước tiên ta cần xác định được giá thành đơn vị thành phẩm nhập kho trong kỳ sau đó mới có thể xác định được giá trị tồn kho thành phẩm cuối kỳ theo giá thực tế. Do đó quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty không nên làm theo sơ đồ 2.6 (Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty) mà nên áp dụng theo sơ đồ sau: TK621 TK622 TK155 TK632 TK154 TK631 TK627 TK911 Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Thành phẩm tồn kho đầu kỳ Thành phẩm tồn kho cuối kỳ Giá vốn hàng bán Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Sơ đồ 3.1: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kết luận Để tồn tại và phát triển, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến chi phí cho hoạt động của công ty mình đặc biệt là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm thì không những kế toán phải áp dụng theo đúng các chuẩn mực kế toán ban hành mà còn phải biết lựa chọn một phương pháp hạch toán kế tóan hợp lý nhất, phù hợp nhất với đặc điểm loại hình sản xuất và quy mô của doanh nghiệp. Trong môi trường nền kinh tế Việt Nam hiện nay, công ty TNHH KTC Hà Nội là một công ty có vốn đầu tư của nước ngoài lại mới thành lập nên không tránh khỏi những những khó khăn trong công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Nhưng em tin răng với những tiềm lực của mình cùng với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên toàn công ty, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện được những mặt còn hạn chế để vững bước trên thị trường Việt Nam và thế giới trong một tương lai gần. Hà Nôi, tháng 3 năm 2007 Sinh viên: Trịnh Minh Điệp Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29326.doc
Tài liệu liên quan