Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Phương Đông Chi nhánh Bến Thành

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG Kháí niệm hiệu quả tín dụng: Hiệu quả tín dụng (HQTD) là tỷ số được xác định dựa trên kết quả thu được và số tiền mà ngân hàng huy động, đi vay của các thành phần kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu của ngân hàng (NH). Kết quả đạt được gồm: lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn gốc và tiền lãi thu hồi được khi hết thời hạn cho vay hoặc gia hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lượng khách hàng đông đảo, doanh số cho vay t

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Phương Đông Chi nhánh Bến Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo đối tượng khách hàng,.. HQTD là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, ngân hàng Phương Đông (OCB) nói riêng. HQTD được thể hiện ở hai mặt hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Dưới góc độ ngân hàng hiệu quả tài chính được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: khối lượng sản phẩm, dịch vụ ngân ngân hàng tạo ra để phục vụ cho khách hàng, lợi nhuận thu được từ cấp tín dụng, tỷ suất sinh lợi tính trên vốn vay. Thời gian thu hồi vốn vay và lãi đúng hạn cũng được quan tâm và có những đóng góp cho việc tăng nguồn thu cho ngân hàng (ngoại tệ) giúp ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định giảm thiểu rủi ro thất thoát do không thu hồi được nợ trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó thông qua hiệu quả xã hội, nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hoạt động NH để nhà đầu tư xem xét đầu tư vào. NH thu được nợ không có đồng nghĩa với chủ thể vay vốn làm ăn không hiệu quả mà trên cơ sở cả hai cùng có lợi. Chỉ tiêu số lượng công ăn việc làm cho người lao động như: tăng số lượng nhân viên ngân hàng, tài trợ vốn cho các cá nhân doanh nghiệp để đưa ra nhiều loại hình sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động từ đó giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội,..Nguồn tín dụng ngân hàng (TDNH) còn thúc đẫy các ngành kinh tế khác phát triển là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và đóng góp tăng ngân sách quốc gia. Từ đó, cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện thúc đẫy kinh tế phát triển. 2. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng: Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NH phụ thuộc vào uy tín của NH đó. Nếu NH có lượng khách hàng đông đảo và làm ăn có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của NH là khả quan. Hiệu quả đầu tư còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu vốn, NH phải thực sự trở thành người bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ khó khăn với họ… chủ thể vay vốn thực sự xem tín dụng NH là đòn bẩy và tạo được hình ảnh đẹp về NH. HQTD không những thể hiện bằng con số tuyệt đối về lợi nhuận, để có kết luận chính xác hơn cần có một hệ thống chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu phản ánh quy mô của tín dụng: - Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà NH đã giải ngân cho khách hàng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của tín dụng. Quy mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn cho thấy khả năng mở rộng đầu tư TD. - Dư nợ cho vay phản ánh lượng vốn cho vay mà khách hàng đang còn nợ NH tại một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng: Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng lợi nhuận thu được từ hoạt động TD trong tổng lợi nhuận NH. Từ đó thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trong việc tạo ra LN cho toàn bộ hoạt động NH. Hậu quả tất yếu của rủi ro cho vay là nợ quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng an toàn cho vay của NH và toàn hệ thống NH. Nếu các chỉ số này nhỏ phản ánh chất lượng đầu tư TD là tốt, ngược lại, các chỉ số này lớn phản ánh chất lượng TD là chưa cao. Khủng hoảng cho vay hay khủng hoảng nợ xảy ra khi tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, NH mất khả năng thanh toán lâm vào tình trạng phá sản. Để quản lý chặt chẽ, nợ quá hạn được phân chia theo thời hạn: nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi; nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi và nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên (nợ khó đòi). Theo quyết định 284/2000/QĐ-NHNN 1 Như vậy, dù dưới hình thức nào một sự vật hiện tượng tồn tại hai mặt song song. Mặt trái của hiệu quả tín dụng là rủi ro tín dụng. II. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Khái niệm Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến thất về tài sản của ngân hàng (NH), giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định Trần Huy Hoàng, (2003), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 98-99 Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau. Khoản cho vay nào có rủi ro cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao. Phân loại rủi ro Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro (RR) khác nhau, tác động qua lại làm ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi loại rủi ro mang một đặc điểm riêng đượcc phân loại theo các hình thức sau: Rủi ro môi trường hoạt động đầu tư: Bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Rủi ro pháp lý là rủi ro chịu tác động mạnh của luật Ngân hàng Nhà Nước khi ban hành chính sách tín dụng mới, công bố lãi suất cơ bản hoặc chỉ định ngân hàng cho vay đối với các dự án đầu tư có số vốn lớn phục vụ cho công cộng. Rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản là những loại rủi ro NH không mong đợi, trái lại ngân hàng quản lý chặt chẽ rủi ro này đảm bảo không mất khả năng chi trả mang đến hậu quả nặng nhất làm các nhân hàng bị phá sản nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nợ kéo theo khủng hoảng bầy đàn trong ngành tài chính tiền tệ mà điển hình là khủng hoảng tài chính năm 1997 vừa qua. Rủi ro giá thị trường Sản phẩm của NH được mua bán thông qua giá cả là lãi suất, lãi suất của NH được thay đổi thông qua chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) nên lãi suất ảnh hưởng mạnh đến hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Việc tăng, giảm lãi suất do bản thân NH quyết định nhưng phải nằm trong khung lãi suất mà NHNN cho phép tránh huy động với lãi suất cao cho vay với lãi suất thấp làm mất cân đối thu - chi, NH không có nguồn tiền chi trả gây mất khả năng thanh toán mà bài học cay đắng là sự vỡ nợ của hợp tác xã tín dụng trong thời kỳ nền kinh tế trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường. Rủi ro tỷ giá cũng thuộc nhóm rủi ro giá thị trường, khi tỷ giá thay đổi tùy thuộc vào tình trạng ngoại hối của ngân hàng sẽ có thu nhập tăng hoặc giảm mất cân đối chi tiêu trong hoạt động của ngân hàng. Chỉ số giá hàng tiêu dùng gia tăng, lãi suất của ngân hàng không bù đắp được tốc độ trượt giá NH không huy động được vốn cấp tín dụng, tình trạng thiếu vốn xảy ra mất đi một khoản thu nhập cho ngân hàng. Thị trường luôn biến động theo quy luật cung cầu, nên giá cả thị trường luôn vận động không ngừng theo nhịp sống con người, vai trò trung gian này sẽ thay đổi uyển chuyển nhịp nhàng mới có khả năng tồn tại. Rủi ro thất thoát: Rủi ro thất thoát bao gồm các loại rủi ro sau: rủi ro tín dụng và rủi ro khác mà ngân hàng không thu được tài sản khi cho vay, làm giảm nguồn thu nợ của NH ảnh hưởng khả năng chi trả nợ gốc tiền gửi của khách hàng khi đến hạn thanh toán. Rủi ro tín dụng, rủi ro giá thị trường ở trên là loại rủi ro mà NH chủ động tiếp cận nhằm tăng thu nhập ngược lại có những rủi ro mà NH tìm cách khắc phục, hạn chế tối đa hoặc được chấp nhận trong chừng mực nào đó không phải tạo thu nhập mà là vì cân nhắc chi phí. Rủi ro uy tín: Uy tín là tài sản vô hình không thể đo lường được, uy tín giúp cho ngân hàng tạo được sự tín nhiệm với đối tác, có được nhiều khách hàng, nâng cao vị thế. Uy tín là sản phẩm kết hợp giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng phục vụ tốt cho khách hàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Một khi khách hàng đến đặt quan hệ với ngân hàng cảm thấy hài lòng thì từ vị khách hàng đó uy tín của NH nhích dần lên và lan truyền sang người thân, bạn hàng mà ngân hàng không cần quảng cáo tiếp thị sản phẩm nhiều. Đây làvũ khí lợi hại của NH. Rủi ro xảy ra, giảm lòng tin của khách hàng và khách hàng rút tiền hàng loạt trong khi vốn ngân hàng huy động cho vay chưa tới kỳ hạn thu hồi. Ngay thời điểm đo, NH không có nguồn tiền chi trả mất khả năng thanh khoản cuối cùng là phá sản nếu không có được nguồn tài trợ từ NH, TCTD khác nên uy tín của NH có hai mặt và NH luôn giữ gìn và phát huy mặt tích cực. Rủi ro trong hoạt động tín dụng: Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trong thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả được nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Rủi ro TD chịu tác động của nhân tố bên ngoài thuộc môi trường kinh doanh như môi trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật, các biến động tự nhiên lũ lụt, hạn hán, thiên tai, hỏa hoạn,..bên cạnh các nhân tố bên ngoài tác động, còn các nhân tố bên trong thuộc về NH như nhân tố con người, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ,…và cuối cùng thuộc về khách hàng. - Xuất phát từ bản thân ngân hàng: bắt nguồn từ chính sách cho vay thiếu chặt chẽ, quy trình tín dụng rườm rà phức tạp còn nhiều khe hở. Các khoản mục trong hợp đồng tín dụng còn nhiều khoản mục chưa rõ ràng, không ràng buộc được trách nhiệm giữa ngừơi đi vay và NH. Nguồn nhân lưc: cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm trong thẩm định không thu hòi được nợ vay nợ không đảm bảo. - Khách hàng thua lỗ không có nguồn trả nơ; cố ý không hoàn nợ; lừa gạt NH. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG-OCB (ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK) Lí do thành lập và hoạt động: Thế kỷ 20 là thế kỷ đầy biến động gây ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu nói chung và Vịêt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy của những ảnh hưởng đó, nổi cộm nhất là khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh khi khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Thái Lan xảy ra làm suy sụp hàng loạt ngân hàng ở Châu Á kéo theo hàng loạt ngành kinh doanh khác sụp đổ. Nhìn lại một năm trước khi cơn chấn động tiền tệ Châu Á xảy ra, năm 1996 là cột mốc đánh dấu chuyển biến đầu tiên của đất nước, nền kinh tế nước ta dần mở cửa giao lưu hợp tác với thế giới bên ngoài. Trước tình hình này, trong nước gặp không ít khó khăn đặc biệt là sự vỡ nợ ồ ạt của các tổ chức tín dụng, hợp tác xã tín dụng, làm cho dân chúng hoang mang, niềm tin của người dân vào ngân hàng bị giảm sút. Tại thời điểm này, vào ngày 10/06/1996, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông ra đời có tên gọi tắt là OCB (Orient commercial joint stock bank) tọa lạc tại 45 Lê Duẩn, Quận 1, vị trí vô cùng thuận lợi tại trung tâm kinh tế sầm uất, náo nhiệt nhất của thành phố. Ngân hàng thành lập theo giấy phép số1114/GP-VB do UBNTP cấp ngày 08/05/1996 và giấy phép hoạt động số 0061 NH-GP do NNVN cấp ngày 13/04/1996. Khi mới thành lập, với số vốn khiêm tốn là 70 tỷ đồng, Ocb góp phần tạo nên uy tín trong lĩnh vực ngân hàng, giảm bớt tâm lý bất ổn của người dân. Đối mặt với những khó khăn, tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng chung sức cùng ngân hàng vượt qua thử thách, Ban lãnh đạo ngân hàng có bước đi đúng đắn, ngân hàng đã duy trì hoạt động đến hôm nay. Hiện nay, nhờ sự ủng hộ tín nhiệm của khách hàng mà Ocb đã thu được những thành công bước đầu, qua nhiều lần tăng vốn điều lệ, cụ thể là vốn điều lệ tăng lên 200 tỷ đồng (năm 2004), tổng tài sản vượt qua con số 2,000 tỷ đồng Việt Nam. Ngân hàng Phương Đông cũng như bất kỳ ngân hàng thương mại khác, tham gia thị trường là chấp nhận mọi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết có hiệu lực thi hành ngày 10/12/2001 hoàn tất quá trình hội nhập, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, các ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những ưu đãi như ngân hàng trong nước. Điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có ngân hàng Phương Đông. Thông qua hiệp định thúc đẫy mở cửa hội nhập kinh tế mạnh hơn đòi hỏi tính năng động và thích nghi cao hơn của mọi chủ thể kinh tế. Trong thời gian 99 năm hoạt động của mình ngân hàng cố gắng đưa ra chiến lược kinh doanh vừa có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động trong cả nước làm tiền đề phát triển kinh tế. Những năm qua, ngân hàng đã thu được những kết quả sau: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của hệ thống OCB Đvt: (trđ) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng tài sản có 683,500 1,715,000 2,015,000 Tổng nguồn vốn huy động 597,000 1,587,000 2,960,000 Tổng dư nợ cho vay 513,000 1,268,000 2,200,000 Lợi nhuận trước thuế 16,543 28,870 39,290 Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ocb Tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc lưu chuyển tiền tệ đáp ứng cho nền kinh tế nên ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô hoạt động vốn điều lệ tăng lên. Đi đôi với tổng tài sản có của ngân hàng đạt 2,015 tỷ đồng (năm 2004) tăng mạnh so với năm 2003 đạt 1,715 tỷ đồng, tăng tương đối 17.5% (tăng tuyệt đối là 300 tỷ đồng). Hoạt động huy động vốn nhàn rỗi cũng không kém, tăng nhanh qua các năm, nguồn vốn ngân hàng huy động ước tính đạt gần 3,000 tỷ đồng năm 2004 tăng tuyệt đối là1, 373 tỷ đồng, tương đối là 86.5% so với 2003 (năm 2003 là 928 tỷ đồng). Nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh như vậy là do năm 2004 NH phát hành cổ phiếu huy động vốn, thu hút đựơc nhiều nhà đầu tư vì đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng sinh lợi cao ít rủi ro. Năm 2003, tỷ lệ chia cổ tức của NH là12% nên khi dùng kênh phát hành cổ phiếu để huy động vốn được nhà đầu tư tích cực hưởng ứng. Trong thời gian ngắn, ngân hàng đã bán hết lượng cổ phiếu đã phát hành, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ 300 tỷ đồng vào thời gian tới. Các hoạt động nói chung đều mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng tổng dư nợ cho vay đạt 2,200 tỷ. Tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao và ổn định qua các năm cụ thể năm 2004 lợi nhuận trước thuế của NH đạt khoảng 39.29 tỷ đồng tăng 10,420 trđ so với năm 2003 (lợi nhuận trước thuế năm2003 là 28.87 tỷ đồng). Lợi nhuận tăng ổn định là căn cứ đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và của OCB nói riêng. Với đà tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm (2004), nền kinh tế Việt nam cần có công cụ đẫy mạnh sự phát triển mọi mặt xã hội, đó là tín dụng ngân hàng. Chính vì thế mà OCB luôn nhắm đến mục tiêu mở rông thị trường hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng trung gian tài chính của ngân hàng. Ngoài những nghiệp vụ vốn có của ngân hàng như: hoạt động huy động vốn, cho vay, chiết khấu, thanh toán quốc tế (thực hiện nhờ thu, lập và thông báo L/C xuất-nhập khẩu, chuyển tiền, tài trợ xuất-nhập khẩu), dịch vụ trong mua bán nhà (cho các khách hàng cá nhân), chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc, hùng vốn liên doanh liên kết,…Ngân hàng OCB còn thực hiện một số dịch vụ mới như hệ thống chuyển tiền quốc tế Western Union đưa vào hoạt động ngày 21/06/2003. NH quan hệ được nhiều chi nhánh, ngân hàng đại lý như: HSBC, UOB, BHF, CITYBANK,..thu hút khách hàng là kiều bào gửi tiền qua ngân hàng. Gần đây nhất là ngân hàng đang triển khai nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) sẽ đưa vào áp dụng trong thời gian tới, bước đầu tài trợ cho cho các doanh nghiệp trong nước nội địa xu hướng xa hơn nữa là bao thanh toán quốc tế. Qui mô hoạt động: Cơ quan đứng đầu trong toàn bộ hệ thống OCB là hội sở chính, OCB hội sở có hai chức năng chính là trực tiếp kinh doanh và điều hành các chi nhánh trong toàn quốc. Theo báo cáo Ban lãnh đạo tại đại hội cổ đông năm 2004, hiện tại OCB có tổng cộng 16 chi nhánh gồm 6 chi nhánh cấp một là: chi nhánh Bến Thành, Tân Bình, Hà Nội, Trung Việt, Tây Đô, Nguyễn Tri Phương; 10 chi nhánh cấp hai; 4 phòng giao dịch và 2 điểm giao dịch. Mạng lưới của OCB phủ khắp 3 miền của đất nước, giúp cho OCB tăng số lượng khách hàng, giảm bớt chi phí giao dịch đem lại nhiều tiệi ích cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tại quốc gia có dân số trẻ ước tính trung bình trên 82 triệu dân (2004), tốc độ tăng dân số bình quân là 1.44%/năm Nguồn báo cáo ước tính của Tổng cục Thống kê năm 2004 . Hoạt động của ngân hàng ngày càng đi vào thế ổn định và có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia. Năm 2005, OCB tiếp tục mở rộng chi nhánh tại địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, Kiên Giang, Quảng Nam, Huế, Tây Nguyên, nâng số lương nhân viên khoảng trên 350 nhân viên, ngân hàng còn đang tuyển thêm nhân viên mới bổ sung nguồn nhân lực mở rộng chi nhánh. Như vậy, định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng là tăng vốn điều lệ 300 tỷ đồng năm 2005, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tốt nhất nhanh nhất và an toàn nhất cho quý khách hàng. Trong lộ trình gia nhập AFTA, WTO,.. hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là rất quan trọng mà Ban giám đốc ngân hàng đã đề ra là một trong những chỉ tiêu mà OCB được các NHTM, TCTD, NH nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt niềm tin hợp tác. Đầu năm 2005, OCB đáp ứng sự mong đợi của quý khách hàng và hướng tới sự đa dạng sản phẩm dịch vụ, NH đã thực hiện phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa LUCKY ORICOM BANK với nhiều tiện ích, khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi tại các máy ATM của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) và 14 ngân hàng liên minh với OCB. Hơn thế nữa, chủ thẻ có thể giao dịch bằng ngoại tệ chịu chi phí thấp tại các máy ATM của EXIMBANK. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khách hàng khi tham gia giao dịch với OCB, quý khách sẽ được cung cấp các tiện ích tại các máy ATM gần nhất với hơn 3,000 điểm chấp nhận thẻ tại các điểm thanh toán. Không dừng lại ở sản phẩm mới, OCB còn đang khẩn trương thành lập công ty cho thuê tài chính trực thuộc OCB để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng nguồn thu cho ngân hàng. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG– CHI NHÁNH BẾN THÀNH Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phương Đông – chi nhánh Bến Thành (Orient commercial joint stock bank for Ben Thanh branch) Thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, nền kinh tế dần phục hồi, Việt Nam dần hé mở cửa, giao lưu, thu hút đầu tư, khách du lịch từ nước ngoài. Hòa cùng nhịp sống sôi động, trẻ trung, năng động của thành phố, dân số ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu, cảm giác hưởng thụ sau giờ làm việc vất vả của người Sài Gòn càng cao. Trong khi nguồn vốn cung cấp thì quá nhỏ bé so với nhu cầu không giới hạn nên NHTMCP Phương Đông- chi nhánh Bến Thành (OCB-BT) ra đời là tất yếu. Sự góp mặt của chi nhánh Bến Thành (CNBT) trên thị trường tài chính tiền tệ, bơm thêm vốn cho nền kinh tế, làm bớt tình trạng căng thẳng vốn của nền kinh tế. CNBT ra đời theo quyết định 1020/NHTP-2001 do NHNN cấp ngày 24/10/2001 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 13006353CN41 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp ngày 08/01/2002, OCB-BT có điều kiện, vị trí khá tốt để gia tăng hoạt động, được đặt tại 66 Phó Đức Chính, quận 1; nơi có nhiều tiềm năng như: có các mặt giáp với chợ Bến Thành trung tâm quận 1, 5, 3 tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiểu thương, cá nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho tiêu dùng. Từ khi tthành lập đến nay, CNBT liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách hàng lẫn chất lượng dịch vụ. Khách hàng hiện có tại nội thành, ngân hàng chuyển hướng sang khách hàng vùng ngoại thành ven Thành Phố Hồ Chi Minh. Cuối năm 2004, tổng tài sản của ngân hàng là 126,5 tỷ đồng tăng 25% so năm 2003-một con số không nhỏ đối với chi nhánh mới thành lập, tài sản của ngân hàng một phần phản ánh qui mô hoạt động và sự vững mạnh của ngân hàng. OCB-BT tham gia thị trường tiền tệ chịu cạnh tranh của nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trong và ngoài nước, do vậy, OCB luôn phấn đấu nổ lực không ngừng, đưa ra những sản phẩm tốt dịch vụ chất lượng thoả mãn nhu cầu đa dạng của quý khách hàng. Cơ cấu tổ chức hoạt động: Sơ đồ tổ chức: Ngân hàng Phương Đông- Chi nhánh Bến Thành hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thành phố, khu dân cư đông đúc với nhiều ngành nghề khác nhau, để cung cấp hoặc đem sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng thì ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khi khách hàng cần. Hiện tại, chi nhánh bến thành gồm có 27 nhân viên, hình thành 4 phòng ban, được tổ chức theo sơ đồ sau: Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Phòng ban giám đốc - Giám đốc - Phó giám đốc Phòng kế toán - Giao dịch, kế toán -TTQT, ngân quỹ Phòng tín dụng - Thẩm định tín dụng - Đề xuất cho vay Phòng hành chính - Công tác nhân sự - Công nghệ TT Chức năng của các phòng ban: Trước tiên là phòng kế toán và ngân quỹ, phòng này có chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch với khách hàng một phần là huy động vốn cho ngân hàng thông qua nghiệp vụ huy động vốn như nhận mở sổ tiết kiệm (tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo hiểm) cho khách hàng, mở và giao dịch trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Giao dịch viên còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, mua bán ngoại tệ cho các đối tượng mà ngân hàng được phép, tiếp nhận khách hàng làm thẻ ATM, thanh toán qua ngân hàng cá uỷ nhiệm thu , ủy nhiện chi. Đồng thời, nhân viên ngân quỹ còn nhận thu tiền gốc và lãi của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, chi lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với khách hàng; kết hợp với phòng tín dụng tiến hành giải ngân cho khách hàng khi thủ tục vay hoàn tất và được duyệt thông qua sự trợ giúp của bộ phận ngân quỹ. Nhằm đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế chuyên về dịch vụ nhờ thu, lập L/C, chuyển tiền quốc tế , để hoạt đông ngân hàng thêm chặt chẽ, bộ phận kế toán còn nhiệm vụ in sao kê, lập và bảo lưu chứng từ. Tiếp theo là phòng tín dụng, bộ phận này có 7 nhân viên làm việc độc lập, thực hiện tất cả công việc từ khâu tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định, đến hoàn tất thủ tục vay. Trưởng phòng tín dụng luôn nắm bắt tình trạng cấp tín dụng cho khách hàng, phân công cán bộ tín dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ vay vốn theo khả năng của từng nhân viên. Khâu thẩm định tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng vì qua khâu này, cán bộ tín dụng căn cứ lập tờ trình đồng ý cho vay hoặc bác đơn xin vay của khách hàng. Tùy theo giá trị số tiền bên vay muốn vay mà nhân viên, trưởng phòng hoặc hội đồng tín dụng cùng thẩm định khách hàng. Nói cho cùng, hoạt động cho vay là hoạt động sinh lợi lớn cho ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng nên thẩm địch khách hàng đóng vai trò quan trọng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín dụng. Bộ phận không thể thiếu làphòng hành chánh kiêm công nghệ thông tin, phòng này vừa có chức năng đánh giá tác phong làm việc của nhân viên, kiểm soát các hoạt động về nhân sự (nghỉ phép, tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi, nghỉ mát,…), vật dụng văn phòng. Bộ phận công nghệ thông tin chuyên xử lý các vấn đề về máy móc, thiết bị và hệ thống mạng khi có sự cố, cài đặt, viết chương trình dùng trong nội bộ hệ thống ngân hàng và bảo mật thông tin cho khách hàng của ngân hàng. Bộ phận đứng đầu trong hoạt động chi nhánh là phòng Ban giám đốc, Giám đốc và Phó giám đốc thay thế nhau trong việc kiể m tra mọi hoạt động ngân hàng ớ từng phòng ban, chỉ đạo thực hiện khi có thắc mắc của nhân viên, chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi những vấn đề phát sinh vượt qua quyền hạn của các phòng ban thì ban giám đốc sẽ cùng giải quyết đưa ra biện pháp tốt nhất có lợi cho ngân hàng vừa có lợi cho khách hàng. Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đây là người đưa ra chiến lược mục tiêu cho ngân hàng chi nhánh, chuyển giao thông tin nội bộ từ hội sở để chi nhánh thực hiện. Kết quả hoạt động kinh doanh Mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong một thời gian đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu nhưng vẫn không thể thiếu khi đánh giá qua kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời ký nhất định (tháng, quý, năm). Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của ngân hàng vào cuối năm để đánh giá tổng thể hoạt động của ngân hàng. Đối với OCB-BT, nhờ nỗ lực làm việc của tập thể nhân viên nhân hàng đến nay ngân hàng đã đạt được những thành tựu khích lệ. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh Đvt: triệu đồng (trđ) Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 Mức tăng năm 2004/2003 Số tiền Tốc độ tăng (%) Doanh thu 10,786 12,376 15,040 2,664 21.53% Chi phí 6,324 8,543 11,188 2,645 30.96% Lợi nhuận trước thuế 4,462 3,833 3,852 19 0.50% Nguồn tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của CNBT . Bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận (LN) của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Bắt đầu năm 2003, LN ngân hàng tăng ít do chi nhánh tăng chi phí tiếp thị sản phẩm ngân hàng, nhận phân bổ chi phí từ hội sở. Riêng trong hai năm 2003 và 2004, LN nhuận tăng tương đối ổn định, cụ thể là lợi nhuận tăng 19 triệu đồng, tăng tương đối là 0.5%. Mức tăng LN này chịu tác động bởi nhân tố doanh thu và chi phí. Phân tích doanh thu: Chi nhánh Bến Thành thành lập không bao lâu nhưng đạt được mức doanh thu khá cao, doanh thu chi nhánh tăng 2,666 triệu đồng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ tăng doanh thu là 21,5%, do nhiều nguyên nhân: ­ Ngân hàng cho vay nhiều hơn nên tổng dư nợ cho vay tăng và hoạt động thu lãi cho vay tăng theo. Bảng 2.3: Doanh thu các hoạt động của ngân hàng Đvt: trđ Chỉ tiêu Năm 2003 2004 Tỷ trọng/Tổng thu Thu về hoạt động tín dụng 12,186 14.779 98.3% Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 76.7 175,7 1.2% Thu về hoạt động khác Cộng 113.3 85,3 0.5% Kinh doanh ngoại tệ 12.3 24 ­ Thu khác 101 61,1 ­ Tổng thu 12,376 15.040 100% Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng Từ bảng số liệu trên, doanh thu của chi nhánh tăng chủ yếu là thu trong hoạt động tín dụng chiếm 98.3% tổng thu, năm vừa qua thu lãi cho vay đạt 14,779 trđ tăng 21,3%, ứng vơi 2,593 trđ. Do NH tăng vốn điều lệ từ khi mới thành lập là 70 tỷ đồng sang 2003 là 200 tỷ đồng, nên CNBT có nguồn vốn cho vay mở rộng thị phần trong khắp cả nước, thêm vào đó hạn mục tín dụng của ngân hàng đa dạng về số lượng, khách hàng cũng có uy tín và thiện chí trong vay và trả nợ NH. Tổng dư nợ cho vay năm 2004 có 0.6% là nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu . Vì vậy mà ngân hàng thu được vốn và lãi nhiều hơn. Những sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khác hàng bao gồm:cho vay trả góp mua nhà, sữa chửa nhà, cho vay trả góp mua xe ô tô, cho vay nâng cao chất lượng cuộc sống, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho vay tiêu dùng, du học, bảo lãnh thanh toán. Nhờ chính sách tín dụng tương đối thông thoáng, phục vụ tư vấn tận tình của nhân viên tín dụng mà khách hàng đến với NH nhiều hơn, đủ mọi thành phần kinh tế từ có thu nhập cao đến thu nhập trung bình. Sự thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng còn chịu ảnh hưởng của chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng. CNBT phân thành nhiều lớp khách hàng để mỗi khách hàng sẽ có chính sách lãi suất riêng, phù phản ánh đúng điều kiện thực tế của khách hàng trên cơ sở lãi suất thoả thuận. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hoạt động sản suất kinh doanh (SXKD) được nhà nước khuyến khích, tạo mọi đều kiện để quật dậy nền kinh tế trong nước, các doanh nhiệp lần lượt ra đời đa phần là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, đạt hiệu quả sản xuất nên có nhiều khả năng trả nợ NH, vừa có thu nhập trang trãi cho chi phí SXKD, TM-DV (thong mại-dịch vụ) của mình. Riêng đối với cá nhân, khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì mức thu nhập của công nhân viên sẽ khá hơn và có điều kiện để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí bằng nguồn vốn NH khả năng tìm đến tài trợ từ NH nhiều hơn. Những vướng mắt từ Luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi bổ sung phù hợp với điều kiện mới, cho phép OCB tham gia kinh doanh ngoại tệ (thu mua, bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ) cho công dân Việt Nam, du khách nước ngoài có nhu cầu nắm giữ một phần trong tổng doanh thu của chi nhánh tạo thêm lợi nhuận cho NH. Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) được triển khai trong năm 2004, chiếm tỷ trọng 1.2% tổng doanh thu, sự có mặt của dịch vụ này góp thêm tiếng nói trên thị trường tiền tệ. Mặc dù dịch vụ này triển khai sớm ở hội sở, mới đưa vào thực hiện ở CNBT không đầy một năm với các hoạt động chính là chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, tín dụng chứng từ,.. được giới kinh doanh, doanh nghiệp biết đến. OCB-BT có thêm dịch vụ này là rất cần thiết vì khi tiến trình tự do hóa, mô hình công ty đa quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) phát triển mạnh thì dòng vốn đầu tư di chuyển theo hai hướng: nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều hơn, đầu tư trong nước mở rộng thị trường khu vực xa hơn là trên toàn cầu. Lúc này, đồng tiền giao dịch không chỉ đơn thuần là một hai hai loại tiền nữa mà là nhiều loại ngoại tệ mạnh khác. Chức năng thanh toán quốc tế phát huy tác dụng mang lại lợi ích cho NH với chi phí thấp nhất, rủi ro nhỏ nhất có như vậy mới phân tán được rủi ro tín dụng trong hoạt động NH. Phân tích chi phí: Doanh thu mà ngân hàng có được phải bỏ ra một cho phí nhất định bao gồm chi trong huy động vốn của ngân hàng, khoản chi này lớn nhất trong tổng chi phí. Huy động vốn tăng thì chi phí này tăng theo, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi của khách hàng (Việt Nam đồng và ngoại tệ). Lãi suất huy động của tiền đồng chịu ảnh hưởng lãi suất của đồng đôla Mỹ, khi lãi suất đôla Mỹ tăng thì ngân hàng trung ương (NHTW) có chính sách lãi suất huy động bằng tiền đồng tăng để huy động nội tệ ngăn chặn tình trạng đôla hoá khiến đồng tiền trong nước tăng giá hoặc giảm giá quá mạnh so với USD. Từ năm 2001 đến 2004, Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục điều chỉnh lãi suất, thực hiện chính sách đồng đôla mạnh sang đồng đôla yếu dẫn đến tình trạng trong suốt năm 2001 lãi suất USD giảm 6.00% còn 1.75% Nguyễn Đức Hoàn, (2005), Bảng diễn biến các đợt đều chỉnh lãi suất của FED qua các năm, Thời báo Kinh tế Việt nam năm 2004-2005, trang 36 , NHNN đều chỉnh lãi suất giảm 0.75% còn 0.6%, trong sáu tháng cuối năm 2004 lãi suất USD biến động tăng 1.25% -2.25%. NHTW cố gắng giữ nguyên lãi suất 0.65% tránh biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Lãi suất trong nước luôn chịu tác động của chính sách lãi suất của FED, chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng thay đổi không ngừng, tăng qua các năm, trong năm 2004 chi cho hoạt động huy động vốn là 11,188 triệu đồng (kể cả chi trả lãi cho tiền gửi bằng ngoạt tệ đã quy đổi bằng ra nội tệ) tăng 2,945 triệu đồng, tăng ._.tương đối 34.5% (năm 2003 là 8,543 triệu đồng). Các khoản chi khác trong tổng chi như chi hoạt động khác, chi lương công nhân viên, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng theo là đương nhiên nhưng luôn ở mức dưới 10% là hợp lý. Nhìn chung, chi phí cho huy động vốn chiếm 80% trong tổng chi phí của ngân hàng là hơi cao, ngân hàng nên có biện pháp giảm bớt chi phí huy động vốn mà vẫn giữ được khách hàng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chi phí huy động vốn tăng đem lại áp lực làm cho LN của ngân hàng không tăng, tăng ít như phân tích lợi nhận ở trên. Do vậy, giảm chi phí trong thời gian ngắn không dễ dàng thực hiện, thông thường khách hàng rất quan tâm đến tiền lãi mà khách hàng nhận được khi gửi tiền chứ không quan tâm đến những lợi ích khác mà họ được hưởng. Chiến lược phát triển của CNBT trong thời gian sắp tới: Phát huy những kết quả đạt được năm 2004, sang năm 2005 OCB-BT có nhiều chiến lược kinh doanh mới để thực hiện được mục tiêu đề ra là đẫy nhanh hoạt động huy động vốn hơn nữa để giảm bớt chi phí vay từ hội sở, các TCTD, NHTM khác vì chi phí huy động thấp hơn chi phí đi vay tạo đầu vào ổn định cho ngân hàng. Một chiến lược nữa là xây dựng được thương hiệu riêng cho OCB-BT tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng làm sao khi nhắc đến CNBT khách hàng nghĩ đến cho vay tiêu dùng đặc biệt là cho vay chợ, nơi tài trợ tín dụng ngắn vàtrung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các tổ chức cá nhân khác có nhu cầu. Việc tích cực tìm kiếm tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm ăn có hiệu quả thu hồi được vốn nhanh và các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với qui mô hiện tại của NH đang được NH thực hiện. Tuy vậy, khách hàng truyền thống vẫn được ngân hàng luôn chú ý chăm sóc vì đây là lượng khách hàng có mức độ tín nhiệm cao, đem lại nguồn thu lớn cho NH, với phương châm Phương Đông chăm sóc khách hàng cũ để có khách hàng mới nên NH xem khách hàng cũ là thành phần quan trọng luôn cố gắng phục vụ khách hàng tốt nhất. Trong năm 2005, NH phấn đấu đạt được mức huy động trên 70,000 triệu đồng từ các thành phần kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và NT của khách hàng cá nhân (KHCN), khách hàng doanh nghiệp (KHDN) thêm vào đó là của các TCTD. NH đưa ra các thêm các biện pháp chính sách duy trì khách hàng cũ thu hút khách hàng mới để mở rộng huy động vốn và cho vay. Đối KHCN, khách hàng chợ có các món vay hoặc gửi tiền nhỏ nhưng với số lượng vay rất lớn cũng nằm trong mục tiêu mà NH nhắm đến. Thành phố HCM nơi có tiềm năng lớn, nhu cầu vốn đa dạng cho mọi thành phần kinh tế, thấy được lợi thế này ngoài việc tập trung vào thị trường nội thành, trung tâm TP, NH còn mở rộng sang các vùng lân cận như Củ Chi, Bình Chánh,.. Hoạt động NH càng vững mạnh là một ưu thế cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế, tài chính tiền tệ, bản thân NH phải tự đổi mới mình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng hơn dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây là chỗ dựa vững chắc khi nền kinh tế mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hoạt động NH là hoạt động luôn chịu nhiều sức ép chỉ cần một tác động nhỏ có thể gây khó khăn trong thu hồi nợ vay, giảm uy tín NH mà vấn đề khó khắc phục nhất là thu hồi nợ vay đúng hạn trong hợp đồng tín dụng, công việc quản lý, đốn đốc theo dõi hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng luôn được thực hiện giám sát chặt chẽ công tác cho vay và thu hồi nợ vay, xử lý nợ tồn động năm 2003 làm trong sạch bảng cân đối tài sản của NH. Như vậy trong thời gian qua, OCB luôn hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để có được tăng trưởng huy động vốn và cho vay, mở rộng thêm sản phẩm dịch vụ mới,..nhanh chóng nhận được chứng nhận ISO 9001, khơi dậy lòng tin khẳng định đẳng cấp ngân hàng trong khách hàng. Còn OCB-BT luôn nổ lực, cố gắng không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đem lại tiện ích cho khách hàng vừa đáp ứng được chủ trương phát triển kinh tế, phát huy hiệu quả hoạt động của OCB-BT, đa dạng hoá các loại hình tín dụng, sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu rủi ro đem lại thu nhập ổn định cho NH. . III.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI OCB-BT Hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố HCM Dân số trên địa bàn Thành phố HCM gia tăng cùng với nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống con người cũng gia tăng không có giới hạn, những sản phẩm, dịch vụ truyền thống phục vụ cho cuộc sống phải được cải tiến hơn nữa đồng thời sản phẩm, dịch vụ mới ra đời làm cho con người cảm thấy tiện nghi thoải mái hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước về đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, trong thời gian ngắn các công ty SXKD, TMDV-DL đua nhau thành lập trong đó có cả những công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ chính sách đầu tư nới lỏng, kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư khai thác tốt thông tin trong việc đăng ký kinh doanh, giảm đáng kể thời gian đi lại cho nhà đầu tư và sự thông thoáng của Luật danh nghiệp, nhờ vậy mà doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng cao. Ở thành phố HCM, phòng tiếp nhận và đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã quá tải vì lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cao, thời điểm 2003-2004 chỉ khoảng 300-400 khách hàng/ngày. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 500 khách hàng đến tìm hiểu và đăng ký thủ tục kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, cả nước ta có khoảng 50.000 DN đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 105.000 tỷ đồng và như thế sát cánh với DN là có mặt của NH vừa là nhà đầu tư vừa là nhà tài trợ không thể thiếu đề đảm bảo cho hoạt động SXKD cá nhân, doanh nghiệp. Đây là thị trường tiềm năng để NHTM nhảy vào cuộc chơi nhất là sau khi Việt Nam được công nhận là điểm đến an toàn trong năm 2003 thì cả nước thu hút rất nhiều nguồn đầu tư khác nhau từ các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước tranh thủ được nguồn viện trợ, vốn vay giá rẻ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài, nước ta tạo được khả năng thu hút, tiềm kiếm cơ hội đầu tư từ nước ngoài cho những dự án mà DN trong nước không có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện. Riêng trên địa bàn thành phố HCM khởi đầu thế kỷ 21 thật ấn tượng, biểu hiện rõ nét qua số lượng DN thành lập từ 2000-2004: Bảng 2.4: Tóm tắt số lượng DN thành lập qua các năm Đvt: DN Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng doanh nghiệp 4,600 6,000 7,000 8,572 10,200 Tốc độ tăng 30.4% 16.7% 22.5% 19% Nguồn: Thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2004 DN mới thành lập tăng đều qua các năm, tuy tốc dộ tăng có chậm về số tương đối nhưng tăng tuyệt đối rất nhanh cụ thể trong năm 2004 DN thành lập tăng 1,628 DN (10,200-8,572). Với đà tăng trưởng như trên, dựa vào vốn đăng ký kinh doanh không đủ cho DN đi vào hoạt động, phát triển để tạo ra lợi nhuận. Song hành cùng DN còn có các cá nhân cũng cần vốn để phục vụ cho sinh hoạt, chi tiêu cho bản thân gia đình. Do xã hội phát triển mức sống con người càng cao, nhu cầu gia tăng theo thời gian, khi đó các NHTM chỉ đáp ứng khoảng 50- 60% nguồn vốn cho người dân, vì thế mà nguồn vốn đang rất thiếu thốn, thị trường tín dụng cho các đối tượng còn khá trống trãi chưa cung ứng đầy đủ, kịp thời so với nhu cầu khát vốn của nền kinh tế. Từ những phân tích trên, thị trường tp HCM là thị trường rất tiềm năng với dân số trung bình trên 7 triệu dân Theo cục Thống kê dân số cho OCB-BT, có nhiều khe hở nhảy vào hoạt động chiếm lĩnh thị trường, đưa sản phẩm của NH mình đến với người tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh với các NHTM khác để vừa mở rộng địa bàn họat động tạo vị thế vững vàng trong nước cũng như trên trường quốc tế. Hoạt động huy động vốn Vai trò là tổ chức tài chính trung gian hoạt động dự trên nguồn vốn vay mượn trong nền kinh tế, nghiệp vụ tạo nguồn của NH là không thể thiếu trong hoạt động của NH. Có nguồn NH mới thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Nếu không có đầu vào thì nguồn đâu để NH cho vay lấy lời đảm bảo hoạt động bên trong. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, vừa qua NH thu được kết quả sau: Bảng 2.5: Tóm tắt hoạt động huy động vốn Đvt: trđ Chỉ tiêu Năm 2003 2004 Mức tăng 2004/2003 Tỷtrọng/NVHĐ năm 2004 Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán 1,350 1,434 84 6.22% 3.49% Tiền gửi có kỳ hạn 905 4,629 3,724 411.49% 11.28% Tiền gửi tiết kiệm Cộng 11,120 34,969 23,849 214.47% 85.22% Bằng VNĐ 8,140 31,709 23,569 289.55% 77.28% Bằng NT 2,980 3,260 280 9.40% 7.95% Tổng nguồn vốn huy động 13,375 41,032 27,657 206.78% 100.00% Nguồn: Báo cáo nội bộ OCB-BT. Từ bảng tóm tắt hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động tăng mạnh, tổng nguồn vốn huy động tăng 206.8% trong 2004, hơn năm 2003 là 27,657 trđ. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm do các nguyên nhân sau: Các cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi tiết kiệm chiếm 85.2% trong tổng số, nhiều khách hàng dùng kênh gửi tiết kiệm vì kênh này có rất nhiều thuận lợi cho khách. Thứ nhất là nơi bảo quản tiền an toàn cho khách hàng, ngăn được hư hao mất mát; thứ hai mang lợi nhuận cho khách hàng qua tiền lãi tiết kiệm định kỳ hoặc cuối kỳ. Khách hàng đến gửi tiền thông thường là khách hàng ở tuổi trung niên gửi tiền để dành, tiền hưu trí, hay là tiền nhận được từ người thân ở nước ngoài,..vị trí của NH tiện cho việc đi lại nên dễ dàng huy động được dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ đó, NH sẽ huy động được nhiều tiền hơn phục vụ tốt hơn cho việc cấp tín dụng mà NH đang lo ngại đến nguồn vốn để cho vay. Nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động mạnh mẽ của lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hai năm trở lại đây ở mức khá cao, các NHTHM có tiềm lực tài chính mạnh ra sức hút vốn về phía mình bằng lãi suất ưu đãi, đua ra mức lãi suất hấp dẫn kèm theo là các chương trình khuyến mãi tiền gửi với các giải thưởng lới gây chú ý cho khách hàng. Trước thực tế đáng lo ngại, CN-BT chịu rất nhiều sức ép chịu tác động mạnh của chính sách lãi suất của NHNN vừa cạnh tranh với NHTM khác thu vốn về cho ngân hàng. 2. Tình hình cho vay, thu nợ: 2.1 Tình hình cho vay: Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Mức tăng năm 2003/2002 Mức tămg năm 2004/2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn Cộng 35,450 44,170 52,930 8,720 24.60% 8,760 19.83% VNĐ 33,600 40,770 49,500 7,170 21.34% 8,730 21.41% NT 1,850 3,400 3,430 1,550 83.78% 30 0.88% Cho vay trung hạn 38,500 55,900 70,400 17,400 45.19% 14,500 25.94% Cho vay dài hạn 5,250 7,080 6,440 1,830 34.86% -640 -9.04% Tổng cho vay 79,200 107,500 129,770 27,950 35.29% 22,620 21.11% Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cho cuộc sống người dân càng được cải thiện và nâng cao, bởi vậy nhu cầu vốn không thể thiếu đối với dân chúng tại địa bàn đông dân, hoạt động nhộn nhịp mang vóc dáng của trung tâm kinh tế bậc nhất của cả nước về thu nhập cũng như thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế được xem là nghĩa vụ của NH và quyền lợi của NH. Bảng 2.6: Tóm tắt tình tình cho vay và biến động qua các năm Đvt: trđ Nguồn: Tổng hợp cáo của OCB-BT Tổng dư nợ cho vay gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động, năm 2004, tổng dư nợ cho vay của NH đạt 129,770 trđ trđ tăng 21%so năm 2003 (107,500trđ). Tốc độ tăng giảm so 2003 nhưng tốc độ tăng tín dụng ổn định qua các năm đây là bước khở sắc cho CNBT, việc ngân hàng chuyển hướng sang phát triển chiều sâu nên kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp tín dụng làm hạn chế cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế. Dư nợ cho vay tăng nhanh từ năm 2002-2004, năm 2002 dư nợ chỉ có 79,200 trđ, dư nợ lần lượt tăng 107,500 trđ đến 129,770 trđ năm 2004. Tốc độ tăng 21% là do trong hai năm 2003, 2004 Thành phố tổ chức nhiều hội nghị, phong trào thể thao lớn đặc biệt là dư âm của Seagames 22 vừa qua, nhu cầu chi tiêu của người thành phố lớn hơn mức bình thường. Cá nhân thì cần vốn cho tiều dùng, mua sắm, du lịch, mở mang cơ sở phục vụ cho khách trong nước và ngoài nước còn tồ chức doanh nghiệp thì gia tăng sản xuất nhiều hơn nữa cung cấp đủ hàng hoá dịch vụ cho khách hàng trước, trong và sau Festival thì tp HCM nơi tập trung du khách các tỉnh đổ về, khách du lịch đến tham quan mua sắm chào mừng Seagames 22. Các hoạt động này góp phần lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng, Vì thế mà tín dụng của OCB-BT luôn tăng trưởng dịp này là cơ hội tốt cho khuếch trương thương hiệu của chi nhánh. Hơn nữa, nền kinh tế đang phát triển tốc độ tăng tưử«ng GDP khá cao trên 7%/năm, dự đoán sẽ tăng trên 8% năm 2005. Tiềm lực kinh tế vững mạnh động lực gia tăng thu nhập từ 400 USD ước tính năm 2004 đạt 552 USD/người/năm Phạm Hoàng, (2005), GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo giá thực tế, Vietnam economic times 2004-2005, trang 63. . Chỉ tiêu Năm 2004 Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 52,930 40.79% Cho vay trung hạn 70,400 54.25% Cho vay dài hạn 6,440 4.96% Tổng dư nợ cho vay 129,770 100.00% 4.96% 40.79% 54.25% cho vay ngắn hạn cho vay trung hạn cho vay dài hạn Hình 2.2: Biểu đồ biểu thị tỷ trọng dư nợ cho vay năm 2004 Bảng 2.7 : Trích từ số liệu bảng 2.6 Từ biểu đồ trên, cho vay theo các thời hạn khác nhau đều tăng tuy không tăng đồng đều nhưng khẳng định thị phần cho vay của NH, qui mô tín dụng được mở rộng vào đối tượng cho vay. Cho vay trung hạn chiếm tỷ trong lớn nhất trong tồng dư nợ của chi nhánh, chiếm 54.25% (70,400 trđ năm 2004), NH thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra là tăng cường mở rộng tín dụng trung hạn giảm bớt tình trạng căng thẳng tài chính cho khách hàng lúc nào cũng lo lắng về nợ vay ngân hàng. Chính sách này, NH được nhiều đốt tượng đồng tình tham gia, vì khoản thời gian từ 1 đến 5 năm rất thích cho người có thu nhập trung bình hoặc người có thu nhập cao vay món lớn để mua nhà hoặc sữa chữa nhà. Tín dụng ngắn hạn chiếm 42.33%, phân tán được rủi ro cho ngân hàng, tín dụng này có ưu điểm là lãi suất thấp, vay trong thời hạn dưới 1 năm thích hợp cho đối tượng có thu nhập ổn định có khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Cuối cùng là cho vay dài hạn, khoản vay này có rủi ro nhất cho ngân hàng, bên cạnh thời hạn cho vay dài chỉ cần biến động nhỏ là NH không thu đủ nợ gốc và lãi cho vay, số tiền cho vay thường là rất lớn dùng tài trợ cho các dự án, công trình khả thi và hoạt động hiệu quả. Quyết định cho vay dự án là NH chấp nhận rủi ro lớn rất nhiều so với vay ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tín dụng trung hạn không có nghĩa là NH hạn chế cho vay ngắn hạn mà do đặc điểm của tín dụng ngắn hạn là thời hạn vay ngắn, các khoản vay được quyết toán trong năm tài chính NH thu hồi nợ đến hạn còn lại là các khoản đang trong hạn phải được chuyển sang năm sau. Do vậy, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ NH. Phân tích tín dụng ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2004/2003 (19.83%) giảm 2003/2002 (24.6%); xét về số tuyệt đối thì tăng 8,760 trđ (=52,930-44,170 trd). Nhận định chung về dư nợ cho vay ngắn hạn tại CNBT tăng trưởng cao, mức tăng 2004/2003 là 19.83% (8,760 trđ) phản ánh nhu cầu vốn của cư dân là rất cao, do một mặt chính phủ khuyến khích dân chúng tiêu dùng nhiều bằng cách cho cán bộ công nhân viên làm việc trong một số ngành nghỉ thứ bảy, chủ nhật kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài dành thời gian mua sắm, giải trí kích thích các công ty xí nghiệp gia tăng số lượng nâng cao chất lượng ngành sản xuất kinh doanh, thương mại-dịch vụ vừa cạnh tranh vừa tăng GDP cho đất nước. Mức lương trung bình các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chính phủ điều chỉnh nâng thêm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, còn khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn mà chủ đầu tư cần. Dân cư gia tăng chi tiêu, DN tăng cường SXKD đòi hỏi chi phí lớn rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi hết ngoài nguồn vốn tự có như việc bổ sung vốn kinh doanh. Nguồn vốn này các chủ đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,..đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ trong một chu kỳ SXKD, do vậy, để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi vay thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình SXKD là cần thiết. Trong vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống cũng vậy, bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập khác nên khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào mà tức thời không có đủ khả năng tài chính trong nhất thời có thể là 12 giờ, 24 giờ, 1 tháng, 3 tháng, ..đến dưới một năm thì khách hàng nghĩ ngay đến ngân hàng. Trong cho vay ngắn hạn, chi nhánh cho vay chủ yếu là vay tiêu dùng (mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng ,..), vay bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh, mua phương tiện chuyên chở hàng hoá chủ yếu là ôtô tải. Thành phố là nơi đống đô nhiều trung tâm giáo dục trong và ngoài nước, doanh nghiệp, chợ đầu mối nên cung cấp cho công chúng nhiều sản phẩm giá rẻ tạo thời cơ mua sắm tiêu dùng, bởi vậy nhu cầu vốn ngắn hạn không thể thiếu, dư nợ cho vay ngắn hạn của Ocb-BT tăng nhanh trong năm vừa qua. Ngoài nguồn vốn ngắn hạn bằng Việt Nam đồng, chi nhánh BT còn cho vay bằng ngoại tệ cho doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2003, dư nợ ngoại tệ đạt 3400 trđ tăng đột biến 83.78% so với 2002, tăng tuyệt đối 1,550 trđ (tính theo tỷ giá đã quy đổi), con số này chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.01% trong cơ cấu dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD tại tpHCM (dư nợ ngày 31/12/2003 là 31,500 Nguyễn Đức Hoàng, (2005), Cơ cấu dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của các NHTM và TCTD tại tp HCM, Kinh tế Việt Nam 2004-2005, trang 37. tỷ đồng) bước sang 2004 cho vay có tăng nhưng rất chậm chỉ tăng thêm 30 trđ. Trong năm 2002-2003, nền kinh tế Mỹ dần phục hối sau sự kiện 11/09/2001 nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá cho sản suất trong nước tăng cao, du lịch nước ngoài được mở cửa trở lại. Hiệp định thương mại khai thông quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Mỹ cộng thêm một số ưu đãi của chính phủ Mỹ dành cho VN, cần ngoại tệ là chính đáng. Ngoại tệ cho vay năm 2004 không tăng là bao, chịu hệ lụy của chiến tranh Iraq hậu quả là ta mất đi một lượng khách hàng dẫn đến không có nguồn thu từ xuất khẩu, biến động tăng tỷ giá VND/USD tạo tâm lý e ngoại vay bằng ngoại tệ mà đến hạn thanh toán tỷ giá lại tăng, người vay tốn thêm chi phí biến động tỷ giá xảy ra. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), dịch cúm gia cầm xảy ra liên tiếp tác động xấu đến xuất khẩu không có ngoại tệ thu vào, doanh nghiệp lại không dám đương đầu với rủi ro làm sao dám vay thêm ngoại tệ. Do đó, dư nợ bằng Việt Nam Đồng chiếm 93.5% (=49,500/52,930), đóng vai trò chủ đạo trong cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng mở rộng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT) như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền bằng ngoại tệ,… Phân tích tín dụng trung và dài hạn Cấp tín dụng trung hạn của OCB-BT là 70,400 trđ tăng 14,500 trđ so với 2003, tốc độ tăng khoản 25.94% giảm nhiều so với tốc độ tăng năm 2003 so 2002 là 45.19%, loại tín dụng này được NH đầu tư phát triển mạnh là do NH thiết kế sản phẩm thích hợp cho từng đối tượng khách hàng phù hợp với khả năng trả nợ. Các món vay tuy nhỏ dưới 50 triệu đồng, nhưng đối với người có thu nhập trung bình thì đó là một số tiền khá lớn mà khả năng chi trả lại có hạn, nếu vay ít hơn không đủ nhu cầu tín dụng cho khách hàng, sản phẩm vay trung hạn là sự lựa chọn tốt nhất cho cả ngân hàng và khách hàng. Thời hạn vay trên 12 tháng để khách hàng có thời gian trả góp số tiền vay giảm dư nợ vay cho chính bản thân vừa có đủ nguồn tài chính chi tiêu cho sinh hoạt gia đình không bị gò ép vì khoản nợ, vả lại lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thời hạn vay, đối tượng khách hàng, số tiền mà khách hàng muốn vay,..mức thu nhập hiện nay có tăng cao, mức thu nhập trung bình chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tiện ích của dân nhập cư rất cao tiền tiết kiệm không đù chi tiêu cho việc mua nhà ở, mua ti vi, tủ lạnh, …nâng cao đời sống. Ngoài cho vay ngắn hạn như trên thì cấp tín dụng dài hạn đảm trách nguồn thu lớn cho NH, món vay trung hạn được khách hàng ưu chuộng do thời gian trả nợ còn co giãn, giảm nhẹ tâm lý nợ cho khách hàng. Gần đây, do NH chú trọng đến các khoản vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng tiền vay trung hạng tăng theo số lượng DN thời gian này giúp cho DN dàn trãi chi phí vay, đầu tư vào một số tài sản cố định có chi phí thấp như phương tiện vận chuyển, hệ thống máy vi tính, bàn ghế văn phòng,… Cho vay trung hạn gồm các thành phần khác nhau gộp lại trong hai đối tượng sau là cho vay doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng doanh nghịêp chiếm 9.3% trong tín dụng trung hạn trong đó cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 8.6%, tăng hơn so với năm 2003 (năm 2003 là 3.7%). Hoạt động cấp tín dụng này tăng do các doanh nghiệp, công ty cổ phần làm ăn có lãi, có trách nhiệm trong khoản nợ vay, chịu trách nhiệm trong tài sản của công ty. Nếu có phát sinh nợ khó đòi thì việc giải quyết hậu quả ít gặp rắc rối hơn so với doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn tài sản của mình, phần trách nhiệm này còn liên quan đến nhiều quy định như luật đất đai, luật hôn nhân gia đình, luật thừa kế tài sản,.. Dư nợ dài hạn có tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay của NH khoảng 3.4%, chứng tỏ tín dụng dài hạn ngân hàng rất ngại đầu tư vào có nhiều lý do như lãi suất tín dụng dài hạn cao tìm kiếm khách hàng khó khăn hơn, DN thường có quy mô hoạt động lớn, nguồn vốn đủ đảm bảo trả nợ NH khi làm ăn thua lỗ kém hiệu quả, về phía NH thì thu hồi vốn chậm (thời hạn trên 5 năm) làm đóng băng tiền khi NH quyết định đầu tư vào lĩnh vực khác. Hơn nữa, do nguồn vốn và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng có hạn nên khâu thẩm định dự án lớn cần được quan tâm. Ngân hàng sử dụng nguồn dài hạn để đầu tư vào cho vay hợp vốn với các ngân hàng thương mại khác giảm nhẹ rủi ro cho ngân hàng. Nguồn đầu tư này của ngân hàng tăng trên 50% trong 2004, mức cho vay đạt 7,080 trđ. Huy động nguồn dài hạn gặp phải khó khăn hơn huy động nguồn ngắn và trung hạn trong dân chúng e ngại về thời gian, lãi suất, lạm phát,..trước biến động không ngờ của nền kinh tế. Cách đầu tư hiệu quả cho NH có mức vốn khiêm tốn là khai thác tiềm năng sẳn có, tiếp thị sản phẩm ngân hàng đến khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động để có khách hàng mới, củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, cách thức phục vụ khách hàng chu đáo ân cần hơn sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Nhìn chung, năm 2004 đứng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động của các NHTM trong nhiều lĩnh vực nhất là diễn ra trong phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ hiện đại trong dân cư và cung cấp tín dụng cho DN, hoạt động tín dụng của CN-BT nâng lên một tầm vóc mới tiếp tục chương trình hoạt động là nguồn tài chính đáng tin cậy cho khách hàng. ² Anh hưởng của lãi suất cho vay đến hoạt động tín dụng của CNBT Gây chú ý cho khách hàng nhiều nhất là lãi suất, lãi suất ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động ngân hàng, là công cụ phát huy sức mạnh của ngân hàng trong cho vay cũng như huy động. Dựa vào lãi suất ngân hàng sẽ hút vốn về phía mình hoặc bị chảy vốn sang nơi khác. Lãi suất trong nước chịu tác động của chính sách lãi suất các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ, qua nhiều lần thay đổi lãi suất của Fed, chính sách lãi suất của NHNN thay đổi thích ứng với tình hình mới. Do đó nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính cho chi nhánh nên nhiều lần OCB-BT thay đổi lãi suất tiền gửi: Bảng 2.8: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có hiệu lực ngày 01/03/2005 Đvt: % Chỉ tiêu Không kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 9 tháng 18 tháng 24 tháng VNĐ (%/tháng) 0.25 0.67 0.70 0.72 0.76 0.78 USD (%/năm) 1.20 1.80 1.90 2.10 2.75 3.00 Nguồn : Quyết định V/v thay đổi lãi suất tiền gửi VND và NT của OCB. Qua nhiều lần điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh tăng kết quả là nguồn vốn NH huy động VNĐ tăng cao, nguồn ngoại tệ có xu hướng bị chựng lại do lãi suất ngoại tệ giảm (do chịu tác động củea chíng sách lãi suất của FED). Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng ngược chiều nhau, bản chất của nền kinh tề thị trường làm lãi suất đầu vào và đầu ra càng xích lại gần nhau. Hiện nay, lãi suất cho vay của CNBT giao động từ 0.9%-1.2% (cho vay dài hạn năm sau được tính bằng cách lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng +0.35%). Tình hình lãi suất ngoại tệ không ổn định, vay bằng VNĐ tiếp tục thu hút khách hàng vừa tránh dược rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá khi phải mua USD hoàn trả hoặc dùng USD thanh toán nợ vay sẽ làm giảm thu nhập cho chủ thể vay nợ. Do vậy, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ trong lựa chọn NH và đơn vị tiền tệ tài trợ cho nhu cầu của chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, OCB-BT luôn đưa ra chính sách lãi suất có chỉnh thuận lợi theo đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khi đến vay vốn tại ngân hàng. Tình hình thu nợ: Đi đôi với cho vay, CNBT chú ý đến việc theo dõi và lập kế hoạch thu nợ gốc và lãi các nón cho vay. Quyết định cho vay là khó khăn, thu hồi nợ vay càng khó hơn đối với khách hàng uy tín thấp hoặc do lý do khác. Thu hồi nợ và lãi đúng hạn nâng cao vòng quay vốn của ngân hàng, ngăn rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không xảy ra, đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Tại chi nhánh tình hình hoạt động tín dụng như sau: Bảng 2.9: Tình hình biến động dư nợ các năm Đvt: trđ Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tốc độ tăng 2003/2002 2004/2003 Dư nợ đầu năm 60,800 74,680 107,150 22.83% 43.48% Phát sinh tăng (cho vay) 98,600 120,700 146,200 22.41% 21.13% Phát sinh giảm (thu nợ) 88,200 88,230 123,580 4.14% 40.07% Dư nợ cuối năm 79,200 107,150 129,770 43.48% 21.11% Nguồn: Tổng hợp báo cáo KQKD của CNBT . Từ bảng số liệu cho thấy, dư nợ đầu năm và dư nợ cho vay cuối năm của CN-BT đều tăng. Doanh số cho vay tăng trưởng cao kéo theo NH sẽ thu được nợ nhiều hơn nên doanh số thu hồi nợ tăng, mặt dù tốc độ tăng không đồng đều nhưng nói lên được tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua. Về doanh số cho vay: Nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn được mở rộng, tình hình kinh tế ổn định thích hợp phát triển gia tăng thu nhập, doanh số cho vay (DSCV) tăng đều qua các năm về tương đối lẫn tuyệt đối. Từ năm 2000, DSCV là 98,600 trđ đến năm 2004 là 146,200 trđ, tăng 48.3% (tăng 47,600 trđ). Theo từng năm, DSCV năm sau so với năm trước tăng trên 20%. DSCV này có được từ sự tổng hợp doanh số cho vay theo thời hạn vay khác nhau. Bảng 2.10: Doanh số cho vay theo thời hạn vay Đvt: trđ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Doanh số cho vay ngắn hạn 76,300 89,750 Doanh số cho vay trung hạn 42,350 54,200 Doanh số cho vay dài hạn 2,050 2,250 Tổng doanh số cho vay 120,700 146,200 Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay tại OCB-BT. DSCV ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực trong DSCV của NH bằng chứng là doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay tăng theo nhu cầu thị trường, tiếp đến là cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng không thể phũ nhận vai trò củ cho vay trung hạn. Khoản vay này có tác động tích cực đến doanh thu TD chia sẽ rủi ro trong cho vay. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể xem như là một phần nhỏ trong đầu tư TD của NH. DSCV tăng là do nhu cầu vay tăng cao, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống đồng hành cùng lượng hàng hoá dịch vụ xã hội cung cấp. Thấy được khả năng hiệu quả của thị trường, DN không từ bỏ cơ hội làm ăn, người dân cần có sự thoả mãn cao hơn trước. Để cạnh tranh lành mạnh với các NHTM, TCTD trên địa bàn, cung cách phục vụ tốt nhất cho khách hàng được ngân hàng quan tâm đúng mức như giải quyết thủ tục cho vay theo yêu cầu (tại gia hoặc tại NH), thời gian được NH cố gắng rút ngắn đối với những hồ sơ gấp, lãi suất thỏa thuận có ưu tiên cho khách hàng cũ từng có quan hệ với NH. Cho vay ngắn hạn thì khả năng rủi ro về lải suất cho vay, không trả được nợ cho NH thấp hơn cho vay trung và dài hạn nên NH nới rộng khoản vay này vì thế mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn dẫn đầu trong doanh số cho vay của NH. DSCV ngắn hạn tăng trưởng nóng mức tăng trên 60% so với năm 2003 trong khi đó doanh số cho vay trung và dài hạn khoản 35.7% còn lại là cho vay dài hạn. Đối với NH hoạt động nào cũng mạng về cho NH lợi ích nhất định nên các khoản vay dù ngắn hay dài cũng vậy, kế hoạch của CNBT là nâng cao các khoản tín dụng có lợi cho NH trong thời gian ngắn nhất cho nên DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Vả lại sự tăng trưởng này còn do phía khách hàng có nhiều nhu cầu hơn trước. Vị thế gần chợ, NH đã triển khai loại hình cho vay trả góp chợ trong thời hạn 6 tháng với các món vay được giới hạn phù hợp với nhu cầu bổ sung vốn lưu động kinh doanh buôn bán và đảm bảo khả năng trả nợ của đối tượng vay. Loại hình cho vay tiểu thương được nhiều bà con ở chợ bến thành biết đến và là sản phẩm tạo nên thương hiệu của OCB-BT. Chợ bến thành là trung tâm buôn bán, du lịch trọng điểm, cần vốn cho hoạt động mua hàng hoá về bán là cần thiết. Nhu cầu vay lại của khách hàng cũ, vay mới của khách hàng lần đầu đặt quan hệ tín dụng tập hợp lại đẫy DSCV ngắn hạn tăng, các loại hình cho vay đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng DN có nhiều món vay với số lượng tiền đáp ứng cho nhu cầu lớn hơn. DSCV trung hạn tăng 11,850 trđ (tăng 30%), tốc độ vho vay có tăng hơn so với cho vay ngắn hạn vì NH dần tiếp cận định thời hạn trả nợ thoáng hơn thuận lợi cho khách hàng. Thường thì các món vay này tương đối lớn cá nhân vay mua, sửa chữa nhà. Doanh nghiệp mở rộng quy mô,..vì có thời hạn trên 1 năm nên NH chịu rủi ro hơn trong ngắn hạn, dscv trung hạn có xu hướng tăng do có nhiều khách hàng lựa chọn hình thức vay này bổ sung vốn khi cần. Cho vay dài hạn hầu như không tăng vì NH chỉ cho vay đồng tài trợ và thu hồi nợ trong thời gian dài (không kể thời gian ân hạn) nên DSCV ít biến động. Thu hồi nợ vay: Nguồn vốn NH có để cho vay là NH huy động từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động này buộc NH phải trả một khoản phí gọ._.ảy vào trong nước thúc đẫy đầu tư trong nước phát triển cạnh tranh giữa các DN mạnh hơn, loại bỏ gay gắt DN hoạt động không hiệu quả. Nhờ đó mà NH sẽ loại những DN không có sự đảm bảo chắc chắn dễ dàng hơn, còn lại những DN hiệu quả sẽ cải thiện được tình trạng nợ quá hạn cho NH. ­ Điều chỉnh mức lương của cán bộ công chức làm việc tại các DNNN có tăng lên nhưng tốc độ trượt giá tăng mạnh, nhu cầu gửi tiền cũng như vay tiền của dân cư còn nhiều băng khoăn khi có sự tăng giá ảo, vì vậy mà NHNN nên có chính sách kiềm chế lạm phát ở một số thích hợp để phát triển kinh tế tăng tín dụng và HQTD ổn định hoạt động NH. Thành quả từ chính sách thu hút khách nước ngoài là lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng lên năm 2004 ước tính là 2,927.9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20.5% (năm 2003 là 2,429.7 lượt khách). Năm 2005, Chính phủ nên có chủ trương khuyến khích ưu tiên cho ngành công nghiệp không khói này phát triển bằng đơn giản hóa thủ tục hải quan miễn visa nới rộng hơn cho du khách đến du lịch sinh thái tại Việt Nam (mở rông sang khách Châu Âu và Bắc Mỹ), tạo thận lợi cho dịch vụ trong nước như kinh doanh nhà hàng khách sạn, dịch vụ ăn uống, chăm sóc sắc đẹp, thư giãn, mua sắm tại các chợ siêu thị,..thu ngọai tệ, đóng góp vào ngân sách, có thu nhập là lợi thế để các đối tượng nhận vốn NH tài trợ cho hoạt động của mình. Bên cạnh đó, chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhưng đập vào mắt nhà đầu tư rất lớn, đó là hiện tượng một số cơ sở văn hóa thông tin lấy danh nghĩa là tổ chức từ thiện buộc các DN hoạt động trên địa bàn làm công tác xã hội, gây khó chịu cho các cá nhân DN trên địa bàn. Từ thiện là họat động tự nguyện cần tế nhị nên ủy ban nhân dân thành phố nên có văn bản hợp lý không gây phiền hà mà vẫn nhận được đồng tình ủng hộ của cá nhân doanh nghiệp nói riêng. Đối với họat động ngân hàng: Doanh nghiệp, cá nhân, NH tồn tại song song và có quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu điều chỉnh của luật pháp. Do thời gian ban hành các văn bản luật khá lâu nên có nhiều điều bất cập cần có sự điều chỉnh thoáng hơn phù hợp với tình hình mới. Do đó, các nhà làm luật cần phải theo dõi và dự đoán tình hình, diễn biến của nền kinh tế để ban hành luật phù hợp với hiện trạng phát triển hiện nay. Một số ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến hoạt động cấp tín dụng của NH chẳng hạn như gần đây nhất là nghị định 188 về chuyển đổi quyền sử dụng đất gắn liền với cơ sơ vật chất xây trên mảnh đất đó làm cho thị trường bất động sản đóng băng, họat động tín dụng có tài sản thế chấp cầm cố bằng quyền sử dụng đất gặp phải khó khăn trong định giá tài sản thế chấp. Người dân ngưng mua đất một thời gian dịch vụ hổ trợ mua sắm nhà cửa của NH bị giảm liên tục, trong khi đó nguồn vốn NH đang nhàn rỗi giảm thu nhập từ tín dụng tiêu dùng mua sắm của NH. Một số văn bản pháp lý chưa tạo được sự canh tranh lành mạnh giữa các NHTM, nghiêng về phía NHQD trong xoá nợ, chuyển nợ quá hạn; những khoản nợ không có khả năng thu hồi được mà NHNN chủ trương xoá nợ và được tái cấp vốn cho NHQD hoạt động. Còn NHTM nếu không thu hồi được nợ thì sẽ gánh chịu rủi ro tín dụng, giảm thu nhập từ hoạt động TD không có nguồn tài trợ như các NHQD. Vì thế, NHNN nên có chủ trương giao quyền cho NHQD tự điều hành , tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của NH tạo thói quen tốt khi thích với hội nhập tài chính tiền tệ thế giới. Việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp, cấm cố bảo lãnh gây mất thời gian và chi phí tốn kém cho tổ chức TD và người đi vay, trong khi đó mạng lưới công chứng thưa thớt chưa được quy định cụ thể để có tác dụng an toàn đối với việc đảm bảo tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với một số tài sản khác có quy định đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như : quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì ở tiến độ cấp giấy chứng nhận rất chậm, khi dùng để thế chấp cầm cố thì NH không thể giữ được tài sản của DN và nếu NH giữ thì DN cũng không có tài sản SXKD. Một nghịch lý nữa trong cơ chế đảm bảo tiền vay là không đồng nhất giữa nghị định 165 (khoản 2 điều 4) và nghị định 178 (khoản 1 điều 9). Hai nghị định này có sự khác nhau về nghĩa vụ đảm bảo nên khó khăn cho việ xử lý tranh chấp khi rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Mặt khác, hoạt động của NH luôn bị ràng buộc bởi luật pháp, việc ban hành không đồng bộ hoặc không rõ ràng lại không có văn bản hướng dẫn thi hành làm NH lung túng cho vay đối với tài sản đảm bảo khi bị đưa ra xử lý trong các vụ án . Cho vay chiết khấu hối phiếu được thực hiện giao dịch tại các NH, NHNN còn ban hành pháp lệnh thương phiếu năm 1999, cho đến nay thương phiếu trong nước vẫn chưa xuất hiện do nhiều lý do. Nhưng một trong những lý do là gây cản trở đó là môi trường pháp lý liên quan đến hối phiếu cụ thể là phương thức thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và thư tín dụng được quy định trong quyết định số 22/QĐ-NH1 vế thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt được ban hành ngày 21/02/1994 bộc lộ nhiều hạn chế (phương thức tín dụng thư phải ký quỹ 100% NH chỉ là trung gian thanh toán không có chút rủi ro gì, thanh toán không cần hỏi ý kiến người mua,..). Nghiệp vụ chiết khấu này sẽ mang lại nguồn thu lớn vừa là điều kiện để mở rông thị trường ra thế giới bên ngoài nhưng bị hạn chế bởi luật hối phiếu. Khi hối phiếu được lưu hành rộng rãi giúp cho NH hạn chế được rủi ro thông qua nghiệp vụ cho vay, nên NHNN sớm có văn bản pháp lý tạo điều kiện cho thương phiếu ra đời và phát triển. Như vậy, cả hai đối tượng chủ thể vay vốn và NH bị bao bọc bởi hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý có nới rộng an toàn thì khách hàng và NH mới hợp tác bền vững lâu dài cấu thành nguồn sống của nền kinh tế. Vì lý do trên, NN và Quốc hội nỗ lực hơn để hoàn thiện hàng lang pháp lý cho cả hai hoạt động có hiệu quả hơn mang lại phồn vinh cho kinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Những tác động bên ngoài tuy có ảnh hưởng đến hoạt động TD của NH nhưng mọi thành quả đạt được là nhờ vào sự nổ lực rất nhiều từ bản thân .Hiệu quả tín dụng là đích đến của NH, bản thân NH tự mình đưa ra biện pháp điều chỉnh TD sao cho thu hồi được khoản vay giải quyết êm đẹp giữa NH và khách hàng. 2. Về phía NH : Hiệu quả tín dụng thể hiên ở nhiều mặt trước hết là ở mặt doanh số thu nợ so với vốn gốc NH bỏ ra đòi hỏi khách hàng và NH phải thực hiện cam kết như trong hợp đồng TD. Trách nhiệm của cán bộ TD đối với khoản nợ của ngân hàng: Tình hình nợ quá hạn gia tăng làm đã đe dọa nghiêm trọng an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng bằng mọi cách NH phải thu hồi được nhiều khoản vay càng tốt. Có hiệu quả hay không hiệu quả khách hàng có trả được nợ hay không là vấn nạn nhiều NHTM mắc phải. NH thu hồi nợ được khâu thẩm khách hàng của NH phải chất lượng, không thẩm định khách hàng quá qua loa sơ sài, có thể do chủ quan hoặc khách quan . ­ Nếu do khách quan: biến động của thị trường, thảm họa của tự nhiên, chính sách kinh tế của chính phủ mất đi thu nhập của khách hàng thì NH gia hạn nợ, khuyến khích động viên khách hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng cách NH sẽ bổ sung vốn vào hoạt động của khách hàng giúp khách hàng vượt qua thời kỳ khó khăn; đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn. ­ Nếu do ý chí chủ quan của cán bộ TD: tin tưởng vào năng lực trình độ chuyên môn của mình thẩm định yếu kém. Do yếu kém về nghiệp vụ, thông tin về khách hàng, giá cả thị trường không cập nhật kịp thời, chính sách pháp luật của Nhà Nước, ..cho vay khách hàng không có uy tín năng lực trả nợ hoặc cho vay vượt quá số tài sản đảm bảo làm gia tăng nợ khó đòi cho NH. Ngân hàng nên tổ chức các buổi họp nhóm trao dòi kinh nghiệm trong thẩm định 5 C khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn bằng các buổi học nâng cao kỹ năng thẩm định. Hơn thế nữa, do không cập nhật thông tin khách hàng khả năng mang rủi ro cho NH nên ban lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở nhân viên cập nhật thông tin hằng ngày qua sách báo, trung tâm thông tin khách hàng của NHNN, hoặc qua trao đối các cán bộ với nhau những kiến thức này rất bổ ích khả năng phân tích phán đoán khách hàng. Cán bộ phải có sự hiểu biết rõ về môi trường pháp lý tránh tư vấn sai vô tình nay người vay đi vào chỗ làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, NH cũng khó thu hồi được nợ. Việc định thời gian trả nợ không hợp lý là nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro TD, cán bộ tín dụng nên có cái nhìn tổng quan xét đoán, bổ xẻ phân tích khách hàng để đưa ra kỳ thu nợ ngay khi khách hàng cá nhân có thu nhập (lương, thu nhập từ buôn bán sản xuất nhỏ), khách hàng doanh nghiệp thu được tiền sau khi bán hàng và thu được tiền,..thời điểm này vừa có lợi cho bên cho vay và bên đi vay. Phân tích thông tin có sẳn chưa chắc khách hàng cung cấp đúng sự thật khó hơn là đọc được ý nghĩ của khách hàng xem khách hàng có ý chí muốn trả nợ hay lừa bịp NH lại càng khó khăn hơn. Do đó, kiến thức từ kinh nghiệm rất đáng quý không có trường lớp nào dạy chỉ qua kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp, trường hợp này cán bộ TD sẽ tích lũy từ trong thực tế. Vì thế, NH không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ TD nói riêng đề thực hiện phương hướng hoạt động của NH trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng TD giảm tỷ lệ nợ quá hạn NH. Yếu tố con người là nhân tố quyết định, nếu cán bộ TD không có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi của NH. Do vậy, Nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ là công việc thường xuyên liên tục và lâu dài của NH. CNBT nên thực hiện phân loại khách hàng theo khối khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp tiện cho việc quản lý theo dõi, trong bố trí cán bộ. Sống trong thời đại công nghệ thông tin hóa lĩnh vực NH, cán bộ TD cần có thêm kiến thức công nghệ ngân hàng để cải tiến nghiệp vụ, phục vụ khách hàng nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Khả năng nữa là do rủi ro về đạo đức kéo theo rủi ro nợ quá hạn, thẩm định chỉ dựa vào tình cảm, sai lầm trong thẩm định. Thể hiện ở sự thiên vị trong thẩm định đối với người thân, bạn bè, vì quyền lợi vật chất,….Đạo đức là căn cứ đánh giá bản chất của cán bộ TD, một mặt ban lãnh đạo nên xem xét, tách quyền lợi của NH với quyền lợi cá nhân đảm bảo khả năng thu hồi nợ của NH. Khi cán bộ TD bị lôi cuốn vào quyền lợi vật chất mà quên đi nghĩa vụ của một nhân viên NH thì Trưởng phòng, Ban giám đốc phải xem xét nhu cầu vật chất và nhu cầu tin thần của nhân viên có thoả mãn không, Từ đó đưa ra chính sách lương thích hợp với trình độ chuyên môn khiến cho họ tận tâm với nghề nghiệp hơn. Điểm nhấn mà ít người quan tâm đến đó là nghệ thuật giao tiếp ứng xử khách hàngtrình độ năng lực của cán bộ tín dụng. Một số chính sách lương như trong tháng, quý hoặc năm xem xét khả năng hoàn trả nợ vay của từng hợp đồng TD, cán bộ TD có tích cự thu hồi nợ hay không, mà có mức thưởng lương tạo thêm động lực hăng sai làm việc. Tăng nghiệp vụ nguồn vốn tạo uy tín đối với khách hàng: Chi nhánh Bến Thành chưa được nhiều khách hàng quan tâm, khả năng huy động vốn còn hạn chế. Hoạt động của NH còn đơn điệu trong đó tín dụng cho vay chiếm phần lớn, sức cạnh tranh trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp, lợi nhuận NH thấp nên NH cần có một số ưu đãi về huy động vốn Việt Nam đồng và ngoại tệ giảm chi phí vay hội sở NHTM, TCTD khác. Tùy theo từng ngân hàng mà có cách huy động khác nhau, huy động thông qua chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng sổ bảo hiểm tiền gửi, ngoài ra ngân hàng có thể huy động bằng cách quy định khách hàng nếu gửi một số tiền nhất định sẽ được hưởng những ưu đãi và được nhận chuyển khoản miễn phí trong địa bàn thành phố với tất cả ngân hàng và chi nhánh OCB có đặt quan hệ: Số tiền gửi tiết kiệm 150 trđ Trên 150 – 400 trđ 400 trđ trở lên Thời gian gửi Trên 6 tháng Trên 6 tháng Trên 6 tháng Số tiền chuyển khoản tối đa 3 lần/ tháng 50 trđ 100-150 trđ 250 triệu Cách này tuy có giảm thu nhập NH nhưng bù lại NH sẽ huy động được nhiều nguồn nhàn rỗi từ tiến gời thanh toán hơn tăng thu từ dịch vụ khách hàng. Giải pháp này giảm chi phí đáng kể từ chi phí lãi vay và chương trình thu hút khách hàng của NH. OCB-BT là chi nhánh cấp 1 nên chịu tác động rất lớn từ chính sách của ngân hàng hội sở, để hoạt động NH thêm vững chắc huy động dược nhiều nguồn thì vốn điều lệ là cái nôi bào vệ che chắn cho NH và mức độ tín nhiệm từ khách hàng nên OCB hội sở nên có phương án tăng vốn điều lệ trong thời gian gần nhất thêm vào đó có sự góp vốn (góp vốn hưởng lợi tức bằng việc nắm giữ cổ phiếu NH chứ không tham gia điều hành NH) của NHNN tăng niềm tin cho khách hàng. Giữ vững khách hàng đã từng đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng: Lượng khách hàng này là nguồn thu ổn định cho NH, có nhu cầu vô hạn nên khách hàng đã có giao dịch với NH thường có xu hướng vay lại các món. Đối tượng này đã được NH thẩm định qua có uy tín và hợp tác tốt với NH, thông tin khách hàng đáng tin cậy hơn giảm rủi ro trong khâu thẫm định khách hàng. NH nên có ưu tiên cho đối tượng khách hàng này, khách hàng là người mang đến lợi nhuận cho NH không ai khác. ­ Ưu tiên về lãi suất: dưạ vào số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất có thể thấp hơn cho mức độ rủi ro, mức này nằm trong khung lãi suất hiện hành. Khách hàng sẽ thấy mình là một phần quan trọng được NH quan tâm, đãi ngộ. ­ Thực hiện tư vấn miễn phí đưa ra một số ý kiến về hoạt động kinh doanh, chiều hướng thị trường hai bên trao đổi thêm cho khách hàng có cái nhìn đúng đắn. ­ Nhu cầu tin thần không thể thiếu. sau khi giải ngân NH có kế hoặc chăm sóc khách hàng, bày tõ sự quan tâm đến khách hàng bằng hành động thiết thực như gửi tin nhắn, email, thiệp chúc mừng sinh nhật khách hàng, kỷ niệm ngày thành lập công ty, nhân ngày 8/3,.. ­ Đưa ra sản phẩm – dịch vụ mới mà khách hàng truyền thống được NH để mắt đến trước tiên nhằm khuyến khích khách hàng tiến tới những tiện ích của NH. Mở rộng hoạt động tín dụng cuả ngân hàng; Mở rộng hoạt động tín dụng của OCB-BT gồm có mở rộng quy mô TD theo địa bàn và theo đối tương khách hàng. ² Theo địa bàn hoạt động: Địa bàn ngoài khu vực truyền thống chợ Bến Thành, trung tâm quận 1, quận 3, quận 5, NH mở rộng sang các vùng ngoại thành, KCN, KCX né tránh cạnh tranh của các NHTM khác cùng địa bàn. Mỗi nơi có địa diễm khác nhau và thị trường khác nhau nên mở rộng hoạt động đi sâu vào cụm dân cư là điều kiện tốt để CNBT được khách hàng biết đến. Ngày nay, do đầu tư trong thành phố dày đặc, quá tả. Các DN chuyển hướng sang ngoại thành là cơ hội sáng sủa cho NH tìm kiếm thị trường tiềm năng biến thành thị trường họat động đáp ứng đủ kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế và dân cư. Nếu làm được như vậy thì thị trường t1in dụng của chi nhánh mở rông có nguồn thu lớn vì đầu tư khu vực này rất có triển vọng. ­ Thông qua những khách hàng đã đặt quan hệ giao dịch, vay vốn với NH, NH sẽ tiếp thị sản phẩm NH cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. ­ Thực hiện tiếp thị sản phẩm qua gửi trực tiếp tới doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình mà NH nhận thấy có xu hướng cần nguồn vốn qua điều tra trực tiếp khách hàng, Cách này tốn kém chi phí nhưng lại đem thông tin về OCB-BT tới khách hàng có hiệu quả hơn. ­ KCN, KCX là nơi NH ít đặt quan hệ, vì thế NH nên mở tông quan hệ với các khu vực này vì phần lớn DNCX đều làm ăn có hiệu quả ngọai tệ thu về nhiều, có nhu cầu vốn lưu động cho công đọan SXKD nên NH nhắm đến thị trường này NH cho vay vừa bao tiêu ngọai tệ giá có lợi cho DN. Làm được điều này NH cần phải mạnh về lĩnh vực thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ dịch vụ thanh toán trọn gói đem niềm tin đến khách hàng. Thực tế cho thấy, NH nào mạnh vế thanh toán quốc tế là lợi thế hơn khi bước vào hộ nhập. ­ NH tìm kiếm khách hàng thông qua các bố cáo thành lập doanh nghiệp trên các báo hằng ngày như tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Kinh tế Sài Gòn, doanh nhân việt nam, đầu tư,..gửi thiệp chúc mừng lễ khánh thành kèm theo là những sản phẩm tiện ích của NH không quên một lời chúc tốt đẹp nhất gửi tới khách hàng tạo cái nhìn đẹp về NH dù khách hàng chưa đặt giao dịch lần nào. ² Theo đối tượng khách hàng: Nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần là đích nhắm phân khúc thị trường theo đối tượng khách hàng giúp NH định vị và có chiến lược đưa sản phẩm cần thiết cho từng khách hàng. ­ Đối tượng khách hàng cá nhân có đặc điểm là vón vay ít số lượng nhiều, cần nhiều sản phẩm đa dạng riêng. Tại NH chỉ có một số sản phẩm tín dụng như cho vay cưới hỏi, tiêu dùng sửa chửa nhà, mua phương tiện đi lại, du học. Khách hàng tiếp xúc chỉ có cho vay tiêu dùng và sữa chửa nhà hạn chế quy mô của khách hàng tiềm năng. NH cần mạnh dạng đầu tư vào sản phẩm cho vay ứng trước bằng 3 lần mức lương ổn định của công nhân viên trong vòng 3 ngày không tính lãi, kể từ 3 ngày tính lãi suất cho vay do NH quy định; cho vay bằng tín chấp tiêu dùng dưới 10 trđ cho cán bộ công nhân viên mà có mở tài khoản tại NH (NH phải lập ủy nhiệm thu khi đến kỳ thu tiền gởi đến NH nhờ thu hộ). ­ Do sở thích thay đổi nhanh khi khách hàng vay cần làm thủ tục giải ngân nhanh nhất đáp ứng kịp thời sở thích, nếu chậm trễ cảm thụ sản phẩn cần mua không còn hoặc giảm sút khách hàng sẽ đổi ý không vay nữa NH cũng mất đi khách hàng và lợi nhuận từ cấp TD. ­ Khách hàng doanh nghiệp; NH chủ động hơn đến với doanh nghiệp thông qua tìm kiếm khách hàng như nêu trên NH còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ công nghệ thông tin phục vụ nhanh và chính xác hơn. Thu hút khách hàng đến với NH: Ngoài lượng khách hàng cũ, mở rông TD thì NH cần phải có một lượng khách hàng mới tránh rủi roc ho ngân hàng vừa mở rộng thị phần nâng cao vị thế, thương hiệu của NH. ­ NH phải đa dạng hóa sản phẩm cho vay chẳng hạn như tiến hành cho vay 24 giờ với số tiền nhỏ 5 trđ không trả lãi; sản phẩm tiện ích như tiết kiệm học đường, mỗi kỳ gửi tiết kiệm với số tiền bằng nhau đến khi con cái khách hàng đến 18 tuổi thì dùng số tiền này đề trang trãi việc học,..Ngoài ra, NH có thể cho ra đời nhiều tiệc ích khác phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Sản phẩm cho vay NH cần đa dạng, dịch vụ chất lượng nếu có khách hàng yêu cầu được NH cung cấp dịch vụ thì đồng nghĩa với sản phẩm NH được chấp nhận tăng nguồn thu cho dịch vụ giảm rủi ro cho hoạt động TD. ­ Khâu chăm sóc khách hàng là một công việc quan trong thể hiện cách ứng xử giữa NH và khách hàng. “Chiến lượt 3 S” là sàng lọc-sắp sẵn-săn sóc sẽ giúp ngân hàng có được nhiều thông tin đáng tin cậy từ khách hàng, kiểm soát tốt hoạt động của khách hàng. Từ đó NH đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho nhóm đối tượng khách hàng mà NH hướngng tới. ² Sàng lọc là lựa chọn khách hàng tốt cho vay hạn chế cho vay khách hàng không đủ khả năng trả nợ, tránh xa khách hàng cung cấp thông tin gian dối dùng xảo thuật lừa gạt NH. ² Sắp sẵn là phân lọai khách hàng theo nhóm khách hàng cá nhân khách hàng doanh nghiệp với mục đích vay khác nhau, NH sẽ phân công đúng cán bộ chuyên môn phụ trách lĩnh vực đó tránh sai sót và phục vụ khách hàng tốt hơn nhưng không làm cho khách hàng cảm thấy bị phân biệt đối xử với phương chăm luôn vì quyền lợi khách hàng ² Săn sóc: săn sóc trước trong và sau khi giải ngân ngụ ý NH luôn là người bạn luôn đồng hành cùng khách hàng. Ngân hàng chủ động tìm đến gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, giáng sinh, gửi quà 8/3 cho khách hàng nữ, gửi bản kê khai hàng tháng, hỏi thăm khách hàng có muốn dử dụng dịch vụ mới của NH không, ….trị giá món quà không lớn hiệu quả đem đến rất lớn làm hài lòng khách hàng hơn. ­ Để thu hút khách hàng về phía mình, NH nên có sự hợp tác với các công ty địa ốc dịch vụ thanh trọn gói mua nhà qua NH, dịch vụ này vừa có lợi cho bên mua và bên bán giúp cho khách hàng không bị lừa gạt từ người bán cũng như người mua, bên cạnh triển khai dịch vụ này tạo cơ hội giới thiệu dịch vụ thanh toán qua NH. ­ Thành phố có số lượng dân nhập cư đông đảo nhu cầu nhà ở chung cư càng được ưa chuộng phù hợp với tình hình thu nhập thực tế nên cá nhân là khách hàng lâu dài mà OCB-BT nhắm đến. Tuy mới bắt đầu là con số nhỏ nhưng 1% cũng là tương lai của NH. ­ Với chính sách thu hút nhân tài về Việt Nam sinh sống và làm ăn, Chính phủ đang xét duyệt dư thảo nghị định thay thế nghị định 81/2001 về việc người Việt ở nước ngòai mua nhà trong nước nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc mua nhà của Việt Kiều. Nghị định này mở rông sẽ có 6 đối tượng mua nhà thay vì bốn đối tượng như nghị định 181 ban hành trước nay. Nếu hợp tác tốt với công ty địc ốc, công ty xây dựng và đưa sản phẩm vay, dịch vụ đến với Kiều bào thì thị trường này là món mồi béo bở cho NH. Một số khả năng khác góp phần nâng cao hiệu quả TD thông qua thủ tục NH ­ Về hợp đồng tín dụng: Soạn thảo nội dung hợp đồng TD còn thiếu sót, chưa có điều khoản quy định trả tiền vay trước hạn mức phí mà NH áp dụng không đồng nhất, lời giải thích của nhân viên giao dịch không thuyết phục được khách hàng, gây tranh cãi giữa NH và khách hàng Đề nghị NH nên nghiên cứu đưa mức lãi suất thanh toán tiền vay trước hạn vào hợp đồng tín dụng để hợp đồng tín dụng rõ ràng hơn không gây hiểu sai từ phiá khách hàng. ­ Về quy trình thủ tục, thẩm định hồ sơ cho vay đủ hợp lệ trong 7 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn là quá dài , khi klhách hàng muốn vay trong ngắn hạn 48 giờ chắn chắn rắng khách hàng sẽ phải đắn đo nên NH nên tìm cách rút ngắn còn 2-3 ngày làm việc. Cho vay trung và dài hạn giảm không quá 20 ngày giải ngân để khách hàng tiến hành công việc thuận lợi hơn. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm là việc mà NH đang nỗ lực thực hiện. Công việc này cần có thời gian vì khi đưa ra sản phẩm mới trãi qua nhiều công đoạn như nghiên cứu thị trường xem san phẩm có được khách hàng chấp nhận không, doanh số thu được NH đang tìm cách đổi mới. . ­ Công cụ NH dựa vào nhiều nhất để cho vay là tài sản đảm bảo, khi NH duyệt cho vay căn cứ quá nhiều vào tài sản đảm bảo có khi lại phản tác dụng. Theo đo, khác hàng có uy tín, có khả năng tài chính và dự án SXKD có hiệu quả vẫn không được vay vốn nếu không thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản, dẫn đến tình trạng DN vay vốn không kịp thời với nhu cầu sản xuất kinh doanh vì thủ tục thế chấp cầm cố tài sản phức tạp, tốn thời gian, mất cơ hội kinh doanh. Khách hàng không trả được nợ tài sản không được thu hồi hoặc NH vẫn nắm giữ tài sản nhưng không xứ lý được. Trong khi đó cho vay tín chấp lại thu được nợ do khách hàng uy tín có đủ năng lực tài chính,..Do đó, NH nên thay đổi cách nhìn nhận quan điểm quyết định cho vay không nên coi tài sản đảm bảo là chỗ dựa an toàn. ­ Hiện tượng xuất hiện gần đây là dịch vụ tư vấn vay vốn ngân hàng trọn gói không chỉ là dịch vụ của các NHTM mà là của các cá nhân môi giới trung gian đã và đang hoạt động mạnh hơn cả dịch vụ tại ngân hàng làm cho những người am hiểu phải ngạc nhiên , vì thông thường các khoản cho vay của NH không thể có thời gian thần tốc như vậy. Liệu chăng có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng với “cò tín dụng”? Trong hoàn cảnh này, NH giảm tối đa thời gian xét cho vay, nhắc nhở nhân viên tín dụng chủ động trong cách phục vụ khách hành (khách hàng là thượng đế chứ không phải ngân hàng là thượng đế), và ban lãnh đạo quan tâm đến đời sống cá nhân nếu khó khăn thì trợ giúp kịp thời để cho nhân viên hết lòng vì đạo đức nghề nghiệp. ­ Vấn đề nhạy cảm nhất là lương bổng của nhân viên NH, chính sách lương có thể là động lực để nhân viên làm việc hết mình hoặc lơ là trong công việc, rời bỏ NH. Lương cao không có nghĩa là tin thần nhân viên thoải mái hăng say làm việc mà điều không thể thiếu là sự quan tâm của cấp trên như khen tăng khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chia sẽ cùng nhân viên giải quyết những khó khăn mà bản thân nhân viên không tự giải quyết. Người lãnh đạo nên kéo nhân viên vào họat động quan trọng của NH. Làm sao cho họ that sự tin tưởng rằng mình là một phần tử quan trong cấu thành nên NH. ­ Thực hiện cạnh tranh giữa các nhân viên dựa trên phát huy tài năng mà NH sẽ đánh giá đưa ra mức lương cho từng nhân viên. Để tránh sự đố kỵ, đùng nay công việc cho nhau NH nên công bố mức lương cơ bản khi ký hợp đồng lao động còn mức lương chính thức không nên công bố rõ ràng giữa các nhân viên (dùng phong thư ghi mức lương, thưởng phạt, nêu lý do cho mỗi nhân viên) trong cùng bộ phận thậm chí nhân viên của cùng một NH. Tài khoản lương này chỉ có giám đốc và kế toán trưởng biết để hoạch toán vào chi phí lương công nhân viên, chính sách này là sự tế nhị vừa có tính khách quan giữa các nhân viên. ­ Quyền lợi của nhân viên được chú trong còn tác phong công công nghiệp còn chưa thực hiện đồng bộ. Lảnh đạo cấp trên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên đưa ra mức kỷ luật trừ lương nếu như đi muộn, thực hiện công việc riêng trong giờ hành chánh nhiều lần trong tháng nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong NH vì mục tiêu phát triển bền vững. ­ Cơ chế thị trường luôn vận động không ngừng có nhiều thay đổi lớn từ thị trường đến TDNH Ban lãnh đạo nên có kế họach dư đoán và định hướng phát triển thị trường né tránh rủi ro đem lại nguồn thu ổn định cho NH. Cách xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý: Nợ quá hạn nợ khó đòi có nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý thích hợp có lợi cho NH. ­ Thành lập tổ chức xử lý nợ quá hạn, nợ tồn động của NH, cán bộ thẩm định vẫn chịu trách nhiệm đối với khoản vay nhưng tách quyền đòi nợ cho nhân viên chuyên nghiệp. Nhân viên này vừa thông hiểu pháp luật vừa nhạy bén vừa có kinh nghiệm để thu thập thông tin và xử lý những khoản nợ có vấn đề mang tính phức tạp mà cán bộ cho vay không xử lý được. Tổ chức này sẽ có nhiều phương pháp thu hồi nợ cho NH nhanh hơn. Mặt dù NH giao quyền cho tổ chức xử lý nợ có vấn đề nhưng cán bộ TD vẫn phải liên kết chặt chẽ với tổ chứ này về tình hình công nợ và phải chịu trách trách nhiệm về nợ phải thu mà cán bộ TD thẩm định nhằm hạn chế cho vay tràn lan chạy theo phát triển chiều rộng không đi vào chiều sâu đem lại HQTD cho NH. Biện pháp NH theo dõi thu nợ và xử lý khoản nợ tồn động nợ khó đòi: ² Biện pháp 1: ­ Nếu nhận thấy DN còn có khả năng trả nợ thì NH giúp khách hàng doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả, vạch ra phương án trả nợ tối ưu, quật day doanh nghiệp sắp đi vào phá sản từng bước hồi sinh DN, lành mạnh hóa tình hình tài chính, khả năng sản xuất thanh toán nợ ngân hàng mà không phải dùng công cụ pháp lý. ­ Đối với khách hàng cá nhân có thể nhận hổ trợ từ ngân hàng chính sách xã hội giảm áp lực cho các khoản vay NHTM với lãi suất ưu đãi khiến cho khách hàng có được sự quan tâm tích cực làm ăn có thu nhập hoàn trả ngân hàng. Biện pháp này đòi tin thần hợp tác giữa hai bên nên rất khó thực hiện thường áp dụng cho khách hàng có uy tín, có thiện chí trả nợ. ² Biện pháp 2: dùng công cụ pháp lý ép buộc người vay trả nợ: nhờ chính quyền địa phương hổ trợ, thông báo đối tác của khách hàng hoặc là công ty nơi khách hàng đang làm việc, tình huống xấu nhất là nhờ toà án xét xử để thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. ­ Bán nợ cho công ty quản lý nợ và tài sản: công ty quản lý nợ và tài sản tồn độmg của doanh nggiệp (DATC),và một số công ty quản lý nợ thuộc bộ tài chính. ­ Trích lập quỹ dự phòng theo quyết định số 488/2000 QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của thống đốc NHNN thay thế quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 08/02/1999 và công văn số 582/CV-NHNN ngày 23/06/1999 về việc phân loại tài sản có, trích lập và dư phòng để xử lý rủii ro trong hoạt động NH. Quỹ này giảm rủi ro cho NH làm trong sạch bảng cân đối kế toán, cũng là sơ hở để NH lợi dụng không nâng cao trình độ chuyên môn nâng cao hiệu quả TD tiếp tục sai lầm trong thẩm định gia tăng nợ quá hạn. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1 I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1 1. Kháí niệm hiệu quả tín dụng: 1 II. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4 1. Khái niệm 4 2. Phân loại rủi ro 4 2.1. Rủi ro môi trường hoạt động đầu tư: 4 2.2. Rủi ro giá thị trường 4 2.3. Rủi ro thất thoát: 5 2.4. Rủi ro uy tín: 5 3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng: 6 3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: 6 3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH 7 I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG-OCB (ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK) 7 1. Lí do thành lập và hoạt động: 7 2. Qui mô hoạt động: 10 II. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG– CHI NHÁNH BẾN THÀNH 11 1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phương Đông – chi nhánh Bến Thành (Orient commercial joint stock bank for Ben Thanh branch) 11 2. Cơ cấu tổ chức hoạt động: 12 2.1. Sơ đồ tổ chức: 12 2.2. Chức năng của các phòng ban: 13 3. Kết quả hoạt động kinh doanh 14 3.1. Phân tích doanh thu: 15 3.2. Phân tích chi phí: 17 4. Chiến lược phát triển của CNBT trong thời gian sắp tới: 18 III.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI OCB-BT 20 1. Hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố HCM 20 2. Hoạt động huy động vốn 22 2. Tình hình cho vay, thu nợ: 23 2.1 Tình hình cho vay: 23 2.1. Phân tích tín dụng ngắn hạn: 26 2.2. Phân tích tín dụng trung và dài hạn 28 3. Tình hình thu nợ: 31 3.1. Về doanh số cho vay: 32 3.2. Thu hồi nợ vay: 34 3.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi: 38 III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BẾN THÀNH 43 1. Những thành tựu ngân hàng đạt được trong thời gian gần đây 43 2. Hạn chế trong hoạt động tín dụng: 44 4. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỆN NAY VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI NH. 47 1. Đối với khách hàng có quan hệ vay vối tại ngân hàng: 47 2. Khách hàng chưa đặt quan hệ vay vốn tại ngân hàng: 47 CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH 49 I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TỪ KHÁCH HÀNG: 49 II. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI OCB-BT : 50 1. Về môi trường hoạt động đầu tư: 51 1.1. Đối với hoạt động của các thành phần kinh tế: 51 1.2. Đối với họat động ngân hàng: 53 2. Về phía NH : 55 2.1. Trách nhiệm của cán bộ TD đối với khoản nợ của ngân hàng: 55 2.2. Tăng nghiệp vụ nguồn vốn tạo uy tín đối với khách hàng: 58 2.3. Giữ vững khách hàng đã từng đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng: 58 2.4. Mở rộng hoạt động tín dụng cuả ngân hàng; 59 2.5. Thu hút khách hàng đến với NH: 61 2.6. Một số khả năng khác góp phần nâng cao hiệu quả TD thông qua thủ tục NH 63 2.7. Cách xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý: 66 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4235.doc