Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương

Tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương: ... Ebook Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương chi tiết Lời mở đầu Phần Một. Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.1 Khái niệm và vai trò 6 1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng 1.1.2.1 Huy động tiền gửi 7 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 8 1.1.2.3 Các hoạt động khác 9 1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và vai trò 11 1.2.2 Các loại hình cho vay 12 1.2.3 Qui trình cho vay 13 1.3. Hiệu quả cho vay của NHTM 1.3.1 Khái niệm 15 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM 1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô cho vay 15 1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn 16 1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời 17 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay 1.3.3.1 Các nhân tố về phía ngân hàng 18 1.3.3.2 Các nhân tố về phía khách hàng 22 1.3.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 22 Phần Hai. Thực trạng hiệu qủa cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình 2.1 Khái quát về NHCT Ba Đình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2 khái quát hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 VÒ c«ng t¸c huy ®éng vèn 28 2.1.2.2 VÒ c«ng t¸c tÝn dông 31 2.1.2.3 Hoạt động Tài trợ thưong mại 32 2.1.2.4 Các hoạt động dịch vụ và công tác khác 34 2.1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động  2.1.3.1 Một số thành tựu 35 2.1.3.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh..............36 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của NHCTBĐ 2.2.1 Về dư nợ cho vay...........................................................................39 2.2.2 Về chất lượng khoản vay..............................................................40 2.2.3 Về xử lý nợ đọng ..........................................................................42 2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay của NHCTBĐ 2.3.1 Kết quả đạt được 43 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Một số hạn chế 45 2.3.2.2 Nguyên nhân 51 Phần Ba. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của NHCTBĐ................59 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 61 3.2.1.2 Nâng cao chất lượng xử lí thông tin 62 3.2.2 Đảm bảo thực hiện tốt qui trình cho vay 63 3.2.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 64 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát...........................................65 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với NHNo và PTNT Huyện Quảng Xương TỉnhTthanh Ho 66 3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 72 3.3.3 Đối với nhà nước 72 Kếtluận Danh mục tài liệu tham khảo Lời mở đầu Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển lên một tầm cao mới, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Do vậy, NHNNo&PTNT Việt Nam với chức năng và chuyên môn là phục vụ cho các công ty TNHH, các hộ nông dân đã và đang phát huy một cách tích cực vai trò của mình. Trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam, NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động tín dụng với số dư không nhỏ. NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng doanh nghiệp của huyện. Trong đó, hoạt động cho vay của NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của NH nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Những năm vừa qua, hoạt động cho vay của chi nhánh bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động cho vay chưa được cao và chưa xứng với qui mô của NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả cho vay để đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện thực trạng trên tại NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương, em lựa chọn đề tài nghiên cứu chuyên đề là: "Nâng cao hiệu quả cho vay tại NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương". Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề là: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh và đối chiếu. Bên cạnh đó, để tiếp cận vấn đề một cách hiệu quả hơn, bố cục của chuyên đề được chia làm ba phần chính: Phần Một. Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại Phần Hai. Thực trạng hiệu qủa cho vay tại NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương Phần Ba. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương CHƯƠNG I : Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.1 Khái niệm và vai trò NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có nhiều cách để định nghĩa NHTM. Tuy nhiên một cách tổng quát nhất, NHTM được định nghĩa là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Theo đó NHTM là tổ chức kinh tế rất đặc thù với hoạt động rất đa dạng, phong phú và cũng hết sưc phức tạp. NHTM thực hiện một số chức năng chính sau: Trung gian tài chính Với chức năng này, NHTM chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các hộ gia đình, thành khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư. Tạo phương tiện thanh toán Đây là một chức năng hết sức đặc thù của riêng hệ thống ngân hàng. Thông qua chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính ngân hàng tạo ra một lượng tiền lớn cho nền kinh tế để làm phương tiện thanh toán. Từ đó, NHTW có thể thông qua hệ thống NHTM để thực hiện việc kiểm soát lượng tiền trong lưu thông. Trung gian thanh toán Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt như: Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi, nhờ thu... Để thực hiện ba chức năng cơ bản trên , Ngân hàng thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng 1.1.2.1 Huy động tiền gửi Ngân hàng thực hiện huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và trả lãi cho tiền gửi như là chi phí cho việc sử dụng vốn hay là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Tiền gửi là nguồn vốn thường xuyên và có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tiền gửi được chia thành hai loại chính là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi thanh toán là những khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sử dụng cho hoạt động thanh toán thông qua các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy các khoản tiền này thường không đựoc ngân hàng trả lãi hoặc lãi suất rất thấp. Tuy nhiên, tiền gửi thanh toán lại là nguồn vốn có tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của ngân hàng và thường có số dư lớn. - Tiền gửi tiết kiệm là những khoản tiền mà khách hàng tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng gửi vào ngân hàng để bảo quản và hưởng lãi. Vì vậy các khoản tiết kiệm thường đựoc ngân hàng trả lãi cao. Hiện nay nguồn vốn này ngày càng khan hiếm, dẫn đến các ngân hàng thường phải chạy đua trong việc ra tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền nhiều hơn. 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống của NHTM. Tín dụng đựơc hiểu là quan hệ vay mượn. Do vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn phát sinh giữa người cho vay là ngân hàng và người vay là khách hàng. Theo đó Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng vón trong nền kinh tế ; thông qua đó thực hiện chức năng trung gian tài chính của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động đa dạng và phức tạp, mang lại nhiều lợi nhuận và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng Các loại hình tín dụng của ngân hàng Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu là giấy nợ phát sinh từ hoạt động tín dụng thương mại giữa các tổ chức kinh tế. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ mà ngân hàng sẽ mua lại các thương phiếu trứơc khi nó đến hạn tại một mức giá theo thoả thuận để đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Bảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng đưới hình thức thư bảo lãnh thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chi khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Các loại bảo lãnh phân theo mục tiêu: - Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu: là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư hay chủ thầu về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các qui định trong hợp đồn dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba. - Bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng truớc : Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước cho bên mua( người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp ( người đựơc bảo lãnh) không trả. - Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. Cho thuê tài sản Để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho thuê( thuê mua) tài sản. Cho thuê tài sản là nghiệp vụ ngân hàng mua hoặc thuê tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê lại, trong điều kiện khách hàng không muốn hoặc chưa đủ khả năng để mua. Cho thuê tài sản bao gồm các hình thức: - Ngân hàng mua tài sản để cho thuê - Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại - Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê hoặc mua trả góp tài sản đề cho thuê Cho vay Cho vay là một nghiệp vụ tín dụng điển hình của NHTM. Nghiệp vụ này sẽ đựơc nghiên cứu cụ thể ở mục hai của phần này. 1.1.2.3 Các hoạt động khác Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Chức năng thanh toán là một trong những cở sở đầu tiên để hình thành nên hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một chức năng căn bản để phân biệt hoạt động của ngân hàng với các tổ chức tài chính khác. Quản lý ngân quĩ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và các nhân. Nhờ đó ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quĩ và khẳ năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần quan thặng dư tiền mặt tamk thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên ngân hàng thực hiện quản lý tài sản và quản lý các hoạt động tái chính hộ khách hàng. Các nghiệp vụ uỷ thác như : uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác về đầu tư...Tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính.v.v... 1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và vai trò Khái niệm: Cho vay trong hoạt động của NHTM là cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản vốn cùng với các điều kiện đi kèm. Vai trò của hoạt động cho vay: Cho vay là một hoạt dộng tín dụng điển hình của NHTM có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM nói riêng, khách hàng và nền kinh tế nói chung. - Đối với ngân hàng Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM. - Đối với khách hàng Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vón tự có( vốn chủ) và tín dụng thương mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thường xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. - Đối với nền kinh tế Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển nguồn vốn từ tay người chưa có nhu cầu sang người có nhu cầu sử dụng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế để biến tiết kiệm thành đâu tư. Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế. 1.2.2 Các loại hình cho vay của NHTM Hoạt động cho vay với doanh nghiệp rất đa dạng và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo thời gian, theo loại tiền, lãi suất, đối tượng, mục đích, qui mô.v.v.. Một cách phân loại khá phổ biến là phân loại cho vay theo hình thức cho vay. Theo đó, cho vay đựoc phân chia thành một số loại hình như sau: Thấu chi Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay đựoc cho vượt trộ trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Cho vay trực tiếp từng lần Là hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng cho những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Cho vay theo hạn mức Là nghiệp vụ mà ngân hàng thoả thuận cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với hạn mức này khách hàng sẽ đựoc vay nhiều lần trong thời gian đó với điều kiện nhu cầu vay vốn là hợp lý và không vựot quá hạn mức. Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luận chuyển của hàng hoá. Theo đó, ngân hàng căn cứ vào chu kì luân chuyển của hàng hoá để cho vay à thu nợ Cho vay trả góp Là hình thức mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng. Hình thức này thường đựoc áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, cho vay mua tài sản cố định hoặc lâu bền. 1.2.3 Qui trình cho vay Qui trình cho vay là tập hợp các bước, các chuẩn mực mà ngân hàng thiết lập nhằm hướng dẫn cán bộ tín dụng khi thực hiện cấp một khoản tín dụng. Việc xây dụng một qui trình cho vay hoàn thiện có ảnh hưỏng rất lớn đến hoạt động cho vay nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng. Một qui trình cho vay hợp lý và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng từ đó nâng cao chất lượng khoản vay và hiệu quả cho vay. Qui trình cho vay bao gồm các bước: - Phân tích truớc khi cho vay Đây là bứơc quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khoản tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm thông tin về: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn trả nợ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay nhằm xác định ý chí và khả năng trả nợ của khách hàng. - Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi lại thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, với nội dung chính: thông tin khách hàng, mục đích vay vốn, qui mô, thời hạn, lãi suất, phí, các loại đảm bảo và các điều kiện cần thiết khác. - Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho khách hàng theo đúngcam kết. Đồng thời ngân hàng theo dõi bám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo cho khoản vốn của mình đựơc sử dụng đúng theo thoả thuận và sinh lời. - Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Ngân hàng thực hiện thu lại khoản vốn đã cấp cho khách hàng khi quan hệ tín dụng kết thúc. Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng đưa ra các phán quyết tín dụng mới. 1.3. Hiệu quả cho vay của NHTM 1.3.1 Khái niệm Hiệu quả là kết cục xảy ra đạt được như yêu cầu của công việc. Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn cuả khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô cho vay Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng. Doanh số cho vay - Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. - Doanh số cho vay cho biết qui mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. - Doanh số cho vay phụ thuộc vào qui mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kì kinh tế, môi trường pháp lý. Dư nợ cho vay - Dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền kinh tế tại một thời điểm. - Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản , khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. - Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng trên. - Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay. - Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay.v.v.. 1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn Tỉ lệ nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn = nợ qúa hạn / tổng dư nợ - Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ. - Qua đó,phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp. Tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác độ an toàn của các khoản vay. Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản = Dư nợ cho vay có ĐBBTS/ tổng dư nợ - Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay. - Tỉ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ. Cấu trúc danh mục cho vay - Sự đa dạng của danh mục cho vay Sự đa dạng ở đây là đa dạng về ngành nghề, thành phần kinh tế , loại hình cho vay.v.v... Tuỳ thuộc vào qui mô, đặc tính, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau. Nhìn chung Một danh mục cho vay càng đa dạng, sẽ càng giảm thiểu các rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng. - Kỳ hạn của danh mục Kỳ hạn trung bình của danh mục cho vay phụ thuộc nhiều vào kì hạn của nguồn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Nói chung kì hạn trung bình của khoản vay càng phù hợp với kì hạn của nguồn các tốt. Sự thích hợp của kì hạn cho vay với chu kì kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi do tín dụng. 1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu đựơc lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo đựơc độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng. Tỉ lệ thu từ lãi cho vay/ Tổng thu của ngân hàng - Cho biết tỉ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu của ngân hàng - Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ,thu từ hoạt động đầu tư, và các khoản thu khác. Tỉ lệ thu nhập lãi từ cho vay/ dư nợ bình quân - Cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay. Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữu thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động Tỉ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao, do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận Chênh lệch lãi suất bình quân Là chỉ tiên phản ánh chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân. Chênh lệch lãi suất bình quân = lãi suất cho vay bình quân - lãi suất huy động bình quân. Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn, dẫn đến các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Do vậy, khoảng cách chênh lệch này ngày càng bị thu hẹp. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM 1.3.3.1 Các nhân tố về phía ngân hàng Một là ,chính sách tín dụng - Khái niệm và vai trò Chính sách tín dụng là hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý,phù hợp với đắc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy đựoc các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định cho vay và danh mục cho vay. Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay đựoc nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản. Một chính sách tín dụng đựoc đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện đựoc vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng đựoc nhu cầu vốn cho nền kinh tế. - Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng Bao gồm toàn bộ các vấn đề có liên quan dến ấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi,các khoản ítn dụng có vấn đề và các nội1 dung khác.. Chính sách khách hàng: cho phép ngân hàng xác định một danh mục cho vay hợp lý đối với từng loại khách hàng trong từng thời kì cụ thể; Bao gồm các nội dung về đối tượng khách hàng, các yêu cầu về pháp lý. Qua đó ngân hàng sẽ xác định đựoc đối tượng khách hàng trọng yếu, thiết lập các chính sách ưu đãi cũng như hạn chế cho tưng đối tượng khách hàng. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: Do cho vay là một hoạt động chứa đựng nhiểu rủi ro nên hoạt dộng này của chịu sự giám sát nghiêm ngặt từ phía NHTW. Để đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý, ngân hàng thiết lập chính sách qui mô và giưói hạn cho các đối tượng khách hàng káhc nhau nhằm hạn chề rủi ro tổn thể; và tư đó làm cơ sở tham chiếu cho các quyết định về qui mô và giới hạn cho vay. Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, do đó giá cả của các khoản cho vay cũng khác nhau. Ngân hàng thiết lập chính sách lãi suất và phí suất tín dụng trong đó xác định các nhân tố cấu thành lãi suất và các khung lãi suất và phí suất cho từng đối tượng khách hàng ,thích hợp cho từng thời kì nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Chính sách đảm bảo: Là các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tái sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đựơc ngân hàng chấp nhận, tỉ lệ phân trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo. Chính sách đói với các tài sản có vấn đề: bao gồm các qui định về cách thức xác định nợ xấu(các yếu tố cấu thành nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác.tỉ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí và khai thác. Hai là, qui Trình thẩm định cho vay Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất trong qui trình cho vay và là cơ sở để cán bộ tín dụng và cơ quan quản lý quyết ra quyết định cho vay hay không. Do vậy, chất lượng thẩm định cho vay là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay. Thẩm định cho vay bao gồm: Một là ,thẩm định khách hàng vay vốn - Đánh giá khách hàng trên các khía cạnh phi tài chính: năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý, tổ chức, thị trường, ngành hàng.v.v.. - Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá về năng lực về vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời.v.vv Hai là, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh - Xem xét tổng thể dự án Đánh giá nội dung của dự án Đánh giá rủi ro của dự án - Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án Ba là, đội ngũ nhân sự Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọi hành động. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là người trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay và do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Chất lượng cán bộ tín dụng đựoc đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. - Trình độ nghiệp vụ cuả cán bộ tín dụng là một trong điều kiện cần đảm bảo cho hiệu quả của cho vay. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, ảnh hưởng đến khả năng thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. - Đao đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết để đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao. Bốn là, chất lượng hệ thống thông tin Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang ý nghĩa sống còn . Do vậy chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định. Chất lượng thông tin đước đánh giá qua khả năng thu thập thông tin, độ chính xác của nguồn tin . Năm là, Công tác tổ chức và quản lý Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. 1.3.3.2 Các nhân tố về phía khách hàng Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay.Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lơn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ cuả khách hàng. - Khả năng trả nợ bao gồm: Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng - Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng. 1.3.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức. Đối với ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế, do vậy hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sứ sát sao của pháp luật. Môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, như các qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, qui mô, giới hạn cho vay .v.v.. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay nói chung. Do đặc tính của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm với nhứng biến động kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, môi trường kinh tế tác động đến hoạt động này theo hai hướng : - Thứ nhất, tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cho vay và huy động , lãi suất cho vay và huy động, chính sách cho vay của ngân hàng - Thứ hai, tác động đến khách hàng hay chính là con nợ của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh của họ chịu tác động trực tiếp bởi môi trường kinh tế Do đó, Ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNN&PTNT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 2.1. Một số nét khái quát về NHNN&PTNT huyện Quảng Xương 2.1.1. Lịch sử hình thành NHNN&PTNT huyện Quảng Xương huyện quảng xương nằm trên quốc lộ 1A và ngay thị trấn quảng xương,cách thành phố thanh hóa khoảng 8km vị trí thuận lợi đó cộng với đặc điểm vùng này là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản nông lâm ngư nghiệp là chủ yếu, trên địa bàn các vùng lân cận có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang xây dựng và đi vào sản xuất NHNNo&PTNT huyện quảng xương được thành lập ngày với tư cách là một chi nhánh cấp 2, và đến năm 1997 đã mở rộng hệ thống chi nhánh xuống đến cấp xã như chi nhánh NHNN xã quảng lưu, quảng ngọc, quảng giao… NHNN&PTNT huyện quảng xương là một trong số 24 chi nhánh huyện, thuộc NHNN&PTNN tỉnh thanh hóa, là một ngân hàng thương mại quốc doanh, đóng trên địa bàn gồm 22 xã và thị trấn, với chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh tiền tệ Hiện nay NHNN&PTNT huyện quảng xương có 120 cán công nhân viên và chia thành 5 phòng ban trực thuộc giám đốc, bao gồm: các ngân hàng cấp 3 xã quảng lưu, quảng ngọc, quảng, giao, quang thái, quảng thọ. Ta có thể thấy cơ cấu chức năng và mạng lưới hoạt động của NHNN&PTNT qua sơ đồ sau: Cơ cấu quản lý và điều hành của NHNN&NT quảng xương rất đơn giản. Trụ sở chính của NH đặt tại thị trấn quảng xương gồm có một phòng ti._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0356.doc
Tài liệu liên quan