Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung

LỜI NÓI ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Qúa trình hoạt động và sản xuất kinh doanh luôn vận động và biến đổi không ngừng theo các quy luật. Để tồn tại và phát triển trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thiết lập những hướng đi cho mình. Hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai chính là chiến lược kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Qúa trình tìm ra nó thực chất là việc hoạch định chiến lược kinh doanh, vạch ra những hướng đi trong tương lai với những mục tiêu cụ thể khác nhau để đạt tới.

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Do đó chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển bất kỳ của mỗi doanh nghiệp. Cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên nó đã tác động đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cơ khí_ Một ngành được đánh giá là ngành trọng điểm của nền kinh tế hiện nay. Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Quang Trung là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày lịch sử, hiện nay đứng trước sự vận động của nền kinh tế với nhiều khó khăn và thử thách đặt ra của cuộc khủng hoảng, sự cạnh tranh ngành càng quyết liệt. Công ty đang cố gắng tìm tòi sáng tạo cho mình một chiến lược phát triển kinh doanh tương đối bền vữngcho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình thực tập tại Phòng “Kế hoạch và sản xuất” của Công ty Cơ khí Quang Trung Em đã nghiên cứu và tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian qua và nhận thấy có một số vấn đề thiếu sót…Với mong muốn đóng góp một số ý kiến vào công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tại Công ty cơ khí Quang Trung ngày một hoàn thiện hơn, Em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung” II. Nội dung nghiên cứu Vận dụng các vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh và quy trình hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp nói chung, từ đó dựa trên cơ sở đánh giá dự báo ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh của Công ty, những đánh giá nhận xét về thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty nhằm đưa ra các ý kiến, giải pháp đóng góp vào việc hoàn thiện quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tiếp theo. III. Phương pháp nghiên cứu: 1.Thu thập tài liệu: Nguồn tài liệu tại Phòng Kế hoạch & sản xuất và một số phòng ban có liên quan của Công ty Cơ khí Quang Trung Quan sát thực tế môi trường, con ngưòi tại Công ty. Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý của Công ty trong thời gian thực tập. 2. Phân tích tài liệu: Dùng phương pháp so sánh, đánh giá các kết quả hoạt động. Phương pháp phân tích SWOT: tìm ra cơ hội thách thức, các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, xử lý dữ liệu Phương pháp diễn giải từ mục tiêu đến hành động cụ thể IV. Kết cấu chuyên đề: 1. Chương 1: Tổng quan về chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 2. Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung . 3. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung. Chương 1: Tổng quan về chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.1 Khái quát chung về chiến lược. 1.1.1 Khái niệm: Theo công ty tư vấn BCG: Chiến lược là việc phân bổ nguồn lực có sẵn để phá vỡ cân bằng cạnh tranh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong doanh nghiệp. Theo M.Porter: Chiến lược là sự đương đầu với cạnh tranh, kết hợp với mục tiêu cần đạt tới và phương tiện cần tìm…nhămg đạt được mục đích mục tiêu cuối cùng. Như vậy chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp cùng với việc thực hiện các chương trình hành động và phân bổ các nguồn lực hay là một bản phác thảo tương lai bao gồm mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Vì thế chiến lược đặt ra phải hội tụ đủ các yếu tố: Chiến lược phải được vạch ra trong thời gian tương đối dài Chiến lược phải tạo được sự khác biệt của các tổ chức. Chiến lược phải khai thác tối đa & sử dụng hợp lý nguồn lực hiệncó. Chiến lược phải tạo ra một vị thế cạnh tranh tốt nhất. Sau khi đưa ra chiến lược thích hợp thì ta phải biến đổi chiến lược thành các chính sách, các chương trình hành động thông qua một cơ cấu tổ chức hữu hiệu nhằm đạt đến mục tiêu đã định. Đặc trưng của việc thực hiện chiến lược là: Thực hiện chiến lựơc được coi là thành công khi doanh nghiệp đạt được những mục tiêu và thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong việc tạo nên các lợi thế hoặc thế lực so với các đối thủ cạnh tranh, so với việc thực hiện các sứ mạng đã để ra. Thực hiện chiến lược phải được kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật quản trị. 1.1.2 Vai trò, chức năng của chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. Xuất phát từ biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, ngày càng rộng và tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt cùng với thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, thì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng biến đổi không ngừng gây ra sự chệch hướng trong hoạt động kinh doanh. Khó khăn trên đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích môi trường bên ngoài để định hướng đúng hoạt động của mình… Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thời đại, việc vạch ra hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp ngày càng đóng ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và đi lên của doanh nghiệp. Nó là công cụ định hướng, vạch ra con đường để các doanh nghiệp có thể đi tới đó đồng thời điều khiển những hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu.Đồng thời là sự kết hợp giữa quá trình đánh giá các yếu tố bên ngoài với các nhân tố bên trong của doanh nghiệp, quyết định những hành động nhằm tận dụng cơ hội bên ngoài và những điểm mạnh của doanh nghiệp đồng thời hạn chế bớt ảnh hưởng từ những nguy cơ, thách thức, khắc phục những điểm yếu, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Mặt khác việc xây dựng đúng đắn chiến lược kinh doanh cho Công ty sẽ có tác động tạo lập hình ảnh của Công ty trước công chúng, xã hội và tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan như khách hàng, nhà cung cấp, các nhà chức trách… 1.1.3 Phân loại. 1.1.3.1 Các chiến lược phát triển Chiến lược tăng trưởng. Chiến lược tăng trưởng tập trung. Chiến lược phát triển sản phẩm. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường liên kết. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa. Chiến lược ổn định Chiến lược cắt giảm Chiến lược cắt giảm chi phí Chiến lược thu hồi vốn đầu tư Chiến lược thu hoạch 1.1.3.2 Chiến lược của các bộ phân kinh doanh. Chiến lược chi phí thấp Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cao Chiến lược ở giai đoạn thâm nhập thị trường Chiến lược ở giai đoạn thị trường tăng trưởng Chiến lược ở giai đoạn thị trường bão hòa Đây là các chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đó là các chiến lược có liên quan đến các vấn đề với tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động của doanh nghiệp.Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và dẫn tới việc trả lời cho câu hỏi là doanh nghiệp có tiếp tục theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực đó hay không? Hay là doanh nghiệp nên tham gia vào lĩnh vực khác mà tại đó lợi nhuận và các mục tiêu dễ dàng đạt hơn với hiệu quả cao hơn… 1.1.3.3 Chiến lược cạnh tranh Căn cứ vào tính chất tập trung của chiên lược Chiên lược dẫn đầu về chi phí thấp Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Chiến lược trọng tâm hóa Chiến lược cạnh tranh cho từng loại doanh nghiệp Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Các doanh nghiệp thách thức trên thị trường Các doanh nghiệp thep sau Các doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược mục tiêu ở trên. Mục đích chủ yếu của chiến lược cạnh tranh là xem xét các doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các doang nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ chính của chiến lược này là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có hoặc mong muốn vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế vững chắc trên thị trường. 1.1.3.4 Các chiến lược chức năng Chiến lược marketting Chiến lược nguồn nhân lực Chiến lược nghiên cứu và phát triển Chiến lược sản xuất Đây là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn( thường dưới 1 năm) của các bộ phận chức năng khác trong một doanh nghiệp. Chiến lược chức năng giữ một vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ chiến lược cạnh tranh. 1.2 Quy trình hoạch đinh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kĩ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược xác định. Quy trình hoạch định chiến lược gồm tám bước như sau: Sơ đồ 1.1 Quy trình tám bước xây dựng chiến lược kinh doanh Đánh giá và phán đoán môi trường bên trong của doanh nghiệp. Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên ngoài. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài. Tổng hợp kết quả đánh giá phán đoán môi trường bên trong doanh nghiệp. Các quan điểm mong muốn, kì vọng của lãnh đạo doanh nghiệp. Hình thành các phương án chiến lược. Xác đinh các nhiệm vụ nhằm thực hiện chiến lược đã chọn. Quyết định chiến lược tối ưu phù hợp với phương pháp sử dụng. (Nguồn: Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, trang 14) Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ Các yếu tố chính trị pháp luật Các yếu tố kinh tế Các yếu tố kỹ thuật công nghệ Các yẻu tố văn hóa xã hội Các yếu tố tự nhiên MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP Các đối thủ cạnh tranh Sức ép và yêu cầu của khách hàng Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn Các sản phẩm thay thế của doanh nghiệp Các quan hệ liên kết. HOÀN CẢNH NỘI BỘ Nguồn nhân lực Nghiên cứu & phát triển Sản xuất Tài chính kế toán Marketing (Nguồn: Tường Ngọc Quỳnh Giao, Luận văn tốt nghiệp) 1.2.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô: 1.2.1.1 Các yếu tố kinh tế Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập cho tổng toàn bộ nền kinh tế hay bình quân đâù người trong khoảng thời gian nhất định. Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến nền kinh tế quốc dân theo hai hướng: Một là gia tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư xã hội dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu cho họ. Điều này dẫn tới việc đa dạng hóa các loại cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, khả năng gia tăng sản lượng và mặt hàng, điều này làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu đầu tư mở rộng kinh doanh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Chu kì nền kinh tế : Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư để duy trì vốn sản xuất hiện có nhằm tái sản xuất giản đơn. Khi nền kinh tế đi lên, các doanh nghiệp tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất để tái sản xuất mở rộng. Lãi suất: Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng, làm chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm và ngược lại. Tỷ giá hối đoái: Anh hưởng lớn đến doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế và có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm tăng khả năng xuất khẩu, đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến một số ngành kinh doanh khép kín là do sự thay đổi của giá cả đầu vào… Lạm phát: Lạm phát luôn được coi là một nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền giảm xuống. 1.2.1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư: Môi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn mực đạo đức và giá trị đựơc chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp bởi các yếu tố, quan niệm như: thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, những phong tục tập quán, truyền thống, những quan tâm ưu tiên của xã hội… Nhân tố này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như du lịch, đến việc thiết kế và sản xuất các hoạt động may mặc, các sản phảm tiêu dùng truyền thống… 1.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp khác nhau: Các loại tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, các điều kiện về thời tiết, đất đai khí hậu… ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông lâm, thủy hải sản từ đó tác động đến các ngành công nghiệp chế biến… 1.2.1.4 Yếu tố về kỹ thuật công nghệ Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết đinh đối với khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp… Kỹ thuật công nghệ hiện đại thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự bền vững trọng hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái…Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ cũng là một yếu tố đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp vì nó có thể làm cho sản phẩm lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bên cạnh những lợi ích mà sự phát triển của công nghệ đem lại. 1.2.2 Môi trường tác nghiệp Sơ đồ 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Nhà cung cấp Khách hàng Nhà phân phối Cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường. 1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên cường độ cạnh tranh. Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ… Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán. Ngành phân tán: Có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh,nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền). Các rào cản rút lui : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành trở nên khó khăn: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư; Ràng buộc với người lao động ; Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan; Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch… 1.2.2.2 Khách hàng: Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khách hàng gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng…thông qua thị hiếu cũng như các yêu cầu cụ thể của họ. Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến tất cả các khách hàng tiềm ẩn...Vì vậy, để đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, các doanh nghiệp phải lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai nhằm xác định khách hàng mục tiêu… 1.2.2.3 Nhà cung cấp. Các nhà cung cấp hình thành từ các thị trường khác nhau bao gồm cả người bán thiết bị nguyên vật liệu, người cấp vốn và ngưòi cung cấp lao động cho doanh nghiệp… Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Đối thủ tiềm ẩn: Theo M.Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn . Kỹ thuật Vốn Yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu, khách hàng ... Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .. 1.2.2.5 Sản phẩm thay thế:  Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, và các nhân tố về giá, chất lượng; các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần có các giải pháp cụ thể như: phải luôn chú ý đến khâu đổỉ mới kỹ thuật công nghệ, có giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm… 1.2.3 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp: 1.2.3.1 Tác động hoạt động kinh doanh: Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn mọi mục tiêu của cá nhân và mọi tổ chức. Chức năng của bộ phận Marketting là phân tích, lập kế hoạch thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao trong dài hạn. Như thế ngay từ khi mới xuất hiện cho tới ngày nay hoạt dộng Marketing luôn và đóng vai trò ngày càng rất quan trọng đối với mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu càng tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu. 1.2.3.2 Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu & phát triển (R&D) Khả năng sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ kỹ thuật..nó tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như thời hạn sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động R&D là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm( dịch vụ) mới và khác biệt hóa sản phẩm, sáng tạo cải tiến công nghệ, vật liệu mới… Đó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm( dịch vụ) luôn phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường, và vị thế canh tranh của doanh nghiệp trên thương trường… 1.2.3.3 Ảnh hưởng của nguồn nhân lực . Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào việc thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa chọn và thực hiện kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp, các hoạt động ấy tác động rất mạnh và có tính quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để phân tích về nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chú ý những nội dung: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên, các chính sách nhân sự của doanh nghiệp, khả năng sử dụng nhân công cũng như mức độ quan tâm của ban lãnh đạo… 1.2.3.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, giao trách nhiệm và quyền hạn nhất định được bố trí theo từng cấp để thực hiệnc chức năng quản trị doanh nghiệp… Quản trị doanh nghiệp tác động đến hoạt động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp… nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị lao động có chất lượng nếu trước hết có cơ cấu tổ chức có bộ máy quản trị tốt… Vì vậy các doanh nghiệp hai vấn đề chính là luôn đánh giá đúng thực trạng và khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trường kinh doanh. Đổng thời các doanh nghiệp cần chú ý đánh giá hiệu quả của các tổ chức thông qua các chỉ tiêu: tốc độ ra quyết định, kính kịp thời và độ chính xác.. 1.2.3.5 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đàu tư mua sắm, dự trữ lưu kho… đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, cần chú ý những nội dung như khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, tính linh hoạt của cơ cấu đầu tư và khả năng tận dụng các chiến lược tài chính, khả năng kiểm soát giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.4 Xây dựng ma trận Swot. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Điểm mạnh và Điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của các doanh nghiệp; Cơ hội và Nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp các doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh Vì thế có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với bất kỳ một tổ chức nào. Bảng 2.1 Ma trận SWOT trong doanh nghiệp Điểm mạnh O Phát huy: Công ty có lợi thế gì? Công ty có thể làm gì tốt hơn những công ty khác? Có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?... Điểm yếu W Khắc phục: Tương kế tựu kế để biến thành điểm mạnh...Công ty phải cải tiến cái gì? Công ty phải tránh cái gì? Cơ hội S Nắm bắt: Những cơ hội tốt nhất có thể mang lại? xu thế tốt mà công ty đang mong đợi? Kết hợp SO Theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh. Kết hợp WO Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơhội. Nguy cơ T Vượt qua: Trở ngại của công ty là gì? Đối thủ của công ty đang làm gì? Có phải thay sản phẩm dịch vụ hay công nghệ của Công ty hay không? Kết hợp ST Xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài, Kết hợp WT Hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài 1.2.5 Lựa chọn chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược. 1.2.5.1 Các yêu cầu của một chiến lược kinh doanh Khi xây dựng chiến lược kinh doanh để đưa vào lựa chọn, doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định. Những nguyên tắc này luôn nhất quán và xuyên suốt quá trình xây dựng các bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh và không thể thiếu được khi đánh giá, lựa chọn một chiến lược kinh doanh. Nhiệm vụ: Phải xác định được khách hàng của doanh nghiệp là những ai? Sản phẩm của Công ty thuộc vùng thị trường nào? Tự đánh giá được năng lực hiện có của mình trên thị trường… Mục tiêu của chiến lược: Mục tiêu chiến lược kinh doanh phải đảm bảo bao trùm các doanh nghiệp, đảm bảo tính lâu dài của quá trình kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi: Có khả năng hoàn thành trong thực tế, đảm bảo việc lựa chọn tránh những sai lầm, không sát thực… Mục tiêu phải mang tính nhất quán: Những mục tiêu phải có sự tương tác hỗ trợ tạo thành một khối thống nhất nhằm hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đảm bảo tính cụ thể: Đó là tính chuyên biệt của mục tiêu, mục tiêu càng cụ thể càng dễ hoàn thành việc thực hiện chiến lược. Phải đảm bảo tính hợp lý: Tôn trọng lợi ích các bên, đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa doanh nghiệp và thị trường. Cần phải có sự dung hoà hợp lý giữa áp lực từ lợi ích các bên. Chủ doanh nghiệp hướng tới việc gia tăng lợi nhuận Công nhân viên muốn độ an toàn hay sự ổn định của họ… Khách hàng đòi hỏi sự phục vụ tốt nhất với giá cả ưu đãi nhất… Ngoài ra khi lựa chọn chiến lược phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định: Tiêu chuẩn về mặt định lượng: Chiến lược kinh doanh thường gắn với các chỉ tiêu số lượng như khối lượng bán, thị phần, tổng doanh thu… Tiêu chuẩn về mặt định tính: Là các yếu tố như thế lực của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh trên thị trường; mức độ hài lòng của khách hàng… 1.2.5.2 Quy trình lựa chọn chiến lược Dựa trên những nguyên tắc và yêu cầu mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các chiến lược đã dự kiến với mục đích tìm ra được một chiến lược để thực hiện. Công việc lựa chọn và quyết định gồm bốn bước sau: S ơ đồ 1.4 Quy trình lựa chọn chiến lược Phân tích cơ cấu vốn đầu tư Lựa chọn chiến lược Đánh giá chiến lược đã chọn lựa Nhận biết về các chiến lược hiện tại Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung 2.1 Tổng quan chung về Công ty. 2.1.1 Một số nét khái quát về Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Quang Trung. Công ty trách nhiệm hữu hạn( TNHH) nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp của BCN; là công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổ chức, quản lý và đăng kí hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Tên đơn vị: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung. Tên giao dịch quốc tế: Quang Trung Mechanical Engineering Company Limited (QT MEC) Email: quangtrungmecof@hn.vnn.vn Điện thoại: 04.8642215 Fax: 04.8647255 Trụ sở chính: Số 360- Đường Giải Phóng P. Phương Liệt- Q.Thanh Xuân- TP Hà Nội Chi nhánh phía nam: 46/5 Quốc lộ 1A, Phường Linh Xuân QuậnThủĐức,TP.HồChíMinh Điệnthoại:8.87240711 Fax:08.887240712 Email: nvtrieu@hn.vnn.vn Từ một nhà máy chuyên đáp ứng nhiệm vụ chế tạo phụ tùng, chi tiết thay thế và dự phòng cho các nhà máy bạn và tiến lên sản xuất thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ và các công trình lớn mang quy mô tầm cỡ Quốc gia. Đến nay, Công ty TNHH NN một thành viên cơ khí Quang Trung đã vương lên chế tạo hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất giấy có công suất 30T/ngày, các máy nghiền đĩa ø450 và ø500; chế tạo thành công máy cắt ép phế. Từ sản phẩm nội địa tiến tới chế tạo các phụ tùng sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại cho nghành thép, thiết bị cơ khí thủy công cho một số công trình thủy điện miền Trung,…Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí có uy tín và thương hiệu như: máy xén giấy, nồi hơi các loại, máy nghiền đĩa, cánh quạt hút ẩm… 2.1.2 Chức năng. nhiệm vụ của công ty: Hơn 45 năm xây dựng hoạt động và phát triển cho đến nay công ty đã tập trung chủ yếu vào một số công việc sau: Chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị lẻ, phụ tùng thay thế cho các ngành công nghiệp như chế tạo các kết cấu thép, nhà xưởng, kết cấu phi tiêu chuẩn, chế tạo lắp đặt cầu trục, cổng trục; Thiết kế chế tạo, lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị và dây chuyền sản xuất bột giấy có công suất 30T/ngày. Thiết kế, chế tạo các thiết bị áp lực, nồi hơi các loại công suất đến 4T/h, bình chịu áp lực dung tích đến 250m3, áp suất đến 60 KG/cm2. Chế tạo các loại con lăn bằng băng tải và hệ thống băng tải cho các ngành đường, giấy, xi măng và than. Chế tạo công trình và sản phẩm kết cấu cho các ngành luyện kim, xây dựng, cán thép và cầu đường. Trong những năm gần đây công ty còn chế tạo các thiết bị cơ khí thủy điện phục vụ các công trình thủy điện vừa và nhỏ: PleiKrong, Hương điền, A Vương. Kiểm tra siêu âm X quang các thiết bị chịu áp lực. Sản xuất các loại giấy bao bì các tông, ống thép hàn, thép xây dựng. Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị vật tư, máy móc, phụ tùng cơ khí. Dịch vụ kinh doanh kho bãi, văn phòng. 2.1.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy là ngành xương sống mang tính chất quyết định trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng còn khá non trẻ tại Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian qua bằng sự nỗ lực không ngừng của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung đã hoạt động có hiệu quả và từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và khu vực. Là một trong những đơn vị hàng đầu về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì và cung cấp trọn gói các hệ thống dây chuyền sản cho các ngành công nghiệp khác công ty luôn xứng đáng với niềm tin của khách hàng, góp phần trở thành niềm tự hào cho ngành cơ khí Việt Nam. Từ năm 2001 đến năm 2005 được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp, Tổng Công ty, Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Quang Trung đã liên tục đạt doanh thu trên 100 tỷ, riêng năm 2005 đạt trên 200 tỷ, các sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín cao trên thị trường. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như các loại máy nghiền bột giấy, thiết bị áp lực, các thiết bị lẻ và đồng bộ cho ngành giấy. Nắm bắt cơ hội mới khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổng Công ty Máy & TBCN giao cho chế tạo phụ tùng của nhà máy thủy điện và các thiết bị sản phẩm có yêu cầu cao của các ngành khác, Công ty đã đầu tư thay thế hệ thống máy hàn thổ quang tay bằng các hệ thống máy hàn tự động, hàn dưới lớp khí và lớp thuốc bảo vệ cũng như các hệ thống thiết bị đồng bộ để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty đã tiến hành đầu tư các loại thiết bị hiện đại( cổng trục 35 tấn) để tiến tới gia công các chi tiết có kích thước và trọng lượng lớn, công tác bảo dưỡng sữa chữa thiết bị cũng được chú trọng và nâng cao phục vụ các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cũng đã ._.quan tâm đến việc triển khai và thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ như thiết kế chế tạo các sản phẩm mới có tính năng hiệu quả cao( máy nghiền đĩa, hệ thống máy sấy giấy…) Bên cạnh đó công ty đã có rất nhiều chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm trau dồi tay nghề, khuyến khích người lao động, nâng cao hiệu quả lao động… Gia nhập WTO, tạo nhiều cơ hội và cũng đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của công ty; nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua giai đoạn 2006-2008 công ty đã hết sức nỗ lực cải cách và đưa ra một loạt chính sách có hiệu quả mới:tốt sản xuất, bố trí lao động hợp lý, phân công công việc cụ thể, có cán bộ theo dõi và chỉ huy từng mặt hàng như công tác kĩ thuật, tiến độ sản xuất, quản lý chật lượng, quản lý công nghệ, nhằm hoàn thành công việc ngày một tốt hơn. 2.2 Phân tích môi trường kinh doanh & ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của Công ty Cơ khí Quang Trung. 2.2.1 Môi trường kinh tế quốc dân Anh hưởng của các nhân tố kinh tế Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam chúng ta đã đạt các mức tăng trưởng khá ngoạn mục trong những năm gần đây, mở ra một cơ hội mới cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế nước ta đã bắt đầu chững lại từ những tháng cuối năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tác động đến Việt Nam tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng trước đây, là vì trong thập kỷ qua, nước ta đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, do đó chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các sự kiện toàn cầu nhiều hơn 10 năm trước đây. Và năm nay, tình hình lại trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tập đoàn báo chí The Economist (Anh) dự báo năm 2009 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ là 0,3%, toàn cầu là -1,8%.Như vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ đối mặt với một môi trường kinh tế đầy thách thức và đạt mức tăng trưởng thấp. Đây là một thách thức khá nặng nề đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta trong đó có Công ty Cơ khí Quang Trung. Lạm phát Báo cáo của ngân hàng phát triển châu Á ADP đã cho thấy làm phát của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Lạm phát trung bình của Việt Nam năm 2005 (8,3%), 2006 (7,5%) đăc biệt năm 2007 là 12,6%, và đạt kỷ lục vào năm 2008 lạm phát ở mức 18,3%. Cũng theo các số liệu thống kê của IMF cho thấy, nếu như năm 2003 giá nguyên liệu thế giới chỉ tăng 11,5%, thì 5 năm trở lại đây sốt nóng hầu như liên tục gia tăng: năm 2004 tăng 23,9%; năm 2005 tăng 24,2%; năm 2006 tăng 20,7%; năm 2007 tăng 11,9% và ước tính năm 2008 tăng kỷ lục 28,7%. Đó là nguyên nhân dẫn đến giá cả vật tư biến động mạnh, công việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.. Việc tăng giá vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, ví dụ cuối năm 2008 giá mua thép tấm tăng 20%, mua dây hàn tăng 33%, xăng dầu tăng hơn 30% sơ với thời điểm đầu năm… đã dẫn đến chi phí đầu vào tăng, vì vậy giá thành chế tạo sản phẩm tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, bước sang 2009, khi cả ba yếu tố tiền tệ, chi phí đẩy và cầu kéo sẽ bị suy yếu rất nhiều với những biện pháp tích cực của Chính phủ trong kiềm chế, lạm phát sẽ được giảm xuống còn khoảng dưới 10%. Đây sẽ là điểm thuận lợi để Công ty có thể khắc phục phần nào khó khăn của mình trong cơn bão giá như hai năm gần đây. Nhưng thực tế cho thấy lạm phát và những cơn sốt giá luôn là nguy cơ gây những tác động tiêu cực rất rõ ràng đến tổng thể nền kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho đến nay. Lãi suất. Chính phủ đã có nhiều chính sách ban hành nhằm tiếp tục giảm lãi suất vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt ngành cơ khí. Nếu không có những diễn biến bất lợi khác của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, lãi suất sẽ có chiều hướng ổn định và có khả năng giảm dần trong năm 2009. Vào đầu tháng 2/2009 quyết định số 131 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn lưu động từ ngân hàng để sản xuất kinh doanh đã chính thức có hiệu lực. BCT cũng có đề nghị cho các doanh nghiệp mua sản phẩm cơ khí trọng điểm trong nước vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Về phía khách hàng, họ thường xuyên phải vay nợ để thanh toán cho việc tiêu dùng sản phẩm vì vậy tỷ lệ lãi suất thấp làm tăng sức mua của khách hàng, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ một cách dễ dàng hơn… Đây sẽ là một thuận lợi mà Công ty Cơ khí Quang Trung đang tận dụng để có vốn đầu tư cho các dự án mới, cải thiện máy móc cho các đơn vị và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhằm từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn như hiện nay. Tỷ giá hối đoái Gía trị đồng USD, EURO trong thời gian gần đây có xu hướng tăng cao, đây là cơ hội hoạt động sản xuất trong nước do sức ép của các nhà đầu tư giảm, chi phí sản xuất trong nước thấp cũng như cơ hội tiếp nhận vốn đầu tư tăng lên, tăng khả năng đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái cao cũng gây bất lợi cho Công ty vì giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên, tạo áp lực nâng giá thành sản phẩm, do đó khó cạnh tranh. Nhân tố thể chế và pháp lý: Sự đổi mới về cơ chế quản lý trong những năm qua đã đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp một môi trường mới có nhiều cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước được tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và tự do quyết định vận mệnh của mình. Bước vào thời kì hội nhập, không còn sự bảo hộ của Nhà nước, hàng rào thuế quan đã dần đựơc bãi bỏ, Công ty Cơ khí Quang Trung phải tự vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thị trường Với quan điểm: “Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước”, trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020” Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển, ví dụ như: Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí: Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cơ khí, để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn. Chính sách thuế: Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước; Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam. Chính sách đầu tư cho R&D: Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt... Trong những tháng đầu năm 2009, nhận ra nguy cơ khi khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, máy móc, thiết bị giá rẻ nước ngoài tràn vào Việt Nam, thì sản xuất trong nước càng khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ tìm giải pháp để các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách phải tận dụng sản phẩm cơ khí nội địa. Đón bắt được chủ trương này, hiệp hội CKVN đã đề nghị sửa luật Đấu thầu theo hướng: các dự án dùng vốn ngân sách nhà nước sẽ cho chỉ định thầu, hoặc tổ chức đấu thầu trong nước; nếu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thầu phải liên danh, hoặc chỉ làm thầu phụ cho doanh nghiệp Việt Nam.Tổng CTy LMVN đã có đề nghị Thủ tướng cho tách các gói thầu có thể sử dụng sản phẩm, thiết bị cơ khí trong nước ở các dự án lớn để các doanh nghiệp trong nước cung ứng, lắp đặt…Các doanh nghiệp cơ khí sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, được hưởng các chính sách ưu đãi trong tín dụng đầu tư, chính sách chỉ định thầu, giao thầu, chính sách đầu tư cho nghiên cứu phát triển và các chính sách về thuế để khuyến khích sản xuất các doanh nghiệp và bảo vệ thị trường… Tuy vậy, hệ thống hành chính vẫn còn nhiều vấn đề gây phiền phức cho các doanh nghiệp với thủ tục phiền hà…Cũng như các công ty cơ khí khác, được nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện, Công ty cơ khí Quang Trung đã thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đã hoàn tất giai đoạn I đầu tư 90 tỷ đồng cho Dự án chế tạo thiết bị nâng hạ…nhưng dự án mà Công ty đã và đang triển khai còn chậm vì còn nhiều vướng mắc, chủ yếu là không được ưu đãi trong vay vốn đầu tư và giải ngân chậm. Môi trường công nghệ, kĩ thuật. Yếu tố công nghệ kỹ thuật đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật hiện đại phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt. Các công nghệ kỹ thuật mới liên tục ra đời và liên quan mật thiết với quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố này cùng với quá trình mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được những dây chuyền thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Công ty cơ khí Quang Trung đã sử dụng dây chuyền hiện đại như chế tạo hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất giấy có công suất 30T/ngày, các máy nghiền đĩa ø450 và ø500; chế tạo thành công máy cắt ép phế, sử dụng công nghệ hàn bằng tia laser, công nghệ phun phủ kim loại Máy nén khí chuyển động tịnh tiến sử dụng piston điều khiển bằng tay quay, động cơ tuốc bin khí… Đến nay, ở nước ta tỷ lệ nội địa hoá thiết bị cơ khí đạt 65,7%, điều này tạo cơ hội cho các đơn vị chế tạo thiết bị cơ khí. Những thiết bị chế tạo là các bộ phận và chi tiết máy, các thiết bị kết cấu không phức tạp và kích thước cồng kềnh khó khăn cho vận chuyển như: kết cấu thép hàn, thiết bị phụ trợ v..v.. mà thường được chế tạo tại mặt bằng nhà máy. Vật liệu sử dụng để chế tạo tại chỗ ở nước ta là những thép thông thường có tại thị trường trong nước, không phải là các vật liệu đúc hoặc hoặc thép chịu mòn cao và cường độ cao và không phải là thép hợp kim đặc biệt. Trong đó, có một số hạng mục đã thực hiện được nội địa hoá 100% như hệ thống palăng, cầu trục, vật liệu bảo ôn, các thiết bị phi tiêu chuẩn, gạch chịu lửa... và một số hạng mục được cho là khó phải nhập khẩu trước đây như hệ thống gầu nâng đạt 67,5%, máng khí tự động đạt 89%, hệ thống lọc bụi đạt 65%... Từ sản phẩm nội địa Công ty cơ khí Quang Trung có thể tiến tới chế tạo các phụ tùng sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại cho ngành thép, thiết bị cơ khí thủy công cho một số công trình thủy điện miền Trung… Công ty cũng đang nỗ lực vươn lên để tăng tỷ lệ nội địa hoá, tiến tới làm tổng thầu EPC các dự án lớn, cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố quốc tế Hiện nay, tất cả các nước trên Thế giới có xu hướng hội nhập song phương, khu vực, toàn cầu. Đặc biệt việc gia nhập WTO của Việt Nam tất yếu sẽ dẫn tới việc hạ thấp hàng rào thuế quan cho các loại hàng hoá nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm cơ khí, khả năng cạnh tranh của thị trường tăng cao. Hơn nữa sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp cơ khí nói chung và Công ty Cơ khí Quang Trung nói riêng. Bảng 2.2 Mức độ tác động của môi trường kinh tế Các nhân tố tác động Mức độ tác động Cơ hội/ Thách thức 1.Nhân tố kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế Gián tiếp, lớn Cơ hội Lạm phát Trực tiếp, lớn Thách thức Lãi suất Trực tiếp, lớn Thách thức 4.Yếu tố chính trị, pháp luật Trực tiếp, lớn Cơ hội Chính trị Gián tiếp, nhỏ Cơ hội Pháp luật Gián tiếp, lớn Cơ hội 5.Môi trường công nghệ Trực tiếp, lớn Cơ hội và Thách thức 6.Yếu tố quốc tế Gián tiếp, lớn Cơ hội và Thách thức 2.2.2 Phân tích môi trường ngành 2.2.2.1 Nhà cung cấp Các nhà cung cấp của Công ty Cơ khí Quang Trung là các nhà cung ứng về vật tư như các loại thiết bị, thép, Inox và một số sản phẩm khác… Bảng 2.3 Danh sách nhà cung cấp của Công ty STT Nguyên liệu Nhà cung cấp 1 Gas Công ty gas Công nghiệp 2 Tôn Công ty TM&SX Thế Anh 3 Thép hợp kim, thép không rỉ và các kim loại màu Công ty cổ phần XNK Vật Tư- Máy móc T&T 4 Nam châm, băng tải Công ty cổ phần XNK Vật Tư- Máy móc T&T 5 Inox Công ty Cơ khí Inox AKP 6 Carton Công ty Vinaco 7 Giấy cuộn Công ty bao bì nhựa Quý Xuân 8 Vòng bi, bạc đạn công nghiệp, dầu mỡ bôi trơn Công ty TNHH đầu tư XNK Phong Hoàng 9 Bulong, ốc vít,tắc kê, tán, đinh, thanh ren … Công ty TM Kinh Khí Châu Thư Gía cả vật tư thiết bị mà các doanh nghiệp cung cấp quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy sức ép của các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Trong những năm gần đây, thị trường có rất nhiều biến động đặc biệt là giá cả tăng cao...khiến cho giá vật tư cũng tăng đáng kế. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị của Công ty. 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh Bước vào thời kỳ hội nhập, có rất nhiều doanh nghiệp liên doanh nước ngoài tràn ngập vào thị trường Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên cũng đồng nghĩa tính cạnh tranh của thị trường cũng tăng mạnh. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty Cơ khí Quang Trung như: Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE) Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp Nhà máy quy chế Từ Sơn Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Duyên Hải Cơ khí Hà Nội (HAMECO) Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (MECANIMEX) … Mức độ cạnh tranh khá mạnh mẽ nên áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh khiến công ty gặp những khó khăn nhất định như : không thể điều chỉnh giá ngay khi chi phí nguyên vật liệu,vật tư tăng cao, hay phải luôn chú trọng đến công tác R&D để tìm ra những sản phẩm mới, khác biệt để thu hút khách hàng….Do vậy có thể nói áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là khá lớn. 2.2.2.3 Khách hàng Một số khách hàng quen thuộc của Công ty trong suốt thời gian qua là: Công ty Thép Đà Nẵng Công ty CP Thép Thái Nguyên Tổng công ty máy & thiết bị công nghiệp Viện khoa học công nghệ mỏ Công ty TNHH ABB … Khách hàng luôn là đối tượng tạo áp lực trực tiếp lên sự cạnh tranh của Công ty. Khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi học yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn sẽ làm cho chi phí hoạt động của Công ty tăng. Nhất là vào thời điểm như hiện nay, sức mua trên thị trường đang đi xuống trong khi sản phẩm thay thế và hàng nhập ngoại khá phong phú, tình hình tiêu thụ của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Công ty phải hoạch định một chiến lược giá cả với chi phí thấp, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình. 2.2.2.4 Sản phẩm thay thế Hầu hết các mặt hàng có thể thay thế được của Công ty đều chịu sức ép tương đối của các sản phẩm như các sản phẩm chế tạo từ nhựa có lõi thép. Tuy nhiên, khi tham gia đấu thầu đối với các công trình lớn, khả năng thay thế là rất ít nên sức ép này gây ra hiệu ứng không đáng kể. 2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn. Ngành cơ khí là một ngành trọng điểm đựơc nhà nước quan tâm ưu đãi và hỗ trợ thường xuyên. Vì vậy, đây là một ngành hết sức hấp dẫn và có nhiều đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên với chi phí gia nhập ngành là khá lớn về vốn tư bản, con người, và đặc biệt là kỹ năng, kinh nghiệm. Công ty Cơ khí Quang Trung với đội ngũ công nhân viên làm việc lâu năm, dày kinh nghiệm và luôn được đánh giá cao về thành công trong kinh doanh… do đó, gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trưòng ngành cơ khí. Bảng 2.4 Tổng kết môi trường kinh doanh Môi trường KD Cơ hội Thách thức I,Môi trường vĩ mô 1.Môi trường kinh tế Chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất của chính phủ. Kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến cầu thị truờng giảm sút mạnh Lạm phát tăng cao Tỷ giá hối đoái bất ổn 2.Môi trường công nghệ Luôn có nhiều công nghệ mới ra đời và công ty toàn có thể tiếp cận, áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Môi trường công nghệ biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực để đổi mới công nghệ tránh tụt hậu. Công nghệ nội địa đã đi vào triển khai và có tác dụng rõ rệt. 3.Môi trường chính trị pháp luật Nhiều yếu tố thuận lợi như chính sách giảm thuế cho thuê đất, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế nhập khẩu dây chuyền sản xuất và ưu đãi khi xuất khẩu 4.Môi trường quốc tế Quá trình hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Nguy cơ là bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài với mức giá giảm nhiều so với trước kia. Anh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng gây ra nhiều khó khăn trong kinh doanh. II,Môitrường ngành 1.Doanh nghiệp trong ngành Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với mức độ cao đối với từng loại mặt hàng khác nhau 2.Nhà cung cấp Ổn định và đảm bảo cho nhu cầu doanh nghiệp, do số lượng doanh nghiệp cung cấp tương đối lớn và sẵn có nên không gây quá nhiều áp lực cho công ty Một số nguyên liệu ngoại nhập từ nhà cung cấp nước ngoài nên gây ra sức ép về giá cả. 4.Sản phẩm thay thế Ít sản phẩm thay thế 5.Đối thủ tiềm ẩn Rào cản gia nhập là khá cao 2.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 2.2.3.1 Nền tảng quản trị Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của công ty. Sơ đồ 1.5 Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty. Phòng kế hoạch sản xuất Phòng bảo vệ Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc sản xuất kinh doanh. P.Tổng Giám Đốc xuất nhập khẩu P.Tổng Giám Đốc kĩ thuật Phân xưởng thiết bị công nghệ Phân xưởng thiết bị áp lực Phân xưởng cơ khí Chi nhánh Miền Nam (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo gồm một Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc khác. Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động của công ty, được ban giám đốc tín nhiệm và bổ nhiệm. Tổng giám đốc là người có quyền cao nhất trong ban giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận sản xuất kinh doanh trong công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý từ trưởng phó các phòng, ban trở xuống và quyết định các khoản chi phí hay đầu tư. Phó Tổng Giám Đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các mặt kĩ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến và thiết kế sản phẩm mới. Xây dựng các chỉ tiêu định mức về kĩ thuật cho từng sản phẩm, nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư theo chiều sâu, định hướng chiến lựơc cho sản phẩm của công ty. Đồng thời phụ trách công tác đào tạo, nâng cấp bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên kĩ thuật trong toàn bộ công ty. Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: Là người hỗ trợ cho tổng giám đốc phụ trách khâu sản xuất kinh doanh, chỉ đạo sản xuất thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch của công ty. Đông thời phải nắm bắt được các chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch sắp được triển khai, nắm bắt được tiến độ bán hàng và doanh thu của công ty…phụ trách điều hành trực tiếp các phân xưởng sản xuất. Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh( xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp) trực tiếp chỉ đạo các khối phòng ban chức năng, bộ phận kinh doanh dịch vụ. Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm công tác giao dịch thị trường, tiêu thụ. Liên doanh liên kết nhằm mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng đa phương hóa chủng loại sản phẩm cũng như loại hình kinh doanh; đề ra kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín đồng thời đề ra các chính sách đẩy mạnh công tác tiêu thụ… Các phòng ban: Phòng kế hoạch-sản xuất: Theo dõi, cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo thiết bị máy móc hoạt động có hiệu quả, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, nội quy an toàn và quy trình vận hành máy móc thiết bị một cách hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng kinh tế thực hiện triển khai kế hoạch để hợp đồng được kí kết. Tổ chức lập kế hoạch thu hút nguồn vốn, lao động…cho kì kế hoạch nhằm đóng góp vào sự lớn mạnh của công ty. Ngoài những chức năng trên phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng là đấu thầu dự án. Đây là một việc làm đầy hấp dẫn có sự tập trung trí tuệ và năng lực của cán bộ chuyên môn và chuyên ngành để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất của nhà đấu thầu trong vấn đề đấu thầu để khai thác việc làm cho Công ty. Phòng tài chính-kế toán: Chịu trách nhiệm về cồng tác hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn bộ công ty theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành cũng như các văn bản pháp quy khác có liên quan. Đồng thời tìm hiểu và thực hiện các chính sách về nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Phòng tổ chức lao động: thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc tuyển dụng lao động. Theo dõi bố trí hợp lý, sử dụng lao động có hiệu quả, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ và công nhân viên của công ty. Phòng bảo vệ quân sự: chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn về tài sản thiết bị vật tư trong Công ty, thực hiện công tác an ninh quốc phòng. Xí nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp: Thực hiện công tác mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng phôi thép phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty . Các phân xưởng sản xuất: Nhăm phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty đả tiến hành tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng. Cụ thể hiện nay công ty có 3 phần xưởng: Phân xưởng cô khí: Là xưởng sản xuất chính, chuyên gia công các chi tiét lẻ rồi lắp ráp thành máy móc và các phụ tùng theo máy Phân xưởng thiết bị áp lực: Là xưởng chuyên gia công, chế tạo các sản phẩm áp lực. Phân xưởng thiết bị công nghệ: Là xưởng chuyên gia công, tạo hình cho sắt, thép, đồng, gang từ phôi sau đó hàn lại thành các sản phẩm kết cấu. Hơn 45 năm xây dựng hoạt động và phát triển cho đến nay, bộ máy lãnh đạo của Công ty đã có một bề dày trong công tác quản trị kinh doanh…theo cơ chế một thủ trưởng. Họ đã gắn bó với Công ty, nhiệt tình công tác, am hiểu về tình hình thị trường và có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo…tạo thế mạnh cho sự phát triển của Công ty trong tương lai. 2.2.3.2 Hoạt động nghiên cứu và phát triển( R&D): Nguồn nguyên liệu chủ yếu của Công ty như thép hợp kim, thép không rỉ và các kim loại màu cho chế tạo máy đều phải nhập ngoại, các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn kém phát triển, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm của công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới cho Công ty nên công tác này hiện nay cũng chưa phát huy hết tác dụng. Công tác tư vấn thiết kế còn yếu cũng hạn chế đến khả năng làm chủ trong việc chế tạo các sản phẩm cơ khí phức tạp. Do đó, chất lượng sản phẩm vẫn thấp, trong khi đó giá thành lại cao làm cho sức cạnh tranh bị giảm sút. Sự khan hiếm về nguồn nhân lực có tay nghề cao khiến các hoạt động nghiên cứu sáng tạo các sản phẩm mới cũng bị hạn chế phần nào. Nó tạo ra một khó khăn cho việc tạo ra các sản phẩm mang tính khác biệt với các tính năng mới phục vụ nhu cầu khách hàng của công ty… 2.2.3.3 Nguồn nhân lực Hiện nay Công ty có tổng cán bộ công nhân viên là 1050 người trong đó số người có trình độ cao đẳng đại học chiếm khoảng 14.3%. Công ty có một nguồn nhân lực mạnh mẽ và có bề dày trong công tác quản trị kinh doanh. Họ gắn bó với Công ty, nhiệt tình lao động, công tác và có rất nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là đội ngũ quản lý. Đây là một thế mạnh của Công ty Cơ khí Quang Trung tạo ra sự vững mạnh cho sự phát triển của Công ty trong tương lai. Bảng 2.10: Nguồn nhân lực của Công ty Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lưọng Tỷ lệ % Số lao động 900 100 987 100 1050 100 Lao động trực tiếp 627 69.7 619 62.7 629 59.9 Lao động gián tiếp 173 17.3 260 26.3 295 28.1 Nhân viên quản lý 100 13 108 10.9 126 12 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động của Công ty) Tuyển dụng: Tuỳ theo từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo. Do nhu cầu mở rộng thị trường và nguồn nhân lực tại Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ, Cơ khí Quang Trung đang có đợt tuyển các ứng viên đủ năng lực, năng động và cầu tiến cho các vị trí sau: Kế toán, Xuất Nhập khẩu, Kinh tế - dự án, Kỹ thuật điện... Chính sách thu hút nhân tài: Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với các nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để “ chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho công ty. Chính sách lương: công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước, phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người. Cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng gián tiếp được hưởng lương tháng, công nhân sản xuất trực tiếp được hưởng lương công nhật, hệ số lương được xét dựa theo cấp bậc và tay nghề. Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên Công ty gia tăn hiệu quả đóng góp, Công ty có chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên: Công đoàn và Đoàn Thanh niên Công ty hoạt động khá hiệu quả, các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ của công nhân viên diễn ra hàng năm rất sôi nổi, tạo điều kiện cho công nhân viên Công ty được nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ. Ngoài ra hàng năm cán bộ công nhân viên Công ty còn được tổ chức đi nghỉ mát vào các dịp lễ Chính sách ưu đãi cổ phiếu: Nhằm tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với Công ty và tạo động lực khuyến khích cho cán bộ công nhân viên làm việc, Công ty thực hiện chính sách ưu đãi cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên dưới hai hình thức: thưởng cổ phiếu và bán cổ phiếu với giá ưu đãi so với giá thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung lực lượng cán bộ KH&CN của Công ty còn yếu về trình độ và thiếu về số lượng, đặc biệt số lượng cán bộ kỹ thuật tham gia vào hoạt động KH&CN. Với lực lượng KH&CN như vậy, Công ty khó có thể tự mình có được những đầu tư lớn để đổi mới công nghệ. 2.2.3.4 Tài chính Trong những năm vừa qua lợi nhuận mà Công ty thu đuợc là những con số khá ấn tượng, tạo tiền đề tài chính vững chắc và ổn định trong những năm phát triển tiếp theo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 2.11 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. 900.925.73 148.947.883 190.986.480 258.066.765 Gía vốn hàng bán 87.713.341 145.033.893 187.031.124 253.918.114 Lợi nhuận gộp từ bán hàng&cung cấp dịch vụ 3.212.391 2.609.327 3.93.356 4.148.650 Doanh thu từ hoạt động tài chính. 9.178 14.836 28.962 25.584 Chi phí từ bán hàng và quản lý doanh nghiệp 2.344.062 2.750.794 2.906.959 3.025.504 Lợi nhuận trước thuế 325.970 374.773 445.974 625.876 Thuế thu nhập doanh nghiệp 91.271 104.936 124.872 175.245 Lợi nhuận sau thuế 234.698 269.886 331.900 450.631 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2008 như sau: Từ năm 2005 đến năm 2008 thì doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2005 doanh thu của công ty chỉ đạt trên 90 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 258 tỷ, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ được phần nào thành công của công ty trong quá trình hoạt động và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng liên tục qua các năm. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ sau: Hình 2.12: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ ta thấy từ năm 2005 đến năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng: Năm 2005, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 234.698 nghìn đồng. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 269.886 nghìn đồng, tăng 35.188 nghìn đồng( tương ứng tăng khoảng 14.99%) so với năm 2005. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 331.900 nghìn đồng, tăng 62.014 nghìn đồng( tương ứng tăng khoảng 22.98%) so với năm 2006. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty là 450.631 nghìn đồng, tăng 118.731 nghìn đồng( tương ứng tăng 35.78%) so với năm 2007. Như vậy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với 2006. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2007 so với năm 2006 lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2006 so với năm 2005. Điều này nó phần nào chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong 5 năm qua Công ty đã có sự "khởi sắc" và chuyển biến tích cực, đạt nhiều hiệu quả rõ nét; có những đổi mới, chú trọng đầu tư phát triển năng lực công nghệ, thiết bị và từng bước nâng cao năng lực thiết kế, trình độ quản lý, điều hà 2.2.4 Ma trận SWOT. CÁC ĐIỂM MẠNH (S) 1. Ban lãnh đạo có năng lực, có kinh nghiệm kinh doanh. 2. Có vốn lớn, máy móc thiết bị chuyên dụng, nhân công có kinh nghiệm. 3. Có uy tín kinh doanh. 4. Được sự ưu đãi của chính phủ. CÁC ĐIỂM YẾU (w) 1. Chất lượng các công trình chưa cao. 2. Cơ chế quản lý chưa thực sự hoàn hảo. 3. Chưa chú trọng đến hoạt động Marketting. 4. Áp dụng khoa học công nghệ còn yếu. CÁC CƠ HỘI (O) 1. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh tạo cơ hội trong việc nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. 2.Sự quan tâm ưu tiên của chính phủ vào lĩnh vực cơ khí_ một ngành mũi nhọn cấn kích thích đầu tư. 3. Sự xuất hiện nhiều khu CN mới tạo thêm cơ hội đặt hàng cho công ty. 4.Tình hình chính trị ổn định, hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện với nhiều chính sách ưu đãi phát triển. CÁC KẾT HỢP CHIẾN LƯỢC SO Tận dụng ưu thế về vốn, nhân công, máy móc và uy tín._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1972.doc
Tài liệu liên quan