Tài liệu Nâng cao hiệu quả các dự án FDI vào ngành Nông lâm ngư nghiệp: ... Ebook Nâng cao hiệu quả các dự án FDI vào ngành Nông lâm ngư nghiệp
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả các dự án FDI vào ngành Nông lâm ngư nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì vốn đầu tư nước ngoài chính là chìa khoá để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường ở Việt Nam ,có xuất phát điểm thấp , tốc độ tăng trưởng chưa cao , chất lượng tăng trưởng chưa cao . Vì vậy, để có thể đưa đất nước phát triển nhanh,hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , Đảng và nhà nước chủ trương mở cửa nền kinh tế ,phát huy nội lực sẵn có , mặt khác tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài.Tháng 12/1987 Luật đầu nước ngoài đã được Quốc hội chính thức thông qua.Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định lại vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam , chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan , tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực thì kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước , đặc biệt là trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp.Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và của ngành nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006” để nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập,tôi đã được cô Phan Thị Nhiệm hướng dẫn tận tình đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Nhiệm đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề thực tập.
Ngoài ra trong quá trình thực tập tại Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư em đã được toàn thể phòng Nông-lâm-ngư nghiệp - Cục Đầu tư nước ngoài đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,em xin chân thành cảm ơn anh Đoàn Văn Nghị và cô Trần Thị Thu cùng toàn thể phòng đã hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian thực tập nghiên cứu tại cơ quan.
2.Mục đích nghiên cứu.
Khái quát cơ sở lý luận khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Nghiên cứu , đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp.
Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp để nâng cao chất lượng hàng nông sản và tăng sức cạnh tranh về sản phẩm hàng nông nghiệp của Việt Nam .
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu .
Phương pháp luận cơ bản dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê ,so sánh ,phân tích tổng hợp các số liệu thu thập được .
5.Cấu trúc của chuyên đề.
Tên đề tài “Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp”
Cấu trúc của chuyên đề:ngoài phần mở đầu và phần kết luận , chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Chương II : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam.
Chương III : Một số giải pháp tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010.
CHƯƠNG I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
I.Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.Khái niệm về vốn đầu tư.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự thành công phá vỡ vòng luẩn quẩn tạo đà cho sự phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong các lý thuyết kinh tế .
Theo nghĩa rộng thì : “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt đông nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết quả trong tương lai , lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”-Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Huy Phương.
Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên , là sức lao động và trí tuệ . Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm về quy mô của tài sản tài chính , tài sản vật chất như tiền vốn , nhà xưởng , máy móc , thiết bị ,của cải vật chất khác…Nguồn lực đó có thể làm cho năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.Những kết quả này không chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn cho cả nền kinh tế.
Theo nghĩa hẹp thì : đầu tư được hiểu là bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế-xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Để có thể tạo ra những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất .
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất .
Vốn đầu tư phi sản xuất : là vốn phục vụ những hoạt động y tế,giáo dục,quốc phòng , xoá đói giảm nghèo …
Hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới , nói cách khác đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất .
Vốn đầu tư là hết sức cần thiết cho hoạt động sản xuất vì:
- Việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nên giá trị của nó bị giảm dần và được chuyển dần vào trong giá trị của sản phẩm.Còn tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất.Vì vậy phải tiến hành đầu tư để bù đắp giá trị bị hao mònvà duy trì hoạt động sản xuất.
- Nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng vì vậy phải tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động.
- Trong thời đại khoa học công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ máy móc thiết bị nhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu do đó phải tiến hành đầu tư mới thay thế các tài sản đã bị lạc hậu.
Như vậy , khi xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất hay duy trì hoạt đông của các nguồn lực có sẵn đều thuộc phạm trù đầu tư
1.2.Khái niệm về đầu tư nước ngoài.
Tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách quan trọng đó là tiến hành mở cửa nền kinh tế , tăng cường và đẩy mạnh các mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.Tháng 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài ra đời , đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của các quan hệ kinh tế đối ngoại.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế Luật đầu tư nước ngoài ngày càng được hoàn thiện hơn nữa .
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì : “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản khác để tiến hành hoạt động đầu tư ”.
Đầu tư nước ngoài là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại . Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên có các quốc tịch khác nhau cùng góp vốn xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mụcđích sinh lợi. Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô lớn vượt phạm vi biên giớI quốc gia , đòi hỏi phải có sự phốI hợp của nhiều quốc gia .
1.3.Phân loại đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia quản lý vào quá trình thực hiện hoạt động đầu tư , phát huy tác dụng của kết quả đầu tư mà người ta chia đầu tư nước ngoài thành hai loại chính : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trước hết đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư , họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra . Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới dạng : các hợp đồng , liên doanh , công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định tại khoản 1 , điều 2 , của Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ xung năm 2000 của Việt Nam : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này ”.
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì FDI được hiểu theo khái niệm rộng hơn : FDI là một hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế (gọi là nhà đầu tư trực tiếp ) thông qua một chủ thể ở một nền kinh tế khác (gọi là doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư trực tiếp).
Theo Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế OECD thì Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp , đặc biệt là những khoản đầu tư đem lạI khả năng tạo ảnh hưởng với việc quản lý doanh nghiệp bằng cách :
-Thành lập mới , hoặc mở rộng doanh nghiệp , hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
-Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có .
-Tham gia vào một doanh nghiệp mới .
-Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm ) .
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là sự di chuyển vốn tài sản , công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài dầu tư vào để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu được lợi nhuận .
Đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội , nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư . Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới dạng : cổ phiếu , tín phiếu …Hình thức này thường giặp ít rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp. Đây là hình thức tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá đa dạng về chủ thể và về hình thức .Nhà đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ , các tổ chức quốc tế , các tổ chức phi chính phủ …và dưới hình thức chủ yếu như : viện trợ không hoàn lại , viện trợ có hoàn lại (cho vay ) , mua cổ phiếu hoặc chứng khoán theo quy định của từng nước , cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi. Một bộ phận đặc biệt quan trọng trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp đó là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của một số nước có nền kinh tế phát triển .
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội.
2.1. Đặc điểm đàu tư trực tiếp nước ngoài.
Các nguồn đàu tư nước ngoài bao gồm :
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài :
- Viện trợ phát triển chính thức và phi chính thức .
- Vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại .
- Trái phiếu , tín phiếu và cổ phiếu .
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài .
Các yếu tố chính cấu thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài là :
- Vốn cổ phần .
- Thu nhập được tái đầu tư dưới hình thức vốn chủ sở hữu .
- Các khoản vay trong nội bộ công ty .
Những đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài :
- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo quy định , luật lệ của một số nước .
- Quyền quản lý điều hành đối tượng đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn . Nếu nhà đầu tư đóng góp 100% vào vốn pháp định thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ thể đầu tư nước ngoài điều hành quản lý .
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh , và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của mỗi bên .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới , hoặc mua lại toàn bộ hoặc từng phần của doanh nghiệp đang hoạt động , mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường gắn liền với các hoạt động chuyển giao công nghệ .
- FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế : Chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế và đầu tư .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên .
2.2. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình đầu tư này đó là sự khác nhau về cơ chế quản lý và sử dụng vốn . Nhà đầu tư trực tiếp có quyền khống chế vốn và hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, còn nhà đầu tư gián tiếp thì không có quyền khống chế hoạt động của doanh nghiệp , mà chỉ có thể thu được lợi tức từ trái phiếu , cổ phiếu và tiền lãi .
Bên cạnh quan hệ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ mang tính chất kinh doanh là chủ yếu . Thường tuân theo các quy luật kinh tế thị trường , ít phải chịu sự tác động của các mối quan hệ chính trị , và không đi kèm các điều kiện ràng buộc , vì thế việc tiếp nhận nguồn vốn FDI không gây phát sinh các khoản nợ cho các nước tiếp nhận đầu tư . Đây chính là ưu thế của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác . Còn đối với đầu tư gián tiếp với mục đích chính của các nhà đầu tư không phải là kinh doanh , quan hệ trong đầu tư gián tiếp lại chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ chính trị giữa các nước , nên việc tiếp nhận đầu tư gián tiếp có nguy cơ biến nước tiếp nhận đầu tư thành “con nợ ” và chịu nhiều ràng buộc về kinh tế , chính trị .
Mặt khác giữa hai loại hình này còn có sự khác biệt nhau về mục đích đầu tư. Bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận hoặc tìm kiếm lợi nhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền , tài sản , công nghệ , hoặc trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ) từ nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư . Còn đầu tư gián tiếp thì mục đích chính không phải là lợi nhuận mà các nguồn vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu nhằm vào mục đích y tế , dân số và kế hoạch hóa gia đình , giáo dục và đào tạo , các vấn đề xã hội , nghiên cứu chương trình , dự án bảo vệ môi trường sinh thái , hỗ trợ ngân sách và nghiên cứu khoa học – công nghệ .
Một điểm khác biệt nữa có thể nhận thấy đó là chủ thể đầu tư .Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các chủ thể đầu tư là các cá thể kinh doanh , cá nhân , là các công ty xuyên quốc gia …tiến hành thực hiện kinh doanh . Còn trong đầu tư gián tiếp nước ngoài thì chủ thể kinh doanh là chính phủ các nước , các tổ chức quốc tế , các tổ chức phi chính phủ … cho vay với hình thức ưu đãi.
2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một nước ở trình độ phát triển còn thấp, khả năng tiết kiệm hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư. Nếu hạn chế nhu cầu đầu tư ở mức tiết kiệm cho phép thì kinh tế tăng trưởng chậm. Để nhanh chóng cất cánh, phải bảo đảm một tỉ lệ đầu tư thích hợp . Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư (saving/investment gap) nầy được bù đắp bằng nguồn vốn nước ngoài. Ở đây phát sinh vấn đề nội lực và ngoại lực: Vốn nước ngoài nên được dùng như thế nào và đâu là mức độ có thể chấp nhận được? Vốn nước ngoài thường được du nhập qua các kênh sau:
Vay theo hình thức vốn ưu đãi của chính phủ nước ngoài (ODA).
Vay thương mại.
Đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI).
Các kênh khác.
Các kênh (1) và (2) phát sinh nợ phải trả trong tương lai nên phải dùng ngoại lực này một cách có hiệu quả và phải vay trong một giới hạn có thể trả được nợ trong tương lai. FDI là kênh du nhập tư bản không phát sinh nợ.
Công nghệ là nguồn lực phải được xây dựng lâu dài nên nếu chỉ dựa vào nội lực thì quá trình phát triển quá chậm. Trong lịch sử kinh tế, trừ Anh là nước công nghiệp hiện đại đầu tiên, hầu như nước nào cũng tìm cách du nhập công nghệ từ nước tiên tiến hơn mình để phát triển nhanh. Du nhập công nghệ nước ngoài có các kênh sau:
(1) Hợp đồng mua bán công nghệ (licensing agreement).
(2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
(3) Các hình thái chuyển giao công nghệ như BOT (Build-Operation-Transfer), OEM (Original Equipment Manufacturing), uỷ thác sản xuất (contractual production). Trong các kênh này, (1) và (2) phổ biến nhất.
Đầu tư nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức , song những hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗI bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân.
- Doanh nghiệp liên doanh : là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn , cùng kinh doanh , cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn . Doanh nghiệp lên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài gồm tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tài nước tiếp nhận đầu tư,tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh .
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) : là hình thức được ký kết giữa các cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư . Với hình thức đầu tư này , các nhà đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng công trình kinh doanh và có lợi nhuận trong một thời gian nhất định . Sau khi kết thúc dự án nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho nước chủ nhà toàn bộ công trình mà không thu một khoản tiền nào. Hình thức đầu tư này chủ yếu là được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Vốn để thực hiện các hợp đồng này thương là 100% vốn nước ngoài , cộng với một phần rất nhỏ vốn của hính phủ , hoặc cá nhân tổ chức nước tiếp nhận đầu tư . Vì thế cũng có thể coi đây là trường hợp đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài .
2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy rằng nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng , là yếu tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia , đặc biệt là những nước đang phát triển . Nó mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư cũng như cho các nhà đầu tư nhiều lợi ích khác nhau .
Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài : Đối với các nước đi đầu tư :
- Thông qua đầu tư FDI , các nước đi đầu tư tận dụng được nguồn tài nguyên, những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước tiếp nhận đầu tư (mhư chi phí nhân công rẻ , chi phí khai thác tài nguyên , vật liệu tại chỗ thấp ).Để hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ đó , mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư .
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước . Thông qua FDI , các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư .
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu , vật liệu dồi dào , ổn định với giá rẻ .
- Cho phép chủ đầu tư bành chướng sức mạnh về kinh tế , tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế , nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm , lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư , giảm giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranh với các hang hóa nhập từ các nước khác .
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư ( mà chủ yếu là các nước đang phát triển ) thì nguồn vốn FDI có vai trò sau :
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp , cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học – kỹ thuật thế giới lại đang phát triển mạnh mẽ . VD như : các nước công nghiệp mới NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được hơn 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi năm cùng với các chính sách kinh tế năng động hiệu quả đã trở thành những con rồng châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới .
- Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình ( hoặc nước khác ) sang cho nước tiếp nhận đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ , kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( trong thực tế , có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý , năng lực marketing , đội ngũ lao động được đào tạo , rèn luyện về trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc , kỷ luật lao động …
- Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển , thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước , tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước . Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực .
- Việc tiếp nhận đầu tư FDI , không đẩy các nước vào cảnh nợ nần , không chịu sự ràng buộc về chính trị xã hội như đầu tư gián tiếp nước ngoài . FDI góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài . Thông qua hợp tác với nước ngoài , nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập thị trường thế giới nhờ việc chuyển giao công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển .
2.5. Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư , bên cạnh những ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định .
Đối với nhà đầu tư thi nếu đầu tư vào nơi có môi trường không ổn định về kinh tế và chính trị , thì nhà đầu tư nước ngoài rất dễ bị mất vốn đầu tư .
Còn đối với các nước sở tại thì :
- Việc phân bổ FDI không đồng đều giữa các ngành và vùng lãnh thổ sẽ dẫn đến sự phát triển không cân đối giữa các ngành và làm tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng , các miền , và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .
- Mục đích chính của các nhà đầu tư nước ngoài là kinh doanh và thu được lợi nhuận , do đó họ chỉ chú trong đầu tư vào ngành nào đem lại cho họ những lợi ích cao nhất nên sẽ dẫn tới hiện tượng đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành , các lĩnh vực phục vụ cho tiêu dùng trong nước mang lại lợi nhuận cao . Ngược lại , nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành đòi hỏi công nghệ cao và đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân còn tương đối hạn chế .
- Việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng tính lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía nhà đầu tư .Bên cạnh đó , việc tiếp nhận ồ ạt đầu tư nước ngoài , không được thẩm định kỹ sẽ dẫn đến hiện tượng một số nhà đầu tư sẽ lợi dụng tình hình để chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu gây ô nhiễm môi trường , không còn giá trị sử dụng với giá cao ,gây nhiều thiệt hại cho nước tiếp nhận đầu tư .
- Một số nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để hoạt động tình báo gây rối loạn mất an ninh trật tự nhằm can thiệp vào chế độ chính trị trong nước , gây rối loạn an ninh đất nước . Đây là điều đáng lo ngại đối với các nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài .
- Việc định hướng quy hoạch không rõ ràng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ .Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư lan tràn , kém hệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng .
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế , nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng và hết sức cần thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia , đặc biệt là ở những nước đang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển (như vốn , công nghệ , lao độngcó trình độ).
II.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Vai trò , đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.1.Vai trò ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Đối với hầu hết các nước đang phát triển thì nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội . Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp chính là yếu tố cơ bản để thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội . Vì vậy ngành nông-lâm-ngư nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân .Vai trò đó được thể hiện là :
- Nông nghiệp là ngành thoả mãn nhu cầu to lớn về lương thực thực phẩm cho nhân dân , cung cấp những nông sản , thực phẩm thiết yếu cho con người . Nếu nông nghiệp kém phát triển sẽ gây ra những ảnh hưởng không chỉ đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả sự ổn định chính trị và xã hội . Hiện nay nạn thiếu lương thực thực phẩm vẫn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới . Vì thế nông nghiệp vẫn luôn là một ngành sản xuất vật chất có vị trí đặc biệt quan trọng . Do đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội , nông nghiệp cần phải được chú ý phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người .
Ở Việt Nam , ngay sau khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế , ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng , từ chỗ thiếu lương thực , hàng năm phải nhập khẩu lương thực đến nay nước ta đã sản xuất được lượng lương thực thực phẩm đủ cho tiêu dùng trong nước , đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và còn xuất khẩu ra nước ngoài , thu về được một lượng ngoại tệ đáng kể . Năm 2000 , sản lượng lương thực - thực phẩm nước ta đạt 36 triệu tấn , tăng 1,7 lần so với năm 1990 . Nhờ vậy , bình quân lượng lương thực đầu người cũng tăng lên tương ứng từ 325 kg/đầu người năm 1990 lên 455 kg/đầu người năm 2000 .Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn cũng nhanh chóng giảm xuống từ 30% năm 1993 xuống còn 13% năm 2000 .
Việc giải quyết được nạn thiếu lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ hộ nghèo không chỉ có ý nghĩa cựu kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước , mà còn góp phần phát triển kinh tế một cách vững chắc và ổn định . bêm cạnh đó , còn tạo điều kiện cho các ngành nghề khác cùng phát triển như : công nghiệp chế biến , chăn nuôi ,các làng nghề thủ công truyền thống ở nông thôn…
- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân .Hiện nay dân số nước ta khoảng 83 triệu người , trong đó có gần 63 triệu người (gần 76% )sống ở nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông . Trong những năm qua , nông nghiệp luôn là ngành đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước . Tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng giảm , nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục . Đây là một dấu hiệu chuyển biến tích cựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đối mới .
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp quan trọng các yếu tố đầu vào cho công nghiệp . Trong quá trình phát triển , nông nghiệp nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu cho hàng loạt các ngành công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , công nghiệp chế biến , công nghiệp dệt , may , giấy , da giày , đồ gỗ …phát triển .
- Nông nghiệp là thị trường cho các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ , là nơi cung xấp lao động cho khu vực phi nông nghiệp . Ở hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam thì nông nghiệp và nông thôn chính là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ ,tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển . nông nghiệp ngày càng được phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá , thu nhập của lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ ngày càng tăng . Khi đó mức sống của người nông dân sẽ được cải thiện và nâng cao , nông nghiệp nông thôn trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định cho các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân . Do đó , có thể thấy sự phát triển của ngành nông nghiệp chónh là một trong những nhân tố cơ bản và quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác , và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân .
- Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp còn là khu vực cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành khác . Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực này mới chỉ đạt gần 80% , do đó có thể cung cấp lao động trong thời gian nông nhàn cho các khu vực khác . Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn cũng góp phần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu và tiết kiệm ngoại tệ thông qua thay thế nhập khẩu . Từ năm 1995 đến nay , nông nghiệp đã góp phần rất lớn vào việc tăng thu nhập , tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân , thông qua việc cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác , đống thuế , và đặc biệt là qua hoạt động xuất khẩu hàng nông sản .
- Phát triển nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái . Việc phát triển tốt nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái đang có nguy cơ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề , và nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt . Đồng thời việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp bền vững một cách có hiệu quả .
1.2.Đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp .
So với các ngành sản xuất cấp một thì ngành nông-lâm-ngư nghiệp có những đặc điểm khác biệt sau :
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng trong sản xuấtnông nghiệp . Trong nông nghiệp, thì đất đai vừa là đối tượng lao động , vừa là tư liệu lao động không thể thay thế được . Đây là đặc điểm hoàn toàn khác so với ngành công nghiệp và dịch vụ . Ruộng đất thường bị giới hạn về diện tích và độ màu mỡ phì nhiêu thì hay bị giảm dần trong quá trình sử dụng nên phải có sự bố trí hợp lý trong quá trình sản xuất để tạo ra năng suất cao . Đồng thời hạn chế việc sử dụng đất đai trong nông nghiệp vào những mục đích phi nông nghiệp . Điều này cũng gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp .
- Đối tượng của ngành sản xuất nông nghiệp là gắn liền với quá trình sinh._. trưởng của các loài sinh vật ( như cây trồng , vật nuôi , và các sinh vật khác …) . Mà các loài này lại chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên : thời tiết , khí hậu , đất đai , thuỷ lợi …và tuân theo các quy luật sinh học . Do đó việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có thời gian nhất định và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên . Việc bố trí sản xuất như thế nào để có thể đạt được năng suất cao , chất lượng tốt cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào : giống , phân bón , nước … Đây là đặc điểm làm cho đầu tư vào ngành gặp nhiều rủi ro làm cho giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư .
- Sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ . Do ngành gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật và luôn phải phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết khí hậu .bên cạnh đó , sản phẩm của ngành chủ yếu dưới dạng tươi sống , phải trải qua khâu chế biến nhất định mới có thể đưa vào tiêu dung.
Ngoài những đặc điểm chung của nông nghiệp thì nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn có đặc điểm riêng như :
+ Nền sản xuất nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp tương đối lạc hậu mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu , sản xuất hàng hoá ít phát triển . Giá trị sản xuất của ngành khá thấp . Phần lớn các vùng sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh độc cư . Kim ngạch xuất khẩu của ngành chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nước ta .
+ Năng suất trong nông nghiệp còn thấp mà dân số trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên dẫn đến thu nhập bình quân đầu người của lao động nông nghiệp so với các khu vực khác tương đối thấp . Dẫn tới đời sống của lao động trong ngành còn gặp nhiều khó khăn .
+ Do sử dụng đất nông nghiệp vào những mục đích khác , dân số ngày càng tăng nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và có xu hương ngày càng giảm nhanh .
+ Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nên ngành nông nghiệp nghiệp nước ta cũng có nhiều thuận lợi . Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa tương đối lớn , cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời sống . Nguồn năng lượng mặt trời và lượng ánh sang nhiều tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển mạnh và khá phong phú . Chính điều này đã tạo cho hệ động thực vật của Việt Nam có một nguồn nguyên liệu dồi dào , phong phú , tạo nên sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài .
Tuy nhiên ,trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta vẫn gặp phải nhiều khó khăn như : thiên tai , lũ lụt thường xuyên xảy ra , khí hậu ẩm ướt là điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh phát triển , gây ra nhiều thiệt hại lớn cho sản xuất nếu không có các biện pháp tích cực và kịp thời .
2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá , vì thế trong quá trình phát triển, nông nghiệp luôn là một ngành được Đảng và nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển . Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém , nên tỷ trọng vốn thu hút đầu tư vào ngành còn khá nhiều khiêm tốn so với các ngành công nghiệp - dịch vụ . Để có thể khắc phục được tình hình trên , thì bên cạnh việc mục tiêu huy động vốn đầu tư , còn cần phải tìm kiếm công nghệ tiên tiến áp dụng vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phải có một đôi ngũ lao đong lành nghề để cho ra sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng .một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề trên là mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế , trong đó có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đối với Việt Nam thì FDI có vai trò thực sự quan trọng đối với sự phát triển của đất nước , đặc biệt là trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá , đặc biệt là ở các vùng kinh tế xã hội khó khăn như các vùng sâu - vùng xa miền núi .
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn .
- Sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trao đổi , mua bán trên thị trường quốc tế khá thuận lợi .Qua đó có thể giới thiệu được hàng nông sản Việt Nam trên thị trường các nước thế giới , tạo điều kiện cho hang hoá trong nước thâm nhập vào thị trường thế giới , góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam .
- Các dự án đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào cho ngành nông nghiệp Việt Nam nhiều thiết bị công nghệ hiện đại , nhiều giống cây có năng suất cao phẩm chất tốt , đạt tiêu chuẩn .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự cao nhưng cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rất đáng kể như : hệ thống giao thông được cải thiện , một số công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng từng bước nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nông dân , nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong vùng thông qua sản xuất nguyên liệu đã đem lại cho nông dân thu nhập cao hơn .
Có thể thấy FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội vì thế việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệplà tất yếu khách quan , và là điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệptheo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với xu hướng chung hiên nay .
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông . Không có một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ , dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quan trọng cần khai thác và sử dụng để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế . Vì vậy chỉ có con đường hợp tác kinh tế , trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư hợp tác có hiệu quả nhất .
CHƯƠNG II.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam .
I.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước.
1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua..
1.1.Tình hình chung.
Sau 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài , Việt Nam đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á . Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài , tính đến hết năm 2006 cả nước có 6.813 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60,4 tỷ USD , vốn thực hiện của các dự án còn hoạt động đạt trên 28,7 tỷ USD . Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực đang chờ cấp tiếp đăng ký kinh doanh thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD .
Bảng 1 : Tổng vốn FDI theo đăng ký từ năm 1988-2006 .
Đơn vị : Triệu USD .
Năm
Vốn đăng ký
Năm
Vốn đăng ký
1988
321,5
1998
5.099,9
1989
525,5
1999
2.565,4
1990
735,0
2000
2.838,9
1991
1.291,5
2001
3.142,8
1992
2.208,5
2002
2.998,8
1993
3.037,4
2003
3.191,2
1994
4.188,4
2004
4.547,6
1995
6.937,2
2005
6.839,8
1996
10.164,1
2006
10.200,0
1997
5.590,9
2 tháng đầu năm 2007
1.910,0
Nguồn : Kinh tế Việt Nam-Thế giới 2006-2007_Thời báo kinh tế Việt Nam và báo cáo /BKH-ĐTNN tháng 1/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .
Trong năm 2006 , tính chung cả các dự án cấp mới và tăng vốn , thì vốn đầu tư nước ngoàiđăng ký đạt 10,2 tỷ USD tăng 49,1% so với năm 2005 vượt 56,9% mức dự kiến đề ra cho cả năm (6,5 tỷ USD) .
Về vốn đăng ký bổ xung năm 2006 có 486 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn tăng thêm là 2.362,3 triệu USD , tăng 10,6% về vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm trước . Tuy số dự án thấp hơn so với năm 2005 , nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn , chứng tỏ quy mô dự án tăng vốn lớn hơn so với năm 2005 .
Biểu 1 :Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
giai đoạn 1988-2006.
Như vậy bình quân mỗi năm có khoảng hơn 420 dự án được cấp giấy phép đầu tư , với mức vốn đăng ký mới đạt 3,65 tỷ USD . Tuy nhiên có thể thấy vốn đăng ký mỗi năm không đồng đều . Từ năm 1988-1990 chỉ có 214 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD . Đây là thời kỳ chất lượng các dự án còn hạn chế , quy mô còn nhỏ bé và chủ yếu là từ các nước Châu Á (như Hồng Kông , Đài Loan ) do nước ta vừa mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài và Việt Nam mới mở cửa thị trường .Giai đoạn 1991-1995 được coi là thời kỳ “bùng nổ ” của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Số dự án lên đến gần 1400 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 19 tỷ USD . Thời kỳ 1996-2000 mặc dù chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á song tổng số vốn đầu tư nước ngoài được đưa vào thực hiện gấp 1,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước với tổng số dự án đầu tư được cấp phép hoạt động là 1696 dự án . Từ năm 2001 đến nay nuồn vốn FDI vào Việt Nam đang từng bước được phục hồi , và có xu hướng ngày càng gia tăng .Chỉ trong năm 2006 chúng ta đã thu hút được 833 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký mới là 7,8 tỷ USD tăng 66,6% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2005 .Trong hai tháng đầu năm 2007 ước tính vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,91 tỷ USD bao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm , tăng 45% so với cùng kỳ năm trước .
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệu USD/1dự án , cao gấp hai lần quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/1dự án) . Điều này cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng đáng kể so với năm 2005 .
Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong tháng 2 đầu năm 2007 vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 350 triệu USD tăng 34% so với cùng kỳ năm trước . Cũng trong tháng này đã có 96 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,2 tỷ USD , tăng 11% về số dự án và 27% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái . Số dự án bổ sung đạt 38 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 360 triệu USD tăng 18% về số lượt dự án bổ sung và gấp 3 lần tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước .
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng cao hơn khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân , nên tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh tế đã tăng lên liên tục qua các năm : năm 2002 khu vực này chiếm 13,76% , năm 2003 là 14,47% ; năm 2004 là 15,13% ; năm 2005 chiếm là 15,89% ; năm 2006 chiếm 16,9% . Khả năng trong năm 2007 tỷ trọng này sẽ còn tăng cao hơn nữa nhờ tác động của các yếu tố mới . Đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhờ có thế mạnh về vốn , trình độ quản lý , kỹ truật công nghệ , tiêu thụ nay lại được tăng cường mạnh do đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu được gia tăng khi Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Như vậy , mặc dù khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao trên 1/3 tổng các thành phần kinh tế nhưng khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngày một lớn hơn tỷ trọng của các khu vực khác đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế chung góp phần quan trộng vào sự lớn lên của nền kinh tế đất nước .
1.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.1.Cơ cấu đầu tư theo ngành.
Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư , nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài , nguồn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng .Tỷ trọng vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội ngày càng lớn .Tuy nhiên , việc phân phối nguồn vốn FDI vào các ngành trong nền kinh tế còn chưa hợp lý .
Năm 2006 cả nước có 833 dự án với vốn đăng ký là 7,8 tỷ USD trong đó các dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 66,7% về số dự án đầu tư và 67,19% tổng vốn đăng ký ; ngành dịch vụ chiếm 26,65% về số dự án và 31,19% tổng vốn đăng ký ; số còn lại thuộc lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp .
Biểu 2 : Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế
trong năm 2006.
Về vốn đăng ký bổ xung năm 2006, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1.893,96 triệu USD chiếm 80,17% tổng vốn đăng ký bổ xung . Trong lĩnh vực dịch vụ có tổng vốn đầu tư tăng thêm là 296,67 triệu USD chiếm 12,56% và lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp có tổng vốn đầu tư tăng thêm là 171,71 triệu USDchiếm 7,27%.
Biểu 3 : Cơ cấu vốn đăng ký FDI trong toàn bộ nền kinh tế %
(Từ năm 1988-2006)
Error! Not a valid link.
Trong thời kỳ 1988-2006 (tính lũy kế đến năm 2006) cả nước có 6.813 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60,4 tỷ USD vốn thực hiện của các dự án còn hoạt động đạt trên 28,7 tỷ USD trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký . Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,2% về số dự án và 30,7% về số vốn đầu tư đăng ký . Số còn lại thuộc lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp .
1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ.
Riêng trong năm 2006, có 45 trong số 64 tỉnh thành thu hút dự án đầu tư nước ngoài mới trong đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 19 dự án có tổng số vốn đăng ký là 1,69 tỷ USD đã vượt qua Thành phố Hồ Chí Minh để đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài , chiếm 21,62% tổng vốn đăng ký của cả nước ,trong đó có dự án thép POSCO có vốn đăng ký 1,12 tỷ USD .
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai trong cả nước với 195 dự án có vốn đăng ký 1,2 tỷ USD chiếm 15,34% tổng vốn đăng ký của cả nước .
Tỉnh Hà Tây đã vượt lên trên tỉnh Bình Dương đứng thứ ba với 117 dự án có vốn đăng ký 805,11 triệu USD chiếm 10,27% tổng vốn dăng ký của cả nước ( từ vị trí 34 của năm 2005 ) do mấy tháng cuối năm 2006 đã cấp phép cho một số dự án đầu tư nước ngoàicó quy mô lớn với tổng số vốn lên dén 800 triệu USD . Đây là mức cao nhất của tỉnh kể từ khi thực thi Luật đầu tư nước ngoài tới nay .
Tỉnh Bình Dương đứng thứ tư với 169 dự án có tổng số vốn đăng ký là 768,7 triệu USD chiếm 9,81% tổng số vốn đăng ký của cả nước .
Quảng Ngãi đứng thứ năm với 1 dự án sản xuất thép của công ty Tycoon Worldwide Steel (Việt Nam) với vốn đăng ký 556 triệu USD , chiếm 7,09% tổng vốn đăng ký của cả nước .
Biểu 4 : Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ (năm 2006)
Về cơ cấu vốn đăng ký bổ xung thì : thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ nhất trong 32 địa phương có dự án bổ xung tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 603,04 triệu USD chiếm 25,53% tổng vốn tăng thêm do có dự án đầu tư của tập đoàn INTEL tăng vốn đầu tư .Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với tổng vốn tăng thêm là 490,97 triệu USD , chiếm 30,78% tổng vốn tăng thêm do có một số dự án của Nhật Bản như : Panasonic; Stanley tăng vốn đầu tư .
Qua số liệu trên ta thấy : FDI phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ . Các thành phố lớn có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm là những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài .
1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư .
Về hình thức đầu tư trong các năm trước đây từ năm 2005 trở về trước thì doanh nghiệp liên doanh có tỷ trọng lớn nhất ,tuy chi chiếm 22,24% số dự án , nhưng chiếm tới 41,32% vốn thực hiện . Trong những năm gần đây thì hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng . Từ năm 1988 -cuối năm 2006 cả nước có khoảng 6813 dự án đầu tư nước ngoài thì có 5185 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 76,1% về tổng số dự án và 58,1% về tổng vốn đăng ký . Vốn liên doanh chiếm 20,6% về số dự án và 33,3% về tổng vốn đăng ký .Số còn lại là đầu tư theo hình thức Hợp doanh ,BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn .
Hai tháng đầu năm 2007 tuy chưa có dự án nào thật sự lớn nhưng tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cũng đạt kết quả khả quan với 1,91 tỷ USD vốn đăng ký bao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm , tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái . theo Cục Đầu tư nước ngoài nét mới trong tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của 2 tháng đầu năm nay là không khí hồ hởi , phấn khởi của năm 2006 vẫn tiếp tục được phát triển . Giữa các địa phương đã có sự thi đua đẩy mạnh xúc tiến đầu tư .
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều khả quan nhưng theo đánh giá chung thì xu hướng này vẫn chưa thực sự vững chắc .Kết quả thu hút FDI chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
1.2.4.Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư .
Trong năm 2006 có 42 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam . Trong đó , Hàn Quốc đẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 207 dự án có vốn đăng ký hơn 2,42 tỷ USD , chiếm 30,91% tổng vốn cấp mới . Tiếp đến là Hồng Kông có 21 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 1,14 tỷ USD , chiếm 14,57% tổng vốn cấp mới .
Nhật Bản có 137 dự án với tổng vốn đăng ký gần 1 tỷ USD , đứng thứ 3 chiếm 12,71 % tổng vốn cấp mới .
Hoa Kỳ đứng thứ tư với 51 dự án có tổng vốn đăng ký là 769,76 triệu USD , chiếm 9,82% tổng vốn cấp mới . Nhưng nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai.
Từ năm 1988-2006 đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam , trong đó các nước châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký ; các nước Châu Âu chiếm 29% tổng vốn đầu tư đăng ký ; các nước Châu Mỹ chiếm 4% tổng vốn đăng ký . Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan , Singapore , Nhật Bản , Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 60,6% tông vốn đăng ký .
Về cơ cấu vốn đăng ký bổ xung theo đối tác đầu tư tập trung chủ yếu từ Hông Kông đứng đầu với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 454,94 triệu USD , chiếm 19,26% tổng vốn đăng ký bổ xung theo ngành do có dự án Intel tăng vốn đầu tư thêm gần 400 triệu USD . Tuy nhiên , đây là dự án do tập đoàn Intel – Hoa Kỳ đăng ký qua chi nhánh Hồng tại Kông . Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký bổ sung tăng thêm là 342,67 triệu USD , chiếm 14,51% tổng vốn đăng ký bổ sung do có một số dự án tăng vốn lớn như Parasonic, Yamaha…Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 327,42 triệu USD chiếm 13,86% tổng vốn đăng ký bổ sung do có một số dự án tăng vốn lớn của tập đoàn Formosa .
2.Tác động của đầu tư nước trực tiếp ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tác động tích cực :
- Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tạo điều kiện khai thác tốt hơn cơ chế hợp tác kinh tế đa phương .Chỉ trong 5 năm 2001-2005 xuất khẩu của khu vực có cốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 33,8 tỷ USD chiếm 33% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước . Tuy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ chiếm trên 15% tổng GDP của cả nước , và khoảng 18% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội ,nhưng việc đạt tỷ trọng 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cho thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàihướng về xuất khẩu mạnh hơn các khu vực kinh tế khác .
- Đầu tư nước ngoài là kênh thu hút vốn góp phần bổ xung quan trọng cho nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất trong cả nước , tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực này ngày càng tăng góp phần tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước . Trong năm 2006 doanh thu của khu vực này đạt 28,51 tỷ USD , tăng 35,76% so với năm 2005 , nộp ngân sách nhà nước đạt 1,47 tỷ USD tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước và tạo việc làm cho trên 1,13 triệu lao động trực tiếp chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp .
- Việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tạo điều kiện khai thác tối đa cơ chế hợp tác kinh tế đa phương
Bên cạnh đó , khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần không nhỏ trong việc mở rộng thị trường trong nước , thúc đẩy hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch - khách sạn , các dịch vụ trao đổi ngoại tệ , dịch vụ tư vấn pháp lý , công nghệ ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào xuất khẩu và tiếp cận thị trường thế giới .
Tác động tiêu cực
- Vốn đầu tư tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức tiềm năng . Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần do vốn thực hiện tăng chậm hơn so với vốn đăng ký .
- Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp còn nhiều hạn chế , mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi .
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật còn nhiều bất cập gây tác động tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài . Nhiều chính sách chưa thực sự hình thành “sân chơi bình đẳng” giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài . trong một số lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài như ngành sản xuất: xi măng , sắt, thép , điện , nước.
- Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở những ngành , những địa phương có điều kiện thuận lợi , có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển . Trong khi đó lại rất hạn chế ở các khu vực miền núi phía Bắc , một số tỉnh miền Trung , Tây Nguyên và đồng bằng song Cửu Long .
- Công tác quy hoạch kế hoạch còn nhiều hạn chế .Các Bộ , Ngành và địa phương chưa có sự liên kết trong công tác quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài .
II.Thực trạng đầu tư trưc tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Tình hình phát triển ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
ChÝnh s¸ch thu hót vèn FDI t¹i ViÖt Nam ®· ®îc thùc hiÖn tõ khi ViÖt Nam tiÕn hµnh c¶i c¸ch kinh tÕ vµ ®îc thÓ chÕ hãa th«ng qua ban hµnh LuËt §Çu t níc ngoµi t¹i ViÖt Nam th¸ng 12 n¨m 1987. LuËt nµy ®· söa ®æi vµ hoµn thiÖn 4 lÇn vµo c¸c n¨m 1990, 1992, 1996 vµ n¨m 2000 tríc khi nã ®îc thay thÕ b»ng LuËt §Çu t n¨m 2005 ¸p dông chung cho ®Çu t trong níc vµ ®Çu t níc ngoµi. Xu híng chung cña thay ®æi chÝnh s¸ch ®Çu t níc ngoµi cña ViÖt Nam lµ ngµy cµng níi réng quyÒn, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi h¬n cho c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi vµ thu hÑp sù kh¸c biÖt vÒ chÝnh s¸ch ®Çu t níc ngoµi vµ ®Çu t trong níc. Nh÷ng thay ®æi ®ã nh»m híng tíi viÖc t¹o lËp m«i trêng ®Çu t thuËn lîi, hÊp dÉn, mét s©n ch¬i b×nh ®¼ng, minh b¹ch h¬n, ®¶m b¶o c¹nh tranh c«ng b»ng h¬n vµ ®¸p øng tèt h¬n yªu cÇu cña héi nhËp quèc tÕ.
Trong giai đoạn 2001-2006 , ngành nông - lâm - ngư nghiệp Việt Nam phát triển tương đối toàn diện , đạt được nhiều thành tựu quan trọng mở ra nhiều triển vọng phát triển ngành trong năm 2007 .
Bảng 2 : Kết quả sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2001-2006.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tốc độ tăng GTSX
%
4,7
6,5
5,5
5,6
4,9
4,2
1.Sản lượng cây trồng
-Lương thực có hạt
Nghìn tấn
34.270
36.958
37.771
39.323
39.549
39.648
Trong đó +Lúa
#
32.108
34.447
34.569
35.868
35.791
35.827
+Ngô
#
2.162
2.511
3.136
3.454
3.756
3.819
-Khoai
#
1.654
1.704
1.577
1.536
1.461
1.455
-Sắn
#
3.509
4.438
5.837
5.573
6.646
7.714
Bông
#
34
40
35
28
33,5
25,9
Đay
#
15
20
12
13
12,6
10,5
Cói
#
65
88
96
90
81
93
Mía
#
14.657
17.120
16.855
15.649
14.949
15.679
Lạc
#
363
400
406
469
489
465
Đậu tương
#
174
206
220
246
293
258
Thuốc lá
#
32
33
32
23
26
43
Chè
#
76
94
95
-
570
612
Cà phê
#
841
700
794
836
752
854
Cao su
#
313
298
364
419
428
546
Hồ tiêu
#
44
47
69
73
80
83
Điều
#
-
-
164
205
240
235
2.Sản lượng chăn nuôi
Trâu
Nghìn con
2.808
2.814
2.835
2.870
2.922
2.921
Bò
#
3.900
4.063
4.394
4.908
5.541
6.511
Lợn
#
21.800
2.317
24.885
26.143
27.435
26.855
Gia cầm
#
218
233
255
218
220
215
3.Lâm nghiệp
Diện tích rừng tập trung
Nghìn ha
191
190
181
184
177
184
Sản lượng gỗ khai thác
Nghìn m3
2.397
2.504
2.436
628
2.996
3.011
4.Thuỷ sản
Sản lượng
Nghìn tấn
2.435
2.648
2.855
3.143
3.466
3.696
+Khai thác
#
1.725
1.803
1.857
1.940
1.988
2.002
+Nuôi trồng
#
710
845
998
1.203
1.478
1.694
Diện tích mặt nước nuôi trồng TS
Nghìn ha
755
820
-
920
960
992
Nguồn : Kinh tế Việt Nam -Thế giới 2006-2007-Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Trong những năm qua khu vực sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định , góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế chính trị , xã hội . Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành năm 2006 đạt khoảng 4,2% : Trong đó trồng trọt tăng 1,9% , chăn nuôi tăng 7,7% , lâm nghiệp tăng 1,1% , dịch vụ nông nghiệp tăng 2,7% .Tổng sản phẩm trong nước của ngành nông nghiệp đạt 180 nghìn tỷ đồng tăng 40 nghìn tỷ đồng so với năm 2005 . Sản lượng lúa đạt 36,2 triệu tấn tăng 440 nghìn tấn so với năm 2005 ( trong đó miền Bắc tăng 687,2 nghìn tấn , miền Nam giảm 283 nghìn tấn ) . Diện tích tròng lúa là 7,347 triệu ha tăng 17,7 nghìn ha ; năng suất 49,3 tạ/ha tăng 0,9% so với năm 2005 . Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá , phù hợp với xu thế chung hiện nay .
Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh , quy mô và chất lượng ngày càng tăng . Tuy gặp nhiều khó khăn như dịch cúm gia cầm , dịch lở mồm long móng … nhưng ngành chăn nuôi cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao . Đàn lợn tăng bình quân 5%/năm ( năm 2006 tổng đàn lợn cả nước đạt 26,8 triệu con giảm 2,1% so với năm 2005 trong đó có 22,5 triệu lợn thịt giảm 2% ) còn quy mô đàn gia cầm năm 2006 giảm nghiêm trọng do bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1. Đàn bò là 6,5 triệu con tăng 17,5% nhất là vùng Đông Nam Bộ tăng 60% , vùng ĐBSH tăng trên 52% . Đàn trâu 2,9 triệu côn bằng so với năm 2005 . Ngựa có 87 nghìn côn đê là 1,5 triệu con , ong có 679 nghìn tổ …
Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ ừng tự nhiên và trồng rừng mới . Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội quan tâm . Diện tích trồng rừng mới qua các năm tăng lên rõ rệt , tăng bình quân gần 1%/năm . Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38,5% năm 2006 .
Ngành thuỷ sản tăng nhanh nhất , đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng . Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành diễn ra khá mạnh , chuyển từ khai thác tự nhiên sang hình thức nuôi trồng . Nghề nuôi trồng thuỷ sản cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá , nuôi các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao , giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người sản xuất . Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong toàn ngành Nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên đến khoảng 22,6% năm 2006 . Sản lượng thuỷ sản năm 2006 tăng gần 1,5 lần so với năm 2000.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp năm 2006 đạt 7 tỷ USD tăng 17.3% so với năm 2005 . Trong ngành Nông-lâm-ngư nghiệp đã có 5 lĩnh vực xuất khẩu tham gia vào Câu lạc bộ 1 tỷ USD đó là : cà phê 1,101 tỷ USD , cao su 1,723 tỷ USD , Gạo 1,306 tỷ USD,sản phẩm gỗ 1,904 tỷ USD , thuỷ sản 3,364 tỷ USD .
Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn , đa dạng hóa các ngành nghề .Trong 5 năm qua tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng bình quân 6% năm , tỷ trọng dịch vụ tăng hơn 4%/ năm trong khi tỷ trọng Nông-lâm-ngư nghiệp giảm khoảng 10% . Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến theo hướng tích cực . Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng vùng . Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển cùng với sự ra dời của các khu công nghiệp đã góp phần thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn . Năng lực sản xuất , cơ sở hạ tầng vật chất từng bước được tăng cường mở rộng .
Bên cạnh đó quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta vẫn còn hạn chế : như phương thức sản xuất chậm phát triển , năng suất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ; công tác quy hoạch tiến hành chậm , công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tự phát chưa có quy hoạch cụ thể …
2.Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
+ Ưu ®·i vÒ thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp :
Ph¸p luËt hiÖn hµnh quy ®Þnh thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp u ®·i (20% trong 10 n¨m, miÔn trong 2 n¨m vµ gi¶m 50% trong 3 n¨m tiÕp theo) ®èi víi c¸c dù ¸n:
- C¸c dù ¸n trång rõng , khoanh nu«i t¸i sinh rõng ; trång rõng l©u n¨m trªn ®Êt hoang hãa , ®åi , nói träc ; khai hoang ; lµm muèi : trång , ch¨m sãc rõng ; trång c©y c«ng nghiÖp dµi ngµy , c©y ¨n qu¶ trªn ®Êt hoang hãa , ®åi , nói träc ; khai hoang phôc vô s¶n xu¾t n«ng , l©m nghiÖp ; s¶n xuÊt , khai th¸c , tinh chÕ muèi ; nu«i trång thñy s¶n ë vïng níc cha ®îc khai th¸c .
- C¸c dù ¸n chÕ biÕn n«ng s¶n , l©m s¶n ; dÞch vô kü thuËt trùc tiÕp phôc vô s¶n xuÊt n«ng , l©m nghiÖp , gåm : chÕ biÕn n«ng s¶n tõ nguån nguyªn liÖu trong níc , chÕ biÕn gia sóc gia cÇm ; chÕ biÕn vµ b¶o qu¶n rau qu¶ ; s¶n xuÊt dÇu , tinh dÇu , chÊt bÐo tõ thùc vËt ; s¶n xuÊt s÷a láng vµ c¸c s¶n phÈm chiÕt xuÊt tõ s÷a ; s¶n xuÊt bét th« ; s¶n xuÊt thøc ¨n gia sóc , gia cÇm , thñy s¶n ; s¶n xuÊt níc uèng ®ãng chai , ®ãng hép tõ hoa qu¶ ; s¶n xuÊt bét giÊy , giÊy b×a , v¸n nh©n t¹o trùc tiÕp tõ nguån nguyªn liÖu n«ng , l©m s¶n trong níc ; chÕ biÕn , b¶o qu¶n thñy s¶n tõ nguån nguyªn liÖu trong níc.
- C¸c dù ¸n cung cÊp dÞch vô hç trî trång c©y n«ng nghiÖp , c©y c«ng nghiÖp vµ c©y l©m nghiÖp ; ho¹t ®éng hç trî ch¨n nu«i ; ho¹t ®éng hç trî l©m nghiÖp ; dÞch vô thñy s¶n ; dÞch vô b¶o vÖ vËt nu«i ; nh©n vµ lai t¹o gièng ; dÞch vô b¶o qu¶n n«ng s¶n , l©m s¶n , thñy s¶n ; x©y dùng kho b¶o qu¶n n«ng , l©m , thñy s¶n .
- C¸c dù ¸n øng dông c«ng nghÖ míi vÒ sinh häc trong s¶n xuÊt c©y gièng , ph©n bãn sinh häc , thuèc trõ s©u sinh häc , v¾c xin thó y .
- Nh÷ng ngµnh nghÒ kh¸c : trång mÝa , trång b«ng , trång chÌ phôc vô c«ng nghiÖp chÕ biÕn ; trång c©y dîc liÖu ; s¶n xuÊt gièng c©y trång , vËt nu«i ; s¶n xuÊt t¬ sîi c¸c lo¹i ; thuéc , s¬ chÕ da ; ch¨n nu«i gia sóc gia cÇm , nu«i trång thñy s¶n theo ch¬ng tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp cã quy m« trang tr¹i trë lªn ; ®Çu t s¶n xuÊt thuèc b¶o vÖ thùc vËt , thuèc phßng , ch÷a bÖnh cho ®éng vËt vµ thñy s¶n ; ®Çu t s¶n xuÊt m¸y phôc vô cho s¶n xuÊt n«ng , l©m nghiÖp ; m¸y chÕ biÕn thùc phÈm ; s¶n xuÊt vËt liÖu tæng hîp thay gç , than ho¹t tÝnh , s¶n xuÊt ph©n bãn ; c¸c ngµnh nghÒ s¶n xuÊt hµng thñ c«ng mü nghÖ truyÒn thèng .
Ngoµi ra, thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp u ®·i h¬n trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp (15% trong 12 n¨m , miÔn 2 n¨m vµ gi¶m 50% trong 7 n¨m t._.xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động có trìng độ và các chức danh quản lý . Trong những năm qua , việc điều chỉnh nâng lương tối thiểu đột ngột và tình trạng đình công có xu hướng gia tăng cũng gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
Sức cạnh tranh của Việt Nam còn yếu . Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp , cũng như cạnh tranh về sản phẩm hàng hoá Việt Nam còn thấp trong khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới .
2.Quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp trong thời gian tới.
Căn cứ vào các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh mới và khả năng hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài Đảng và nhà nước chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên quan điểm sau :
- Phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và cơ cấu kinh tế ngành , vùng , lãnh thổ , quy hoạch vùng nguyên liệu .
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng : tạo ra nhiều giá trị kinh tế xã hội ; đáp ứng cao nhất lợi ích riêng cho người sử dụng ; không làm suy thoái cạn kiệt nguồn tài nguyên …
- Các dự án phải có tính khả thi về mặt địa điểm thực hiện , về thị trường tiêu thụ sản phẩm , nguồn cung cấp nguyên liệu …Việc quy hoạch phát triển thị trường phải gắn liền với việc xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và công nghệ cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm .
- Xây dựng và thực thi chính sách khuyến khích nông dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh Nông-lâm-ngư nghiệp đạt hiệu quả , đảm bảo môi trường cạnh ranh lành mạnh .
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gồm các công trình thuỷ lợi , đường giao thông , đường điện , trường học , các công trình cung cấp nước sinh hoạt , phát triển y tế giáo dục , văn hoá , tổ chức các dịch vụ công cộng như khuyến nông khuyến lâm , bảo vệ thực vật , thú y , thuỷ nông với sự tham gia của cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực .
- Bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng , rừng phòng hộ , các công trình phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường , giảm nhệ thiệt hại do thiên tai địch hoạ gây nên . Đồng thời nghiên cứu khoa học công nghệ , quản lý chất lượng hàng hoá nông phẩm , bảo trợ xã hội và xoá đói giảm nghèo .
3.Mục tiêu của ngành trong giai đoạn 2006-2010.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 đã được Đảng và Nhà nước ta xác định : ‘‘Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững , tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển , vượt ra khỏi tình trạng nước kém phát triển , thu nhập thấp ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ; nâng cao chất lượng , hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại ’’.
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 ngành đã đưa một số dự kiến về chỉ tiêu cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 :
- Về thu hút vốn đầu tư mới ( bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất ) : đạt khoảng 10,2 tỷ USD , tương đương với mức thu hút của năm 2006 về số lượng nhưng phấn đấu nâng cao chất lượng dự án đầu tư thông qua việc chú trọng thu hút các dự án lớn , trọng điểm , sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh .
- Vốn thực hiện : khoảng 4,8 tỷ USD tăng 17% so với năm 2006 .
- Doanh thu của khu vực này đạt 35,2 tỷ USD tăng 19% so với năm 2006 .
- Xuất khẩu 18 tỷ USD (trừ dầu thô ) tăng 20% so với năm 2006 . Nếu tính cả dầu thô dự kiến xuất khẩu đạt 25,5 tỷ USD tăng 15,9% so với năm 2006 .
- Nhập khẩu 23,7 tỷ USD tăng 24,7% so với năm 2006 .
- Lao động : thu hút khoảng 1,55 triệu người tăng 24% so với năm 2006 .
Định hướng phát triển nông nghiệp - nông thôn thời gian tới: Để tiếp tục đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập, Nghị quyết 09/2000/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ Việt nam đã nhấn mạnh vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, có chất lượng, hiệu quả cao và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra :
- Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn nuôi, thủy sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
- Hoàn thành điện khí hoá và thực hiện cơ giới hoá ở những khâu cần thiết.
- Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp.
- Chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển mạnh tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ.
- Xây dựng nông thôn mới XHCN có cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý, từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá , tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, tiến tới một nông thôn no đủ, dân chủ, công bằng và văn minh.
Chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh rằng các vùng nông thôn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân. Các vùng nông thôn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam;
Cung cấp nguyên liệu và sức lao động cho nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ;
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều cư dân nông thôn, như vậy sẽ hạn chế việc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị;
Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ thông qua xuất khẩu các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngành nghề thủ công;
Bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái và cảnh quan;
Duy trì và bảo tồn nền văn hóa của nhân dân Việt Nam kể cả của các dân tộc thiểu số, như một bộ phận của bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Đối với lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp , Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 150/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cho cả nước .
Bảng 8 : Các chỉ tiêu cơ bản phát triển nông - lâm - ngư nghiệp đến năm 2010.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
Tốc độ tăng trưởng giá trị nông-lâm-thuỷ sản.
%
4 – 4,5
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn .
%
7,5 - 8
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
- Trồng trọt
%
65
- Chăn nuôi
%
30
- Dịch vụ
%
5
Tỷ lệ che phủ rừng
%
43 -44
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ USD
11
Nguồn : Quyết định 150/2005/QĐ-TTg .
Để có thể thực hiện được những mục tiêu trên đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kỹ thuật công nghệ . Xuất phát từ đó trong kế hoạch nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 – 2010đã xác định kế hoạch huy động vốn đầu tư cho phát triểntoàn ngành như sau :
Bảng 9 : Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2006-2010 .
Chỉ tiêu
Giá trị (nghìn tỷ đồng)
Tỷ trọng
Vốn ngân sách Nhà nước .
37,65
26,0 %
Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
2,9
2,0 %
Vốn ODA
13,03
9,0 %
Vốn của các doanh nghiệp .
49,23
34,0 %
Vốn của hộ gia đình .
26,06
18,0 %
Vốn đầu tư nước ngoài
15,93
11,0 %
Tổng
144,8
100 %
Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn .
Như vậy so với kế hoạch huy động vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực thời kỳ 2006-2010, kế hoạch huy động vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp nói chung là khá nhỏ bé chiếm tỷ lệ không đáng kể. Còn trong tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 11% . Những tỷ lệ này tương đối thấp , và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành .
II.Giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Định hướng đầu tư.
Phải gắn kết các nguồn lực với nhau để tạo thành quả chung của đầu tư, không để phát triển riêng rẽ, đôi lúc triệt tiêu lẫn nhau như hiện nay:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (kể cả trái phiếu chính phủ),
- Nguồn vốn vay hoặc viện trợ không hoàn lại của nước ngoài do chính phủ tiến hành (thuộc sự quản lý của ngân sách nhà nước),Nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, trực tiếp và gián tiếp,
- Nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, trực tiếp (FDI) và gián tiếp (thông qua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp).
Sự kết hợp các nguồn lực nêu trên là đặc biệt quan trọng, bởi mỗi loại nguồn lực có một thế mạnh riêng. Trong đó, FDI cần được khuyến khích thu hút cho mục tiêu tạo dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập, là giải pháp quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Dưới đây là một số định hướng của nhà nước trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp nông thôn:
- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạch vùng nguyên liệu;
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
- Sử dụng có hiệu quả nguyên liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân;
- Có tính khả thi cao, nhất là về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu;
- Kết hợp các dự án có quy mô tương đối lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế với nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành.
- Các ngành hàng/sản phẩm cần thu hút đầu tư nước ngoài :
+ Ngành trồng trọt và chế biến nông sản .
+ Ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi .
+ Ngành trồng rừng - chế biến gỗ .
+ Ngành Thuỷ sản .
Bảng 10 : Chính sách thu hút FDI của một số quốc gia vào nông nghiệp.
Tên nước
Hạn chế đối với loại hình công ty và lĩnh vực hoạt động.
Quy định về cấp phép đầu tư
Tiếp cận về đất đai
Chính sách tỷ giá và quản lý tiền tệ.
Việt Nam
Mở rộng quyền cho doanh nghiệp tự chọn hình thức đầu tư, cho phép DN 100% vốn FDI, cho phép đầu tư hết vào các lĩnh vực trong nông nghiệp trừ một số trường hợp nhậy cảm. DN FDI được chuyển đổi sang công ty cổ phần, được tự do lựa chọn đối tác đầu tư.
Một số lĩnh vực chỉ cần đăng kí đầu tư như sản xuất hàng nông nghiệp. Một số lĩnh vực vẫn phải xin giấy phép đầu tư như nuôi trồng rừng, thuỷ sản. Phân cấp cho địa phương cấp phép cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
DN không được sở hữu đất. Được thuê đất trong khu CN hay thuê mặt bằng kinh doanh theo quy hoạch, được chuyển nhượng, thế chấp vay vốn.
Kiểm soát tài khoản vãng lai, áp dụng phí chuyển tiền ra nước ngoài. Yêu cầu xin phép khi chuyển tiền ra nước ngoài.
Trung Quốc
DN 100% vốn FDI phải xin phép, ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất hàng nông sản xuất khẩu, một số lĩnh vực như trồng rừng, nuôi thuỷ sản quy định mức % tối thiểu trong nước.DN FDI được chuyển đổi hình thức đầu tư, nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư.
Yêu cầu có giấy phép đầu tư, phân cấp cho địa phương xét quy mô vừa và nhỏ
Không cho phép sở hữu đất, nhà đầu tư gặp khó khăn về đất đai, được chuyển nhượng, vay vốn, thế chấp.
Không hạn chế mức chuyển ngoại tệ, vẫn duy trì chính sách tài khoản vãng lai, chuyển tiền ra nước ngoài phải được phép.
Philippin
Cho phép DN có 100% vốn FDI đầu tư rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp. Nhà đầu tư tự lựa chọn đối tác trong nước.
Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn hưởng chính sách khuyến khích trong 3 tuần, còn lại thủ tục đầu tư giống trong nước(chỉ phải đăng kí)
DN FDI có trên 40% vốn nước ngoài không được sở hữu đất, mà phải thuê từ công ty bất động sản. FDI có vốn dưới 40%vốn nước ngoài được thuê đất trong 50 năm.
Chế độ quản lý ngoại tệ tự do, không hạn chế vốn vay ngoại tệ, mức chuyển ngoại tệ, không quy định mức chuyển ngoại tệ trong doanh nghiệp
Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư .
Như vậy, về cơ bản, chính sách thu hút FDI của Việt Nam tương đồng với thế giới. Các nhà đầu tư một khi đã đầu tư vào nhiều quốc gia sẽ cảm thấy dễ dàng hoà nhập với môi trường đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, lý thuyết thì là thế nhưng thực tế thì lại không đựơc như mong muốn.
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp.
2.1.Về cơ chế chính sách .
+ Công tác quy hoạch , kế hoạch phát triển ngành.
Trong thời gian qua , do công tác quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm quan trọng trong Nông-lâm-ngư nghiệp chưa có hoặc được triển khai chậm nên đã có tình trạng cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào một số sản phẩm , lĩnh vực vượt quá nhu cầu hiện tại .Bên cạnh đó cũng do thiếu quy hoạch cụ thể mà chủ trương đối với một số dự án chưa rõ ràng , điều này khiến cho các địa phương phải chờ xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan trung ương . Dẫn đến tình trạng xử lý đối với một số dự án đầu tư nước ngoài không có sự thống nhất .
+ Hệ thống pháp luật liên quan đến ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Bao gồm 1 nhóm các tổ hợp như giảm thuế, hỗ trợ nguồn nguyên liệu, rút ngắn thời gian cấp giấy phép....Hiện nay,vẫn còn những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, nhất là thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, một số chính sách chưa thật hợp lý (như hạn chế tỷ lệ lao động nguời nước ngoài dưới 3% đối với tác cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ), Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài không còn phù hợp với yêu cầu của giai đọan phát triển mới.
Để giải quyết vấn đề trên, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành để đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho những dự án đã nộp hồ sơ . Thực hiện giao ban với một số tỉnh, thành phố trọng điểm trong vùng để giải quyết những tồn tại về đầu tư nước ngoài . Đẩy nhanh việc xây dựng đề án phân cấp, ủy quyền quản lý đầu tư nước ngoài ; Nghiên cứu đa dạng hóa hình thức đầu tư, trong đó có việc thí điểm mô hình Công ty Mẹ-Con áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Xây dựng Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài đến năm 2010, trong đó có Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2010 làm cơ sở cho việc vận động Xúc tiến đầu tư nước ngoài .
Cần tiếp tục duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này theo hướng: áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các loại giống mới, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, dịch vụ nông thôn; áp dụng chính sách bảo trợ cho nông dân và các doanh nghiệp, như bảo trợ do thiên tai và rủi ro về giá do biến động của thị trường .
Đặc biệt, cần vận dụng tối đa các biện pháp được WTO cho phép để thúc đẩy sự phát triển nông, lâm nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này theo hướng: (i) Tăng cường trợ cấp dưới hình thức cho nông dân vay ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu; (ii) Hỗ trợnghiên cứu khoa học phục vụ chế biến; (iii) áp dụng hạn ngạch thuế quan thay thế cho biện pháp cấm và hạn ngạch đã dỡ bỏ để tiếp tục bảo hộ một sốmặt hàng nhất định; (iv) Xem xét khả năng áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao đối nguyên thô phục vụ chế biến một số sản phẩm nhạy cảm.
- Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư : cần xem xét lại chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận nguồn tín dụng này; tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong lĩnh vực này bằng cách cấp vốn từ ngân hàng, Quỹ Hỗ trợ phát triển để đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia góp vốn liên doanh thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; áp dụng cơ chế bảo lãnh, thế chấp thuận lợi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn, nhất là đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư. Mặt khác, trong phân bổ vốn vay ODA, cần xem xét cho Bên Việt Nam vay để tham gia góp vốn liên doanh thực hiện các dự án thuộc các chương trình lớn.
- Chính sách thương mại và thị trường thông qua tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm, quảng cáo, tìm kiếm và mở rộng thị trong và ngoài nước) tiêu thụ các hàng hoá nông, thuỷ sản, công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Xúc tiến thành lập các hiệp hội ngành hàng để trao đổi thông tin thị trường, giá cả, tạo lập các cơ hội tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng sàn giao dịch nông sản, lập qũa dự trữ nông sản; hỗ trợ người sản xuất xây dựng thương hiệu nông sản; thiết lập hệ thống kinh doanh trên mạng và tăng cường hệ thống thông tin thị trường nông sản.
- Chính sách đất đai: Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, do vậy phải có các chính sách sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Đặc điểm vùng đồng bằng sông Hồng là dân số đông, quỹ đất có hạn, đa phần nông dân phụ thuộc vào diện tích đất mình canh tác. Vì thế, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng phải thoả đáng sao cho tối ưu hoá lợi ích của người dân. Vùng cần có các quy hoạch rõ ràng về mặt bằng thu hút đầu tư. Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ, nhất là các hộ làm kinh tế trang trại và các doanh nghiệp.
Khuyến khích nông dân tiến hành “dồn điền, đổi thửa” theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận. Đơn giản hoá qui trình và thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông, ngư nghiệp. Đặc biệt chuyển diện tích đất lúa trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.Điều chỉnh cơ sở pháp lý để nông dân và các doanh nghiệp tư nhân được sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp, góp vốn sản xuất, kinh doanh, liên doanh và liên kết…
- Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu: Hiện nay ngoài những điểm mạnh mà doanh nghiệp FDI đóng góp thì, việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên là một hạn chế mà hình thức đầu tư này mang lại. Do đó, song song với việc khai thác là việc bảo tồn các vùng nguyên liệu. Có các chính sách hợp lý phát triển nguồn tài nguyên tái sinh như trồng rừng, đất đai. Có một thuận lợi là hầu hết các nguyên liệu phục vụ sản xuất cho nông nghiệp là có thể tái sinh được.cần thực hiện chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu một cách ổn định theo hướng:
(i) Hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng nguyên liệu;
(ii) Hoàn thiện chính sách giao đất để phát triển nguồn nguyên liệu và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa nông dân và các nhà sản xuất;
(iii) Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp tham gia phát triển nguồn nguyên liệu.
- Chính sách phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn: Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư thuộc phạm vi quản lý, ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết là về thuỷ lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Chính phủ Việt nam sẽ phải quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu, như: cảng sông, biển chuyên dụng, kho lạnh, xe lạnh, kho ngoại quan, chợ bán buôn... đồng thời tiếp tục tăng đầu tư cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, con người cho hệ thống thú y, bảo vệ thực vật cần được đầu tư để đào tạo nhân lực, tăng cường trang thiết bị, hài hoà các thủ tục và tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu . Đồng thời tập trung xử lý những khâu yếu kém gây trở ngại đối với hoạt động đầu tư như khả năng cung cấp điện , nước , viễn thông , dịch vụ cảng biển … Đặc biệt có biện pháp dồng bộ nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh .
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Yếu tố quyết định sự thành công của hội nhập là con người. Trong thời gian tới, cần đầu tư lớn hơn cho đào tạo và đào tạo lại, trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế cho cho lực lượng cán bộ trong ngành nông nghiệp. Phổ cập các kiến thức về hội nhập, các cam kết mà ngành nông nghiệp Việt nam đã ký và phải thực hiện cho các doanh nghiệp, nông dân.
2.2.Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài bao bồm các nội dung chủ yếu sau :
- Xây dựng chiến lược quy hoạch và các chính sách đầu tư nước ngoài.
- Ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài .
- Hướng dẫn các ngành , các địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài .
- Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư .
- Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài .
- Kiểm tra , thanh tra và giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài
Trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều yếu kém , lại can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Vì vậy , để có thể tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực nông nghiệpthì trong thời gian tới cần chú trọng tới các vấn đề như : Hoàn chỉnh các hệ thống văn bản liên quan đến ngành ; Phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong việc quản lý các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ; Khẩn trương kiện toàn bộ máy Nhà nước từ trung ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu phân cấp để thực hiện theo cơ chế một cửa , một đầu mối ; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra giám sát iệc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các hàh vi trái pháp luật ; Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng thực hành tiêt kiệm chống lãng phí …
2.3. Về lao động - tiền lương .
Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn đình công bất hợp pháp .
Đẩy nhanh việc nghiên cứu một mặt bằng mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp , không phân biệt doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước .
Triển khai các chương trình , dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp , nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động .
Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật .
2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư.
Coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam;
Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút đầu tư nước ngoài; Đóng góp một cách có hệ thống cho Danh mục dự án gọi vốn đầu tư quốc gia, dựa trên chiến lược và quy hoạch kết hợp với đề xuất của địa phương ( không chỉ dựa vào đề xuất của địa phương vì thiếu tính mục tiêu tổng thể )…Nếu như Chính phủ coi các doanh nghiệp FDI như khách hàng , thì theo cách tiếp cận hiện đại về marketing, việc am hiểu hành vi và mong ước của khách hàng là hết sức cần thiết. Chính phủ Việt Nam thường nói rằng chính sách của Chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam bao gồm cả các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI lại phàn nàn rằng họ nhận được ít lợi ích do tính không ổn định của chính sách hiện tại cũng như cơ chế hai giá.
Bảng 11 : Kiến nghị các kĩ thuật xúc tiến đầu tư .
Các kĩ thuật xây dựng hình ảnh về nông nghiệp Việt Nam.
Các kĩ thuật tạo nguồn đầu tư
Các kĩ thuật xúc tiến đầu tư
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chung.
- Tham gia các cuôc triển lãm, giới thiệu đầu tư các sản phẩm nông nghiệp.
- Các đoàn khảo sát tới nước có nguồn đầu tư và từ các nước đầu tư tới nước sở tại.
- Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư.
- Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thư tín trực tiếp.
- Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nước đầu tư sang nước sở tại và ngược lại.
- Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể trong vùng.
- Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Xem xét giải quyết các đơn xin đầu tư và giấy phép đầu tư.
- Cung cấp các dịch vụ sau đầu tư.
Bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành .
Xem xét xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (Trích từ nguồn thu của khu vực đầu tư nước ngoài), kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp .
Triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước /vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp; Xây dựng chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho ngành, đặc biệt là tăng cường tiếp xúc, giới thiệu cơ hội đầu tư, sản phẩm có khả năng phát triển của ngành với các nhà đầu tư nước ngoài .
Đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp nói riêng (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài....) nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài .
Cố định một đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề FDI (từ tiếp xúc, hỗ trợ thủ tục, thống kê, theo dõi đánh giá và quản lý, giải quyết các vấn đề khi doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh .
Sử dụng nguồn ODA để hỗ trợ khuyến khích dòng chảy FDI vào nông nghiệp và nông thôn (VD: thiết kế chiến lược và quy hoạch FDI cho ngành và hệ thống đánh giá tổng thể hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển; các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, các trường dạy nghề nông thôn; các chương trình hỗ trợ vận động xúc tiến đầu tư; các chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam ; các chương trình tạo dựng thị trường nông sản hiện đại, v.v…).
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường 18 năm qua, kể từ ngày đón nhận những dự án ĐTNN đầu tiên, dù trải qua những bước thăng trầm nhất định nhưng có thể nói dòng vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng gia tăng và làm cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế đất nước, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Để đạt được những thành quả kể trên, trước hết là kết quả của đường lối đổi mới đúng đắn của Chính phủ Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong những năm qua, chúng ta đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Hệ thống luật pháp, chính sách đầu tư đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Chính phủ cũng đã nỗ lực huy động các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các hệ thống giao thông, cảng biển, cung cấp năng lượng... Chất lượng nguồn nhân lực cũng đã từng bước được nâng cao thông qua việc đầu tư cho lĩnh vực đào tạo. Một số chi phí như cước phí viễn thông, phí đền bù giải phóng mặt bằng, thuế thu nhập cá nhân... đã được cắt giảm. Cơ chế một giá cơ bản đã được áp dụng chung cho đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Một số quy định mới về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, chuyển giao công nghệ đã được sửa đổi. Pháp luật mới về đất đai được ban hành đã loại bỏ nhiều thủ tục phiền hà, phức tạp, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục về đất. Hệ thống quy hoạch ngành được rà soát, cập nhật và bổ sung tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật cạnh tranh được ban hành đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hoạt động cạnh tranh lành mạnh.
Mặc dù luồng vốn FDI này đầu tư vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp không được như mong đợi, nhưng khi ngành nông-lâm-ngư nghiệp Vịêt Nam bắt đầu bước vào sân chơi lớn WTO, với hi vọng những giải pháp và kiến nghị trên phần nào có ích cho các nhà lập kế hoạch, các cấp chính quyền, thì bức tranh đầu tư sẽ có thêm gam màu sáng. Quan trọng hơn, nó sẽ thúc đẩy các luồng vốn tư nhân khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực này vốn rất nhạy cảm với mọi biến động để đưa ngành nông-lâm-ngư nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nông sản khu vực, thế giới. Để điều này có trở thành hiện thực hay không, đòi hỏi một sự nỗ lực, chung sức rất lớn cả nước, bỏ qua tính cục bộ địa phương để vì mục tiêu chung là phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp Việt Nam . Khi đó, kết hợp với ngành công nghiệp dịch vụ đang chuyển mình mạnh mẽ, Việt Nam sẽ như con rồng được đánh thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế phát triển – GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng .
Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt .
Giáo trình kinh tế nông thôn – TS. Vũ Đình Thắng – GVC. Hoàng Văn Định .
Giáo trình chiến lược kinh doanh – PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng – TS Phan Thị Nhiệm .
Báo cáo “tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2006, định hướng năm 2007” - Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch Đầu tư .
Báo cáo ngày 28/12/2006 - Cục đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch đầu tư .
Kinh tế Việt Nam 2006-2007 _ Thời báo kinh tế Việt Nam .
Trang webside của Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư www.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN .
KHOA KẾ HOẠCH – PHÁT TRIỂN .
BẢN THẢO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài : Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư nghiệp .
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Nhiệm .
Sinh viên thực hiện : Phạm Trọng Huyên .
Lớp : KTPT 45 .
HÀ NỘI
Ngày 12 Tháng 4 Năm 2007
MỤC LỤC
M
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28389.doc