lời mở đầu
Quá trình đổi mới đã làm cho kinh tế đất nước ta có nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật... Nhưng đạt được nhiều thành tựu hơn cả đó là trên lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển kinh tế đất nước ta trong thời kỳ đổi mới đã có được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển kinh tế thì tại các thành phố lớn trên đã xuất hiện một số tồn tại, đó là mặt trái của quá trình đô thị
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng vận chuyển hành khách bằng phương tiện xe buýt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá. Quá trình đô thị hoá tại các thành phố lớn đã làm cho quá trình tăng dân số và nhu cầu đi lại ngày càng tăng lên gấp bội. Điều này đã tạo ra một áp lực rất lớn đối với hệ thống giao thông đô thị nói chung và ngành vận tải hành khách công cộng nói riêng (VTHKCC). Hiện nay ở việt nam hệ thống các đô thị có dân số khoảng 18 triệu người, nó chiếm khoảng 23% dân số cả nước. Với tình hình dân số tại các đô thị như vậy thì tình hình giao thông tại các đô thị Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng là khá nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng ách tắc giao thông. Một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông là do sự phát triển ồ ạt của các loại phương tiện cá nhân và sự yếu kém của lực lượng VTHKCC. Hợp lý hoá cơ cấu phương tiện là một trong những tiền đề để có thể phất triển giao thông đô thị một cách bền vững, lâu dài.Trong cơ cấu đó thì VTHKCC phải được coi là lực lượng chính trong việc giải quyết nhu cầu đi lại tại các đô thị như thủ đô Hà Nội.
Trong những năm gần đây do có sự quan tâm của đảng và nhà nước ta lên lĩnh vực VTHKCC đã có những bước phát triển nhẩy vọt so với thời gian trước. VTHKCC đã đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân tại các đô thị trong đó có Hà Nội.Tuy nhiên để có thể đạt được mục tiêu là vận chuyển hành khách công cộng của Hà Nội chiếm khoảng 30% nhu cầu đi lại vào năm 2010 theo mục tiêu của chính quyền thành phố đề ra, thì vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ hành khách là một giải pháp không thể thiếu được trong quá trình phát triển. Do vậy việc nghiên cứu đề tài : Nâng cao chất lượng vận chuyển hành khách bằng phương tiện xe buýt “ là một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất to lớn trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài được làm với mục đích nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách khi họ sử dụng loại hình VTHKCC bằng xe buýt.
Với mục đích như vậy và trên cơ sở của các số liệu thu thập được từ tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe buýt thủ đô Hà Nội. Cộng với các số liệu khác do quá trình khảo sát và tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác thì đề tài này tập chung nghiên cứu, xây dựng phương án nâng cao chất lượng vận chuyển hành khách bằng phương tiện xe buýt trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói chung và trên tuyến xe buýt số 24 Long Biên-Long Biên.
Với những đòi hỏi như trên thì nội dung đề tài được chia thành các phần sau:
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Khái quát về chất lượng sản phẩm, công tác vận tải và vận tải hành khách công cộng trong thành phố.
Chương 2: Phân tích và đánh giávề chất lượng vận chuyển.
Chương 3: các giải pháp nâng cao chất lượng vận chuyển.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp xe buýt thủ đô Hà Nội, các thầy cô giáo trong bộ môn vận tải đường bộ thành phố đặc biệt là thầy giáo PGS. TS Nguyễn Viết Thụ. Trong việc thu thập tài liệu cũng như hướng dẫn về mặt kiến thức. Đề tài này được hoàn thiện với sự cố gắng rất lớn của bản thân em nhưng không thể không có những thiếu xót. Vì vậy em mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy, cô và của tất cả mọi người để đề tài này của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội ngày tháng năm 2003
Sinh viên
Vũ Quốc Hoàn
Chương 1: Khái quát về chất lượng sản phẩm, công tác vận tải và vận tải hành khách công cộng trong thành phố.
1.1. Khái quát chung về chất lượng sản phẩm:
1.1.1. Định nghĩa chất lượng sản phẩm:
A. Định nghĩa sản phẩm:
Khái niệm về sản phẩm thì có nhiều cách nhưng ta có thể hiểu tổng quát nhất qua định nghĩa sau: “ Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ.”
Như vậy, khi nói đến sản phẩm thường hàm ý cả những hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình hay dịch vụ. Ngay trong một hàng hoá hưu hình cũng bao hàm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình.
B. Định nghĩa chất lượng:
Cũng giống như khái niệm về sản phẩm thì chất lượng cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau, vì vậy vấn đề nghiên cứu chất lượng cần được xem xét trên các quan điểm gắn liền vối mỗi lĩnh vực và nhìn nhận trên các góc độ, đặc thù riêng. Có thể nói chất lượng là một phạm trù kinh tế phức tạp, mang tính xã hội sâu sắc.
Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trương với chi phí thấp nhất (j. juran- Mỹ).
Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm và dịch vụ về mọi mặt: marketing, kỹ thuật, chế tạo và bảo dưỡng ma thông qua đó khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng ( Feigenbaum).
Theo nhà sản xuất: chất lượng có nghĩa đáp ứng các chỉ tiêu khĩ thuật để tạo ra sản phẩm...
Như vậy ta có thể định nghĩa về chất lượng như sau:” Chất lượng là toàn thể những đặc tính của hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người mua hoặc khách hàng.”
C. Định nghĩa chất lượng sản phẩm :
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm (ISO 9.000).
Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm ngoài việc phải thể hiên được những yêu cầu (tiêu chuẩn về kinh tế-kỹ thuật) về chế tạo qui định cho nó đó là chất lượng trong phạm vi sản xuất, chế tạo ra sản phẩm thì mặt quan trọng và cơ bản của nó là mức độ thoả mãn nhiều hay ít yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Mối quan hệ đó được trình bầy trong sơ đồ sau:
Yêu cầu của người tiêu dùng
Tính năng kỹ thuật
Tính kinh tế
Chất lượng
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ba mặt với chất lượng.
Một cách chung nhất ta có thể quan niệm chất lượng sản phẩm theo từ điển tiếng anh Oford Pocket Dictionary: “Chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng để phân biệt sản phẩm bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nó cho phép các doanh nghiệp thiết lập sự trung thành với nhãn hiệu hàng hoá và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.”
1.1.2.Các thuộc tính của chất lượng sản phẩm:
A. Yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau và là cơ sở để người sản xuất thiết kế, chế tạo ra sản phẩm đồng thời là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nhìn chung chất lượng sản phẩm cần đạt các yêu cầu sau đây :
Phải an toàn: Tính an toàn của sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi loại sản phẩm, là mối quan tâm hàng đầu của ngưới tiêu dùng và của nhà sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tới môi sinh, môi trường tính mạng của người sử dụng và uy tín của người kinh doanh.
Phải thực hiện được chức năng một cách thường xuyên, đáng tin cậy và có tuổi thọ hợp lý: Mỗi sản phẩm đều có công dụng, để có công dụng của sản phẩm ta phải thực hiện chức năng của nó. Rõ ràng, một sản phẩm hay dịch vụ được chấp nhận một phần là do nó có khả năng làm việc trong một thời gian. Tuổi thọ của sản phẩm cũng chính là khoảng thời gian bắt đầu khai thác sản phẩm cho đến khi sản phẩm bị loại. Nó được coi là hợp lý khi trong khoảng thời gian khai thác nó thoả mãn được mong muốn của người tiêu dùng.
Tính tiện dụng: Đây là yêu cầu chất lượng quan trọng vì bất kỳ một sản phẩm nào cũng là để phục vụ con người. Có thể xem tính tiện dụng là tổng hợp các tính chất đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người và sản phẩm. Tính tiện dụng của sản phẩm được thể hiện ở những mặt sau:
Không đòi hỏi kỹ năng phức tạp khi vận hành,sử dụng dễ dàng đơn giản và thuận lợi.
ít nhân công vận hành, tiện nghi cao cho người vận hành.
Bảo quản trong quá trình sử dụng đơn giản.
Phải có tính thẩm mỹ cao: Đối với hàng tiêu dùng, yêu cầu thẩm mỹ là yêu cầu hàng đầu. Tính thẩm mỹ càng cao thì càng hấp dẫn được khách hàng và tạo cho hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Phải cá hiệu quả khi sử dụng: Yêu cầu này thể hiện mặt kinh tế của sản phẩm, nó yêu cầu về chi phí sản xuất, giá cả hợp lý. Những chi phí trong quá trình sử dụng như: Mức tiêu thụ năng lượng, chi phí bảo dưỡng sửa chữa phải thấp nhưng hiệu quả mang lại khi sử dụng sản phẩm phải cao.
B. Vai trò của chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm có một vai trò rất quan trọng đối với cả hai phía là người tiêu dùng và người sản xuất.
Về phía các nhà sản xuất: Đối với các nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là công cụ giúp cho họ tiếp thị sản phẩm của họ tới tay khách hàng. Nó là một trong những đặc điểm để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. Chất lượng sản phẩm cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm có tốt, có đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường thì mới được thị trường chấp nhận, điều này quyết định trực tiếp đến quá trình sản xuất của nhà sản xuất từ quy mô, số lượng... Đặc biệt trong thời đại ngày nay khi mà cơ chế thị trường phát triển ở cấp độ cao, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển được thì nhà sản xuất phải có được thế mạnh về chất lượng sản phẩm, giá thành để có thể có được những lợi thế trong quá trình cậnh tranh trên thị trường.
Về phía những người tiêu dùng: Đối với những người tiêu dùng thì chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chí để họ đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất nào? Chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua việc họ tiêu dùng sản phẩm đó, nếu sản phẩm có chất lượng tốt thì nó sẽ đáp ứng được sự kỳ vọng của người tiêu dùng, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng của họ. Nhưng ngược lại thì nó sẽ ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của họ, rễ gây thất vọng cho người sử dụng nếu như chất lượng dịch vụ quá tồi.
1.2. Khái quát về công tác vận tải.
1.2.1. Đô thị hoá và nhu cầu đi lại ở đô thị.
Đô thị hoá và hậu quả của quá trình đô thị hoá.
Đô thị hóa là một xu thế chung của tất cả các nước trên thế giới, nó là hệ quả tất yếu của việc phất triển kinh tế đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hoá diễn ra song song với động thái phát triển kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hoá phản ảnh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hoá và phương thức tổ chức lối sống trong xã hội .
Đô thị hoá là một quá trình diễn thế về Kinh tế-Xã hội-Văn hoá-Không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự dịch chuyển cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hoá, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự.
Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng kéo theo những biến đổi lớn trong đời sống đô thị, trong đó 5 vấn đề cực kỳ bức xúc đó là: vấn đề nhà ở, việc làm, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông và tệ nạn xã hội. Muốn có sự phát triển bền vững, toàn diện thì chính quyền tại các đô thị cần có các biện pháp khắc phục, giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề của quá trình đô thị hoá và mặt trái của nó. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này đề cập đến vấn đề phát triển hệ thống VTHKCC, đặc biệt là vận tải xe buýt. Để góp phần giả quyết những vấn đề về giao thông tại các đô thị, nhằm giải quyết vấn đề ách tắc giao thông trong các đô thị. Đặc biệt là tại các đô thị mà hệ thống giao thông không đảm bảo nhưng đang có tốc độ đô thị hoá cao.
Hệ thống giao thông động
Chủ quản
Hệ thống
GTVT đô thị
Hệ thống
giao thông
Hệ thống giao thông tĩnh
Vận tải công cộng
Cá nhân
Hệ thống
vận tải
Vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách trong đô thị nói riêng là phương thức nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Trong đô thị VTHKCC là một bộ phận cấu thành của hệ thống giao thông vận tải đô thị và có quan hệ mật thiết với các bộ phận còn lại trong hệ thống đó. Điều này được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Mô phỏng hệ thống GTVT đô thị.
VTHKCC (sức chứa lớn) và vận tải hành khách cá nhân (sức chứa nhỏ) có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của đô thị. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và chính sách của từng quốc gia mà tỷ lệ hai loại vận tải này có khác nhau, tuy nhiên xu hướng chung là cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhân nhằm tránh tình trạng hỗn loạn giao thông trên đường.
Nhu cầu đi lại trong thành phố và những yếu tố ảnh hưởng:
Đi lại là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của loài người. Nhu cầu đi lại được biểu hiện bằng số chuyến đi của người dân trong một đơn vị thời gian. Nhu cầu đi lại có hai loại: nhu cầu tiềm năng và nhu cầu thực tế. Giữa nhu cầu tiềm năng và nhu cầu thực tế có khoảng cách, khoảng cách này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự phát triển về VTHKCC, các chính sách về VTHKCC, giá cước, cơ sở hạ tầng...
Nhu cầu đi lại trong thành phố chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
Qui mô thành phố: Thành phố có qui mô càng lớn thì số chuyến đi/người/năm càng nhiều. Theo thống kê nhu cầu đi lại phụ thuộc vào qui mô dân số như sau:
Bảng 1.1.Số chuyến đi/người/năm theo qui mô thành phố.
STT
Loại thành phố
Dân số (103 người)
Mức thấp
Mức cao
1
Loại 1
>1.000
350-400
580-800
2
Loại 2
500-1.000
300-350
500-700
3
Loại 3
250-500
250-350
400-650
4
Đô thị loại 4
100-250
200-250
385-550
5
Đô thị loại 5
50-100
100-200
300-400
Phụ thuộc vào thu nhập bình quân của người dân trong một năm
(GDP/người/năm):
Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn qua hàm số sau:
N= f(X).
Trong đó :
N : Nhu cầu đi lại trong thành phố
F : hàm số
X : Biến phụ thuộc
Thông thường khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng lên, tuy nhiên đến một lúc nào đó nhu cầu đi lại sẽ giảm (Có thể do một lượng thông tin đã được trao đổi qua các loại phương tiện thông tin hiện đại điện thoại, Fax, Internet...).
Phụ thuộc vào kết cấu dân cư: Kết cấu dân cư theo độ tuổi hoặc theo lao động đều có ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại tại các đô thị. Một thành phố có tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ chắc chắn sẽ có nhu cầu đi lại cao hơn so với thành phố có tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, hay nhu cầu đi lại ở thành phố có số lượng người già nhiều hơn người trẻ sẽ ít có nhu cầu đi lại hơn ở thành phố mà số người trẻ chiếm nhiều hơn người già và ngược lại.
Phụ thuộc vào đặc điểm thành phố: Đặc điểm của thành phố thể hiện qua: Mật độ mạng lưới giao thông công cộng, mật độ mạng lưới đường, chất lượng các tuyến đường, địa hình, thời tiết, thói quen ...
Ngoài ra nhu cầu đi lại trong thành phố còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm VTHKCC. Đó là thời gian hoạt động của các tuyến, giá cước, thời gian phải bỏ ra cho một chuyến đi ...
Sự giao lưu về hành khách giữa các khu vực trong đô thị, giữa bên trong và ngoài đô thị tạo nên những dòng hành khách. Đặc điểm lớn của giao thông đô thị là lượng người và phương tiện nhiều, thành phần phức tạp, phân bố không đều trên các đoạn đường và dễ thay đổi. Tính phức tạp dễ thay đổi do các nguyên nhân sau :
Điểm thu hút hành khách (ga xe lửa, bến xe, công viên, công sở...) có nhiều và bố trí khắp nơi trong đô thị.
Qui mô vận tải nhiều tuyến đường không ổn định về thời gian và số lượng. Lưu lượng xe có thể thay đổi theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần.
Thành phần xe phức tạp và đa dạng cả về số lượng cũng như chất lượng.
Mật độ đường lớn, có nhiều nút giao nhau và dễ xảy ra ùn tắc giao thông.
1.2.2. Vận tải và ngành sản xuất vận tải
Định nghĩa vận tải, ngành sản suất vận tải.
Định nghĩa vận tải: Để định nghĩa về vận tải thì ta có nhiều quan niệm khác nhau. Trên mỗi một góc độ xem xét khác nhau thì ta có một định nghĩa về vận tải:
Nếu xét trên phương diện về không gian, thời gian thì ta có định nghĩa sau: “ vận tải là một quá trình thay đổi vị trí của hàng hoá hoặc hành khách trong không gian, theo thời gian nhất định nhằm thoả mãn mục đích nào đó. “.
Nếu xem xét trên quan điểm về mặt công nghệ thì: “vận tải là một quá trình thực hiện giai đoạn theo một trình tự nhất định thường gồm 9 công đoạn “. 9 công đoạn đó là:
Giai đoạn chuẩn bị.
Bố trí phương tiện.
Xếp hàng lên phương tiện.
Lập đoàn tầu, đoàn phương tiện (nếu có).
Vận chuyển
Nhận phương tiện tại nơi đến.
Giải phóng đoàn phương tiện (nếu có).
Dỡ hàng xuống khỏi phương tiện.
Đưa phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo.
Nếu xét trên phương diện kinh tế thì vận tải được hiểu theo nghĩa như sau: “ vận tải là một hoạt động chiếm lợi nhuận của chủ phương tiện từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình. “
Định nghĩ về ngành vận tải: theo quan điểm của Mác thì “ tất cả những của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người được tạo ra ở bốn ngành sản xuất vật chất chủ yếu là công nghiệp khai khoáng,công nghiệp chế biến, sản xuất nông nghiệp và ngành vận tải. “. Như vậy theo quan điểm của Mác thì ông cho ngành vận tải là ngành sản xuất vật chất thứ tư và ông coi nó là một ngành sản xuất đặc biệt.
Nhưng ngày nay, theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì ngành vận tải được xếp vào nhóm ngành dịch vụ.
Dịch vụ được hiểu như sau: ”Dịch vụ là các hoạt động kinh tế vô hình có đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự thoả mãn những nhu cầu trong cuộc sống của con người.“. Khi xã hội ngày càng phát triển thì các loại hình dịch vụ càng phong phú.
Ngành dịch vụ có các đặc điểm sau:
Tính vô hình phi vật chất: Sản phẩm dịch vụ được tạo ra không thể xác định qua các chỉ tiêu kỹ thuật, các chỉ tiêu chất lượng đã được lượng hóa một cách rõ ràng như những sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác mà người phục vụ (Khách hàng) chỉ đánh giá được sản phẩm qua các giác quan như: nhìn, ngửi, nếm ... quan niệm tốt hay xấu tuỳ theo sở thích của mỗi người.
Tính không phân chia: Không như những quá trình sản xuất vật chất khác (tạo ra sản phẩm hữu hình rồi mới đem tiêu thụ), ngành dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời.
Tính không lưu giữ được: Sản phẩm dịch vụ không thể cất giữ, không thể vận chuyển mà quá trình sản xuất dịch vụ thường xuất hiện ở các thời điểm có nhu cầu phải đáp ứng. Dịch vụ mang tính thời vụ.
Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: Chất lượng dịch vụ rất khó xác định, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ: thời gian, địa điểm, người phục vụ và quan điểm của người tiêu dùng dịch vụ.
Sản phẩm vận tải.
Sản phẩm của ngành vận tải là một loại sản phẩm dịch vụ (theo quan điểm kinh tế học), Sản phẩm vận tải là sản phẩm vô hình, nó không có hình thù cụ thể. Nó cũng có đầy đủ những đặc tính của sản phẩm như giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải: Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là nhằm thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách của thị trường.
Sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất và nó phải có một đơn vị đo:
Đơn vị đo sản phẩm vận tải:
Khối lượng: Ký hiệu SQ, đối với hành hoá thì đơn vị là T, hành khách đơn vị là HK.
Lượng luân chuyển: Ký hiệu là SP = SQ*L, với hàng hoá thì đơn vị là T.Km, với hành khách thì đơn vị là HK.Km.
Riêng đối với vận tải taxi thì dùng đơn vị SKm được trả tiền.
Đối với vận tải hàng hoá bằng container thì đơn vị đo của nó là TEU đó là đơn vị tính đổi cho container 20 feet. Lượng luân chuyển TEU.Km.
Đặc điểm của ngành sản xuất vận tải.
Sản xuất vận tải là một quá trình tác động về mặt không gian chứ không phải về mặt kinh tế.
Sản xuất vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà nó tạo ra một sản phẩm đặc biệt đó chính là sự thay đổi vị trí của đối tượng chuyên chở.
Quá trình sản xuất vận tải là một quá trình mà không có sự ngăn cách về không gian, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
Sản phẩm vận tải không thể dự trữ được, do vậy muốn có sự cân bằng cung cầu về sản phẩm thì ta phải có sự dự trữ năng lực vận chuyển. Sản phẩm vận tải là một loại sản phẩm vô hình không có hình thái vật chất cụ thể.
Vận tải là một hoạt động có tính chất mùa vụ.
Giá thành của sản phẩm vận tải không có yếu tố chi phí nguyên liệu chính mà chi phí về nhiên liệu, khấu hao phương tiện chiếm tỉ trọng lớn.
D. Vai trò của ngành sẩn xuất vận tải.
Trong lĩnh vực sản xuất thì vận tải là cầu nối giữa nơi khai thác tài nguyên với nới sản xuất và nơi tiêu thụ hàng hoá. Vận tải sẽ đảm bảo điều kiện cung cấp nguyên, nhiên vật liệu một cách đầy đủ đảm bảo vận chuyển hành hoá đến nơi tiêu thụ khi sản phẩm, hàng hoá đã hoàn thành. Vận tải sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.của các doanh nghiệp.
Vận tải sẽ quyết định quy mô sản xuất của các đơn vị. Nếu vận tải thuận lợi thì việc vận chuyển hàng hoá để tiêu thụ, việc cung cấp các yếu tố đầu vào để sản xuất sẽ dễ dàng, từ đó các đơn vị có thể mở rộng qui mô sản xuất của mình nhưng ngược lại khi vận tải khó khăn quá, giá cước quá cao sẽ ảnh hưởng tới đầu vào của sản xuất, giá cước vận chuyển sản phẩm từ đó sẽ làm tăng giá sản phẩm. Điều này sẽ làm quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vận tải cũng góp phần quyết định chất lượng hàng hoà vận chuyển. Trong một số trường hợp chất lượng của vận tải sẽ quyết định chất lượng của hàng hoá vận chuyển khi mà những loại hàng này có những yêu cầu về bảo quản và thời gian đưa hàng.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu của xã hội. Con người còn mong muốn có sự thoả mãn nhu cầu về tinh thần như giao lưu xã hội, đi du lịch, thể thao. Những vấn đề này buộc họ phải tham gia sử dụng sản phẩm của ngành vận tải. trong trường hợp này buộc vận tải sẽ thể hiện vai trò của mình trong vận tải hành khách. Có vận tải con người sẽ đi lại được dễ dàng hơn, có điều kiện để giao lưu, nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật, dân trí, văn hoá làm cho đời sống xã hội phong phú hơn. Điều này tác động đến quá trình sản xuất tạo gia nhiều sản phẩm cho xã hội và tạo điều kiện cho vận tải phát triển.
E. Chức năng và nhiệm vụ của ngành sản xuất vận tải.
Chức năng kinh tế: Vận tải chỉ đơn thuần là sự di chuyển về hàng hoá, hành khách từ vị trí này đến vị trí khác mà không tạo ra sản phẩm mới. Xét trên phương diện vĩ mô thì ta thấy chi phí vận tải chính là một nguồn thiệt hại mà nền sản xuất gánh chịu nếu có sự hợp lý trong quy hoạch thì địa điểm sản xuất là địa điểm tiêu thụ, là địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên thì khối lượng vận tải phát sinh sẽ giảm xuống và chi phí vận tải sẽ giảm xuống. Xã hội sẽ gánh chịu thiệt hại ít hơn do vậy một mặ t là phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu vận tải của xã hội. Mặt khác bản than ngành vận tải phải tìm cách giảm tới mức tối đa chi phí vận tải, để thực hiên được điều này thì có thể có những phương án nhưng quy hoạch hệ thống giao thông vận tải hợp lý. Lựa chọn phương tiện phù hợp với hàng hoá vận chuyển tổ chức công tác vận tải hợp lý sao cho cự ly vận chuyển là nhỏ nhất, thời gian vận chuyển là nhanh nhất. đối với các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải thì khối lượng vận chuyển càng lớn càng có lợi vì đó là một nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tìm mọi cách để điều hành tổ chức sản xuất lấy thu bù chi để đảm bảo có lợi nhuận.
Chức năng xã hội: Thể hiện ở chỗ vận tải thực hiện các chính sách của Đảng, nhà nước để phục vụ công tác an ninh quốc phòng. Vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng kinh tế phát triển mặc dù chi phí vận tải bỏ ra để vận chuyển lĩnh vực này rất lớn. Bên cạnh đó vận tải phải đảm bảo giảm đến mức tối thiểu ô nhiễm môi trường do vận tải gây ra. Trong vận chuyển hành khách vận tải phải đảm bảo những tiện nghi cần thiết để phục vụ hành khách trên hành trình.
Chức năng quốc tế: Nếu xét trong một quốc gia thì vận tải là một bộ phận trung gian không thể thiếu được, vận tải nối liền các khu sản xuất, các khu tiêu thụ...Tuy nhiên các mối quan hệ kinh tế, chính trị xã hội không chỉ dừng trong một nước mà có xu hướng mở rộng ra môi trường quốc tế. Trong trường hợp này vận tải khẳng định sự cần thiết của mình, nếu một quốc gia mà hệ thống vận tải đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được những việc như: phát triển xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu. Phát triển vận tải quốc tế, phát triển về du lịch, giao lưu về văn hoá, thể thao, văn học nghệ thuật... Liên kết về đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không thì việc hợp tác phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư sẽ thuận lợi ít gặp khó khăn, nếu có sự khó khăn về chính sách, luật pháp, điều kiện vận tải thì hợp tác quốc tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trong hợp tác du lịch quốc tế thì quan trọng nhất là việc sử dụng dễ dàng ngoại tệ, giấy phép nhập cảnh, hộ chiếu song vận tải cũng đóng vai trò quan trọng, nó có thể kìm hãm hoặc khuyến khích ngành du lịch phát triển.
F. Phân loại các loại hình vận tải.
Vận tải đường sắt: Là loại hình vận tải được ra đời đã khá lâu từ năm 1830 tại Anh, ý, hiện nay nó có vị trí rất quan trọng trong hệ thống vận tải của mỗi một quốc gia bởi nó có nhiều ưu việt trong quá trình vận tải. các đặc điểm của ngành vận tải đường sắt là:
Vận chuyển được liên tục ngày đêm, mưa nắng.
Khả năng vận chuyển lớn do đoàn phương tiện có trọng tải lớn.
Có khả năng vận chuyển hàng cồng kềnh, hàng nặng, hàng siêu trường, siêu trọng.
Giá thành vận chuyển thấp ở cự ly vận chuyển lớn.
Mức độ an toàn cao, khả năng ô nhiễm môi trường nhỏ.
Khả năng thông qua của loại hình vận tải đường sắt là thấp, vận chuyển không triệt để, tính cơ động không cao.
Giá thành vận chuyển cao ở cự ly thấp, vốn đầu tư ban đầu là rất lớn. Thường để vận chuyển trên các tuyến có khối lượng vận chuyển ổn định, cự ly vận chuyển dài. đây là loại hình vận tải đòi hỏi sự điều khiển rất phức tạp.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 3.100 Km chiều dài đường sắt trong đó đường sắt khổ 1.000 mm là 2.600Km, còn khổ 1.435 mm có khoảng 208 Km, đường lồng có khoảng 293 Km. Nhìn chung đường sắt ở Việt Nam có tiêu chuẩn thấp so với thế giới, tốc độ của tầu vẫn rất thấp vì vậy thời gian đi lại là lớn. Hiện nay nước ta có khoảng 4.600 toa xe trong đó có 60% số toa xe có thời gian sử dụng trên 20 năm, 20% số toa xe đã lạc hậu. Trong số 400 đầu máy thì có đến 29% số đầu máy đã sử dụng trên 20 năm.
Trong tương lai ngành đường sắt Việt Nam có dự định mở một số tuyến mơí, khôi phục lại một số tuyến cũ để phục vụ việc vận chuyển hàng hoá, hành khách.
Vận tải đường bộ: Là loại hình vận tải ra đời từ rất sớm,hiện nay nó là loại hình vận tải rất phổ biến và không thể thiếu được đối với mỗi một quốc gia. Trên thế giới hiện nay có khoảng 800 triệu ôtô trong đó 75% là xe con còn lại là xe tải và xe khách. Nó là loại hình vận chuyển có các đặc điểm sau:
Tính cơ động cao do vậy nó vận chuyển triệt để cao.
Giá thành vận chuyển thấp đối với cự ly ngắn.
Tổ chức điều hành đơn giản, mức độ an toàn thấp.
Khả năng vận chuyển nhỏ vì trọng tải phương tiện nhỏ. Chính vì điều này nên phạm vi sử dụng là đối với các trường hợp khối lượng vận chuyển nhỏ, hàng lẻ, cự ly vận chuyển ngắn, luồng hàng không ổn định.
Vốn đầu tư cho xây dựng tuyến đường lớn, ô nhiễm môi trường lớn.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 232.000 Km, trong đó quốc lộ có 15.121 Km với 78 tuyến, tỉnh lộ có 17.449 Km với 520 tuyến. Huyện lộ có 30.372 Km, đường đo thị có 3.500 Km còn lại là các loại đường khác. Về mặt phương tiện hiện nay nước ta có khoảng 900.000 ôtô chủ yếu là phương tiện có trọng tải nhỏ.
Vận tải đường thuỷ: Đây là loại hình vận tải ra đời sớm nhất trong ccác loại hình vận tải. hiện nay trên thế giới có khoảng 1.000 hải cảng trong số đó có khả năng bốc xếp trên 1.000.000 tấn năm. Trong vận tải đường thuỷ thì vận tải đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong vận tải hàng hoá và giao lưu quốc tế. Vận tải đường thuỷ có được các đặc điểm sau:
Khả năng vận chuyển lớn vì trọng tải phương tiện lớn, chính vì vậy nó có thể vận chuyển được hàng siêu trường, siêu trọng.
Giá thành vận tải tương đối thấp, mức độ an toàn tương đối cao, có thể vận chuyển quá cảnh quốc tế (đối với vận tải đường biển).
Khả năng thông qua không bị hạn chế hoặc rất ít, khả năng vận chuyển không triệt để.
Thường được dùng để vận chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển cự ly dài.
Vốn đầu tư để mua sắm phương tiện, xây dựng cầu cảng là rất lớn.
ở nước ta có khoảng 3.200 Km đường bờ biển, hệ thống sông ngòi dầy đặc điều này rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải thuỷ. Hiện nay đội phương tiện vận tải biển ở việt nam được đánh giá là đã quá già, khối lượng chuyên chở nhỏ. Nước ta hiện nay mới chỉ có 2 chiếc tầu dùng để vận chuyển contenner với tuổi thọ là 14 năm.
Vận tải hành không: Là loại hình vận tải ra đời khá muộn, ngành vận tải dân dụng mới chỉ có sau thế chiến II. Ngành vận tải hàng không có các đặc điểm sau;
Là loại hình vận tải có tốc độ cao, thời gian vận chuyển ngắn. nó rất thích hợp cho việc vận chuyển những mặt hàng có sự đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian. Nhưng chính vì vậy nên cước phí vận tải rất cao.
Đây là loại hình vận tải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vận chuyển không triệt để.
Vận tải hàng không là loại hình vận tải có sự đòi hỏi nghiêm ngặt về mặt tổ chức điều hành.
Vốn đầu tư ban đầu cho việc mua sắm phương tiện, xây dụng các cơ sở vật chất khác để phục vụ cho máy bay đi vào vận hành là rất lớn.
Hiện nay loại hình vận tải hàng không tại Việt Nam đang được nhà nước ta tập chung đầu tư phát triển. Cụ thể đó là nhà nước ta đã đầu tư xây dựng, cải tạo một loạt các sân bay để đưa vao hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. đầu tư thêm nhiều loại máy bay mới có chất lượng tốt như Boing, Aibert...
Vận tải đường ống: Là loại hình vận tải ra đời muộn chủ yếu để phục vụ cho ngành dầu khí. Nó dùng để vận chuyển các loại hàng hoá ở thể lỏng, thể khí, hàng khô rời. Loại hình vận tải này có các đặc điểm như sau:
Nó bị hạn chế về chủng loại hàng hoá vận chuyển, hạn chế về vị trí xây dựng đường ống.
Đây là loại hình vận tải có thể tự động hoá trong khâu vận chuyển. Chính vì vậy nên giá thành vận tải rất rẻ.
Hao hụt trong quá trình vận chuyển lầ rất nhỏ so với các loại hình vận tải khác.
Thích hợp với vận chuyển ở cự ly thấp, khả năng gây ô nhiễm môi trường thấp.
Hiện nay ở nước ta loại hình vận tải đường ống mới bắt đầu được đầu tư phát triển bằng việc xây dưng một số tuyến đường ống dẫn khí ở vùng biển Vũng Tầu.
Một số loại hình vận tải khác: Đó là các loại hình vận tải như vận tải cáp treo, hành lang di động, vận tải thô sơ... Nhìn chung đây là những loại hì._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV061.doc