Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá (74tr)

Lời nói đầu Ai cũng biết tín dụng chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam chẳng thế mà đã có biết bao đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại trong thời gian qua. Và do đó chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại việt nam đã từng bước được cải thiện đáng kể. Các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiều đã dần được cải thiện. Tuy nhiên không phải tất cả các Ngân hàng đều đạt được điều đó, trong toàn hệ thống vẫn tồ

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá (74tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tại những Ngân hàng mà vấn đề chất lượng tín dụng vẫn là một vấn đề nhức nhối, làm đau đầu các nhà quản trị Ngân hàng, và trong thực tế mỗi Ngân hàng khách nhau có điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhận thức, quan điểm của các cán bộ quản lý cũng không giống nhau. Trong lúc đó các đề tài nghiên cứu thường thiên về các giải pháp chung mang tầm vĩ mô, định hướng là chính. Vì thế việc thực hiện chúng không dễ dàng cho các Ngân hàng. Trong khi đó nhu cầu vốn trung dài hạn của các dự án kinh tế vẫn chủ yếu do các Ngân hàng đảm nhiệm cung cấp, do thị trường chứng khoán của chúng ta chưa thực sự có hiệu quả. Tín dụng trung dài hạn vẫn chiếm vị thế vô cùng quan trọng đối với các Ngân hàng, quyết định vấn đề sống còn của các Ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cũng không phải là ngoại lệ trong tất cả những lý do đề cập ở trên. Chính vì thế nghiên cứu vấn đề tín dụng trung dài hạn với một số Ngân hàng vẫn là cần thiết để đưa ra một hướng giải, thiết thực, hiệu quả cho công tác tín dụng của Ngân hàng. Do vậy, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá”. Đề tài gồm ba phần: 1. Lý luận chung về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 2. Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị cán bộ tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá và thầy giáo : Phạm Thanh Phương đã nhiệt tình giúp đỡ cho em hoàn thành chuyên đề này. Chương I Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1.1/ lý luận chung về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trung và dài hạn 1.1.1/ lý luận chung về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1/ Khái niệm Ngân hàng thương mại. Trong xã hội, Ngân hàng có một vị trí quan trọng và tham gia vào hoạt động của nhiều thành phần kinh tế và dân cư. Lịch sử hình thành Ngân hàng bắt đầu từ rất lâu. Ban đầu nó được hình thành từ những thương nhân làm dịch vụ giữ tiền hộ. Dựa trên tính vô danh của đồng tiền cho phép những thương nhân này chuyển từ việc giữ tiền hộ sang việc giữ hộ tiền và thu lệ phí và huy động vốn có trả lãi để khuyến khích người có tiền nhàn rỗi trong xã hội, rồi sử dụng số tiền đó để kinh doanh trực tiếp cho vay lấy lãi. Ngày nay Ngân hàng Thương Mại (NHTM) được định nghĩa như sau: NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay đầu tư, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ trung gian khác nhằm thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản. NHTM giống các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng là tổ chức kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền tệ trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yêú được thực hiện bằng cách thu hút vốn trong xã hội để cho vay nhằm mục tiêu lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. 1.1.1.2/ Hoạt động của Ngân hàng Thương Mại trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các mối quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, phân phối lợi ích do các quy luật của thị trường điều tiết chi phối. Kinh tế thị trường có những đặc điểm cơ bản sau: - Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. - Cạnh tranh là quy luật của thị trường. - Khách hàng giữ vị trí trung tâm của nền kinh tế. - Tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế đều được tiền tệ hoá. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường, từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các Ngân hàng hiện nay hoạt động theo hướng đa năng tập trung vào ba hoạt động chính sau đây: - Hoạt động huy động vốn. - Hoạt động cho vay đầu tư. - Hoạt động trung gian và các loại hình dịch vụ khác. Hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng . Hoạt động này bao gồm huy động các nguồn tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch và phi giao dịch), các khoản đi vay (vay từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác), tiền nhận uỷ thác đầu tư, tiền góp vốn liên doanh. Ngoài ra các NHTM còn huy động vốn từ việc vay của Ngân hàng nhà nước, vay trên thị trường liên Ngân hàng hoặc vay từ các thị trường vốn lớn trên thế giới. Hoạt động huy động vốn có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động khác của Ngân hàng . Hoạt động cho vay và đầu tư. Đây là hoạt động cấp vốn cho nền kinh tế trên cơ sở an toàn số vốn đã cấp ra và số tiền thu được từ khoản vôn đã cấp phải lớn hơn tổng chi phí bao gồm các chi phí cho hoạt động huy động vốn cũng như các chi phí khác có liên quan. Trong hoạt động cho vay, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là lãi cho vay, các khoản cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như thời hạn cho vay, đối tượng cho vay, tính chất bảo đảm của khoản vay… Thông thường người ta chia các khoản vay theo thời hạn của chúng là tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn do các thời hạn vay dài hơn nên rủi ro cao hơn. Trong hoạt động đầu tư mà ở đây chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán, mục đích của việc đầu tư vào chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh Ngân hàng . Mặt khác nắm giữ chứng khoán cũng là một cách bảo đảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng thông qua việc đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao như: tín phiếu và trái phiếu kho bạc Nhà nước. Các NHTM Việt Nam hiện nay, lợi nhuận thu được từ hoạt động này chiếm từ 50% -70% tổng lợi nhuận. Tuy nhiên đây là hoạt động chứa đựng rủi ro cao nên các Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động này. Hoạt động trung gian và các loại hình dịch vụ khác. Các NHTM đóng vai trò trung gian thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của khách hàng như thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền, uỷ thác… Bên cạnh đó các NHTM cũng cung các cấp loại hình dịch vụ có liên quan đến tài chính như dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh… Các hoạt động này có độ rủi ro thấp hơn hoạt động cho vay và đầu tư trong khi vẫn đem lại được nguồn thu lớn. 1.1.2./ Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. 1.1.2.1/ khái niệm về hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền cho vay và bên kia là những người có nhu cầu cần vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng những phương pháp kỹ thuật hiện đại theo hướng tiên tiến, Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi đúng lúc, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu tín dụng Ngân hàng là quá trình cho vay của Ngân hàng đối với các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp có mối quan hệ với Ngân hàng cùng những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Thông thường tín dụng được chia làm hai loại là tín dụng ngắn hạn là tín dụng trung và dài hạn. Các khoản tín dụng ngắn hạn hay còn gọi là tín dụng thương mại thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Còn các khoản tín dụng trung và dài hạn lại chủ yếu được dùng để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp. Tín dụng trung và dài hạn có đặc điểm là số lượng vốn vay lớn, thời gian vay dài(trên 1 năm), tiền vay lại được dùng để đầu tư mua sắm, xây lắp tài sản cố định, do vậy các chủ đầu tư thường phải lập một dự án gửi đến Ngân hàng . Dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục đích, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt được những kết quả và mục đích nhất định sau một khoảng thời gian xác định. Tín dụng trung dài hạn có thể được phân loại như sau: - Căn cứ vào đồng tiền cho vay có tín dụng trung và dài hạn bằng ngoại tệ, tín dụng trung và dài hạn bằng bản tệ. - Căn cứ vào tính chất có bảo đảm có thể chia thành tín dụng trung và dài hạn có bảo đảm và tín dụng trung và dài hạn không có bảo đảm. - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đối tượng xin vay có thể chia thành tín dụng trung dài hạn đầu tư trong nước và tín dụng trung dài hạn xuất nhập khẩu. - Tín dụng tuần hoàn: Là phương thức cho vay vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được coi là tín dụng trung và dài hạn khi thời hạn của hợp đồng được kéo dài từ 1 đến vài năm và người vay rút tiền ra khi cần và được trả nợ khi có nguồn trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. - Thuê mua: Đây là hình thức cho vay trung và dài hạn nhưng bằng thiết bị thay bằng tiền, người đi thuê có quyền mua lại tài sản đó theo giá thoả thuận trong hợp đồng. - Bảo lãnh trung và dài hạn mua thiết bị trả chậm. 1.1.2.2/ Các đặc trưng cơ bản của tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng trung dài hạn là một loại hình tín dụng và nó được phân biệt với các loại hình tín dụng khác qua một số đặc trưng cơ bản sau: * Thời hạn cho vay. Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên giữa tín dụng trung dài hạn và tín dụng ngắn hạn là thời hạn cho vay. - Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. - Tín dụng trung, dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất của nguồn vốn cho vay, trong đó: + Tín dụng trung hạn có thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc 60 tháng tuỳ theo quy định của từng Ngân hàng . + Tín dụng dài hạn có thời gian trên 36 tháng hoặc 60 tháng. * Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay trung dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong tổng mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng mới, mở rộng cải tạo công nghệ Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng , đối tượng cho vay trung dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hoặc dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định. Của các đơn vị kinh tế có luận chứng kỹ thuật tốt, xác thực và tổng dự toán đã phê duyệt. * Nguyên tắc và điều kiện vay vốn. Khách hàng muốn vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo được ba nguyên tắc tín dụng cơ bản. Đó là: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi vay trung dài hạn, người vay phải soạn thảo dự án, chương trình sản xuất kinh doanh. Các dự án này phải được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng việc sử dụng vốn theo các mục đích cụ thể. Mục tiêu này phải nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế chung của vùng và cúa đất nước. Để cho dự án được thực hiện, cần có sự thông qua, cho phép của cơ quan có thẩm quyền. - Phải hoàn trả tiền vay và lãi theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, mỗi Ngân hàng sẽ đề ra các điều kiện ràng buộc, các quy định mang tính chất bắt buộc có thể thực hiện vốn vay của Ngân hàng . Các quy định này về cơ bản là giống nhau nhưng các điều khoản cụ thể thì khác nhau phụ thuộc vào mỗi Ngân hàng và thời điểm lịch sử. Do các đặc trưng của tín dụng trung dài hạn nên thời gian thu hồi vốn là rất lâu, có khả năng gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng nên việc cho vay trung dài hạn phải tuân theo quyết định 367/QĐNH1 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thể lệ tín dụng trung dài hạn như sau: - Doanh nghiệp vay vốn phải là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, có vốn tham gia tối thiểu bằng 20% tổng dự toán công trình đầu tư. - Doanh nghiệp vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thể lệ tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng . - Doanh nghiệp vay vốn phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành bằng vốn vay tại một Công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nếu tài sản đó quy định phải mua bảo hiểm và cam kết sử dụng số tiền bồi thường khi gặp rủi ro để trả nợ. Trường hợp không mua bảo hiểm do tổng giám đốc Ngân hàng quy định. - Đối với các công trình xây dựng mới phải có đầy đủ các điều kiện: + Phải có giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụng đất do các cấp có thẩm quyền cấp để đảm bảo được tính pháp lý cho công trình. + Phải có lệnh hoặc hợp đồng phân phối vật tư máy móc thiết bị và nếu là nhập khẩu trực tiếp thì phải có giấy phép nhập khẩu hợp pháp. - Đối với công trình dự án của các đơn vị kinh tế của các đơn vị kinh tế đã và đang hoạt động kinh doanh ổn định, đang có lãi thực sự, có xu hướng phát triển tốt phù hợp với cơ chế kinh tế mới, phải có vốn tham gia tối thiểu 30% tổng dự toán công trình. Hiện nay theo quy định mới của chính phủ, các đơn vị kinh doanh nếu chứng minh được mình làm ăn có hiệu quả thì sẽ có khả năng vay vốn mà không cần thế chấp. 1.1.2.3/ Vai trò của tín dụng trung và dài hạn. 1.1.2.3.1./ Tín dụng trung và dài hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều rộng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết nắm bắt và tìm mọi cách thoả mãn nhu câù ngày càng cao của người tiêu dùng. Điều đó đồng nghĩa với doanh nghiệp cần có vốn để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguồn vốn ngắn hạn sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu vốn tạm thời trong doanh nghiệp chứ không thể giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại. Do đó, doanh nghiệp cần đến nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Đối với Việt Nam thì vay vốn Ngân hàng được coi là lối thoát lớn nhất cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Bởi vậy nếu các Ngân hàng chỉ chịu cung cấp vốn với thời gian ngắn hạn thì các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức tái sản xuất, không có cơ hội tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đem lại năng lực sản xuất cao hơn. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đầu tư trung dài hạn nhằm tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự tăng cường thực sự vững bền, đó là đảm bảo phát triển treo chiều sâu. 1.1.2.3.2 / Thúc đẩy mở rộng sản xuất phát triển. Cho vay trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế thực sự là loại hình đầu tư chiều sâu nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, vì thế tín dụng trung và dài hạn thực sự là một cứu cánh khi doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng phát triển mà không có vốn đầu tư. Khi đã có vốn nghĩa là một dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, là một cơ hội mở rộng sản xuất, cơ sở trang thiết bị đầy đủ làm cho năng lực sản xuất kinh doanh tăng lên, theo đó mà sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra không những nhiều về số lượng, đa dạng về mẫu mã chủng loại, phong phú về chất lượng, kích thích nhu cầu xã hội. 1.1.2.3.3/ Tạo thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào máy móc thiết bi và xây dựng cơ bản do đó kích thích sản xuất phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng sự phát triển sản xuất, điều này tạo ra thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Tốc độ phát triển sản xuất càng cao thì nhu cầu vốn lưu động càng lớn và tín dụng trung dài hạn đã tạo điều kiện cho tín dụng ngắn hạn phát triển. 1.1.2.3.4/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Thông qua nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng có thể cho vay đáp ứng nhu cầu của ngành này chứ không phải ngành khác. Công nghiệp hoá không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới cơ bản về công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung giai đoạn đầu của tiến trình Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là tập trung vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật,đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu… Để thực hiện được điều đó, phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 10% và cần đến 40-50 tỷ USD cho đầu tư, trong đó nguồn vốn trong nước phải có từ 20-25 tỷ. Trong điều kiện thị trường vốn nước ta chưa phát triển hoàn thiện thì hiện tại và thời gian tới tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng vẫn đóng vai trò quyết định và như vậy qua chính sách tín dụng đối với các ngành kinh tế, Ngân hàng có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 1.1.2.3.5/ Thúc đẩy mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhờ có nguồn vốn đầu tư tín dụng trung, dài hạn mà các doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc trang thiết bị công nghệ. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu là con đường ngắn nhất để chúng ta có thể đuổi kịp các nước về công nghệ. Ngoài ra, nhờ việc nhập máy móc thiết bị, năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, sản phẩm sản xuất ra chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của thị trường trong ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. 1.2/ Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. 1.2.1/ Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. Đối với các NHTM, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể, vừa trừu tượng của hoạt động tín dụng chính là chất lượng tín dụng. Chỉ khi chất lượng tín dụng tốt thì Ngân hàng mới có nhiều khách hàng, uy tín Ngân hàng được nâng cao tạo điều kiện thúc đẩy cho Ngân hàng phát triển. Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng . Như vậy khi xem xét chất lượng tín dụng, cần tính đến ba nhân tố là NHTM, khách hàng, nền kinh tế và NHTM. Thứ nhất: Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ giác độ NHTM. Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Chất lượng hoạt động tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn, trung và dài hạn trong nền kinh tế. Thứ hai: Chất lượng hoạt động xét từ giác độ khách hàng. Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của Ngân hàng , đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vậy chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng , góp phần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp. Thứ ba: Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế. Hoạt động tín dung trong những năm gần đây phản ánh rõ nét sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới. Nhiều khái niệm mới với những nội dung mới để đạt được sự thống nhất, về nhận thức và tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động,tăng thêm sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khả năng tiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vay vốn nước ngoài có lợi cho nền kinh tế phát triển. Từ những điều trên, ta có thể rút ra: - Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. - Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt,thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về sản xuất, chi phí nghiệp vụ. - Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung, do đó để đạt được chất lượng tín dụng cần có sự quản lý. Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt. Để có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. Nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động. Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng, sẽ giúp Ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế hoạt động sôi nổi và có sự cạnh tranh gay gắt. 1.2.2/Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay có vai trò quan trọng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . Nhờ có hoạt động tín dụng mà một Ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, tăng quy mô nguồn vốn huy động và khả năng cho vay của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, mỗi Ngân hàng cần phải tìm biện pháp nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay và cho thuê của mình. Thực tế chất lượng hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉ tiêu tổng hợp nào để phản ánh nó một cách chính xác. Thông thường để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại, người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Thứ nhất: Chỉ tiêu tổng dư nợ. Thứ hai: Chỉ tiêu về nợ quá hạn. Thứ ba: Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Thứ tư: Đóng góp của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế xã hội 1.2.2.1/ Chỉ tiêu tổng dư nợ. Tổng dư nợ khi được đề cập để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác. Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của Ngân hàng trong một kỳ (một năm) là bao nhiêu. Tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì chỉ ra rằng Ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng kém, trình độ của đội ngũ nhân viên không cao…Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào chỉ tiêu này cao cũng là tốt và ngược lại, do vậy khi xét chỉ tiêu này chúng ta cũng không nên xem xét chúng theo từng thời kỳ riêng rẽ mà phải xem xét chúng trong cả một quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất có thể thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong nền kinh tế. 1.2.2.2/ Chỉ tiêu về nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ Chỉ tiêu này có thể nói là một chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Đến kỳ trả nợ, nếu người vay không trả và không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ nợ đến hạn sang nợ quá hạn và đương nhiên người đi vay phải chịu lãi suất quá hạn thường là cao gấp rưỡi lãi suất trong hạn, vì thế doanh nghiệp đã khó sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong việc trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn quá cao biểu hiện hiện tượng chất lượng tín dụng của Ngân hàng là thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào ra,với việc không thu được nợ thì Ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản. Khi xem xét các chỉ tiêu nợ khó đòi, người ta thường xem xét cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. + Số tuyệt đối ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng năm của Ngân hàng . + Về số tương đối được xác định bởi tỷ lệ nợ khó đòi: Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Tổng dư nợ Hoặc: Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Nợ quá hạn Mục đích của các Ngân hàng thương mại là làm cho các tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, thông thường tỷ lệ này dưới 4% là chấp nhận được. Cả hai chỉ tiêu này đều giúp Ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay và đều càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên khác biệt cơ bản của hai tỷ lệ này là tỷ lệ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị của khoản nợ quá hạn, trong khi đó thì tỷ lệ nợ khó đòi xem xét đến giá trị các khoản nợ khó đòi trong nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của Ngân hàng , một Ngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quĩ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không có khả năng thu hồi để tránh tình trạng trong một lúc Ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của Ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu như Ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, người ta còn tính đến một chỉ tiêu gián tiếp là tỷ lệ mất vốn: Các tổ chức tín dụng đều có những khoản cho vay không có khả năng thu hồi, nhưng một tổ chức tín dụng quản lý tốt là một tổ chức có tỷ lệ này ở mức thấp nhất.Rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn phản đối việc xoá nợ bởi họ tin rằng những khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi được. Một khi món nợ đã được xoá, các nỗ lực thu hồi vốn vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. 1..2.2.3/ Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Ngân hàng hoạt động với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận. Chỉ tiêu này sẽ chỉ ra trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì phần đóng góp là bao nhiêu. Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng lớn sẽ khẳng định chất lượng của các khoản vay là tốt. Tất nhiên khi xem xét chất lượng của một hoặc một số hoạt động tín dụng đặc thù thì chúng ta sẽ dựa trên những chỉ tiêu chung này để vận dụng cho phù hợp, đồng thời những chỉ số cũng được xem xét trong cả một thời kỳ dài để thấy khuynh hướng biến động của nó phù hợp với thực tiễn không, nhằm giúp cho các đánh giá được chính xác hơn. 1.2.3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 1.2.3.1/ Các nhân tố về phía khách hàng. Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ… phải cần một lượng vốn lớn và trong thời gian dài. Chính vì vậy nhu cầu về vốn trung dài hạn là tất yếu. Điều kiện tín dụng đưa ra nhằm tiêu chuẩn hoá khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng . Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở những mặt sau: - Năng lực thị trường của doanh nghiệp. Biểu hiện ở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu thị trường không? Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ra sao? Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bạn hàng đối tác. Năng lực thị trường của doanh nghiệp còn được lượng hoá qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng của doanh số tiêu thụ sản phẩm. Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thị trường của doanh nghiệp càng nhỏ là một nhân tố nâng cao chất lượng tín dụng. - Năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị của công cụ lao động, chủ yếu là tài sản cố định: biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các đầu tư trước đây có kết quả như thế này không? Cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng giá thành lớn hơn giá bán là không tốt. Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất cho thấy tính cấp thiết và quy mô phải đầu tư mới. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng số nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn thì càng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dung trung dài hạn nói riêng. - Năng lực quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy có năng lực quản lý phù hợp. Năng lực quản lý thể hiện ở tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với các quy định của pháp luật. Hệ thống tài chính kế toán thống kê giúp cho các doanh nghiệp và Ngân hàng thông qua việc cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tất nhiên để đảm bảo tính trung thực khách quan phải có các cơ quan kiểm toán xác nhận). - Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm. Quan hệ tín dụng thường đưa ra đòi hỏi có tài sản bảo đảm bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện tối thiểu là khối lượng tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm. - Sự đáp ứng của dự án đối với tiêu chuẩn tín dụng. Dự án thuyết minh được tính chất cần thiết, mục đích, kết quả của dự án. Sự phù hợp của quá trình đầu tư với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Có vốn tự có tham gia của doanh nghiệp vào tổng giá trị vốn đầu tư có khả năng hoàn trả từ bản thân dự án và từ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp phải xác định được nguồn vốn lưu động tối thiểu cho việc phát huy công suất tài sản cố định. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn lệ thuộc rất lớn vào chất lượng của dự án mà chất lượng của dự án chính là: Chất lượng của dữ liệu và thông tin để xây dựng dự án đó là cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản, các thông tin về giá cả, thị._. trường công nghệ sản xuất, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Dự án xây dựng đúng quy trình, quy định của Nhà nước. Các tính toán, các luận giải phù hợp lôgic có căn cứ khoa học, đồng bộ giữa bốn yếu tố: máy móc thiết bị, thông tin, thiết kế và con người. Trình độ, uy tín của các chuyên gia xây dựng dự án. Các biện pháp tổ chức, quản lý, triển khai phương án xây dựng phù hợp với cơ cấu trình độ quản lý của doanh nghiệp. Các dự tính, các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng và thu hồi vốn. 1.2.3.2/ Các nhân tố về phía Ngân hàng . - Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng . Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng muốn tồn tại và kinh doanh có lãi phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh có hiểu quả sẽ giúp Ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho Ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của đơn vị và đồng thời nó cũng giúp cho Ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh nhất với những biến đổi trong môi trường kinh doanh của mình. Chính vì vậy công tác lập chiến lược kinh doanh hiện được các Ngân hàng hết sức coi trọng và nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động tín dụng. - Chất lượng của công tác thẩm định dự án. Khi đến Ngân hàng để xin được cấp tín dụng, khách hàng thường phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án mà họ sẽ tiến hành thực hiện. Thẩm định dự án giúp Ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án,trên cơ sở đó sẽ quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để được cấp tín dụng hay không. Cũng thông qua công tác thẩm định, Ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có của mình có thể tư vấn, giúp đỡ cho chủ đầu tư sửa đổi những điểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn và cũng giúp cho Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp. Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng. Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao, tức là nhân viên tín dụng không xác định được thực chất dự án có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy, công tác thẩm định đòi hỏi những nhân viên thẩm định có trình độ cao và sự kết hợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong Ngân hàng . - Chính sách tín dụng của Ngân hàng . Mỗi Ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có những chính sách tín dụng riêng của mình để nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng . Chính sách tín dụng không những phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách của chính phủ và của các cơ quan quản lý. Như vậy việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, nó giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng . - Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng . Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của Ngân hàng , chính sách tín dụng của Ngân hàng, quy mô và loại hình tín dụng,quy trình tín dụng tại Ngân hàng đó. Trong quá trình hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với người vay, nhận đơn xin vay, phỏng vấn khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng và dự án trước khi có quyết định chính thức trình cán bộ cao cấp hơn. Những thông tin về khách hàng và dự án sau khi được các phòng ban chức năng của Ngân hàng xem xét và nếu thấy đó môi trường kinh tế cũng có thể có những thay đổi bất ngờ, ví dụ như những thay đổi về lãi suất, những biến động về tỷ giá, biến động về thị trường… Như vậy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà nó hoạt động, vấn đề đối với các Ngân hàng là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ủ điều kiện thì sẽ quyết định cụ thể về phương thức giải ngân và thu nợ sau này. Trong quá trình này nếu các khâu được thực hiện tốt sẽ giúp cho Ngân hàng lựa chọn được những dự án tốt để cấp tín dụng, cũng như tạo uy tín tốt cho Ngân hàng trong lòng khách hàng, điều này giúp cho Ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Như vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng có thể hỗ trợ đắc lực cho nhân viên tín dụng thực hiện công việc của mình và nó có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. - Chất lượng đội ngũ nhân sự. Yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng lại chính là nguồn nhân lực của Ngân hàng vì suy cho cùng các quyết định cung cấp tín dụng của Ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một Ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương hướng phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp Ngân hàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho Ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn của Ngân hàng trong lòng thị trường. 1.2.3.3/ Những nhân tố khách quan. Hoạt động của mỗi Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế-xã hội. Một Ngân hàng dù có cố gắng đến mấy trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng nếu môi trường kinh tế-xã hội không ổn định thì cũng khó mà thành công. Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là hoạt động thường xuyên của mỗi Ngân hàng thương mại. Ta có thể xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh tế-xã hội đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại từ các yếu tố sau: - Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng cũng sẽ được nâng lên. Bên cạnh ứng nhanh khi có sự biến động nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng. - Môi trường pháp lý. Ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng . Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các Ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoặch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. - Môi trường chính trị-xã hội. Môi trường chính trị-xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và Ngân hàng cũng có thể mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Điều này giúp cho Ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động tín dụng. Tác động của môi trường chính trị-xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng không thường xuyên, nhưng khi có những biến động về chính trị thì tác động của nó tới các Ngân hàng là vô cùng lớn. Một sự thay đổi hệ thống chính trị có thể làm cho các Ngân hàng mất phần lớn hoặc toàn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này sẽ đẩy các Ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản. chương 2 thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá 2.1/ giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. 2.1.1/ Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức. A. Lịch sử hình thành phát triển. Trước năm 1988, hệ thống Ngân hàng Việt Nam vẫn là hệ thống Ngân hàng một cấp, Ngân hàng Nhà nước lại vừa là Ngân hàng thương mại. Nhận thấy sự không hiệu quả trong hoạt động của mô hình này, Nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh Ngân hàng năm 1988 chuyển từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp. Theo tinh thần của pháp lệnh này thì Ngân hàng Công thương Thanh Hoá (Chuyển thành từ Ngân hàng Nhà nước Thị xã Thanh Hoá) được thành lập theo quyết định số: 65/NH–QĐ ngày 8/7/1988 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có hai đơn vị trực thuộc: Ngân hàng Thị xã Bỉm Sơn, Ngân hàng Thị xã Sầm Sơn . Những đổi mới hoạt động của hệ thống Ngân hàng giai đoạn 1988 -1990 tuy được xem là bước đột phá quan trọng nhưng vẫn còn mang tính chất vá víu, nửa vời, chưa thực sự đổi mới về mọi mặt, nó chưa thực sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận biết được điều này nên nhà nước ta đã tiến hành cải tổ toàn diện hệ thống Ngân hàng tiến dần đến một hệ thống Ngân hàng hiện đại, thông dụng. Vì vậy, ngày 8/2/199, 69 chi nhánh Ngân hàng Công thương trên cả nước được thành lập và thành lập lại trong đó có Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại 17 Phan Chu Trinh - Phường Điện Biên Thành phố Thanh Hoá. Sau một loạt những khó khăn trong hoạt động, năm 1997 Ngân hàng đã được đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạch hoá các hoạt động, đem lại cho Ngân hàng một sinh khí mới và một tương lai phát triển B. Cơ cấu tổ chức. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá ngoài ban giám đốc còn có 11 phòng ban, 2 chi nhánh trực thuộc là Ngân hàng Công thương Sầm Sơn và Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn với tổng số 294 cán bộ (Bao gồm cả hội sở và hai chi nhánh). Ban giám đốc: Giám đốc: Mai Xuân Thu. + Chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh NHCT Thanh Hoá theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc NHCT-Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ của chi nhánh thành viên cấp 1 thuộc NHCT-Việt Nam. + Phụ trách các phòng và chỉ đạo các hoạt động, các nghiệp vụ sau:Phòng kiểm tra nội bộ; Phòng kế toán tài chính; Phòng tổ chức hành chính (trừ mảng hành chính quản trị ); Tổ kế hoạch tổng hợp, cân đối vốn kinh doanh; Thi đua - Khen thưởng - Kỷ luật. + Chỉ đạo hoạt động của Hội sở NHCT tỉnh. + Các công tác khác theo chức năng nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh Thành viên cấp 1 thuộc NHCT Việt Nam. Phó giám đốc thường trực: Ngô Thị Quý. + Chịu trách nhiệm thực hiện việc uỷ quyền của Giám đốc trong các nhiệm vụ được phân công theo văn bản hoặc trực tiếp. + Là phó giám đốc thường trực-quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh khi đồng chí Giám đốc đi vắng. + Phụ trách các phòng chỉ đạo các hoạt động và các nghiệp vụ: Phòng Tiền tệ kho quỹ; Phòng kinh doanh đối ngoại; Phòng giao dịch số 1 (Hội sở); Phòng giao dịch số 3 (Hội sở); Khách sạn Ngân Hoa; Nghiên cứu kinh tế, học tập, đào tạo. + Chỉ đạo chi nhánh Bỉm Sơn. + Các công tác khác theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc: Lê Văn Dũng.+ Chịu trách nhiệm thực hiện việc uỷ quyền của Giám đốc trong các công việc được phân công theo văn bản hoặc trực tiếp. + Phụ trách các phòng chỉ đạo các hoạt động và các nghiệp vụ sau đây: Phòng Kinh doanh; Phòng quản lý tiền gửi dân cư ; Phòng giao dịch số 2; Phòng giao dịch số 6; Quản lý kho quỹ khi đồng chí Quý đi vắng (có biên bản giao nhận từng lần theo chế độ); Chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn; Công tác thông tin tuyên truyền; Công tác hành chính quản trị. + Chỉ đạo chi nhánh NHCT Sầm Sơn. + Các công tác khác theo sự phân công của Giám đốc. - Hai chi nhánh trực thuộc là: NHCT Bỉm Sơn và NHCT Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức như NHCT Thanh Hoá với ban Giám đốc và đầy đủ các phòng ban và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng , nhưng đối tượng khách hàng chính là ở địa bàn thuộc hai thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn. - Phòng kinh doanh : thực hiện các nghiệp vụ cho vay. - Phòng kế toán : thực hiện các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng . - Các phòng giao dịch 1, 2, 3, 6: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ chuyển tiền. - Phòng ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu ngân và giải ngân. - Phòng ngoại tệ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, mở L/C, thanh toán thẻ tín quốc tế , séc du lịch… - Phòng nguồn vốn: Quản lý các quỹ tiết kiệm và thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. - Phòng kiểm tra: Thanh tra kiểm soát hoạt động chung của Ngân hàng . - Khách sạn Ngân Hoa: Kinh doanh khách sạn. - Phòng hành chính : Bao gồm hai mảng hoạt động: Hoạt động tổ chức: Quản lý cán bộ trong Ngân hàng , thực hiện các công tác tuyển dụng, đào tạo , điều chuyển cán bộ… Hoạt động hành chính: chịu trách nhiệm về các hoạt động mua sắm, xây dựng , phục vụ… Trong tổng số 294 cán bộ của toàn chi nhánh thì có: 96 nam và 198 nữ Trình độ thạc sỹ 3 (Trong đó có 1 nữ ). Trình độ đại học 108 (Trong đó có 74 nữ ). Trình độ cao đẳng 17 (Trong đó có 10 nữ ). Trình độ Trung cấp 87 (Trong đó có 68 nữ ). Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng 43 (Trong đó có 32 nữ ). Sơ cấp & Trình độ khác 37 (Trong đó có 13 nữ ) . Số Đảng viên 121 (Trong đó có 72 nữ ) . 2.1.2/ Tình hình hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. A. Năm 2000. Công tác huy động vốn. Trong mục tiêu kinh doanh, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá luôn xem trọng công tác huy động vốn. Trong những năm gần đây chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá luôn luôn có nhu cầu cao về vốn, Ngân hàng luôn thiếu các nguồn vốn có lãi suất thấp tạo được thế chủ động và cạnh tranh trong kinh doanh. Dù có mạng lưới rộng khắp thành phố Thanh Hoá và hai thị xã, với 16 điểm huy động vốn, đến cuối năm 2000, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã có 25.000 nghìn người tham gia gửi tiết kiệm, 527 cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Nhưng thị phần nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm, năm2001 đạt 27% thị phần Tình hình nguồn vốn đạt được đến 31/12/2000 là 528.000 triệu đồng, tăng 42.733 triệu đồng so với năm 1999 và vượt kế hoạch 2.4%. So với năm 1990 (cách 10 năm) thì nguồn vốn huy động năm 2000 tăng lên gấp 20 lần. Năm 2000, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn có lợi cho kinh doanh hơn: - Loại tiết kiệm VNĐ loại 12 tháng, có lãi suất cao: Năm 1999 là 70.114 triệu đồng. Năm 2000 có số dư là 58.516 triệu đồng. - Loại tiết kiệm USD loại 12 tháng, có ký quỹ thấp: trong năm 2000 tỷ trọng 62,6% nguồn vốn huy động ngoại tệ. - Loại tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp năm 1999 là 61.511 triệu đồng. Năm 2000 có số dư là 79.549 triệu đồng. - Nguồn vốn ngoại tệ có mức lãi suất thấp, năm 1999 chiếm tỷ trọng 29,7% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2000 có tỷ trọng chiếm 41,8% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 15.402 ngàn USD tương đương 230.410 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,8% nguồn vốn. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cao là ưu thế cho Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong cho vay bằng ngoại tệ. Kết quả kinh doanh. Tính đến 31/12/2000 tổng thu nhập của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đạt 41.584 triệu đồng, tổng chi phí 38.454 triệu đồng, lợi nhuận là 3.130 triệu đồng bằng 2,6 làn năm 1999. B. Năm 2001. Công tác huy động vốn. Trong những năm qua, NHCT Thanh Hoá luôn luôn chú trọng đến công tác phát triển nguồn vốn với mục đích đáp ứng nhu câù vốn vay đối với các thành phần kinh tế một cách kịp thời nhằm tăng hiệu quả sản xuất hàng hoá cho xã hội, mặt khác để hỗ trợ trong công tác kinh doanh tín dụng có hiệu quả, ngoài việc mở rộng quy mô huy động vốn, chi nhánh còn rất quan tâm đến công tác cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp nhằm tạo lợi thế trong công tác kinh doanh Ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 là 699.871 triệu đồng, tăng 148.244 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 26,9% so với đầu năm. Nguồn vốn bình quân 646.191 triệu đồng và bằng 108% kế hoạch năm. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi: Nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi các tổ chức kinh tế là 80.704 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 11,5% tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 1-3 tháng là 88.842 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 12,75 trong tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 6-9 tháng là 198.532 triệu đồng và chiếm 28,4% trong tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 331.793 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 47,4% trong tổng nguồn vốn. Lãi suất huy động vốn bình quân VNĐ trong năm 2001 là 0,49% tháng, tăng 0,03% tháng so với năm 2000; lãi suất huy động bình quân vốn ngoi tệ trong năm 2001 là 0,47% tháng, tăng 0,15 so với lãi suất bình quân ngoại tệ trong năm 2000; Lãi suất bình quân chung cả đồng nội tệ và đồng ngoại tệ trong năm 2001 là 0,48% tăng 0,072% so với năm 2000. C. Năm 2002. Công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động bình quân toàn chi nhánh năm 2002 là 792.854 triệu đồng, nguồn vốn đến 31/12/2002 là 841.000triệu đồng và đạt 100% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. So với đầu năm, nguồn vốn tăng 212.611 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng17%. Thị phần nguồn vốn của chi nhánh NHCT Thanh Hoá trên địa bàn tỉnh chiếm 26,9%, giảm so với 2001 Trong đó: + Nguồn vốn VNĐ là 519.165 triệu đồng, tăng 59.936 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 13%, chiếm tỷ lệ 61,7% so tổng nguồn. + Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ là 321.880 triệu đồng, tăng 61.675 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 24%, chiếm tỷ lệ 38,3 so tổng nguồn. Cơ cấu huy động: + Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu VNĐ là 378.919 triệu đồng, tăng 36.788 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 10,7%. + Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ quy VNĐ là 318.316 triệu đồng tăng 61.198 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 23,8% so với đầu năm. + Tiền gửi các tổ chức kinh tế và gửi các tổ chức tín dụng tại NHCT Thanh Hoá là 143.765 triệu đồng, tăng 23.148 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 19,7% so với đầu năm. Kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002: - Tổng thu: 67.026 triệu đồng. - Tổng chi: 55.518 triệu đồng. - Lợi nhuận là 11.508 triệu đồng vượt 15% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Năm 2003: Công tác huy động vốn : năm 2003 nguồn vốn bình quân đạt917 tỷ đồng, cuối kỳ đạt 916 tỷ tăng 75 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng nguồn vốn bình quân là 20%, nhưng nguồn vốn cuối kỳ chỉ đạt 9%, chỉ còn chiếm 26% thị phần nguồn vốn huy động trên địa bàn. Cơ cấu nguồn vốn : Nguồn vốn huy động VND đạt 654 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71% trong tổng nguồn vốn huy động . Ngoại tệ quy VND đạt 262 tỷ đồng chiếm 28% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi trên 12 tháng BQ đạt 465 tỷ đồng chiếm 46% trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả kinh doanh: 2003 Lợi nhuận và trích lập quỹ dự phòng rủi ro 2003 là 22.203 triệu đồng. Trích dự phòng rủi ro là 12,816 triệu đồng. 2.1.2.2 . Tình hình hoạt động tín dụng. Năm 2000: Năm 2000, chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá mạnh dạn mở rộng dư nợ, tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Đến 31/12/2000 tổng dư nợ và đầu tư là 453.639 triệu đồng đạt 211,4% so với năm 1999 và vượt 0,81% kế hoạch. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 249.947 triệu đồng chiếm 53,9%, dư nợ trung dài hạn 203.692 triệu đồng chiếm 46,1%; dư nợ KT Quốc doanh 297.135 triệu đồng chiếm 62,7%, dư nợ ngoài Quốc doanh là 156.504 triệu đồng chiếm 37,3%. So với kế hoạch đặt ra đầu năm, các chỉ tiêu tín dụng cơ bản thực hiện được. Dư nợ bình quân so kế hoạch bằng 96,7%, so với năm 1999 tăng 52,7% . Nợ quá hạn từ chỗ 7% năm 1999, năm 2003 giảm xuống còn 2% so tổng dư nợ. Đây là điều kiện tốt cho Ngân hàng Công thương Thanh Hoá kinh doanh trong những năm tiếp theo. Năm 2000 là năm Ngân hàng Công thương mở rộng cho vay các dự án theo Nghị định của Chính phủ, cho vay 4 dự án với số tiền đã giải ngân là 29.887 triệu đồng. Cho vay sinh viên của trường Đại học Hồng Đức, giúp các sinh viên nghèo có chi phí ăn học. Cho đến ngày 31/12 /2000 đã cho vay 399 sinh viên, với số tiền là 314 triệu đồng. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay uỷ thác theo hiệp định Việt Đức (dư nợ 9.002 triệu đồng), cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (3 đơn vị số tiền dư nợ 827 triệu đồng), cho vay tạo việc làm (còn dư nợ 16 món, số dư nợ là 2.372 triệu đồng). Với các loạI hình cho vay như vậy, năm 2000 là năm Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có gần như đầy đủ các loại hình cho vay, làm phong phú và đa dạng hơn dư nợ. Đầu tư khác. Được NHCT Việt Nam cho phép, NHCT Thanh Hoá đầu tư mua 8 tỷ đồng trái phiếu kho bạc; Đã mua lại công trái của khách hàng hơn 3 tỷ đồng. Việc mua công trái đến cuối năm 2000 đánh giá là có hiệu quả . Năm 2001 Xác định công tá tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng . Với nhận thức đó, nhiều năm nay NHCT Thanh Hoá đã xây dựng một chính sách đối với khách hàng vay vốn. Một mặt phải vừa đảm bảo chế độ nguyên tắc của ngành, mặt khác phải đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tốt nhất. Để mở rộng đầu tư tín dụng, NHCT Thanh Hoá đã mở rộng địa bàn cho vay tới tất cả các thành phần kinh tế, tăng cường công tác tiếp thị … để nắm bắt các chủ trương và tiến độ thực hiện các dự án để có biện pháp tiếp cận và đầu tư một cách kịp thời. Tổng dư nợ và đầu tư tín dụng đến 31/12/2001 của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là 637.538 triệu đồng, tăng 194.917 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 44% so với đầu năm. Dư nợ bình quân trong năm là 537.129 triệu đồng và bằng 107,5% so với kế hoạch năm. Năm 2002: Dư nợ cho vay và đầu tư bình quân toàn chi nhánh năm 2002 là 778.873 triệu đồng, thời điểm 31/12/2002 là 846.185 triệu đồng và đạt 102% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. So với đầu năm tăng 208.756 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 32,7%. Thị phần tín dụng của chi nhánh NHCT Thanh Hoá trên địa bàn tỉnh chiếm 19,2%. Cơ cấu dư nợ: - Dư nợ cho vay VNĐ là 657.465 triệu đồn và chiếm 77,7% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy VNĐ là 188.720 triệu đồng chiếm 22,3% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay ngắn hạn là 482.000 triệu đồng chiếm 57% trong tổng dư nợ. -Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 364.185 triệu đồng và chiếm 43% trong tổng dư nợ. Năm 2003: Năm 2003 dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là 947 tỷ đồng tăng 101 tỷ so với năm 2003 Cơ cấu dư nợ : + Cho vay VND đạt 713 tỷ đồng chiếm 80 % tổng dư nợ. + Cho vay ngoại tệ đạt 174 tỷ đồng chiếm 19% tổng dư nợ. + Cho vay doanh nghiệp nhà nước là chiếm72% trong tổng dư nợ. + Cho vay ngắn hạn được574 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61.2 % + Cho vay trung dài hạn đạt345 Tỷ đồng. Ngoài ra chi nhánh còn tập trung thẩm định và giải ngân dự án nâng cấp đay chuyền sản xuất gạch của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Công ty gốm Bỉm Sơn, và đang giải ngân dự án mở rộng 13 mạng dây cáp quang của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá. Thẩm định xong dự án chế biến sữa của Công ty cổ phần đường Lam Sơn… Bảng I: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 547.351 637583 846.148 938.506 Dư nợ trung dài hạn 203.690 249466 364185 345420 Tổng nguồn vốn huy động 551627 665684 687173 851527 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động 99.2% 93.1% 123% 110% Dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ 37,2% 39.12% 43% 36.8% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2000, 2001, 20022003) 2.2/ Thực trạng hoạt động tín dụng, và đầu tư tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trong nước và khu vực gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nói riêng. Nhận thức rõ vấn đề này, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã tập trung vào cải thiện chất lượng hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn hoạt động ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng không ngừng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động Ngân hàng , góp phần xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống Ngân hàng , đồng thời khẳng định vị thế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trên địa bàn. 2.2.1/ Hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong chiến lược phát triển chung ở giai đoạn hiện nay, kinh doanh tín dụng giữ vai trò chủ đạo, là cơ sở để tiến hành và thực hiện tất cả các hoạt động khác của Ngân hàng .Tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà tất cả các bộ phận phòng ban kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo thành guồng máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp thống nhất một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng. Cùng với việc tăng trưởng dư nợ với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm đến với những khách hàng mới, dự án khả thi, đáp ứng yêu cầu và đặc thù của mọi đối tượng khách hàng. Với những phương thức cho vay mới, chi nhánh đã cố gắng giảm bớt những thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiện mối quan hệ Ngân hàng -Khách hàng. Trên cơ sở tính toán lãi suất đầu vào, chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi phù hợp nhất cho khách hàng, giúp cho khách hàng tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cho vay tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng toàn diện hoạt động đúng hướng, góp phần củng cố, phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương, phù hợp với cơ chế thị trường, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Mở rộng sản xuất, tạo những sản phẩm mới cho xã hội, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp. Đến 31/12/2002, số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh tương đối lớn, đó là các, các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp thuộc các bộ, các địa phương, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chi nhánh này được Chi nhánh tiếp vốn đã và đang hoạt động tốt, ngày càng tin tưởng vào khả năng và tinh thần phục vụ của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Mức đầu tư của Chi nhánh cho các doanh nghiệp qua các thời kỳ như sau: Khi xét đến hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng cần phải nhìn nhận trên công tác tín dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng, các Ngân hàng phải thu hút được một nguồn vốn lớn với lãi suất thấp. Việc khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Sự sống còn của Ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng.ý thức được điều đó, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá rất coi trọng chiến lược khách hàng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lược huy động vốn là hoạt động mở đầu trong kinh doanh tiền tệ, nó mang tính thường xuyên và liên tục. Khi vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí đầu vào thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng . Tình hình huy động vốn của NHCT Thanh Hoá được thể hiện qua bảng sau: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Năm2000 Năm2001 Năm2002 Đơn vị Số dư 31/12/00 số dư bình quân số dư 31/12/01 số dưdư bình quân Số dư 31/12/02 số dưdư bình quân Toàn chi nhánh 551.627 540.662 699.871 646.191 841.000 792.854 Sầm Sơn 23.612 16.422 22.613 20.613 21.128 21.656 Bỉm Sơn 133.387 133.745 161.736 151.886 155.683 159.575 Hội sở tỉnh 394.628 390.495 515.522 473.691 664.189 611.623 Bảng II: (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 20001, 2002) Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng tuy tốc độ tăng về tuyệt đối khá cao nhưng tỷ trọng thị phần lại ngày càng giảm hơn trong toàn địa bàn, và Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có lãi xuất huy động thông thường là cao hơn so với các Ngân hàng khác và cho vay với lãi xuất cạnh tranh hơn như vậy tỷ xuất lợi nhuận có thể là bị giảm so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. điều này là vì uy tín, tiếng tăm của Ngân hàng trên địa bàn không được như một số Ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng phải áp dụng các biện pháp marketing như tăng lãi xuất, tiết kiệm dự thưởng… trong khi các biện pháp tăng cường hình ảnh cho Ngân hàng lại chưa được chú ý đúng mức, nên tuy vốn huy động cao nhưng với chi phí lớn. 2.2.1.1/ Hoạt động tín dụng trung dài hạn: Trong những năm vừa qua, bằng uy tín của mình kết hợp với chính sách huy động vốn hợp lý: đa dạng hoá các hình thức hoạt động vốn, lãi suất, ác kỳ hạn hoạt động, mở rộng mạng lưới các văn phòng giao dịch, tăng cường thu hút vốn trên thị trường liên Ngân hàng . Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã thu hút được một khối lượng vốn lớn bằng VND và ngoại tệ dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch. Có được sự phát triển mạnh mẽ trên thật không phải là một điều dễ dàng do Ngân hàng Công thương Thanh Hoá luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt của các Ngân hàng trong và ngoài nước. Trong những năm trước đây nhiều Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã mắc phải một số sai lầm như đầu tư quá lớn vào một số khách hàng, cán bộ tín dụng và lãnh đạo Ngân hàng móc ngoặc cho vay xuất phát từ lợi ích cá nhân làm thất thoát hàng tỷ đồng.... Rút kinh nghiệm từ những bài học đó, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng với phương châm “thà cho vay ít mà hiệu quả còn hơn là chạy theo số lượng”. Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong những năm qua như sau: 2.2.1.1.1/ Về quy mô tín dụng Bảng III: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung dài hạn tại nhct thanh Hoá Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Doanh số cho vay trung dài hạn 203.690 249.466 364.185 345.420 Doanh số cho vay ngắn hạn 229.818 376.478 482.000 574.282 Tổng doanh số cho vay 442251 637583 846184 938.506 Doanh số thu nợ trung dài hạn 195542,4 241.982 355.080 338.512 Doanh số thu nợ ngắn hạn 220.625 368.184 469.950 526.796 Tổng doanh số thu nợ 416168 610.166 825.030 910.308,4 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002) Bảng IV: Tình hình dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 32/12/2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 229.818 51,9% 376487 59.% 481956 56.9% 574282 61.2% Dư nợ trung dài hạn ._.ộ tín dụng kiêm nhân viên huy động tiết kiệm vì thực tế các cán bộ tín dụng rất có điều kiện để làm công tác này thay vì trông chờ khách hàng đến gửi tiền thì cho các cán bộ tín dụng thực hiện bám sát địa bàn vừa cho vay vừa huy động vốn. Như vậy lại làm cho cán bộ tín dụng đi sâu đi sát vào địa bàn, nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn. cũng là hình thức marketing rất hiệu quả. Ngân hàng có thể chuyển một phần vốn ngắn hạn sang tín dụng trung dài hạn tuỳ thuộc vào tính ổn định của nguồn tiền gửi. +Trái phiếu Ngân hàng . Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn, là giấy nhận nợ của các Ngân hàng đối với người mua (hoặc chủ sở hữu) cam kết sẽ trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã định. Đối với người mua,nó là giấy chứng nhận quyền đầu tư và quyền hưởng một phần lãi theo số tiền đầu tư. Đây là hình thức phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nó hấp dẫn hơn các hình thức gửi tiền có kỳ hạn bởi tính đa dạng trong hình thức trả lãi cũng như lãi suất huy động. Khi cần phát hành trái phiếu, để có thể huy động được người mua, Ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất chiết khấu tại các mốc thời gian khác nhau trước khi trái phiếu đáo hạn. + Giấy chứng nhận tiền gửi có thể bán lại. Giấy chứng nhận tiền gửi có thể bán lại là công cụ huy động tiền gửi dài hạn do Ngân hàng bán cho người gửi tiền. Nó thanh toán lãi hàng năm theo một khoản nhất định và khi hết hạn thì hoàn trả hết giá mua ban đầu. Do có thể bán lại trên thị trường nên nó biến việc gửi các khoản dài hạn thành các khoản tiền gửi ngắn hạn. 3.2.1.3/ Tăng cường các biện pháp marketing trong Ngân hàng nhằm thu hút vốn. Ngân hàng không nên áp dụng kiểu cạnh tranh đơn thuần về lãi suất hay các ích lợi phi lãi để mua chuộc khách hàng. Vì như thế vừa không hiệu quả và lại có chi phí huy động vốn cao về lâu dài không có thêm được khách hàng chuyền thống trung thành Ngân hàng nên sử dụng chất lượng phục vụ vượt trội , kèm theo là các biện pháp tuyên truyền quảng cáo thích đáng để cạnh tranh, thu hút khách hàng. Dù trong trường hợp nào Ngân hàng cũng nên cố gắng mở rộng thị phần tối đa có thể, tập trung vào các khu vực đối thủ bỏ qua, hay chưa chú ý đến. Xây dựng theo quan điểm vững chắc trong hiện tại, phát triển trong tương lai. Qua các phương tiện thông tin đại chúng phải thông tín thường xuyên tình hình hoạt động của Ngân hàng cho công chúng biết, làm cho nó trở thành mối quan tâm hàng ngày của công chúng. Như vậy là Ngân hàng đã đạt được mục đích của mình. Nếu trong khả năng cho phép Ngân hàng nên đặt một mục trên đài truyền hình Thanh Hoá để hàng ngày thông báo tình hình lãi xuất cho vay, huy động, tỷ giá ngoại tệ. Vị thế hình ảnh của Ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng, và bền vững. Mà không tốn thêm các khoản chi quảng cáo khác. 3.2.1.4/ Phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn đầu tư. Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực ngành nghề thì việc đáp ứng các hiểu biết của Ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh giá phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, pháp luật, thị trường, giá cả. Liên quan đến vấn đề đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Cho đến nay hầu như các Doanh nghiệp ở nước ta ít hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, chính vì vậy đầu tư vào các công trình chưa thu hút được kết quả như mong muốn, rủi ro đầu tư vẫn còn. Để phổ biến rộng rãi, giải đáp các thắc mắc, Ngân hàng nên có trung tâm dịch vụ tư vấn và đầu tư về các công trình,hướng dẫn cố vấn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, điều đó cũng làm cho chính Ngân hàng phát triển, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. 3.2.1.5/ Mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh. Khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh là khu vực mới thực sự đi vào hoạt động khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Quy mô của các doanh nghiệp thuộc loại này là không lớn nhưng đây là khu vực kinh tế rất năng động và tỏ ra là có tiềm năng trong những năm tới. Đối với các đơn vị kinh tế ngoài Quốc doanh, Chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chưa mạnh dạn cho vay trung dài hạn mặc dù nhu cầu về vốn trung dài hạn của họ là rất lớn. Chính vì vậy mà những năm qua với sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế tại các đơn vị kinh tế Nhà nước, sự đình trệ trong việc thực hiện các dự án, trong khi Chi nhánh chưa tìm kiếm được lĩnh vực cho vay mới đã dẫn đến sự sụt giảm của tốc độ gia tăng quy mô tín dụng trung và dài hạn. Trong những năm tới, khu vực kinh tế này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển về lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô, thêm vào đó với sự khuyến khích và tăng cường công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thì khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh sẽ trở thành thị trường cho vay đầy tiềm năng đối với các Ngân hàng thương mại. Muốn khai thác tốt thị trường kinh doanh mới mẻ này và tránh bị tụt hậu so với các Ngân hàng thương mại khác trong địa bàn thì nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong những năm tới là phải luôn theo sát sự biến động và nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế thuộc lĩnh vực này, tăng cường tiếp cận đối với các đơn vị đó thông qua các hình thức tiếp xúc như hội nghị khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng phải mạnh dạn hơn trong các quyết định cho vay đối với khu vực kinh tế này. Để các khoản vay đối với các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh thực sự có chất lượng, Ngân hàng cũng nên thay đổi một số quan điểm về việc thực hiện cho vay; cũng không nên coi tài sản đảm bảo là chỗ dựa an toàn cho số tiền vay phát ra và tài sản đảm bảo là công cụ nợ duy nhất để đảm bảo việc thu hồi nợ mà phải giả định tư cách của người vay cũng như việc doanh nghiệp đó sử dụng vốn như thế nào, khả năng trả nợ ra sao. Bởi vì tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh chỉ là cơ sở để Ngân hàng thương mại có khả năng thu hồi nợ vay khi doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ, song không phải tài sản thế chấp nào cũng dễ dàng bán ra một cách kịp thời. 3.2.1.6/ Thực hiện tốt chiến lược khách hàng, tích cực tìm kiếm, khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng. Chính sách tín dụng phải thu hút được khách hàng, duy trì và phát triển được khách hàng để mở rộng quy mô hoạt động của một Ngân hàng thương mại. Càng nhiều khách hàng biết đến Ngân hàng thì Ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư lớn hơn, hoạt động tín dụng càng có khả năng mở rộng hơn. Vì vậy trong thời gian tới, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cần tiếp tục đẩy mạnh công tác khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Ngân hàng Công thương Thanh Hoá và lợi ích của khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng . Coi lợi ích của khách hàng là lợi ích của chính bản thân Ngân hàng , tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng một chính sách lãi suất, phí dịch vụ thấp, có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác và sớm ban hành quy chế về hoa hồng của hệ thống. Tiến hành đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ thấp cho khách hàng thực hiện giao dịch trọn gói với Ngân hàng từ khâu vay vốn, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu… Ngoài ra Ngân hàng cần chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, đặt quan hệ tín dụng với những đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả và uy tín chứ không ngồi chờ khách hàng đến xin vay. Ngân hàng không chỉ đợi khách hàng đến xin vay vốn rồi mới thẩm định mà cần thẩm định ngay từ khi doanh nghiệp đó xuất hiện trên thị trường để phân tích nhu cầu và năng lực của họ, đặt mối quan hệ với họ, tiếp cận ngay khi họ có nhu cầu là Ngân hàng có thể sẵn sàng đáp ứng với thời gian ngắn hơn, làm tăng tính cạnh tranh mà không sợ là quyết định vội vã. Để chủ động tìm kiếm dự án đầu tư thì vấn đề thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngân hàng cần nắm được các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, các kế hoạch đầu tư của ngành, của doanh nghiệp…Thông qua các mối liên hệ, qua các cơ quan của nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư, các tổ chức hiệp hội ngành nghề. Để công tác thu hút khách hàng có hiệu quả thì Ngân hàng cần phải tiến hành phân loại, đánh giá khách hàng trên cơ sở đó có các chính sách biện pháp ưu đãi thích hợp. Ngân hàng tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng theo các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, về vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như khả năng quản lý, khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh của bộ máy quản lý. Chủ động tìm khách hàng chứ không đợi khách hàng tìm đến mình. 3.2.1.7/ Tăng cường huy động vốn trung dài hạn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đi dần vào ổn định, hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. Đó là việc Ngân hàng thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, do đó đòi hỏi nguồn vốn cho vay trung dài hạn cũng phải được tăng cường. Tuy nhiên thực tế nguồn vốn cho vay trung dài hạn vẫn còn nhỏ bé so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể gây khó khăn cho Ngân hàng về khả năng thanh toán hay về lãi suất. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đòi hỏi Ngân hàng Công thương Thanh Hoá phải có nguồn vốn tương đối ổn định. Để mở rộng nguồn vốn cho vay, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cần tiến hành: - Đối với vốn tự có, Ngân hàng phải chuyển đủ phần lợi nhuận vào vốn tự có sau khi đã trích lập các quỹ, tập trung giải quyết nợ quá hạn,tài sản thế chấp,cầm cố. - Về nguồn vốn hoạt động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát hành trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm dài hạn với mức lãi suất hợp lý. Đồng thời tiến hành mua bảo hiểm tiền gửi tạo sự an tâm cho người gửi tiền khi xa rời tiền vốn trong một thời gian dài. Đối với các doanh nghiệp thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, cần có chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, nâng cao chất lượng phục vụ của Ngân hàng , đảm bảo thanh toán nhanh chóng kịp thời. 3.2.2/Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá 3.2.2.1/Hoàn thiện chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của một Ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định của Ngân hàng đó và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng . Đồng thời chính sách tín dụng còn là một bản hướng dẫn để các cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình. Tín dụng trung và dài hạn có thời hạn dài lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, do đó cần thiết phải xác định chiến lược tín dụng đúng đắn. Xuất phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, theo em chính sách tín dụng trung và dài hạn cần tập trung vào các nội dung chính sau: - Ngân hàng tiếp tục củng cố tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và các Công ty lớn Đấy là khách hàng truyền thống, có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng và có nhu cầu đổi mới công nghệ,mở rộng sản xuất thường xuyên. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư dài hạn. Bên cạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được trong hoạt động đồng tài trợ và thuê mua. Đây là các hình thức khác của tín dụng trung và dài hạn góp phần giải quyết các khó khăn về cho vay, về yêu cầu sử dụng vốn, cũng như khả năng thu hồi các khoản cho vay và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng . - Tăng cường hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Trong tương lai đối tượng này có thể là khách hàng chủ yếu của các Ngân hàng, nó đã và đang chiếm giữ một vị thế quan trọng trong nền kinh tế, trong khi đó các doanh nghiệp Quốc doanh ngày càng tỏ rõ sự kém hiệu quả và chính phủ thì ngày càng ít can thiệp vào sự đổ vỡ của các doanh nghiệp Quốc doanh. Như vậy Ngân hàng không thể cứ trông đợi nhiều vào khu vực này, mà phải phân tán rủi ro. Tranh thủ lúc các Ngân hàng khác đang hờ hững thì mình lại tiếp cận nhiệt tình, cần tạo ra hình ảnh Ngân hàng Công thương thanh Hoá là Ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, bằng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo là chính, tạo niềm tin cho khách hàng. Còn thực tế Ngân hàng có thể thận trọng sàng lọc, tìm kiếm khách hàng. Thận trọng nhưng phải nhanh chóng và phải thực hiện quy mô lớn ồ ạt trong một khoảng thời gian không nhất thiết là dài để tạo hình ảnh. Bởi các doanh nghiệp Quốc doanh hiện nay có quan hệ với Ngân hàng vốn dĩ là khách hàng chuyền thống và khá trung thành của Ngân hàng nên tạm thời không cần phải chú ý đặc biệt trong công tác marketing. - Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến cơ cấu tiền cho vay, cần phải có những ưu đãi hơn đối với những khách hàng vay bằng nội tệ, ví dụ như ngoài ưu đãi về lãi suất sẽ được nhận thêm một số dịch vụ khuyến mãi của Ngân hàng 3.2.2.2/ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Sau khi đã có một chiến lược đúng đắn về tín dụng và một công tác khách hàng tốt thì việc tiếp theo cần làm là biến những điều tốt đó thành hiện thực, thành lợi nhuận cho Ngân hàng . Để làm được điều đó, công tác thẩm định dự án đầu tư chính là đầu mối quyết định chất lượng của một khoản vay ra. Đối với việc thẩm định dự án đầu tư, thẩm định về phương diện tài chính là quan trọng nhất. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cần chú ý tới các vấn đề sau: + Thành lập định kỳ tổ thẩm định dự án lưu động thành viên là các cán bộ tín dụng của các chi nhánh kiểm tra chéo lẫn nhau. Phân tích dự án của nhau về mọi mặt để báo cáo lại cho các cán bộ cấp trên. Quy định rõ sau này khi có rủi ro xảy ra thì không chỉ quy trách nhiệm cho cán bộ tín dụng mà còn cho cả các cán bộ thẩm định nếu là do cán bộ thẩm định có biểu hiện bao che, hoặc không phát hiện các sai phạm cơ bản. khoán triệt để các công tác tín dụng, tạo ra một môi trường cạnh tranh khó khăn trong phòng tín dụng để nếu có cán bộ nào năng lực yếu phải bị đào thải. Bởi phòng kinh doanh không phải là chỗ cho cán bộ có năng lực yếu kém làm việc. - Phân tích tìm hiểu khách hàng đầy đủ chính xác. Đây là việc cần thiết trong khả năng thu hồi vốn cho Ngân hàng , có nhiều trường hợp Ngân hàng bị mất vốn do không tìm hiểu kỹ về khách hàng. Khi xem xét khách hàng vay, Ngân hàng cần thẩm định chính xác hoặc có thể căn cứ vào các Công ty kiểm toán đáng tin cậy, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần vay như: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh… Đồng thời thu thập những thông tin liên quan đến khách hàng, tìm hiểu kỹ về dự án đầu tư của khách hàng và tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư đảm bảo theo đúng nguyên tắc tín dụng… Có như vậy mới giảm được rủi ro thất thoát vốn cho Ngân hàng. Ngoài ra khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nếu như tổng số nợ phải trả lớn hơn số vốn lưu động thì hạn chế cho vay. Không chỉ như vậy cần thiết nên tiến hành nghiên cứu cả các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nếu là khách hàng tiềm năng tốt cần liên hệ trực tiếp. Để chào hàng đưa hồ sơ trước, mở tài khoản miễn phí trước cho khách hàng.... Nói chung là làm tất cả các thủ tục để khách hàng khi cần bất cứ lúc nào là có. 3.2.2.3/ Cho vay kịp thời đầy đủ đối với các dự án có hiệu quả kinh tế. Ngân hàng cần tiến hành đầu tư dứt điểm cho từng dự án, từng công trình tránh tình trạng cho vay thiếu hài hoà, khi thì tràn lan, khi thì thưa thớt. Trong quá trình điều tra xét duyệt cho vay, Ngân hàng cần chú trọng đến những công trình phục vụ xây dựng cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thực sự có hiệu quả, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng kế hoạch, có khả năng trả nợ lãi vay Ngân hàng đúng thời hạn, có khả năng thu hồi vốn nhanh, để từ đó có kế hoạch đầu tư một cách đầy đủ, kịp thời. Công trình sau khi được phê duyệt, Ngân hàng cần phát tiền vay theo đúng kế hoạch để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công đã đề ra, sớm đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả. 3.2.2.5/ Nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Yếu tố con người trong bất kỳ trường hợp nào cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Do vậy, nâng cao trình độ cán bộ là cần thiết và càng cần thiết hơn khi Ngân hàng phải luôn hoạt động trong môi trường biến động từng giờ từng phút, con người phải học hỏi không ngừng để đáp ứng được những đòi hỏi. Trước hết phải bố trí, sắp xếp chọn lọc những cán bộ có đủ tiêu chuẩn đạo đức, sức khoẻ, nhiệt tình với công việc, có ý thức và khả năng tiếp thu tốt những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn ngày càng cao. Công việc của cán bộ tín dụng là thẩm định và giải quyết cho vay đối với khách hàng, do vậy một quyết định sai lầm do thiếu năng lực, thiếu hiểu biết của cán bộ tín dụng, cùng với sự thiếu đi sâu sát của cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có thể gây ra hậu quả đáng kể. Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có hướng đào tạo lại, tuyển chọn và sử dụng cho phù hợp. - Đối với cán bộ hoạch định chính sách: Phải là người có trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực Ngân hàng một cách vững vàng, có kiến thức kinh tế-xã hội và pháp luật, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường. Như vậy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát, chính xác từ đó hoạch định chính sách tín dụng phù hợp và đưa ra các phương hướng giải quyết đúng đắn. Ngoài ra, đó phải là người có kiến thức ngoại ngữ và ứng dụng tin học vì đây là cơ sở, phương tiện để tiếp xúc với thông tin, với những cái mới hiện đại nhằm hiểu biết thêm và lường được các biến động có thể xảy ra. Đặc biệt, cán bộ hoạch định phải có kiến thức Marketing Ngân hàng , đây là lĩnh vực mới áp dụng ở nước ta, song nó lại rất phát triển,từ đó có thể khai thác triệt để nhu cầu khách hàng cũng như khả năng hiện có của khách hàng và đề ra một chiến lược khách hàng tiềm năng. Đây là việc làm cần thiết và mang tính lâu dài cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng. Phải tuyên truyền sâu rộng về quy chế, nguyên tác, đường lối kinh doanh cho các cán bọ tín dụng cho các cán bộ thấm nhuần tư tưởng, phải theo dõi, dộng viên cho anh chị em làm việc hăng say nhiệt tình. Ngoài ra các cán bộ lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm quý giá, các cán bộ trẻ thường có nhiều sáng kiến hay táo bạo. vì thế cần làm cho tất cả mọi người đều có thể đóng góp ý kiến xây dựng thông qua hộp thư điện tử hay qua mạng. Như vậy tất cả các thông tin cả xấu lẫn tốt đều có thể dược phản ánh kịp thời đến nơi cần đến. Để có biện pháp điều chỉnh xử lý, và qua đó cũng phần nào hiểu hơn tâm tư nguyện vọng của cấp dưới mà nếu trực tiếp sẽ rất khó nắm bắt. - Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng phải hiểu biết từng biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định khách hàng và đánh giá một dự án, một món vay, biết thu thập xử lý các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá, thẩm định phải nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến dự án đầu tư. Có hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được tình hình kinh tế-xã hội của thế giới và trong nước có liên quan đến dự án và sản phẩm của dự án đầu tư. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có đức tính trung thực, có bản lĩnh và phong cách làm việc khẩn trương khoa học. Để làm được điều này, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nên thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định, phân tích kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trên các lĩnh vực có liên quan đến tín dụng. Và tạo ra môi trường cạnh tranh để cho các cán bộ tự phấn đấu học hỏi. Cần phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như chế độ khen thưởng cụ thể đối với cán bộ tín dụng. Điều này một mặt khuyến khích cán bộ công nhân viên hăng hái làm việc, không có tình trạng chảy máu chất xám, mặt khác hạn chế tình trạng làm bừa hoặc phục vụ mục đích riêng tư. Khoán trực tiếp cho cán bộ việc tăng dư nợ tín dụng theo từng loại hình cụ thể trong tháng, và buộc cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm huy động vốn hàng tháng mỗi tháng là bao nhiêu cho từng loại. Và xếp lương theo mức độ hoàn thành công việc. Phạt nếu cán bộ không hoàn thành công việc. Khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, phân tích sai sót cũng như các kết quả đạt được của Ngân hàng, từ đó học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng, tránh vấp phải những sai lầm tương tự trong tương lai. 3.2.2.6/ Nâng cao chất lượng thông tin. Vai trò của thông tin trong việc quản lý các Ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng. Việc thu thập, xử lý và quản lý thông tin càng đầy đủ, càng chính xác thì các quyết định quản lý càng hiệu quả. Thông tin tín dụng đối với Ngân hàng thương mại có thể lấy từ nhiều nguồn: - Thông tin trực tiếp từ việc tiếp xúc, phỏng vấn người vay, qua việc quan sát, tìm hiểu trực tiếp tại địa điểm sản xuất kinh doanh của đối tượng thẩm định. Nguồn thông tin này rất quan trọng, nó phản ánh ý thức thái độ của người vay cũng như điều kiện, năng lực sản xuất cụ thể của doanh nghiệp vay vốn. -Thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Đây là trung tâm đầu mối thu thập các thông tín dụng liên quan đến khách hàng của các Ngân hàng thương mại. Đây là một bộ phận trực thuộc Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà Nước, do đó có rất nhiều lợi thế trong việc thu thập thông tin. Tuy nhiên, hạn chế trong thông tin của trung tâm là chỉ mới cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình dư nợ quá hạn của doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại, các thông tin về thị trường, về kinh tế xã hội… đều không có. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cho trung tâm mới chỉ được các Ngân hàng thương mại Quốc doanh và các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thực hiện nghiêm túc, còn các Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh chưa thực sự tuân thủ chặt chẽ yêu cầu này. - Thông tin lấy từ các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, địa phương, qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. - Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý kinh tế và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng như Tổng cục thống kê, Tổng cục Thuế, Bộ Kế hoạch đầu tư, Uỷ ban vật giá Chính phủ, các tổ chức hiệp hội ngành nghề để tạo nguồn thông tin không chỉ về tín dụng mà còn cả thông tin về thị trường. Thực tế hoạt động tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cho thấy Ngân hàng mới chỉ tập trung vào các thông tin về dư nợ tín dụng và nợ qúa hạn của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại cũng như tình hình thanh toán trả nợ của khách hàng đến thời điểm vay vốn mà chưa chú ý đến các nguồn thông tin khác. Chính vì vậy mà hiệu quả của thông tin tín dụng không được khai thác hết, gây lãng phí và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu thẩm định dự án đầu tư và quyết định tín dụng. Để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng phục vụ việc cho vay, Ngân hàng cần phải: + Chủ động, tích cực trong việc khai thác thông tin một cách đa dạng, chính xác đầy đủ, kịp thời đáp ứng cho việc thẩm định và quyết đinh đầu tư. + Bên cạnh việc thu thập,cần tiến hành phân tích, xử lý thông tin có được theo các mảng về thị trường, giá cả, về chính sách… Trong việc khai thác thông tin cũng cần có sự định hướng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng để quá trình xử lý thông tin khi phân tích rủi ro đạt được hiệu quả. + Thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền, các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề, thị trường có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng . 3.2.2.7/ Luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có phương pháp phòng ngừa hữu hiệu. Rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung dài hạn lớn hơn, đáng kể hơn rất nhiều so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng trung dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với Ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ. Bởi vì mức độ của khoản vay trung dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay, Ngân hàng và cả các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức quan trọng,cần thiết đối với Ngân hàng . Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng càng cao. Đương nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không chỉ trước khi phán quyết mà cả trong suốt quả trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay. Vì vậy, khi tính toán nguồn gốc trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án là lạc quan nhất và phương án trung bình nhất. Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất để xem xét. Nếu phương án này vẫn trả được nợ và lãi vay Ngân hàng trong giới hạn cho phép thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay được duyệt. Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh thì Ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng không tuỳ tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là "Bùa hộ mệnh" trong cho vay, không thể coi là chiếc chìa khoá an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chìa khoá an toàn cuối cùng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía Doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp 3.2.2.8/ Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn Ngân hàng hiện nay đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết nợ quá hạn. nhưng hiện nay tình trạng gia hạn, giãn nợ vẫn rất phổ biến trong Ngân hàng vì thế Ngân hàng cần tỉnh táo để mất kiểm soát đối với nguồn gốc món nợ và tình trạng dự án hiện tại. Lâu nay cán bộ Ngân hàng rất dễ dãi cho ra hạn và giãn nợ đối với khách hàng mà không lường trước hậu quả vì thế Ngân hàng cần phải thận trọng không để cán bộ tín dụng vì thi đua chạy theo thành tích mà cho gia hạn nợ giãn nợ bừa bãi. Để nợ quá hạn được xử lý nhanh chóng kịp thời. 2.3.2.9/ Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát. Công tác kiểm tra,kiểm soát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác quản trị điều hành. Muốn vậy, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát theo hướng: - Hoàn thiện, củng cố, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực sang làm công tác kiểm tra kiểm soát. - Đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra,kiểm soát thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ Trong công tác này, Ngân hàng có thể tiến hành như gửi cán bộ tín dụng định kỳ xuống giám sát, mỗi lần gửi nên gửi một cán bộ khác nhau để tránh xảy ra tình trạng cán bộ tín dụng có thể móc ngoặc với bên đi vay đồng thời tránh cái nhìn chủ quan của một cán bộ tín dụng. Hay Ngân hàng đổi chéo các chi nhánh với nhau chi nhánh này kiểm tra chi nhánh kia. Và phải chịu trách nhiệm với rủi ro xảy ra với khoản vay. *Một số giải pháp khác. 1/ Triển khai chương trình đổi mới công nghệ. Công nghệ là phương tiện và chìa khoá nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống. Để triển khai các đề án trong chương trình đổi mới công nghệ cần phải có sự chỉ đạo cụ thể, tuyển hoặc đào tạo những các bộ có chuyên môn thực hiện. Đề ra các thứ tự ưu tiên cho các dự án để tránh dàn trải. Công nghệ tốt, trang thiết bị hiện đại giúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ để vừa làm tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo ra quyết định chính xác, làm tăng tín cạnh tranh Ngân hàng . Cần có trang web riêng của mình để rút ngắn khoảng cách giữa Ngân hàng với khách hàng. Thông tin hai chiều được phản hồi nhanh chóng, liên tục. Khách hàng có thể góp ý kiến trực tiếp để Ngân hàng điều chỉnh. Mặt khác ,làm tăng cường vị thế, hình ảnh, của Ngân hàng trên thị trường. Làm tiền đề cho hoạt động Ngân hàng điện tử sau này. bởi không lâu nữa hoạt động Ngân hàng điện tử là tất yếu, Ngân hàng cần từng bước cho khách hàng làm quen với hoạt động này. Để đến khi áp dụng thực tế giảm ngắn giai đoạn thử nghiệm. 2./ Tăng cường giờ giao dịch chính thức. Hiện nay Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đang thực hiện giao dịch theo giờ hành chính ngày thứ bảy , chủ nhật nghỉ do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn thiếu sức cạnh tranh. Những ngày nghỉ, giờ buổi tối là những thời điểm nhạy cảm để dễ dàng huy động vốn từ các cá nhân có tiền nhàn rỗi nhưng không có thời gian. Và cũng là biện pháp tăng cường hình ảnh của Ngân hàng . Thông qua tăng cường chất lượng dịch vụ. kết luận Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết để nâng cao vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế, đồng thời góp phần làm lành mạnh và phát triển hệ thống tài chính. Tăng vị thế của Ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế, cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng tín dụng trung dài hạn đang có những xấu làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế. Vì vậy, ngoài vần đề phải tăng trưởng nhanh chóng để tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần thì Ngân hàng vẫn phải đảm bảo phải phát triển an toàn, lành mạnh. Điều này thực sự là một thách thức với Ngân hàng. Vì thế, trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp huy động vốn trung dài hạn đảm bảo nguồn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, và vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng theo các tiêu chuẩn cho phép. Góp phần tạo tăng cạnh tranh trong tương lai khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hoàn toàn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH399.doc
Tài liệu liên quan