Lời nói đầu
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với chức năng chủ yếu: đi vay và cho vay. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, không có lợi nhuận thì không thể tồn tại được. Các hoạt động sinh lời của Ngân hàng thương mại rất đa dạng như: Đầu tư chứng khoán, đầu tư tín dụng, thực hiện dịch vụ thanh toán chuỷển tiền, phát hành hộ chứng khoán...Tuy nhiên hoạt động mang lại lơị nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng.ở hầu hết các Ngân hàng
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung - Dài hạn của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại lợi nhuận thu được riêng lĩnh vực hoạt động tín dụng chiếm 60% - 70%tổng lợi nhuận thu được.
Đối với các doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng có vai trò rất quan trọng. Nó giúp các doanh nghiệp giải quyết các nhu cầu về vốn. Có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi lên nhờ vốn tín dụng Ngân hàng.
Kể từ sau đại hội đảng lần thứ sáu Đảng và nhà nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc. Đó chính là chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã có chuyển biến cơ bản trong việc phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh ở tất cả các ngành. Từ khi chuyển đổi tới nay các doanh nghiệp nhà nứơc ở khu vực Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với thị trường nên cần nhiều vốn để tăng cường tài sản lưu động, tài sản cố định, tăng năng lực doanh nghiệp, Quá trình này không thể thực hiện được trong thời gian ngắn.
Là một Ngân hàng quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng công thương Ba đình là nơi huy động và cung cấp vốn phục vụ phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu Đảng và nhà nước đề ra. Đặc biệt là đầu tư vốn trung - dài hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Đây cũng là một trong những lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế. Việc phát triển kinh tế ra sao tuỳ thuộc vào sự phát triển của khu vực kinh tế này.
Trên thực tế, việc đầu tư cho khu vực kinh tế này còn gặp nhiều bức súc đối với các ngâng hàng thương mại quốc doanh nói chung và Ngân hàng công thương ba đình nói riêng. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Ngân hàng công thương ba đình tôi đưa ra một số suy nghĩ cá nhân của mình về chủ đề: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn của Ngân hàng công thương ba đình đối với các doanh nghiệp nhà nước”.
Bài viết này chia làm ba chương:
Chương I: Tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng trung - dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước.
Chương II: Thực trạng cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp nhà nước.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn của Ngân hàng công thương Ba Đình đối vớia doanh nghiệp nhà nước.
Do thời gian thực tập và hiểu biết có hạn bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ đang công tác tại các phòng ban trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình các cán bộ phòng tín dụng công nghiệp cùng với sự hướng dẫn nhiệt thành của PGS Mai Siêu đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài viết đúng thời hạn.
Chương I
tín dụng Ngân hàng và chất lượng tín dụng trung - dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước.
I. Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng.
1.Sự tồn tại khách quan của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Trong chế độ xã hội công xã nguyên thuỷ chưa có quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá và vay mượn, bởi vì chế độ công xã nguyên thuỷ khi lực lượng sản xuất còn ở một trình đọ thấp kém cùng với công cụ lao động hết sức thô sơ, do đó cuộc sống của con người lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào tự nhiên để tồn tại, mà sự phân công lao động chưa phát triển. Do lực lượng lao động sản xuất còn thấp kém nên xã hội chưa có sản phẩm dư thừa, chưa có dự trữ, tức là chưa xuất hiện vấn đề tư hữu về của cải. Khi lực lượng sản xuất phát triển cùng với sự phân công lao động xã hội thì con người không chỉ sản xuất đủ cho tiêu dùng mà còn có sự tích luỹ, dự trữ. Do đó, xuất hiện mầm mống của tư hữu (về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra), xã hội lúc này có sự phân chia kẻ giầu người nghèo và các giai cấp được hình thành cùng với sự hình thành chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và phân công lao động xã hội, sản xuất hàng hóa gắn liền với các hình thức vay mượn. Đó chính là nguồn gốc sâu xa của các quan hệ tín dụng sau này.
Như vây, có thể khẳng định tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá. Trong nền kinh tế có tồn tại sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hóa, tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là kết quả tất yếu, bởi vì nền sản xuất hàng hoá và mối quan hệ hàng hoá đã hình thành quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong xã hội.
Trong vòng tuần hoàn các mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ đó thì vốn tiền tệ là điều kiện đầu tiên của quá trình phát sinh và phát triển các quan hệ tín dụng. Ta có thể nhận thấy tính tất yếu của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường được quyết định bởi ba nhân tố sau:*Nhu cầu về điều hoà vốn.
ở mỗi doanh nghiệp có lúc thiếu vốn, có lúc thì thừa vốn nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tại một thời điểm luôn luôn có hiện tượng:
Một nhóm doanh nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng.
Một số doanh nghiệp khác lại cần vốn bổ sung tạm thời.
Sở dĩ hiện tượng này là do chu kỳ sản xuất và tính thời vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế không giống nhau, trong lúc đó tái sản xuất là mộtk quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình phát triển tái sản xuất xã hội đồng thời nó là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn. Chính điều này đòi hỏi tín dụng Ngân hàng với tư cách là cầu nôí giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn.
Hiện nay tái sản xuất là quá trình thường xuyên mở rộng và phát triển, vì vậy đòi hỏi phải đầu tư bằng vốn tiết kiệm. Nhu cầu đầu tư này là nhu cầu tăng thêm tài sản cố định và tài snả lưu động. Đẩi với các doanh nghiệp, lợi nhuận tích luỹ đầu tư có giới hạn vì vậy muốn thực hiện được nhu cầu mở rộng sản xuất cần phải nhờ thêm nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trong xã hội. Nguồn vốn đó bao gồm nguồn vốn tiết kiệm của các doanh nghiệp các cái nhân và ngân sách nhà nước.
Thông thường các khoản tiết kiệm được dùng cho mục đích tương lai, trong thời gian chưa thực hiện mục đích đã định người chủ của vốn tiết kiệm có thể cho vay, đâu tư chứng khoán hoặc gửi vào các tổ chức tín dụng (đặc biệt là tổ chức tín dụng Ngân hàng). Như vậy, ở đây tín dụng xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư, đóng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
*Do quyền lợi: trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có nhiều chế độ sở hữu khác nhau về vốn và các nguồn vốn này hoàn toàn độc lập với nhau. Để có thể điều hoà vốn giữa các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người khác (chủ sở hữu) phải thông qua quan hệ tín dụng Ngân hàng có vay có trả. Trong đó Ngân hàng đóng vai trò là trung gian trong nền kinh tế, Ngân hàng tạo ra tín dụng giúp cho nhà kinh doanh có điều kiện mở rộng sản xuất, Ngân hàng giúp các tổ chức sản xuất kinh doanh quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
*Do yêu cầu của chế độ hạch toán.
Đơn vị kinh doanh phải chủ động về vốn cố định và vốn lưu động, chủ động xác định nhu cầu vốn của mình để điều hoà vốn một cách hợp lý nhằm chủ động trong kinh doanhvà tiêu thụ sản phẩm đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Trong quá trình kinh doanh, tín dụng Ngân hàng tạo vốn cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Tóm lại: để giải quyết về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế cần phải có tín dụng Ngân hàng. Sự tồn tại của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu.
2.Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng.
2.1.khái niệm tín dụng Ngân hàng.
Tiền thân của Ngân hàng thương mại xuất phát từ hoạt động của người thợ vàng. Những người thợ vàng ngoài việc chế tạo đồ trang sức mà còn đảm nhận việc giữ và bảo quản hộ vàng bạc để được hưởng khoản thù lao nhất định nào đó. Lúc đầu trong việc bảo quản, người thợ vàng phải đánh dấu họ tên người gửi vào thỏi vàng để sau này trả họ đúng số vàng đó. Về sau nhờ nhận biết tính vô danh của tiền tệ, những người thợ vàng chỉ xác định khối lượng và chất lượng của số vàng đã nhận giữ nó, để sau này trả đúng khối lượng và chất lượng cũ. Trong quá trình bảo quản, người thợ vàng nhận thấy có thể sử dụng một phần số tiền vàng mình giữ hộ để cho vay sinh lời. Sau này hoạt động nhận gửi và cho vay phát triển những người thợ vàng làm thêm việc thanh toán và chi trả cho người được hưởng. Đó là tiền thân của một Ngân hàng thương mại., Như vậy, Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có ba nghiệp vụ chính đó là: “nhận tiền gửi, cho vay và làm nghiệp vụ thanh toán”. Còn tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp và cá nhân. Cụ thể hơn, tín dụng Ngân hàng cũng có thể được hiểu là khoản cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế hay chính phủ. Các khoán cho vay này đến một thời điểm và với một mức lãi suất nhất định được quy đinh trong hợp đồng tín dụng sẽ được Ngân hàng thu hồi. Trên thực tế, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng, nhưng dù bất kỳ ở dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt là: Người sở hưũ một số tiền, hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thơì gian nhất định và đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn trả lại cho người sở hữu ở một giá trị lớn hơn, phần tăng thêm gọi là phần lời.
2.2.Phânloại tín dụng Ngân hàng.
Căn cứ vào mục đích hoặc việc sử dụng vốn vay gồm nhiều hình thức phong phú người ta chia tín dụng Ngân hàng là:
Cho vay bất động sản: là những khoản cho vay nhằm mục đích mua sắm đất đai nhà cửa.
Cho vay thương mại công nghiệp và nông nghiệp: là nhưng khoản cho vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh trong những ngành thương mại, dịch vụ, ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Cho vay cá nhân: là những khoản cho vay cá nhân hộ gia đình mà chủ yếu họ dùng để mua sắm hàng tiêu dùng cá nhân.
Cho vay khác và thuê mua: chủ yếu bao gồm các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính, chính quyền địa phương hay mua và chuyển nhượng các chứng khoán.
*Căn cứ vào thế chấp bao gồm:
cho vay có bảo đảm đựoc biểu hiện việc cho vay có cần giữ vật thế chấp nào đó như: bất động sản, nhà máy và máy móc, các hoá đơn có thể chuyển hoán được các cổ phiếu cong ty và các trái khoán, yêu cầu cơ bản của các tích sản này là chúng có thể bán được. Lý do chủ yêú đòi hỏi một khoản cho vay phải đựơc bảo đảm là nhằm tạo điều kiện cho người vay giảm bớt rủi ro mất mát trong trường hợp người vay không muốn hoặc không thể trả nợ vay khi đáo hạn. Bảo đảm không có nghĩa là món nợ sẽ được hoàn trả vì Ngân hàng trong trường hợp này trở thành chủ nợ ưu tiên trong chi trả và cũng có quyền ưu tiên so với tất cả các chủ nợ khác trong trường hợp thanh lý các tích sản đã được thế chấp vào Ngân hàng, mà chủ yếu có tác dụng làm giảm bớt rủi ro.
Cho vay không có bảo đảm: có biểu hiện ngược lại với cho vay có bảo đảm. Phương pháp cho vay này dựa trên tính liêm khiết và tình hình tài chính của nguười vay, lợi tức có thể được trong tương lai và tình hình trả nợ trước đây. Trái với điều mà người ta vẫn tin, những khoản cho vay lớn nhất được một số Ngân hàng thực hiện lại được dựa trên cơ sở không đảm bảo. Một số công ty được các Ngân hàng xem là người vay chủ yếu trong trường hợp họ được hưởng nhiều lãi suất ưu đãi nhất. Những công ty ấy có cách quản lý hiệu quả, có các sản phẩm và dịch vụ được thị trường sẵn sàng chấp nhận có lợi nhuận tương đối ổn định và với một tài chính vững mạnh. Họ sẵn sàng cung cấp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính dễ dàng quyết định tình hình tài chính và theo dõi sự tiến bộ của họ. Nhiều cá nhân cũng được hưởng quyền này. Những người có nhà riêng, công ăn việc làm ổn định, trả nợ sòng phẳng thể hiện trên sổ sách theo dõi, thường được vay trên cơ sở không có bảo đảm.
*Căn cứ vào kỳ hạn nợ được quy định trong hợp đồng tín dụng người ta chia:
Cho vay ngắn hạn: được thực hiện cho một thời gian riêng biệt lên tới một năm hoặc trên cơ sở theo yêu cầu. Cho vay theo yêu cầu là khoản cho vay không có kỳ hạn nhất định, và phải được trả khi có yêu cầu vào bất cứ lúc nào. Đối với doanh nghiệp đây là khoản cho vay để bổ sung vốn lưu động và được hoàn trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Cho vay trung - dài hạn: bao gồm các khoản cho vay với thời hạn trên một năm.
* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả người ta chia:
Các khoản cho vay đựợc hoàn trả một lần: Nó được quan niệm như một khoản cho vay thẳng, nghĩa là hợp đồng yêu cầu hoàn trrả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng.
Cho vay trả góp: Nó đòi hỏi việc hoàn trả theo định kỳ có thể là hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm, nó được thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng. Nhờ vậy việc hoàn trả không trở thành gánh nặng lớn đối với người vay như trong trường hợp toàn bộ khoản cho vay phaỉ trả một lần.
* Căn cứ vào nguồn gốc người ta chia:
Khoản mục cho vay của Ngân hàng thương mại bắt nguồn từ bốn nguồn chủ yếu: trực tiếp từ người vay, qua việc mua các trái phiếu từ những người tiêu dùng, mua những khoản đóng góp trong những khoản cho vay có nguồn từ các Ngân hàng khác và việc mua các trái phiếu từ người bán thương phiếu. Cho đến nay những khoản cho vay có số lượng nhiều nhất được thực hiện trực tiếp từ người xin vay tại trụ sở Ngân hàng
2.3.Chức năng, vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế - xã hội
Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động của nền kinh tế -xã hội tuỳ theo tính chất, đặc điểm của nền kinh tế và vai trò của tín dụng Ngân hàng được thể hiện ở những mức dộ và khía cạnh khác nhau. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, vai trò của tín dụng Ngân hàng ngày càng được phát triển và hoàn thiện.
* Trong việc huy động vốn, tín dụng Ngân hàng đã khuyến khích các nguồn vốn nhàn rổi và tạm thời chưa sử dụng trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trên cơ sở đó cho vay các đơn vị cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để thực hiện quá trình kinh doanh tín dụng, Ngân hàng phải có nguồn vốn và trên cơ sở nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trong các doanh nghiệp nói chung hiện nay thường xuyên xuất hiện các nguồn vôn bằng tiền tạm thời chưa sử dụng, nhưng ở nhiều doanh nghiệp khác lại xuất hiện tình trạng thiếu vốn tạm thời để bổ sung.Tín dụng Ngân hàng được sử dụng như là một công cụ để giải quyết mâu thuẩn trên cung cầu tiền tệ.
Vai trò này của tín dụng Ngân hàng thể hiện ở mức độ khác nhau trong nên kinh tế chỉ huy và nên kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế chỉ huy và cơ chế bao cấp tài chính việc huy động vốn và cho vay không trở thành mục tiêu sống còn của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng luôn gắn liền với mục tiêu lợi nhuận. Do đó Ngân hàng phải thực sự tính toán đến hậu quả kinh doanh. Ngân hàng hoạt động với phương châm: "Đi vay để cho vay” Vì vậy mỗi Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh phải đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế quản lý đổi mới công nghệ và nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. Như vậy cùng với chính sách tiền tệ hoạt động của thị trường vốn, thị trường tiền tệ, tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
*Trong việc cung cấp vốn, tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Vốn là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiện tương thừa thiếu vốn thường xuyên xãy ra ở các doanh nghiệp. Bằng nguồn vốn huy động được thông qua hoạt động cho vay, và đầu tư, tín dụng Ngân hàng đã góp phần điều hoà trong toàn bộ nền kinh tế. Đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp hiện nay giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện dáp ứng vốn cho đầu tư phát triển.
*Tín dụng Ngân hàng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và mũi nhọn. nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường thông qua cộng cụ tài chính tín dụng sao cho sử dụng tài nguyên và sử dụng sức lao độngmột cách có hiệu quả nhất. Muốn phát triển tiềm năng thế mạnh về tài nguyên để chuyển hướng cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì không thể thiếu được vai trò của tài chính - tín dụng Ngân hàng.Tín dụng Ngân hàng tạo nguồn vốn bằng cách huy động các nguồn tiền nhàn rổi trong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và phù hợp với chỉ số trượt giá của đồng tiền để đầu tư vào các ngành,các công trình trọng điểm chiến lược đề ra.
Hình thức huy động vốn bằng nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng có ý nghĩa to lớn là không làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông nên không ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ và giá cả. Ngược lại, nếu nhà nước phát hành tiền giấy để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển các chương trình kinh tế mang tính chiến lược sẻ làm tăng khôí lượng tiền trong lưu thông gây nên quan hệ tiền - hàng mất cân đối sẻ trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả và đời sống xã hội.
Trong điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng ở nước ta hiện nay, những nghành được coi là yếu kém có thể kể như: Cơ khí chế tạo máy dệt, sản xuất giấy... Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như hàng ngoại nhập lan tràn tình hình giá cả trên thế giới có biến động... Còn phải kể đến những nguyên nhân chủ quan như máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý còn thầp... Tín dụng Ngân hàng không chỉ đầu tư vốn để các doanh nghiệp mua sắm đổi mới các thiết bị sản xuất cho phù hợp mà còn đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhăm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có thể vực dậy các nghành kinh tế này.
Bên cạnh việc viện trợ cho ngành yếu kém nhà nước còn cấp tín dụng cho các ngành kinh tế mũi nhọn như sản xuất hàng hoá xuất khẩu (nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ ), khai thác dầu khí, du lịch... việc phát triển các nghành này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
* Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, vấn đề cơ bản là phải thu hồi được vốn vay và có lợi tức. Do vậy khi sử dụng vốn vay Ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng đả ký, tức là phải đảm bảo trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiên khác nghi trong hợp đồng tín dụng. Qua đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả giảm chi phí sản xuất, tăng cường vòng quay vốn tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
*Tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển công ty cổ phần, một mô hình tổ chức doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu tập trung vốn đã đưa đến sự hình thành các công ty xí nghiệp cổ phần (các doanh nghiệp cổ phần). Doanh nghiệp cổ phần là loại hình doanh nghiệp dựa trên cơ sở góp vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cổ phiếu trái phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán. Với chủ trương của nhà nước phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội thì sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp cổ phần là một xu hướng không thể tránh khỏi trong nền kinh tế nước ta. Hơn nữa sự hình thành các doanh nghiệp cổ phần là một lối đi trong nền kinh tế “mở cửa” để thực hiện đầu tư nước ngoài vào nước ta, cũng là một yếu tố để nền kinh tế Viêt Nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta đang cổ phần hoá một số doanh nghiệp quốc doanh để hoàn thiện hệ thống công ty cổ phần. Qua thực tiển và quá trình thực hiện có thể thấy rõ một điều là sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần không thể tách khỏi vai trò của tín dụng Ngân hàng.
Khi thành lập doanh nghiệp cổ phần đòi hỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp và Ngân hàng có thể là một trong những cổ đông đóng góp có số vốn lớn đóng vào công ty. Mặt khác việc tăng vốn có thể thông qua nhiều biện pháp trong đó việc huy động vốn cổ phần thông qua Ngân hàng để phát hành cổ phiếu. Vì qua Ngân hàng việc phát hành và bán cổ phiếu được tiến hành thuận lợi hơn do Ngân hàng có quan hệ rộng rãi và có uy tín trong nền kinh tế.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc tăng giảm vốn kinh doanh là hiện tượng xẩy ra tất yếu trong các công ty cổ phần, các hiện tượng đó được giải quyết thông qua tín dụng Ngân hàng.
Tính dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Trong điều kiện hôm nay, phát triển kinh tế của một nước là luôn gắn liền với kinh tế thế giới. Trong mối quan hệ kinh tế, sự hợp tác bình đẳng đôi bên cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và khu vực đang phát triển rất đa dạng về cả nội dung và hình thức, cả về chiều rộng lẩn chiều sâu. Đó là nhân tố hết sức quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mổi nước đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. Việc đầu tư vốn nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là hai lĩnh vực hợp tác quốc tế thông dụng. Để thực hiện quá trình đó yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là vấn đề vốn. Tuy nhiên, hoạt động này phải có một lượng vốn lớn không một doanh nghiệp nào có thể đủ vốn. Vì vậy, tín dụng Ngân hàng sẽ là nguồn tài trợ đắc lực cho các nhà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ.
II. Tín dụng trung - dài hạn và chất lượng tín dụng trung - dài hạn.
1. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta.
1.1.định nghĩa doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Đồng thời là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Vai trò đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta gắn bó chặt chẽ với việc phát huy vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển. Vai trò ấy được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất: là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và đang nắm giữ nhiều ngành then chốt, trong đó có những ngành độc quyền như: Công nghiệp quốc phòng, Ngân hàng nhà nước, Bưu chính viễn thông... kinh tế quốc doanh góp phần hết sức quan trọng vào việc tạo ra sản phẩm cho xã hội vào nguồn thu ngân sách, tạo ra một nguồn lực đáng kể (cả hiện vật lẫn giá trị) trong tay nhà nước để điều tiết quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Nhà nước là một tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội. Hiệu quả hoạt động của nhà nước là hiệu quả hoạt động xem xét trên toàn xã hội trong một quá trình phát triển lâu dài. Kinh tế quốc doanh cùng với phần tiềm lực của nhà nước huy được từ các thành phần kinh tế khác tạo thành sức mạnh kinh tế có ý nghĩa quyết định đảm bảo hiệu quả trong toàn xã hội ấy. Có thể xảy ra những tình hướng cơ bản sau đây:
Có những ngành có vai trò quan trọng như những yếu tố bảo đảm tác nhân kích thích sự phát triển các ngành khác như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kết cấu hạ tầng nói chung. Song do tính chất của các ngành này mà các thành phần khác hoặc không đủ vốn hoặc là gặp khó khăn về mặt tổ chức quản lý trong việc thu hồi vốn, thu lãi nên không đầu tư. Tiềm lực kinh tế to lớn trong tay nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh với các thành phần kinh tế khác cần đầu tư vào ngành này, ở đây đầu tư vai trò chủ đaọ của quốc doanh được thể hiện như là yếu tố mở đường, kích thích cho toàn bộ sự phát triển theo định hướng nhất định.
Tất cả các thành phần kinh tế khác đều hoạt động trước hết vì mục đích thu lợi nhuận cho đơn vị của mình. Do vậy các doanh nghiệp ấy sẵn sàng rút lui khỏi những mặt hàng, những khu vực kinh doanh ấy rất quan trọng với quá trình tồn tại và phát triển xã hội. Nhiều trường hợp các thành phần khác vì lợi ích cục bộ trước mắt của mình mà làm thương hại đến lợi ích chung cơ bản, lâu dài của toàn bộ xã hội như: Tàn phá môi trường, làm hại cân bằng sinh thái... trong những trường hợp này vai trò chủ đạo hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước là ở chỗ nó đóng vai trò như một các van điều tiết bảo đảm sự thăng bằng các quan hệ, sự an toàn và hiệu quả cho toàn bộ quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba: Sự tồn tại các doanh nghiệp nhà nước là một yếu tố khách quan trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Khu vực kinh tế quốc doanh có chức năng làm công cụ cho nhà nước, chủ thể chính đại diện cho quyền lợi của toàn xã hội, cùng với chức năng điều tiết thông qua công cụ đòn bẩy kinh tế góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Thứ bốn: Tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ vị trí chiến lược của khu vực quốc doanh phải đảm nhận những lĩnh vực hoạt đọng có tính chất mũi nhọn của nền kinh tế những ngành độc quyền tự nhiênvà những ngành, những lĩnh vực có ý nghĩa lớn về các mục tiêu xã hội.
Chính vì những vai trò chủ đạo trên mà nền kinh tế không thể ổn định và phát triển nếu số đông các doanh nghiệp nhà nước không được ổn định và phát triển hoạt động hiệu quả.
1.2.thực trạng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở nước ta.
NĐ 38/HĐBT cho ra đời hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước. Năm1991 có 9832 doanh nghiệp nhà nước, thì đến năm 1999 chỉ còn 6264 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, chất lượng hoạt độngcủa các doanh nghiệp nay không được tốt, không có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận bình quân theo số vốn sử dụng qua các năm giảm dần, lợi nhuận đưa lại thấp hơn lãi vay Ngân hàng đồng thời hiệu quả sử dụng vốn giảm sút rõ rệt. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ được phân tích sau đây cùng với sự ảnh hưởng của nó đối với hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Một là: khi xem xét thành lập doanh nghiệp các cơ quan quản lý NN vẫn còn nương nhẹ các tiêu chuẩn trong NĐ 338 đã quy định, một số chủ doanh nghiệp muốn được công nhận phải chạy các ngành, đến khi ra đời đựơc thì các doanh nghiệp đã “kiệt sức”.
Hai là: hầu như nhà nước cho doanh nghiệp ra đời nhưng việc cấp vốn pháp định ban đầu lại không được quan tâm đúng mức, nhiều đơn vị vốn tự có không đáng là bao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Hơn nữa nhà nước chủ trương giao vốn cho các doanh nghiệp, hiện trạng doanh nghiệp này làm ăn ra sao thì chưa ai biết được.
Ba là: một số doanh nghiệp trình độ cán bộ chủ chốt chưa được phổ cập, giám đốc chưa tốt nghiệp đại học, kế toán mới có bằng trung cấp. Nhiều giám đốc vẫn tịnh tiến tưf thời bao cấp chuyển sang, chưa có tuyển chọn sàng lọc một cách khách quan. Bộ máy làm việc của các doanh nghiệp quá cồng kềnh, chi phí quản lý quá lớn, một số doanh nghiệp còn nặng phô trương hình thức, chưa quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân mà chỉ quan tâm đến việc xây dựng trụ sở đẹp, mua sắm xe ôtô sang trọng.
Bốn là: tính độc lập tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh chưa được thực hiện. Thực tế cho thấy chừng nào cơ quan chủ quản là các sở còn quản lý trực tiếp một số doanh nghiệp thì hoạt động trong doanh nghiệp bị chi phối nhiều mặt, mất tính độc lập. đã đến lúc từng bước sắp xếp lại, giảm các sở chủ quản làm chức năng nhà nước, còn chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh, nhân sự, bộ máy và giám đốc là của hội đồng quản trị, các thành viên trong doanh ngiệp toàn quyền quyết định.
Năm là: sự hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn bị bỏ trong một cơ chế tài chính sơ cứng. Một doanh nghiệp muốn tổ chức sảnt xuất kinh doanh có hiệu quả thì trong cơ câú vốn phải đạt được tỷ trọng hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động.
Năm 2000 dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước trên 60% tăng 22,5%so với năm 1999, tín dụng vốn lưu động chiếm 85% đến 90%, nếu hạch toán đầy đủ thì các doanh nghiệp vẫn thiếu vốn trong đó chủ yếu là vốn trung - dài hạn. Đó là số liệu đáng mừng nhưng cũng đáng lo cho nền kinh tế cũng như Ngân hàng.
Nguồn vốn để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tuỳ thực tế của mỗi doanh nghiệp có thể xin cấp vốn bổ sung, tìm kiếm đối tác liên doanh với nước ngoài, có thể bổ sung từ lợi tức sản xuất kinh doanh hoặc biện pháp là vay vốn các Ngân hàng TM. Theo ông Trần Công Bẩy - tổng cục trưởng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước thì đến nay bình quân một doanh nghiệp nhà nước có tổng số vốn vào khoản 17 tỷ VND. Trong đó vốn lưu động chiếm 20%, nhưng có tới 50% vật tư ứ đọng kém phẩm chất, công nợ khó đòi và lỗ chỉ còn 10% vốn hoạt động, còn lại là vốn cố định chiếm 80%. Vì vậy muốn đảm bảo sản xuất kinh doanh của mình thì chỉ còn biết trông chờ vào vay vốn Ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay, vai trò quan trọng nhất của Ngân hàng là bổ sung vốn thiếu kịp thời cho các doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ vì trong quá trình phát triển của tất cả các doanh nghiệp, luôn xảy ra một thực trạng là tích luỹ và nhu cầu đầu tư không cân đối nhau, nhu cầu đầu tư bao giờ cũng lớn hơn nhu cầu tích luỹ.
Vốn đầu tư trung - dài hạn cho các doanh nghiệp nhà nước không chỉ bó hẹp trong việc dùng để đầu tư vào tài sản cố định là phải bổ sung một phần cho vốn lưu đông khi mà các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang thiếu vốn lưu động một cách trầm trọng những số liệu sẽ được chứng minh ở dưới đây. Theo một tài liệu được công bố gần đây: năm 2000 nhà nước hỗ trợ 1000 tỷ VND cho doanh nghiệp nhà nước. Số doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ khoảng 35% (trên 2000 doanh nghiệp). Trong đó các tổng công ty nhà nước chiếm 65%, ba vùng kinh tế trọng điểm 54%, bình quân là 49 triệu đồng cho một doanh nghiệp thật quá nhỏ bé so với yêu cầu và nhiệm vụ được giao trong nền kinh tế. Cùng với nó là 50% vốn lưu động đang trong tình trạng "bất động" đã làm việc thiếu vốn lưu động càng u ám hơn và công nợ vượt quá xa mức bình thường.
1.3. Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà ._.nước hiện nay.
Vốn tín dụng trong nền kinh tế nước ta không chỉ đóng vai trò nguồn vốn bổ sung vốn tự có của doanh nghiệp mà chiếm tỷ trọng cao so với vốn kinh doanh của Ngân hàng. đặc biệt tính chung cho khoảng 6000 doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng chiếm tới 70% tài sản và 55% đến 90% vốn luân chuyển của doanh nghiệp đó. Trong khi đó nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách chỉ có 8% so với GDP, vốn tự tích luỹ không đáng kể... nên vốn kinh doanh đều trông chờ vào Ngân hàng không riêng chỉ vốn ngắn hạn mà cả vốn trung - dài hạn.
Theo báo cáo cuả Ngân hàng côngthương Việt nam năm 2000 dư nợ tín dụng tập trung cho doanh nghiệp nhà nước trên 60% tăng 22,5% so với năm 1999 vốn hoạt động chủ yếu là vốn tín dụng gấp nhiều lần vốn tự có (ít nhất là 3-4 lần). Chính vì vậy khi doanh nghiệp rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến Ngân hàng và hoạt động Ngân hàng co lại sẽ ảnh hưởng ngay tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tính đến tháng 9 năm 2000, dư nợ 74 tổng công ty là 13600 tỷ đồng chiếm 1/4 tổng dư nợ của nền kinh tế, gấp 5 lần vốn điều lệ, doanh số cho vay 20400 tỷ đồng, bình quân một tổng công ty là 276 tỷ đồng để thu mua lương thực, lúa tạm trữ và xuất khâủ trên 5589 tỷ đồng, cho vay trung dài hạn trên 270 dự án chỉ định cua chính phủ là 2100tỷ đồng đạt trên 70% kế hoạch (2100/2300), các dự án do Ngân hàng lựa chọn xem xét dự kiến thực hiện trên 2000 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch.
Từ những nguồn thông tin trên chứng minh rằng Ngân hàng đặt lợi ích của nền kinh tế và sự trường tồn của doanh nghiệp nhà nước trên lợi ích của ngành đã cấp tín dụng vượt quá khả năng nội tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy đã làm mất đi bản chất vốn có của tín dụng là vốn bổ sung.
2. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước.
Theo quyết định số 200/QĐ/Ngân hàng ra 28/6/2000 quy định rằng: "tín dụng trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn là loại cho vay có thời hạn từ 5năm trở nên, nhưng thời gian cho vay tối đa bằng thời gian khấu hao cần thiết của tìa sản hình thành vốn vay".
2.1. Sự cần thiết của tín dụng trung - dài hạn.
Tín dụng trung - dài hạn nhằm thoả mãn những nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất của một doanh nghiệp và một phần vốn lưu động tối thiểu của một doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng trung - dài hạn thường xuyên phát sinh do các doanh nghiệp thường xuyên tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới các phương tiện vận chuyển, kỹ thuật, tin học... Có thể nói rằng tín dụng trung - dài hạn sử dụng cho việc mua sắm tài sản cố định để nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường mới, là người trợ thủ đắc lực của các doanh nghiệp trong việc thoả mãn cơ hội kinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất, gia tăng lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Khi cơ hội sản xuất không còn thì vốn được hoàn trả cho Ngân hàng cho vay. đó là một ưu thế cuả vốn trung - dài hạn. Nó linh hoạt hơn các hình thức huy động vốn dài hạn khác như: Trái phiếu, cổ phiếu. Hơn nữa việc vay vốn trung - dài hạn tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, đăng ký chứng khoán...
Kỳ hạn của khoản cho vay định kỳ dễ điêù chỉnh so với kỳ hạn nhu cầu về vốn của người vay. Với khoản cho vay trung - dài hạn họ có thể thu lợi tức mà không mất sự kiểm soát đối với hãng đó hoặc phải đối phó với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi khi vốn không còn cần thiết nữa. Cũng thế, cho vay trung - dài hạn ngược lại với cho vay ngắn hạn bổ sung, doanh nghiệp không phải hoàn trả lại toàn bộ khoản vay một lần, thay vào đó các khoản trả nợ được thực hiện theo một thời điểm, dựa trên dự báo nguồn tiền mặt của doanh nghiệp trong thời gian khoản cho vay được thực hiện.
Một lý do khác cho sự phát triển cho vay trung - dài hạn là nhu cầu gia tăng của người vay về khoản vay daì hạn. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp lớn thấy được lợi nhuận đáng kể trong cho vay trung - dài hạn. Ví dụ có thể tìm thấy vốn ở Ngân hàng hơn là vốn phát hành ở các chứng khoán mới, khi các các điều kiện trong thị trường chứng khoán không thích hợp cho sự thích hợp cho sự phát hành. Tuy nhiên, khi các điều kiện trong thị trường vốn gia tăng họ có thể phát hành chứng khoán cho công chúng và sử dụng lợi tức hay một phần lợi tức để chi trả cho các khoản vay trung - dài hạn đả thương lượng vào một thời điểm trước đó.
Hệ thống Ngân hàng thương mại là một hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm trong nắm bắt thị trường có kinh nghiệm thẩm định các dự án, các chương trình đầu tư cho vay, việc các Ngân hàng thương mại tài trợ vốn chung - dài hạn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo tính chất hiệu quả của quản lý vĩ mô về mặt tốc độ và cơ cấu sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp vì ngân hàng cho vay có thể soạn thảo giúp các doanh nghiệp các dự án đầu tư, có thể tư vấn cho các doanh nghiệp về đầu tư và giúp đỡ các doanh nghiệp trong các quan hệ thanh toán với khách hàng, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng.
2.2.Lãi suất của tín dụng trung - dài hạn
Nhà quản lý Ngân hàng không thể xem nhẹ việc định giá khoản cho vay bởi vì cho vay đem lại khoản lợi nhuận Ngân hàng lớn nhất. Chính sách cho vay phải có đường lối chỉ đạo đầy đủ được viết ra, bao gồm việc định lãi suất cho tất cả các loại hình cho vay. Nhân viên tín dụng phải dựa trên chính sách và không bị ép buộc bởi thương lượng lãi suất trên mổi khoản vay.
Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất của các công cụ trên thị trường tiến tệ, chẳng hạn như: Ngân phiếu, thương phiếu ở chổ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơh là được quyết định trong một thị trường được tổ chức sẵn.
Lãi suất cho vay trung dài hạn nói chung cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn do kém lưu hoạt và có nhiều rủi ro. Lãi suất của các khoản cho vay trung - dài hạn là thường thấp hơn lãi suất đối với những khoản cho vay nhỏ do chi phí cho vay và điều hành một khoản cho vay không tăng tương ứng với mức gia tăng về khôí lượng của khoản cho vay và do những khoản cho vay lớn thường được thực hiện đối với các doang nghiệp.
Lãi suất cho vay trung - dài hạn có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, nhưng cũng có thể quy định một lãi suất biến đổi lên hoặc xuốn tuỳ thuộc sự biến động của thị trường. Mục đích chính của việc thay đổi mức lãi suất này chủ yếu đối với nhữngkhoản cho vay lớn để phòng ngừa những rủi ro xảy ra cho hoạt động Ngân hàng. Các điều khoản về lãi suất biến đổi thường bao gồm lãi suất cao nhất và thấp nhất, để lãi suất không thể nằm ngoài phạm vi quy định. Ví dụ nếu khoản cho vay được thực hiện khi lãi suất quy định là 12%, lãi suất ban đầu có thể là 12.5% để giử cho mức lãi suất ở mức 0.5 điểm trên mức lãi suất cơ bản nhưng không bao giờ vượt quá 14.5% hoặc dưới 10.5%. Lãi suất cho vay chung dài hạn ở Việt Nam trong thời gian qua thực hiện theo khung lãi suất do thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định ở mức lãi suất "trần", thường bằng lãi suất huy động vốn với chi phí Ngân hàng (thông thường không quá 3% ) Theo quy địnhvà được hai bên vay và cho vay thoả thuận. Chúng ta không thực hiện một biểu lãi suất cứng nhắc như là quy định một mức cụ thể đối với từng thời hạn cho vay mà quy định các Ngân hàng thương mại thực hiện một mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là 0.35% /1 tháng.
Nói tóm lại để định giá các khoản cho vay trung - dài hạn các Ngân hàng thương mại cần xem xét các yếu tố sau :
- Chi phí dùng để huy động vốn (lãi suất huy động vốn)
- Chi phí quản lý Ngân hàng
- Các chi phí liên quan đến việc điều hành các khoản cho vay. Chi phí này thuộc quy mô các khoản cho vay, số lượng điều tra tín dụng cần thực hiện, chi phí bảo quản và duy trì sự kiểm soát vật thế chấp và chi phí để thu nợ.
- Rủi ro tín dụng các khoản cho vay.
- Rủi ro lãi suất của khoản cho vay.
- Mức lãi có thể chấp nhận đối với người vay từ nguồn vốn cạnh tranh bao gồm người cho vay và các thị trường trái phiếu, thương phiếu.
- Toàn bộ mối quan hệ giưa Ngân hàng với người vay, điều này bao gồm lãi suất thu được ở số dư tiền gửi của người vay cũng như các chi phía nảy sinh trong việc thực hiện các dịch vụ như chi trả séc và thu ngân các khoản được ký thác cho người vay.
-Lợi tức có thể thu được từ các nguồn đầu tư khác.
-Lợi tức của Ngân hàng.
3. Chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng là hai cặp phạm trù kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau và đối ngược nhau.
Nói đến chất lượng tín dụng chính là việc xem xét mức độ an toàn của klhoản cho vày là cao hay thấp, cụ thể hơn chính là khả năng thu hòi lãi và vốn trong tương lai để đưa ra kết luận là khoản cho vay có chất lượng cao hay thấp. Trong nền kinh tế thị trường, đây là phạm trù kinh tế mà các Ngân hàng thường quan tâm đến nhiều hơn cả bởi tính chất cố hữu của nó là đảm bảo an toàn cho các Ngân hàng. Chúng ta thấy rằng, về bản chất kinh tế thì chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng có một điểm rất giống nhau đó là đề cập đến khả năng thu hồi lãi và vốn của các Ngân hàng, nhưng một điểm khác nhau, đối nghịch nhau ở chỗ là việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng là việc hạn chế rủi ro tín dụng. Chính vì vậy chúng ta đề cập đến phạm trù chất lượng tín dụng thì cũng là lúc chúng ta đang xem xét vấn đề rủi ro tín dụng.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng được thực hiện ở hai loại ngắn và trung - dài hạn. Tuy nhiên do tính chất quan trọng của tín dụng trung - dài hạn nên các Ngân hàng thường tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn. Thời hạn thu hồi vốn của các khoản tín dụng này thường dài hơn và rủi ro hơn sao với tín dụng ngắn hạn, nên việc đánh giá chất lượng tín dụng cần phải được chặt chẽ hơn. Do đó, cũng như khái niệm chung về chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn cũng đồng nghĩa vơí việc hạ thấp tối đa rủi ro tín dụng trung - dài hạn. để nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng Ngân hàng trước hết cần phải thấy được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung - dài hạn nói riêng, để từ đó có những cách giải quyết sao cho hiệu quả tín dụng cao nhất. Theo lập luận ở trên, có thể hiểu rằng đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng và cùng với nó chính là việc giải quyết những nguyên nhân này sao cho rủi ro tín dụng thấp nhất. Qua đó chúng ta thâý được toàn bộ bối cảnh về mối liên hệ mật thiết giữa chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Đôi khi cặp thuật ngữ: "nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng" và "nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng" được sử dụng ở dưới đây được đồng nghĩa với nhau và được hiểu như nhau 3.1.Hệ thống các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Đề cập đến nguyên nhân này có ý nghĩa là nói đến toàn bộ các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhưng nằm ngoài khả năng điều tiết kiểm soát của hệ thống Ngân hàng nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung. Cính vì vậy, khả năng giảm ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro này nói chung là rất hạn chế. Thuộc hệ thống nguyên nhân này bao gồm:
-Do thiên tai, dịch bệnh,tai nạn đột ngột, dịch hoạ...gây ra.
-Nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động hệ thống NH, trong khi vốn, năng lực quản lý,cơ sở pháp lý không thay đổi kịp với tốc độ phát triển. Nguyên nhân này xuất phát từ sự giàng buộc lôgic giữa chất và lượng trong sự phát triển. Nếu lượng thay đổi quá nhanh, vượt quá sự biến đổi về chất thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả không tuân theo quy luật.
-Môi trường kinh tế thế giới thay đổi, tỷ giá hối đoái và các luồng tiền vốn trở nên mát ổn định bấp bênh. Nguyên nhân này có thể dẫn đểnủi ro đối vớicác hoạt dộng Ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Để lý giải tại sao môi trường kinh tế thế giới thay đổi, tỷ giá... và các luồng vốn tư nhân mất ổn định, bấp bênh lại lệ thuộc hệ thống các nguyên nhân khách quan, bát khả kháng có thể xuất phát từ xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
-Chất lượng quản lý doanh nghiệp cũng là một tất yếu phải nói đến các tổ chức hoạt động không phù hợp với quy mô hoạt động doanh nghiệp và không đáp ứng được đòi hỏi của hệ thống tín dụng lành mạnh. Sự không tương ứng giữa chất lượng quản lý doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với quy mô hoạt động và các đòi hỏi của một thị trường tín dụng lành mạnh cũng là một nguyên nhân khá phổ biến nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng và làm giảm chất lượng tín dụng.
3.2. Các nguyên nhân chủ quan.
Đây là các nguyên nhân do chính các Ngân hàng gây ra. Chúng ta có thể kể đến như sau:
+ Chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế liên quan đến tín dụng như: quy trình nghiệp vụ tín dụng, hay quy chế an toàn tín dụng.
+ áp dụng các biện pháp lấy nợ để nuôi nợ một cách không thích hợp.
+ Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn thấp. Điều này biểu hiện ở hai yếu điểm sau:
Khả năng nghiệp vụ.
- Đánh giá hiệu quả dự án không thích hợp.
- Định kỳ hạn nợ khônh phù hợp.
Khả năng tư vấn.
Đối với cán bộ tín dụng, trình độ kiến thức tổng hợp là rất cần thiết. Do môi trường kinh tế rất phức tạp và thường xuyên biến dộng, việc nắm bắt, phân tích tình hình, tìm các giải pháp kịp thời để giúp Ngân hàng xử lý nhanh nhạy, kịp thời thích ứng với những biến đổi cụ thể của thị trường là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngưà nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Và cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, để có thể phát triển lành mạnh, nhà cung cấp không những chỉ phản ứngvới những thay đổi về nhu cầu thị trường, mà còn phải biết khai thác và mở rộng nhu cầu thị trường, nói cách khác là phải biết mở rộng môi trường hoạt động.
+ Sự bành trướng tín dụng củahệ thống Ngân hàng.
Để theo đuổi mục tiêu này,cùng đồng nghĩa với việc các Ngân hàng chỉ quan tâm đến số lượng tín dụng mà không chú ý đến chất lượng của nó. Việc mở rộng tín dụng quá mức đòi hỏi các Ngân hàng cũng phải nâng cao khả năng hoạt quản lý tín dụng,nếu không có sự phát triển cân đối này tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng dần dần bị sa sút nghiêm trọng. Có thể nói rằng,chất lượng và số lượng tín dụng tỷ lệ nghịch với nhau nếu không có sự phát triển đồng bộ trong hoạt động quản lý Ngân hàng.
+Sự chủ quan quá trình tin tưỏng vào người vay.
Ngân hàng thiếu sự giám sát đầy đủ với các khách hàng đã có quan hệ lâu dài với mình (khách hành truyền thống). Đồng thời, việc nắm bắt thông tin không chính xác dễ có những đánh giá sai lệch về khách hàng.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung - dài hạn nói riêng. Vì vậy, các Ngân hàng thương mại muốn theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cần phãía định rủi ro của từng khoản cho vay trung - dài hạn,đánh giá mức độ tin cậy của người vay trong việchoàn trả nợ vay thông qua một biện pháp gọi là phân tích tín dụng, đồng thời các Ngân hàng TM còn đưa ra những nguyên tắc riêng trong nghiệp vụ cho vay, cụ thể làcho vay trung - dài hạn, cuối cùng mới đưa ra quyết định cho vay hay không.
4. Nguyên tắc cho vay trung - dài hạn.
Việc sử dụng vốn vay trung - dài hạn phải tuân theo nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích. Muốn vay vốn trung - dài hạn người vay phải soạn thảo dự án, chương trình sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng,đầy đủ,việc sử dụng vốn theo đúng mục đích cụ thể. Dự án đầu tư phải phân chia các khoản mục sử dụng vốn một cách chi tiết để Ngân hàng cho vay có thể thẩm định được khả năng trả nợ của dự án. Các khoản mục sử dụng vốn trung - dài hạn có thể gồm: chi phí mua đất, thuê đất chi phí xây dựng nhà xưởng, chi phí mua sắm máy móc thiết bị chi phí mua công nghệ sản xuất hoặc một bộ phận vốn lưu động tối thiểu.
Mục tiêu của dự án,chương trình sản xuất phải nằm trong chương trình phát triển kinh tế chung của địa phương, của vùng, của nhả nước. Để đảm bảo cho dự án, chương trình vay vốn đựơc thực hiện cho dự án, chương trình vay vốn phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và thông qua cho phép thực hiện.
Đối với các phương án cải tiến kỹ thuật công nghệ, mở rộng sản xuất cũng cần phẩi xem xét kỹ mục đích của việc sử dụng vốn một cách chặt chẽ bởi vì, ban lãnh đạo doanh nghiệp vay vốn và Ngân hàng cho vay nhằm tránh sử dụng vốn vay cho mục đích khác không nằm trong phương án vay vốn.
Thứ hai việc sử dụng vốn vay trung - dài hạn phải có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Một dự án, chương trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả thấp không được vay vốn để thực hiện,vì nó sẽ dẫn đến vịêc hoàn trả vốn khó khăn và gây hậu quả xấu cho nền kinh tế.
Sử dụng vốn vay có hiệu quả được thể hiện ở khả năng hoàn trả vốn của bên vay đúng thời hạn. Do vậycác dự án, các chương trình sản xuất kinh doanh phải được thực hiện qua các chỉ tiêu như lợi nhuận hàng năm,hệ số lợi nhuận trên doanh thu,hệ số lợi trên vốn đầu tư...
Cuối cùng là nguồn vốn cho vaycủa các Ngân hàng thương mại là nguồn vốn có kỳ hạn,do vậy các Ngân hàng thương mại không thể cho vay các nhà sản xuất kinh doanh vô thời hạn.Thời hạn vốn vay phụ thuộc vào tính chất đặc điểm của chu kỳ sản xuất kinh doanh sản phẩm và thời gian công trình, công nghệ sản xuất...
Một công nghệ sản xuất nhanh lạc hậu thì thời gian sống của sản phẩm cũng sẽ ngắn và do vạy thời gian hoàn vốn cũng phải ngắn.
Chương II
Thực trạng cho vay trung - dài hạn của chi nhánh Ngân hàng công thương ba đình đói với doanh nghiệp nhà nước - Xét từ giác độ chất lượng tín dụng.
I.Khái quát về Ngân hàng CÔNG THƯƠNG Ba Đình.
1.Sự phát triển của Ngân hàng từ trước đến nay.
Tháng 6/1988 theo quyế dịnh của hội đồng bộ trưởng hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại với mục tiêu là tăng cường chức năng của Ngân hàng NN chức năng thương mại được giao cho Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng CT. Tiền gửi các quý tiết kiệm đựoc phân bổ cho Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng CT. Theo pháp lệnh Ngân hàng công bố ngày 24/5/1990,Ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống Ngân hàng hai cấp và Ngân hàngCT là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh ở nước ta với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện.
Như vậy lịch sử hình thành Ngân hàng CTBa Đình gắn liền với lịch sử ra đời của Ngân hàng thương mại Việt Nam kể từ năm 1988. Thực ra Ngân hàngCT Ba Đình được thành lập năm 1961.Từ khi thành lập đến ngày 1/1/1988 chi nhánh Ngân hàng Ba Đình là đơn vị trực thuộc Ngân hàngNN thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ của một Ngân hàng cơ sở trong thời kỳ bao cấp. Ngân hàng đảm nhiệm các công tác huy động vốn tiết kiệm của nhân dân trong khu vực và nhiệm vụ cung ứng tiền mặt cho tất cả các cơ quan sự nghiệp hành chính trung ương, địa phương trên địa bàn và làm nhiệm vụ tín dụng phục vụ tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ. Gánh nặng lúc bấy giờ là phải thường xuyên lo đủ tiền mặt cho nhu cầu chi tiêu trên địa bànQuận,nơi tập trung nhiều cơ quan trung ương Đảng và chính phủ.Nguồn thu tiền mặt qua khâu tiết kiệm lớn hơn phải xin hỗ trợ của Ngân hàngNN trung ương và Ngân hàng thành phố Hà Nội.
Sau nghị quyết 53/HĐBT,Ngân hàngCT Ba Đình trực thuộc chi nhánh Ngân hàngCT Hà Nội được phép bàn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và Quân đội sang kho bạc nhà nước đảm nhiệm để bước sang một giai đoạn mới mẻ của nghiệp vụ Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng.
Từ tháng 7/1988 các Ngân hàng thương mại chính thức thành lập với chức năng kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Song, từ khi thành lập cho đến hết quý I năm 1996 Ngân hàng côngthương Việt nam thực hiện mô hình ba cấp, chi nhánh Ngân hàngCT Ba Đình trực thuộc hạch toán chung và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ngân hàngCT thành phố Hà Nội.
Đến tháng 1/1997 theo quyết định số 93/Ngân hàngCT-TCCB của tổng giám đốc Ngân hàng côngthương Việt nam, các Ngân hàng thành phố Hà Nội trên địa bàn được nâng cấp thành Ngân hàng trực thuộc Ngân hàngTW. Quyết định 108,109,416 QĐ/Ngân hàng côngthương Việt nam đã thực sự thúc đẩy các Ngân hàng hoạt động năng động hơn trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, đảm bảo bù đắp chi phí có lãi và đồng thời trong nhận thức công tác cán bộ Ngân hàng đã có chủ động cụ thể.
Như vậy, cho đến nay Ngân hàngCT Ba Đình là một chi nhánh trong số 93 chi nhánh Ngân hàng công thương Việt nam. Lấy mốc ra đời và trưởng thành từ 7/1988 đến 7/2001 Ngân hàng CT Ba Đình đã kỷ niệm 10 năm thành lập với nhiều kết quả đáng khích lệ,xứng đáng là một trong lá cờ đầu của hệ thống Ngân hàng côngthương Việt nam.
2. Cơ cấu tổ chức, đặc điểm môi trường hoạt động của Ngân hàngCT Ba Đình.
Ngân hàng CT Ba Đình, địa chỉ 126 Đội Cấn, là một trong số các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô, mặc dù vậy môi trường hoạt động của các Ngân hàng có nhiều khó khăn không thuận lợi như các Ngân hàng khác. Quận Ba Đình nơi Ngân hàng hoạt động chính là một Quận có ít đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt ít các đơn vị ngoài quốc doanh, chủ yếu là các tổng công ty, các cơ quan hành chính nhà nước. Dân cư trên địa bàn rất đông đúc (gần 30vạn người) nhưng hoạt động kinh doanh cá thể thì không nhiều bởi đay là Quận có nhiề cơ quan trung ương Đảng và chính phủ. Với địa bàn như vậy năm 1996 trở về trước hoạt động của Ngân hàngCT Ba Đình yếu ớt, trầm lặng, khách hàng thưa thớt,vốn không có thị trường tiêu thụ. Đồng thời Thành phố Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều Ngân hàng: Bốn hội sở Ngân hàng thương mạiTƯ, 18 chi nhánh Ngân hàng thương mại Quốc doanh, các Ngân hàng thương mại cổ phần với nước ngoài, Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
Là một mắt xích trong hệ thống Ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế, tình cho vay trung - dài hạn của chi nhánh cũng phụ thuộc vào tình hình thực trạng của chung của tín dụng trong nền kinh tế. Như vậy để thấy được nhữnh ảnh hưởng qua lại này cũng như phân tích tình hình cho vay trung - dài hạn nói trung và đối vứi doanh nghiệp nhà nước nói riêng ta phải xem xét quá trình hoạt động của Ngân hàng.
Ban giám đốc
Phòng Phòng tín Phòng Phòng Phòng kinh Phòng Phòng Phòng
kế toán dụng đối kiểm ngân doanh đối hành nguồn cấp TD
nội soát quỹ ngoại chính vốn cầu diễn
Tổ Vi Tổ cho Tổ cho Tổ cho Tổ cho Tổ cho Tổ cho Cưả hàng
tính Vay cửa vay vay vay vay Nguyễn vay Vàng 124
Nam Châu Long Long Biên Thành Công Thái Học Bưởi Đội Cấn
Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ Quỹ
tiết tiết tiết tiết tiết tiết tiết tiết tiết
kiệm kiệm kiệm kiệm kiệm kiệm kiệm kiệm kiệm
15 17 20 21 23 26 27 28 18
II. Thực trạng cho vay trung và dài hạn Ngân hàng CT Ba Đình đối với doanh nghiệp nhà nước.
1. Những thành quả đạt được.
Trong quá trình thực hiện tín dụng trung - dài hạn chi nhanh Ngân hàngCT BĐ đã đạt đựơc những kết quả sau đây:
-Trong những năm qua tín dụng trung - dài hạn đã thực hiện đuiưọc phưong châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu. Ngân hàng đã cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng sản xuất nhưung thiếu vốn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các đợn vị rất cần đổi mới thiết bị làm việc, tăng năng xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hình thức tínđụng trung - dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động các dơn vị kinh tế, đặc biệt là kinh tế quốc doanh từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, góp phần tháo gỡ những khó khăn, thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Chính vì vậy dư nợ tín dụng trung - dài hạn quốc doanh ngày càng tăng, Ngân hàng đã taọ đựơc một đội khách hàng truyền thống có uy tín trên thị trường, quan hệ Ngân hàng thân thiết và bền vững.
- Trong điều tra và lập hồ sơ xét duyệt cho vay Ngân hàng đã thực hiện đúng quy chế được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Mặt khác Ngân hàng đã cố gắng để điều các dự án vay vốn được nhanh tróng và chính xác, phát triển vay đúng tín độ công trình, thu nợ và lãi theo như cam kết và cũng như theo hoàn cảnh kinh tế.
-Trong quá trình cho vay Ngân hàng đã thực hiện liên tục việc kiểm tra bao gồm: Kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Kiểm tra trươcs khi cho vay để Ngân hjàng xem xét tính khả thi của dự án từ đó quyết định cho vay hay không.
Kiểm tra trong khi cho vay: Ngân hàng thực hiện mỗi lần phát tiền vay nhằm đảm bảo vốn tiền vay phải có khối lượng thiết bị hoạc chi phí công trình làm đảm bảo.
Kiểm tra sau khi cho vay là khâu mà Ngân hàng rất chú trọng gồm:
Kiểm tra chứng từ vay vốn, đảm bảo nghiệp vụ cho vay đúng chế độ thể lệ nhà nướcban hành. Kiểm tra xem đơn vị sử dụng tiền vay có đúng mục đích xin vay hay không.
Ngoài ra Ngân hàng còn xem xét các vấn đề về thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập... của doanh nghiệp ở phạm vi cho phép. Việc kiểm tra được cán bộ tín dụng thường xuyên tiến hành đồng thời còn có sự kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra giữa các cán bộ và các phòng nghiệp vụ.
-Ngân hàng đã lựa chọn những cán bộ có đủ tài năng, trách nhiệm nhiệt tình trong công tác vào những công trình trọng điểm nhiều khó khăn. Tạo điều kiện giúp cho chủ đầu tư hoàn tất trong thời gian ngắn nhất đưa công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
-Ngân hàng đã triển khai công tác tiệp cận các doanh nghiệp, hướng dẫn doanh ngiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thiện sớm các thủ tục xin vay nhanh tróng và thuận lợi. Ngân hàng đang từng bước gắn minh vơi doanh nghiệp qua vai trò tư vấn.
- Với nguồn vốn huy động dồi dào, Ngân hàng đã tận dụng triệt để các nguồn vốn huy động từ VND cũng như USD để cho vay với mức lãi xuất hợp lý đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng cấp cao hơn.
-Ngân hàng đã tích cực triển khai thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng tỷ trọng cho vay trung - dài hạn trong tổng dư nợ. Tập trung đa dạng hoá các ngành, các thành phần kinh tế. Có sự khuyến khích ưu đãi với khách hàng truyền thống tạo một mạng lưới khách hàng đáng tin cậy.
2. Thực trạng cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng.
2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng.
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng không chỉ nhìn trên kết quả công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng mà phải xem xét đến chất lượng, quy mô công tác huy động vốn. Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng thương mại là: " đi vay để cho vay", nên việc huy động vốn có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng. Vì có huy động vốn thì Ngân hàng mới có nguồn vốn để thực hiện họat động cho vay của mình. Nói cách khác, huy động vốn và cho vay là hai nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh tiền tệ, chúng có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, trong thời gian qua, chi nhánh đã chủ động điều chỉnh cơ cấu, quy mô tài sản nợ phù hợp với quy mô cơ cấu tài sản có, nhằm đạt được hiệu qủa cao nhất.
Bảng I. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (1999 -2001)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Tổng nguồn vốn huy động.
Trong đó
-Tiền VND
-Ngoại tệ quy VND
869
754
115
1075
898
177
1271
1088
183
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1999-2000-2001
Có thể nói rằng một cố gắng lớn của chi nhánh là đã tăng nhanh nguồn vốn huy đông. Chi nhánh đã thực hiện chủ trương của toàn hệ thống Ngân hàng trong cả nước, là huy đông tối đa nguồn vốn trong nước để phục vụ sự nghệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tổng nguồn vốn nhìn trung có tốc độ tăng nhanh chỉu riêng năm 1999 tăng có tốc độ chậm lại (1%so với năm 1998), năm 2000 tăng 24%so với năm 1999, năm 2001 tăng 18% so với năm 2000. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm. đặc biệt trong quý IV năm 2000 tỷ giá ngoại tệbiến động tăng mạnh nhưng cả hai nguồn vốn huy động VND và ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng khá. Khi mà các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang rất cần vốn ngoại tệ để nhập khẩu các thiết bị nước ngoài thì đây là một thuận lợi lớn đối với họ. Trên thực tế, nhu cầu về vốn ngoại tệ đối với các doanh nghiệpcòn lớn hơn rất nhiều so với khả năng cung ứng của Ngân hàng. Khi mà vấn đề hiện đại hoá trang thiết bị máy móc bằng cách nhập từ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, thì nhu cầu này ngày càng lớn là điều dễ hiểu. Nhìn thấy được khó khăn này của các doanh nghiệp, chi nhánh đã cải tiến công tác tổ chức hạch toán, kế toán ngoại tệ của tài khoản tiền gửi và tiền vay đựoc phối hợp chặt chẽ dvới bộ phận tín dụng đáp ứng kịp thời các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay ngoại tệ, mở L/c và thanh toán được thực hiện nhanh tróng, chính xác với phương châm củng cố nghiệp vụ vững chắc vừa tạo ra cho sự phát triển hoạt động đa dạng phong phú trong lĩnh vực thanh toán đôí ngoại. Một lý do cho sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn huy động là do chi nhánh đã tăng cường công tác tiếp thị, đơn giản hóa các thủe tục trong quá trình nhận tiền gửi, mở rộng các hình thức nhận tiền gửi như khuyến khích mở tài khoản nhất là tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Nhìn trung trong mấy năm gần đây chi nhánh không phải xin trung ương điều hoà vốn cho vay ngắn hạn.
Bảng II. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
VND
USD
VND
USD
VND
USD
VND
USD
Tổng
741
119
754
115
898
177
1088
183
-tiền gửi tổ chức KT
268
114
311
111
312
147
419
34
tiền gửi tiết kiệm
742
3
407
3
540
30
612
132
kỳ phiếu trái phiếu
1
2
35
1
46
0
57
17
Do đặc điểm điạ bản quận Ba Đình là nơi có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp các đơn vị sản xuất ít nên tiền gửi tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, bằng những lỗ lực và cố gắng của mình chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm.
Với 9 quỹ tiết kiệm phân bố trên địa bàn thành phố Hà nội đã huy động rất hiệu quả nguồn tiết kiệm từ khu vực dân cư, Ngân hàng chỉ huy động những loại tiền gửi sau đây: Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn (3 tháng,6 tháng), kỳ phiếu nọi tệ và ngoại tệ (6 tháng, 1năm. 2 năm, 3 năm), tiềnh gửi bằng ngoại tệ chỉ nhận bằng USD loại 3, 6, 9,12 tháng.
Bên cạnh các hình thức huy vốn chủ yếu ở trên, đôi khi chi nhánh cũng sử dụng hình thức huy động vốn khác như phát hành kỳ phiếu có mục đích, kỳ phiếu đảm bả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0284.doc