LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chính. Thu nhập hàng năm chiếm 30% tổng thu nhập quốc dân. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhận thấy rõ vai trò của khu vực kinh tế này trong sự nghiệp chung của đất nước. Đảng và Nhà nước đã đưa ra hàng loạt những chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc phát
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển khu vực kinh tế này và đã đạt những thành tự to lớn không thể phủ nhận, làm bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày một nâng cao.
Một trong những chính sách góp nên thành công đó là chính sách phát triển kinh tế hộ sản xuất của Đảng và Nhà nước, trong đó trọng tâm là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.Từ định hướng và chính sách phát triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đã ừng bước mở rộngvà hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất, đa dạng hoá đầu tư.
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ giữa vị trí quan trọng nhất, mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, đầu tư tín dụng và chất lượng tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định “Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp sống còn đối với NHNo&PTNT Việt Nam.”.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cũng không nằm ngoài quy chế đó. Với đặc điểm của địa bàn nơi đặt trụ sở, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản nhận định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng hộ sản xuất là hoạt động chính. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm vừa qua đang mở rộng và phát triển. Nhận thức rõ vai trò tín dụng hộ sản xuất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của đối tượng này. Qua quá trình thực tập tại cơ sở em đã tìm hiểu và nhận thấy tuy công tác cho vay hộ sản xuất đã đạt được những thành tựu to lớn, song công tác này vẫn còn đang gặp những hạn chế tồn tại cần được quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu, để đưa ra những biện pháp hữu hiệu, khắc phục nhằm hoàn thiện hơn trong việc mở rộng tín dụng về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng đối vói cho vay hộ sản xuất.
Từ nhận định trên và qua quá trình xem xét, ngiên cứu của bản thân, cùng sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô, chú, anh, chị tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản trong quá trình thực tập tại cơ sở. Em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản” để làm chuyên đề tôt nghiệp của mình, với mục đích đưa ra một số ý kiến để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại cơ sở. Nội dung chuyên đề này bao gồm:
Chương I: Những vấn dề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Khái niệm.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên đó là nhận tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán và thực hiện chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa thông qua các chức năng, các dịch vụ và vai trò của chúng trong nền kinh tế.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nộ dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.
Để tồn tại và phát triển ngân hàng thương mại tập chung vào ba hoạt động cơ bản đó là:
Hoạt động huy động vốn.
Bất cứ một tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có một số vốn nhất định để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh từ đó tạo ra lợi nhuận. Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, để tồn tại và phát triển ngân hàng phải có vốn. Vốn hoạt động của ngân hàng được hình thành từ vốn tự có, tiền gửi của các thành phần kinh tế và tiền vay.
Trong đó nguồn vốn chính của ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động từ các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, séc, chứng chỉ tiền gửi,… Ngân hàng chỉ đi vay khi có những tình huống đặc biệt phát sinh như: đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng,…
Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động sử dụng vốn bao gồm hoạt động ngân quỹ và hoạt động cho vay- đầu tư.
Hoạt động ngân quỹ là hoạt động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng cho khách hàng. Đây là tài sản không sinh lời hoặc nếu có sinh lời thì cũng rất nhỏ.
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay và đầu tư. Ngân hàng có thể cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc các cơ quan chính quyền để phục vụ cho mục đích đầu tư kinh doanh hay tiêu dùng. Ngân hàng cũng có thể trực tiếp tham gia đầu tư bằng cách tiến hành mua bán chứng khoán trên thị trường hay góp vốn hợp tác kinh doanh. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, bên cạnh đó chính hoạt động này cũng mang lại những tiềm ẩn rủi ro lớn cho sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.
Hoạt động trung gian.
Đây là hoạt động cung cấp các dịch vụ như tư vấn, bảo lãnh, bảo quản vật có giá, thanh toán, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, … Qua việc cung cấp các dịch vụ này ngân hàng thu được các khoản thu nhập dưới hình thức các mức phí, hoa hồng. Trước đây do nhiều hạn chế nên hoạt động này chưa phát triển và thu nhập đem lại chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nhưng đến nay với sự cạnh tranh gay gắt của trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng không chỉ quan tâm tới các nghiệp vụ truyền thống mà đã trú trọng dén các hoạt động trung gian. Các dịch vụ trung gian đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng và độ rủi ro thấp, Mặt khác nhờ các dịch vụ này mà ngân hàng có thể thu hút số lượng lớn và đa dạng khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
Các hoạt động này có liên quan chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn thể hiện ở chỗ: ngân hàng tiến hành huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Trong quá trình thực hiện hai hoạt động này, với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng còn cung cáp cho các khách hàng các dịch vụ khác như thanh toán, đại lý, tư vấn, bảo lãnh,… để vùa hỗ trợ cho các hoạt động cho vay và nhạn tiền gửi vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘ SẢN XUẤT.
Khái niệm.
Kinh tế hộ sản xuất là một loại hình của kinh tế hộ gia đình. Theo điều 116 Bộ luật dân sự được Quốc hội nước CHXHXN Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995 được định nghĩa: Hộ gia đình là những hộ mà trong đó các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản và trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Là chủ thể trong các quan hệ dân sự có liên quan tới mọi thành viên trong gia đình.
Nói đơn giản hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý, sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định.
Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất.
Thực chất các thành viên trong hộ sản xuất ở nông thôn Việt Nam thường có mối quan hệ huyết thống. Các thành viên trong hộ sản xuất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh với tinh thần lao động tự nguyện, tự giác là chính và tự trịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Có nhiều cách phân loại hộ sản xuất như:
Theo tiêu chí thu nhập bình quân trên đầu người hàng tháng, hàng năm thi có: hộ đói, hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá - giàu.
Còn theo tính chất của sản xuất kinh doanh thì có: hộ sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ làm dịch vụ, hộ buôn bán nhỏ,…
* Đại diện của hộ sản xuất.
Vì là một đơn vị kinh tế tự chủ trị sự điều chỉnh của luật dân sự, do đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự cần phải có người đại diện cho hộ trong việc xác lập, thực hiện các giaodịch dân sự vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với hộ sản xuất.
Đại diện của hộ sản xuất thường là chủ hộ hay những thành viên trong hộ đã đủ tuổi thành niên và được sự uỷ quyền của chủ hộ được phép làm người đại diện cho hộ trong các quan hệ dân sự có liên quan tới các quyền lợi và nghĩa vụ của hộ.
Hộ sản xuất phải trịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhan danh hộ sản xuất. Hộ trịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên trong hộ đều trịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
* Tài sản của hộ sản xuất.
Do đặc điểm riêng của hộ sản xuất đó là các thành viên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của hộ với tinh thần tự nguyện, tực giác là chính do vậy tài sản của hộ sản xuất được nói đến ở đây được gọi là tài sản chung.
Tài sản chung của hộ sản xuất đầu tiên được nhắc đến đó là quền sử dụng đất hợp pháp. Ngoài ra nó còn bao gồm các tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất.
Kinh tế hộ sản xuất chủ yếu là hộ nông nghiệp ở Việt Nam thường có những đặc điểm chung đó là có sức lao động, có điều kiện về khí hậu, đất đai, mặt nước những điề kiện có tính chất quyết định trong sản xuất nông nghiệp mà phần lớn hộ sản xuất ở Việt Nam là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại có hữu đó là thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về các cơ chế chính sách về vốn để kinh tế hộ nhanh tróng chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tiếp cận cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riềng. Kinh tế hộ phát triển tạo điều kiện khai thác và phát huy các tiềm năng to lớn như tận dụng các nguồn vốn, lực lượng lao động, đất đai,.. đa dạng, phong phú, dồi dào vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xa hội. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất gắn liền với sự mở rộng sản xuất – kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ cho hàng hoá tiê dùng và xuất khẩu tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Xét về lĩnh vực tài chính - tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT.
Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên đó là nhận tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán và thực hiện chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nộ dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất vì hoạt động này quyết định trực tiếp tới sự tồn tại và sự lớn mạnh của ngân hàng ở hiện tại và trong tương lai. Tín dụng ngân hàng thực chất là mối quan hệ giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là khác hàng bao gồm các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động tín dụng của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào đều dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Đó là nguyên tắc khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định; Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và cá quy định khác của ngân hàng cấp trên; ngân hàng tài trợ dựa trên những phương án có hiệu quả. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định của ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại với từng loại ngân hàng, với từng loại đối tượng cụ thể.
Tín dụng đối với hộ sản xuất.
Dân số Việt Nam năm 2001 theo ước tính của Tổng cục thống kê là hơn 81 triệu người. Gần 70% dân số và hơn 60% lao động sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới chính ssách phát triển nông nghiệp nông thôn. Hàng loạt các chính sách đã được tiến hành, Những chính sách này đã đạt được những thành tựu đáng kể đặc biệt là giải phóng sức lao động ở nông thôn, Khuyến khích mọi người phát huy sức người sức của để xây dựng quê hương đất nước.
Ngày 30/03/1999, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngày16/04/1999, Thống đốc ngân hàng Nhà nước có văn bản số 320/CV-NHNN14, hướng dẫn thực hiện một số nộ dung trong Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ và giao cho ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam trịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện. Tổng giám đốc ngân hàng NHNo&PTNT Việt Namcó văn bản số 791/NHNo-2006, về thực hiện một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm triển khai cụ thể các chủ trương lớn của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 15/08/2000 Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 284/QĐ-NHNN1, quy định cơ chế cho vay đối với khách hàng. Ngày 18/01/2001,ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam có Quyết định 06/QĐHĐQT, tiếp tục triển khai cụ thể QĐ 284 của ngân hàng Nhà nước về quy định cho vay đối với khách hàng.
Đặc điểm trong cho vay hộ sản xuất.
Tính chất thời vụ.
Tính thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cj thể mà ngân hàng tham gia cho vay.
Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định tới thời điểm cho vay và thu nợ. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đàu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch – tiêu thụ tiến hành thu nợ.
Bên cạnh đó cần chú ý tới sự phát triển của công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn.
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.
Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vốn vay ngân hàng chủ yếu là tiền bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan tới nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là yếu tố đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu.
Bên cạnh đó các yếu tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản, làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Chi phí tổ chức cho vay cao.
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng- món vay và chi phí phòng ngừa rủi ro.
Cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao, do quy mô từng món vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, phân bố trên một địa bàn khá rộng nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, là một yếu tố làm tăng chi phí.
Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay nông nghiệp bị giới hạn bởi các nguồn tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.
Đối tượng cho vay.
Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tưng khối lượngtd cho phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm:
Chi phí cho trồng trột, chăn nuôi như: vật tư, phân bón, cây, con giống, thuốc trừ sâu bệnh, chi phí bơm tiêu,…
Chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản và cá sản phảm khác có liên quan.
Phát triển các ngành nghề, dịch vụ phụ vụ cho phát triển kinh tế nông nhgiệp, nông thôn.
Lãi suất cho vay.
Đối với các hộ ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ để các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp.
Bảo đảm tiền vay.
Cũng như các loại khách hàng khác, cho vay hộ sản xuất cũng bao gồm cho vay có bảo đảm và không bảo đảm. Tuy nhiên dối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước có các chính sách về bảo đảm riêng, bao gồm:
Quyết định 67 cho vay hộ sản xuất không cần thế chấp, tuy nhiên, để làm căn cứ trong việc xét duyệt cho vay hộ sản xuất cần phải xuất trình cho ngân hàng các giấy tờ có liên quan tới viêc giao đất, mặt klhác các ngân hàng được phép giữ giấy chứng nhận quyến sử dụngđát khi cấp tín dụng.
Các hộ nghèo được áp dụng hình thức cho vay bảo đảm bằng tín chấp. Mức cho vay được bảo lãnh bằng tín chấp đối với các hộ nông dân nghèo là các khoản cho vay nhỏ và mức tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Xử lý các khoản nợ có vấn đề khi gặp thiên tai.
Chính sách ưu đãi trong cho vay hộ nông dân còn thể hiện trong những quy định về xử lý nợ có vấn đề. Sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro do moi trường do đó người nông dân thường gặp khó khăn trong trả nợ khi thiên tai hay bệnh dịch. Cụ thể:
Ngân hàng cho phếp giãn nợ, hoặc gia hạn nợ trong trường hợp mất mùa, thât htu do những nguyên nhân bất khả kháng. Thời hạn gia hạn tôi đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh và không quá một năm.
Khuyến khích các khách hàng trả nợ gốc hoặc trả lãi sau. Khách hàng tích cực trả nợ gốc sẽ được miễn giảm một phầm lãi.
Chính phủ chuyển vón để cho vay khắc phục hậu quả thien tai, dịch bệnh, như chương trình khắc phục hậu quả cơn bão số 5(1997), vụ mía 1999-2000.
Quy trình cho vay hộ sản xuất.
Lập hồ sơ vay vốn.
Khách hàng cần nộp các giấy tờ sau:
Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của khách hàng: bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người đại diện hộ, và một số giấy tờ khác.
Phương án sản xuất. Riêng đối với các khoản vay nhỏ khách hàng chỉ cần khai báo thông tin liên quan đến ngành nghề sản xuất như đất đai, lao đông, loại cây trồng, vvật nuôi và các điều kiện vật chất khác. Thường ghi trực tiếp vào giấy đề nghị vay vốn.
Giấy tờ có liên quan tới tài sản bảo đảm. Đối với những khoản vay nhỏ không cần thế chấp ts nhưng trong phương án sản xuất nếu có sử dụng đất thì nhất thiết phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như một minh chúng về tính khả thi của phương án.
Giấy đề nghị vay vốn.
Thẩm định hồ sơ vay vốn.
Thẩm định hồ sơ vay vốn về phương diện phi tài chính:
Hộ sản xuất phải cư trú trên cùng ịa bàn nơi trụ sở- chi nhấnh ngân hàng cho vay. Người đại diện hộ trực tiếp giao dịch với ngân hàng phải là chủ hộ hoạc hộ cử ra một người có đue năng lực trịu trách nhiẹm pháp luật dân sự và hành vi dân sự.
Mục đích vay vốn phải hợp pháp, phù hợp với những quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn sinh thái.
Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến những yếu tố xã hội do đặc thù của loại hình kinh tế này.
Thẩm định tài chính chủ yếu theo hai hướng: Thẩm định nhu cầu vay hợp lý và khả năng trả nợ.
Khi thẩm định nhu cầu vay vốn, các ngân hàng chủ yếu dựa vào phương pháp định mức cho vay, tức số tiền vay được sác định trên đơn vị diện tích canh tác hoặc đầu gia súc.
Hộ vay vốn phải có đủ năng lực tài chính để bảo đảm trả nợ đúng thời hạn cam kết. Đối với hộ nông dân, khi cho vay ngân hàng yêu cầu bản thân hộ phải tham gia vốn của mình vào phương án sản xuất. Vốn của hộ tham gia vào có thể dưới những hình thái: tiền, các yếu tố sản xuất nhe giống, phân bón, sức kéo, đất thuộc quyền sử dụng của hộ, ngày công lao động.
Tuỳ tloại hình sản xuất cũng như quy mô sản xuất mà ngân hàng yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn tự có nhiều hay ít. Như đối với hộ nông dân nghèo thì vốn tự có chủ yếu là công lao động của gia đình.
Phân tích tính chất các nguồn tài chính dùng để trả nợ của hộ sản xuất là rất quan trọng. Nguồn trả nợ chính là thu nhập bằng tiền từ kết quả thực hiện phương án sản xuất kinh doanh được ngân hàng cho vay. Ngoài ra còn có các nguồn khác kể cả thu nhập riêng của các thành viên trong hộ góp vào để sử dụng chung. Trong trường hợp hộ sản xuất tiến hành nhiều ngành nghề như vừa trồng trột vừa chăng nuôi thì những nguồn thu từ dó đều có thể là nguồn trả nợ. Phụ thuộc vào tính chất của nguồn thu mà ngân hàng định kỳ hạn nợ, ngoài ra khi định kỳ hạn trả nợ cũng cần tính đến chi phí đi lại của hộ sản xuất trong giao dịch với ngân hàng, phương tiện vận chuyển. Vì vậy đối với những món vay nhỏ để giảm chi phí cho người đi vay ngân hàng chỉ định kỳ hạn trả nợ một lần để thu vốn và lãi. Thời hạn cho vay được xác định phụ thuộc vào loại hình sản xuất và trên cơ sở chu kỳ sản xuất tieu thụ thực tế nhưng không vượt quá thời hạn định mức được quy định trong chính sách tín dụng.
Phương pháp thẩm định: Phân tích các dữ liệu trong hồ sơ vay và hò sơ khách hàng, đối chiếu với các quy định của chính sách tín dụng, chính sách phát triển kinh tế của các cấp chính quyền và thẩm tra lại tại chỗ.
Quyết định tín dụng.
Tuỳ vào tình hình sản xuất và quy mô để tiền xin vay mà ngân hàng phân cấp người ra quyết định. Hợp đồng tín dụng được ký trực tiếp với các hộ hoặc với tổ trưởng.
Giám sát tiền vay và thu hồi nợ.
Việc giả ngân phụ thuộc vào phương thức cho vay và quy mô của số tiền vay. Đối với món vay nhỏ ngân hàng giải ngân một lần bằng tiền mắt cho hộ sản xuất. Trong trường hợp món vay tương đối lớn ngân hàng sẽ giải ngân nhiều lần hoặc trả cho đơn vị cung cấp. Mục tiêu của giải ngân là giải ngân đúng mục đích xin vay, thực sự hỗ trợ thực thi phương án sản xuất.
Sau khi giải ngân ngân hàng phải kiểm tra tại trỗ việc sử dụng vốn vay theo mục đích xin vay. Ngân hàng tiến hành thu nợ theo định kỳ, Thường là sau kỳ thu hoạch. Trong trờng hợp không trả nợ thi tuỳ vào nghuyên nhân mà xử lý theo quy định.
Các phương thức cho vay đối với hộ sản xuất.
Cho vay trực tiếp.
Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Trong cho vay trực tiếp việc cáp tín dụng có thể tồn tại ở dạng song phương hoặc đa phương(thường hay gặp là ba bên).
Với thể thức cho vay song phương, ngân hàng giải ngân, thu nợ trực tiếp với khách hàng vay vốn. Với thể thức đa phương, hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia, trong đó bên thư 3 ( ngoài ngân hàng và khách hàng vay) là những tổ chức có rách nhiệm cung ứng vật tư, hàng hoá thược đối tượng vay hoặc bên thư 3 là cac đơn vị bao tiêu mà họ có trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng nhân danh khách hàng đi vay.
Phương thức cho vay này tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Thông thừng áp dụng đối với các hộ sản xuất vay trung và dài hạn .
Cho vay bán trực tiếp.
Từ những đặc điểm trong cho vay nông nghiệp như đã nói ở phần trên trong điều kiện sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đòi hỏi phải đa dạng hoá các phương thức cho vay nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn theo tính chất thời vụ của hộ nông dân. Vì thế, tìm kiếm một phương thức cho vay phù hợp là rất cần thiết. Trên thế giới phương thức cho vay bán trực tiếp được áp dụng lần đầu tại Banglasdesh và đến nay đã được mở rộng ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam phương thức này thường gặp dưới những tên như: cho vay theo tổ liên doanh, liên đới, cho vay theo tổ hợp tác vay vốn.
Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn. Theo phương thức này, 10-40 hộ nông dân lập thành một tổ hợp tác vay vốn. Để trở thành thành viên của tổ, các thành viên phải gần gũi nhau Ở một số mặt như cùng thôn xóm, cùng canh tác, nuôi một loại cây, con hoặc giống nhau về mchj đích sử dụng vốn. Tổ phải được thành lập trên cơ sở tự nghuỵen của các hộ thành viên và bầu tổ trưởng để đại diện pháp lý trong việc giao dịch với ngân hàng. Trên cơ sở các quy định cho vay của ngân hàng, mỗi hộ làm giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành tập hợp họp xem xét các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay của từng hộ. Sau dó, tổ trưởng gửi giấy đề nghị vay vốn cho các tổ tới ngân hàng cùng các giấy tờ khác. Trên cơ sở đó nhân viên cho vay sẽ tiến hành thẩm định và thông báo quyết định số tiền cho vay của từng hộ, cũng như của cả tổ, đồng thời trực tiếp giải ngân cho từng hộ, theo dõi nộ vay và thu nợ.
Tính trực tiếp của phương thức này thể hiện ở chỗ ngân hàng thảm định, cho vay heo từng nhu cầu và điều kiện của mỗi hộ và từng hộ phải trịu trách nhiệm trực tiếp về hoàn trả số tiền được vay. Tính gián tiếp thể hiện ở chỗ các thành viên trong tổ hợp tác gián tiếp chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các khoản vay và khả năng trả nợ của các thành viên khác liên quan tới việc có được tiếp tục vay vốn của ngân hàng hay không. Vì thế đây cũng là một sự biiến tướng của phương thức cho vay trực tiếp.
Cho vay theo tổ liên doanh, liên đới vay vốn. Về cách thức thành lập tổ liên đới cũg tương tự như thành lập tổ hợp tác vay vốn. Tuy nhiên, theo kiểu tổ chức này mỗi thành viên trong tổ phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước việchoàn trả đúng hạn của các thành viên còn lại trong tổ. trong trường hợp trong tổ có thành viên không trả nợ đúng hạn thì các thành viên khác phải chịu liên đới trách nhiệm. Trong trường hợp chưa trả dứt nợ cũ, ngân hàng sẽ không cho tổ vay món mới. Phương thức này thường áp dụng cho những món vay tương đối lớn, thường là nhu cầu trung, dài hạn. Đòi hỏi phải tập chung vốn.
Lợi ích của cho vay bán trực tiếp đối với ngân hàng: Giảm bớt được thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn, đặc biiệt là giảm áp lực mang tín thời vụ, thực hiện kiểm soát có trọng tâm, giảm chi phí nghiệp vụ.
Còn đối với khách hàng: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch vay vốn ngân hàng, quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo không khí đoàn kết, tương trợ trong sản xuất, cải thiện dần phong cách kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá sản xuất mở rộng.
Cho vay gián tiếp.
Trong phương thức cho vay gián tiếp, ngân hàng cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua một tổ chức trung gian. Những tổ chức tung gian này thường là các doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh những mặt hàng nông sản phẩm hoặc các đơn vị cấp vật tư.
Cho các tổ chức trung gian vay để đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất. các tổ chức trung gian trong trường hợp này là các công ty chế biến nông sản. Phương thức cho vay này được thực hiện như sau: Ngân hàng cho công ty trung gian vay, các công ty này đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất tién hành sản xuất để đến vụ thu hoạch các công ty trung gian mua các sản phẩm của hộ sản xuất, đồng thời thu các khoản nợ đã ứng từ đầu vụ sản xuất.
Cần lưu ý việc xét duyệt cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở phương án tài chính của công ty và phụ thuộc vào loại cho vay mà ngân hàng áp dụng. Còn việc ứng vốn cho hộ sản xuất là quyền quyết định của công ty trung gian thoả thuận với hộ sản xuất. Thông thường cùng với việc cung ứng vốn cho hộ sản xuất còn kèm theo việc chuyển giao quy trình sản xuất để tạo ra một lượng lớn sản phẩm và có chất lượng nghuên vạt liệ phù hợp với yêu cầu của nhà máy.
Mua các hợp đồng bán trả chậm về vật tư và máy móc phục vụ sản xuất. Các công ty thương mại kinh doanh về vật tư nông nghiệp cóp thể bán trả chậm, kể cả trả góp cho hộ nông dân hoặc các trang trại. Sa đó ngân hàng cá ngân hàng sẽ ma lại các ợp đồng đó - tức là ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở các hợp đồng bán trả chậm.
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm về chất lượng tín dụng.
Đối với các ngân hàng thương mại, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể vừa trừu tượng của hoạt động tín dụng là chất lượng tín dụng. chỉ khi chất lượng tín dụng tốt thì ngân hàng mới có nhiều khách hàng, uy tín ngân hàng được nâng cao tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển. Như vậy chất lượng tín dụng ngân hàng được hiểu là vốn tín dụng ngân hàng cho vay ra được khách hàng sử dụng vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo được lượng giá trị lớn hơn ban đầu, hoàn trả cho ngân hàng đủ cả gốc và lãi, trang trả tất cả các chi phí phát sinh và khách hàng có lãi, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội chung cho toàn bộ nền kinh tế. Quá trình cho vay của các ngân hàng cần phải xem xét đánh giá kỹ, không vi phạm pháp luật và các văn bản pháp quy.Khi xem xét đến chất lượng tín dụng cần phải xem xét đến ba nhân tố đó là: Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Xét từ giác độ ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn và có lãi. chất lượng tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng; dư nợ ngày càng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý; Đảm bảo cơ cấu ngồn giữa chung và dài hạn.
Xét từ giác độ khách hàng
Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu của ngân hàng về khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng, đảm bảo thoả mãn nhu cầu vốn hợp lý của họ. Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng nếu xét từ gócc độ phía khách hàng khi khoản tín dụng đó phù hợp với mục đích sử dụng vốn của khách hàng, với lãi suất._., kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội, du trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Xét từ giác độ nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức to lớn, chất lượng tín dụng được thể hiện qua việc: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác tiềm năng tiềm tàng trong mọi thành phần kinh tế, thức đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phụ vụ phát triển kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và phát triển kinh tế. Qua đó ta có thể rút ra:
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đối của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Chất lượng tín dụng được thể hiện qua các yếu tố như: thu hút đượckhách hàng tốt, thủ tục đơn giản thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là cả một quy trình hoạt động kết hợp giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung.
Để đảm bảo hiệu quả đồng vốn cho vay phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, không được để “bung ra” trong cho vay rồi không quản lý được chất lượng sẽ gây ranhững hậu quả khó lường, gây tác động xấu đến các ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế. Nhưng mặt khác không vì quá quan tâm tới chất lượng tín dụng mà không mở rộng cho vay sẽ làm mất cơ hội và khả năng mở rộng thị trường của ngân hàng. Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng là giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng thương mại, có vậy mớ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất vừa mang các chỉ tiêu định tính, vừa mang các chỉ tiêu định lượng:
Các chỉ tiêu định tính
Hiệu quả đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng hộ sản xuất nói riêng của ngân hàng phải đi liền với phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ là đã đem lại hiệu quả gì cho nền kinh tế, góp phần mở rộng thúc đẩy kinh doanh của nền kinh tế hay giải quyết vấn đề gì cho xã hội.
Hiệu quả đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng có thoả mãn được nhu cầu mong muốn của khách hàng hay không? điều đố thể hiện ở việc cấp các khoản tín dụng đối với hộ sản xuất có nhanh chóng, kịp thời, các thủ tục xem xét có tiện dụng và dễ dàng hay không. Và quan trọng nhất là có giúp các hộ sản xuất kịp thời vụ sản xuất, cơ hội kinh doanh không? Ngoài ra khách hàng còn cần ở ngân hàng sự cảm thông, chia sẻ khó khăn sãn sàng tham mưu, cố vấn để khách hàng có thể sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay, để đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Tuân thủ thể lệ chính sách chế độ: Tuân thủ thể lệ luật pháp là điều kiện bắt buộc với bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, kể cả hoạt động tín dụng ngân hàng. Đối với nước ta, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Do dó cần phải nghiên cứu, thu thập các tài liệu để có thể nắm bắt đầy đủ chế độ, các thủ tục xem xét cho vay… từ đó có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách thích hợp, đem lại các kết quả tin cậy nhất.
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký: Các khoản tín dụng cần phải thực hiện đúng theo những thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng tín dụng giữa người đi vay (khách hàng) và người cho vay ( ngân hàng). Có thực hiện đúng mới không xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Giúp cho ngân hàng có thể chủ động trong công tác điều hành, giám sát được nguồn vốn cho vay của mình, còn về phía khách hàng giúp cho họ có thể chủ động sử dụng vốn vay trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Các chỉ tiêu định lượng
*Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay.
Tổng dư nợ phản ánh doanh số cho chất lượng tín dụng vay của ngân hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, ủy thác cho vay. Tổng dư nợ cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng tốt, và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị khách hàng kém.
Tuy vậy, tổng dư nợ cao chưa chắc đã phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng cao, bởi vì đôi khi nó biểu hiện sự tăng trưởng nóng của họat động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, hoặc tổng dư nợ cao hoặc có tốc độ tăng trưởng nhanh là do lãi suất cho vay của ngân hàng quá thấp so với thị trường, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.
Vì vậy chỉ tiêu này không phải quan trọng nhất mà chỉ tiêu thường được dùng để tính là chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.
Tỷ lệ này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để cho vay của ngân hàng, tỷ lệ này nhỏ hơn 1. Nếu gần bằng 1 thì ngân hàng cần chú ý đề phòng mất khả năng thanh toán, còn nếu tỷ lệ này thấp ngân hàng cần phải tăng trưởng dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động nhằm hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả tín dụng .
* Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng HSX=
Dư nợ tín dụng hộ sản xuất
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn huy động của ngân hàng có đủ cho vay hộ sản xuất khay không? Tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng có chú trọng đến hoạt động tín dụng hộ sản xuất, là điều tốt khi ngân hàng có ngồn vốn huy động dồi dào, để đảm bảo thoả mãn tốt nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất. Ngược lại, nếu ngân hàng không có tiềm lực về các nguồn vốn huy động thì việc cho vay quá nhiều sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào. Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riềng.
* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng : Đây là các chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết lợi ích từ 3 phía: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Công thức vòng quay vốn đối với hộ sản xuất được tính theo công thức sau:
Vòng quay vốn tín dụng HSX =
Doanh số thu nợ tín dụng hộ sản xuất
Doanh số cho vay hộ sản xuất
Chỉ tiêu này cho ta biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trong hợp đồng tín dụng được bao nhiêu để có thể lại cho vay dự án mới. Vòng quay càng lớn chứng tổ ngân hàng càng thu được nhiều nợ, hiệu quả đồng vốn tín dụng càng cao. Điều đó thể hiện chất lượng tín dụng hộ sản xuất là tốt.
* Chỉ tiêu thu lãi:
Tỷ lệ thu lãi hộ sản xuất =
Tổng thu lãi hộ sản xuất
Tổng lãi phải thu hộ sản xuất
Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng có kêt quả tốt, có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng hay nói cách khác tỷ lệ này tỷ lệ thuận với chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
* Chỉ tiêu nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng ngân hàng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà đến kỳ hạn trả nợ, người đi vay không trả được, cũng không được gia hạn nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng HSX =
Dư nợ quá hạn tín dụng HSX
Tổng dư nộ tín dụng HSX
Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng hộ sản xuất trong tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thể hiện ngân hàng có nhiều khoản nợ cho vay hộ sản xuất quá hạn hay chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất là thấp. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng đôi với hộ sản xuất là cao.
Nợ quá hạn tính theo thời gian cũng phản ánh khá chính xác chất lượng tín dụng. Khi thời gian của nợ quá hạn càng cao, độ rủi ro càng lớn, khả năng thu hồi càng khó.
Phân loại nợ quá hạn, có thể biết các khoản nợ gặp khó khăn hoặc có thể bị mất trắng. Khi tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép, nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung.
So sánh tỷ lệ này qua các năm có thể cho ta thấy chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất có thay đổi thế nào, có xu hướng ngày càng tốt lên hay không?
Nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng, song nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất khả năng thanh toán, do vậy ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng tín dụng thấp ( tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được coi là bình thường nếu <5%). Tuy nhiên việc tính toán chỉ tiêu này còn cần phải xem xét thêm về điều kiện chuyển các khoản nợ trong hạn thành nợ quá hạn.
* Chỉ tiêu lợi nhuận:
Tỷ lệ sinh lời tín dụng hộ sản xuất =
Lợi nhuận từ tín dụng hộ sản xuất
Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cho vay hộ sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng đối với hộ sản xuất. Lợi nhuận là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và páht triển của ngân hàng, khoản tín dụng đối với hộ sản xuất không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao biểu hiện lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng hộ sản xuất càng lớn, thể hiện chất lượng tín dụng càng tốt.
Hiện nay ở Việt Nam Chưa có các quy định cụ thể để đánh giá chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng. Do đó, sử dụng những chỉ tiêu nào phnả ánh chất lượng tín dụng là phụ thuộc vào từng ngân hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất
Kinh doanh tín dụng ngân hàng là nhề kinh doanh tiền tệ, liên quan tới mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi yếu tố kinh tế - xã hội và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các nhân tố thuộc ngân hàng
*Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh có hiệu quả đều phải đưa ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn, kinh doanh tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong chiến lược kinh doanh các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt đông, các mục tiêu cần đạt và các phương pháp tiến hành, nó được cụ thể hoá bằng các kế hoạch hoạt động. Nếu không có chiến lược kinh doanh ngân hàng sẽ luôn rơi và tình thế bị động, không biết giải quyết như thế nào với những tình huống bất ngờ xảy ra. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một định hướng nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt khả năng hiện có của mình và đồng thời giúp ngân hàng thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có thể đưa ra những kế hoạch thích hợp với từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Trong đó có cả chiến lược tín dụng, một chiến lược tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
* Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại.
Đó là một hệ thống các chỉ tiêu đặt ra và các biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Trong chính sách tín dụng tất cả những việc có liên quan tới việc cấp tín dụng cho khách hàng dều được đưa ra xem xét hết sức tỉ mỉ và cụ thể. Các nội dung của chính sách tín dụng bao gồm: Phạm vi, quy mô, kì hạn, đảm bảo, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Nó có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp tới chất lượng tín dụng cả các khoản nợ.
Chính sách tín dụng cung cấp cho các nhà quản lý ngân hàng và các cán bộ tín dụng dường lối chỉ đạo cùng các biện pháp cụ thể trong việc ra các quyết định tín dụng và xây dựng các khoản mục tín dụng. Cấu trúc thực tế của các khoản tín dụng của ngân hàng nó cho biết trong một thời kỳ ngân hàng chú trọng vào loại hình đối với đối tượng nào, loại hình tín dụng ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn… So sanh giưa các thời kỳ sẽ biết được xu hướng phát triển của từng loại hình tín dụng, loại hình nào tốt, loại hình nào không tốt… từ đó có thể xem xét, phân tích, đánh giá để việc xây dựng, bổ sung và thực hiện chính sách hợp lý, khoa học sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng tín dụng.
* Nhân tố con người.
Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào, con người cũng là nhân tố uyết định tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng. Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức nghề nghiệp.
Nhận thức đúng về vai trò của tín dụng hộ sản xuất mới có thể có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Con người có đủ kiến thức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể phân tích, đánh giá rồi đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn, hợp lý. Nếu thiếu một số các điều kiện trên nhất là đạo đức nghề nhgiệp thì thất sự không thể có những phân tích để đưa ra những đánh giá đáng tin cậy và càng trở nên đặc biệt đối với một cán bôn tín dụng. Qua đó có thể thấy rõ được tầm quan trọng của yếu tố con người trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
* Thông tin tín dụng.
Trong thời đại ngày nay, thông tin là nhân tố vô cùng quan trọng cho bất kỳ một thành phần kinh tế nào là yếu tố không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Nhười nắm được thông tin là người nắm được chiến thăng trong mọi cuộc ganh đua.
Trong công tác tín dụng, thông tin là cơ sở cho quá trình thẩm định dự án đầu tư, thẩm định khách hàng. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, thông tin là cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá của cán bộ thẩm định. Và là cơ sở để xem xét các quyết định đó có đáng tin cậy hay không Từ những nguồn thông tin thu thập được. Nếu sử dụng một ngồn thông tin không đáng tin cậy để xem xét đánh giá dự án sẽ dễ dẫn đến những quyết định sai lầm gây hại không chỉ cho riêng ngân hàng mà có thể gây hại cho cả xã hội. Vì vậy thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, cập nhật, lấy từ những ngồn thông tin đáng tin cậy là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lăợng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng.
Các nhân tố thuộc về phía khách hàng.
Khách hàng là những người trực tiếp nhận các khoản tín dụng của ngân hàng, do đó trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng không thể không nói đến các yếu tố thuộc về phía khách hàng. Kinh doanh tín dụng của ngân hàng luôn luôn đi liền với các hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng. Sự yếu kém của khách hàng tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng cả các khoản tín dụng cho khách hàng vay.
Các nhân tố khác.
* Môi trường kinh tế - xã hội.
Cơ chế, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển nền kinh tế, trong tạo môi trường đầu tư, ổn định tiền tệ và lạm phát, những yếu tố tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội lành mạnh sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng, đồng thời chất lượng hoạt động tín dụng cũng được nâng lên.
Không chỉ môi trường kinh tế trong nước mới tác động tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể, sự thay đổi đó thể hiện trực tiếp qua cung cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá…
* Môi trường luật pháp.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, nó chi phối các hoạt động kinh tế phải tuân thủ theo pháp luật.
Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo môi trường, hành lang pháp lýcho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ chế chính sách nhát quán, đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo diều kiện cho các ngân hàng chủ động kinh doanh nói trung và hoạt đông tín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng trong khuôn khổ pháp luật.
Để đảm bảo cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất đồi hỏi hệ thống luật pháp phải đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn của các văn bản dưới luật phải thống nhất, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính hiệu lực của pháp luật.
* Môi trường tự nhiện.
Môi trường tự nhiên không tác đọng trực tiếp tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất, nó tác động giấn tiếp tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hộ sản xuất. Yếu tố tự nhiên là những nghuyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,…khi xay ra thường gây những hậu quả xấu tới khách hàng. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng do ngân hàng khó có khả năng thu hồi đầy đủ vốn.
Trước những tác động trên đòi hỏi ngân hàng phải chủ động nắm bắt, dự báo và lường trước mọi khả năng có thể xảy ra tổn thất từ đó cố thể giẩm thiểu tổn thất, chủ động phòng ngừa.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN VỤ BẢN.
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN VỤ BẢN.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên đơn vị : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
Trụ sở : Đường 10 thị trấn Gôi
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vụ Bản được thành lập theo quyết định số 515 QĐ NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 306608 do sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 13/09/1998. Chi nhánh NHNo&PTNN huyện Vụ Bản trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng tỉnh, thực hiệ hoạch toán kinh doanh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp.
NHNo&PTNT huyện Vụ Bản thực hiện huy động vốn và cho vay trên 18 xã, thị trấn. Trước những năm 199 việc cho vay hộ sản xuất còn đơn lẻ, chỉ mang tính chất phục vụ khách hàng vì chưa tạo được mạng lưới tổ nhóm dưới thôn xóm.
Từ khi có quyết định 67/TTg của Chính phủ ra đời ngày 30/3/1999 là cơ sở vững chắc cho NHNo&PTNT huyện Vụ Bản mở rộng mạg lưới cho vay tới tổ xuống tận thôm xóm. Được sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng uỷ, chính quyền, uỷ ban địa phương, các ban ngành đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân,… NHNo&PTNT huyện Vụ Bản thực sự là người bạn tin cậy của nhân dân trong việc cho vay và gửi tiền tiết kiệm. Cán bộ ngân hàng tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chế độ cho vay cũng như các hình thức gửi tiền tiết kiệm làm cho mọi người dân hiểu rõ được công tác hoạt động của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản.
Là một ngân hàng thương mại (NHTM) đóng trên địa bàn huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định song NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vụ Bản vãn chủ động đề ra những biện pháp quản lý và cơ chế thích hợp để mang lại hiệu quả. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng, mọi dịch vụ phục vụ khách hàng của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản cũng ngày được cải thiện và nâng cao: Mở tài khoản cho khách hàng giao dịch nội ngoại tệ, chuyển tiền đi khắp nơi trên toàn quốc nhanh tróng thuận tiện. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ đáp ứng tốtnhu cầu kinh doanh của đơn vị bên cạnh đó cơ sở luôn tổ chức cử cán bộ đi học để hoàn thiện kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kinh doanh của đơn vị trong thời gian tới.
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu.
Mang đầy đủ những chức năng vốn có của một NHTM, song là ngân hàng duy nhất tồn tại trên địa bàn, cùng với những đặc điểm riêng có do vậy chức năng nhiệm vụ chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản bao gồm:
Nhận tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ (USD, EUR) của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VNĐ và ngoại tệ của các thành phần kinh tế, hộ cá thể, làm dịch vụ chuyển tiền qua mạng máy tính trong phạm vi toàn quốc, đồng thời chi trả kiều hối nhanh chóng thuận tiện an toàn cho khách hàng.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế: các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), doanh nhgiệp cổ phần hoá (DNCPH), hợp tác xã (HTX), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH), tư nhân, hộ cá thể, hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố chứng từ có giá, … bao gồm các hình thức cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Với quy mô ngày càng tăng lên, cùng với sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và không ngừng nâng cao chất lượng kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng ngày một tôt hơn. Chi nhánh đã thực sự trưởng thành và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Vụ Bản là một huyện thuần nông gồm 17 xã và 1 thị trấn. Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm thị trường, sản xuất kinh doanh của khách hàng chi phối quyết định.
Vụ Bản nằm giáp thành phố Nam Định, huyện Ý Yên, huyện Nam Trực. Thị trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm 17 xã và 1 thị trấn với chiều dài của huyện là 25 Km. ngoài ra còn chiếm lĩnh thị trường nguồn vốn của các khách hàng ở những khu vực lân cận như Ý Yên, Nam trực,….
Vụ Bản là một huyện thuần nông vì vậy khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản chủ yếu là hộ sản xuất mà ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp : trồng lúa, ngô, lạc, đậu,.. và chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm. Do vậy khối lượng đầu tư cho từng hộ nhỏ, khối lượng khách hàng lớn.
Khách hàng gửi tiền chủ yếu là để được hưởng lãi trên số tiền tạm thời chưa sử dụng, khách hàng gửi tiền chủ yếu là nhân dân trên địa bàn huyện và một số ở huyện bên cạch. Đặc điểm chung của những khoản tiền gửi này thường là ngắn hạn, khối lượng nhỏ, khách hàng gửi nhiều, trải rộng trên khắp địa bàn.
Trụ sở chính NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đóng tại thị trấn Gôi và 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 khu vực ở Chợ Dần thực hiện huy động vốn và cho ay 6 xã khu vực Dần: chợ Gạo thực hiện huy động và cho vay 4 xã khu vực chợ Gạo: chợ Lời thực hiện huy động và cho vay 3 xã khu vực chợ Lời. Từ ngày thành lập các chi nhánh này đã làm tăng nguồn vốn huy động và tăng dư nợ đáp ứng nhu cầu của nhân dân các xã vùng xa trung tâm huyện.
NHNo&PTNT huyện Vụ Bản có 39 cán bộ công nhân viên đã biên chế chính thức và 04 lao động hợp đồng ngắn hạn. Trong đó có 13 nam và 26 nữ. trình độ đại học có 12 người, còn lại là cao dẳng, hàm thụ, trung cấp và chuyên môn khác.
NHNo&PTNT huyện Vụ Bản có 39 lao động, trong đó có 35 lao động đã biên chế chính thức, 04 lao động làm hợp đồng ngắn hạn bao gồm 13 nam và 26 nữ. trình độ đại học có 12 người,02 lao động đang chyển đổi đại học, 03 lao động có trình độ cao đyẳng, 07 lao động học hàm thụ đại học tại chức, 8 lao động trung cấp, 02 người có trình độ sơ cấp còn lại có bằng nghiệp vụ chuyên môn khác. Trong đó có 25 đảng viên chiếm 64% cán bộ công nhân viên(CBCNV) lao động cơ quan.
Xuất phát từ những yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngành và điều kiện thực tế, NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã tổ chức bộ máy quản lý được chia làm ba phòng: phòng kinh doanh, phòng kế toán ngân quỹ và phòng hành chính nhân sự. Tổng số CBCNV được bố trí vào cơ cấu các phòng như sau:
Ban giám đốc : gồm 02 người.
Phòng tín dụng : có 15 người.
Phòng kế toán – ngân quỹ : có 13 người.
Phòng hành chính nhân sự : có 05 người.
GIÁM ĐỐC
Các Chi Nhánh:
Chợ Dần
Chợ Gạo
Chợ Lời
Phòng
Hành Chính
Nhân Sự
Phòng
Tín Dụng
Phòng
Kế toán
Ngân Quỹ
(Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT huyện Vụ Bản)
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2004, 2005 và năm 2006.
* Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
NHTM hoạt động kinh doanh theo hình thức “ đi vay để cho vay” do đó muốn mở rộng tăng trưởng dư nợ thì trước hết phải có nguồn vốn đủ lớn đẻ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ các hộ sản xuất , các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô.Từ đó đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn.
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Nó quyết định quy mô hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Do đó để có thể làm tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể như: yêu cầu các cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao ý thức phục vụ, đổi mới phong cách giao dịch nhằm tạo sự thoải mái và thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền; thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn cả về hình thức, thời hạn, lãi suất huy động và các hình thức khuyến mại như phát phiếu dự thưởng, phát hành thẻ cào… ; dùng các hình thức tuyên truyền như đọc trên đài phát thanh của huyện, của xã và bên cạnh đó kết hợp cử cán bộ xuống từng thôn xóm phát tờ rơi rộng rãi để mọi người dân đều hiểu biết về quyền lợi, lợi ích khi tham gia gửi tiền tại ngân hàng.
Bên cạnh những hình thức tuyên truyền vận động các cá nhân tổ chức mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng huyện Vụ Bản còn tham gia bảo hiểm tiền gửi tháng 7/200 theo nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Số tiền
2005/2004
Số tiền
2006/2005
.Tổng nguồn
120.77
169.8
49.03
201.4
31.6
Tỷ trọng (%)
100
100
40.6
100
18.6
.Tổng nguồn huy động
108.87
156.9
48.041
187.5
30.59
Tỷ trọng (%)
90.1
92.4
44.1
93.1
19.5
(Nguồn: BCĐKT năm2004, 2005,2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản)
Qua bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng và liên tục tăng trưởng qua các năm: năm 2004 tổng vốn huy động được là 108.869 tỷ đồng, năm 2005 là 156.91 tỷ đồng tăng 48.041 tỷ đồng với tốc độ tăng 44.1% so với năm 2004, năm 2006 là 187.5 tỷ đồng tăng 30.59 tỷ đồng với tốc độ tăng 19.5% so với năm 2005.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động.
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Số tiền
2005/2004
Số tiền
2006/2005
.Tổng nguồn huy động
108.869
156.91
1.44
187.5
1.2
Tỷ trọng (%)
100
100
100
Huy động tại địa phương
60.61
104.5
1.72
133.1
1.27
Tỷ trọng (%)
55.67
66.6
70.99
1.Nội tệ
107.2
147
1.37
169.7
1.15
Tỷ trọng (%)
98.5
93.7
90.5
2.Ngoại tệ
1.684
9.907
5.88
17.8
1.8
Tỷ trọng (%)
1.5
6.3
9.5
3.Tiền gửi có kỳ hạn
79.376
108.66
1.37
144.45
1.33
Tỷ trọng (%)
72.9
69.2
77
4.Tiền gửi không kỳ hạn
29.493
48.255
1.64
43.055
0.89
Tỷ trọng (%)
27.1
30.8
23
(Nguồn:BCKQKD năm 2004,2005,2006 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản)
Nguồn vốn huy động tại địa phương luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2004 chiếm 55.67%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 66,6%, năm 2006 chiếm 70,99%. Với tốc độ tăng khá cao từ năn 2004 đến năm 2006 nguồn vốn huy động tại địa phương đã tăng gấp đôi, cùng với tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tại địa phương trong nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Loại tiền huy động chủ yếu là VNĐ, luôn chiếm trên 90% tổng số tiền huy động. Ngoại tệ huy động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động của ngân hàng, tuy vậy tỷ trọng của nó ngày một tăng, do những năm gần đây nhiều lao động tại địa phương đi làm việc ở nước ngoài gửi tiền về.
Tiền gửi có kỳ hạn, luôn chiếm trên 70% tổng nguồn huy động, cho thấy chủ yếu khách hàng gửi tại ngân hàng với mục đích là hưởng lãi, mức tăng trưởng qua ba năm 2004, 2005, 2006 là khá cao trên 30% so với năm trước đó. Do đó, đây là nguồn vốn tương đối ổn định, là nguồn vốn quan trọng giúp ngân hàng chủ động, thuận lợi trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay.
* Hoạt động tín dụng
NHNo&PTNT huyện Vụ Bản sử dụng nguồn vốn cảu yếu để cho vay trên địa bàn huyện nhà. Những năm trước kia việc cho vay còn gặp nhiều hạn chế, tư khi có chỉ thị 202/CT và nghị định 14/CP nghị địn của Chính phủ về chính sách cho hộ nông dân vay vốn NHNo&PTNT huyện Vụ Bản chuyển hướng đầu tư cho thị trưpừng nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở đầu tư cho các hộ sản xuất kinh dónh có hiệu quả nhưng thiếu vốn sản xuất.
Ngân hàng còn cho vay để phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuyên truyền cho vay tiêu dùng, mở rộngcho vay có bảo đảm với khách hàng sản xuất kinh doanh lớn, có dự án khả thi có tài sản thế chấp đảm bảo chất lượng tín dụng. Ký hợp đồng dịch vụ với các tổ trưởng tổ vay vốn hàng năm. Bám sát trương trình định hướng mụch tiêu phát triển kinh tế địa phương để có hướng đầu tư vốn. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể duy trì mạng lưới tổ vay vốn, đại lý tiết kiệm, phòng đại diện, ban chỉ đạo đầu tư vốn.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Số tiền
2005/2004
Số tiền
2006/2005
Doanh số cho vay
130.32
149.2
1.14
173.93
1.17
Tỷ trọng (%)
100
100
100
-Hộ sản xuất
82.099
92.194
1.12
113.06
1.23
Tỷ trọng (%)
62.998005
61.792
65.003
Doanh số thu nợ
127.84
137.78
1.08
156.12
1.13
Tỷ trọng (%)
100
100
100
-Hộ sản xuất
79.62
81.777
1.03
95.245
1.16
Tỷ trọng (%)
62.280976
59.353
61.008
Dư nợ cuối năm
60.835
72.252
1.19
89.063
1.23
Tỷ trọng (%)
100
100
100
-Hộ sản xuất
60.835
71.252
1.17
89.063
1.25
Tỷ trọng (%)
100
98.616
100
( Nguồn: báo cáo tín dụng năm 2005, 2006 NHNo&PTNT huyện Vụ Bản )
Qua bảng trên đầu tiên cho ta thấy được rằng tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:
Doanh số cho vay qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 130.316 triệu đồng, 149.200 tỷ đồng, 173.931 tỷ đồng, năm sau nhiều hơn năm trước với tốc độ tăng trong khoảng 10- 14% so với nẳm trước. Đối tượng chủ yếu đó là tín dụng hộ sản xuất: năm 2004 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 63% doanh số cho vay cả năm, năm 2005 là 62%, còn năm 2006 là 65%.
Dư nợ năm 2006 là 89.063 tỷ đồng tăng 16.811 tỷ đồng bằng 23,6% so với dư nợ năm 2005, Dư nợ năm 2005 là 72.252 tăng 11.902 tỷ đồng bằng 19,6% so với dư nợ năm 2004 là 60.350 tỷ đồng.
C._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9694.doc