Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Chương Dương

Lời nói đầu Đổi mới và phát triển là vấn đề tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải có những thay đổi phù hợp với tình hình mới. Trải qua hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, kinh tế có nhiều biến chuyển tích cực. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển trong đó kinh tế quốc doanh có vai trò chủ đạo. Hiện nay, trong quá trình hoạt động DNNN được ngân

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách Nhà nước cấp vốn ban đầu và được hưởng nhiều ưu đãi. Nhưng nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Vốn hoạt động của DNNN được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là dưới hình thức tín dụng ngân hàng. Như vậy muốn phát triển các DNNN giữ vững vai trò chủ đạo thì bên cạnh những nỗ lực của các DNNN cần có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như vị trí của DNNN trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng công thương Chương Dương nói riêng đã đóp góp tích cực cho việc cung ứng vốn cho các DNNN phục vụ quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Vấn đề mà ngân hàng quan tâm hàng đầu là chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng đối với DNNN đã từng bước được nâng cao song vẫn còn tồn tại những hạn chế mà ngân hàng cần nhanh chóng khắc phục Chất lượng chính là yếu tố quyết định sự phát triển của ngân hàng, của DNNN và nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng mà đặc biệt là chất lượng tín dụng đối với DNNN là khâu trọng yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ hiện trạng trên, em lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại ngân hàng công thương Chương Dương” Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Kim Anh, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ tín dụng tại ngân hàng công thương Chương Dương đã chỉ dẫn, giải đáp những thắc mắc của em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Chương i Dnnn và vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnnn trong nền kinh tế thị trường 1.1. Dnnn và vai trò của dnnn trong nền kttt. 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhà nước Thực tế cho thấy ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dù đang phát triển hay phát triển, TBCN hay XHCN tuy có mức độ quản lý khác nhau song đều có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế bằng nhiều công cụ quản lý vĩ mô khác nhau, trong đó phải kể đến công cụ vật chất của khu vực kinh tế Nhà nước bao gồm nhiều công ty độc quyền nắm giữ các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hay chiếm giữ một tỷ lệ vốn chi phối thông qua chế độ tham dự. Theo thời gian khu vực kinh tế Nhà nước dần hình thành, điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thành phần kinh tế Nhà nước ở nước ta là thành phần lấy sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển vì mục đích xã hội mà bộ máy Nhà nước là đại biểu. Căn cứ vào tiền đề xuất phát là sở hữu quyền lực chính trị Nhà nước , có thể xem thành phần kinh tế Nhà nước là khu vực rộng lớn có tầm quan trọng đặc biệt, bao gồm hệ thống các DNNN, hệ thống tài chính – ngân hàng, các nguồn dự trữ, lợi ích từ tài nguyên đất đai, khoáng sản , kết cấu hạ tầng…Trong đó bộ phận các DNNN là bộ phận kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại. Điều đó cho thấy sự đa dạng trong hình thức tổ chức và sở hữu. Từ loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty đa quốc gia, DNNN. Trong nền kinh tế nước ta DNNN đóng vai trò chủ đạo. Để hiểu rõ về DNNN trước hết ta xem xét khái niệm DNNN Điều 1 luật DNNN qui định rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao” Về mặt pháp lý “ DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.” Theo luật DNNN có được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. * Dựa vào qui mô và hình thức tổ chức doanh nghiệp chia thành -DNNN độc lập là DNNN không có trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác. -DNNN thành viên là DNNN nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn. Theo mục đích hoạt động kinh doanh thì DNNN được chia thành 2 loại. - DNNN hoạt động kinh doanh là DNNN hoạt động nhằm chủ yếu vào mục đích lợi nhuận. - DNNN hoạt động công ích là DNNN hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Theo số vốn của Nhà nước cấp DNNN chia thành . - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhà nước - Doanh nghiệp cổ phần , trong đó Nhà nước chiếm một tỷ lệ vốn cao trên 50% là những doanh nghiệp vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế hoặc có khả năng đóng góp lớn cho nền kinh tế . - Những doanh nghiệp còn lại sẽ được tiến hành chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa, bán toàn bộ hoặc một phần, cho thuê gọi vốn đầu tư của các DNNN khác, các thành phần kinh tế khác để hình thành lập công ty TNHH hay gọi vốn đầu tư của nước ngoài để thành lập các xí nghiệp liên doanh. Đây là biện pháp tiếp tục sắp xếp đổi mới lại những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thua lỗ kéo dài hoặc không cần sở hữu Nhà nước nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại DNNN. 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường - DNNN là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân, một đơn vị kinh doanh thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Nó được hình thành và phát triển là tất yếu khách quan. Tỷ trọng đóng góp của DNNN trong tổng sản phẩm quốc nội(GDP) là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước và biến động theo giai đoạn phát triển của nền kinh tế. ở nước ta DNNN chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Một mặt đóng vai trò như các DNNN ở các nước tư bản. Mặt khác nó vai trò to lớn để duy trì chế độ sở hữu công cộng. Đây là một đặc trưng cơ bản của CNXH nhằm tạo lập công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động, đóng vai trò dẫn đường đối với nền kinh tế, là công cụ chi phối hướng dẫn thị trường, nơi áp dụng và sử dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học cộng nghệ của đất nước và nhân loại. - DNNN là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Với vai trò đó DNNN duy trì sự phát triển cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Trong ngành công nghiệp nặng các DNNN nắm gần như toàn bộ các ngành điện lực, dầu khí, khai thác than…Nhà nước khuyến khích các ngành thông qua tác động bằng biện pháp kinh tế. Ngoài ra, DNNN có vai trò lớn trong cung ứng, ổn định giá cả trên thị trường. - DNNN góp phần đảm bảo lợi ích xã hội. Bên cạnh các DNNN hoạt động kinh doanh có không ít DNNN hoạt động vì mục đích công cộng. Lợi ích của các doanh nghiệp này mang lại không chỉ cho riêng ai mà cho toàn xã hội. Những lĩnh vực mang lại lợi nhuận thấp hoặc không đem lại lợi nhuận thì các doanh nghiệp khác không muốn đầu tư vào. DNNN với vai trò của mình vẫn tham gia hoạt động để đảm bảo lợi ích cho cộng động. - Các DNNN cung cấp tài chính cho NSNN. Nhà nước chỉ hoạt động được bình thường trong điều kiện có lượng vốn ngân sách nhất định. NSNN được hình thành từ thu thuế từ khu vực dân doanh, DNNN, thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác. Số thu phải đảm bảo cho hoạt động chi từ ngân sách. ở nước ta, DNNN vẫn là lực lượng chủ yếu cung cấp cho NSNN. Đây là nguồn thu chính đảm bảo các khoản chi cho NSNN. Ngoài ra DNNN còn có vai trò quan trọng trong tạo thêm công ăn việc làm, phân phối lại thu nhập quốc dân, giảm sự chênh lệch về kinh tế , văn hoá, giáo dục giữa các vùng, đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. 1.2. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế. 1.2.1. Tín dụng Tín dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau -Tín dụng là phương pháp chuyển dịch quỹ cho vay từ người cho vay sang người đi vay. -Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo quan điểm của Mark thì tín dụng là quá trình chuyển dịch tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định quay về với lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Từ những quan điểm trên ta có thể đưa ra một định nghĩa chung Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán. Như vậy về bản chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình tín dụng được biểu hiện qua ba giai đoạn. - Thứ nhất là phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Trong giai đoạn này, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhượng lại giá trị và chỉ có một bên nhượng đi giá trị. - Thứ hai là sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Người đi vay được sử dụng giá trị vay để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình. Tuy nhiên người đi vay chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không có quyền sở hữu về giá trị đó. - Thứ ba là đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ để trở về với hình thái tiền tệ thì vốn tín dùng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay. 1.2.2. Đặc trưng của tín dụng - Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. Người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay một cách hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ vay. - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng gồm hai hình thức là cho vay bằng tiền và cho thuê( bất động sản hoặc động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người đi vay phải hoàn trả đúng hạn gốc và lãi. Đây là yếu tố quan trọng trong giá trị tín dụng. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Hay người vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Để thực hiện nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát( lãi suất thực dương). Tuy nhiên vì lãi xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nên trong một số trường hợp lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Trong quan hệ tín dụng, tài sản vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện của bên đi vay đối với bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.2.3. Các hình thức tín dụng Trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và lưu thông hàng hoá, quan hệ tín dụng hình thành và phát triển qua các hình thức tín dụng: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. * Tín dụng nặng lãi Là hình thức đầu tiên sơ khai nhất của tín dụng, nó có từ khi mới hình thành sản xuất hàng hoá trong thời kỳ kinh tế tiền sản xuất hàng hoá. Tín dụng nặng lãi mạng lại lợi nhuận cao cho người giàu, bần cùng hoá nhân dân lao động, đồng thời góp phần duy trì kìm hãm nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu kém phát triển. Tín dụng nặng lãi mang tính phi sản xuất. Mặt khác tín dụng nặng lãi là cơ sở cho sự tích tụ tập trung vốn trong tay một số ít người và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời phương thức sản xuất TBCN. Đặc điểm của loại tín dụng này là lãi suất rất cao, quan hệ vay mượn thường kèm theo những điều kiện khắc nghiệt do chủ nợ áp đặt. Nên tiền vay chỉ được sử dụng vào mục đích tiêu dùng cấp bách mà không cho sản xuất. Do đó tín dụng nặng lãi không làm thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Song nó đã góp phần làm tan rã nền kinh tế tự nhiên, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản ra đời. * Tín dụng thương mại Đây là hình thức tín dụng bằng hàng hoá giữa người sản xuất kinh doanh hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá với nhau, công cụ được sử dụng chủ yếu là kỳ phiếu thương mại. Theo Mark thì “tín dụng thương mại không phải là cho vay bằng hàng hoá mà cho vay bằng tiền của hàng hoá đem bán chịu”. Tín dụng thương mại đáp ứng được nhu cầu về vốn của những doanh nghiệp tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình. Mặt khác chính hình thức tín dụng này đã giúp cho các doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó tín dụng thương mại đã góp phần tích cực trong nền kinh tế góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa hiện tượng thừa thiếu vốn để thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển. Mặc dù vậy, tín dụng thương mại còn có những hạn chế về qui mô tín dụng, và phương thức tín dụng chỉ được thực hiện dưới hình thức hàng hoá. * Tín dụng ngân hàng Đây là hình thức phản ánh quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời hạn nhất định giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà sản xuất kinh doanh. Tín dụng ngân hàng là hình thức thể hiện rõ được các ưu thế so với hai hình thức tín dụng trên ở chỗ. Quy mô tín dụng lớn hơn vì nguồn vốn cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng có thể tập trung huy động được từ nguồn tiền nhàn rỗi. Do đó ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt, kịp thời. * Tín dụng Nhà nước Tín dụng Nhà nước là hình thức tín dụng mà Nhà nước vay của dân dưới hình thức công trái, tín phiếu kho bạc … để bù đắp thiếu hụt ngân sách hay lập quĩ đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Tín phiếu kho bạc là công cụ dùng ở thị trường liên ngân hàng và thị trường mở điều hòa lưu thông tiền tệ. Theo thuyết tín dụng tạo ra tư bản, tín dụng Nhà nước là công cụ chống suy thoái, thất nghiệp nếu được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. 1.2.4. Tín dụng ngân hàng 1.2.4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế hành vi tín dụng có thể được tiến hành bởi bất kỳ ai. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế có một tổ chức đứng ra chuyên hoạt động trong lĩnh vực này đó là ngân hàng Tín dụng ngân hàng cùng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Điều cần lưu ý ở đây là tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và tất cả các doanh nghiệp các cá nhân khác. Như vậy trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng phải đảm bảo nguyên tắc - Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi vay. - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Vốn vay phải có tài 1.2.4.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. * Căn cứ theo thời hạn cho vay có thể chia tín dụng ngân hàng thành 3 loại. - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thời gian vay tối đa có thể lên đến 20, 30 năm thậm chí một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Tín dụng dài hạn đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Tín dụng trung dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần nhỏ vốn lưu động cho doanh nghiệp. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay. Tín dụng ngân hàng được chia thành các loại sau: - Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ… - Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sử dụng như phân bón thuốc trừ sâu, giống cây trồng thức ăn gia súc , lao động nhiên liệu… - Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác. - Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trả các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. - Cho thuê bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản, động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. * Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Tín dụng ngân hàng được chia thành hai loại: - Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với các khách hàng trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. Khách hàng cho vay không đảm bảo phải hội tụ các điều kiện sau + Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. + Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có khả năng hoàn trả nợ, hoặc có phương án, dự án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. + Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. + Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sản. - Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở đảm bảo như thế chấp cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng có uy tín không cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thư hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. * Căn cứ theo phương thức hoàn trả của khách hàng. Tín dụng ngân hàng được chia thành hai loại: - Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm các loại. Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thoả thuận. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cho vay trả góp. Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà việc trả nợ tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. Hoặc cho vay mà chỉ được áp dụng theo kỹ thuật thấu chi. - Cho vay không có thời hạn cụ thể là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thoả thuận trong hợp đồng. * Căn cứ theo xuất xứ tín dụng có thể chia tín dụng ngân hàng thành hai loại: - Cho vay trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Hiện nay, phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. - Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thực hiên thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn khả năng thanh toán. * Căn cứ vào thành phần kinh tế. Tín dụng ngân hàng được chia thành hai loại: Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt. Vì vậy tín dụng ngân hàng được chia thành hai loại - Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh gồm có các doanh nghiệp nhà nước. - Tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Các khách hàng gồm có các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. 1.2.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận động liên tục và biểu hiện hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của qua trình sản xuất, tạo thành chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm kết thúc của vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp tồn tại đồng thời ở cả ba giai đoạn dự trữ- sản xuất - lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời. Tại một thời điểm nhất định có doanh nghiệp có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và có doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn. Việc các doanh nghiệp này trực tiếp gặp nhau đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí giao dịch. Bằng việc thông qua tín dụng ngân hàng chuyển dịch vốn từ chủ thể dư thừa sang chủ thể có nhu cầu vốn. Tín dụng ngân hàng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp tại những thời điểm khác nhau. Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn Thứ hai: Tín dụng ngân hàng đầu tư cho các ngành kinh tế góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Nền kinh tế ổn định vững vàng thì các ngành kinh tế phải được phát triển hợp lý. Tín dụng ngân hàng đầu tư khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển. Những ngành này có vai trò quan trọng thúc đẩy, tạo cơ sở cho các ngành khác cùng phát triển. Yêu cầu đặt ra là phải đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây truyền công nghệ… Thông qua tín dụng ngân hàng các ngành này có thể được số vốn cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển trong những giai đoạn nhất định. Thứ ba: Tín dụng ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh có hiệu quả Tín dụng ngân hàng là hình thức cho vay đòi hỏi sự tín nhiệm của cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp. Vậy đâu là cơ sơ để ngân hàng tin tưởng cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Đó là bởi doanh nghiệp trước hết phải có phương án kinh doanh khả thi. Trong tín dụng ngân hàng thì vấn đề cơ bản là ngân hàng phải thu hồi được vốn và lãi vay. Do vậy ngân hàng cho vay có lựa chọn. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay ngân hàng phải tôn trọng hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì phải tự vận động , làm ăn có hiệu quả, tự khẳng định mình. Doanh nghiệp tìm biện pháp sử dụng vốn vay có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng qua của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi vay ngân hàng để có thể hoàn trả gốc và lãi vay cho ngân hàng đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ tư: Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong điều hòa lưu thông tiền tệ Thông qua tín ngân hàng, ngân hàng Nhà nước kiểm soát khối lượng tiền lưu thông đồng thời đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sử dụng tín dụng ngân hàng nhằm giảm lạm phát, cân đối ngân sách bằng cách sử dụng có hiệu quả có chất lượng công cụ của chính sách tiền tệ. Tín dụng ngân hàng có vai trò giảm lượng tiền lưu thông, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát bằng việc điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong thời kỳ có lạm phát cao. Trong thời kỳ thiểu phát, ngân hàng Nhà nước có thể thông qua công cụ tín dụng ngân hàng để kích cầu nền kinh tế. Lãi suất tín dụng trong trường hợp này được điều chỉnh giảm xuống nhằm khuyến khích sản suất tăng tốc độ lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng khơi thông dòng chảy của vốn từ chủ thể tiết kiệm sang chủ thể cần vốn, tránh nguồn vốn bị ứ đọng một chỗ. Như vậy thông qua tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể điều hòa lưu thông tiền tệ trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Thứ năm : Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại Nền kinh tế phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các nước càng trở nên cần thiết và cầp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi nước luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngày nay các tổ chức kinh tế, cá nhân khi thực hiện hoạt động thương mại với nước ngoài thì có nhiều hình thức để thanh toán tiền hàng. Nhưng hình thức được áp dụng phổ biến nhất là tín dụng ngân hàng. Nhờ có hình thức này mà các đối tác kinh tế không nhất thiết phải trực tiếp gặp nhau để thanh toán mà có thể thông qua một tổ chức trung gian là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho bên xuất khẩu nhận được tiền khi đã thực hiện đúng những qui định trong hợp đồng và bên nhập khẩu chỉ thanh toán tiền khi nhận hàng đầy đủ. Nhờ những thuận tiện và lợi ích do tín dụng ngân hàng mang lại mà hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Các nước dù có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển đều cần lượng vốn nhất định để đầu tư cho những ngành, lĩnh vực nhằm duy trì sự phát triển ổn định. Tín dụng ngân hàng đầu tư góp phần cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần thiết phải phát triển tín dụng ngân hàng. 1.3. Chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng 1.3.1. Chất lượng của tín dụng. Tín dụng là một nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh lợi cho Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa nhiều rủi ro nhất ngay cả khi các khoản vay có tài sản cầm cố thế chấp thì rủi ro vẫn xảy ra với tỷ lệ cao. Vấn đề chất lượng tín dụng đối với các DNNN không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng là vấn đề đang được Ngân hàng quan tâm hàng đầu hiện nay. Khối lượng tín dụng cung ứng cho các DNNN chiếm trên 60% và nhiều chi nhánh chiếm 70% trên tổng dư nợ. Vì vậy, chất lượng tín dụng đối với các DNNN được nâng cao thể hiện các Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chất lượng tín dụng là mức độ thoả mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, của người cho vay và người đi vay trong quan hệ tín dụng. Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vay Ngân hàng đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn cho doanh nghiệp và được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ..., tạo ra số tiền lớn hơn, hoàn trả được Ngân hàng cả gốc và lãi, trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận. Quá trình chu chuyển vốn (T - H - T’) Ngân hàng thu vốn cả gốc và lãi, doanh nghiệp có lãi, khối lượng sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội tăng lên. Như vậy vốn vay Ngân hàng vừa tạo được hiệu quả kinh tế, vừa tạo hiệu quả xã hội. Cho nên nói đến chất lượng tín dụng phải đánh giá từ phía Ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, thông qua hệ thống các chỉ tiêu như khối lượng cung ứng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, lợi nhuận Ngân hàng, lãi treo, v.v... hiệu quả sử dụng vốn, tổng doanh thu, tốc độ phát triển của doanh nghiệp v.v... 1.3.1.1. Chất lượng tín dụng xét trên góc độ ngân hàng Khi cho vay Ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh Ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành. Xác định đối tượng cho vay và thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay mới nhằm đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn. Hạn chế tới mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra là nguyên tắc cơ bản nhất đối với Ngân hàng. Trong phạm vi toàn ngân hàng chất lượng tín dụng thể hiện ở sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu tín dụng từ đó đem lại sự an toàn và mức lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. Hoạt động cho vay phải đảm bảo có thể thanh toán được lãi huy động, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, quản lý rủi ro và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời khoản vay phải phù hợp với phương hướng phát triển của ngân hàng cũng như thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra. Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phù hợp với thực lực của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn, có lãi, hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. 1.3.1.2. Chất lượng tín dụng xét trên góc độ doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp chất lượng tín dụng thể hiện các khoản vay được đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời đầy đủ và lãi suất hợp lý. Giúp doanh nghiệp có đủ vốn để đảm bảo quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh, đầu tư và đổi mới công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Những khoản tín dụng này làm tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của công nhân cao, thu hút nhiều lao động có kỹ thuật, đảm bảo đủ việc làm thường xuyên và ổn định, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, giữ nguồn vốn của doanh nghiệp an toàn và tăng trưởng nhanh. 1.3.1.3. Chất lượng tín dụng xét trên góc độ nền kinh tế Tín dụng Ngân hàng phải huy động đến mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa một cách có hiệu quả cao nhất. Khối lượng tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Đáp ứng nhu cầu trong nước và đủ sức mạnh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy kinh tế cả nước tăng trưởng và ổn định, giải quyết được mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Chất lượng tín dụng còn thể hiện tính an toàn cao của hệ thống Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả rất cao, tránh được rủi ro hệ thống - loại rủi ro đáng ngại nhất đối với mọi Ngân hàng quốc gia vì hệ thống Ngân hàng nằm ở trung tâm của phản ứng dây chuyền, mỗi biến động nhỏ của hệ thống Ngân hàng sẽ bị khuếch đại thành biến động lớn cho nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống Ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với cộng đồng quốc tế. 1.3.2. Các chỉ tiêu biểu hiện của chất lượng tín dụng 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng * Các chỉ tiêu về huy động vốn - Lượng vốn huy động hàng năm - Cơ cấu nguồn vốn huy động được ( vốn ngắn hạn, vốn trung hạn; vốn huy động qua tiền gửi, trái phiếu , kỳ phiếu; vốn uỷ thác tài trợ phát triển) * Các chỉ tiêu về sử dụng vốn - Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, mức dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ._. tiêu này càng lớn thì chất lượng tín dụng càng cao. * Chỉ tiêu về an toàn vốn tín dụng Đến kỳ trả nợ nếu bên vay không trả được nợ mà không được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì số nợ đó sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của ngân hàng. Các ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ >7% được xem là ngân hàng có chất lượng tín dụng yếu kém. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% lbiểu hiện chất lượng tín dụng tôt. * Chất lượng tín dụng thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng = Vòng quay vốn tín dụng tăng lên tức là nguồn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ quay vòng cao đã đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, Ngân hàng có nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư, tăng cường cho vay ngắn hạn và thực hiện các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp. * Chất lượng tín dụng đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận. Không thể đánh giá chất lượng tín dụng cao nếu khoản tín dụng không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong kinh doanh tín dụng phải thực hiện lãi suất dương có nghĩa là lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với các chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển. 1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng có nhiều chỉ tiêu trừu tượng, khó xác định chính chính xác, cụ thể. Một số chỉ tiêu định tính đó là: - Tổng giá trị gia tăng tạo ra từ lượng tín dụng của ngân hàng. Trên thực tế, rất khó phân định đâu là phần giá trị gia tăng do khoản tín dụng của ngân hàng tạo ra và đâu là do các nguồn vốn khác tạo ra trong một dự án sử dụng nhiều nguồn vốn. Do vậy, chỉ có thể ước lượng một cách tương đối là theo phần trăm góp vào dự án từ khoản tín dụng của ngân hàng. - Tổng số việc làm tạo ra từ dự án có sử dụng nguồn vốn tín dụng. - Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao năng suất lao động , trình độ chuyên nghiệp chỉ có thể được biểu hiện qua các chỉ tiêu định tính. 1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về các Ngân hàng thương mại * Tình hình huy động vốn Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng phải đáp ứng đủ về mặt số lượng vốn cho các doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, nguồn vốn pháp định của các Ngân hàng quá nhỏ bé, các Ngân hàng muốn có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thì đòi hỏi Ngân hàng phải huy động vốn tiềm tàng trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và tiền gửi dân cư. Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tương đối ổn định, đảm bảo sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bình thường liên tục, các doanh nghiệp làm ăn có lãi hoàn trả vốn vay Ngân hàng được cả gốc và lãi. * Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác thẩm định tín dụng có nghĩa là xác định chính xác hiệu quả đầu tư vốn: vốn vay được doanh nghiệp sử dụng như thế nào, khả năng tài chính và uy tín của doanh nghiệp, thái độ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Khi quyết định cho vay, Ngân hàng phải tính toán cân nhắc, vừa đảm bảo quy định của chế độ tín dụng hiện hành vừa thực hiện đầu tư vốn có hiệu quả. Trước khi ký duyệt cho vay phải tính đến sự an toàn của vốn vay, khả năng hoàn trả của vốn vay khi đến hạn, khả năng sinh lời của vốn tín dụng v.v...Thực hiện tốt quy trình cho vay trong tất cả các bước từ điều tra thẩm định, quyết định cho vay, phát tiền vay và xử lý thu hồi nợ, hạn chế điều bất lợi xảy ra nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. * Công tác tổ chức hoạt động Ngân hàng Để các Ngân hàng hoạt động có hiệu quả linh hoạt, Ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp các bộ phận phòng ban liên quan một cách khoa học trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng quản lý được tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng. Các bộ phận cũng như từng bộ phận cần được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và cần phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ sở để nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do khả năng rủi ro trong kinh doanh tín dụng xảy ra cao hơn các loại hình kinh doanh khác nên cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng cũng như đặt mối quan hệ với các cấp chính quyền, công an, toà án, viện kiểm soát.v.v..., tạo điều kiện quản lý vốn tín dụng có hiệu quả. * Chất lượng cán bộ Con người đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tài sản của Ngân hàng nói chung và từng hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc tiên tiến và hiện đại. Việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo cả về đạo đức lẫn về nghiệp vụ chuyên môn, khả năng ứng dụng và tiếp thu khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng hạn chế sẽ làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng, không đánh giá được chính xác hiệu quả vốn vay, không có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình huống bất lợi xảy ra. * Thông tin tín dụng Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, người quản lý có thể ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư tín dụng hoặc biện pháp cần thiết liên quan đến việc theo dõi quản lý thu hồi nợ. Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau - từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Muốn thu thập lượng thông tin nhanh, chính xác và toàn diện thì đòi hỏi phải có bộ phận tổng hợp phân tích và xử lý thông tin, loại trừ những thông tin nhiễu. Chất lượng của thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến khoản cho vay, vì vậy chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn. * Kiểm tra kiểm soát nội bộ Công tác này giúp cho cán bộ quản lý điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật. Mặt khác nắm được sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời thông qua kiểm tra kiểm soát, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thông suốt an toàn có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của Ngân hàng. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chất lượng tín dụng. 1.3.3.2. Các nhân tố về phía khách hàng Vốn tự có của doanh nghiệp quá ít, nhiệm vụ kinh doanh lớn, vốn vay quá nhiều, doanh nghiệp không có khả năng tự chủ về tài chính rất dễ bị động trong sản xuất kinh doanh, vì vậy nợ đến hạn không có khả năng thanh toán ngay. Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng hạn chế, việc lập các phương án kinh doanh không phù hợp, thực tế không dự kiến hết biến động của thị trường nên bị thua lỗ trong kinh doanh, dẫn đến khả năng trả nợ kém. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn ngắn hạn vào đầu tư tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản không thể thu hồi vốn kịp thời để hoàn trả nợ đúng hạn. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh thuận lợi có lãi khách hàng trả nợ được Ngân hàng đúng hạn. 1.3.3.3. Chính sách vĩ mô Chiến lược, đường lối chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đây là nhân tố định hướng, quyết định mục tiêu kinh doanh của Nhà nước cũng như các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Mọi chỉ tiêu cũng như các cân đối chủ yếu của nền kinh tế được hình thành trên cơ sở đó. Từng bộ phận, ngành, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình, cân đối tài chính xác định mức vốn cần vay Ngân hàng. Trong khi đó, các Ngân hàng đầu tư vốn cho ai? sản xuất cái gì? đều dựa vào chỉ tiêu kinh tế của Nhà nước. * Chính sách tiền tệ Là một chính sách vĩ mô, là linh hồn của hoạt động Ngân hàng. Nó tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và Ngân hàng. Khi xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ phải chủ động trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác như chính sách tài chính quốc gia, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đối ngoại. Chính sách tín dụng là bộ phận của chính sách tiền tệ bao gồm cả hai khâu tạo vốn và sử dụng vốn, tăng tín dụng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu kiềm chế lạm phát. Khi chính sách tiền tệ thay đổi nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. * Môi trường pháp lý Pháp luật tạo hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng. Pháp luật có quy định về hoạt động tín dụng, bắt buộc mọi chủ thể trong quan hệ tín dụng phải tuân theo, phải thực hiện tốt nghĩa vụ và được bảo vệ quyền lợi. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thực thi pháp luật chưa nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây ra lừa đảo chụp giật vốn vay của Ngân hàng hoặc việc làm sai trái của cán bộ Ngân hàng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng. * Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô Việc quản lý phải theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, mô hình toàn diện, pháp luật nghiêm minh và đồng bộ, nghiên cứu dự báo kinh tế chuẩn xác, phân cấp quản lý kinh tế giữa trung ương và địa phương rõ ràng. Có nhiều cán bộ giỏi trong quản lý điều hành làm cho nền kinh tế phát triển cao có hiệu quả và ổn định, là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng tín dụng. Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng đối với dnnn tại ngân hàng công thương chương dương 2.1. khái quát về ngân hàng công thương Chương dương 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Chương Dương 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng công thương Chương là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam, có trụ sở tại huyện Gia Lâm- Hà Nội. Tháng 8/1988 ngân hàng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng tiền thân là ngân hàng Nhà Nước huyện Gia Lâm với hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi và cho vay ngắn-trung hạn. NHCT Chương Dương với địa bàn kinh doanh chính tại huyện Gia Lâm. Ngân hàng đã không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài nghiệp vụ nhận, cho vay, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ cho thuê, cầm cố, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,chi trả kiều hối, chuyển tiền qua mạng… Từ số lượng ít khách hàng ban đầu, ngân hàng đã mở rộng quan hệ với nhiều các nhân tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông-vận tải, thương mại dịch vụ, bưu chính viễn thông... các cá nhân, hộ gia đình gửi tiền hoặc có nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực công thương nghiệp nói chung. Từ một chi nhánh có quy mô, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng, nay đã lên tới 2.513,2 tỷ đồng, tổng dư nợ năm thành lập là 5,7 tỷ đồng nay đã lên tới 1.481 tỷ. Lúc đầu, Ngân hàng chỉ có 334 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn nay đã có 2.580 khách hàng giao dịch trong đó có 1.890 khách hàng vay vốn. Từ năm 2003 đến 2005 Ngân hàng công thương Chương Dương liên tục được thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằng khen và xếp loại giỏi về thành tích hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tháng 5/ 2003, Ngân hàng được nâng cấp từ Ngân hàng hạng 2 lên thành Ngân hàng hạng 1. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Để tiến hành hoạt động kinh có hiệu quả bộ máy tổ chức của ngân hàng được phân thành các phòng ban, các quỹ tiết kiệm, các chi nhánh phụ thuộc. Mỗi bộ phận lại có chức năng riêng và chịu sự quản lý của ban giám đốc.Cơ cấu tổ chức của NHCT Chương dương được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Chương Dương Ban giám đốc Khối kinh doanh Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ p.khách hàng Dn lớn p.khách hàng DN vừa và nhỏ p.khách hàng cá nhân Quỹ tiết kiệm & điểm giao dịch p.kế toán p.tiền tệ kho quỹ p.thanh toán xnk p.tiếp thị tổng hợp p.tổ chức hành chính p.thông tin điện toán 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Chương Dương Qua hơn 10 năm đổi mới, kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%, sản xuất công nông nghiệp phát triển, nhiều mặt hàng có giá trị được xuất khẩu. Nền kinh tế, chính trị ổn định là môi trường thận lợi thu hút vốn được đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng công nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Với mục tiêu “phát triển an toàn hiệu quả” ngân hàng đã từng bước đẩy mạng hoạt động, mở thêm quỹ tiết kiệm, tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Trên địa bàn có nhiều chi nhánh ngân hàng khác nhau cùng hoạt động. Do đó cạnh tranh ngày càng găy gắt về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các loại hình dịch vụ. Đây là khó khăn , trở ngại đối với ngân hàng , đồng thời cũng là thách thức để ngân hàng vươn lên, tự hoàn thiện chính mình. 2.1.2.1. Công tác huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Với phương châm “ nhận gửi để cho vay” Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như nhận gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn: 3 tháng,6 tháng , 12 tháng được trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng. Sử dụng nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua ngân hàng đạt được kết quả sau: Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại NHCT Chương Dương Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % tăng Số tiền Tỷ trọng % tăng Tổng vốn huy động 2513,2 100 2834,4 100 12,7 3128 100 10,35 1. Theo khách hàng gửi Tiền gửi doanh nghiệp 2037,3 81 1880,70 66 -9,4 2095 66,9 11,3 Tiền gửi dân cư 475,9 19 963,7 34 102 1033 33,1 7,1 2. Phân theo thời gian Không kỳ hạn 760,4 30 794,4 28 4,4 1000,9 31,9 25,9 Có kỳ hạn 1748,8 70 2040,4 72 16,6 2127,1 68,1 4,2 3. Phân theo đơn vị tiền tệ VNĐ 2117,95 84 2154,1 75,9 1,7 2202,4 70,4 2,2 USD quy ra VNĐ 395,25 16 680,3 24,1 72,1 625,6 29,6 -8 Qua số liệu ta thấy nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 2834.4 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 321.2 tỷ đồng , tốc độ tăng là 13%. Trong đó: Tiền gửi không kì hạn: 832,6 tỷ đồng, chiếm 29,33% tổng nguồn. Tiền gửi có kì hạn: 2.005,8 tỷ đồng, chiếm 70,67% tổng nguồn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn từng bước có sự thay đổi hợp lý, đa dạng các nguồn tiền gửi, đảm bảo tính ổn định lâu dài. Tuy nhiên, năm 2003- 2004 nguồn vốn huy động về tốc độ tăng có dấu hiệu giảm so với tốc độ tăng của năm 2002- 2003, vì trong năm chỉ số giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền, muốn đầu tư vốn vào các hình thức khác sinh lời hơn. Việc đấu giá đất đai đã thu hút một lượng tiền lớn vào ngân sách không qua kênh ngân hàng, chương trình phần mềm cho các sản phẩm huy động vốn chưa hoàn chỉnh kịp thời theo nhu cầu thị trường. Đối với nguồn tiền gửi Doanh nghiệp: Chiếm tỷ trọng lớn đạt 66,67% tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng thường xuyên không ổn định. Đối với nguồn tiền gửi dân cư: Đây là nguồn tiền gửi có tính chất ổn định và lâu dài, nhưng hiện nay tại Chi nhánh nguồn vốn này đang bị mất thị phần do chính sách lãi suất của NHCT Việt nam trong một thời gian dài chưa sát với thị trường. Tại địa bàn của Chi nhánh có rất nhiều NHTM mở Chi nhánh và điểm giao dịch mới có nhiều chính sách cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hấp dẫn, và nhiều hình thức khuyến mại phong phú bên cạnh đó địa điểm các ngân quĩ tiết kiệm của Chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn được mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 3128 tỷ đồng tăng 293.6 tỷ đồng( tăng 10%) so với năm trước. Qua cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy tiển gửi doanh nghiệp tại ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2005 thì tỉ lệ tăng không đáng kể, thậm chí năm 2004 tỉ lệ tiền gửi còn giảm 7%. Một phần do nguồn vốn của chi nhánh được tăng trưởng mạnh qua các năm, phần khác do trong năm chỉ số giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền, muốn đầu tư vào các hình thức khác sinh lời hơn… Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng không ổn định, chính sách cạnh tranh và tiếp thị cũng hết sức khó khăn. Nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh đáng kể. Năm 2004 tỉ lệ tăng là 98.5% so với năm 2003. Và năm 2005 tỉ lệ tăng là 10%. Tuy tốc độ tiền gửi của dân cư năm 2004 tăng đáng kể tuy nhiên sang năm 2005 có sự chững lại. Nguyên nhân do địa bàn của Chi nhánh có rất nhiều NHTM mở Chi nhánh và điểm giao dịch mới, có nhiều chính sách cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hấp dẫn, và có nhiều hình thức khuyến mại phong phú bên cạnh đó địa điểm các quỹ tiết kiệm của chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn được mọi đối tượng khách hàng. Có thể thấy tình trạng này qua các năm vẫn chưa giải quyết triệt để cho nên Chi nhánh cần có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay của NHCT Chương Dương. Sử dụng vốn “an toàn- hiệu quả” là phương châm hoạt động của NHCT Chương Dương. Ngân hàng thực hiện đầu tư tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định cho khách hàng. Trong những năm qua quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Việc tập hợp thông tin, đánh giá, phân loại khách hàng được thực hiện thường xuyên đã tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng. Nhờ đó dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng lành mạnh qua các năm. Bảng 2 Tình hình tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 A. Doanh số cho vay 1739,942 1949,839 2154,761 I. CV ngắn hạn. 1388,335 1795,623 1788,032 1. CV = VNĐ 1211,762 1185,446 1332,042 2. CV = ngoại tệ qui VNĐ 176,573 610,177 455,99 II. CV trung- dài hạn 349,191 154,150 366,729 1. CV= VNĐ 187,531 152,502 366,559 2. CV= ngoại tệ qui VNĐ 161,660 1,648 0,17 III. CV tài trợ uỷ thác đầu tư. 2,416 0,066 0 1. CV = VNĐ 0 0 0 2. CV = ngoại tệ 2,416 0,066 0 B. Doanh số thu nợ. 1420,737 1892,436 1579,176 I. Thu nợ ngắn hạn. 1276,063 1702,797 1369,381 1. Thu nợ = VNĐ 1128,351 1206,234 1368,918 2. Thu nợ = ngoại tệ 147,712 498,563 0,463 II. Thu nợ trung- dài hạn 134,418 183,208 209,795 1. Thu nợ = VNĐ 94,682 142,403 209,769 2. Thu nợ = ngoại tệ 39,736 40,805 0,026 III. Thu nợ = VTTUTĐT 10,256 4,431 0 1. Thu nợ = VNĐ 0,929 0,025 0 2. Thu nợ = ngoại tệ 9,327 4,406 0 C. Dư nợ 1480,839 1538,242 1649 I. Dư nợ ngắn hạn 678,772 769,598 769,395 1. Dư nợ = VNĐ 628,937 608185 569,695 2. Dư nợ = ngoại tệ 49,799 161,413 199,7 II. Dư nợ trung- dài hạn 790,920 764,983 878,888 1. Dư nợ = VNĐ 521,199 531,597 687,388 2. Dư nợ = ngoại tệ 269,721 233,386 191,5 III. Dư nợ CV= TTUTĐT 111,47 3,661 0 1. Dư nợ = VNĐ 0,324 0 0 2. Dư nợ = ngoại tệ 10,823 3,661 0 Qua bảng thống kê trên có thể thấy dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2004 đạt 1.539 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với năm 2003 ( nếu tính cả giảm dư nợ một số khách hàng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, dư nợ tăng trên 100 tỷ đồng). Dư nợ bình quân đạt 1.600 tỷ. Năm 2004, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng, đưa ra hội đồng tín dụng xét duyệt hạn mức tín dụng của từng khách hàng vay vốn. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Năm 2004 dư nợ bình quân đạt 1.600 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của Chi nhánh, nợ quá hạn không phát sinh, dư nợ luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. - Cho vay Ngắn hạn: Dư nợ đạt 770 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 92 tỷ đồng, tốc độ tăng 14%, tỷ trọng chiếm 50% trên tổng số dư nợ. - Cho vay Trung và dài hạn: Dư nợ đạt 764 tỷ đồng, giảm 26 tỷ đồng so với năm 2003, tỷ trọng 50% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2005 đạt 1.649 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 1.257 tỷ đồng, dư nơ cho vay ngoại tệ là 391 tỷ đồng. So với năm 2004, tốc độ tăng 13,9%. Dư nợ bình quân đạt 1.577 tỷ đồng. Năm 2005, ngân hàng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản vay, tuân thủ đúng quy trình tín dụng. Các khoản vay hội tụ đầy đủ các điều kiện tín dụng theo qui định của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Vì vậy trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Chi nhánh không phải chuyển nợ quá hạn một món vay mới nào. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT Việt Nam giao, Chi nhánh kiềm chế tăng trưởng dư nợ nóng, tập trung chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2005 dư nợ bình quân đạt 1.577 tỷ đồng, tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và định hướng của Chi nhánh, nhưng nợ quá hạn không phát sinh, nợ gia hạn giảm dần, dư nợ luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, chú trọng mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ tư nhân cá thể, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phương án khả thi. Dư nợ cho vay trung và dài hạn được tập trung đầu tư chủ yếu vào 3 tổng công ty lớn đó là Tổng công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty điện lực và tổng công ty dầu khí, đây là những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế có khách hàng chiến lược với sức cạnh tranh cao. 2.1.2.3. Về chất lượng tín dụng: Trong năm 2005 một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định các khoản vay mới đúng quy trình và nguyên tắc, mặt khác Chi nhánh đã thành lập Ban thu hồi công nợ do đ/c giám đốc làm trưởng ban, đ/c phó giám đốc phụ trách kinh doanh làm phó ban cùng các đ/c trưởng phòng kinh doanh và các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, luôn tích cực, bám sát trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, xử lý các khoản nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cụ thể: Thu hồi nợ tồn đọng: 3.998 triệu đồng Trong đó: thu nợ nội bảng là 321 triệu đồng Thu nợ ngoại bảng là 3.677 triệu đồng Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 0%. 2.1.2.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. Những biến động chính trị và kinh tế thế giới nêu trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHCT Chương Dương. Với những cố gắng, nỗ lực làm tốt chính sách khách hàng, sự vận dụng uyển chuyển và điều hành tốt quy định của NHCT Việt Nam, nên hoạt động kinh doanh đối ngoại đạt được kết quả tốt. Cụ thể: a) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu năm 2005: - Mua đồng USD: 78,9 triệu USD, bán đồng USD 78,4 triệu bằng 110% so với năm 2004. - Mua đồng Yên Nhật: 972 triệu JPY, bán đồng JPY 972 triệu bằng 150% so với năm 2004 - Mua, bán đồng EUR: 6 triệu EUR. Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ đáp ứng cho thanh toán XNK, Chi nhánh còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như Bảng Anh, Dollả úc... mang lại lợi nhuận là 738 triệu đồng tăng 29% so với năm 2004 b) Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005. - Mở được 533 L/C nhập khẩu với trị giá 65,6 triệu USD, thực hiện 86 L/C xuất khẩu với trị giá 3,74 triệu USD. - Nhờ thu nhập khẩu 212 bộ chứng từ, trị giá 6,4 triệu USD. - Phát hành 384 thư bảo lãnh trong và ngoài nước với trị giá 103 tỷ VND và 2 triệu USD. - Tổng phí dịch vụ thu được năm 2005 đạt 5.882 triệu đồng. Trong đó chi nhánh thu phí dịch vụ từ TTTM và phí bảo lãnh đạt 4.184 triệu đồng. 2.1.2.5. Kết quả kinh doanh Nhờ mức tăng trưởng nhanh về vốn huy động, cho vay và các khoản thu dịch vụ phí nên lợi nhận trong năm 2005 đạt 37,4 tỷ đồng tăng 16,079 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2005 Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại chi nhánh ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời. Trong năm 2005, số lượng giao dịch chuyển tiền cụ thể: - Chuyển tiền trong hệ thống: 13.775 món, trị giá 12.063 tỷ đồng. - Chuyển tiền ngoài hệ thống: 13.345 món, trị giá 4.580 tỷ đồng. - Chi trả kiều hối: 290 món trị giá 540.000 USD - Chuyển tiền ngoại tệ đi: 600 món trị giá 30.207.000 USD - Chuyển tiền ngoại tệ đến: 900 món trị giá 37.302.000 USD 2.1.2.6. Công tác tiền tệ kho quỹ. - Tổng thu, chi tiền mặt VND đạt 2.216 tỷ đồng, tốc độ tăng 11% so với năm 2004. Bội thu tiền mặt 326 tỷ đồng - Tổng thu, chi tiền mặt ngoại tệ đạt 13.918.000 USD. Trong những năm gần đây bộ phận tiền tệ kho quỹ có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ cũng có những bước chuyển mình trong tác phong phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình chu đáo, chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình thu chi tiền mặt đảm bảo thu nhanh, thu đủ, chính xác kịp thời. Công tác điều hoà tiền mặt cũng luôn được chú trọng, đảm bảo đúng mức tồn quỹ tiền mặt VND và Ngoại tệ, nhưng vẫn đáp ứng khả năng chi trả kịp thời cho khách hàng mà không để đọng vốn. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại NHCT Chương Dương . Trên cơ sở nguồn vốn huy động, NHCTCD thực hiện nghiệp vụ cho vay tới các tổ chức cá nhân có nhu cầu vốn. Mục tiêu của hoạt động này là đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, hợp pháp của khách hàng đem lại sự phát triển kinh tế xã hội. NHCTCD luôn quan tâm tới chất lượng tín dụng mà đặc biệt là chất lượng tín dụng đối với DNNN vì đây là nhóm khách hàng chính, đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. 2.2.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn đối với DNNN 2.2.1.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế NHCTCD chú trọng việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho nền kinh tế. Nhìn vào bảng thống kê tình hình tín dụng ngắn hạn ta có thể thấy doanh số cho vay vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Bảng 4 Tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- số TĐ I Doanh số cho vay 1214,561 1628,632 1788,009 159,377 - DNNN 1014,173 1346,757 1432,96 86,203 - Ngoài QD 200,38 281,875 355,049 73,174 DNNN/ tổng số 83,5% 82,9% 80,14% II Doanh số thu nợ 1129,809 1177,752 1742,349 564,597 - DNNN 986,071 946,529 1295,325 348,796 - Ngoài QD 143,738 231,223 447,024 215,801 DNNN/ tổng số 87,2% 80,3% 74,34% III Dư nợ 593,104 610,744 769,554 158,81 - DNNN 509,038 472,526 614,76 142,234 - Ngoài QD 84,066 138,218 154,794 16,576 DNNN/ tổng số 85,8% 77,4% 80% Doanh số cho vay DNNN năm 2004 là 1346,757 tỷ đồng, tăng 332,584 tỷ đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số cho vay DNNN đạt 1432,96 tỷ đồng, tăng 86,203 tỷ đồng tốc độ tăng 64% so với năm trước. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNN trong 3 năm luôn chiếm xấp xỉ 80% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ đối với DNNN cũng tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy các khoản cho vay ra đều có khả năng thu hồi tốt. Năm 2005 doanh số thu nợ là 1742,349 tỷ đồng tăng 564,597 tỷ đồng. Năm 2005 doanh số thu nợ đối với DNNN là 1295,325 tỷ đồng, tăng 348,796 tỷ đồng, tốc độ tăng là 36,85%. Dư nợ đối với DNNN tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể là năm 2005 dư nợ đối với DNNN đạt 614,76 tỷ đồng, tăng 142,234 tỷ đồng, tốc độ tăng 30%% so với năm trước. Về tỷ trọng dư nợ của DNNN qua 3 năm đã tăng nhanh, từ 77,4% năm 2004 lên tới 80% năm 2005. Như vậy, doanh số cho vay , thu nợ , dư nợ của DNNN chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng về số lượng trong 3 năm. Điều đó xuất phát từ những lý do: - Trong nền kinh tế thị trường DNNN đã khẳng định được vai trò của mình. DNNN với ưu thế về vốn, kỹ thuật, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm hàng hoá dịch vụ được thị trường chấp nhận, đủ khả năng chiếm được ưu thế không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. DNNN đã tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự quyết định đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của mình, kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng, trong quan hệ tín dụng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. - Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, NHNN liên tục điều chỉnh lãi suất cho vay cơ bản tương ứng với từng thời kỳ để áp ứng nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của DNNN nói riêng. Đây là động lực thúc đẩy các DNNN tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ với các đối tác, đưa ra những phương án khả thi. Do đó mà doanh số cho vay và dư nợ đối với DNNN tại ngân hàng tăng mạnh. - DNNN là khách hàng truyền thống, đã gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã hiểu về doanh nghiệp nên thuận lợi hơn trong việc xét duyệt cho vay với những khách hàng này. Ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng. Trước khi tìm tới khách hàng, ngân hàng đã tìm hiều, nắm bắt trước về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đáp ứng vốn vay đúng lúc khách hàng có nhu cầu vay vốn. Do đó, ngân hàng không chỉ giữ được nhóm khách hàng cũ mà còn có quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới. Nhu cầu vay ngắn hạn của DNNN tại ngân hàng là rất lớn. Đặc điểm của hoạt động tín dụng ngắn hạn với DNNN đó là cho vay và thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và thu nợ. 2.2.1.2. Tình hình tín dụng đối với DNNN theo thời gian. Bảng 5 Tính hình tín dụng đối với DNN._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0083.doc
Tài liệu liên quan