LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp không nhỏ vào quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động ngân hàng thương mại của nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, được bạn bè quốc tế biết đến và tín nhiệm. Trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ được các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, mở rộng, nâng cao chất lượng thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu kinh d
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến trong buôn bán quốc tế nhờ tính ưu việt của nó so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là một yêu cầu cấp thiết của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
Để nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, sở giao dịch NHNo&PTNT đã không ngừng cải tiến và đổi mới các hoạt động của mình ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan (trình độ cán bộ, công nghệ ngân hàng...) và khách quan (trình độ khách hàng, môi trường pháp lý...), mà chất lượng của việc thanh toán TDCT còn thấp như: bộ chứng từ khi chuyển sang phía nước ngoài vẫn còn nhiều sai xót nên bị từ chối thanh toán, thời gian thanh toán bị kéo dài...
Trong quá trình thực tập tại Phòng TTQT & KDNT Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia bao gồm nhiều lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật… quá trình thực hiện các hoạt động quốc tế, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại (chủ yếu là hoạt động ngoại thương) dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Thực tế cho thấy các chủ thể ở các quốc gia khác nhau không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ chi trả, thanh toán phát sinh trong quan hệ quốc tế, mà cần thiết phải thông qua chiếc cầu nối là Ngân hàng thương mại. Bằng việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, các Ngân hàng thương mại đã hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Với vai trò trung gian thanh toán, các NHTM tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán, trao đổi với đối tác nước ngoài.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2.1.Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
1.2.1.1.Định nghĩa Tín dụng chứng từ:
Theo UCP No 600 cua ICC, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
Tín dụng là bất cứ sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nó không thể huỷ bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho một xuất trình phù hợp.
Từ định nghĩa Tín dụng chứng từ chúng ta có thể thấy thực chất của tín dụng là một sự cam kết thanh toán có điều kiện, bằng văn bản của ngân hàng phát hành tín dụng.
Các thành phần tham gia thanh toán tín dụng chứng từ:
Người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant for Credit): là người nhập khẩu.
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phục phụ người nhập khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng.
Người thụ hưởng (Beneficiary): là người xuất khẩu.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu.
Ngoài các thành phần tham gia thanh toán nêu trên, trong thực tế tùy thuộc vào từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số ngân hàng khác:
Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng được chỉ định trong tín dụng chứng từ, thực hiện xác nhận (đảm bảo) tín dụng chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): ngân hàng này được chỉ định trong thư tín dụng. Tùy theo từng loại thư tín dụng mà ngân hàng này có thể thực hiện một trong các nghiệp vụ sau:
+ Ngân hàng chỉ định thanh toán (Nominated Paying Bank)
+ Ngân hàng chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting Bank)
+ Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating Bank)
Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn thường tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
Sơ đồ trình tự thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ
SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH THANH TOÁN TDCT
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
(8)
(7)
(2)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank)
(3) (5) (6)
(1) (9) (10)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
(4)
Hợp đồng
Người yêu cầu mở thư tín dụng
(Applicant)
Chú thích:
Trước hết người XK và người NK cần phải ký kết hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT.
Người NK căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở L/C trong đó người thụ hưởng là người XK gửi tới NH phục vụ mình.
NH phục vụ người NK căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng được các yêu cầu, NH sẽ phát hành L/C và thông qua NH phục vụ người XK để thông báo tới người thụ hưởng.
NH thông báo khi nhận được L/C sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao L/C này cho người XK.
Người XK nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì tiến hành giao hàng.
Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C gửi tới NH phục vụ mình đề nghị thanh toán.
NH này được chỉ định là NH thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người XK (trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu).
Sau khi đã thanh toán, NH chuyển bộ chứng từ sang NHPH để đòi tiền.
NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của L/C thì tiến hành hoàn lại tiền cho NH đã thanh toán.
NHPH báo cho người NK biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.
(10)Người NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận), NH sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người NK không thanh toán thì NH không trao chứng từ cho họ.
1.2.1.2.Thư Tín dụng (Letter of Credit - L/C):
Khái niệm thư tín dụng:
Thư tín dụng là một văn bản (thư hoặc điện tín) do ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng.
Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng:
Số hiệu thư tín dụng.
Địa điểm và ngày phát hành thư tín dụng.
Loại thư tín dụng.
Số tiền của thư tín dụng (kim ngạch).
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Thời hạn trả tiền của thư tín dụng.
Những nội dung liên quan đến hàng hóa.
Những nội dung liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
Các chứng từ phải xuất trình khi thanh toán.
Cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng:
Để đảm bảo sự thống nhất, tính chất pháp lý của thư tín dụng; ở phần cuối của thư tín dụng thường dẫn chiếu: thư tín dụng này áp dụng theo UCP số 600 do Phòng thương mại quốc tế Paris phát hành bản sửa đổi năm 2006.
Các loại thư Tín dụng:
Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)
Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Thư tín dụng thanh toán dần (Defered payment L/C)
Tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit)
1.2.2. Phương thức chuyển tiền:
Khái niệm:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.
Các bên tham gia:
Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): là người yêu cầu NH thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người NK, người mắc nợ hoặc người có nhu cầu chuyển vốn.
Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua NH, thường là người XK, chủ nợ hoặc là người được người chuyển tiền chỉ định.
NH nhận ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là NH phục vụ người chuyển tiền.
NH trả tiền (Paying bank): là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Thường là NH đại lý hay chi nhánh của NH chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.
Các hình thức chuyển tiền:
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Tranfer – T/T):
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T):
Tóm lại, chuyển tiền là một phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất về thủ tục và thực hiện nhanh chóng. Phương thức này được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền, NH đóng vai trò trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm và hưởng hoa hồng. Vì vậy khi áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền yêu cầu các bên liên quan phải có sự tín nhiệm cao.
1.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu:
Khái niệm:
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người XK (người bán) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền của người XK (người mua) ở nước ngoài, trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu kí phát hành.
Các bên tham gia:
Trong phương thức thanh toán nhờ thu thường có 4 bên tham gia:
Người ủy thác thu tiền (Drawer): là người XK hoặc cung ứng dịch vụ, người gửi giấy nhờ thu, người phát hành hối phiếu đòi tiền.
NH chuyển chứng từ nhờ thu (Remitting bank): là NH phục vụ người XK nhận ủy thác thu tiền.
NH thu tiền (Collecting bank): là NH phục vụ người NK, thường là NH đại lý hoặc chi nhánh của NH chuyển chứng từ, làm nhiệm vụ thu tiền.
Người trả tiền (Drawee): là người NK, người sử dụng dịch vụ được cung ứng.
Các loại nhờ thu:
Nhờ thu trơn (nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection):
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection):
Tóm lại, phương thức thanh toán Nhờ thu hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm của các bên XNK. Phương thức này thường được áp dụng đối với hàng hóa mới bán lần đầu, hàng ứ đọng khó tiêu thụ, hoặc thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, tiền bồi thường, hoa hồng…
1.3. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM.
1.3.1. Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
Chất lượng của nghiệp vụ thanh toán TDCT được đo bằng những đặc tính mà từ đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện xuyên suốt kể từ khâu NH phát hành nhận được yêu cầu mở thư tín dụng từ phía nhà NK cho đến khi trả tiền xong cho nhà XK và thu hồi lại vốn từ phía nhà NK.
Vì thanh toán TDCT là một sản phẩm dịch vụ của NH trong lĩnh vực TTQT nên việc đánh giá chất lượng của nó là hết sức khó khăn bởi vì người ta chỉ có thể cảm nhận được nó sau khi đã tiêu dung nó.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.2.1. Thư tín dụng có nội dung phù hợp và được mở vào thời điểm hợp lý
Khi nhận được đơn đề nghị mở L/C do người NK gửi đến, NH phát hành sẽ xem xét để tiến hành mở thư tín dụng theo yêu cầu của nhà NK.
Về mặt thời gian phát hành, NH phát hành phải đảm bảo mở được L/C vào đúng thời điểm mà nhà XK và NK đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Về mặt nội dung, NH phát hành phải đảm bảo được L/C có nội dung dễ hiểu, thể hiện được hết những nội dung cơ bản đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, đồng thời những điều khoản và điều kiện của L/C cũng phải hết sức chặt chẽ, không có kẽ hở để nhà XK không thể lợi dụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà NK và có thể cả quyền lợi của chính NH. Mặt khác các điều kiện đưa ra đối với nhà XK cũng không nên quá khắt khe, ảnh hưởng tới quyền lợi của người XK, bởi vì điều này có thể dẫn đến việc sau đó phải tiến hành bổ sung, sửa đổi gây mất thời gian, mất chi phí, ảnh hưởng đến uy tín của NH.
1.3.2.2. Tính chân thật bề ngoài của L/C; sự nhanh chóng trong việc chuyển L/C cho người thụ hưởng mà NH thông báo nhận được từ NH phát hành
Sau khi phát hành L/C, NH phát hành sẽ chuyển L/C cho NH thông báo. Khi nhận được L/C do NH phát hành chuyển tới, NH thông báo có trách nhiệm phải kiểm tra một cách chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người XK. Nếu NH thông báo xác minh không chính xác sẽ đẩy nhà XK đến rủi ro giao hàng mà không được thanh toán. Sau khi kiểm tra xong, NH thông báo phải nhanh chóng chuyển nguyên trạng L/C cho nhà XK, tạo điều kiện để nhà XK có thể thực hiện nhanh chóng hợp đồng.
1.3.2.3. Trách nhiệm của NH phát hành khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía nhà xuất khẩu
Khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía nhà XK, NH phát hành phải nhanh chóng tiến hành kiểm tra kỹ bộ chứng từ để phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ khẩn trương trong thời hạn 7 ngày làm việc của NH (theo UCP 500) và từ đó quyết định thanh toán hay không, nếu để quá thời hạn đó NH phát hành sẽ mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó.
Nếu NH kiểm tra không cẩn thận, không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ sẽ làm thiệt hại tới quyền lợi của nhà NK. Nếu như bộ chứng từ không có sai sót hoặc trong trường hợp có sai sót nhưng đã được nhà NK chấp nhận thì NH phát hành phải nhanh chóng tiến hành thanh toán cho phía XK và trao bộ chứng từ cho bên NK, bởi vì sau khi đã giao hàng thì nhà XK mong sớm nhận được tiền hàng còn nhà NK thì mong nhận được chứng từ để đi nhận hàng.
1.3.2.4. Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà XK lập và công tác tư vấn lập chứng từ của NH thông báo đối với nhà XK
Mọi bộ chứng từ hoàn hảo, có giá trị cao trong giao dịch phải thỏa mãn đồng thời những điều kiện: bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của thư tín dụng; phải phù hợp với quy định của nguồn luật điều chỉnh; giữa các chứng từ không có sự mâu thuẫn nhau.
Nhà XK xuất trình bộ chứng từ tại NH thông báo, nhờ thu hộ tiền từ phía nhà NK. Việc nhà XK có được thanh toán hay không sẽ phụ thuộc vào chất lượng bộ chứng từ do nhà XK xuất trình. Lúc này NH thông báo sẽ giúp nhà XK kiểm tra bộ chứng từ, tư vấn cho nhà XK sửa chữa những sai sót và có được bộ chứng từ hoàn hảo.
Do đó NH phát hành không thể từ chối thanh toán và nhà XK có thể nhanh chóng thu gom được tiền hàng. Nếu bộ chứng từ do nhà XK xuất trình có lỗi sẽ bị NH phát hành từ chối thanh toán và yêu cầu lập lại bộ chứng từ. Việc này kéo dài sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến việc nhà XK có thể không xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn quy định và do đó mất quyền được thanh toán.
1.3.2.5. Thu được tiền hàng từ phía nhà nhập khẩu nhanh chóng và đầy đủ
Quá trình thanh toán có hiệu quả hay không thể hiện ở chỗ sau khi trả tiền cho nhà XK, NH phát hành có thu lại được tiền từ nhà nhập khẩu. Khi NH phát hành đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình, tạo được sự tin tưởng ở khách hàng thì khách hàng cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với NH. Ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng, mất khả năng thanh toán hay cố tình lừa gạt NH, còn lại thực tế cho thấy, nhà NK đều thực hiện thanh toán theo đúng quy định.
1.3.2.6. Chất lượng thanh toán TDCT còn thể hiện ở tỷ lệ rủi ro trong thanh toán
Chất lượng của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ cao nghĩa là tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp. Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài hoặc là những khoản chi phí phát sinh một cách vô ích. Liệt kê các rủi ro trong thanh toán TDCT mà các NH thường gặp phải:
- Với NH phát hành, NH phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu nhà XK xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo, nếu nhà NK mất khả năng thanh toán, NH sẽ đứng trước rủi ro không thu hồi được vốn từ nhà NK. Rủi ro này xảy ra do ngân hàng phát hành không nắm được uy tín và khả năng thanh toán của họ, hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Một rủi ro nữa có thể xảy ra là nhà XK có hành vi lừa đảo: Nếu như nhà XK là một tổ chức ma hoặc bị phá sản trong khi nhà NK không có đủ năng lực tài chính để bồi thường cho NH phát hành thì NH phát hành phải gánh chịu rủi ro đó. Mặt khác, NH phát hành cũng có thể gặp rủi ro do không làm đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Trong trường hợp này, NH phát hành có thể không thu hồi được tiền từ nhà NK mà vẫn phải thanh toán cho phía XK.
- Với NH thông báo, sau khi phát hành L/C, NH phát hành sẽ chuyển L/C cho ngân hàng thông báo. Rủi ro xảy ra đối với NH thông báo khi quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì thì theo thông lệ quốc tế và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên quan.
- Với NH xác nhận, việc xác nhận L/C thường xảy ra đối với những L/C có giá trị lớn mà NH phát hành là ngân hàng xa lạ, uy tín chưa cao, hoặc do nhà XK mới làm ăn với nhà NK ở một nước mà nhà XK không thể hiểu rõ luật lệ, tập quán của nước đó. Rủi ro xảy ra đối với NH xác nhận là khi không nắm được năng lực tài chính của NH phát hành mà xác nhận theo yêu cầu của họ, không yêu cầu ký quỹ để rồi cuối cùng NH xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho NH phát hành do NH phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
- Với NH chiết khấu, rủi ro xảy ra phần lớn phụ thuộc vào thiện chí của NH phát hành và nhà NK. Điều khoản chiết khấu có truy đòi cho phép NH chiết khấu được phép truy đòi lại nhà XK, nhưng nếu nhà XK không có đủ khả năng thanh toán thì NH chiết khấu gặp rủi ro. NH chiết khấu cũng có thể gặp phải rủi ro do NH phát hành bị phá sản. Rủi ro này nhìn chung ít xảy ra nhưng không phải là hiếm, đồng thời, NH chiết khấu cũng có thể gây ra rủi roc ho chính mình do không hành động đúng theo như quy định của UCP 500 hoặc UCP 600. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu cũng có thời hạn 7 ngày làm việc để kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và đòi tiền. Rủi ro xảy ra khi NH chiết khấu không tuân thủ đúng quy định này, làm mất quyền đòi tiền trong thời hạn được phép, vì thế bị NH phát hành từ chối trả tiền trong khi đã tiến hành chiết khấu cho nhà XK.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
Một là, chính sách đối ngoại của ngân hàng: Chính sách đối ngoại của NH bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với NH nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT… làm kim chỉ nam cho hoạt động TTQT trong xử lý các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngân hàng có mở rộng được kinh doanh, có được nhiều bạn hàng hay không là nhờ một phần có chính sách đối ngoại đúng đắn và phù hợp, ngay cả trong TTQT cũng vậy.
Hai là, điều kiện về trang thiết bị, công nghệ: công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và chương trình ứng dụng của nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động thanh toán và phương thức thanh toán TDCT. Công nghệ thanh toán hiện đại thì thanh toán qua ngân hàng mới nhanh chóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. Hệ thống mạng lưới máy tính thông tin sẽ góp phần quảng bá hình ảnh và sản phẩm ngân hàng tới khách hàng, thu hút được sự quan tâm và tài trợ từ phía khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề để thúc đẩy các hoạt động TTQT nói chung và phương thức thanh toán TDCT nói riêng.
Ba là, trình độ cán bộ công nhân viên ngân hàng: Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và những kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán TDCT nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Phương thức thanh toán TDCT khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có một trình độ nhất định. Khách hàng được phục vụ niềm nở với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất, họ sẽ hài lòng và chọn ngân hàng làm nơi giao dịch. Bên cạnh đó, cán bộ TTQT còn làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn các hình thức thanh toán, sao cho khi ký kết hợp đồng có được các điều khoản có lợi cho mình, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, tạo cho khách hàng thực sự tin tưởng, an tâm. Mặt khác, trình độ cán bộ làm TTQT vững sẽ xử lý các kỹ thuật nhiệp vụ một cách chính xác và hạn chế rủi roc ho ngân hàng, nâng cao chất lượng thanh toán TDCT.
Bốn là, các hoạt động có liên quan: TTQT là khâu cuối cùng của quá trình mua bán trong ngoại thương. Để khâu cuối cùng này diễn ra được suôn sẻ thì các khâu đầu phải trôi chảy. Một khách hàng muốn mở L/C nhập khẩu phải được cấp tín dụng, được ngân hàng bán ngoại tệ để thanh toán và được ngân hàng đứng ra bảo lãnh khi cần thiết. Ngược lại, khách hàng xuất khẩu muốn ngân hàng tài trợ thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho vay ứng trước, nếu một trong các khâu này không được thực hiện suôn sẻ sẽ dẫn đến cả quá trình cùng ách tắc và không thể thực hiện được việc thanh toán. Do vậy, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động có liên quan là nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng thanh toán TDCT.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
Môi trường hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT nói chung và chất lượng hoạt động TDCT nói riêng. Về cơ bản, chúng ta có thể đánh giá qua một số nhân tố sau:
Một là, môi trường kinh tế trong nước: Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng an tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên thương trường quốc tế, tạo khả năng phục vụ hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.
Hai là, môi trường chính trị: Một sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của một nước phát triển, trên cơ sở đó hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển theo. Mọi sự thay đổi về quan điểm, chính sách điều hành hành vĩ mô của Chính phủ đều có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Tính ổn định chính trị càng cao thì mức an toàn trong đầu tư càng lớn, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước an tâm bỏ vốn kinh doanh, cơ hội mở rộng cho thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu, và như vậy hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng sẽ phát triển theo. Ngược lại, những bất ổn về chính trị, chẳng hạn như trong thời gian qua một số quốc gia chịu lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán tiền hàng trong thanh toán quốc tế có liên quan đến các quốc gia này đều bị phía Mỹ phong tỏa tài khoản, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu không thu hồi được tiền hàng, làm cho cả doanh nghiệp và ngân hàng phải gánh chịu rủi ro.
Ba là, môi trường pháp lý: Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào vượt ra khỏi biên giới của quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại luật pháp: luật pháp trong nước và luật pháp của nước chủ nhà nơi tiến hành việc kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động TTQT nói chung hay hoạt động TDCT nói riêng còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực quốc tế, thông lệ quốc tế của từng nghiệp vụ.
Chẳng hạn như chính sách tỷ giá trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT và do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán TDCT. Thông qua quản lý ngoại hối, nhà nước có thể kiểm soát và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài mà điều này có thể làm giảm khả năng thanh toán hàng nhập khẩu qua ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước có thể sử dụng chính sách quản lý ngoại hối để hạn chế nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài hoặc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán TDCT.
Ngoài ra, trong quá trình giao lưu thương mại giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau cũng nảy sinh các tranh chấp mà ai cũng muốn sử dụng luật pháp của quốc gia mình để dẫn chiếu. Chính vì thế, trong qua trình hoạt động của mình, phòng Thương mại quốc tế (International Commercial Chamber – ICC) đã ban hành một số quy tắc, chuẩn mực quốc tế áp dụng chung cho các nước khi thực hiện giao lưu thương mại quốc tế và giao dịch TTQT như Incoterms, UCP 500, UCP 600, URC 522,… Các quy tắc này khi đã được các quốc gia tuyên bố áp dụng thì nó sẽ trở nên bắt buộc đối với các bên có liên quan.
Bốn là, năng lực kinh doanh của khách hàng: Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng, càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên phải là những khách hàng có năng lực kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Khách hàng càng có năng lực và trình độ về TTQT và luật pháp nước ngoài, có khả năng giao tiếp với nước ngoài để có thể am hiểu và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, không bị nước ngoài lừa đảo, sẽ hạn chế được rủi ro trong TTQT nói chung và trong thanh toán TDCT nói riêng cho cả ngân hàng và khách hàng, sẽ nâng cao chất lượng của những hoạt động này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ 26/03/1988. Từ khi thành lập cho tới nay NHNo&PTNT đã trải qua ba lần đổi tên cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Giai đoạn từ 1988 – 1990 có tên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn từ 1991 – 1996 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã có quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông thông Việt Nam. Giai đoạn từ 1997 đến nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đổi tên ngân hàng thành NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay NHNo&PTNT là một trong bốn Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. Với những thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước, NHNo&PTNT đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đây là ngân hàng hàng đầu Việt Nam về cả vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 9/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông thôn quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như hội nghị FAO năm 1991, hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, hội nghị Tín dụng Nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001, hội nghị APRACA về thủy sản năm 2003, hội nghị lần thứ 47 ban điều hành APRACA năm 2004. Đây cũng là ngân hàng giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài như của WB, ADB…. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD.
Sở Giao dịch NHNoN&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh Hối đoái NHNoN&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 232/QĐ/HĐQT – 02 ngày 13/05/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNTViệt Nam. Theo quy chế tổ chức và hoạt động, Sở Giao dịch là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.2. Nhiệm vụ chính của Sở Giao dịch
Sở giao dịch thành lập trên cơ sở tiếp nhận từ Sở Kinh doanh Hối đoái với tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện như các đơn vị thành viên khác; các chức năng nhiệm vụ hoạt động chuyên biệt và mới bước đầu tiếp cận nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh đối ngoại; phạm vi hoạt động theo khu vực, lúc đầu chưa phải là đơn vị đầu mối cho toàn hệ thống; quy mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ; chất lượng kinh doanh còn hạn chế ...
Nhiệm vụ chính của Sở giao dịch
Đầu mối quản lý ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
Tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư của Chính Phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ.
Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam.
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiều và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
6) Cho vay
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7617.doc