TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
……….&……….
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài :
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : Dương Văn Phú
Chuyên ngành : Kinh tế Đầu tư
Lớp : Kinh tế đầu tư A
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : T.S. Trần Mai Hương
Hà Nội, năm 2009
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng và biểu đồ
Mở đầu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮ
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu công nghiệp Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T
TT
Viết tắt
Viết đầy đủ
Viết đầy đủ tiếng Anh
1
NHCT KCN Bắc HN
Ngân hàng công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội
2
Vietinbank
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Vietnam Bank for Industry and Trade
3
NHNN
Ngân hàng nhà nước
4
NHTM
Ngân hàng thương mại
5
CCGR
Các chất giặt rửa
6
7
8
9
10
Danh mục các sơ đồ, bảng và biểu đồ
1. Sơ đồ và biểu đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội 4
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh 5
Sơ đồ 1.3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn 9
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ 36
Đồ thị 1.1: Kết quả hoạt động của chi nhánh qua ba năm 7
Đồ thị 1.2: Cơ cấu nguồn vốn qua ba năm 24
Đồ thị 1.3: Cơ cấu dư nợ cho vay qua ba năm 26
2. Biểu đồ và bảng biểu
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động của chi nhánh qua ba năm 7
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua ba năm 23
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay nền kinh tế 25
Bảng 1.4: Cơ cấu dư nợ 27
Bảng 1.5: Kết cấu về tỷ lệ cho vay các ngành 28
Bảng 1.6: Tổng sản lượng CCGS 31
Bảng 1.7: Sản lượng tiêu thu trong nước và ngoài nước 32
Bảng 1.8: Kế hoạch tiêu thu sản phẩm 33
Bảng 1.9: Quy mô sản lượng 34
Bảng 1.10: Quy mô vốn đầu tư 35
Bảng 1.11: Cơ cấu và chi phí thiết bị 36
Bảng 1.12: Chi phí thiết bị mua trong nước 38
Bảng 1.13: Chi phí thiết bị Vico tự chế tạo 39
Bảng 1.14: Công trình xây dựng và dự toán kinh phí xây dựng 40
Bảng 1.15: Chi phí xây dựng các hạng mục 40
Bảng 1.16: Chi phí thiết bị 41
Bảng 1.17: Chi phí ban quản lý 42
Bảng 1.18: Tổng vốn đầu tư 42
Bảng 1.19: TSCĐ của dự án 43
Bảng 1.20: Tham khảo định mức chi phí sản xuất cho 1 tấn sản phẩm: 44
Bảng 1.21: Nhu cầu về lao động 45
Bảng 1.22: Nhu cầu về vốn 46
Bảng 1.23: Doanh thu của dự án trong năm 2008, 2009, 2010 46
Bảng 1.24: Lãi vay ngân hàng 48
Bảng 1.25: Chi phí biến đổi 49
Bảng 1.26: Chi phí sản xuất cho các năm 49
Bảng 1.27: Lợi nhuận qua các năm 50
Bảng 1.28: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính NPV, IRR 50
Bảng 1.27: Thời gian thu hồi vốn 51
MỞ ĐẦU
Nên kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn cho đầu tư càng lớn. Hệ thống ngân hàng của nước ta đang từng bước phát triển để phù hợp với nhu cầu đó. Hoạt động thẩm định tài chính dự án xin vay vốn là khâu rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại mỗi ngân hàng khác nhau, trên mỗi đia phương là khác nhau.
Qua quá trình thực tập ở chi nhánh ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội em được tiếp xúc với cơ quan thực tập, tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng có một số rủi ro trong công tác thẩm định tài chính do đó cần có các biện pháp tốt hơn để giải quyết các rủi ro đó. Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng, chính vì thế em chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Công thương khu Công nghiệp Bắc Hà Nội”
Chuyên đề thực tập của em tiến hành đánh giá và đưa ra một số giải pháp đối với quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại chi nhánh. Tuy nhiên do thời gian, trình độ và kiến thức có hạn nên trong khi nghiên cứu, chuyên đề thực tập của em còn nhiều hạn chế. Để bài viết hoàn chỉnh hơn, em mong muốn được sự đóng góp cũng như phê bình của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
Chuyên đề thực tập gồm hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương KCN Bắc Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính của tại chi nhánh ngân hàng công thương KCN Bắc Hà Nội.
CHƯƠNG I :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KCN BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN 2006 - 2008
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương KCN Bắc Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội
- Tên pháp lý: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- Tên đầy đủ Tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and Trade
- Chi nhánh: Chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Ngân hàng công thương chi nhánh khu công nghiệp Bắc Hà Nội là chi nhánh trực thuộc NHCT VN.
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội nằm trên địa bàn quận Long Biên, là một quận mới thành lập trên cơ sở được tách ra từ huyện Gia Lâm, với 10 xã và 3 thị trấn và hầu hết các khu công nghiệp, khu đô thị thương mại.
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội có tiền thân là phòng giao dịch Đức Giang trực thuộc Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương. Năm 1992, phòng giao dịch Đức Giang được thành lập, nhờ có phương hướng kinh doanh đúng đắn của lãnh đạo, cùng với trình độ, tâm huyết của cán bộ nên chỉ trong một thời gian ngắn, tổng vốn huy động cũng như tổng dư nợ cho vay của phòng không ngừng tăng trưởng cả về chất và về lượng. Được sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Công thương Việt Nam, tháng 4/2000 phòng giao dịch Đức Giang được nâng cấp thành chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương với tên gọi là Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng. Đến tháng 4/2003, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng đã được tách và nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam và được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội.
+ Về tư cách pháp nhân: Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội.
+ Là một đơn vị thành viên trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam.
+ Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh, có con dấu riêng.
+ Thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập.
+ Phụ thuộc vào ngân hàng Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ.
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng Bộ quận Long Biên lần thứ nhất đã xác định cơ cấu kinh tế của quận nhiệm kỳ 2005-2010 là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm chủ yếu, 96.63%, nông nghiệp chỉ chiếm 3,37%.
Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng khá, có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế nói chung và trong nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà nước trên địa bàn tiếp tục đổi mới, sắp xếp và hoạt động có hiệu quả hơn, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển mới, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Có được những kết quả trên, hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, kho bạc trên địa bàn có vai trò rất lớn, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất và phát triển kinh tế của các chủ thể kinh tế của địa phương.
Thu ngân sách trên địa bàn đã hoàn thành và có nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cùng với sự ưu tiên đầu tư của trung ương và địa phương, Quận đã tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Mục tiêu của Quận là phấn đấu đến năm 2010 sẽ tạo ra sự thay đổi về chất trong cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Xây dựng cơ bản nền tảng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo ra diện mạo mới về đô thị.
Đây là môi trường tốt để các ngân hàng thương mại phát triển.
Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội
Huy động vốn
Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tất cả các tổ chức và dân cư trong tỉnh bằng VND và ngoại tệ.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo qui định của NHCTVN.
Nghiệp vụ cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và tiêu dùng.
Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác theo qui định của NHCTVN.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện các nghiệp các nghiệp vụ về tư vấn, đại lý và các nghiệp vụ uỷ thác…
Sơ lược cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội.
- Về mô hình tổ chức: chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội thực hiện theo mô hình tổ chức của ngân hàng Công thương Việt Nam bao gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ chính, chi nhánh có các phòng ban nghiệp vụ gồm:
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp.
+ Phòng khách hàng cá nhân.
+ Phòng kế toán.
+ Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư.
+ Phòng tiền tệ kho quỹ.
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Phòng giao dịch Gia Lâm, phòng giao dịch Điện Biên.
+ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh.
+ Tổ điện toán, tổ hậu kiểm.
Tổng số lao động của chi nhánh đến ngày 31/12/2008 là: 127 người. Trong đó qua đào tạo: 08 người có trình độ thạc sỹ, 106 người có trình độ đại học, 6 người có trình độ cao đẳng, và 7 người có trình độ trung cấp
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội
Trưởng phòng kế toán
Tổ kiểm tra nội bộ
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Giám đốc
Các phó Giám đốc
Trong đó cơ cấu quản lý tín dụng tai chi nhánh NHCT chi nhánh KCN Bắc Hà Nội bao gồm phòng kinh doanh và phòng thẩm định dự án:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh
Giám đốc
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập tại chi nhánh
Phòng (tổ) tín dụng
Phòng (tổ) thẩm định
-Chức năng nhiệm vụ phòng tín dụng:
+ Nghiên cứu xây dụng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với khách hàng, mở rộng theo hướng đầu tư khép kín.
+ Phân tích kinh tế theo hướng, ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHCT VN cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
-Nhiệm vụ của phòng thẩm định:
+ Thu thập, quản lý, phân tích các thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng
+ Tổ chức công tác thẩm định tại chi nhánh
+ Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định
+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định
Kết quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội qua ba năm.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. GDP tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, biểu hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, riêng FDI đạt 20,3 tỷ USD, gấp đôi năm 2006; công nghiệp tăng 17,1%; xuất khẩu tiếp tục tăng 22%, đạt mức 48,4 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ quốc gia được bổ sung đáng kể. Nhiều dự án lớn, công nghệ cao đã được ký kết là cơ hội đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh thành tựu đạt được, năm 2007 nền kinh tế cũng bộc lộ những khó khăn cơ bản, đó là lạm phát cao 12,3% và nhập siêu tăng mạnh, thị truờng bất động sản biến động không bình thường.
Hoạt động ngân hàng năm 2007, 2008 có nhiều thành công và góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP. Toàn ngành ngân hàng, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế tăng 38% so với năm 2006. Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh khá ấn tượng.
Vietinbank là một trong những ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất, các chi nhánh của Vietinbank được phân bố rộng rãi trên 56 tỉnh thành trong cả nước. Mạng lưới rộng khắp tạo điều kiện để Vietinbank mở rộng thị phần và đẩy mạnh hoạt động, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội hoạt động như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí.
Quá trình hoạt động của chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội được tổng kết qua bảng số liệu trong ba năm sau.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động của chi nhánh qua ba năm Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội
Lợi nhuận
2006
(Triệu đồng)
2007
(Triệu đồng)
2008
(Triệu đồng)
2007/2006
2008/2007
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Kế hoạch năm
50.000
32.000
75.000
Kỳ thực hiện
55.694
41.095
90.751
-14.599
-26,21%
49.654
120,8%
Đồ thị 1.1 Kết quả hoạt động của chi nhánh qua ba năm
Qua bảng “số liệu 1” trong ba năm gần đây thì lợi nhuận của chi nhánh có sự biến đổi lên xuống. Nhưng so với chỉ tiêu đặt ra trong năm thì lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng luôn đạt và vượt so với kỳ kế hoạch. Cụ thể lợi nhuận năm 2006 là 55.694 triêu đồng, năm 2007 là 41.095 triệu đồng và năm 2008 là 90.705 triệu đồng. Như năm 2007 so với năm 2006 lợi nhuận đã giảm 26,21%, đến năm 2008 chi nhánh đã tăng trưởng và đạt kết quả rất khả quan tăng 120,85 so với năm 2007 và tăng 62,9% so với năm 2006.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể trên địa bàn chi nhánh NHCT đã đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Đạt mục tiêu chiến lược phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, NHCTVN sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, dịch vụ ngân hàng nhiều tiện ích, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến.
Trên biểu đồ lợi nhuận qua các năm thì lợi nhuận qua các năm cho thấy sự chưa ổn định về lợi nhuận của chi nhánh. Cùng với sự bất ổn định của kinh tế thế giới, những khó khăn trong hoạt động của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Như thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm… là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu của chi nhánh ngân hàng.
Khái quát công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng
Quy trình thẩm định chung
Để thẩm định một dự án, chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội đã tiến hành qua các bước cơ bản như sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn
CBTD tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
CBTD thẩm định hồ sơ để xuất ý kiến
Trưởng phòng tín dụng đầu tư
Tổng GĐ ra quyết định
Giám đốc chi nhánh đề nghị
Bước 1:
Khi có nhu cầu xin vay, khách hàng sẽ nộp vào ngân hàng đơn xin vay trình bày rõ lý do xin vay và các hồ sơ, tài liệu để thuyết minh cho việc vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và hẹn ngày với khách hàng để trả lời về việc xin vay của khách hàng, các tài liệu bao gồm:
+ Ðơn xin vay
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng
+ Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; tình hình công nợ, ngân sách
+ Các hợp đồng kinh tế có liên quan
+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật
Bước 2:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng được phân công sẽ tiến hành thẩm định những thông tin đó. Ðây là bước rất quan trọng, các khoản vay có được hoàn trả hay không chủ yếu phụ thuộc vào bước này. Ngoài việc sử dụng hồ sơ do khách hàng cung cấp cán bộ tín dụng còn phải gặp trực tiếp người đại diện doanh nghiệp vay vốn kết hợp với việc xuống địa điểm hoạt động của doanh nghiệp để xem xét tình hình cụ thể và tìm kiếm thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Bước 3:
Khi nhận tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm định, kết hợp cùng cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát cơ sở kinh doanh của người xin vay, nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ tín dụng thì trưởng phòng tín dụng sẽ cho biết ý kiến của mình và trong vòng 5 ngày làm việc phải trình lên Giám đốc chi nhánh xét duyệt
Bước 4:
Giám đốc chi nhánh NHCT chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chữ ký của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng. Trong trường hợp số tiền cho vay vượt quá mức phán quyết, giám đốc chi nhánh ngân hàng gởi hồ sơ và tờ trình lên Tổng giám đốc để xin ý kiến
Bước 5:
Tổng giám đốc sau khi nhận hồ sơ và tờ trình của Giám đốc chi nhánh tiến hành xem xét và quyết định trong thời gian hợp lý, khi đồng ý cho vay thì tổng giám đốc chỉ dạo việc cấp phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.
Phương pháp thẩm định
Thẩm định theo trình tự
Trong phương pháp này, thẩm định dự án vay vốn được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến.
- Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế… phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cần đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay sửa đổi bổ xung hoặc không thể chấp nhận được. Khi tiến hành thẩm định chi tiết sẽ phát hiện được các sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh bởi các dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
- Các chỉ tiêu mới phát sinh…
Trong việc sử dụng các phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh cần phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp. Cần hết sức tranh thủ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia (kể cả thông tin trái ngược). Tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc, dập khuôn.
Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thẩy xảy ra trong tương lai đối với dự án rồi khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Do vậy, ta nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án cần xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế.
Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn
Thu thập thông tin về khách hàng, dự án
Đối với một dự án xin vay vốn tại ngân hàng để xác định tính chính xác về thông tin của dự án xin vay vốn, ngân hàng sẽ tiến đến các doanh nghiệp để tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: các thông tin về nhà xưởng máy móc thiết bị, địa điểm thực hiện dự án, quy mô dự án…
Mặt khác để xác định tính chính xác của thông tin về dự án ngân hàng cần tham khảo nguồn thông tin của trung tâm thông tin tín dụng, tìm hiểu thực tế tình hình giá cả, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào…
Trên cơ sở các nguồn thông tin đó sẽ hỗ trợ cho việc tính toán đánh giá các hiệu quả tài chính. Đây cũng là công việc đầu tiên tạo tiền đề để xác định các yếu tố tiếp theo.
Xác định tổng mức vốn đầu tư, các nguồn tài trợ của dự án
Để xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án xin vay vốn, ngân hàng dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Do đó khi ta xem xét các yếu tố sau:
* Các chính sách kinh tế
Trong mỗi thời kỳ khác nhau nhà nước đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, đó là môi trường hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hơn. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cũng lắm bắt được những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, Vì vậy dự báo các yếu tố ảnh hưởng của nhân tố này đến tổng vốn đầu tư, để từ đó dự toán vốn đầu tư đối với các dự án xin vay vốn của doanh nghiệp một các có hiệu quả.
* Yếu tố thị trường và chi phí tài chính
Các yếu tố thị trường có ảnh hưởng chi phí, khi thị trường thay đổi nó ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới sản phẩm đầu ra. Do đó khi có một sự thay đổi về chi phí về lãi suất, chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu vốn và dự toán vốn.
Khi đánh giá khả năng tài chính của các dự án xin vay vốn tại ngân hàng cần có các phương pháp để xác định tổng dự toán vốn đầu tư của dự án xin vay vốn, thông thường ngân hàng thường áp dụng phương pháp sau
* Phương pháp dự toán tổng thể: Phương pháp này thường áp dụng cho các dự án lớn. Theo phương pháp này đối với các doanh nghiêp xin vay vốn dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục định mức. đơn giá xây dựng cơ bản.
Danh mục và số lượng thiết bị công nghệ
Giá tính theo đơn vị diện tích hay đơn vị công suất của các hạng mục công trình thông dụng.
Đơn giá xay dựng cơ bản bao gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản
Giá các thiêt bị được xác định trên kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm hoặc theo thông tin thương mại trên thị trường
Giá cước vận tải bốc xếp chi phí lưu kho bãi theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
Định mức các chi phí, phí, lệ phí, tính theo tỷ lệ phần trăm hoặc các bảng tính giá theo quy định.
Chế độ chính sách khác có liên quan
Tổng mức vốn đầu tư của dự án xin vay vốn là chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư kể cả chi phí mua thiết bị và các chi phí khác của dự án đầu tư.
Khi kiểm tra tổng mức vốn đầu tư phải lưu ý xem xét từng loại vốn đã tính đúng, tính đủ chưa.
Tổng mức vốn đầu tư vốn đầu tư được xác định bao gồm
Tổng mức vốn đầu tư
Chi phí xây dựng công trình
Chi phí thiết bị
Chi phí giải phóng mặt bằng
Chi phí quản lý
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí khác
Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án xin vay vốn
Xem xét trên khía cạnh tài chính của dự án xin vay vốn các ngân hàng nghiên cứu dòng tiền để đánh giá tính khả thi của dự án. Quá trình xác định dòng tiền thường hàng năm thường dựa vào lợi nhuận sau thuế khấu hao, lãi vay và các khoản mục điều chỉnh khác.
Dòng tiền của dự án là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện các mốc thời gian khác nhau, do tiền có giá trị thời giam nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc thời gian để so sánh.
Phương pháp xác định dòng tiền tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc xác định dòng tiền dựa trên việc xác định doanh thu, chi phí, khấu hao ước tính. Tính toán lợi nhuận trước thuế và khấu hao:
EBIT
=
Doanh thu
-
Chi phí
-
Khấu hao
Phương pháp tính từ dưới lên
Lợi nhuận ròng =EBIT – Thuế
Dòng tiền = Lợi nhuận ròng + Khấu hao
Phương pháp từ trên xuống
Dòng tiền = Doanh thu – Chi phí – Thuế
Phương pháp khác
Dòng tiền = (Doanh thu –Chi phí)*(1-T) + Khấu hao*T
Dự án được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng
Để xác định dòng tiền của dự án ta dựa vào các thông tin sau
1
Doanh thu
2
- Chi phí (Không kể khấu hao và lãi vay)
3
Thu nhập trước khấu hao và lãi vay
4
- Khấu hao
5
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
6
- Lãi vay
7
Thu nhập trước thuế
8
- Thuế thu nhập
9
Lợi nhuận sau thuế
Dòng tiền cho cho dự án tính như sau:
Dòng tiền cho từng năm của dự án
NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao–Trả vốn vay
Dòng tiền của dự án
Tổng NCF ở hiện tại – Vốn chủ sở hữu tại thời điểm ban đầu
Dự án có vốn hoàn toàn vay từ ngân hàng
Dòng tiền cho từng năm của dự án
NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định dòng tiền của dự án
Việc xác định dòng tiền của dự án là rất quan trọng đối với hoạt động thẩm định tài chính của ngân hàng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho khả năng cho vay vốn đối với dự án xin vay vốn đầu tư. Để xác định dòng tiền mỗi năm và lựa chọn lãi suất chiết khấu cho phù hợp sẽ đưa ra kết quả NPV chính xác.
Trong quá trình thẩm định tài chính dự án xin vay vốn cần phân tích xem xét các mặt như: rủi ro trong khâu phân tích, áp dụng mức lãi suất chiết khấu phù hợp và lựa chọn phương pháp tính khấu hao. Những nhân tố này ảnh hường trực tiếp đến dòng tiền cũng như quá trình thẩm định tài chính của dự án xin vay vốn.
Dự tính lãi suất chiết khấu
Để xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, thì việc xác định chính xác lãi suất chiết khấu là rất quan trọng. Lãi suất chiết khấu được hiểu là tỷ lệ mà nhờ đó dòng tiền của dự án được quy về thời điểm hiện tại. Tính được lãi suất bình quân như sau.
Trong đó:
: là số vốn đầu tư của nguồn thứ k
: là lãi suất tương ứng của nguồn đó
m: là số nguồn vốn huy động được cho dự án
Tỷ suất chiết khấu r sẽ được dùng trong thẩm định tài chính dự án.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Trên thực tế có nhiều tiều chuẩn khác nhau trong thẩm định khía cạnh tài chính dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Song có hai tiêu chuẩn phổ biên nhất và cơ bản là thu nhập thuần của cả dự án được chuyển về mặt bàng hiện tại (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV)
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần. Thuần nhập thuần của dự án tại một thời điểm là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã đưa về cùng một thời điểm.
Trong đó
NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập thuần
: Thu nhập của dự án năm thứ i
: Chi phí của dự án năm thứ i
r : Tỷ suất chiết khấu được lựa chọn
n : số năm hoạt động của đời dự án
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư.
Dự án có tính khả thi và được chấp thuận khi
Dự án không được chấp thuận khi
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi. Đây là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính, dự án được chấp thuận khi , dự án không được chấp thuận khi IRR < r.
Ta chọn một lãi suất chiết khấu tùy ý tính NPV. Nếu NPV dương thì hãy lấy một lãi suất chiết khấu lớn hơn để có một NPV nhỏ hơn. Tăng lãi suất cho đến khi NPV gần đến 0. Gọi lãi suất đó là ta có . Tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi NPV âm. Nếu số âm đó lớn hơn thì giảm lãi suất để NPV gần đến 0, gọi lãi suất đó là ta có . Tỷ suất hoàn vốn nội bộ được tính như sau:
Trong đó: và
gần 0, gần 0.
Thời gian hoàn vốn đầu tư
Thời gian hoàn vốn đầu tư là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Đó chính là khoảng thời gian đẻ hoàn trả lại số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận hoặc tổng lợi nhuận và khấu hao thu hồi vốn hàng năm.
T =
Tổng số vốn đầu tư
Lợi nhuận thu được hàng năm + Khấu hao cơ bản để trả nợ hàng năm
Dự án được chấp thuận khi thời gian hoàn vốn số năm hoạt động của dự án.
Điể._.m hòa vốn của dự án
Điểm hòa vốn là điểm mà tai đó doanh thu vừa đủ trang trải các chi phí bỏ ra. Có thể xác định điểm hòa vốn bằng phương pháp đại số như sau:
Trong đó
x: Số lượng sản phẩm sản xuất và bán được tại điểm hòa vốn
p: Giá bán 1 sản phẩm
v: Biến phí hay chi phí khả biến tính cho 1 sản phẩm
f: Tổng định phí của cả đời dự án
Khi đó
Tại điểm hoà vốn thì suy ra:
Sản lượng hoà vốn:
Doanh thu hoà vốn:
Đánh giá rủi ro trong dự án
Nặng gánh rủi ro tín dụng chiếm tới 60-70% tài sản có của các ngân hàng thương mại là phần tài sản sinh lời từ hoạt động cho vay. Đánh giá rủi ro với thẩm định tài chính dự án vay vốn là vấn đề rất quan trọng trong quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Việc đánh giá những khó khăn có thể xảy ra với dự án để từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro mang lại đối với ngân hàng. Để đánh giá rủi ro ngân hàng sử dụng các phương pháp như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống. Cả hai phương pháp này đều cho các yếu tố ảnh hưởng hoặc đưa ra với các tình huống khác nhau, tác động đến dòng tiền của dự án từ đó đưa xác định các chỉ tiêu tài chính (thường là NPVvà IRR) biến đổi như thế nào.
Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng
Thẩm định tài chính ở ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có được kết quả thẩm định tốt đối với các dự án xin vay vốn thì trong quá trình tiến hành thẩm định dự án đầu tư ta phải xem xét, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.
Thông tin năng lực của doanh nghiệp xin vay vốn
Trước mỗi quyết định cho vay, các ngân hàng thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn sớm nhận được quyết định cho vay thì một bản chứng minh độ tin cậy của doanh nghiệp sẽ là rất cần thiết và càng trung thực, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Các ngân hàng sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì ngân hàng sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp chứng minh được với ngân hàng về khả năng quản lý kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ rất thuận lợi cho việc vay vốn bởi năng lực của doanh nghiệp là một trong những yếu tố nhất thiết mà ngân hàng cho vay vốn sẽ xem xét và cân nhắc trước khi có quyết định cho vay hay không.
Việc các doanh nghiệp xin vay vốn và trình bày năng lực còn thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Các ngân hàng sẽ nhìn vào giá trị ròng của doanh nghiệp và các hệ số chuẩn mực tài chính. Một ngân hàng sẽ quyết định cho vay với một doang nghiệp có báo cáo tài chính hiệu quả và năng lực quản lý tốt.
Xuất phát từ tính chất khách quan của thông tin từ các trung tâm thông tin tín dụng…nên các ngân hàng có thể thu thập được những thông tin tương đối chính xác về khách hàng. Việc sử dụng những thông tin này một cách hiệu quả, kết hợp với một phương pháp phân tích, đánh giá tốt sẽ giảm được yếu tố rủi ro trong thẩm định khách hàng, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, bước tiếp theo là đánh giá sự chính xác của các thông tin, tính trung thực của khách hàng.
Trong quá trình cho vay, đòi hỏi tất yếu một khoản tiền cho vay cần được đản bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm hữu. Các doanh nghiệp cũng phải chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản vô hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp sẽ là rất hữu ích.
Trình độ của cán bộ xin vay vốn
Trong tình hình thực tế hiện nay năng lực công tác của cán bộ thẩm định chưa được nâng cao đúng tầm, chưa được đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định chưa được quan tâm và đặt trọng tâm cho công tác tổ chức thẩm định.
Mắt khác trong hoạt động thẩm định tài chính nói riêng và thẩm định nói chung người cán bộ làm công tác thẩm định đóng vai trò quan trong. Bởi vì họ trực tiếp thực hiện hoạt động thẩm định tài chính, do đó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có năng lực chuyên môn kiến thức vững vàng về: khoa học công nghệ, các văn bản luật như luật đầu tư, luật đất đai, luật thuế…
Trong công tác thẩm định tài chinh việc phân công công việc là rất quan trọng. Trưởng phòng tín dụng có trách phân công công việc thẩm định cho các cán bộ thẩm định, sau đó các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xem xét, đối chiếu và tính toán các thông tin của dự án. Dự án xin vay vốn sau khi được kiểm tra sẽ được quyết định có co vay vốn hay không.
Áp dụng khoa học công nghệ trong công tác thẩm định tài chính
Ngày nay khi môi trường công nghệ ngày càng phát triển thì hoạt động của các ngân hàng thương mại không thể tách rời sự phát triển của khoa học công nghệ. Trước kia dịch vụ của các ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh ngân hàng chưa thực sự hiệu quả nhưng trong giai đoạn hiện nay khi mà tất cả các ngân hàng trên thế giới tập trung phát triển các hoạt động thu phí thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào để cung cấp các dịch vụ ngân hành hiện đại trở nên cực kỳ quan trọng. Công nghệ thông tin đã được ứng vào trong ngành ngân hàng làm tăng khả năng thu thập, xử ký và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn. Có nhiều phần mền cho hệ thống ngân hàng nói chung và phục vụ cho hoạt động thẩm định nói riêng. Đặc biệt là cán bộ thẩm định có thể sử lý thông tin nhanh hơn, với số liệu lớn thì chỉ việc nhấp số liệu vào máy tính hệ thống máy tính sẽ đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng.
Chủ trương chính sách của nhà nước
Các chủ trương chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẩm định của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại không những phải tuân theo làm giới hạn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước..những luật này quy định phát hành trái phiếu, quy định mức cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng, cho vay đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi.
Mặt khác do cơ chế, chính sách thay đổi như các văn bản tính thuế đất đai của nhà nước, tính giá trị tài sản, các hướng dẫn về thuế .Đây là những rủi ro bất khả kháng, không chỉ đối với các ngân hàng mà ngay cả đối với khách hàng của ngân hàng. Những biến động của này ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, tới quá trình thẩm định tài chính của dự án.
Tình hình thẩm định tài chính tại chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội
Tình hình huy động
NHCTVN là một NHTM Nhà nước lớn, với uy tín hoạt động và mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, nguồn vốn huy động của NHCTVN luôn có sự tăng trưởng. Trong những năm qua, để duy trì và phát triển thị phần, chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực như điều hành linh hoạt cơ chế lãi suất, tăng cường tiếp thị, mở rộng khai thác nguồn vốn qua nhiều kênh, thực hiện các biện pháp thẩm định nhánh chóng đối với các dự án xin vay vốn tại ngân hàng, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ khách hàng, nâng cấp phát triển chi nhánh phù hợp với sự phát triển của kinh tế cả nước.
Về cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng:
Tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân năm 2006 là 1.705 tỷ đồng, chiêm 93,27% trong năm 2006. Đến năm 2007, 2008 thì lượng tiền huy động đã có sự tăng đáng kể năm 2007 là 2.123 tỷ đồng tức là tăng 24,52% so với năm 2007 và năm 2008 tăng 4,52% so với năm 2007. Tiền gửi doanh nghiệp tăng một phần do việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước đã thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay nên tạm thời gửi vào ngân hàng. Điều đó thể hiện NHCTVN không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ huy động vốn với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người gửi tiền.
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua ba năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
VNĐ
1.705
93,27
2.123
89
2.219
96
418
24,52%
96
4,52%
Ngoại tệ quy về VNĐ
123
6,73
246
11
178
4
123
100,00%
-68
-7,64%
Nguồn vốn huy động
1.828
100
2.369
100
2.307
100
541
29.60%
-62
-2.62%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội
Đồ thị 1.2: Cơ cấu nguồn vốn qua ba năm
Quy mô tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn hợp lý đã khẳng định sự phát triển đa dạng các sản phẩm nghiệp vụ huy động vốn của chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội, phù hợp với thị hiếu của người gửi tiền và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Công tác huy động vốn hiệu quả, ta xem xét hoạt động cho vay, xét duyệt đối với các dự án tại chi nhánh ngân hàng công thương KCN Bắc Hà Nội.
Hoạt động cho vay
Chi nhánh NHCT tiến hành cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: các cá nhân, khu công nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn…
Tín dụng chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội đối với nền kinh tế đến 31/12/2008 đạt 1.537 tỷ đồng, tăng 127 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 9,00% và đến nay thị phần tín dụng của NHCTVN chiếm 12% toàn ngành ngân hàng. Cho vay bằng nội tệ năm 2006 là 678 tỷ đồng đến năm 2007 tăng 1.138 tăng 67,99% đến năm 2008 dư nợ cho vay nền kinh tế cũng có tăng đáng kể là 13,355 so với năm 2007 tức là tăng 152 tỷ đồng.
Qua đồ thị ta thấy được sự chênh lệch về dự nợ cho vay của chi nhánh NHCT tăng lên qua các năm, năm dư nợ cho vay bằng tiền VNĐ và ngoại tệ quy về VNĐ không có sự chênh lệch nhiều, song lại có sự chênh lệch lớn trong 2 năm tiếp theo. Như vậy chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội đã dần tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp lớn trong nước, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố , trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay 3 năm qua đều tăng hàng năm.
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay nền kinh tế
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
VNĐ
678
51,6
1.138
80,7
1.290
83,9
461
67,99
152
13,35
Quy về VNĐ
635
48.4
272
19,3
247
16,1
-363
-57.16
-25
-9,19
Dư nợ cho vay nền kinh tế
1.313
100
1.410
100
1.537
100
97
7,38
127
9,00
Đồ thị 1.3 Cơ cấu dư nợ cho vay qua ba năm
Như vậy hoạt động cho vay- hay các hoạt động thẩm định các dự án cho vay tại chi nhánh là rất lớn và có hiệu quả. Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ thẩm định các dự án rất tích cực và mang lại triển vọng lớn, có khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh
Hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay cũng như sự án toàn của các khoản vay ở chi nhánh ngân hàng. Chất lượng thẩm định dự án vay vốn đầu tư là việc xem xét đánh giá chính xác tính khả thi của dự án xin vay vốn trên khía cạnh kinh tế, những rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra những kết luận về dự án có mang lại lợi nhuận, có khả năng trả nợ, thời gian trả nợ là bao lâu…?
Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn đối với chi nhánh ngân hàng là rất quan trọng. Trên thực tế các dự án xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng…là các dự tính toán các chỉ số kinh tế rất phức tạp, thời gian kéo dài. Việc tính toán các chỉ số kinh tế của chủ đầu tư chưa chắc chính xác, Do vậy cần có biện pháp tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính đối với các dự án.
Xem xét dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên hai góc độ cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản và cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Qua bảng số liệu cơ cấu dư nợ này rất lớn cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản chiếm 60% tổng dư nợ, tỷ lệ này đã bắt đầu giảm trong hai năm tiếp theo. Điều này cho thấy chi nhánh ngân hàng tiến hành cơ cấu lại các hình thức cho vay đối với các sự án vay vốn không có tài sản bảo đảm ngân hàng đã hạn chế cho vay và khống chế tỷ lệ này khoảng 30% so với tổng dự nợ.
Cùng với sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân thì ngân hàng hướng tới các doanh nghiệp lớn và giảm tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ này cũng đã giảm mạnh năm 2006 là 66% đến năm 2007, 2008 chỉ còn 34% và 30%.
Bảng 1.4: Cơ cấu dư nợ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
% tổng dư nợ
% tổng dư nợ
% tổng dư nợ
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
60
33
30
-27
-45,00
-3
-9,09
Chovay DNNN
66
34
30
-32
-48,48
-4
-11.76
Chất lượng, cơ cấu tín dụng được cải thiện và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, hiệu quả hơn được thể hiện qua các chỉ số sau:
Chỉ tiêu
Thực tế
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ xấu (Nợ nhóm 3, 4, 5)
1.40%
4%
Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm
30%
Tỷ lệ cho vay DNNN
30%
40%
Tỷ lệ cho vay trung dài hạn
39.7%
40%
Chính sách tín dụng của NHCT thực hiện theo cơ chế kinh doanh, thẩm định tín dụng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, xếp hạng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế. NHCTVN đã hoàn thiện, ban hành lại và ban hành mới đầy đủ hệ thống các văn bản, cơ chế nghiệp vụ tín dụng, qui định cụ thể hóa các điều kiện lựa chọn khách hàng, cấp tín dụng, quy trình thẩm định tài chính hiệu quả, quy trình xác định giá cho vay, triển khai thực hiện theo tiêu chuẩn ISO.
Trong năm 2008 chi nhánh ngân hàng tấp trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm như bảng kết cấu về tỷ lệ cho vay các ngành như sau:
Bảng 1.5: Kết cấu về tỷ lệ cho vay các ngành
TT
Ngành kinh tế
Năm 2008 (Tính theo %)
1
Cho vay phục vụ Thương nghiệp
27.5%
2
Cho vay phụ vụ công nghiệp chế biên
13.9%
3
Cho vay phục vụ công nghiệp khác
4.8%
4
Cho vay bất động sản
7.3%
5
Cho vay phụ vụ công nghiệp sản xuất chế tạo
7.9%
6
Cho vay kinh doanh khách sạn nhà hàng
2.1%
7
Cho vay kinh doanh dịch vụ vận tải kho bãi
7.5%
Qua bảng số liệu ta thấy được kết cấu về tỷ lệ cho vay ở chi nhánh. Với sự phát triển của các ngành dịch vụ ngày càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư của thành phần này đã chiếm tỷ trọng lớn 27.5% trong cơ cấu cho vay của chi nhánh ngân hàng. Mặt khác sự phát triển của khu công nghiệp Bắc Hà Nội nhu cầu vay vốn tại chi nhánh tăng để phục vụ cho công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, hoạt động thẩm định tài chính của chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.
Thẩm định dự án “đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt 50.000 tấn/năm” của công ty Cổ phần Vilaco tại chi nhánh ngân hàng công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội.
Giới thiệu về Công ty cổ phần Vilaco
1. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Vilaco
2. Địa chỉ trụ sở chính: Số 75B Khu Công nghiệp Sài Đồng A, Quận Long Biên, Hà Nội
3. Chủ nhiệm dự án: Ông Nguyễn Mộng Lân.
4. Chức vụ: Tổng Giám đốc
5. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa và hoá mỹ phẩm.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh nguyên vật liệu, hoá chất thông thường và thành phẩm chuyên ngành.
- Sản xuất kinh doanh nước tinh lọc, nước giải khát.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Công ty cổ phần Vilaco được thành lập ngày 10 tháng 12 năm 2003, hoạt động trên cơ sở Luật doanh nghiệp, tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Thông qua các cuộc họp hội đồng quản trị, Công ty đã nhận rõ sứ mệnh của công ty trong ngành công nghiệp sản xuất CCGR, đã hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của công ty, theo đó hàng loạt các giải pháp được chỉ đạo thực hiện thành công.
Đặc biệt với doanh thu tăng trưởng khá tốt, năm 2006 doanh thu đã lên tới 21,5 tỷ VNĐ tăng trên 88% năm so với năm 2005, doanh thu 2007 đạt 40 tỷ đồng tăng 77% so với năm 2006. Với chính sách “Chất lượng là mục tiêu chủ đạo cho mọi hoạt động của ban lãnh đạo và toàn bộ thành viên trong Công ty CP Vilaco". “Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải luôn thoả mãn yêu cầu khách hàng”. Công ty tập trung mọi nguồn lực để thực hiện bằng được mục tiêu chiến lược đề ra.
Giới thiệu về dự án
1. Khái quát về dự án
1. Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt công suất 50.000 tấn/năm
2. Địa điểm thực hiện dự án: Khu Công nghiệp Sài Đồng A, Quận Long Biên, Hà Nội
3. Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vilaco
2. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án vay vốn
- Luật doanh nghiệp số 60 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật đầu tư số 59/2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến 2010 được Chính phủ phê duyệt tại.
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Vilaco tại Giấy chứng nhận kinh doanh số 0203000653 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 2 năm 2007.
2. Thẩm định khía cạnh thị trường về sản phẩm của dự án.
- Năm 2005 thị trường các chất giặt rửa (CCGR) thế giới được đánh giá là lớn hơn 60 tỷ USD. Đến năm 2007 thị trường này được ước tính là 90tỷ USD, tương đương tỷ lệ là 5,5 kg chất giặt rửa/đầu người/năm, bao gồm CCGR gia dụng, phục vụ bảo dưỡng, tẩy rửa công nghiệp, v.v... Trong đó có nhiều mảng thị trường mới xuất hiện như thị trường tẩy rửa cho công nghiệp dệt, đóng hộp cá trong công nghiệp thuỷ sản, v.v...
- Các nước phát triển (Mỹ, các nước thuộc khối EU) vẫn là những nước có công nghiệp sản xuất CCGR lớn nhất. Tuy nhiên công nghiệp này đang dịch chuyển về các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Công nghiệp sản xuất CCGR ở nước ta nằm ở mức thấp của thế giới. Khả năng phát triển các sản phẩm giặt rửa còn rất nhiều tiềm năng. Để tiếp tục phát triển công nghiệp CCGR cần phải tiếp tục đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, loại bỏ các thiết bị quá cũ và lạc hậu để đầu tư thay thế bằng các thiết bị tiên tiến tự động hoá cao.
- Nắm bắt được tình hình thị trường công ty CP Vilaco đã thiết kế dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt công suất 50.000 tấn/năm. Sau đây số liệu thống kê và dự báo tổng sản lượng của ngành công nghiệp CCGR ở Việt Nam:
Bảng 1.6: Tổng sản lượng CCGS
Năm
Đvt
Tổng sản lượng CCGS
2005
Tấn
450.000
2006
Tấn
540.000
2008
Tấn
650.000
2010
Tấn
740.000
Công ty TNHH Vico là cổ đông lớn nhất của Công ty CP Vilaco và cũng là đối tác chiến lược lớn. Dự án xây nhà máy bột giặt mới này nhằm phục vụ nhu cầu bán hàng trong nước và xuất khẩu của Vico. Hiện tại Vico đã ký được những hợp đồng xuất khẩu tương đối lớn
Bảng 1.7: Sản lượng tiêu thu trong nước và ngoài nước
STT
Khách hàng
Đvt
Sản lượng tiêu thụ
Sản lượng dự kiến
1.
P&G
Tấn/năm
12.000
2.
CuBa
Tấn/năm
9.600
3.
Nam Triều Tiên
Tấn/năm
1.200
4.
Campuchia
Tấn/năm
2.400
5.
Uc
Tấn/năm
2.400
6.
Nhật Bản
Tấn/năm
2400
7.
Tổng cộng
Tấn/năm
30.000
Với kinh nghiệm sản xuất và uy tín trên thương trường của Vico sản lượng hàng bán trong nước sẽ tăng trưởng đều 20%/năm, hợp đồng với P&G sẽ tăng lên 40.000 tấn/năm và còn rất nhiều hợp đồng khác nữa mà chúng tôi đang đàm phán. Trước tình hình này, công suất sản xuất của Vico không thể đáp ứng được hết các hợp đồng này.
Bảng 1.7: Công suất và nhu cầu của Vico
STT
Chỉ tiêu
Đvt
Số lượng
1
Nhu cầu nội địa
Tấn/năm
30.000
2
Nhu cầu xuất khẩu
Tấn/năm
50.000
3
Công suất hiện
Tấn/năm
30.000
4
Công suất bổ xung
Tấn/năm
50.000
Mục tiêu dự án, hình thức và quy mô đầu tư
I/ Mục tiêu dự án
1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt công suất 50.000 tấn/năm
2. Mục tiêu
- Đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho sản xuất
- Xây dựng công suất sản xuất 50.000 tấn/năm
II/ Sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án là các chủng loại bột giặt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Bột giặt cao cấp dạng bao lớn và các túi nhỏ.
- Bột giặt thông dụng dạng bao lớn và các túi nhỏ.
Căn cứ vào trang thiết bị sẽ đầu tư cũng như năng lực tài chính. Công ty dự kiến sẽ tiêu thụ sản phẩm bột giặt trong 3 năm đầu như sau:
Bảng 1.8: Kế hoạch tiêu thu sản phẩm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2008
2009
2010
Tổng sản lượng
Tấn
40.000
45.000
50.000
Giá bán trước thuế
đồng/kg
10.000
12.500
15.000
Giá bán sau thuế
đồng/kg
11.000
13.750
16.500
Doanh thu trước thuế
Tỷ đồng
400
562,5
750
Doanh thu sau thuế
Tỷ đồng
440
618,75
825
III/ Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy theo luật khuyến khích đầu tư trong nước để sản xuất bột giặt trên cơ sở chuyển giao công nghệ sản xuất bột giặt tiên tiến của Công ty TNHH Vico.
Sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu đi các nước khu vực Đông Nam á, Cu Ba, Nam Triều Tiên, .v.v...
IV/ Quy mô đầu tư
Để xác định quy mô đầu tư của dự án, cần phải xem xét tính toán về quy mô sản lượng, công trình, công trình xây dựng, phương án công nghệ, thiết bị máy móc, vấn đề xử lý môi trường. Chi tiết các vấn đề đó sẽ được trình bày ở các phần sau. Trong chương này, Công ty chỉ nêu các nguyên tắc lựa chọn và giá thành tổng thể nhằm xác định được tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án.
1/ Quy mô sản lượng
Lựa chọn sản phẩm của dự án một phần phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, năng lực tài chính và khả năng quản lý, điều hành, ngoài ra còn phải tính đến sự phát triển lâu dài của Nhà máy trong tương lai.
Bảng 1.9: Quy mô sản lượng
Chỉ tiêu
Đvt
2008
2009
2010
2011
Tổng lượng sản xuất
Tấn/năm
40.000
45.000
50.000
50.000
Số lượng ca
Tấn/ngày
3
3
3
3
Thời gian sản xuất
Giờ/ngày
24
24
24
24
2/ Quy mô xây dựng
Nhà máy sản xuất bột giặt mở rộng có diện tích 8.516 m2 tại Số 75B Khu Công nghiệp Sài Đồng A, Quận Long Biên, Hà Nội tiếp nối khu vực sản xuất hiện nay của công ty. Dự kiến tổng chi phí đầu tư cho dự án là 32.248 triệu đồng.
Chi tiết các hạng mục công trình sẽ được trình bày tại chương IV& kèm theo bản vẽ tại phần cuối của dự án.
3/ Công nghệ thiết bị
- Dự án đầu tư này cho ra đời những sản phẩm được kiểm tra phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Nhà máy tương lai với những thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế dựa trên vốn kinh nghiệm đã có trong sản xuất bột giặt của Vico và thực tế phát triển của ngành công nghiệp CCGR ở Việt Nam và trên thế giới. Đầu tư thiết bị tự động hiện đại nhằm chuyển đổi sang hệ thống thiết bị đồng bộ với một số quá trình sản xuất tự động và bán tự động.
- Hệ thống máy bơm pittông đồng bộ.
- Hệ thống các động cơ, quạt gió, các van áp lực lớn, tời điện, palăng.
- Hệ thống quạt hút.
- Hệ thống băng tải, sàng rung.
- Hệ thống thiết bị tự động để kết nối các bộ phận điều hành sản xuất.
- Dàn xe nâng hàng và hệ thống giá đỡ hàng.
Kinh phí đầu tư trang thiết bị là : 15.194,22 triệu đồng.
Dự phòng chi thiết bị 5% là : 759.7 triệu đồng.
Trong đó:
Trang thiết bị nhập khẩu : 5.648 triệu đồng
Trang thiết bị mua trong nước & thiết bị thí nghiệm : 9.546,22 triệu đồng
4/ Quy mô vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là: 32.248 triệu đồng.
Bao gồm:
Bảng 1.10: Quy mô vốn đầu tư
Chỉ tiêu
Đvt
Số tiền
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Triệu đồng
964
Tiền xây dựng
Triệu đồng
14.052
Máy móc thiết bị & chi phí lắp đặt
Triệu đồng
15.194
Dự phòng chi 5%
Triệu đồng
1.536
Chi cho ban quản lý dự án
Triệu đồng
502
V/ Nguồn vốn đầu tư
Vốn vay : 12.000 triệu đồng
Vốn tự có và huy động : 20.248 triệu đồng
Công nghệ thiết bị
I/ Công nghệ
1. Quy trình công nghệ:
Bột thành phẩm
Đóng gói
LAS
SPTT
ZEOLITE
SULPHATE
SODA
SILICATE
Phun sấy
Bột nền
Hòa kem
Sút
Tẩy trắng quang học
Hương liệu
Chất phụ gia
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ
II/ Về thiết bị & kinh phí đầu tư trang thiết bị
Công ty đầu tư mới trang thiết bị điều khiển tự động, hệ thống đóng gói tự động và bán tự động với danh mục và dự toán chi phí như sau:
a/ Thiết bị nhập khẩu
Bảng 1.11: Cơ cấu và chi phí thiết bị
Stt
Tên thiết bị
Quy cách
Số lượng
Xuất xứ
Giá
Tổng giá trị
1.
Hệ thống điều khiển tự động
1.1
Máy
1.
Van khí nén
DN50
7
Trung quốc
6.446
45.122
2.
Van khí nén
DN65
4
Trung quốc
8.886
35.544
3.
Van khí nén
DN100
2
Trung quốc
13.301
26.602
4.
Chíp cân điện tử
500kg
6
Trung quốc
4.900
29.400
5.
Chíp cân điện tử
500kg
6
Trung quốc
5.540
33.240
6.
Cân enzyme
1
Trung quốc
49.000
49.000
7.
Van phân phối enzyme
FLQ-1010
1
Trung quốc
9.163
9163
8.
Cân và bơm hương liệu
20L/h
1
Trung quốc
28.768
28.768
9.
Bơm noninonic
140L/h
1
Trung quốc
35.161
35.161
10.
Băng tải bột nền
L=1150mm W=500mm
2
Trung quốc
24.506
49.012
11.
Van điện tử
4V210-8
15
Trung quốc
4.794
12.
Máy khí nén
1.5M3/min 0.8MPa
1
Trung quốc
151.301
151.301
1.2
Hệ thống điều khiển điện tử
1.
Thiết bị điều khiển điện tử
2100*1000*400
1
Trung quốc
21.310
21.310
2.
Hệ thống điện tử (Simen)
S7-300
1
Trung quốc
117.205
117.205
3.
Biến tần
LAC74.1
5
Trung quốc
8.097
40.485
Stt
Tên thiết bị
Quy cách
Số lượng
Xuất xứ
Giá
Tổng giá trị
4.
Tủ điều khiển hiện trường
2
Trung quốc
5.540
11.080
5.
Máy biến tần
4
Trung quốc
20.670
82.680
6.
Máy biến tần
1
Trung quốc
20.670
20.670
7.
Máy biến tần nhiệt độ
7
Trung quốc
1.235
8.645
8.
Hệ dây điện chíp cân
RVVLP6*0.5
500
Trung quốc
13.851
9.
Hệ dây điện đèn tín hiệu
RVVP2*0.75
1000
Trung quốc
5.966
10.
Hệ dây điện đèn tín hiệu
RVV4*0.75
1000
Trung quốc
7.458
11.
Hệ dây điện đèn tín hiệu
RVV8*0.75
1000
Trung quốc
17.474
12.
Hệ Camera
1
Trung quốc
38.358
13.
Phần mềm
1
Trung quốc
331.370
Tổng giá trị thiết bị điều khiển tự động
1.213.659
II.
Hệ thống đóng gói tự động
Tên
Xuất xứ
Giá trị
1.
Máy đóng gói tự động (8 cái)
Trung quốc
4.134.400
2.
Băng tải xích
Trung quốc
300.000
Tổng giá trị thiết bị đóng gói tự động
4.434.400
b/ Thiết bị mua trong nước
Bảng 1.12: Chi phí thiết bị mua trong nước
Stt
Tên thiết bị
Giá trị
1.
Máy bơm pittông đồng bộ
200.000
2.
Máy bơm pittông đồng bộ
200.000
3.
Máy bơm dầu
58.248
4.
Quạt gió và các loại van
41.291
5.
Van thép hàn áp lực
4.725
6.
Động cơ giảm tốc
37.117
7.
Động cơ, tời điện, Palăng, quạt
75.600
8.
Nồi hơi
200.000
9.
Lọc tay áo
890.000
10.
Lọc tay áo
220.000
11.
Quạt hút
70.000
12.
Quạt gió nóng
50.000
13.
Quạt hút lọc
25.000
14.
Quạt hút
44.000
15.
Chi phí lắp đặt
2.445.000
16.
Xe nâng
289.180
17.
Giá đỡ hàng
2.000.000
Tổng giá trị
6.850.161
c/ Thiết bị Vico tự chế tạo:
Bảng 1.13: Chi phí thiết bị Vico tự chế tạo
Đvt: nghìn đồng
Stt
Tên thiết bị
Số lượng
1.
Băng tải đáy tháp
1
2.
Băng tải đóng gói
1
3.
Sàng rung
3
4.
Máy đánh nhuyễn
2
5.
Bình ổn áp
1
6.
Tời
1
7.
Thang máy
1
8.
ổ đỡ thùng trộn
2
9.
Inox 316 để chế tạo thiết bị
17 tấn
Tổng giá trị
2.696.000
Khái quát chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị sản xuất:
+ Thiết bị điều khiển tự động: 1.213.659 nghìn đồng
+ Thiết bị đóng gói tự động: 4.434.400 nghìn đồng
+ Thiết bị mua trong nước: 6.850.161 nghìn đồng
+ Thiết bị tự chế tạo: 2.696.000 nghìn đồng
Tổng đầu tư thiết bị: 15.194.220 nghìn đồng
Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trang thiết bị sẽ được khấu hao từ 5 -10 năm và xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho dự án sẽ khấu hao từ 5 - 20 năm
D. Địa điểm, quy mô các công trình xây dựng và giải pháp xử lý môi trường
I/ Địa điểm
- Dự án mở rộng thuộc khu vực sản xuất của Công ty
- Mặt bằng của dây chuyền sản xuất mở rộng gồm: Một nhà bê tông (tháp bột giặt) diện tích 1512m2, một nhà điều hành + đóng gói diện tích 552m2, hai nhà kho diện tích 4392m2. Diện tích đường giao thông nội bộ 1000 m2. Mặt bằng đã được san lấp, xây tường bao dài 300m. Với vị trí là phần mở rộng của khu vực sản xuất, cơ sở hạ tầng, điện nước có sẵn nên có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng.
II/ Quy mô các công trình xây dựng
1. Quy mô
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh như mục tiêu Công ty đề ra, công trình xây dựng của dự án cần có: Xưởng sản xuất, văn phòng điều hành, nhà văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà kho và các công trình phụ trợ khác.....
2. Các công trình xây dựng và dự toán kinh phí xây dựng
San lấp mặt bằng
Địa điểm là đất nông nghiệp và ao hồ nên để đầu tư xây dựng nhà xưởng, văn phòng. Doanh nghiệp phải tiến hành san lấp mặt bằng:
Bảng 1.14: Công trình xây dựng và dự toán kinh phí xây dựng
Tên hạng mục
Dự toán trước thuế
Thuế GTGT
Dự toán cả thuế
Chi cho các hộ dân
411.655.141
411.655.141
Chi lương cho HĐ đền bù
6.872.348
6.872.348
Chi phí lấy đất
71.035.000
71.035.000
Chi phí đắp bờ
12.000.000
12.000.000
Chi phí bơm cát san nền
346.891.740
17.344.587
364.326.327
Đổ cát san nền
18.400.000
18.400.000
Chi phí khác
80.484.981
80.484.981
Tổng
947.339.210
17.284.587
964.683.797
Xây dựng
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất Công ty lựa chọn xây dựng các hạng mục như sau:
Bảng 1.15: Chi phí xây dựng các hạng mục
Tên hạng mục
Dự toán trước
Thuế GTGT
Dự toán cả thuế
Khảo sát địa chất
26.545.455
2.654.546
29.200.001
Khoan giếng
4.700.000
470.000
5.170.000
Mu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21607.doc