Tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung & dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội: ... Ebook Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung & dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung & dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Năm 2006 là năm thứ 20 của công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta. Trải qua biết bao khó khăn và thử thách ở chính nội tại đất nước và từ môi trường thế giới đem lại. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bước đầu đã tạo dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với hệ thống công – nông nghiệp - dịch vụ ngày càng phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để có được những thành tựu kinh tế như hiện nay trước tiên phải kể đến sự đóng góp vô cùng quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng của nước ta. Cũng như các ngân hàng thương mại và tổ chưc tài chính trên thế giới, hoạt động kinh doanh của những tổ chức này vốn dĩ là loại hình hoạt động rất nhạy cảm, mang tính năng động và rủi ro hơn nhiều so với hoạt động của các lĩnh vực khác, đồng thời cũng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các lĩnh vực khác, bởi đây là ngành tạo và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy trong xu thế quốc tế hoá ngày nay vấn đề đặt ra là các ngân hàng thương mại nước ta phải luôn luôn giữ thế phát triển dẫn đầu cho nền kinh tế, không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, sớm bắt kịp vói nhịp điệu trong khu vực và trên thế giới. Thực tế các ngân hàng đã cố gắng nỗ lực phấn đấu rất nhiều, nhưng do sự phát triển còn thiếu đồng bộ về con người, môi trường và kỹ thuật trong nước nên vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng, cụ thể hơn nữa là hoạt động cho vay các dự án đầu tư trung và dài hạn đạt hiệu quả không cao. Mà nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định. Dẫn đến hậu quả là rất nhiều dự án được lựa chọn đầu tư nằm ở cả ba miền có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng, gây lãng phí thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng và tới toàn nền kinh tế.
Từ sự nhận thức được những vấn đề trên và sau một thời gian dài tìm hiểu thực tế tại cơ sở, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải- chi nhánh Hà Nội” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM.
Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt dộng cho vay trnng và dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong ngân hàng MSB
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa ngân hàng tài chính trường ĐHKTQD, đặc biệt là thầy Phạm Long đã tạo điều kiện, hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú – anh chị trong ngân hàng MSB Hà Nội đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM
1.Hoạt động cho vay của NHTM
1.1Hoạt động cho vay của NHTM.
Trải qua nhiều thế kỉ từ khi xuất hiện đến nay hệ thống các ngân hàng thương mại với hàng ngàn chi nhánh ở khắp năm châu đã không ngừng thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu của mình đối với sự phát triển nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia riêng biệt. Chính hệ thống Ngân hàng với những phương tiện giao dịch hiện đại (Ngân hàng điện tử) đang từng bước xoá bỏ sự ngăn cách về địa lý, không gian và thời gian làm cho các lục địa xích lại gần nhau hơn.
Ngày nay hoạt động ngân hàng không còn chỉ đơn điệu với những nghiệp vụ đơn giản như nhận tiền gửi, đổi tiền…mà đã trở nên vô cùng phong phú đa dạng với homebanking, thẻ ngân hàng, chuyển tiền điện tử,….Tuy nhiên những khoản dịch vụ hiện đại này mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của ngân hàng, còn phần tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng vẫn là các dịch vụ cho vay. Ở hầu hết các nước khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàng được các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Mọi người mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và của người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Do đó, cho vay được coi là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng. Hoạt động cho vay cũng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi cho vay thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Không những vậy thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm những thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn. Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, đặc biệt ở các nước đang phát triển thì thu nhập từ cho vay chiếm quá nửa tổng giá trị tổng nguồn thu của ngân hàng.
Với tầm quan trọng như vậy thì thực chất cho vay vẫn được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng hoặc định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Về cách phân loại có rất nhiều cách khác nhau, tuỳ theo mỗi tiêu thức phân loại và tuỳ theo từng ngân hàng mà hoạt động cho vay được chia ra làm nhiều loại, nhằm thuận tiện cho quản lý và phù hợp với mục đích vay vốn của khách hàng.
Nếu dựa vào tiêu chí mục đích thì cho vay được chia ra các loại:
- Cho vay bất động sản;
- Cho vay công nghiệp và thương mại;
- Cho vay nông nghiệp;
- Cho vay các định chế tài chính;
- Cho vay cá nhân;
- Cho thuê;
Nếu dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay lại được chia làm hai loại:
- Cho vay không có bảo đảm;
- Cho vay có bảo đảm;
Nếu dựa vào thời hạn cho vay thì bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn;
- Cho vay trung hạn;
- Cho vay dài hạn
Ngoài những căn cứ trên thì còn nhiều cách phân chia nữa của hoạt động cho vay. Trong đó đối với những ngân hàng phân chia hoạt động cho vay theo tiêu thức thời gian thì phần cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay
1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM
* Khái niệm:
Hiện nay giữa các nước khác nhau trên thế giới quan niệm về cho vay trung và dài hạn không hoàn toàn giống nhau. Tại thị trường tài chính Việt Nam cho vay trung và dài hạn vẫn được coi là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm. Trong đó:
Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 3 năm
Cho vay dài hạn là những khoản cho vay có thời hạn trên 3 năm.
* Lý do lựa chọn phương án vay trung và dài hạn của khách hàng:
Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, đi vay trung và dài hạn từ các định chế tài chính và phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán là hai nguồn tài trợ dài hạn chủ yếu của các khách hàng doanh nghiệp. Chính bởi vậy mà có nhiều lý do để các khách hàng lựa chọn nguồn vốn vay trung và dài hạn từ các ngân hàng.
Trước hết là do các doanh nghiệp nhỏ bị hạn chế về khả năng tìm nguồn vốn trên thì trường, họ không thể có đủ các điều kiện để có thể huy động vốn trung và dài hạn cho mình thông qua thị trường chứng khoán. Vì vậy khi nhu cầu vốn phát sinh họ phải đi vay ở các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.
Thứ hai đó là, trong nhiều trường hợp khách hàng thấy vay trung dài hạn tốt hơn phát hành chứng khoán. Bởi so với phát hành trái phiếu, đi vay mượn các doanh nghiệp có thể có điều kiện vay muợn thích hợp hơn cho nhu cầu của mình. Sau khi nhận tiền vay họ vẫn có thể thương lượng với người cho vay một số điều kiện đã được xác định ban đầu. Hơn nữa đi vay họ sẽ không phải tốn thêm những chi phí về bảo lãnh, đăng ký, phát hành…..
Thứ ba là, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không muốn phát hành chứng khoán để thu hút vốn vì ngại phải công bố thông tin về mình hoặc đang ở trong điều kiện thị trường không thuận lợi cho việc phát hành.
Và thứ tư đó là, cho vay trung dài hạn sẽ buộc các doanh nghiệp nhỏ phải tích luỹ vốn từ lợi nhuận để lại, cho dù doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với ngân hàng. Điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp về sau này.
Với những lý do trên cho thấy đi vay trung dài hạn tại các định chế tài chính thực sự là một kênh không thể thiếu của các khách hàng doanh nghiệp. Nhu cầu lớn nên loại hình cho vay này cũng có nhiều hình thức khác nhau cho khách hàng lựa chọn để phù hợp với mình.Như:
Cho vay mua sắm thiết bị trả góp
Cho vay kỳ hạn
Tài trợ theo dự án
Cho vay hợp vốn
Cho thuê tài chính
Forfaiting (một hình thức cấp tín dụng người bán trong các giao dịch mua bán hàng trả chậm và không truy đòi đối với người bán mà thu tiền thẳng từ người mua).
1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM.
1.2.1 Khái niệm về thẩm định tài chính dự án.
*Khái niệm:
Đối với bất kỳ một dự án nào khi được đưa vào xem xét để thực hiện thì vấn đề được quan tâm hàng đầu là tính khả thi của dự án. Tính khả thi của dự án sẽ được thể hiện thông qua sự phù hợp về mặt kỹ thuật, mặt kinh tế và tài chính của dự án đối với nền kinh tế, với sự quản lý của nhà nước,với nhà đầu tư và với chủ dự án. Trong đó tuỳ theo từng dự án được thiết kế phục vụ cho các mục đích khác nhau (như dự án vì cộng đồng, dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,...) mà những tiêu chí về kinh tế, về kĩ thuật hay về tài chính sẽ được đề cao. Tuy nhiên cho dù đề cao tiêu chí nào đi chăng nữa thì sự xem xét thẩm định về mặt tài chính của một dự án trước khi đưa vào thực thi là không thể coi nhẹ. Và cũng bao hàm những vấn đề cơ bản của công tác thẩm định, “ thẩm định tài chính dự án chính là sự rà soát đánh giá một cách khoa học, toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư bao gồm doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và các cá nhân”.
Trong hoạt động cho vay của mình các ngân hàng thương mại chính là các nhà tài trợ vốn. Ngoài những dự án ngân hàng cho vay theo chỉ định của chính phủ nhằm phục vụ cộng đồng yếu tố lợi nhuận không được đặt nên hàng đầu, còn lại hầu hết cho vay các dự án khác đều nhằm mục đích tạo thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy việc thẩm định tài chính dự án là vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.2.2Sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM.
Để cho một lượng vốn lớn được bỏ ra hiện tại có thể được thu hồi dần trong tương lai xa, thì trước khi chi vốn vào các dự án, các nhà đầu tư đều tiến hành soạn lập chương trình cụ thể, chi tiết theo tính chất của từng dự án. Những công việc này hết sức phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của nhiều người. Thực tế những giải trình từ phía doanh nghiệp đối với ngân hàng về dự án cần vay vốn thường rất sơ sài, đôi khi có số liệu không đủ căn cứ để chứng minh tính sát thực Do đó phải rà soát, điều chỉnh lại.
t Đối với ngân hàng, để ngăn chặn sự đổ bể, sự lãng phí vốn khi muốn tài trợ hay cho vay vốn vào dự án thì cần phải thẩm định lại tính hiệu quả của dự án, đặc biệt sự hiệu quả về mặt tài chính. Điều này đảm bảo cho chính bản thân sự tồn tại của một ngân hàng. Bởi nều để xảy ra bất kỳ rủi ro nào dẫn đến sự không thu hồi được vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng, nhất là khi đó là các dự án lớn.
t Đối với xã hội, mỗi một dự án khi thực hiện không chỉ có ảnh hưởng đến chủ dự án, ngân hàng (hay các nhà đầu tư khác) mà còn chứa đựng cả những ảnh hưởng đối với người dân nơi thực hiện dự án, đến nguồn tài nguyên đất nước sẽ được sử dụng, đến các ngành nghề khác liên quan….Vì vậy ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định lại dự án để xem xét một cách toàn diện khi có chi phí xã hội dự án, hiệu quả tài chính của dự án còn được đảm bảo không, có phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của vùng, của địa phương hay không.
t Đối với chủ dự án, khi ngân hàng tiến hành thẩm định lại dự án chính là dịp để khẳng định tính đúng đắn trong quyết định đầu tư của chủ dự án. Đồng thời giúp chủ dự án tránh được những sai sót có thể không nhận thấy khi tiến hành lập dự án, làm cho dự án hoàn thiện hơn, tránh lãng phí vốn của chính chủ dự án.
Với sự cần thiết như vậy thì khi thực hiện nội dung thẩm định tài chính dự án sẽ bao gồm những nội dung cơ bản gì?
1.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM.
1.3.1 Thẩm định dự toán đầu tư và nguồn tài trợ.
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư về ngắn hạn là tối đa hoá vốn chủ sở hữu, còn về dài hạn chính là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này thì vấn đề quan trọng đưa ra đối với doanh nghiệp là không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Và để đầu tư được người ta đưa ra câu hỏi về vốn đầu tư. Dưới giác độ của dự án thì vốn đầu tư chính là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên các tài sản cố định, tài sản lưu động cần thiết và vốn dự phòng.
Trong đó vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất. Và là phần để mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định (như: máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển…). Phần vốn đầu tư còn lại được đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Đó là nguồn vốn để hình thành nên các tài sản lưu động ròng cần thiết để thực hiện dự án (như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền thuê nhân công, chi phí quản lý…). Lượng vốn lưu động ròng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi dự án; Ngoài hai phần vốn chính này là phần vốn dự phòng để kịp thời cung cấp khi có phát sinh những chi phí ngoài dự kiến hay khi xảy ra rủi ro dự kiến.
Để xác định được lượng vốn cho dự án các nhà lập dự án tiến hành dự toán vốn. Thông thường các nhà thẩm định và các nhà lập dự án sẽ căn cứ vào năm tiêu chí cơ bản là: chính sách kinh tế, tình hình thị trường và sự cạnh tranh, chi phí tài chính, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Những tiêu chí này được sử dụng trong các phương pháp dự toán vốn như dự báo theo tỷ phần doanh thu, dự toán tổng thể. Nhà thẩm định sẽ xem xét toàn bộ quá trình lập dự toán vốn này để biết được mức vốn chính xác cần thiết cho dự án.
Và:
Tổng vốn đầu tư của dự án
=
Vốn cố định
+
Vốn lưu động
+
Vốn dự phòng
Tổng vốn đầu tư được xác định là vậy nhưng sẽ tài trợ bằng nguồn vốn nào? Đây là câu hỏi không chỉ nhà thẩm định mà chính chủ thực hiện dự án sẽ đặt ra đầu tiên. Về mặt lý thuyết và cả thực tế thì mỗi dự án có nhiều hình thức tài trợ vốn khác nhau:
Trước hết dự án có thể được tài trợ bằng vốn tự có: Loại vốn này có được từ bốn nguồn: từ phát hành cổ phiếu thường, từ thặng dư vốn và từ lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường có nhiều ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán. Như sau khi phát hành doanh nghiệp có thể tạm thời mua lại, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành thêm khi cần thiết….Nên loại này cũng được sử dụng để tài trợ cho dự án, đặc biệt là các dự án qui mô lớn.
Nguồn thặng dư vốn: Đây chính là phần vốn có được từ chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó tại thời điểm phát hành. Tuỳ theo sự đánh giá của thị trường về trị giá của cổ phiếu của doanh nghiệp mà phần vốn này thu được là lớn hay nhỏ so với phần vốn dự tính có được từ phát hành cổ phiếu thường.
Nguồn vốn từ thu nhập giữ lại được tài trợ cho dự án chỉ khi quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả. Tài trợ bằng thu nhập giữ lại là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp do doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm được sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Tài trợ cho dự án bằng nợ: phần vốn này doanh nghiệp có thể có từ nguồn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hàng trái phiếu.
Trái phiếu thực chất là một loại giấy vay nợ trung và dài hạn.Trên thị trường thường lưu hành nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp khác nhau (trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phíếu có thể thu hồi, trái phiếu có thể chuyển đi).Việc doanh nghiệp lựa chọn loại trái phiếu nào để tài trợ cho dự án còn tuỳ thuộc vào những vấn đề liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.
Tài trợ cho dự án bằng hình thức Leasing: thực chất đây là hình thức tài trợ dự án thông qua cho thuê các loại tài sản. Doanh nghiệp có thể thuê ngắn hạn tài sản hoặc thuê dài hạn tài sản. Đây là hình thức tài trợ rất phổ biến do nó có nhiều ưu điểm so với các hình thức tài trợ khác đối với cả người cho thuê, người đi thuê và với nền kinh tế.
Tài trợ bằng hình thức kết hợp: Đó là cách mà nguồn vốn cho dự án hình thành từ sự kết hợp theo một tỷ lệ nhất định giữa vốn vay, vốn chủ sở hữu. Trong hình thức tài trợ này chi phí vốn của dự án được đặc biệt quan tâm. Bởi từ đó mà nhà soạn lập xác định nên đi vay bao nhiêu, nên dùng vốn chủ bao nhiêu sao cho có được cơ cấu vốn tối ưu.
Nếu gọi T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
Ke : Chi phí thực của vốn chủ sở hữu
Kd: Chi phí của vốn vay
We: Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng vốn
Wd: Tỷ trọng của vốn vay trong tổng vốn
Ta có công thức xác định chi phí vốn trung bình của dự án:
WACC = We.ke + Wd.(1 – T).kd
1.3.2 Thẩm định kế hoạch doanh thu – chi phí – lợi nhuận hàng năm của dự án.
Khi thực hiện công tác thẩm định về doanh thu của dự án điểm xuất phát đầu tiên của nhà thẩm định là tìm hiểu về thị trường sản phẩm của dự án. Cán bộ thẩm định sẽ phải thu thập thông tin về giá cả sản phẩm đã có hay sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại là bao nhiêu? Nhu cầu về sản phẩm này hiện tại và xu hướng trong tương lai. Rồi đặc tính sản phẩm của dự án có khả năng chiếm lĩnh thị trường hay không? Công suất dự tính của dự án sẽ là bao nhiêu …. Từ đó dự tính doanh thu hàng năm của dự án.
Doanh thu mỗi
năm của dự án
=
Lượng hàng dự tính tiêu thụ mỗi năm
X
Giá bán dự tính của một đơn vị sản phẩm
Về chi phí của dự án: Thông thường phần vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của dự án. Nên những phần vốn chi cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy mọc thiết bị sản xuất thường được thẩm định kĩ lưỡng. Cán bộ thẩm định phải xem xét giá cả nguyên – nhiên vật liệu cho phần xây dựng cũng như giá cả máy móc sản xuất của dự án bao nhiêu là phù hợp với thị trường của khu vực, chất lượng máy móc ra sao…nhằm đánh giá chính xác cho phần vốn cần bỏ ra ban đầu. Và khi dự án đi vào hoạt động thì những chi phí về nguyên nhiên vật liệu, đơn giá tiền công, khấu hao... hình thành nên giá thành sản phẩm sẽ là bao nhiêu có phù hợp với dây truyền sản xuất, với thị trường hiện tại không? Phương pháp khấu hao như thế nào cũng đặc biệt được quan tâm bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến dòng tiền ròng của dự án. Những chi tiết này sẽ được cán bộ thẩm định làm rõ trên cơ sở những nguyên tắc kế toán nhất định để xác định chi phí hợp lý cho từng năm của dự án.
Từ xác định doanh thu và chi phí hàng năm của dự án nhà thẩm định sẽ xác định được lợi nhuận hàng năm của dự án, từ đó dự tính được dòng tiền của dự án. Đây là phần chính yếu để nhà thẩm định biết được tính khả thi của dự án cũng như khả năng thu hồi nợ từ kết quả hoạt động của dự án.
1.3.3 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án
Theo quan niệm chung hiện nay của các nhà kinh tế, dòng tiền của một dự án là các khoản chi và thu được kì vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt thời gian tồn tại của dự án. Trong dòng tiền của dự án có dòng tiền ra, dòng tiền vào và dòng tiền ròng (chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án). Tuy nhiên dòng tiền ròng được coi là con số chính để xác định giá trị hay hiệu quả trực tiếp của dự án. Khi xác định dòng tiền các nhà phân tích và thẩm định có những nguyên tắc nhất định. Đó là :
Loại bỏ chi phí chìm ra khỏi phân tích: Chi phí chìm là những chi phi mà doanh nghiệp - chủ dự án vẫn phải bỏ ra cho dù dự án có được chấp nhận và thực hiện hay không (chẳng hạn như chi phí tư vấn về dự án, chi phí thiết kế dự án, …). Chi phí này là một khoản chi tất yếu do đó không được đưa vào phần chi đầu tư của dự án.
Chi phí cơ hội sẽ được đưa vào để phân tích chi phí của dự án: Có những dự án được thiết kế trong đó có sử dụng một số yếu tố đầu vào sẵn có của doanh nghiệp. Mà đáng lẽ ra nếu không sử dụng vào dự án thì nó sẽ được sử dụng vào việc khác và đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng vào dự án doanh nghiệp đã bỏ mất phần nguồn thu đó. Bởi vậy khoản chi phí này cần được đưa vào nhằm đánh giá chính xác chi phí thực của dự án.
Ngoài hai khoản mục trên phần tài sản lưu động ròng đối với hầu hết các dự án cũng được đầu tư và được chi thực tại năm đầu đi vào hoạt động của dự án. Tài sản lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn. Đặc tính của tài sản lưu động ròng là nó không được khấu hao và thường được thu hồi vào giai đoạn kết thúc của dự án. Do vậy khi tiến hành dự án mới tài sản lưu động ròng cần được tài trợ ỏ năm đầu của dự án.
Những tác động đối với dự án khác: có những dự án mới khi ra đời sẽ có tác động tăng (hoặc giảm) thu nhập của các dự án khác của doanh nghiệp. Thực chất khoản tăng giảm này chỉ là sự chuyển dịch thu nhập của doanh nghiệp nên dòng tiền thu được của doanh nghiệp từ những sự tăng thêm (hoặc giảm đi) đó cũng phải đưa vào dự án mới.
Tác động của thuế: Thuế có những ảnh hưởng rất đáng ghi nhận đối với dòng tiền của dự án. Thông qua chi phí khấu hao của tài sản cố định thuế doanh nghiệp phải nộp từ dự án sẽ giảm làm cho dòng tiền tăng. Hay đối với chi phí lãi vay - một khoản chi phí trước phân bổ trước khi xác định thu nhập ròng, chi phí này cao cũng đồng nghĩa với thu nhập ròng giảm từ đây sẽ tiết kiệm một phần thuế thu nhập cho doanh nghiệp.
tVề cách xác định dòng tiền: Thông thường mỗi dự án các nhà thẩm định cũng như nhà phân tích hay thiêt kế dự án đều phân định ra các dòng tiền cần xác định bao gồm: dòng tiền đầu tư ( trong đó gồm tiền đầu tư vào tài sản cố định- chi phí lắp đặt, chi phí cơ hội, đầu tư vào tài sản lưu động ròng), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (dòng tiền này được xác đinh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh dự tính hàng năm của dự án).
Tổng hợp những dòng tiền này cho ta kết quả dòng tiền dòng của dự án. Nhưng do tiền có giá trị về thời gian nên nhà thẩm định, nhà phân tích không thể so sánh những dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh. Bởi vậy vấn đề về lãi xuất chiết khấu đặc biệt được quan tâm khi xác định hiệu quả của dự án. Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết của một dự án mà nhà đầu tư mong đợi. Nó chính là tỷ lệ mà nhờ đó các dòng tiền của dự án được quy về hiện tại để xác định giá trị hiện tại ròng của dự án – NPV. Việc lựa chọn lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào kết quả phân tích rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và cơ cấu vốn. Rủi ro của dự án càng cao thì tỷ lệ lãi suất chiết khấu đòi hỏi càng cao. Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có chi phí vốn càng cao thì đòi hỏi lãi suất chiết khấu tối thiểu phải bằng với tỷ lệ chi phí đó.
Từ trên cho thấy xác định dòng tiền là vô cùng quan trọng và việc thẩm định dòng tiền của dự án là yếu tố cốt yếu để đưa đến những kết luận cho công tác thẩm định tài chính dự án.
1.3.4 Thẩm định hiệu quả tài chính dự án.
Việc nhà đầu tư ra quyết định có hay không thực hiện dự án chủ yếu dựa trên những kết quả từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án này. Mỗi chỉ tiêu này cho ta một phương pháp để đánh giá được hiệu quả tài chính dự án.
t Chỉ tiêu giá trị hiện tài ròng – NPV của dự án:
Giá trị hiện tại ròng của dự án được hiều là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc thời gian 0.
Hay
NPV: giá trị hiện tại dòng của dự án
CFt : Dòng tiền xuất hiện ở năm thứ t của dự án ( t = 1àn)
CF0 : Vốn đầu tư bỏ ra ở thời điểm ban đầu (giả định vốn bỏ ra một lần ở năm đầu tiên của dự án)
n : số năm thực hiện dự án.
Bt: dòng thu của dự án vào năm thứ t
Ct: Dòng chi của dự án vào năm thứ t
NPV phản ánh giá trị tăng thêm của chủ đầu tư. Nếu NPV dương tức là dự án được thực hiện không những bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra phần tăng thêm cho chủ dự án (lợi nhuận). Do đó với những dự án độc lập thì NPV >0 sẽ là dự án có hiệu quả về mặt tài chính. Và ngược lại NPV0 và lớn nhất là dự án có hiệu quả nhất nên sẽ được lựa chọn đầu tư.
Việc sử dụng NPV các nhà phân tích có thể đo lường trực tiếp lợi nhuận tuyệt đối của dự án đầu tư từ đây có thể so sánh, lựa chọn các dự án khác nhau. Đặc biệt chỉ tiêu này có ưu điểm nổi bật là có xét đến giá trị thời gian của tiền và tính toán hiệu quả toàn bộ đời sống của dự án.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì chỉ tiêu NPV cũng có một số nhược điểm đó là:
- Phải xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của dự án khi muốn sử dụng chỉ tiêu này. Đây là công việc không phải lúc nào cán bộ phân tích- thẩm định cũng có thể dự tính được.
- Kết quả của phép tính NPV phụ thuộc vào cách mà cán bộ phân tích - thẩm định lựa chọn tỷ lệ chiết khấu. Trong khi tình hình thị trường vốn luôn luôn biến động nhưng tỷ lệ chiết khấu này lại được coi cố định cho toàn bộ thời hạn chiết khấu của dự án. Đây là điều không hợp lý.
- Chỉ tiêu này chưa nói lên được hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ ra bởi nó mới chỉ cho biết được hiệu quả dưới dạng con số tuyệt đối, không biểu diễn dưói dạng số tương đối.
- Trong trường hợp vốn có hạn nhưng có nhiều dự án có thời hạn khác nhau để lựa chọn đầu tư thì không thể dùng chỉ tiêu này.
t Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - IRR:
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ mà tại đó tổng dòng thu bằng tổng dòng chi của dự án khi quy đổi về hiện tại hay đó chính là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (NPV = 0).
IRR thường được tính bằng phương pháp nội suy. Hai giá trị của lãi suất chiết khấu k1,k2 (k2 >k1) ứng với NPV1>0 và NPV2< 0 sẽ được lựa chọn, dựa trên nguyên tắc tam giác đồng dạng ta có được IRR là giá trị nằm giữa 2 giá trị được chọn mà tại đó NPV =0.
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ việc tính IRR có thể thực hiện bằng những phần mềm chuyên biệt cho kết quả rất chính xác.
Chỉ tiêu IRR nói nên mức sinh lợi của dự án sau khi đã hoàn vốn đồng thời cũng phản ánh mức doanh lợi tối thiểu mà dự án đem lại.
Thông thường dự án được đánh giá có hiệu quả khi nó có IRRChi phí vốn
Đối với các dự án hay phương án loại trừ nhau thì lựa chọn phương án có IRRChi phí vốn và IRR max.
Cũng giống như NPV chỉ tiêu IRR có khá nhiều ưu điểm, như:
- Chỉ tiêu này có xét đến sự biến động của yếu tố thời gian, tính đến hiệu quả cả đời dự án và có tính đến giá trị thời gian của tiền.
- Cho biết được khả năng sinh lời của dự án, dễ dàng so sánh với một mức hiệu quả cho phép (bằng cách so sánh với chỉ tiêu k).
- IRR không phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu do nó được xác định từ nội bộ phương án. Đồng thời có thể sử dụng để so sánh các dự án - phương án khác nhau .
Song song với những ưu điểm trên chỉ tiêu IRR còn có một số nhược điểm:
- Chỉ tiêu này chỉ cho biết lợi nhuận tương đối, không cho biết được giá trị tuyệt đối dẫn đến có thể lựa chọn dự án có khả năng sinh lời cao nhưng lợi nhuận tạo ra thấp.
- Không đề cập đến quy mô và độ lớn của dự án. Đặc biệt không xác định được một tỷ suất hoàn vốn nội bộ trong trường họp dòng tiền có sự thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) và ngược lại, khi đó cán bộ thẩm định – phân tích cần dùng NPV để đánh giá.
Trong những trường hợp kết quả đánh giá bằng NPV và IRR ngược nhau thì chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu tốt hơn cho việc đánh giá dự án vì do chỉ tiêu IR không đề cập đến quy mô vốn và chúng được giả định rằng dòng tiền được tái đầu tư bằng tỷ lệ sinh lời của dự án.
t Chỉ tiêu tỷ số thu chi - B/C( hay BCR):
Tỷ số thu- chi (B/C) là tỷ số giữa giá trị hiện tại của dòng thu trên giá trị hiện tại của dòng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của đồng vốn bỏ ra khi quy về giá trị hiện tại.
Công thức xác định BCR:
Dự án được coi là có hiệu quả về mặt tài chính khi BCR > 1. Đối với những phương án loại trừ nhau thì phương án tốt nhất về mặt tài chính là phương án có BCR lớn nhất.
Chỉ tiêu BCR có ưu điểm nổi bật là: có tính đến giá trị thời gian của tiền, tính toán trên toàn bộ đời sống của dự án; Đồng thời đánh giá được hiệu quả tương đối của dự án và có thể dùng để so sánh các dự án – phương án khác nhau.
Tuy vậy chỉ tiêu này cũng có khá nhiều nhược điểm. Đó là việc đòi hỏi phải xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của dự án. Đây lại là một công việc không phải là dễ dàng đối với nhà phân tích và thẩm định.
Chỉ tiêu này có sự phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu, trong khi tỷ lệ chiết khấu trên thị trường lại luôn có sự thay đổi. Đây chỉ là một chỉ tiêu tương đối nên dễ có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các phương án khác nhau.
t Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn-PP:
Thời gian hoàn vốn đầu tư là thòi gian để chủ đầu tư thu hôi được số vốn đã đầu tư ban đầu vào dự án. Chỉ tiêu này cho biết sau khi thực hiện dự án bao lâu thì thu hồi đủ vốn đầu tư. Được xác định theo công thức:
PP = n +
Với n là số năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.
Dự án có PP càng nhỏ sẽ càng tốt. Bởi khi đó nhà đầu tư sẽ thu hồi được vốn sớm. Do đó nếu có nhiều dự án để lựa chọn thì dự án có PP nhỏ nhất sẽ được chọn.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết rõ được thời gian vốn sẽ được thu hồi và có thể dùng để so sánh các dự án – các phương án khác nhau. Nhưng bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm: Nhiều khi sử dụng chỉ tiêu này dễ dẫn đến việc quá chú trọng chọn phương án có thời gian thu hồi vốn nhỏ nhất mà bỏ qua mất phương án có lợi nhuận cao nhất (mục đích của nhà đầu tư). Không tính tới giá trị thời gian của tiền, bỏ qua phần thu nhập sau thời gian hoàn vốn mà đôi khi có những dự án nhưng năm sau mới có lợi nhuận cao.
Mỗi chỉ ti._.êu trên chỉ tiêu nào cũng có những ưu nhược điểm riêng không chỉ tiêu nào là hoàn hảo nên khi thẩm định các cán bộ thẩm định thường sử dụng kết hợp một số chỉ tiêu có thể để có được kết quả chính xác nhất.
1.3.5 Đánh giá rủi ro của dự án.
Bất kỳ một dự án nào ngay từ khâu lập cho đến kết thúc hoạt động luôn luôn chứa đựng trong nó những rủi ro tiềm ẩn. Một cách chung nhất rủi ro của dự án vẫn được hiểu là khả năng xảy ra một sự kiện không có lợi nào đó làm giảm thu nhập của dự án so với dự kiến.
Thực tế môi trường kinh tế, đầu tư luôn chứa đựng rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Để thuận tiện cho việc phân tích chúng người ta đã phân ra làm ba loại:
Rủi ro loại 1: là những rủi ro riêng thuộc về chính bản thân dự án.hay chính là rủi ro của một tài sản khi nó là tài sản duy nhất của dự án.
Rủi ro loại 2: Đây là loại rủi ro cho thấy sự ảnh hưởng của dự án đối với rủi ro của doanh nghiệp. Nó thể hiện thông qua sự biến thiên thu nhập của doanh nghiệp khi thực hiện dự án.
Rủi ro loại 3 hay rủi ro thị trường: là rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đối với giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đây là loại rủi ro mà doanh nghiệp không thể loại trừ được.chẳng hạn như rủi ro về tỷ giá, lạm phát…
Trong 3 loại rủi ro trên rủi ro loại một là loại mà cán bộ thẩm định rất quan tâm và rủi ro này cũng rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính thực sự của dự án. Rủi ro này được đánh giá bằng các phương pháp:
*Phương pháp phân tích độ nhạy:
Đây là phương pháp mà cán bộ phân tích - thẩm định chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi có biến đầu vào thay đổi. Qui trình phân tích được bắt đầu bằng việc dự báo những khoản doanh thu và chi phí dự kiến để thông qua chúng tìm được những khoản lợi nhuận ròng của dự án. Kết quả dự báo được đặt trong hai tình huống là lạc quan và bi quan, và đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với NPV của dự án.
Phân tích về độ nhạy là một quy trình hữu ích để nhận diện các biến số mà sự thay đổi của chúng sẽ gây tác dộng lớn đến NPV của dự án. Qua việc phương pháp này người ra quyết định có thể tính toán được những hậu quả của sự ước tinh sai lầm và ảnh hưởng của chúng đến NPV. Mặc dù vậy thì việc sử dụng phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định. Đó là:
- Các biến số đưa ra dựa trên những phán đoán chủ quan rất cao. Có những biến đầu vào như giá bán, mức bán..khi phân tích cho thấy ảnh hưởng rất lớn đến NPV và IRR, nhưmg trên thực tế những yếu tố này lại có thể được cố định bởi hợp đồng với nhà cung cấp nên dự án vẫn có thể khá an toàn.
- Bỏ qua sự tác động lẫn nhau của các biến số đầu vào. Mà chỉ xét đến tác động của những biến số đầu vào này đối với biến số đâu ra.
- Thêm nữa là kết quả về phân tích dộ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một giải pháp rõ ràng đối với việc lựa chọn dự án. Ý nghĩa của phương pháp này là đưa lại cho người phân tích ý tưởng về một số điều không chắc chắn và độ nhạy.
Nhưng cho dù thế nào thì thực tế phương pháp này vẫn là một công cụ rất hữu ích khi sử dụng kết hợp với một số hình thức phân tích rủi ro khác.
*Phương pháp phân tích giả định tình huống:
Phương pháp này thường được áp dụng khi đánh giá rủi ro của những dự án lớn, bởi đây là một qui trình đánh giá lợi nhuận và rủi ro của những dự án phức tạp.
Bước đầu của phương pháp này là tạo ra một mẫu dòng tiền bằng cách xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nó và các mối quan hệ cụ thể giữa các yếu tố thành phần của dòng tiền với nhau, và cả những ảnh hưởng của những yếu tố này đến dòng tiền.
Dòng tiền = (doanh thu – chi phí)x(1 - thuế suất) + (thuế suất x khấu hao)
Mỗi thành phần chủ yếu của dòng tiền có thể chỉ ra những yếu tố quyết định của nó. Khi các mối quan hệ của dòng tiền đã được nhận diện, các nhà phân tích có thể dễ dàng đánh giá được phân phối xác suất của mỗi thành phần của nó. Và khi tất cả những phân phối xác suất cũng như các mỗi quan hệ giữa các thành phần đã được chỉ rõ thì đã hình thành được mô hình của “tình huống giả định”. Lúc này kết hợp với việc sử dụng các phần mềm máy tính chuyên biệt cán bộ phân tích thẩm định lựa chọn ngẫu nhiên dòng tiền cho mỗi năm và cho cả đời sống của dự án. NPV của dự án sẽ được chiết khấu ở tỷ lệ rủi ro sinh lời ở mức rủi ro thuần tuý để tránh tình trạng tính hai lần rủi ro. NPV ở đây đại diện cho một trong nhiều NPV tiềm tàng có thể xuất hiện. Máy tính sẽ thực hiện nhiều lần và dừng lại ở một phân phối xác suất ước tính về NPV của dự án. Đồng thời cũng cho kết quả vê phân phối xác suất ước tính của IRR.
Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm nhất định:
Trong đó ưu điểm là bắt buộc người ra quyết định phải xem xét cẩn thận các mỗi quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền. Nó đem lại một sự mô tả chi tiết về phân bố của NPV, và cung cấp thông tin về những ảnh hưởng cùng một lúc của tất cả các biến số thích hợp đối với NPV.
Còn nhược điểm của phương pháp này là:
Việc nhận biết các mỗi quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền là rất khó khăn. Nó đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn, thời gian và chi phí mang kết quả thu được cũng chỉ là những phân bố dự tính; Ở phương pháp này rủi ro của dự án không tính đến sự đa dạng hoá của nhà đầu tư; Nó tạo ra một sự phân bố NPV mà nhà quản trị vẫn không có được câu trả lời hoàn toàn rõ ràng trong việc chấp nhận hay từ chối đầu tư- thực hiện dự án.
1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án
1.4.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Từ trước đến nay một khái niệm thống nhất về chất lượng của thẩm định tài chính dự án vẫn chưa được đưa ra một cách cụ thể chính xác. Đối với mỗi chủ thể nghiên cứu khác nhau lại có quan niệm riêng về chất lượng thẩm định tài chính dự án. Riêng hoạt động thẩm định tài chính dự án của ngân hàng được coi là có chất lượng tốt chỉ khi: Trong giai đoạn trước khi cho vay thì đó là căn cứ khoa học để giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Trong những giai đoạn tiếp theo của quy trình cho vay thì chất lượng thẩm định tài chính tốt tức là thu nhập dòng hàng năm của dự án tăng đều và không lệch nhiều so với dự kiến, ngân hàng thu được nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn, chủ đầu tư có được lợi nhuận, những rủi ro xảy ra không nằm ngoài dự tính của nhà lập, nhà thẩm định dự án; Ngược lại chất lượng thẩm định tài chính dự án sẽ là thấp nếu dựa vào đó để ngân hàng ra quyết định cho vay nhưng sau này không thu hồi được nợ (gốc và lãi vay), hay ngân hàng không cho vay nhưng tổ chức tín dụng khác cho vay thì dự án hoạt động tốt và thu hồi được nợ. Điều đó gây ra thiệt hại cho ngân hàng và làm giảm thu nhập của ngân hàng. Như vậy có thể thấy chất lượng thẩm định tài chính dự án là một khái niệm mang nhiều yếu tố định tính, các nhà thẩm định đôi khi cũng khó có thể biết ngay được hiệu quả công tác của mình mà nó đòi hỏi phải có thời gian để khẳng định. Nó được coi là tốt khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng và khoản tín dụng đó đem lại thu nhập cho ngân hàng, hay khi ngân hàng từ chối cấp thì cũng không làm giảm thu nhập của ngân hàng.
1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Mặc dù khó đưa ra một khái niệm chính xác nhưng không phảỉ là các ngân hàng không có cách để xác định được chất lượng thẩm định tài chính dự án. Dưới đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Một là mức độ khách quan, khoa học, toàn diện của kết quả quá trình thẩm định tài chính của dự án và tầm quan trọng của những kết quả này trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Hai là độ chính xác giữa kết quả thẩm định với thực tế thực hiện dự án. Bao gồm sự chính xác về số vốn bỏ ra dự tính cho từng giai đoạn của dự án với lượng vốn chi ra ở từng giai đoạn, doanh thu dự tính thu được với doanh thu thực tế thu được hàng năm, chính xác trong đánh giá hiệu quả và phân tích rủi ro so với thực tế phát sinh….
Ba là thời gian và chi phí bỏ ra để tiến hành thẩm định tài chính của dự án. Thời gian thẩm định nhanh, chi phí thấp nhưng kết quả thẩm định được sử dụng triệt để và là căn cứ chính cho quyết định cho vay thì quá trình thẩm định đó được coi có chất lượng tốt. Ngược lại chi phí thẩm định lớn, thời gian thẩm định dài nhưng kết quả thẩm định lại sử dụng không nhiều, trong quyết định cho vay thì quá trinh thẩm định đó chỉ có thể tạm coi là có chất lượng trung bình.
Thứ tư là căn cứ vào một số tỷ lệ: tỷ lệ nợ quá hạn. tỷ lệ nợ khó đòi. Những tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng thẩm định nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng. Nếu chất lượng thẩm định tài chính dự án tốt ngân hàng thu được nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn, cũng có nghĩa là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi thấp. Nhưng chất lượng thẩm định kém dẫn đến ngân hàng không hoặc khó thu hồi được nợ thì tương ứng những tỷ lệ này sẽ cao, làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Những chỉ tiêu trên cho thấy phần nào chất lượng thẩm định tài chính dự án. Thực tế hoạt động thẩm định tài chính dự án do liên quan đến hẳn một dự án với nhiều vấn đề phức tạp nên chất lượng thẩm định dự án chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan.
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.
1.5.1Những nhân tố khách quan.
t Điều kiện kinh tế xã hội: Nhân tố này có ảnh hưởng khá rõ ràng tới chất lượng thẩm định. Nền kinh tế xã hội phát triển lành mạnh, và ổn định thông tin thị trường được phản ánh một cách trung thực đầy đủ sẽ giúp cho cán bộ thẩm định nhanh chóng, kịp thời có được những thông tin cần thiết về thị trường nguyên - nhiên vật liệu của dự án, cũng như những thông tin về tình hình cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường… từ đó làm tăng độ chính xác trong những dự báo về dự án và tính chính xác khách quan trong kết quả thẩm định. Đồng thời thông tin đầy đủ chính xác thì thời gian thẩm định cũng sẽ được rút ngắn tăng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng, tiết kiệm thời gian cho chủ dự án.
t Môi trường pháp lý:
Không chỉ đối với hoạt động của ngân hàng nói chung, của công tác thẩm định tài chín dự án nói riêng mà đối với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, môi trường pháp lý có tác động vô cùng lớn. Những căn cứ pháp lý chính là bảng chỉ dẫn cho các hoạt động kinh tế đi đúng hướng và đúng mục tiêu của phát triển của cả cộng động. Do vậy có một môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, trong khuôn khổ cho phép, thuận tiện cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Nhưng nếu môi trường pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ thì đây chính là một khó khăn lớn cho các nhà thẩm định. Các nhà thẩm định sẽ phải gặp những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa các văn bản hướng dẫn, giữa những qui định… và điều này thực tế đã diễn ra rất nhiều (chẳng hạn như các quy định về hạch toán kế toán, về khấu hao,… ) các nhà thẩm định sẽ phải mất nhiều thời gian công sức hơn khi thực hiện công việc của mình. Đặc biệt sự chồng chéo hoặc khiếm khuyết trong quy định có thể là cơ hội cho những khách hàng (bản chất kinh doanh không tốt) dựa vào đó luồn lách để có được khoản tín vay mong muốn nhưng lại không có khả năng hoàn vốn hay lãi dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, và nền kinh tế.
t Chủ dự án (khách hàng):
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định. Chủ dự án chính là những người làm việc trực tiếp với ngân hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng và cũng là người nắm rõ về dự án nhất. Mà để thẩm định dự án thì vấn đề đầu tiên là ngân hàng phải thu thập thông tin về dự án. Những thông tin này không đâu khác chính chủ dự án sẽ là người cung cấp trước tiên cho ngân hàng thông qua hồ sơ vay vốn. Do vậy chủ dự án cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khoa học và đầy đủ sẽ giúp ích cho việc thẩm định tài chính của dự án rất nhiều. Bên cạnh đó sự hiểu biết sâu rộng của chủ dự án, khả năng tổ chức, quản lý, sự nỗ lực của chủ dự án trong việc kết hợp với cán bộ tín dụng khi thẩm định cũng góp phần thúc đẩy quá trình thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng diễn ra nhanh chóng, chính xác, làm tăng tính khả thi của dự án. Ngược lại chủ dự án thiếu năng lực tổ chức quản lý, trình độ và sự am hiểu hạn hẹp, thiếu sự trung thực, không sẵn sàng cung cấp những thông tin cần thiết cho việc thẩm định… thì rất dễ làm cho kết quả thẩm định thiếu chính xác, dẫn đến vốn vay sử dụng không đúng mục đích hay làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư của dự án. Điều này tất yếu sẽ cho thấy chất lượng thẩm định thấp ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.
t Môi trường tự nhiên:
Việc thẩm định không phải không chịu tác động của môi trường tự nhiên. Để thu thập được thông tin cần thiết đôi khi cán bộ thẩm định phải đi thực tế tại nơi dự án dự định sẽ được thực hiện. Điều kiện khí hậu, thời tiết và môi trường tự nhiên tại đó cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả của việc thu thập thông tín đó, và việc dự tính các chỉ tiêu của dự án (đặc biệt là đối với những dự án trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp).
1.5.2 Những nhân tố chủ quan
Nếu như những nhân tố khách quan ảnh hưởng một phần thì những nhân tố chủ quan có tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Trong đó bao gồm các nhân tố: Cán bộ thẩm định, trang thiết bị công nghệ và thông tin, qui trình - nội dung phương pháp thẩm định tài chính dự án, công tác tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tàì chính dự án.
t Cán bộ thẩm định:
Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của công việc. Bởi vậy chất lượng thẩm định tài chính dự án cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào những tố chất thuộc về cán bộ thẩm định. Trước tiên cũng như bất kỳ công việc nào, người thực hiện thẩm định có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, kỹ năng tốt, am hiểu về thị trường một cách sâu rộng, hiểu biết về khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đạt kết quả cao. Ngược lại cán bộ thẩm định yếu về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ thấp kém, hiểu biết xã hội - thị trường hạn chế thì khó có thể đảm bảo đạt được một chất lượng thẩm định cao. Bên cạnh đó, các dự án trung dài hạn thường có vốn lớn nên phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật và sự cẩn thận của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định, đặc biệt là trong thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định có được những yếu tố này sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro đạo đức giữa cán bộ thẩm định với khách hàng, góp phần làm cho chất lượng thẩm định được cao hơn.
t Trang thiết bị công nghệ và thông tin:
Yếu tố này ảnh hưởng tới việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin của cán bộ thẩm định, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Vì hiện nay việc trang bị thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến: máy tính nối mạng toàn cầu, các phần mềm xử lý chuyên dụng, hệ thống cáp truyền nhanh, chính xác…. giúp ích rất nhiều cho các hoạt động của cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định không nhất thiết phải tính toán tỉ mỉ hay phải đến tận nơi để thu thập tài liệu nữa mà sẽ được máy tính xử lý và phân tích chính xác cụ thể từng chi tiết. Từ đó giảm thời gian, tăng độ khoa học khách quan toàn diện trong quá trình xác minh tính khả thi của dự án.
Thông tin là yếu tố không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án mà ảnh hưởng tới mọi khâu của hoạt động cho vay cũng như những hoạt động khác của ngân hàng. Kết luận đưa ra từ quá trình thẩm định là kết quả của việc sử lý thông tin về dự án mà cán bộ thẩm định thu thập được .Vì vậy thông tin càng đầy đủ, càng chính xác cán bộ thẩm định phân tích dự án sẽ càng dễ dàng đánh giá hiệu quả dự án. Nhưng nếu thông tin thiếu, đôi khi lại không chính xác thì việc đánh giá chính xác được hiệu quả tài chính dự án là vô cùng khó khăn.
t Qui trình nội dung phương pháp thẩm định tài chính dự án:
Qui trình và phương pháp thẩm định tài chính dự án chính là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành công việc của mình. Trong qui trình thẩm định dự án gồm nhiều nội dung khác nhau, mỗi nội dụng lại chứa đựng một phần về tài chính của dự án. Tính khoa học và logic trong qui trình và phương pháp thẩm định sẽ hạn chế khắc phục được những sai sót nhầm lẫn, đảm bảo cho công tác thẩm định tài chính dự án có được kết quả chính xác, tăng thêm ý nghĩa của của việc thẩm định. Vì vậy mà có thể nói qui trình và nội dung phương pháp thẩm định có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng của thẩm định tài chính dự án.
t Công tác tổ chức điều hành các hoạt động thẩm định tài chính dự án:
Như hầu hết các công việc khác, vấn đề tổ chức điều hành trong các hoạt động thẩm định tài chính dự án là vô cùng quan trọng. Đối với một dự án trong lĩnh vực mới thì không thể giao việc thẩm định cho những cán bộ có ít kinh nghiệm hay cán bộ không biết về lĩnh vực đó, điều này không những dẫn đến tốn thời gian và công sức tìm hiểu của cán bộ thẩm định mà còn làm tăng chi phí cho ngân hàng. Thậm chí còn có thể dẫn đến kết quả thẩm định thiếu độ tin cậy. Nhưng nếu sắp xếp đúng người đúng việc sẽ có thể phát huy được thế mạnh của mỗi người, hạn chế bớt yếu điểm, tạo điều kiện phối hợp giữa các cá nhân - các bộ phận, công việc được thực hiện trôi chảy tiết kiệm thời gian, chi phí về con người và tài sản cho ngân hàng.
Trên đây là những vẫn đề cơ bản nhất về công tác thẩm định tài chính dự án và chất lượng của thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên đây chỉ là những vấn đề về mặt lý thuyết, thực tế tại các ngân hàng chất lượng thẩm định thường luôn được các ngân hàng quan tâm và có nhiều biện pháp để đảm bảo một chất lượng thẩm định tốt đến mức có thể trong mỗi dự án tài trợ.
Phần II: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội
2.1. Tổng quan hoạt động của ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội.
2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức hoạt dộng của ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội.
Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước – Hà Nội một thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt về phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mới…. Với những điều kiện rất tốt đó ngay sau khi MSB Việt Nam được thành lập (08/06/1991) thì Hội đồng quản trị HĐQT của MSB đã ra quyết định số 52 ngày 17/08/1991 thành lập chi nhánh MSB Hà Nội. Đến ngày 01/09/1991 theo giấy phép hoạt động số 001/NH-GP ngày 08/06/1991 MSB Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm số 44 Nguyễn Du–Hà Nội
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của toàn hệ thống của toàn hệ thống MSB Việt Nam sau 15 năm hoạt động chi nhánh Hà Nội cũng đang dần khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn. Từ khi thành lập cho tới nay MSB Hà Nội luôn luôn là một trong ba chi nhánh dẫn đầu trong mọi hoạt động của hệ thống Ngân hàng Hàng Hải Việt nam. Sau nhiều năm hoạt động với những cố gắng lớn. Năm 2004 đã thành lập chi nhánh cấp II Đống Đa và đang chuẩn bị đưa 2 chi nhánh khác đi vào hoạt động; Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay, chiết khấu, thì nay đã có thêm rất nhiều sản phẩm như tài trợ thương mại, hùn vốn đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C,…Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang;
Về khách hàng, như mục tiêu hướng đến chung của toàn hệ thống MSB đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm. Đồng thời đẩy mạnh việc phát triển khách hàng là cá nhân.
Vế cơ cấu tổ chức: Tính đến ngày 31/12/2005 toàn bộ chi nhánh MSB Hà Nội có 83 cán bộ nhân viên. Trong đó trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ nhân viên nữ chiếm hơn 50%.
Sơ đồ tổ chức của chi nhánh MSB Hà Nội:
Tổ TDKHDN
Tổ TD quốc tế & KH cá nhân
Tổ tin học
Tổ kế toán
Phó giám đốc
Phòng giao dịch khách hàng
Phòng kế toán tài chính
Phòng tín dụng
Phòng xử lý rủi ro
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kiểm soát nội bộ
Phó giám đốc
Giám đốc
2.1.2Những kết quả dạt được của Ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội trong năm vừa qua.
Trong thời gian vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta phát triển nhanh chóng. Cùng những biến động lãi suất ngân hàng trên thế giới, lãi suất của các ngân hàng ở Việt Nam không ngừng tăng tạo ra sự cạnh mạnh mẽ về khách hàng, lãi suất, sản phẩm dịch vụ…giữa các ngân hàng với nhau. Đây là một trở ngại lớn đối với một ngân hàng qui mô khiêm tốn như MSB, đặc biệt là MSB Hà Nội. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, những thế mạnh về khách hàng, nhân lực và tăng trưởng hoạt động kinh doanh của MSB vẫn tiếp tục được phát huy và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Thu hồi được các khoản nợ đọng lớn, huy động vốn đạt cao nhất trong các năm qua, tổ chức sửa chữa, cải tạo di chuyển trụ sở làm việc của chi nhánh sang địa điểm mới thành công, bảo đảm phục vụ khách hàng kịp thời chính xác.
Một số chỉ tiêu kinh doanh của năm qua:
Đơn vị : triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
So sánh(%)
Cuối kỳ
Kế hoạch 2005
1
Vốn huy động
710.000
1.350.811
189
190
2
Dư nợ cho vay
450.000
392.224
124
87
3
Số dư nợ xấu(*)
14.219
54
4
Chi phí quản lý và công vụ
1.790
2.342
158
131
5
XDCB và mua sắm CCLĐ
1.134
1.223
732
108
6
S/chữa, bảo dưỡng TSCĐ,mua sắm CCLĐ
725
1.698
398
234
7
Thanh lý TSCĐ, CCLĐ (theo giá trị còn lại)
20
129
516
645
8
Chi phí phân bổ từ TTĐH
4.746
4.746
181
100
9
Tổng quỹ lương
2.453
3.213
157
131
10
Chênh lệch thu chi
18.900
48.941
563
259
11
-Từ hoạt động kinh doanh
12.200
17.428
241
143
- Từ thu nhập bất thường
6.700
31.513
21423
470
2.1.2Những kết quả đạt được của MSB Hà Nội trong năm qua.
* Tình hình huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1350.8 tỷ đồng tăng 189% so với cùng kỳ của năm trước và đạt 190% kế hoạch đề ra. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh .
Tiền gửi không kỳ hạn có bước tăng vượt bậc, đạt tới 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước, gấp 6 lần cùng kỳ năm 2003. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng rất cao, đạt 184 tỷ đồng và tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị , khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy mà lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng về số lượng cũng như về chất lượng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% trong tổng tiền gửi tiết kiệm; Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế đạt 81 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trứơc, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông. Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn huy động.
Khách hàng tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành bưu chính viễn thông và ngành hàng hải. Trong năm 2005 thấy rõ tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc hai ngành này có thể đem lại cho MSB là rất lớn, MSB đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút hầu hết các khách hàng ngành bưu chính viễn thông về hoạt động chi nhánh. Chính vì vậy cho đến ngày 31/12/2005 tổng nguồn huy động của khối khách hàng này đạt tới 978 tỷ đồng. Hiệu quả của việc huy động vốn từ các doanh nghiệp này với hoạt động của MSB rất cao .
Thu nhập từ phí và dịch vụ đạt 2.482 tỷ đồng, bằng 134% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy vậy sản phẩm dịch vụ của MSB nói chung còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên khó thu hút được các khách hàng cá nhân đến giao dịch, do đó thu từ phí dịch vụ tuy vậy vẫn còn khiêm tốn so với các ngân hàng cổ phần khác.
* Tình hình hoạt động tín dụng.
Dư nợ cho vay của MSB đến ngày 31/12/2005 đạt 392 tỷ đồng, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt được 87% kế hoạch. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ, còn cho vay trung và dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ, dư nợ sạch chiếm 94,5% tổng dư nợ.
Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đang khai thác có hiệu quả thông qua hoạt động cấp tín dụng cho một số tổng công ty lớn và các hoạt động ưu tiên đầu tư, đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác. Dư nợ tập chung vào một số ngành như sản xuất thép, đóng tàu, kinh doanh Vacxin chữa bệnh; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất điều hoà, cán thép, máy khai thác mỏ, máy xây dựng, nội thất. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp và đã bước đầu thu hút được một số khách hàng Bưu điện về hoạt động tại chi nhánh.
Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Nhưng cũng không thế tránh khỏi những rủi ro từ thị trường và từ phía khách hàng. Cho nên trong năm 2005 chi nhánh cũng phát sinh hai khoản nợ quá hạn với giá trị là 5.3 tỷ đồng. Hiện nay chi nhánh đang thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi, khách hàng cũng đã cam kết sẽ giải quyết dứt điểm trong quí I năm 2006.
* Tình hình kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và dịch vụ tài khoản.
Trong năm vừa qua chi nhánh đã khai thác tối đa các nguồn ngoại tệ hiện có thể kinh doanh hiệu quả. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1.076 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán quốc tế so với năm 2004 vẫn được duy trì và phát triển tốt, lượng L/C thanh toán qua MSB đã tăng lên một cách đáng kể và đạt tới 17.5 triệu USD, tăng 46% . Nhưng so với khả năng đáp ứng của ngân hàng thì khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn còn quá ít. Điều này xảy ra là do quy trình nghiệp vụ của MSB còn nhiều chỗ đôi khi chưa phù hợp với thực tế.
* Công tác thu hồi nợ.
Năm qua chi nhánh đã có sự thành công vượt bậc trong công tác thu hồi nợ. Được sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng quản trị và trụ sở chi nhánh một số khoản nợ qúa hạn đã được chi nhánh giải quyết triệt để đóng góp vào kết quả tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh nới riêng và của toàn hệ thống nói chung.
* Công tác tiếp thị.
Trong năm 2005 vừa qua chi nhánh đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng và thu được những kết quả khả quan, tạo bước tiền đề cho công tác tiếp thị năm 2006.
Công tác quảng cáo tiếp thị chăm sóc khách hàng tiếp tục được chú trọng những hoạt động tiếp xúc với phần lớn các khách hàng ngành Bưu chính viễn thông đã đem lại kết quả tốt góp phần vào sự tăng trưởng về dư nợ, tiền gửi, hoạt động thanh toán.
Chương trình tiết kiệm bậc thang MSB đã huy động vượt 7 tỷ đồng. Chương trình huy động tiêt kiệm “ Niềm vui nhân đôi” vượt 5 tỷ đồng so với chỉ tiêu mà MSB Việt Nam giao. Chi nhánh có thực hiện việc phân phát tờ rơi quảng cáo qua kênh thu cước điện thoại tới các hộ dân tại một số trục đường, tuyến phố gần trụ sở MSB Hà Nội và MSB Đống Đa.
Công tác quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ còn nhiều khó khăn vì kinh phí tiếp thị quảng cáo còn hạn chế.
* Các hoạt động quản lý khác
+ Hoạt động quản lý tài chính kế toán, văn phòng.
Chi nhánh đã thực hiện di chuyển thành công sang địa điểm từ 44 Nguyễn Du sang 71 Hai Bà Trưng, đảm bảo kịp tiến độ sửa chữa, không gây biến động cho khách hàng. Đồng thời thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi phí, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch chi phí do Trụ sở chính giao cho. Các loại chi phí khác được chi sát với thực tế trên cơ sở hiệu quả mang lại cho chi nhánh.
Chi phí quản lý công vụ vượt 31% so với kế hoạch, chủ yếu tăng chi phí tiếp thị quảng cáo cho các chương trình huy động vốn, tiếp xúc, đẩy mạnh việc thu hồi nợ.
+ Hoạt động kiểm soát nội bộ.
Cho tới hiện nay thì hoạt động này tại chi nhánh do 2 cán bộ nhân viên đảm nhiệm và các công tác kiểm soát, giám sát tại chỗ hoạt động kinh doanh được duy trì thường xuyên, có được kết quả tốt hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh trong thời gian qua.
2.2.1.Những qui định chung về công tác thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn của ngân hàng.
Trên cơ sở những qui định của ngân hàng Nhà nước như về cho vay (quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của thống đốc NHNN), về bảo đảm tiền vay (quyết định 457)…. Kết hợp điều lệ ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tại quyết định số 219/QĐ-NH5 ngày 10-7-1997 và thực tế công tác cho vay tại ngân hàng ban quản trị ngân hàng đã đưa ra các qui định trong cho vay, bảo lãnh, giao dịch, ….áp dụng tại NHHH. Căn cứ vào quyết định số 13/QĐ – HĐQT và quyết định số 187/QĐ – TGĐ6 ngày 8-7-2002 qui trình thẩm định dự án nói chung và qui trình thẩm định tài chính dự án nói riêng bao gồm:
a) Đánh giá tính pháp lý, địa điểm triển khai và tác động môi trường của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
b)Phân tích sự cần thiết của đầu tư
-Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án, sự phù hợp của dự án trong xu thế phát triển ngành và vùng địa phương;
-Sự cần thiết mở rộng quy mô và nhu cầu phát triển nội tại của khách hàng;
-Phân tích và đánh giá vị trí và ảnh hưởng của dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng
c)Đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án: giá cả, nguồn cung cấp và tính ổn định của những yếu tố này
d)Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án:
-So sánh chu kỳ dương của sản phẩm dự án với thời gian hoàn vốn của dự án .
-Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
-Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thị phần sản phẩm dự án.
e) Kỹ thuật và công nghệ của dự án:
- Hình thức đâu tư và công suất của dự án.
- Xem xét việc lựa chọn thiết bị công nghệ và dây truyền công nghệ theo các nội dung: ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền hoặc uy tín, tính đồng bộ của các bộ phận trong dây chuyền công nghệ mới và giữa dây chuyền công nghệ mới với hệ thống thiết bị sẵn có của khách hàng; tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị.
Xem xét khả năng cung ứng thiêt bị công nghệ của các nhà cung cấp.
-Xem xét các giải pháp xây dựng (đối với dự án có phần xây dựng cơ bản).
-Xem xét các vấn đề chuyển giao công nghệ.
f)Tổ chức vận hành (khai thác) dự án:
-Xem xét trình độ, kinh nghiệ._.h cung cấp các báo cáo “đẹp” ( báo cáo có lợi nhuận cao, doanh thu tăng đều các chỉ tiêu khả năng thanh toán, tình hình sử dụng tài sản… đều rất tốt hoặc đạt tiêu chuẩn được cho vay). Vì vậy các thông tin trong các báo cáo tài chính mà đa số các chủ dự án đưa cho ngân hàng có tới 70% có khi đến 80% là không đúng sự thật (trừ những báo cáo đã được kiểm toán); Các thông tin về dự án trình cho ngân hàng thì sơ sài.
Về phía cán bộ thẩm định: Với những cán bộ tin dụng đã có bề dày kinh nghiệm thì việc để sai sót hay nhầm lẫn trong việc thực hiện qui trình thẩm định hầu như là không có. Còn đối với cán bộ tín dụng còn ít kinh nghiệm thì những sai sót hay nhầm lẫn là khó tránh khỏi. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi ngân hàng đang triển khai hiện đại hoá ngân hàng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng vừa có tác động tích cực nhưng cũng đem lại một số tác động tiêu cực nhất định. Với những cán bộ tín dụng chưa nắm được qui trình mới, chưa thành thạo trong xử lý công việc bằng máy tính thì khó có thể kiểm soát thông tin nhằm quản lý khách hàng thường xuyên để phát hiện những thay đổi về khách hàng, dẫn đến công việc thẩm định phải mất nhiều thời gian.
Do hạn chế về kiến thức tin học nói chung mà kênh thông tin từ internet vẫn chưa được các cán bộ thẩm định khai thác hiệu quả, phục vụ cho công việc của mình.
ChươngIII: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt dộng cho vay trnng và dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải –chi nhánh Hà Nội.
3.1 Phương hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Hàng Hải- chi nhánh Hà Nội.
3.1.1 Phương hướng chung phát triển chung của MSB.
Với mục tiêu xây dựng MSB thành một ngân hàng thương mại có quy mô trung bình, hiện đại, hoạt động lành mạnh và hiệu quả không chỉ ở trong nước mà cả trong khu vực Đông Nam Á. Sẵn sàng tham gia vào thị trường cạnh tranh thực sự khi nước ta tham gia hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Ban lãnh đạo của ngân hàng Hàng Hải đã xác định mục tiêu và phương hướng cụ thể cho toàn thể ngân hàng trong giai đoạn 5 năm 2006 - 2010. Đó là :
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ thực có. Đồng thời giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu còn tồn tại từ thời kỳ 1996 – 1999 (giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á), trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý, các quy định, quy trình nghiệp vụ nhằm mở rộng quyền chủ động của các đơn vị kinh doanh trực tiếp, hoàn thiện chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình đất nước; Mở rộng mạng lưới hoạt động ở những địa bàn ngân hàng có lợi thế.
Đảm bảo nguồn cổ tức chia cho các cổ đông, ổn định và tiếp tục nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên của MSB. Thực hiện tốt công tác công đoàn, tích cực chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên thông qua các chế độ phúc lợi của Nhà nước và của riêng MSB. Thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại các bộ điều hành các cấp ở trong nước và nước ngoài, áp dụng chế độ lương hấp dẫn để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn cao và năng lực làm việc.
Trong quan hệ với khách hàng: không ngừng củng cố và mở rộng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng trên cơ sỏ nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính cạnh tranh cao. Trong đó tiếp tục phương châm thành lập từ đầu MSB đặc biệt quan tâm đối với các khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, và bảo hiểm. Bên cạnh đó chú trọng hơn nữa đến phát triển khách hàng cá nhân.
Tiếp tục nghiên cứu, tham gia từng phần dự án hiện đại hoá của ngân hàng giai đoạn 2 và 3 từ nhu cầu thực tế phát triển của ngân hàng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới.
3.1.2 Phương hướng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của MSB.
Từ trước đến nay tỷ phần dư nợ cho vay trung và dài hạn của MSB vẫn chiếm 30% - 40% tổng dư nợ và trong hai năm 2003,2004 tại một số chi nhánh không phát sinh nợ xấu cho thấy một dấu hiệu rất đáng mừng của khâu thẩm định và quản lý các khoản vay trung và dài hạn nói riêng Vì vậy trong giai đoạn tới tiếp tục thực hiện duy trì tỷ lệ này và phát huy những kết quả đã đạt được. Nâng cao chất lượng thẩm định, nhất là chất lượng thẩm định tài chính dự án.
3.2Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt dộng cho vay trung và dài hạn tại MSB Hà Nội.
3.2.1 Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ.
Trong mọi hoạt động con người luôn là trung tâm, vì vậy nâng cao được chất lượng thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng đến mức nào cũng là do nhân tố con người quyết định. Để có được chất lượng thẩm định cao hơn nữa ngân hàng cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:
Bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng, có chính sách khuyến khích động viên đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ thẩm định.
Quy hoạch, sắp xếp đội ngũ cán bộ thẩm định theo yêu cầu công việc. Thực hiện tốt hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. (Đặc biệt là trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ bởi đây là nền tảng cơ bản để cán bộ tín dụng có thể tiếp cận kênh thông tin nước ngoài) thông qua các lớp học chuyên đề, các khoá tập huấn nghiệp vụ, các buổi hội thảo với cán bộ ngân hàng khác hay với chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó tổ chức hoặc khuyến khích cán bộ tín dụng tham gia những lớp nâng cao kỹ năng giao tiếp,
đánh giá tâm lý để vừa thu thập thông tin được một cách thuận tiện và chuẩn xác hơn lại vừa tạo hình ảnh tốt hơn với khách hàng về ngân hàng.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ với công việc, thực hiện nghiêm túc nội quy và quy định của ngân hàng. Khuyến khích sự tìm tòi, tăng cường khả năng làm việc kết hợp (làm việc nhóm) trên cơ sở tinh thần tự chủ độc lập của cán bộ tín dụng.
3.2.2Tăng cường tính chuẩn xác và mở rộng các kênh thu thập thông tin.
Thông tin thu thập được là cơ sở để cán bộ thẩm định dự án tính toán được các chỉ tiêu tài chính dự án, đánh giá dự án. Nên đòi hỏi các thông tin này phải có được tính chuẩn xác và nguồn gốc rõ ràng đáng tin cậy. Bên cạnh những nguồn thông tin vốn có như: Nguồn thông tin từ chính doanh nghiệp cung cấp, nguồn thông tin về doanh nghiệp từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, nguồn thông tin từ các văn bản pháp lý, các quy định các tiêu chuẩn…do nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành. Ngân hàng có thể:
Tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM Việt Nam và các ngân hàng liên kết ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin cho nhau giúp giảm thiểu rủi ro.
Tăng cường những ứng dụng của công nghệ thông tin, những phần mềm quản lý khách hàng, các phần mềm thống kê - nghiên cứu - lưu trữ thông tin từ đó tăng khả năng phân tích đánh giá khách hàng một cách chính xác.
3.2.3 Hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án
Một dự án vay vốn luôn đòi hỏi phải được xem xét đầy đủ các nội dung cần thiết để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện, giúp ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Mỗi một nội dung của dự án đều có quan hệ mật thiết với nhau: Cơ sở để đánh giá trong việc đưa ra những lựa chọn về kỹ thuật,về quy mô, về công suất của dự án là kết quả thẩm định thị trường. Còn kết quả thẩm định kỹ thuật là cơ sở để tính toán các dòng tiền ra, dòng tiền vào, xác định hiệu quả tài chính của dự án. Mà hiệu quả tài chính của dự án lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế xã hội và quyết định phương án cho vay, thu nợ của ngân hàng. Bởi vậy:
Trong quá trình thẩm định phương diện thị trường, nên thu thập thông tin về: số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường (kể cả các doanh nghiệp chuẩn bị thành lập). Mức cầu về sản phẩm cùng loại trong ít nhất là 5 năm qua, để từ đó thấy được tốc độ tăng trưởng trong thời gian đã qua, đồng thời làm cơ sở cho những dự báo về tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.
Trong quá trình thẩm định phương diện kỹ thuật, có những dự án lớn kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định không thể nắm bắt được hết bởi vậy đối với những dự án này việc thuê các chuyên gia kỹ thuật là cần thiết, để tránh tình trạng chấp nhận kỹ thuật mà khách hàng đưa tới.
Trong quá trình thẩm định tài chính dự án:
t Khi thẩm định nguồn vốn và cơ cấu tài trợ: cần xem xét đến cả phần vốn để đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Mặc dù thông thường phần vốn này sẽ đươc thu hồi vào năm cuối đời dư án, nhưng nếu năm đầu không có thì hoạt động sản xuất của dự án không thể được thực hiện. Một phần vốn nữa cũng cần được quan tâm đưa vào dự toán vốn là phần vốn dự phòng.
Khi kiểm tra tính hợp lý về chi phí đầu tư thì nên dựa trên sự tham khảo những dự án điển hình, không nên chỉ dựa vào kế hoạch dự trù chi phí do chủ dự án đưa ra nhằm tránh tình trạng tính thừa hoặc thiếu vốn. Đối với các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình kéo dài trong nhiều năm hay các dự án mua sắm thiết bị phụ tùng (nhất là máy móc nhập khẩu) phải tính tới các yếu tố lạm phát ,tỷ giá
t Khi thẩm định dòng tiền của dự án ngân hàng nên đứng trên quan điểm tổng mức đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay để tính dòng tiền của dự án. Trên quan điểm này dòng tiền ròng của dự án bao gồm:
Dòng tiền dòng của dự án = Dòng tiền đầu tư + Dòng tiền hoạt động
Trong đó :
Dòng tiền hoạt động = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao + lãi vay dài hạn.
Nếu vòng đời của dự án được tính vượt quá thời gian khả dụng của máy móc thì cần phải tính thêm chi phí về nâng cấp máy móc, thiết bị và khi đó thời gian khấu hao sẽ tăng lên tương ứng.
t Đối với tỷ lệ chiết khấu: bản chất nó chính là chi phí cơ hội của việc đầu tư vào dự án hay nói cách khác nó là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn vào dự án. Nên tỷ lệ chiết khấu ngân hàng sử dụng phải phản ánh được mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà ngân hàng và khách hàng kỳ vọng khi thực hiện dự án. Tỷ lệ lợi nhuận trung bình tối thiểu này chính là chi phí vốn trung bình của dự án – WACC ( công thức tính chương ở chương 1). Do đó việc sử dụng WACC làm lãi suất chiết khấu của dự án sẽ là phù hợp nhất.
Cả khi thẩm định dòng tiền và lãi suất chiết khẩu đều cần quan tâm đặc biệt tới tác động của yếu tố lạm phát. Bởi lạm phát mà dự tính quá cao thì có thể làm cho kết luận về NPV hoàn toàn đảo ngược từ dương sang âm. Nhưng lạm phát dự tính mà quá thấp cho kết luận dự án có hiệu quả nhưng khi đầu tư thì dự án không thể có kết quả như mong đợi dẫn đến ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn từ dự án.
t Đối với các phương pháp thẩm định tài chính dự án và đánh gía rủi ro của dự án: Các phương pháp được sử dụng chủ yếu như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ số doanh lợi… về cơ bản đã phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta và khả năng của các ngân hàng.
Tuy nhiên trong đánh giá rủi ro bằng phân tích độ nhạy ngoài việc đánh giá độ nhạy của dự án theo từng biến đầu vào (đánh giá độ nhạy một chiều), cán bộ thẩm định nên sử dụng kết hợp với việc đánh giá độ nhạy theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào (đánh giá độ nhạy nhiều chiều) hay kết hợp phân tích tình huống để đánh giá một cách toàn diện những rủi ro của dự án. Nhiều dự án phức tạp hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Vì vậy những dự án có quy mô lớn cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Đối với những dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động nên tiến hành cả phân tich tình huống và mô phỏng.
3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định.
Khi thẩm định tài chính dự án đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và của điạ phương. Xác định và kiểm tra toàn diện tất cả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn để có được ý kiến đánh giá xác đáng. Nhưng hiện nay ở hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần chứ không chỉ riêng ở MSB cán bộ tín dụng thường kiêm luôn cả công tác theo dõi và quản lý khoản vay. Tức chưa có sự chuyên môn hoá trong việc tổ chức công việc. Điều này phần nào ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án, nhiều trường hợp dẫn đến quyết định sai lầm trong cho vay hoặc bỏ qua dự án hiệu quả. Do đó việc chuyên môn hoá trong tổ chức hoạt động cho vay và thẩm định là cần thiết.
3.2. Một số kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.
Điều rất có ý nghĩa hiện nay là MSB Việt Nam nên sớm ban hành một cuốn sổ tay tín dụng với những quy trình nghiệp vụ chuẩn xác, cụ thể -chi tiết, hiện đại nhưng vẫn sát với thực tế công việc, để tránh sự lúng túng, khó hiểu trong những quy định có thể xảy ra đối với các bộ tin dụng khi tra cứu, áp dụng những văn bản hướng dẫn vẫn còn chung chung như hiện nay.
Chính sách đầu tư theo dự án của ngân hàng phù hợp với định hướng đầu tư của Nhà nước và địa phương thì những ngành nghề, lĩnh vực được khuyến khích phát triển sẽ có điều kiện, tiềm năng để phát triển. Từ đó ngân hàng tăng được lợi nhuận giảm bớt rủi ro. Đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội.
Thực hiện chính sách kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các công việc trong quy trình nghiệp vụ ngay từ giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay tới khi kết thúc đối với mỗi dự án được MSB tài trợ. Để kịp thời cung cấp thông tin cảnh báo cho chi nhánh nhằm tránh những rủi ro xảy ra dẫn đến không thu hồi được nợ.
3.3.2Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò tham mưu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng chính sách, qui định rõ ràng, cập nhật phù hợp với nhu cầu thực tế.
Tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với hoạt động của các NHTM nhằm kịp thời đưa ra những cảnh báo về vi phạm và rủi ro, đặc biệt trong hoạt động cho vay.
Riêng đối với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) với ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác nhưng cũng mới chỉ được khai thác mạnh trong một số năm gần đây, chưa thực cung cấp thông tin đa dạng cho các ngân hàng., chưa kết nối trực tuyến được với các ngân hàng. Nên cần hoạt động tích cực hơn nữa. Ngoài việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về các dự án trước đã thực hiện thì CIC nên cung câp các thông tin khác về thị trường: như giá cả, về chỉ tiêu ngành ….Đồng thời NHNN cần nhanh chóng thực hiện hiện đại hoá công nghệ thông tin để các NHTM có thể kết nối trực tuyến với CIC mà không qua các chi nhánh NHNN. Cong trong trường hợp chưa thể thiết lập hệ thống kết nối trực tuyến CIC cần xử lý nhanh chóng việc cung cấp thông tin cho các NHTM.
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý có liên quan.
Trước tiên Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, trong đó cần lưu ý tới tính đồng bộ của các văn bản hướng dẫn luật, nhất là luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, hoạt động đầu tư (như luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung, luật đầu tư, luật đất đai, luật thương mại, luật phá sản…). Đồng thời chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp.
Thứ hai là cần chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương nâng cao chất lượng quy hoạch, ổn định quy hoạch và quy hoạch phải chi tiết đồng bộ tạo động lực phát triển cho vùng, miền, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan tỉnh nào cũng có dẫn đến thu hút vốn đầu tư không hiệu qủa.
Thứ ba là trong qua trình quản lý nên sử dụng các công cụ kinh tế, hạn chế dùng các biện pháp tài chính để tác động xấu đến nền kinh tế. Chẳng hạn như việc hạn chế đăng kí xe máy vừa qua đã gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất xe máy. Hay việc tăng thuế nhập khẩu linh kiện ô tô củng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất ở ngành này.
Thứ tư là có quy định để đảm bảo tính minh bạch, chính xác công bố các số liệu tài chính, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở tin cậy để ngân hàng có thể đánh giá tài chính doanh nghiệp cũng như dự án chính xác và hiệu quả.
Đối với các ban ngành liên quan cần thiết lập bộ phận chuyên trách với những chuyên gia đầu ngành để thực hiện thống kê, nghiên cứu, đánh giá kết quả của ngành không những nhằm đưa ra được những chỉ tiêu ngành một cách chính xác và thống nhất, không chỉ nhằm cung cấp số liệu được và đánh giá cho nhu cầu thông tin vĩ mô trong nước mà còn sử dụng được để so sánh đối chiếu với các nước khác.
Kết luận
Hiện nay nước ta đang nỗ lực đàm phán để sớm tham gia vào tổ chức thương mại thế giới – WTO nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội bước ra thị trường thế giới. Đồng thời đưa nên kinh tế nước nhà hoà chung với nhịp độ sôi động của nền kinh tế thế giới. Nhưng việc tham gia vào WTO tức là cũng đồng nghĩa với việc chúng ta mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp, các công ty, các ngân hàng nước ngoài nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Đây lại là một khó khăn lớn đối với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam, mà trước tiên là đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để có thể cạnh tranh - tồn tại được thì vấn đề tất yếu mà các NHTM Việt Nam cần thực hiện là đổi mới, nâng cao chất lượng về mọi mặt hoạt động của ngân hàng, trong đó không thể xem nhẹ việc nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Như những phần trình bày trên cho thấy nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển hiệu quả cho nền kinh tế. Hoạt động thẩm định và chất lượng thẩm định không chỉ giới hạn bên trong ngân hàng mà nó gắn liền với các vấn đề pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh của ngành, môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đòi hỏi phải có sự cố gắng của bản thân ngân hàng cùng với sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan.
Bảng 1: CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ (SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH CÚA PHÒNG TÍN DỤNG)
A
Các hạng mục đầu tư
xuất sứ
số lượng
đơn giá
thành tiền
tỷ trọng
I
Chi phí xây lắp
17,500.00
28,05%
1
San lấp mặt bằng xây dựng dự án
45000m2
7,000.00
2
Nhà xưởng sản xuất chính
15000m2
7,000.00
3
Nhà cân
500
4
Nhà văn phòng, nhà ở CBCNV, đường đi hệ thống cấp thoát nước, các công trình trợ
3,000.00
II
Máy móc thiết bị
39,127.00
62,71%
1
Dây chuyền sản xuất băng cán nguội
Trung quốc
1bộ
20,500.00
Máy cán nguội
5.800.000CNY
11,600.00
Dây truyền rửa axit
1.150.000CNY
2,300.00
Hệ thống lò ủ
1.800.000CNY
3,600.00
Máy mài bề mặt
500.000CNY
1,000.00
Thiết bị phụ
1.000.000CNY
2,000.00
2
Dây truyền sản xuất ống thép hàn
Trung quốc
3bộ
6,627.00
Dây truyền sản xuất ống thép CD20
Trung quốc
1
55.500$
871.00
Dây truyền sản xuất ống thép CD50
Trung quốc
1
111.850$
1,756.00
Dây truyền sản xuất ống thép CD76
Trung quốc
1
154.800$
2,430.00
Galê khuôn hình
Đài loan
1
100.000$
1,570.00
3
Dây truyền cắt tôn tự động
2bộ
5,000.00
Máy cắt (0,4 - 4)mm x1600
Trung quốc
1
1250.000CNY
2,500.00
Máy cắt (1 - 6) mmx 2000
Trung quốc
1
1250.000CNY
2,500.00
4
Cần trục 5 - 25 tấn
Đức
15chiếc
5,000.00
5
Trạm biến áp 4000KVA
Việt Nam
2trạm
1000trđ
2,000.00
III
Chi phí thiết bị văn phòng
43.00
0,07%
1
Máy Scaner
Nhật
1chiếc
13trđ
13.00
2
Máy photocopy
Nhật
1chiếc
15trđ
15.00
3
Tổng đài điện thoại
Nhật
1chiếc
15trđ
15.00
3,21%
IV
Chi phí giai đoạn kết thúc đầu tư
2,000.00
Chi phí lắp đặt vận hành và chạy thử
2,000.00
V
Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng dự án
2,719.00
4,36%
Chi phí trả lãi vay trung hạn trong thời gian xây dựng dự án
2,719.00
VI
Chi phí dự phòng
1,000.00
1,6%
Tổng vốn đầu tư
62,389.00
100%
B
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án dự kiến
sô tiền
tỷ trọng
Vốn đầu tư cố định
62,389.00
100.00%
Vốn của doanh nghiệp tham gia:
30.589.00
49.03%
San lấp, giải phóng mặt bằng xây tường rào
7,000.00
Xây dựng nhà xưởng chính
7,000.00
Xây dựng nhà cân, trạm biến thế
2,500.00
Xây dựng nhà văn phòng và các hạng mục phhụ trợ
3,000.00
Mua thiết bị văn phòng
43.00
chi phí lắp đặt vận hành chạy thử
2,000.00
Chi trả lãi vay và dự phòng
3,719.00
Tham một phần vào mua máy móc thiết bị
5,327.00
Vốn vay ( để thanh toán tiền nhập máy móc)
31,800.00
50.97%
Trong đó vay MSB
16,800.00
26.93%
Bảng 3
TÍNH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG
Đơn vị trđ
đv: Tr.đồng
Hạng mục
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 4
Năm thứ 5
Năm thứ 6
Năm thứ 7
Năm thứ 8
Phần xây lắp, nhà xưởng
2,188
2,188
2,188
2,188
2,188
2,188
2,188
2,188
Phần MMTB
5,596
5,596
5,596
5,596
5,596
5,596
5,596
0
Lãi vốn hoá + Chi phí khác
674
674
674
674
674
674
674
Tổng cộng khấu hao theo năm
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
2,188
Phần nhà xưởng, công trình xây dựng khấu hao trong 08 năm
Phần máy móc thiết bị và vốn hoá khấu hao trong 07 năm
BANGR 4A: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ, KHẤU HAO (THEO SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÒNG TÍN DỤNG)_
Hạng mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Công suất thiết kế
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Bảng cán nguội
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
Thép hình và SP pha cắt
24,000
24,000
24,000
24,000
24,000
24,000
21,000
21,000
Ống thép hàn
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
30,000
Công suất thực hiện
40%
50%
60%
65%
70%
70%
70%
70%
Bảng cán nguội
6,000
7,500
9,000
9,750
10,500
10,500
10,500
10,500
Thép hình và SP pha cắt
6,720
8,400
10,080
10,920
11,760
11,760
11,760
11,760
Ống thép hàn
7,200
8,640
10,368
12,442
14,930
17,916
21,000
21,000
Doanh số bán dự tính
199,680
245,640
294,768
332,638
375,069
407,915
441,840
441,840
Bảng cán nguội
60,000
75,000
90,000
97,500
105,000
105,000
105,000
105,000
Thép hình và SP pha cắt
60,480
75,600
90,720
98,280
105,840
105,840
105,840
105,840
Ống thép hàn
79,200
95,040
114,048
136,858
164,229
197,075
231,000
231,000
Giá vốn hàng bán
179,468
220,811
264,974
298,896
336,877
366,107
396,298
396,298
Lợi nhuận gộp
20,212
24,829
29,794
33,745
38,192
41,808
45,542
45,542
Chi phí quản lý và bán hàng
7,987
9,826
11,791
13,306
15,003
16,317
17,674
17,674
Chi phí thuê đất
0
0
0
0
110
110
110
110
Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay
12,224
15,003
18,004
20,436
23,079
25,381
27,759
27,759
Lãi vay cố định
3,625
3,399
2,492
1,586
680
Khấu hao
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
2,188
Lợi nhuận trước thuế
142
3,147
7,054
10,393
13,942
16,924
19,302
25,571
Thuế lợi tức (28%)
-
988
1,455
1,952
4,739
5,404
7,160
Lợi nhuận sau thuế
142
3,147
6,066
8,938
11,990
12,185
13,897
18,411
Khả năng trả nợ
1. Nguồn trả nợ
-62,389
8,599
11,604
14,524
17,395
20,447
20,642
22,354
20,599
Lợi nhuận sau thuế
142
3147
6,066
8,938
11,990
12,185
13,897
18,411
Khấu hao
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
8,457
2,188
2. Nợ gốc phải trả
31,800
7950
7950
7950
7950
3. Cân đối sau trả nợ (1 - 2)
8,599
3,654
6,574
9,445
12,497
20,642
22,354
20,599
NPV (11%, 8 năm)
17,776
IRR (8 năm)
18,1%
-
Thời gian hoàn vốn GĐ
54tháng
Thời gian hoàn vốn có CK 11%
71tháng
BẢNG 5A: TÍNH NGUỒN TRẢ NỢ GỐC, LÃI VAY (THEO SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÒNG TÍN DỤNG)
Năm
Kỳ trả nợ 6tháng/1k
Gốc vay
Trả nợ
Dư nợ
Lãi vay
Cộng
Nguồn trả nợ gốc
Chênh lệch
Khấu hao
LN ròng
Cộng
1
2
3
4
5
6
7=4+6
8
9
10=8+9
1
31800
0
31800
1813
4229
60
4289
2476
0
31800
1813
4229
60
4289
2476
Cộng
0
3625
3625
8457
121
8578
8578
2
31800
1
3975
27825
1813
5788
4229
1337
5566
1,591
2
3975
23850
1586
5561
4229
1337
5566
1,591
Cộng
7950
3399
11349
8457
2675
11132
3,182
3
1
3975
19875
1359
5334
4229
2578
6807
2832
2
3975
15900
1133
5108
4229
2578
6807
2832
Cộng
7950
2492
10442
8457
5156
13614
5664
4
1
3975
11925
906
4881
4,229
3,799
8,027
4,052
2
3975
7950
680
4655
4,229
3,799
8,027
4,052
Cộng
7950
1586
9536
8,457
7,597
16,055
8,105
5
1
3975
3975
453
4428
4229
5096
9324
5349
2
3975
227
4202
4229
5096
9324
5349
Cộng
7950
680
8630
8457
10192
18649
10,699
Với vốn khấu hao hàng năm là: 8,457
Dùng 100% để trả nợ: 8,457
Dùng 85% lợi nhuận ròng hàng năm để trả nợ:
Năm 1
121
Năm 2
2,675
Năm 3
5,156
Năm 4
7,597
Năm 5
10,192
B¶ng 7: ®é nh¹y cña NPV (Theo sè liÖu ®iÒu chØnh cña phßng tÝn dông)
Cuèi n¨m
Gi¸ trÞ cã biÕn ®éng Max
Gi¸ trÞ cã biÕn ®éng Min
HiÖn gi¸ i=
11%
Dßng thu
Dßng chi
CFAT
Dßng thu
Dßng chi
CFAT
CFAT
CFAT
10%
-10%
Max
-10%
10%
Min
Max
Min
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(9)
(10)
0
-68,083.00
-68,083.00
-68,083.00
1
219,648.00
172,560.00
47,088.00
179,712.00
210,907.00
(31,195.00)
2
270,204.00
211,231.00
58,973.00
221,076.00
258,171.00
(37,095.00)
3
324,245.00
251,976.00
72,269.00
265,291.00
307,970.00
(42,679.00)
4
365,901.00
284,137.00
81,764.00
299,374.00
347,278.00
(47,904.00)
5
412,576.00
319,287.00
93,289.00
337,562.00
390,239.00
(52,677.00)
6
448,706.00
348,362.00
100,344.00
367,123.00
425,775.00
(58,652.00)
7
486,024.00
377,353.00
108,671.00
397,656.00
461,210.00
(63,554.00)
8
486,024.00
378,967.00
107,057.00
397,656.00
463,182.00
(65,526.00)
9
10
Céng:
303,345.07
-279,927.82
Víi suÊt thu lîi tèi thiÓu (MARR)
i =
11%
Víi biÕn ®éng cña dßng thu lµ:
10%
Víi bbiÕn ®éng cña dßng chi lµ:
10%
§é nh¹y cña NPV:
Cã gi¸ trÞ cao nhÊt:
PVi =
303,345.07
Cã gi¸ trÞ nhá nhÊt:
PVi=
-279,927.82
X¸c xuÊt ®Ó NPV cã gi¸ trÞ >= 0 theo ph©n phèi chuÈn N(X,m,d)=
54.79%
B¶ng 7B: Thêi gian hoµn vèn ®Çu tư (Theo sè liÖu tÝnh to¸n cña dù ¸n)
Cuèi n¨m
TrÞ gi¸
Thêi gian hoµn vèn G§
Thêi gian hoµn vèn cã chiÕt khÊu víi i=11%
Dßng thu
Dßng Chi
CFAT
Sè d gi¸ trÞ ®Çu t
Sè th¸ng
Dßng thu
Dßng chi
CFAT1
Sè d gi¸ trÞ ®Çu t
Sè th¸ng
B
C
11%
11%
11%
0
-
-68,083
(68,083)
-
(68,083)
(68,083)
1
252,480
241,115
11,365
(56,718)
12
227,459
217,221
10,239
(57,844)
12
2
315,600
299,969
15,631
(41,087)
12
256,148
243,461
12,687
(45,157)
12
3
378,720
361,206
17,514
(23,573)
12
276,917
264,111
12,806
(32,351)
12
4
410,280
390,512
19,768
(3,805)
12
270,264
257,242
13,022
(19,330)
12
5
441,840
419,897
21,943
-
2
262,211
249,189
13,022
(6,308)
12
6
441,840
419,282
22,558
236,226
224,165
12,061
-
6
7
441,840
419,282
22,558
212,816
201,950
10,865
8
441,840
421,075
20,765
191,726
182,715
9,011
Céng:
50
66
B¶ng 8: Thêi gian hoµn vèn ®Çu tư (Theo sè liÖu ®iÒu chØnh cña phßng tÝn dông)
Cuèi n¨m
TrÞ gi¸
Thêi gian hoµn vèn G§
Thêi gian hoµn vèn cã chiÕt khÊu víi i=11%
Dßng thu
Dßng Chi
CFAT
Sè du gi¸ trÞ ®Çu tu
Sè th¸ng
Dßng thu
Dßng chi
CFAT1
Sè d gi¸ trÞ ®Çu t
Sè th¸ng
B
C
11%
11%
11%
0
-
(68,083)
(68,083)
-
(68,083)
(68,083)
1
199,680
191,733
7,947
(60,136)
12
179,892
172,733
7,159
(60,924)
12
2
245,640
234,701
10,939
(49,197)
12
199,367
190,489
8,878
(52,046)
12
3
294,768
279,973
14,795
(34,402)
12
215,532
204,714
10,818
(41,228)
12
4
332,638
315,708
16,930
(17,472)
12
219,119
207,966
11,152
(30,075)
12
5
375,069
354,763
20,306
-
10
222,585
210,535
12,051
(18,025)
12
6
407,915
387,068
20,846
218,088
206,943
11,145
(6,879)
12
7
441,840
419,282
22,558
212,816
201,950
10,865
-
7
8
441,840
421,075
20,765
191,726
182,715
9,011
-
-
Céng:
58
79
C«ng suÊt ho¹t ®éng dù kiÕn
30%
40%
50%
67%
73%
80%
87%
93%
100%
100%
S¶n lîng, trong ®ã:
0
4,500
12,000
15,000
20,000
22,000
24,000
26,000
28,000
30,000
30,000
- XuÊt khÈu:
1,350
4,800
7,500
12,000
15,400
16,800
18,200
19,600
21,000
21,000
- Néi ®Þa:
3,150
7,200
7,500
8,000
6,600
7,200
7,800
8,400
9,000
9,000
Danh mục các từ viết tắt:
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHHH (MSB): Ngân hàng Hàng Hải
MỤC LỤC
máy thép Nhật Quang. 38
2.2.2.1 Giới thiệu về chủ dự án đầu tư. 38
2.2.2.2 Thẩm định tài chính dự án nhà máy thép 38
a)Giới thiệu về dự án: 38
b) Sự cần thiết đầu tư dự án: 39
c) Công nghệ sản phẩm, quy mô sản xuất và môi trường: 40
d) Thẩm định về dự toán vốn và cơ cấu vốn của dự án: 41
e) Thẩm định về doanh thu và chi phí của dự án: 42
2.4 Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại MSB Hà Nội. 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 52
a) Hạn chế: 52
b) Nguyên nhân. 54
Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHHH - chi nhánh Hà Nội.
3.1 Phương hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Hàng Hải- chi nhánh Hà Nội. 57
3.1.1 Phương hướng chung phát triển chung của MSB. 57
3.1.2 Phương hướng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của MSB. 58
3.2Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt dộng cho vay trung và dài hạn tại MSB Hà Nội. 58
3.2.1 Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. 58
3.2.2Tăng cường tính chuẩn xác và mở rộng các kênh thu thập thông tin. 59
3.2.3 Hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án 60
3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định. 62
3.2. Một số kiến nghị. 62
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. 62
3.3.2Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước. 63
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý có liên quan. 64
Kết luận 65
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0069.doc