Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng

Tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng: ... Ebook Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân *** LÊ THANH PHƯƠNG Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Chuyên ngành: Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng Luận văn thạc sỹ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo Hà nội, năm 2008 Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Tóm tắt luận văn Lời nói đầu 1 Chương 1: tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3 1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay 3 1.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án 3 1.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án 4 1.1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 6 1.1.3.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ . 6 1.1.3.2 Thẩm định các bảng dự trù tài chính . 9 1.1.3.3 Thẩm định dòng tiền dự án . 10 1.1.3.4 Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền . 14 1.1.3.5 Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án . 15 1.1.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính dự án 18 1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 22 1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án 22 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 23 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 24 Chương 2: thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng 29 2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 30 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 33 2.2.1 Tổ chức thẩm định tài chính dự án 33 2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án 35 2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 44 2.3.1 Những kết quả đạt được 45 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50 2.3.2.1 Những hạn chế 50 2.3.2.2 Nguyên nhân 54 Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng 59 3.1 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng 59 3.1.1 Định hướng phát triển - đầu tư của Hải Phòng 59 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án 61 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 65 3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án 66 3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin 66 3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp 69 3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 70 3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh 71 3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định 72 3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án 73 3.3 Kiến nghị 76 3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ban ngành thành phố 76 3.3.2 Kiến nghị với khách hàng 77 Kết luận 79 Phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục các bảng biểu Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 32 Bảng 2.2. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động 41 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả tài chính 43 Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 47 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010 64 Mục lục các biểu đồ Biểu đồ 1.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án 5 Biểu đồ 2.1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 32 Biểu đồ 2.2. Huy động vốn của chi nhánh 33 Biểu đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức thẩm định tại chi nhánh 34 Biểu đồ 2.4. Giá thép năm 2006 - 2007 42 Biểu đồ 2.5. Tăng trưởng dư nợ 48 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn Hải Phòng là thành phố Cảng, thành phố công nghiệp, cực tăng trưởng quan trọng của miền Bắc, do vậy nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Những năm qua, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã cho vay nhiều dự án lớn có ý nghĩa quan trọng tới phát triển kinh tế Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đồng thời lựa chọn tài trợ những dự án tốt phục vụ công cuộc phát triển thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” là đề tài nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án. Những khiếm khuyết, lệch lạc luôn tồn tại trong quá trình lập dự án. Để khẳng định một cách chắc chắn tính hợp lý và hiệu quả của dự án, ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình soạn thảo dự án hay nói cách khác cần thẩm định dự án. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một nội dung kinh tế quan trọng trong thẩm định dự án, nó cho phép đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. Xuất phát từ quan điểm và mục đích khác nhau, các chủ thể khác nhau sẽ có cách tiếp cận thẩm định dự án không giống nhau và do đó, kết quả thẩm định cũng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chủ thể. Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo quy trình khoa học. Công việc đầu tiên khi tiến hành thẩm định tài chính là xem xét tất cả nội dung thẩm định của khách hàng, Trên cơ sở xem xét tổng thể nội dung phân tích tài chính dự án, cán bộ tín dụng xác định những thông tin nào cần thu thập để phục vụ cho việc thẩm định. Sau khi thu thập thông tin cần thiết, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích và thẩm định dự án. Cuối cùng cán bộ thẩm định ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án. Các nội dung thẩm định tài chính dự án bao gồm : Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ : đây là nội dung thẩm định đầu tiên, cho phép xác định quy mô của dự án xin vay vốn. Thẩm định các bảng dự trù tài chính : Để tính toán các dòng tiền của dự án người ta phải dựa trên cơ sở các bảng dự trù tài chính cho các năm cả đời dự án. Thẩm định dòng tiền dự án : Trên cơ sở thẩm định các bảng dự trù tài chính cho dự án, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các bảng dự trù này với những thông tin cần thiết thu thập được tiến hành xác định dòng tiền qua các năm hoạt động của cả đời dự án. Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền : Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính : thông qua các chỉ tiêu này để đánh giá tính hiệu quả của dự án. Thẩm định rủi ro dự án : rủi ro là sự kiện xảy ra gây bất lợi cho dự án Chất lượng thẩm định tài chính dự án là khả năng đáp ứng các mục tiêu thẩm định tài chính dự án của ngân hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với thời gian và chi phí hợp lý. Để đo lường chất lượng thẩm định tài chính dự án, sử dụng các chỉ tiêu như: thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng ( như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng tín dụng …). Đánh giá của khách hàng về ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng về chất lượng thẩm định. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án: Nhân tố thông tin: thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích. Thông tin đầy đủ, chính xác quyết định chất lượng thẩm định tài chính. Nhân tố con người: bao gồm trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định Nhân tố về cơ chế chính sách: cơ chế chính sách có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động thẩm định. Nhân tố về phương pháp đánh giá và phân tích: cơ sở khoa học của thẩm định dự án chính là phương pháp đánh giá và phân tích. Nhân tố về xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: áp lực mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhân tố nhu cầu xã hội: nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng mở rộng. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng Hải Phòng có vị trí là một trong ba cực tăng trưởng kinh tế của khu vực Bắc Bộ, nằm trong hai hành lang kinh tế là “ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng trở thành giao điểm kinh tế, địa lý của hai hành lang và một vành đai kinh tế. Với lợi thế nằm trên địa bàn Hải Phòng có nhiều tiềm năng, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự phát triên chung của thành phố. Chi nhánh cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về huy động vốn, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trái phiếu, tín phiếu, tiền gửi tiết kiệm… với nhiều kỳ hạn, nhiều mức lãi suất hấp dẫn và nhiều hình thức khuyến mãi. Về tín dụng, Chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay mới: cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay mua xe ô tô, chiết khấu… Về thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã đề ra hướng đi cho mình là đầu tư vào công nghệ thiết bị tiên tiến, thực hiện thao tác nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp Hoạt động thanh toán qua thẻ ATM được phát triển mạnh mẽ, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng là chi nhánh có số lượng máy ATM nhiều nhất trên địa bàn. Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu nhập Tỷ VNĐ 85 52 66 80 118 168 232 Chi phí Tỷ VNĐ 68 41 51 53 113 144 155 Huy động vốn Tỷ VNĐ 1289 1376 1481 1418 1587 1961 2083 Dư nợ Tỷ VNĐ 297 420 729 1163 1507 1793 2919 - Nợ quá hạn Tỷ VNĐ 11 7,6 7,2 14 0 27 1,98 Thanh toán quốc tế Tỷ VNĐ 69 118 167 564 397 616 1747 Số lượng thẻ ATM Chiếc 83 253 987 3033 14068 32508 57889 ( Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ: Thu nhập của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Error! Objects cannot be created from editing field codes. ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ: Huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Hoạt động thẩm định tài chính dự án phát triển cùng với hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng, thể hiện cụ thể ở những nội dung: * Tổ chức thẩm định tài chính dự án Bộ phận tín dụng ở chi nhánh có chức năng thu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và trình duyệt cho vay tại chi nhánh. Với những dự án lớn, tính chất phức tạp, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng thực hiện việc thẩm định sơ bộ tại chi nhánh, nếu xét thấy khả thi sẽ chuyển dự án lên ngân hàng Ngoại thương trung ương. Tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương thực hiện tái thẩm định đối với các dự án cho vay vượt mức phán quyết tại các chi nhánh. * Nội dung thẩm định tài chính Nội dung thẩm định tài chính tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng gồm có: - Thẩm định về tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư, cơ cấu và nguồn tài trợ. - Thẩm định tính hợp lý của các bảng báo cáo tài chính - Thẩm định dòng tiền dự án - Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án - Phân tích những thuận lợi và khó khăn, xác định mức độ rủi ro của dự án. Để thấy rõ hơn nội dung thẩm định tài chính dự án, chúng ta xem xét một ví dụ cụ thể, đó là thẩm định tài chính dự án sản xuất thép Ferro - công ty thép Việt Nhật. Công ty thép Việt Nhật đầu tư mới dây chuyền sản xuất thép xây dựng với công suất 12.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư là: 9.892.695 USD, trong đó vốn lưu động là: 7.042.695 USD, vốn cố định là 2.850.000 USD. Nguồn vốn dự kiến: vốn tự có 5.440.982 USD - chiếm 55 %, vốn vay ngân hàng 4.451.713 USD - chiếm 45 %. Thông qua nghiên cứu về khách hàng, ngân hàng đánh giá: công ty thép Việt Nhật là công ty kinh doanh có hiệu quả, quản lý tốt, tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tốt với các ngân hàng. Các nội dung thẩm định tài chính dự án được tiến hành từ việc xác định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ đến xác định bảng dự trù tài chính, dòng tiền dự án và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Việc phân tích rủi ro bằng phương pháp độ nhạy, xem xét sự biến động của các yếu tố ở mức 10% đến 20%. Kết quả thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng được đánh giá ở một số nội dung: Thẩm định tài chính dự án là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng xác định và chọn lọc những dự án tốt để tài trợ. Thời gian thẩm định các dự án cho vay ngày càng được rút ngắn theo hướng vừa đảm bảo tính chính xác, vừa nhanh chóng trả lời khách hàng về việc tài trợ của ngân hàng Qui trình thẩm định thường xuyên đổi mới theo hướng đơn giản hóa cho khách hàng song vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học Tăng trưởng dư nợ của chi nhánh ngân hàng ở tốc độ khá cao. Đi liền với tăng trưởng dư nợ và việc kiểm soát và đảm bảo mức độ an toàn cho các khoản vay, nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Biểu đồ: Tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng ( Nguồn: chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) Bảng: Tỷ lệ nợ quá hạn chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Bên cạnh những thành tựu trong công tác thẩm định tài chính các dự án cho vay thì hoạt động này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục: Nhiều tờ trình thẩm định còn nặng tính hình thức, chưa đi sâu đánh giá dự án một cách khách quan toàn diện Nội dung thẩm định chưa đầy đủ, chưa kết hợp được các phương pháp và chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm của từng dự án cụ thể Tính độc lập của cán bộ thẩm định trong việc đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án còn kém Những hạn chế được xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Lãnh đạo chi nhánh chưa xác định đúng tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định Thông tin phục vụ công tác thẩm định còn thiếu và chưa đầy đủ Năng lực và uy tín của chủ đầu tư còn thấp Chính sách về tín dụng và minh bạch hóa thông tin còn bất cập Khắc phục hạn chế và từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định là yêu cầu cấp thiết của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại. Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng Hải Phòng là trung tâm kinh tế xã hội của vùng duyên hải Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ hướng ra biển của miền Bắc. Hải Phòng là đầu mối giao thông , là trung tâm công nghiệp, vận tải của khu vực. Đặt chân trên địa bàn có nhiều thuận lợi và thời cơ như vậy đòi hỏi chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cần có chiến lược phát triển phát triển lâu dài và bền vững. Cụ thể là: Quán triệt phương hướng phát triển của thành phố đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư - ngân hàng - tài chính. Không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ Thường xuyên đổi mới công nghệ và gia tăng sản phẩm dịch vụ Phát triển công tác khách hàng, đổi mới phong cách làm việc … Với hoạt động cho vay theo dự án, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng định hướng vào một số nội dung cụ thể sau: Mở rộng quan hệ khách hàng, tìm kiếm và cho vay tới khách hàng uy tín tiềm năng. Xác định những ngành, lĩnh vực kinh tế mà thành phố có tiềm năng để xây dựng chiến lược cho vay. Kiểm soát chất lượng cho vay ngay từ khâu thẩm định cho đến khâu rải ngân và thu hồi vốn sau cho vay. Bảng: Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010 STT Chỉ tiêu Tốc độ 1 Tăng trưởng huy động vốn 20% 2 Tăng trưởng dư nợ 30% 3 Tăng trưởng thanh toán quốc tế 20% 4 Tăng trưởng thẻ ATM 50% 5 Tỷ lệ nợ quá hạn <1% Trong cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hiện nay tỷ trọng các khoản vay chiếm bình quân 70%, với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tỷ trọng này khoảng 45% - 50%, và có xu hướng tăng lên. Vì vậy, chất lượng các khoản vay có ý nghĩa quyết định tới chất lượng tài sản và cơ cấu tài sản của các ngân hàng. Chất lượng khoản vay được quyết định từ nhiều khâu trong quy trình kiểm soát và quản lý, đầu tiên từ khâu thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, quản lý rải ngân và quản lý sau cho vay cho đến khi thu hồi vốn. Kiểm soát chất lượng khoản vay tín dụng phải xuyên suốt quá trình vay vốn của khách hàng trong đó thẩm định dự án là khâu đầu tiên và đóng vai trò hết sức quan trọng. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Một trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát là tăng trưởng tín dụng nóng, trong đó có tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại giảm mức cho vay. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện mức cho vay giảm sút song phảI đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng thì yêu cầu đạt ra là phảI tăng cường chất lượng thẩm định dự án trong đó có thẩm định tài chính dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các khoản cho vay. Để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển thì chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ trong đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định. Từ việc phân tích thực trạng thẩm định tài chính dự án, qua tìm hiểu và tham khảo hoạt động từ các chi nhánh ngân hàng thương mại khác, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay như sau: Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định. Nhận thức phải bắt đầu từ lãnh đạo chi nhánh cho đến các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thông tin bằng cách chọn lọc nguồn thông tin, xử lý thông tin và sử dụng và lưu trữ thông tin một cách khoa học. Phân loại chủ đầu tư và có chính sách phù hợp. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định. - Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh. - Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính - Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án cho vay Để thực hiện các giải pháp nêu trên tác giả kiến nghị: Với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Xác định Hải Phòng là trung tâm kinh tế - công nghiệp của vùng duyên hải Bắc Bộ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có chính sách cụ thể với chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng về mặt tín dụng theo hướng: tăng định mức cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ cho chi nhánh Hải Phòng Với ủy ban nhân dân và các cơ quan ban ngành thành phố: phải là những nhà tư vấn, định hướng cho chi nhánh trong việc tiếp cận với các chủ đầu tư. Thủ tục thực hiện các dự án mà chi nhánh quyết định cho vay phải nhanh chóng, thông thoáng ( thủ tục về cấp đất, cấp phép đầu tư, thủ tục về cấp phép xây dựng…).Các cơ quan, sở ngành có liên quan tới lĩnh vực đầu tư cần phải cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các lĩnh vực đầu tư mà thành phố kêu gọi và có chính sách ưu đãI với các dự án đầu tư lớn của thành phố - Với doanh nghiệp và chủ đầu tư dự án: cần tuân thủ nghiêm túc pháp luật nhà nước về chế độ và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thống kê đồng thời chủ động cung cấp thông tin cho ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án đầu tư. Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và phân tích dự án đầu tư. Các dự án được lập và phân tích càng chi tiết thì tính chính xác của dự án càng cao và giúp cán bộ thẩm định giảm nhiều khâu, nội dung trong quá trình thẩm định. Nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động thẩm định tài chính dự án là xu hướng tất yếu của hầu hết các ngân hàng trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng như thế nào và làm sao tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng có của mình trên con đường phát triển lại phụ thuộc lớn vào trình độ và tầm nhìn của lãnh đạo mỗi chi nhánh, mỗi ngân hàng. Trường đại học kinh tế quốc dân *** LÊ THANH PHƯƠNG Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Chuyên ngành: Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng Luận văn thạc sỹ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo Hà nội, NaM 2008 Lời nói đầu I. Lý do chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế nước ta những năm vừa qua khá cao ( từ 7,5% - 8%), điều đó đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn từ mọi thành phần kinh tế và thông qua nhiều kênh huy động khác nhau. Cho vay theo dự án là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Thời gian vừa qua hình thức cho vay này phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng thẩm định các dự án cho vay trong đó có thẩm định tài chính các dự án. Hải Phòng là thành phố Cảng, thành phố công nghiệp, cực tăng trưởng quan trọng của miền Bắc, do vậy nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Những năm qua, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã cho vay nhiều dự án lớn có ý nghĩa quan trọng tới phát triển kinh tế Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đồng thời lựa chọn tài trợ những dự án tốt phục vụ công cuộc phát triển thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” là đề tài nghiên cứu. II. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. - Đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại các ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, giai đoạn 2001 - 2007 IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp nghiên cứu kinh tế hiện đại khác: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình toán kinh tế… V. Kết cấu luận văn Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” gồm có ba chương: Chương I: Tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng Chương 1: Tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay 1.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án. Những khiếm khuyết, lệch lạc luôn tồn tại trong quá trình lập dự án. Để khẳng định một cách chắc chắn tính hợp lý và hiệu quả của dự án, ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình soạn thảo dự án hay nói cách khác cần thẩm định dự án. Thẩm định dự án là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án. Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một nội dung kinh tế quan trọng trong thẩm định dự án, nó cho phép đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. Xuất phát từ quan điểm và mục đích khác nhau, các chủ thể khác nhau sẽ có cách tiếp cận thẩm định dự án không giống nhau và do đó, kết quả thẩm định cũng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chủ thể. Cho vay theo dự án là loại hình cho vay phổ biến, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ hoạt động này để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhưng an toàn. Thẩm định dự án đầu tư giúp ngân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được các cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và do đó hạn chế được rủi ro phát sinh. Trái lại, thẩm định kém chất lượng có thể dẫn đến một quyết định cho vay sai lầm, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, thẩm định tài chính dự án là một hoạt động cần thiết và ý nghĩa trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Với chức năng là nhà tài trợ cho dự án đầu tư của doanh nghiệp, ngân hàng đặc biệt quan tâm tới phương diện thẩm định tài chính vì nó thể hiện rõ nhất mục tiêu tài trợ của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đuợc ngân hàng chú trọng cả về nội dung và hình thức thẩm định. Thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại có điểm khác biệt so với việc thẩm định của chủ đầu tư, của các cơ quan nhà nước. Chủ đầu tư khi thẩm định dự án quan tâm tới khả năng thực hiện dự án về mặt thị trường, kỹ thuật và tài chính. Cơ quan nhà nước khi tiến hành thẩm định thường quan tới tới lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại ( dự án tạo ra bao nhiêu việc làm, giá trị gia tăng, đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước). Với tư cách là nhà tài trợ, ngân hàng thương mại đặt biệt quan tâm đến phương diện tài chính dự án đầu tư vì nó thể hiện rõ nhất mục tiêu tài trợ của ngân hàng và cũng là thế mạnh, phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ của ngân hàng. Vì thế, thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được các ngân hàng chú trọng. 1.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án Quy trình thẩm định tài chính dự án là tuần tự các công việc mà cán bộ tín dụng cần thực hiện khi tiến hành thẩm định tài chính một dự án đầu tư. Biểu đồ 1.1: Quy trình thẩm định tài chính dự án QuyÕt ®Þnh tµi trî hoÆc kh«ng tµi trî cho dù ¸n Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ l¹i khÝa c¹nh tµi chÝnh dù ¸n Lùa chän th«ng tin cÇn thiÕt, chÝnh x¸c phôc vô c«ng t¸c T§ Thu thËp th«ng tin X¸c ®Þnh th«ng tin cÇn thu thËp phôc vô cho qu¸ tr×nh thÈm ®Þnh Xem xÐt tæng thÓ ph©n tÝch tµi chÝnh dù ¸n cña chñ ®Çu t­ Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án, cán bộ tín dụng cần thiết xem xét chi tiết tất cả nội dung phân tích tài chính của chủ đầu tư. Công việc này giúp cho cán bộ tín dụng có thể quan sát tổng thể tất cả nội dung thẩm định cần thiết đối với dự án. Trên cơ sở xem xét tổng thể nội dung phân tích tài chính dự án, cán bộ tín dụng xác định những thông tin nào cần thu thập để phục vụ cho việc thẩm định. Thông tin cần thu thập có thể là giá cả hàng hoá mà dự án sẽ cung cấp, chi phí đầu tư ban đầu, các dòng lợi ích, chi phí, phương pháp tính khấu hao tài sản, phương pháp tính toán hiệu quả tài chính dự án của chủ đầu tư ... Thông tin từ dự án có thể chính xác hoặc chưa chính xác, cán bộ tín dụng cần thận trọng trong việc xác minh thông tin. Để có thể thu nhập được thông tin, cán bộ tín dụng có thể tìm nguồn thông tin cho phù hợp. Nguồn thông tin có thể từ chính chủ đầu tư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ kết quả dự báo thị trường - kinh tế, từ các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, mạng Internet... Sau khi đã có nguồn thông tin và khối lượng thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành sáng lọc, lựa chọn thông tin cần thiết, có giá trị phục vụ công tác thẩm định. Với thông tin có được, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá lại khía cạnh tài chính của dự án với những nội dung thẩm định. Cuối cùng với kết quả phân tích của mình, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra quyết định tài trợ hoặc không tài trợ cho dự án. 1.1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 1.1.3.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ Tổng mức vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án. * Theo cơ cấu tài sản được đầu tư, vốn đầu tư gồm : - Vốn đầu tư vào tài sản cố định. Đây là hoạt động đầu tư mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định. Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất. Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình. - Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện dự án. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Phân loại vốn đầu tư theo cơ cấu tài sản được đầu tư có thể giúp các nhà quản lý tài chính xây dựng một kết cấu vốn đàu tư và tài sản thích hợp nhằm đa dạng hóa đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. * Căn cứ theo mục đích đầu tư Theo tiêu thức này, vốn đầu tư có thể phân loại thành : Vốn đầu tư nhằm tăng năng lực sản xuất Vốn đầu tư nhằm đổi mới sản phẩm Vốn đầu tư nhằm đổi mới thiết bị Vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh... Việc phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý tài chính xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tín._.h hình đầu tư theo những mục tiêu đã định. *Căn cứ vào tính chất sở hữu Căn cứ theo tiêu thức này có thể phân loại vốn đầu tư thành vốn tự có, nợ và sự kết hợp giữa hai hình thức trên. Lưu ý rằng mỗi nguồn tài trợ đều có chi phí riêng và chi phí bình quân gia quyền chịu ảnh hưởng bởi mức độ rủi ro của dự án, mức độ nợ trong cơ cấu vốn. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích cẩn trọng những nhân tố này để xây dựng được một cơ cấu vốn đầu tư tối ưu với chi phí vốn thấp nhất có thể. Việc xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư cho dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác thẩm định tài chính. Nếu tổng mức vốn đầu tư lớn hơn mức cần thiết sẽ gây nên lãng phí vốn, chủ đầu tư phải chịu chi phí vốn cho mức vốn thừa và làm sai lệch các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án - các chỉ tiêu sẽ thấp hơn mức vốn có, ngân hàng cho vay sẽ mất cơ hội tài trợ cho những dự án khác. Nếu tổng mức vốn đầu tư nhỏ hơn mức cần thiết sẽ làm cho dự án bị thiếu vốn trong quá trình thực hiện, lúc đó chủ đầu tư có thể phải chấp nhận nguồn vốn bổ sung với chi phí cao đồng thời các chỉ tiêu tài chính được đánh giá cao hơn mức vốn có. Tổng mức vốn đầu tư bao gồm: vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu phục vụ dự án, chi phí dự phòng, chi phí bảo hiểm. Sau khi xác định tổng mức vốn đầu tư, ngân hàng xem xét tới khả năng huy động các nguồn vốn để tài trợ cho dự án. Nguồn vốn huy động cho dự án có thể là: nguồn vốn tự có, vốn vay tín dụng từ ngân hàng thương mại, vốn huy động trên thị trường vốn, vốn do liên doanh liên kết. Đối với nguồn vốn ngân hàng cần xem xét khả năng huy động cũng như cơ sở pháp lý và tính chắc chắn của việc tài trợ. Trên cơ sở xem xét báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh của chủ đầu tư, ngân hàng xác định được khả năng huy động vốn tự có cho dự án. Thông qua uy tín và mối quan hệ của chủ đầu tư mà ngân hàng có thể xem xét khả năng huy động nguồn vốn liên doanh, liên kết, huy động vốn trên thị trường vốn. Một dự án đầu tư có thể được tài trợ bằng nhiều nguồn vốn, do vậy cơ cấu tài trợ cũng là vấn đề mà ngân hàng xem xét khi thẩm định nguồn tài trợ. Một cơ cấu nguồn tài trợ tốt có cả nguồn vốn tự huy động của chủ đầu tư ( như vốn tích luỹ của doanh nghiệp, vốn huy động từ liên doanh liên kết) và vốn vay ( theo các hình thức như cho vay, bảo lãnh, leasing). Thông thường cơ cấu vốn tốt có tỷ trọng nguồn vốn tự huy động từ 1/3 tổng mức vốn đầu tư trở nên. Bên cạnh xác định cơ cấu nguồn tài trợ thì ngân hàng cũng cần phải xem xét chi phí vốn với từng nguồn vốn cụ thể, đây chính là cơ sở để tính toán tỷ suất chiếu khấu dòng tiền dự án. Tiến độ giải ngân của mỗi nguồn tài trợ cũng có ý nghĩa quan trọng tới thực hiện dự án. Giải ngân đúng tiến độ và đủ về số lượng góp phần rất lớn trong việc thực hiện tốt dự án, đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án. Trên cơ sở xem xét toàn diện tất cả các nguồn vốn, ngân hàng xác định được dự án có cần tài trợ từ phía ngân hàng hay không, mức tài trợ cụ thể là bao nhiêu? Nếu dự án cần tài trợ bởi ngân hàng, ngân hàng tiếp tục xem xét dòng tiền trong tương lai từ dự án. 1.1.3.2 Thẩm định các bảng dự trù tài chính Một đặc điểm cơ bản trong phân tích tài chính dự án là xác định và xây dựng dòng tiền (cash flows - CFs) cho dự án. Dòng tiền có thể chia làm hai loại cơ bản: dòng lợi ích (benefit) và dòng chi phí (cost). Dòng tiền thuần (Net cash flow) được tính bằng cách lấy dòng lợi ích trừ đi dòng chi phí. Việc xác định các dòng tiền ròng hàng năm được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những điều chỉnh khác khi có khác biệt trong cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho dự án. Để tính toán các dòng tiền của dự án người ta phải dựa trên cơ sở các bảng dự trù tài chính cho các năm cả đời dự án. Các bảng dự trù tài chính gồm có: * Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một “bức tranh” ghi nhận giá trị kế toán của một doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cấn đối kế toán có hai phần: phía bên trái là các khoản mục tài sản và bên phải là các khoản mục nợ và vốn chủ sở hữu. Bảng cấn đối kế toán chỉ rõ những tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và cách thức tài trợ chúng. Dưới đây là đồng nhất thức mô tả Bảng cân đối kế toán Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu ở đây vốn chủ sở hữu được xác định là chênh lệch giữa tài sản và nợ doanh nghiệp. * Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua một thời kỳ. Nếu Bảng cân đối kế toán giống như cuấn băng Video ghi lại những gì đã làm giữa hai bức hình. Thông thường, Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm ba phần. Phần hoạt động phản ánh doanh thu và chi phí từ hoạt động chính của doanh nghiệp. Một chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Nó phản ánh thu nhập trước thuế và chi phí tài trợ. Ngoài phần hoạt động là phần phản ánh thu nhập từ hoạt động tài chính và phần phản ánh thu nhập từ hoạt động bất thường. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với Bảng cấn đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi tiền của doanh nghiệp. Nguyên tắc quan trọng được vận hành ở đây là tiền giảm khi tài sản tăng và nguồn vốn giảm và tiền tăng khi tài sản giảm hay nguồn vốn tăng. Bước đầu tiên trong việc xác định thay đổi tiền là chỉ ra dòng tiền từ hoạt động. Đây là dòng tiền bắt nguồn từ hoạt động thông thường của doanh nghiệp - sản xuất và bán hàng hóa hay dịch vụ. Bước thứ hai là tiến hành điều chỉnh đối với dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Bước cuối cùng là điều chỉnh đối với dòng tiền từ hoạt động tài trợ. Hoạt động tài trợ là thanh toán ròng trả cho chủ nợ và chủ sở hữu ( loại trừ chi phí trả lãi vay) được thực hiện trong năm. Căn cứ để thẩm định các bảng dự trù tài chính gồm có: công suất dự kiến của dự án, thông tin để dự báo giá bán, chi phí đầu vào cho dự án, chính sách nhà nước ( về thuế, ưu đãi đầu tư, tài chính doanh nghiệp), chính sách về tín dụng thương mại, thông tin về thị trường, thông tin về lạm phát, tỷ giá hối đoái... 1.1.3.3 Thẩm định dòng tiền dự án Trên cơ sở thẩm định các bảng dự trù tài chính cho dự án, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các bảng dự trù này với những thông tin cần thiết thu thập được tiến hành xác định dòng tiền dự án qua các năm hoạt động của cả đời dự án. Dòng tiền của dự án bao gồm: *Dòng tiền đầu tư: cấu thành từ ba bộ phận - Chi phí mua sắm tài sản cố định. Nếu như chúng ta mua một thiết bị thì không chỉ đơn giản tính giá mua là chi phí đầu tư, mà chúng ta phải tính thêm vào đó tất cả những chi phí liên quan cho đến khi có thể đưa thiết bị vào hoạt động. Chẳng hạn chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành thử.v.v… Chúng được cộng vào giá mua tài sản cố định để xác định chi phí đầu tư. ở đây, cũng cần lưu ý giá trị thanh lý tài sản cố định (dòng tiền vào). Phần lớn các dự án đều có giá trị thanh lý tài sản cố định. Các phương tiện, thiết bị sản xuất, nhà xưởng khi dự án kết thúc còn có một giá trị thị trường nhất định. Khi chúng được bán sẽ xuất hiện một dòng tiền cuối dự án. - Chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được định nghĩa là cơ hội thu nhập bị bỏ qua do chấp nhận dự án này mà không chấp nhận dự án khác. - Đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Thông thường, một dự án yêu cầu phảI đầu tư vào tài sản lưu động ròng bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định. Ví dụ như đầu tư vào dự trữ ban đầu cần thiết để bắt đầu sản xuất và đầu tư vào các khoản phảI thu trong lúc bán hàng chưa thu được tiền. Lượng đầu tư này được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn, do vậy kết quả là doanh nghiệp chỉ phải đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Trong tính toán dự án, đầu tư vào tài sản lưu động ròng được coi là đầu tư ban đầu, lượng đầu tư này sẽ được thu hồi khi kết thúc dự án. *Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: các thành tố tạo nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là: doanh thu, chi phí, khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (NCF) được xác định như sau: NCF = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao Trong đó: Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu - Chi phí - Thuế Chúng ta biết rằng một dự án có thể được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, nợ, hoặc thông qua thuê tài sản, hay bất kỳ cách tài trợ nào giữa hai hình thức trên. đối với mỗi hình thức tài trợ có cách xác định dòng tiền tương ứng. Với các dự án xin vay vốn ngân hàng thường là những dự án tài trợ hỗn hợp từ hai nguồn: vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Dòng tiền thường được xác định như sau: Chúng ta xuất phát từ doanh thu và khấu trừ các khoản mục chi phí ra khỏi doanh thu ứng với từng năm của đời dự án: Doanh thu - Chi phí (không kể khấu hao và lãi vay) Thu nhập trước khấu hao và lãi vay - Khấu hao Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) - Lãi vay Thu nhập chịu thuế - Thuế thu nhập Lợi nhuận sau thuế Một số lưu ý khi xác định dòng tiền dự án: Dòng tiền vào năm cuối của dự án cần phải tính tới giá trị thanh lý tài sản cố định và thu hồi tài sản lưu động ròng. Cuối đời dự án thì tài sản cố định sẽ được bán - thanh lý, điều này tạo ra cho dự án một dòng tiền thu. Tương tự như vậy tài sản lưu động ròng (bao gồm: tiền mặt, giấy tờ có giá, nguyên vật liệu, hàng tồn kho, công cụ dụng cụ, các khoản phải thu … ) sẽ được xử lý và thu hồi về một khoản tiền - tạo ra dòng thu cho dự án. Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp tính khấu hao cho phép phân bổ chi phí từ tài sản cố định vào các năm của đời dự án - phương pháp khác nhau tạo nên chi phí khấu hao phân bổ khác nhau, tác động làm thay đổi lợi nhuận. Mặt khác, khấu hao tác động tới dòng tiền do vậy khi lựa chọn các phương pháp tính khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả là dòng tiền khác nhau. Doanh thu và chi phí của dự án được giả định là bằng tiền, ngoại trừ khấu hao. Giả định này giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn vì không phải xem xét tới chính sách tín dụng thương mại trong hoạt động của dự án sau này. Đứng trên góc độ ngân hàng, cán bộ tín dụng phải xem xét tới khả năng trả nợ thông qua dòng tiền trả nợ của dự án. Dòng tiền trả nợ hàng năm bao gồm lãi và một phần nợ gốc. Phương thức trả nợ quyết định dòng tiền trả nợ, phương thức trả nợ thường là: trả nợ niên kim, trả gốc đều, trả lãi hàng năm và trả nợ gốc vào cuối kỳ hạn… Nguồn để trả nợ từ dự án bao gồm: khấu hao, lợi nhuận sau thuế. Khi tính toán dòng tiền trả nợ của dự án cần thiết phải xem xét cân đối với nguồn trả nợ, tránh trường hợp những năm đầu khi dự án bắt đầu hoạt động chưa ổn định thì đã phải trả quá nhiều nợ. Khi tính toán dòng tiền cần thiết phải xem xét những ưu đãi đầu tư mà dự án có thể được hưởng như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc là miễn, giảm tiền thuê đất để từ đó khấu trừ những khoản miễn, giảm này vào dòng tiền dự án. Việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay miễn giảm tiền thuê đất dựa trên cơ sở luật Đầu tư và những chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố Hải Phòng. 1.1.3.4 Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án. Qua khái niệm trên ta thấy, bản chất lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí vốn của dự án đó. Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu được xác định như sau: Lãi suất chiết khấu = Lợi tức phi rủi ro + Phần bù rủi ro Tùy thuộc vào dự án khác nhau mà cơ cấu nguồn vốn khác nhau dẫn tới phương pháp xác định lãi suất chiết khấu với dự án là khác nhau. Đối với dự án xin vay vốn ngân hàng thì cơ cấu nguồn vốn thường là: Nguồn vốn hoàn toàn là vốn vay ngân hàng Nếu nguồn vốn hoàn toàn là vốn vay ngân hàng thì lãi suất chiết khấu là lãi suất vay vốn ngân hàng. Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng Giả định một doanh nghiệp sử dụng cả nợ vay ngân hàng và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình. Nếu doanh nghiệp vay một khoản là B ( với lãi suất cho vay của ngân hàng là rB ) và sử dụng vốn tự có là S ( để xác định lãi suất với vốn tự có người ta có thể sử dụng chi phí vốn bình quân có trọng số WACC). Nếu doanh nghiệp sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu thì chi phí vốn của dự án là chi phí bình quân gia quyền: Tuy nhiên, lãi suất vay vốn là khoản khấu trừ thuế ở cấp độ doanh nghiệp. Chi phí nợ sau thuế = rB x ( 1 - TC) Trong đó: TC là tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi suất chiết khấu trong trường hợp này có thể xác định là: Việc xác định lãi suất chiết khấu giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phân tích tài chính dự án. Xác định chính xác lãi suất chiết khấu cho phép chuyển đổi các dòng tiền trong tương lai về hiện tại một cách chính xác. 1.1.3.5 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng - NPV( Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng là chêch lệch tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc O. NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, nếu NPV dương có nghĩa là giá trị doanh nghiệp được tăng lên và ngược lại NPV âm thì giá trị doanh nghiệp bị giảm sút do thực hiện dự án. Trong đó : CFo là vốn đầu tư ban đầu. CFt : là dòng tiền thuần năm thứ t LSCK : là lãi suất chiết khấu Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR (Internal Rate of Return) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không. Người ta thường sử dụng phương pháp đại số để xác định IRR. Chọn hai tỷ suất chiết khấu r1 và r2 sao cho giá trị hiện tại ròng tương ứng: NPV1 >0, NPV2 <0 và r2 - r1 < 5% Chỉ số doanh lợi - PI (Profitability Index) Chỉ số doanh lợi - PI là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. PI càng cao thì dự án càng hiệu quả song tối thiểu bằng lãi suất chiết khấu. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn - PP Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian hoạt động cần thiết của dự án để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Đó chính là thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng thu nhập ròng của dự án. Thời gian thu hồi vốn được xác định như sau: - Theo phương pháp cộng dồn: Trong đó: W là lợi nhuận sau thuế D là khấu hao (W + D)tpv là tổng lợi nhuận và khấu hao năm thứ t được chiết khấu về thời điểm hiện tại. - Theo phương pháp trừ dần: Nếu CFt ( dòng tiền thuần năm thứ t) là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm thứ t thì Dt = Ivt - (W+D)t là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm t phải chuyển sang năm (t+1) để thu hồi tiếp. Ta có: Ivt+1=Dt(1+r). Khi Dt®0 thì t®T. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo phương pháp cộng dồn hay trừ dần bản chất chỉ là một. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn vay: Với trường hợp dự án có sử dụng vốn vay, người ta thường tính thêm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn vay tương ứng với số vốn vay để đầu tư dự án. Nếu dự án vay vốn để đầu tư phải trả ngay bằng toàn bộ lợi nhuận thuần và khấu hao hàng năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, tiền lãi vay phải trả hàng năm được trừ khi tính lợi nhuận thuần thì thời gian thu hồi vay trong trường hợp này tính tương tự như thời gian thu hồi vốn đầu tư. Đối với chủ đầu tư, dự án có thời gian hoàn vốn đầu tư dài hơn đời dự án (thời gian hoạt động của dự án) sẽ không được lựa chọn. Với các dự án đầu tư khác, chủ đầu tư sẽ lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn đầu tư ngắn nhất hoặc phù hợp nhất với các kế hoạch đầu tư, kinh doanh của mình. Ngân hàng thương mại với tư cách là nhà tài trợ thường quan tâm nhiều đến thời gian hoàn vốn vay - vì nó thể hiện rõ khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến thời gian hoàn vốn vay mà còn quan tâm tới thời gian hoàn vốn đầu tư. Nếu thời gian hoàn vốn vay nhỏ hơn thời gian hoàn vốn thì dự án khả thi về kế hoạch trả nợ. Chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ Hệ số khả năng trả nợ >1 thì dự án có khả năng hoàn trả nợ vốn vay. Điểm hoà vốn - BP (Balanced Point) Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư. Nếu như chỉ tiêu thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi đủ vốn thì điểm hoà vốn cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn. Tuy nhiên, để tính được mức sản lượng hoà vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Người ta thường sử dụng phương pháp đại số để xác định điểm hoà vốn: Trong đó: Qhv: Sản lượng hoà vốn FC: Tổng chi phí cố định - là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. AVC: Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. P: Giá bán. 1.1.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính của dự án Rủi ro của dự án được hiểu là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Các nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xảy ra khi lợi tức thực tế thấp hơn so với lợi tức dự kiến. Lợi tức của dự án là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, giữa chúng có sự bù trừ cho nhau. Do đó, người ta hoàn toàn có thể nghiên cứu rủi ro của yếu tố cấu thành lợi tức như doanh thu, chi phí... Khi phân tích tài chính dự án nhà đầu tư thường phải đứng trước những câu hỏi như: điều gì xảy ra nếu lãi suất thị trường thay đổi hoặc liệu rằng tỷ giá hối đoái có tăng lên hay giảm đi trong đời dự án, sự tăng giá trong dài hạn của chi phí đầu vào tác động thế nào đến dự án... Để quản lý các yếu tố rủi ro này người ta thường sử dụng các công cụ phân tích như phân tích độ nhạy (sensitivity analysis), phân tích kịch bản( scenario analysis) để trả lời những câu hỏi như trên. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là phân tích những tác động lên hiệu quả dự án khi có sự thay đổi trong doanh thu, chi phí và các yếu tố khác. Có nhiều yếu tố tác động tới dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và kỳ vọng toán. Khi một biến quan trọng như số lượng hàng bán thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khi đó giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỉ lệ hoàn vốn nội bộ( IRR) sẽ thay đổi. Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi. Trường hợp một biến thay đổi Trong phân tích này người ta chọn những biến có khả năng thay đổi và sẽ có tác động đến dòng tiền như số lượng hàng bán, chi phí cố định, chi phí biến đổi và cho một biến thay đổi còn các biến khác giữ nguyên để xem xét tác động của nó đối với NPV, IRR. Từ sự phân tích độ nhạy cảm của các yếu tố tới NPV hay IRR, khi thẩm định dự án phải chú trọng đến các yếu tố có sự nhạy cảm lớn. Trong phân tích độ nhạy cảm, người ta cũng đặc biệt quan tâm đến giới hạn của sự thay đổi để từ đó có thể ký hợp đồng để sự thay đổi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Trường hợp nhiều biến thay đổi Trên thực tế, thường xảy ra trường hợp nhiều biến có thể thay đổi đồng thời. Do vậy, khi tiến hành phân tích ta phải xem xét tính đồng thời trong sự thay đổi của nhiều yếu tố đến NPV, IRR để từ đó giúp cho việc đánh giá độ an toàn, phòng ngừa rủi ro và quản lý tốt dự án. Phân tích kịch bản Phương pháp phân tích độ nhạy được trình bảy ở trên là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối với các nhà phân tích dự án. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế. Sự hạn chế của phương pháp phân tích độ nhạy được thể hiện trên những điểm cơ bản sau: Thứ nhất: với một yếu tố nhất định chẳng hạn như giá bán, mức bán, khi biểu diễn trên đồ thị người ta có thể thấy độ dốc của NPV, IRR là rất lớn nhưng trên thực tế những yếu tố như vậy lại được cố định bởi những hợp đồng cung cấp thì dự án vẫn an toàn. Thứ hai: với sự phân tích bằng cách thay đổi các biến trong phạm vi có thể và không được tính toán dựa trên sự phân bố xác suất nên khó có thể lượng hóa được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp tốt nhất sau đó so với cơ sở. Trong trường hợp như vậy, phương pháp phân tích tình huống sẽ cho phép khắc phục điều đó. Nhà phân tích thường chia ra làm ba phương án: Phương án tốt nhất Phương án cơ sở Phương án xấu nhất Trên cơ sở phương án được xác định, người ta xác định khả năng xác suất xảy ra với từng phương án. Xây dựng các chỉ tiêu tài chính tương ứng với từng phương án. Lập bảng phân bố xác suất của các yếu tố và NPV: Tình huống Xác suất NPV Tốt nhất P1 NPV1 Cơ sở P2 NPV2 Xấu nhất P3 NPV3 Tính giá trị kỳ vọng của NPV: Tính độ lệch chuẩn của NPV: Hệ số biến thiên: Trong đó: E(NPV): là kỳ vọng toán của NPV : độ lệch chuẩn của NPV CVNPV: hệ số biến thiên của NPV So sánh hệ số này với hệ số biến thiên của dự án trung bình của doanh nghiệp để xác minh mức độ rủi ro tương đối của dự án đang xem xét và hệ số biến thiên càng lớn thì rủi ro của dự án đang xem xét cũng càng lớn. Đánh giá và ra quyết định tài trợ: Từ những tính toán và đánh giá nêu trên, ngân hàng sẽ xem xét, đối chiếu các chỉ tiêu tính toán được với các tiêu chuẩn, định mức, dự báo hay các nghiên cứu khác để ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án. Mỗi chỉ tiêu, mỗi phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đều có những ưu nhược điểm và những giới hạn chấp nhận nhất định. Vì vậy, khi áp dụng cần hết sức linh hoạt để tránh quyết định đầu tư sai lầm nhưng cũng tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Thông thường, quyết định đầu tư hay tài trợ chỉ được đưa ra trên cơ sở đã đánh giá kỹ lưỡng tổng thể một tập hợp các chỉ tiêu hiệu quả có xét đến đặc điểm của từng dự án. 1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay Chất lượng thẩm định tài chính dự án là khả năng đáp ứng các mục tiêu thẩm định tài chính dự án của ngân hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với thời gian và chi phí hợp lý. Mục tiêu thẩm định tài chính dự án của ngân hàng là xác định một cách chính xác tính khả thi của dự án để từ đó ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay không, cho vay bao nhiêu và cơ cấu tài trợ như thế nào? Trong khi đó khách hàng đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án thông qua chỉ tiêu thời gian thẩm định và các tiện ích mà khách hàng nhận được từ phía ngân hàng. Thời gian thẩm định tùy thuộc vào tính chất của dự án, những dự án có lượng vốn đầu tư lớn, nhiều hạng mục và lĩnh vực đầu tư mới thì cán bộ tín dụng sẽ mất nhiều công sức và thời gian để tìm thông tin và thẩm định dự án ngược lại dự án đầu tư với lượng vốn vừa và nhỏ, lĩnh vực đầu tư khá quen thuộc sẽ tốn ít thời gian hơn để thẩm định. Mặt khác, thời gian thẩm định cũng cần đủ để ngân hàng đánh giá đầy đủ các khía cạnh của dự án đồng thời phù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng bởi trong nền kinh tế thị trường vấn đề thời cơ là rất quan trọng. Các tiện ích mà ngân hàng mang lại cho khách hàng là những đề xuất, tư vấn thông qua công tác thẩm định và về hướng phát triển của dự án ( đầu tư mở rộng hay thu hẹp) hoặc cơ cấu nguồn vốn của dự án (điều chỉnh tỷ trọng một số nguồn vốn tăng hay giảm). 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay Chất lượng thẩm định tài chính dự án thường được phản ánh bằng các tiêu chí định lượng hoặc bằng những tiêu chí có tính định tính. Chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể lượng hoá ( lượng hoá tính bằng đơn vị thời gian, tính bằng đơn vị giá trị, tỷ lệ phần trăm...). Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu phản ánh một cách tương đối thông qua nhận xét, đánh giá và cảm nhận của những người tham gia hoạt động thẩm định ( định tính thông qua đánh giá về tính chặt chẽ và khoa học của quy trình thẩm định hay các chỉ tiêu tài chính cụ thể, đánh giá của khách hàng với hoạt động thẩm định của ngân hàng...). Thời gian thẩm định dự án là chỉ tiêu có thể định lượng được (thời gian có thể tính bằng ngày hay tuần). Độ dài thời gian thẩm định phụ thuộc vào tính chất của dự án song phải đảm bảo đủ để ngân hàng có thể đánh giá chính xác tính khả thi của dự án đồng thời đảm bảo không quá dài sẽ làm mất thời cơ kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, cần phân biệt dự án có tính chất phức tạp khác nhau để có quy định cụ thể về thời gian thẩm định. Chi phí thẩm định cũng là tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định. Chi phí thẩm định ở đây gồm có: chi phí thu thập thông tin, chi phí đi lại, chi phí tổ chức hội họp ... Thẩm định tài chính tốt sẽ lựa chọn, cho vay được những dự án tốt và những dự án tốt có nhiều khả năng trả nợ đúng hạn cả vốn gốc và lãi. Do vậy, chất lượng thẩm định tài chính dự án và chất lượng tín dụng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Những chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tín dụng cũng gián tiếp phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án, như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự án phải điều chỉnh kỳ hạn trả nợ... Tiêu chí không định lượng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án phải kể đến phương pháp thẩm định tài chính, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính mà ngân hàng áp dụng trong từng dự án cụ thể. Tiêu chí không định lượng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính còn được phản ánh ở tính khoa học, toàn diện, khách quan của các báo cáo thẩm định tài chính, sự phù hợp của những dự báo, mang lại lợi ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, sự hài lòng của khách hàng với những tiện ích nhận được từ phía ngân hàng hay sự ghi nhận của khách hàng với đóng góp của ngân hàng vào sự thành công của dự án cũng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án một cách định tính. Để thẩm định tài chính dự án đạt chất lượng cao thì ngân hàng phải xây dựng qui trình thẩm định chặt chẽ, nội dung thẩm định đầy đủ, cần thiết phản ánh mục tiêu thẩm định của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng quan tâm tới các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính, những nhân tố tích cực cần thiết phát huy, những nhân tố tiêu cực cần hạn chế. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án Hoạt động thẩm định tài chính của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Người ta chia các nhân tố thành: - Nhân tố thông tin - Nhân tố con người - Nhân tố về cơ chế, chính sách - Nhân tố về phương pháp đánh giá và phân tích - Nhân tố xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - Nhân tố nhu cầu xã hội ¨ Nhân tố thông tin Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án là xác định chính xác tính hiệu quả, tính khả thi của dự án xin vay vốn. Tính chính xác, khách quan trong đánh giá dự án của cán bộ tín dụng phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn thông tin. Nguồn thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá dự án tốt ngược lại nếu nguồn thông tin không chính xác, đầy đủ sẽ làm cho dự án bị đánh giá sai lệch. Thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: từ chủ đầu tư, thông tin từ các cơ quan chức năng, thông tin từ báo chí, internet, thông tin từ chính ngân hàng... Trong thời đại bùng bổ về thông tin như hiện nay, thông tin rất đa dạng, phong phú, cần phải có kỹ năng tốt trong việc chọn nguồn, thu thập thông tin đảm bảo thông tin được thu nhập có độ tin cậy. Cán bộ tín dụng có thể xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho chính công tác thẩm định của mình. Điều này giúp cho cán bộ tín dụng luôn chủ động khi tiếp cận dự án mặt khác không mất thời gian thu thập lại những thông tin đã sử dụng trước đó. Thông tin có thể chia thành: thông tin dự án, thông tin thị trường. Thông tin dự án là thông tin chỉ phản ánh về bản thân dự án đó, như: thông tin về qui mô dự án, loại sản phẩm - sản lượng sản xuất, địa điểm đặt dự án... Thông tin thị trường là thông tin phản ánh các yếu tố thị trường, chính sách quy định của nhà nước có ảnh hưởng đến dự án, chẳng hạn: giá cả các yếu tố đầu vào (điện, nước, nhiên liệu...), cung cầu thị trường về loại sản phẩm của dự án, chính sách nhà nước về thuế, ưu đãi đầu tư với ngành nghề dự án... Tìm kiếm thông tin chính xác từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau là việc làm khó nhưng nó hết sức quan trọng, quyết định chất lượng công tác thẩm định. Do vậy, việc xây dựng hệ thông thông tin và cơ sở dữ liệu tốt đang đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. ¨ Nhân tố con người Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực nói chung và trong công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng. Nhân tố con người bao gồm: đạo đức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách lãnh đạo đặc biệt là những người trực tiếp tham gia công tác thẩm định. Đạo đức là phẩm chất quan trọng hàng đầu của cán bộ tín dụng, trong nền kinh tế thị trường với nhiều cám dỗ vật chất và với đăc thù công việc liên quan tới lượng tiền - vốn lớn, một quyết định tài trợ thiếu khách quan có thể gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Trình độ bao gồm: trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ. Trình độ chuyên môn quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án, cán bộ được đào tạo chính qui, đúng chuyên ngành sẽ đạt hiệu quả thẩm định tốt hơn và ngược lại nếu cán bộ đào tạo thiếu tính chuyên sâu thì công tác thẩm định sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do sự thay đổi thường xuyên của nền kinh tế nên mỗi cán bộ tín dụng phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi của công tác thẩm định. Kinh nghiệm cũng là yếu tố cần thiết trong công tác thẩm định. Đặc trưng của các dự án đầu tư là tính chất đa dạng, do vậy khi tiến hành thẩm định đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư. Kinh nghiệm giúp cán bộ tín dụng dễ dàng tìm hiểu, tiếp cận dự án từ đó đưa ra phân tích và quyết định tài trợ đúng đắn. Con người là nhân tố trung tâm, liên kết, phối hợp các nhân tố khác trong thẩm định. Con người với trình độ, kinh nghiệm thu nhận các thông tin về dự án đầu tư, sử dụng những kiến thức thực tế và những phương pháp, kỹ thuật, tổ chức tiến hành phân tích thông tin để đánh giá dự án. Lấy thông tin gì, ở đâu, yêu cầu chất lượng ra sao...? hoàn toàn do người thẩm định quyết định. Việc sử dụng phương pháp, chỉ tiêu thẩm định nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố con ngườ._. là nguồn bổ sung thông tin quan trọng cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án cho vay. Bên cạnh đó, thông tin từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp khác cũng giữ vai trò quan trọng. Thông tin từ các Bộ, ngành chủ quản ( Bộ quản lý ngành, cơ quan thống kê, kiểm toán…) cũng cần được khai thác tích cực. Đối với cơ quan chính quyền địa phương cần thiết phải công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công khai quy hoạch sử dụng đất cũng như những ưu tiên trong chính sách phát triển - đây là nguồn thông tin quý báu cho cán bộ thẩm định khi tiến hành phân tích và đánh giá các dự án cho vay. Hỗ trợ những công ty trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (đánh giá tín nhiệm về tín dụng) phát triển. Trên thế giới có rất nhiều công ty uy tín trong việc đánh giá tín nhiệm khách hàng như: Standard&Poor, Moody… cần phải có chính sách thu hút họ đầu tư vào Việt Nam để có thêm một kênh thông tin quan trọng cho ngân hàng khi thẩm định các dự án cho vay. 3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp. Có những chủ đầu tư làm ăn uy tín với bạn hàng và với ngân hàng. Uy tín này thể hiện ở sự rõ ràng trong thực hiện hồ sơ xin vay vốn, các nội dung mà chủ đầu tư đề cập tới trong dự án. Mặt khác, trong quá trình vay vốn chủ đầu tư có ý thức trả nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư luôn tìm cách chủ động giải quyết và báo cáo với lãnh đạo ngân hàng. Những chủ đầu tư này là những khách hàng tốt, họ luôn được ngân hàng hoan nghênh và tạo điều kiện trong quá trình cung ứng vốn đầu tư thực hiện dự án. Đối với chủ đầu tư này, cán bộ thẩm định hoàn toàn có thể yên tâm, dựa trên bộ dữ liệu về quá khứ với khách hàng để có thể bỏ đi một số khâu không cần thiết trong quá trình xin vay vốn nhằm giảm bớt thời gian thẩm định và những giao dịch không cần thiết cho khách hàng. Ngược lại, với chủ đầu tư thiếu minh bạch rõ ràng trong quá trình xét xin vay vốn thể hiện ở hồ sơ thiếu đầy đủ và chính xác, phải bổ sung và sửa đổi nhiều lần trong quá trình xin vay vốn, nội dung thông tin trong hồ sơ thiếu độ minh bạch cần thiết. Đối với những chủ đầu tư này, cán bộ thẩm định cần phải thận trọng xem xét từ khâu thẩm định hồ sơ, thẩm định các biến số như lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tính toán dòng tiền lựa chọn tỷ suất chiết khấu cho đến tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hay phân tích rủi ro của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định tìm kiếm nhiều nguồn thông tin trung gian từ khách hàng, các cơ quan chức năng để biết thêm thông tin về chủ đầu tư. Như vậy, tùy loại chủ đầu tư cụ thể mà cán bộ thẩm định sẽ có chính sách cụ thể khi tiến hành thẩm định tài chính dự án xin vay vốn. Tuy nhiên, những nội dung căn bản trong phân tích tài chính cần thiết phải được tuân thủ nghiêm túc nhằm đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. 3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng vì cán bộ thẩm định là người trực tiếp tiếp xúc với chủ đầu tư, trực tiếp thẩm định dự án và tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Tính khách quan, chính xác trong các báo cáo thẩm định phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ thẩm định. Để nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn, trao đổi nghiệp vụ để cán bộ thẩm định cập nhật những những thông tin mới về chính sách tín dụng, tài chính của nhà nước cũng như quy trình nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Nguồn giảng viên phục vụ các khóa học này phải là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thẩm định tài chính đến từ Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, các trường đại học lớn có uy tín trong đào tạo chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính ( đại học Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, học viện Ngân hàng …). Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tham gia những khóa học dài hạn hoặc sau đại học để nâng cao trình độ. Do đặc thù công tác thẩm định tài chính dự án là có liên quan tới kỹ thuật, do vậy nắm vững kiến thức về kỹ thuật xây dựng, công nghệ, thiết bị sản xuất là một thế mạnh của cán bộ thẩm định. Hầu hết cán bộ thẩm định thường chỉ có kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính nên việc bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cũng rất cần thiết cho công việc. Cán bộ thẩm định nên tham gia những khóa học về kỹ thuật ( có thể là ngắn hạn, bằng hai…), tự tìm hiểu các chuyên gia trong ngành kỹ thuật có liên quan tới dự án để có kiến thức kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định. Công tác thẩm định tài chính trực tiếp liên quan tới lợi ích của khách hàng trong việc tài trợ vốn thực hiện các dự án đầu tư. Nhiều chủ đầu tư muốn dự án được chấp nhận và có quyết định rải ngân nhanh, vì vậy dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc cán bộ tín dụng để được chấp nhận đầu tư. Điều này gây thiệt hại cho ngân hàng vì nhiều dự án không khả thi được ngân hàng cho vay. Bên cạnh yếu tố trình độ, kinh nghiệp thì đạo đức, tư cách và bản lĩnh của cán bộ tín dụng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định. Giáo dục đạo đức, bản lĩnh cho cán bộ thẩm định phải được ban giám đốc chi nhánh xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Thông qua tìm hiểu đồng nghiệp, tìm hiểu bằng thực tế công việc, lãnh đạo ngân hàng có thể nắm bắt được tính cách, tư cách của cán bộ, từ đó có biện pháp giáo dục, thuyết phục từ nhận thức đến hành vi và việc làm cụ thể. 3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh. Giáo dục về tư cách, bản lĩnh trong công việc phải đi đôi với nâng cao về cơ chế đãi ngộ. Do đặc thù nghiệp vụ tín dụng phức tạp và có độ rủi ro cao nên Chi nhánh cần có chính sách tiền lương, thưởng hợp lý để kích thích cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nghiệp vụ được giao. Mức lương, thưởng cần căn cứ vào hiệu quả công việc xét cả về chất lượng và số lượng dự án được thẩm định. Cán bộ thẩm định đánh giá là tốt nếu như hoàn thành đúng thời gian thẩm định, nội dung cũng như trình tự công việc với từng dự án. Chất lượng của công tác thẩm định được thể hiện thông qua chất lượng các khoản nợ mà cán bộ thẩm định đã thẩm định và quyết định cho vay. Bên cạnh những ưu đãi về lương, thưởng thì điều kiện làm việc của cán bộ thẩm định cũng cần quan tâm. Do đặc thù công việc thẩm định là phải tìm hiểu thông tin thực tế của chủ đầu tư nên việc đi lại tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, ban ngành… được tiến hành thường xuyên. Địa bàn thành phố Hải Phòng có đặc điểm là các doanh nghiệp phân bố rộng, chi nhánh cần xem xét trang bị cho cán bộ thẩm định phương tiện đi lại, thông tin liên lạc cũng như các khoản phụ phí trong quá trình tác nghiệp. 3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng thương mại cổ phần đi tiên phong trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng để có thể phát huy hơn nữa vai trò hàng đầu của mình cũng như tiến tới hoà nhập với thị trường ngân hàng - tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới, ngân hàng cũng như hệ thống chi nhánh tiếp tục chương trình đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu. Hệ thống trang thiết bị thông tin cần được tiếp tục hoàn thiện, thực hiện nối mạng nội bộ, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật thường xuyên, đa chiều giúp cho công tác quản lý được nhanh chóng, thông suốt. Những chương trình phầm mềm xây dựng cho thẩm định tài chính dự án cần thiết nghiên cứu và xây dựng một cách khoa học tạo điều kiện để cán bộ tín dụng thao tác nghiệp vụ một cách chính xác và đơn giản. Đi đôi với việc trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, chi nhánh ngân hàng cần thiết đào tạo cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ, tăng khả năng thích ứng với thiết bị và công nghệ mới. 3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án cho vay. Công tác thẩm định tài chính dự án tốt phải dựa trên phương pháp phân tích hợp lý, khoa học. Một số nội dung thẩm định tài chính dự án cần phải thay đổi sao cho phù hợp và đảm bảo tính khoa học: - Tính toán nhu cầu vốn lưu động phải cụ thể theo từng năm của dự án, trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, mức dự trữ tồn kho, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, công suất sản xuất thực tế và đặc biệt chú ý tới sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào theo từng năm. Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm hay giảm đi hàng năm sẽ tác động tới dòng tiền hàng năm của dự án. Nhu cầu vốn lưu động thuần hàng năm được tính là: Trong đó: : nhu cầu vốn lưu động thuần WCRi: nhu cầu vốn lưu động năm thứ i WCRi-1: nhu cầu vốn lưu động năm thứ i-1 - Việc tính tỷ suất chiết khấu của dự án phải trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng từng nguồn vốn và tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng cơ cấu vốn. Nguồn vốn trong dự án xin vay vốn thường gồm có hai dạng: nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và nguồn vốn vay ngân hàng. Chi phí vốn của nguồn vốn vay ngân hàng chính bằng lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì chỉ khi phân tích toàn bộ mức độ rủi ro của dự án thì cán bộ thẩm định mới xác định được mức lãi suất mà chủ đầu tư chịu khi vay vốn. Đối với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì chi phí vốn là chi phí vốn bình quân có trọng số - WACC. Phương pháp tính toán WACC như sau: Trong đó: D: vốn vay và nợ dài hạn E: vốn tự có i: lãi suất vay dài hạn t: tỷ suất thuế lợi nhuận doanh nghiệp k: mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, k cũng có thể tính dựa trên khả năng sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Trong đó: rf: là lãi suất phi rủi ro rm: là lãi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường : hệ số rủi ro của cổ phiếu công ty muốn vay vốn tại ngân hàng. - Những năm gần đây tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức hai con số. Vấn đề này đã và đang tác động rất lớn tới các dự án lớn đang thi công xây lắp. Nhiều dự án đang xây dựng buộc phải dừng thi công do giá nguyên vật liệu đầu vào lên quá cao dẫn tới làm tăng tổng mức vốn đầu tư lên đến 50% thậm chí 70% dự toán trước đó. Chính điều này gây ra khó khăn cho chủ đầu tư và chi nhánh ngân hàng tài trợ. Nếu chủ đầu tư không vay bổ xung thì khó thực hiện dự án và không thể trả nợ cho ngân hàng còn nếu ngân hàng chấp nhận cho vay bổ xung thì sẽ làm cho ngân hàng khó kiểm soát nguồn vốn cho vay và thu nợ sau này. Để khắc phục nhược điểm này, chi nhánh ngân hàng cần thiết tăng tỷ lệ dự phòng trong tổng mức vốn đầu tư của dự án lên mức 10% - 20%, đồng thời phải tính toán tới yếu tố lạm phát khi xây dựng dòng tiền ( nên để mức lạm phát khoảng 10%). - Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO, do vậy sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới tác động rất mạnh mẽ tới giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước. Khi phân tích dự án cần phải xem xét tới giá cả thế giới đặt biệt là những dự báo dài hạn, đây là những thông tin quan trọng giúp cán bộ thẩm định tính toán mức doanh thu cũng như mức chi phí hàng năm của cả đời dự án. Về phân tích rủi ro của dự án: Thực chất của việc phân tích rủi ro dự án là phân tích dự án trong trạng thái động, gắn liền với những rủi ro có thể có của thị trường từ đó giúp ngân hàng lường trước các rủi ro và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Phân tích rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản. Sự không xác định trong phân tích dự án chính là xuất hiện những biến cố trong tương lai nằm ngoài mong đợi của chủ đầu tư. Do vậy, khi nào nhà đầu tư đưa ra dòng tiền dự báo thì họ cố gắng xác định cái gì sẽ xảy ra và tác động của sự kiện này. Tác động của sự kiện không mong muốn có thể tác động tới một thành phần trong dòng tiền dự án và cũng có thể là nhiều thành phần trong dự án ( ví dụ: tăng giá nguyên liệu có thể tác động tới chi phí song lạm phát có thể tác động tới doanh thu, chi phí, vốn lưu động tăng thêm). Điều quan trọng với cán bộ thẩm định là khả năng dự báo những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai, trên cơ sở những dự báo đó tiến hành phân tích sự biến động của dòng tiền cũng như chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Trong thời gian gần đây, lạm phát của nước ta luôn ở mức hai con số và khó dự báo. Quá trình thẩm định dự án chịu ảnh hưởng lớn từ lạm phát, các dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả tài chính bị biến động mạnh. Do vậy, trong quá trình thẩm định định cán bộ thẩm định cần đưa sự biến động giá do lạm phát khi tính toán các dòng tiền dự án, cụ thể tính mức trượt giá hàng năm khoảng 12% - 15% , nâng tỷ lệ dự phòng tài chính trong tổng mức dự toán ở mức từ 5% - 10%. Để hạn chế rủi ro do lạm phát thì chủ đầu tư cần ký kết các hợp đồng cung cấp trong dài hạn với mức giá xác định, có thể ký kết hợp đồng cung cấp cho cả quá trình thực hiện dự án. Phân tích kịch bản đòi hỏi cán bộ thẩm định khả năng nhạy bén, tiên đoán trước những ảnh hưởng có thể xảy ra khi có một sự kiện tác động tới dự án diễn ra. Để dự báo tốt những vấn đề, sự kiện có thể xảy ra trong tương lai tác động tới dòng tiền dự án, cán bộ thẩm định cần có nền tảng kiến thức về kinh tế, thị trường, tài chính - tiền tệ chắc chắn, có tư duy linh hoạt để có thể dự báo tương đối chính xác những biến động trong tương lai gây ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả tài chính. 3.3 Kiến nghị Để hoạt động cho vay theo dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đạt kết quả tốt, trong thời gian tới chi nhánh cần nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ phía ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ủy ban nhân dân cũng như các cơ quan ban ngành của thành phố Hải Phòng cũng như sự ủng hộ của các chủ đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, các cơ quan ban ngành thành phố. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần nghiên cứu và bổ sung “ Hướng dẫn quy trình, nội dung thẩm định dự án đầu tư” theo hướng tăng cường tính khoa học, chi tiết và cụ thể. Hướng dẫn chi tiết từng nội dung trong quá trình thẩm định: thẩm định hiệu quả kinh tế - tài chính, thẩm định độ rủi ro, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định tính kỹ thuật - công nghệ của dự án đầu tư. Xác định Hải Phòng là trung tâm kinh tế - công nghiệp của vùng duyên hải Bắc Bộ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có chính sách cụ thể với chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng về mặt tín dụng theo hướng: tăng định mức cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ cho chi nhánh Hải Phòng. ủy ban nhân dân thành phố, các sở ngành liên quan tới lĩnh vực đầu tư phải là những nhà tư vấn, định hướng cho chi nhánh trong việc tiếp cận với các chủ đầu tư. Thủ tục giải ngân các dự án mà chi nhánh quyết định cho vay phải nhanh chóng, thông thoáng ( thủ tục về cấp đất, cấp phép đầu tư, thủ tục về cấp phép xây dựng…). Đối với những chủ đầu tư không minh bạch, có hành vi gian lận trong quá trình vay vốn đầu tư, các cơ quan địa phương cùng với chi nhánh kiên quyết xử lý thu hồi vốn vay để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Các cơ quan, sở ngành có liên quan tới lĩnh vực đầu tư cần phải cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các lĩnh vực đầu tư mà thành phố kêu gọi và có chính sách ưu đãi với các dự án đầu tư lớn của thành phố. Đây chính là những định hướng, cơ sở cho cán bộ thẩm định khi tiến hành phân tích hiệu quả và ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó, các cơ quan công quyền địa phương cũng cần hết sức tôn trọng quyết định cho vay của chi nhánh ngân hàng, không tham gia hay chỉ định cho chi nhánh trong các quyết định cho vay. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả của chi nhánh trong quyết định tài trợ dự án. 3.3.2 Kiến nghị với khách hàng Các doanh nghiệp - chủ đầu tư cần tuân thủ nghiêm túc pháp luật nhà nước về chế độ và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thống kê đồng thời chủ động cung cấp thông tin cho ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án đầu tư. Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và phân tích dự án đầu tư. Các dự án được lập và phân tích càng chi tiết thì tính chính xác của dự án càng cao và giúp cán bộ thẩm định giảm nhiều khâu, nội dung trong quá trình thẩm định. Chủ đầu tư cần chấp hành nghiêm túc các quy định của Chính phủ, bộ ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như: luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, luật xây dựng, luật đầu thầu… Việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực đầu tư, tín dụng giúp chủ đầu tư thực hiện nhanh dự án đảm bảo tiến độ cam kết với cơ quan nhà nước, ngân hàng tài trợ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án nếu cần thiết phải có sự điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng cho phù hợp với quá trình thực hiện và vận hành dự án chủ đầu tư cần hỏi và xin tư vấn từ phía ngân hàng. Nếu đề nghị của chủ đầu tư là hợp lý và cần thiết thì ngân hàng nên tạo điều kiện điều chỉnh hợp đồng tín dụng và những ràng buộc với khách hàng để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án một cách thuận lợi. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung liên quan tới dự án như: điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường liên quan tới dự án, chủ đầu tư tiến hành tính toán tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn tài trợ, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro dự án, các dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như phân tích các yếu tố rủi ro có thể tác động tới dự án. Kết luận Trong điều kiện kinh tế đất nước tăng tưởng mạnh, tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng rất nhanh, điều đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng tín dụng và các khoản cho vay theo dự án. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đang là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận trong nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu và giải quyết được những nội dung sau: Khái lược các nội dung về ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, quy trình thẩm định tài chính dự án, nội dung thẩm định tài chính dự án, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nghiên cứu thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, đối chiếu với các lý thuyết, cũng như quy định của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong việc thực hiện công tác thẩm định dự án để từ đó rút ra những nhận xét về : hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính. Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng để khắc phục những hạn chế và kiến nghị với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các cơ quan ban ngành thành phố Hải Phòng và với chủ đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẩm định tài chinh dự án. Thông qua những nghiên cứu và đề suất của tác giả hy vọng những giải pháp đưa ra có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, là tài liệu tham khảo tốt cho lãnh đạo và cán bộ thẩm định chi nhánh. phụ lục 1: dự toán vốn đầu t dự án thép ferro Tổng dự toán: 9.892.695 USD 156.305 tr. VND Trong đó: Vốn cố định: STT Chỉ tiêu Giá trị (USD) Quy đổi ra VNĐ (triệu đồng) 1 Mua Thiết bị 1750000 27650 2 Đào tạo chuyển giao công nghệ 100000 1580 3 Xây dựng cơ bản 800000 12640 4 Chi phí khác và dự phòng chi 200000 3160 Tổng cộng: 2850000 45030 ( Tỷ giá: USD/VND=15.800) Vốn lu động: Tổng nhu cầu vốn lu động Năm 1 67% Công suất Năm 2 100% Công suất USD 4763090 7042695 Tỷ giá quy đổi VND/USD 15800 15800 triệu VND 75257 111275 Nguồn tài trợ dự án: 156.305 tr. VND Vốn tự có: 85.968 tr. VND Chiếm tỷ lệ 55% Vốn vay dài hạn ngân hàng: 70.337 tr. VND Chiếm tỷ lệ 45% phụ lục 2: bảng tính toán chi phí và giá thành sản phẩm - PHơng án cơ sỏ 1. Chi phí 1.1 Chi phí lơng STT Chỉ tiêu Số ngời Lơng tháng (USD) Lơng năm (USD) Tổng quy đổi VND 1 Lãnh đạo 3 300 10800 170640000 2 Cán bộ quản lý 10 250 30000 474000000 3 Lao động gián tiếp 18 180 38880 614304000 4 Lao động trực tiếp 69 150 124200 1962360000 Cộng 100 3221304000 1.2 Chi phí nguyên vật liệu phụ cho 1 tấn sản phẩm STT Chỉ tiêu Đơn giá (VND) Tiêu hao (1 tấn SP) Thành tiền (VNĐ) 1 Than 3000000 0.449 tấn 1347000 2 Đá vôi 80000 0.543 tấn 43440 3 Điện 850 3.800 Kwh 3230000 4 Vật t khác 100000 Cộng 4720440 1.3 Chi phí nguyên vật liệu chính cho 1 tán sản phẩm Chỉ tiêu Đơn giá (VND/tấn) Tiêu hao (/1 tấn sp) Thành tiền (VND) Quặng đã qua tuyển 1700000 2,52 4284000 Bảng tính toán chi phí cho cả năm: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm thứ nhất Năm thứ hai 1 Sản lợng sản phẩm Tấn 8000 12000 2 Mức tiêu hao nguyên liệu chính tấn 20160 30240 tr. VND 34272000 51408000 3 Mức tiêu hao nguyên liệu phụ Tấn Triệu đồng 37763520 56645280 4 Chi phí nhân công, lơng tr. VND 3221304 3221304 Tổng cộng: tr. VND 75256824 111274584 1.4 Khấu hao tài sản cố định: STT Hạng mục Tỷ lệ K/h Giá trị tài sản (tr. VND) G.trị thanh lý ( tr. VND) Khấu hao năm (tr. VND) 1 Thiết bị sản xuất 10% 29230 0 2923 2 Nhà xởng 10% 15800 0 1580 Cộng: 4503 phụ lục 3: Doanh thu dự án thép Ferro Dự kiến giá bán sản phẩm là: 950 USD/tấn Doanh thu năm thứ nhất: 8000 x 15.010 đồng/tấn = 120.080.000.000 đồng Doanh thu từ năm thứ hai: 12.000 tấn x 15.010 đồng/tấn = 180.120.000.000 đồng Doanh thu còn phải kể đến tiền bán xỉ lò tạo ra trong quá trình luyện. Giá bán tại Nhà máy: 300.000 đồng/tấn Năm thứ nhất: 120.000 tán x 300.000 đồng/tấn = 3.600.000.000 đồng Từ năm thứ hai: 22.000 tấn x 300.000 đồng/tấn = 6.600.000.000 đồng Bảng tổng hợp doanh thu ( triệu đồng) Chỉ tiêu Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Sản phẩm Ferro 120080 180120 180120 180120 Xỉ lò 3600 6600 6600 6600 Tổng doanh thu 120080 180120 180120 180120 phụ lục 4: báo cáo thu nhập dự án xây dựng nhà máy sản xuất Ferro của công ty thép Việt Nhật - PHơng án cơ sở đvt: triệu VND STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 Doanh thu 120080 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 2 Chi phí vận hành 78058 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 3 Thu nhập trớc khâu hao, thuế, lãi 42022 64255 64255 64255 64255 64255 64255 64255 64255 64255 4 Khấu hao 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 5 Thu nhập trớc thuế, lãi 37203 59436 59436 59436 59436 59436 59436 59436 59436 59436 6 Lãi vay 9430 9430 9430 9430 9430 9430 9430 9430 9430 9430 7 Thu nhập trớc thuế 27773 50006 50006 50006 50006 50006 50006 50006 50006 50006 8 Thuế 8887 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 9 Lợi nhuận sau thuế 18886 34004 34004 34004 34004 34004 34004 34004 34004 34004 phụ lục5: bảng tổng hợp chi phí dự án thép Ferro ĐVT: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 Chi phí lơng 3221 3221 3221 3221 3221 3221 3221 3221 3221 3221 2 BHXH, BHYT(17%) 547 547 547 547 547 547 547 547 547 547 3 Nguyên vật liệu phụ 37763 56645 56645 56645 56645 56645 56645 56645 56645 56645 4 Nguyên vật liệu chính 34272 51408 51408 51408 51408 51408 51408 51408 51408 51408 5 Tiếp thị (1% doanh thu) 12 1801 1801 1801 1801 1801 1801 1801 1801 1801 6 Chi phí chung (20% lơng) 644 644 644 644 644 644 644 644 644 644 7 Bảo dỡng sửa chữa thiết bị 2,5% 809 809 809 809 809 809 809 809 809 809 8 Bảo dỡng sửa chữa NX 5% 790 790 790 790 790 790 790 790 790 790 Chi phí vận hành(tổng 1-8) 78058 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 9 Khấu hao thiết bị 1580 1580 1580 1580 1580 1580 1580 1580 1580 1580 10 Khấu hao Nhà xởng 3239 3239 3239 3239 3239 3239 3239 3239 3239 3239 Tổng khấu hao(tổng 9+10) 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 4819 11 Lãi vay TSCĐ 4915 4915 4915 4915 4915 4915 4915 4915 4915 4915 12 Lãi vay vốn lu động 4515 6676 6676 6676 6676 6676 6676 6676 6676 6676 Tổng lãi (tổng 11 + 12) 9430 11591 11591 11591 11591 11591 11591 11591 11591 11591 Tổng chi phí: 92307 132275 132275 132275 132275 132275 132275 132275 132275 132275 phụ lục 6: Kế hoạch trả nợ ĐVT: triệu đồng Kỳ trả nợ D nợ cuối kỳ Trả gốc Lãi suất Trả lãi Tổng trả nợ ( Gốc + Lãi) 2005 70337 14067.4 Q1/2006 66820 3517 4% 2813.48 6330 Q2/2006 63303 3517 4% 2672.8 6190 Q3/2006 59786 3517 4% 2532.12 6049 Q4/2006 56269 3517 4% 2391.44 5908 2006 56269.6 14067.4 Q1/2007 52753 3517 4.2% 2363.32 5880 Q2/2007 49236 3517 4.2% 2215.61 5733 Q3/2007 45719 3517 4.2% 2067.9 5585 Q4/2007 42202 3517 4.2% 1920.18 5437 2007 42202.2 14067.4 Q1/2008 38685 3517 4.2% 1772.49 5289 Q2/2008 35168 3517 4.2% 1624.78 5142 Q3/2008 31651 3517 4.2% 1477.06 4994 Q4/2008 28134 3517 4.2% 1329.35 4846 2008 28134.8 14067.4 Q1/2009 24618 3517 4.4% 1237.93 4755 Q2/2009 21101 3517 4.4% 1083.18 4600 Q3/2009 17584 3517 4.4% 928.435 4445 Q4/2009 14067 3517 4.4% 773.687 4291 2009 14067.4 14067.4 Q1/2010 10550 3517 4.4% 618.966 4136 Q2/2010 7033 3517 4.4% 464.218 3981 Q3/2010 3516 3517 4.4% 309.47 3826 Q4/2010 0 3517 4.4% 154.722 3672 12% phụ lục 9: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án doanh thu giảm 20% ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu/Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Vốn đầu t TSCĐ -45030 2 Nhu cầu vốn lu động 0 75257 111275 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 3 Nhu cầu VLDD tăng thêm -75256.8 -36017.8 0 0 0 0 0 0 0 0 111274.6 4 Doanh thu 96064 144096 144096 144096 144096 144096 144096 144096 144096 144096 5 Chi phí vận hành 78058 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 115865 6 Dòng tiền trớc thuế -120287 -18011.8 28231 28231 28231 28231 28231 28231 28231 28231 139505.6 7 Thuế 8887 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 8 Dòng tiền sau thuế -120287 -26899 12229 12229 12229 12229 12229 12229 12229 12229 123504 9 Tỷ suất chiết khấu 12% 10 Chỉ tiêu NPV -50298 11 Chỉ tiêu IRR 5% 12 Chỉ tiêu T phụ lục 10: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án chi phí vận hành tăng 20% ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu/Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Vốn đầu t TSCĐ -45030 2 Nhu cầu vốn lu động 0 75257 111275 111274.58 111274.58 111274.58 111274.58 111274.58 111274.58 111274.58 111274.58 3 Nhu cầu VLD tăng thêm -75256.82 -36017.76 0 0 0 0 0 0 0 0 111274.58 4 Doanh thu 120080 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 180120 5 Chi phí vận hành 93669.6 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 6 Dòng tiền trớc thuế -120286.8 -9607.359 41082 41082 41082 41082 41082 41082 41082 41082 152356.58 7 Thuế 8887 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 8 Dòng tiền sau thuế -120287 -18494 25080 25080 25080 25080 25080 25080 25080 25080 136355 9 Tỷ suất chiết khấu 12% 10 Chỉ tiêu NPV 18342.91 11 Chỉ tiêu IRR 14% 12 Chỉ tiêu T 9N10T phụ lục11: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án chi phí vận hành tăng 20%, doanh thu tăng 10% ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu/Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Vốn đầu t TSCĐ -45030 2 Nhu cầu vốn lu động 0 75257 111275 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 111274.6 3 Nhu cầu VLD tăng thêm -75256.82 -36017.76 0 0 0 0 0 0 0 0 111274.6 4 Doanh thu 132088 198132 198132 198132 198132 198132 198132 198132 198132 198132 5 Chi phí vận hành 93669.6 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 139038 6 Dòng tiền trớc thuế -120286.8 2400.641 59094 59094 59094 59094 59094 59094 59094 59094 170368.6 7 Thuế 8887 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 16002 8 Dòng tiền sau thuế -120287 -6486 43092 43092 43092 43092 43092 43092 43092 43092 154367 9 Tỷ suất chiết khấu 12% 10 Chỉ tiêu NPV 114754 11 Chỉ tiêu IRR 26% 12 Chỉ tiêu T 5N5T tài liệu tham khảo Tiếng Việt PGS.TS Phan Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội. TS. Đặng Minh Trang (2002), Tính toán dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội. TS Nguyên Xuân Thủy& Bùi Văn Đông (1995), Quyết định dự toán vốn đầu tư ( dịch từ nguyên bản của Harold - Bierman & Seymour S.Midt) Vũ Kông Trứ ( 2007), Chặng đường 30 năm và những định hướng cho giai đoạn phát triển mới của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Tạp chí Ngân hàng số 6/2007. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư năm 2005. Tiếng Anh Brealey & Myers & Marcus (2001), Fundamental of corporate finance, McGraw-Hill. Shelagh Heffernan (2003), Modern Banking, John Wiley & Sons Ltd. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33220.doc
Tài liệu liên quan