Tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương: ... Ebook Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đủ
1. NHTM
Ngân hàng thương mại
2. NHCT
Ngân hàng công thương
3. TĐTCDA
Thẩm định tài chính dự án
4. NHNN
Ngân hàng nhà nước
5. DN
Doanh nghiệp
6. TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
7. TD
Tín dụng
8. TSCĐ
Tài sản cố định
9. KH
Khấu hao
10. CF
Chi phí
11. TD
Tín dụng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Tổng hợp danh sách LĐ các phòng 46
Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh53
Bảng 3: Hoạt động huy động vốn NHCT chi nhánh Chương Dương
qua các năm 58
Bảng 4: Tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh 58
Bảng 5: Hoạt động ngoại hối qua các năm 2004-2006 62
Bảng 6: Tổng thu chi tiền mặt 63
Bảng 7: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT
Chương Dương 65
Bảng 8 :Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án 70
Bảng 9: Phân tích độ nhạy 73
Bảng10: Hiệu quả của dự án đầu tư 74
Bảng11: Dự trù lãi lỗ 75
Bảng 12: Dự trù lưu chuyển tiền tệ 76
Bản13: Điểm hoà vốn 77
Bảng 14: Tính trả nợ vay 79
Bảng 15: Khả năng hoàn trả vốn vay 80
Bảng 16: Thời gian hoà vốn 81
Bảng 17: Kế hoạch kinh doanh năm 2007 88
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 8
1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 8
1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM 8
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 9
1.1.3. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM 10
1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 11
1.2.1. Khái niệm chung về dự án 11
1.2.2. Phân loại dự án 12
1.2.3. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 16
1.2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 17
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án 35
1.3.1. Khái niệm 35
1.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng TĐTCDA 36
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG 36
2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHCT Chương Dương 40
2.1.1. Sự ra đời và phát triển 40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 44
2.1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 57
2.2. Thực trạng chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương 65
2.2.1. Quy trình TĐTCDA 65
2.2.2. Nội dung TĐTCDA 66
2.2.3. Ví dụ minh hoạ về dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp (giai đoạn III) 69
2.3. Đánh giá chất lượng TĐTCDA của chi nhánh NHCT Chương Dương 81
2.3.1. Những kết quả đạt được 81
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĐTCDA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG 81
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 85
3.1.1. Định hướng cho hoạt động cho vay 85
3.1.2. Định hướng trong cho công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay . 86
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh trong thời gian tới 87
3.2.1. Hoàn thiện công tác TĐTCDA 87
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, phương pháp quy trình TĐTCDA 88
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực 90
3.2.4. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập và xử lý thông tin 90
3.2.5. Hoàn thiện về cơ sơ vật chất trang thiết bị 91
3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc theo hướng HĐH cho nhân viên 91
3.3. Kiến nghị…………………………………………………………....91
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ ngành liên quan……….….91
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước……………………….………91
3.3.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam…………………………………..…92
3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư…………………………………………….93
KẾT LUẬN 95
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình với những bước tiến mới, những thành tựu lớn lao trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 đã đem lại những thời cơ và thách thức cho nền kinh tế VN nói chung và thị trường ngân hàng tài chính nói riêng. Với phương châm “chớp thời cơ và loại bỏ khó khăn”, các ngân hàng VN trong thời gian qua đặc biệt trong năm 2006 đã đạt được kết quả khả quan. Nằm trong hệ thống 5 ngân hàng nhà nước NHCT cũng đã gặt hái được những thành quả đáng kinh ngạc. Để làm nên thắng lợi đó là công sức của rất nhiều chi nhánh trong hệ thống NHCT VN. Một trong những chi nhánh xuất sắc trực thuộc NHCT VN phải kể đến là chi nhánh NHCT Chương Dương. Một trong những chi nhánh có bề dày được thành lập từ năm 1988 và liên tục gặt hái được những thành công lớn trong quá trình phát triển của mình. Với truyền thống đoàn kết thống nhất với tinh thần lao động hăng say sáng tạo, tập thể chi nhánh NHCT Chương Dương quyết tâm phát huy những thành quả đạt được, cùng nhau khắc phục khó khăn, khai thác mọi cơ hội cho phát triển, thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Kết quả mà ngân hàng đạt được trong hoạt động cho vay theo dự án là nhờ ngân hàng đã biết chú trọng tới công tác thẩm định tài chính dự án. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh hầu như không đáng kể công tác thẩm định đã được đặt đúng vị trí nên chất lượng thẩm định được nâng cao lên. Từ đó làm cơ sở để ngân hàng ra các quyết định cho vay đúng đắn đem lại thu nhập và hạn chế rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án.
Từ lý luận và thực tiễn trên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay trung và dài hạn, cho vay theo dự án.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề song vẫn còn rất nhiều sai sót vậy em mong thầy cô góp ý bổ sung cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương cùng các anh chị trong phòng khách hàng I và ban lãnh đạo NHCT Chương Dương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.1. Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM
Sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống tài chính nói chung gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng và đến lượt sự phát triển của ngân hàng trở thành động lực phát triển kinh tế. Với hình thức ngân hàng đầu tiên - ngân hàng của các thợ vàng, hoặc ngân hàng của những người cho vay nặng lãi - thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là người giàu nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của công nghệ hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh. Nó là một loại hình tổ chức quan trọng trong nền kinh tế. Cái tên NHTM là để nói lên đây là ngân hàng của các nhà kinh doanh thương mại vì nó vốn dĩ được hình thành trên cơ sở là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại và quay trở lại phục vụ các nhà kinh doanh thương mại.
Ngân hàng thương mại thực chất là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, những người làm nghề này còn gọi là những nhà buôn tiền,. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Hiện nay hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển như vũ bão mô hình ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại hoá với đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các tiện ích góp phần tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Song các hoạt động cơ bản của ngân hàng vẫn xoay quanh ba hoạt động chính là huy động vốn, cho vay và cung cấp dịch vụ.
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM nó đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn tài nguyên quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM phải kể đến là tiền gửi của khách hàng gồm có tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng hình thức vay NHNN vay các tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu) ra công chúng. Ngoài ra còn có các nguồn trong thanh toán, nguồn uỷ thác và các nguồn khác.
Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách tạo nên lợi nhuận lớn nên các NHTM đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Các ngân hàng luôn tìm kiếm những khách hàng trả lãi suất cao và không dễ vỡ nợ. Bằng cách cung cấp nhiều tiện ích khác nhau ngân hàng huy động ngày càng nhiều tiền gửi là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay. NHTM từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và dài hạn , cho vay đầu tư vào bất động sản. Nhiều ngân hàng còn mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngân hàng cũng cung cấp thêm các danh mục dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như dịch vụ tư vấn uỷ thác, dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại...
Trên đây là một vài nét về các hoạt động cơ bản của NHTM song với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng đã và đang góp phần làm thay đổi dần các hoạt động này. Thanh toán điện tử đang thay thế đần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán. Các loại thẻ phát triển không ngừng thay thế dần tiền giấy, dịch vụ ngân hàng tại nhà đang tạo ra rất nhiều tiện ích cho cộng đồng.
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM
Hình thức ngân hàng dựa trên số tiền huy động từ khách hàng đưa tiền cho vay với cam kết khách hàng sẽ trả gốc và lãi trong thời gian xác định. Cho vay là hoạt động rất quan trọng tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng.
Có rất nhiểu tiêu thức để phân loại hoạt động cho vay.
Phân loại theo hình thức cấp tín dụng có thể phân loại thành cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp...
Căn cứ vào thời gian có thể phân thành
- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn dưới 1 năm
- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: Khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên
Căn cứ vào mục đích cho vay có thể phân thành cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay theo dự án.
Các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu để mua sắm thiết bị, xây dựng cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ...với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng gia tăng. Các hoạt động đầu tư này thực hiện thông qua các dự án. Hoạt động đầu tư và dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư theo dự án đang trở thành xu hướng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy có thể nói dự án có một vai trò rất quan trọng. Dự án là nguồn gốc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nguồn lực mới cho sự phát triển, là phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế, giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, về sản phẩm dịch vụ trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt kinh tế xã hội quốc gia.
1.1.3. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM
Cho vay theo dự án là một xu thế tất yếu hiện nay mà các NHTM không thể bõ lỡ cơ hội đầu tư hiệu quả này.
Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án. Phân tích dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Đặc điểm của cho vay theo dự án là vốn vay thường tài trợ cho dựa án lớn, thời hạn vay thường trung và dài hạn, lãi suất thường cao, khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất lớn, việc quản lý tiền vay rất phức tạp.
Việc ra quyết định cho vay phụ thuộc rất nhiều yếu tố đòi hỏi ngân hàng phải xem xét phân tích thật kỹ lưỡng. Trong đó công tác thẩm định tài chính dự án là rất quan trọng mục tiêu quan tâm đầu tiên của ngân hàng khi ra quyết định. Một dự án muốn hiệu quả hay không phải cho ta biết được hiệu quả tài chính của nó dựa trên các phương pháp để đánh giá như phân tích qua NPV, thời gian hoàn vốn, tỷ suất thu nhập bình quân...Hoạt động cho vay theo dự án có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án (TĐTCDA).
1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1. Khái niệm chung về dự án
Đầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án.
Trong Quy chế đầu tư và xây dựng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Với các quan điểm khác nhau có thể có rất nhiều khái niệm khác nhau về dự án. Song một cách tổng quát nhất dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định.
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội.
Đặc điểm của dự án là :
- Dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể.
- Dự án không chỉ là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra tạo nên một thực tế mới.
- Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn. Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên rủi ro trong dự án thường là rất lớn.
- Dự án bị khống chế thời hạn. Là một tập hợp các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế.
- Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực về vốn vật tư và lao động. Với những dự án càng lớn mức độ ràng buộc càng cao.
1.2.2. Phân loại dự án
Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
- Theo người khởi xướng: Dự án được phân loại thành dự án cá nhân; dự án tập thể; dự án quốc gia; dự án quốc tế.
- Theo lĩnh vực dự án: Dự án được phân thành dự án xã hội; dự án kinh tế, dự án tổ chức, dự án kỹ thuật và dự án hỗn hợp.
- Theo loại hình dự án: Dự án được phân thành dự án Giáo dục đào tạo; dụa án Nghiên cứu và Phát triển; dự án đổi mới; dự án hỗn hợp.
- Theo thời hạn: Dự án ngắn hạn; dự án trung hạn; dự án dài hạn.
- Theo cấp độ: Dự án được phân loại thành dự án lớn và dự án nhỏ. Đây là cách phân loại tổng hợp nhất của dự án.
Dự án lớn thường là các chương trình phức hợp và chuyên ngành tầm cỡ quốc tế, quốc gia, miền vùng lãnh thổ liên ngành, địa phương. Đặc trưng của dự án này là vốn đầu tư lớn, số lượng các chủ thể tham gia đông, sử dụng nhiều công nghệ phức tạp khác nhau, thời hạn dài, có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế và sinh thái. Các dự án lớn thường đòi hỏi nhà quản lý phải có phẩm chất tốt, đặc biệt là khả năng giao tiếp tốt và năng lực tổ chức cao nhằm thiết lập hệ thống quản lý và tổ chức thực hiện dự án thành công.
Dự án nhỏ thường là dự án cá nhân, dự án của tổ chức kinh tế hoặc tổ chức xã hội. Các dự án này không đòi hỏi nhiều vốn thời gian thực hiện thường ngắn và ít được ưu tiên hơn.
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ)
Loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư
I
Dự án quan trọng Quốc gia
Theo Nghị quyết của Quốc hội
II
Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
Không kể mức vốn
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.
Không kể mức vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Trên 600 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 400 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Trên 300 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên 200 tỷ đồng
III
Nhóm B
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Từ 30 đến 600 tỷ đồng
2
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông,
Từ 20 đến 400 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Từ 15 đến 300 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ 7 đến 200 tỷ đồng
IV
Nhóm C
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Dưới 30 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 20 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Dưới 15 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới 7 tỷ đồng
Ghi chú:
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.3. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
Lý thuyết về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã cho ta thấy rằng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và đặc biệt là cho vay theo dự án tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro các NHTM phải quan tâm và xem xét kỹ lưỡng mọi thông tin trước khi ra quyết định cho vay. Để đánh giá một dự án có khả thi hay không, có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và ngân hàng hay không thì công việc quan trọng nhất là phải tiến hành thẩm định dự án. Trên khía cạnh là ngân hàng thì thẩm định dự án là một quá trình rà soát kiểm tra lại một cách khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định lại tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Trong đó ngân hàng quan tâm hàng đầu đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án vì vậy TĐTCDA là một nội dung quan trọng nhất trong công tác thẩm định tại các NHTM. Thẩm định tài chính dự án sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời cho ra những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay.
Hoạt động cho vay theo dự án như trên đã nói là chứa đựng rất nhiều rủi ro với những đặc điểm đặc thù của nó thì nếu công tác thẩm định dự án nói chung hay công tác TĐTCDA nói riêng không được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc có thể làm giảm thu nhập lớn của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Rủi ro có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường không chỉ đến với một ngân hàng riêng lẻ mà còn đến cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thể hiện tính khả thi, an toàn và hợp lý của dự án vì vậy TĐTCDA là một công tác vô cùng quan trọng. Nó là thẩm định tài chính dự án là một quá trình rà soát kiểm tra lại một cách khách quan và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án nhằm khẳng định lại tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư.
Vai trò của công tác TĐTCDA đối với ngân hàng là rất quan trọng nó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Những thông tin đã được kiểm tra lại sau khi phân tích là căn cứ để ra các quyết định tài trợ đánh giá tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ vốn, rủi ro tiềm tàng của dự án. Đây cũng là cơ sở để người cho vay xác định lãi suất kỳ hạn, cách thức trả nợ,...thích hợp với khả năng tài chính cả hai bên. Ngoài ra người cho vay còn có thể phát hiện các khiếm khuyết trong quá trình lập dự án và kiến nghị với chủ đầu tư để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng thẩm định tài chính dự án là công việc quan trọng nhất và không thể thiếu trong công tác thẩm định dự án đối với hoạt động cho vay theo dự án của các NHTM.
1.2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ đến nhau. Tài chính là một nội dung quan trọng của dự án các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thể hiện tính khả thi, an toàn và hợp lý của dự án. Nó cũng thể hiện được hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư vào dự án. Do đó nội dung tài chính của dự án được chủ đầu tư và đặc biệt là ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu. Công tác thẩm định tài chính dự án trở nên vô cùng quan trọng. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết là yếu tố thị trường, các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản trị quá trình thực hiện dự án. Vì vậy thẩm định tốt nội dung thị trường kỹ thuật của dự án là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho thẩm định tài chính được tiến hành thuận lợi. Để kiểm tra lại độ chính xác của thông tin được đưa ra từ khâu lập dự án, các nhà phân tích cần rà soát lại từng vấn đề chi tiết với việc đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lại chọn quy mô hoạt động như vậy? Các nguồn tài trợ cho dự án đã phù hợp về tiến độ và số lượng chưa?...
Tóm lại thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất trong quá trình thẩm định dự án. Nội dung thẩm định tài chính dự án gồm các vấn đề sau đây:
Xác định tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là giá trị của toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động.
Tổng mức vốn đầu tư được xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng và công tác chủ yếu và sản xuất vốn đầu tư, giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền. Việc tính toán xác định tổng mức đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Sở dĩ như vậy vì đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp, có tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của các dự án là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng trong một thời gian dài. Sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, quyết định đầu tư của doanh nghiêp là quyết định có tính chiến lược, đòi hỏi phải phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các căn cứ dự toán.
Tổng mức vốn đầu tư bao gồm các khoản mục sau đây:
Vốn đầu tư vào tài sản cố định
Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định. Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất. Do vậy cần kiểm soát chặt chẽ bằng cách chi tiết hoá các khoản mục, tham khảo các dự án cùng loại từng được thực hiện, ý kiến các chuyên gia tư vấn về xây dựng và công nghệ, giá cả trên thị trường. Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình. Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm:
+ Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án, chi phí tư vấn, thiết kế dự án, chi phí đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Giá trị nhà xưởng hoặc kết cấu hạ tầng sẵn có, chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng.
+ Giá trị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẵn có, chi phí mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới (gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử).
+ Chi phí khác
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu (vốn lưu động ban đầu = vốn lưu động ròng - vốn lưu động thường xuyên) là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật dự tính, bao gồm:
+ Dự trữ tiền mặt, các khoản phải thu và trả trước
+ Dự trữ hàng hoá: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.
Lượng vốn đầu tư vào vốn lưu động ban đầu thường không lớn sontrắc nghiệm công việc nếu không dự tính huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ, các dự án sẽ phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ và như vậy rất bị động trước khi đến hạn trả.
Vốn dự phòng
Là lượng vốn để đề phòng phát sinh thêm chi phí đầu tư so với dự tính. Trong dài hạn với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt thì giá cả có thể thay đổi như giá nguyên vật liệu, giá thuê nhân công, máy thi công, tỷ giá hối đoái... thường xuyên biến động. Bên cạnh đó cũng phải kể đến rủi ro về kỹ thuật hay nảy sinh các chi phí bất thường trong quá trình thi công dự án. Chính vì những lí do đó mà phải dự trù một khoản dự phòng để kịp thời đối phó với những bất trắc có thể xảy ra, đáp ứng nhu cầu thu chi để đảm bảo tiến độ của dự án. Lượng vốn này thường chiếm tới từ 1% đến 5% tổng mức vốn đầu tư, tuỳ thuộc vào quy mô của dự án và biến động của các biến số chính.
1.2.4.2. Thẩm định nguồn vốn và sử dụng vốn cho dự án
Trên cơ sở xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng xác định các nguồn tài trợ cho dự án. Các phương thức tài trợ cho dự án gồm có tài trợ bằng vốn tự có, tài trợ bằng nợ. Ngoài ra còn có tài trợ bằng leasing và tài trợ kết hợp. Mỗi phương thức tài trợ đều có những đặc trưng riêng cũng như lợi thế và bất lợi đôí với ngân hàng. Việc thẩm định lại sự đảm bảo của các nguồn này rất quan trọng đối với ngân hàng.Trên đây là ta phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo các khoản mục chi phí song bên cạnh đó cần xem xét vốn đầu tư dưới dạng tiền và hiện vật, đặc biệt là các tài sản có sẵn, để xác định chính xác giá trị sử dụng tốt nhất của chúng đối với dự án. Khái niệm chi phí cơ hội được vận dụng để định giá tài sản trong trường hợp này. Nguồn vốn bao gồm số lượng, hình thức tiến độ lãi suất...quyết định thành công của dự án. Để có đủ vốn đầu tư cho dự án, chủ đầu tư có thể huy động vốn bằng nhiều cách như: Nhà nước cấp phát hoặc cho vay, tự tích luỹ, vay của ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh...Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ khác nhau cần được đảm bảo trên cơ sở thực tế hoặc có sự cam kết bằng văn bản của các nhà cung cấp vốn, như các báo cáo tài chính chứng minh khả năng tích luỹ và sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư, cam kết trong hồ sơ thẩm định dự án của cơ quan cấp vốn ngân sách hay ngân hàng...Bên cạnh đó chỉ rõ tiến độ số lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn thực hiện dự án.
Tài trợ cho dự án bằng vốn tự có: Trong thực tế hiện nay việc xác định phần vốn tự có của doanh nghiệp trong dự án là rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lấy tài sản đang sử dụng làm vốn tự có nên khó có thể xác định giá trị phần tài sản này góp vào dự án. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tài trợ cho dự án do phát hành cổ phiếu thường, thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá trị thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành. Ngoài ra vốn tự có của doanh nghiệp còn gồm thu nhập giữ lại, phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động của dự án giảm thiếu sự tác động bên ngoài. Tỷ lệ của nó/ nợ góp phần đánh giá rủi ro của dự án,
Tài trợ cho dự án bằng nợ: Để tài trợ cho dự án doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, và vay thông qua phát hành trái phiếu.
Trong đó tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm._. nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là các hạn chế về tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn – lãi suất.
Đối với doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh.
Hình thức tài trợ nguồn vốn tài trợ cho dự án bằng phát hành trái phiếu. Trái phiếu là giấy vay nợ dài hạn bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Việc lựa chọn trái phiếu nào thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.
1.2.4.3. Thẩm định doanh thu
Doanh thu được tính hàng năm và gồm các khoản phát sinh từ việc vận hành tài sản cố định được đầu tư bởi dự án:
- Doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ.
- Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Để đảm bảo tính hợp lý và chính xác cho doanh thu, cần kiểm tra lại hai yếu tố:: Giá bán và sản lượng sản xuất hàng năm. Để đơn giản trong tính toán, giá bán thường được giả định là không đổi trong suốt thời gian vận hành. Cần có sự thay đổi giá bán qua các năm hoặc xếp hạng mức rủi ro cao hơn khi lựa chọn dự án do sản phẩm rất nhạy cảm với các biến động của thị trường trong và ngoài nước. Sản lượng sản xuất cũng phải được dự đoán dựa theo % công suất thiết kế, tăng dần trong các năm đầu và đạt mức 100% khi sản xuất đi vào ổn định. Vì vậy các nhà phân tích phải kiểm tra lại thông tin để điều chỉnh tỷ lệ % thích hợp.
1.2.4.4. Thẩm định chi phí, lợi nhuận hàng năm
Thẩm định chi phí
Việc lựa chọn công suất thiết kế không chỉ tác động đến doanh thu mà còn ảnh hưởng đến chi phí hoạt động hàng năm của dự án. Do đó ta có thể căn cứ và kế hoạch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục như sau:
+ Nguyên vật liệu: gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu bao bì, nửa thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, nước.
+ Tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,
+ Khấu hao, gồm: Chi phí chuẩn bị, máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, nhà xưởng và cấu trúc hạ tầng, chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất.
+ Chi phí quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bảo hiểm tài sản, chi phí tiêu thụ sản, lãi vay, chi phí khác...
Các chi phí biến đổi như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng...được tính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao. Chi phí quản lý được tính theo % trên doanh thu. Một số chi phí được tính theo sản lượng như chi phí vận chuyển, lương nhân viên bán hàng...
Tổng mức khấu hao hàng năm phải bằng nguyên giá TSCĐ. Chủ đầu tư thường muốn khấu hao nhanh vừa có nguồn vốn trả nợ sớm vừa giảm chi phí vay vốn, vừa giảm thuế thu nhập trong những năm đầu, khai thác giá trị thời gian của tiền. Bộ tài chính quy định mức khấu hao cho các doanh nghiệp như sau:
KH = NG * P% =NG / N
Đối với tài sản cần nhanh chóng thu hồi do hao mòn nhanh, có thể áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại của tài sản.
Hoặc phương pháp khấu hao theo tổng số các thứ tự năm.
Thẩm định lợi nhuận ròng hàng năm
Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận hàng năm của dự án:
Lợi nhuận trước = Doanh thu – Chi phí + Lợi nhuận chịu
thuế trong kỳ trong kỳ trong kỳ thuế khác trong kỳ
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bằng việc thẩm định chi phí doanh thu và lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án là cơ sở quan trọng để dự trù cân đối thu chi và xác định dòng tiền hàng năm của dự án, lãi suất chiết khấu của dự án. Dựa vào những chỉ tiêu đó chúng ta mới xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án từ đó đánh giá được tính khả thi của dự án.
1.2.4.5. Dự trù cân đối thu chi
Dòng tiền dự án
Do tiền có giá trị thời gian, cần xác định chính xác thời gian xuất hiện của dòng tiền. Ta thấy rằng báo cáo kết quả kinh doanh thường được lập trong từng giai đoạn, quý hoặc năm, nhưng không phản ánh chính xác khi nào thu nhập và chi phí được thu vào và chi ra. Tuy nhiên, cần có sự thoả hiệp giữa tính chính xác và tính khả thi. Về lý thuyết thì dòng tiền phát sinh hằng ngày và nếu ước tính chúng rất tốn kém về chi phí, ít được sử dụng và có lẽ không chính xác hơn dòng tiền hàng năm. Do vậy dòng tiền thường được giả định là xuất hiện vào cuối hàng năm.
Dòng tiền ròng (Net Cash Flow – NCF) hàng năm của dự án là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và chi được kỳ vọng hàng năm của dự án.
Dòng tiền ròng chính là cơ sở để định giá doanh nghiệp, xác định giá của cổ phiếu hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án. Do tiền có giá trị về thời gian nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy về một mốc để so sánh. Việc quy các dòng tiền về hiện tại là cơ sở để tính NPV của dự án hay để xác định giá của chứng khoán hay giá trị của doanh nghiệp.
Có các phương pháp xác định dòng tiền:
- Phương pháp từ dưới lên
+ Đối với những dự án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
NCF = LN sau thuế + Khấu hao + Vốn lưu động (nếu có)
+ Khi nguồn tài trợ xuất hiện thêm vốn vay
NCF = LN sau thuế + khấu hao - Trả gốc vay + Vốn lưu động (nếu có)
Đối với tài sản lưu động đầu tư vào tài sản lưu động sẽ được thu hồi toàn bộ khi dự án kết thúc. Do đó dòng tiền ròng năm cuối sẽ được cộng thêm Vốn lưu động ròng.
Đối với các tài sản cố định khi thanh lý sẽ được tính là thu nhập từ hoạt động bất thường và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên được tính trong lợi nhuận sau thuế của năm tiến hành thanh lý.
Phương pháp từ trên xuống
+ Phương pháp từ trên xuống xuất phát từ doanh thu để tính toán dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án.
NCF = Doanh thu – Chi phí - Thuế
- Lãi suất chiết khấu (DR)
Do giá trị thời gian của tiền nên chúng ta không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc thời gian để so sánh. Đầu tư đòi hỏi phải bỏ ra những khoản chi phí để kỳ vọng đem lại những khoản thu nhập, nhưng thu nhập và chi phí này không phát sinh trong cùng một thời điểm. Để quy các giá trị này về cùng một thời điểm người ta dùng tỷ lệ lãi suất, gọi là lãi suất chiết khấu để quy đổi những khoản tiền tương lai về hiện tại.
Một lãi suất được coi là phù hợp khi nó phản ánh chính xác chi phí vốn hay sự giảm giá trị của tiền qua thời gian.
Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án.
Phương pháp thông dụng để xác định lãi suất chiết khấu của dự án là Lãi suất chiết khấu = Lợi tức phi rủi ro + phần bù rủi ro
Tỷ lệ lãi suất chiết khấu phải được dự tính trên cơ sở bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát, rủi ro mất vốn, khi đó lãi suất chiết khấu của dự án là chi phí hợp lý của dự án.
- Khi vốn đầu tư là 100% nợ
DR = (1-T)×Kd
Trong đó: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Kd là chi phí nợ trước thuế (lãi vay)
- Khi vốn đầu tư là VCSH
Theo mô hình CAPM thì lợi tức kỳ vọng
R = Rf + b (Rm – Rf)
Trong đó: + Rd là lợi tức phi rủi ro
+ Rm – Rf là phần bù rủi ro thị trường
+ b là hệ số bê ta của chứng khoán
- Trong trường hợp dự án được tài trợ hỗn hợp bằng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu hợp lý của dự án là chi phí trung bình vốn: WACC
WACC = Wd× Kd + Ws × Ks
Trong đó: + Wd: là tỷ trọng của tổng vốn vay trong tổng mức vốn đầu tư + Ws: Là tỷ trọng của vốn tự có của doanh nghiệp
+ Kd: Là chi phí nợ vay ngân hàng
+ Ks: Là chi phí vốn tự có
Ý nghĩa : Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng thấp nhất mà nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào dự án, lợi nhuận đó phải đảm bảo bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát và mức độ rủi ro của dự án.
Xác định được dòng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu của dự án là điều kiện quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án.
1.2.4.6. Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Ta biết rằng thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự án từ đó biết được tính khả thi hay hiệu quả của dự án. Người ta thẩm định tài chính dự án căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV);tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return – IRR) và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR); Chỉ số lợi nhuận (Profit index – PI); Thời gian hoàn vốn (Payback period – PP); Lợi nhuận kế toán bình quân (AAP).
Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu từng chỉ tiêu.
Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)
+ Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị âm hay dương hoặc bằng 0.
+ Công thức:
NPV = -CF0 + CF1/(1+k) + CF2/(1+k)2 + ... + CFn/(1+k)n
Trong đó:
CF0 là vốn bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư bỏ ra một lần, vào năm thứ nhất của dự án.
CFn: Dòng tiền xuất hiện năm thứ n của dự án.
N: số năm thực hiện dự án
K: Lãi suất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm.
+ Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV:
- Với dự án có NPV > 0, tỷ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinh lời có sẵn trên thị trường vốn với cùng một mức rủi ro (lãi suất chiết khấu), trong khi đó NPV < 0 cho thấy dự án sinh lời với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro.
- Nếu tiền đầu tư được vay trên thị trường với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu thì NPV >= 0 cho thấy dòng tiền từ dự án đủ để trả vốn và đem lại một khoản lợi nhuận bằng NPV. Trong khi đó NPV < 0 có ý nghĩa là dự án không tạo ra đủ tiền để trả chi phí tài chính.
+ Đánh giá phương pháp
- Ưu điểm: Phương pháp NPV cho thấy khoản lợi nhuận tăng thực nếu NPV >0 hay số vốn bị mất đi nếu NPV<0 so với dự án được so sánh phản ánh giá trị thời gian của tiền. Với việc sắp xếp các dự án theo trật tự NPV giảm dần có thể thấy được dễ dàng những cơ hội đầu tư có lợi nhuận lớn. Nhờ đó chủ đầu tư sẽ tối đa hoá lợi nhuận thông qua sự lựa chọn những cơ hội đầu tư có lời nhất.
- Nhược điểm: Trong quá trình so sánh và lựa chọn, phương pháp NPV không tính đến sự khác nhau về thời gian hoạt động của dự án. Quyết định chọn dự án như vậy có thể đi đến quyết định sai lầm với các dự án loại trừ lẫn nhau. Dự án có thời gian hoạt động ngắn hơn thường kém hấp dẫn vì NPV của dự án hoạt động dài hơn. Ngoài ra lãi suất chiết khấu được giả thuyết là không thay đổi trong thời gian dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế tác động của các lực lượng cung cầu làm lãi suất dao động hàng ngày....
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return – IRR)
+ Khái niệm: IRR của một dự án được định nghĩa la lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Đó chính là lãi suất chiết khấu thoã mãn đẳng thức sau:
+ Công thức
∑ CFt/(1+i)t = ∑ CFt/ (1 + IRR)t
Trong đó có thể ước tính IRR theo công thức:
IRR = NPV1(i2 – i1)/ (NPV1 – NPV2)
Trong đó: i1, i2 là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1<i2
NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
+ Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR:
- IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được qua các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thể thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi.
+ Đánh giá:
Ưu điểm:
Cung cấp một chỉ số đo lường tỷ lệ sinh lời, mục tiêu hàng đầu của chủ đầu tư, nên có thể giúp chủ đầu tư chọn ra những dự án có tỷ lệ sinh lời cao.
Đây là tỷ lệ sinh lời hàng năm nên có thể dùng nó để so sánh giữa các dự án có thời gian hoạt động khác nhau.
IRR chứa đựng thông tin về độ an toàn của dự án và phương pháp NPV không có.
Nhược điểm
Trong trường hợp so sánh các dự án loại trừ lẫn nhau, kết quả của phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV vì phương pháp IRR không quan tâm đến số vốn đầu tư bỏ ra và thời điểm xuất hiện dòng tiền trong các năm hoạt động của dự án.
Giả thiết về tỷ lệ tái đầu tư bằng đúng tỷ lệ sinh lời của dự án trong phương pháp IRR là không hợp lý và có thể thổi phồng khả năng sinh lợi của dự án.
Khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, có thể không có hoặc có nhiều mức lãi suất chiết khấu làm NPV bằng 0 gây khó khăn cho việc lựa chọn dự án.
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)
+ Khái niệm: MIRR giả thiết các dòng tiền của dự án được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn (hay bằng tỷ lệ chiết khấu r để tính chỉ tiêu NPV). Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh MIRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu (CF0) bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các dòng tiền hàng năm (CFt) với giả thiết các dòng tiền CFt này càng được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn (r).
+ Công thức:
CF0 = ∑CFt (1+r)n-1 / (1+MIRR)n
Như vậy có thể thay chỉ tiêu IRR bằng chỉ tiêu MIRR để đưa ra quyết định chính xác hơn. Tuy nhiên chỉ tiêu nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.
+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu MIRR là chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh khắc phục được nhược điểm của IRR.
Chỉ số lợi nhuận (Profit index – PI)
+ Khái niệm: Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại của những khoản thu nhập chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
+ Công thức:
PI = ∑CFt/(1+k)t
CF0
+ Ý nghĩa:PI cũng cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.
+ Đánh giá:
Ưu điểm:
Có tính đến giá trị thời gian của tiền khi đo lường tỷ lệ sinh lời của dự án thông qua việc tìm giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong các năm hoạt động trước khi tính tỷ lệ sinh lời.
Với tư cách đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư, chỉ số PI giúp chủ đầu tư chọn ra được những dự án có khả năng sinh lời cao
Tương tự như IRR, phương pháp PI cũng cho biết thông tin về độ an toàn vì nó đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư.
Nhược điểm:
Phương pháp PI có thể đưa ra kết luận lựa chọn dự án mâu thuẫn nhau đối với các dự án loại trừ nhau có quy mô vốn đầu tư khác nhau vì mặc dù cùng biết lợi nhuận ròng hiện tại nhưng NPV chỉ ra tổng lợi nhuận ròng của dự án còn PI cho thấy lợi nhuận ròng của một đồng vốn đầu tư.
Thời gian hoàn vốn (Payback period – PP)
+ Khái niệm: Phương pháp thời gian hoàn vốn cho biết khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàn trả vốn đầu tư ban đầu
+ Công thức:
PP = n +số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn
Trong đó: n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.
+ Ý nghĩa :
PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
+ Đánh giá:
Ưu điểm:
Đơn giản dễ tính và dễ hiểu
Chọn được dự án ít rủi ro nhất trong các tình huống loại trừ nhau, Thời gian của dự án càng dài, những ước tính về dòng tiền càng kém tin cậy. Vì vậy thông qua tốc độ hoàn vốn để lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất có thể là dự án ít rủi ro nhất
Không phải dự tính dòng tiền trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án.
Với nhiều nhà đầu tư đây là phương pháp thích hợp trong trường hợp hạn chế về vốn. Khi hạn chế về vốn lại có nhiều cơ hội đầu tư thời gian hoàn vốn được sử dụng để chọn ra những dự án vừa hoàn vốn nhanh.
Nhược điểm:
Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn cũng rất mơ hồ.
Quyết định lựa chọn dự án theo phương pháp này tập trung chủ yếu vào dòng tiền trong khoảng thời gian hoàn vốn và bỏ qua dòng tiền ngoài thời gian này.
Chưa tính đến giá trị thời gian của tiền.
Lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)
+ Khái niệm: Là lợi nhuận thuần tuý bình quân trong các năm của dự án. Đây là chỉ tiêu sử dụng kết hợp với NPV
+ Công thức:
AAP = ∑ (Doanh thu – Chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp)/n
Trong đó: n là số năm thực hiện dự án
+ Ý nghĩa:
AAP phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán, trong các năm thực hiện dự án AAP cho biết dự án tạo ra bao nhiêu lợi nhuận bình quân trong các năm thực hiện dự án.
AAP chỉ xem xét lợi nhuận thuần tuý về mặt kế toán chứ không tính đến giá trị thời gian của tiền. Hơn nữa nó không xét đến các dòng tiền tạo ra từ dự án như các phương pháp NPV hay IRR. Do vậy cũng như PI nó ít được sử dụng một cách độc lập mà phải được dùng như một chỉ tiêu bổ trợ cho NPV
1.2.4.7. Thẩm định rủi ro dự án
Kết quả một dự án sẽ phụ thuộc vào những sự kiện bất định trong tương lai. Những yếu tố thu nhập và chi phí của dự án, như giá và chất lượng đầu vào và đầu ra, rất ít khi là các sự kiện chắc chắn hoặc gần như chắc chắn. Trong phân tích dự án cac yếu tố lợi ích và chi phí của dự án được coi là chắc chắn, thể hiện ở một giá trị duy nhất. Tính bất định và rủi ro của dự án xảy ra khi mà dự án có thể có nhiều hơn một kết quả duy nhất so với dự kiến. Vì vậy khi phân tích dự án chúng ta cần xem xét nhiều khả năng mà dự án có thể gặp phải. Đó chính là phân tích rủi ro.
Tổng kết lại phân tích rủi ro là việc nghiên cứu kết quả dự án dưới nhiều điều kiện khác nhau để xác định những tổn thất hoặc trở ngại mà dự án có thể gặp phải, đồng thời đánh giá mức động của từng yếu tố đến kết quả dự án để đưa ra quyết định phù hợp.
Quá trình phân tích rủi ro sẽ giúp nhà đầu tư nói chung và ngân hàng nói riêng có cái nhìn thấu đáo sâu sắc hơn về khả năng thu lợi nhuận của dự án, cũng như các tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với dự án để có biện pháp phòng ngừa.
Phổ biến và đơn giản là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.
Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)
+ Khái niệm và ý nghĩa:
Phân tích độ nhạy của dự án là việc lần lượt cho từng yếu tố của dự án thay đổi trong khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên, để nghiên cứu tác động của yếu tố đó tới kết quả hay tính khả thi của dự án.
Phân tích độ nhạy giúp cho việc đánh giá rủi ro bằng xác định những biến cố có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của chúng.
Phân tích độ nhạy có thể giúp cho nhận biết được những điểm yếu của dự án và chỉ ra sự cần thiết phải thu thập thông tin về một biến số. Nó cũng cho chúng ta thấy một ý tưởng về rủi ro của dự án.
+ Phương pháp phân tích độ nhạy:
Để phân tích độ nhạy của dự án thông thường thực hiện qua 4 bước:
- Bước thứ nhất phải kể đến là xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu để xác định được xu hướng này cần căn cứ và các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo đặc biệt là kinh nghiệm thực tập và các chuyên gia phân tích.
- Bước 2 là dựa vào cơ sở các nhân tố đã lựa chọn dự đoán biến động có thể xảy ra tối đa là bao nhiêu so với giá chuẩn ban đầu.
- Bước 3 là chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy nào đó
- Bước 4 là tiến hành xác định lại NPV và IRR theo các biến số mới, trên cơ sở cho các biến số tăng, giảm cùng một tỷ lệ phần trăm nào đó.
+ Công thức:
E = ∆F1/∆Xi
Trong đó: E là chỉ số độ nhạy
∆Fi là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả
∆Xi là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng.
Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu nhập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro xảy ra trong khai thác dự án để từ đó đưa dự án phát triển một cách hiệu quả.
Phương pháp phân tích độ nhạy có nhiều nhược điểm:
Không tính đến xác suất xảy ra sự kiện
Không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số
Việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên của biến thiên của các biến số hiệu quả quan sát được.
Phân tích tình huống (Scenario Analysis)
+ Khái niệm: Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án.
Sự phân tích này đòi hỏi chúng ta phải xem xét cả một tập hợp những tình huống tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cơ sở. Tức là chúng ta tính toán NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị chuẩn.
Phương pháp phân tích tình huống cũng tồn tại các nhược điểm:
- Không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được một vài khả năng rời rạc mà thực tế lại có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án.
Thẩm định tài chính dự án thực chất là để ngân hàng đánh giá hiệu quả tài chính của dự án để xem dự án có khả thi để ra quyết định cho vay. Vì vậy để ra được quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩm định tài chính dự án.
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án
1.3.1. Khái niệm
Chất lượng thẩm định tài chính dự án là giá trị của việc thẩm định tài chính dự án, là việc thẩm định tài chính dự án có ích lợi có ý nghĩa.
Trong ngân hàng để có thể cho vay theo dự án một cách hiệu quả thì chất lượng công tác thẩm định phải tốt làm căn cứ khoa học giúp ngân hàng cho vay có hiệu quả. Dự án tốt thì chất lượng thẩm định dự án sẽ tốt dẫn đến ngân hàng sẽ yên tâm vì thu được cả lãi và gôc đầy đủ đúng hạn. Thường đây là nguồn đêm lại thu nhập cao cho ngân hàng vì thuộc nhóm khách hàng lớn, vay những món vay lớn. Đồng thời chất lượng thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng đề phòng và hạn chế rủi ro gặp phải. Nếu rủi ro xảy ra sẽ không nằm ngoài dự đoán từ trước qua quá trình thẩm định, ngân hàng sẽ không bị mất vốn và chủ đầu tư cũng không bị lỗ.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án là thấp nếu nó dẫn đến những quyết định sai lầm khi ngân hàng ra quyết định cho vay. Ngân hàng ra quyết định cho vay nhung khi dự án đi vào hoạt động thì không hiệu quả do vậy khách hàng không trả gốc và lãi cho ngân hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn. Hoặc do chất lượng thẩm định thấp không đánh giá đúng hiệu quả tài chính của dự án nên không cho vay để các tổ chức tín dụng khác cho vay và dự án đi vào hoạt động có hiệu quả. Những điều trên đều gây tổn thất cho thu nhập của ngân hàng. Tóm lại chất lượng thẩm định dự án tốt thể hiện ở chỗ nó mang lại thu nhập cho ngân hàng nếu ngân hàng quyết định cho vay và không làm thiệt hại cho ngân hàng nếu ngân hàng từ chối cho vay.
1.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng TĐTCDA
Chất lượng thẩm định tài chính dự án là một chỉ tiêu khó định lượng chúng ta chỉ xem xét nó dựa vào định tính:
- Độ chính xác, khoa học, khách quan và toàn diện của các kết quả thẩm định tài chính dự án về tổng vốn đầu tư, nguồn vốn doanh thu – chi phí và dòng tiền ròng hàng năm của dự án, các chỉ tiêu tài chính dự án, mức độ rủi ro của dự án....Các dự báo này chính xác so với thực tế khi dự án hoạt động.
- Vai trò của các kết quả thẩm định tài chính dự án trong việc quyết định cho vay của ngân hàng và xác định các điều kiện vay.
- Thời gian, chi phí thẩm định tài chính dự án, sự thuận tiện cho khách hàng vay.
Qua ba chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá dự án theo các mức là cao hay thấp hoặc là trung bình.
Trên đây là các chỉ tiêu chất lượng thẩm định tài chính dự án ta sẽ đi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án để hiểu rõ thêm về vấn đề này.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA
Chất lượng thẩm định tài chính dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả về phía ngân hàng thương mại, từ phía khách hàng và nhóm nhân tố kinh tế xã hội, và các yếu tố vĩ mô...Các yếu tố này tác động vừa tích cực vừa tiêu cực lên chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTCDA sẽ giúp ta phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
Nhân tố chủ quan
Các nhân tố bên trong từ phía ngân hàng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các khía cạnh khác nhau của chất lượng thẩm định tài chính dự án.
- Đội ngũ cán bộ: trong thẩm định tài chính dự án con người luôn là yếu tố đóng vai trò quyết định trực tiếp. Con người ở đây được xem xét trên khía cạnh năng lực, chuyên môn thẩm định, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ. Cán bộ ở đây kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết sâu rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án
Quy trình nội dung thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Quy trình, nội dung phương pháp thẩm định phù hợp, mang tính khách quan và khoa học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án để tăng chất lượng. Đó cũng là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài chính dự án, vì vậy nó ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Quy trình và nội dung thẩm định phải được tiến hành một cách đầy đủ, khoa học và khách quan để xác định chính xác hiệu quả tài chính của dự án từ đó giúp cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng thương mại. Nội dung và quy trình thẩm định tài chính dự án và không
- Trang thiết bị công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời.
- Thông tin: Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là thông tin về thị trường trong nước và quốc tế; thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước...Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.
- Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án: Do thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao.
Nhân tố khách quan
Là những nhân tố bên ngoài tác động gián tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nhóm nhân tố này gồm: khách hàng vay, môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước.
- Khách hàng vay: Là chủ đầu tư, chủ thể vay vốn ngân hàng. Các thông tin từ khách hàng cung cấp có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu thông tin khách hàng cung cấp là đầy đủ và chính xác thì tác động tốt đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Còn nếu thông tin này không đầy đủ và không chính xác thì tác động tiêu cực đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án.
- Môi trường kinh tế - xã hội:
Đây là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trên nhiều khía cạnh. Môi trường kinh tế luôn biến động không ngừng theo quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu nó ổn định thì chúng ta có thể dự báo về thị trường sản phẩm của dự án chính xác hơn. Tuy nhiên nếu môi trường kinh tế thay đổi đột ngột không theo quy luật thì có thể đưa đến những rủi ro không thể lường trước cho dự án. Vì lúc đó giá cả biến đổi tác động đến thị trường đầu vào và đầu ra của dự án. Bên cạnh đó môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của chính phủ cũng tác động không nhỏ tới chất lượng thẩm định tài chính dự án.
- Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước:
Những chính sách này cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nó làm tăng rủi ro của dự án và giảm tính chính xác của các dự báo, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như chính sách liên quan trực tiếp đến thẩm định tài chính dự án: Chính sách về đầu tư, chính sách về thuế, chính sách tiền tệ.
Trên đây là những điểm khái quát cơ bản về cơ sở lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận một cách kỹ càng ta có thể áp dụng để đánh giá phân tích thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương
2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHCT Chương Dương
2.1.1. Sự ra đời và phát triển
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1996) đã tạo nên một bước chuyển biến rất lớn đối với nền kinh tế nước ta nói chung, hệ thống tài chính nói riêng trong đó có Ngân hàng thương mại. Nền kinh tế nước ta bắt đầu bước chuyển biến từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hội chũ nghĩa. Có thể nói trong tình hình này đổi mới hệ thống ngân hàng được coi là bước đột phá trong sự nghiệp đổi mới tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Đáp ứng trước tình hình mới này ngày 26/3/1988, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) đã ban hành Nghị định số 53/ HĐBT hình thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng; ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tịn dụng và các dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/1988 Ngân hàng Công Thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển. Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành NHCTVN đã không ngừng phát triển và đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1998 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà._.TM hiệncó
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
DT
9170000
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Huy động vốn
13751361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Khoản vay NH đtư mới
26311000
0
0
0
0
0
0
0
0
0
- Dòng tiền ròng
46366143
14412564
17478443
20972488
22626274
23043592
23056290
22694219
18965543
1884007
Tăng tài sản cố định
40062361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
CF hoạt động
6303782
10552341
13445682
16183901
17363782
17085899
16731578
16588402
16237290
16349215
Thuế TN
101509
274048
654873
878777
1823979
1940998
1972103
2103253
2115792
Trả gốc tiền vay
3758714
3758714
4133714
4383714
4133714
4383714
4166714
625000
375000
Số dư đkỳ
0
2866218
2349654
4325610
8365923
13531649
18339403
23198063
28486707
37576309
Dòng tiền tăng/giảm trong kỳ
2866218
-516564
1975957
4040312
5165726
4807754
4858660
5288644
9089602
9291844
Số dư cuối kỳ
2866218
2349654
4325610
8365923
13531649
18339403
23198063
28486707
37576309
46868152
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Bảng 13: Điểm hoà vốn
Đơn vị: Ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
Tổng DT
9170000
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Tổng CF
7305341
13170934
17496918
20335137
21515018
21337135
20982814
20939638
20543526
20575451
Định phí
3279331
6910634
8638898
9088397
9071418
8884800
8521263
8468382
8062071
8083295
Biến phí
4026010
6260300
8858020
11246740
12443600
12452335
12461551
12471255
12481455
12492156
DT hoà vốn
5845942
12576472
15860565
16513531
16426002
16069450
15392771
15276919
14523377
14539801
Mức hoạt động hv(DThv/Tổng DT)
63,75%
90,5%
81,53%
66,02%
59,1%
57,7%
55,14%
54,59%
51,77%
51,68%
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Khả năng trả nợ: Dự án có nguồn trả nợ ổn định, vững chắc được cân đối theo tỷ lệ vốn đầu tư từ nguồn khấu hao TSCĐ và lợi nhuận để lại.
- Phương án cho vay thu nợ:
+ Phương án cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư
+ Số tiền cho vay: 26 311 000 000 VNĐ
+ Thời gian cho vay 7 năm
+ Thời gian thu nợ: 6 năm 3 tháng
+ Thời gian ân hạn: 9 tháng
+ Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất huy động 12 tháng
Khả năng hoàn vốn của dự án: nguồn trả nợ từ KH cơ bản trích được hàng năm và từ lợi nhuận thu được.
Bảng 14: Tính trả nợ vay: đơn vị: ngàn đồng
Khoản mục
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Trả gốc
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
KH
2618593
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
LN
30000
893428
893428
893428
893428
893428
893428
893428
nguồn#
840121
-
-
-
-
-
-
-
(Nguồn báo cáo thẩm định dự án của phòng khách hàng I- NHCT CD)
Bảng 15: Khả năng hoàn trả vốn vay: Nợ gốc vay được trả từ các nguồn: Khấu hao cơ bản, Lợi nhuận sau thuế, nguồn khác.
Đơn vị: ngàn đồng
STT
KM
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
1
Trả gốc
1052440
4209760
4209760
4209760
4209760
4209760
4209760
2
Trả lãi
661985
2379567
1950171
1520776
1091380
661985
232589
3
KH
895402
2976000
3581607
3581607
3581607
3581607
3581607
4
LN
157038
500000
628153
628153
628153
628153
628153
5
nguồn#
733760
(Nguồn phòng khách hàng I – NHCT Chương Dương)
- Tiền nợ gốc trả khi đến hạn theo từng kỳ hạn ghi trên hợp đồng tín dụng
- Trả lãi vào ngày 25 hàng tháng từ nguồn thu bán hàng
- Thời hạn vay vốn là 7 năm.
Bảng 16: Thời gian hoà vốn
Đơn vị: ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
Đầu tư trong năm
41262361
0
Vốn đầu tư tích gộp
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
Hiện giá vốn đầu tư
41362361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Hiện giá vốn đầu tư tích gộp
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
Khấu hao (A)
1001559
2618593
4051236
4151236
4151236
4251236
4251236
4351236
4306236
4226236
Khấu hao (B)
1864659
623557
1683435
4022790
5398204
4690232
4991138
5071122
5408365
5440608
(A)+(B)
2866218
3242150
5734671
8174026
9549441
8941469
9242374
9422359
9714602
9666844
(A)+(B) tích gộp
2866218
6108368
11843039
20017065
29566506
38507975
47750348
57172707
66887309
76554152
Số tiền còn phải hoàn vốn
38496143
35253993
29519322
21345296
11795855
2854386
-6387987
-15810346
-22524948
-35191791
Hiện giá (A)+(B)
2866218
3242150
5194448
6706530
7096933
6019114
5635574
5204095
4860058
4380585
Hiện giá (A)+(B) tích gộp
2866218
3242150
8436598
15143129
22240062
28259176
33894750
39098844
43958903
48339488
(nguồn phòng khách hàng I – NHCT Chương Dương)
C. Kiến nghị của cán bộ tín dụng
- Ý kiến đề xuất:
+ Đề nghị duyệt cho vay
+ Phương thức cho vay: cho vay theo dự án đầu tư
+ Số tiền cho vay cao nhất: 26 311 000 000
+ Thời hạn cho vay: 7 năm
+ Thời hạn duy trì khoản vay: 7 năm
+ Lãi suất cho vay 0.85%/ tháng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng (có điều chỉnh)
+ Cách thức trả nợ gốc và lãi tiền vay: Trả nợ gốc khi đến hạn theo từng kỳ hạn nợ ghi trên HĐTD, trả lãi vào ngày 25 hàng tháng từ nguồn thu bán hàng
2.3. Đánh giá chất lượng TĐTCDA của chi nhánh NHCT Chương Dương
2.3.1. Những kết quả đạt được
Có thể nói rằng công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng của chi nhánh NHCT Chương Dương đã ngày càng được nâng cao và hoàn thiện về chất lượng.
- Công tác thẩm định tài chính dự án đã hiệu quả hơn với tính đầy đủ, độ chính xác cao hơn khoa học hơn do vậy đưa đến kết quả chính xác hơn so với sự thiếu chính xác và thiếu sót trước đây.
- Nhờ chất lượng thẩm định tài chính dự án tốt nên các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính toán chính xác làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng đồng thời hạn chế sự tổn thất của ngân hàng khi đưa ra quyết định không cho vay.
- Công tác thẩm định đã hoàn thiện cả về mặt thời gian, đã đạt yêu cầu mà hệ thống NHCT đưa ra. Đồng thời chi phí thẩm định cũng giảm do công nghệ của ngân hàng ngày càng tiến bộ, cán bộ thẩm định thì chuyên môn ngày càng cao, máy móc thiết bị tiên tiến.
Có được những thành quả không nhỏ đó là nhờ sự đóng góp của nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố khách quan và chủ quan nhưng chủ quan là chính:
- Đội ngũ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án nên họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định đồng thời họ cũng quan tâm đến công tác thẩm định giúp họ nâng cao được trình độ năng lực chuyên môn. Như tạo cơ hội học tập đào tạo cán bộ thẩm định do NHCT tổ chức...Ngoài ra do việc phân công, giao dự án cho cán bộ tín dụng làm việc phù hợp với khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả.
- Phải kể đến sự nổ lực của cán bộ thẩm định, luôn nỗ lực học tập phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt quy trình thẩm định, đạo đức phẩm chất nghề nghiệp tốt vì vậy kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy.
- Thông tin phục vụ thẩm định ngày càng đẩy đủ chính xác
- Một dự án vừa được thẩm định vừa được tái thẩm định lại nên độ tin cậy và chính xác cao.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác thẩm định tài chính dự án ở chi nhánh NHCT Chương Dương vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.
- Có những dự án chất lượng thẩm định tài chính dự án còn thấp các yếu tố dự đoán còn thiếu chính xác, thiếu khoa học tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính còn ko chính xác. Các cán bộ tín dụng chỉ dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp mà không tính đến các yếu tố khách quan bên ngoài. Một số cán bộ còn chưa nghiêm túc trong sạch trình độ chuyên môn thấp.
Ví dụ trong việc tính hệ số chiết khấu, tính thuế hay tổng mức đầu tư không đầy đư ở ví dụ minh hoạ mà chúng ta đang phân tích.
- Thời gian thẩm định còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho khách hàng,
- Nhiều dự án vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng
Ví dụ ở dự án này thì rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng do nhu cầu sản phẩm thay đổi, rủi ro do cạnh tranh với các công ty mới, rủi ro từ chi phí do giá cả thay đổi, rủi ro từ sản xuất và quản lý. Rủi ro hoàn vốn vay
Nguyên nhân:
- Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng còn kém, không đồng đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Trình độ tin học còn yếu dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu không chính xác. Số lượng cán bộ thẩm định giỏi thiếu trầm trọng.
- Cán bộ quản lý chưa thật quan tâm đến công tác thẩm định tài chính dự án vì vậy chưa tạo điều kiện để công tác thẩm định tài chính dự án đạt kết quả cao.
- Nội dung quy trình thẩm định tài chính dự án được tiến hành chưa thật đầy đủ. Các chỉ tiêu tính toán chưa chính xác còn sai nhiều
Trong dự án mà chúng ta đang nghiên cứu chưa tính toán đến chỉ số doanh lợi mới chỉ tính đến NPV, IRR và thời gian hoàn vốn. Các chỉ tiêu NPV, IRR cùng chưa chính xác, tính hệ số ck sai, số lao động không đúng vói thực tế của dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư còn thiếu sót không đúng như trong lý thuyết.
Về thẩm định độ nhaỵ còn chung chung không phản ánh được sự thay đồi của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chíh dự án.
Trong dự án chỉ giả định lãi suất chiết khấu tăng lên 1%, tiền điện tiền lương tăng lên 5% khi phân tích độ nhạy.
- Nguồn thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác một số nguồn thông tin không được thẩm định lại.
- Sức ép về thời gian do cấp trên đề ra.
- Thiết bị công nghệ còn chưa thật cập nhật.
- Các văn bản quy định hướng dẫn về công tác TĐTCDA còn thiếu sót chưa cụ thể và không đồng bộ.
- Sự gắn bó liên kết giữa ngân hàng và các cơ quan khác để lấy thông tin về khách hàng còn lỏng lẻo nên thông tin từ khách hàng sẽ không đầy đủ.
- Môi trường kinh tế, pháp luật chưa ổn định
- Sự kém năng lực và trình độ hiểu biết của khách hàng vay vốn lập dự án sai nhiều gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.
Như vậy ta có thể thấy rằng công tác thẩm định ở Chi nhánh NHCT Chương Dương còn nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án buộc ngân hàng phải tìm ra các giải pháp để phát huy các mặt tích cực và đẩy lùi các mặt tiêu cực.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng cho hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHCT Chương Dương nói riêng. NHCT Chương Dương đã xác định một số định hướng cho mình như sau:
- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng chuyển đổi nợ có khả năng sinh lời thấp thành nợ lành mạnh có khả năng sinh lời cao.
- Chi nhánh cũng đã tiến hành phân tích sàng lọc những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tài chính yếu, công nợ phải thu lớn và khoá thu hồi nợ, có dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ như công ty CP Thạch bàn, công ty cầu 14.
-Chi nhánh cũng chủ động tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho vay những ngành hàng có khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh trong nền kinh tế, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng...
-Chi nhánh đã chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các phòng khách hàng với phòng tài trợ thương mại, kế toán thanh toán để đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói từ cho vay, bảo lãnh đến thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền đảm bảo tận thu các loại phí dịch vụ.
-Tiến hành rà soát, yêu cầu doanh nghiệp huy động các tài sản hiện có để thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Trên cơ sở định hướng cho hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian tới, NHCT CD đã đưa ra định hướng phát triển công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng trong hoạt động cho vay của mình.
3.1.2. Định hướng trong cho công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay .
- Công tác thẩm định phải tiến hành kịp thời nhanh chóng theo yêu cầu của hệ thống nhưng chất lượng vẫn cao.
- Kết quả thẩm định phải tính toán chính xác để làm căn cứ ra quyết định cho vay.
- Nâng cao chất lượng cán bộ mở các lớp đào tạo, cử cán bộ đi họ để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chất lượng thẩm định tài chính dự án phải đặt lên hàng đầu góp phần làm cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn, đặc biệt là cho vay theo dự án đem lại nguồn thu nhập to lớn cho ngân hàng. Giảm thiểu được các loại nợ xấu do ngân hàng không có khả năng trả nợ. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh mà NH đã đề ra như sau:
Bàng 17: Kế hoạch kinh doanh năm 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
thực hiện
31/12/2006
Kế hoạch 31/12/2007
(+), (-) so thực hiện 31/12/2006
Dư nợ cho vay nền kinh tế 31/12/2007
-VNĐ
-Ngoại tệ quy VNĐ
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
1.663
1.399
264
1.896
1.610
286
233
211
22
Cơ cấu dư nợ 31/12/2007
-Cho vay KCBĐ=TS(tối đa)
-Cho vay DNNN(tối đa
% ∑ DN
% ∑ DN
69
65
64
58
-5
-5
Nợ nhóm 2
Triêu đồng
34.084
30.000
-4.084
Nợ xấu:
Trong đó: - Nợ nhóm 3
- Nợ nhóm 4
- Nợ nhóm 5
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
198
0
0
198
178
178
-20
0
0
-20
Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng
triệu đồng
3.077
25.016
21.939
Thu hồi các khoản nợ đã được CP cấp nguồn
triệu đồng
1.032
0
-1.032
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh trong thời gian tới
3.2.1. Hoàn thiện công tác TĐTCDA
- Do thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Do đó công tác này phải được tổ chức quản lý một cách khoa học hiệu quả hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với tinh thần thiếu trách nhiệm hoặc hiệu quả làm việc thấp. Đồng thời có những chính sách khen thưởng, ưu đãi hợp lý với những cán bộ tận tuỵ với công việc.
- Phải bổ sung về số lượng dồng thời tăng cường đào tạo tập huấn luyện đội ngũ cán bộ thẩm định vừa yếu vừa ít của phòng kinh doanh. Phải bố trí cán bộ thẩm định đúng người đúng việc đúng với chuyên môn sẽ phát huy được khả năng và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và an toàn tín dụng.
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, phương pháp quy trình TĐTCDA
Quá trình thẩm định gồm nhiều giai đoạn, ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến nhau một cách chặt chẽ do đó kết quả thực hiện từng giai đoạn phải phù hợp với nhau để đảm bảo tính khả thi cho toàn bộ dự án. Do đó chất lượng của thẩm định tài chính dự án giữ một vai trò rất quan trọng. Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung và phương pháp quy trình thẩm định tài chính dự án.
Tuỳ thuộc vào từng dự án theo từng lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề mà chúng ta có cách phân loại phân nhóm phù hợp đưa ra những nội dung, phương pháp quy trình phù hợp, không cứng nhắc khuôn mẫu. Song vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản: Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn, thẩm định doanh thu chi phí và dòng tiền ròng, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, phân tích rủi ro dự án.
- Phải xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư: Ngân hàng tiến hành thẩm định tổng mức vốn đầu tư cần thẩm định đầy đủ các nội dung: như thẩm định vốn cố định đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động ban đầu và vốn dự phòng. Nhiều khách hàng không có hoặc không đủ vốn tự có để vay ngân hàng họ đã gian lận khai khống lên đẩy mức vốn đầu tư lên trên mức nhu cầu thực tế để trình vay ngân hàng. Nếu ngân hàng không thẩm định cụ thể không phát hiện ra thì rất rủi ro cho ngân hàng.
+ Đối với dự án xây lắp: Khi tính toán thường được tính dựa trên cơ sở khối lượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn thiết bị phải được tính toán chính xác vì nó là căn cứ cho việc tính khấu hao thiết bị sau này. Nó chiếm đến 60 – 70% tổng mức vốn đầu tư.
+ Chúng ta phải quan tâm đến vốn lưu động vì nó được hồi lại vào năm cuối của dự án.
+ Để hạn chế rủi ro cho dự án thì vốn dự phòng cũng đóng vai trò quan trọng. Vốn dự phòng phải đảm bảo một mức hợp lý chiếm 5 – 10% giá mua tài sản cố định.
+ Ngân hàng cũng cần phải tiến hành xác định tiến độ giải ngân cho dự án giúp quá trình điều hành quản lý vốn của ngân hàng hiệu quả hơn. Qua đó đánh giá được hiệu quả của từng đồng vốn bỏ ra. Vừa hiệu quả tránh làng phí.
- Phải xác định đầy đủ chính xác nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn cho dự án. Xác định rõ giá trị vốn tự có của doanhh nghiệp tránh trường hợp đánh giá sai giá trị vốn tự có dẫn đến ngân hàng cho vay 100% nhu cầu vốn đầu tư. Phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm liên tiếp gần nhất.
- Thẩm định chính xác doanh thu chi phí và lợi nhuận dòng tiền ròng của dự án. Đây là cơ sở để có thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đúng đắn chính xác như NPV, IRR...Khâu này khá khó vì phải thẩm định về thị trường đầu vào đầu ra và cả yếu tố về thị trường. Mặt khác hiện nay việc ban hành luật thuế, hay các quy định về doanh thu chi phí và lợi nhuận còn nhiều bất cập chưa thống nhất, còn nhiều thay đổi nên ngân hàng phải luôn cập nhật các văn bản hiện hành để có những thay đổi cho phù hợp Đối với chi phí sản xuất phải căn cứ vào giá thành sản phẩm. Đi sâu kiểm tra đầy đủ các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, kiểm tra các định mức sản xuất, mức tiêu hao năng lượng.
Việc tính khấu hao cũng phải hợp lý đảm bảo tổng mức khấu hao phải bằng nguyên giá tài sản cố định.
- Lựa chọn và xác định chính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án phù hợp với từng dự án cụ thể. Có những dự án với vòng đời dài mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao, khó xác định cho kỳ tương lai, người ta mới sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR...Còn các dự án vòng đời ngắn mới sử dụng các chỉ tiêu PI và thời gian hoàn vốn cho đơn giản đỡ mất công sức và tiết kiệm chi phí.
- Việc xác định tỷ lệ chiết khấu cũng rất quan trọng nó liên quan đến tính khả thi của dự án. Việc lấy lãi suất chiết khấu theo lãi suất ngân hàng hay theo chi phí vốn bình quân. Song lấy lãi suất chiết khấu phải dựa vào WACC vì với hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn vay.
- Chú trọng việc phân tích rủi ro của dự án. Hiện nay việc phân tích rủi ro dự án được tiến hành qua loa sơ sài và thiếu tính chính xác để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án thì phải coi trọng việc phân tích rủi ro dự án. Phân tích độ nhạy phải chỉ rõ những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án phân tích quy luật biến đổi đưa ra các tình huống thay đổi các yếu tố đó thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án sẽ thay đổi như thế nào.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực
Như ta đã biết con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Các yếu tố như trình độ chuyên môn, hiểu biết và phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định là một trong những nguyên nhân hạn chế việc nâng cao chất lượng thẩm định.
- Cần phải đào tạo bồi dưỡng huấn luyện đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua các lớp chuyên đề, các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ tín dụng.
- Nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phẩm chât đạo đức của cán bộ tín dụng,
- Có chế độ kỷ luật cũng như ưu đãi khen thưởng hợp lý đối với cán bộ để kích thích năng lực sức sáng tạo của cán bộ.
3.2.4. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập và xử lý thông tin
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là thông tin trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch và phát triển kinh tế của Nhà nước..Vì vậy các thông tin này cần được thu thập một cách đầy đủ và chính xác.
- Nguồn thẩm tin trình duyệt lên phải được thẩm định kỹ càng, ngoài ra một số thông tin còn phải tái thẩm định.
- Lấy thông tin từ nhiều nguồn như thông tin về doanh nghiệp của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý...Từ đó thẩm định lại tính chính xác trong các hợp đồng đầu vào, tình hình tài chính của DN.
- Cập nhật các nguồn thông tin do Nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành như các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn, thông tư, chỉ thị. Như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, luật thuế, luật đất đai,...các văn bản như các quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các quy chế quản lý tài chính. Các số liệu thống kê về nhân khẩu học và số liệu về yếu tố kinh tế vĩ mô như thu nhập bq, xuất nhập khẩu, tốc độ GDP, chỉ số giá cả, chỉ số lạm phát...
Trong bối cảnh gia nhập WTO chi nhánh cũng cần phải đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến. Tiếp cận với hệ thống công nghệ thông tin của thế giới đưa vào thẩm định tài chính dự án sẽ cho kết quả chính xác đóng góp tích cực vào công tác thẩm định tài chính dự án. Muốn vậy ngân hàng phải từng bước đổi mới về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ tin học, về hiểu biết công nghệ thông tin cho cán bộ tín dụng, áp dụng công nghệ thông tin trong thẩm định tài chính dự án.
3.2.5. Hoàn thiện về cơ sơ vật chất trang thiết bị
Đây là nhân tố ảnh hưởng tời thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị công nghệ hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng chính xác, các cơ hội đầu tư được nắm bắt kịp thời.
3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc theo hướng HĐH cho nhân viên
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay để đạt hiệu quả cao và nâng cao uy tín của mình ngân hàng phải xây dựng một môi trường làm việc thông thoáng, hiện đại, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình. Có những chính sách ưu đãi, thưởng phạt hợp lý để kích thích tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Có hộp thư góp ý, buổi nói chuyện thảo luận giữa các nhân viên để trao đổi kinh nghiêm,...Cho nhân viên tiếp xúc với các công nghệ hiện đại để họ cập nhập được nhiều thông tin trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để đưa ngân hàng phát triển đi lên.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ ngành liên quan
Nhà nước sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. Đồng thời nhà nước cũng cần tạo một môi trường kinh tế xã hội chính trị ổn định thông qua việc ban hành các bộ luật mới như Luật chống phá giá, chống độc quyền, luật thuế, luật đầu tư, luật doanh nghiệp…Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cần tạo môi trường đầu tư an toàn, bình đẳng và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản quy định liên quan đến cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại để thật thống nhất không mâu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
Các bộ ngành như bộ xây dựng, bộ công nghiệp, bộ tàì chính cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư, xây dựng, tài chính, tín dụng, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, ổn định tránh chồng chéo để nhà đầu tư tiếp cận được các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư Nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Đóng vai trò là cơ quan quản lý cao nhất đối với các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò trong việc hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ thẩm định, và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin và kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời tạo mối liên hệ với các ngân hàng thương mại để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
Ví dụ như NHNN tổ chức các lớp đào taọ, hội thảo ngắn ngày cho cán bộ trong ngành, các buổi nói chuyện tổng kết năm để tăng cường hiểu biết hợp tác giữa các bộ phận thẩm định, tín dụng của ngân hàng thương mại.
NHNN cũng phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến thẩm định dự án nói riêng và thẩm định tài chính dự án nói chung để làm có thể làm cơ sở cho các NHTM đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn đem lại thu nhập cho ngân hàng và hạn chế các rủi ro mà ngân hàng gặp phải.
NHNN cũng phải tăng cường hỗ trợ về công nghệ, từng bước đưa các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới vào các NHTM để họ từng bước tiếp cận và ứng dụng. Nhằm đa dạng hóa phương pháp và cách thức thu thập thông tin sao cho kịp thời cập nhật và chính xác. Thông tin phải được thu thập từ nhiều phía để đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ chính xác về khách hàng. Về tổ chức cơ cấu bộ máy làm việc cũng phải khoa học hơn, đảm bảo thống nhất trên cả nước. Từng bước hạn chế những ngân hàng làm ăn kém hiệu quả. Góp phần hiện đại hóa và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng – tài chính theo kịp với tiến trình hội nhập với thế giới hiện nay.
3.3.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
NHCT cần tích cực quan tâm hơn nữa đến chỉ đạo và hướng dẫn nhằm giúp đỡ chi nhánh NHCT Chương Dương có đủ điều kiện nâng cao hoạt động của mình và công tác thẩm định. Đưa ra một quy trình thẩm định dự án chuẩn và thống nhất, xây dựng các định mức, tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án.
NHCT cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng một cách thường xuyên và có chất lượng để giúp chi nhánh nâng cao năng lực trong thẩm định tài chính dự án nói riêng và thẩm định dự án nói riêng. Đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm giữa các chi nhánh để cán bộ tín dụng có cơ hội học hỏi nhau trong thực tế, trao đổi thông tin…NHCT cũng cần hỗ trợ thông tin và công nghệ cho Chi nhánh nhằm giúp chi nhánh ngày càng phát triển đi lên. Đưa ra những nhận xét đánh giá thỏa đáng và những bài học kinh nghiệm khi kết thúc dự án để từ đó chi nhánh sẽ có những sự thay đổi hợp lý hơn linh hoạt hơn trong khi xây dựng quy trình và nội dung thẩm định.
3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư
Có thể nói để chất lượng công tác thẩm định được nâng cao thì phải kể đến vai trò quan trọng của chủ đầu tư. Nó thể hiện ở năng lực cũng như hiểu biết của chủ đầu tư về công tác thẩm định. Nếu chủ đầu tư nghiêm túc trong quá trình lập dự án thì quá trình thẩm định sẽ tiến hành dễ dàng hơn. Sự hợp tác lành mạnh của chủ đầu tư với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro từ phía khách hàng vay. Nó đảm bảo hài hòa quyền lợi của chủ đầu tư và ngân hàng.
Trình độ chuyên môn của người lập dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Trình độ của người lập dự án mà cao thì thông tin sẽ chính xác và đáng tin cậy cho chất lượng dự án ngày càng được nâng cao. Vì vậy chủ đầu tư cần cung cấp cho ngân hàng những số liệu chính xác một cách chính xác và nhanh chóng nhất thông qua hệ thống kế toán rõ ràng và được công nhờ một công ty kiểm toán tin cậy. Đồng thời đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn theo định hướng phát triển của Chính phủ. Thường xuyên liên hệ với ngân hàng để cung cấp các thông tin như thay đổi về kế hoạch kinh doanh, nhân sự rồi các thông tin về vốn hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Nhìn chung hoạt động của chi nhánh NHCT Chương Dương trong những năm trở lại đây đạt hiệu quả cao, với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm chi nhánh dần dần khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thị trường không chỉ với các sản phẩm mới, nhiều tiện ích cho khách hàng được liên tục tung ra trên thị trường mà còn bởi uy tín được tạo ra từ lòng nhiệt huyết, sự nhiệt tình của CBCNV của ngân hàng, với một văn hoá kinh doanh mang tới sự thân thiện đầy tin cậy cho khách hàng. Tất cả những điều đó để hướng tới hoàn thành sự mệnh của chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ cho khách hàng, đa dạng có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm mục đích thoã mãn khách hàng, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng; Đạt được tầm nhìn đến năm 2010 góp phần đưa NHCT VN: xây dựng chủ lực hiện đại, có kỹ thuật công nghệ cao kinh doanh đa năng, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Trong đó có thể nói công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng của NHCT Chương Dương đã đạt chất lượng rất cao. Đó là cơ sở đưa đến những thành quả không nhỏ cho ngân hàng.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi, chuyên đề “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHCT Chương Dương” đã sử dụng phương pháp thích hợp và hoàn thành được những nội dung chủ yếu:
Phần thứ nhất hệ thống lại lý luận chung về thẩm định tài chính dự án, từ đó đưa ra những khái niệm và một số chỉ tiêu về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM.
Phần thứ hai đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHCT Chương Dương, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động này.
Phần thứ ba đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay đặc biệt là cho vay theo dự án.
Qua chuyên đề này em hi vọng rằng những giải pháp đưa ra sẽ được NHCT Chương Dương xem xét, áp dụng để nâng cao chất lượng công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn hiệu quả.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS – TS Lưu Thị Hương chủ biên – NXB giáo dục
Giáo trình “Ngân hàng thương mại và quản trị và nghiệp vụ”,TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo chủ biên – NXB Thống kê – 2002
“Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của Federic S.Mínhkin NXB khoa học và kỹ thuật.
Giáo trình thẩm định tài chính dự án, chủ biên: PGS – TS Lưu Thị Hương chủ biên – NXB Tài Chính.
Giáo trình ngân hàng phát triển – TS Phan Thị Thu Hà chủ biên – NXB Lao Động – Xã hội.
Tài liệu hướng dẫn cán bộ tín dụng của ngân hàng công thương
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0334.doc