CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NHTM
. Hoạt động cho vay theo dự án và hoạt động thẩm định của NHTM.
1.1.1.Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM.
Cho vay theo dự án đầu tư là việc ngân hang tham gia tài trợ cho dự àn thong qua việc cho vay đối với chủ đầu tư một phần vốn nhất định trên tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án.Chủ đầu tư phải cam kết sử dụng vốn vay của mình đầu thư vào các hạng mục của dự án. Nguồn trả nợ sẽ
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính DỰ ÁN tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CẦU GIẤY, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đựôc lấy từ doanh thu mà dự án sẽ mang lại.Khách hang phải có vốn tự có đầu tu tham gia vào dự án Có thể khái quát một số đặc điểm quan trọng của hoạt động cho vay theo dự án của NHTM như sau:
*Cho vay theo dự án là một hoạt động quan trọng đón góp môtj tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM.
Đối tượng chjo vay theo dự án là các doanh nghiệp, các hoọ sản xuất kinh doanh hoặc các tổ chức kinh tế xã hội.Một doanh nghiệo nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì không thể thiếu hoạt động đầu thư, mở rộng nâng cấp nhà xưổng, mua sắm mới trang thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ…hay đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời để tăng vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp klhi đầu tư đều có nhu cầu vay vốn ngân hang để tài trợ cho dự án của mình., điều này không chỉ bởi họ không đủ tiềm lực về vốn mà việc sủ dụng vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp duy trì một cơ cấu vốn hợp lý vowis chi phí vốn thấp hơn là việc sử sụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư.Vì vậy, xét từ góc độ của ngân hang thì viêc cho vay theo dụ án là một sản phẩm có thị trường rộng lớn.
Vốn vay cho dự án phụ thuộc vào quy mô của dự án nhưng thường lớn hơn vốn vay cho các nhu cầu vốn thưồng xuyên của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay cũng thường cao hơn do thời gian vay vốn dài và mức độ rủi ro cao. Vì thế mà thu nhập từ cho vay dự án thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM.
* Cho vay theo dự án là hoạt động có tính rủi ro cao.
Điều này là do một dự án là một sự kết hợp phức tạp của nhiêù hoạt động khác nhau, có sự tham gia của nhiều thành phần lien quan. Vì vậy sự thành công hay thất bại của một dự án được chi phối bởi nhiều yếu tố mà ngân hang không thể nào kiểm soat được. Ngoài ra thời gian thực hiện dự án thường kéo dài dẫn đến nguy cơ cao hơn về sự biến động của cung, cầu, giá cả trên thị trường , cũng như những sự thay đổi khác của môi trường kinh tế, kỹ thuật tác động đến dự án.
Trên thực tế, các dự án mặc dù đã được tính toán kỹ lưỡng về mặt kinh tế, kỹ thuật nhưng trong quá trình thực hiện, khó có dự án nào lại theo đúng những tính toán đã được đặt ra. Đây là một vấn đề không những các nhà quản lý dự án phải tính toán mà các NHTM cũng phải xem xét đến trong kế hoạch cho vay vốn của mình.
*Vấn đề nguồn tài trợ trong cho vay theo dự án.
Các khoản tiền cho vay theo dự án thường là các khoản tiền cho vay trung và dài hạn với quy mô lớn. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn để cho vay.Trên thực tế, các ngân hang thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn trung và dài hạn và thường phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ trung và dài hạn. Điều này cũng mang lại rủi ro cho ngân hang khi không có đủ tiền mặt để chi trả cho nguời gửi tiền khi có yêu cầu.
1.1.2.Hoạt động thẩm định tài chính dự án của NHTM.
1.1.2.1. Khái niệm, mục đích của công tác thẩm định dự án tại NHTM.
Thẩm định dụ án đầu tư là việc xem xét,đánh giá một cách khách quan, toàn diện các mặt của dự án, tính khả thi về mặt kih tế, kỹ thuật, tác động xã hội của dự án, để từ đó đưa ra các quyết định thích hợp.
Một dự án thường có sự tham gia của nhiều bên lien quan và mỗi bên đều có nhu cầu thẩm định dự án với các mục tiêu khác nhau. Chủ đầu tư thường chú trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án để đưa ra các quyết đinh đàu tư. Các cơ quan quản lý xem xét các lợi ích xã hội mà dự án mang lại. Còn ngân hang thì quân tâm đến khả năng hoàn trả vốn vay của dự án để đưa ra các quyết định cho vay hay không.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng tronbg hoạt động cho vay theo dự án của NHTM.Quan tâm hàng đầu của NHTM.
1.1.2.2. Quy trình thẩm định dự án tại NHTM.
1.1.2.2.1. Thẩm định trước khi tiến hành tài trợ cho dự án đầu tư.
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng công tác thẩm định.Nội dung của bước này là thu thập và xử lý thong tin lien quan đến chủ đầu tư và dự án đầu tư, bao gồm năng lực sử dụng vốn vay ,uy tín, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến chủ đầu tư ,tính khả thi của dự án đầu tư …Các cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin liên quan đến chủ đầu tư và dự án bằng các cách sau :
Cán bộ thẩm định trực tiếp gặp gỡ chủ đầu tư và tìm hiểu về họ : Thăm nhà xưởng, văn phòng, gặp gỡ chủ đàu tư và nhân viên của họ, xem xét các vật thế chấp…Công việc này giúp cán bộ thẩm định hình dung được các sự việc đang diễn ra và laọi trừ các báo cáo không trung thực.
Tìm kiếm thông tin từ các bạn hàng, các chủ nợ khác của chủ đầu tư, từ các cơ quan quản lý, từ các trung tâm thông tin hoặc tư vấn … Việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn này giúp cán bộ thẩm định có thể phân tích được chủ đầu tư qua các mối liên hệ của họ và từ đó cho thấy uy tín của chủ đầu tư.
Thông tin cũng có thể thu thập từ các báo cáo mà chủ đầu tư nộp NHTM. Khi chủ đầu tư đến Ngân hàng vay vốn để đầu tư vào dự án thì họ phải gửi cho Ngân hàng các báo cáo tài chính, như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ …Những báo cáo này cho biết các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trong các năm qua và là có cơ sở để cán bộ tín dụng đánh giá tình hình tài chính của công ty trong tương lai gần. Ngoài ra Ngân hàng còn dựa trên các số liệu về dự án mà chủ đầu tư đầu tư cung cấp để tiến hành tính toán, phân tích, đánh giá tính khả thi của việc thực hiện dự án. Các cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các báo cáo tài chính và kế hoạch về dự án để ước tính nhu cầu tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của dự án và các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
1.1.2.2.2. Thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư.
- Đánh giá về năng lực pháp lý của chủ đầu tư.
Khi doanh nghiệp đến Ngân hàng xin vay vốn, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định xem doanh nghiệp đó có đủ tư cách pháp lý hay không. Cán bộ thẩm định phải xem xét các tiêu thức giới thiệu về doanh nghiệp như: Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, số hiệu tài khoản của doanh nghiệp, hội đồng quản trị… Trên cơ sở đó cán bộ thẩm định có thể hiểu sơ bộ về chủ đầu tư và có thể xác định được đây là khách hàng đến vay lần đầu hay khách hàng quen của Ngân hàng. Ngoài ra cán bộ thẩm định còn phải thẩm định xem lượng vốn mà chủ đầu tư vay để đầu tư vào dự án là bao nhiêu, mục đích chủ đầu tư xin vay để làm gì và thời hạn vay trong bao lâu?
- Đánh giá tài sản đảm bảo của chủ đầu tư .
Trong trường hợp chủ đầu tư là khách hàng quen của ngân hàng và có uy tín thì ngân hàng sẽ có những ưu đãi khi tài trợ cho dự án.Trong trường hợp độ an toàn của chủ đầu tư không chắc chắn thì Ngân hàng sẽ phải yêu cầu chủ đầu tư phải có tài sản đảm bảo như: Nhà cửa, đất đai, trang thiết bị, phương tiện vật chất, thiết bị văn phòng… các tài sản có giá trị lớn mà thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Ngoài ra các chủ đầu tư cũng có thể lấy chính dự án mà họ đang xin được tài trợ để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Các tài sản đảm bảo này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng khi dự án đi vào hoạt động gặp nhiều rủi ro và chủ đầu tư không đủ khả năng thanh toán nợ.
Đánh giá các khoản nợ của chủ đầu tư.
Khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm định sẽ phải quan tâm tới tất cả các chủ nợ của chủ đầu tư: có thể là các khoản nợ cũ, các khoản nợ của các Ngân hàng khác, nợ người lao động, nợ người cung cấp, nợ nhà nước… Ngân hàng sẽ tìm hiểu xem, tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của khách hàng là bao nhiêu, quan hệ vay vốn của khách hàng với các chủ nợ khác như thế nào,khách hàng có thường xuyên trả nợ đúng hẹn hay không…? Vị trí của Ngân hàng trong danh sách chủ nợ cũng phải luôn được cán bộ thẩm định nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu Ngân hàng giành vị trí quan trọng nhất, Ngân hàng sẽ dễ dàng thu được nợ hơn là các vị trí khác.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và nợ khác. Các tài sản đã làm đảm bảo cho khoản vay cũ nếu được lấy làm tài sản đảm bảo cho dự án thì phải được tính lại theo giá thị trường tại thời điểm tính.
- Đánh giá các vấn đề về tài chính của chủ đầu tư.
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh và vững chắc không. Tỷ lệ nợ trên vốn riêng, nợ trên doanh thu, tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp như thế nào. Để tìm ra được các con số trên cần phải dựa vào các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để xây dựng được các tỷ số tài chính theo các nhóm.
Nhóm 1:Các tỷ số về khả năng thanh toán.
Tỷ số thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh = ( TSLĐ – Tồn kho ) / Nợ ngắn hạn.
Nhóm 2: Các tỷ số về cơ cấu vốn.
Các tỷ số về cơ cấu vốn đựơc sử dụng để phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng TS
Khả năng tự chủ tài chính = Tổng VCSH / Tổng nguồn vốn
Nhóm 3: Các tỷ số về hoạt động.
Các tỷ số về tài sản được sử dụng để đánh giá việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho.
Kỳ thu tiền bình quân = ( Khoản phải thu x 360) / Doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu / TSCĐ.
Vòng quay vốn = Doanh thu / Tổng tài sản
Nhóm 4: Các tỷ số sinh lợi.
Các tỷ số sinh lợi được sử dụng để đo lường hiệu năng quản trị doanh nghiệp.
Hệ số sinh lợi doanh thu = LNST / DT thuần
Hệ số sinh lợi của tài sản = (LNST + Tiền lãi phải trả) / Tổng TS
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = LNST / VCSH
1.1.2.2.2. Thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án vay vốn.
Bên cạnh việc thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư thì cán bộ thẩm định phải thẩm định chính dự án mà chủ đầu tư đang xin tài trợ để xác định tính khả thi của dự án, xem xét xem dự án có đảm bảo được hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính mong muốn hay không.. Ngoài ra, thẩm định dự án đầu tư còn để đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính cũng như các lợi ích và chi phí kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án một cách chính xác và khoa học để ra quyết định đầu tư đúng đắn và đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật nhà nước và ngân hàng về dự án đầu tư.
Khi tiến hành thẩm định một dự án đầu tư cán bộ thẩm định của ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định với các nội dung sau:
* Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án: Bao gồm: Mục tiêu đầu tư của dự án, sự cần thiết đầu tư của dự án, các căn cứ, cơ sở pháp lý của dự án, quy mô đầu tư công suất thiết kế, các giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm; quy mô vốn đầu tư và dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
*Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án sẽ quyết định việc thành công hay thành bại của dự án. Cho nên cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án.
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án.
+ Phân tích mối quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Xác định các sản phẩm của dự án
+ Xác định đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án, trong đó có liên hệ mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các hàng hoá thay thế khác.
- Đánh giá về cung cầu sản phẩm.
+ Xác định năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu hiện tại trong nước của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm (%) và phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu này là do những nguyên nhân gì.
+ Dự đoán những biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Xác định sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
+ Dự kiến các số liệu về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung của sản phẩm, dịch vụ.
- Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần phải thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+ Thị trường nội địa: Đánh giá về hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không. Xem sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không. Xem xét giá cả của sản phẩm dự án so với giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào.
+ Thị trường nước ngoài: Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không; thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không; sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả thế nào.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Trên phương diện này cần xem xét sản phẩm của dự án dự kiến sẽ được tieu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối hay không. Nếu có thì cần xem xét:
+ Hệ thống phân phối của sản phẩm dự án đã được lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không.
+ Các chính sách bán hàng, hoa hồng đại lý và đánh giá các chính sách ưu đãi đối với những nhà phân phối lớn
+ Phương thức bán hang là trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần phải có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không để dự kiến các phương án xử lý.
- Đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Cán bộ thẩm định phải đưa ra các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án theo các chỉ tiêu sau:
+ Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu sản phẩm nếu dự án đó có nhiều loại sản phẩm
+ Tình hình giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
Ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố về nhu cầu,khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tính hiệu quả của công tác phân phối, từ đó đưa ra ước tính về mức tiêu thụ của sản phẩm qua các giai đoạn khác nhau.
* Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ sản xuất cán bộ thẩm định đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án theo các tiêu chí:
+ Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm.
+ Có một hay nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đã có quan hệ từ trước hay mới tạo lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
+ Các chính sách nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào như thế nào
+Tình hình biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Việc phân tích, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án nhằm xem xét dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không .
* Đánh giá về phương diện kỹ thuật của dự án .
- Về địa điểm xây dựng: Cần xem xét đánh giá địa điểm xây dựng có thuận lợi về mặt giao thong hay không, có gần nguồn cung cấp hay không. Cơ sở vật chất hạ tầng của dự án như thế nào.
- Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Cần xem xét các mặt
+ Công suất thiết kế của dự đó có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ… hay không.
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã sẵn có trên thị trường
+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
- Về trình độ công nghệ.
+ Quy trình công nghệ có hiện đại, tiên tiến hay không và ở mức độ nào của thế giới.
+ Công nghệ đó có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không và lý do lựa chọn công nghệ này.
+ Phương thức chuyển giao công nghệ như thế nào, có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
+ Dây chuyền sản xuất có đảm bảo tính đồng bộ hay không.
+ Giá cả thiết bị có hợp lý khôngvà phương thức thanh toán được thực hiện như thế nào.
+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị được thực hiên như thế nào.
- Về quy mô và giải pháp xây dựng.
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không.
+ Xem xét tổng dự toán và dự toán của từng hàng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không.
*Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Cần xem xét đánh giá các mặt sau:
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức và vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị của dự án.
- Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu
- Xem xét phản ứng của chủ đầu tư như thế nào khi thị trường dự kiến bị mất giá.
- Xem xét về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án mà cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
1.1.2.3. Thẩm định tài chính dự án.
Nội dung thẩm định tài chính dự án bao gồm:
- Thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư
- Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án từ đó xác định dòng tiền của dự án.
- Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu .
- Thẩm định rủi ro dự án
- Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
- Phương pháp phân tích độ nhạy.
1.1.2.3.1.Thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư là tổng số tiền được dung để hình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Những tài sản này sẽ được dung để tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập trong suốt vòng đời hữu ích của dự án.
Vốn đầu tư vào tài sản cố định: Dùng vào việc đầu tư mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động: Nhằm hình thành các tài sản cần thiết cho dự án. Bao gồm: Tài sản lưu động trong sản xuất ( nguyên, vật liệu, sản phẩm dở dang…); tài sản trong quá trình lưu thong ( vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, sản phẩm hang hoá chờ tiêu thụ…).
Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của dự án đầu tư chính là cách thức sử dụng các nguồn vốn thích hợp cho nhu cầu của dự án. Dưới góc độ thẩm định tài chính dự án thì thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư được hiểu là việc xác định vốn đầu tư cần thiết cho một dự án. Xác định tỷ trọng vốn tự có của chủ đầu tư, số lượng tín dụng mà chủ đầu tư xin tài trợ từ Ngân hàng so với tổng vốn đầu tư do có hợp lý không? Khả năng huy động vốn góp của chủ đầu tư tối đa là bao nhiêu?
Từ đó, cán bộ tín dụng đưa ra cơ cấu vốn hợp lý , đảm bảo được các mục tiêu của chủ đầu tư và xác định mức cho vay của khach hang. Sai lầm trong việc xác định tổng vốn đầu tư của dự án có thể dẫn đến việc lãng phí lớn, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư và vận hành và có thể gây hậu quả nghiêm trọng với chủ đầu tư.
1.1.2.3.2. Thẩm định phương án tài trợ cho dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư có thể được tài trợ bởi các nguồn sau:
+ Vốn tự có của chủ đầu tư
+ Vốn vay NHTM.
+ Vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển.
+ Vốn do ngân sách cấp.
+ Các nguồn khác.
Trong nội dung này, ngân hàng cần xem xét số lượng, thời gian tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn có hợp lý tối ưu hay không.
Ngân hàng phải chú ý xem xét cơ sở pháp lý và cơ sở thưc tế của các nguồn vốn để có thể khẳng định chắc chắn rằng các nguồn đó là có thực.Tránh tình trạng có đơn vị vốn tự có thực tế không đủ hoặc không có tham gia vào dự án, nên đã đẩy vốn đầu tư lên mức nhu cầu cao hơn thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp.Nếu không xem xét kỹ thì vô tình ngân hàng đã tham gia 100% nhu cầu vốn đầu tư. Ngân hàng phải thẩm định nhu cầu vốn và mức cân đối vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau trong các giai đoạn thực hiện dự án. Từ đó xây dựng một trình tự cho vay sao cho tiến độ cho vay phù hợp với tiến độ thi công dự án và việc điều hành vốn của ngân hàng.
1.1.2.3.3.Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.
Để dánh giá hiệi quả tài chính của dựa án đầu tư người ta dung phương phá phân tích tài chính dựa trên cơ sở dòng tiền của dự án.
. Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Khi lấy toàn bộ khoản tiền vào trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau.
Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm được dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có sự khác biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án.
Dòng tiền ròng là NCF. Vì khấu hao TSCĐ là chi phí nhưng không phải chi dưới giác độ tài chính nên để tính NCF phải lấy LNST cộng trở lại KH
NCF = LNST + KH.
NCF sẽ được tính cho từng năm trong suốt vòng đời của dự án
Nếu sai lầm trong việc xác định các dòng tiền có thể dẫn đến sai lầm trong việc thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Vì vậy khi xác định dòng tiền cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về cơ cấu vốn tài trợ cho dự án: Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền mỗi năm của dự án.. Vì một dự án có thể đựơc tài trợ bằng nhiều phương thức khác nhau nên dòng tiền sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mỗi phương thức tài trợ.
- Lãi suất chiết khấu được được lựa chọn là lãi suất thực hay hay danh nghĩa: Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Có thể lựa chọn lãi suất thực hay lãi suất chiết khấu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Lãi suất chiết khấu thực áp dụng đối với dòng tiền thực, lãi suất chiết khấu danh nghĩa áp dụng đối với dòng tiền danh nghĩa.
- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng đến kết quả của lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao, từ đó ảnh hưởng tới quy mô dòng tiền mỗi năm.
- Rủi ro: Việc phân tích, đánh giá rủi ro là rất quan trọng đối với thẩm định tài chính dự án. Rủi có nhiều loại và chúng đều tác động tới kết quả của việc xác định dòng tiền dự tính cho dự án.
- Những chính sách về ưu đãi đầu tư của chính phủ.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính của dự án bao gồm::
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).
- Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
- Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI).
- Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP).
* Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV):
Khái niệm: NPV (Net present vaule) - giá trị hiện tại ròng, là chêng lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm, hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án. đầu tư.
NPV được tính theo công thức sau:
Trong đó:
CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t.
k:Là lãi suất chiết khấu., được giả định là không đổi sau mỗi năm.
n: Số năm thực hiện dự án.
Ý nghĩa : NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Nếu NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư, dự án cần được huỷ bỏ.
Các tiêu chuẩn để lựa chọn dự án:
- Nếu NPV< 0: dự án bị từ chối.
- Nếu NPV= 0 : Phải xem xét các mục đích khác ( xã hội, môi trường ... ) để quyết định..
- Nếu NPV> 0:
+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả các dự án được lựa chọn.
+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án được lụa chọn là dự án có NPV lớn nhất.
Ưu điểm: Ưu điểm của phương pháp này là có tính đến giá trị thời gian của tiền, cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủa đầu tư tối đa hoá lợi nhuận.
Nhược nhiểm: Nhược điểm của phương pháp này là : Chỉ số NPV không cho biết khả năng sinh lợi bằng ty lệ phần trăm (%) nên không thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư. Mặt khác NPV không quan tâm tới sự khác biệt của thời gian hoạt động của dự án nên lựa chon dự án có NPV lớn nhất là không được chính xác
- Cách tính NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng thực tế tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi hằng năm theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.
- Không lợi ích thu về từ một đồng vốn đầu tư.
- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định được chi phí vốn.
*Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR):
Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR) là lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng o.
Có thể ước tính IRR qua công thức sau
Trong đó: i1, i2 là hai lãi suúat chiết khấu bất kỳ và i1 < i2 .
k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0.
k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần tới 0.
NPV1 và NPV2 là hai NPV tưong ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
Dự ấn được chọn là dựa án có IR lớn hơn hoặc bằng lãi suất ngưỡng(r) . Lãi suất này thường được gọi là lãi suất thị trường.( tức là lãi suất dung để tính NPV).Những dự án mà không toả mãn được điều kiện này sẽ bị loại bỏ).Do lãi suáut thị trường phản ánh chi phí cơ hội của dự án nên để được chấp nhân một dự án phải tạo ra tỷ suất lợi nhuân tối thiểu bằng lãi suất thị trường.
Nhược điểm của phương pháp này là có thể cho kết quả sai lệch nếu có 2 hoặc nhiều dự án loại trừ nhau được đem ra so sanh vì vì IR không xem xét quy mô dự án đầu tư. Do không tính tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án.
Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV trong trường hợp chi phí vốn thay đổi.
*Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI):
Khái niệm: Chỉ sos lợi nhuận là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án. Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại cảu những khoản thu nhập chia cho khoản đầu tư ban đầu.
Công thức:
Ý nghĩa :PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra ở thời điểm hiện tại sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập, thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.
Dự án có PI càng cao càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu
Ưu điểm của phương pháp này là cho biết lợi nhuận hiện tại của một đồng vốn đầu tư vào dự án, so sánh được các dự án có quy mô vốn khác nhau. Có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định, dễ hiểu, dễ diễn đạt.
Nhược điểm là có thể người ta không quan tâm đến quy mô vốn, chưa chắc tổng lợi nhuận đã lớn nhất. Có thể không tối đa hoá lợi nhuận cho chủ đầu tư.
*Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP):
Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian sao cho các khoản thu nhập từ dự án đủ bù đắp vốn đầu tư vào dự án. Ban đầu của chủ đầu tư.
Công thức:
PP = n +
Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn
Ý nghĩa: Phương pháp PP cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
Dự án được chấp nhận khi PP lớn hơn hoặc bằng PP tiêu chuẩn.
Ưu điểm:
- Dễ làm, dễ áp dụng, có thể áp dụng cho dự án nhỏ
- Cho biết tuơng đối chính xác mức độ rủi ro của dự án, do đó chọn được những dự án có rủi ro thấp nhất.
- Không cần tính đến dòng tiền những năm sau năm thu hồi vốn, do đó tránh lãng phí thời gian và chi phí.
- Sau thời gian hoàn vốn ,có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn
Nhuợc điểm:
Phương pháp này không tính tới giá trị thời gian của tiền
Không chú ý tới các dự án có tính chất chiến lược, dài hạn
Yếu tố rủi ro của các luồng tiền trong tương lai không được xem xét đến.
1.1.2.3.4. Thẩm định tình hình tài chinh của chủ đầu tư.
Viêc thẩm đinh tình hình tài chính của chủ đầu tư sẽ cho biết tổng thể hơn về tình hình tài chính và tính khả thi của dự án đầu tư. Viêc thẩm định này hông qua phân tích các chỉ số sau:
Các tỷ số về khả năng thanh khoản.
Các tỷ số về khả năng hoạt động.
Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Các tỷ số về khả năng sinh lãi.
Các tỷ số về khả năng thanh khoản:
Có hai chỉ số quan trọng nhât là:
Chỉ số khả năng thanh khoản hiện hành.
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ số này còn phụ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành của ngành mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này có thể phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợDo vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số về khả năng thanh toán nhanh..
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng hoá tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ .
Các chỉ số về khả năng sinh lãi.
Tỷ số doanh lợi doanh thu.
Tỷ số doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/ Doanh thu thuần.
Tỷ số này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.
Tỷ số doanh lợi tổng vốn.
Doanh lợi tổng vốn= lợi nhuận thuần/ Tổng TS có.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
1.2. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM.
1.2.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Chất lượng thẩm định dự án và nhất là thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự an toàn của ngân hàng.
Chất lượng thẩm định tài chính có được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn các tiêu chí thẩm định có phù hợp với dự án không,._. ...
Khi một dựa án được đánh giá có khả năng trả nợ (cả gốc và lãi) theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, có hiệu quả về mặt xã hội, rủi ro tín dụng thấp, không phát sinh các khoản nợ khó đòi được xem là một dự án có hiệu quả, những dự án này có thể mang tới lợi nhuận cho ngân hàng.
Nếu một dự án được thẩm định không chính xác , không có chất lượng có thể khiến ngân hang gặp rủi ro, suy giảm lợi nhuận và còn có khả năng phá sản.Do đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là yêu cầu cấp bách của mỗi ngân hàng .
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cần dựa vào các tiêu chí sau:
Thời gian thẩm định. Thẩm định một dự án trước hết phải đảm bảo về mặt thời gian thẩm định. Nếu thời gian thẩm định quá ngắn sẽ không đủ để ngân hang đánh giá chính xác hiệu quả của dự án, ngược lại nếu thưòi gian thẩm định quá dài sẽ làm cho khách hang bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và ngân hang cũng bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Thời gian thẩm định của một dự án tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực … của dự án, do đó ngân hang không nên quy định cứng nhắc thời gian thẩm định một dự án.
Quy trình thẩm định: Thẩm định phải đúng quy trình khoa học và toàn diện. Có phương pháp thẩm định hiệu quả, xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án phù hợp.
Báo cáo thẩm định: Báo cáo thẩm định là kết quả của viêc thẩm định dự án do đó nó phản ánh hiệu quả của việc thẩm định. Boá cso thẩm định phải được trình bày rõ rang, khoa hoc, nêu đựoc các đánh giá, nhân xét về dự án. Ngoài ra báo cáo còn phải giúp người đọc nắm bắt được các thong tin cơ bản về dự án.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng.
1.3.1.Các nhân tố chủ quan.
-Năng lực của cán bộ thẩm định:
Cán bộ thẩm định người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính theo phương pháp và kỹ thuật của mình. Cán bộ thẩm định phải có đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học và nghiêm túc. Những sai lầm của cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định tài chính dự án dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản của ngân hang, gây cho ngân hàng nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, có nguy cơ mất vốn và suy giảm lợi nhuận kinh doanh .
Để đáp ứng đựoc nhu cầu công việc thì cán bộ thẩm đinh phải hội tụ được các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Về kiến thức đó là sự am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học, kinh tế - chính trị - xã hội. Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định. Những tích luỹ trong hoạt động thực tiễn như tiếp xúc với khách hàng, khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các báo cáo tài chính ... sẽ giúp cho cán bộ thẩm định đưa ra các quyết định chính xác hơn. Ngoài các yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có trách nhiệm trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc. Nếu cán bộ thẩm định không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, đưa ra những nhận xét đánh giá thiếu tính khách quan, minh bạch, làm sai lệch các quyết định cho vay của ngân hàng.
Thẩm định tài chính dự án là công việc của cá nhân nhưng nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả ngân hàng, đặc biệt là những dự án lớn đòi hỏi vốn nhiều và thời gian kéo dài, do đó cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao và lòng nhẫn nại, tuân thủ quy trình thẩm định mà ngân hàng đề ra và có những sáng tạo trong quá trình thẩm định. Các yếu tố trên sẽ là cơ sơ tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định tài chính dự án, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những dự án tối ưu đảm bảo khả năng trả nợ của các chủ dự án theo đứng thoả thuận giữa hai bên.
-Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định:
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng rất quan trọng. Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin một cách khoa học, tiên tiến, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.
Mỗi dự án có những đặc thù nhất đinh, không phải bất cứ dự án nào cũng áp dụng được các tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do đó việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của dự án cũng như tính khả thi về khả năng trả nợ ngân hàng. Phương pháp thẩm định phải mang đầy đủ nội dung đề cập đến tất cả các vấn đề tài chính có liên quan đứng trên góc độ ngân hàng. Với những phương pháp thẩm định tài chính trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho quá trình thẩm định được thuận lợi, chính xác và toàn diện hơn.
Trong quá trình thẩm định việc lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư cũng rất quan trọng. Việc tính toán đến giá trị thời gian của tiền trong các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án là cực kỳ quan trọng. Tiền có giá trị về mặt thời gian, đồng tiền hôm nay có giá trị khác ngày mai, nhiều dự án có khả thi và hiệu quả khi không xét đến giá trị thời gian của tiền nhưng khi xét đến giá trị thời gian của tiền thì lại không có hiệu quả về mặt tài chính. Ngoài ra, việc lựa chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp là vấn đề cực kỳ quan trọng.
1.3.1. Các nhân tố khách quan.
Những nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài nhưng có tác động tới chất lượng thẩm định dự án của ngân hang, như: Thông tin từ chủ đầu tư, cơ chế chính sách của nhà nước, các rủi ro bất khả kháng trong quá trình thức hiện dự án.
Thông tin từ chủ đầu tư:
Do đó năng lực lập, thẩm định và thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định của ngân hàng như thời gian phân tích, đánh giá, thu thập thông tin, tính toán kéo dài. Nhiều khi hồ sơ dự án chủ đầu tư trình quá sơ sài, thiếu sức thiếu phục do năng lực quá yếu kém đã khiến ngân hàng không thể chấp nhận được, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà khả năng quản lý tài chính và tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro dự án đi vào hoạt động không hiệu quả như dự kiến là rất lớn. Bên cạnh đó, tính trung thực của nguồn thông tin mà chủ dự án cung cấp cho ngân hàng trong các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng trong việc quyết định tài trợ cho dự án.
Chính sách pháp luật của nhà nước:
Môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Các dự án thường có thời gian kéo dài và thường liên quan đến nhiều văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực như các văn bản về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp, ... Dó đó nếu các văn bản luật này không có tính ổn định trong thời gian dài cũng như không rõ ràng, minh bạch, chồng chéo... sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi ro, làm đảo lộn mọi con số tính toán ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY
2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo và PTNN Cầu Giấy
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong 5 NHTM nhà nước có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Được thành lập năm 1988, NHNo & PTNT VN mà tiền thân là NH Phát triển Nông nghiệp VN đã trải qua quá trình phát triển gần 20 năm và đến nay đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của NHNo & PTNT VN vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo & PTNT VN hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy được thành lập từ năm 1997, tách ra từ chi nhánh NHNo & PTNT huyện Từ Liêm, Hà Nội chuyển đổi thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực và cơ sở vật chất nhưng ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã hết sức nỗ lực để đạt đươc những kết quả tốt nhất và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của NHNo & PTNT. Năm 2004, một trụ sở mới khang trang, rộng rãi với đầy đủ trang thiết bị đã được xây dựng tại số 99 đường Trần Đăng Ninh đã tạo điều kiện mở rộng thêm hoạt động của chi nhánh, tạo đà cho những bước phát triển của chi nhánh sau này.
Ngày 12/1/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 35, nâng cấp NHNo & PTNT Cầu Giấy từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam.
Trên tinh thần đó, ngày 13/1/2006, chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNTVN đã ra quyết định số 28, chính thức thành lập chi nhánh cấp I NHNo & PTNT Cầu Giấy. Chi nhánh đã tổ chức lễ khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/3/2006.
Tại thời điểm bắt đầu chuyển đổi lên chi nhánh cấp I, chi nhánh có chỉ có 31 nhân viên và 4 Phòng giao dịch trực thuộc. Đến nay, chi nhánh đã có 100 nhân viên và 10 Phòng giao dịch trực thuộc. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy được thể hiện qua sơ đồ sau:
PHÒNG
KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG
TÍN
DỤNG
PHÒNG
THANHTOÁN QUỐC TẾ
3 PHỐ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
TỔ
KIỂM
SOÁT
TỔ
TIẾP
THỊ
TỐ
THẺ
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua
Kể từ khi thành lập, chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh, không ngừng mở rộng quy mô hoạt động huy động vốn và cho vay, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp thêm các dịch vụ mới,...Đặc biệt trong năm 2007, với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên và chi nhánh đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Sau đây là một số điểm đáng chú ý trong hoạt động của chi nhánh trong năm 2007:
2.1.2.1 Huy động vốn.
2.1.2.1.1.Tiền gửi theo kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn: đạt 406,5 tỷ đồng, tăng 202,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 99,2%, chiếm 21,6% tổng nguồn vốn, trong đó lượng tiền gửi ngoại tệ huy động được là 67 tỷ.
- Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 384 tỷ đồng, giảm 40 tỷ so với năm 2006, chiếm 20,4% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 67 tỷ.k
Hh
Tiền gửi kỳ hạn từ 12-24 tháng: 356 tỷ đồng, tăng 182 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 104,6%, chiếm 19% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ là 96 tỷ
- Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng: 734 tỷ, tăng 456 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 163%, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng nguồn vốn, trong đó lượng ngoại tệ là 41 tỷ.
2.1.2.1.2. Tiền gửi theo đối tượng huy động.
- Tiền gửi của dân cư: 813,5 tỷ đồng, tăng 125,5 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 18%, chiếm tỷ trọng 43% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 202 tỷ
- Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 171,7% , chiếm tỷ trọng 57% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ đạt 114 tỷ.
2.1.2.1.3. Tiền gửi theo tính chất của nguồn vốn.
Tiền gửi tiết kiệm: 758,5 tỷ, tăng 204,5 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 36%, chiếm tỷ trọng 41% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 169 tỷ
- Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 171,7% , chiếm tỷ trọng 57% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ đạt 114 tỷ.
- Tiền gửi kỳ phiếu: 42 tỷ, giảm 79 tỷ so với năm 2006 , chiếm tỷ trọng 2% trên tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ chiếm 33 tỷ.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay.
Tổng dư nợ năm 2007 là 1011 tỷ đồng, tăng 693 tỷ so với năm 2006 , tốc độ tăng trưởng là 218%, đạt 112% kế hoạch đã đề ra. Trong đó:
- Nội tệ là 830 tỷ đồng, tăng 579 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 230%, chiếm tỷ trọng 82% trên tổng dư nợ.
- Ngoại tệ là 181 tỷ đồng , tăng 114 tỷ so với năm 2006,tốc độ tăng trưởng 170%, chiếm tỷ trọng 18% trên tổng dư nợ.
Cụ thể mức tăng trưởng của dư nợ phân theo các chỉ tiêu khác nhau như sau:
2.1.2.2.1.Dư nợ phân theo thời gian.
Nợ ngắn hạn: 620 tỷ đồng, tăng 415 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 202%, chiếm tỷ trọng 61,3% trên tổng dư nợ
- Nợ trung hạn: 267 tỷ đồng, tăng 193 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 260%, chiếm tỷ trọng 26,4% trên tổng dư nợ
- Nợ dài hạn: 124 tỷ đồng, tăng 85 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 218%, chiếm tỷ trọng 12,3% trên tổng dư nợ
2.1.2.2.2.Dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Cho vay doanh nghiệp: 813 tỷ đồng , tăng 565 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 228%, chiếm tỷ trọng 80,4% tổng dư nợ.
- Cho vay cá nhân và hộ gia đình: 198 tỷ đồng, tăng 128 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 83%, chiếm tỷ trọng 19,6% trên tổng dư nợ.
2.1.2.2.3. Tình hình nợ xấu:
Nợ xấu trong năm 2007 là 6260 triệu, giảm 116 triệu, chiếm tỷ trọng 0, 62% trên tổng dư nợ, riêng tỷ lệ nợ xấu của cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm 0,28% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn ở mức 1303 triệu, tăng 471 triệu, chiếm 0,13% tổng dư nợ.
2.1.2.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ.
Trong năm 2007, chi nhánh đã đạt được một sự tăng trưởng đáng kể trong công tác phát hành thẻ, là một trong những chi nhánh dẫn đầu hệ thống NHNo & PTNN trong hoạt động này.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2007, tổng số thẻ mà chi nhánh đã phát hành là 24137 thẻ, với tổng số dư là 36781 triệu VND, tăng 11874 thẻ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 96%. Số dư bình quân của các tài khoản thẻ là 1,523 triệu đồng/ thẻ, tăng 123 nghìn đồng/ thẻ.
2.1.2.4. Kết quả kinh doanh trong năm 2007.
Tổng thu nhập năm 2007 là 152,888 triệu, trong đó:
- Thu nợ đã xử lý rủi ro là 9888 triệu, trong đó, nợ từ hộ sản xuất và cá thể chiếm 505 triệu
- Phí dịch vụ trong năm là 2717 triệu
Tổng chi phí là 118721 triệu đồng
Chênh lệch thu chi tháng 12 là 39364 triệu đồng.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định dự án tài chính tại NHNo & PTNT chi nhanh Cầu Giấy
2.2.1 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy
2.2.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
Công tác thẩm định tại NHNo & PTNT Cầu Giấy tuân theo quy trình sau:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng các giấy tờ và thủ tục cần thiết để lập hồ sơ. Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của hồ sơ thông qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì kí giao nhận hồ sơ.
Thực hiện các bước phân tích ngành, thẩm định khách hàng vay vốn, dự án vay vốn và xem xét các biện pháp đảm bảo tiền vay. Trường hợp cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình sơ thẩm.
Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án
Thực hiện công tác tái thẩm định đối với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Nếu có sự sai lệch giữa 2 lần thẩm định thì phải trình lên giám đốc chi nhánh xem xét để ra quyết đinh cuối cùng
Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trưởng phòng phòng tín dụng kí thông qua, và trình lên cấp trên. Nếu khoản vay được duyệt thì lập hợp đồng vay vốn. Các hồ sơ, tài liệu cần thiết phải được lưu lại để theo dõi.
Quy trình thẩm định tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau :
Trưởng phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Giám đốc chi nhánh
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Bổ sung, giải trình
Lập báo cáo thẩm định
Tái thẩm định
Trả lại hồ sơ cho khách hàng
khoản vay lớn
Chưa rõ
Cấp trên xem xét
Ký hợp đồng
Đạt
Không đạt
2.2.1.2. Nội dung thẩm định dự án tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
Bước 1: Xem xét tổng thể dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh
Bao gồm :
Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án như : mục tiêu đầu tư, chủ đầu tư, quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra…
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Đánh giá về các nguồn cung của sản phẩm
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Phân tích rủi ro dự án
Bước 2: Dự tính, tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án
Bao gồm :
Xác định mô hình dự án đầu tư: thuộc dự án xây dựng mới, dự án mở rộng nâng cao công suất hay dự án kết hợp
Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán: trên cơ sở các đánh giá chung ở bước 1, tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng của dự án như :sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu, chi phí, nhu cầu vốn…
Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí: bao gồm các bảng tính sản lượng và doanh thu, chi phí, lịch khấu hao, lãi vay vốn trung dài hạn, nhu cầu vốn lưu động…
Thiết lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ , tính toán khả năng trả nợ của dự án và phân tích độ nhạy
Lập bảng cân đối kế hoạch tổng kết tình hình tài chính của dự án,tính các tỷ số của dự án trong các năm kế hoạch
2.2.2. Ví dụ cụ thể về thẩm định dự án tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
2.2.2.1. Giới thiệu về dự án đầu tư và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Tên dự án: Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu dân cư đô thị mới Phường Hải Yên, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty Cổ phần Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu tại Quảng Ninh
Địa điểm thực hiện : Km số 5, phường Hải Yên, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Tổng vốn đầu tư: 85.025.093.867
Mục tiêu đầu tư: san lấp mặt bằng, chủ yếu là đất đồi trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cảnh quan cây xanh, dịch vụ công cộng…tạo ra một khu đất đô thị mới có hạ tầng hoàn chỉnh để xây dựng nhà ở và công trình công cộng đáp ứng một phần nhu cầu quỹ đất tự xây dựng của thị xã và khu vực
Hình thức thực hiện dự án:chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành dự án
Nguồn vốn đầu tư: vốn tự có và huy động của chủ đầu tư 30%, vay vốn NHTM trong nước 70%
2.2.2.2. Thẩm định các nội dung liên quan đến doanh nghiệp vay vốn
2.2.2.2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hang.
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty cổ phần Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu tại Quảng Ninh, trực thuộc Công ty cổ phần Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất gia công bao bì và hàng xuất khẩu, kinh doanh các sản phẩm bao bì, hàng nông lâm sản,.. đầu tư xấy dựng hạ tầng cơ sở,kinh doanh nhà ở, văn phòng và trang trí nội thất…
- Vốn điều lệ của công ty là 7.000.000.000VNĐ trong đó nhà nước chiếm 12,67% cổ phần, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong công ty chiếm 67,33% còn lại 20% bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ pháp lý bao gồm các văn bản quan trọng:
- Đăng ký kinh doanh 0103013308 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 01/08/2006
- Đăng ký kinh doanh của chi nhánh 2213000351 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp ngày 01/09/2006
- Các Quyết định về việc cổ phần hoá công ty, tăng vốn điều lệ, quyết định bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng,…
2.2.2.2.2. Tình hình tài chính và kết quả SXKD của doanh nghiệp.
Các hồ sơ tài liệu làm căn cứ cho việc thẩm định tình hình tài chính của công ty gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán trong 2 năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 :
Báo cáo kết quả kinh doanh
TT
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
30/6 /2007
A
Tổng tài sản
70.684,9
84.755,7
101.855,6
I
TSLĐ & ĐTNH
46.936,2
58.381,9
73.965.2
1
Tiền mặt
2.666,2
5.781,2
14.984,9
2
Các khoản phải thu
22.992.5
38.655,9
22.749,8
3
Hàng tồn kho
19.586,8
11.256,2
28.790,4
4
Thuế GTGT được khấu trừ
1.087,9
0
0
5
TSLĐ khác
602,8
2.688,6
7.476,1
II
TSCĐ & ĐTDH
23.748,7
26.373,8
27.920,4
1
Tài sản cố định
18.444,1
17.393,2
18.606,1
2
Đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0
3
Chi phí XDCB dở dang
4.430,8
8.204,2
8.415,5
4
Chi phí trả trước dài hạn
873,8
776,4
898,8
B
Tổng nguồn vốn
70.684,9
84.755,7
101.855,6
I
Nợ phải trả
66.160,2
77.718,1
94.288,8
1
Nợ ngắn hạn
56.106,9
67.583,6
83.042,1
2
Nợ trung dài hạn
10.053,3
10.134,5
11,246,7
II
Vốn chủ sở hữu
4.524,7
7.037,6
7.596,8
1
Vốn kinh doanh
3.588,1
7.000,0
7.000,0
2
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
859,
0
0
3
Lợi nhuận chưa phân phối
-190,3
37,6
596,8
4
Quỹ dự phòng
267,7
0
0
C
Kết quả kinh doanh
1
Doanh thu thuần
338.875,1
231.342,6
104.191,4
2
Giá vốn hàng bán
332.198,1
224.771,1
98.143,1
3
Lợi nhuận sau thuế
- 193,3
52,2
559,3
Các hệ số tài chính
I
Chỉ tiêu thanh khoản
1
Khả năng thanh toán nhanh
0,8
0,9
0,9
2
Khả năng thanh toán hiện hành
1,1
1,1
1,1
II
Chỉ tiêu cân đối vốn
1
Hệ sô tự tài trợ
6,4
8,3
7,5
2
Hệ số nợ/tổng tài sản
93,6
91,7
92,5
3
Hệ số nợ/ VCSH
1462,2
1104,3
1241,2
4
Nợ ngắn hạn/ Nợ phải trả
84,8
87,0
88,1
5
Nợ vay ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn
59,2
44,0
67,5
6
Nợ trung hạn/ Tổng nợ phải trả
15,2
13,0
11,9
III
Chỉ tiêu hoạt động
1
Vòng quay hàng tồn kho
15,6
24,7
73,45
2
Vòng quay vốn lưu động
6,4
4,4
1,57
IV
Chỉ tiêu thu nhập
1
LNST/DTT
- 0,06
0,02
0,54
2
LNST/ VCSH
- 4,21
0,74
7,36
V
Cơ cấu tài sản
1
TSCĐ/ Tổng tài sản
33,60
31,12
27,40
2
TSLĐ/ Tổng tài sản
66,40
68,88
72,60
Nhận xét chung : Doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, mức lợi nhuận tăng trưởng qua các năm, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2007 có mức lợi nhuận cao hơn hẳn 2 năm liền trước
=> Kết luận về khách hàng vay vốn : Căn cứ vào các chỉ tiêu về tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính khác, doanh nghiệp được xếp loại A trong bảng xếp hạng khách hàng : tình hình tài chính ổn định, hoạt động hiệu quả, quản trị tốt, triển vọng phát triển tốt, đạo đức tín dụng tốt nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Đối với đối tượng này, ngân hàng ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng , đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống, tuy nhiên trong quá trình cho vay phải có sự kiểm tra giám sát thường xuyên.
2.2.2.3. Thẩm định dự án vay vốn.
Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án:
Dự án có đầy đủ các giấy tờ yêu cầu bao gồm:
- Các quyết định của UBND Tỉnh Quảng Ninh và UBND thị xã Móng Cái về việc phê duyệt dự án, địa điểm đầu tư, quy hoạch chi tiết, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các hạng mục công trình của dự án.
- Quyết định của Sở Tài nguyên môi trường phê chuẩn báo cáo tác động môi trường của dự án.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi do Ban tư vấn và quản lý dự án đầu tư- Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Quảng Ninh lập…
Thẩm định dự án về phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật:
+ Phương diện thị trường và sự cần thiết phải đầu tư:
Dự án đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng không chỉ về nhà ở cho cư dân địa phương mà còn là nhu cầu về khu lưu trú cho các thương nhân buôn bán qua cửa khẩu Móng Cái.
Dự án hoàn toàn thống nhất và phù hợp trong quy hoạch khu dân cư đô thị mới Phường Hải Yên, thị xã Móng Cái nhằm từng bước hoàn thiện quy hoạch chung của thị xã đã được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
+ Phương diện kỹ thuật của dự án:
- Địa điểm xây dựng: Km 5, đường Hải Yên, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với diện tích 291.034 m2. Phía Bắc giáp quốc lộ 18A, phía Đông giáp nghĩa trang liệt sỹ, phía Tây giáp khu đô thị sẽ quy hoạch, phía Nam giáp khu công nghiệp sẽ xây dựng.
- Các hạng mục kỹ thuật của dự án bao gồm: san lấp mặt bằng, hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp nước và hệ thống cấp điện. Các hạng mục này đều có phương án thực hiện cụ thể và hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật
Thẩm định tài chính dự án.
A. Thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn:
Bảng chi phí của dự án
TT
Danh mục chi phí
Thành tiền
A
Chi phí xây dựng
63.469.630.820
I
Chi phí xây lắp
62.841.218.634
1
Hạng mục san lấp mặt bằng
7.610.611.660
2
Hạng mục cấp nước
1.877.316.004
3
Hạng mục thoát nước bẩn
2.425.804.230
4
Hạng mục thoát nước mưa
6.151.916.685
5
Hệ thống đường giao thông
35.865.136.523
6
Cấp điện
8.910.433.532
II
Lán trại tạm
628.412186
B
Chi phí thiết bị
2.349.209.000
C
Kiến thiết cơ bản khác
4.041.713.780
D
Chi phí rà phá bom mìn
873.000,000
Cộng
70.733.553.600
E
Chi phí dự phòng ( 10%)
7.073.355.400
Tổng chi phí xây dựng hạ tầng
77.806.909.000
Chi phí GPMB
7.218.184.867
Cộng
85.025.093.867
Phương án nguồn vốn:
- Tổng nhu cầu vốn : 85.025.093.867 VNĐ
- Vốn tự có và huy động : 25.025.093.867 VNĐ
- Vốn vay ngân hàng : 60.000.000.000 VNĐ
Chia thành 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Tổng nhu cầu 44.787.238.892, trong đó:
- Vốn tự có và huy động: 14.787.238.892 VNĐ
- Vốn vay ngân hàng : 30.000.000.000 VNĐ
Thời gian dự kiến giải ngân: tháng 10-2007
* Giai đoạn 2 : Tổng nhu cầu : 40.237.854.975 VNĐ, trong đó:
- Vốn tự có và huy động : 10.237.854.975 VNĐ
- Vốn vay ngân hàng : 30.000.000.000 VNĐ
Thời gian dự kiến giải ngân : năm 2008, 2009.
B, Thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án :
- Thu nhập của dự án :
Tổng diện tích đất xấy dựng của dự án được chia thành 3 loại:
+ Đất xây dựng nhà ở biệt thự : 33.070 m2
+ Đất xây dựng nhà ở liền kề : 33.243 m2
+ Đất xây dựng nhà vườn : 24.029 m2
Doanh thu của dự án : giá bán trung bình 1.750.000 VNĐ/m2
90.342 × 1.750.000 = 158.098.500.000 VNĐ
- Các khoản chi phí : 85.025.093.867 VNĐ
- Lợi nhuận trước thuế : 23.090.000.000 VNĐ
- Thuế TNDN ( 28%) : 6.465.000.000 VNĐ
-Lợi nhuận sau thuế : 16.625.000.000 VNĐ
Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án :
Với các giả định về doanh thu và chi phí như trên và mức lãi suất chiết khấu là 10,53% thì NPV = 5.195,57 triệu đồng và IRR = 20,06 %.
Dự án có khả năng trả nợ trong thời gian 3 năm
Tính độ nhạy :
+ Doanh thu không đổi, chi phí xây dựng giảm 2% so với phương án cơ sở thì NPV = 6.108,75 triệu đồng , IRR = 22,04 %.
+ Doanh thu tăng 2%, chi phí xây dựng tăng 2% so với phương án cơ sở thì NPV = 5.815,68 triệu đồng , IRR = 21,02%.
+ Doanh thu giảm 5%, chi phí xây dựng tăng 5% so với phương án cơ sở thì NPV = -962,95 triệu đồng , IRR = 8,83%.
Tóm lại: hiệu quả tài chính của dự án ở mức giả định tính toán của phương án cơ sở là khả quan, khả năng chịu đựng đối với chi phí tăng là tương đối.
2.2.2.4. Kết luận và quyết định cho vay.
Qua các thẩm định về mặt thị trường, kỹ thuật và tài chính, cán bộ thẩm định kết luận dự án có tính khả thi cao, có khả năng trả nợ cho ngân hàng, chủ đầu tư là một doanh nghiệp lớn, có uy tín và có tình hình tài chính ổn định.Vì vậy, lãnh đạo ngân hàng đã phê duyệt cho vay đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới Phường Hải Yên, thị xã Móng Cái với các chi tiết cụ thể như sau:
- Tổng số tiền cho vay : 60 tỷ đồng
- Thời hạn cho vay: 5 năm
- Thời gian ân hạn gốc, thời hạn ân hạn lãi :24 tháng
- Phương thức trả nợ: Đối với lãi, kỳ đầu trả ngay sau khi hết thời gian ân hạn, các kỳ sau trả 3 tháng một lần vào ngày 20-25 hàng tháng, tiền gốc trả 6 tháng một kỳ.
- Lãi suất cho vay: 1,10 %/ tháng tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất trên sẽ được điều chỉnh sau 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian của mỗi kỳ điều chỉnh là 6 tháng kể từ ngày ký điều chỉnh lần trước.
- Phương thức giải ngân: chuyển khoản, tiền mặt theo tiến độ thực hiện dự án.
- Tài sản đảm bảo: đảm bảo bằng toàn bộ tài sản của dự án được hình thành từ vốn tự có và vốn vay (bao gồm cả quyền sử dụng đất).
2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy .
2.2.3.1.Thời gian thẩm định.
Quy định của NHNo & PTNT Việt Nam thời gian thẩm định đối với các dự án cho vay trung và dài hạn là như sau:
- Đối với các dự án trong quyền phán quyết thì thời gian thẩm định là không quá 15 ngày làm việc.
- Đối với các dự án vượt quyền phán quyết thì chi nhánh phải trình lên NHNo & PTNT cấp trên trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn và ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ trình lên.
- Thời gian để tái thẩm định dự án trung và dài hạn không quá 15 ngày.
Trên thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy, công tác thẩm định được thực hiện theo đúng hạn mức thời gian mà NHNo & PTNT Việt Nam đã đề ra. Các dự án có quy mô nhỏ thường được xem xét trong vòng 7-10 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được hồ sơ. Đối với các dự án có quy mô lớn , thời gian thẩm định thường kéo dài hơn nhưng đa số là không vượt quá thời gian quy định. Một đặc điểm giúp cho công tác thẩm định tại chi nhánh được tiến hành nhanh chóng hơn đó là các khách hàng vay vốn với số lượng lớn của chi nhánh chiếm đa phần là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng. Chính vì vậy, thời gian thẩm định chủ đầu tư được rút ngắn.
Nhìn chung, thời gian thẩm định dự án tại chi nhánh là tương đối hợp lý, tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của khách hàng thì thời gian này cần phải được rút ngắn hơn nữa.
2.2.3.2.Chi phí thẩm định.
Để đo lường được chi phí thẩm định là một vấn đề không dễ dàng vì nó bao hàm nhiều nội dung khó mà tính toán được rõ ràng như chi phí tìm kiếm thông tin hay chi phí cơ hội của v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7580.doc