MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LVB : Ngân hàng liên doanh Lào – Việt
LVBHN : Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
DAĐT : Dự án đầu tư
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín dụng
HQTC : Hiệu quả tài chính
VND : Việt Nam đồng
LAK : Lào Kíp
DANH MỤC BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Vai trò của ngân hàng thương mại
Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức LVBHN
Sơ đồ 03: Qui trình thẩm định dự án đầu tư
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 01: Kết quả kinh doanh của LVB chi nhánh Hà Nội
Bảng 02: H
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động cho vay dự án tại LVBHN
Bảng 03: Lợi nhuận từ cho vay dự án
Bảng 04: Đánh giá tài chính dự án
Bảng 05 : Đánh giá rủi ro tài chính
Bảng 06 : Đánh giá rủi ro tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chạm chạp và lạc hậu. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các NHTM với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trung và dài hạn. Phải khẳng định rằng,để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác, trong khi xuất phát điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có sự ưu tiên về đầu tư chiều sâu, đặc biệt cần bổ sung một lượng vốn đáng kể bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dự án để đầu tư vào các dự án có khả năng tranh thủ “đi tắt, đón đầu”công nghệ.
Trong khi đó, khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó khăn do thị trường chứng khoán của nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, người dân còn chưa quen thuộc và tin tưởng vào loại hình đầu tư này. Do vậy để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn dự án,các doanh nghiệp chủ yếu đi vay các tổ chức tài chính trung gian trong đó hệ thống NHTM là nguồn huy động và cung cấp vốn dự án chủ yếu cho nền kinh tế.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng nhằm phục vụ bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng dự án đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động ngắn hạn truyền thống.
Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng cũng chứa đầy rẫy những rủi ro. Do đặc thù kinh doanh tín dụng Ngân hàng là kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người khác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân hàng và vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống Ngân hàng gây ra những vụ hoảng loạn và sụp đổ của hàng loạt Ngân hàng cùng một loạt hậu quả nghiêm trọng khác về mọi mặt kinh tế, xã hội đặc biệt là lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của chính phủ bị suy giảm. Trong thời gian qua, những mất mát to lớn về tiền của tập trung qua công tác tín dụng đã là những hậu quả đáng quan tâm. Nhất là trong vài năm gần đây, số lượng dự án đầu tư trung – dài hạn trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng, mang lại một tỷ lệ lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận của các Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số vướng mắc sai sót trong quá trình thực hiện cho vay các dự án đặc biệt là các dự án đầu tư trung – dài hạn.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao hạn chế được rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong điều kiện để tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc gia tăng số lượng các dự án đầu tư là điều tất yếu. Muốn vậy thì những dự án này phải đảm bảo chất lượng, tức là phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Chính vì vậy, vai trò to lớn của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư là không thể phủ nhận được.
Hơn nữa, một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với Ngân hàng trong hoạt động đầu tư tín dụng là phải xem xét, lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả vừa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Công tác thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp các Ngân hàng thực hiện yêu cầu này.
Với ý nghĩa đó việc thẩm định dự án đầu tư góp phần cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Đồng thời, có sự tận tình hướng dẫn và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo PGS. T.S Trần Đăng Khâm cùng sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tín dụng Ngân hàng LD Lào Việt Hà Nội đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội”.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện với những nội dung chính như sau:
Chương I: Các vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ và năng lực bản thân còn hạn chế, báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO DỰ ÁN CỦA NHTM
1.1.1. Khái quát về NHTM
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các NHTM được coi như là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hoá. Đồng thời, nó có ý nghiã như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển và tiến bộ của loài người, được ví như “sự phát minh ra lửa”hay “sự phát minh ra bánh xe”…
Trong nền kinh tế hàng hoá, tại những thời điểm nhất định luôn tồn tại một mâu thuẫn là: có những người thiếu vốn và có những người thừa vốn, những người có cơ hội đầu tư sinh lời nhưng không có tiền và những người có tiền nhưng không có cơ hội sử dụng sinh lời hoặc sinh lời thấp hơn. Mâu thuẫn này càng lớn hơn khi nền kinh tế càng phát triển, khi mà cung cầu về sản phẩm cũng như tốc độ chu chuyển hàng hoá, tiền tệ tăng lên mạnh mẽ. Các NHTM ra đời đã kết nối được sự khác biệt về không gian và thời gian khắc phục đựoc sự thiếu hụt về thông tin (là những trở ngại ngăn cản gặp gỡ giữa những người tiết kiệm và người đầu tư), đưa đồng vốn tư nơi thừa đến nơi thiếu, đồng thời giảm được chi phí giao dịch do sự chuyên môn hoá. Làm như vậy các NHTM đã góp phần nâng cao được năng suất và hiệu quả của toàn nền kinh tế, cải thiện đời sống của mọi người trong xã hội.
Trên thực tế, sự dẫn vốn từ tiết kiệm đến đầu tư thông qua hai con đường: tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp (tức là thông qua các trung gian tài chính).Và NHTM cũng không phải là trung gian tài chính duy nhất.
Chúng ta có thể thấy vị trí của các NHTM trong thị trường tài chính qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Vai trò của ngân hàng thương mại
Các trung gian tài chính. NHTM, Công ty tài chính, bảo hiểm
Các thị trường tài chính
Người cho vay
-Hộ gia đình
-Hãng kinh doanh
-Chính phủ
-Người nước ngoài
Người cho vay
-Hộ gia đình
-Hãng kinh doanh
-Chính phủ
-Người nước ngoài
Vốn
Vốn
Song trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các NHTM đã chứng tỏ được vai trò của một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính bởi bề dày kinh nghiệm cũng như những lợi thế khác trong hoạt động, đặc biệt đối với nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam.
Vai trò to lớn của hoạt động Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội xuất phát từ chính đặc trưng của hoạt động Ngân hàng. NHTM giống như các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động vì mục đích lợi nhuận song lại ở lĩnh vực kinh doanh đặc biệt: kinh doanh tiền tệ một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm trong nền kinh tế và có tác động tới mọi hoạt động khác.Theo luật các tổ chức tín dụng thì: “Ngân hàng là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung chủ yếu, thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán.
NHTM thể hiện được vai trò của mình thông qua các hoạt động cơ bản:
Huy động và sử dụng vốn
Trung gian thanh toán
Cung cấp các dịch vụ khác
* Huy động và sử dụng vốn:
Trong hoạt động Ngân hàng, vốn tự có thường chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn tự có của Ngân hàng được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn cổ phần, liên doanh liên kết, tự tích luỹ … tuỳ thuộc từng loại hình Ngân hàng. Để thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, các Ngân hàng phải huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế như nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đồng thời trong những trường hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đầu tư hay cho vay Ngân hàng trung ương, các Ngân hàng tổ chức tín dụng khác.
Khi sử dụng vốn huy động, vốn vay, Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này sẽ được bù đắp đồng thời Ngân hàng thu lợi nhuận thông qua hoạt động sử dụng vốn thể hiện tập trung ở các hình thức:
*Hoạt động ngân quỹ: là việc Ngân hàng nắm giữ tiền mặt tại két, các khoản tiền thanh toán Ngân hàng trung ương, và NHTM khác, tiền đang trong quá trình thu. Với hoạt động này, một mặt theo quy định về dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương, một mặt ý thức của chính bản thân Ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán, tránh rủi ro mất khả năng thanh toán mà có thể dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng. Hoạt động này thường không sinh lời.
*Hoạt động tín dụng: có thể nói là hoạt động quan trọng nhất mang lại nguồn thu nhập chủ yếu và quyết định về sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
*Hoạt động đầu tư: Ngân hàng kiếm lời từ khoản chênh lệch giũa giá mua và giá bán các chứng khoán trên thị trường tài chính. Đồng thời, Ngân hàng nắm giữ các trái phiếu chính phủ, cổ phiếu công ty hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp để hưởng lãi suất hoặc chia lợi nhuận.
*Hoạt động trung gian thanh toán: Trên cơ sở các mối quan hệ thiết lập với các khách hàng, các Ngân hàng trong cũng như ngoài nước, NHTM thực hiện thanh toán qua: hệ thống thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng, phát hành các loại séc, thẻ ngân hàng, thực hiện trích tài khoản, chuyển khoản thanh toán trực tiếp cho cá nhân, qua đó Ngân hàng thu phí, tỉ trọng hoạt động này ngày càng tăng.
*Cung cấp các dịch vụ khác: Một trong những hoạt động không kém phần quan trọng hỗ trợ cho nghiệp vụ chính của mình như: tư vấn đầu tư bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, phát hành chứng khoán …) đại lí, giữ két, …để có thể tận dụng được lợi thế về uy tín và các mối quan hệ rộng khắp trong lòng thị trường.
Rõ ràng các hoạt động của Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Ngân hàng chỉ có thể tăng cường cho vay đầu tư khi huy động được nguồn vốn dồi dào và rẻ. Đồng thời, những khách hàng và đối tác trong huy động vốn cho vay, đầu tư của Ngân hàng thường sử dụng các dịch vụ khác ở chính Ngân hàng này như thanh toán chuyển tiền. Ngược lại, chất lượng dịch vụ cao, phí phải chăng sẽ thu hút khách hàng đến đông hơn, tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng, mở rộng thị trường cho vay, đầu tư …
Nhận thức rõ điều đó, các NHTM ngày nay có xu hướng hoạt động đa năng, tỉ lệ doanh số cũng như lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hoạt động cho vay - vốn là hoạt động cơ bản truyền thống lại bị suy giảm về trầm quan trọng. Có người nói huy động vốn và cho vay là lẽ sống của NHTM, thật vậy, nếu thiếu nó thì NHTM không còn là nó nữa, nhất là trong xu hướng hiện nay, các Ngân hàng tăng cường tài trợ cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn dưới hình thức cho vay theo dự án.
1.1.2. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM
Cho vay dự án đầu tư là một dạng cho vay trung và dài hạn chủ yếu nhất của các ngân hàng thương mại. Đó là việc các ngân hàng thương mại hỗ trợ các khách hàng có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các dự định đầu tư mà thời gian thu hôi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng.
1.1.2.1. Dự án đầu tư xin vay
Dự án đầu tư của khách hàng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các dự án đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Quy mô của chúng có thể lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư của chúng. Tuy nhiên, mỗi dự án đầu tư của khách hàng phải là một công trình nghiên cứu khoa học có mục tiêu cụ thể và có tính khả thi cao, đưa ra được những luận chứng kinh tế - kỹ thuật xác đáng, nêu lên một cách cụ thể lượng vốn đầu tư cần có, các nguồn tài chính bù đắp thích hợp, đề xuất được những giải pháp thực hiện dự án tối ưu.
Dự án đầu tư xin vay của các ngân hàng thương mại ngoài những tố chất chung trên đây còn cần thêm đặc trưng sinh lời phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước.
1.1.2.2. Quy trình cho vay dự án đầu tư
Giống như cho vay ngắn hạn, chu kỳ cho vay dự án đầu tư đối với các khách hàng được bắt đầu bằng việc xem xét và quyết định cho vay, sau đó là giả ngân vốn, theo dõi nợ vay và kết thúc bằng việc thu nợ gốc và lãi. Chu kỳ cho vay dự án đầu tư cũng có thể diễn đạt bằng sơ đồ: (T-T’).
Dựa trên đề xuất vay dự án đầu tư của khách hàng vay, ngân hàng thương mại phải xem xét trong một thời gian nhất định và đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận cho vay.
Đề xuất vay vốn dự án đầu tư của khách hàng được hợp thức hoá bằng các tài liệu như: đơn xin vay; hồ sơ pháp lý chứng minh tư cách pháp nhân và vốn điều lệ ban đầu; hồ sơ tình hình tài chính 2 năm trước khi đề xuất vay và của 2 quý trong năm đề xuất vay; các tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xin vay (luận chứng kinh tế – kỹ thuật; bản phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền; các văn bản có liên quan đến cung ứng vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm; các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc cầm cố...).
Việc chấp nhận hay từ chối cho vay một dự án đầu tư của khách hàng phải dựa vào thẩm tra các mặt như tư cách pháp nhân; mức vốn tham gia của đơn vị vay vốn; tình hình sản xuất kinh doanh; tình hình công nợ, đồng thời phải xem xét mụch đích kinh tế xã hội, khả năng thực thi, nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, hướng tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án...
Khi xem xét, thẩm định và đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay một dự án đầu tư của khách hàng phải quán triệt các nguyên tắc: Phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng cho vay, nghĩa là không vượt quá khả năng nguồn vốn hiện có và sẽ huy động được khả dĩ dùng vào cho vay trung và dài hạn của bản thân ngân hàng cho vay; phù hợp với quyền phán quyết cho vay trung, dài hạn mà ngân hàng cấp trên dành cho giám đốc ngân hàng đó trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn, phù hợp với chính sách ưu tiên trong đầu tư và cơ cấu đầu tư đã được quy định. Trường hợp chấp nhận cho vay do kết quả thẩm định dự án đầu tư xin vay, ngân hàng phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định để khách hàng vay kịp thời đến ngân hàng lập hồ sơ nhận nợ. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để khách hàng biết.
Hồ sơ thụ lý cho vay dự án đầu tư của khách hàng chính là hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng cho vay và khách hàng. Trong hợp đồng này phải xác định rõ đối tượng vay, mức vay, thời hạn vay, lãi xuất, kế hoách trả nợ, bảo đảm tiền vay, quyền và nghĩa vụ của bên cho vay...
Dựa vào mức cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng ngân hàng cho vay tổ chức việc giải ngân, tức là phát tiền vay để khách hàng vay sử dụng tiền vay vào việc thực thi dự án đầu tư xin vay.
Tiền cho vay được ngân hàng cho vay phát ra theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xin vay, được phản ánh kịp thời và chính xác vào tài khoản cho vay, khế ước vay nợ và các chứng từ hợp lệ khác.
Ngân hàng cho vay theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án đầu tư xin vay cho đến khi dự án đầu tư kết thúc và các công trình của dự án được đưa vào thực hiện có hiệu quả, khách hàng vay trả xong nợ cho ngân hàng cho vay kể cả nợ gốc và lãi.
1.1.2.3. Sự cần thiết của việc cho vay các dự án đầu tư
Xét về mặt bản chất, việc cho vay dự án đầu tư đã làm nảy sinh một mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, mối quan hệ này chỉ được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc cùng có lợi. Như vậy có thể nói việc tham gia vào quan hệ tín dụng này là hoàn toàn tự nguyện và nó đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Mặt khác, ngân hàng và các doanh nghiệp (những khách hàng thường xuyên và chủ yếu) là hai chủ thể quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hai chủ thể này chắc chắn sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển chung của toang bộ nền kinh tế. Như vậy có thể khẳng định rằng việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư là cần thiết và khách quan, nó đem lại những lợi ích nhất định cho cả ba chủ thể: Ngân hàng (người cho vay); doanh nghiệp (người đi vay) và nền kinh tế quốc dân.
Đối với ngân hàng, trong các tài sản của các ngân hàng thương mại thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Thu nhập từ tiền cho vay thể hiện dưới dạng lãi tiền vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn của khoản vay. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy nếu các ngân hàng có thể mở rộng cho vay nhất là cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư thì sẽ có điều kiện kiếm lời nhiều hơn. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng các khoản cho vay có thời hạn càng dài thì càng tiềm ẩn một tỷ lệ rủi ro cao và đó là lý do vì sao khi mở rộng quy mô các ngân hàng thường chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả dự án.
Không chỉ có vậy, việc đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng cũng là một thứ vũ khí cãnh tranh lợi hại của các ngân hàng. Khả năng mở rộng các khoản vay dài hạn còn thể hiện tiềm lực vốn của ngân hàng, chất lượng tín dụng cao phần nào thể hiện năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ và nhân viên ngân hàng. đồng thời việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn đặc biệt là với các dự án đầu tư xin vay của các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn cũng như các dịch vụ ngân hàng khác bởi khi được vay vốn các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất điều đó khiến cho nhu cầu vốn lưu động lại tăng cao và các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn... cũng sẽ tăng lên chắc chắn địa chỉ đầu tiên mà khách hàng tìm đến chính là ngân hàng và ngân hàng đã cho họ vay vẵn là sự lựa chọn được ưu tiên nhất.
Đối với doanh nghiệp: Trong mỗi nền kinh tế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp luôn là một đòi hỏi cấp bách. Các doanh nghiệp mới được thành lập thì cần vốn để xây dựng cơ sở vật chất; nhà xưởng; kho bãi.., mua sắm tài sản cố định và đáp ứng một phần vốn lưu động. Các doanh nghiệp đang hoạt động thì luôn có nhu cầu đổi mới trang thiết bị; nâng cao trình độ khoa học, công nghệ; tăng năng lực cạnh tranh; mở rộng sản xuất khi gặp cơ hội thuận lợi. Đặc biệt khi các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại hiệu quả kể cả trong thời điểm trước mắt cũng như lâu dài thì một nguồn vốn lớn và ổn định sẽ trở nên hết sức cần thiết. Tín dụng ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cấp thiết ấy bởi nó có những uy điểm mà các nguồn vốn khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu... không có được.
- Trước hết việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phếp mở rộng quy mô sản xuất trong khi vẫn đảm bảo quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ không thể có được nếu nhà kinh doanh thực hiện biện pháp phát hành cổ phiếu để huy động vốn, khi đó quyền lực sẽ được san sẻ cho các cổ đông mới. Việc huy động bằng phát hành trái phiếu có thể khắc phục được nhược điểm này song lại vấp phải một vấn đề quan trọng khác đó là sự kém linh hoạt, khi cơ hội kinh doanh xuất hiện đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng chớp lấy song việc phát hành trái phiếu đòi hỏi nhiều thủ tục và điều kiện khắt khe nên mất nhiều thời gian và có thể để lỡ mất cơ hội tốt. Tất cả các vấn đề trên có thể được khắc phục nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Một ưu điểm nữa của nguồn vốn tín dụng ngân hàng so với việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu là khi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp sẽ tránh được các chi phí phát sinh như: chi phí phát hành; chi phí bảo lãnh; đăng ký chứng khoán...Hơn nữa, có những doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể sẽ không đủ điều kiện huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Đối với nền kinh tế: Nền kinh tế của mỗi quốc gia trong thời kỳ nào cũng cần có nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển. Sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, hơn thế nữa hiệu quả đạt được của các dự án đầu tư cũng sẽ cao hơn bởi lẽ khi cho vay một trong những yêu cầu đầu tiên mà ngân hàng đặt ra là an toàn. Chính vì vậy mà đối với mỗi dự án xin vay, ngân hàng phải xem xét rất kỹ tính khả thi của dự án để tránh những rủi ro có thể xảy ra và đề ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mặt khác không giống như nguồn vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng được giải ngân dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, do đó người đi vay sẽ phải tính toán làm sao để có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Đây chính là điểm ưu việt của nguồn vốn tín dụng ngân hàng so với nguồn vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước.
Trong điều kiện Việt Nam hiên nay, nhiệm vụ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật XHCN được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu. Nội dung chính của công cuộc này là tập trung vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ; máy móc, trang thiết bị tùng bước chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ hợp lý, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó bao gồm: Nguồn do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn tự tích luỹ của các doanh nghiệp, nguồn huy động từ dân cư, tín dụng ngân hàng, huy động trên thị trường chứng khoán và nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài. Trong đó tín dụng ngân hàng đang là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các dự án phục vụ đầu tư phát triển bởi lẽ nguồn vốn tự tích luỹ của hầu hết các doanh nghiệp nước ta hiện nay đều quá nhỏ bé, không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; Trong khi đó nguồn vốn cấp phát từ ngân sách lại khá hạn hẹp và phải đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực; Các hình thức huy động vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp lại vẫn còn mới lạ đối với đại bộ phận công chúng...
1.1.2.4. Thẩm định dự án đầu tư xin vay
Thẩm định dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay dự án đầu tư. Thực chất của nó là dùng một số kỹ thuật phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các phương tiện trình bày trong dự án theo một số tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và theo một trình tự hợp lý chặt chẽ nhằm rút ra những kết luận chính xác về giá trị của dự án, từ đó quyết định cho vay đúng mức, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế dự định.
Đối với các ngân hàng thương mại việc thẩm định các dự án đầu tư xin vay có thể dựa vào kết quả thẩm định của các tổ chức thẩm định chuyên nghiệp nhà nước hay dân lập. Trong trường hợp này, trách nhiệm của ngân hàng là phải có khả năng đánh giá chất lượng thẩm định dự án được thực hiện bởi một tổ chức thẩm định nào đó.
Trong trường hợp dự án đầu tư xin vay cỡ vừa và nhỏ, thời hạn thu hồi vốn không quá 5 năm, ngân hàng phải tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư xin vay. Dù tái thẩm định hay tự thẩm định thì ngân hàng cũng đều cần đến đội ngũ cán bộ tín dụng đủ năng lực đánh giá dự án đầu tư xin vay và từ đó đưa ra kết luận chấp nhận hay từ chối tài trợ đối với dự án đầu tư xin vay.
Muốn thẩm định hay tái thẩm định một dự án đầu tư xin vay có kết quả mong muốn phải tuân thủ quy trình thẩm định, nghĩa là phải đi từ khâu thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá dự án đầu tư, xử lý thông tin bằng những phương pháp thẩm định nhất định và đi đến những kết quả cụ thể và xác đáng được ghi trong tờ trình thẩm định dự án đầu tư.
Xét về nội dung thẩm định dự án, người ta thường thực hiện thẩm định ba mặt cơ bản là các phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế và phương diện tài chính.
Thẩm định dự án đầu tư về phương diện kỹ thuật là đi sâu nghiên cứu và phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ, thiết bị chủ yếu của dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư khi thi công xây duẹng cũng như khi vận hành công trình đã hoàn thành. ở đây người ta chú ý đến sự phù hợp của quy mô dự án đầu tư với khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lực, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Sự lựa chọn thiết bị và công nghệ của dự án đầu tư, sự cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, sự lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, việc quản lý dự án từ khi thai nghén đến khi kết thúc đưa vào sử dụng.
Thẩm định về mặt kinh tế xã hội của dự án đầu tư là xét đến hiệu ích của dự án trên quan điểm vĩ mô. Nó thường được xem xét dựa trên một số chỉ số sinh lời xã hội như mức đóng góp của dự án đầu tư cho nền kinh tế do tiết kiệm chi phí nhập khẩu của các sản phẩm nhập khẩu tuơng tự, chỉ số hoàn vốn, mức gia tăng việc làm, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức tích luỹ...Đồng thời ở đây người ta còn xem xét ảnh hưởng của dự án đến môi trường, đến sinh hoạt văn hoá và đến sự phát triển kinh tế của địa phương.
Thẩm định phương diện tài chính của dự án đầu tư là phân tích, đánh giá, kết luận việc sử dụng các nguồn lực tài chính trong tài trợ, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ, khả năng ứng phó trước thử thách trong quá trình đưa dự án đầu tư vào thực hiện.
Xét về phương pháp thẩm định dự án đầu tư người ta có thể áp dụng ba phương pháp cơ bản:
- Phương pháp phân tích so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Người ta so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ghi trong dự án đầu tư với các tài liệu; các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành; các tiêu chuẩn của nganh, của cả nước; các chỉ tiêu trước khi mở rộng, cải tao; các chỉ tiêu tương tự của các công trình cùng loại của nước ngoài; các văn bản pháp lý có liên quan.
- Phương pháp phân tích độ nhậy của dự án đầu tư: Dựa vào một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai và những tác động của chúng đến các chỉ tiêu hiệu quả, như sự vượt quá chi phí đầu tư ban đầu, sản lượng đạt thấp so với dự kiến, giá đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giẩm...mà xác định độ sai lệch an toàn cho phép dự án đầu tư vẫn có hiệu quả, nếu không thì phải áp dụng những giải pháp khắc phục hay hạn chế.
- Phương pháp hạn chế rủi ro: Lượng định một số rủi ro có thể xảy ra và những giải pháp hạn chế thích hợp thuộc giai đoạn thi công thực hiện và vận hành dự án đầu tư.
1.1.2.5. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng hay còn gọi là hợp đồng cho vay là một văn bản được ký kết giữa người ngân hàng cho vay và người đi vay- chủ dự án đầu tư. Nó ghi nhận những thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay về đối tượng cho vay, mức cho vay và thời gian vay, bảo đảm nợ vay. Nó là một căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện một dịch vụ cho vay dự án đầu tư.
Trước hết, trong hợp đồng phải thoả thuận một cách cụ thể đối tượng cho vay. Đó là các chi cấu thành tổng mức đầu tư của dự án như giá trị vật tư, máy móc thiết bị, giá trị công nghệ chuyển giao, giá trị sáng chế và phát minh, chi phí nhân công. giá thuê chuyển nhượng đất đai, giá thuê mua các tài sản khác, chi phí mua bảo hiểm các tài sản thuộc dự án đầu tư xin vay và các chi phí khác. Những chi phí trên đây có thể quy lại thành 3 nhóm là nhóm chi phí xây lắp, nhốm chi phí thiết bị và nhóm những chi phí khác.
Thứ hai: Trong hợp đồng tín dụng phải ghi rõ mức cho vay dự án đầu tư xin vay. Nó được xác định một cách tổng quát là mức cho vay một dự án đầu tư thì bằng hiệu số giữa tổng mức đầu tư của dự án và phần vốn của bên vay tham gia thực hiện dự án đầu tư không được nhỏ hơn 30% của tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án là tổng chi phí xây lắp, chi phí máy móc thiết bị và chi phí khác ghi trong tổng dự toán của dự án.
Phần vốn tham gia thực hiện dự án của bên vay được tính bằng tổng của vốn tự có thể hiện bằng tài sản hiện có của bên vay và vốn huy động do bên vay thực hiện.
Nếu dự án đầu tư là dự án liên doanh thì phần tham gia của bên vay phải tính cho các bên liên doanh.
Trường hợp dự án đầu tư xin vay có điều kiện thế chấp tài sản thì mức cho vay không thể lớn hơn 70% mức tài sản thế chấp.
Mức cho vay dự án đầu tư không thể sử dụng một lần mà được sử dụng dần dần trong quá trình thực hiện thi công của dự án. Từ đó tất yếu nảy sinh phạm trù mức cho vay còn lại. Mức cho vay còn lại bằng mức cho vay trừ đi số dư nợ hiện có. Mỗi lần giải ngân ngân hàng phải chú ý đến mức cho vay còn lại này.
Thứ ba: Trong hợp đồng tín dụng phải ghi rõ thời hạn nợ hay còn gọi là thời hạn cho vay. Nó bao gồm thời hạn rút vốn, thời hạn trả nợ và thời hạn ân hạn nếu có.
Cuối cùng: Trong hợp đồng tín dụng phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của ngân hàng cho vay và người vay. Quyền và nghĩa vụ này nếu không có thoả thuận gì khác giữa ngân hàng cho vay và khách hàng vay thì phải tuân thủ những quy định về quyền và nghĩa vụ đó của quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.3. Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại
Một trong những vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại là phải bảo đẩm khả năng thanh toán của mình. Để đảm bảo yêu cầu này thì hoạt động cho vay của ngân hàng phải gắn bó chặt chẽ, dựa trên nền tảng nguồn vốn mà ngân hàng có được. Nghĩa là cơ cấu cho vay phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, các khoản cho vay dự án đầu tư cần phải được hình thành nên từ những nguồn vốn ổn định và có thời gian dài tương ứng. Theo n._.guyên tắc đó thì nguồn vốn cho vay dự án đầu tư bao gồm: Vốn tự có của ngân hàng thương mại; vốn huy động dưới hình thức tiền gửi dự án kể cả một phần vốn huy động ngắn hạn; vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước; vay nước ngoài; vay từ ngân hàng trung ương...Mỗi nguồn vốn trên lại có những ưu nhược điểm và tuỳ từng điều kiện cụ thể mà các ngân hàng thương mại sẽ quyết định sử dụng nguồn vốn nào thích hợp nhất đối với mình.
Nguồn vốn tự có của ngân hàng là nguồn ổn định nhất tuy nhiên khối lượng của nó lại không lớn; nguồn tiền gửi trung và dài hạn cũng không đáng kể do không nhiều khách hàng sử dụng loại hình tiền gửi này của các ngân hàng thương mại; phát hành trái phiếu lại có chi phí cao hơn so với tiền gửi cùng số lượng; vốn vay từ ngân hàng trung ương cũng bị hạn chế và phụ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia (thông thường NHTW chỉ cho các NHTM vay ngắn hạn, thậm chí trong trường hợp NHTW đang có chủ trương thắt chặt tiền tệ thì các NHTM còn không được vay); việc sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay đối với các dự án đầu tư là một trong những phương án khả thi song để tránh những rủi ro có thể xảy ra những người làm công tác quản trị ngân hàng cũng cần phải tính toán tỷ lệ trích chuyển. Trong điều kiện hiện nay, hình thức vay nợ nước ngoài để cho vay dự án được khá nhiều ngân hàng trên thế giới dặc biệt là ở các nước đang phát triển sử dụng (ưu điểm của nguồn vốn này là khối lượng lớn, lãi suất lại thường được ưu đãi, hơn nữa điều kiện cho vay lại không quá khó khăn) tuy nhiên nếu việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này không được thực hiện tốt dẫn đén không hoàn trả được vốn vay thì sẽ làm mất uy tín đồng thời tăng sự phụ thuộc của các ngân hàng trong nước vào ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài.
1.2. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NHTM
1.2.1. Hoạt động thẩm định tài chính dự án của NHTM
Xem xét sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
Mục tiêu của dự án
Sự cần thiết đầu tư dự án
Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo các tiêu chí khác nhau(lắp đặt, thiết bị và các chi phí khác…)
Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc thẩm định dự án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
+ Định dạng sản phẩm của dự án.
+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm khác có cùng công dụng.
- Đánh giá về cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong những năm tới.
+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường sản phẩm của dự án.
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả…
- Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án.
- Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm.
Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của một dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có.
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau đây:
+ Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính ổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu.
+ Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án này dựa trên các nội dung chính sau đây:
- Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không, có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
Công nghệ thiết bị:
- Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.
- Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn.
- Quy mô và giải pháp xây dựng:
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…
- Môi trường:
+ Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án
Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiết bị, công nghệ.
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất.
Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Thẩm định về mặt tài chính của dự án.
Thẩm định tài chính DAĐT, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà ngân hàng tài trợ cho dự án. Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT. Qua đó đi đến kết luận có đầu tư cho dự án hay không.
Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh. Thẩm định tài chính DAĐT ở các NHTM thường được tiến hành với các nội dung sau:
* Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến việc không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt động.
Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dự phòng:
- Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu DA. Bao gồm:
+Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm định DAĐT.
+Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…). Chi phí khảo sát, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ tục đầu tư. Chi phí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công.
+ Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị. Chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, bảo quản. Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư. Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao. Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay vốn đầu tư và các chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư.
- Vốn lưu động là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư. Bao gồm:
+Vốn sản xuất: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùng thay thế.
+ Vốn lưu động: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.
- Vốn dự phòng: là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư, để đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
1.2.2. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHTM
1.2.2.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định thẩm định tài chính dự án
Chất lượng nói chung dược định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Mặc dù chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một cái gì đó khó có thể định lượng được và khái niệm này còn trừu tượng hơn cả chất lượng sản phẩm nhưng về cơ bản vẫn thể hiện được định nghĩa trên. Như trên đã đề cập, có nhiều đối tượng cùng thẩm định dự án đầu tư nói chung, thẩm định tài chính nói riêng, đứng trên góc độ khác nhau của người thẩm định với những mục tiêu nhất định thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được hiểu như sau.
Với nhà đầu tư: Việc thẩm định tài chính có chất lượng có nghĩa là cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đáng tin cậy cho việc lựa chọn đượpc dự án đầu tư (trong số các dự án hay hay là sự giới hạn nguồn lực) có hiệu quả tài chính cao nhất (mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chủ đầu tư).
Với cơ quan quản lí nhà nước (cơ quan có thẩm quyền thẩm định để chấp nhận cho phép đầu tư), chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thời kì (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).
Với nhà tài trợ (cụ thể ở đây là NHTM): Chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện sâu sắc Ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau này khi đi vào thực hiện mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ Ngân hàng như dự kiến, do đó Ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, ở khía cạnh nào đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện ở chất lượng tín dụng hay bảo đảm cho dự án.
Đưa ra khái niệm cần thiết điều quan trọng hơn khi đề cập đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là tìm ra những nhân tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đó - một yếu tố quan trọng đối với các NHTM.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHTM
Thứ nhất:
+ Xác định tổng nhu cầu về vốn đầu tư bao gồm về vốn cố định và vốn lưu động.
+ Xác định phần vốn mà Ngân hàng cần tài trợ.
+ Xác định tiến độ cần bỏ vốn.
Khi một dự án đầu tư mang đến Ngân hàng xin vay vốn thì dự án đầu tư đó đã được nhều cấp, ngành phê duyệt. Tổng vốn đầu tư được xác định. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn tiến hành xem xét laịi trên cơ sở những kết quả thẩm định khác của Ngân hàng. Điều này rất quan trọng vì vốn đầu tư sẽ giúp cho các dự án thực hiện một cách thuận lợi, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư.Vốn đầu tư thiếu sẽ gây khó khăn cho hoạt động đầu tư.
Ngược lại thừa vốn đầu tư sẽ gây lãng phí vốn làm giảm hiệu qủa của dự án. Tổng vốn đầu tư được xác định trên tổng các chi phí:
* Chi phí lập dự án
- Chi phí thuê gia sư tư vấn soạn thảo.
- Chi phí mua thông tin, tài liệu.
- Chi phí khảo sát thăm dò.
- Chi phí hành chính.
* Chi phí đầu tư tài sản cố định.
- Chi phí xây dựng nhà xưởng.
- Chi phí mua máy móc.
- Chi phí lắp đặt, vận hành chạy thử.
-Chi phí thuê chuyên gia, công nghệ.
* Chi phí tài sản lưu động.
Trên cơ sở vốn đầu tư đó Ngân hàng xem xét các nguồn tài trợ cho dự án đầu tư. Một dự án đầu tư có hai nguồn cung cấp chính:
- Nguồn bên trong do chủ dự án cung cấp.
- Nguồn bên ngoài:
+Từ nhà nước.
+Từ NHTM.
+Từ các nguồn khác.
Ngân hàng xem xét, xác định số vốn đầu tư cho vay và một điều quan trọng nữa NHTM phải xem xét lại tiến độ bỏ vốn theo tiến độ thi công xây lắp… có đúng lịch trình đã đề ra hay không?Và Ngân hàng cũng sẽ xây dựng được một lịch trình cho vay của mình phù hợp với yêu cầu và tiến độ bỏ vốn của dự án.
Thứ hai: Kiểm tra xây dựng doanh thu và lợi nhuận của dự án.
Thẩm định tính chính xác, hợp lí, hợp lệ của bảng dự trù tài chính. Cơ sở để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng tài chính kinh tế kĩ thuật, dựa trên các chỉ tiêu, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành đó do nhà nước ban hành hoặc các cơ quan chứ năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm định các mặt thị trường, kĩ thuật tổ chức kinh tế kĩ thuật của ngành Ngân hàng để thẩm định chính xác, hợp lí của bảng bảng dự trù tài chính.
+ Xem xét tính toán các bảng tài chính.
+ Bảng dự trù chi phí sản xuất năm.
+ Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi.
+ Bảng dự trù cân đối kế toán.
+ Bảng dự trù cân đối thu chi.
Các bảng này là cơ sở cho NHTM thực hiện các phân tích tài chính và tính toán các luồng tiền nên được xem xét kĩ lưỡng, hợp lí, chính xác.
Vấn đề xem xét và đánh giá cơ cấu nguồn vốn là hợp lí hay không còn tuỳ thuộc vào tính chất và điều kiện thực tế của dự án. Hơn nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiệu quả của khả năng trả nợ của dự án.
Thứ ba: Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
Để đánh giá hiệu qủa tài chính dự án đầu tư về lí thuyết cũng như thực tế, người ta thườngphải sử dụng các phương pháp (hay các chỉ tiêu sau đây).
* Giá trị hiện tại ròng (NPV:Net Present Value)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại các nguồn thu nhập ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Công thức tính:
Bi-Ci: Luồng tiền ròng năm i Bi: Luồng tiền dự kiến năm i
r: Tỷ lệ chiết khấu Ci: Chi phí đầu tư năm i
n: Số năm tính từ thời điểm đầu tư cho đến khi kết thúc dự án
Những năm đầu của dự án (Bi-Ci) mang dấu âm.
Ý nghĩa của NPV chính là đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính mà dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức độ rủi ro cụ thể của dự án… Việc xác minh chính xác tỷ lệ chiết khấu của mỗi dự án đầu tư là khó khăn. người ta có thể lấy bằng với lãi suất đầu vào, đầu ra thị trên trường… Nhưng thông thường là chi phí bình quân của vốn. Tuỳ từng trường hợp, người ta còn xem về biến động lãi suất trên thị trường, và khả năng giới hạn về vốn của chủ đầu tư khi thực hiện dự án…
Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án đầu tư theo nguyên tắc:
Nếu các dự án đầu tư thì tuỳ thuộc theo quy mô nguồn vốn, các dự án có NPV≥0 đều được chọn (Sở dĩ dự án NPV=0 vẫn có thể chọn vì khi đó có nghĩa là các luồng tiêu thụ của dự án vừa đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suât yêu cầu cho khoản vốn đó). Ngược lại NPV< 0 (bác bỏ dự án
Nếu các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV≥ 0 và lớn nhất thì được chọn.
Sử dụng phương pháp NPV để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư có ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Phương này tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền có chiết khấu (tức là hiện tại hoá dòng tiền) là hợp lý vì tiền có giá trị theo thời gian.
Lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV là thích hợp vì nó cho phép chọn dự án nào có làm tối đa hoá sự giàu có của chủ đầu tư.
Phương pháp này ngầm giả định rằng tỷ lệ lãi suất mà tại các luồng có tiền có thể được tái đầu tư là chi phí sử dụng vốn, nó là giả định thích hợp nhất.
Nhược điểm:
Phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu r được lựa chọn. Cụ thể: r càng nhỏ (NPV càng lớn và ngược lại. Trong khi đó, việc xác định đúng r là rất khó khăn.
Chỉ phản ánh được quy mô sinh lời (số tương đối: hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra là bao nhiêu).
Với các dự án có thời gian khác nhau, dùng NPV để lựa chọn dự án là không có ý nghĩa. Muốn so sánh được, phải giả định rằng dự án có thời gian ngắn hơn sẽ được đầu tư bổ sung với số liệu lặp lại như cũ để sao cho các dự án có thời gian bằng nhau. Thời kỳ phân tích dự án là bội số chung nhỏ nhất của các thời gian dự án. Đây là việc tính toán phức tạp mất thời gian.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV=0 tức là thu nhập ròng hiện tại đúng bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư
Như vậy ta có công thức:
Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: IRR đối với dự án chính là tỉ lệ sinh lời càn thiết của dự án. IRR được coi bằng mức lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay (cả gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn tiền thu được từ dự án mỗi khi chúng phát sinh.
Người ta sử dụng hai cách:
Tính trực tiếp: Đầu tiên chọn 1 lãi suất chiết khấu bất kì, tính NPV. Nếu NPV>0, tiếp tục nâng mức lãi suất chiết khấu và ngược lại. Lặp lại cách làm trên cho tới khi NPV= 0 hoặc gần bằng 0, khi đó mức lãi suất này bằng IRR của dự án đầu tư.
Phương pháp nội suy tuyến tính: thường được sử dụng. Đầu tiên chọn 2 mức lãi suất chiết khấu sao cho: Với r1 (có NPV1> 0
Với r2( có NPV2< 0
Áp dụng công thức:
Chênh lệch giữa r1 và r2 không quá 0.05 thì nội suy IRR mới tương đối đúng.
Sử dụng IRR để đánh giá, lựa chọn dự án sau:
Trước hết lựa chọn một mức lãi suất chiết khấu làm IRRĐM (IRR định mức thông thường đó chính là chi phí cơ hội)
So sánh nếu IRR ≥ IRRĐM thì dự án khả thi thi về tài chính, tức là: nếu là các dự án đầu tư là độc lập tuỳ theo quy mô nguồn vốn, các dự án có IRR ≥ IRRĐM được chấp nhận.
Nếu các dự án đầu tư loại trừ nhau: chọn dự án có IRR ≥ 0 và lớn nhất.
Ưu điểm: của phương pháp IRR chú trọng xem xét tính thời gian của tiền. Sự thừa nhận giá trị thời gian của tiền làm cho kĩ thuật xác định hiệu quả vốn đầu tư ưu điểm hơn các phương pháp khác.
Phản ánh hiệu quả sinh lời của một đồng vốn (tính tỉ lệ %) nên có thể sử dụng so sánh chi phí sử dụng vốn. IRR cho biết mức lãi suất tiền vay tối đa mà dự án có thể chịu được. Giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án khác nhau.
Nhược điểm: Không đề cập đến độ lớn, quy mô của dự án, sử dụng IRR để lựa chọn dự án loại trừ có quy mô, thời gian khác nhau nhiều khi sai lầm. Với dự án có những khoản đầu tư thay thế lớn, dòng tiền đổi dấu liên tục dẫn tới hiện tượng IRR đa trị, và như vậy việc áp dụng IRR không còn chính xác.
Phương pháp IRR ngầm định rằng thu nhập ròng của dự án được tái đầu tư tại tỉ lệ lãi suất IRR nghĩa là không giả định đúng tỉ lệ tái đầu tư.
Ngoài ra còn tính theo phương pháp tỉ suất hoàn vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR) MIRR là tỉ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các luồng tiền ròng thu từ dự án với giả định luồng tiền này được tái đầu tư tại tỉ lệ lãi suất bằng chi phí vốn. Đây cũng chính là điểm ưu việt của phương pháp MIRR so với phương pháp IRR.
Về mặt toán học, phương pháp tính NPVvà IRR luôn cùng đưa đến quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án đói với những dự án độc lập. Tuy nhiên có thể có hai kết luận trái ngược cho những dự án loại trừ. Trong trường hợp có sự xung đột giữa hai phương pháp, việc lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp NPVcần được coi trọng hơn bởi những phân tích đã chỉ ra rằng: phương pháp NPV ưu việt hơn phương pháp IRR.
Thời gian hoàn vốn: (P.P:Payback Peried)
Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu
Có hai cách tính chỉ tiêu này: thời gian hoàn vốn không chiết khấu (không tính đến giá trị thời gian của tiền) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu (quy tất cả các khoản thu nhập chi phí hiện tại theo tỷ suất chiết khấu lựa chọn).
Công thức tính thời gian hoàn vốn cung cấp một thông tin quan trọng rằng vốn của công ty bị trói buộc vào mỗi dự án là bao nhiêu thời gian. Thông thường nhà quản trị có thể đặt ra khoảng thời gian hoàn vốn tối đa và sẽ bác bỏ dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn lâu hơn.
Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư theo nguyên tắc: Dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt, chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất trong các dự án loại trừ nhau.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ áp dụng và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Nếu có một dự án nào đó không đáp ứng được kỳ hoàn vốn trong thời gian đã định thì việc tiếp tục nghiên cứu dự án là không cần thiết. Vì luồng tiền mong đợi trong một tương lai xa được xem như rủi ro hơn một luồng tiền trong một tương gần thời gian thu hồi vốn được sử dụng như một thước đo để đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
Việc thấy rõ được thời gian thu hồi vốn cho phép đề xuất những giải pháp để rút ngắn thời hạn đó.
Hạn chế:
Tuy nhiên phương pháp thời gian hoàn vốn có một số hạn chế mà có thể dẫn tới những quyết định đó là: thời gian hoàn vốn không chiết khấu không tính tới những sai biệt về thời điểm xuất hiện luồng tiền, tức là yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ không được đề cập. Phần thu nhập sau thời điểm hoàn vốn bị bỏ qua hoàn toàn, như vậy không đánh giá được hiệu quả tài chính của cả đời dự án. Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét và đánh giá. Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu.
Phương pháp tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit-Cost Ratio: BCR)
Phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ vốn đầu tư (quy về thời điểm hiện tại):
Nguyên tắc đánh giá: nếu có dự án có BCR ( 1. Suy ra được chấp nhận (khả thi về mặt tài chính).
BCR là chỉ tiêu chuẩn để xếp hạng các dự án theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho dự án có BCR cao hơn.
Ưu điểm: nó cho biết lợi ích thu được trên một đồng bỏ ra, từ đó giúp chủ đầu tư lựa chọn, cân nhắc các phương án có hiệu quả.
Nhược điểm: là một chỉ tiêu tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau, vì thông thường các dự án có BCR lớn thì có NPV nhỏ và ngược lại.
Phương pháp điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn (không lỗ, không lãi).
Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc doanh thu:
Sản lượng hoà vốn: Qhv
Trong đó: FC: là tổng chi phí
P: giá bán đơn vị sản phẩm
V: chi phí biến đổi một sản phẩm (P-V. lãi gộp một đơn vị sản phẩm)
Doanh thu hoà vốn:
(Trường hợp sản xuất một loại sản phẩm)
Nếu sản xúât nhiều loại sản phẩm khác nhau thì tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm.
Thông thường người ta chọn một năm đặc trưng để tính. Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt.
Khả năng thu lợi nhuận càng cao ( Khả năng thua lỗ càng nhỏ (hay vùng an toàn cao).
Sau khi có điểm hoà vốn, có thể xác định thêm chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn.
Doanh thu hoà vốn
Mức hoạt động hoà vốn = ---------------------------- x 100%
Doanh thu lý thuyết
Doanh thu lí thuyết là doanh thu tính theo công suất thiiết kế. Mức hoạt động vốn cho thấy khả năng phát triển của dự án.
Điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể vì thực tế dự án thuộc các ngành khác nhau, có cơ cấu vốn đầu tư khác nhau.
Nếu cùng một dự án mà có nhiều phương án khác nhau thì có thể nên ưu tiên cho những phương án có điểm hoà vốn nhỏ hơn.
Ưu điểm: của phân tích điểm hoà vốn
Đưa ra những chỉ tiêu về mức độ hoat động tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp có lợi nhuận.
Nó cho biết sản lượng hoà vốn là bao nhiêu, do đó lầm chủ đầu tư tìm cách đạt đến điểm hoà vốn trong thời gian ngắn nhất.
Hạn chế:
Điểm hoà vốn không cho biết quy mô lãi ròng của cả đời dự án cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Mặt khác, việc phân tích trở nên phức tạp và tính chính xác không cao khi có đầu tư bổ sung thay thế.
Một yếu tố không kém phần quạn trọng cần được xem xét là.
Độ nhạy của dự án:
Môi trường xung quanh thường xuyên tác động tới dự án đầu tư trên nhiều mặt cấp độ khác nhau. Do vậy khi xem xét dự án ngoài cách xem xét dự án qua các chỉ tiêu ở trạng thaí tĩnh, cần phải đặt dự án đầu tư ở trạng thái động trong xu thế biến động của các yếu tố bên ngoài.
Để có một cách đánh giá khách quan toàn diện hơn về dự án, thông thường để xem xét độ nhạy người ta thường tính toán thay đổi các chỉ tiêu NPV, IRR khi có sự biến đổi của một số nhân tố:
+Giá bán sản phẩm.
+ Giá đầu vào thay đổi.
+Vốn đầu tư.
+Tỷ giá lên xuống.
Trên thực tế khi tính độ nhạy cảm của dự án, người ta cho các biến số thay đổi 1% so với phương án lựa chọn ban đầu và tính NPV và IRR thay bao nhiêu %.
ý nghĩa của việc phân tích độ nhạy của dự._.tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI LVBHN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI LVBHN
3.1.1. Định hướng phát triển LVBHN
* Phương hướng nhiệm vụ:
Căn cứ vào kết quả đạt được trong những năm qua và tình hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong năm tới, kế họach họat động kinh doanh của chi nhánh dự kiến năm 2009 với những mục tiêu như sau:
- Tổng nguồn vốn đạt 4.100 tỷ (Tăng 30% so với 15/10/2008)
- Tổng dư nợ tại địa phương đạt 1.200 tỷ (Tăng 37%)
- Nợ quá hạn dưới 0,5%
- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 45%
- Quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan ở mức cao nhất.
* Các giải pháp thực hiện:
Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn cho Chi nhánh, tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án, các hợp đồng tín dụng, các hạn mức tín dụng đã ký kết với khách hàng thì nhu cầu tín dụng năm 2005 của Chi nhánh tối thiểu phải 1.500 tỷ. Vì vậy để tăng trưởng đúng hướng, lại đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện hạch toán theo thông lệ quốc tế, cải thiện chênh lệch lãi suất, thực hiện trích lập rủi ro, quản lý tín dụng được điều chỉnh theo công văn 127 của Ngân hàng Nhà nước... Chi nhánh cân thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Rà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký kết, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa bàn, các dự án đầu tư có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình.
- Tiến hành xếp loại doanh nghiệp theo 1261, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao.
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng; Xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Mở rộng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng.
- Giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng; tổ chức kinh tế; tiền gửi từ dân cư; Đẩy mạnh việc tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế đây là nguồn vốn rẻ. Thu hút nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho việc đầu tư các dự án trung dài hạn đã ký kết.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn.
- Tiếp tục tìm hiểu, tiếp cận với các Bộ, ngành có các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án - Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trongj nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án.
- Quán triệt tư tưởng đến cán bộ mở rộng công tác tiếp thị. Đi sâu học hỏi nghiệp vụ tránh tư tưởng chủ quan khi thẩm định cho vay.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. Giảm thiểu tối đa mọi sai sót trong khâu thẩm định, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác thẩm định không cho vay đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng, có nợ nần dây dưa đối với Ngân hàng.
- Thực hiện thẩm định các dự án đảm bảo về thời gian, có chất lượng nhằm đấp ứng kịp thời cho nhiệm vụ kinh doanh.
3.1.2. Quan điểm nâng cao chât lượng thẩm định tài chính dự án tại LVBHN
Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khacs, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành.
Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác sau:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực hiện tố công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án; phát triển lưcj lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.
- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợo với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
- Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định.
3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ
Trong thẩm dịnh dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó trinh độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đậo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.
Về năng lực chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên ,phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định. Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới.
Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết búc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.
Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định phải trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp.
3.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra
Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh cần làm một số việc sau:
- Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng,đảm bảo tính nguyên tắc trong moị nghiệp vụ thẩm định.
- Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau. Một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ ddó CBTĐ sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các ván đè có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách, CBTĐ sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn từ đó đưa ra nhứng quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, cầncó sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong ngân hàng.
- Tăng cương kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cấn bộ thảm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh nhưng sai sót đáng tiếc.
3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh. Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xay ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả nhất cần quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như sau:
- Những thông tin về người xin vay vốn (doanh nghiệp): để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các bao cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vayvà phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp.
- Những thông tin từ sổ sách của ngân hàng: Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và cũng có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ không.
- Những nguồn thông tin bên ngoài tín dụng: Như thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trừơng, tư bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ cạnh tranh, từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bộ ngành liên quan ...
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại ngân hàng.
3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ
Công việc thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng thẩm định và cấn bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc tham gia,đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cân thiết từ các phong khác sẽ giúp cho kết quả thẩm định hiệu quả hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định tài chính dự án mà cán bộ thẩm đinh không biết hoặc còn thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.
3.2.6 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác
Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng nhạy bé, không ngừng trao dồi nâng cao nghiệp vụ. LVBHN mới đi vào hoạt động chưa được bao lâu, do đó kinh nghiệm chưa có nhiều. Việc học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng khác phải được Chi nhánh chú trọng thông qua cho vay hợp vốn với các NHTM khác.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành:
- Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lý chắc chắn xủ lý các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án.
- Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng trong việc so sanh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán được.
- Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao trách tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Do đó, sẽ làm cho ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả là không cho vay được vì dự án không có hiệu quả kinh tế.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước:
- Hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ NHTM trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Để hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ NHTM, NHNN có thể tổ chức các khoá học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước có hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính như WB, IMF đến giảng dạy. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phầm mền thẩm định trực tiếp trên máy tính. Bên cạnh đó, các NHTM nên cử các cán bộ đi học tập phải là nhữn người đã có trang bị kiến thức và kinh nghiệm về thẩm định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan công tác để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ ngân hàng mình.
- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM như các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời. Mặt khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các NHTM những vấn đề lưu ý. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vự cho hoạt động thẩm định. Theo đó, CIC có thể hoạt động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng liên doanh Lào Việt:
Đề nghị Ban thẩm định LVB hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các TCTD khác, các ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
- Trình độ cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoại ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... nên đề nghị LVB hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng liên doanh Lào – Việt nói riêng. Mặt khác giúp cho Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước kết hợp với cơ chế, chính sách vĩ mô đúng đắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả cao chính là điểm tựa để nền kinh tế phát triển mạnh.
Nhận thức được vấn đề này, LVB chi nhánh Hà Nội đã và đang nỗ lực để doanh số cho vay dự án đầu tư tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Tuy nhiên do thời gian thực tập hạn hẹp nên chuyên đề này chỉ đi sâu nghiên cứu về việc đưa ra giải pháp hoàn thiện thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng.
Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn có thể nói chuyên đề đã phần nào thành công trong việc đưa ra giải pháp và kiến nghị với hai mục đích quan trọng: Thứ nhất góp phần cùng Ngân hàng tìm ra hướng đạt tới mục tiêu hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Thứ hai hoàn thành nội dung phù hợp tên đề tài nghiên cứu.
Tuy đã cố gắng song do sự hạn chế về trình độ cũng như một số điều kiện khác nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy, cô giáo, các cán bộ Ngân hàng và toàn thể các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Đăng Khâm và LVBHN đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài trợ dự án, Học viện Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê - 2006
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.
4. Giáo trình Lập – Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư ( Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm ứng dụng kinh tế thành phố).
5. Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội từ năm 2003 đến năm 2006.
6. Bản hướng dẫn lập Báo cáo thẩm định tài chính dự án đầu tư trung và dài hạn ( Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam )
7. Hồ sơ thẩm định tại Phòng Kinh doanh Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội.
8. Các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Lào-Việt.
9. Sách Lập-Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê-2006
PHỤ LỤC
Giải trình các chỉ tiêu tính toán của dự án Xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ và mây tre đan
Báo cáo thu nhập
Nhận xét: Dự án có lãi ngay từ năm đầu tiên với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức khá cao.
Đvt: Triệu VND
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Doanh thu
- Doanh thu gộp
-
16,244
29,050
31,041
32,903
34,878
61,124
65,314
69,233
73,387
77,790
1,649
- Thuế VAT
-
1,477
2,641
2,822
2,991
3,171
5,557
5,938
6,294
6,672
7,072
150
- Hoàn thuế VAT
-
709
1,185
1,189
1,193
1,197
2,003
2,011
2,020
2,029
2,038
-
- Thanh lý tài sản
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
11,473
-
Doanh thu thuần
-
15,477
27,594
29,408
31,105
32,904
57,571
61,388
64,959
68,744
84,229
1,499
2
Chi phí sản xuất
- Chi phí hàng bán
-
11,651
19,010
19,515
19,889
20,301
32,197
33,195
33,981
34,814
35,689
714
- Chi phí gián tiếp
-
957
1,700
1,817
1,926
2,049
3,573
3,817
4,045
4,288
4,544
-
Tổng chi phí
-
12,608
20,710
21,331
21,814
22,350
35,769
37,012
38,026
39,102
40,233
714
3
Lãi trả trong năm
-
1,195
1,000
607
405
202
820
709
590
425
261
97
- Lãi vay vốn lu động
-
183
191
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Lãi vay vốn đầu t
1,012
810
607
405
202
820
709
590
425
261
97
4
Thu nhập trớc thuế
1,673
5,884
7,470
8,886
10,352
20,981
23,668
26,343
29,217
43,735
688
5
Lỗ tích luỹ
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
6
Thu nhập chịu thuế
1,673
5,884
7,470
8,886
10,352
20,981
23,668
26,343
29,217
43,735
688
7
Thuế thu nhập
469
1,647
2,091
2,488
2,898
5,875
6,627
7,376
8,181
12,246
193
8
Thu nhập ròng
1,205
4,236
5,378
6,398
7,453
15,106
17,041
18,967
21,036
31,489
495
9
Lợi nhuận tích luỹ
1,205
5,441
10,819
17,217
24,670
39,776
56,817
75,784
96,820
128,309
128,804
Sản lượng, doanh thu
Đơn vị tính: Triệu VND
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Tồn kho đầu kỳ
-
-
18
30
30
30
30
50
50
50
50
50
2
Sản xuất trong kỳ
-
900
1,500
1,500
1,500
1,500
2,500
2,500
2,500
2,500
2,500
3
Tồn kho cuối kỳ
-
18
30
30
30
30
50
50
50
50
50
-
4
Thay đổi tồn kho [3 - 1]
-
18
12
-
-
-
20
-
-
-
-
(50)
5
Sản lợng bán ra [2 - 4]
-
882
1,488
1,500
1,500
1,500
2,480
2,500
2,500
2,500
2,500
50
6
Giá bán
17
18
20
21
22
23
25
26
28
29
31
33
- Giá bán trớc thuế
16
17
18
19
20
21
22
24
25
27
28
30
- Thuế VAT
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
7
Doanh thu (bao gồm VAT)
-
16,244
29,050
31,041
32,903
34,878
61,124
65,314
69,233
73,387
77,790
1,649
- Doanh thu trớc thuế
-
14,767
26,409
28,219
29,912
31,707
55,567
59,376
62,939
66,715
70,718
1,499
- Thuế VAT đầu ra
-
1,477
2,641
2,822
2,991
3,171
5,557
5,938
6,294
6,672
7,072
150
khi tổng mức đầu tư thay đổi
Chỉ tiờu
PACS
Mức thay đổi qua các năm
Nhận xét: Khi tổng vốn đầu t tăng lên đến 15% so với mức dự kiến, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án vẫn ở mức khá cao. Nh vậy, khoảng an toàn về vốn đầu t ban đầu là khá lớn.
3%
5%
7%
10%
15%
NPVTIP
3,877
3,393
3,071
2,750
2,269
1,470
IRRTIP
23.43%
22.06%
21.18%
20.32%
19.08%
17.10%
NPVEPV
4,693
4,235
3,929
3,624
3,166
2,402
IRREPV
41.52%
37.72%
35.41%
33.25%
30.26%
25.83%
iii. khi chi phí đầu vào thay đổi
Chỉ tiêu
PACS
Mức thay đổi qua các năm
3%
7%
10%
12%
15%
Nhận xét: Khi chi phí đầu vào tăng lên đến 10% thì các chỉ tiêu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu t vẫn ở mức cho phép. Tuy nhiên, lúc này thì lợi ích của chủ đầu t có bị giảm đi đôi chút.
NPVTIP
3,877
4,394
3,360
2,585
2,068
1,293
IRRTIP
23.43%
24.70%
22.14%
20.18%
18.86%
16.85%
NPVEPV
4,693
5,189
4,197
3,453
2,957
2,214
IRREPV
41.52%
44.22%
38.81%
34.71%
31.96%
27.78%
kế hoạch trả nợ vốn vay
Đơn vị tính : triệu VND
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
Tính bằng VND
1
Dư nợ đầu kỳ
-
7,957
6,366
4,774
3,183
1,591
-
5,570
4,635
3,345
2,055
765
2
Nợ phát sinh trong kỳ
7,957
-
-
-
-
-
6,450
-
-
-
-
-
3
Lãi phát sinh trong TGXD
759
-
-
-
-
-
410
354
-
-
-
-
4
Trả nợ trong kỳ, gồm:
-
1,915
1,915
1,915
1,915
1,915
-
-
-
-
-
-
- Trả gốc
-
1,591
1,591
1,591
1,591
1,591
1,290
1,290
1,290
1,290
1,290
-
- Trả lãi
-
1,012
810
607
405
202
820
709
590
425
261
97
5
Dư cuối kỳ
7,957
6,366
4,774
3,183
1,591
-
5,570
4,635
3,345
2,055
765
765
Ghi chú: Vốn vay được giải ngân ở thời điểm đầu năm; Lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng chỉ tính 09 tháng, và
được chủ đầu tư thanh toán ngay cho Ngân hàng vào thời điểm cuối năm. Phần lãi vay trong thời gian xây dựng sau này
được hạch toán vào Chi phí khác, và được tính vào giá trị công trình,làm căn cứ tính trích KHCB.
Cân đối trả nợ từ dự án
Đvt: Triệu VND
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Nguồn trả nợ [a+b+c]
-
2,226
4,045
4,730
5,342
5,983
9,519
10,680
11,835
13,077
19,341
671
A
Khấu hao cơ bản
-
1,503
1,503
1,503
1,503
1,511
455
455
455
455
447
175
B
LNST để trả nợ
-
723
2,542
3,227
3,839
4,472
9,064
10,224
11,380
12,622
18,893
495
C
Nguồn khác
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3
Nghĩa vụ trả nợ dự kiến
-
1,915
1,915
1,915
1,915
1,915
-
-
-
-
-
-
4
Hệ số DSCR hàng năm
1.16
2.11
2.47
2.79
3.12
5
Hệ số DSCRmin
1.16
6
Hệ số DSCRmax
3.12
7
Hệ số DSCRt/bình
2.33
Dòng tiền theo quan điểm chủ đầu t (epv)
Đvt: Triệu VND
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Dòng vào
- Doanh thu
-
15,477
27,594
29,408
31,105
32,904
57,571
61,388
64,959
68,744
84,229
1,499
- DAR
0
(1,624)
(1,281)
(199)
(186)
(197)
(2,625)
(419)
(392)
(415)
(440)
7,779
- Thanh lý TSCĐ
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
11,473
-
- Vay NHTM
7,957
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng ngân lu vào
7,957
13,852
26,314
29,209
30,919
32,707
54,946
60,969
64,567
68,329
95,262
9,278
2
Dòng ra
- Chi phí đầu t
11,505
-
-
-
-
-
9,679
-
-
-
-
-
- Chi phí hoạt động
-
12,791
20,901
21,331
21,814
22,350
35,769
37,012
38,026
39,102
40,233
714
- DAP
-
(943)
(652)
(25)
(27)
(28)
(1,166)
(53)
(56)
(59)
(63)
3,071
- DCB
-
812
640
100
93
99
1,312
209
196
208
220
(3,889)
- Thuế TNDN
-
469
1,647
2,091
2,488
2,898
5,875
6,627
7,376
8,181
12,246
193
- Trả vốn vay NHTM
-
1,915
1,915
1,915
1,915
1,915
-
-
-
-
-
-
Tổng ngân lu ra
11,505
15,044
24,451
25,412
26,284
27,234
51,469
43,795
45,543
47,431
52,637
89
3
Ngân lu ròng [1 - 2]
(3,547)
(1,191)
1,863
3,797
4,635
5,473
3,477
17,173
19,024
20,898
42,626
9,189
4
NPVEPV
4,693
5
IRREPV
41.52%
Lịch khấu hao
Đvt: Tr VND
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
Thiết bị
1
Giá trị T.sản đầu kỳ
-
2,719
2,448
2,176
1,904
1,632
1,392
3,892
3,612
3,332
3,052
2,821
2
Đầu t mới trong kỳ
2,719
-
-
-
-
-
2,780
-
-
-
-
-
3
Sửa chữa lớn định kỳ
-
-
-
-
-
41
-
-
-
-
41
-
4
Mức trích KH trong kỳ
-
272
272
272
272
280
280
280
280
280
272
-
5
Khấu hao tích lũy
-
272
544
816
1,088
1,368
1,648
1,928
2,208
2,488
2,760
2,760
6
Giá trị T.sản cuối kỳ
2,719
2,448
2,176
1,904
1,632
1,392
3,892
3,612
3,332
3,052
2,821
2,821
II
Xây lắp, dự phòng, khác
1
Giá trị T.sản đầu kỳ
-
8,785
7,554
6,323
5,092
3,861
2,629
9,353
9,178
9,003
8,827
8,652
2
Đầu t mới trong kỳ
8,785
-
-
-
-
-
6,899
-
-
-
-
-
3
Mức trích KH trong kỳ
-
1,231
1,231
1,231
1,231
1,231
175
175
175
175
175
175
4
Khấu hao tích lũy
-
1,231
2,462
3,694
4,925
6,156
6,331
6,507
6,682
6,857
7,032
7,208
5
Giá trị T.sản cuối kỳ
8,785
7,554
6,323
5,092
3,861
2,629
9,353
9,178
9,003
8,827
8,652
8,477
III
Tổng cộng
- Mức trích KHCB trong kỳ
-
1,503
1,503
1,503
1,503
1,511
455
455
455
455
447
175
- Giá trị tài sản cuối kỳ
11,505
10,002
8,498
6,995
5,492
4,022
13,246
12,790
12,335
11,879
11,473
11,298
Ghi chú: Chi sửa chữa lớn, 5 năm thực hiện một lần, kinh phí sửa chữa lớn được hạch toán tăng giá trị TSCĐ; Phần TSCĐ tăng lên do thực hiện sửa chữa lớn sẽ
được khấu hao trong thời gian 5 năm kể từ năm có phát sinh sửa chữa lớn.
Chi phí sản xuất
Đvt Triệu VNĐ
TT
chỉ tiêu
năm hoạt động
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
Chi phí trực tiếp
-
9,430
15,952
16,202
16,468
16,749
28,411
28,938
29,496
30,088
30,715
-
1
Nguyên vật liệu
-
7,445
12,446
12,486
12,529
12,573
21,035
21,119
21,208
21,303
21,403
-
- Gỗ nguyên liệu
-
6,732
11,220
11,220
11,220
11,220
18,700
18,700
18,700
18,700
18,700
-
- Vật liệu phụ (sơn, đinh ...)
-
168
297
314
333
353
624
662
701
743
788
-
- Điện năng
-
191
337
357
379
401
709
752
797
845
895
-
2
Lơng công nhân
-
1,984
3,506
3,716
3,939
4,175
7,376
7,819
8,288
8,785
9,312
-
II
Chi phí gián tiếp
-
957
1,700
1,817
1,926
2,049
3,573
3,817
4,045
4,288
4,544
- Chi phí quản lý
-
455
813
869
921
977
1,711
1,829
1,939
2,055
2,178
-
- Chi sửa chữa th/xuyên
-
14
15
16
17
18
19
20
22
23
24
-
- Chi sửa chữa lớn
-
-
-
-
-
8
8
8
8
8
8
-
- Chi phí ngoài sản xuất
-
487
871
931
987
1,046
1,834
1,959
2,077
2,202
2,334
III
Thuế VAT
-
768
1,455
1,633
1,798
1,973
3,553
3,926
4,274
4,643
5,033
- VAT đầu vào
-
709
1,185
1,189
1,193
1,197
2,003
2,011
2,020
2,029
2,038
- VAT đầu ra
-
1,477
2,641
2,822
2,991
3,171
5,557
5,938
6,294
6,672
7,072
IV
Tổng chi phí
-
11,154
19,108
19,652
20,191
20,771
35,537
36,681
37,816
39,018
40,293
Ghi chú: Nguyên vật liệu nhập khẩu (gồm: xơ PE), nên không tính VAT đầu vào để khấu trừ. Mọi khoản chi phí đầu vào đều đợc xác định trên mặt bằng giá theo từng năm (tức là: đã đợc điều chỉnh theo chỉ số lạm phát). Ngoài ra, hệ số thay đổi giá nguyên liệu đầu vào cũng đợc đa vào công thức xác định chi phí đầu vào, nhằm phục vụ cho phân tíc độ nhậy và phân tích mô phỏng sau này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1997.doc