Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

Tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội: Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt đã được thành lập vào ngày 22-06-1999 tại thủ đô Vietiane nước CHDCND Lào. Gần một năm sau đó, ngày 27-03-2000 được sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Tru... Ebook Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ương hai nước, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt được cấp phép mở chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. Sự ra đời của Chi nhánh Hà Nội đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt nói riêng và quan hệ hơp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước Việt – Lào nói chung. Thời gian qua, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách, tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Chi nhánh ra đời và hoạt động trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt: nơi có rất nhiều tổ chức tín dụng với những lợi thế về qui mô, uy tín và các quan hệ truyền thống, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, việc phân chia thị trường, thị phần đã tương đối ổn định. Trong khi mức vốn điều lệ của Chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống quá nhỏ, do đó việc tạo lập uy tín, thu hút khách hàng, xâm nhập để chiếm thị trường, thị phần là hết sức khó khăn. Là một chi nhánh Ngân hàng nước ngoài nên họat động kinh doanh bị nhiều hạn chế như: không được phép huy động tiết kiệm ngoại tệ, không được phép mở Phòng giao dịch, Bàn tiết kiệm… đó là trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của Chi nhánh. Trước những khó khăn thử thách trên, Chi nhánh đã tranh thủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan. Đặc biệt với sự quan tâm chu đáo về mọi mặt của hai ngân hàng mẹ, đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo sát sao của Hội sở chính, trên cơ sở những lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt cùng với những nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã từng bước ổn định và phát triển, kinh doanh ngày càng hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi nhánh luôn ý thức được vai trò, nhiệm vụ chủ yếu của mình là làm thế nào góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào. Chi nhánh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, thi công và kinh doanh với nước bạn Lào, trong đó đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông số 8, Tổng Công ty Xây dựng miền Trung tham gia thi công các công trình như: Đập chứa nước Thủy lợi Nậm Tiên, Thủy lợi Đongphôsỷ; Thủy lợi Thaphanongphong, Nhà bảo tàng Chủ tịch Kayson Phomvihan, Trường đại học Quốc gia Lào… Với vai trò là cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước Việt Nam – Lào, Chi nhánh đã thiết lập đường dây thanh toán trực tiếp với Hội sở chính thuận lợi, nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức thanh toán đa dạng như: mở tài khoản điều hành từ xa, nhờ đó khách hàng ở Việt Nam thực hiện điều hành tài khoản của mình đã mở ở Lào và ngược lại khách hàng ở Lào thực hiện điều hành tài khoản đã mở ở Việt Nam; chuyển tiền nhanh; thư tín dụng… Thông qua Hội sở chính, kênh thanh toán của Chi nhánh có thể đi đến tất cả các Ngân hàng tại Lào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: chuyển tiền thanh toán hợp đồng kinh tế, chuyển tiền viện trợ của Chính phủ, của tổ chức, chuyển tiền cho người thân học tập, du lịch… bằng nhiều loại tiền tệ như VND, THB, USD, LAK… Chi nhánh không những phục vụ khách hàng của mình mà còn là một Ngân hàng trung gian thanh toán hộ sang Lào cho các Ngân hàng bạn như: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước… Doanh số thanh toán hai chiều qua Chi nhánh đạt gần 500 tỷ LAK, đã góp phần thay thế cho việc đổi hàng trực tiếp trước đây và trở thành một cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước. Mặt khác, nghiệp vụ chuyển đổi VND/LAK cũng được Chi nhánh xác định là một nhiệm vụ xuyên suốt, Chi nhánh đã nỗ lực làm tốt công tác này đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng và phong phú của khách hàng như: cá nhân đổi VND lấy LAK để sang Lào công tác, du lịch... Phải nói rằng, Chi nhánh đã phối hợp với Hội sở chính làm tốt công tác cầu nối thanh toán chuyển đổi VND và LAK tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào. Qua đó, đồng Việt Nam đã có mặt tại Lào đang từng bước thâm nhập thị trường Lào và dần thay thế các ngoại tệ mạnh trong quan hệ thanh toán với nước bạn Lào. Ngược lại, đồng kíp Lào đã có mặt tại Việt Nam phục vụ tốt cho cá nhân và doanh nghiệp Lào tại Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với nước bạn Lào, Chi nhánh thực hiện đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, phục vụ cho các đối tượng khách hàng với các hình thức và dịch vụ đa dạng. Với phương châm hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, với khả năng và thực lực của mình, Chi nhánh tập trung cho vay các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, có tài sản đảm bảo, tập trung và quan tâm đến chất lượng tín dụng. Cho đến nay, Chi nhánh đã thực hiện phân loại tín dụng khách hàng. Thông qua việc phân loại khách hàng, phân loại nợ, cân đối cơ cấu tín dụng để có chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong kinh doanHà Nội, linh hoạt trong cạnh tranh, kiểm soát được nợ xấu. Với khả năng huy động vốn từ dân cư hạn chế, ngoài việc tập trung tối đa sự giúp đỡ và sử dụng hiệu quả hạn mức vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã tích cực và chủ động tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng nhằm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi của các Ngân hàng bạn. Việc điều tiết, sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả đã giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn để tạo nền vốn cho hoạt động kinh doanh. 2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội a. Cơ cấu tố chức và bộ máy hoạt động của ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC Tổ kiểm soát nộ bộ Phòng Kế toán – Điện toán Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Phòng Hành chính tổng hợp b. Chức năng của các phòng ban i. Phòng nghiệp vụ kinh doanh Chức năng: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành haọt động kinh doanh đã đề ra. - Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và thanh tóan quốc tế của Chi nhánh. Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ về kế hoạch tổng hợp: + Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; + Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng … + Lập, thực hiện, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (3 năm, 5 năm, hàng năm…), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh. + Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng giá cả sản phẩm, dịch vụ. Tham choc ho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an tòan hoạt động kinh doanh của Chi nhánh + Đầu mối tổng hợp phân tích, báo cáo đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng + Nghiên cứu và là đầu mối phối hợp với các phòng trong việc phát triển các sản phẩm mới - Nhiệm vụ về nguồn vốn + Tổ chức quản lý hoạt động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Chi nhánh; thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định; + Nghiên cứu, chọn lựa ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn; + Tham mưu trực tiếp cho giám đốc trong công tác huy động vốn - Nhiệm vụ về tín dụng + Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng; + Tiếp nhận và xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ Ngân hàng liên doanh Lào – Việt đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Thực hiện hạch toán kinh tế chi tiết về các nghiệp vụ tín dụng từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc, tất toán đóng hồ sơ: mở và quản lý tài khỏan tiền vay của khách hàng, thực hiện quản lý, theo dõi thu nợ gốc, lãi phí của khách hàng vay đầy đủ, chính xác theo quy định… + Thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hạch tóan tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh… + Nghiên cứu , nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, tìm kiếm, khai thác những dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả; + Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định - Nhiệm vụ về kinh doanh ngoại tệ + Thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đảm bảo đáp ứng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu của khách hàng, kinh doanh có lãi và hạn chế rủi ro. + Xác định tỷ giá giao dịch hàng ngày trình Giám đốc ký duyệt làm cơ sở thực hiện. - Nhiệm vụ thanh toán quốc tế Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật đáp ứng yêu cầu là cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt – Lào và nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu, tăng nguồn thu cho Chi nhánh. - Thực hiện báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của Phòng nghiệp vụ kinh doanh theo quy định - Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc giao i.i. Phòng hành chính tổng hợp Phòng hành chính tổng hợp thực hiện hai nhiệm vụ là: Tổ chức cán bộ và hành chính văn phòng. - Tổ chức cán bộ + Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình, tổ chức bộ máy, thành lập, sát nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của ngân hàng phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. + Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tuyển dụng cán bộ, quản lý cán bộ, sắp xếp, đề bạt, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, cử cán bộ đi học, khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện chính sách hưu trí, thăm hỏi cán bộ của Chi nhánh, phân công và ủy quyền về công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội. + Nghiên cứu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ của Chi nhánh. + Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng và công tác thi đua trong toàn Chi nhánh. + Tổ chức quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ cán bộ và các văn bản về tổ chức cán bộ, thực hiện công tác nhận xét cán bộ hàng năm. + Tổ chức quản lý, theo dõi lao động, kiểm tra giờ giấc lao động và thực hiện nội quy của cơ quan. + Thực hiện công tác thống kê về tổ chức cán bộ theo đúng quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. - Công tác hành chính văn phòng + Tiếp nhận, gửi và tổ chức lưu trữ, bảo quản tất cả các công văn, tài liệu, văn bản của Chi nhánh. + Quản lý sử dụng con dấu an toàn đúng quy định. + Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ trong Chi nhánh (theo ủy quyền của Giám đốc). + Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện dụng cụ làm việc, bảo quản tốt tài sản trong cơ quan. + Tổ chức quản lý, bảo quản an toàn tài sản của cơ quan, tài sản thuê. Tiến hành kiểm kê tài sản theo quy định. + Đảm nhiệm công tác hậu cần, phân phối các ấn phẩm, báo chí, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoạt động kinh doanh, nghiên cứu học tập đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, phục vụ tiếp tân, tiếp khách của Chi nhánh, công tác ngoại giao của Chi nhánh. + Tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan, an toàn phương tiện vận chuyển của khách hàng, đảm bảo vệ sinh khu vực cơ quan sạch đẹp. + Tổ chức thực hiện các công tác theo sự phân công của Ban lãnh đạo. i.i.i. Phòng Kế toán – điện máy Chức năng - Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quĩ và công tác điện toán của Chi nhánh - Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, đồng thời đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo về công tác tài chính, kế tóan, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, nghiệp vụ kho quĩ, công tác điện toán nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của Chi nhánh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ổn định, phát triển và đúng pháp luật. Nhiệm vụ - Nhiệm vụ về công tác tài chính kế toán + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán chi tiết: thu nhập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian cho tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngoại trừ tín dụng và thanh toán quốc tế theo chế độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, kịp thời, chính xác nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Chi nhánh. + Thực hiện nhiệm vụ của kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Chi nhánh theo chế độ và chuẩn mực kế toán nhằm phản ánh trung thực tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để phục vụ yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo, cũng như của các cơ quan quản lý. Đảm bảo cân đối tài khoản kế toán toàn Chi nhánh được cập nhật hàng ngày, quý, tháng, năm phục vụ cho công tác chỉ đạo của Giám đốc. + Thực hiện công tác quyết toán năm tài chính kịp thời, chính xác theo đúng thời gian qui định. + Xây dựng và đề xuất Giám đốc Chi nhánh ban hành hệ thống tài khoản kế toán theo qui định. + Thực hiện, kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ theo chế độ qui định của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt + Chi nhánh Hà Nội và theo qui định của pháp luật; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. + Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Chi nhánh. + Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, kế toán, thống kê theo qui định. + Thực hiện bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo qui định. - Nhiệm vụ về dịch vụ ngân hàng bán lẻ + Thực hiện mở và quản lý các tài khỏan tiền gửi của các khách hàng đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ theo qui định. + Quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng theo qui định và đảm bảo an toàn tuyệt đối. tham mưu và đề xuất với Ban lãnh đạo về kế hoạch in ấn chỉ quan trọng. + Thực hiện chuyển tiền trong nước kịp thời, chính xác đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và của Chi nhánh. Thực hiện thu phí chuyển tiền đầy đủ và chính xác. + Thực hiện thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ khác theo qui định. - Nhiệm vụ về nghiệp vụ kho quĩ + Thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài sản quí và giấy tờ có giá theo qui định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản khách hàng và của Chi nhánh. + Phối hợp với Văn phòng làm tốt công tác vận chuyển tiền mặt được an toàn. + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo kiểm soát và điều hành mức tồn quĩ hợp lý về số lượng, cơ cấu tiền mặt để việc sử dụng vốn tiền mặt an toàn, hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả của khách hàng. + Thực hiện báo cáo, điện báo đầy đủ, kịp thời theo qui định. - Nhiệm vụ về công tác điện toán + Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo về xây dựng chương trình phát triển phần mềm tin học hiện đại đáp ứng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Quản trị hệ thống thông tin dữ liệu để phục vụ yêu cầu quản lý các hoạt động chuyên môn. Đảm bảo kết nối mạng nội bộ và mạng diện rộng được ổn định, thông suốt nhằm thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng. + Nghiên cứu, khai thác chương trình phần mềm nhằm phục vụ các yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo. + Lưu trữ bảo mật thông tin, đảm bảo bí mật tuyệt đối chương trình và dữ liệu thông tin của Chi nhánh. + Bảo trì, sửa chữa các thiết bị tin học, mạng máy tính. Khắc phục các sự cố trong khả năng cho phép. Liên hệ các cơ quan, công ty tin học khác hỗ trợ khi cần thiết. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. i.i.i.i. Tổ kiểm soát nội bộ Chức năng - Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trực tiếp toan bộ hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội tuân thủ đúng pháp luật và các qui định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. - Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. Nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. - Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra thực hiện theo chương trình, kế hoạch được duỵêt tuân thủ đúng pháp luật và các qui định nộ bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. - Lập báo cáo trình giám đốc kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp. - Tiếp nhận, xem xét và trình Giám đốc theo qui định của pháp luật. - Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm tóan hoạt động của Chi nhánh theo qui định của pháp lụât. - Lập báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ của Chi nhánh theo quio định và theo yêu cầu của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3. Kết quả họat động kinh doanh trong những năm gần đây Được thành lập vào 22/06/1999 với số vốn điểu lệ ban điểm là 10 triệu USD, trong thời gian đầu hoạt động kinh doanh của LVB găp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến nay LVB đã không ngừng lớn mạnh về mạng lưới chi nhánh của qui mô hoạt động tốc độ tăng trường bình quân hàng năm đặt 25%, tổng tài sản đến 31/12/2006 đặt 118 triệu USD, đồng thời đã tăng vốn điều lệ lên 15 triệu USD và đã có tích lũy hàng năm trong những năm qua LVB rất tích cực trng việc làm lành mạnh hóa tình hình tài chính với cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực Quốc tế, tự tích lũy để nâng cao năng lựctài chính chuẩn bị đẩy đủ các điểu kiện cho hội nhập với khu vực và Quốc tế. Kết qủa kinh doanh của LVB tăng trưởng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2006 đánh dấu một mốc son của LVB, lợi nhuận trước thuế đặt 1 triệu USD tăng 52,72% so với 2005. Trong tổng doanh thu thì doanh thu từ tín dụng, đầu tư tiền gửi và đầu tư giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 62.78% và 23.65%, thu từ dịch vụ chiếm 6,66%. Các chi tiêu ROA, ROE tăng đáng kể so với năm 2005 lần lượt đặt 0.61% và 4.75%. Về trích lập dự phỏng rủi ro, LVB đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng trung ương hai nước, đến 31/12/2006 đã trích them được 1.364 nghìn USD, nâng tổng số DPRR lên 3 triệu 714 nghìn USD, đây là cơ sở cho LVB thực hiên việc thanh mọnh hóa bảng tổng kết tài sản, thông qua phương án dùng quỹ dự phòng rủi ro để xưa lý các khoản nợ quán hạn đã đọng lâu ngày. Tuy nhiên theo chuẩn mực kiểm tóan do các công ty kiểm toán Quốc tế Price Water House Cooper, KPMG và Enrst&Yong lập thì vốn chủ sở hữu của LVB có giảm đi, đến 31/12/2006 đạt 112 triệu USD, đồng thời lợi nhuận giảm còn 234 ngìn USD.Nguyên nhân chủ yếu là ngân hàng phải thực hiện trích dự phfng rủi ro them đúng quy định của chuẩn mực kế tóan quốc tế, làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm của LVB. Chỉ tiêu 2006 (USD) 2005 (USD) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Thu nhập lãi và các khoản tương đương 9.135.513 6.399.281 Chi phí lãi và các khoản tương đương (5.356.827) (3.729.400) Thu nhập lãi thuần 3.778.686 2.669.881 Thu phí dịch vụ 459.017 339.099 Chi phí dịch vụ (97.797) (76.481) Thu nhập dịch vụ thuần 451.220 262.618 Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ 187.990 306.128 Thu nhập hoạt động khác 623 1.052 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 4.418519 3.239.679 Chi phí hoạt động Lương và các chi phí nhân viên khác 762.113 (590.367) Chi phí khấu hao và khấu trừ (214.358) (145.930) Chi phí hoạt động khác (659.765) (658.077) Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (1.636.236) (1.394.374) Chi dự phòng rủi ro tín dụng (2.282.185) (1.193.361) Chi dự phòng các khoản mục ngoại bảng 15.806 Thu từ hoàn nhập dự phòng các khỏan mục ngoạn bảng 53.533 636.138 Lợi nhuận trước thuế 553.631 636.138 Thuế thu nhập doanh nghiệp (402.277) (167.597) Lợi nhuận thuần trong năm 151.354 468.541 Các hoạt động cụ thể của Ngân hang Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội như sau: CHỈ TIÊU TÀI SẢN Năm 2006, với mức tăng trường 22% so với năm 2005 đặt 118 triệu 571 nghìn USD, vượt kế hocạh HĐQT giao từ đầu năm 2%. Trong cơ cấu tài sản có thì khỏan mục tiền mặt và các khỏan tương đương tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và các tố chức tín dụng (cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi khì hạn) chiếm tỷ trọng 46.38%. Cho các vay khách hàng chiếm tỷ trọng 53.92%. Tỷ trọngtài sản có sinh lời trên tổng tài sản đặt 93.62% tăng 3.56% so với năm 2005. CHỈ TIÊU NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Kể từ khi thành lập Vốn của chủ sơ hữu của LVB tăng dần qua các năm, đến 31/12/2006 đặt 16 trịêu 794 nghìn USD, mức tăng bình quân từ 3% đến 5% năm, trích lập các quỹ đạt 190 nghìn USD, đồng thời chuẩn lời nhuận vè cho hai ngân hàng mẹ là 480 nghìn USD. Các quy bổ sung vốn điều lệ. Qũy phát triển sản suất, quỹ dự trữ được trích theo tỷ lệ tối đa theo quy đnhj của nước sơ tại ngằm đảm bảo lành mạnh hóatình hình tài chính của LVB, đến 31/12/2006 các quy này đạt lần lượt là: 46 nghìn USD,127 nghìn và 17nghìn USD CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN Huy động vốn đến 31/12/2006 đạt 99 triệu 339 nghìn USD tăng 40.38% với năm 2005, trong đó huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế đạt 43 triệu 821 nghìn USD vượt 10% kế hoạch giao, chiếm tỷ trọng 44.11% trong tổng huy động. Năm 2006 có thể nói là một năm thành công của LVB trong công tác huy động vốn , tuy gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh quyết liệt với các tố chức tsin dụng khác nhưng do bám sát thị trường và những biện pháp linh hoạt, hiệu quả nên nền vón của LVB vẫn được dữ vững và trưởng ở mức độ ổ định. CÔNG TÁC TÍN DỤNG Năm 2006 công tác tín dụng của LVB đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ, tổng dự nợ tín dụng toành hệ thống thời điểm 31/12/2006 đặt 63.328 nghfn USD, so với cuối năm 2005 tăng 18%.Với mức tiêu hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế gữi hai nước Lào-Việt, trong thời gian qua LVB đã chú trọng hỗ trợ cho vay đố với các dự án đầu tư từ Việt nam sang Lào và từ Lào sangViệt. Trong đó phải kể tới những dự án lớn như cho vay dự án trồng cây cao su đối với cong ty Cao su Việtnam đầu tư trồng cây cao su tại các tỉnh Nam Lào, hay hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Việtnam. Bên cạnh đó ,LVB còn hỗ trợ tót về vốn cho các doanh nghiệp của Lào tỏng quá trinh hoạt động SXKD và được chính phủ và các bộ ngành liên quan hai nước đấnh giá cao trong vai cho hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để phát triển kinh tế hai nứớc Về cơ cấu tín dụng : cơ cấu tín dụng theo thời gian đã từng bứoc chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trog dự nợ cho vay trung dài hạn giảm nợ tín dụng ngắn hạn. Đến cuối năm 2006, cơ cấu giữa dự nợ ngắn hạn và trung dài hạn này là 72/28 trên cơ sở mục tiêu tỷ trọng hợp lý giữa ngắn hạn và trung dài hạn định hứong ở mức 70/30. Cơ cấu dư nợ tín dung the đối tượng khách hàng đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng dầndư nọ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh cả thể. Tính đến 31/12/2006 dự nợ chủ yếu là nhằm trong các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, chiếm 64% tổng dư nợ (trong khi tỷ lệ này năm 2005 là 52%) tiết theo la dư nợ đối với các khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước chiếm 24% tổng dư nợ (trong khi tỷ lệ này năm 2005 là 37%) và hộ kinh doanh cả thể, chiếm 12% tổng dư nợ (tỷ lệ năm 2005 là11%). Song song với công tác tăng trường tín dụng LVB cũng thương xuyên chú ý tới chất lượng tín dung thực hiên kiểm soát chặt che công tác tín dụng bằng nhiều biến pháp đồng bộ, giảm dần dư nợ cho vay đối với khối xây lắp, tăng cừong cho vay các đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dụng, chế biến, cho vay các dự án sả xuất hàng xuất khầu. Thực hiện không thể dư nợ tín dụng. Với nhiều biến pháp quy mô chất lượng tín dụng đã được cái thiện, biểu hiện ở dư nợ có tài sran đảm bảo đã tăng dần hàng năm (năm 2005 tỷ lệ dư nợ có tài sản đẩm báo chiếm 59% tổng dư nợ, và năm 2006 chiếm 66% tổng dư nợ) tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006chiếm 3.7% tổng dự nợ. Thực hiện phân loại và trích dự phòng rủi ro đúng, đủ theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Tổng trích dự phòng rủi ro đến 31/12/2006 của toàn hệ thống là: 3.714 nghìn USD, trong đó dự phòng cụ thể là: 3.103 nghìn USD. Riêng năm 2006 tổng quy dự ohòng trích them được của toàn hệ thống là 1.363 nghìn USD. Nư vay, nếu xéttỷ lệ nợ quá hạn ròng hiện nay của toàn hệ thống (tỷ lệ nợ quá hạn sau khi trừ đi dự phòng rủi ro cụ thể đã trích) là 0%. Mặc dù công tác tìn dụng trong những năm qua đã dần được cải thiện, những trước những biến động và khó khăn của thi trường như hiện nay thì hoạt động tín dung của LVB còn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đặc biện trong công tác rhu nhập công tin, phân tích, choc lọc khách hàng và trên hết là thực hiện tốt vai trò hỗ trợ vấn để thúc đẩy kinh tế giữi hai nước ngày một phát triển. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Thực hiện chủ trương của HĐQT, trong những năm qua LVB tập trung vào mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ từ đó đáp ứng nhu cầu khách hàng một các tốt nhất giúp cho ngân hàng tăng tỷ trngj doanh thu từ dịc vụ trên tổng doanh thu. Bên cảnh các dịch vụ truyền thống như truyền tiền, thanh tóan Quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…LVB đã chủ trọng quan tâm tới việc nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ mới có chất lượng công nghệ cao như: Homebanking, Phnebanking, thanh tóan thẻ, séc, ATM, trả lương qua tài khoản, điều hành tài khỏan từ xa… Tốc độ tăng trưởng dịch vụ hàng năm đặt ở mức khá 15% đến 20% quan đố mang lại doanh thu đáng kể cho LVB, doanh thu từ hoạt động dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng từ 5% đến 7% trong tổng doanh thu của LVB.Tuy nghiên thu từ các dịch vụ truyền thong vẫn chime tỷ trọng lớn trên 90% trong tổng thu dịch vụ. Với nhiệm vụ được giao, LVB đã làm tốt công chuyển đổi VND giữa Việt Nam và Lào, lũy kế doanh số chuyển đổi VND đến 31/12/2006 đạt gần 1200 tỷ, hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện tốt trong tòan hệ thống, phu vụ gần đủ nhu cầu của mọi doanh nghiệp và cá nhân, qua đó mạng lạingồn thu trên 1 triệu 850 nghìn cho LVB. Các hoạt động thanh tóan quốc tế, bảo lãnh tiếp tục được duy trì ổn định, khách hàng đến với LVB ngàn một nhiều hơn à mang lại nguồn thu đáng kể cho LVB. Định hướng củ LVB trong những năm tới tiếp đầu tư vào xây dựng công nghệ thong tin từ đó đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong toàn hệ thống, nâng cao uy tín của LVB với các bán hàng và khách hàng. II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 1. Quy trình thẩm định tài chính dự án xin vay vốn tại Ngân hang Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội Hiện nay, trên thị trường tiền tệ đang tồn tại rất nhiều loại hình hoạt động cho vay vốn. Khách hàng bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn ngân hàng để đi vay. Do vậy, để cạnh tranh được trên thị trường cho vay tiền tệ, các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ của chính bản thân ngân hàng mình. Điều đó được thể hiện cụ thể qua tiến độ thực hiện công tác thẩm định có nhanh hay không, có ảnh hưởng đến cơ hội và dự án đầu tư của khách hàng hay không? Muốn thực hiện công tác thẩm định đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ đầu tư của dự án thì cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội đã tuân theo quy trình thẩm định dự án cho vay vốn như sau: 2. Đánh giá độ tin cậy của số liệu trong dự án 1.Tiếp nhận hồ sơ dự án Kết quả không khả thi Không đạt Tin cậy Kết quả khả thi 3. Thu thập và xử lý số liệu trong dự án đạt độ tin cậy 4. Lập bảng biểu và phân tích kết qủa của bảng 5. Yêu cầu loại dự án 6. Phân tích độ nhạy cảm theo các biến cố (đối với các dự án lớn và phức tạp) 7. Xác định kết quả tổng hợp 8. Đưa ra quyết định cuối cùng 2. Căn cứ và phương pháp thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội 2.1. Căn cứ thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội Dự án đầu tư được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định khi hồ sơ của dự án được xem là đầy đủ và đúng thủ tục như sau: * Đơn xin đầu tư. * ý kiến của cấp trực tiếp quản lý chủ đầu tư. * Bản dự án nghiên cứu tiền khả thi hoặc nghiên cứu khả thi hoặc các báo cáo đầu tư đối với từng loại dự án được quy định theo quy chế thẩm định của Nhà nước. * Các căn cứ có giá trị pháp lý về khả năng huy động các nguồn lực. * Các căn cứ pháp lý khác. * ý kiến của Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố quản lý lãnh thổ và các ngành có liên quan. 2.2. Phương pháp thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội Một dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của dự án được xem xét. Những phương pháp được sử dụng đó là các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, phương pháp thẩm định theo trình tự. * Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Đây là một phương pháp phổ biến._., đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và xác định các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để ra quyết định đầu tư được chính xác. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau đây: + Trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện về tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. + Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ trong chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. + Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. + Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. + Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý . . . của ngành theo các định mưc kinh tế – kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. + Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. + Các điều lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. + Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án. Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh và phải biết vận dụng trong điều kiện, đặc điểm phù hợp với dự án và tránh khuynh hướng so sánh cứng nhắc, máy móc. * Phương pháp thẩm định theo trình tự. Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau: + Thẩm định tổng quát. Là việc xem xét các nội dung của dự án từ đó phát hiện ra các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cân đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô và tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét các nội dung tổng quát của dự án, do đó ở giai đoạn này khó có thể phát hiện ra những vấn đề cần bác bỏ của dự án hoặc những hạn chế của dự án cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết những vấn đề sai xót của dự án mới được phát hiện. + Thẩm định chi tiết. Đây là bước được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành với từng nội dung của dự án, từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến cần phải sửa đổi hay thêm bớt, hoặc có thể là đồng ý hoặc là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ở mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để nghiên cứu tiếp theo. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể không chấp nhận dự án mà không cần đi vào thẩm định các chỉ tiêu tiếp theo. Ví dụ như khi phân tích một dự án mà mục tiêu của dự án không hợp lý hoặc nội dung phân tích kỹ thuật, tài chính không khả thi thì dự án không thể thực hiện. * Phương pháp thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp, giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi. . .khảo sát những tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án. Mức độ rủi ro của các bất trắc dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét khả năng hạn chế có thể xảy ra để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay giảm bớt các bất trắc có thể xảy ra. Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. 3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư chung 3.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án - Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. - Xem xét từ cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư dược xem xét trên các khía cạnh sau: + Quyết định thanh lập của các doanh nghiệpnhà nước hoặc giấy pháp hoạt dộng đối với các thành phần kinh tế khác. + Người đại diện chính thức, điện chỉ liên hệ, giao dịch. + Năng lực kinh doanh được thể hiện ở sở trường và uy tín kinh doanh. + Năng lực tài chínhthể hiện khả năng nguồn vốn tự có, điểu kiện thế chấp khi vay vốn… - Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản phàp quy của Nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi. - Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóngmặt bằng. 3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự an Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng. Vị trí được chọn phải tối ưu về: Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc, thuận lợi về giao thông, gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng. Việc xây dựng ở địa điểm mới cần phải xem xét đến khả năng đền bù giải phóng mặt bằng để có thể ước lượng đúng chi phí và tiến độ thực hiện dự án. Xem xét việc lựa chọn hình thức đầu tư và công suất của dự án. Nghiên cứu kỹ năng lực và điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp để kiến nghị với chủ dự án về hình thức đầu tư thích hợp. Về công suất của dự án, từ nhu cầu thị trường về sản phẩm, tính năng của thiết bị, khả năng tài chính của chủ đầu tư để kiến nghị sử dụng loại công suất thiết bị phù hợp. Xem xét dây chuyền công nghệ và lựa chọn thiết bị. Việc thẩm định phải xem xét rõ ưu nhược điểm của công nghệ lựa chọn để tìm ra công nghệ thích hợp. Trước tiên, xem xét đến công nghệ đã được kiểm chứng thực hành ở quy mô sản xuất đại trà, nếu là công nghệ lần đầu tiên áp dụng cần có ý kiến kết luận của cơ quan giám định công nghệ. Với máy móc thiết bị cần kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu và các dịch vụ liên quan như bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, cung cấp phụ tùng. Cần chú ý kiểm tra kỹ đối với các thiết bị nhập khẩu về tính pháp lý và trách nhiệm của các bên. . . Xem xét việc đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng, bán thành phẩm và các yếu tố đầu vào. Kiểm tra các yếu tố đầu vào cho việc xây dựng dự án và cho dự án khi đi vào hoạt động. Kiểm tra về giải pháp xây dựng. Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của các loại dự án, nhu cầu xây dựng của các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật được xác định. Đánh giá về chương trình tiến độ thực hiện dự án. Xem xét tiến độ thi công công trình và chương trình sản xuất của dự án để có kiến nghị giúp dự án hoàn thành đúng kế hoạch. 3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Kiểm tra cân đối cung cầu sản phẩm của dự án. Tuỳ theo phạm vi sản phẩm của dự án (trong vùng, toàn quốc hay xuất khẩu) cần lập bảng cân đối về nhu cầu sản phẩm hiện tại và khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp hiện có, xu hướng phát triển của các nguồn cung cấp đó. Từ đó đánh giá mức độ tham gia thị trường mà dự án có thể đạt được. Xem xét khả năng cạnh tranh của dự án về sản phẩm. Sản phẩm của dự án được đánh giá trên các mặt: Chất lượng, giá thành, quy cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ, kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm, kết quả thực tế về tiêu thụ sản phẩm. Đối với các sản phẩm để xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, ngoài nội Dung tương tự trên phương pháp kiểm tra hiệu quả nhất là kiểm tra khả năng tiêu thụ thực tế của sản phẩm phải căn cứ vào: Kinh nghiệm, uy tín sẵn có của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng cùng loại, các hợp đồng bao tiêu hoặc tiêu thụ đã ký kết; Tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoại về chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã; Khả năng giao hàng ổn định, đúng tiến độ, phương thức thanh toán thuận tiện. 3.4. Thẩm định khía cạnh quản lý thực hiện dự án Dự án thành công hay thất bại ngoài công tác chuẩn bị và thực hiện còn chịu rất nhiều của yếu tố tổ chức, quản lý dự án. Vì vậy cần phải xem xét năng lực thực tế của chủ dự án, của đơn vị thiết kế thi công, đơn vị cung ứng thiết bị công nghệ về tư cách pháp nhân, năng lực hành nghề và tổ chức nhân sự. 3.5. Thẩm định khía cạnh tài chính dự án. Việc xác định hiệu quả của dự áncó cính xác hay không tùy thuộc rất nhiềuvào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ đượclương hóa thanh của giả định để phu vụ cho quá trình tính tóan, cụ thể như sau: - Đánh giá về tính khả thicủa nguồn vốn cơ cấu vốn đầu tư: phân này se đưa vào để tính tóan chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vốn cố định), chi phí sửa chữa cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phài trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính tóan: mức huy động công suất so với công suầt thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu cùng với đặc tính dây chuyền công nghệ để xác đìngiá thành đơn vỉan phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ tốc độ luân chuyền vốn lưu đọng hàng năm của dự án, các doanh nghiệp cùng nghánh nghề và mức động tự có của chủ dự án(phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độthuế hiện hành, các văn bản ưu đãi rêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. 3.6.Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội Thông qua các chỉ tiêu so sánh các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra để tháy được các tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội. Từ đó có phương án sử dụng các nguồn lực sẵn có của quốc gia một cách tốt nhất. Những so sánh này có thể xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sáchcủa nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh,...hoặc đo lường bằng tính toán định lượng như mức tăng thu nhập cho ngân sách, mức gia tăng người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. 4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 4.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 4.1.1. Tổng vốn đầu tư của dự án - Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư xác thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án - Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khỏan cần thiết hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương diện công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết…), cán bộ tín dụng sau khi so sánh nếu thấy có sự khác bịêt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. 4.1.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ tín dụng cần phải xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngòai ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả 4.1.3. Nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ tín dụng rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. 4.1.4. Thẩm định hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng với đặc tính dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ tín dụng phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác nhau như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể. Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính như sau: Bước 1: Xác định mô hình đầu vào và đầu ra của dự án Tùy theo đặc điểm loại hình và quy mô của dự án, khi bắt tay vào tính tóan hiểu quả dự án, cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đẩm bảo khi tính tóan phương án trung thực, chính xác hiểu quả và kả năng trả nợ của dự án. Đối với dự án xây dựng mới độc lập, các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng, dễ dạng trong việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra dể tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất, hỏan thiện quy trình sản xuất thì việc xác định mô hình đầu váo, đầu ra phù hợp là tương đối khó, đối với loại dự án này, các mô hình sau đây thường được sử dụng: - Dự án mở rộng nâng cao suất: Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là công suất tăng them, đầu vào là các tiên ích, bán phẩm thành được sử dụng từ dự án hiện hữu đầu vào mới cho phần công suất tăng them. - Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất: Hiệu quả dứan được tính tóan trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng them thu dược từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất kượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra. - Dự án kiến hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng cao công suất: Hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính tóan trên cơ sở chênh lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản trong tính toán, đối với các dự mà giá trị trước đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổg giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý. Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu Khi đã xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án , để phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thíết phu vu cho việc tính tóan hiệu quả dự án bằng các bước sau đây: - Đọc kỹ báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tích trên các phương diện khác nhau của dự án để tfm ra các dữ liệu phuc vụ cho công tác tính tóan hiểu quả dự án. Thông thường việc phân tích phương diện tài chính được thực hiện sau khi đã thực hiện các phương diện khác như phương diện thi trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý,… Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể tóm tắt như sau: STT Phương diện phân tích Giả định rút ra 1 Phân tích thị trường Sản lượng tiêu thụ Giá bán Doanh thu trong suốt thời gian dự án Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải thu) Chi phí bán hàng 2 Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải thu) 3 Phân tích kỹ thuật công nghệ Công suất Thời gian khấu hao Thời gian hoạt động của dự án Định mức tiêu hao nguyên liệu 4 Phân tích tổ chức quản lý Nhu cầu nhân sự Chi phí nhân công, quản lý 5 Kế hoạch thực hiện, ngân sách Thời điểm dự án đưa vào hoạt động Chi phí tài chính - Xác định các giả định để tính tóan cho trường hợp cớ sở ( phương án cơ sở ) tính tóan hiệu quả tài chính và khr năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến và mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất. - Xác định các tình huống khác ngòai trường hợp cơ sở: Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa vào và nhay cảm đồi với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy sau này. Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở * Tầm qua trọng của công tác lập bảng thong số: - Bảng thông số là bảng dữ liệu guồn cho ngoại bảng tính trong khi tính tóan. Các bảng tính được tính tóan thong qua liên kết công thức với bảng thong số - Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. - Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổ các giả định, có thể kiểm sóat ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót. * Phương pháp lập bảng thông số: Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát. Nội dung của bảng thông số như sau: Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải Sản lượng, doanh thu Công suất thiết kế Công suất hoạt động Giá bán Chi phí hoạt động Định mức nguyên vật liệu Giá mua Chi phí nhân công Chi phí quản lý Chi phí bán hàng Đầu tư Điện Nước Lương + Bảo hiểm y tế Chi phí thuê đất Chi phí quản lý phân xưởng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Tổng cộng chi phí họat động Thuế VAT được khấu trừ Chi phí hoạt động đã được khấu trừ thuế VAT Bước 4: Lập bảng tính trung gian Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí chi tiết như: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý… để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác hơn. Bảng tính chi phí nguyên vật liệu: Chỉ tiêu Gía mua CP vận chuyển CP mua Hàng khác Tỷ giá Giá thành Định mức ĐVSP Định mức CP/ĐVSP 1.Nguyên liệu Chính -Nguyên liệu A -Nguyên liệu B 2.Nguyên liệu phụ -Nguyên liệu C -Nguyên liệu D -Nguyên liệu E 3.Nhiên liệu Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng: Chỉ tiêu Năm 1 Năm2 Năm3 Năm… I.Chi phí quản lý phân xưởng 1.Định phí -Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) -Chi phi thuê mướn nhà xưởng -Chi phí bảo hiểm nhà xưởng -Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác 2.Biến phí -Nhiên liệu, phụ tùng thay thế -Dịch vụ mua ngoài II.Chi phi quản lý 1.Định phí -Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) -Chi phí thuê mướn văn phòng -Chi phí duy tu bảo trì thưởng xuyên khác 2.Biến phí -Các khỏan chi phí theo mức độ sản xuất III.Chi phí bán hàng 1.Định phí -Tiền lương (ssố người, lương của từng chức vụ) -Chi phí thuê mướn của hàng -Chi phí tiếp thị và các chi phí khác 2.Biến phí -Bao bì, đóng gói -Chi phí vận chuyển -Các chi phí trực tiếp phụ vụ bán hàng khác Lịch khấu khao: Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… I.Nhà xưởng -Nguyên giá -Đầu tư them trong kỳ -Khấu hao trong kỳ -Khấu hao lũy kỳ -Gía trị còn lại cuối kỳ II.Thiết bị -Nguyên giá -Đầu tư them trong kỳ -Khấu hao trong kỳ -Khấu hao lũy kỳ -Gía trị còn lại cuối kỳ III.Chi phí đầu tư khác -Nguyên giá -Đầu tư them trong kỳ -Khấu hao trong kỳ -Khấu hao lũy kỳ -Gía trị còn lại cuối kỳ IV.Tổng cộng -Nguyên giá -Đầu tư them trong kỳ -Khấu hao trong kỳ -Khấu hao lũy kỳ -Gía trị còn lại cuối kỳ Bảng tính toán lãi vay vốn gồm: Bảng tính toán lãi vay vốn trung dài hạn: Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… Dự nợ đầu kỳ Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ Dự nợ cuối kỳ Nợ dài hạn đến hạn trả Lãi vay trong kỳ Trong đó: - Vay trong chu kỳ: nhu cầu vay đầu tư bổ sung dự án - Trả nợ gốc trong kỳ: dựa vào lịch trả nợ dự kiến Bảng lãi vay vốn ngắn hạn: Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… Dự nợ đầu kỳ Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ Dự nợ cuối kỳ Lãi vay trong kỳ Ghi chú: -Lịch vay trả nợ ngắn hạn căn cứ vào Báo cáo lữu chuyển tiền tệ. Trường hợp nếu không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dựa vào nhu cầu vốn lưu dộng dự kiến ban đầuvà phát sinh hằng năm để tính tóan -Thực chất đây là một bước điều chỉnh lại dự án hiểu quả theo tình hìnhtiền mặt thiếu hụttạm thời cần phảivay vốn lưu động (nếu có) Bảng tính nhu cầu vốn lưu động: Khỏan mục Số ngày Dự trữ Số vòng Quay (360/số ngày DT) Nhu cầu Năm1 Năm2 Năm… Nhu cấu tiền mặt tối thiểu Các khỏan phải thu Hàng tồn kho -Nguyên vật liệu -Bán thành phẩm -Thành phẩm Các khỏan phải trả Nhu cầu vốn lưu động Thay đổi nhu cầu vốn lưu động Cách tính toán: đối với từng khỏan có phương pháp xác định riêng * Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yêu tố sau - Số ngày dự trữ thông thường từ 10-15 ngày. - Bằng tổng các khỏan chi phi bằng tiền mựt trong một năm (chi luơng, chi phí quản lý,…) cia cho số vòng quay. Thông thương trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. *Các khỏan phải thu: -Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm của ngân hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. -Bằng tổng doanh thu trong số vòng quay * Nguyên vật liệu: -Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của ngày cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay nước ngoài, thời gian vật chuyển…), thường xác định riêng cho từng loại. -Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật lieu trong năm chia vòng quay. * Bán thành phẩm: -Số ngày dự trữ: dựa vào chu kỳ sản xuất. -Bằngtổng giá thành phân xương chia cho số vòng quay. *Thành phẩm: -Số ngày dự trữ: dựa vào phòng thức tiêu thụ và tinh hình thị trường. -Bằng tổng giá bán trong năm chia trong số vòng quay. *Các khỏan phải trả: -Số ngày dự trữ: dự vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu. -Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chia số vòng quay. Để chính xác, nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên nhiên vật liệu. Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án * Lập báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Khỏan mục Diễn giải Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1.Doanh thus au thuế 2.Chi phí hoạt động sau thế 3.Khấu hao 4.Lợi nhuận trứơc thuế và lãi vay 5.Lãi 6.Lợi nhuận trước thuế 7.Lợ nhuận chịu thế 8.Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.Lợi nhuận sau thuế 10.Chia cổ tức, chi quỹ KT,PL 11.Lợi nhuận tích lũy 12.Dòng tiền hàng năm -Lũy kế dòng tiền -Hiện giá dòng tiền -Lũy kế hiện giá dòng tiền Tính tóan các chỉ số -LN trước thuế/DT -LN sau thuế/vốn tự có (ROS) -LN sau thuế/tổng VĐT (ROI) -NPV -IRR a: Được tính = Lợi nhuận trước thuế- Lỗ lũy kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc luật đầu tư nước ngòai b: Được tính = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế. Việc tính tóan chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(bảng8) để tính các chỉ số NPV,IRR. Cách tính NPV, IRR xem tại mục III đây. Bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khỏan mục Diển giải Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1. Nguồn tại trợ: - Khấu hao cơ bản - Lợi nhuận sau thuế để lại - Nguồn bổ sung 2. Dự kiến trả nợ hàng năm 3. Cán đối:1-2 Khỏan mục II. Định phí 1. Khấu hao TSCĐ 2. Lãi vay trung hạn 3.Chi phí QLPX (phần định phí) 4.Chi phí QLDN (phần định phí) 5. Chi phí bán hàng (phần định phí) II. Tổng chi phí III. Biển phí IV. Doanh thu thuần V. điểm hòa vốn -Điểm hòa vốn lời lỗ (%) * Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ,tính tóan khả nâng trả nợ của dự án - ý nghĩa của việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Nguồn trả nợ cho một dự án là tiền tạo ra từ dự án, vì vậy, để tính tóan khả năng trả nợ của một dự án, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiểu quả dựa án hiểu trên các chi tiêu NPV, IRR là các chỉ tiêu đánh giá chính xác vì nó căn cư vào dóng tiền thu của vào của một dự án có tính đến yếu tố thời gian. -Cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm: dòng tền từ họat động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính. Dòng tiền của dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này: Cách lập các nhóm nhu sau: Dòng tiền tư hạt động kinh doanh: đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp, cách lập thường dùng là cách gián tiếp. Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khỏan chi phí tiền mặt như khấu hao (là khỏan chi phí phân bổ cho nhiều năm) và lãi vay (thực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phân chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khỏan thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khỏan phải thu, phải trả, hàng tổng kho,…) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: - Dòng tiền ra (chủ yếu ): Bao gồm các khỏan chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu. - Dòng tiền vào: Bao gồm các khỏan thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thừơng được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thừơng được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ) Dòng tiền từ hoạt động tài chính: - Dòng tiền vào: Bao gồm các các khảon như góp vốn tự có, vốn vay - Dòng tiền ra: Bao gồm các khỏan trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với công ty cổ phần) hay khỏan chi phúc lợi, khen thưởng (đối với doanh nghiệp nhà nước). Dàn ý chi tiết của bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp Khỏan mục Năm1 Năm2 Năm3 Năm… Diễn giải I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Dòng nhuận ròng: (lãi+, lỗ-) 2. Khấu hao cơ bản 3.Chi phí lãy vay: (+) 4. Tăng giảm nhu cầu VLĐ (tăng+, giảm-) Dòng tiền ròng II. Dòng từ hoạt động đầu tư 1. Chi đầu tư tài sản cố định: (-) 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) 3.Gía trị thu hồi: -Gía trị thanh lý -Vốn LĐ thu hồi cuối kỳ Dòng tiền ròng III. dòng tiền từ hoạt động tài chính 1. Vốn từ có:(+) 2. Vay dài hạn: (+) 3. Trả nợ vay dài hạn: (-) 4. Vay ngắn hạn: (+) 5. Trả vốn vay ngắn hạn : (-) 6. Trả lãi vay: (-) 7. Chi cổ tức: (chi quỹ phụ lợi, khen thường): (-) Dòng tiền ròng IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dự tiền mặt đầu tư - Dự tiền mặt cuối kỳ V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (b) - Lũy kế dóng tiền -Hiện giá dòng tiền -Lũy kế hiện giá dòng tiền Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính: -NPV -IRR -DSCR (c) Ghi chú:  (a): Nhu cầu trả nợ ngắn hạn được xác định dựa trên tình hình thiếu hút nguồn tiền tạm thời của từ năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) như nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm. - (b): Dòng tiền từ hoạt độngkinh doanh và đầu tưlà doing tiền thật sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ số hiểu của dự án như IRR, NPV. - (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) là chỉ số định giá khả năng trả nợ dài hạn của dự ánđược tính theo công thức sau: LN sau thuế + khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn = ------------------------------------------------------------- Nợ gốc trung dai phải trả + Lai vay trung dài hạn Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khỏan vay trung, dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn từ có bổ sung cho dự án, Nguồn này được đưa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính năm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án. Trường hợp muốn tính tóan khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khỏan thăng dự (hay thâm hụt) từ dự án Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch Mục đích: - Cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án. - Tính các tỷ số (tỷ số thanh tóan, đòn cân nợ,…) của dự án trong các năm kế hoạch. Nguyên tắc lập: - Bảng cân đối kế hoạch được lập dựa vào nguyên tắc cơ bản sau: Tài sản = Nguồn vốn Hay: Tài sản lưu động + tài sản cố định = Nghĩa vụ nợ + Vốn chủ + vốn củ sở hữu Hay: Tiền mặt + Các khỏan phải thu + Hàng tồn kho + ( Nguyên giá TSCĐ – Khấu hao lũy kế) = Ngĩa vụ nợ ngắn hạn + Ngĩa vụ nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Trong đó: -Tiền mặt: bao gồm: + Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được lấy tính Bảng nhu cầu vốn lưu động. + Thặng dự tiền mặt: là giá trị dòng tiền cuối kỳ trong bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Cá khỏan phải thu: lấy ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20778.doc
Tài liệu liên quan