LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư luôn luôn là động lực của mọi quá trình phát triển.
Đối với Việt Nam ngày nay, đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là con đường duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu như mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, thoát khỏi một tình trạng mà suy cho cùng thiếu sự đầu tư bao lâu nay.
Tuy nhiên, đầu tư chỉ mang lại sự phát triển khi đó là sự đầu tư đúng đắn, có hiệu quả. Muốn vậy, trước khi đầu tư bao giờ cũng cần đế
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự cân nhắc chuẩn bị kỹ lưỡng và phải lập dự án đầu tư. Sau giai đoạn lập dư án đầu tư, trước khi bắt tay vào thực hiện đầu tư cần trải qua quá trình thẩm định dự án đầu tư để khẳng định lại một cách chắc chắn tính đúng đắn, hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là nhiệm vụ, công tác của nhiều chủ thể hưu quan trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư, trong đó các NHTM - một trong các nhà tài trợ chính hiện nay cho các DAĐT, có một vai trò quan trọng.
Những năm vừa qua , các NHTM cũng đã chú trọng vào công tác thẩm định nhưng nhìn chung là hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy thoái do khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì chất lượng thẩm định càng phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh NHNN& PTNT Nam Hà Nội”.
Với những kiến thức có được từ trong thời gian thực tập thực tế tại ngân hàng cũng như trong thời gian học tài nhà trường, em hy vọng có chút đóng góp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và chất lượng tại phòng giao dịch Nam Đô nói riêng.
Ngoài lời mở đầu, kết luân và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng
Do giới hạn về trinh độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế , vì vậy bài viết của em khó tránh khỏi những hạn chế , thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các anh chị tại ngân hàng để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn!
CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dự án đầu tư của NHTM:
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư:
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về DAĐT:
Ngân hàng thế giới xem DAĐT là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8402) thì dự án là một quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và quản lý trong một giai đoạn xác định nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể trong điều kiện hạn chế về nguồn lực.
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số52/1999/ NĐ- CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ Việt Nam thì: “Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến , nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định”
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế, tài chính…
Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:
Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình.
Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội. Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết.
Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính, để đi đến quyết định có đầu tư hay không. Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu có tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ. Ngược lại khi chấp nhận đầu tư thì dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư:
Xuất phát từ các định nghĩa khác nhau nói trên đã thể hiện các quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm dự án đầu tư,có thể nhận biết cách các đặc trưng cơ bản của dự án bao gồm:
- Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực tế mới.
- Dự án không phải là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể. Nếu không hành động thì dự án vĩnh viễn tồn tại trạng thái tiềm năng.
- Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn.Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trong dự án rủi ro thường là lớn và có thể xảy ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành côngcủa dự án và là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý
- Dự án bị khống chế bởi thời gian. Là một tập hợp các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế.
- Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực. Thông thường các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. Dối với dự án quy mô càng lớn, mức độ ràng buộc về nguồn lực càng cao và càng phức tạp; mọi quyết định liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án đều bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, chẳng hạn chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu , các nhà tài trợ, nhân công các nhà kỹ thuật...Xử lý tốt các ràng buộc này là yếu tố quan trọng góp phần đạt tới mục tiêu của dự án.
Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư:
Tùy thuộc mục đích công tác tổ chức, mục tiêu quản lý và kế hoạch hóa vốn đầu tư mà người ta sử dụng các tiêu thức nhau để phân loại dự án, sau đây là một số cách phân loại chính:
- Phân loại theo thời gian, gồm dự án ngắn hạn( dự án có thời hạn dưới 1 năm), dự án trung hạn( dự án có thời hạn từ 1- 5 năm) và dự án dài hạn ( > 5 năm).
- Phân loại theo cấp độ, gồm dự án lớn và dự án nhỏ
- Phân loại theo lĩnh vực dự án: gồm dự án xã hội, dự án kinh tế, dự án tổ chức, dự án kỹ thuật, dự án hỗn hợp.
- Phân loại theo loại hình dự án, gồm : dự án Giáo dục dào tạo,dự án Nghiên cứu và Phát triển, dự án đổi mới, dự án hỗn hợp.
- Phân loại theo người khởi xướng: dự án được phân loại thành dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự án quốc tế.
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM:
1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án:
Một dự án dù được chuẩn bị phân tích kỹ lưỡng đến đâu đều mang tính chủ quan của người phân tích và lập dự án.Những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong dự án là điều không tránh khỏi. Để khẳng định một cách chắc chắn mức độ hợp lý và hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư, các ngân hàng thườngtiến hành rà soát, kiểm tra lại một cách độc lập, khách quan và toàn diệnmọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án.
Nội dung thẩm định dự án thường bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hôi và thẩm định tài chính.
Đối với các NHTM, một nội dung luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong thẩm định dự án là thẩm định tài chính dự án đầu tư. “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM là một quá trình kiểm tra đánh giá lại toàn bộ các nội dung liên quan đến khía cạnh tài chính của dự án để xác định hiệu quả tài chính, hay khả năng sinh lãi của dự án được xem xét”.
1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án:
TĐ TCDA bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau.Những nội dung chủ yếu được NHTM chú trọng TĐ là:
- TĐ tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của DA
1.2.2.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án:
* Tổng vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư = Vốn đầu tư vào TSCĐ + Vốn đầu tư vào TSLĐ + Vốn dự phòng
Trong đó:
Vốn đầu tư vào TSCĐ, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí dùng để soạn thảo nghiên cứu lập hồ sơ dự án đầu tư, chi phí tư vấn, thiết kế dự án, giá trị máy móc thiết bị, nhà xưởng sẵn có được sử dụng cho dự án, chi phí mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí đào tạo cán bộ và các chi phí khác. Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Do vậy,cần kiểm soát chặt chẽ chi tiết các khoản mục, tham khảo các dự án cùng loại đã từng thực hiện, ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
Vốn đầu tư vào TSLĐ ban đầu: là giá trị các TSLĐ ban đầu tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật dự tính, bao gồm vốn sản xuất( chi phí nguyên vật liệu, điện nước, tiền lương...) và vốn lưu thông ( sản phẩm dở dang, tồn kho, thành phẩm tồn kho, hàng hóa bán chịu...). Lượng vốn đầu tư vào TSLĐ ban đầu thường không lớn song nếu không dự tính huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ, các dự án sẽ phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ và như vậy rất bị động khi đến hạn trả.
Vốn dự phòng: là lượng vốn để đề phòng phát sinh thêm chi phí đầu tư so với dự tính. Trong thời gian dài hạn, giá cả có thể thay đổi , tỷ giá hối đoái biến động...vốn dự phòng sẽ đáp ứng nhu cầu chi, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.Khoản dự phòng này thường được tính theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng vốn cố định và vốn lưu động, phần lớnđược quy định khoản 5- 10% trên tổng hai thành phần vốn trên, tùy thuộc vào quy mô của dự án và độ biến động của các biến số chính.
* Thẩm định cơ cấu nguồn vốn của dự án:
Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư,vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác tham gia vào dự án cũng như năng lưc tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng cần thẩm định tính khả thi của từng nguồn vốn đó để làm căn cứ xác định mức cho vay của Ngân hàng:
Số tiền tài trợ = Tổng vốn đầu tư của dự án – các nguồn tài trợ cho dự án
1.2.2.2. Thẩm định dòng tiền của dự án:
Dòng tiền của dự án = Dòng tiền của doanh nghiệp nếu có dự án - Dòng tiền của doanh nghiệp nếu không có dự án
Trong doanh nghiệp lớn việc tính toán so sánh dòng tiền khi có và không có dự án rất phức tạp, vì vậy cần tuân theo “ nguyên lý tính độc lập”. Nguyên lý cho ta nhìn nhận dự án như 1 doanh nghiệp nhỏ với doanh thu, chi phí , tài sản và các dòng tiền của nó.
Từ đó, dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các môc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Và Dòng tiền ròng = khoản tiền thu vào – khoản tiền chi ra.
Dòng tiền của dự án cấu thành bởi 3 bộ phận:
- Dòng tiền đầu tư (COF: Dòng tiền ra của dự án): chi phí mua sắm TSCĐ và lắp đặt, chi phí cơ hội đầu tư vàoTSLĐ ròng (nếu có).
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ( NCF ): có 3 phương pháp tính, cùng mang một kết quả giống nhau.
Phương pháp từ dưới lên:
NCF = Lợi nhuận ròng + Khấu hao
= ( EBIT- Thuế) + Khấu hao.
Phương pháp từ trên xuống:
NCF = Doanh thu – Chi phí – Thuế
Phương pháp tiết kiệm từ thuế:
NCF = ( Doanh thu – Chi phí) * (1- T) + Khấu hao * T
- Dòng tiền thu hồi sau đầu tư: gồm thu hồi vốn lưu động ròng và thu hồi từ thanh lý TSCĐ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền thu hồi sau đầu tư tạo thành dòng tiền vào của dự án (CIF)
Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào của dự án là dòng tiền ròng của dự án: NCF = CIF – COF
Ngoài ra, dòng tiền ròng của dự án còn có cách tính dựa trên các quan điểm:
Quan điểm của chủ đầu tư:
Dòng tiền dự án = LNST + Khấu hao – Trả gốc hàng năm
Quan điểm của ngân hàng:
Dòng tiền của dự án = LNST + Khấu hao + Lãi vay
1.2.2.3.Thẩm định lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu được hiểu là tỷ lệ mà từ đó các dòng tiền của dự án được quy về hiện tại để xác định NPV. Cơ sở để lựa chọn lãi suất chiết khấu là phân tích rủi ro và khả năng sinh lời của dự án. Hơn nữa, cơ cấu vốn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất chiết khấu.
Một lãi suất chiết khấu được coi là phù hợp khi phản ánh chính xác chi phí vốn, hay sự giảm giá trị tiền qua thời gian. Nói cách khác, nó là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu để bù đắp những lợi ích mà chủ sở hữu tiền tệ mất đi do chi phí cơ hội, lạm phát và rủi ro.
Công thức 1:
Lãi suất chiết khấu = % bù đắp chi phí cơ hội + % lạm phát+ % bù đắp rủi ro
Tại một thời điểm nhất định, có thể sử dụng cùng một công cụ đo lường 2 yếu tố đầu tiên cấu thành lãi suất chiết khấu của dự án.và công cụ hay được dùng là: lãi suất trái phiếu kho bạc (hoặc lãi suất tiền gủi tiết kiệm của ngân hàng quốc doanh) phản ánh chi phí cơ hội mất đi của nhà đầu tư khi chọn dự án khác và phần bù sự mất giá của tiền do yếu tố lạm phát.Lái suất trái phiếu kho bạc có độ rủi ro bằng 0,và các dự án khác nhau có độ rủi ro khác nhau cần có mức độ bù đắp rủi ro khác nhau.
Công thức 2:
Lãi suất chiết khấu = Lãi suất trái phiếu kho bạc + % bù đắp rủi ro
(hoặc lãi suất tiền gửi tiết kiệm)
Một dự án có nhiều nhà tài trợ, trong đó chia ra làm 2 nhóm: các chủ đầu tư và các nhà cho vay. Các nhóm đều xác định cho mình mức lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí cơ hội, lạm phát và rủi ro.Mục đích của NHTM khi thẩm định dự ánlà đánh giá sự an toàn của vốn vay dựa trên hiệu quả hoạt động của toàn bộ dự án, NHTM sẽ xác định được tính khả thi của dự án nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án.
Dòng tiền của dự án được tạo ra từ vốn đầu tư, bao gồm cả phần vốn chủ sở hữu và phần vốn vay thì lãi suất chiết khấu chính là chi phí trung bình của dự án.
Công thức 3:
Lãi suất chiết khấu = WACC = Kd * ( 1- T)* Wd + Ks* Ws
Trong đó:
Ks là chi phí vốn vay ( lãi vay )
Wd là tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn
Ks là chi phí vốn chủ sở hữu
Ws là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.2.4. Thẩm định rủi ro của dự án:
Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện.Các nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xảy ra khi lợi tức yêu cầu thực tế thấp hơn so với lợi tức dụ kiến.
Rủi ro đối với một dự án có thể chia ra làm 3 loại:
Rủi ro loại 1:
Đây là loại rủi ro riêng của chính bản thân dự án tức là rủi ro của mộ tài sản khi nó là tài sản duy nhất của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự biến thiên lợi tức của dự án.Rủi ro này được xác định bằng hệ số biến thiên lợi tức của dự kiến của dự án.
Rủi ro loại 2:
Rủi ro này thể hiện ở sự ảnh hưởng của dự án đối với rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro này được đo bằng sự tác động của dự án đối với sự biến thiên thu nhập của doanh nghiệp
Rủi ro loại 3:
Là rủi ro của dự án được đánh giá từ quan điểm nhà đầu tư cổ phiếu. Đó là phần rủi ro của dự án mà không thể loại bỏ được bằng việc đa dạng hóa đầu tư.Rủi ro này được đo lường thông qua hệ số β của dự án. Hệ số β của dự án càng lớn thì rủi ro loại 3 càng lớn và khi đó để làm cho lợi tức của các nhà đầu tư ban đầu không đổi, lợi tức của các nhà đầu tư ban đầu không đổi, lợi tức mới phải cao tương xứng với hệ số β của nó.
Các loại rủi ro của dự án vừa có tính độc lập tương đối và vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Rủi ro loại 3 là rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường.
Phân tích rủi ro của dự án có nhiều phương pháp phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau:
Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định sự thay đổi khả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động giá trị đầu vào và đầu ra của dự án trong điều kiện bất định.
Phân tích độ nhạy của dự án thông thường được thể hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Xác định xem những yếu tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu
Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên động có thể xảy ra tồi đa là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu.
Bước 3: Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy nào đó chẳng hạn phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV hay IRR
Bước 4: Tiến hành xác định IRR và NPV theo các biến số mới, trên cơ sở cho các biến số tăng, giảm cùng một tỷ lệ phần trăm nào đó.
Công thức tính:
Trong đó: E là độ nhạy
là mức biến động của chỉ tiêu hiệu quả
là mức biến động của nhân tố ảnh hưởng
Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định sự thay đổi khả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động giá trị đầu vào và đầu ra của dự án trong điều kiện bất định.
– Nguyên tắc phân tích:
+ Bản chất của phân tích độ nhạy là nhằm xác định bổ sung các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư phụ thuộc vào sự biến đổi của một hoặc một số các thành phần thuộc đầu vào và đầu ra trong điều kiện bất định xảy ra ở tương lai.
+ Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời (NPV,IRR và các chỉ tiêu khác) là tương tự như các phương pháp đã trình bày ở các nội dung trên; nhưng với sự thay đổi về giá trị của chi phí hàng năm hoặc lợi ích hàng năm.
– Phạm vi áp dụng
Phân tích độ nhạy được áp dụng để đánh giá độ rủi ro dài hạn của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động lớn một số thành phần đầu vào quan trọng như: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, giá thuê nhân công ... Việc phân tích độ nhạy được thực hiện thuận lợi với việc ứng dụng chương trình phần mềm EXCEL trên máy tính.
Ưu điểm của phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy là một quy trình rất hữu ích để nhận diện các biến số mà những thay đổi của chúng có thể gây tác động lớn đến NPV của một dự án. Nó cho phép người ra quyết định tính toán được những hậu quả của sự ước tính sai lầm và ảnh hưởng của chúng đối với NPV. Bởi vậy qua trình này nhấm mạnh sự cần thiết phải cải tiến phương pháp đánh giá và tiến hành những hoạt động nhằm giảm tính không chắc chắn liên quan đến những biến số chủ yếu.
Nhược điểm của phân tích độ nhạy:
- Các giá trị của biến số được đưa ra dựa trên những phán đoán mang tính chủ quan rất cao. Mặc du người ta có thể biện luận rằng mức độ kỳ vọng được nhận xét là rất tốt, song rõ ràng là cần phải đánh giá các biến số dưới trạng thái hai cực cộng thêm phần ước lượng chủ quan để phân tích.
- Sự phân tích khảo sát độ nhạy của NPV với nhiều biến số khác nhau, mỗi biến số tại một thời điểm, bỏ qua mối quan hệ bên trong giữa các biến số khi chúng cùng tác động vào một đối tượng. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể gây ra sự giảm sút số lượng đơn vị hàng bán cũng như làm giảm giá bán. Bởi vậy, khi phân tích cần phải điều chỉnh tuỳ theo những dự báo bi quan và lạc quan chỉ rõ viễn cảnh mà trong đó mức kết hợp của tất cả các biến số liên quan được dự báo.
- Những kết quả về phân tích độ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một giải pháp rõ ràng đối với vấn đề lựa chọn dự án.
Phân tích kịch bản (tình huống)
Mặc dù phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích rủi ro phổ biến, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế như phân tích ở trên. Do đó trong thẩm định rủi ro của dự án, phương pháp phân tích tình huống được sử dụng kết hợp cả hai nhân tố là xác định xác suất xảy ra của các biến rủi ro các sự tác động của chính biến đó đối với dự án.
Hạn chế của phương pháp:
Không xác định đuợc tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích một vài khả năng , trong khi thực tế các khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến cố của dự án
Phân tích Monter Carlo
Phương pháp phân tích này có tính xác suất và mối tương phản. Nó xét đến sự trì hoãn, các sự kiện khác có động chạm đến kết quả dự án.Phương pháp giúp các nhà tài chính phân tích dự án được tốt hơn và nhận diện các biến cố cần theo dõi trong quá trình vận hành dự án.Ngày nay, phương pháp này đang được các Ngân hàng trên thế giới sử dụng, với sự tiện dụng dưới dạng bảng tính và là công cụ phân tích rủi ro.
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án
1.2.3.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
NPV giá trị hiện tại ròng – mà chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với tổng đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mức giá 0.
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương mà việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, dự án không những bù đắp đủ vốn bỏ ra mà còn bù đắp lợi nhuận; không những thế lợi nhuận còn được xem xét trên cơ sở thời gian của tiền.
NPV: là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự án trong tương lai và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Công thức:
Trong đó :
CFlà vốn bỏ ra ban đầu.
CF là dòng tiền dòng của dự án năm t.
N là số năm tính từ thời điểm bắt đầu đầu tư cho đến khi kết thúc dự án
R là lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án.
Ý nghĩa: NPV có ý nghĩa kinh tế rất lớn, giúp ta thẩm định được hiệu quả tài chính đích thực của dự án. NPV cho biết quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quá trình đầu tư và vận hành dự án.
Khi dùng NPV ra quyết định với những dự án độc lập nếu
NPV > NPVthì nên đầu tư với 1 tập hợp những dự án loại trừ nhau thi trong những dự án NPV > NPV thì nên chọn dự án có NPV lớn nhất.
1.2.3.2.Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
IRR : Internal Rate of Return
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiế khấu ở đó NPV bằng 0.
Cách tính:
IRR được tính bằng phương pháp nội tuyến tính tức là chọn 2 mức kãi suất chiết khấu : r1, r2 với NPV(r1) > 0, NPV(r2) < 0 :
IRR = r1 + (r2 – r1)
Khi sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội bộ làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay bãi bỏ dự án. Ta có 3 trường hợp :
TH1: tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án < lãi suất chiết khấu (IRR < i ) thì cần loại bỏ dự án.
TH2: IRR=i, tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà chấp nhận hay bãi bỏ.
TH3: IRR > i , nếu đang là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận.
Nếu dự án loại bỏ lẫn nhau thì chọn dự án có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn.
Ý nghĩa: IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Nghĩa là nếu chiết khấu các dòng tiền theo IRR thì tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền (PV) sẽ bằng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu ( CF0).
1.2.3.3. Tỷ suất hgoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)
MIRR ( Modified Internal Rate of Return )
Giả thiết dòng tiền của dự án đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn. Đây là giả thiết về tái đầu tư tốt hơn nên MIRR là 1 chỉ số đáng tin cậy hơn về khả năng sinh lời thực của dự án so với IRR.
COFt là dòng tiền ra năm thứ t
CIFt là dòng tiền vào năm thứ t.
1.2.3.4. Chỉ số doanh lợi (PI)
PI (Profit Inder) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án tính bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai chỉ cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Công thức tính:
PI=
Trong đó :
CFt là dòng tiền của dự án năm t
CF0 là số vốn bỏ ra ban đầu
PV là giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng.
Ý nghĩa:
Khi chỉ số lợi nhuận (PI <1) điều này cho thấy giá trị hiện tại thuần của dự án nhỏ hơn không (NPV<0), tất cả các dự án như vậy đều bị loại bỏ.
Khi dự án có PI > 1 thì dự án được chấp nhận nếu là dự án độc lập , trường hợp dự án loại trừ nhau thì dự án có chỉ số sinh lời cao nhất là dự án được lựa chọn.
1.2.3.5. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
PP (Pay Pack Period) là khoản thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm tạo ra từ dự án hoàn trả được lương vốn ban đầu.
Công thức:
PP = n + (Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi : Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn)
Trong đó: n là năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư.
Dự án được chấp nhận khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP tiêu chuẩn.
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án:
Chất lượng thẩm định tài chính dự án là khả năng đáp ứng các mục tiêu thẩm định tài chính dự án của ngân hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với thời gian và chi phí hợp lý.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án dứơi góc độ ngân hàng là xem xét dự án đó có đáp ứng tố nhất những yêu cầu của ngân hàng không, thông qua các chỉ tiêu: quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn các phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án hay không, ...
Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi dự án đã thẩm định phải có thời gian trả nợ ( cả gốc lẫn lãi ) theo dự kiến, không phát sinh các khoản nợ khó đòi, quá hạn, từ đó giúp ngân hàng có lợi nhuận. Dó đó, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Một dự án không có hiệu quả về mặt tài chính làm cho ngân hàng không thu được vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng và khiến ngân hàng dẫn đến bờ vực phá sản. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thâm định tài chính dự án
Đối với mỗi chủ thể khác nhau thì quan niệm về chất lượng thẩm định TCDA cũng khác nhau:
Đối với chủ đầu tư: Thẩm định TCDA được coi là có chất lượng nếu như công tác thẩm định mang lại cho chủ đầu tư các thông tin có ý nghĩa đáng tin.
Chất lượng thẩm định TCDA thể hiện lựa chọn các dự án đem lại hiệu quả tài chính cao, có khả năng trả nợ đúng hạn.
Chất lượng thẩm định TCDA thể hiện ở tính hiệu quả về mặt tài chính, thể hiện ở hiệu quả xã hội của dự án, góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
Đánh giá chính xác tính khả thi cũng như hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.
Yêu cầu được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời gian mong muốn và lãi suất phù hợp, thủ tục vay vốn, thời gian thẩm định càng ngắn càng tốt.
Vì dự án là cơ hội đầu tư của khách hàng và cũng là cơ hội kiếm lợi nhuận của ngân hàng nên việc thẩm định TCDA đựơc đánh giá là có chất lượng nếu nó đáp ứng yêu cầu của hai bên.
Thẩm định TCDA giúp các NHTM lường trước được các rủi ro có thể xảy ra như: sự biến động giá của thị trường đầu vào, sản phẩm đầu ra, các yếu tố về chính sách, môi trường pháp lý... ảnh hưởng tới quá trình thực hiện, cũng như hiệu quả tài chính của dự án, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án. Thông qua đó, các ngân hàng sẽ có cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn bổ sung thêm các giải pháp cho chủ đầu tư nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy thẩm định TCDA là hoạt động hết sức cần thiết đối với NHTM trong việc đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy nâng cao chất lượng thẩm định TCDA là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các NHTM.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án
1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính:
* Nội dung thẩm định:
Nội dung thẩm định cần mang tính khoa học, có độ chính xác cao.
Nội dung khi tiến hành thẩm đinh gồm có: thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án, thẩm định dự trù doanh thu và chi phí, thẩm định dòng tiền, lãi suất chiết khấu, rủi ro của dự án.Các nội dung trên khi thẩm định phải bám sát với tình hình thực tế, vơi những biến động của giá cả, tỷ giá, lạm phát...
* Chất lượng các báo cáo thẩm định:
Mục tiêu hàng đầu của công tác thẩm định là tạo ra một báo cáo thẩm định có chất lượng, nó thể hiện ở độ tin cậy ở các kết luận về hiệu quả, quy mô và các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và đánh giá được tác động của các tình huống đó đối với dòng thu nhập của ngân hàng, đồng thời nó phải đảm bảo tính kịp thời, tính khả thi. Chất lượng của báo cáo thẩm định sẽ được lượng hóa thông qua việc phân tích tỷ lệ nợ quá hạn thuộc lĩnh vực cho vay theo dự án của ngân hàng. Báo cáo muốn khả thi phải đảm bảo tối ưu được hai chỉ tiêu thời gian và chi phí.
* Chất lượng các quyết định cho vay:
Chất lượng các quyết định cho vay đánh giá hiệu quả của việc thẩm định tài chính dự án, nó thể hiện thông qua việc: có cho khách hàng vay hay không, cho vay bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, phương pháp giải ngân, thu nợ...cụ thể hơn nó phải đảm bảo các mục tiêu sau:
Từ chối các khoản vay không hiệu quả sau thời gian ngắn nhất.
Dự báo các nguyên nhân có thể xảy ra rủi ro đối với hiệu quả tài chính của dự án từ đó yêu cầu khách hàng thực hiện một số điều kiện ràng buộc ngay trong hợp đồng cho vay nhằm hạn chế các rủi ro đó.
Đưa ra mức lãi xuất cho vay phù hợp với chi phí cho khoản vay.
Thu nợ gốc đúng theo thời hạn mà ngân hàng đã phê duyệt.
Đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đối với các dự án.
Cung cấp những tư vấn cho khách hàng:
Một cán bộ thẩm định xuất sắc phải là người có khả năng tư vấn làm thay đổi kế hoạch và cách thức đầu tư của khách hàng, hướng khách hàng đầu tư một cách hợp lý và phù hợp với khả năng và điều kiện củ._.a họ, là người có khả năng dự báo được các rủi ro và nguy cơ xảy ra rủi ro và đề ra các giải pháp để ứng phó với rủi ro.
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng:
Chất lượng TDTCDA được thể hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng:
Thời gian thẩm đinh
Chi phí thẩm định
Doanh số cho vay và thu nợ
Nợ xấu và nợ quá hạn
* Thời gian thẩm định: Thời gian thẩm định được tính từ khi CBTĐ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng cho tới khi đưa quyết định có cho khách hàng vay hay không.Thời gian thẩm định là một yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp và thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Thời gian TDTCDA kéo dài có thể sẽ làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng. Tuy nhiên, nếu TĐ qua loa, sơ sài sẽ đưa đến những quyết định sai lầm trong cho vay.
* Chi phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí mà ngân hàng tiến hành thẩm định dự án như: chi phí khảo sát thực tế, thu nhập thông tin của khách hàng và các chi phí khác.Việc thẩm định TCDA được cho là có chất lượng tốt khi thỏa mãn được yếu cầu ngân hàng đề ra với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Ở Việt Nam, chi phí TĐ TC DA được tính theo tỷ lệ % so với tổng mức đầu tư được duyệt đối với từng nhóm công trình. Tùy theo tính chất và quy mô của DA mà chi phí cho việc TĐ hợp lý, ít tốn kém để tiết kiệm cho ngân hàng.
* Doanh số cho vay và thu nợ:
Doanh số cho vay là số tiền mà NHTM cho khách hàng vay. Chỉ tiêu này phản ánh nhu cầu mở rộng hay thu hẹp trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ là số vốn mà khách hàng đã hoàn trả cho ngân hàng trong từng thời kỳ.
Một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định TCDA. Ngân hàng tiến hành thẩm định TCDA mục đích cuối cùng vẫn là có quyết định cho vay hay không..
* Nợ xấu và nợ quá hạn :
+ Nợ quá hạn:
Theo quy định hiện hành thì việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thẩm định tại các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN. “ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Điều này có nghĩa là khi khách hàng đến hạn trả lãi và/hoặc gốc đã được thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, thì ngay lập tức ngân hàng sẽ phải tiến hành xếp khoản vay của khách hàng vào các khoản nợ quá hạn. Khi đó tùy theo yêu cầu cũng như tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể tiến hành “cơ cấu lại thời hạn trả nợ” cho khách hàng đó. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo hai phương thức:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là cơ chế theo đó ngân hàng có thể chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi mà không làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuối cùng.
- Giới hạn nợ vay: là phương thức thay đổi lịch thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi, cùng kéo dài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
Khi khách hàng không thanh toán đúng kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận, bất kể việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ có được chấp nhận hay không thì toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định tại ngân hàng, chúng ta không chỉ sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn mà còn phải kết hợp với chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ, bởi hai chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đên nhau. Mối liên quan này thể hiện ở công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ rủi ro thẩm định của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng lớn thì rủi ro thẩm định mà ngân hàng gặp phải càng cao và ngược lại.
+ Nợ xấu:
Hiện nay đối với các tổ chức tín dụng chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì việc phân loại nợ được thực hiện theo điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó thì các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng được đưa vào các nhóm nợ sau:
Nợ nhóm 1( nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức thẩm định giá có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; cá khoản nợ đã cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chính là nợ xấu của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng thẩm định của tổ chức tín dụng.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA
Chất lượng thẩm định TDCA của các NHTm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó được chia ra làm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan
- Công tác tổ chức thẩm định
Công tác TĐ TCDA bao gồm nhiều công đoạn, thực hiện dưới sự phối hợp của nhiều người. Chính vì vậy, công tác thẩm định đòi hỏi có sự tổ chức quản lý điều hành khoa học và thống nhất ở các khâu.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ
Công tác TĐTC mang tính phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc những vấn đề cần thẩm định : hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, và những quy định, quy chế liên quan đến hoạt động cho vay trung dài hạn.
Số lượng cán bộ tín dụng trong phòng còn quá ít so với yêu cầu cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định TCDA.
Đội ngũ cán bộ cần có phẩm chất đạo đức tốt.
- Thông tin:
Thẩm định TCDA được tiến hành trên cơ sở phân tích thông tin trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến dự án.
Do vậy, yếu tố thông tin có vai trò quan trọng đến chất lượng công tác thẩm định, nhất là thời đại thông tin hiện nay.
Thông tin đựoc cập nhật nhiều nguồn, gồm: thị trường, chính sách, kỹ thuật, thông tin ngành, đối thủ cạnh tranh...Thông tin đầy đủ, chính xác thì công tác thẩm định cang có chất lượng.Hạn chế thông tin sai lệch dẫn đến kết quả thẩm định bị hạn chế, ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư sai lầm và gây thiệt hại đến lợi nhuận.
- Phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu như NPV, IRR, PP, PI... và cách áp dụng chúng khi thẩm định TCDA. Trong hệ thống các chỉ tiêu này, mỗi chỉ tiêu đều có những ưu, nhược điểm riêng.Vì thế,trong quá trình thẩm định, ngân hàng cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu này để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Tùy theo đặc điểm của từng dự án, của từng ngân hàng mà hệ thống chỉ tiêu khi tiến hành thẩm định được áp dụng sẽ khác nhau.
- Trang thiết bị công nghệ
Trang thiết bị công nghệ là 1yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng TĐ TCDA. Các trang thiết bị công nghệ ảnh hưởng tới TĐ TCDA thông qua tác động tới thời gian, chi phí, và độ chính xác. Với trang thiết bị hiện đại công việc thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định sẽ diễn ra nhanh hơn, đồng thời tính chính xác và độ tin cậy cũng cao hơn, nhờ đó chất lượng công tác thẩm định cũng được nâng cao.
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan
+ Môi trường pháp lý:
Đó là các cơ chế chính sách của nhà nước, các văn bản pháp lý quy định trong lĩnh vực của nền kinh tế ... Nếu môi trường pháp lý rõ ràng đầy đủ, các chính sách được ban hành nhất quán, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành thẩm định được nhanh chóng và rút ngắn thời gian TĐ DA.
+ Môi trường kinh tế xã hội:
Các dự án có đặc trưng là diễn ra trong thời gian dài và chịu tác động của nhiều nhân tố. Bất cứ sự thay đổi nào trong môi trường kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả của dự án. Nếu môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ giúp ngân hàng dự đoán tố những biến động của thị trường, hạn chế bớt các rủi ro cho dự án. Ngân hàng cần phải dự đoán được các yếu tố nhạy cảm, đánh giá ảnh hưởng của những sự thay đổi của các yếu tố nhạy cảm, đánh giá ảnh hưởng của những sự thay đổi này tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Do đó,chất lượng thẩm định TCDA cũng phụ thuộc nhiều vào việc CBTĐ có đánh giá được sự biến động của các nhân tố trên hay không.
+ Lạm phát:
Lạm phát là yếu tố không ổn định và không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc cung cầu, tâm lý tiêu dùng...Lạm phát làm thay đổi giá cả theo thời gian, nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng, tỷ lệ chiết khấu, NPV, IRR. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng TĐ TCDA.
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NAM ĐÔ, CHI NHÁNH NAM H À NỘI
2.1. Khái quát về NHNo& PTNT
2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng:
NHNo & PTNT Việt Nam, gọi tắt là NHNo, có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Devekopment , viết tắt là VBARD,có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội. Ngày 22/11/1997, Thống đốc Ngân hàng đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo. Theo điều lệ NHNo là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà Nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế tài chính công nghệ, thông tin đào tạo,nghiên cứu tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,tín dụng đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính- tiền tệ - ngân hàng. NHNo là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ vè tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo do HĐQT quản lývà TGĐ điều hành,chịu sự quản lý của Nhà nước được Chính phủ ủy quyền. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội , đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho công nghiệp hóa nông ngiệp và nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội,đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tê xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện phía Nam thành phố Hà Nội, thực trạng hiện nay của các NHTM trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưngnói riêng và toàn bộ thành phố nói chung. Quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô Hà Nội, có tiềm năng kinh tế và có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế phát triển trên địa bàn.
Để phát huy thêm nữa vai trò chủ đạo của một NHTM quôc doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT Việt Nam nhận thấy phải mở thêm một chi nhánh trực thuộc NHNo& PTNT ( chi nhánh cấp I) trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội có đủ các điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại , có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng phục vụ kinh tế phát triển của địa phương .
Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội mới được thành lập ngày 12/3/2001 và chính thức khai trương họa động từ ngày 08/05/2001 trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong nước đang hướng vào thiên nhiên kỷ mới, một thiên niên kỷ với bao kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của nước nhà. Trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện cho NHNo& PTNT Nam Hà Nội có điều kiện mở rộng kinh doanh, một thuận lợi cơ bản khác là có sự chỉ đạo và hõ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam, bên cạnh đó là các vị trí địa lý của chi nhánh : chi nhánh có trụ sở chính tại C3 Phương Liệt ,quận Thanh Xuân Hà Nội – đây là quận mới thành lập, các NHTM khác liên trên địa bàn có nhiều chi nhánh khác đều nằm trên trục đường Nguyễn Trãi và còn hạn chế nhiều về trình độ công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế,ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử...
Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà nhiều NHTM khác chưa có được và nơi đóng trụ sở lại là một vị trí đẹp, tiện đường đi lại, không quá gần các NHTM khác, trụ sở giao dịch khang trang tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể; Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu không hề tránh khỏi những thiếu sót. Mặt khác trên địa bàn có rất nhiều các NHTM đã hoạt động lâu dài lại cạnh tranh gay gắt nên việc mở rộng kinh doanh đối với chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn . Về con người, thì hầu hết cán bộ ngân hàng được điều động từ cao đẳng, đại học chưa va chạm thương trường kinh doanh mới, một số phải làm những công việc mới không phù hợp không thể phát huy được năng lực sở trường của từng người...
Nhưng nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT Việt Nam cùng với sự điều hành đúng hướng của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHNo& PTNT Nam Hà Nội đã nhanh chóng ổn định trụ sở, tổ chức và hoạt động kinh doanh ngày càng có triển vọng tốt.
Phòng giao dịch Nam Đô có địa điểm nằm tại No9,Trung Kính, quận Đống Đa , Hà Nội.Phòng giao dịch mới thành lập đi vào hoạt động được 2 năm,cán bộ nhân viên trong ngân hàng chuyển về còn rất trẻ. Phòng giao dịch gồm: phòng kế toán và phòng tín dụng.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nứơc để đầu tư phát triển
- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật ngân hàng.
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Là đơn vị có tư cách pháp nhân,có quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay,Ngân hàng đã có 11 Phòng ban dịch vụ trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban giám đốc và 7 phòng ban nghiệp vụ.Ban giám đốc của NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm ban giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Các phòng nghiệp vụ tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội:
Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ
Phòng hành chính và Nhân sự
Phòng kế hoạch Tổng hợp
Phòng dịch vụ và Marketing
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tín dụng
Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch Nam Đô:
Giám đốc
P. Giám đốc
P. tín dụng
P. Giám đốc
P. Kế toán
2 Cán bộ tín dụng
5 cán bộ kế toán
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh Nam Hà Nội NHNo & PTNT Việt Nam:
Phòng giao dịch có những hoạt động chính sau:
2.1.1.1.Huy động vốn:
Trong điêu kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng như hiện nay,Phòng giao dịch đã kết hợp nhiều giải pháp, biên pháp phối hợp với chi nhánh Nam Hà Nội NHNo& PTNT, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng có tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốnđảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn của phòng giao dịch đã có tăng trưởng cao góp phần hỗ trợ vốn trong hệ thống.
Bảng tổng hợp huy động vốn của phòng giao dịch Nam Đô năm 2008-2009:
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động giai đoạn 2008 - 2009 tại Phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2009
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ quy đổi
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệquy đổi
Huy động vốn
98043
66794
31249
175381
158787
16594
Tiền gửi TC
11084
9892
1192
117506
117087
419
Tiền gửi tiết kiệm
86733
56676
30057
54948
38828
16120
Kỳ phiếu, Trái phiếu
226
226
0
2927
2872
55
Về năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được tăng 178,88% so với năm 2008. Đây là đâu hiệu rất sức khả quan của phòng giao dịch vì năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới,Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng,nhưng với uy tín và chất lượng của Ngân hàng No& PTNT Việt Nam.Trong đó,tiền gửi của các tổ chức tăng mạnh 10,6 lần. Điều này chứng tỏ được sự tin tưởng của các tổ chức, đơn vị...dành cho phòng giao dịch.
Tuy nhiên,tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có xu hướng giảm. Nguyên nhân do yếu tố niềm tin của,tâm lý của người dân.
Kỳ phiếu và trái phiếu tăng 12,95 lần (1295%) so với năm 2008.Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động được không lớn chỉ vào 0,03% .
Về cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng tăng và tăng 237,73% ,còn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm và năm 2009 giảm một nửa so với năm 2008.Nguyên nhân chủ yếu do đồng VNĐ đã lấy lại lòng tin của người dân.
Năm2009: Đối với nguồn VNĐ,chủ yếu huy động được nhờ tiền gửi của các tổ chức 73,74% so với tổng nguồn VNĐ huy động được. Đối với ngoại tệ,huy động được chủ yếu vào tiền gửi tiết kiệm chiếm 97,14 % tổng ngoại tệ huy động được.
Trong tổng nguồn vốn huy động được ( năm 2009): tiền gửi của các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn nhất 67% ,tiền gửi tiết kiệm chiếm 31,33%, kỳ phiếu, trái phiếu chiếm khoảng 1,67% .Như vậy,tổng nguồn vốn của phòng giao dịch có được là từ tổ chức.
2.1.2.2 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn:
Và có khả năng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt Nam.Phòng giao dịch đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo & PTNT với vấn đề kiềm chế lạm phát.Quan điểm điều hành công tác tín dụng của Phòng giao dịch là : chỉ xem xét giải ngân đối với những khách hàng thực sự có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi chống chịu được tình hình lãi suất cà tỷ giá tăng cao.
Bảng 2: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2008 - 2009 tại Phòng giao dịch Nam Đô NHNo&PTNT
(Đơn vị: triệu đ)
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2009
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ quy đổi
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ quy đổi
Tổng cho vay
64 582
64 582
0
196 816
160 794
36022
Cho vay ngắn hạn
62825
62825
0
189 761
153 739
36 022
Cho vay trung hạn
1757
1757
0
6718
6718
0
Cho vay dài hạn
0
0
0
337
337
0
Hoạt động tín dụng của phòng giao dịch Nam Đô NHNo& PTNT Nam Hà Nội năm 2009 đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Do vậy,mặc dù phòng giao dịch mới thành lập được 2 năm song tổng dư nợ của phòng giao dịch là 196 816 triệu đồng,tăng 3,0475 lần so với năm 2008.Với năm 2009,phòng giao dịch đã đầu tư dây chuyền cho các công ty thuộc tập đoàn than khoang sảnvới doanh số hàng chục tỷ đồng.Ngoài ra, phòng giao dịch còn tiếp tục đầu tư với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Xét về loại tiền: Dư nợ bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.Năm 2008,chiếm 100%; năm 2009, chiếm 81,7% đạt 160 794 triệu đồng.Có được điều này là do các dự án mà chi nhánh cho vay chủ yếu là các dự án của doanh nghiệp Viêt Nam hoạt động trong lãnh thổ.Năm 2009,dư nợ ngoai tệ chiếm 18,3%.
Xét về kỳ hạn: trong 2 năm hoạt động của mình,Phòng giao dịch chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn,với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 90%.và tăng cao.Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng đến 2,45 lần năm 2008.Trong khi đó,tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạnnăm 2009 lên 7055 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 2008.Đây là con số không cao,song lại đánh dấu việc tăng thêm doanh thu từ lãi và cho thấy khả năng đáp ứng vốn cho tín dụng ngày càng cao của ngân hàng.
Về chất lượng hoạt động tín dụng:
Công tác tín dụng tại phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh Nam Hà Nội trong 2 năm qua với 90% thu nhập được tạo ra từ họat động tín dụng.Bằng việc thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các công ty nhỏvà vừa. Phòng giao dịch đã góp vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế tiềm năng phát triển như: sắt, dược phẩm , giấy, than...Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng được thực hiện toàn diện trên quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả , an toàn.
Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch Nam Đô NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
2008
2009
Nợ xấu
0
887
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
0
1.52
Ngay từ đầu phòng giao dịch đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,đẩy mạnh việc thu nợ,thường xuyên ra soát các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Kết quả kinh doanh
Từ cuối năm 2007 và trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ lan rộng thành khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ leo thang.
Sự biến động của các mặt hàng thiết yếu tăng như: xăng , dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng.Lạm phát tăng mạnh khiến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiền tệ và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Kết quả tài chính của phòng giao dịch Nam Đô NHNo& PTNT Nam Hà Nội giai đọan 2008- 2009:
( đơn vị : tr đồng)
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng thu nhập
25530
28810
Tổng chi
23770
23800
Lợi nhuận trước thuế
1760
5010
Sau 2 năm hoạt động, tổng thu và tổng chi của Phòng giao dịch tăng: tổng thu nhập của năm 2009 tăng 128 %so với năm 2008, tương ứng với tổng chi năm 2009 tăng 0,13% .Điều này thấy rõ, khi nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tăng. Theo quy chế cho vay với khách hàng của NHNo& PTNT Việt Nam thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin và hồ sơ thẩm định hợp lệ quy định của ngân hàng , phải quyết định cho vay hay không cho vay, thông báo cho khách hàng biết. Trường hợp không cho vay, ngân hàng cần thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ trối cho khách hàng vay.
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn
Trong 2 năm, nguồn cho vay trung và ngắn hạn tại Phòng giao dịch Nam Đô đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự nợ cho vay
Chỉ tiêu
2008
2009
Số dự án xin vay
5
14
Số dự án được phê duyệt
3
5
+ Tỷ trọng
60%
35,7%
Tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án
9
23
Từ số liệu ở trên chúng ta thấy rõ tỷ trọng của tổng dư nợ cho vay tài trợ dụ án trên tổng dư nợ đều tăng qua các năm.Số dự án được phê duyệt trên tổng số dự án xin vay ngày càng lớn. Nguyên nhân do phòng ngày càng chú trọng vào kênh cho vay theo dự án đầu tư. Số dự án xin vay năm 2009 là 35 dự án tăng gần gấp đôi so với năm 2008.Theo đó tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án tăng từ 9 tỷ VNĐ năm 2008 lên 23 tỷ năm 2009.
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng dư nợ cho vay dự án
9
23
Tổng nợ quá hạn
0
0,433
Tỷ lệ nợ quá hạn
0
0,019%
Tổng nợ xấu
0
0,887
Tỷ lệ nợ xấu
0
0,039%
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại phòng giao dịch Nam Đô
2.2.1. Quy trình thẩm dịnh dự án tại ngân hàng
Diễn giải quy trình: Diễn giải quy trình
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập Hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ vay vốn, sau đó căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng và lập báo cáo thẩm định theo mẫu của Ngân hàng, chuyển Báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn kèm theo cho lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng.
Bước 3: Sau khi kiểm soát, hồ sơ và Báo cáo thẩm định sẽ được chuyển cho lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của HĐTD chi nhánh, Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh, chuyên viên tín dụng cao cấp sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu khoản vay vượt cấp xét duyệt của chi nhánh thì hồ sơ sẽ được chuyển lên phòng thẩm định ở Hội sở để tiến hành Tái thẩm định và sẽ do HĐTD hội sở, Ban Tổng Giám đốc, các chuyên gia tín dụng phê duyệt.
Bước 4: Chuyên viên khách hàng thực hiện lập thông báo Tín dụng và gửi tới khách hàng (sau khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thông báo việc Ngân hàng chấp nhận hay không chấp nhận khoản vay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung.Khoản vay được chấp thuận được ký kết hợp đồng và sẽ tiến hành giải ngân.
Bước 5: Chyên viên khách hàng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn và theo dõi hoạt động của khách hàng. Ban kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh tại phòng sẽ lưu trữ thông tin hồ sơ, theo dõi thu hồi việc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay.
Công tác TĐ TCDA của phòng giao dịch Nam Đô thời gian qua đã đi vào nề nếp, hình thành quy trình tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, giúp cho quá trình thẩm định diễn ra khoa học và thống nhất:
Bước 1:Xác định mô hình đầu vào và đầu ra của dự án
Bước 2: Phân tích để đưa ra số liệu
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bước 4: Lập bảng tính trung gian
Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ
Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của DA
Bước 7: Phân tích độ nhạy của DA
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng
2.2.2.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
a. Tổng vốn đầu tư của dự án:
Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trược giá, phát sinh them khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…Từ đó đưa ra vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà NHNN và PTNT Việt Nam nên tham gia vào dự án.
b. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng nhu cầu đáp ứng vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công…
2.2.4.2.Thẩm định dòng tiền của dự án.
Nội dung của công tác thẩm định dòng tiền của dự án tại NHTM bao gồm:
Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí dự án.
Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng.
2.2.4.3.Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá về mặt tài chính của dự án
- Đánh giá tính khả thu của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư.
- Đánh giá về thì trường , khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của DA và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ .Từ đó xác định giá thành sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của DA, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động tự có của chủ dự án.
- Chế độ thuế hiện hành, và văn bản ưu đãi đối với DA để xác định trách nhiệm của chủ đầu tư.
2.2.3. Thời gian thẩm định: Về chất lượng hoạt động tín dụng:
Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch Nam Đô NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
2008
2009
Nợ xấu
0
887
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ
0
1.52
Ngay từ đầu phòng giao dịch đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,đẩy mạnh việc thu nợ,thường xuyên ra soát các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
2.2.3. Thời gian thẩm định
Theo quy chế cho vay với khách hàng của NHNo& PTNT Việt Nam thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin và hồ sơ thẩm định hợp lệ quy định của ngân hàng , phải quyết định cho vay hay không cho vay, thông báo cho khách hàng biết. Trường hợp không cho vay, ngân hàng cần thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ trối cho khách hàng vay.
2.2.4. Nợ xấu và nợ quá hạn
Trong 2 năm, nguồn cho vay trung và ngắn hạn tại Phòng giao dịch Nam Đô đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự nợ cho vay
Chỉ tiêu
2008
2009
Số dự án xin vay
5
14
Số dự án được phê duyệt
3
5
+ Tỷ trọng
60%
35,7%
Tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án
9
23
Từ số liệu ở trên chúng ta thấy rõ tỷ trọng của tổng dư nợ cho vay tài trợ dụ án trên tổng dư nợ đều tăng qua các năm.Số dự án được phê duyệt trên tổng số dự án xin vay ngày càng lớn. Nguyên nhân do phòng ngày càng chú trọng vào kênh cho vay theo dự án đầu tư. Số dự án xin vay năm 2009 là 35 dự án tăng gần gấp đôi so với năm 2008.Theo đó tổng dư nợ cho vay tài trợ dự án tăng từ 9 tỷ VNĐ năm 2008 lên 23 tỷ năm 2009.
Chỉ tiêu
2008
2009
Tổng dư nợ cho vay dự án
9
23
Tổng nợ quá hạn
0
0,433
Tỷ lệ nợ quá hạn
0
0,019%
Tổng nợ xấu
0
0,887
Tỷ lệ nợ xấu
0
0,039%
2.3. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn
2.3.1Giới thiệu về doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Bắc
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Bắc
- Địa chỉ: Xóm Trại – Xã Cự Tân – Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
- Người đại diện: Ông Ngô Duy Thiết – Chức vụ: Tổng giám đốc
- Ngành nghề kinh doanh:
- Chế biến hàng nông lâm sản, thực phẩm
- Đầu tư khai thác khoáng sản
- Sản xuất gang thép
- Mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành khai thác khoáng sản
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đường dây tải điện
- Chế biến khoáng sản và khai thác lâm sản…
2.3.1.1. Hồ sơ pháp lý của Công ty:
- Điều lệ hoạt động của Công ty CP Gang théo Công nghiệp Việt Bắc:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1803000463 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08/01/2007 và sửa đổi lần 1 ngày 10/04/2007.
- Giấy chứng nhận đăng k._.ưa được gắn chặt với các nhận định về biến động của thị trường nguyên liệu, sản phẩm, tỷ giá…Số liệu và thông tin thường được lấy chủ yếu từ hồ sơ của DA, các thông tin khác cũng như mức độ chính xác của thông tin chưa có hoặc có thì chưa đầy đủ, chưa có điều kiện để kiểm tra được tính chính xác của các thông số này.
Trong quá trình áp dụng các phương pháp chưa thiết lập nhiều phương án để xem xét, lựa chọn mới chỉ dừng lại trong cục bộ một phương án. Việc phân tích mới chú trọng đến một DA cụ thể mà chưa xem xét trong quan hệ với các DA khác có cùng quy mô.
Nội dung TĐ tài chính DA chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập.
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng chưa quan tâm thỏa đáng đến các yếu tố tài chính của DA, cơ sở và phương pháp xác định dòng tiền.Do quá trình triển khai DA chậm, có thể đẫn đến nhiều phát sinh khó lường trước. Chính vì vậy trong quá trình TĐ cần thiết phải quan tâm đến những biến động có ảnh hưởng đến DA.
+ Khi TĐ tổng vốn đầu tư và nguồn vốn tài trợ
+ Khi TĐ doanh thu của dự án
+ Khi TĐ chi phí của DA
+ Khi TĐ dòng tiền của DA
+ Khi TĐ lãi suất của DA
+ Khi TĐ lãi suất chiết khấu của DA
+ Khi TĐ các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
2.4.2.2.Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan
Chưa nhận thức đúng về vai trò của công tác TĐ tài chính DA:
Công tác TĐ tài chính DA vẫn còn có những nhận thức chưa đúng. Trong quá trình thực hiện, chưa tách biệt rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ TĐ và lãnh đạo TĐ nên trong một số dự án có ảnh hưởng của cấp quản lý tác động làm cho quá trình TĐ không đảm bảo yêu cầu khách quan.
Việc TĐ tài chính DA vẫn mang tính hình thức. Các kết quả TĐ có tính chất để phê duyệt DA hơn là quan tâm đến hiệu quả thực sự của DA.
Việc phân công công tác chưa gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán bộ TĐ. Do vậy cán bộ làm việc còn dè chừng, chưa cố gắng hết sức và sợ trách nhiệm trong công việc.
Công tác tổ chức TĐ tài chính DA chưa hợp lý:
Phòng Kinh doanh của chi nhánh là nơi được giao nhiệm vụ TĐ các DAĐT của cả Hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch trên cơ sở phân quyền phán quyết cho vay theo quy định của chi nhánh. Khi tiếp nhận hồ sơ DA vay vốn chuyển đến, lãnh đạo phòng sẽ giao nhiệm vụ cho CBTD thực hiện. Hiện tại, do số lượng CBTD tại phòng còn ít , không đủ nhân lực để tiến hành TĐ DA đặc biệt trong trường hợp triển khai nhiều DA cùng một thời điểm.
Số lượng và chất lượng cán bộ TĐ chưa theo kịp yêu cầu:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học hỏi, nâng cao trình độ song số lượng đội ngũ cán bộ TĐ còn thiếu, trình độ và năng lực chưa đủ mạnh để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công việc, chuyên môn, nghiệp vụ TĐ chưa bài bản, thành thục.
CBTD không chuyên sâu vào một ngành nghề nào, không được đào tạo chính quy về công tác TĐ DA nên tính chuyên nghiệp trong công tác TĐ chưa cao. Quá trình TĐ DA chủ yếu do cán bộ tự nghiên cứu và dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân, đôi khi không tránh khỏi thiếu khách quan, thiếu logic, thiếu tính khoa học. Thực tế là nhiều DA, khi nộp hồ sơ xin vay kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật đặc thù hoàn toàn xa lạ với CBTD .Vì vậy, CBTD còn gặp nhiều khó khăn, lung túng khi TĐ một số khía cạnh của DA.
Công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định còn hạn chế.
Việc thu thập thông tin của CBTD nhiều khi còn mang tính hình thức. Để đảm bảo độ tin cậy và chuẩn xác của những kết luận đòi hỏi cán bộ TĐ DA phải đi thực địa để kiểm tra trong những trường hợp cần thiết. Từ việc gặp gỡ, phỏng vấn khách xin vay vốn, đến thăm tại chỗ… từ đó rút ra những nhận định cần thiết về độ chính xác của thông tin.Bên cạnh đó, xử lý các thông tin thu thập còn hạn chế, phụ thuộc vào trình độ, khả năng của CBTD . Các phần mềm chuyên dụng cho công tác TĐ còn thiếu, chưa được xây dựng một cách có hệ thống từ NHNo Việt Nam cho đến các chi nhánh trực thuộc. Do vậy chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác TĐ TC DAĐT .
Phương tiện TĐ hạn chế, chưa đồng bộ.
Mặc dù chi nhánh cũng đã trang bị hệ thống máy tính hiện đại tuy nhiên mới sử dụng chủ yếu ở chức năng soạn thảo và lưu trữ, chưa cho phép truy cập internet để tra cứu và thu thập thông tin. Việc hỗ trợ những phần mềm tiện ích, những phương pháp hiện đại phục vụ cho công tác dự báo, phân tích chưa được áp dụng. Hiện tại chưa có chương trình TĐ về các chỉ tiêu tài chính của DA riêng nên chưa thể hệ thống hóa và xử lý thông tin phục vụ hệ thống TĐ hiệu quả.
Mặc dù có rất nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHNo & PTNT Việt Nam được ban hành chung trong toàn hệ thống như: Sổ tay tín dụng, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống AGRIBANK… Riêng phòng giao dịch Nam Đô đã áp dụng quy trình ISO về cho vay và TĐ. Song đôi khi các văn bản hướng dẫn TĐ lại không thống nhất, chồng chéo. Nội dung TĐ DA nằm rải rác ở nhiều văn bản nên chưa tạo ra sự hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn trong việc áp dụng của các CBTD .
Ngưyên nhân khách quan:
Môi trường pháp lý
Môi trường kinh tế XH
CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NAM ĐÔ CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI
3.1.Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng:
3.1.1.Định hướng trong hoạt động cho vay của phòng giao dịch Nam Đô:
Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều định hướng hoạt động khá giống nhau là kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, phục vụ đa dạng các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây cũng là xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của hầu hết các tổ chức tài chính, NHTM trên thế giới.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động kinh doanh thời gian qua và dự báo tình hình tương lai. Ban lãnh đạo NHNo& PTNT Nam Hà Nội đề ra định hướng hoạt động cho vay đối với phòng giao dịch Nam Đô:
- Bám sát chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam và định hướng, quy hoạch phát triển của các Bộ,ngành có liên quan để xác định chiến lược đầu tư tín dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐQT và định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam trong thời gian tới việc đầu tư tín dụng nói chung và cho vay các DA nói riêng.
- Nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định. Lấy chất lượng thẩm định làm thứơc đo đánh giá năng lực, trình độ, hiệu quả đối với cán bộ thẩm định.
+ Thực hiện TĐ các DA một cách nhanh nhạy, có chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ kinh doanh của Chi Nhánh. Tất cả các DA trong quá trình TĐ phải kiểm tra thực tế tại DN.
+ Hạn chế cho vay đối với các DN lớn, thời hạn thu hồi vốn dài, hướng đầu tư vào khách hàng truyền thống, ưu tiên cho vay đối với các DN vừa và nhỏ.
+Không tập trung cho vay vào một DN cho vay, không tập trung vào một ngành nghề nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ hoạt động tín dụng như: phát triển công nghệ thông tin, nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp thẩm định cho đội ngũ cán bộ tín dụng.
3.1.2. Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án tại ngân hàng:
Với phương châm họat động là “ Vững vàng tin cậy” Phòng giao dịch Nam Đô luôn phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy và đưa ra các giải pháp phù hợp với khách hàng của mình. Chính vì vâyh, trong công. tác TĐ DA, ngân hàng quan niệm rằng: Công tác thẩm định có chất lượng khi DA không những đảm bảo được nguồn trả nợ cho ngân hàng mà đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng . Nhu cầu tài trợ đủ vốn với thời hạn mong muốn và lãi suất phù hợp, với thủ tục vay thuận tiện.
Để nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án thì Phòng giao dịch định hướng sẽ tiếp cận theo 2 hướng: theo ngành nghề và nhóm sản phẩm cho vay. Ngân hàng đẩy mạnh việc nghiên cứu về ngành nghề, phân loại và phân tích ngành một cách thận trọng, tỉ mỷ. Ngoài ra, trong thời gian tới phòng sẽ cử các CBTĐ đi học các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐ TCDA trong hoạt động cho vay:
3.2.1. Nâng cao nhận thức và vai trò của chất lượng TĐ
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cạnh tranh giữa các ngân hàng đang tăng lên một cách mạnh mẽ, ngân hàng vừa phải nỗ lực thu hút khách hàng, mở rộng cho vay đối với các DA, tài trợ cho đầu tư phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho khoản vốn của ngân hàng. Kết luận rút ra từ khâu TĐ thực sự là công cụ quan trong trọng cho lãnh đạo ngân hàng kiểm tra xem xét trước khi quyết định cho vay hay không đối với DA cũng như hoạt động quản lý khoản vay. Như vậy đổi mới về nhận thức cần phải coi trọng công tác TĐ DAĐT là một thế mạnh trong cạnh tranh và kinh doanh của Phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh Nam Hà Nội, coi đây là một trong những công việc góp phần nâng cao cho vay đầu tư DA, nâng cao uy tín của ngân hàng trong điều kiện mới. Quyết định đầu tư đúng đắn chỉ có được trên cơ sở công tác TĐ tài chính DA có chất lượng. Đổi mới nhận thức về công tác TĐ tài chính DA trong ngân hàng đòi hỏi phải hiểu rõ hiệu quả của công tác TĐ không chỉ dừng lại ở chất lượng, thời gian, chi phí TĐ mà còn ở số lượng các dự án thực hiện và triển khai có hiệu quả bằng nguồn vốn vay của ngân hàng. Số lượng các dự án thực hiện và đầu tư có hiệu quả là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác TĐ tài chính DA.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác TĐ TCDA tại chi nhánh Nam Hà Nội sẽ giúp cho quá trình thực hiện đảm bảo đúng những yêu cầu đặt ra. Gắn trách nhiệm của cán bộ TĐ với kết quả công việc. Mục tiêu TĐ hướng đến lợi ích chung của ngân hàng thay vì lợi ích cá nhân. Áp lực từ cá nhân hay nhóm quản lý đến công tác TĐ tài chính DA ở ngân hàng giảm thiểu cùng với việc tăng cường trách nhiệm đối với công việc được giao.
Để thực hiện tốt giải pháp này từ phía Ngân hàng cần thiết phải:
Một là, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong chi nhánh. Đặc biệt cần có sự quan tâm thỏa đáng đến bộ phận được giao nhiệm vụ TĐ DA tại ngân hàng. Thiết lập được quy trình TĐ và phê duyệt cho vay DAĐT phù hợp với nhân lực hiện tại.
Hai là, tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện công việc hiểu được vị trí, vai trò của công tác TĐ tài chính DAĐT trong quá trình ra quyết định cho vay, hiểu được tầm quan trọng của những nhân xét, đánh giá được đưa ra trong Báo cáo TĐ làm cơ sở đề ra quyết định cho vay có hiệu quả.
Ba là, định kỳ hàng năm, hàng quý phòng giao dịch đưa ra quyết định khen thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp trong TĐ cho vay những DAĐT đầu tư có hiệu quả.
Bốn là, tổng kết đúc rút kinh nghiệm đối với các DAĐT đã được TĐ để vay vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội
Thực hiện tốt các giải pháp trên là cơ sở để tiếp tục triển khai có hiệu quả: các giải pháp cụ thể về tổ chức thực hiện, nội dung và phương pháp TĐ. Để đảm bảo hoạt động TĐ tài chính DA có hiệu quả cần thiết phải làm tốt ngay từ nhận thức ban đầu và đây là cơ sở để làm tốt các công việc sau. Công tác TĐ TC DA nếu làm tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc ra quyết định đầu tư phù hợp, bảo toàn nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TĐ:
Trong quá trình TDTCDA, đội ngũ cán bộ là những người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lựợng TĐ. Để đảm bảo chất lượng công tác tín dụng TĐ TCDA yêu cầu đặt ra đối với phòng giao dich Nam Đô là phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: trình độ học vấn, năng lực , kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
CBTD phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp và có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. CBTD phải có khả năng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định.
Để nâng cao chất lượng CBTD, phòng giao dich Nam Đô cần:
+Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng:
Thông tin tuyển dụng phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: TV, đài báo...chú trọng tuyển dụng những ứng viên học đại học chính quy và ngành học phải phù hợp với vị trí tuyển dụng.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ:
Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn thông qua hình thức:
Định kỳ tổ chức lớp học đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ TĐ theo các chuyên đề khác nhau : như bồi dưỡng kiến thức pháp luật , kinh tế, tài chính doanh nghiệp, phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư.
.+ Chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên, tự hoàn thiện mỗi cán bộ. Gắn liền trách nhiệm vật chất với kết quả của công việc. Cụ thể là:
Đối với CBTD gắn trách nhiệm với kết quả cụ thể của công việc. Đối với lãnh đạo TĐ và kiểm soát TĐ quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người kiểm soát và phê duyệt kết quả TĐ.
Có chế độ đãi ngộ hợp lý: Để thu hút được những cán bộ giỏi có trình độ cao làm việc lâu dài thì cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và lợi ích của cán bộ. Những lợi ích này bao gồm lợi ích kinh tế và phi kinh tế (phát triển cá nhân và điều kiện làm việc… ) thông qua chính sách tiền lương và thưởng. Đồng thời có biện pháp xử lý đối với cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của ngân hàng..
Có chế độ khuyến khích, động viên sự tự thân học tập của cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn bên ngoài như ngoại ngữ, văn bằng 2, cao học. Khuyến khích sự năng động sáng tạo của cán bộ trẻ trong công tác TĐ vì đây là lực lượng sẽ đóng góp lâu dài cho ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi để cho số cán bộ này tiếp tục học tập và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
+ Tập hợp các tài liệu có liên quan đến công tác TĐ, các DA đã được TĐ có giá trị để phổ biến cho CBTD. Việc tổng hợp là rất cần thiết, giúp cho cán bộ thực hiện có thể tra cứu, tham khảo, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để nâng cao kỹ năng thực hành, nâng cao chất lượng TĐ. Do đặc thù của công việc, cán bộ TĐ DA không chỉ có những trình độ, kiến thức mà cần có kinh nghiệm thực tế. Việc kết hợp giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố quyết định chất lượng TĐ tài chính DA.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định
Thông tin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp ngân hàng xác định chính xác về đối tượng vay vốn, uy tín thiện chí trả nợ, tính khả thi của DA ĐT của khách hàng. Thông tin chính là cơ sở để Ngân hàng tin tuởng vào khách hàng của mình. Chính vì vậy nguồn thông tin phục vụ cho quá trình TĐ cần phải chính xác, chân thực có độ tin cậy cao.
Công tác thu thập và xử lý thông tin
Để có những thông tin có chất lượng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà ngân hàng nhận được từ khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan đến dự án và doanh nghiệp: Giám đốc, Kế toán trưởng, người phụ trách kỹ thuật…Mục đích chính của cuộc phỏng vấn để xác định tư cách của người đứng đầu và hiểu biết thêm về dự án. Sử dụng triệt để nguồn thông tin từ các cơ quan thông tin đại chúng và truyền thông, các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau (Các ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ, các bạn hàng…). Nó cho phép đánh giá sơ bộ khách hàng về những mặt: lịch sử quan hệ của khách hàng, uy tín thanh toán… Để đảm bảo việc cung cấp cho tin có chất lương cao cho hoạt động đánh giá doanh nghiệp, trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, ngân hàng nên tính đến việc mua các thông tin. Ngân hàng trang thiết bị các thiết bị internet, thiết bị kết nối với trung tâm thương mại, thông tin phòng ngừa rủi ro để có những thông tin đầy đủ.
Tìm hiểu điều tra kỹ lưỡng thông tin về thị trường sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường các yếu tố đầu vào để xem xét các sản phẩm của phương án, dự án có phù hợp với nhu cầu của thị trường không, đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, yếu tố đầu vào có được cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của phương án không.
Cần phải tham khảo các thông tin về chủ trương chính sách của Nhà nước, định hướng ưu tiên phát triển của địa phương nơi dự án sản xuất hay kinh doanh, những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm…để đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của dự án, đảm bảo dự án không gặp những trắc trở về vấn đề trên.
Với các thông tin đã thu thập, xử lý cần có hoạt động sắp xếp lưu trữ hợp lý. Xây dựng quan hệ trao đổi thông tin với các ngân hàng trên địa bàn và trong hệ thống.
Bên cạnh đó Ngân hàng có thể thuê các công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, từ đó xây dựng một cách chính xác tổng nhu cầu vốn đầu tư.
3.2.4. Hoàn thiện nội dung và phương pháp TĐ TCDA:
Nội dung TĐ tài chính DA là cơ sở quan trọng để đưa ra những nhận xét, đánh giá có độ chính xác và tin cậy. Nội dung TĐ tài chính DA toàn diện, chuẩn xác sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công tác TĐ. Ngược lại, nếu nội dung TĐ không đầy đủ, các nhận xét đưa ra không có căn cứ khoa học thì chất lượng và hiệu quả TĐ DA không đảm bảo. Khi đó, kết quả TĐ sẽ thiếu căn cứ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm. Giải pháp hoàn thiện nội dung TĐ DAĐT ở phòng giao dịch Nam Đô Chi nhánh Nam Hà Nội nên tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nội dung TĐ DA phải khách quan, toàn diện không chỉ dựa trên các nội dung do chủ DA lập. Bên cạnh các nội dung đã có trong hồ sơ DA, cán bộ TĐ cần làm việc độc lập, đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực những nội dung của DA. Để đảm bảo những phân tích, đánh giá xuất phát từ thực tế cán bộ TĐ cần thiết phải gặp gỡ, phỏng vấn khách xin vay vốn, đến thăm tại chỗ, thu thập các thông tin từ nhiều nguồn để phục vụ cho công việc.
+ Cần TĐ kỹ tính chính xác, hợp lý các phương thức huy động vốn và đề xuất các điều kiện vay vốn. Nguồn vốn để thực hiện là vốn tự có và huy động hợp pháp của DN. Đối với các DN nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn, các DN này chủ động trong hoạt động. Đối với các DN yếu tiềm lực không lớn về vốn do vậy cần phải thận trọng khi xem xét phương thức huy động cụ thể là số lượng và tiến độ huy động. Đối với nguồn vốn tự có của DN cần phải xem xét trong mối quan hệ với khả năng tài chính của DN.
+ Quan tâm thỏa đáng các yếu tố đầu vào và đầu ra cua DA. Xem xét các yêu tố được thể hiện xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DA. Việc tính toán doanh thu trên cơ sở lấy số lượng sản phẩm dự kiến bán được nhân với giá trị bán phải có căn cứ và xuất phát từ những phân tích, dự báo thị trường mang tính chuẩn xác. Chi phí hàng năm của DA phải được tính toàn đầy đủ dựa trên cơ sở dự kiến công suất sản xuất hàng năm.
+ TĐ các chi tiêu tài chính của DA cần quan tâm, xem xét với hệ thống với các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, RR, điểm hòa vốn. khả năng trả nợ… để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của DA. Trong quá trình TĐ tài chính DA cũng cần quan tâm đến những biến động của môi trường bên ngoài, đến những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với DA. Đối với yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính toán NPV yếu tố này không bị ảnh hưởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu về tài trợ) song cần thiết phải xem xét đến lạm phát cùng với những thay đổi về thị trường để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn khi phân tích DA.
Hoàn thiện về nội dung TĐ tài chính DAĐT tại ngân hàng cần chú ý đến việc lựa chọn những yếu tố phù hợp để đưa vào phân tích độ nhạy DA. Đối với các DAĐT, các yếu tố cần thiết nên đưa vào phân tích độ nhạy là: tỷ giá, lãi suất cho vay, tổng mức đầu tư. Việc phân tích độ nhạy không chỉ dừng lại ở các DA lớn, có tính biến động cao mà cần phải tính cả đối với các dự án nhỏ khi đó mới phản ánh khách quan về DA.
Việc thực hiện giải pháp này là một trong những nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng TĐ tài chính ở chi nhánh Nam Hà Nội. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng TĐ tài chính DA ở chi nhánh Nam Hà Nội theo hướng:
Một là, DAĐT được xem xét, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo các yêu cầu đặt ra đối với công tác TĐ. Những nội dung chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả DA được kiểm tra tính toán lại có căn cứ. Đặc biệt các nội dung như thị trường, tổ chức thực hiện DA, phương án huy động vốn, dự tính tổng mức đầu tư là rất quan trọng. Việc cân nhắc xem xét lại các nội dung này với quan điểm khách quan, toàn diện, không phụ thuộc vào những nội dung được lập với lượng thông tin đầy đủ sẽ là những căn cứ quan trọng để ra quyết định đầu tư.
Hai là, thực hiện tốt giải pháp này góp phần xây dựng chuẩn mực trong nội dung TĐ tài chính DA tại chi nhánh Nam Hà Nội, tạo điều kiện cho cán bộ TĐ nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm trong công việc và xem xét công tác TĐ DA như một nghề thực sự thay vì trước đây thực hiện TĐ chỉ mang tính chất hình thức phần nhiều.
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp TĐ tài chính DA
TĐ DAĐT bằng các phương pháp khoa học, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản lý và nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án được khách quan, toàn diện, chuẩn xác và kịp thời.
Giải pháp hoàn thiện phương pháp TĐ tài chính DA tại NHNo& PYNT Nam Hà Nội cần được thực hiện theo hướng:
Thứ nhất, trong quá trình TĐ cần kết hợp các phương pháp TĐ như so sánh, dự báo, phân tích độ nhạy hoặc triệt tiêu rủi ro trên cơ sở phát huy những thế mạnh của từng phương pháp.
Thứ 2, lựa chọn phương pháp TĐ phù hợp với từng nội dung của DA. Bằng trình độ, và kinh nghiệm, cán bộ TĐ cần sử dụng phương pháp thích hợp với từng nội dung để đạt hiệu quả công việc. Lựa chọn phương pháp TĐ phù hợp theo hướng:
(1) Phương pháp được thực hiện phù hợp với khả năng và điều kiện của cán bộ thực hiện
(2) Phương pháp lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng đúng những yêu cầu, quy định của nhà nước
(3) Phương pháp lựa chọn phải tối ưu trong số các phương pháp đưa ra.
Khi áp dụng phương pháp so sánh cần thiết phải hiểu rõ cơ sở, căn cứ để so sánh và tính toán. Việc so sánh phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, mục tiêu của dự án chứ không chỉ dựa trên ý muốn chủ quan của chủ đầu tư. Việc so sánh được thực hiện đối với các DA tương tự đang hoạt động tuy nhiên những thông tin thu thập chỉ có tính chất tham khảo.
Đối với phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp phát hiện những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của DA để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Để phát huy có hiệu quả khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những thông số chủ yếu có ảnh hưởng lơn đến DA để phân tích, chú ý đến những đặc điểm của DAĐT xây dựng.
Đối với phương pháp phân tích rủi ro. Cần thiết tham khảo các phương pháp đánh giá rủi ro ở các ngân hàng khác để vận dụng. Bước đầu xác định những yếu tố rủi ro có thể xảy ra đối với DA theo từng giai đoạn (thực hiện đầu tư, vận hành khai thác) sau đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính khả thi.
Để thực hiện được các giải pháp trên cần thiết phải:
Xây dựng một phần mềm phục vụ chuyên đề TĐ DA. Tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị, thông tin liên lạc.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý thông tin cho đội ngũ cán bộ trong quá trình vận dụng các phương pháp TĐ.
Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác TĐ. Hệ thống thông tin này bao gồm các thông tin chung của DN và quản lý các dữ liệu như sau:
+ Số liệu thống kê chính thức về thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào;
+ Định mức, đơn giá, các tài liệu do Nhà nước ban hành;
+ Thông tin từ các nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ cho DA;
+ Số liệu thống kê và đúc rút kinh nghiệm từ các TĐ các DA tương tự trước đó;
+ Xu hướng biến động của giá bất động sản ở Việt Nam và thế giới…
+ Thực hiện giải pháp này sẽ góp phần hình thành phương pháp phân tích đánh giá DA một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương pháp TĐ không chỉ dừng lại ở việc áp dụng rời rạc mà mang tính tổng thể, phát triển kỹ năng thực hành cho cán bộ để công tác TĐ DA có thể trở thành một nghề thực sự, tiến tới đạt chuẩn mực trong phân tích và đánh giá DA.
3.2.5. Tăng cường trang thiểt bị và công nghệ phục vụ TĐ DA
Hiện nay, điều kiện trang thiết bị và phương tiện tại Phòng giao dịch chưa phải là hiện đại. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có một số giải pháp nhằm nâng cao công nghệ như sau:
Đầu tư chiều sâu vào các trang thiết bị thuộc hệ thống thu thập thông tin của ngân hàng: máy tính kết nối mạng internet, kết nối mạng nội bộ với các phòng và với các ngân hàng khác cùng trong hệ thống..
Tìm hiểu khai thác những công nghệ, phầm mềm mới: Phần mềm quản lý thông tin, phần mềm hỗ trợ thẩm định…trong lĩnh vực ngân hàng để tiết kiệm thời gian, đảm bảo phân tích và xử lý thông tin chính xác và khoa học, nhằm nâng cao chất lượng TĐ TCDA trong ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TĐ TCDA:
Trên đây là một số giải pháp mà phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh
NHNo& PTNT Nam Hà Nội có thể thực hiện nhằm hoàn thiện công tác TĐ TCDA tại ngân hàng.Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần có các yếu tố khác không thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng, đó là sự quan tâm của ngân hàng cấp trên, các cấp , các ngành liên quan ban hành chính sách hoạt động đầu tư DA.
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ:
Chính phủ ban hành các nghị định và chỉ đạo các bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan một cách kịp thời,cần có văn bản cụ thể quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các bên đối với ngành và chính quyền địa phương phối hợp với nhau trong thẩm định và phê duyệt dự án.
Chính phủ nên chỉ đạo các ngành có liên quan xây dựng các chuẩn mực về hệ số tài chính của từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở pháp lý cho việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chính phủ nên chỉ đạo bộ tài chính sớm ban hành quy chế bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toàn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận của kế toán.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN:
Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về TĐ DA, hỗ trợ các NHTM và nâng cao nghiệp vụ TĐ. Đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa các NHTM trong công tác TĐ.
NHNN nên lập phòng hỗ trợ cho công tác TĐ DA của NHTM. Phòng có nhiệm vụ giúp đỡ các NHTM, đặc biệt là các NH mới thành lập trong việc TĐ, nhằm giảm thiểu rủi ro các dự án trở thành nợ xấu.
NHNN hỗ trợ các NHTM việc thu thập thông tin đựợc chính xác.Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tín dụng về hoạt động của DN có quan hệ tín dụng trong toàn hệ thống NHTM. Do vậy,NHNN cần kiện tòan và củng cố trung tâm CIC theo hướng thông tin cập nhật,đảm bảo chính xác của thông tin, truy cập thông tin nhanh chóng.Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu riêng trong đó: tập hợp thông tin cần thiết về các ngành kinh tế làm cơ sở cho hệ thống thông tin đồng bộ từ trên xuống.
NHNN nên ban hành những quy định bắt buộc yêu cầu các NHTM cung cấp thông tin đầy đủ cho trung tâm CIC .Đồng thời, NHNN nên có các chế tài xử lý đối với các Ngân hàng trong trường hợp thông tin không đầy đủ, không chính xác và không đảm bảo về mặt thời gian.
3.3.3. Kiến nghi NHNo & PTNT Việt Nam
NHNo & PTNT hướng dẫn thực hiện các văn bản chế độ liên quan nghiệp vụ tín dụng, TĐ một cách đầy đủ , kịp thời .Các văn bản quy định của pháp luật có liên quan cần cụ thể, rõ ràng hơn, tránh những quy định chồng chéo, không nhất quán. Nội dung TĐ DAĐT, nội dung trong hồ sơ dự án và nội dung trong quyết định đầu tư cần thống nhất nhau; hệ thống và chỉnh sửa quy trình TĐ một cách khoa học, bài bản làm căn cứ thực hiện trong toàn hệ thống của Ngân hàng;
Tổ chức lớp tập huấn, đào tạo cán bộ TĐ cho các chi nhánh, phòng giao dịch. Đồng thời có chính sách hợp lý đối với cán bộ làm công tác TĐ như: chế độ tiền lương, thưởng , phụ cấp....
Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở thực hiện. Những tiêu chuẩn định mức này cần được ban hành phù hợp với từng thời kỳ, với đặc thù, quy mô và tính chất của DA. Việc NHNo& PTNT xây dựng các tiêu chuẩn này cần rõ ràng, cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, tuân thủ các quy định của nhà nước, phát huy mọi tiềm năng trong hoạt động đầu tư
KẾT LUẬN
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án, đặc biệt dưới góc độ ngân hàng thương mại.Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả ở các NHTM nói chung và tại phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội nói riêng.Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều đối tượng.
Nội dung của luận văn đã giải quyết 3 vấn đề cơ bản:
Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài chính dự án và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Thứ hai: từ những lý luận chung trên, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội, tù đó đánh giá được chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng; kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân.
Thứ ba: Đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phục vụ định hướng cho vay theo dự án của phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian tới.
Do thời gian thực tập có hạn,sự hiểu biết còn hạn chế nên luận văn của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thâỳ cô và các anh chị ở phòng giao dịch Nam Đô,chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội góp ý để em có thể hiểu sâu hơn về vấn đề thẩm định tài chính dự án.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị ở chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội và đặc biệt cám ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Minh Huệ đã giúp đỡ và góp ý cho em rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25993.doc