LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự quyết định và tự chịu trách nhiệm mọi thành bại về hoạt động kinh doanh của mình . Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và huy động vốn (đi vay để cho vay).Để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong địa bàn và đứng vững trong cơ chế thị trường.Hoạt động của ngân hàng không ngừng đổi mới:đổi mới về tư duy, đổi mới về tác phong làm việc,đổi mới về công nghệ thôn
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Huyện Hương Khê - Hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin ... đưa ra các chiến lược kinh doanh nhất là về huy động vốn và cho vay như :tăng lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng khác, tặng quà khuyến mãi cho khách hàng và thay đổi thái độ phục vụ,nâng cao chất lượng thẩm định. Ngân hàng (NH) có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có một chính sách tài chính, tiền tệ và hệ thống NH hoạt động đủ mạnh có hiệu quả cao.
ở nước ta từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa(XHCN) hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nứơc. NH chính là nơi tích tụ, tập trung vốn khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế hơn 10 năm qua, đặc biệt từ năm 1991 - 1995 góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đặt ra là sự nghịêp công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng của đất nước ta trong quá trình vươn lên thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác góp phần ổn định kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước.
Trong những năm gần đây, NH đã thực hiện đổi mới sâu sắc cả hệ thống tổ chức và hoạt động. Sự đổi mới này đã tạo nên một sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta
Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNo& PTNT) nói chung và NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nói riêng thông qua những hoạt động của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Làm thế nào để huy động được vốn, cấp tín dụng kịp thời có hiệu quả đáp ứng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, phát triển kinh tế địa phương.Song đi đôi với tăng trưởng dư nợ là chất lượng tín dụng đây đang là vấn đề đang được NH quan tâm.
Trong 4 năm học đại học về chuyên ngành quản trị kinh doanh với sự truyền thụ kiến thức nhiệt tình của các thầy giáo cô giáo đã giúp em nâng cao được kiến thức về kỹ năng quản trị : Quản trị quá trình sản xuất,quản trị nhân lực ,quản trị chất lượng, quản trị công nghệ,quản trị chi phí ...Đặc biệt là quản trị chất lượng,đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng chất lượng tín dụng là hàng đầu. Muốn chất lượng tín dụng tốt cần nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng .Do đó em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hương Khê-Hà tĩnh”.
Kết cấu chung của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương I : Giới thiệu khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hương Khê-Hà tĩnh
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê
2.Các đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê trong sản xuất kinh doanh
3.Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê giai đoạn 2005-2009
Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê
1.Các nhân tố ảnh hưỏng đến công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng.
2.Quy trình thẩm định khách hàng của ngân hàng.
3.Kết quả thẩm định trong giai đoạn 2005-2009.
4.Đánh giá chung về chất lượng thẩm định khách hàng của NHNo&PTNT Huyện Hương khê
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng No&PTNT Hương khê
1.Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê.
2.Các giải pháp chủ yếu .
3.Một số kiến nghị đề xuất
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NO&PTNT
HUYỆN HƯƠNG KHÊ HÀ TĨNH
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê
1.1.Lịch sử ra đời
Sau hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Đảng và nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất tịch thu toàn bộ ruộng đất chia cho dân cày. Đây là thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Cùng với khí thế thi đua của cả nước Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Hương Khê quyết tâm phấn đấu đưa nền kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Đó là mở rộng các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp,một số hợp tác xã được thành lập. Nhu cầu về hoạt động tiền tệ tín dụng ngày càng nhiều. Trước tình hình đó năm 1955 ngân hàng tỉnh quyết định thành lập tổ công tác gọi là tổ tín dụng Hương khê. để chuẩn bị cho thành lập ngân hàng huyện Hương Khê trong việc điều tra nhu cầu về tiền tệ tín dụng.
Năm 1958 chi điếm Ngân hàng quốc gia huyện Hương khê chính thức được thành lập và đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của ngân hàng tỉnh.
Năm 1988 chi điếm ngân hàng Hương khê được chuyển đổi thành NHNo&PTNT Huyện Hương khê
1.2.Các giai đoạn phát triển
1. 2.1. Thời kỳ năm 1958 đến năm 1964
Sau khi có quyết định thành lập địa điểm đóng tại Thị trấn Chu Lễ -Hương Khê -Hà Tĩnh bước đầu phải mượn nhà dân làm trụ sở,số lượng cán bộ ít,chỗ ăn ở còn tạm bợ phải muợn nhà dân nên hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Đến tháng 2/1959 tiến hành việc thu đổi tiền trên phạm vi miền Bắc từ tiền tài chính sang tiền ngân hàng quốc gia Việt nam phát hành.
Việc thành lập ngân hàng huyện đóng vào thời điểm đang tiến hành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc (1958-1960).Nhiệm vụ của ngân hàng lúc này là vừa phục vụ cho công cuộc cải XHCN vừa thực hiện nhiệm vụ đổi tiền vừa làm tốt công tác tiền tệ - tín dụng đối với các đơn vị hành chính,các đơn vị XNQD,vừa phục vụ cho HTX cấp thấp ,thực hiện chủ trương của ngân hàng trung ương xây dựng các HTX vay mượn(sau này gọi là HTX tín dụng).Đến năm 1960 đã có 37 HTXTD/37 xã với chức năng vừa thu cổ phần xã viên,huy động vốn,cho vay cá thể để hàng năm trích lập quỹ tích luỹ,lãi trả xã viên .
Sau khi hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN,đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 xác định đường lối đưa miền Bắc quá độ lên CNXH làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống nhất tổ quốc đồng thời xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965 ở miền Bắc.
Năm 1961 hoạt động của ngân hàng lúc này cũng được mở rộng vừa đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các hoạt đọng kinh doanh kinh tế xã,vừa mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng,vừa thanh tra kiểm tra tham ô lợi dụng trong các tổ chức kinh tế,vừa đầu tư cho cho các đơn vị công nông lâm trường xí nghiệp,thương nghiệp,các HTX.
1.2.2.Thời kỳ năm 1965 đến năm 1975
Ngày 26/3/1965 không quân Mỹ ồ ạt ném bom vào miền Bắc,ngân hàng Hương Khê phải rời trụ sở tại Chu Lễ chuyển về sơ tán ở nhà dân tại xã Hương long-Hương Khê.Trong lúc này do yêu cầu công tác phục vụ cho chiến đấu,giảm thiệt hại người và tài sản,tạo điều kiện cho các cán bộ HTX TD- Mua bán,HTX nông nghiệp cũng như các đơn vị công nông trường,lâm trường nộp tiền mặt và vay vốn.Ngân hàng Trung ương, ngân hàng Tỉnh cho phép ngân hàng huyện thành lập các phòng giao dịch.
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt việc đi lại khó khăn đặc biệt là vận chuyển tiền từ ngân hàng tỉnh về.Nhiều lúc ô tô của Tỉnh không thể lên được mà cầu tiền mặt luôn luôn phải có dự trữ để phục vụ cho quốc phòng.Anh chị em trong cơ quan phải dùng xe đạp băng qua những trọng điểm ném bom róc két ác liệt vận chuyển tiền về an toàn
Sau thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và tay sai .Tết mậu thân 1968 đế quốc Mỹ huy động lực lượng không quân đánh phá miền Bắc ác liệt suốt ngày đêm.Đảng và nhà nước huy động lực lượng vào quân đội để bổ sung cho chiến trường miền Nam và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc.Do đó một số cán bộ ngân hàng cũng được điều động vào bộ đội .Nhiệm vụ của ngân hàng trong lúc này tăng cường công tác kiểm tra huy động vốn cho vay phục vụ sản xuất,thu mua nông sản phục vụ cho cán bộ công nhân và quốc phòng.
Năm 1969 tất cả các phòng giao dịch giải thể tập trung về ngân hàng trung tâm.Năm 1971 quỹ tiết kiệm được thành lập từ trung ương đến địa phương và ngân hàng Hương Khê tách quỹ tiết kiệm riêng.Năm 1972 đế quốc Mỹ lại đem quân ồ ạt ném bom miền Bắc lần nữa.Ngân hàng lại phải sơ tán về nhà dân ở xã Hương Bình - Hương Khê- Hà tĩnh
Sau hiệp định Pa ri được ký kết ngày 27/1/1973 đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam rút quân đội về nước.Ngân hàng lại chuyển về địa điểm cũ ở Hồng phong- Hương Long – Hương Khê-Hà tĩnh
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất tổ quốc mở ra cho ngân hàng một môi trường hoạt động mới.
1. 2.3Thời kỳ năm 1976 đến năm 1988
Để hàn gắn vết thương chiến tranh,nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân là củng cố tổ chức Đảng,đoàn thể đẩy mạnh sản xuất phát triển,ổn định đời sống nhân dân.Nhiệm vụ của ngân hàng lúc này ổn định cơ sở vật chất làm việc,một mặt chuẩn bị lực lượng hỗ trợ cho miền Nam và đổi tiền nguỵ sang thống nhất một loại tiền của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền nam Việt nam.Một số cán bộ phải chuyển vào nam công tác.
Năm 1976 sự kiện thay đổi của tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh nhập lại thành một tỉnh gọi là Nghệ tĩnh và ngành ngân hàng cũng sát nhập lại.Lúc này được ngân hàng tỉnh cho phép và cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc và nhà ở cho cán bộ công nhân viên tại địa điểm Thị trấn Hương Khê.Đến tháng 12/1977công trình hoàn thành,cơ quan mới chính thức chuyển lên làm việc.Trong những năm 1976-1977 về lĩnh vực kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực.Để khắc phục khó khăn về đời sống chủ trương của Đảng và nhà nước vận động dân di dời lên đồi để lấy đất sản xuất.Lúc này ngân hàng ngoài việc đầu tư vốn để khai hoang còn phải đầu tư cho thâm canh tăng năng suất và các công trình thuỷ lợi,ngành nghề vừa phục vụ kinh doanh tính toán đầu tư trang thiết bị cho xí nghiệp cơ khí,xưởng mộc.
Đầu năm 1978 thực hiện chủ trương Đảng và nhà nước,ngân hàng trung ương tổ chức đổi tiền trên phạm vi cả nước, ở miền Bắc đổi tiền ngân hàng quốc gia sang tiền ngân hàng nhà nước,ở miền nam đổi tiền chính phủ cách mạng lâm thời sang tiền ngân hàng nhà nước.Đợt đổi tiền lần này thống nhất sử dụng đồng tiền chung cho cả nước.
Năm 1983 thành lập ngân hàng đầu tư xây dựng tách một bộ phận cán bộ sang làm.
Thực hiện chính sách cải cách giá lương tiền của Đảng và nhà nước.Tháng 9/1985 lại một lần nữa ngân hàng thực hiện nhiệm vụ đổi tiền,tỷ lệ đổi 10/1 tức là 10 đồng tiền cũ lấy một đồng tiền mới.
Năm 1985 tiến hành xây dựng nhà làm việc hai tầng,mãi đến năm 1988 mới đưa vào sử dụng.
Ngày 19/6/1988 căn cứ vào quyết định 340 NHNo 02 của NHNo&PTNT Việt Nam;chi điếm ngân hàng Hương khê được chuyển đổi thành ngân hàng No&PTNT huyện Hương Khê.Ngân hàng hoạt động từ bao cấp chuyển sang lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng.
1.2.4.Thời kỳ năm 1988 đến năm 2003
Sau khi thành lập ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê trở thành một ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng.Các hợp tác xã được giải thể,quỹ tiết kiệm được sát nhập vào chung một ngân hàng và bước đầu chính phủ ban hành nghị định 202 về cho vay tư nhân cá thể và cho vay cầm đồ song song cho vay chi phí sản xuất,cho vay các HTX nông nghiệp và các đơn vị công nông trường xí nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,hạn chế bước đầu cho vay trung hạn.Lúc này để đảm bảo việc chi trả ngân sách và thanh toán vãng lai,chuyển tiền, ngân hàng nhà nước đặt phòng đại diện bên cạnh ngân hàng nông nghiệp.
Đến tháng 6 năm 1991 Tỉnh Nghệ tĩnh lại một lẫn nữa tách thành hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh.Hoạt động ngân hàng lúc này có nhiều thay đổi nhất là cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Tỉnh.
Để hoàn thiện cơ chế kinh doanh của ngân hàng,chính phủ ban hành nghị định 14CP ngày 02/3/1993 về việc cho vay hộ sản xuất kinh doanh,nghị định số 01 của ngân hàng nhà nước hướng dẫn thi hành nghị định 14CP của chính phủ và nhiều văn bản hướng dẫn khác.Đặc biêt là ngân hàng No&PTNT Việt Nam hướng dẫn cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo văn bản 499Avà các kế hoạch kinh doanh tổng hợp 495A,495D ngày 29/8/1993 của ngân hàng No&PTNTViệt nam .Năm 1993 ngân hàng đã mở rộng vốn cho vay trung hạn .
Đến năm 2001 cơ chế hoạt động của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện,bộ phận kế toán được cấp máy vi tính và giao dịch trên máy.
Ngày 31/3/2002 ngân hàng No&PTNT Việt nam bàn hành quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD”V/v bàn hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt nam”.Mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng nắm vững các qui đinh về đối tượng cho vay ,nguyến tắc vay vốn,điều kiện cho vay đối với khách hàng .Cơ chế chính sách cho vay được mở rộng,do đó dư nợ đầu tư cho vay hộ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao.
1. 2.5 Thời kỳ năm 2004 đến nay
Mặc dù một số cán bộ kế toán đã được cấp máy vi tính ,hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.
Năm 2004-2006 chức năng nhiệm vụ của ngân hàng là huy động vốn và cho vay,thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán, nhận và chuyển tiền trong và ngoài nước.Nhưng nhu cầu ngày càng đòi hỏi và để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác ngân hàng phải tăng cường các sản phẩm dich vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.Do đó cuối tháng 11 năm 2008 tất cả các ngân hàng trong hệ thống được hoà mạng toàn quốc chuyển sang giao dịch một cửa. Ngân hàng Hương Khê 100% cán bộ được cấp máy vi tính. Hoạt động của ngân hàng lúc này linh hoạt hơn mỗi cán bộ ngân hàng vừa làm chức năng kế toán vừa chức năng thủ quỹ,giải quyết khách hàng nhanh hơn,khách hàng yên tâm và tin tưởng đến với ngân hàng.
1. 3. Chức năng nhiệm vụ hiện nay
Hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã có nhiều chuyến biến tích cực cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Ngoài chức năng nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và thanh toán,nhận và chuyển tiền trong nước và quốc tế.Ngân hàng còn tăng cường hai loại hình dịch vụ phát hành thẻ ATM và bán bảo hiểm ô tô xe máy.
2. Các đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê trong sản xuất kinh doanh
2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Hương Khê gồm :
+Ban giám đốc bao gồm : 1 giám đốc và 1 phó Giám Đốc.
Dưới ban giám đốc có :
• Phòng kế toán –Ngân quỹ
• Phòng kinh doanh
• NH Cấp 3 Phúc Trạch
• NH Cấp 3 Phúc Đồng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê
BGĐ
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kinh doanh
NHC3
Phúc Đồng
NHC3
Phúc Trạch
------------------ Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
2. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám đốc là trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHNo Huyện Hương Khê, chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động của phòng kinh doanh,phòng kế toán - ngân quỹ và NHC3 Phúc Trạch,NHC3 Phúc Đồng
- Phòng kinh doanh thực hiện hai nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH đó là huy động vốn và cho vay hộ ,cho vay theo dự án kinh doanh các loại hình dịch vụ, các kế hoạch về kinh doanh do bộ phận này đảm nhiệm,có nhiệm vụ hoạch định,ra các chiến lược kinh doanh.Đồng thời chỉ đạo giám sát việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ kinh doanh của bộ phận tín dụng tại hai ngân hàng cấp 3
- Phòng kế toán, ngân quỹ: Cán bộ phòng kế toán ngân quỹ không chỉ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà còn thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền quản lý kho quỹ nghiệp vụ, tham gia thanh toán liên hàng, phòng còn đảm nhận các công việc về tài chính phân tích hoạt động tài chính,huy động vốn.Phòng kế toán ngân quỹ còn chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của bộ phận kế toán tại hai NHC3
Còn 2 NH cấp 3 đảm nhiệm một công việc hết nặng nề và khó khăn đó là Công tác nguồn vốn , sử dụng vốn ,thanh toán ngân quỹ.
Phòng kế toán và phòng kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2.2. Đội ngũ lao động
-Về số lượng lao động (2005đến năm 2009)
BẢNG 01: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2005-2009
Đơn vị tính:Người
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Số lượng lao động
32
32
32
31
28
-Về cơ cấu lao động (2005-2009)
BẢNG 02: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2005-2009
Đơn vị tính: Người
Năm
Phòng ban bộ phận
2005
2006
2007
2008
2009
Ban giám đốc
2
2
2
2
2
Phòng kế toán ,ngân quỹ
7
7
7
7
7
Phòng kinh doanh
10
10
10
10
8
NH cấp 3 Phúc Trạch
6
6
6
6
5
NH cấp 3 Phúc Đồng
6
6
6
6
5
Cơ cấu lao động 2009:
+Phòng kế toán,ngân quỹ :1 trưởng phòng và 1 phó phòng,3 kế toán kiêm quỹ (gọi là giao dịch viên)và 1 thủ quỹ chính.
+Ngân hàng cấp 3 Phúc Trạch :1 giám đốc,1 kế toán (giao dịch viên kiêm thủ quỹ )và 3 cán bộ tín dụng.
+Ngân hàng cấp 3 Phúc Đồng : 1 giám đốc,1 kế toán,1thủ quỹ và 3 cán bộ tín dụng.
Ngoài ra còn có 1 cán bộ lái xe chịu điều hành trực tiếp của ban giám đốc
-Về chất lượng lao động :
+Về trình độ:
Xác định chất lượng lao động có tác động rất lớn đến hiêụ quả kinh doanh
Do đó trong những năm qua cán bộ ngân hàng Hương khê không ngừng học tập nâng cao trình độ.Số cán bộ có trình độ đại học năm sau cao hơn năm trước.Đặc biệt đến năm 2009 số cán bộ có trình độ đại học chiếm 50%/tổng số cán bộ.
BẢNG 03: CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2005 - 2009
Đơn vị tính : Người
TT
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Trình độ đại học
4
6
8
12
14
2
Trung cấp
28
26
24
19
14
Tổng số
32
32
32
31
28
+Về tuổi tác
Mặc dù ngân hàng Hương khê đã chú trong nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Nhưng do tuổi tác của một số cán bộ đã cao,trình độ nhận thức và tiếp thu về công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.Nên hiệu quả công việc chưa cao,xử lý công việc còn nhiều lúng túng.
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê:
2.3.1. Về nguồn vốn kinh doanh trong năm 2005-2009:
Xác định nguồn vốn là chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời kỳ mới và huy động vốn phải cân đối với tăng trưởng tín dụng.Tuân thủ quy định về lãi suất của ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh,áp dụng linh hoạt các mức lãi suất,phương thức kỳ hạn đảm bảo hấp dẫn và phù hợp thị trường.Bên cạnh đó ngân hàng còn đổi mới phong cách và thái độ phục vụ tạo niềm tin và thu hút khách hàng. Nhờ đó trong 5 năm qua nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển năm sau cao hơn năm trước
BẢNG 04 :NGUỒN VỐN KINH DOANH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Nguồn vốn
90.935
88.567
127.600
154.400
269.838
2.3.2. Đánh gía tình hình tài chính
+Về hệ số tiền lương
Mặc dầu trong những năm qua hoạt động của ngân hàng trải qua nhiều khó khăn và thử thách,có những bước thăng trầm và biến đổi .Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi,cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng No&PTNT Việt nam nói chung và ngân hàng huyện Hương Khê nói riêng.Song nhờ sự chỉ đạo điều hành linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Hà tĩnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự nổ lực phấn đấu của cán bộ viên chức trong đơn vị .Nên tình hình tài chính trong nhiều năm qua tương đối ổn định và phát triển,đời sống cán bộ nhân viên được nâng lên,anh chị em yên tâm công tác
BẢNG 05 :TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2005 -2009
Đơn vị tính : Lần
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Hệ số tiền lương
1.2
1.15
1.127
1.25
1.24
+Tỷ lệ nợ quá hạn
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Hương Khê trong nhiều năm qua đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận,nhiều năm liền là doanh nghiệp được xếp thứ hạng trong toàn tỉnh,chi bộ trong sạch vững mạnh.Nhờ có đồng vốn của ngân hàng mà kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển góp phần xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên bên cạnh đó nợ quá hạn còn khá cao do công tác thẩm định chưa chặt chẽ,cán bộ tín dụng chưa đi sâu hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả.Nên khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn dẫn đến nợ quá hạn.
BẢNG 06: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HAN 2005-2009
Đơn vị tính :Triệu đồng
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
2
Trong hạn
98.959
121.394
199.446
237.136
339.884
3
Quá hạn
1.893
2.128
1.677
2.364
58.805
2.4.Cơ sở vật chất của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê:(2005-2009)
Cơ sở vật chất là nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh lâu dài .Xác định được mục tiêu đó mà trong những năm qua ngân hàng Hương Khê không ngừng đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị,xây dựng cơ sở làm việc ngày càng khang trang sạch đẹp . Nhiều năm liền đạt công sở văn minh lịch sự.
BẢNG 07: NHÀ XƯỞNG MÁY MÓC THIẾT BỊ,PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN TỪ NĂM 2005-2009
Đơn vị : ngàn đồng.
Các loại tài sản
2005
2006
2007
2008
2009
Nhà cửa,vật kiến trúc
420.315
420.315
420.315
678.966
678.966
May móc thiết bị
320.121
320.121
320.121
662.522
862.600
Phương tiện vận tải
360.000
360.000
333.314
333.314
333.314
Thiết bị dụng cụ qlý
415.003
415.003
415.003
530.008
607.793
3- Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT huyện hương khê giai đoạn 2005-2009
NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là một chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Huyện Hương Khê đóng trên địa bàn thị trấn Huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh , là một NH Miền núi thuần nông nghiệp, thị trường hoạt động rộng, nói chung giao thông đi lại khó khăn dân cư sống không tập trung theo thôn xóm, với diện tích 1278 km2 có 1con sông .Đường sắt Bắc – Nam, Và Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua .
NHNo&PTNT Huyện Hương Khê có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt, ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình với tinh thần vượt khó, tìm tòi sáng tạo, tự lực tự cường giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm, tập thể ban giám đốc, chi uỷ và chi bộ Đảng đề ra nhiều chủ trương giải pháp sát với thực tế. Có thể nói NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là một tập thể đoàn kết gắn bó, luôn thống nhất về mặt nhận thức và hành động, luôn hoàn thành và hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao trước thời hạn, các chỉ tiêu đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo an toàn tiền vốn và tài sản của Nhà nước. Trong lĩnh vực đầu tư cho vay của NH những năm vừa qua đã thoả mãn nhu cầu vốn vay trên địa bàn, chất lượng tín dụng được nâng lên từng bước đồng vốn NH đang phát huy hiệu quả góp phần ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Huyện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn, được cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành cấp trên ghi nhận.
Đứng trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành NH nói chung và NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nói riêng. Toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Huyện Hương Khê luôn xác định muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng đổi mới cải cách về cơ cấu tổ chức. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đổi mới các trang thiết bị cũng được quan tâm. Với phương châm đi vay để cho vay chuyển đổi hoạt động NH từ chỗ phục vụ kinh tế quốc doanh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, sang phục vụ kinh tế nhiều thành phần theo định hướng của Đảng, của Nhà nước và của ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư trung và dài hạn.Sản phẩm truyền thống của ngân hàng No&PTNT là cấp tín dụng và huy động vốn .Ngoài các sản phẩm đó ngân hàng còn tăng sản phẩm mới là các sản phẩm dịch vụ :Thanh toán ,chuyển tiền điện tử,phát hành thẻ ATM.
3.1.Kết quả khách hàng,thi trường
3.1.1 Khách hàng
-Số lượng khách hàng có dư nợ
Xác định tăng trưởng dư nợ là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .Do đó trong những năm qua ngân hàng không ngừng tăng cường việc đầu tư cho vay và ngày càng phát triển nâng số lượng khách hàng vay vốn lên.
BẢNG 08: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH VAY VỐN TẠI NHNO&PTNT H KHÊ
Đơn vị : Triệu đồng,người
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
2
Khách hàng
3.361
4.117
5.746
6.842
8.250
Nhìn vào Bảng 08 trên ta thấy số lượng khách hàng vay tăng dần theo từng năm. Đến năm 2009 số lương khách lên đến 8250 khách hàng chiếm 31,4% dân số trên địa bàn
- Số lượng khách hàng gửi tiền
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn.Muốn kinh doanh tốt phải có nguồn vốn tương đối ổn định.Do đó ngân hàng tăng cường quảng bá trên thông tin đại chúng mở rộng các hình thức gửi tiền phong phú và đa dạng.Đồng thời thực hiện cơ chế khoán quản tới tận cán bộ công nhân viên và với thái độ phục vụ tận tình chu đáo,thông tin tiếp thị tốt của đội ngũ cán bộ Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê. Vì vậy trong mấy năm qua số lượng khách hàng gửi tiền ngày càng tăng.Nhờ đó mà nguồn vốn kinh doanh ngày càng phát triển
BẢNG SỐ 09: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2005 -2009
Đơn vị: Triệu đồng
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng nguồn vốn
90.935
93.082
126.974
151.082
269.838
2
Tiền gửi không kỳ hạn
9.820
7.384
13.607
7.238
10.079
3
Tiền gửi có kỳ hạn
81.115
85.698
113.367
143.844
166.822
4
Khách hàng
1.815
2.908
3.960
4.316
5.528
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng Hương Khê rất tốt .Đặc biệt là năm 2009 tổng nguồn vốn là 269.838 triệu đồng tăng so với năm 2008 là78%. Đó là nhờ sự điều hành linh hoạt của ban giám đốc và sự nổ lực của cán bộ công nhân viên Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê để hoàn thành tốt và vượt bậc nhiệm vụ được giao
-Số lượng khách hàng mở thẻ ATM
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chung và NHNo&PTNT Hương khê nói riêng là ngân hàng thương mại nhà nước vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ.Do đó năm 2009 ngân hàng Hương Khê đã phát hành một đợt mở thẻ miễn phí tạo điều kiện cho con em là học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng và trung hoc chuyên nghiệp ở khắp cả nước .Nếu mở thẻ tại ngân hàng No Hương khê thì nộp tiền vào tài khoản để cho con em rút không mất phí, nhận thấy sự thuận lợi khi sử dụng thẻ .Vì thế cuối năm 2009 số khách hàng mở thẻ ATM lên đến 1200 khách hàng
3.1.2.Thị trường
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp huyện Hương khê phát triển rộng khắp toàn huyện gồm 21 xã và 1 thị trấn với dân số là 106.786 người,xấp xỉ 26.245 hộ dân cư .Dân ở đây chủ yếu là thuần nông quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời,cuộc sống còn nhiều khó khăn.Việc đầu tư chăn nuôi trang trại chưa phát triển,sản xuất manh mún hiệu quả chưa cao.Nhận thấy đây là cơ hội đầu tư,vì thế trong năm 5 qua ngân hàng đã mở rộng cho vay 21 xã và Thị trấn tăng số khách hàng vay vốn là 8.250 khách hàng với tổng dư nợ 345.689.
3.2. Kết quả về doanh thu lợi nhuận
BẢNG 10: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HƯƠNG KHÊ NĂM 2005-2009
Đơn vị: Triệu đồng
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng thu nhập
14.366
17.873
27.015
42.883
43.526
2
Tổng chi phí
9.371
14.331
18.437
38.103
37.712
3
Lợi nhuận
4.995
3.542
8.578
4.780
5.814
Bảng 10 Cho ta thấy kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê luôn có lãi, mặc dù năm 2008 nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam .Đặc biệt năm 2008 là năm khó khăn nhất từ trước tới nay đối với hệ thống Ngân hàng thương mại toàn cầu nói chung và Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng.Nhưng với sự cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng huyện Hương khê .Nhờ vậy năm 2008 Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê vẫn điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả đem lại lợi nhuận kinh tế cao, điều đó chứng tỏ công tác quản lý điều hành của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê là rất tốt.Bước sang năm 2009 là năm còn phải hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một năm cũng hết sức cam go. Đầu năm đầu tư cho vay hỗ trợ lãi suất khách hàng khôi phục cuộc khủng hoảng kinh tế.Cuối năm phải thoả thuận khách hàng tăng lãi suất cho vay lên nhằm nâng cao lãi suất đầu vào, vì lúc này lãi suất huy động tăng lên.Nhưng với cơ chế điều hành linh hoạt và quản trị chi phí tốt của ban giám đốc NHNo&PTNT Huyện Hương khê.Do đó lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là 21%
Về quản trị điều hành NHNo&PTNT Huyện Hương Khê đã sử dụng tốt 6 công cụ điều hành: Kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra- kiểm soát, thi đua và khoán đến nhóm người lao động. 6 công cụ này được quán triệt sâu sắc, thường xuyên từ lãnh đạo đến nhân viên nên từng bước đã tạo được nề nếp làm việc có kỷ cương, bài bản, có quy trình rõ ràng, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm...
Qua các số liệu khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê cho thấy đối với một huyện Miền núi với số dư nợ cho vay như vậy đã khẳng định rằng NH là một trong những ngành góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng hoá nông sản, cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại trong nông thôn, góp phần quan trọng trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tuy hiện nay có rất nhiều kênh đáp ứng vốn cho nên kinh tế, song vốn vay NH là kênh có vai trò riêng hết sức quan trọng, hiện tại chưa có kênh vốn nào thay thế được.
3. 3.Kết quả đóng góp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua tương đối ổn định,đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng lên rõ rệt.Kết quả đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc ổn định kinh tế huyện nhà.
BẢNG 11 ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đơn vị : Nghìn đồng
T.T
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Nộp ngân sách
55.326
62.453
75.353
88.248
89.245
2
Thu nhập bình quân người lao động
28.500
30.000
33.600
36.000
36.500
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ
1-Các nhân tố ảnh hưởng đến công tá._.c thẩm định khách hàng của ngân hàng.
1.1.Đặc điểm khách hàng
Ngân hàng No&PTNT Việt nam và ngân hàng nông nghiệp Hương khê nói riêng là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tư cho vay đối với khách hàng là nông nghiệp,nông dân và nông thôn .Mục tiêu cho vay chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp .Hương khê là một huyện miền núi,dân cư ở đây chủ yếu là thuần nông,trình độ dân trí thấp chưa giám nghĩ giám làm ,quanh năm chỉ biết bám vào đồng ruộng.Việc đầu tư chăn nuôi và làm trang trại chưa phát triển mạnh. Năm nào mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu thì cuộc sống tạm ổn,năm nào thiên tai lũ lụt, mùa màng coi như bị mất tráng thì cái đói cái nghèo cứ quấn lấy nhau.Nên việc thẩm định đầu tư cho vay gặp nhiều khó khăn.Đây là vấn đề hết sức trăn trở của mỗi cán bộ ngân hàng,nếu không đầu tư thì cuộc sống của người dân nghèo cứ hoàn nghèo và kinh tế huyện nhà không phát triển được, mà đầu tư như thế nào cho hiệu quả càng khó khăn hơn.
Bên cạnh những khó khăn còn có thuận lợi là huyện Hương khê giáp với biên giới Lào nên việc giao thương buôn bán các mặt hàng ngày càng phát triển nhất là kinh doanh nhập khẩu lâm sản.Tại địa bàn Hương khê xuất hiện nhiều doanh nghiệp,nhiều hộ kinh doanh giỏi,nhiều mô hình trang trại phát triển.Đây là cơ hội cho ngân hàng thẩm định và đầu tư vốn.
1.2.Đặc điểm thị trường
-Địa bàn hành chính Huyện Hương Khê gồm 21 xã và 1 Thị trấn với dân số là 106.786 người,xấp xỉ 26.245 hộ dân cư.
+Diện tích tự nhiên : 127.680 ha
+Đất nông nghiệp : 12.739 ha
+Đất lâm nghiệp 93.954 ha
-Năm 2008 nền kinh tế địa phương phát triển mạnh (GDP):15,5%.một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đặc biệt là các trang trại chăn nuôi,vườn cây ăn quả như cam Khe mây ,bưởi Phúc Trạch và các vườn ươm cây gió trầm đang thời kỳ phát triển nâng cao thu nhập của người dân .
Hương Khê là huyện có nhiều khó khăn,cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu đặc biệt là thuỷ nông,giao thông.Điều này khó khăn trong việc huy động vốn.
Là một huyện có đường sắt Bắc - Nam và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua,thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh thương mại giữa thị trường trong và ngoài nước. Hương khê có một tiềm năng rất lớn về trồng cây gió trầm bán cho các nhà máy sản xuất giấy và các loại quả nổi tiếng như cam Khe mây,bưởi Phúc trạch được người tiêu dùng ưa chuộng.Các sản phẩm này không những chiếm lĩnh thị trường Việt nam mà còn được xuất khẩu sang các nước bạn.
Hiện nay ở huyện Hương Khê đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng công nghiêp,tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.Đến hết tháng 12 năm 2009 huyện hương Khê đã có 79 doanh nghiệp kinh doanh với đủ loại hình dịch vụ: Kinh doanh ăn uống,kinh doanh lâm sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn,kinh doanh nội thất,đầu tư xây dựng công trình…
Đây là tiềm năng lớn ,điều kiện thuận lợi để thẩm định và đầu tư vốn.
1.3.Chính sách của nhà nước
Nhờ có cơ chế chính sách của nhà nước mở rộng đầu tư cho vay phát triển chăn nuôi,các mô hình trang trại .Đây là cơ hội tốt cho việc thẩm định và đầu tư cho vay Nhưng phải phù hợp với qui định của chính sách tín dụng.Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương,định hướng qui định chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của NHNo&PTNT VN đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp,các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Mục đích của chính sách tín dụng là xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng.Đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng .Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng( quyết định tài trợ vốn)đều khách quan ,tuân thủ quy định của NHNN VN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế.Không một tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay thu nợ của NHNo&PTNT VN.Chính sách tín dụng xác định :
+Các đối tượng có thể vay vốn của NHNO&PTNT VN
+Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng
+Những ràng buộc về tài chính
+Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp
+Nguồn vốn dùng để tài trợ các hoạt động tín dụng
+Phương thức quản lý danh mục cho vay
+Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác
nhau
Mỗi cán bộ tín dụng phải nắm vững các nội dung của chính sách tín dụng :
+Đối tượng vay vốn
+Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
+Phương thức cho vay
+Căn cứ xác định mức tiền
+Quy định về trả nợ gốc và lãi
+Điều chỉnh kỳ hạn nợ và chuyển nợ quá hạn
+Căn cứ xác định lãi suất cho vay,lãi suất ưu đãi , lãi suất quá hạn
+Căn cứ xác định thời hạn và thể loại cho vay
Đặc biệt cán bộ tín dụng khi thẩm định khách hàng vay vốn cần tuân thủ 5 điều kiện:
1).Có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hàn vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
2)Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
3) Có khả năng tài chính đảm bảo nợ trong thời kỳ cam kết
4)Có dự án ,phương án đầu tư,sản xuất,kinh doanh,dịch vụ khả thi,có hiệu quả;hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ có khả thi
5)Thực hiện các quy định về định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,NHNNVN và hươngdẫn của NNNo&PTNT VN
Nếu thiếu 1 trong 5 điều kiện trên coi như món vay đó vi phạm cho vay sai qui chế buộc phải thu hồi.Chính vì nhờ cơ chế chính sách nhà nước mở rộng đầu tư cho vay nhưng thắt chặt bằng các chính sách tín dụng mà dư nợ cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hương khê trong mấy năm qua phát triển mạnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn .
1.4.Thủ tục hồ sơ pháp lý theo quy định
- Về hồ sơ cho vay hộ sản xuất kinh doanh:Thủ tục hồ sơ cho vay nhanh gọn chặt chẽ đảm bảo về mặt pháp lý.
-Về hồ sơ doanh nghiệp :
+Hồ sơ cho vay : Đảm bảo tính chặt chẽ nhưng thủ tục giấy tờ còn nhiều .Các doanh nghiệp vay vốn phải có báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và quý gần nhất. Đối với doanh nghiêp mới thành lập thì phải có báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất, đây là một trở ngại cho việc thẩm định và cho vay.Vì mới thành lập chưa có hoạt động thì làm gì có báo cáo tài chính
+Hồ sơ pháp lý : Hồ sơ đòi hỏi phải có nhiều loại giấy tờ: Quyết định thành lập ,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ,biên bản góp vốn,điều lệ doanh nghiệp,quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQTT(Tổng giám đốc hoặc giám đốc)..
Do đó để hoàn thành một bộ hồ sơ cho vay doanh nghiệp cán bộ tín dụng phải đòi hỏi khách hàng cung cấp các giấy tờ theo quy định. Nhiều doanh nghiệp giấy tờ không đầy đủ nên ách tắc trong việc thẩm định và làm hồ sơ vay vốn .
2- Quy trình thẩm định khách hàng của ngân hàng
Tại các ngân hàng thương mại cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm chính về việc thẩm định và cho vay của mình .Cán bộ tín dụng(CBTD) được phân công địa bàn nào thì chịu trách nhiệm địa bàn đó.Sau khi hoàn tất công tác thẩm định và lập hồ sơ vay vốn,CBTD lập báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng kinh doanh và giám đốc phê duyệt cho vay.
*Quy trình thẩm định như sau:
Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn sau khi nhận được đơn đăng ký xin vay của khách hàng ,hoặc do tổ tưởng phụ nữ gửi lên(đối với cho vay qua tổ) về việc đăng ký xin vay của thành viên trong tổ.Cán bộ tín dụng trực tiếp tận hộ thẩm định theo những nội dung sau :
2.1.Bước 1.Thu thập thông tin khách hàng (do khách hàng cung cấp hoặc tìm hiểu qua tổ )
-Tìm hiểu về gia đình ,hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại địa phương của khách hàng vay.
-Mục đích sử dụng vốn của khách hàng
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
-Khách hàng vay vốn là cá nhân hay hộ gia đình hay doanh nghiệp ,khách hàng làm nghề gì,tình trạng sức khoẻ có đảm bảo thực thi dự án và trả nợ ngân hàng không?Hoàn cảnh,kinh tế gia đình như thế nào?
- Uy tín của khách hàng tại địa phương.
Như ta thấy đấy việc thu thập thông tin khách hàng là bước thẩm định đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quy trình thẩm định khách hàng.Nếu việc thu thập thông tin không đảm bảo độ chính xác cao thì dẫn đến việc đầu tư vốn không có hiệu quả.
Khi thẩm định khách hàng không có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại địa bàn ,hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn đông con,bản thân ốm đau bệnh tật liên miên,tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không có hiệu quả, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.Nếu đầu tư vốn thì sẽ dẫn đến thu hồi nợ khó khăn
Chính vì vậy công tác thẩm định thu thập thông tin khách hàng của cán bộ tín dụng ngân hàng trong những năm qua đã cóchú trọng và quan tâm
*Ưu điểm: Cán bộ tín dụng đã đi sâu tìm hiểu và năm bắt đầy đủ thông tin về khách hàng,linh hoạt trong nắm bắt thông tin .Nên hạn chế được nợ quá hạn ,giảm thiệt hại rủi ro trong kinh doanh
Bên cạnh đó có những nhược điểm sau:
*Nhược điểm : Cán bộ tín dụng mới chỉ đi thu thập thông tin qua khách hàng ,tổ trưởng nhưng chưa kiểm tra và xác minh thông tin đó có chính xác không,chưa đi sâu tìm hiểu tại địa phương, chưa khai thác triệt để thông tin dẫn đến có một số khách hàng bị bệnh hiểm nghèo vẫn vay tiền .Dó đó khó khăn trong việc thu lãi thu nợ,rủi ro cao.
2.2.Bước 2.Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng
1) Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự,năng lực hàn vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật không? đã đủ tuổi tham gia quan hệ dân sự theo qui định của pháp luật chưa?(Theo qui định đủ 18 tuổi mới được tham gia quan hệ dân sự).
2)Mục đích sử dụng vốn vay là gì có hợp pháp,có phù hợp theo qui định của pháp luật hay không?Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng cung cấp và mục đích thẩm định thực tế có khớp đúng không?có phù hợp đăng ký kinh doanh không?
3) Có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời gian vay không ,nguồn thu nhập chính và thường xuyên của khách hàng là gì ,nguồn trả nợ từ đâu.Tình trạng nhà xưởng,máy móc thiết bị,kỹ thuật,quy trình công nghệ hiện có của khách hàng (nếu có).
4)Phương án đầu tư vốn mà khách hàng thực hiện có khả thi có hiệu quả không,sản phẩm của dự án đối vơi cung cầu thị trường như thế nào,tìm hiểu về giá cả của sản phẩm lợi nhuận và thời gian trả nợ như thế nào có đảm bảo thời gian trả nợ trong thời kỳ cam kết hay không?Đối với phương án phục vụ đời sống thì nguồn trả nợ là gì có đảm bảo khả năng trả nợ không?
5)Thẩm định và kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay .Kiểm tra xem tài sản đảm bảo tiền vay là gì?là đất đai nhà cửa,công trình xây dựng gắn liền trên đất ,phương tiện vận tải có phù hợp theo quy định của pháp luật không,có hợp pháp không?
Tuỳ theo từng loại tài sản mà cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của từng loại giấy tờ của tài sản
-Đối với tài sản là đất đai và tài sản gắn liền với đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản gắn liền với đất
-Đối với tài sản là phương tiện vận tải phải có giấy chứng nhận đăng ký,giấy phép lưu hành .
-Đối với tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật thì phải có giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản .
Sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng tiến hành định giá tài sản đảm bảo xem giá trị tài sản là bao nhiêu,mức cho vay đối với giá trị tài sản đảm bảo và thông báo cho khách hàng biết . Đối với những món vay vượt quá quyền phán quyết của cán bộ tín dụng hoặc vượt tài sản đảm bảo(đối với món vay vượt tài sản đảm bảo ),hoặc món vay lớn thì trưởng phòng tín dụng hoặc ban giám đốc trực tiếp thẩm định đánh giá tài sản.
Như ta đã biết điều kiện vay vốn của khách hàng hết sức quan trọng,nó xuyên suốt quá trình thẩm định cho vay, quyết định việc đầu tư vốn có hiệu quả hay không.Nếu thiếu một trong năm điều kiện đó thì không thể đầu tư cho vay được .
Việc thẩm định điều kiện vay vốn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tinh thông trong nghiệp vụ,linh hoạt trong thẩm định,kiểm tra cẩn thận từng điều kiện vay của khách hàng,nắm vững các văn bản chế độ của ngành về các giấy tờ hồ sơ pháp lý để thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Để thẩm định về năng lực dân sự,năng lực hành vi dân sự,CBTD phải hiểu năng lực pháp luật dân sự là gì ,năng lực hành vi dân sự là gì,người như thế nào thì mất năng lực hành vi dân sự: Là những người bị bệnh tâm thần,nghiện hút ma tuý,tội phạm đang bị pháp luật truy nã được qui định tại điều mấy trong bộ luật dân sự,hoặc khi thẩm tra về mục đích vay vốn thì CBTD phải nắm vững những loại hình kinh doanh nào mà pháp luật cấm.Khả năng tài chính của khách hàng như thế nào như nguồn thu nhập thường xuyên của khách hành là gì,có đảm bảo khả năng trả nợ hay không.Đặc biệt là về phương án,dự án đầu tư là điều kiện quyết định nhất quyết định đầu tư cho vay,vì một dự án có khả thi sẽ đem lại lợi nhuận cao và khả năng trả nợ tốt.Nhưng chỉ có dự đầu tư tốt chưa đủ mà khách hàng phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay .Đây là điều kiện mà bất cứ khách hàng vay nào cũng phải thực hiên ,nhằm đề phòng rủi ro trong kinh doanh khi khách hàng không trả được nợ,ngân hàng có cơ sở xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ .
Mặc dù công tác thẩm định về các điều kiện vay vốn của ngân hàng Hương Khê trong những năm qua đã thực hiện rất tốt nhưng bên cạnh những ưu điểm còn có những nhược điểm sau:
*Ưu điểm: Cán bộ tín dụng đã nắm vững quy trình và thực hiện 5 điều kiện vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam đưa ra khi thẩm định khách hàng
*Nhược điểm : Chưa đi sâu sát tìm hiểu về khách hàng dẫn đến có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ,mục đích thực tế không khớp đúng trong mục đích trong đơn xin vay gửi tới ngân hàng,vay ké vay hộ cho người khác sử dụng.Việc thẩm định dự án chưa đảm bảo còn hời hợt chưa đi sâu tính toán xem dự án đó có khả thi không,nhiều lúc chỉ biết khách hàng sử dụng vốn mục đích không vi phạm pháp luật đã quyết định đầu tư vốn.Đặc biệt chưa đi khảo sát nhu cầu về sản phẩm về mặt hàng đó trên thị trường như thế nào,đã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng chưa,giá cả như thế nào,mức tiêu thụ sản ra sao. Do đó đầu tư vốn hiệu quả không cao.Khi thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng chưa áp giá theo khung giá của UBND Tỉnh hoặc theo khung giá thị trường mà chỉ đánh giá trên phương diện cảm tính ,nên độ chính xác không cao dẫn đến cho vay sai lệch,số tiền vay vượt tỷ lệ quy định so với giá trị thực của tài sản đảm bảo dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ
2.3.Bước 3.Hướng dẫn khách hàng lập đơn xin vay và cùng khách hàng lập hồ vay vốn
Sau khi thẩm định nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn hoặc chưa đủ điều kiện vay vốn CBTD phải báo cáo lãnh đạo NH cho vay biết .Đồng thời nếu không đồng ý cho vay ,CBTD phải thông báo cho khách hàng biết về lý do từ chối cho vay như khách hàng không đảm bảo 5 đủ điều kiện vay vốn hoặclý do khác như tình trạng sức khoẻ..
CBTD thẩm định xong nếu khách hàng đủ các điều kiện vay và nhất trí cho vay thì hướng dẫn khách hàng lập đơn xin vay ghi đầy đủ các thông tin như:Họ tên,số chứng minh ,nghề nghiệp,hộ khẩu thường trú,số tiền vay,mục đích vay,tài sản đảm bảo .
Sau đó cùng khách hàng lập hồ sơ vay vốn như lập hợp đồng đảm bảo tiền vay ,biên bản xác định tài sản đảm bảo, đơn đăng ký thế chấp và một số giấy tờ khác có liên quan như giấy uỷ quyền tài sản giao dịch vay ngân hàng...Toàn bộ hồ sơ vay vốn giao cho khách hàng xác nhận chính quyền địa phương nơi cư trú.Riêng đăng ký thế chấp CBTD trực tiếp đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng tài nguyên môi trường của UBND Huyện Hương khê.
Hồ sơ vay vốn của khách hàng tại ngân hàng trong những năm qua đảm bảo đẹp về mặt hình thức,chất lượng về mặt pháp lý,các yếu tố trên hồ sơ ghi đầy đủ rõ ràng.Các loại giấy tờ liên quan về tài sản đảm bảo đầy đủ.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những nhược điểm như một số bộ hồ sơ còn thiếu giấy tờ về hồ sơ pháp lý như thiếu giấy phép kinh doanh,thiếu báo cáo tài chính đến ngày xin vay,thiếu giấy tờ chứng minh dự án như dự án mua xe ô tô..,Việc đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo theo quy định phải đăng ký tại phòng tài nguyên môi trường huyện, nhưng do phòng giao dịch đăng ký thế chấp riêng không có mà do Phòng tài nguyên đảm nhiệm,số lượng nhân viên ít .Nên Phòng tài nguyên chỉ chấp nhận đăng ký một số xã còn lại phải đăng ký tại UBND xã phường nơi khách hàng cư trú.Do đó về mặt pháp lý chưa cao, khó khăn trong công tác xử lý tài sản đảm bảo.
2.4.Bước 4 Thẩm định dự án phương án SXKD của khách hàng
CBTD tiến hành kiểm tra,thẩm định dự án phương án SXKD do khách hàng lập
-Đi thực tế tìm hiểu về giá cả ,tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án SXKD,nguồn tiêu thụ sản phẩm của dự án .
-Tìm hiểu khách hàng đầu tư vào mô hình dự án gì ?đầu tư vào trang trại thì trồng cây gì ? cam,bưởi hay keo gió trầm.Đầu từ vào chăn nuôi thì nuôi con gì ?chăn nuôi trâu,bò,lợn thịt haychăn nuôi trâu bò sinh sản.Nếu kinh doanh thì kinh doanh mặt hàng gì,có bị pháp luật cấm hay không .Tuỳ theo từng mục đích đầu tư của phương án dự án sản kinh doanh.CBTD dựa vào định mức kinh tế kỷ thuật của từng loại hình dự án mà kiểm tra tính toán các số liệu,các chỉ tiêu của dự án đã chính xác chưa Kết quả doanh thu,chi phí và lợi nhuận của dự án ,phương án . Đưa ra kết luận về tính khả thi,hiệu quả về mặt tài chính của phương án SXKD,khả năng trả nợ.
-Tình hình nguyên vật liệu đầu vào để đánh giá tình hình thị trường đầu vào đầu ra
Việc thẩm định dự án ,phương án SXKD trong những năm qua đã được nâng cao chất lượng.CBTD đã biết lựa chọn phương án dự án đầu tư có hiệu quả để đầu tư cho vay,hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những nhược điểm do trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế,chưa áp dụng định mức kinh tế kỷ thuật để tính toán dự án,chưa đi khảo sát về nhu cầu sử dụng sản phẩm do dự án đầu tư mang lại trên thị trường,nguồn tiêu thụ sản phẩm để có định hướng đúng đắn cho khách hàng
2.5.Bước 5.Lập báo cáo thẩm định
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên,cán bộ tín dụng thẩm định phải lập báo cáo thẩm định cho vay.Trong đó nêu rõ,cụ thể kết quả của quá trình thẩm định,đánh giá phương án đầu tư xin vay ,khả năng tài chính của khách hàng,Tài sản đảm bảo nợ vay cũng như ý kiến đề nghị xé duyệt quyết định cho vay hay không cho vay của CBTD và trình trưởng phòng tín dụng.
Nói tóm lại báo cáo thẩm định như một bức tranh diễn lại quá trình thẩm định từ khi thu thập thông tin đến khi thẩm định dự án.Đặc biệt trong đó phải phản ánh được 5 điều kiện vay vốn của khách hàng,mỗi một điều kiệu phải có nhận xét kết luận.Riêng phần tài sản đảm bảo phải ghi đầy đủ chi tiết từng loại giấy tờ tài sản,giá trị của từng loại(theo giá trị đánh giá của CBTD).Trên báo cáo thẩm định phải phản ánh được hiệu quả kinh tế của dự án,phải trình bày chi tiết về các khoản chi phí,doanh thu của dự án ,lợi nhuận ,lợi nhuận dùng trả nợ ,thời hạn thu hồi vốn.Đồng thời phải đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã chú trọng và quan tâm về chất lượng tín dụng ,chất lượng hồ sơ vay vốn .Đặc biệt là việc lập báo cáo thẩm định vì nó phản ánh và nhận xét tất cả các nội dung cần thiết của quá trình thẩm định khách hàng,là cơ sơ để quyết định cho vay hay không cho vay.Do đó chất lượng báo cáo thẩm định ngày càng được nâng cao .Nhưng bên cạnh đó còn nhiều nhược điểm :
-Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế nên để viết một báo cáo thẩm định còn lúng túng .Nội dung trong báo cáo không thống nhất,các nội dung còn lặp đi lặp lại nhiều lần.một số báo cáo thẩm định chưa toát được nội dung của quá trình thẩm định
2.6.Bước 6.Tái thẩm định
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định của CBTD,trưởng phòng tín dụng tiến hành tái thẩm định nếu thấy cần thiết hoặc khoản vay bắt buộc phải tái thẩm định.
Trưởng phòng tín dụng có thể tái thẩm định trực tiếp hoặc gián tiếp
*Gián tiếp : Trưởng phòng tín dụng phải dựa vào bộ hồ sơ đã có,vào các định mức kinh tế kỷ thuật,dựa vào quy chế,chế độ quy định để tính toán lại các số liệu,dự liệu,các chỉ tiêu, đồng thời đối chiếu,so sánh với quy chế cho vay để xác định các điều kiện cần và đủ của khoản vay.Từ đó đưa ra các đề xuất,kết quả của việc tái thẩm định.
*Trực tiếp : Trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế tại khách hàng.Việc kiểm tra cũng phải căn cứ vào hồ sơ vay vốn do CBTD trình lên .Từ đó xem xét việc cung cấp thông tin của khách hàng và việc thu thập thông tin có trung thực không,kiểm tra và đánh giá lại giá trị TSĐB xem việc đánh giá TSĐB của CBTD đã chính xác chưa,mức cho vay đã phù hợp với mức quy định chưa.
Sau khi công việc tái thẩm định hoàn tất và kết quả tái thẩm định trùng với kết quả thẩm định của CBTD,Trưởng phòng tín dụng phải lập báo cáo tái thẩm ghi rõ các ý kiến của mình trên báo cáo tái thẩm định trình giám đốc .Nếu kết quả tái thẩm và thẩm định không khớp nhau,giá trị tài sản đảm bảo không đúng với kết quả của CBTD thì trưởng phòng tín dụng phải báo cáo bằng văn bản về lý do không cho vay của mình hoặc về mức cho vay theo giá trị TSĐB đã xác định lại .
Công tác tái thẩm định tại ngân hàng Hương khê đã phát hiện được một số khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn,cho vay vượt mức quy định so với tài sản đảm bảo,việc thu thập thông tin chưa chính xác.Nên kịp thời ngăn chặn việc đầu tư cho vay sai,cho vay vi phạm quy chế.Do đó hạn chế được rủi ro trong kinh doanh Nhưng còn có một số hạn chế như sau:
-Việc tái thẩm định chưa chặt chẽ,chưa thường xuyên còn đang uỷ thác cho cán bộ tín dụng,nhiều lúc việc tái thẩm định chủ yếu là đánh giá lại tài sản nhưng chưa đi sâu vào tính toán lại các số liệu của dự án xem dự án đã căn cứ vào các định mức kinh tế kỷ thuật chưa.Do đó hiệu quả của việc tái thẩm định chưa cao,dẫn đến một số khách hàng đầu tư vào dự án không có hiệu quả,không có khả năng trả nợ cho ngân hàng
2.7.Bước7.Phê duyệt cho vay
Các bước phê duyệt cho vay bao gồm :
Bước1.Sau khi nghiên cứu,thẩm định các điều kiện vay vốn,CBTD lập báo cáo thẩm định ghi ý kiến đề nghi xét duyệt cho vay của mình với nội dung:đồng ý cho vay ,phương thức cho vay,mức cho vay ,lãi suất ,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng,phân kỳ hạn nợ (đói với những khoản vay trung hạn) kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng
Bước 2.Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại hồ sơ,các yếu tố trên hồ sơ đã đầy đủ chính xác chưa,về thủ tục giấy tờ của bộ hồ sơ còn thiếu gì nữa không,sau đó ghi ý kiến của mình vào báo cáo thẩm định với nội dung :Đồng ý cho vay,phương thức cho vay,mức cho vay,lãi suất,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng,phân kỳ hạn trả nợ(đối với những khoản vay trung hạn) kèm hồ sơ vay vốn trình giám đốc phê duyệt
Bước 3.Căn cứ vào hồ sơ cho vay ,căn cứ vào báo cáo thẩm định và ý kiến đề xuất của CBTD,trưởng phòng tín dụng ,giám đốc sẽ phê duyệt khoản vay với các nội dung như :Đồng ý cho vay,phương thức cho vay,mức cho vay,lãi suất,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng của món vay,phân kỳ hạn trả nợ (đói với những khoản vay trung hạn )
3-Kết quả thẩm định trong giai đoạn 2005-2009
3.1.Số lượng khách hàng vay vốn tư nhân doanh nghiệp từ năm 2005-2009
Nhờ có chủ trương phát triển kinh tế của huyện tăng cường mở rộng các mô hình chăn nuôi như bò lai sin,chăn nuôi lợn siêu nạc có sự hỗ trợ lãi của huyện,phát triển các mô hình kinh tế trang trại như: trang trại trồng cam, bưởi, trồng các loại cây keo tràm,gió,trầm.Đồng thời nhờ sự gúp đỡ của chính quyền địa phương mà hoạt động của ngân hàng trong những năm qua phát triển và ổn định.Số lượng khách hàng vay vốn đến năm 2009 tăng lên vượt bậc.
BẢNG 12:SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY VỐN 2005-2009
Đơn vị : Người
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng số khách hàng
3.361
4.117
5.746
6.842
8.250
2
Khách hàng doanh nghiệp
3
5
8
10
13
2
Khách hàng hộ SXKD
3.358
4.112
5.738
6.832
8.237
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách hàng vay tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước .Đến năm 2009 số khách hàng có dư nợ tăng so với năm 2005 là 4.889 người,tốc độ tăng 145%,chiếm 31.4% dân số trên địa bàn
3.2.Dư nợ các năm 2005-2009
NHNo&PTNT Huyện Hương Khê thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” vừa mở rộng đầu tư vừa gắn chặt chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh là hàng đầu. Bám sát định hướng tăng trưởng dư nợ của toàn ngành, các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Trong 5 năm qua với sự quyết tâm nỗ lực của toàn thể anh chị em cán bộ nhân viên bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận, đối tượng cho vay của ngân hàng Hương Khê chủ yếu là cho vay kinh tế hộ và theo phương thức cho vay từng lần.
Kết quả hoạt động cho vay được thể hiện qua biểu sau:
BẢNG 13.TỔNG HỢP DƯ NỢ QUA CÁC NĂM 2005-2009
Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
Cho vay ngắn hạn
57.175
58.103
95.818
137.653
146525
Cho vay trung hạn
43.677
65.419
105.305
101.847
199.164
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong các năm, trong đó cho vay kinh tế hộ là chủ yếu.
Đ
ể đạt được kết quả như vậy là trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư, triển khai chính sách khách hàng theo đề án chiến lược kinh doanh đã được TW phê duyệt bên cạnh đó thực hiện việc giao khoán đến từng cán bộ tín dụng. Chính vì vậy mà dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng trong những năm qua. Ngân hàng luôn tạo sự cân đối giữa cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn thích ứng với nguồn vốn huy động tại địa phương và mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
Việc cho vay hộ sản xuất đã được NHNo&PTNT Huyện Hương Khê mở rộng xuống từng thôn xã cho hàng ngàn hộ vay vốn để phát triển kinh tế, nhìn chung NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nhờ chế độ ưu đãi về lãi xuất tiền vay cho người nông dân cùng với Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tháo gỡ những vướng mắc mà ngày càng mở rộng và phát triển với hiệu quả cao.
3.3.Chất lượng khách hàng
Hương khê là một huyện miền núi dân cư ở đây không phải là người bản xử mà là dân góp từ các huyện các tỉnh khác đổ về,sống xen kẻ đủ các thành phần: công chức có,buôn bán có,sản xuất có ...nên nhận thức cũng khác nhau,nhu cầu về cuộc sống cũng khác nhau.Việc đầu tư cho vay hết sức là phức tạp,đặc biêt là việc thu hồi nợ càng khó khăn hơn, nhất là các hộ kinh doanh buôn bán và hộ nông dân.Vì thế đòi hỏi cán bộ tín dụng vừa khôn khéo vừa phải nắm chắc nghiệp vụ năng động sáng tạo tìm hiểu và lựa chọn khách hàng đầu tư cho vay.Nhờ vậy trong mấy năm qua dư nợ ngân hàng nông nghiệp Hương Khê tăng trưởng mạnh nhưng nợ quá hạn vẫn đạt dưới tỷ lệ quy định (2,5%)
-Tỷ lệ nợ quá hạn
BẢNG 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HAN 2005-2009
Đơn vị tính :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
Nợ trong hạn
98.959
121.394
199.446
237.136
339.884
Nợ quá hạn
1.893
2.128
1.677
2.364
5.805
4-Đánh giá chung về chất lượng thẩm định khách hàng của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê
4.1.Ưu điểm
4.1.1Kết quả đầu tư vốn
Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực,góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà,xoá đói giảm nghèo,ổn định và nâng cao đời sống nhân dân .Đặc biệt là nhờ đồng vốn đầu tư của ngân hàng mà nhiều mô hình về chăn nuôi và kinh tế trang trại ngày càng phát triển mạnh,sản lượng lương thực,hoa màu tăng cao.
+Về chăn nuôi :
Hương khê là một huyện miền núi có tiềm năng đất đai sẵn có để khai hoang phục hoá trồng cỏ phát triển chăn nuôi .Năm 2005 tổng đàn trâu bò trên địa bàn huyện mới chỉ có 32.932 con.Từ năm 2007 sẵn có chương trình phát triển chăn nuôi cộng thêm có đồng vốn đầu tư của ngân hàng mà các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh.Đặc biệt năm 2009 chính phủ có chủ trương cho vay hộ trợ lãi suất phục vụ phát triển chăn nuôi,nhờ đó mà số lượng trâu bò lê đến 40.000 con tăng so với 2005 là 7.550 con
+Về sản xuất nông nghiệp:
Phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những chủ trương phát triển kinh tế của huyện Hương Khê.Xác định muốn tăng trưởng kinh tế trước hết phải tăng cường phát triển sản xuât nông nghiệp tạo cuộc sống ấm no ổn định cho nhân dân.Với chủ trương của nhà nước"cho vay phục vụ sản xuất đông xuân" và nhiều chương trình khác,ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ nông nghiệp được vay vốn phat triển sản xuât.Do đó trong những năm qua sản lương thực,hoa màu trên địa bàn huyện tăng đáng kể: năm 2005 sản lương thực mới chỉ đạt 20.500 tấn,hoa màu(đâu,lạc) 5.750 tấn mà đến năm 2009 sản lương thực 2.252 tấn tăng so với năm 2005 là 2.752 tấn ,hoa màu 9.105 tấn tăng so với 2005 là 3.355 tấn .Cuộc sống của người dân tương đối ổn định,hộ nghèo giảm hẳn
+Về kinh tế vườn kinh tế trang trại:
Đầu năm 2005 huyện Hương Khê mới chỉ có 6 trang trại chủ yếu là trồng cây ăn quả,vốn đầu tư ít nên hiệu quả không cao.Cuối năm 2005 được ngân hàng đầu tư vốn nhiều trang trại mở rộng và phát triển .Lúc này số trang trại đã lên đến 20 trang trại,trong đó có 13 trang trại trồng cam,bưởi và ươm cây gió trầm,7 trang trại trồng câycao su.Đến năm 2009 thu nhập từ cây ăn quả và cây gió trầm đạt 36 tỷ đồng(trong đó thu từ cây bưởi Phúc Trạch đạt 9 tỷ đồng,cam các loại đạt 12 tỷ đồng) Các loại cây công nghiệp được mở rộng diện tích và phát triển tốt.Cây cao su có 2600 ha,đã khai thác gần 500 ha,sản lượng 240 tấn,doanh thu đạt 7 tỷ đồng.
4.1.2Chất lượng thẩm định
-Tỷ lệ nợ quá hạn,nợ khó đòi
Đặc biệt nhờ sự phấn đấu nỗ lực,nhiệt tình trong công tác, nắm vững các văn bản chế độ cũng như quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
Nhất là bám sát các điều kiện vay vốn theo Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002”V/v ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam” , chấp hành nghiêm túc quá trình thẩm định, tái thẩm định kỹ lưỡng các phương án sản xuất kinh doanh, đi sâu tìm hiểu khách hàng nếu có biến động tuỳ theo nguyên nhân thực tế để có biện pháp x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26046.doc