Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm gần đây gồm 2 hoạt động là kinh doanh tiền tệ và hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Trong đó hoạt động kinh doanh Ngân hàng có xu hướng dịch chuyển tỷ trọng từ độc canh tính dụng sang đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi về mục tiêu và tư duy của các ngân hàng hiện nay thì doanh thu từ hoạt động cho vay và tỉy trọng lợi nhuận cho vay vẫn chiếm từ 60% - 80% tổng

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh thu tại các Ngân Hàng. Vậy mỗi ngân hàng để phát triển bền vững và khẳng định khả năng cạnh tranh của mình thì cần thiết phải làm tốt công tác tính dụng mà trong đó yếu tố thẩm định dự án đầu tư là đặc biệt quan trọng. Trong quá trình thực tập tại phòng Thẩm định của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Hà Nội thời gian qua, tác giả đã tìm hiểu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng và quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. - Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại phòng thẩm định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong những năm gần đây 4. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phân tích, hệ thống hóa, phân tích tổng thể và từ thực tế tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Hà Nội. 5. Kết cấu của chuyên đề: Bố cục của chuyên đề gồm 2 chương. Chương 1: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án I tại NHNo &PTNT Hà Nội Chương 2: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án I tại NHNo & PTNT Hà Nội CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT HÀ NỘI 1. Thực trạng công tác thẩm định Quy trình thẩm định Quy trình thẩm định dự án đầu tư tạI NHNo&PTNT Hà Nội được phân thành 3 quy trình nhỏ dựa vào nguồn gốc của các khoản vay. 1.1.1 Các khoản vay tại hội sở chi nhánh cấp I: - Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung ứng các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng Chi nhánh cấp dưới và ý kiến lãnh đạo của chi nhánh cấp dưới hoặc ý kiến của trưởng phòng tín dụng chi nhánh cấp I (đối với món vay phát sinh ngay tại hội sở chi nhánh cấp I) và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho phòng Thẩm định. - Nhận được báo cáo về món vay cùng các loại hồ sơ do chi nhánh cấp dưới hoặc phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng tín dụng rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung. - Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. - Cán bộ thẩm định tiền hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. - Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật. - Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định chuyển một báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng chi nhánh cấp I hoặc chi nhánh cấp dưới để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định như: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, các thông báo có liên quan hoặc chi nhánh cấp I (qua phòng tín dụng) chuyển hồ sơ món vay kèm báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên (nếu món vay vượt mức phán quyết cho vay của chi nhánh). Thời gian thẩm định món vay tại chi nhánh (kể cả thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng ) thực hiện theo quy định cho vay hiện hành. Trường hợp do chi nhánh cấp II trình lên: - Phòng thẩm định nhận được tờ trình, báo cáo thẩm định của chi nhánh cấp II kèm toàn bộ hồ sơ khoản vay (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc giám đốc chi nhánh), trưởng phòng thẩm định kiểm tra nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu yêu cầu bổ sung. - Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. - Cán bộ thẩm định tiền hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. - Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật. - Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định lập thông báo trình lãnh đạo chi nhánh cấp I, ký gửi cho chi nhánh cấp II có liên quan dể thực hiện hoặc chuyển một bản báo coá thẩm định kèm các hồ sơ liên quan sang phòng tín dụng để hoàn thiện các thủ tục gửi ban thẩm định ngân hàng cấp trên (đối với món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh cấp I). Trường hợp do Tổng giám đốc chỉ định: - Ban thẩm định giới thiệu về khách hàng vay, tóm tắt những thông tin có liên quan kèm bản sao hồ sơ và phiếu yêu cầu thẩm định gửi chi nhánh. - Căn cứ vào phiếu yêu cầu, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho phòng thẩm định. - Nhận được báo cáo thẩm định về khách hàng vay do cán bộ tín dụng thực hiện cùng các loại hồ sơ có liên quan do phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng thẩm định rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung. - Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. - Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về các ý đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung khác có liên quan; nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. - Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật. - Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng để phòng tín dụng tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các bước công việc tiếp theo như sau: Báo cáo Tổng giám đốc (thông qua Ban thẩm định) về kết quả thẩm định và ý kiến của chi nhánh. + Đối với những món vay mà số tiền cho vay thuộc quyền phán quyết của chi nhánh, Tổng giám đốc sẽ có thông báo giao cho giám đốc chi nhánh quyết đinh. + Đối với những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh thì giao cho Ban thẩm định thực hiện thẩm định. Chi nhánh cấp I thực hiện đúng thời hạn ghi trong phiếu yêu cầu thẩm định. 1.2 Những nội dung cơ bản cần thẩm định 1.2.1 Năng lực pháp lý của khách hàng: Căn cứ vào hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đã được quy định trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành hiện đang có hiệu lực thi hành; cần xem xét tư cách pháp lý của doanh nghiệp mà cụ thể là thẩm định về năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp. Cụ thể xem xét : - Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không (pháp nhân phải được công nhận theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy đinh khác của pháp luật Việt Nam). Nếu khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp có đủ hành vi, năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp? Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp?, thành viên công ty có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự? Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành? Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng, trình độ lao động, trình độ kỹ thuật, danh sách ban lãnh đạo công ty, trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty, khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành . 1.2.2 Tình hình tài chính của khách hàng: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh, đảm bảo thực hiện được dự án và đáp ứng các điều kiện của ngân hàng khi cho vay. Những tài liệu dùng để thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp là: bản cân đối kế toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm liền kề, cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh đến cuối tháng hoặc cuối quý trước ngày xin vay, thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán (nếu có). Trên cơ sở những báo cáo tài chính có liên quan trên, kết hợp với việc nắm bắt các thông tin vè tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đi sâu đánh giá về các tiêu chí cụ thể như tỷ suất tài trợ, mức sinh lời trên vốn, mức sinh lời từ hoạt động bán hàng; các hệ số phân tích tính ổn định như hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số tài snả cố định, hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định, hệ số nợ…, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả như doanh thu từ tổng tài snả, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu, thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh toán công nợ. 1.2.3 Thẩm định dự án vay vốn: Dưới giác độ của nhà tài trợ vốn, cán bộ ngân hàng thẩm định đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quết định cho vay. Cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định lần lượt những nội dung sau: + Cơ sở pháp lý của dự án đầu tư thể hiện qua mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương có liên quan đến đối tượng đầu tư của dự án, các quy hoạch phát triển của Chính phủ, địa phương có liên quan, giấy phép xây dựng (đối với những dự án có xây dựng), các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng, đánh giá về tác động môi trường có liên quan (nếu cần), giấy phép khai thác tài nguyên (đối với dự án có sử dụng tài nguyên, thiết kế, tổng dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu, hợp đồng thi công, báo cáo tiến độ thi công (đối với những công trình đã thi công). + Thẩm định về thị trường: Thị trường cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường cung cập nguyên vật liệu cần xem xét là thi trường trong nước hay nước ngoài, nhà máy có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không, trữ lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, xem xét về địa điểm đặt nhà máy, các hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu, dự đoán thị trường đàu vào trong tương lai. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm cần xác định các yếu tố sau: Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm, các biện pháp tiêu thi, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng laọi sẵn có trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này. + Thẩm định về tình hình tài chính của dự án: Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án. Ở nội dung này cần xem xét về nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án, hiệu quả tài chính của dự án. Nhu cầu vốn cần chia ra vốn đầu tư cơ bản cụ thể là vốn cho xây lắp, mua thiết bị, vốn dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí khác và vốn lưu động. Nguồn vốn đầu tư cũng chia ra vốn tự có và vốn vay, các lạo vốn khác (nếu có), trong vốn vay tiếp tục chia ra vay nội tệ, vay ngoại tệ và vay theo từng nguồn. Để có cơ sở thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các số liệu của dự án, cơ chế chính sách hiện hành và kỹ năng của mình để kiểm tra, tính toán các chi phí, thu nhập có hợp lý không, đúng chế độ quy định của nhà nước không như sản lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với công suất khai thác hàng năm không, cơ cấu sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá bán hàng hoá, chi phí khấu hao, trả lãi tiền vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận…để từ đó lập bản tính toán về tài chính dự án của doanh nghiệp. Số liệu của bảng tính toán đó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, thẩm định hiệu quả về mật tài chính của dự án. Thường để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án, khi thẩm định thường sử dụng 4 phương pháp là phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số doanh lợi và thời gian thu hồi vốn. Những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao thì chủ yếu sử dụng hai phương pháp đầu, những dự án có vòng đời ngắn thì sử dụng hai phương pháp sau vừa đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng. + Phân tích rủi ro của dự án: tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các loại rủi ro có thể gặp là rủi ro về tiến đọ thực hiện (đối với những dự án xây dựng), rủi ro về thi trường, rủi ro về môi trường và xã hội, rủi ro về kinh tế vĩ mô. Đối với mỗi loại rủi ro, cán bộ thẩm định tìm hiểu xem khách hàng đã dự liệu như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đánh giá lại hiệu qủa tài chính của dự án khi gặp rủi ro. + Xem xét công nghệ và môi trường Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ, may móc, thiết bị như; công nghệ này mới hay cũ, đã được kiểm nghiệm chưa, máy móc thiết bị có phù hợp với quy trình công nghệ, độ bền, chất lượng không, xuất xứ của thiết bị, công nghệ, độ khan hiếm của các phụ tùng thay thế, kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, công suất của máy móc có phù hợp với khả năng nguồn cung cấp vật liệu không, nguồn điện năng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình công nghệ ra sao. Về môi trường: Xem xét các biện pháp xử lý các chất thải và ô nhiễm môi trường, các biện pháp giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực, các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường và khắc phục các sự cố môi trường. + Xem xét khả năng tổ chức, quản lý Khi thẩm định về phương diện tổ chức quản lý của chủ đầu tư cần lưu ý các yếu tố: Môi trường pháp lý của chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, năng lực trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý và các thành viên khác trong ban điều hành, mức độ am hiểu đối với ngành nghề định kinh doanh, trình độ chuyên môn của các phòng ban trong việc đảm đương nhiệm vụ, khả năng vận hành máy móc thiệt bị của đội ngũ công nhân kỹ thuật, mối quan hệ trong giao tiếp, tiếp thị, chính sách đối với công nhân lao động, chính sách khuyến khích sáng kiến kỹ thuật + Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội: dự án góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương thế nào, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ ra sao, dự án tận dụng được lao động ở địa phương bao nhiêu, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước, áp dụng tiến bộ khoan học kỹ thuật, thay thế các sản phẩm nhập khẩu không, dự án có cải thiện môi sinh, môi trường khu vực… 1.2.4 Về biện pháp bảo đảm tiền vay: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài sản làm bảo đảm của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, cơ chế chính sách của doanh nghiệp để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; việc bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ. Nhận xét và đề xuất sau thẩm định Sau khi thẩm định và xem xét các nội dung có liên quan đến dự án đầu tư, cán bộ thẩm định, tái thẩm định phải đưa ra các nhận xét: tính pháp lý của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ sở pháp lý của dự án đầu tư, tài chính của dự án, biện pháp báo đảm tiền vay, các nhận xét khác có liên quan. Cán bộ thẩm định đưa ra các đề xuất: đề xuất cho vay hay không (nếu không cho vay phải nêu rõ lý do), phương thức cho vay, hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ (kể cả gốc và lãi), cách thức phát tiền vay, lãi xuất cho vay, thời gian ân hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay, các đề xuất khác. 2. Nghiên cứu tình huống cụ thể thẩm định “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sợi tại khu công nghiệp Đại An – thành phố Hải Dương” THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN “DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SỢI “ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN-TP HẢI DƯƠNG CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨ SƠN Đây là một dự án đầu tư mà khách hàng gửi hồ sơ vay vốn ngay tại hội sơ chi nhánh cấp I vì vậy nó tuân theo quy trình thẩm định thứ nhất đã được trình bày ở phần 1.1.1 nói trên. Trước tiên cán bộ tín dụng yêu cầu công ty cổ phần Vĩ Sơn cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, sau đó phòng tín dụng tiến hành thẩm định và đã lập báo cáo thẩm định về khoản vay trong đó đã đồng ý cho vay. Phòng tín dụng chuyển báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ cho phòng thẩm định, trưởng phòng thẩm định sau khi thấy đầy đủ thì đã ký nhận hồ sơ. Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ Lý Mạnh Hà tiến hành thẩm định dự án này vì thấy đối tượng của dự án phù hợp với người cán bộ này. Vì phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này là hoạt động thẩm định tại phòng thẩm định của NHNo&PTNT Hà Nội nên chúng ta chỉ nghiên cứu những bước tiếp theo là những bước thẩm định do cán bộ Lý Mạnh Hà tiến hành mà không tìm hiểu những bước trên. Việc thẩm định bắt đầu được thực hiện từ 6/12/2004. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG - Công ty Cổ phần Vĩ Sơn được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0103006089 ngày 22 tháng 11 năm 2004 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu khi thành lập là: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị; sản xuất và buôn bán đồ gỗ dân dụng, công nghiệp; sản xuất và buôn bán các loại máy móc, thiết bị cơ khí công nghiệp; sản xuất và buôn bán bông, vải, sợi, dệt vải, thuốc nhuộm, hàng may mặc (trừ quần áo da lông thú) và phụ kiện may; sản xuất và buôn bán các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, điều hoà không khí; sản xuất, buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy và phụ tùng ô tô, xe máy; kinh doanh, chế biến, nuôi trồng thuỷ hải sản, hàng nông, lâm sản; kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà và văn phòng; môi giới và xúc tiến thương mại; xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty sản xuất, kinh doanh; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá./. - Tên giao dịch quốc tế: VI SON JOINT STOCK COMPANY - Địa chỉ trụ sở: số 3, ngách 43/17, phố Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà nội. - Tổng mức đầu tư theo dự án : 88.938,43 triệu đ Đầu tư giai đoạn 1 : 64.440,21 triệu đ - Vốn tự có : 36% tương đương 23.130,21 triệu đ - Vay Ngân hàng thương mại : 41.567,00 triệu đ + Vay NHNo Hà nội : 21.567,00 triệu đ (1.365.000,00 USD) + Vay TCTD khác : 20.000,00 triệu đ Đầu tư giai đoạn 2 : 24.498,22 triệu đ Tiến độ triển khai thực hiện: giai đoạn 1 sẽ bắt đầu thi công vào cuối Quý IV/2004 và dự kiến đưa công trình vào vận hành đầu Quý I/2006 2.1 Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự 2.1.1 Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự - Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty thông qua ngày 25.10.2004 - Biên bản góp vốn thành lập công ty, biên bản họp đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị. - Biên bản họp HĐQT bầu Tổng giám đốc công ty Cp Vĩ Sơn ngày HN04001/ĐHCĐ ngày 25.10.2004 - Biên họp HĐQT Bổ nhiệm kế toán trưởng công ty CP Vĩ Sơn số HN04003/ĐHCĐ ngày 23.11.2004 - Quyết định v/v Thay thế Kế toán trưởng ngày 30/6/2005 của Chủ Tịch. - Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh số 01030006089 ngày 22.11.2004 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp. - Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0101576537 ngày 06/12/2004 của Cục thuế Hà Nội. 2.1.2 Năng lực cán bộ quản lý công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc - Họ và tên: Ông Đặng Văn Cường - Năm sinh: 1946 - Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 35 năm - Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện tử Kế toán trưởng - Họ và tên: Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Năm sinh: 1970 - Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 10 năm, trong đó 10 năm công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán. - Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính kế toán. Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, kỹ thuật: đều có trình độ Đại học Thạc sỹ, kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý tài chính và điều hành nhà máy sợi Kết luận: Công ty CP dệt may Vĩ Sơn là một pháp nhân độc lập, hoạt động theo Pháp luật Việt Nam, có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự tham gia các quan hệ kinh tế. Cán bộ quản lý DN có trình độ, kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý và kinh doanh 2.2 Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh khả năng tài chính của công ty Vì đây là một doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có các báo cáo kiểm toán vì vậy việc thẩm định năng lực tài chính của công ty chỉ dựa vào cơ cấu góp vốn khi thành lập và báo cáo tài chính của doanh nghiệp đưa lên. Doanh nghiệp mới thành lập, với nguồn vốn chủ sở hữu khi thành lập là 15tỷ. Tiến độ góp vốn và cơ cấu góp vốn như sau: TT Sáng lập viên Số tiền (Tr đ) Tiến độ 1 Đặng Văn Cường 5.250 25/10/2004 2 Vũ Trung Thành 4.500 25/10/2004 3 Trịnh Thanh Vinh 3.750 25/10/2004 4 Lê Trường An 750 25/10/2004 5 Trịnh Thị Mỹ Hạnh 750 25/10/2004 Cộng 15.000 Theo báo cáo tài chính đến 31.12.2004 một số chỉ tiên cơ bản như sau: - Tiền mặt: 11.665 tr đ - Phải thu: 49 tr đ - Hàng tốn kho: 5 tr đ - Tài sản cố định và ĐT dài hạn: 3.314 tr đ Cộng TS: 14.979 tr đ - Nguồn vốn chủ sở hữu: 14.979 tr đ + Nguồn vốn KD: 15.000 tr đ Cộng NV: 14.979 tr đ Nguồn vốn huy động từ các cổ đông theo cam kết góp vốn số HN05003/HĐCD ngày 18.6.2005 như sau: (đơn vị: trđ) TT Sáng lập viên Tỷ lệ cổ phần nắm giữ Số tiền cho công ty vay 1 Đặng Văn Cường 35% 5.950.000.000đ 2 Vũ Trung Thành 30% 5.100.000.000đ 3 Trịnh Thanh Vinh 25% 4.250.000.000đ 4 Lê Trường An 5% 850.000.000đ 5 Trịnh Thị Mỹ Hạnh 5% 850.000.000đ Cộng 100% 17.000.000.000đ Kết luận: Doanh nghiệp có khả năng tài chính để triển khai thực hiện dự án trên cơ sở vốn đối ứng của ngân hàng. Thẩm định dự án vay vốn 2.3.1 Mục đích đầu tư và mô hình của dự án Đầu tư xây dựng "NHÀ MÁY SỢI" tại tỉnh Hải Dương Hạng mục đầu tư (vay vốn NHNo HN): đầu tư dây truyền chính kéo sợi chải thô sản lượng 1.400T/năm Địa điểm xây dựng: Khu công nghiệp Đại An, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương Nội dung, mục tiêu dự án: - Cung cấp sợi cao cấp thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp dệt vải chất lượng có thị trường tiêu thụ chính chủ yếu là xuất khẩu. - Cung cấp sợi cao cấp cho các doanh nghiệp dệt vải sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa có chất lượng cao. Quy mô của dự án: Quy mô khu đất Dự án 3ha, trong đó 1,5ha cho giai đoạn 1 của dự án xây dựng “nhà máy sợi” với công suất giai đoạn đầu là 1.400 tấn sợi chải thô 100% cotton/năm, đầu tư mở rộng đạt 2.200 tấn sợi /năm với cơ cấu 800 tấn sợi cotton chải kỹ, 1.400 tấn sợi cotton chải thô và sợi polyme và sợi PE/CO. Các hạng mục chính bao gồm: Nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà điều hành, trạm điện, nhà xe, nhà phụ trợ, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước Thiết bị chính bao gồm: gian cung bông, máy chải, máy ghép, máy sợi thô, máy sợi con, máy đánh ống. Vậy dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của ngành. 2.3.2 Cơ sở pháp lý của dự án và phương thức thực hiện dự án Cơ sở pháp lý: - Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. - Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị đinh số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ. - Biên bản họp hội đồng cổ đông về việc phê duyệt dự án đầu tư dự án “Nhà máy sợi” tại Hải Dương - Văn bản số 18/CTĐT-KCN ngày 09.12.2004 của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy sợi của Công ty Cổ phần Vĩ Sơn tại Khu công nghiệp Đại An. - Hợp đông thuê lại đất số 09/HĐTĐ-2004 ngày 26.11.2004 giữa Công ty Cổ phần Đại An và Công ty Cổ phần Vĩ Sơn - Văn bản số 3149/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương “ Ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” Kết luận: Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch của điạ phương và có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Phương thức tổ chức thực hiện dự án: - Tên Dự án: Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sợi Vĩ Sơn - Hình thức đầu tư : Xây dựng mới. - Chủ đầu tư - Đơn vị ứng Vốn & Thực hiện Dự án: Công ty Cổ phần Vĩ Sơn - Thực hiện đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án - Nguồn vốn đầu tư xây dựng: Vốn tự có, vốn huy động và vốn vay ngân hang. Phương thức đầu tư trên phù hợp với năng lực của chủ đầu tư và quy mô của dự án. 2.3.3 Sự cần thiết phải đầu tư a) Điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH, định hướng phát triển chung Qua phần trình bày của chủ đầu tư về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh hải Dương nói chung và Khu công nghiệp Đại An nói riêng, có thể thấy: Hải Dương là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà nội – Hải Dương – Hải Phòng, nằm trên tuyến đường quốc lộ 5 huyết mạnh của miền Bắc, hiện nay Hải Dương được coi là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động, với cơ chế đầu tư thông thoáng ngày càng thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khu công nghiệp Đại An được hình thành từ năm 2003 cho đến nay đã được đầu tư đồng bộ, mặt bằng cho thuê đã được san lấp bằng phẳng, hệ thống điện, nước, đường nội bộ, thông tin liên lạc, cứu hoả được thiết kế và xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đặc biệt trong khu công nghiệp dự kiến sẽ có Hải quan tại chỗ, thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu của nhà máy. Trên những cơ sở này việc đầu tư xây dựng nhà máy sợi tại khu công nghiệp Đại An là hoàn toàn hợp lý và mang tính khả thi cao. b) Phân tích thị trường dệt may Thị trường quốc tế Hiện nay, ngành dệt may thế giới đang phân chia thành ba khu vực chính. Đến đầu 2005, khi mà không còn hạn chế về quota nữa, chắc chắn bản đồ về sản xuất và lưu thông hàng dệt may thế giới sẽ thay đổi. Khu vực Trung và Nam Mỹ sẽ yếu thế nhất do lợi thế xuất khẩu vào Mỹ của họ không còn nhiều. Ở Châu Á, ngành dệt may của Trung Quốc sẽ phát triển rất mạnh. Xuất khẩu của nước này hiện chiếm khoảng 18% thị phần thế giới. Trong vũng 10 năm tới, con số này có thể sẽ tăng lên 50%. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng là đối thủ lớn trong lĩnh vực này, và Việt Nam cũng là một nước đáng phải kể đến. Nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới tin rằng, hàng dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh không thua kém bất cứ nước nào. Hàng dệt kim của Việt Nam xuất vào Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ. Ngành may mặc của Việt Nam cũng sẽ có điều kiện để phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho ngành dệt phát triển theo. Tuy nhiên, ngành dệt cũng một số khó khăn hơn do chúng ta vẫn phải nhập khẩu nguồn phụ liệu. Trong khi đó, khu vực Tây Âu và Đông Âu sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, Châu Âu cũng sẽ mở cửa cho hàng các nước thâm nhập. Khi đó, hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... sẽ có nhiều điều kiện xâm nhập thị trường này và sẽ dần "lấn sân" các nhà sản xuất tại Châu Âu. Tại quyết định số 55/QĐ-TTG ngày 05.04.2001, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng tốc phát triển nghành dệt may Việt nam giai đoạn 2000-2010 tạo ra một tiền đề vững chắc cho ngành dệt may Việt nam. Cuối năm 2002 hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực đã tạo thêm động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp dệt may việt nam phát triển. Cùng lúc đó việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may với EU đã mở toang cách cửa thâm nhập vào thị trường Châu Âu đối với các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên bên cạnh đó với yêu cầu khắt khe của thị trường này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ các nhà sản xuất trong việc đổi mới công nghệ đáp ứng chất lượng sản phẩm. Thị trường trong nước Để chuẩn bị cho thời kỳ hậu hạn ngạch sau năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã lên kế hoạch cho thời kỳ cạnh tranh khốc liệt này. Xâm nhập vào thị trường mới, tìm kiếm bạn hàng mới, dòng sản phẩm mới... là những việc cần thiết. Nhưng, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp Việt Nam cũng đó ý thức được rằng, đi đâu xa khi sân nhà cũng có nhiều khoảng trống, rằng, phải có một hậu phương vững chắc để từ đó vươn mạnh ra thế giới. Thị trường dệt may nội địa đang tăng trưởng nhanh, mỗi năm thị trường Việt Nam nhập khẩu trên 400 triệu mét vải cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, riêng 10 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 1,5 tỷ USD vải, tăng 43,57% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt nhu cầu mua sắm nội địa đối với mặt hàng vải vóc, quần áo của dân cư trong những năm gần đây đang tăng mạnh. Nhiều nhà sản xuất ước lượng, nhu cầu tiêu dùng vải của mỗi người dân Việt Nam trung bình là 9-10m/người/năm. Nhiều công ty dệt may trước kia chỉ chú trọng vào xuất khẩu thì giờ đây đó tập trung nhiều vào thị trường trong nước và thu được nhiều thành công, sau đây là một vài phân tích:  Công ty May Việt Tiến rất chú trọng thị trường nội địa với tốc độ tăng trưởng 20-30%/năm. Đặc biệt thị trường._. phía Bắc được nhìn nhận ở mức tăng trưởng rất lớn. Doanh thu của công ty tại thị trường này giai đoạn 2002-2003 đó tăng gấp 3 lần, 2004 so với 2003 tăng 2 lần''.  Với Dệt Phong Phú, công ty dệt với 60% doanh thu từ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu trong nước đó là một mảnh đất ''rộng rãi'' với họ. Một cán bộ công ty này cho biết, thị trường nội địa cho họ mức tăng trưởng rất ổn định với con số 10-15%/năm. Riêng năm 2004 này, doanh thu từ thị trường nội địa của Phong Phú dự định đạt trên 40 triệu USD. Kết luận: vậy thị trường trong nước là rất lớn, có tốc độ tăng trưởng cao và lợi nhuận đem lại cũng cao nên rất thích hợp để khai thác. Những cơ hội và thách thức cho thị trường sợi Thị trường sợi đang có điều kiện và cơ hội lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay, cùng với sự thâm nhập thị trường thế giới, thị trường trong nước ngày càng phát triển đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và mức tiêu thụ. Thị trường nội địa: Thị trường sử dụng sợi tại Việt nam vô cùng phong phú và đa dạng, sợi được được sản xuất ra đều cung cấp trực tiếp cho các công ty dệt trong nước, sợi dùng cho dệt thoi và dệt kim; sản phẩm dệt thoi khoảng 380 triệu mét dài/năm (khổ vải quy đổi là 80cm); sản phẩm dệt kim khoảng 90 triệu/năm (quy đổi T-shirt) Trong những năm qua nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường sản xuất sợi tuy nhiên lượng sợi sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng cũng như về chất lượng. Hàng năm toàn ngành mới sản xuất được khoảng 85.000 tấn sợi các loại. Theo mục tiêu của chương trình tăng tốc phát triển dệt may sản lượng yêu cầu lên tới 150.000 tấn vào năm 2005 và 300.000 tấn vào năm 2010. Như vậy để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt hiện nay, nguồn sợi cung cấp cho dệt may Việt nam chủ yếu từ nhập khẩu với số lượng như sau: * Chủng loại/năm 1995 2000 2001 2002 2003 - Bông (1000 tấn) 68,2 90,4 98,0 98,0 91,0 - Xơ và sợi dệt (1000 tấn) 194,6 326,4 347,5 391,6 298,3 Nguồn: Niên giám thống kê 2003, số liệu 2003 tạm tính Thị trường xuất khẩu: Một vài năm qua do tăng cường đầu tư chiều sâu trong công nghệ kéo sợi một số công ty dệt đã sản xuất ra nhiều loại sợi có chi số cao và có chất lượng tốt, một phần đáp ứng nhu cầu dệt may hàng xuất khẩu chất lượng cao, một phần đã có mặt trên thị trường thế giới và khu vực dưới dạng xuất khẩu sợi trực tiếp. Tuy lượng xuất khẩu sợi trực tiếp là chưa đáng kể nhưng đó là tiền đề cơ bản cho ngành kéo sợi hướng tới thị trường xuất khẩu. Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sợi: Hiện nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào công nghệ sản xuất sợi, dệt may, cơ cấu và số lượng như sau: Bảng 1: Phân chia doanh nghiệp dệt may theo hình thức sở hữu Chỉ tiêu Cộng Sở hữu NN Sở hữu tư nhân Đầu tư trực tiếp NN Kéo sợi 99 42 17 40 Wearing 124 43 24 57 Dệt kim 54 26 9 19 May 659 139 299 221 Khác 150 60 65 25 Tổng 1.086 310 414 362 Nguồn: theo thống kê năm 2003 của hiệp hội dệt may Việt Nam Thành phần kinh tế nhà nước tham gia sản xuất sợi vẫn chiếm tỉ trọng lớn 42%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 40%, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 18% trong đó chiếm đến 30% là các dây truyền kém hiện đại. Một số dự án mới có dây truyền hiện đại và đồng bộ đã được thực hiện gần đây như dự án 30,000 cọc sợi của công ty dệt Huế tại khu công nghiệp Phú Bài, nhà máy 20,000 cọc sợi của công ty dệt Nha Trang, dự án 13,000 cọc của công ty dệt Hà Nam, dự án mở rộng đầu tư chiều sâu của Hanosimex, . . Với suất đầu tư cho một cọc sợi khá cao từ 200$-600$ để đạt được hiệu quả kinh tế thì một dự án nhà máy sợi tối thiểu thường ở mức 7,000 cọc sợi. Điều này dẫn tới vốn đầu tư cho một nhà máy kéo sợi thường lớn, chính vì những lí do trên mà các dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi không được triển khai nhiều trong thời gian qua. Thực tế cho thấy tốc độ đầu tư trong lĩnh vực dệt kể cả dệt thoi và dệt kim đều tăng gấp đôi so với tốc độ đầu tư trong lĩnh vực kéo sợi. Điều đó dẫn tới sự thiếu hụt trong cung cầu sợi ngày càng lớn và thị trường tiêu thụ sợi ngày càng được mở rộng, áp lực cạnh tranh trong ngành kéo sợi trong thời gian tới vẫn chưa trở lên gay gắt. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy có những thời điểm tốc độ luận chuyển sợi trên thị trường là nhanh hay chậm, nhưng các dây chuyền kéo sợi hiện có vẫn chạy hết công suất. Như vậy đầu tư vào sản xuất sợi nhằm thay thế hàng nhập khẩu hướng tới xuất khẩu là định hướng đúng và hiện đang có thuận lợi cơ bản về môi trường và thị trường tiêu thụ. 2.3.4 Mô hình tổ chức quản lý dự án Lựa chọn hình thức quản lý thực hiện dự án * Các căn cứ: - Căn cứ vào Nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 08/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quản lý đầu tư và xây dựng; Các nghị định 12/2000/NĐ-CP và 07/2003/NĐ-CP; - Căn cứ vào nguồn vốn sử dụng cho công trình; - Căn cứ vào quy mô, tính chất dự án và năng lực của chủ đầu tư; * Sự lựa chọn: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. * Tổ chức quản lý khi đi về hoạt động Sau khi đi vào hoạt động Công ty sẽ thành lập công ty TNHH một thành viên với mô hình gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc và các phòng trực thuộc gồm Phòng hành chính - kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế toán tài vụ và các phân xưởng. Nhân công và đào tạo Dự kiến nhà máy sẽ thu hút 60-80 nhân công địa phương, toàn bộ nhân công sẽ được gửi đào tạo từ 04-06 tháng tại các nhà máy sợi đang hoạt động, sau đào tạo sẽ tổ chức thi tay nghề đảm bảo được đội ngũ nhân công lành nghề đảm đương các khâu kỹ thuật trong quy trình vận hành của nhà máy. 2.3.5 Giải pháp công nghệ, ảnh hưởng môi trường và biện pháp xử lý Do cán bộ Lý Mạnh Hà đã tốt nghiệp bằng kỹ sư Bách Khoa về khoa công nghệ, cùng với sự tìm hiểu những trang web chuyên ngành về công nghệ đạc biệt là công nghệ sợi nên đồng chí đã tự mình thẩm định dự án này mà không có sự kết hợp với các chuyên viên kĩ thuật khác. a) Giải pháp công nghệ * Lựa chọn công nghệ dây truyền đầu tư Hiện nay thị trường có yêu cầu lớn về các loại sợi cotton chải thô, chải kỹ. Các công ty dệt đã và đang huy động tối đa thiết bị để sản xuất sợi các loại đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với nhu cầu ngày càng tăng cao về các sản phẩm may mặc, trong thời gian tới các sản phẩm vải dùng sợi chải thô, chải kỹ 100% cotton, sợi PE/CO sẽ ngày càng tăng cao. Định hướng chung hiện nay cho ngành sợi là đẩy mạnh sản xuất các loại sợi chải chi số cao và chất lượng cao. Thị trường phía Nam có nhu cầu tiêu thụ sợi 100% cottton chải kỹ nhiều hơn, trong khi đó thị trường phía Bắc chủ yếu là sợi cotton chải thô và sợi pha PE/CO có chi số dao động khoảng 20-36, do vậy sản phẩm của dự án sẽ định hướng như sau: Sợi 100% cotton chải thô, kỹ Ne 30/1 Sợi PEs 100% Ne 30/1 Sợi PE/CO Trên thế giới hiện có 2 dây truyền kéo sợi chủ yếu là nồi cọc và OE. Dây truyền sợi OE không có khả năng sản xuất ra sợi cao cấp mà chỉ có thể cho ra sợi có chi số dưới 30 Ne, phục vụ dệt khăn mặt, vải chất lượng thấp. Dây truyền cọc nồi có suất đầu tư lớn hơn nhưng có thể cho ra các loại sợi từ chi số thấp đến chi số cao phục vụ đa dạng nhu cầu dệt kim, dệt thoi. Với tốc độ phát triển may mặt trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi dỡ bỏ hạn ngạch dệt may với EU, nhu cầu sợi sản xuất các hàng may mặc xuất khẩu sẽ còn tăng cao, với lý do này dây truyền được lựa chọn là dây truyền sợi nồi cọc, có thiết bị đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối mới 100% được sản xuất năm 2004-2005 bởi các hãng có uy tín trên thế giới. * Lựa chọn công suất và nhà cung cấp thiết bị Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn; Giai đoạn 1 với công suất là 1.400tấn sợi chải thô 100% cotton/năm với công suất này thì chưa tận dụng hết năng suất của dây truyền: - Gian cung bông mới chỉ đạt 30% công suất so với sản lượng tối đa đạt được 800kg/h (loại máy nhỏ nhất của nhà chế tạo) - Máy ghép 60% - Máy chải thô, sợi thô, sợi con và đánh ống đều đạt hiệu suất cao từ 80-100%. Giai đoạn 2 bổ sung máy móc sau gian cung bông để đạt được điểm sản lượng tối ưu vào khoảng 2.200 tấn/năm, sẽ cân nhắc tới việc đầu tư sợ chải kỹ, dây truyền PE nếu thị trường tiếp tục có nhu cầu về mặt hàng PE và PE/CO. Trong lĩnh vực sản xuất sợi, chất lượng sợi thường được xem trên 2 yếu tố: (i) độ đồng đều về chất lượng sản phẩm và (ii) số lượng tạp chất trong sản phẩm sợi cuối cùng. Do vậy, cùng một đơn đặt hàng về chi số sợi như nhau nhưng nhà sản xuất nào có khả năng sản xuất sợi ít tạp chất hơn và độ mảnh của sợi được duy trì ổn định, chất lượng sợi đồng đều sẽ được coi là tốt hơn. Lựa chọn nhà cung cấp dây truyền trên cơ sở đảm bảo về chât lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Để đạt chất lượng sản phẩm tốt, lựu chọn các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay cho các công đoạn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, đó là: Cung bông, chải, ghép, đánh ống. - Để giảm giá thành/1 đơn vị sản phẩm, công ty lựa chọn máy sợi thô và máy sợi con do các hãng chế tạo máy trung ương của Trung Quốc, Giá thành thiết bị của Trung Quốc chỉ bằng 40-50% so với các hãng châu âu. Về công nghệ và đặc tính kỹ thuật, máy Trung Quốc đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công hơn và có độ bền, năng suất thấp hơn. Tuy nhiên, nếu máy Trung Quốc được lắp đặt một số linh kiện điện tử cao cấp của Châu Âu và vận hành với tốc độ vừa phải (15,000 vòng/phút-bằng 3/4 năng suất máy châu âu) thì vẫn có thể tạo ra sợi chi số đến 50 Ne với chất lượng tương đương như của Châu âu. Trên cơ sở tính năng của các thiết bị nêu trên và phần lớn sợi cao cấp tiêu thụ trong nước giao động trong khoảng 30Ne-42Ne, chủ đầu tư kết hợp sự lựa chọn thiết bị đan xen giữa thiết bị của các hãng hàng đầu thế giới và hàng Trung ương của Trung Quốc nhưng được lắp đặt thay những linh kiện điện tử cao cấp của châu Âu, Nhật Bản. Bảng2: Danh mục thiết bị công nghệ giai đoạn I Chủng loại Nhãn hiệu nước SX Số lượng Ghi chú 1 Cung bông Trutz-Đức 1 100% 2 Chải thô Trutz-Đức 3 100% 3 Ghép 1 Trutz-Đức 2 100% 4 Ghép 2 Autoleveller Trutz-Đức 2 100% 5 Sợi thô (120cọc) Trung Quốc 3 Thay thế một số linh kiện cao cấp của Châu Âu và Nhật Bản 6 Sợi con (516 cọc) Trung Quốc 18 7 Đánh ống Schlafthorst-Đức hoặc Murata-Nhật 2 mới 100% Kết luận: Việc lựa chọn công nghệ của chủ đầu tư đã đảm bảo cho chất lượng hàng hoá, tiết kiệm chi phí và phù hợp với khí hậu Việt Nam b) Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường và xử lý chất thải - Nhà máy kéo sợi ít gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu là bụi môi trường trong gian máy, việc xử lý bụi trong gian máy được giải quyết thông qua hệ thống hút bụi và điều không thông gió. - Chất thải của nhà máy sợi chủ yếu là bông phế thải, các chất thải sinh hoạt khác sẽ được ký kết hợp đồng với công ty môi trường đô thị giải quyết. - Hệ thống thoát nước: thoát nước mặt và nước sinh hoạt theo hệ thống cống dẫn vào hệ thống nước thải chung của Khu công nghiệp. - Trồng các cây xanh xung quanh bên trong khuôn viên nhà máy cùng các thảm cỏ tạo môi trường xanh, sạch đẹp. 2.3.6 Giải pháp kiến trúc, giải pháp thi công và các hệ thống phụ trợ a) Giải pháp kiến trúc Tổng mặt bằng nhà máy sợi được bố trí: Khu nhà xưởng chính: 4.800m2 Kho bông sợi: 500m2 Khu điều không, phụ trợ: 1.000m2 Khu văn phòng: 500m2 Diện tích nhà ăn, nhà bảo vệ, nhà để xe, bể PCCC: 400m2 Xưởng sản xuất chính: Xưởng sợi được thiết kế với diện tích 4.800m2, đảm bảo theo kính thước, công năng của dây truyền kéo sợi của giai đoạn 1(1.400tấn/năm)và thuận tiện và kinh tế cho giai đoạn mở rộng lên 2.200tấn/năm. Phần diện tích dự phòng chưa sử dụng sẽ được xây tường ngăn làm kho chứa bông và sợi trong thời gian trước mắt. Kết cấu nhà xưởng, dùng khung thép tiền chế công nghiệp, tường bao quanh xây gạch 330. Khu điều không phụ trợ: Khu điều không phụ trợ có tổng diện tích xây dựng 1.000m2 với kết cấu bê tông để lắp đặt toàn bộ hệ thống điều không, máy lạnh, tháp nhiệt cùng một số gian phụ trợ như: phòng thí nghiệm, nhà cơ khí, kho. Nhà điều hành: Nhà điều hành với chức năng là nơi làm việc của toàn bộ khối gián tiếp của nhà máy. Nhà bê tông mái bằng với tổng diện tích sàn xây dựng 500m2, được chia làm các phòng phù hợp với công năng sử dụng của từng bộ phận. Nhà ăn: Nhà ăn công nhân có diện tích 108m2 được xây dựng với kết cấu tường xây, mái bằng, cửa kính rộng thoáng gió đảm bảo cho tối thiểu 70 người ăn/ca. Nhà để xe: Kết cấu khung, vì kèo, xung quanh để trống, diện tích 100m2 nhà bảo vệ: Nhà cấp 4 với diện tích 10m2 b) Giải pháp về công trình phụ trợ, điện nước Hệ thống điều không thông gió Công nghiệp sợi là một ngành công nghiệp khó tính và khắt khe đối với các thông số nhiệt độ và độ ẩm của gian máy. Độ ẩm gian máy cao dễ gây ra tình trạng quấn suốt, giảm năng suất máy, chất lượng sản phẩm kém; làm giảm tuổi thọ máy, giảm độ chính xác của các thiết bị điện tử. Với khí hậu nhiệt đới ẩm độ ẩm không khí ở mức cao trong năm, việc đầu tư hệ thống điều không thông gió là hết sức cần thiết. Thiết bị điều không thống gió hiện nay khá đa dạng, phần lớn được cung cấp bởi các hãng của Mỹ, Trung Quốc, Đài loan. Hệ thống điện - Tổng công suất điện yêu cầu là 1.000 KVA, bao gồm: điện phục vụ cho dây truyền công nghệ chính và toàn bộ hoạt động của nhà máy. - Lắp đặt hệ thống điện động lực cho các máy công nghệ và hệ thống điện chiếu sáng phục vụ sản xuất, làm việc, bảo vệ và các nhu cầu khác. - Nhà máy sẽ dùng nguồn điện chung 35KV của khu công nghiệp thông qua trạm biến áp đảm bảo cho nhu cầu vận hành của nhà máy. Nước - Nước phục vụ cho nhà máy gồm có nước cho sản xuất, hoạt động của hệ thống điều không thông gió, nước phục vụ cứu hoả và sinh hoạt hàng ngày. Với đặc điểm hoạt động của hệ thống điều không là sử dụng nước tuần hoàn do vậy lượng nước dùng cho điều không không lớn. Lượng nước cung cấp cho hệ thống điều không là 10m3/giờ, nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt cho hoạt động của nhà máy với 100 công nhân với mức tiêu thụ 0.8m3/ca/người. Như vậy tổng nhu cầu nước cho toàn bộ hệ hoạt động của nhà máy 15m3/giờ nguồn cung cấp này được cấp giếng khoan thông qua hệ thống lọc. 2.3.7 Tổng mức đầu tư ban đầu : 88.938,43 trđ * Vốn cố định (sau khi thẩm định lại tổng mức đầu tư của dự án) Tổng đầu tư giai đoạn 1 : 59.700,21 trđ 1)Thiết bị&lắp đặt : 43.017,34 trđ 2)Giá trị xây lắp (trước thuế) : 12.500,00 trđ 3)Chi phí đào tạo nhân công : 100,00 trđ 4)Chi phí XDCB khác : 300,00 trđ 5)Lãi trong thời gian xây dựng : 1.247,00 trđ 6)Dự phòng (5%*(1+2+3+4)) : 2.795,87 trđ 7)Tiền thuê đất : 4.740 trđ (phân bổ vào chi phí hàng năm) Bảng 3: Các thiết bị được dùng trong giai đoạn 1 của dự án TT Chủng loại Nhãn hiệu nước SX Số lượng CCY Đơn giá Tỷ giá Thành tiền I Dây truyền chính 1 Cung bông Trutz-Đức 1 EUR 267.874 1.305 349.576 2 Chải thô Trutz-Đức 3 EUR 83.146 1.305 325.520 Phanh điện -- 3 EUR 0.541 1.305 2.120 Thiết bị mài kim mui -- 1 EUR 5.632 1.305 7.350 Mài kim thùng lớn, con -- 1 EUR 8.891 1.305 11.600 Phụ trợ thiết bị mài kim -- 1 EUR 0.627 1.305 0.820 3 Ghép 1 Trutz-Đức 2 EUR 39.122 1.305 102.110 4 Ghép 2 Autoleveller Trutz-Đức 2 EUR 46.803 1.305 122.150 5 Sợi thô (120cọc) Trung Quốc 3 USD 48.100 1 144.300 6 Sợi con (516 cọc) Trung Quốc 18 USD 31.900 1 574.200 7 Đánh ống Schlafthorst-Đức hoặc Murata-Nhật 2 EUR 154.500 1.305 403.250 Cộng 37 USD 2.042.996 II Thiết bị phụ trợ 1 Thiết bị thí nghiệm Nhập khẩu 1bộ USD 150.000 1 150.000 2 Điều không, máy lạnh 400-500 RT nt 01hệ thống USD 350.000 1 350.000 3 Thiết bị phụ trợ khác nt 01hệ thống USD 25.000 1 25.000 4 Hệ thống khí nén nt 01hệ thống USD 55.000 1 50.000 5 ống sợi, thùng cúi nt 1 USD 30.000 1 30.000 Cộng VND 41.917,34 6 Trạm điện 1 VND 900tr III Chi phí lắp đặt VND 200tr IV- Chi phí xây lắp: TT Nội dung Đơn vị Khối lượng Đơn giá (1000 VND) Thành tiền (trđ) 1 Nhà văn phòng công ty m2 500 1.500 750 2 Kho bông sợi m2 500 800 400 3 Xưởng sản xuất chính m2 4.800 1.500 7.200 4 Khu điều không, phụ trợ m2 1.000 2.000 2.000 5 Nhà ăn m2 108 1.200 130 6 Nhà để xe m2 100 300 30 7 Nhà bảo vệ m2 10 1.000 10 8 Hệ thống PCCC HT 780 9 Hạ tầng, đường nội bộ HT 1.200 Cộng 12.500 Chi phí XBCB khác: 300 triệu đ Bao gồm chi phí, khảo sát địa chất, thiết kế chi tiết kỹ thuật, dự toán chi tiết, thẩm định . . Chi phí đào tạo nhân công: 100 triệu đ Lãi vay trong thời gian xây dựng: theo bảng tính lãi vay kèm theo (bảng 13). Dự phòng: do thời gian lắp đặt và tiến độ thi công xây dựng dự án ngắn để mức dự phòng là 5% (1+2+3+4). Tiền thuê đất ban đầu 1.5ha cho giai đoạn 1: 300.000$ Đầu tư giai đoạn 2 : 24.498,22 triệu đ (dây truyền chải kỹ 800tấn/năm) Bảng 4: Các thiết bị dùng trong giai đoạn 2 của dự án TT Chủng loại Nhãn hiệu nước SX Số lượng CCY Đơn giá Tỷ giá Thành tiền I Dây truyền chính 1 Máy chải thô Trutz-Đức 2 EUR 83.146 1.25 207.865 Phanh điện -- 2 EUR 0.541 1.25 1.353 Thiết bị mài kim mui -- 1 EUR 5.632 1.25 7.040 Mài kim -- 1 EUR 8.891 1.25 11.114 Phụ trợ thiết bị mài kim -- 1 EUR 0.627 1.25 0.784 2 Ghép Autoleveller Trutz-Đức 1 EUR 46.803 1.25 58.504 3 Cuộn cúi Rieter-Thuỵ sỹ 1 CHF 14.000 0.7968 114.740 4 Chải kỹ Rieter-Thuỵ sỹ 2 CHF 153.000 0.7968 243.820 5 Sợi thô (120cọc) TQ-EU 2 USD 48.100 1 96.200 6 Sợi con (516 cọc) TQ-EU 14 USD 31.900 1 446.600 7 Đánh ống Savio-Italy 2 EUR 135.000 1.25 337.500 II Thu gom phế liệu LTG-Đức 1 EUR 20.000 1.25 25.000 Cộng 23 USD 1.550.520 * Vốn lưu động cho giai đoạn 1 Nhu cầu vốn lưu động cho năm đầu và các năm tiếp theo được tính toán theo bảng đính kèm, mức vay vốn lưu động dự kiến cao nhất là: 8tỷ, trên cơ sở thực tế nhà máy đi vào hoạt động ngân hàng sẽ xem xét đầu tư vốn lưu động. 2.3.8 Hiệu quả của dự án * Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 Ngân hàng cho vay ngoại tệ đầu tư nhập khẩu thiết bị, trên cơ sở đối ứng 15% vốn tự có còn lại 85% ngân hàng cho vay. Tạm tính theo dự án, như sau: - Cho vay ngoại tệ: Vốn cho vay = 85% x Giá trị thiết bị = 85% x 2.607.996$ = 2.216.796$, quy đổi theo tỷ giá giữa USD và VND là 15.800 thì giá trị bằng VND= 35.025 trđ - Cho vay VNĐ để thực hiện đầu tư xây lắp. Nguồn vốn Giá trị (ngàn đồng) 1. Tổng nguồn vốn GĐ1 (bao gồm chi phí thuê đất) 64.697,21 2. Vốn tự có, tự huy động của doanh nghiệp 23.130,21 3. Vốn vay NH Thương mại 41.567,00 Vay NHNo HN 21.567,00 vay NHĐT (đã ký HĐTD ngày 26.7.2005) 20.000,00 Nguồn vốn tự có được đảm bảo bằng một phần vốn điều lệ và vốn vay từ các cổ động (kèm theo thoả thuận vay vốn) - Vốn góp theo điều lệ: 13.500,00 tr đ - Vốn vay từ các thành viên công ty: 17.000,00 tr đ * Chi phí hoạt động, doanh thu, lãi vay vốn lưu động của dự án - Công suất giai đoạn 1: 1.400tấn SP - Công suất năm 1: 80%, từ năm thứ 2: 90%, từ năm thứ 3 công suất 100% - Tỷ giá USD tại thời điểm năm 0: 15.800VND/USD - Lãi suất chiết khấu: 7.8% + Lãi suất vay ngoại tệ ngân hàng đưa vào tính toán: 6%/năm + Chi phí cơ hội vốn tự có và huy động: 12%/năm - Giá bông chải thô: 1.15 USD/Kg - Giá bán sợi chải thô Ne 30/1: 31.000đ/kg phù hợp với giá của thị trường - Khấu hao: áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng theo QĐ 206 + Khấu hao thiết bị: 10 năm (vòng đời thiết bị 15năm) + Khấu hao nhà xưởng: 25năm - Chi phí thuê đất phân bổ đều cho các năm, từ năm có doanh thu * các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án được tính dựa vào số liệu mà khách hàng cung cấp. Dự án được đưa vào khai thác và có doanh thu từ năm QI/2006. NPV (7%): 18,649.75 NPV (7.8): 14,705.23 NPV (8.5%): 11,792.85 IRR: 11.60% Thời gian thu hồi vốn bình quân: 4.57 Bảng 5 HIỆU QUẢ DỰ ÁN Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Đầu tư 59,957.21 2 Vay nợ 41,567.00 3 Thanh lý TS 15,853.04 Thu hồi chi phí thuê đất 3,555.00 4 Doanh thu 32,740.96 40,648.44 46,281.76 47,740.00 48,825.00 49,910.00 50,995.00 52,080.00 53,165.00 54,250.00 5 Chi phí sản xuất 27,241.66 30,847.33 34,470.56 34,931.33 35,384.79 35,840.99 36,299.91 36,761.57 37,225.95 37,693.06 Lãi ngân hàng 3,145.40 2,916.53 2,714.82 2,183.82 1,607.82 1,067.91 Lãi vay vốn có định 2,463.20 2,198.82 1,754.82 1,223.82 647.82 107.91 Lãi lưu động 682.21 717.71 960.00 960.00 960.00 960.00 0.00 0.00 0.00 Khấu hao 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 4,942.44 Chi phí thuê đất 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 Thu nhập thuần -2,687.29 1,843.40 4,055.19 5,583.67 6,791.20 7,959.92 9,653.90 10,277.25 10,897.86 27,368.79 Thuế thu nhập 0.00 0.00 567.73 781.71 1,901.54 2,228.78 2,703.09 2,877.63 3,051.40 7,663.26 Thu nhập ròng -2,687.29 1,843.40 3,487.46 4,801.95 4,889.67 5,731.14 6,950.81 7,399.62 7,846.46 19,705.53 6 Trả vốn vay 2,370.00 6,800.00 8,400.00 9,600.00 9,600.00 4,800.00 7 Dòng tiên ròng -59,957.21 2,255.14 6,785.83 8,429.90 9,744.39 9,832.10 10,673.58 11,893.25 12,342.05 12,788.90 40,501.01 8 Dòng tiền lũy kế -59,957.21 -57,702.07 -50,916.23 -42,486.33 -32,741.95 -22,909.85 -12,236.27 -343.03 11,999.03 24,787.93 65,288.94 Lãi xuất chiết khấu 7.8% NPV (7%) 18,649.75 NPV (7.8) 14,705.23 NPV (8.5%) 11,792.85 IRR 11.60% Thời gian thu hồi vốn bình quân 4.57 Thời gian thu hồi vốn bình quân = Vốn đầu tư/( Khấu hao hàng năm + bình quân thu nhập thuần hàng năm) Dòng tiền dòng = thu nhập ròng + khấu hao - đầu tư + thanh lý tài sản Khảo sát độ nhạy của dự án Bảng 6: THAY ĐỔI NPV THEO CHI PHÍ VÀ DOANH THU Đơn vị: Triệu đồng Chi phí -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% Doanh thu -15% -23,435.55 -10% -10,721.96 -5% 1,991.64 0 42,865.59 33,478.81 24,092.02 14,705.23 5,318.45 (4,068.34) (13,455.13) 5% 27,418.83 10% 40,132.42 15% 52,846.02 Bảng 7: CHỈ SỐ LẠM PHÁT TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Mức lạm phát trong nước hàng năm 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2.5% 2 Mức lạm phát ngoài nước hàng năm 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 0.5% 3 Chỉ số giá trong nước 1 103% 105% 108% 110% 113% 115% 118% 120% 123% 125% 4 Chỉ số giá ngoài nước 1 101% 101% 102% 102% 103% 103% 104% 104% 105% 105% 5 Chỉ số tăng chỉ giá 1 101% 101% 102% 102% 103% 103% 104% 104% 105% 105% 6 Tỷ giá 15.80 15.96 16.12 16.28 16.44 16.60 16.76 16.93 17.09 17.25 17.42 Bảng 8: DOANH THU Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Tồn kho đầu kỳ 89.60 100.80 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 2 Sản xuất trong kỳ 1,120.00 1,260.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 3 Tồn kho cuối kỳ 89.60 100.80 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 112.00 4 Thay đổi tồn kho 89.60 11.20 11.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5 Sản lượng bán ra 1,030.40 1,248.80 1,388.80 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 1,400.00 6 Giá bán 31.78 32.55 33.33 34.10 34.88 35.65 36.43 37.20 37.98 38.75 7 Doanh thu trước thuế 32,740.96 40,648.44 46,281.76 47,740.00 48,825.00 49,910.00 50,995.00 52,080.00 53,165.00 54,250.00 8 VAT 3,274.10 4,064.84 4,628.18 4,774.00 4,882.50 4,991.00 5,099.50 5,208.00 5,316.50 5,425.00 9 Doanh thu sau thuế 36,015.06 44,713.28 50,909.94 52,514.00 53,707.50 54,901.00 56,094.50 57,288.00 58,481.50 59,675.00 Bảng 9: TỔNG HỢP CHI PHÍ Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Chi phí trực tiếp Nguyên vật liệu 24,178.84 27,504.63 30,899.24 31,239.14 31,580.42 31,923.08 32,267.10 32,612.50 32,959.28 33,307.43 Bông (chải kỹ) - - - - - - - - - - Bông (chải thô) 22,198.77 25,222.72 28,303.41 28,582.95 28,863.86 29,146.15 29,429.81 29,714.84 30,001.25 30,289.03 Vật liệu phụ (ống giấy) 143.27 165.11 187.82 192.19 196.56 200.93 205.30 209.66 214.03 218.40 Điện năng 1,836.80 2,116.80 2,408.00 2,464.00 2,520.00 2,576.00 2,632.00 2,688.00 2,744.00 2,800.00 Lương công nhân 1,463.70 1,499.40 1,535.10 1,570.80 1,606.50 1,642.20 1,677.90 1,713.60 1,749.30 1,785.00 2 Chi phí gián tiếp 1,500.38 1,744.54 1,937.48 2,022.64 2,099.12 2,176.96 2,256.16 2,336.71 2,418.62 2,501.89 Chi phí quản lý 335.59 426.81 497.53 525.14 549.28 573.96 599.19 624.96 651.27 678.12 Sửa chữa lớn 661.39 677.52 693.65 709.79 725.92 742.05 758.18 774.31 790.44 806.58 Chi phí ngoài sản xuất 503.39 640.21 746.29 787.71 823.92 860.95 898.79 937.44 976.91 1,017.19 3 Chi phí thuê đất 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 98.75 4 Tổng chi phí chưa có VAT 27,241.66 30,847.33 34,470.56 34,931.33 35,384.79 35,840.99 36,299.91 36,761.57 37,225.95 37,693.06 VAT đầu vào 249.61 279.79 311.18 317.22 323.26 329.29 335.33 341.37 347.40 353.44 Nguyên vật liệu 198.01 228.19 259.58 265.62 271.66 277.69 283.73 289.77 295.80 301.84 Khấu trừ từ khấu hao TSCĐ 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 51.60 5 Tổng chi phí có VAT 27,491.27 31,127.12 34,781.75 35,248.55 35,708.05 36,170.28 36,635.24 37,102.93 37,573.35 38,046.50 * Thâm nhập thị trường và chính sách tiêu thụ sản phẩm Để đưa được sản phẩm ra thị trường và được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp dùng nhiều hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm: quảng cáo trên báo, chào hành trực tiếp trên mạng internet,…Bên cạnh đó doanh nghiệp không ngừng giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đi vào lưu thông tạo uy tín và củng cố uy tín trên thị trường. Kết luận Theo các số liệu tính toán trên cho thấy dự án và mức giá kinh doanh là hoàn toàn khả thi, dự án chắc chắn sẽ đạt hiệu quả kinh tế. Thị trường đầu ra, đầu vào như đã phân tích có sự ổn định, không có sự biến động trong kỳ phân tích. 2.3.9 Kế hoạch vay vốn, kế hoạch trả nợ Theo bảng đính kèm (bảng 13) 2.4 Bảo đảm tiền vay Doanh nghiệp có đủ điều kiện áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: - Doanh nghiệp có khả năng tài chính thực hiện dự án - Dự án khả thi - Vốn tự có tham gia chiếm 40% tổng giá trị đầu tư Kết luận: Đối với cho vay dài hạn đầu tư TSCĐ: 1. Áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay (tối đa 75%) bằng tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có, giá trị tài sản ban đầu ước tính theo dự án: 30.755.900.000đ, cụ thể gồm: TT Chỉ tiêu Số lượng Giá trị Qui đổi USD Tỷ giá 1.25 1 Hệ thống cung bông 01 267.874 EUR 334.842,50 USD 2 Máy chải năng suất cao TC03 03 máy 266.212 EUR 332.765,00 USD 3 Máy ghép đặc tính cao 04 máy 171.849 EUR 214.811,25 USD 4 Máy đánh ống nối vê tự động 02 máy 270.000 EUR 337.500,00 USD 5 Máy sợi thô 120 cọc 03 máy 144.000 USD 144.000,00 USD 6 Máy sợi con 516 cọc 18 máy 582.660 USD 582.660,00 USD Cộng (quy đổi USD) 1.946.579,00 USD 2.Nhà ở 3.5tầng 300m2 xây dựng/96m2 đất tại số 3, ngách 43/17 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đường nội bộ rộng 7,5m trị giá mặt tiền rộng 8,25m: Nhà ở (ốp gỗ) 300m2 x 2.000.000đ/m2 = 600.000.000đ Đất ở 96m2 x 48.000.000đ/m2 = 4.600.000.000đ Cộng: 5.200.000.000đ 3. Nhà ở 3.5 tầng 150m2 xây dựng/46m2 đất tại số 3, ngách 43/17 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà nội, đường nội bộ rộng 7,5m trị giá mặt tiền rộng 4m: Nhà ở 150m2 x 1.500.000đ/m2 = 225.000.000đ Đất ở 46m2 x 45.000.000đ/m2 = 2.070.000.000đ Cộng: 2.295.000.000đ 4. Tổng giá trị TSĐB là: 38.250.900.000đ Đối với nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động cho hoạt động SXKD của nhà máy, dự kiến mức vay tại NHNo Hà nội là 3tỷ đồng, áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản là nhà ở và đất ở. Kết luận và kiến nghị của cán bộ thẩm định Sau 14 ngày làm việc, việc thẩm định dự án trên kết thúc vào ngày 19/12/2004, cán bộ phòng thẩm định Lý Mạnh Hà rút ra kết luận: Sau khi thẩm định các điều kiện và phương án vay vốn của khách hàng, cho thấy: Doanh nghiệp là một pháp nhân đầy đủ - Doanh nghiệp có khả năng tài chính tham gia vào thực hiện dự án - Dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý, khả thi, có khả năng trả nợ - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Cán bộ Lý Mạnh Hà đã xin chịu trách nhiệm các số liệu thẩm định nêu trên trước lãnh đạo phòng Thẩm định và Ban giám đốc và trình lên Phòng thẩm định và Ban giám đốc xem xét quyết định cho vay dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sợi Vĩ Sơn” tại khu công nghiệp Đại An, Tp Hải Dương của Công ty Cp Vĩ Sơn theo nội dung sau: - Số tiền cho vay tối đa: 1.365.000,00 USD (70% giá trị thiết bị dây truyền chính nhập khẩu, tạm tính theo dự án là 1.946.579,00 USD, bao gồm các loại ngoại tệ khác quy đổi) - Đồng tiền cho vay: Nhận nợ bằng EUR, USD (theo đồng tiền thanh toán của các hợp đồng nhập khẩu ký kết) - Mục đích vay vốn: Nhập khẩu thiết bị, máy móc thực hiện dự án nhà máy sợi Vĩ Sơn, bao gồm danh mục thiết bị như sau: TT Chỉ tiêu Số lượng Giá trị Qui đổi USD Tỷ giá 1.25 1 Hệ thống cung bông 01 267.874 EUR 334.842,50 USD 2 Máy chải năng suất cao TC03 03 máy 266.212 EUR 332.765,00 USD 3 Máy ghép đặc tính cao 04 máy 171.849 EUR 214.811,25 USD 4 Máy đánh ống nối vê tự động 02 máy 270.000 EUR 337.500,00 USD 5 Máy sợi thô 120 cọc 03 máy 144.000 USD 144.000,00 USD 6 Máy sợi con 516 cọc 18 máy 582.660 USD 582.660,00 USD Cộng (quy đổi USD) 1.946.579,00 USD - Phương thức cho vay: Theo dự án đầu tư - Phương thức giải ngân: chuyển khoản - Thời hạn cho vay: 72 tháng - Thời gian ân hạn: 12 tháng - Thời gian trả nợ: 60 tháng - Lãi suất cho vay: + Lãi suất cho vay đối với đồng USD: áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 6%/năm điều chỉnh 06 tháng/lần bằng lãi suất huy động tiết kiệm USD 12 tháng trả lãi sau của NHNo Hà nội tại thời điểm điều chỉnh c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7696.doc
Tài liệu liên quan