Tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Mơ: ... Ebook Nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Mơ
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các như cầu về vốn của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, "b à đỡ" của mọi nền kinh tế.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng. Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Vì thế, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, Ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao, phân tích tài chính khách hàng là một trong những nội dung đó.
Như vậy , quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các Doanh nghiệp) ngày càng găn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, doanh thu cua Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại cua Ngân hàng. Để tránh được những rủi ro tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng trong khâu phân tích đánh giá tài chính đối với khách hàng - khâu quyết định xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng không.
Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng từ 85% - 95% doanh thu, tuy nhiên công tác phân tích tín dụng, trong đó có phân tích tài chính khách hàng vẫn còn nhiều bất câp dẫn đến hiệu quả cho vay chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao…. Đặc biệt Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ mới đi vào hoạt động, Cán bộ Tín dụng là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy qua thực tập tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ, tôi đã chọn đề tài:
"Nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ".
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng ngân hàng
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm hàng hoá. Nhưng chính nó lại là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa cơ bản sau:
Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả
Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa
Định nghĩa 3: Theo quan điểm của Marx: tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng. Sau một thời gian nhất định thu hồi lại lượng giá trị lớn hơn ban đầu
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trọng một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn thành theo thời hạn đã thoả thuận
Giá trị tín dụng
T+L
Trái chủ
(Creditor)
Người cho vay
(Lender)
Thụ trái
(Debtor)
Người đi vay
(Borrower)
Quan hệ tín dụng có thể diển tả theo mô hình sau:
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện những nội dung sau:
Trái chủ hay còn gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay còn gọi là người đi vay một lượng nhất định
Người đi vay chỉ được quyền sử dụng tạm thưòi trong một thời gian nhất định
Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác, người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Marx viết"Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên thêm trong quá trình vận động"
Đặc trương của Tín dụng Ngân hàng là lòng tin tính thời hạn và tính hoàn trả. Chính nhờ hoạt động tín dụng mà Ngân trang trải được mọi chi phí phát sinh và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng.
Trong Ngân hàng thương mại cho vay nghĩa hẹp của hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Kinh tế càng phát triển, lực lượng cho vay của các Ngân hàng thương mại càng tăng, loại hình và cách thức cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng. Hiện nay, ở những nước đang phát triển, khi một Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay và sẽ đầu tư vào đâu, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn. Ngược lại, ở những nước đã phát triển, vấn đề đặt ra ở những nước này là lợi tức có cao không và an toàn không.
Cho vay của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh chủ chốt và là nguồn thu chính của Ngân hàng thươngmại. Tuy nhiên song hành với lợ nhuận thu được là độ rủi ro cao. Vì vậy, chất lượng của hoạt động là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để tăng trưởng và phát triển, quy mô của hoạt động cho vay mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là chất lượng của hoạt động này
1.2 Vai trò của hoạt động phân tích tài chính khách hàng khi cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM)
NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt - hàng hoá tiền tệ. Nguồn tiền của các NHTM đang có sự thay đổi mạnh mẽ do giá tăng cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng, giữa Ngân hàng với các tổ chức tài chính khác dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá. Công nghệ Ngân hàng cho phép Ngân hàng có thể chuyển nguồn tiền của mình đầu tư tới các vùng, các thị trường khác nhau ngày càng xa trụ sở chính. Điều này một mặt cho phép Ngân hàng giảm bớt rủi ro thông qua đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường song mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro do tính biến động lớn trên thị trường tiền gửi và khu vực do thông tin sai lệch…
Có nhiều loại rủi ro tác động tới Ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cho vay. khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, Ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Và nhìn chung Ngân hàng quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, không thể dự đoán chính xác các khả năng sẽ xảy ra hơn nữa không phải mọi cán bộ Ngân hàng có khả năng phân tích tín dụng tốt. Do vậy, trên quan điểm ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ có thể đề phòng hạn chế chứ không thể loại trừ.
Rủi ro tín dụng là tình trạng người vay không trả hoặc không hoàn trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng có những nguyên nhân chính sau:
Những nguyên nhân bất khả kháng: như thiên tai, chiến tranh những thay đổi tầm vĩ mô vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn cho vay…
Những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay: liên quan đến trình độ, khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, cũng có cả trường hợp người vay chây ì không trả nợ.
Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng: trước hết do sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ nên có nhiều thiếu sót trong quá trình thu thập thông tin và hạn chế trong quá trình phân tích thông tin về khả năng tài chính, kỹ thuật, khả năng quản lý kinh doanh của người vay, đạo đức người vay… dẫn đến quyết định cho vay không đúng. Sự yếu kém trong quá trình quản lý giám sát các khoản vay cũng tạo nguy cơ không thu được tiền. Ngoài ra có nhiều cán bộ ngân hàng đã tiếp tay với khách hàng, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Trong ba nhóm nguyên nhân trên thì nhóm đầu khó phòng nhưng ít xảy ra, chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhóm thứ hai thường xuyên xảy ra nhất chiếm tỷ trọng lớn. Nhóm thứ ba không nhiều nhưng khó khắc phục, thường kết hợp với nhóm thứ hai.
Đứng trước thực trạng cho vay là nghiệp vụ chủ đạo mà rủi ro tín dụng thì luôn thường trực, hơn nữa lại diễn ra hết sức phức tạp khó phòng tránh nên việc cho vay đối với các NHTM luôn phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ với những bước phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của khách hàng, kết quả của những phân tích ấy cho thấy khả năng sinh lời, mức độ rủi ro của phương án hoặc dự án sẻ dụng vốn vay, có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cho vay hay không của ngân hàng do đó phân tích tài chính khách hàng có vai trò rất quan trọng
Trên thực tế, việc xác định cácthông số phi tài chính như uy tín, năng lực, đạo đức, mục đích sử dụng vốn vay, triển vọng của khách hàng…Là rất khó, mang tính chất định tính. Vì vậy, những thông tin tài chính định lượng là rất quan trọng đối với ngân hàng trong đánh giá, lựa chọn khách hàng. Phân tích tài chính khách hàng cho ngân hàng xác định được các yếu tố về lưọng của nhu cầu vay vốn tín dụng, xác định được thời hạn hợp lý của khoản vay, xác định các kỳ hạn trả nợ… đối với từng khách hàng. Như vậy phân tích tài chính khách hàng không chỉ là nhu cầu thiết thân mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi NHTM .
1.3 Phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHTM
Có thể hiểu phân thích tài chính khách hàng đối với NHTM là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính khả năng và tiềm lực của khách hàng giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ.
Phân tích tài chính khách hàng tại các ngân hàng thương mại nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Xác định rõ hiện trạng tài chính của khách hàng: giá trị tài sản, tình hình nợ, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán…
Dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng: khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ vay….
Dự đoán được những trường hợp xấu có thể xẩy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
Phân tích tình hình tài chính cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính, hoạt động của khách hàng được cụ thể hoá qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính và chúng được thể hiện trên các báo cáo của kế toán vào cuối mỗi kỳ kinh doanh, thường là một niên độ. Nội dung của các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kỳ kinh doanh của khách hàng.
Các thông tin được dùng để phân tích tài chính khách hàng là:
Bảng cân đối kế toán: còn gọi là bảng tổng kết tài sản là báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả thực trạng tài chính của một khách hàng tại một thời điểm nào đó. Nội dung của bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một khách hàng tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ kinh doanh.. Kết cấu của bảng được chia thành hai phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản gồm nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhàphân tích đánh giá được tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và trình độ sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên mặt hạn chế của bảng cân đối kế toán cũng như các báo cáo tài chính nói chung làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tình hình tài chính đó là dữ liệu mà chúng cung cấp thuộc về quá khứ trong khi phân tích lại hướng đến tương lai. Người ta luôn muốn biết liệu một kết quả nào đó của năm nay có được lặp lại vào năm tới không?
Thí dụ: Bảng 1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
A- Tài sản
436391
831901
1128010
I.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
315779
703027
997489
1. Tiền
128985
165983
192861
2. Các khoản đầu tư tài chính NH khác
15
15
15
3. Các khoản phải thu
123190
443468
610495
4. Tài sản lưu động khác
4603
11105
-10348
5. Hàng tồn kho
58985
82454
204466
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
120612
128874
130521
1.Tài sản cố định
65914
72107
85120
Nguyên giá
70902
79676
97790
Hao mòn (luỹ kế)
(4988)
(7569)
(12670)
2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
17
17
17
3. Chi phí xây dựng dở dang
54681
56751
45384
B. Nguồn vốn
436391
831901
1128010
I. Nợ phải trả
287591
390830
679831
Nợ ngắn hạn
80975
103041
146115
Trong đó: Phải trả người bán
15421
24109
35215
Phải trả khác
42402
59807
35215
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
148800
441071
448179
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tại những thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp phân tích so sánh được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng - VAT.
Hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán. Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hoá có thể xảy ra vào một thời điểm khác. nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
356421
608816
813259
Doanh thu thuần
355141
604503
812857
Giá vốn hàng bán
274207
292201
744989
Lợi nhuận gộp
80934
312302
67868
Chi phí bán hàng
61654
315
38313
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8680
28469
29376
Lợi nhuận từ HĐKD
10600
283517
9932
lợi nhuận khác
9564
8646
29791
Tổng lợi nhuận trước thuế
20164
292163
39724
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
5105
4155
9743
Lợi nhuận sau thuế
15058
288007
29981
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của khách hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin giúp người sử dụng đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán trong tương lai lượng tiền mang lại từ hoạt động của khách hàng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính đồng thời, giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chín chưa được trình bày, giải thích rõ ràng, cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của khách hàng, chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn quan trọng…
- Các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng
1.3.2 Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cho nhiều đối tượng trong xã hội, đó là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh… Trong số đó, khách hàng lớn nhất, thường xuyên nhất, quan trọng nhất vẫn luôn là các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kế toán tuân thủ theo những nguyên tắc chung luật đề ra, các báo cáo tài chính trình ngân hàng phải tuân theo những quy chuẩn nhất định, đây là thuận lợi cho quá trình phân tích của ngân hàng. Trong phương pháp phân tích khách hàng nêu sau đây, tập trung nêu các phương pháp phân tích đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua chất lượng hoạt động và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về lý thuyết có các phương pháp để phân tích tài chính khách hàng là: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont, …
*Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (Thống nhất về mặt không gian, thời gian, nội dụng, tính chính xác và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc thời gian và không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình đang phân tích tốt hay xấu, được hay là chưa được.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng của một chỉ tiêu nào đó.
*Phương pháp so sánh
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến động của các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến động của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giátình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của khách hàng với tỷ lệ tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được phối hợp với phương pháp tỷ lệ. Các tỷ lệ tài chính được phân thành những nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đó là:
Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán nhanh: gồm các chỉ tiêu như: tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ than toán nhanh, tỷ lệ thanh toán hiện hành
Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính: hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số cơ cấu nguồn vốn, hệ số cơ cấu nợ…
Nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động: gồm vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tài sản.
Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: hệ số doanh lợi doanh thu, hệ số doanh lợi tài sản, hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
*Phương pháp phân tích tài chính Dupont:
Những thông tin quan trọng về điều kiện tài chính của một doanh nghiệp thể hiện ở một số hệ số tài chính chứ không chỉ riêng ở một hệ số. Bản chất của Phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập/tài sản (ROA), thu nhập sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE), thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. Cụ thể có thể tách ROE như sau:
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Trong đó
Vậy phương trình Dupont được viết lại là:
Tác dụng của phương trình:
Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn).
Cho phép phân tích lượng hoá những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng phương pháp loại trừ.
Đề xuất các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng tỷ suất sinh lời.
1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng
*Phân tích trước khi cho vay
Trước bất kỳ một yêu cầu vay vốn nào, Ngân hàng luôn phải xem xét, phân tích kỹ khách hàng, về phương án dự án xin tài trơ. Quá trình này goik là phân tích tín dụng hay thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng là một nội dung trong đó. Dựa trên những nguồn thông tin thu thập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng nhằm xác nhập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng nhằm xác định được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm năng tương lai và dự báo khả năng tra nợ của khách hàng. Việc phân tích này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của Ngân hàng. phân tích tình hình tài chính bao gồm nhiều nội dung nhưng tập trung và phân tích khả năng sinh lời và phân tích rủi ro từ đó xác định khả năng trả nợ.
Khả năng sinh lời của khách hàng là khả năng lâu dài và liên túc của một khách hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính gắn liền với khả năng tạo lợi nhuận. Khả năng sinh lợi là vấn đề quan tâm đầu tiên của Ngân hàng. Nếu người vay kinh doanh không có lãi thì ngay cả việc trả nợ gốc cho Ngân hàng cũng là điều khó khăn chưa nói đến việc trả lãi. khả năng sinh lợi xao thì khả năng trả nợ cao và ngược lại. Nghiên cứu khả năng sinh lợi của khách hàng trong quá khứ và hiện tại sẽ giúp Ngân hàng sự đoán khả năng trả nợ trong tương lai. Hơn thế, khả năng sinh lợi của khách hàng sinh lợi, Ngân hàng phân tích một số chỉ tiêu như: doanh lợi doanh thu, doanh lợi tài sản, hệ số quay vòng tài sản…. các thông số để phân tích được lấy từ báo kết quá kinh doanh, bảng cân đối kế toán.
Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó sẽ xuất hiện, rủi ro xảy ra cho khách hàng cũng chính là rủi ro cho Ngân hàng vì nguy cơ không thu hồi được món vay. Tình trạng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi thua lỗ kéo dài sẽ làm mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng. Trong trường hợp người vay vốn bị phá sản thì nguy cơ không thu hồi được nợ của Ngân hàng sẽ rất cao. Phân tích rủi ro là việc Ngân hàng dựa vào số liệu trên bảng cân đối để tính toán đánh giá các chỉ tiêu như: tỷ lệ thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng cân đối vốn.. để xác định tính lành mạnh, an toàn của tài chính khách hàng
*Phân tích trong khi cho vay
Phân tích trước khi cho vay là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định tín dụng. Nếu qua phân tích Ngân hàng chấp nhận cho vay thì thế theo Ngân hàng phải thực hiện phân tích trong khi cho vay. khi cho vay, quyền sử dụng vốn của Ngân hàng đã chuyển giao cho khách hàng nhưng Ngân hàng vẫn có quyền và nghĩa vụ kiểm tra theo dõi món vay. Kiểm tra theo dõi món vay dưới giác độ công tác phân tích tài chính khách hàng bao gồm các công việc.. xác định nguồn vốn trả nợ, phân tích lại các chỉ tiêu tài chính căn cứ vào các báo cáo tài chính trong các kỳ kế toán tiếp theo mà khách hàng có nghĩa vụ phải gửi cho Ngân hàng. Việc phân tích này giúp Ngân hàng thất được hiệu quả việc đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng của khách hàng, thấy tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có diễn ra đúng theo điều kiện hay không, có xu hướng biến động tốt hay xấu… từ đó là cơ sở hay yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp hay tìm cách hối thúc trả nợ sớm.
*Phân tích sau khi cho vay
Quan hệ tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi đủ gốc và lãi. Cáckhoản tín dụng đảm báo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn, Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay không hoàn trả hay không hoàn trả đúng hạn, Ngân hàng phải phân tích các nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý, Ngân hàng vẫn phải theo sát hoạt động của khách hàng để khi thấy khách hàng có nguồn thu bằng cách hối thúc trả nợ ngay.1.3.4.Nội dung hoạt động phân tích đối với khách hàng vay vốn
1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính
Khi cho vay vốn điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh khoản của khách hàng tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
a) Đối với cho vay ngắn hạn
*Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riêng gì Ngân hàng mà rất nhiều đối tượng khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào liên quan đến doanh nghiệp như nhà đầu tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên.. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vì nó phản ánh được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp
Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi những tài sản lưu động thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời kỳ trả nợ.
Tài sản lưu động gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn…. cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm.
Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp là lớn hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành nghề khác nhau.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt. Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn,chi phí cho việc lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác không sinh lời nên cũng không phải là tốt.
Hệ số khả năng thanh toán
*Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho có lâu hay không, có quay vòng nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tất yếu có hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng nhiều hay ít tuỳ vào nhiều yếu tố khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh…
*Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Hệ số này cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, mức độ tự tài trợ của đơn vị đối với tổng nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ, khả năng an toàn về trả nợ cao. Khi đơn vị vay có vốn tự có trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì họ sẽ có trách nhiệm cao hơn khi sử dụng vốn, tức là họ sẽ bị ràng buộc với vốn vay hơn. Mặt khác trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì vốn tự có sẽ là một nguồn vốn quan trọng để trả một phần nợ vay ngắn hạn. Vì vậy, một điều kiện quan trọng của tín dụng Ngân hàng là: các đơn vị vay phải có vốn tự có, ngân hàng chỉ cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu của các đơn vị vay, hoặc cho vay bổ sung vốn đầu tư trong các dự án sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình phân tích thông qua các nhóm chỉ tiêu trên, Ngân hàng có thể phát hiện được các khoản nợ có vấn đè khi có những dấu hiệu khó khăn về tài chính, như: tỷ suất lợi nhuận giảm, tỷ suất tự tài trợ giảm, số dư tiền gửi giảm sút, gia tăng bất thường số hàng tồn kho, gia tăng các khoản nợ thương mại, gia tăng các khoản phải thu….
b) Đối với cho vay trung và dài hạn
khi phân tích tình hình tài chính khách hàng đối với cho vay trung và dài
hạn, các NHTM thường tập trung phân tích các nhóm tỷ lệ và các tỷ lệ cụ thể sau:
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn gốc và cấu thành hai loại vốn này xác định sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường muốn sử dụng vốn tự có nhỏ nhất bởi vì: chi phí của vốn chủ sở hữu lớn hơn so với chi phí của vốn vay, do khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp được hưởng một khoản tiết kiệm nhờ thuế, mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong toàn bộ vốn hoạt động thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do nguời cho vay gánh chịu. Trong khi đó, doanh nghiệp nắm phần lợi rõ rệt, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một số vốn ít nhưng được quyền sử dụng một lượng tài sản lớn để kinh doanh đang phát triển, sẻ quyền kiểm soát. Đặc biệt khi hoạt động của doanh nghiệp đang phát triển, lãi thu được trên tiền vay lớn hơn lãi suất tiền vay, lợi nhuận dành cho chủ doanh nghiệp tăng lên gấp bội. Doanh nghiệp càng vay càng có hiệu quả và khi đó rủi ro đến với người cho vay cũng càng lớn.
Bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn mở rộng doanh nghiệp doanh số hoạt động nhất là mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. song nếu càng lấn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ càng trở thành người gánh chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng phải tự hạn chế mình, chỉ cho vay trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường được Ngân hàng sử dụng khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp là:
Tỷ số này cho biết tổng số vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số vốn của doanh nghiệp đưa ra sản xuất kinh doanh. Tỷ số càng lớn, càng có sự đảm bảo cao cho các khoản nợ vay. Trong tình huống xấu nhất, khi doanh nghiệp không còn khả năng đối đầu với những cam kết trên thị trường và bị đặt vào tình trạng thanh lý thì số vốn tự có sẽ dùng để trang trải những khoản tổn thất phát sinh khi chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra còn dùng để trang trải những cam kết của doanh nghiệp như phí thanh lý, tiền phạt do không thực hiện hợp đồng, hoặc trả tiền trợ cấp cho người lao động nếu doanh nghiệp giải thể.
Mức tối thiểu của tỷ số này tuỳ thuộc vào từng ngành hoạt động. Ví dụ, những doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh tương đối ổn định có thể chấp nhận được tỷ số này ở mức thấp hơn doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất không ổn định. Những ngành mà tài sản cố định mang tính đặc thù chuyên dùng, có tính chuyên môn hoá cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác
Nói tóm lại, trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu thường phải đảm bảo những khoản mục có mức độ rủi ro cao như TSCĐ vô hình, TSCĐ có tính chuyên dùng, các bán thành phẩm…..
Tỷ số này cao phản ánh doanh nghiệp phụ thuộn nhiều vào chủ nợ, đó là cấu trúc vốn mạo hiểm. Tỷ số ._.này càng cao thì sự an toàn trong đầu tư càng giảm và do đó rủi ro của doanh nghiệp càng tăng, tuy nhiên tỷ số này cũng thay đổi theo ngành hoạt động. Ví dụ: giá trị của nó rất cao đối với ngành công nghiệp nguyên liệu, còn nó thấp hơn nhiều. Theo kinh nghiệm ở một số nước, người ta cho vay chỉ chấp nhận chỉ số này<1. Tức là tỷ số này càng gần 1, doanh nghiệp càng ít có khả năng được vay dài hạn.
Trong đó, nguồn vốn dài hạn là tổng hợp của hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán
Tỷ số tài trợ TSCĐ luôn phải lớn hơn 1 mới mang lại cho doanh nghiệp sự ổn định và an toàn tài chính. Vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất lâu dài của doanh nghiệp không thể thu hồi nhanh chóng nên nguyên tắc nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp phải đảm bảo đủ tài trợ cho TSCĐ và một phần tài sản lưu động tối thiểu, thường xuyên, cần thiết, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường không bị gián đoạn. tỷ số trên nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. tình hình tài chính của doanh nghiệp không bình thường, nếu NH đầu tư vốn vào doanh nghiệp trong tình trạng trên thì sẽ quá mạo hiểm.
*Nhóm chỉ tiêu sinh lợi
Chỉ tiêu này cho thấy sau khi đầu tư vào tài sản bằng nguồn vốn mới huy động sẽ đem lại hiệu quả cao hay thấp hơn so với lúc chưa đầu tư. Vì vậy, trong phân tích tài chính khách hàng để ra quyết định cho vay thì đây là tỷ lệ được Ngân hàng quan tâm.
Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về bao nhiêu doanh thu, từ đó đánh giá doanh nghiệp làm ăn như vậy có hiệu quả hay không.
*Nhóm tỷ lệ về khả năng trả nợ
Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các hệ số sau đây có thể được xét:
Vì nguồn vốn trả nợ dài hạn là khả năng tự tài trợ. Tỷ số này nêu lên thời hạn lý thuyến tối thiểu cần thiết để hoàn trả toàn bộ nguồn kinh phí vay muợn với giả thiết cho rằng khả năng tự tài trợ được dùng toàn bộ vào hoàn trả nợ vay. Nếu hệ số này bằng 3, điều đó có nghĩa là trong vòng 3 năm doanh nghiệp có khả năng tích luỹ được số tiền đủ để trả nợ dài hạn.
Khả năng thanh toán lãi vay thường xuyên được tính để đánh giá độ an toàn của việc hoàn trả nợ cho chủ nợ. Số tiền thu nhập trước khi trả thuế TNDN và các khoản tiền lãi cố định là số tiền sẵn sàng để thanh toán tiền lãi cho các khoản nợ vay dài hạn. hệ số này càng lớn càng tốt. Thông thường khả năng thanh toán lãi vay được xem là an toàn, hợp lý, nếu doanh nghiệp tạo ra khoản thu nhập gấp hơn hai lần khoản lãi cố định phải trả hàng năm.
Ngoài ra có thể xem xét khả năng trả nợ bằng cách so sánh lãi vay với doanh thu thuần. Theo kinh nghiệm thực tế người ta cho rằng tỷ lệ này phải dưới mức 3 % tỷ lệ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn:trước đây khi trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các chỉ tiêu này, việc thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đã có mà chủ dự án đã thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên quan điểm của doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với doanh nghiệp thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. còn các chỉ tiêu thuộc nhóm này đối với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Công thức tính:
Trong đó:
CFI phản ánh dòng chi (liên quan đến sự giảm sút ngân quỹ của doanh nghiệp)
CFi = Bi - C i với là khoản thu nhập ròng của năm thứ i
Là vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i
R là lãi suất chiết khấu
I là thứ tự các năm, i = (0, n), n là thứ tự các năm.
NPV càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết NPV phải lớn hơn 0 thì dự án mới được chọn. Đối với Ngân hàng, NPV của dự án dù có lớn đến mấy thì Ngân hàng cũng chỉ thu được gốc lẫn lãi vay, nhưng nếu NPV mà càng lớn thì Ngân hàng có khả năng thu hồi được gốc và lãi nhanh hơn vì lúc đó lợi nhuận cho dự án tạo ra chắc chắn trang trải được chi phí và gốc, lãi vay cho Ngân hàng. Nếu tỷ giá có thay đổi thì khả năng chống đỡ của dự án tốt nên khả năng thu hồi gốc và lãi vay tốt.
Chỉ tiêu NPV được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước do nó phản ánh chính xác nhất quy mô tiền lời của một dự ánh sau khi đã hoàn trả vốn đầu tư, tức là nó phản ánh chính xác hiệu quả của đầu tư về phương diện tài chính.
Để sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số quan điểm sau:
Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương cho dự án. khi đó cần phải tính được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh giá và tính toán.
Phải xác định được tỷ suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án, muốn vậy phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu, đó là các nhân tố:
Tỷ lệ lạm phát hàng năm: tỷ lệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới r, nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì r cũng phải tăng một tỷ lệ tương ứng và ngược lại.
Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khác dựa trên việc xác định chi phí cơ hội. Nhân tố ảnh hưởng này thương xuất hiện khi có các phương án loại trừ nhau cùng giúp nhà đầu tư được chọn phải thể hiện được tỷ lệ gia tăng do việc quyết định chọn phương án đầu tư này mà không phải là phương án khác.
Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượng giá trị do các yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đây chính là yếu tố đã quy định một việc xác định rủi ro r cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh là khác nhau, chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp do phải chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố rủi ro khách quan hơn là so với các dự án trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương nghiệp…
- Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR
IRR chính là tỷ suất chiết khấu sao cho NPV= 0 hay IRR được xác định bằng công thức:
Để đánh giá dự án, ta có thể đánh giá IRR của dự án bằng cách so sánh nó với giá trị IRR định mức. Tuỳ theo từng dự án mà IRR định mức có thể là lãi suất cho vay dài hạn, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, lợi tức cổ phần, chi phí cơ hội….
Để tính IRR tao phải làm như sau:
Chọn lãi suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn ta sẽ tính được NPV1.
Chọn lãi suất chiết khấu i2, tính được NPV2, giá trị này cần chọn sao cho NPV2 < 0.
Dùng phương pháp nội suy ta tính được:
*Ưu điểm của phương án này
IRR cho biết lãi suất mà tự bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư, IRR càng lớn thì càng tốt. Nếu có hai hay nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có tỷ suất thu hồi nội bộ tối đa thì sẽ chọn.
IRR còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay. Giả sử lãi suất vay là i % thì:
Nếu IRR < i thì dự án không đủ tiền để trả nợ
Nếu IRR > i thì nhà đầu tư không những sẽ trả được nợ mà còn có lời
Do vậy đối với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay khi IRR lớn hơn lãi vay và càng lớn càng tốt (thường thì IRR > 15 %)
Hệ số lợi ích trên chi phí
Tỷ số này cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số này càng lớn càng tốt nhưng nhất thiết phải lớn hơn 1 thì dự án mới được chọn.
Thời gian hoàn vốn đơn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn đơn (PP): là khoảng thời gian mà tại đó:
åt i=0CFi = 0Þ t = thời gian hoàn vốn đơn
Thời gian hoàn vốn chiết khấu: là khoảng thời gian mà tại đó
åt*i=0CFI/(1 + r)i = 0 Þ t* = thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn cho biết thời gian tối thiều, cần thiết để chủ dự án thu về số vốn đã bỏ ra. Đối với Ngân hàng, thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt, bởi vì, doanh nghiệp càng mau chóng thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu va sau khoảng thời gian nào đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận càng dài. và như vậy, khoản vay của NH dành cho doanh nghiệp càng được đảm bảo và doanh nghiệp càng nhanh chóng trả cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi.
*Nhóm chỉ tiêu về đo lường độ rủi ro của dự án
Điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn
*Điểm hoà vốn lãi lỗ
Gọi R: doanh thu bán hàng; F : tổng chi phí cố định; V: chi phí biến đổi một sản phẩm. X: lượng sản phẩm tiêu thụ; P: giá bán đơn vị sản phẩm; c: tổng chi phí trong kỳ
Ta có R = P x X
C = F + (V x X)
Theo khái niệm hoà vốn: R = CÛ P x X = F + (V x X)
Vậy
Sản lượng hoà vốn đạt từ 50% đến 60% công suất của dự án là tốt.
*Điểm hoà vốn trả nợ
Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó doanh thu do dự án tạo ra vừa đủ để trang trải gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
sản lượng tại điểm hoà vốn trả nợ đạt từ 30% đến 40% công suất của dự án là tốt
Phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy là kỹ thuật chỉ ra chính xác giá trị hiện tại ròng NPV thay đổi như thế nào khi một biến đầu tư vào thay đổi . các giá trị dễ thay đổi làm ảnh hưởng tới dòng tiền từ đó làm ảnh hưởng tới NPV là sản lượng bán hàng, giá bán, chi phí cố định, chi phí biến đổi.
Để phân tích ta cho một trong các yếu tố trên thay đổi, từ đó tính được các NPV mới, rồi tập hợp các NPV tính được để biểu diễn nó trên đồ thị. Đường biểu diễn NPV càng dốc thì mức độ nhạy cảm của NPV đối với sự thay đổi của biến số càng lớn, khi đó dự án càng dễ gặp rủi ro
Tóm lại: thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay không khả quan, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi.
Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu ích khi các số liệu báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác. trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà việc thực hiện pháp lệnh kế toán thóng kê chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số phi tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khác hàng mà Ngân hàng đã quan hệ làm ăn.
1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động sản xuất kinh doanh, lượng tiền bình quân trong kỳ. Bản chất sự vận động như sau:
Nguồn thu tăng do giảm tài sản này hay tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nguồn chi tăng do tăng tài sản, trả các khoản nợ đến hạn hay trả cho đồng sở rút vốn
Tiền mặt đầu kỳ + tiền phát sinh trong kỳ = tiền mặt cuối kỳ
Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động:
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Dòng tiền này >=0 do: doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước. Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Dòng tiền<0 do nguyên nhân ngược lại
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này>0 do: thu lãi đầu tư, thu tiền bán tài sản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài; dòng tiền này< 0 do: Doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chức tỏ doanh nghiệp đã đầu tư bằng vốn ngắn hạn như vậy tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này 0. Tăng vay vốn, góp thêm vốn.
Dtiền
HĐSXKD
Dtiền HĐĐT
Dtiền HĐTC
Tổng
Đánh giá
+
+
+
+
DN thừa tiền,chỉ cho vay mở rộng SXKD
+
+
-
+
DN gặp khó khăn về tài chính, chỉ cho vay mở rộng SXKD
-
DN có vấn đề, cẩn trọng trong cho vay mới
+
-
+
+
DN có đầu tư lớn, chỉ xem xét cho vay bổ sung vốn lưu động
-
DN đầu tư quá lớn, cẩn trọng trong cho vay mới
-
+
+
+
DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay mới
-
DN rất khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay
-
-
+
+
DN đầu tư lớn, gặp khó khăn tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay, chỉ cho vay giải quyết khó khăn này.
-
Không cho vay nữa
-
-
-
-
DN có khó khăn rất lớn nguy cơ không trả được nợ, không cho vay nữa
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính khách hàng vay vốn
Chất lượng phân tích tài chính khách hàng được hiểu là tính chính xác của những đánh giá về tình hình tài chính một khách hàng, về rủi ro, mức độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của khách hàng và sự sát sao của các báo cáo tài chính. Vì vậy, có rất nhiều nhân tố khác nhau gây nhưng snảh hưởng trực tíe cũng như gián tiếp tới chất lượng phân tích tài chính của khách hàng, ở đây xin được phân chia theo hai nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố có mức độ tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khách nhau nhưng tổng hợp lại thì có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng
1.4.1 Nhân tố khách quan
*Nhân tố con người
Đó là trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của Cán bộ Tín dụng trong suốt quá trình đánh giá tài chính khách hàng. Mỗi người Cán bộ Tín dụng đều có kinh nghiệm thực tế, trình độ nghiệp vụ, nhận thức và hiểu biết khác nhau do đó ngoài việc đánh giá phân tích khách hàng thep quy định chung của Luật thì có độ nhạy bén, sắc sảo khác nhau. Những thế hệ đi trước có kinh nghiệm thực tế rất nhiều nhưng trì trệ, bảo thủ, trình độ chuyên môn không được bổ sung, cập nhật thường xuyên thì sẽ khôngtheo kịp tốc độ phát triển, cánh thức hiện đại. thế hệ trẻ mặc dù kiến thức, trình độ được cập nhật mới nhưng nóng vội, thiếu kinh nghiệm thực tế. Chưa kể tới đạo đức nghề nghiệp, tính cách của mỗi người,tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng tới chất lượng phân tích khách hàng.
*Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ khác nhau mở rộng hay thu hẹp tíndụng. Trong thời kỳ Ngân hàng thu hẹp tín dụng, phân tích khách hàng sẽ có thể kỹ hơn, phức tạp và khó khăn hơn. nếu Ngân hàng mở rộng tín dụng thì quy trình phân tích khách hàng có thể đơn giản hơn, tất nhiên không thể để sai phạm ở một khâu nào trong quy trình phân tích đánh giá nó
1.4.2 Nhân tố khách quan
*Bản thân khách hàng vay vốn
khách hàng vay vốn là rất đa dạng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau.. đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích của Ngân hàng.
Lĩnh vực kinh doanh: với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng nghành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính của mỗi ngành mỗi nhóm khách hàng là khác nhau cũng có những mức chuẩn khác nhau do đó không thể áp dụng chuẩn của ngành này cho ngành khác để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất và những doanh nghiệp dịch vụ thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động tài sản cố định sẽ là khác nhau, ở doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động của tài sản là cao hơn trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sẽ phải được quan tâm hơn.
Nhóm khách hàng khác nhau do đó cũng gây khó khăn cho Ngân hàng, vì những nhóm khách hàng khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính là khác nhau ví dụ như Doanh nghiệp Nhà nước so với Công ty tư nhân, góc độ phân tích là khác nhau, các chỉ tiêu quan tâm được chú trọng cũng khau. Mặt khác đối với mỗi nhóm khách hàng như khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là hộ kinh doanh… thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng. Với những nhóm khách hàng có số liệu phức tạp, cán bộ tín dụng càng cần thiết phải sử dụng hết số liệu, tìm mối liên quan và lời giải thích giữa các chỉ tiêu. với những nhóm khách hàng có báo cáo tài chính nhiều thông số phức tạp thì điều quan trọng hơn là bóc tách những chỉ tiêu quan trọng, tìm được mối liên quan giữa chúng và từ đó nên bật được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng.
Thời hạn của khoản vay mà Ngân hàng sẽ chú trọng đến các khía cạnh khác nhai của tình hình tài chính khách hàng. Chẳng hạn, với các khoản vay ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn cũng như các nguồn có thể đáp ứng cho việc trả nợ trong ngắn hạn sẽ được Ngân hàng quan tâm hơn, vì nó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các khoản cho vay trung và dài hạn, thì Ngân hàng lại đề cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của kháchhàng vì trong dài hạn chính lợ nhuận và sự vững mạnh về tài chính mới là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khác hàngg
*Độ chính xác của các báo cáo tài chính: Đây là một nhân tố đóng vai trò quyết định độ chính xác của nội dung phân tích tài chính vì toàn bộ việc phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong báo cáo này. Các báo cáo mà không sát thực thì dẫn đến những quyết định sai lầm. Vì thế, việc kiểm tra lại độ chính xác, phù hợp của báo cáo tài chính là hết sức cần thiết, công sức của người cán bộ không lãng phí.
Ngoài ra các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chát lượng phân tích tài chính khách hàng. việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được chính xác hơn, không phức tạp, gây lộn xộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức lực. Thông qua hệ thốngmáy tính, Ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng.
Các văn bản pháp luật, quy định cũng buộc công tác phân tích, đánh giá phải tuân thủ các buớc, các chuẩn mực của toàn nghành và từng ngành, của Ngân hàng, chính những yếu tố này đã tạo ra những thông tin phản hồi của các khách hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT CHỢ MƠ
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ
2.1.1 Sự hình thành và phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Chợ Mơ
*Sự hình thành và phát triển của NHNo& PTNT chi nhánh Chợ Mơ
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hiện nay, nhu cầu gửi tiền, vay vốn và sử dụng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp là khá lớn, đặc biệt tại Thành phố Hà Nội, Thủ đô của cả nước – Trung tâm buôn bán và giao dịch lớn, trong đó có các Doanh nghiệp chiếm phần lớn, thì việc ra đời các Chi nhánh Ngân hàng, các phòng Giao dịch, các Quỹ tiết kiệm của các Ngân hàng Thương mại ở mọi đường phố, ngõ ngách là điều tất yếu. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, chỉ xét riêng các Ngân hàng Thương mại Quốc Doanh, thì các Ngân hàng đã nắm các chốt ở tất cả các điểm có thể. Trong điều kiện đó, NHNo&PTNT Thăng Long quyết định thành lập NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Mơ nhằm khai thác khu vực thị trường tại đây còn đang bỏ ngỏ, với vị trí đặt tại 486 Bạch Mai-Hà Nội. Nói chung là các Chi nhánh còn nhiều hạn chế về trình độ công nghệ và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử...Nhờ có sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ và sự hỗ trợ về mọi mặt của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Thăng Long, ngày 12/3/2001, NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ được thành lập và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 08/02/2002.
Thời gian đầu, bên cạnh những thuận lợi nói trên, Chi nhánh còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là: Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu, khách hàng còn chưa biết nhiều về địa điểm cũng như phuơng thức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Điều đó cũng tạo cho Ngân hàng thế cạnh tranh non kém và khó khăn. Về con người thì hầu hết là cán bộ được điều động từ Trung tâm Điều hành ra, chưa va chạm với thương trường và một số chưa qua thực tế nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Số được điều động từ các Ngân hàng tỉnh, huyện lên thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh mới, một số lại phải làm những công việc mới, không phát huy được năng lực sở trường từng người...Tóm lại, Chi nhánh ra đời trong điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục từ từ.
Đến nay, Chi nhánh mới thành lập nhưng các hoạt động cơ bản hoạt động rất tích cực, số lượng cán bộ công nhân viên chưa nhiều nhưng trong tương lai sẽ phát triển khá mạnh.
*Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNTchi nhánh Chợ Mơ
Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ có nhiệm vụ:
Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng Đồng Việt Nam;
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức kinh tế; cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế; cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên quyết định.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp cho phép.
Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng nhà nước, ngân hàng nông nghiệp quy định.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Phòng tín dụng
Phòng kế toán - ngân quỹ
Phòng kinh tế - kế hoạch
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo
Phòng kiểm tra, kế toán nội bộ
Ban Giám Đốc
*Cơ cấu tổ chức, nhiện vụ của các phòng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ
Qua sự khái quát sự ra đời và điều kiện hiện nay của Chi nhánh (số liệu được thống kê đến 05/01/2004 cho thấy, ngay từ khi đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Mơ đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy, Chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh nơi Chi nhánh đóng trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, rẻ ở các đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để NHNo&PTNT Việt Nam điều hoà cho các Chi nhánh khác.
*Nhiệm vụ của các phòng thuộc chi nhánh NHNo& PTNT:
Phòng kinh tế kế hoạch.
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo& PTNT .
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
Tổng hợp, báo các chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp giao.
Phòng tín dụng.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đã đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện bộ hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên theo phân cấp thẩm quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, các nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo& PTNT
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao.
Phòng kế toán - ngân quỹ.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế koạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo& PTNT
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo
Xây dựng quy trình lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ đối với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo& PTNT trực thuộc địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo& PTNT
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo
Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo& PTNT quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo& PTNT
Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề
Thực hiện các n hiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao
Phòng kiểm tra, kế toán nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo& PTNT và các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, ngân hàng Nông nghiệp
Giám sát việc chấp hành các quy định của ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng
Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp, Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại
Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định
Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp
Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo& PTNT
2.1.2 Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ
Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ trong hai năm 2002, 2003 là
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Tổng dư nợ (không tính TK29 và các khoản chuyển) từ TK 29 sang TK28
154807
8021
1. Nội tệ
129425
5508
2. Ngoại tệ
25382
2513
Dư nợ phân theo thời gian
154807
8021
1. Ngắn hạn
143699
6459
2. Trung dài hạn
11108
1562
Dư nợ theo thành phần kinh tế
154807
8021
1. Dư nợ DNNN
134716
4624
2. Dư nợ ngoài quốc doanh
5867
2152
3. Dư nợ hợp tác xã
0
0
4. Dư nợ kinh tế hộ
14224
1245
Nợ quá hạn (không tính dư nợ trên tài khoản 28;29)
142
Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng tình hình sử dụng vốn:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2003/2002
Doanh số cho vay
321025
477060
148,6%
Doanh số cho vay nội tệ
362514
430339
118,7%
Doanh số cho vay ngoại tệ
»59511
» 46721
078,5%
Doanh số thu nợ
200125
338647
169,2%
Doanh số thu nợ nội tệ
181000
317073
175,2%
Doanh số thu nợ ngoại tệ
19125
» 21574
112,8%
Tổng dư nợ
98545
154571
156,9%
Dư nợ nội tệ
80207
129425
161,4%
Dư nợ ngoại tệ
18338
25146
137,1%
Nợ quá hạn 1.774 triệu đồng chiếm 1,15% trên tổng dư nợ và chiếm 1,37 % trên dư nợ nội tệ. Xét về thực chất nợ quá hạn là 143 triệu đồng chiếm 0,9% trên tổng dư nợ và 1.582 triệu đồng nợ quá hạn theo quy định quyết định 72.Như vậy, doanh số cho vay năm 2003 tăng 50,3 lần, doanh số thu nợ tăng915 lần, tổng dư nợ đến 31/12/2003 tăng 19,3 lần so với đầu năm, và đạt 154,6% kế hoạch giao. Tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực sau:
Đầu tư các mặt hàng xuất khẩu như cao su, cà phê, tiêu, sắt, thép, máy móc công cụ , hoá chất chế biến thức ăn gia súc...
Thu mua và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản, ngô, mía đường, tiêu, cà phê...
Đầu tư (VLĐ) trong lĩnh vực XDCB xây dựng các khu đô thị mới như đền bù và giải phóng mặt bằng; tham gia các dự án Phủ Mỹ 2, Thuỷ điện Phả lại....
Đã góp phần đáng kể cho._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0162.doc