Nâng cao chất lượng phân tích tài chính Doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB)

LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.Cho đến nay thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng. Và cũng bởi như vậy nên nếu như tình hình hoạt động cho vay không được khả quan hay ngân hàng có nguy cơ không đòi được gốc và lãi thì ngân hàng sẽ chịu tổn thất. Mục tiêu sinh lời và mục tiêu an toàn là hai mục tiêu lớn nhất của ngân hàng.Lĩnh vực ngân hàng lại vốn là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, nếu một ngân hàng mất khả

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính Doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng thanh khoản thì việc việc đổ vỡ cả hệ thống là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay là vô cùng quan trọng. Kết quả phân tích có chính xác hay không ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định cho vay có đúng đắn hay không nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Với khoảng thời gian không nhiều thực tập tại phòng Quản lý dự án của ngân hàng TMCP Quân đội, nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội” được lựa chọn là chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung chuyên đề này bao gồm những nội dung chính như sau: Chương 1: Những lý luận chung về nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hoạt động cho vay của ngân hàng Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Tuy nhiên các yếu tố trên lại không ngừng thay đổi.Các công tổ chức tài chính thì cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng, và ngược lại, ngân hàng cũng mở rộng phạm vi hoạt động sang chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản… Nếu xét trên phương diện loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Nếu xét trên phương diện hoạt động chủ yếu thì: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm có ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại ngân hàng khác.( Theo điều 20, mục 2 của luật tổ chức tín dụng 2004- sửa đổi luật TCTD năm 1997) Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các TCTD năm 2004- sửa đổi luật TCTD năm 1997) Có thể định nghĩa Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ với nội dung cơ bản là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán 1.1.1.2Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn Nhận tiền gửi Phát hành giấy tờ có giá Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng Vay vốn ngân hàng Nhà nước Hoạt động tín dụng Cho vay Chiết khấu giấy tờ có giá Bảo lãnh Cho thuê tài chính Hoạt động dịch vụ khác Dịch vụ thanh toán Dịch vụ quản lý ngân quỹ Dịch vụ uỷ thác và tư vấn Dịch vụ môi giới chứng khoán Dịch vụ bảo hiểm Dịch vụ đại lý Bảo quản vật có giá Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.2.1Khái niệm và phân loại Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.( điều 20 khoản 10 luật các tổ chức tín dụng) Như vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng.Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ.Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ.Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Phân loại Hoạt động cho vay của ngân hàng hết sức đa dạng và phong phú, có nhiều các phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng Xét trên tiêu chí thời gian : Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Xét trên tiêu chí đối tượng xin vay Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước Ch vay đối với doanh nghiệp tư nhân Cho vay đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Cho vay đối với công ty cổ phần … Xét theo tiêu chí mục đích vay vốn Cho vay thương mại Cho vay tiêu dùng Cho vay tài tợ dự án Xét trên hình thức cho vay Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay luân chuyển Cho vay gián tiếp qua trung gian 1.1.2.2 Chu trình cho vay của Ngân hàng thương mại Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng phân tích tín dụng.Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thong tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu tài sản và các điều kiện kinh tế khác liên quan đến người vay. Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ (khách hàng) và ngân hàng, với nội dụng chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định.Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩ vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều khoản luật, các quy định. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng gồm có: Khách hàng Mục đích sử dụng Số lượng tín dụng Lãi suất Phí Thời hạn tín dụng Các loại đảm bảo Giải ngân Điều kiện thanh toán Các điều kiện khác Bước 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền hoặc thanh toán tiền hàng cho khách hàng như thoả thuận.Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, đúng tiến độ, đúng quá trình hay không...Nếu chất lượng khoản vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kip thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nần dây dưa, hoặc làm ăn yếu kém không hiệu quả không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp thanh lý như phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi.Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của NHTM Khái niệm Phân tích tài chính là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp đối với việc cho vay của ngân hàng Ngân hàng cần thiết phải phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng.Qua đó, người cho vay xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không và khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng trong cho vay 1.2.2.1 Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin.Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị.Nhờ có những thông tin này, nhà phân tích mới có thể đưa ra nhận xét, kết luận đầy đủ và xác đáng. Trong những thông tin bên ngoài, lưu ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, Tình trạng công nghệ, thị phần…) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như tình hình quản lý, tình hình kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…) Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất.Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán.Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu. Đó là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó là tài sản cố định, tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống Bên tài sản  Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu, dự trữ); tài sản tài chính, tài sản cố định, hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn  Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác); nợ dài hạn (nợ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu) ; vốn chủ sở hữu ( thường bao gồm : vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới) Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: Số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cần dối kế toán như Một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá bán hộ, ngoại tệ các loại… Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh.Khác với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vân hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm.Như vậy, báo cáo Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Những loại thuế như VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, vầ bản chất, không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản thuế phải nộp khác được phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước. Ngân quỹ (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp.Ngân quỹ thường được xác định cho thời hạn ngắn (thường là từng tháng) Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu Ngân quỹ) bao gồm: Dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi Ngân quỹ) bao gồm: Dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ.Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả. Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó, họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiêp tới mục tiêu phân tích tài chính của họ. 1.2.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính 1 .2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số.Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích.Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp ; thứ hai : việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số ; thú ba : Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả nhưng số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với phương pháp phân tích tỷ số, cần xác định các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng, kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont.Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ( ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. 1.2.2.2 Nội dung phân tích tài chính Phân tích các tỷ số tài chính Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chình chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính: + Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp + Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. + Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất- kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số ngày hay nhóm tỷ số khác.Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay.Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất – kinh doanh.Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của những hoạt động phân tích.Phần tiếp theo sẽ đề cập đến những tỷ số chủ yếu nhât, phổ biến nhất được dùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp.Tuy nhiên việc phân tích các tỷ số này sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tài chính để minh hoạ bản chất, cách tính toán và ý nghĩa của các tỷ số. Các tỷ số về khả năng thanh toán Tài sản lưu động + Khả năng thanh toán hiện hành = ____________________________ Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấo, các khoản phải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. + Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng ( net working capital) hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản lưu động - Tổng nợ ngắn hạn Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng.Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng. + Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đối thành tiền bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) Tài sản lưu động - Dự trữ Khả năng = __________________________________ thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn + Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng: Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất – kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu.Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả nợ các khoản này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Các tỷ số về khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động.Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp Vòng quay tiền: Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay dự trữ (tồn kho):Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = các khoản phải thu x 360/DT Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để dánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tào ra được bao nhiêui đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCD Tài sản cố định ở được được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa donah thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS Các tỷ số về khả năng sinh lãi Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn chủ sở hữu) : ROE ROE = TNST/ VCSH Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu.Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Doanh lợi tài sản : ROA ROA = TNTT và L/ TS hoặc ROA = TNST / TS Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể cảu doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới viêc tính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thị trường. Thu nhập sau thuế Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần = ___________________ Vốn cổ phần Thu nhập sau thuế Thu nhập cổ phiếu = ______________________ Số lượng cổ phiếu thường Lãi cổ phiếu Tỷ lệ trả cổ tức = ____________________ Thu nhập cổ phiếu Giá cổ phiếu Tỷ lệ giá/ lợi nhuận = ___________________ Thu nhập cổ phiếu Lãi cổ phiếu Tỷ lệ _____________  ; …….. Giá cổ phiếu Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách ROE (Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) như sau: Tách ROE TNST TNST TS ROE =_______= _______ x______ = ROA x EM (số nhân vốn) VCSH TS VCSH ROE phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu - Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.Còn ROA (Thu nhập sau thuế/ Tài sản) phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - Khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp.EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Tách ROA TNST TNST DT ROA = ______= ________x_____ = PM x AU TS DT TS PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doan hthu của doanh nghiệp. Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Như vậy, qua hai lần phân tích, ROE có thể được biến đổi như sau: ROE = PM x AU x EM Đến đây, có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp. Đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản, và đòn bẩy tài chính. Tách PM và AU TNST PM = ______ DT TNST = Doanh thu – chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh thu = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư, tài chính, từ hoạt động bất thường. Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định Các thành phần trên lại được phân tách chi tiết hơn tuỳ theo mục tiêu cần đạt của nhà phân tích.Với trình tự tách đoạn như trên, có thể xác định các nguyên nhân làm tăng giảm ROE của doanh nghiệp. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ).Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột : Sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc : Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn. Ngoài việc phân tích việc sử dụng vốn và nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng (giảm) tiền và nguyên nhân tăng giảm tiền.Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếu như trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ), qua báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp. Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ: những thay đổi trên Bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo Kết quả kinh doanh được thể hiện trên Bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tinh hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Những chỉ ti._.êu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số (tỷ lệ) rất có ỹ nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn …của doanh nghiệp. Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Thu nhập trước = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý khấu hao và lãi (không kể khấu hao và lãi vay) Thu nhập trước = Thu nhập trước – Khấu hao thuế và lãi khấu hao và lãi Thu nhập = Thu nhập trước _ Lãi vay trước thuế thuế và lãi Thu nhập = Thu nhập _ Thuế thu nhập sau thuế trước thuế doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. 1.3 Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng 1.3.1Khái niệm : Chất lượng nói chung là giá trị về mặt lợi ích Theo thuật ngữ kinh tế học : Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người mua.Vật liệu, kiểu dáng và chế biến là những đặc điểm quan trọng của chất lượng, ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm đó. Như vậy, có thể định nghĩa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là toàn bộ các đặc tính của phân tích đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Chất lượng trong phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Chất lượng phân tích tài chính tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro, giảm bớt được các chi phí kiểm soát trong khi cho vay, chi phí thu hồi nợ xấu, chi phí phát mãi tài sản trong trường hợp xấu nhất, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Độ chính xác của kết quả phân tích Sự chính xác bao giờ cũng là thiết yếu trong mọi hoạt động nói chung phục vụ việc đưa ra các quyết định. Độ chính xác trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở số liệu đầu vào để phân tích, các chỉ tiêu và các phương pháp phân tích. Kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp chính xác, có chất lượng cao giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát và quản lý hơn đối với các khoản vay. Tuy nhiên, ngoài sự chính xác về mặt con số, chất lượng phân tích tài chính còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp của các chỉ tiêu với mục đích sử dụng kết quả phân tích đó. Thời gian và chi phí phân tích tài chính doanh nghiệp Dù độ phân tích có chính xác, tỷ mỷ nhưng không nhanh chóng kịp thời thì ngân hàng không thể phục vụ khách hàng kịp thời, khách hàng sẽ mất cơ hội kinh doanh, như vậy việc phân tích không đạt yêu cầu, trở lên vô nghĩa. Chất lượng phân tích tốt còn được đánh giá cả trên góc độ thời gian thực hiện phân tích. Bên cạnh việc giảm thời gian phân tích, tối thiểu hoá chi phí cũng là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Tối đa hoá lợi nhuận, hạn chế rủi ro là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng, nên việc cân đối chi phí cho các mục tiêu khác nhau cũng được ngân hàng hết sức chú trọng Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ Trong hoạt động cho vay, phân tích tài chính doanh nghiệp tốt hạn chế được tối đa rủi ro, và tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ thấp.Nhờ thế, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng. Các phân tích không tốt sẽ làm tăng thời gian và chi phí cho việc kiểm soát khoản vay, tăng khả năng rủi ro đối với các khoản vay. Doanh số và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay Doanh số và lợi nhuận của một ngân hàng cao thể hiện năng lực hoạt động và uy tín của ngân hàng trên thị trường.Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là một yếu tố góp phần làm nâng cao doanh số và lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay. Ngoài các yếu tố khách quan từ thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả doanh thu của ngân hàng thì một ngân hàng có chất lượng phân tích tốt sẽ có kết quả tốt hơn. Xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho ngân hàng xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh trong hoạt động cho vay của ngân hàng 1.4.1 Nhân tố chủ quan 1.4.1.1Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng Mỗi một ngân hàng tự lập ra một quy trình tín dụng làm chuẩn và thực hiện theo đó dựa trên những mục tiêu và giá trị của mỗi ngân hàng.Theo đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi ngân hàng cũng sẽ có những tiêu chí đánh giá có sự khác biệt, và chú trọng đặc biệt vào một số chỉ tiêu chính. Tuy nhiên tựu chung lại, nội dung phân tích tài chính cần thiết đáp ứng được tối thiểu yêu cầu ngắn gọn nhưng đầy đủ các chỉ tiêu để có thể phản ánh đúng được năng lực tài chính của khách hàng, từ đó ngân hàng mới đưa ra các quyết định. Các chỉ tiêu được đưa ra phân tích trên các phương pháp khác nhau tuỳ theo đối tượng, và hoàn cảnh. Một cán bộ tín dụng giỏi phân tích là một cán bộ biết áp dụng linh hoạt quy trình, phương pháp phân tích cho đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh.Thế nên, đối với các khoản vay khác nhau, mục đích khác nhau, lĩnh vực khác nhau thì quy trình và phương pháp cần lựa chọn phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. 1.4.1.2 Trình độ, phẩm chất của cán bộ tín dụng Trong mọi hoạt động, con người luôn đóng vai trò trung tâm, có thể nói là quyết định.Do đó, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay cũng vậy phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người, là các cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách thực hiện hoạt động này. Trong một điều kiện hỗ trợ, tức là mọi thông tin về doanh nghiệp đều được cung cấp đầy đủ, minh bạch thì chất lượng phân tích hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Nếu trình độ chuyên môn hay phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng không tốt, chất lượng phân tích thấp, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lớn trong việc thu lãi và nợ gốc do năng lực tài chính của người đi vay không được đánh giá chính xác. 1.4.2 Nhân tố khách quan 1.4.2.1Từ phía doanh nghiệp Các nhân tố từ phía doanh nghiệp như chất lượng thông tin do doanh nghiệp cung cấp, đạo đức của người đi vay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng.Xác định được các nhân tố bên ngoài sẽ giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng phân tích, đưa ra được các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng phân tích. Chất lượng thông tin do doanh nghiệp cung cấp Thông tin đầu vào phân tích là vô cùng quan trọng.Thông tin cho phân tích đòi hỏi chính xác, đầy đủ và kịp thời. Một phân tích với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ, thông tin đầu vào là yếu tố mấu chốt để đưa ra một kết quả chính xác.Nếu ngân hàng không nắm được cụ thể được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kể cả nhưng thay đổi bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời là cơ sở để cán bộ phân tích đưa ra các kết luận đúng đắn và phù hợp. Không phải bao giờ ngân hàng cũng có thể tiếp cận được thông tin khách quan chính xác từ phía doanh nghiệp một cách dễ dàng.Cán bộ tín dùng cần tham khảo các thông tin bên ngoài, những thông tin được lưu giữ tại ngân hàng, những thông tin từ trung tâm tín dụng CIC, hoặc những thông tin từ các nguồn khác.Thu thập được thông tin cũng mời chỉ là bước đầu, việc xác minh và lựa chọn thông tin mới là bước cốt yếu phục vụ quá trình phân tích. Đạo đức người đi vay Thực tế, không phải hiếm các trường hợp người đi vay làm giả số liệu, giả hồ sơ, dựng lên các dự án không có thật, làm sai sự thật với mục đích vay tiền ngân hàng để chi tiêu cho các mục đích khác nhau mà nếu ngân hàng không có sự kiểm soát chặt chẽ không tránh khỏi gặp rủi ro. Không loại trừ trường hợp, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, làm ăn thua lỗ muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng nên cung cấp các thông tin sai lệch.Việc thông tin sai phản ánh vào kết quả phân tích, lúc này kết quả phân tích hoàn toàn vô giá trị trong khi ngân hàng phải tốn thời gian, công sức, chi phí. Vấn đề đạo đức là một vấn đề khá khó khăn mà các nhà ngân hàng thường xuyên gặp phải, do vậy, cán bộ tín dung luôn phải tỉnh táo để lựa chọn ra những thông tin chính xác nhằm phục vụ mục đích phân tích để ra quyết định có cho vay hay không, làm giảm rủi ro cho ngân hàng. 1.4.2.2 Các nhân tố khác Các nhân tố bất khả kháng Dù có mọi điều kiện thuận lợi, về thông tin cung cấp bới doanh nghiệp, sự đảm bảo về trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng thì chất lượng của phân tích cũng chưa hoàn toàn đảm bảo chắc chắn nếu như các biến số về kinh tế thay đổi không như dự đoán ban đầu. Một số tác nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh … dẫn đến biến động thị trường.Trong trường hợp đó thì thiệt hại không phải chỉ một người phải chịu nên khó tránh khỏi những thiệt hại không đáng có, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả.Với kết quả như vậy thì không thể nói chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được đảm bảo. Các quy định của pháp luật Vì hoạt động của ngân hàng có liên hệ mật thiết với nhau, nếu một ngân hàng có rủi ro thì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.Do đó, Chính phủ và ngân hàng nhà nước phải đặt ra các quy định nhằm hạn chế các rủi ro này, kể cả đối với quy tình cho vay và phân tích.Nhờ đó, các ngân hàng thương mại khi cho vay đều phải tuân thủ các quy trình này.Chính sách tốt, quy định chặt chẽ đối với hoạt động cho vay, quy trình phân tích sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chình doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Ứng dụng công nghệ thông tin Ngân hàng áp dụng những công nghệ mới hiện đại sẽ giúp cho quá trình phân tích nhanh chóng, chính xác hơn.Ngoài ra hệ thống thông tin hiện đại giúp cho việc lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp được đầy đủ hơn, ngân hàng có thể tra cứu dễ dàng, ít tốn thời gian và tiền bạc.Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay nhờ vậy được nâng cao. Trên đây là phần lý thuyết cơ bản liên quan đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.Thực trạng vấn đề này tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội sẽ được trình bày ở chương tiếp theo. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội  2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng cổ phần quân đội Ngân hàng cổ phần quân đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GB – UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH – GB của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong suốt hơn 12 năm vừa qua, Ngân hàng Quân Đội luôn đảm bảo sự phát triển liên tục và ổn định, thể hiện ở một số chỉ tiêu: - Tổng vốn điều lệ của ngân hàng đến 31/12/2006 đạt 1045,2 tỷ đồng, tăng 132,2% so với đầu năm và tăng 52,26 so với ngày đầu thành lập. - Tổng tài sản của ngân hàng đến ngày 31/12/2006 đạt 13 529 tỷ đồng, tăng 64,7% so với đầu năm và tăng 420 lần so với ngày đầu thành lập. - Tổng vốn huy độn đạt 11 940 tỷ, tăng 60,9% so với đầu năm và tăng 1124 lần so với ngày đầu thành lập. - Tổng dư nợ đạt 6 195 tỷ, tăng 38,6% so với đầu năm và tăng 411 lần so với ngày đầu thành lập. - Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đặt 252,8 tỷ, tăng 69% so với cùng kỳ và tăng gấp 1100 lần so với ngày đầu thành lập.Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng kể từ khi thành lập đạt đến 910 tỷ đồng. Với kết quả hoạt động như vậy ngân hàng Quân Đội luôn duy trì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15-20%. - Mạng lưới ngân hàng Quân đội liên tục phát triển. Từ một điểm giao dịch đầu tiên, đến nay ngân hàng đã có 40 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc, có hơn 500 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới. - Đội ngũ nhân viên của ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.Từ 20 nhân viên ngày đầu mới thành lâp, hiện nay ngân hàng đã có hơn 800 nhân viên với trình độ và tính chuyên nghiệp ngày càng cao.Nếu tính các công ty trực thuộc thì Ngân hàng có hơn 1000 người. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy của ngân hàng TMCP Quân đội Sơ đồ bộ máy của ngân hàng TMCP Quân đội Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Các uỷ ban cao cấp Phòng kiểm tra, kiểm sóat nội bộ Công ty quản lý quỹ chứng khoán Hà Nội Công ty chứng khoán Thăng Long Công ty AMC Phòng Đầu tư và Dự Án Khối Mạng lưới bán hàng Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối quản lý tín dụng Phòng KHTH & pháp chế Trung tâm CNTT Khối TC – NS - HC Phòng Tài chính - Kế Toán Phòng NCPT và xây dựng chính sách Sở giao dịch và chi nhánh Đại hội đồng cổ đông (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của NH TMCP Quân Đội) 2.1.3 Kết quả đạt được 2.1.3.1Hoạt động huy động vốn: Tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 11.511,42 tỷ đồng, tăng 64% so với đầu năm, bằng 125% kế hoạch năm. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng tốt, đạt 4576,84 tỷ tăng 91,2% so với đầu năm. Đây là một kết quả tăng trưởng khá, thể hiện uy tín và hình ảnh tốt của ngân hàng đối với khách hàng. Đặc biệt, lượng tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng trưởng cao, đạt 158,31 tỷ đồng, tăng 165, 8% so với đầu năm.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tính đến 31/12/2006 đạt 5174,92 tỷ đồng, tăng 66% so với đầu năm.Trong năm 2006, thị trường vốn liên ngân hàng có sự dư thừa. Tuy vậy, ngân hàng đã tham gia khá tích cực vào thị trường liên ngân hàng nâng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng lên 5716 tỷ đồng và đã tạo ra nguồn thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng Trong hai năm qua, ngân hàng quân đội đã triển khai thành công các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, góp phần thu hút một lượng lớn tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi dân cư trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, năm 2005, lượng tiền gửi của dân cư tăng 60% so với năm 2004, năm 2006 tăng 91,2% so với đầu năm. Kết quả hoạt động huy động vốn được thể hiện ở bảng sau Bảng 2.1 Vốn huy động Đơn vị: Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu 2005 2006 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I Tổng huy động 7,846 100% 11,511 100% 1 Huy động trong nước 7,846 100% 11,511 100% Không kỳ hạn 3,670 46,78% 4,702 40,85% Có kỳ hạn 4,175 53,22% 6,808 59,15% 2 Huy động nước ngoài 0 0% 0 0% (Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu đợt 1 năm 2007 của NH TMCP Quân đội) Biểu đồ 2.1 Tổng vốn huy động Đơn vị: Tỷ VNĐ (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Quân Đội năm 2006) Tổng vốn huy động tăng cao qua các năm là do uy tín và hình ảnh của ngân hàng Quân đội ngày càng được khẳng định bên cạnh việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Ngân hàng Quân đội sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn đa dạng của khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế với các hình thức tín dụng và bảo lãnh Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội đã tập trung nâng cao năng lực, củng cố lại tổ chức theo mô hình chiến lược đã lựa chọn. Theo đó, hoạt động tín dụng đã được phân theo các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách chuyên sâu, chất lượng cao. Đồng thời, trong từng khối cũng có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận bán hàng, bộ phận hỗ trợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng hoàn thiện các quy trình, chính sách tín dụng, chuẩn hoá các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh thêm các chuẩn mực tiên tiến, không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên trên toàn hệ thống. Việc phân loại, lựa chọn khách hàng được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh và định hướng của ngân hàng.Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng là 6195 tỷ, tăng 38,6% so với đầu năm, tăng 6,32% so với kế hoạch đề ra.Trong năm 2006, Ngân hàng quân đội tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng bán lẻ. Tỷ trọng cho vay khối KHCN đã tăng lên đáng kể trong tỷ trọng cho vay so với thời điểm đầu năm, hoàn thành kế hoạch đề ra với mức vượt 17,12%. Kết quả hoạt động tín dụng. Bảng 2.2 Cơ cấu các khoản vay theo thời gian Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu  2006 % 2005 % 2004 % Ngắn hạn 4.145.504 70,19 2.867.120 66,67 2.224.660 63,93 Trung và dài hạn 1.699.932 28,78 1.385.219 32,21 1.234.138 35,46 (Nguồn báo cáo thường niên 2005, 2006 của NHTMCP Quân Đội) Bảng 2.3 Dư nợ Đơn vị: Tỷ VNĐ Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 4,47 6,195 Tỷ lệ nợ nhóm 2, 3, 4, 5 8,19% 6,68% Tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 1,68% 2,70% Tỷ lệ an toàn vốn 8,74% 15,47% (Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu đợt 1 năm 2007 của NH TMCP Quân đội) Biểu đồ 2.2 Dư nợ qua các năm Đơn vị: Tỷ VNĐ (Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Quân đội năm 2006) Khoảng 45% tài sản của ngân hàng là để cho vay (là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng), phần còn lại hầu như là gửi tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.Như vậy việc sự dụng vốn chưa thực sự đạt hiệu suất tối đa, ngân hàng quân đội cần phải chú trọng hơn nữa vào hoạt động đầu tư và mảng dịch vụ. 2.1.3.3 Hoạt động khác Hoạt động thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng đã tổ chức lại Phòng thanh toán quốc tế theo mô hình tổ chức mới, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Ngân hàng, quản lý chứng chỉ hệ thồng SWIFT của toàn hệ thống, đảm bảo hoạt động tốt và an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngoài Trong năm 2005, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 691 triệu USD, bằng 86% so với đầu năm.Tuy các L/C không có giá trị lớn như năm trước nhưng số lượng giao dịch lại tăng lên tương đối khá và lượng khách hàng giao dịch cũng tăng. Điều này cũng đảm bảo nguồn thu phí dịch vụ tương đối tốt, đạt 13,7 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2004. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 791,407 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng phí thanh toán quốc tế đạt 15,6 tỷ đồng, tăng 13,86% so với cùng kỳ. Trong năm 2006, ngân hàng đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng, hỗ trợ về nghiệp vụ cho các chi nhánh chưa có bộ phận thanh toán quốc tế, quản lý tốt hệ thống SWIFT của toàn hệ thống, đảm bảo an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngơài Hoạt động đầu tư Tính đến 31/12/2006, tổng số vốn góp liên doanh cổ phần của Ngân hàng là 174,8 tỷ, tăng 3,4 lần so với đầu năm. Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần DNNN bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần của cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ đầu tư chứng khoán, giao dịch trung tâm GDCK Hà Nội và các hoạt động uỷ thác, giao dịch thông qua công ty chứng khoán Thăng Long.Danh mục đầu tư của Ngân hàng có chất lượng tốt. Hoạt động ngân hàng đại lý Hoạt động quan hệ quốc tế cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận.Ngân hàng đã có bộ phận chuyên trách, phụ trách hoạt động Ngân hàng đại lý.Hiện nay, Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 500 ngân hàng trên toàn thế giới, được một số ngân hàng lớn cấp cho các hạn mức tín dụng xác nhận L/C lớn như : Citibank 10triệu USD, HSBC 14 triệu, Nova Scotia 10 triệu, HSH Nordbank 30triệu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với Bank of China, giải quyết được các khó khăn khi thông báo vào thị trường Trung Quốc, rút ngắn thời gian thông báo L/C từ 1 tuần xuống còn 1 ngày. Thanh toán hàng đổi hàng với các ngân hàng tại Liên bang Nga được quản lý chặt chẽ, an toàn và chính xác với doanh số đạt trên 20 triệu USD. Hoạt động kinh doanh thẻ Nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, năm 2004, ngân hàng Quân đội đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active plus cho khách hàng.Thẻ ATM Active plus do ngân hàng quân đội cung cấp mang lại cho khách hàng những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các ngân hàng khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm của cá nhân tại công ty bảo hiểm Viễn đông. Ngoài ra, nhờ việc kết nối thành công với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại tất cả những điểm chấp nhận thẻ của Ngân hàng Quân đội và hệ thống ATM của VCB trên toàn quốc Trong năm 2006, toàn hệ thống phát hành tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, nâng tổng số thẻ lưu hành trên toàn hệ thống 36562 thẻ, tăng 4,54 lần so với đầu năm. Triển khai lắp đạt 52 POS và lắp mới 32 ATM. Đây là một kết quả tăng trưởng khá. Năm 2006, Ngân hàng đã tổ chức lại phòng Thẻ thành Trung tâm Thẻ, phối hợp với tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thẻ, lựa chọn đối tác cung cấp phần mềm thẻ.Đồng thời triển khai thanh toán cước Viettel qua ATM và đề án thanh toán cước trả trước tự động cho Viettel. Ngoài các dịch vụ trên Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ sau: dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ thu chi hộ tiền mặt, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ngân quỹ, giữ hộ tài sản quý, dịch vụ kiều hối, các dịch vụ chứng khoán thực hiện qua công ty trực thuộc TSC…Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như Mobile banking, Internet banking… 2.1.4 Kết quả hoạt động chung Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh hai năm 2005, 2006 Đ ơn v ị: Triệu VNĐ 2006 2005 Thu nhập tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 885.682 476.461 Thu nhập từ phí và hoa hồng 46.543 27.955 Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại hối 6.635 3.154 Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư 32.359 4.659 Thu nhập hoạt động khác 43.811 30.155 TỔNG THU 1.015.030 542.384 Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 495.275 236.544 Chi phí trả phí và hoa hồng 7.498 5.848 Lương và các chi phí liên quan 49.969 27.061 Dự phòng cho các khoản vay và ứng trước khó đòi 120.693 71.390 Dự phòng chung cho các cam kết phát hành 4.770 5.079 Khấu hao và phân bổ tài sản cố định 17.282 10.528 Chi phí quản lý chung 66.654 37.319 TỔNG CHI 762.141 393.769 Lợi nhuận trước thuế 252.889 148.615 Thuế thu nhập doanh nghiệp 41.468 39.570 Lợi nhuận sau thuế 211.421 109.045 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,36 0,29 (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Quân đội 2006) Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế qua các năm Đơn vị: Tỷ VNĐ (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của NH TMCP Quân Đội) Biểu đồ 2.4 ROE (LNST/ VCSH) Đơn vị: % (Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Quân đội năm 2006) Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.Nền kinh tế có nhiều biến động và đầy thách thức nhưng Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, đạt sự tăng trưởng cao thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Tổng tài sản đạt trên 28000 tỷ đồng vượt 30% so với kế hoạch năm 2007; tổng vốn huy động đạt 23010 tỷ đồng vượt 40% kế hoạch; Tổng dư nợ đạt 10915 tỷ đồng vượt 28,4% kế hoạch đề ra cho năm 2007; chất lượng tín dụng đảm bảo tốt, tỷ lệ nợ xấu rất thấp chỉ bằng 1,08% tổng dư nợ, lợi nhuận trước thuế theo báo cáo hợp nhất toàn hệ thống là 610 tỷ đồng, riêng cho khối ngành ngân hàng đạt 468 tỷ đồng, gần gấp 2 lần so với năm 2006 và vượt 34% kế hoạch năm 2007. Trong sự biến động và khó khăn chung của thị trường tài chính – tiền tệ đầu năm, kết thúc quý I n ăm 2008, MB vẫn khẳng định được sự phát triển bền vững với kết quả tăng trưởng vững vàng và ngoạn mục. Kết thúc quý I, lợi nhuận MB đạt 240 tỷ đồng, bằng 31.2% so với kế hoạch 2008.Tổng tài sản đạt 34.24% kế hoạch.Dự kiến MB sẽ chia 30% cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu cho cổ đông trước khi tiến hành Đại hội cổ đông thường niên năm 2008. Đến hết ngày 31/3/2008, huy động vốn của MB đạt trên 23.207 tỷ đồng, đạt 76,2% kế hoạch năm 2008. Mặc dù có những biến động về lãi suất, MB đã điều chỉnh theo xu hướng thị trường, đảm bảo tuân thủ đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước.Chương trình “Tiết kiệm MB, hái lộc BMW” được MB triển khai từ ngày 14/1/2008, tính đến hết ngày 29/3/2008 chương trình đã huy động được gần 1.500 tỷ đồng. Do quản lý nguồn vốn tốt, đảm bảo thành công thanh khoản, MB đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán và vốn của khách hàng. Dư nợ quý I của MB đạt 13.079 tỷ đồng.MB vẫn duy trì tốt chính sách tín dụng, đó là tiếp tục phát triển nhưng chọn lọc những khách hàng tốt, đảm bảo an toàn, duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng 30% theo yêu cầu của NHNN. Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với khách hàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường. Như vậy, NHTMCP Quân đội đã tiếp tục giữ vững được phong độ và tiếp tục phát huy được thế mạnh và ngày càng chứng minh được năng lực của mình trong ngành ngân hàng.Tuy nhiên, các nghiệp vụ truyền thống vẫn là chủ yếu tại đây, do đó ngân hàng TMCP Quân đội cần thiết sử dụng tối đa hơn nữa nguồn vốn đã huy động được bằng việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, tìm kiếm những thị trường mục tiêu mới, thực hiện hoạt động đầu đầu tư cũng như cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới cho khách hàng. 2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội 2.2.1 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp cuả Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian vừa qua 2.2.1.1 Quy trình phân tích trước khi cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội Phân tích trước khi cho vay bao gồm cả việc thẩm định về phương án sử dụng vốn vay và việc phân tích tài chính doanh nghiệp tức là năng lực hoạt dộng của doanh nghiệp hay còn gọi là thẩm định khách hàng *Thẩm định khách hàng là việc xem xét đến Ngành nghề kinh doanh Mô hình tổ chức, bố trí lao động ( quy mô lao động doanh nghiệp, trình độ quản lý, tay nghề lao động ) Quản trị điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Thương hiệu, sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp, thị phần sản phẩm Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ Lợi thế doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh Chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng doanh nghiệp Quan hệ giao dịch có ảnh hưởng Phân tích rủi ro : Chính sách, chế độ của nhà nước Rủi ro bất khả kháng Rủi ro thị trường Rủi ro khác Phân tích quan hệ khách hàng với các tổ chức tín dụng ( quan hệ tiền gửi, tín dụng) *Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng + Nguyên tác thẩm định, phân tích đánh giá Dựa trên cơ sở tài liệu: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh  Các báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính Đánh giá sự chính xác, trung thực báo cáo tài chính ( chế độ kế toán, nguồn số liệu_ tham gia kiểm toán Sự khớp nhau Nội dung phân tích đánh giá Tình hình sản xuất kinh doanh : Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chính Lợi nhuận Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bảo hành, giá thành Chi tiêu phương án hiệu quả hoạt động Đánh giá nguyên nhân tăng giảm của doanh thu Dự đoán tăng, giảm của doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phân tích tình hình tài chính : Tổng tài sản , nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, sử dụng nguồn vốn Phải thu Tồn kho Tiền mặt Tình trạng ( tài sản, nguồn vốn, phân tích đánh giá các chỉ tiêu) Các chỉ tiêu kinh tế tài chính để phân tích đánh giá - Khả năng thanh toán ∑ TSLĐ & ĐT NH Khả năng thanh toán hiện thời =_______________________ > 1 thì tốt ∑ Nợ - Nợ dài hạn Tiền + ĐTNH dễ chuyển thành tiền Khả năng TT nhanh = ________________________________> 0,5 tốt Nợ ngắn hạn - Hiệu quả hoạt động Doanh thu thuần + Vòng quay VLĐ =_______________ TSLĐ BQ Doanh thu thuần + Hệ số quay vòng = ____________________ khoản phải thu Phải thu BQ GVHB + Hệ số vòng quay HTK = _________________ Giá trị tồn kho BQ Khả năng sinh lời  LNTT + Khả năng sinh lời / TS = ________ càng cao càng tốt ∑ TS LNST + Khả năng sinh lời / VCSH = _________ VCSH LNST +Tỷ suất LN/DT = _________ càng cao càng tốt DTBH - Cơ cấu vốn ∑ Nợ + Hệ số nợ = ________ ∑ NV ∑ TSLĐ + Cơ cấu nguồn vốn =____________ ∑ NV + Vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ Tăng trưởng  DT hiện tại – DT kỳ trước + Tốc độ tăng doanh thu = _________________________ x 100% Doanh thu trước LN hiện tại – LN kỳ trước + Lợi nhuận = _______________________________x 100% LN kỳ trước Sau khi đã thực hiện tính toán các chỉ số này, CBTD thực hiện tổng hợp lại rồi mới đánh giá và đưa ra kết luận hoạt động của khách hàng có hiệu quả hay không, tình hình tài chính có tốt không, có rủi ro không, hướng khắc phục. 2.2.1.2 Ví dụ minh hoạ Minh hoạ thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân đội trong hoạt động cho vay dự án xây dựng kho xăng dầu Hàng không Đình Vũ (tại bán đảo Đình Vũ - Hải Phòng) _ Chủ đầu tư là công ty xăng dầu hàng không VINAPCO và công ty cổ phần TMXD Nam Vinh năm 2002 Trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý dự án của NH TMCP Quân Đội đã tiếp nhận Hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án gồm có các tài liệu sau Hồ sơ về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư: Điều lệ công ty._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33320.doc
Tài liệu liên quan