Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí

PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và AFTA sự cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dầu khí sẽ trở nên khốc liệt hơn vì khi đó sẽ có nhiều nhà cung cấp có tiềm lực vượt trội về tài chính, có năng lực, uy tín và chuyên nghiệp cùng tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ trong nước. Một số công ty dịch vụ hoặc ngay cả các đối tác cũ của PTSC có thể có hướng đầu tư lâu dài tại Việt Nam bằng cách lập các công ty 100% vốn nước ngoài h

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong nước. Mặt khác, trong năm 2006 PTSC đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hóa từ ngày 01/01/2006. Ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần , tổng công ty đã thực hiện chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con với việc thành lập công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí và hình thành các công ty con trên cơ sở các đơn vị trực thuộc (hiện tại có 15 công ty con và các đơn vị trực thuộc). Việc thành lập thêm các đơn vị thành viên và trực thuộc đã giúp PTSC đa dạng hóa và mở thêm các loại hình dịch vụ mới tuy nhiên một vấn đề đặt ra đó là cần phải có cơ chế quản lí tài chính trong nội bộ Tổng công ty một cách có hiểu quả để duy trì được sự phát triển bền vững trong giai đoạn thị trường cung ứng dịch vụ dầu khí cạnh tranh khốc liệt này. Quý 3 năm 2007 vừa qua PTSC đã niêm yết mã chứng khoán trên sàn giao dịch HASTC với mã chứng khoán là PVS, trong năm 2008 này Tổng công ty cũng có chủ trương là tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia theo chương trình an ninh năng lượng mà chính phủ đề ra. Trước tính sàng lọc của nền kinh tế thị trường tạo ra, để tồn tại và phát triển buộc PTSC phải có tình hình tài chính doanh nghiệp tốt. Vì lí do đó mà tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp và vận dụng các lí luận khoa học về phân tích tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại PTSC và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại PTSC. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các luận cứ khoa học về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại PTSC. Thời gian: tập trung vào giai đoạn từ 2005 đến 2008 vì đây là giai đoạn công ty chuyển đổi sang công ty cổ phần, có rất nhiều sự biến động và thay đổi. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận chung. Trên cơ sở đó sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. Nội dung nghiên cứu Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại PTSC Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại PTSC CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đó là ba vấn đề kinh tế cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết để đạt được mục tiêu. Quyết định sản xuất cái gì nghĩa là phải xác định rõ sản xuất loại hàng hóa, dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, bao giờ sản xuất. Quyết định sản xuất thế nào là phải xác định rõ nguồn lực, công nghệ và phương pháp sản xuất. Quyết định sản xuất cho ai là phải xác định rõ đối tượng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đó. Để thực hiện được ba vấn đề kinh tế cơ bản đó cần phải có nhiều yếu tố tuy nhiên có một công cụ rất hữu hiệu đó là công cụ tài chính. Hoạt động tài chính doanh nghiệp góp phần thực hiện các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường là hoạt động của các luồng chuyển dịch, các luồng vận động và chuyển hóa những luồng tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính được phản ánh trên nhiều tài liệu của doanh nghiệp (thống kê, kế hoạch, hợp đồng kinh tế), song phản ánh tập trung và đầy đủ nhất là trên tài liệu kế toán. Các báo cáo kế toán tài chính định kỳ gồm: Bảng cân đối tài sản; báo cáo thu nhập; báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tài chính đã diễn ra sau mỗi kỳ kinh doanh. Đây là tài liệu kế toán quan trọng nhất phản ánh đầy đủ toàn diện hoạt động tài chính doanh nghiệp diễn ra với độ chính xác cao được pháp lệnh quy định và được báo cáo công khai cho người có nhu cầu tìm hiểu. Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh sinh lời cao nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều rủi ro tiểm ẩn. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và thách thức, các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải được hoạch định và kế hoạch hóa. Trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ quyết định chiến lược (dài hạn) và chiến thuật (ngắn hạn) kinh doanh. Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp Nhà quản trị đánh giá được tình hình doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kịp thời bởi vì các hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua các báo cáo tài chính. Bằng các phương pháp phân tích, nhà phân tích có thể đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và hiệu quả kinh doanh trên cơ sở đó sẽ dự báo được các cơ hội, rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai đây là thông tin quan trọng phục vụ cho nhà quản trị đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp. Việc phân tích tài chính được tiến hành theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích phân tích và chủ thể sử dụng kết quả phân tích. Đối với các Nhà quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt. Đứng trên góc độ quản lý phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu: Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các khả năng hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính doanh nghiệp. Định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc cũng như giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần… Là cơ sở kiểm soát các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt… Cuối cùng phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Phân tích tài chính làm nổi bật tầm quan trọng của dự báo tài chính và là cơ sở cho các nhà quản trị, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sáng chung. Đối với các Nhà đầu tư: Các cổ đông là cá nhân hoặc doanh nghiệp quan tâm trực tiếp đến tính toán các giá trị của doanh nghiệp vì hộ đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp và có thể phải chịu rủi ro. Mục tiêu của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, họ quan tâm đến đồng vốn của họ bỏ ra đầu tư có sinh lời không, do đó khi phân tích tài chính họ chú trọng phân tích nội dung này. Đối với người cho vay: mục tiêu của chủ nợ là phân tích khả năng thanh toán của khách hàng do vậy trong quá trình phân tích họ đặc biệt chú trọng nội dung này. Tuy nhiên vay dài hạn và ngắn hạn có đặc điểm khác nhau vì vậy khi phân tích cũng cần phải sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Nếu những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ đến hạn phải trả. Nếu là những khoản vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc trả vốn và lãi sẽ tuy thuộc vào khả năng sinh lời này. Kỹ thuật phân tích thay đổi theo bản chất và thời hạn của khoản vay, nhưng dù cho đó là cho vay dài hạn hoặc ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của đối tượng đi vay. Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Khoản tiền lương nhận được từ doanh nghiệp là một trong những nguồn thu nhập của người hưởng lương. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp, người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp này người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả và tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính giúp họ định hướng được việc làm ổn định của mình trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy vào công việc được phân công đảm nhận. Tóm lại, phân tích tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh và quyết định quản lý. Phân tích tài chính nó không trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhưng trong dài hạn nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Tóm lại phân tích tài chính là sự phân giải, lý giải, đánh giá các quan hệ, các quá trình chuyển dịch và biến đổi các luồng tài chính và sự ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.Về bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích xử lý thông tin tài chính để đánh giá tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bản chất của phân tích tài chính và báo cáo kế toán tài chính ta thấy rằng giữa chúng có mối quan hệ hữu. Nếu báo cáo kế toán tài chính là vật chứa đựng thông tin tài chính thì phân tích phân tích tài chính là sử dụng vật chứa đựng thông tin tài chính và xử lý các thông tin này để đánh giá toàn bộ tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng nhiều vật chứa thông tin tài chính trong đó có báo cáo tài chính là nguồn tài liệu chứa thông tin tài chính đầy đủ nhất , có độ tin cậy cao nhất được thừa nhận về mặt pháp lý. Vì vậy chất lượng thông tin tài chính của hệ thống báo cáo kế toán tài chính quyết định kết quả phân tích tài chính. Nếu xét rộng hơn trong mối quan hệ với quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp thì phân tích tài chính là công cụ trực tiếp phục vụ quản lý, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp còn báo cáo tài chính được thiết lập nhằm thực hiện tốt hơn cho việc phân tích đánh giá quá trình này. Tuy nhiên báo cáo tài chính cũng có sự độc lập nhất định bởi báo cáo tài chính là kết quả của quá trình hạch toán kế toán vì vậy bản thân báo cáo kế toán tài chính chịu ảnh hưởng của chế độ, thể lệ và nguyên tắc hạch toán chính vì lẽ đó thông tin tài chính trên báo cáo tài chính cũng có những hạn chế nhất định. Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp phân tích chính sử dụng phổ biến là: phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh, phương pháp Dupont. Phương pháp tỷ số Đây là phương pháp truyền thống và thường được áp dụng phổ biến. Phương pháp tỷ số là là phương pháp trong đó các tỷ số (cụ thể là tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác) được sử dụng để phân tích. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi vì các lí do sau: Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó chính là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với phương pháp này cần xác định các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu ví dụ như tỷ số chung của ngành…Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý các vấn đề sau : Thứ nhất, điều kiện so sánh: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Thứ hai, xác định gốc để so sánh: Gốc so sánh được tùy thuộc vào mục đích phân tích, gốc so sánh có thể xác định tại từng thời điểm, cũng có thể xác định tại trong từng kỳ. Cụ thể:  Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu. Khi xác định vị trí doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. Thứ ba, kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối. So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm. Phương pháp Dupont Bản chất của phương pháp này là nhà phân tích tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với các tỷ số tổng hợp. Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung phương pháp phân tích DUPONT là phân tích ROE dựa trên mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích. ROE = = x = ROA x EM (số nhân vốn) ROA = = x = Doanh lợi doanh thu x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = PM x AU ROE = Doanh lợi doanh thu x Số vòng quay tổng tài sản x Số nhân vốn = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) x ( Doanh thu / Tổng tài sản bình quân) x ( Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu) Phương trình Dupont có thể khái quát theo sơ đồ sau: ROE ROA Số nhân vốn Doanh lợi doanh thu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Nguồn thông tin dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính, bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát bằng các các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh tại một thời điểm, thời kỳ nhất định. Bảng Cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). Do đó, các số liệu phản ánh trên bảng CĐKT được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Kết cấu của bảng CĐKT gồm 2 phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại một thời điểm. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược… Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính phần tài sản gồm 2 loại: Loại A - Tài sản ngắn hạn, gồm các mục sau: Tiền và các khoản tương đương với tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác. Loại B – Tài sản dài hạn, gồm các mục sau: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài sản dài hàn khác. Phần nguồn vốn: phần này phản ánh nguồn hình thành nên các loại nguốn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nguồn vốn cũng được chia thành hai loại A, B. Loại A: Nợ phải trả, loại B: Vốn chủ sở hữu. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Các chỉ tiêu thuộc phần này trình bày các số liệu về tổng số phát sinh kỳ này, kỳ trước và lũy kế từ đầu năm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tác dụng chủ yếu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là: Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về nguồn tiền hình thành từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính doanh nghiệp. Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một dạng văn bản nhằm giải thích chi tiết những nội dung thay về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo tài chính không thể hiện được hết. Thuyết minh báo cáo tài chính mô tả mang tính tường thuật và phân tích chi tiết các thông tin đã được trình bày trong bảng CĐKT, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác nhau theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể như: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bố về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng khi xử lý thông tin hình thành nên báo cáo tài chính, các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng...Thuyết minh báo cáo có thể trình bày những thông tin khác cung cấp cho đối tượng sử dụng khi doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc cho việc trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính. Phân tích bảng cân đối kế toán Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, phân tích bảng CĐKT sẽ chú trọng vào các nội dung sau: Phân tích kết cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp: Mục đích của phân tích kết cấu vốn và tài sản là nghiên cứu lượng và tỷ trọng của vốn và tài sản cũng như sự biến động của chúng trong thời kỳ phân tích. Nội dung và các bước phân tích như sau: - Chuyển bảng CĐKT dưới dạng một hình thức bảng cân đối báo cáo - Xác định số đầu kỳ, cuối kỳ, tỷ trọng theo mẫu sau: Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳ Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng I : Tài sản II. Nguồn vốn - Phân tích và đánh giá tình hình thực tế kết cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Là đánh giá, xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng CĐKT về vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. sự thay đổi được thể hiện ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm vốn - Vốn là giảm tài sản, tăng vốn - Vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau Bước cuối cùng là tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo trình tự nhất định tùy theo mục đích phân tích và được phản ánh theo biểu mẫu sau: Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Sử dụng vốn .............. Cộng sử dụng vốn Vốn …………….. Cộng vốn Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp tăng (giảm) bao nhiêu? Các chỉ tiêu nào ảnh hưởng chủ yếu đến sự tăng (giảm) đó? Trên cơ sở phân tích doanh nghiệp sẽ có giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Mục đích của phân tích báo cáo KQKD là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo KQKD, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác. Các chỉ tiêu sẽ được thể hiện trong mẫu bảng phân tích KQKD như sau: Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N so với năm N-1 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Doanh thu Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí bán hàng và quản lý Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế 1.1.4.3 Phân tích các chỉ số tài chính Các chỉ số tài chính chủ yếu thường được chia thành 4 nhóm sau đây: Tỷ số về khả năng thanh toán Nói đến khả năng thanh toán là nói đến khả năng trả nợ, đặc biệt là khả năng trả những món nợ đến hạn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động được tình hình tài chính, xử lý tốt các mối quan hệ trong kinh doanh. Có 4 chỉ tiêu chính thường để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, để đánh giá một cách chính xác và khách quan thì cách thông thường mà các nhà phân tích tài chính vẫn làm đó là kết hợp phân tích cả 4 chỉ tiêu đó là chỉ tiêu vốn lưu động ròng, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và tỷ lệ dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng. Các xác định cụ thể từng chỉ tiêu như sau: Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Phân tích vốn lưu động ròng của doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng trả những món nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động thông thường vốn lưu động ròng của doanh nghiệp luôn lơn hơn 0, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán các món nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của mình. Nếu vốn lưu động ròng của một doanh nghiệp nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành (Rc) = - Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Một đồng vốn nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu giá trị tài sản lưu động để thanh toán. - Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. Về mặt bản chất hai chỉ tiêu vốn lưu động ròng và khả năng thanh toán hiện hành là giá trị so sánh (tương đối và tuyệt đối) giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Kết hợp cả hai giá trị so sánh tương đối và tuyệt đối cho phép đánh giá chuẩn xác về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh (Rq) = - Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. - Nguyên tắc cơ bản về mặt lý thuyết đối với tỷ số thanh toán nhanh được đưa ra theo tỷ lệ 1:1. Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh quá lớn (lớn hơn 1 quá nhiều) chứng tỏ doanh nghiệp đó chưa tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, nếu tỷ số này quá bé (quá bé hơn 1) chứng tỏ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ kinh tế do thanh toán không được đảm bảo đủ bởi các tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên, không có cơ sở để yêu cầu chỉ số này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn thanh toán chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay. Ngoài ra có thể tham khảo tỷ số sau: Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng: Tỷ số về khả năng cân đối hoặc cơ cấu vốn Khi phân tích khả năng cân đối vốn các nhà phân tích tài chính thường sử dụng 3 tỷ số sau: Tỷ số nợ (Rd) (1) Tỷ số (2) Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Tỷ số (1) cho chúng ta thấy được nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Đối với các chủ nợ thì họ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trái lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tỷ số về khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để sử dụng đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định và tài sản lưu động. Do đó các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán tỷ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay tiền = Vòng quay dự trữ (tồn kho) (Ri) = Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tỷ số về khả năng sinh lãi Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Chỉ số này phản ánh lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu ROA = ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty. Tỷ lệ thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu) ROE. ROE =   ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bức trang toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê._. nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) qua báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động từ đó có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp. Như vậy giữa các Báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ. Những thay đổi trên Bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn…của doanh nghiệp. Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý (không kể khấu hào và lãi vay) Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi - Khấu hao Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. Một số chú ý khi phân tích tài chính doanh nghiệp: một là, nếu chúng ta sử dụng chỉ số tài chính một cách riêng biệt có thể đưa ra một nhận định sai lầm vì vậy việc phân tích chỉ số tài chính chỉ có hiệu quả cao nhất khi sử dụng đồng bộ các tỷ số tài chính để tạo ra một bức tranh toàn cảnh rõ ràng nhất về công ty. Hai là, tài liệu dùng để phân tích tài chính là báo cáo tài chính có bản chất tĩnh và mang tính lịch sử, đây lại là số liệu lấy theo giá trị sổ sách khác với giá thị trường, nguyên tắc kế toán nhiều khi che đậy khuyết tật hoặc thổi phồng giá trị thành tích không đúng với giá trị thật của nó. Vì vậy các tỷ số tài chính không bao giờ được coi là một sự kết thúc mà đúng hơn phải được coi là sự hướng dẫn cho tương lai. Ba là, cẩn thận khi so sánh tỷ số tài chính giữa các công ty, cũng như không thể coi tỷ số trung bình của ngành là một chuẩn mực để cố gắng đạt tới, bởi vì mỗi công ty có đặc điểm riêng về công nghệ, cơ cấu đầu tư, chính sách tài chính, kết cấu sản phẩm, chiến lược kinh doanh … và nhất là có sự khác nhau cách nhìn nhận về các tỷ số tài chính. Do vậy nên chọn các công ty cùng ngành, có quy mô tương đương để so sánh và sự so sánh này cũng chỉ mang tính tham khảo. Tuy vậy thông qua việc phân tích chỉ số tài chính đặc trưng, các nhà đầu tư có thể đọc được rất nhiều điều tiềm năng, sự yếu kém, xu hướng phát triển, hiệu quả hoạt động, quá trình sinh lời… của công ty để đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan. Phân tích các đòn bẩy của doanh nghiệp Bên cạnh bốn nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng, các đòn bẩy tài chính là cũng là công cụ hiệu quả để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào sự đánh giá các đòn bẩy nhà quản lý hoạch định cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động (DOL) Đòn bẩy hoạt động đo lường sự thay đổi của tỷ lệ % lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%. DOL = % ∆ EBIT / % ∆ Doanh thu hay DOL = Trong đó: F là chi phí cố định của doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý, khấu hao, chi phí thuê tài sản dài hạn, phí bảo hiểm, chi phí bảo trì TSCĐ. V là chi phí biến đổi là chi phí biến đổi của doanh nghiệp bao gồm: chi phí lương nhân công trực tiếp, chi phí nguyên – nhiên liệu, hoa hồng bán hàng và một số chi phí bảo trì thay đổi theo sản lượng. Đòn bẩy hoạt động cho biết cách thức sử dụng chi phí của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định (F) cao thì lợi nhuận rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu. Điều này đồng nghĩa rủi ro hoạt động của doanh nghiệp lớn so với các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định thấp tuy nhiên cần lưu ý các doanh nghiệp phải vượt qua điểm hòa vốn thì sử dụng đòn bẩy mới có hiệu quả. Đòn bẩy tài chính (DFL) Đòn bẩy tài chính đo lường tỷ lệ thay đổi của EPS (thu nhập vốn cổ đông) do sự thay đổi của 1% lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT). DFL = % ∆ EPS / % ∆ EBIT hay DFL = Trong đó R là chi phí trả lãi. Đòn bẩy tài chính cho ta biết tác động của việc sử dụng nợ đối với thu nhập vốn cổ phần của doanh nghiệp. Công thức DFL cho thấy nếu doanh nghiệp sử dụng nợ, do được hưởng phần tiết kiệm thuế nhờ lãi vay sẽ khuyếch đại được thu nhập vốn cổ phần (EPS). Đòn bẩy tổng hợp (DTL) Đòn bẩy tổng hợp đo lường độ nhảy cảm của thu nhập vốn cổ phần (EPS) khi doanh thu thay đổi 1%. DTL = DOL x DFL = Đòn bẩy hoạt động là đòn bẩy ở giai đoạn đầu còn đòn bẩy tài chính là đòn bẩy ở giai đoạn sau. Tức là, khi doanh nghiệp xác định được cơ cấu chi phí hoạt động tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ để tăng thu nhập vốn cổ phần. Nghiên cứu 3 cấp độ đòn bẩy có thể giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ và loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Nếu chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao thì doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với rủi ro hoạt động, còn nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính. Đối với doanh nghiệp có mức độ rủi ro hoạt động cao thì không nên tài trợ bằng nợ quá nhiều nếu không muốn tạo ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Chất lượng là một khái niệm trừu tượng, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau và tiêu chí đánh giá khác nhau. Quan điểm của hệ thống quản lý chất lượng ISO cho rằng: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp đặc tính vốn có của một thực thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng”. European Organization for Quality Control thì cho rằng: “ Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”. Chất lượng là khái niệm tương đối rộng, ngoài việc áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn được áp dụng với các hoạt động, một quá trình, một tổ chức tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra để đánh giá. Trên cơ sở các khái niệm đưa ra về chất lượng, chúng ta có thể khái quát và lựa chọn được khái niệm chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt nhất như sau: Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được biểu hiện ở tập hợp các tiêu chí đánh giá bao gồm thời gian phân tích, chi phí phân tích, quy trình phân tích, nội dung phân tích, phương pháp phân tích nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính tùy thuộc vào mục đích phân tích. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Thời gian phân tích Thời gian phân tích là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng phân tích tài chính. Về mặt lý thuyết không có một tiêu chuẩn chung quy định về thời gian phân tích tuy nhiên trong thực tế thời gian phân tích càng ngắn càng giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và hiệu quả đồng thời nó cũng chứng tỏ năng lực của bộ phân phân tích tài chính trong doanh nghiệp, chất lượng của việc thu thập thông tin và xử lý thông tin cao. Thời gian phân tích tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể đặt ra một chuẩn mực riêng cho việc phân tích của mình nó tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mức độ đầu tư của lãnh đạo doanh nghiệp cho công tác phân tích tài chính. 1.3.2 Chi phí phân tích Phân tích tài chính là một hoạt động tương đối tốn kém, chi phí phân tích được tính vào chi phí của doanh nghiệp nếu chi phí phân tích quá cao sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí phân tích tài chính bao gồm chi phí thu thập thông tin, chi phí lương cho cán bộ phân tích và các chi phí khác phục vụ cho việc phân tích. Thực tế đối với một công ty có quy mô lớn và kinh doanh đa ngành nghề, chi phí phân tích là một khoản chi phí thường xuyên và tương đối cao do đó công ty phải cân nhắc giữa việc thuê chuyên gia phân tích hay tự phân tích. Nếu xét về ngắn hạn thì thuê các công ty phân tích tài chính chuyên nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tiết kiệm được chi phí phân tích tuy nhiên về mặt dài hạn tự mình phân tích hay công ty đầu tư đào tạo nghiệp vụ phân tích cho các nhân viên chuyên trách tối ưu hơn và đảm bảo tính bí mật của các thông tin tài chính của công ty. Việc lựa chọn ai phân tích cũng đều phải tính toán trên cơ sở tiết kiệm chi phí và tùy thuộc vào từng công ty, nếu quá cao sẽ là gánh nặng cho công ty ngược lại nếu thấp quá sẽ không đảm bảo chất lượng phân tích. 1.3.3 Quy trình phân tích Quy trình phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cân tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. Để phân tích tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, quy trình phân tích tài chính phải khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng quan tâm có những mục đích khác nhau, do đó việc phân tích đối với mỗi đối tượng có những nét riêng biệt. Song nói chung phân tích tài chính trong doanh nghiệp thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch phân tích Đây là giai đoạn đầu tiên và là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Vì vậy giai đoạn này còn gọi là giai đoạn chuẩn bị. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập tìm hiểu. Bước 2: Giai đoạn tiến hành phân tích Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc cụ thể sau: Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu Tính toán các chỉ tiêu phân tích Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp Bước 3: Giai đoạn kết thúc Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể như sau: Viết báo cáo phân tích Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích Quy trình phân tích khoa học hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí phân tích đồng thời đem kết quả phân tích tốt. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Có nhiều cách tiếp cận nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính tuy nhiên trong giới hạn đề tài này chúng ta chỉ xem xét nhân tố bên trong (nhân tố thuộc về doanh nghiệp) và nhân tố bên ngoài. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp Để kết quả phân tích đạt chất lượng tốt, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố sau: thứ nhất, chất lượng thông tin tức là số liệu doạnh nghiệp sử dụng cho việc phân tích phải đáng tin cậy và cập nhật. Thứ hai, khi đã có nguồn thông tin chính xác doanh nghiệp cần có phương pháp phân tích phù hợp. Chất lượng của thông tin phân tích Để đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp sử dụng nhiều nguồn thông tin. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: chính sách thuế, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế ngành, thông tin chung về nền kinh tế (lạm phát…). Tuy nhiên, những vấn đề thuộc nội bộ doanh nghiệp thì các thông tin sử dụng là thông tin kế toán nội bộ. Tính đặc trưng kế toán đồng nhất cao, tính đồng bộ và phong phú là nguồn thông tin quan trọng cho quá trình phân tích. Các báo cáo tài chính chứa đựng khá đầy đủ thông tin kế toán cần phân tích. Đây là dạng văn bản đặc biệt riêng có của hệ thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực. Sở dĩ người ta gọi là hệ thống báo cáo tài chính vì các báo cáo tài chính có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ với nhau. Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người phân tích các khía cạnh khác nhau của nội dung cần phân tích, tổng hợp tất cả các khía cạnh phân tích khác nhau sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài các nguồn thông tin trên, trong quá trình phân tích người phân tích phải thường xuyên cập nhật, tham khảo các thông tin từ bên ngoài đó là các thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, các thông tin pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp và các thông tin về ngành. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Khi đã có nguồn thông tin chính xác và đầy đủ thì lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp là rất quan trọng. Phương pháp phân tích là công cụ để thực hiện quá trình phân tích tài chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích. Trình độ cán bộ phân tích Trình độ cán bộ phân tích là một yếu tố quyết định chất lượng phân tích tài chính. Trong trường hợp nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích đầy đủ và chính xác nhưng trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế biểu hiện là không lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, không hiểu rõ các nội dung và quy trình phân tích, đưa ra các kết luận không kịp thời, chính xác thì quá trình phân tích không có ý nghĩa. Đây là một công việc nhạy cảm bởi nó đòi hỏi người phân tích ngoài việc có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu sắc về kế toán tài chính doanh nghiệp, kỹ năng phân tích mà còn đòi hỏi kinh nghiệm để lập báo cáo phân tích, đưa ra các kiến nghị và định hướng, có hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. Thực tế cho thấy nếu cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn nhưng lại không có đạo đức nghề nghiệp thì kết quả phân tích có thể bị làm sai lệch, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp Nhận thức về phân tích tài chính doanh nghiệp là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong chất lượng phân tích. Những năm trước đây, khái niệm về phân tích tài chính ở nước ta chưa thực sự phổ biết, nên nhiều nhà quản lý chưa hiểu hết được vai trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính. Vì vậy, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa có sự chú trọng đầu tư hợp lý. Xuất phát từ nguyên nhân đó mà chất lượng phân tích chưa cao, chỉ mang tính hình thức, không phục vụ nhiều cho việc ra các quyết định tài chính và xây dựng định hướng và chiến lược phát triển. Các nhà quản trị chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này là do muốn tiết kiệm chi phí mà họ chưa nhìn thấy được lợi ích to lớn mà phân tích tài chính mang lại. Chỉ khi nào các nhà quản lý doanh nghiệp thực sự coi trọng phân tích tài chính doanh nghiệp, có sự đầu tư hợp lý về đội ngũ chuyên viên, cơ sở vật chất phục vụ việc phân tích thì chất lượng hoạt động phân tích tài chính mới nâng cao được. Các nhân tố ngoài doanh nghiệp Môi trường pháp lý Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế. Nhà nước quản lý hoạt động kinh tế thông qua công cụ hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế, nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh với tiêu chí được phép kinh doanh những ngành nghề mà nhà nước không cấm. Sự thay đổi các chính sách kinh tế và môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một ví dụ hết sức rõ nét trong thời gia qua do tình hình lạm phát trong nước dẫn chi phí đầu vào sản xuất tăng nhanh (giá cả nguyên hiên vật liệu, lãi suất vay vốn …) nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn cho các dự án đầu tư làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó thì yếu tố sự tăng trưởng của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật… cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp vì thế trong quá trình phân tích cần lưu ý nội dung này. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp luôn được đặt trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành. Do đó, muốn chất lượng phân tích tốt phải có sự so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành, có như vậy ta mới có các nhìn tổng quan và biết được vị thế của doanh nghiệp so với các công ty trong ngành, tránh tình trạng đánh giá chủ quan. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI PTSC 2.1 Tổng quan về PTSC 2.1.1 Giới thiệu chung về PTSC Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí là công ty cổ phần (PTSC), đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103015198 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29-12-2006 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103006191 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12/3/2007. Ngày 9/2/2007, Tổng công ty được chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con theo nghị quyết số 23/QĐ-HĐQT của Đại hội đồng cổ đông trong đó công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí được hình thành từ bộ máy các phòng chức năng của Tổng công ty, ban Tổng giám đốc, ban quản lý dự án cảng và văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Hà Nội. PTSC được thành lập từ tháng 2/1993 trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị là Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Trải qua 14 năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay PTSC đã có những bước phát triển vượt bậc. Với 14 đơn vị trực thuộc, PTSC đã cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật đa dạng cho ngành công nghiệp dầu khí, trong đó đã phát triển được một số loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí mũi nhọn đạt trình độ quốc tế như dịch vụ tàu chuyên ngành, dịch vụ căn cứ – cảng, dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt, đấu nối chạy thử các công trình dầu khí, dịch vụ tàu FPSO/FSO, dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), dịch vụ khảo sát công trình ngầm ROV, dịch vụ cung ứng nhân lực kỹ thuật, dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị dầu khí…vv. Theo quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con. Để thuận tiện hơn trong chỉ đạo các họat động sản xuất kinh doanh, từ đó có điều kiện nắm bắt và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu dịch vụ, văn phòng chính của Tổng Công ty PTSC đã được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2007. Sơ đồ 1. Cơ cấu cổ đông của PTSC: Sơ đồ 2: Cơ cấu cổ đông trong nước nắm giữ trên 5% vốn tại thời điểm 14/3/2008 Cơ cấu cổ đông thời điểm 14/3/2008 2.1.2 Hoạt động kinh doanh chính Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ kiểm đếm và giao nhận vận chuyển hàng hoá, dịch vụ thuê tàu, môi giới tàu biển, lai dắt tàu biển và cứu hộ. Dịch vụ phục vụ hoạt động khảo sát địa vật lý, địa chất công trình, dịch vụ lặn, dịch vụ cung cấp Robot làm việc ngầm dưới nước điều khiển từ xa (ROV) phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các công trình công nghiệp, dân dụng. Dịch vụ quản lý, khai thác các tàu chứa dầu (FSO), tàu chứa và xử lý dầu thô (FPSO), các tàu dịch vụ, tàu vận chuyển các sản phẩm dầu và khí. Dịch vụ quản lý, điều hành kinh doanh, khai thác cảng, căn cứ dịch vụ kỹ thuật dầu khí, quản lý tổ chức các hoạt động xây lắp, chế tạo, chạy thử và hoàn thiện các dự án, các công trình công nghiệp ngoài ngành dầu khí. Cung cấp lao động chuyên ngành dầu khí, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động). Dịch vụ quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cơ khí hàng hải. Chế tạo và lắp đặt các bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và các đường ống dẫn dầu, dẫn khí. Kinh doanh vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế. Vận chuyển, bốc xếp, bảo quản và giao nhận hàng hoá, vận chuyển các sản phẩm dầu khí. Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng các công trình khai thác dầu khí. Sửa chữa tàu biển và các công trình dầu khí biển. Bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi. Gia công lắp ráp, chế tạo các cấu kiện, thiết bị dầu khí. Sản xuất, mua bán các sản phẩm dầu khí, phân đạm và hoá chất phục vụ nông nghiệp (trừ hoá chất nhà nước cấm). Sản xuất, mua bán thiết bị vật tư, thiết bị dầu khí phục vụ cho công nghiệp dầu khí, các ngành công nghiệp khác và dân dụng. Mua bán các sản phẩm thiết bị đầu cuối viễn thông, kim khí điện máy, vật tư thiết bị phục vụ dân dụng và các ngành công nghiệp. Mua bán vật tư, trang thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy phục vụ cho công nhiệp dầu khí, các ngành công nghiệp và dân dụng. Kinh doanh khách sạn (không kinh doanh tại trụ sở), nhà ở, văn phòng làm việc và các dịch vụ sinh hoạt dầu khí khai thác, chế biến, mua bán nước khoáng. 2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tài chính của công ty Bộ phận phân tích tài chính tại PTSC chính là Ban tài chính kế toán Tổng công ty. Chức năng, nhiệm vụ Ban tài chính kế toán cụ thể như sau: Tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán tại Văn phòng Tổng Công ty; hướng dẫn, kiểm tra công tác tài chính kế toán tại các công ty con và đơn vị trực thuộc. Xây dựng quy chế quản lý tài chính của Tổng Công ty trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty phê duyệt; tổ chức thực hiện quy chế quản lý tài chính này khi được phê duyệt. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toan. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính Tổng Công ty. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản phát sinh tại Tổng Công ty, Công ty con và các đơn vị trực thuộc. Phối hợp với các phòng chức năng chỉ đạo Công ty con, các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác kiểm kê theo quy định hiện hành. Lập báo cáo tài chính định kỳ của Tổng Công ty theo quy định. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Tổng Công ty giao. 2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại PTSC 2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính tại PTSC Phương pháp phân tích tài chính tại PTSC là sự kết hợp của phương pháp tỷ số phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ. Về mặt lý thuyết, các chỉ tiêu tài chính thường được so sánh với chỉ số trung bình của ngành tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam phương pháp thống kê, mức độ chính xác của số liệu, mức độ công bố các thông tin tài chính ra công chúng còn yếu kém do đó gây khó khăn cho các nhà phân tích tài chính. Để khắc phục vấn đề này thì các chỉ số tài chính của PTSC đã được so sánh với một công ty trong ngành tương đương về mặt quy mô, và đều cung cấp dịch vụ trong ngành dầu khí nhưng chuyên môn khác nhau (PVDrilling) để cho chúng ta thấy được vị thế của công ty trong ngành. Sự so sánh này chỉ mang tính tương đối vì thứ nhất hình thức dịch vụ khác nhau, chính sách đầu tư và định hướng phát triển của Tập Đoàn cho hai công ty là khác nhau. 2.2.2 Thực trạng phân tích tại PTSC Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính của PTSC là Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong thời kì phân tích, tương ứng từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 5. 2.2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán Phân tích kết cấu tài sản của PTSC Bảng 1: Kết cấu tài sản của PTSC năm 2006 - 2007 Stt Nội dung 2006 2007 So với năm 2006 Lượng % I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.225.041 2.821.182 (403.859) (12,52) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.109.917 929.841 (1.180.07) (55,93) 1.1 Tiền 396.252 829.841 433.589 109,42 1.2 Các khoản tương đương tiền 1.713.665 100.000 (1.613.665) (94,16) 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.900 3.900 0 0 2.1 Đầu tư ngắn hạn 3.900 3.900 0 0 3. Các khoản phải thu 1.014.607 1.699.501 684.894 67,5 3.1 Phải thu của khách hàng 979.930 1.060.748 80.818 8,25 3.2 Trả trước cho người bán 19.647 65.244 45.597 232,08 3.3 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 23.140 574.701 551.561 23,83 3.3 Các khoản phải thu khác 36.065 23.008 13.057 0,362 3.4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (44.175) (24.200) (19.975) (0.45) 4. Hàng tồn kho 83.619 131.897 48.278 57,73 4.1 Hàng tồn kho 99.069 145.749 46.680 47,12 4.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (15.450) (13.852) (1.598) (10,34) 5. Tài sản ngắn hạn khác 12.998 56.043 43.045 331,17 5.1 Chi phí trả trước ngắn hạn 3.107 2.610 (497) (15,99) 5.2 Thuế GTGT được khấu trừ 9.227 51.921 42.694 462,71 5.3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 65 119 54 83,02 5.4 Tài sản ngắn hạn khác 599 1.393 794 132,55 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.444.622 1.991.066 546.444 37.83 1. Các khoản phải thu dài hạn 1.012 1.374 362 35,77 1.1 Phải thu dài hạn của khách hàng 310 1.375 1.065 343,55 1.2 Phải thu dài hạn khác 702 309 393 55,98 1.3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - (310) 310 100 2. Tài sản cố định 977.534 1.407.781 430.247 44,01 2.1 Tài sản cố định hữu hình 879.454 711.292 (168.162) (19,12) 2.1.1 Nguyên giá 1.978.579 2.063.673 85.094 4.3 2.2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (1.099.125) (1.352.381) 253.256 23,04 2.2 Tài sản cố định vô hình 1.314 2.509 1.195 90,94 2.2.1 Nguyên giá 1.728 3.310 1.582 91.55 2.2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (414) (801) 387 93.48 2.3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 96.766 693.980 597.214 617.17 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 382.861 504.755 121.894 31,84 3.1 Đầu tư vào công ty con - - - - 3.2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 2.881 97.575 94.694 3,287 3.3 Đầu tư dài hạn khác 379.980 407.180 27.200 7,16 4. Tài sản dài hạn khác 83.215 77.156 (6.059) (7.28) 4.1 Chi phí trả trước dài hạn 81.161 74.520 (6.641) (8.18) 4.2 Tài sản dài hạn khác 2.054 2.636 582 28,33 III. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.669.663 4.812.248 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2006, 2007) Từ số liệu của Bảng kết cấu tài sản của PTSC năm 2006-2007 cho ta thấy về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cụ thể như sau: năm 2006 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 69,06 %, tài sản dài hạn chiếm 30,94%; năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58,62%, tài sản dài hạn chiếm 41,38% . Tuy nhiên tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, còn tài sản dài hạn có xu hướng tăng. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm 55,93 % so với năm 2006, nhưng hàng tồn kho lại tăng 57,73% so với năm 2006, điều này dẫn đến việc khi cần thanh toán ngay những khoản nợ ngắn hạn, công ty lại phải huy động những khoản khác, gây bất lợi về mặt tài chính cho công ty. Phân tích kết cấu nguồn vốn của PTSC Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn của PTSC năm 2006 - 2007 Stt Nội dung 2006 2007 So với năm 2006 Lượng % IV NỢ PHẢI TRẢ 3.633.831 3.632.442 (1.389) (0.04) 1. Nợ ngắn hạn 2.892.950 2.811.773 (81.177) (2.8) 1.1 Vay ngắn hạn 185.972 190.498 4.526 2.43 1.2 Phải trả cho người bán 849.775 1.042.096 192.321 22,63 1.3 Người mua trả tiền trước 553 154.422 153.869 278.244,41 1.4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 59.832 31.394 (28.438) (47,53) 1.5 Phải trả công nhân viên 47.407 140.125 92.718 195,58 1.6 Chi phí phải trả 3.206 17.230 14.024 437,43 1.7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.744.615 1.236.008 (508.607) (29,15) 1.8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 1.590 - - - 2. Nợ dài hạn 740.881 820.669 79.788 10,77 2.1 Phải trả dài hạn khác 6.106 20.102 13.996 229,22 2.2 Vay và nợ dài hạn 718.848 796.817 77.969 10,85 2.3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 15.927 3.552 (12.375) (77,69) 2.4 Dự phòng phải trả dài hạn - 198 - - V NGUỒN VỐN 1.035.832 1.179.806 143.974 13,89 1. Vốn chủ sở hữu 980.494 1.142.917 162.423 16,56 1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 364.042 1.000.000 635.958 (174,69) 1.2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 308.364 - - - 1.3 Quỹ đầu tư phát triển 182.700 15.886 (166.814) (91,3) 1.4 Quỹ dự phòng tài chính 83.104 15.886 (67.218) (80,88) 1.5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 42.284 - - - 1.6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - 111.145 - - 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 55.338 36.889 (18.449) (33,34) 2.1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 55.083 36.670 (18.413) (33,43) 2.2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 255 219 (36) (14,12) VI Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - VII TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.669.663 4.812.248 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2006, 2007) Nhìn chung, Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong thời kỳ phân tích cụ thể là: năm 2006 chiếm tỷ trọng gần 30% so với Tổng nguồn vốn, năm 2007 chiếm 24,52%. Về mặt lượng, vốn chủ sở hữu của PTSC năm 2006 tăng so với năm 2007 là 162.423 triệu đồng tương ứng với 16,56%. Như vậy, tổng nguốn vốn có tăng nhưng không đáng kể đây là bất lợi cho công ty khi tính tới các kế hoạch kinh doanh dài hạn trong tương lai. Để khắc phục điều này kế hoạch năm 2008 của PTSC tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ. Bên cạnh đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu có xu hướng tăng mạnh cụ thể là so với năm 2006 thì năm 2007 tăng lên một lượng là 635.958 triệu đồng, tương đương với 174,69%, đây là chiều hướng tốt chứng tỏ PTSC đầu tư vào nhiều dự án trong ngành dầu khí, trong đó phải kể đến dự án kho nổi chứa xuất dầu FSO5 là dự án trọng điểm quốc gia. 2.2.2.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu tài chính Bảng 3: Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của PTSC Chỉ số về khả năng thanh toán Đơn vị 20._. nghiệp Hệ số EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. Nếu EM tăng chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Áp dụng công thức ta có: ROE(2005)= 6,88 x 2,49 = 17,05 ROE(2006)= 3,7 x 4,76 = 17,63 ROE(2007) = 6,63 x 4,08 = 27,05 ROE (QI/2008) = 1,48 x 3,68 = 5,47 Như vậy qua việc tách ROE cho ta thấy rằng sở dĩ ROE tăng là do cả hai yếu tố ROA va EM tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của EM nhanh hơn, nó cho ta thấy xu hướng công ty ngày càng sử dụng nhiều nguồn vốn huy động từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh. ROA = = x = PM x AU PM là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, phản ánh tỷ trọng sau thuế trong doanh thu. Khi PM tăng điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. AU là hiệu suất sử dụng tài sản ROA (2005) = 4,93 x 1,39 = 6,88 ROA (2006) = 3,84 x 0,96 = 3,7 ROA (2007) = 5,53 x 1,2 = 6,63 ROA (QI/2008) = 5,50 x 0,27 =1,48 Qua đây chúng ta thấy được nguyên nhân dẫn đến ROA tăng là do mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có xu hướng tăng trong thời kỳ phân tích. Phương pháp liên hệ đối chiếu: Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần. Vì vậy, cần thu thập đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp. 3.3.5 Hoàn thiện nội dung phân tích Bổ sung phân tích các đòn bẩy của doanh nghiệp cụ thể như sau: Đòn bẩy hoạt động (DOL) DOL = % ∆ EBIT / % ∆ Doanh thu hay DOL = DOL = = Trong đó: QP là doanh thu thuần QV là giá vốn hàng bán F là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Nên ta có: DOL2006 = =1,28 Tương tự ta có DOL2007 =1,67 Ta thấy chỉ số đòn bẩy hoạt động của năm 2007 cao hơn 2006 nguyên nhân là do chi phí cố định của 2007 tăng lên hơn 2 lần so với năm 2006; năm 2006 khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 1,28%; năm 2007 khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 1,67%. Đòn bẩy tài chính (DFL) DFL = % ∆ EPS / % ∆ EBIT hay DFL = DFL2006 = =1,2 Tương tự ta có: DFL2007 = 1,35 Trong năm 2006 khi lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 1% thì lợi nhuận trên vốn cổ phần tăng 1,2%. Năm 2007 khi lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 1% thì lợi nhuận trên vốn cổ phần tăng 1,35%. Do chi phí lãi vay của công ty năm 2007 tăng 1,85 lần so với năm 2006 nên DFL 2007 lớn hơn DFL 2006. Đòn bẩy tổng hợp (DTL) DTL = DOL x DFL = Ta có DTL2006 = DOL2006 x DFL2006 = 1,28 x 1,2 = 1,54 DTL2007 = DOL2007 x DFL2007 = 1,67 x 1,35 = 2,25 Trong năm 2006 khi doanh thu tăng 1% thì thu nhập vốn cổ phần tăng 1,54%; Năm 2007 khi doanh thu tăng 1% thì thu nhập vốn cổ phần tăng 2,25%. Đòn bẩy hoạt động là đòn bẩy ở giai đoạn đầu còn đòn bẩy tài chính là đòn bẩy ở giai đoạn sau. Tức là, khi doanh nghiệp xác định được cơ cấu chi phí hoạt động tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ để tăng thu nhập vốn cổ phần. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính công ty nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu phân tích sau: Tỷ số thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Tỷ số thanh toán lãi vay = Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay hàng năm. Nếu công ty không có khả năng trả khoản nợ này thì sẽ có nguy cơ phá sản. Với tư cách là người đi vay công ty cần tính toán chỉ tiêu này để tránh bất lợi cho việc huy động vốn của mình. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương của tiền: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương với tiền = (Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ / Nợ ngắn hạn) Chỉ tiêu này phản ánh, với dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Vì tính chất hoạt động của công ty, chỉ tiêu này có thể xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính). Công thức tính trên cho ta thấy tính tất yếu phải lập được Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, vì muốn tính được chỉ tiêu này thì phải lấy số liệu từ Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Doanh nghiệp nên sử dụng thêm chỉ tiêu này do các chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong một số trường hợp các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Điều này rất dễ xảy ra khi các nhà quản lý muốn tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo, chẳng hạn để làm tăng trị số của các chỉ tiêu trên các nhà quản lý tìm cách làm tăng các khoản tiền và tương đương tiền, làm giảm giá trị hàng tồn kho. Công việc này thực sự không khó khăn đối với các nhà quản lý và kế toán. 3.4 Kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị với Tập Đoàn Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay nói chung và tại PTSC nói riêng là kiêm nhiệm bởi bộ phận tài chính - kế toán. Nhân viên phân tích tài chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên các DN vẫn còn rất coi nhẹ việc này. Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định tài chính. Điều đó đòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động được đăng tải trên tạp chí tài chính, sách báo...Vì vậy với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp nên chú trọng những vấn đề như: Chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của công ty; Không ngừng đào tạo các bộ chuyên trách thông qua các khoá tập huấn của Bộ Tài chính, trung tâm giáo dục của các trường đại học chuyên ngành; Kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới; Bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang Web liên quan; Khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải; Có thể cử hoặc tạo điều kiện nhân viên tham gia các khoán học ngắn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại; Tin học hoá đội ngũ nhân viên tài chính; Thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành... Tuy nhiên để thực hiện được những yêu cầu này cần sự nỗ lực cả từ 2 phía doanh nghiệp và Nhà nước, mà cấp quản lý đầu tiên là Tập Đoàn. Về bản thân doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế. Để đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra thì Tập Đoàn có quy hoạch và định hướng cụ thể nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong ngành mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ đảm bảo không được chồng chéo, cạnh tranh nội bộ. Tập Đoàn xây dựng cơ chế chính sách tài chính cho các đơn vị trong ngành như công ty Petronas áp dụng đối với công ty con. Kiến nghị với Nhà Nước Trong quá trình đánh giá chất lượng phân tích tài chính tại PTSC, ta thấy có một số nguyên nhân thuộc về phía nhà nước làm ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Thứ nhất, sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, gây cho người phân tích lung túng trong quá trình vận dụng các quy định của nhà nước. Thứ hai, thực tế ở Việt Nam chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, vì vậy trong thời gian tới, Bộ Tài Chính cần có kế hoạch hoàn thiện những hạn chế còn tồn tại để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Sự không thống nhất, hợp lý giữa các văn bản pháp luật quy phạm tài chính đang gây khó khăn, tốn kém về mặt thời gian, chi phí cho nhiều doanh nghiệp. Bộ Tài Chính là cơ quan thay mặt nhà nước quản lý các doanh nghiệp về tài chính, ban hành và hướng dẫn các chế độ, quy định về tài chính, kế toán cần có sự sửa đổi thống nhất và phù hợp để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý ổn định khi tiến hành phân tích tài chính. Cụ thể, Nghị định 199 về “Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác” ra đời thay thế cho các Nghị định 59, 27 trước đây nhưng vẫn lộ rõ nhiều hạn chế và bất cập. Một số khái niệm đưa ra trong nghị định chưa rõ, rất dễ gây hiểu nhầm với các khoản thu của doanh nghiệp. Các khái niệm doanh thu và thu nhập được đánh đồng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phản ánh trong các báo cáo tài chính. Ngoài sự chồng chéo giữa các văn bản thì giữa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 199 vẫn còn có những điểm không thống nhất trong việc xác định doanh thu và chi phí hợp lý, hợp lệ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm quyết toán thuế cũng như trong việc ra các quyết định tài chính. Ví dụ về quy định trích khấu hao, có văn bản thì quy định trích khấu hao tối thiểu, có văn bản lại quy định mức trích khấu hao tối đa. Sự không thống nhất giữa các văn bản cần được điều chỉnh ngay để tạo hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính quan trọng, tuy nhiên Bộ Tài Chính vẫn chưa bắt buộc các doanh nghiệp phải lập. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính nên yêu cầu các doanh nghiệp phải lập báo cáo này. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã có những hướng dẫn các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể trong thông tư 23, tuy nhiên sự hướng dẫn vẫn chưa rõ ràng. Đặc biệt, trong thông tư 23 mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Bộ Tài Chính còn nhiều điểm không thống nhất với Nghị định 199. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính được ban hành theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000. Sau đó đã được sửa đổi, bổ sung ba lần theo các thông tư 89/2002/TT-BTC, thông tư 105/2003/TT-BTC cũng như tuân thủ Chuẩn mực số 21 đã giúp cho hệ thống báo cáo tài chính có nhiều tiến bộ. Nhờ vậy mà hệ thống báo cáo tài chính đã dần phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên hệ thống báo cáo tài chính vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành dường như đang phục vụ chủ yếu với mục đích thu thuế cho ngân sách Nhà nước, chưa quan tâm đến nhu cầu của những đối tượng sử dụng thông tin khác. Vì vậy, hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp tình hình thực tế tài chính của doanh nghiệp một cách hợp lý và trung thực. Do đó nó ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính vẫn yêu cầu trình bày các chỉ tiêu một cách quá tỉ mỉ không cần thiết. Mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhưng báo cáo tài chính doanh nghiệp vẫn còn cứng nhắc, chưa thật hợp lý và không nhất quán, đôi chổ còn trùng lắp gây khó dễ cho người sử dụng. Nhiều nội dung trên từng báo cáo còn khá phức tạp trong tính toán nên chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống báo cáo tài chính là dễ hiểu, đáng tin cậy và dễ so sánh. Theo IAS (chuẩn mực kế toán quốc tế - International Accounting System) một hệ thống báo cáo tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin quan tâm đến bản chất thông tin hơn hình thức thông tin nên đã không quy định chặt chẽ về kết cấu và hình thức. Trong khi đó, chế độ kế toán nói chung và chuẩn mực số 21 nói riêng quy định hoàn toàn ngược lại. Các biểu mẫu phải lập một cách rập khuôn theo một biểu mẫu duy nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Do vậy, các khoản mục ở báo cáo tài chính nên được sắp xếp linh hoạt tùy theo đặc thù của doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau (về hình thức sở hữu, về lĩnh vực hoạt động, về đặc điểm sản xuất kinh doanh…) sẽ có mức độ quan tâm khác nhau đối với các khoản mục trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, một điểm nữa cần khắc phục đó là nên quy định đơn vị tính tổi thiểu thống nhất ở các báo cáo tài chính là nghìn đồng, triệu đồng thậm chí là tỷ đồng thay vì đồng như hiện nay, tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Những dãy số từ 8 đến 10 con số làm người đọc khó hình dung được quy mô của các chỉ tiêu đó cũng như gây khó khăn khi đánh giá tương quan trong mối quan hệ các chỉ tiêu của báo cáo. Nói cách khác việc làm tròn số không hề làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của thông tin, mà còn giúp người đọc dễ hình dung hơn về quy mô của doanh nghiệp cũng như đỡ rối mắt với những dãy số quá dài và chính xác không cần thiết. Về phía Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó, thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc; Trình bày những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bầy dưới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới. Nhân tố khách quan thứ hai làm ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp đó là chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để làm cơ sở so sánh xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Ở nước ta hiện nay chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, do đó trong quá trình đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp còn mang tính chủ quan do không có căn cứ, chuẩn mực để đánh giá chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà nước cần có kế hoạch xây dựng và công bố hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đặc biệt là sự phối hợp giữa Tổng cục thống kê và Bộ tài chính. Thực tế hiện nay, hệ thống thống kê tài chính chưa được thực sự chú trọng. Do đó, muốn xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành trước hết thì ngành thống kê tài chính phải được chú trọng đầu tư nghiêm túc và đầy đủ. Bên cạnh đó, để chất lượng phân tích tài chính ngày càng được cải thiện, Bộ tài chính nên có quy định chặt chẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm toán các báo cáo tài chính trước khi công bố rộng rãi. Chất lượng thông tin tài chính đảm bảo thì kết quả phân tích tài chính mới có ý nghĩa. Đề nghị Tập Đoàn kiến nghị với Nhà Nước về chính sách thuế VAT và sự đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhà thầu nước ngoài. Nhà Nước có văn bản cụ thể giao cho đội tàu của PTSC vừa thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với an ninh – quốc phòng trên biển đồng thời có cơ chế, chính sách thích đáng hỗ trợ cho hoạt động của đội tàu. KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng phân tích tài chính là một nội dung không mới tuy nhiên lại rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Thị trường Chứng khoán lại càng khẳng định tầm quan trọng của chất lượng phân tích tài chính, nó sẽ là yếu tố quyết định đến việc các Nhà đầu tư chi đồng vốn của mình ở đâu, thời gian nào. Thực tế hiện nay nghề phân tích tài chính đang lên ngôi, được giới trẻ rất đề cao. Tuy nhiên để có thể đưa ra được một phân tích tài chính có chất lượng là không dễ, nó cũng mang tính rủi ro cao bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính. Đây là một vấn đề nhạy cảm, nếu việc phân tích có chất lượng tốt thì nó sẽ rất hữu ích cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, ngược lại nếu nó đưa các thông tin sai lệch thì làm các chính sách tài chính và quyết định đầu tư không hiệu quả. Luận văn đã tổng kết được số nội dung như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản mang tính chất lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng hệ thống được một các đầy đủ và chính xác, thậm chí mỗi loại tài liệu chỉ khai thác tập trung vào một nhóm chỉ tiêu do đó việc hệ thống lại là cần thiết và là nền tảng cho quá trình phân tích. Thứ hai, đưa ra được cái nhìn tổng quát về chất lượng phân tích tài chính tại PTSC đồng thời cũng chỉ ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. PVS là mã chứng khoán của PTSC trên thị trường giao dịch, hiện tại nó vẫn đang nằm trong nhóm Bluechips và được các nhà đầu tư rất quan tâm vì vậy các thông tin mà luận văn đưa ra mang tính cập nhật. Thứ ba, luận văn đã đưa ra được các biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại PTSC. Do hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên luận văn còn nhiều sai sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu nhằm hoàn thiện nội dung phân tích. Xin chân thành cám ơn các thầy cô, bạn học đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt PTSC, Báo cáo tài chính thường niên, năm 2006, 2007 và quý I năm 2008. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Tấn Bình (2004), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – Nhà xuất bản thống kê. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), PGS.TS Vũ Duy Hào, Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao Động Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài ( Chủ biên) (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê. Josette Peyrard (1999), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Thống kê. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật. Charle J.Woelfel (1991), Phân tích hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật. II. Tiếng Anh Stephen H.Penman (2001), Financial Statement Analysis and Security valuation. John J.Wild, K.R.Subramanyam (1999), Robert F.Halsey, Financial Statement Analysis. Edward I.Altman (2000), Predicting Financial distress of companies Revising the Z-Score and Zeta model. PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Nội dung Ngày 31/12/2007 Ngày 31/03/2008 I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.821.182 2.174.489 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 929.841 564.027 2. Các khoản đầu tư chứng khoán và đầu tư ngắn hạn 3.900 3.900 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.699.501 1.357.585 4. Hàng tồn kho 131.897 188.392 5. Tài sản ngắn hạn khác 56.043 60.584 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.991.066 2.416.555 1. Các khoản phải thu dài hạn 1.374 1.416 2. Tài sản cố định 1.407.781 1.846.999 2.1 Tài sản cố định hữu hình 711.292 1.125.463 2.2 Tài sản cố định vô hình 2.509 2.907 2.3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 693.980 718.629 3. Các khoản đầu tư chứng khoán và đầu tư dài hạn khác 504.755 493.831 4. Tài sản dài hạn khác 77.156 74.310 III. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.812.248 4.591.044 IV NỢ PHẢI TRẢ 3.632.442 3.348.901 1. Nợ ngắn hạn 2.811.773 2.511.628 2. Nợ dài hạn 820.669 837.219 V NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.179.806 1.242.143 1. Vốn chủ sở hữu 1.142.917 1.211.109 1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000 1.000.000 1.2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 1.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.624 1.4 Quỹ đầu tư phát triển 15.886 15.886 1.5 Quỹ dự phòng tài chính 15.886 15.886 1.6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 111.146 177.714 1.7 Nguồn vốn đầu tư XDCB 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 36.889 31.034 2.1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 36.670 30.815 2.2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 219 219 VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.812.248 4.591.044 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2007 và quý I/2008) PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2007 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Nội dung Ngày 31/12/2007 Ngày 31/03/2006 I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.821.182 3.225.041 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 929.841 2.109.917 1.1 Tiền 829.841 396.252 1.2 Các khoản tương đương tiền 100.000 1.713.665 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.900 3.900 2.1 Đầu tư ngắn hạn 3.900 3.900 3. Các khoản phải thu 1.699.501 1.014.607 3.1 Phải thu của khách hàng 1.060.748 979.930 3.2 Trả trước cho người bán 65.244 19.647 3.3 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 574.701 23.140 3.3 Các khoản phải thu khác 23.008 36.065 3.4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (24.200) (44.175) 4. Hàng tồn kho 131.897 83.619 4.1 Hàng tồn kho 145.749 99.069 4.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (13.852) (15.450) 5. Tài sản ngắn hạn khác 56.043 12.998 5.1 Chi phí trả trước ngắn hạn 2.610 3.107 5.2 Thuế GTGT được khấu trừ 51.921 9.227 5.3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 119 65 5.4 Tài sản ngắn hạn khác 1.393 599 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.991.066 1.444.622 1. Các khoản phải thu dài hạn 1.374 1.012 1.1 Phải thu dài hạn của khách hàng 1.375 310 1.2 Phải thu dài hạn khác 309 702 1.3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (310) - 2. Tài sản cố định 1.407.781 977.534 2.1 Tài sản cố định hữu hình 711.292 879.454 2.1.1 Nguyên giá 2.063.673 1.978.579 2.2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (1.352.381) (1.099.125) 2.2 Tài sản cố định vô hình 2.509 1.314 2.2.1 Nguyên giá 3.310 1.728 2.2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (801) (414) 2.3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 693.980 96.766 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 504.755 382.861 3.1 Đầu tư vào công ty con - - 3.2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 97.575 2.881 3.3 Đầu tư dài hạn khác 407.180 379.980 4. Tài sản dài hạn khác 77.156 83.215 4.1 Chi phí trả trước dài hạn 74.520 81.161 4.2 Tài sản dài hạn khác 2.636 2.054 III. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.812.248 4.669.663 IV NỢ PHẢI TRẢ 3.632.442 3.633.831 1. Nợ ngắn hạn 2.811.773 2.892.950 1.1 Vay ngắn hạn 190.498 185.972 1.2 Phải trả cho người bán 1.042.096 849.775 1.3 Người mua trả tiền trước 154.422 553 1.4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 31.394 59.832 1.5 Phải trả công nhân viên 140.125 47.407 1.6 Chi phí phải trả 17.230 3.206 1.7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.236.008 1.744.615 1.8 Dự phòng phải trả ngắn hạn - 1.590 2. Nợ dài hạn 820.669 740.881 2.1 Phải trả dài hạn khác 20.102 6.106 2.2 Vay và nợ dài hạn 796.817 718.848 2.3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 3.552 15.927 2.4 Dự phòng phải trả dài hạn 198 - V NGUỒN VỐN 1.179.806 1.035.832 1. Vốn chủ sở hữu 1.142.917 980.494 1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000 364.042 1.2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 308.364 1.3 Quỹ đầu tư phát triển 15.886 182.700 1.4 Quỹ dự phòng tài chính 15.886 83.104 1.5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - 42.284 1.6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 111.145 - 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 36.889 55.338 2.1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 36.670 55.083 2.2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 219 255 VI Lợi ích của cổ đông thiểu số - - VII TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.812.248 4.669.663 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2006 và 2007) PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2007 – QUÝ I/2008 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Quý I/2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.776.223 1.235.997 Các khoản giảm trừ doanh thu 536 145 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.775.687 1.235.852 Giá vốn hàng bán 5.230.739 1.101.034 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 544.948 134.818 Doanh thu hoạt động tài chính 89.952 25.034 Chi phí tài chính 104.201 41.995 Chi phí bán hàng 62.727 22.498 Chi phí quản lý doanh nghiệp 156.937 29.469 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 311.035 65.890 Thu nhập khác 11.794 2.569 Chi phí khác 5.108 462 Lợi nhuận khác 6.685 2.106 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 317.720 67.997 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - Phần lợi nhuận thuần trong công ty liên kết liên doanh 142 - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 319.143 67.997 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 3.191 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (VNĐ) 1.400 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2007 và quý I/2008) PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NĂM 2006 – 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Tổng doanh thu 5.776.223 4.497.445 Các khoản giảm trừ 536 198 Doanh thu thuần 5.775.687 4.497.247 Giá vốn hàng bán 5.230.739 4.152.806 Lợi nhuận gộp 544.948 344.441 Doanh thu hoạt động tài chính 89.952 33.420 Chi phí tài chính 104.201 56.638 7.1 Chi phí lãi vay 85.529 46.027 Chi phí bán hàng 62.727 41.555 Chi phí quản lý doanh nghiệp 156.937 34.719 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 311.035 244.949 Thu nhập khác 11.794 6.449 Chi phí khác 5.108 1.018 Lợi nhuận khác 6.686 5.431 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 317.721 250.380 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - 77.560 Phần lợi nhuận thuần trong công ty liên kết liên doanh 1.422 - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 319.143 172.820 17.1 Phân phối cho cổ đông Tổng công ty 319.143 172.820 17.2 Phân phối cho lợi ích của cổ đông thiểu số - - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 3.191 - (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2006 và 2007) PHỤ LỤC 5 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỂN TỆ HỢP NHẤT (Cho năm báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2007) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2006 LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lợi nhuận trước thuế 317.721 250.380 Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 258.338 360.458 Các khoản dự phòng (21.573) 29.791 Lãi từ hoạt động đầu tư (17.617) (17.240) Chi phí lãi vay 85.529 46.027 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 622.398 569.416 (Tăng) các khoản phải thu (682.898) (312.987) (Tăng) hàng tồn kho (46.680) (4.876) (Giảm)/tăng các khoản phải trả (233.528) 1.993.147 (Tăng)/giảm tài sản ngắn hạn khác (42.161) 16.452 Tiền lãi vay đã trả (65.750) (43.865) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (35.128) (54.013) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (483.747) 2.163.274 LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (673.276) (197.787) Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 919 140 Đầu tư vào các đơn vị khác và đầu tư dài hạn (58.981) (393.976) Đầu tư góp vốn vào các công ty liên kết (93.272) (2.300) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác - (350) Tiền thu từ các khoản đầu tư 53.151 41.666 Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư (771.459) (552.607) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Nhận vốn góp của chủ sở hữu - (8.185) Tiền chi trả nợ gốc vay (194.341) 381.326 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 269.471 (166.470) Cổ tức đã trả cho chủ sở hữu - (51.221) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 75.130 155.450 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (1.180.076) 1.766.117 Tiền và các khoản tương đương tiền tồn đầu năm 2.109.917 343.800 Tiền và các khoản tương đương tiền tồn cuối năm 929.841 2.109.917 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của PTSC năm 2006 và 2007) MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Chữ viết tắt AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN BCTC Báo cáo tài chính Bảng CĐKT Bảng Cân đối kế toán HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội PTSC Tổng Công ty Cổ phần Dịch Vụ Kỹ thuật Dầu khí PVDrilling Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PVS Mã chứng khoán của PTSC WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. Cơ cấu cổ đông của PTSC: 35 Sơ đồ 2: Cơ cấu cổ đông trong nước nắm giữ trên 5% vốn tại thời điểm 14/3/2008 36 Bảng 1: Kết cấu tài sản của PTSC năm 2006 - 2007 40 Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn của PTSC năm 2006 - 2007 44 Bảng 3: Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của PTSC 48 Bảng 4: Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của PVDrilling 49 Bảng 5: Nhóm chỉ số khả năng cân đối vốn PTSC 50 Bảng 6: Nhóm chỉ số khả năng cân đối vốn PVDrilling 50 Bảng 7: Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động PTSC 51 Bảng 8: Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động PVDrilling 52 Bảng 9: Nhóm chỉ số về khả năng sinh lãi PTSC 52 Bảng10: Nhóm chỉ số về khả năng sinh lãi PVDrilling 54 Bảng 11: Các chỉ tiêu tài chính trung gian của PTSC từ năm 2007 đến quý I năm 2008 55 Bảng 12: Các chỉ tiêu tài chính trung gian của PTSC từ năm 2006 đến năm 2007 55 Bảng 13: Các chỉ tiêu phấn đấu của PTSC giai đoạn 2008 đến 2011 72 Bảng 14: Các chỉ tiêu phấn đấu của PTSC giai đoạn từ năm 2012 đến 2015 72 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-52.doc
Tài liệu liên quan