Nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh

Lời nói đầu Trong quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng nâng cao của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và nâng cao hiệu quả canh tranh.Trong đó mặt hàng sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài đỏi hỏi đó.Việc nâng cao chất lượng không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí mà cỏn góp phần tạo r

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lội thé cạnh tranh cho sản phẩm cao su của công ty cao su Hà Tĩnh. Tuy vậy để làm được điều đó đòi hỏi tổ chức ,ngưòi lãnh đạo cần coi trọng việc nâng cao năng suất và hiệu quả chất lượng bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công ty cần phải áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp với tổ chức mình nhằm mục đích nâng cao khẳ năng canh tranh, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế cho thấy các hệ thống quản lý như ISO 9001 : 2000,ISO 1400,TQM … đã được các tô chức kinh doanh,tổ chức tiêu chuẩn hoá,chính phủ các nươc trên thế giới quan tâm chấp nhận rộng rãi. Trong đó một số công ty trong tổng công ty cao su Viêt nam đã ứng dụng thành công hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 và bước đầu mang lai hiệu quả rõ rệt như công ty KYMDAN,công ty Phú riềng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em mạnh dạn lựa chọn đề tài: ''Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh ''. Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích thực trạng về năng suất và chất lượng mủ cao su của công ty và đề xuất giai pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su của công ty. Nôi dung nghiên cứu của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Công ty cao su Hà Tĩnh và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm Chương 2: Thực trạng về chất lượng hiện nay ở công ty Chương 3: Đề xuất giả pháp nâng cao chất lượng mũ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học KTQD đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích về kinh tế trong những năm tháng học tại trường . Đặc biệt em xin baỳ tỏ lòng cảm ơn tới GS TS Ngyễn Đình Phan đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em để hoàn thành đề tài này. Chương I Công ty Cao su Hà Tĩnh sự cần thiết phải nângcao chất lượng sản phẩm mũ cao su của công ty I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cao su được thành lập theo quết định 167 QĐ/ UB- ĐT ngày 09/07/1997 của Uỷ Ban Nhân Dân tĩnh Hà Tĩnh thành lập công ty cao su Hà Tĩnh. Có trụ sở tại: Km 22 QL 15A Hương Khê Hà Tĩnh Công ty cao su Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở Nông Trường Truông Bát cũ vốn là Nông Trường trồng rừng. Do đó sau khi chuyển đổi ngoài việc sản xuất chính là cao su công ty còn thực hiện việc sản xuất lâm nghiệp. Địa bàn hoạt động của công ty nằm trên bốn huyện Hương Khê - Thạch - Hà Can Lôc - Kì Anh của tĩnh Hà Tĩnh quản lý 11.000 ha đất tự nhiên. Diện tích đất phần lớn là đồi núi khe suối chia cắt manh mún. Với luợng lao động ban đầu của công ty là hơn 100 người đến nay công ty đã có hơn 800 lao động. Công ty đã xây dựng được 2157,5 ha rừng trồng 154 ha Dó 4050 ha cao su đưa tổng diện tích có rừng của công ty lên 7027,5 ha chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội. Ngày 08/ 09/2005 công ty đưa voà khai thác thử 20 ha cao su đầu tiên đấnh dấu thành quả 7 năm xây dựng và cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty. đến tháng 01/2006 công ty đã đưa vào khai thác 135 ha cao su với sản lượng mũ quy kho 19 tấn năng suất 0,43 tấn/ ha đây là tín hiệu rất khả quan cho thấy hiệu quả của cây cao su trên vùng đất này. Công ty Cao su Hà Tĩnh chủ yếu sản xuất mũ cao su và sản phẩm lâm nghiệp xuất khẩu phục vụ nhu cầu thị trường và khách hàng. Ngoài việc sản xuất phục vụ trong nước công ty, Công ty còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mũ tờ hướng tới xuất khẩu. Công ty Cao su có quy mô sản xuất khá lớn sản phẩm tiêu thụ được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước. Với nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng thì yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và chất lượng sản phẩm cũng rất khắt khe. Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay công ty cao su Hà Tĩnh phải duy trì chất lượng ổn định thường xuyên và hoàn thiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý để đảm bảo cho sản phẩm của công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. II. tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty cao su Hà Tĩnh 1. Về tình hình phát triển sản xuất cao su ở Hà Tĩnh Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày được trông từ lâu ở nước ta, cách đây gần 100 năm. Vào những năm 1897 được trồng lần đầu tiên ở thủ Dầu I và Suối Giầu đến nay phát triển khá ổn định diện tích ngày một tăng. Hà Tính cao su tuy mới được bắt đầu đưa vào trồng từ năm 1997 đến nay đã được 10 năm tuy nhiên tình hình phát triển cho thấy Hà Tĩnh có điều kiện sinh thaío thích hợp cho việc trồng và mở rộng diện tich cao su. Hiện trạng cao su thiên nhiên Diện tich cao su ở Hà Tĩnh không ngừng được mở rộng năm 1997 đến năm 2006 diện tích cao su đã tăng 21 lần chiếm 0,9% diện tich cao su của cả nước. Măc dù năng suất còn thấp 0,56 tấn/ha thấp hơn rất nhiều so với năng suất trung bình của cả nước 1,33 tấn/ha, do công ty vừa mới bứoc đầu đưa vào khai thác nên năng suât còn thấp so với năng suất và sản lượng của toàn nghành năng suất và sản lượng của công ty cao su Hà Tĩnh còn rất khiêm tốn nhưng trong tương lai khi diện tich cao su Hà Tĩnh đã định hình 7500 ha sản lượng dự tính sẽ đạt trên 10.000 tấn thì diện tích sẽ chiếm 0,6% diện tích cao su cả nước và 1%sản lượng của cả nước Diện tich cao su toàn nghành trong 5 năm qua: ĐVT: 1000 ha Năm(year) 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích hiện có (ha) Planted area (ha) 412.000 415.800 428.800 440.800 454.075 Diện tích khai thác(ha) 238.000 240.600 253.700 266.745 305.335 Diện tich cao su Hà Tĩnh trong 5 năm qua: Năm(year) 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích hiện có (ha) Planted area (ha) 2727.9 3154.88 3574.88 3774.88 4074.88 Diện tích khai thác(ha) 80 ĐVT: ha Tính đến nay diện tích vườn cao su của công ty cao su Hà Tĩnh là 4274,88 ha và được trồng rất nhanh qua từng năm trung bình mỗi năm trồng mới 427,488 ha. Có được kết quả này là do sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo công ty và lanh đạo tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích cao su của công ty cao su Hà Tĩnh phân bố trên địa bàn 4 huyện Hương Khê,Thạch Hà, Kì Anh, Can Lộc.chủ yếu nằm trên hai huyên Hương Khê và Kì Anh. Hiện trạng diện tích cao su tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ĐVT: ha Khuvực Kinh Doanh Kiến thiết cơ bản Tổng diện tích Tỷ lệ(%) Hương Khê 500 1950 2450 60 Kì Anh 1369 30 Can Lộc 235 5,1 Thạch Hà 220 4,9 Năm trên khu vực địa hình manh mún nhiều khe suối, thời tiết không thuận lợi chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt nên dễ gây ngập úng vào mùa mưa ,đặc biệt vào tháng 7-8.tuy nhiên Hà Tĩnh được đánh giá là vùng đất có tiềm năng phát triển cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cao su, dó, cây lấy gỗ… Trong 10 năm qua công ty cao su Hà Tĩnh đã tập trung vào KTCB với tốc độ tăng bình quân 10%/năm. Đến nay công ty đã đưa vào khai thác 197 ha cao su dự kiến đến cuối năm 2006 công ty sẽ đưa vào khai thác 500 ha cao su chiếm 12% diện tich cao su của toàn công ty. Còn lại 3774.88 ha đang trong thời kì kiến thiết cơ bản Năm Diện tích trồng(ha) Diện tíchthu hoạch (ha) Năng suất (tấn/ha/năm) Sản lượng (tấn) Ghi chú 1997 202,63 1998 720,89 1999 1384,1 2000 2.032,92 2001 2727,9 2002 3.154,88 2003 3.574,88 2004 3.774,88 2005 4.074,88 80 0.413 2006 4.274,88 500 0,53 4.260 3 tháng đầu năm Với đặc điểm của cây cao su năng suât thay đổi theo hình parabon tính từ năm bắt đầu khai thác sản lượng sẽ tăng dần đạt cực đại từ năm thứ 8 đến năm thứ 15 sau đó giảm đần thì cơ cấu diện tích như hiện nay công ty đã bố trí xây dựng nhà máy chế biến mũ tờ với công suất 9000 tấn/năm là hợp lý, và cũng đảm bảo cho nhà máy hoạt động đúng công suất một cách liên tục.Đảm bảo sản lượng, diện tích, khai thác, chăm sóc, thanh lý, tái canh , thanh lý chênh lệch nhau không quá lớn. 2.Vai trò của việc sản xuất khinh doanh cao su đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và Hà Tĩnh nói riêng: 2.1 Mũ cao su là đầu vào cho các ngành công nghiêp. Sản xuất cao su góp phần cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay , cây cao su là môt trong những cây công nghiệp chủ lực , việc phát triển cao su từ trước tới nay vẫn góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiẹep ở nước ta, nhât là trong ngành công nghiệp chế biến, vốn vẫn chiếm tới 80%giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta(năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là133685,1 tỷ đồng trong đó công nghiệp chế biến là 107220,3 tỷ đồng). Nguyên liệu cao su vốn rất cần thiết để sản xuất nhựa, săm lốp ,đông thời nó là môt trong bốn loại nguyên liệu xây dựng nên nền công nghiệp hiện đại (cùng với dầu mỏ, than đá, gang thép ) sản xuất khoang 5 vạn mặt hàng phục vụ đời sống. 2.2 Sản xuất cao su góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu tích luỹ ngoại tệ cho đất nước phuc vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tại đại hội đảng VIII đã đề ra mục tiêu “ra sức phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”.Điều này cung được khảng định lại qua các đại hội đảng IX và đại hội X. Như vậy công nghiệp hoá hiện đại hoá luôn là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của nước ta để thực hiện nhiệm vụ này đòi hổi phải có nguồn lực to lớn để đàu tư trang thiết bị máy móc tư liệu sản xuất phục vụ các ngành kinh tế, Trong khi đó hoạt động xuất khảu cao su thời gian qua đã đưa về một lưọng lón ngoại tệ. Trong năm 2005 nước ta đã xuất khẩu 547.000 tấn cao su đạt kim nghạch 878 triệu USD với kết quả đó cao su đã trở thành mặt hàng nông sản có giá trị cao thứ hai sau gạo và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 8 của nước ta, chiếm 2,44%tổng kim nghạch xuất khẩu 32,233 tỷ đồng của Việt Nam trong năm 2005. 2.3 Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hó hiện,đại hoá thúc đẩy sản xuất phát triển: Trước hết sản xuât cao su cũng chính là tạo điều kiện thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ngay chính nghành sản xuất cây cao su và một phần hiện đại hoá nền nông nghiệp, nông thôn Việt nam . một măt, xuất khẩu cao su sẽ khuyến khích phát triển các diện tích trồng cao su ,góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng diện tích và tỷ trọng mặt hàng cao su trong giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Mặt khác sản xuất và xuất khẩu cao su tâưng và có hiệu quả sẽ thu hút được các nguồn vốn, kĩ thuật, công nghệ tư nước ngoài vào chính lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hiện đại hoá nền sản xuất. Sản xuất và xuất khẩu cao su tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi : xuất khẩu cao su không những kéo theo các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu phát triển như vận tải, bảo hiểm,thanh toán quốc tế… mà còn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như săm lốp, nhựa,… và các ngành công nghiệp sản xuất bao gói các sản phẩm nhựa phát triển. Sản xuất và xuất khẩu cao su còn kích thích các ngành công nghiệp cơ khí,hoá chất trong nước phát triển cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu… cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu.Ngoài ra xuất khẩu cồn tạo ra nguồn ngoại tệ để mua các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để phất triển các ngành kinh tế khác. Các mặt hàng sản phẩm làm từ cao su tham gia xuất khẩu tức là đã tham Gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cảc chất lượng. Điều này tạo áp lực đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tổ chức lại sản xuất nhằm tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới . Qua đó , nền sản xuất nông nghiệp của ta sẽ được cải thiện và có những bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt . 2.4.Sản xuất và xuất khẩu cao su góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm , xoá bỏ các tệ nạn xã hội , góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Sản xuất cao su trứơc nay vốn đã là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động thủ công. Hiện nay, ngành sản xuất cao su đã đào tạo và tạo việc làm cho trên 150 nghìn lao động . Đó là chưa kể tới việc nếu xuất khẩu cao su được đẩy mạnh sẽ thu hút thêm một số lượng lớn lao động trong các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu như dịch vụ vận tải biển , hàng không , bảo hiểm, ngân hàng ... Sản xuất và xuất khẩu cao su cũng còn thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như lắp ráp điện tử, sản xuất và lắp ráp ô-tô , xe máy , các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ ... giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong các ngành này , tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao mức sống cho nhân dân. Đối với Hà Tĩnh công ty cao su Hà Tĩnh đã tạo công ăn việc làm cho 803 lao dộng, việc sản xuất và xuất khẩu cao su còn giúp tạo ra thu nhập không phải là nhỏ cho những người lao động , góp phần cải thiện đời sống cho người lao động , thể hiện ở chỗ : phát triển cây cao su góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn của các huyện Hương Khê, Kì Anh, Thạch Hà Tĩnh, Can Lộc. Phân bố lại dân cư, vùng xa , biên giới , xoá bỏ được tệ đốt rừng làm nương rẫy ; đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất , kỹ thuật hạ tầng như giao thông , điện tử , các khu dân cư , khu kinh tế mới ... đưa nền văn minh đến các vùng dân tộc còn nghèo nàn , lạc hậu , nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân . 2.5. Xuất khẩu cao su góp phần củng cố mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế , thương mại Trước khi mở cửa nền kinh tế , Việt Nam ít có quan hệ với bên ngoài , đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại , cao su nước ta hầu như chỉ được xuất sang Liên Xô (cũ) hoặc các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa . Sau đại hội VI, với chính sách mở cửa và chủ trương làm bạn với tất cả các nước , hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng cao su xuất khẩu nói riêng đã nhanh chóng có mặt ở một số nước khác , chủ yếu là thị trường Trung Quốc và các nước Nam á thể hiện những mối quan hệ buôn bán , hợp tác kinh tế mới với bên ngoài Năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 100 nước , trong năm đó mặt hàng cao su của Việt Nam đã bắt đầu được xuất sang thị trường Châu Âu . Đến năm 1997, hàng hoá Việt Nam đã được xuất sang 106 nước , trong đó cao su xuất sang hơn 30 nước . Như vậy , mặt hàng cao su xuất khẩu cùng với các mặt hàng cây công nghiệp khác đã làm phong phú thị trường xuất khẩu , củng cố và phát triển các quan hệ với các nước nhập khẩu . Hà Tĩnh là tỉnh nghèo quan hệ buôn bán với các tỉnh thành trong nước cũng như với các nước trên thế giới còn chưa phát triển việc trồng và chế biến xuất khẩu mũ nhựa cao su sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế cũng như thương mại của tinh phát triển giảm khoảng cách với các tỉnh thành trong cả nước. 2.6. Phát triển cao su thiên nhiên góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi trọc , bảo vệ môi trường sinh thái. Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày thường được trồng thành những vùng chuyên canh rộng lớn trên những vùng có độ dốc cao . Trong khi đó , đất đồi núi Hà Tĩnh lại chiếm tỉ lệ lớn (hơn 3/4 diện tích tự nhiên) . Vì vậy , cây cao su tỏ ra phù hợp và đang được chọn để phủ xanh đất trống , đồi trọc. Không chỉ thế, theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế môi trường , trồng cao su sẽ là một giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái vì loại cây này tăng cường giữ ẩm , cải thiện nhiệt độ trong không khí và trong đất ; chống xói mòn , rửa trôi đất ; hạn chế tốc độ gió do hình thành các hệ đai rừng, cây che bóng ; bảo vệ được nguồn nước ; tận dụng được điều kiện thiên nhiên ưu đãi để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế . 3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 3.2 Đặc điểm về cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty Công ty cao su Hà Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước tổ chức bộ máy quản lý với đầy đủ các phòng ban như mọi doanh nghiệp khác phù hợp với điêù kiện sản xuất kinh doanh của công ty . Trong đó : - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty , thay mặt nhà nước quản lý ,điều hành công ty ,chỉ đạo chung toàn bộ các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc . - Phó giám đốc ki thuật: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế ,kế hoạch sản xuất hàng tháng ,hàng năm của công ty . - Phòng tổ chức lao động tiền lương : Gồm có trưởng phòng ,phó phòng và các nhân viên làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty về nhân sự và điều phối bố trí lao động. Hướng dẫn việc thực hiện chế độ lao động tiền lương , tham mưu xây dựng định mức tiền lương .Đề xuất giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội ,bảo hộ lao động ,đào tạo ,bồi dưỡng ,thi tay nghề . Quản lý bộ phận phụ trợ và trang thiết bị văn phòng . Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty P. Tổ chức P. Nông nghiệp P.Lâm nghiệp P. bảo vệ P. Nông nghiệp P. Kế hoạch P. Kế toán-Tài chính Nông truờng Hàm Nghi Nông trường Phan Đình Phùng Nông trường Kì Anh I Nông trường Kì Anh II Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kĩ thuật Giám đốc công ty Nông trường Truồng bát - Phòng thanh tra bảo vệ : Gồm có 4 người ,chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về phương án bảo quản, bảo vệ an ninh , trật tự ,tài sản ,của cải vật chất ,bảo vệ sản phẩm trên toàn bộ địa bàn sản xuất của công ty và thực hiện nhiệm vụ đó theo sự phân công của giám đốc ; đồng thời đề xuất giải quyết những vụ việc vi phạm nội dung ,quy chế quản lý của công ty hoặc có liên quan . - Phòng kế toán tài chính : gồm có7 người ,chịu trách nhiệm thống kê theo dõi hoạt động tài chính ,quản lý tài sản,bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả ,thanh quyết toán với các thành phần liên quan , chỉ đạo hoạt động tài chính các đơn vị trực thuộc ,quản lý xuất nhập vật tư và tài sản cố định . Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê ,báo cáo tài chính . Tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch tài chính sử dụng vốn của công ty. - Phòng Lâm nghiệp : Gồm có 4 người , chịu trách nhiệm giúp giám đốc công ty về phương án biện pháp sản xuất ,kinh doanh xây dựng quy trình kĩ thuật trong lĩnh vực cây lâm nghiệp. - Phòng Nông nghiệp :chịu trách nhiệm giúp giám đốc công ty về phương án biện pháp sản xuất ,xây dựng quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực trồng mới ,chăm sóc cây cao su và các sản phẩm nông nghiệp trồng xen canh . - Phòng kế hoạch :Gồm có 4 người chịu trách nhiệm giúp giám đốc công ty về phương án ,kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ,phân khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trình giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện ,theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị .Phòng tham mưu công tác mua sắm máy móc ,thiết bị vật tư ,chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty. - Các trưởng, phó phòng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc mà phòng mình đảm nhiệm . - Các nông trường và các đối tượng sản xuất trực thuộc: Ban giám đốc các nông trường gồm một giám đốc phụ trách chung và một giám đốc phụ trách kĩ thuật kiêm kế hoạch. Ban giám đốc chịu trách nhiệm triển khai, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao phó . Ban chỉ huy các đội trực thuộc công ty gồm hai người , đội trưởng phụ trách chung và một thống kê kiêm kĩ thuật . Ban chỉ huy đội quản lý, điều hành lao động của mình thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất của công ty. Với cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo kiểu cơ cấu trực tuyến –chức năng. Cơ cấu này thực hiện được chế độ một thủ trưởng, tận dụng được các chuyên gia…nên có nhiều ưu điểm . Bên cạnh với cơ chế quản lý của công ty rõ ràng, cụ thể hợp lý quy chế phối hợp làm việc giữa các phòng ban, giữa các tổ chức ,giữa phòng ban với các tổ chức đều chặt chẽ và thực hiện một cách đầy đủ , nghiêm túc có hiệu quả. 4.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh cao su 4.1Đặc điểm tự nhiên Có thể nói, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su có nhiều đặc điểm khác biệt so với cây công nghiệp khác.Những đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su cũng như việc đề ra các phương pháp nâng cao chât lượng sản phẩm mũ cao su thể hiện ở một số điểm sau: Sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tuân theo một chu kì đặc trưng cũng như quy luật riêng nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Năng suất chất lượng của cây chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên như khí hậu và đất và phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của các yếu tố đó. Cây chỉ phát triển tốt trong một số điều kiện nhất định về khí hậu và đất nếu không đủ các điều kiện thích hợp sẽ cho năng suất thấp. Sản xuất cao su mang tính thời vụ lớn. Trong quá trình sản xuất cây cao su, có thời kì nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (như thời kì gieo trồng , thu hoạch mũ và chế biến ). Ngược lại có thời kì rất nhàn rỗi (chăm sóc ). Chu kì của cây cao su khá dài (30 năm) và phải đợi đến năm thứ 5-7 mới có thể tiến hành cạo mũ được, song sau thời gian đó thì có thể thu hoạch trong 20-30 năm liền. Trong sản xuất cây cao su, thời gian lao động không khớp với thời gian tạo ra sản phẩm. Nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể như làm đất, gieo trồng,chăm sóc, … chưa có sản phẩm ngay mà phải chờ đến khi thu hoạch. Cây cao su sinh trưởng rất tốt trên đất đỏ bazan hoặc đất xám ,thật sâu không quá cao so với mặt nước biển, bằng phẳng và độ dốc dưới 10˚ Sản phẩm thu được từ cây cao su bao gồm: gỗ cao su, mũ cao su, dầu cao su …nhìn chung là khá đa dạng, khó chuyên chở và bảo quản; hơn thế còn dễ hư hao, dễ giảm phẩm chất, đòi hỏi cần chế biến kịp thời. Cũng như việc sản xuất các cây công nghiệp khác , sản xuất cây cao su có tính liên ngành , diễn ra trên phạm vi không gian rộng và phức tạp ;sản xuât cao su ở đây không chỉ đơn thuần là trồng trột , mà nó còn bao hàm cả công nghiệp chế biến . Hoạt dộng sản xuất kinh doanh cây cao su sẽ bao gồm khâu từ cung ứng các điều kiện sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động phân bổ trên không gian rộng lớn ở nhiều vung lãnh thổ có những điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội cũng như truyền thống lịch sử khác nhau. Việc nâng cao năng suất và chất lượng mũ cao su còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố kĩ thuật các nguồn lực đầu vào các chu trình kĩ thuật do đó muốn sản xuất cao su đạt hiệu quả cao cần tạo ra sự liên kết giữa các nghành có liên quan từ sản xuất đến chế biến . Cần tuân thủ các quy trình kĩ thuật một cách chinh xác , thiêt lập một hệ thồng quản lý phù hợp. 4.2 Đặc điểm kĩ thuật Với đặc điểm của sản phẩm mũ cao su khó bảo quản ,dễ giảm phẩm cấp , nên sản phẩm sau khi được khai thác cần phải được xử lý ngay mới đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm. tuy dây quy trình sơ chế mũ đơn giản nhưng đòi đầu tư lớn. Sản phẩm làm từ nguyên liệu mũ cao su rất đa dạng có giá trị kinh tế lớn mũ cao su sản xuất thành sản phẩm thì giá trị của nó lớn hơn rất nhiều lần so với mũ thô. Do đó công ty cần gấp rút hoàn thành dự án xây dựng nhà máy chế biến mũ tờ với công suất 9000tấn/năm. Để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bên cạnh vấn đề chất lượng qua thực tế của các công ty đi trước cho thấy các sản phẩm của hầu hết các công ty trong ngành chưa đa dạng ,nhiều loại mẫu mã chưa hấp dẫn với người tiêu dùng ,cần có chiến lược linh hoạt hơn để nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. 4.3 Sở vật chất kĩ thuật Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc khai thác cao su trong thời gian công ty cao su đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hạ tầng khá phát triển ,có thể chia làm hai nhóm chính _Các công trình phúc lợi công cộng: theo báo cáo của công ty tổng giá trị đầu tư đến năm 2006 khoảng 8 tỉ đồng bằng 9% tổng giá trị tài sản cố định trong đó công ty đã xây dựng được 8 nhà trẻ ,một trạm y tế ,hơn 3000m2 nhà ở và nhà làm việc cho công nhân của công ty và hệ thống điện đi vào các nông trường tổ đội. Đầu tư hơn 3,5 tỉ đồng cho các công trình giao thông do địa ban hoạt động của công ty còn nhiều khó khăn về đi lại nên việc đầu tư vào các công trình này không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động cũng như dân cư các vùng trên địa bàn hoạt động của công ty, nhiều khu vực đã hình thành bộ mặt mới trên cơ sở đóng góp cao của công ty cao su đang là thành quả của công ty cao su hiện tại . Công trình phục vụ sản xuất: Bao gồm các loại thiết bị phục vụ công tác như điện thoại , máy vi tính , máy in; các thiết bị chăm sóc vườn cây , nhà làm việc các nông trường , các đội hệ thống đường vận chuyển mũ,các thiết bị vận chuyển mũ. Từng bước được hoàn thành đáp ứng nhu cầu hàng năm. Nhưng do diện tích cao su của công ty nằm trên địa hình phức tạp và hầu như chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng, lại là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt. Nên việc đấp ứng về chất và lượng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất là yêu cầu hết sức khó khăn. đòi hỏi phải sự tính toán kĩ lưỡng trong quá trình thiết kế, xây dựng . Đặc biệt trong quá trình xây dựng các điểm tập kết mũ cao su sau khi khai thác cần được bố trí một cách hợp lý nhằm rút ngắn thời gian trong quá trình vận chuyển mũ 4.4 Vốn đầu tư Đặc điểm của cây cao su là cây dài ngày nên trong giai đoạn ban đầu đòi hỏi nhu cầu về vốn lớn. Sau khi đã trưởng thành thì nhu cầu đó không còn lớn nữa. nhu cầu về vốn lớn nhất trong giai đoạn Kiến Thiết Cơ Bản đòi hỏi phải được đầu tư một cách đồng bộ. Đặc biệt cây cao su là cây xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả đối với những khu vực đất đai không thuận lợi cho hoa màu nhu Hà Tĩnh thì khả năng huy động vốn; sức lao động trong dân là rất lớn . Trong giai hình thành nhu cầu vốn đầu tư của công ty Cao su Hà Tĩnh là321,631 tỷ đồng, bình quân mỗi năm từ năm 1997đến năm 2016 đầu tư 15-17 tỷ đồng. Trong 10 năm qua công ty đã thực hiện tốt các kế hoạch đầu tư ngắn hạn vốn được sử dụng đúng mục đích đúng kế hoạch. 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công trong những năm qua Ngày 8/9/2005 công ty đưa vào khai thác thử 20 ha cao su đầu tiên đánh dấu thành quả 7 năm xây dựng và sự cố găng nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn thể công ty.Đến tháng 1 năm 2006 công ty đã chính thức đưa vào khai thác 135 ha cao su với sản lượng mũ khô đạt 19 tấn năng suất bình quân 0,46 tấn/ha đây là tín hiệu khả quan cho thấy hiệu quả của cây cao su trên vùng đất này. năm 2005 đánh dấu mốc quan trọng đối với công ty từ chỗ chưa có doanh thu về mũ cao su công ty đã bước đầu có được doanh thu với doanh thu cuối năm về mũ cao su là5.250.000 đ .năm 2005 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty doanh thu năm 2005 đã tăng gấp đôi so với năm 2004 từ 553.549932 đ lên 1.019.052.094 đ đây là lần đầu tiên doanh số công ty vượt qua con số 1tỷ đạt được điều này là do tầm nhìn đúng đắn của lãnh đạo công ty thấy được nhu cầu về phát triển trang trại của người dân ở các tỉnh miền trung cũng vì mục tiêu xã hội của công ty.Do đó công ty đã đầu tư xây dựng vườn ươm giống ln 622.484.000 đ và chuyển giao công nghệ ươm giống cây từ viện giống cây trồng TW Hà Nội để xây dựng vườn ươm vừa hiện đại vừa hiệu quả. để đáp ứng nhu cầu về giống cho nhân dân. Không chỉ kinh doanh các sản phẩm cây cao su mà công ty đã kết hợp với việc sản xuất các sản phẩm khác dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có trên địa bàn hoạt động của công ty. Trong những năm qua công ty đã kết hợp trồng cây cao su với các loại cây lâm nghiệp có giá trị khác như Dó, Keo …góp phần giải quyết việc lầm cho hàng trăm lao động đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động cuả công ty trong giai đoạn nhà rỗi. Báo cáo doanh thu hai năm qua ĐVT : Đồng Năm 2004 2005 Nhựa thông 253.774.845 349.316.397 Gỗ thông 199.279.694 269.239.593 Cây giống 100.495.404 400.496.1 04 Tổng 553.549.932 1.019.052.094 Trong năm 2004 công ty đã đầu tư hơn 1tỷ đồng cho dự án chăn nuôi bò lai Sin. Việc kết hợp kinh doanh những sản phẩm dựa trên điều kiện sẵn có không những góp phần tăng doanh thu cho công ty mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trưòng. Đây là một sự vận dụng sáng tạo của ban lãnh đạo công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001-2005 ĐVT : Đồng Năm Số lượng diện tích (ha) Lao động (người. Vốn kinh doanh (triệu đồng) Giá trị sản lượng (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đông) Lượng bình quân (trệu động) Nộp ngân sách nhà nước (triệu đồng) 2001 2727.9 756 3.157,000 22.976,972 393,699 600 199,041 2002 3154.9 778 2.785,000 21.435.257 267.748 403 90,576 2003 3574.9 794 9.360,299 20.361,577 586,252 595 168,344 2004 3774.9 801 5.920,000 23.150,375 553,549 758 202,830 2005 4074.9 949 5.841,391 23.120,360 1.019,052 830 35,318 4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm mũ cao su Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của của mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Hội nhập với khu vực thế giới sẽ tạo ra các cơ hội to lớn cho các tổ chức kinh doanh Việt Nam cũng như công ty cao su Hà Tĩnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp thu các công nghệ quản lý mới …. Nhưng kèm theo đó là những thách thức rất lớn trong quá trình cạnh tranh hội nhập đó là hiệu quả hoạt động của công ty cao su Hà Tĩnh còn thấp cũng nhu các công ty trong Tổng Công Ty Cao su Việt Nam. Năng lực cạnh tranh được thể hiện thông qua ưu thế và năng suất chất lượng khi mà ưu thế về giá cả không còn được đánh giá cao. Hiện nay trên thị trường thế giới giá cao su Việt Nam luôn luôn thấp hơn các nước xuất khẩu cao su từ 10%-15% điều này làm lãng phí một lượng rất lớn về ngoại tệ. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. sức ép của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quả lý phải hết sức coi trong vấn đề đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ giúp các doanh nghiệp tạo ra thế mạnh cạnh tranh mà còn đảm bảo khả năng tăng doanh thu cho công ty cao su Hà Tĩnh . Các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác họ buộc phải chấp nhận cạch tranh muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải giải quyết nhiều yếu tố trong yếu tố chất lượng là một yếu tố then chốt. Những thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức trong môi trường kinh doanh khiến cho các tổ chức càng nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và đảm bảo chất lượng, yêu cầu cá._.c tổ chức cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng và vượt mong muốn của họ. Để thu hút khách hàng các tổ chức phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của mình. Trong những năm trước đây các quốc gia các quốc gia còn có thể dựa vào hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ cùng voái sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế WTO(the wordl trade organihzation). Và hiệp định về hàng rào kĩ thuật đối voái thương mại ATBT (ảgêment on Technical Bariers to Trade), mọi nguồn lực mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng tự do vượt biên quốc gia. Sự phát triển toàn cầu mang tính đặc trưng sau - Hình thành các khu vực thị trường tự do Phát triển các phương tiện vận chuyển nhanh chóng Các tổ chức quản lý năng động hơn Hệ thống thông tin rộng khắp nhanh chóng Đòi hỏi chất lượng cao khi có sự suy thoái kinh tế phổ biến Phân hoá khách hàng Các đặc điểm đó đòi hỏi chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn đối với sản phẩm hàng hoá về mã lẫn chất lượng từ khắp mọi nơi trên thế giới. động lực của tổ chức thực sự mang tính toàn cầu . Các cuộc khảo sát tại các nức công nghiệp phát triển cho thấy những tổ chức thành công trên thương trường đều là những tổ chức nhận thức và giải quyết được vấn đề chất lượng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã cho phép các doanh nghiệp nhạy bén có khả năng đáp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cầu của khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh. nguồn lực tự nhiên nguồn lao động giá rẻ không con là thế mạnh của công ty Cao su Hà Tĩnh . Mà là thông tin , kiến thức một khối lượng đông đảo nhân viên có kĩ năng, có văn hoá và tác phong làm việc chuyên nghiệp mới là những nguồn lực thực sự đem lại lợi thế cạnh tranh cho công ty trong giai đoạn hiện nay. Bài học đơn giản từ thực tế các quốc gia như Nhật Bản, Đức đều là nức bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng họ đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đầy sức mạnh. một trong những yếu tố thành công là họ đã giải quyết tốt vấn đề chất lượng. Vận dụng sáng tạo các mô hình quản lý ở các quốc gia khác. Cả hai đều có hệ thống giáo dục ,dạy nghề tốt và rộng khắp, có quan điểm riêng trong điều hành quản lý công việc, đều tập trung nỗ lực để có được hàng hoá và chất lượng dịch vụ cao. Thực tế đã chỉ rõ chất lượng là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm có chất lượng kém. Những tổ chức có lợi thế hàng đầu về chất lượng thiết lập mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh 8%. đạt mức trung bình thu hồi vốn 30% so với 20% của đối thủ cạnh tranh ở bậc thang thấp hơn về chất lượng. Những vấn đề được kỹ thuật hay tiếp thị thực chất là hệ quả của vần đề chất lượng. Do không đảm bảo sự tin cậy của khách hàng . Do đó ngay từ bây giờ công ty cao su Hà Tĩnh cần có chiến lược đúng đắn về vấn đề chất lượng , xây dựng cho mình hệ thống quản lý mới phù hợp với công ty. Có như thế công ty mới tạo cho mình được lợi thế cạnh tranh xây dựng được lòng tin với khách hàng. Trong giai đoạn đầu sản xuất và kinh doanh nếu công ty không quan tâm đến vấn đề chất lượng ngay từ đầu thì hệ quả khó tránh khỏi đó là doanh nghiệp khó có thể tạo lòng tin đối với khách hàng.Thêm vào đó là chi phí tốn kém cho việc giải quyết vấn đề chất lượng kém mang lại. Những gì được xem là vấn đề kĩ thuật mang lại thực chất là hệ quả của chất lượng thấp. Hậu quá là khách hàng cảm thấy mất lòng tin ở doanh nghiệp và chuyển sang những nhà cung cấp có chất lượng dịch vụ tốt hơn . Do đó công ty cao su Hà Tĩnh cần phải có kế hoạch chất lượng cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình như thế công ty mới có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Chương II Thực trạng chất lượng hiện nay ở công ty I .Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty cao su hà tĩnh 1. Về nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm của công ty Công ty cao su Hà Tĩnh là một đơn vị đang trong thời kì tiến hành khai hoang trồng mới. Tuy sản phẩm trước mắt của công ty là ccay cao su được trồng và chăm sóc qua một thời gian dài. Những nguyên vật liệu chính và phụn tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó cũng không nhiều; đó là mặt bằng đất, cây cao su, giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là trong nước, đặc biệt mặt bằng trồng cây cao su chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, cây cao su giồng đã tự sản xuất được một số nhưng chưa đủ, còn lại nhập từ vườn giống của các công ty thành viên thuộc ngành cao su Việt Nam. Loại giống cây này tuy hàng năm công ty vẫn đảm bảo được số lượng cây trồng theo kế hoạch, nhưng thị trường cung ứng của nó không rộng như mọi nguyên liệu khác. Nó chủ yếu nằm trong phạm vị của nghành hàng năm công ty phải chi phí cho giống hàng tỷ đồng. Cây cao su là loại cây công nghiệp có sản phẩm chính của nó là mủ cây, cung cấp nguyên liệu cho nhiều nghành nghề sản xuất kinh doanh khác thị trường tiêu thu chủ yếu của sản phẩm cao su Việt Nam là Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay đối với công ty cao su Hà Tĩnh việc trồng mới và chăm sóc cao su từ lúc trồng đến lúc khai thác mũ là 10 năm. Với khảng thời gian dài chăm sóc bảo quản cây cao su phát triển tốt là điều không dễ, nó chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường, hệ thống quản lý, quy trình kĩ thuật….Là một công ty còn trẻ mặc dù công ty đã cố gắng áp duung các biện pháp kĩ thuật, các biện pháp thâm canh nên số lượng cây cao su của công ty phát triển với số lượng chưa cao, không đồng đều giữa các vùng, khu vực tỉ lệ cây không đủ tiêu chuẩn còn cao. 2. Về sản lượng Sản lượng năm 2005 đạt 19 tấn quy khô đây cũng là năm đầu tiên công ty cao su Hà Tĩnh có sản phẩm bán ra thị trường. Đầu tháng 10 năm 2005 công ty đưa vào khai thác 127 ha vườn cây trồng từ năm 1997, 1998 theo chế độ cạo S2D3 với năng suất 413 kg/ha/năm doanh thu 318 triệu đồng . Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cao su, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cũng ngày càng đẩy mạnh và phát triển cả về quy mô, kỹ thuật, công nghệ, giống. Công ty đă thực hiện tốt việc khai thác sản phẩm nhựa thông với doanh thu năm 2005 là 269.239.593 đồng. Đặc biệt trong ba tháng đầu năm 2006 công ty đã đưa vào khai thác 500 ha cao su với sản lượng 4260 kg với năng suất 0,53 tấn/ha/năm tăng 27% so với năm 2005. Kết quả này chưa phải là lớn, nhưng trong tương lai khi diện tích cao su kiến thiết cơ bản được đưa vào khai thác hết thì sản lượng ước tính sẽ đạt trên 10.000 một con số không nhỏ. 3.Năng suất Năng suất cao su của công ty năm 2005 là 413 kg/ha/năm, đến năm 2006 là 530 kg/ha/năm tăng 27%. Đây là con số lạc quan tuy nhiên so với năng suất bình quân của toàn nghành 1,33 tấn/ha là thấp và năng suất năm đầu khai thác của công ty so với các công ty khác trong năm đầu tiên khai thác vẫn còn thấp. Tuy điều kiện tự nhiên không được thuận lợi như các công ty cao su khu vực đông nam bộ và tây nguyên nhưng khả năng cải thiện năng suất không phải là không có. Điển hình như công ty Phước Hoà chất lượng vườn cây rất thấp nhưng nhờ việc áp dung các biện pháp kỹ thuật và phương pháp thâm canh. Nên năng suất cao su của công ty tăng lên rất nhanh chóng năm 1996 tăng 35% so với năm 1995 và vượt 1,3 tấn/ha năm 1999. Trong đó một số vườn cây có năng suất rất cao như công ty cao su Dầu Tiếng có 6 nông trường đạt trên 2 tấn/ha, công ty cao su Bình Long,công ty Đồng Phú với năng suất 1,9 tấn/ha,… Tốc độ tăng năng suất toàn nghành thể hiện ở đồ thị sau: Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ hệ thống quản lý của công ty thiếu chính sách đúng đắn khuyến khích người lao động nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. trình độ tay nghề của công nhân trong việc áp dung các quy trình kỹ thuật còn thấp, chưa có kinh nghiệm đặc biệt là công nhân khai thác . Các hạng mục cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư một cách triệt để, dẫn đến việc cung cấp các thiết bị vật tư, phân bón cho các vườn cây chưa được kịp thời . Làm cho việc thực hiện quy trình không được dẩm bảo. Về khách quan do đặc điểm của cây cao su là phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của cao su. Do đang trong thời kì kiến thiết cơ bản nguồn vốn của công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn cấp của Tổng Công Ty và vốn vay.Doanh nghiệp chưa chủ động được vốn. 4. Đặc điểm máy móc thiết bị quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm : Đặc điểm máy móc thiết bị : Hệ thống máy móc thiết bị của công ty cao su Hà Tĩnh hiện nay do điều kiện mới chuyển đổi quy trình sản xuất ,nên số lượng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi .Công ty chủ yếu đang áp dụng chính sách hợp đồng với các đơn vị khai hoang theo hình thức khoán. Từ năm 1999 đến nay công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm một số máy móc, thiết bị cấp thiết chuyên dùng để chủ động trong sản xuất, và một số trang bị phục vụ văn phòng như: Máy cày-keo,máy cắt cỏ ,máy vi tính…Nhưng mức độ cơ giới hoá vẫn còn thấp. Khai hoang thủ công vẩn chiếm trên 50% diện tích khai hoang. Bảng diện tích khai hoang các năm Năm hạng mục công việc Khối lượng ( ha) thành tiền ( 1000 đ) 2003 khai hoang cơ giới 163 881.504 khai hoang thủ công 167 659.149 2004 khai hoang cơ giới 110 578..243 khai hoang thủ công 126 578..256 2005 khai hoang cơ giới 36 240.451 khai hoang thủ công 96 587.711 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nhiệm vụ chính của công ty trong thời gian vừa qua là khai hoang và trông mới cây cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh . Tổ chức sản xuất theo mô hình rộng, từng cung đoạn công việc,lao động mang tính chuyên môn hoá không cao mà chủ yếu là lao động trực tiếp bằng cơ bắp làm việc theo quy trình kỹ thụât đã được công ty tập huấn hướng dẫn. Việc trồng câycao su được công ty áp dụng phương pháp trồng bầu cắt ngọn (97%), tỷ lệ cây sống đạt 100% tỷ lệ cây 3 tầng lá trỏ lên đạt 97% đặc biệt cây 5 tầng lá trở lên đạt 27%. Kinh nghim của công ty là chủ động ngay từ khâu cua cắt đốt dọn cây cao su, đất được cày 2 lượt đảm bảo tơi xóp sạch cỏ, hố được đúng mật độ đúng độ sâu theo quy trình kĩ thuật.Trước đây công ty phải nhập cây giống từ các công ty trong nghành và các tỉnh lân cận. Nên chi phí cây giống cao do phải thêm chi phí vận chuyển cũng như chất lượng cây giống sẽ không dược đảm bảo do quãng đường vận chuyển xa. Hiện nay công ty đã xây dựng vườn cây giống với tổng vốn đầu tư 622.484.000 đồng. Được chuyển giao công nghệ ươm giống cây từ viện giống cây trồng TW Hà Nội góp phần đảm bảo chất lượng vườn cây. Hang năm vườn ươm đảm bảo cung cấp 1.5 van cây giống cao su và cung cấp một lượng lớn giống cây dó, keo cho dự án trồng rừng của công ty, cũng như cung cấp nhu cầu cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sơ đồ quy trình công nghệ trồng cây cao su Khai hoang,giải Phóng mặt bằng Vườn ươm cây giống Ghép mầm câygiống (thời gian 3 tháng) Đào hố 0,6x0,6x0,6 Trồng mới cây cao su Chăm Sóc Cây Cao su Trong quá trình ươm cây giống cần thực hiện song song với quá trình khai hoang giải phóng mặt bằng thiết kế vuờn cây Khác với sản phẩm cây công nghiệp khác cao su cần phải tuân theo những quy trình kĩ thuật có tính lặp đi lặp lại việc thực hiện đúng quy trình mới đảm bảo đựơc năng suất và sản lượng sản phẩm mũ cao su. Quy trình khai thác mũ Quá trình kiểm tra do công nhân kĩ thuật đảm nhiệm cây đạt tiêu chuẩn khi bán kinh thân đạt 4-5 cm cây sạch bệnh không bị nấm.Việc đánh dấu điểm cạo được vạch bằng phấn cách mặt đất 1m .Thiết kế miệng cạo tuỳ theo tiêu chuẩn công ty đề ra mà công nhân thiết kế kiểu cạo ngữa hay cạo úp theo hướng dẫn kĩ thuật Trong vấn đề khai thác mũ hiện nay công ty đang áp dụng quy trình sau: Kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn cạo mũ Đánh dấu điểm cạo đặt bát hứng mũ Mở miệng cạo Lây mũ từ vườn về nơi tập kết Thiết kế miệng cạo 5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phảm mủ cao su. Để quản lý chất lượng sản phẩm mũ nhựa cao su, ngày 1/1/1995 hệ thống các đặc tính kĩ thuật của tiêu chuẩn Việt Nam TCVn -3769-95 tương ứng với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được ban hành trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN –3769-83 để phù hợp với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dung. Kể từ ngày 1/1/1996, cao su định kĩ thuật của việt nam được bán ra thị trường theo tiêu chuẩn này . Trong những năm qua xuất khẩu cao su nước ta chủ yếu Trong những năm qua , cao su xuất khẩu ở nớc ta chủ yếu thuộc loại SVR L,3L. Theo hệ thống tiêu chuẩn, đây là loại cao su mủ nước phẩm cấp cao , chỉ thích hợp cho việc sản xuất săm lốp chất lượng tốt, song nhu cầu tiêu thụ đối với loại này trên thế giới không lớn. Tình hình chế biến và cơ cấu các sản phẩm cao su xuất khẩu ở Việt Nam đuợc thể hiện qua bảng sau: Bảng17: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Đơn vị: % Năm Loại sản phẩm và cơ cấu Tổng số SVRL,3L,5 SVR10,20 CV Li tâm SP khác 1990 100 72,56 9,19 0 1,58 16,67 1995 100 82,11 7,45 4,61 2,42 3,41 1996 100 80,23 7,98 5,65 2,99 3,15 1997 100 75,47 12,03 7,79 1,83 2,89 1998 100 74,88 11,05 9,28 1,99 2,80 1999 100 69,18 11 10,60 3,77 5,47 2000 100 67,38 12,86 12 5,81 1,90 (Nguồn: Tổng công ty cao su) Qua bảng trên cho thấy , từ năm 1990 tới năm 2005trong tổng sản lượng chế biến tỷ lệ sản phẩm SVR L , 3L có xu hớng tăng dần cả về số luợng lẫn tỷ trọng, giai đoạn 1990-1996 từ 73% (1990) đã lên đến 80% (1996) . Giai đoạn 1996 đến nay do nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới sử dụng sản phẩm cao su cao cấp không còn lớn nên cơ cấu loại sản phẩm này đã giảm dần từ 80% năm 1996 xuống còn 67,3% năm 2000.Và 61,3%năm 2005 Trong khi đó , thị trờng thế giới sử dụng cao su thiên nhiên chủ yếu cho công nghiệp sản xuất vỏ xe(tiêu thụ 70% sản lượng cao su thiên nhiên) . Ngành công nghiệp này sử dụng loại cao su SVR 10, 20, theo hệ thống TCVN là loại cao su mủ đông chất lượng thấp hơn . Trong khi đó, ở nớc ta , sản xuất cao su lại chủ yếu là sản xuất đại điền, thu mủ nước thuận lợi nên 75% sản phẩm sơ chế là chủng loại mủ nước SVR L,3L,5 có nhu cầu tiêu thụ thấp trên thị trờng thế giới. Trong 25% còn lại loại cao su SVR 10,20 cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ , khoảng trên 10% sản lượng chế biến . Đây là một trong những yếu tố làm việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn . Hàng năm , các nước có ngành công nghiệp chế tạo ôtô phát triển Nhật Bản , Mỹ đều có nhu cầu tiêu thụ một lượng cao su lớn , chủ yếu là loại SVR 10,20 . Nhật Bản hàng năm mua của Thái lan trên 500 nghìn tấn SVR 10, 20 , chiếm khoảng 27-28% tổng nhu cầu đối với loại này , trong khi đó họ chỉ có thể mua của Việt nam 5 nghìn tấn loại này (3% nhu cầu ). Mỹ cũng nhập từ Thái lan khoảng 250 nghìn tấn SVR 10,20/năm , trong khi chỉ nhập từ Việt nam 1-2 nghìn tấn. Nếu Việt nam tập trung đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu , cải tiến dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ chế biến , để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm , từ đó tăng tỷ lệ loại cao su SVR10, 20 mà các nớc đang có nhu cầu lớn thì sẽ có khả năng mở rộng thị trường cho xuất khẩu . hiên nay công ty cao su Hà Tĩnh đang sản xuất loại mũ nước có chất lượng thấp SVRl chưa qua quá trình sơ chế do đó chất lượng còn thấp trong tương lai khi đưa nhà máy sản xuất mũ tờ vào hoạt động thì chắc chắn chất lượng mũ cao su sẽ được nâng lên Thời gian gần đây , nhờ những sự đầu tư của nhà nước nhằm khôi phục ngành cao su, việc trồng và chế biến cao su đã có những tiến bộ đáng kể . Bên cạnh việc cao su được trồng mới , nhà máy chế biến cũng được xây mới. Công ty còn mở các lớp đào tạo công nhân chăm sóc và công nhân khai thác nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đảm bảo chất luợng. Điều này thể hiện công ty cao su Hà Tĩnh đã quan tâm đến vấn đề chất lượng cao su chế biến. Về quy trình kiểm tra chất lượng cao su , biện pháp chủ yếu để quản lý chất lượng sản phẩm là quản lý nguồn nguyên liệu bao gồm từ khâu khai thác , vận chuyển đến xử lý trong nhà máy và cuối cùng là khâu KCS. Khâu KCS đã được quan tâm với hình thức là hầu hết các công ty đều có bộ phận KCS với tổng công suất kiểm phẩm là 750-800 mẫu/ca, đủ để kiểm tra toàn bộ sản phẩm SVR sản xuất . Riêng khu vực Tây nguyên tình hình quản lý chất lượng còn kém , hiện tại các bộ phận KCS chỉ kiểm tra bằng quang lượng . Đến nay, tình hình này đợc cải thiện phần nào nhờ vào việc xây dựng một phòng kiểm phẩm chung do Viện Nghiên cứu cao su quản lý . Tuy nhiên, khâu KCS chỉ là một công đoạn đo lừợng trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủ yếu là khâu quản lý chất lượng nguyên liệu để đảm bảo độ đồng đều của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm . Khâu này vẫn còn yếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở Công ty . Đối với công ty cao su Hà Tĩnh thì việc kiểm tra chất lượng cũng đang được quan tâm. việc thẩm định chất lượng do công ty cao su Quảng Trị đánh giá đây là công ty trung gian tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su Hà Tĩnh khi công ty mới bước vào kinh doanh chưa tìm được thị trường cho mình. Việc đảm bảo chất lượng trong quá trình khai thác bảo quả cũng chưa được quan tâm. Điều này một phần do ban lãnh đạo của công ty chưa chú ý đến vấn đề chất lượng do môi trường kinh doanh của công ty từ trước đến nay không chịu sức ép của cạnh tranh. Họ chưa nhận thức được tầm quan trong của vấn đề chất lượng . Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến năng suất chất lượng mũ cao su là trình độ lao động do mới bắt đầu đi vào khai thác trình độ tay nghề người công nhân chưa cao . Họ thường bị mắc lỗi kĩ thuật trong quá trình cạo điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và sản lương mũ cao su trên mỗi cây cạo. Mà còn ảnh hưởng về lâu dài năng suất chất lượng mũ cao su. Do đó trong quá trình cạo cần phải chú ý đến việc định vị điểm cạo và có biện pháp khắc phục lõi kĩ thuật diều mà bấy lâu đang được công ty quan tâm. 6. Kế hoạch chất lượng 6.1 Kế hoạch về đầu tư thiết bị công nghệ Trong đợt khai thác tới công ty đã có kế hoạch mua 6 máy quang phổ để đo chất lượng mũ cao su khai thác để đảm bảo kiểm tra chính xác chất lượng khai thác. Tránh tình trạng ép giá của khách hàng tiêu thụ mặt khác giúp công ty kiểm soát tốt hơn sự thay đổi của chất lượng sản phẩm . Bước vào vụ khai thác mới công ty đã đầu tư mua 3 tec chở mũ chuyên dụng để tránh hiện tượng thất thoát giảm phẩm trong quá trình vận chuyển. Hiện nay ở công ty chưa có công nghệ nào cho quá trình sơ chế. Chủ yếu là thủ công cho nên sản phẩm của công ty sau khi khai thác được tiêu thụ ngay. Điều này trước mắt có thể thực hiện dược do nhu cầu của thi trường hiện nay còn đang rất lớn nhưng về lâu dài nếu không xây dựng một công nghệ sơ chế thì không những sản phẩm làm ra của công ty kém chất lượng, giá thành sản xuất cao mà công ty cũng không thể tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với đặc điểm của sản phẩm mũ cao su khó bảo quản ,dễ giảm phẩm cấp , nên sản phẩm sau khi được khai thác cần phải được xử lý ngay mới đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm. Do đó công ty cần gấp rút hoàn thành dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ tờ với công suất 9000tấn/năm. Để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bên cạnh vấn đề chất lượng qua thực tế của các công ty đi trước cho thấy các sản phẩm của hầu hết các công ty trong ngành chưa đa dạng ,nhiều loại mẫu mũ chưa hấp dẫn với người tiêu dùng ,cần có chiến lược chất lượng linh hoạt hơn để nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. 6.2 Tổ chức quản lý lao động Qua nhiều lần chuyển đổi kể cả hình thức và nội dung công ty đã trải qua bao nhiêu thăng trầm khó khăn. Nay công ty đã duy trì đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 800 lao động. Do đặc thù giai đoạn sản xuất đầu và điều kiện công ty mới chuyển đổi từ trồng cây Lâm nghiệp sang trông cây cao su từ quy mô lao động ít sang quy mô lao động nhiều, từ yêu cầu trình độ thủ công đơn giản sang trình độ tay nghề cao cho nên số công nhân có rình độ tay nghề trong công ty chưa nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông. Bảng tình hình lao động tại công ty trong 2năm 2004, 2005 STT Chỉ tiêu 2004 2005 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (ngời) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số cán bộ nhân viên 801 100 949 100 2 Trình độ đại học, cao đẳng 28 34,956 31 3,3 Trình độ trung cấp 93 11,6 97 10,2 Trình độ sơ cấp và công nhân 680 84,49 821 86,5 Lao dộng dôi dư 0 0 0 0 Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động công ty năm 2005 tăng rất nhanh, nguyên nhân của việc tăng lao động là do nhu cầu công nhân khai thác tăng nhanh với tốc độ tăng 2% lao động có trình độ đại học, cao đẳng ,trung cấp tăng không đáng kể. Cụ thể lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng 3 người, trung cấp tăng4 người. Trong khi đó cơ cấu trình đọ hầu như không thay đổi Liên tục trog 5 năm số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên với tốc độ tăng 10%/năm. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lao động 756 778 794 801 949 Tốc độ phát triển 1,03 1,02 1,01 1,20 7. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đang được áp dụng ở công ty cao su Hà Tĩnh 7.1 Về chính sách tiền lương và chính sách khuyến khích người lao động. Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty Cao su Hà Tĩnh, công tác tổ chức tiền lương là một công tác quan trộng của công ty đối với người lao động. Công ty luôn tim hiểu và nắm bắt vận dụng cụ thể hoá các chế độ chính sách tiền lương, thưởng của nhà nước dựa vào tình hình cụ thể của công ty để đưa vào các điều khoản thỏa ước lao động tập thể. Các bộ phận chức năng của công ty có bàn bạc lựa chọn hình thức, biện pháp thựchiện công tác quản lý tiền lương sao cho có hiệu quả nhất nhằm gop phần thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh củ công ty. Từ tháng 05 năm 1997 đến nay công ty áp dụng chế độ tiền lương theo nghị định 28/CP. Ngày 28/03/1997. Theo chế độ tiền lương này, quan điểm của nhà nước ta là;đảm bảo đời sống người lao động bằng tiền lương. Những điều kiện quyết định của nó là hiệu quả sản xuất kinh doanh, thấy được mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất kinh doanh và thu nhập. Qua mấy năm gần đây công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động đó là hình thức trả lương theo thời gian và trả lượng theo sản phẩm. a). Trả lương theo thời gian : Là hình thức trả lương dựa trên trình độ kĩ thuật, khả năng, thao tác và thời gian làm việc thực tế hình thức này mang tính bình quân không đánh giá đúng hiệu quả của mỗi lao động . Do vậy hình thức này chỉ thích hợp với lao động có công việc có tính chu kì ổn định công việc lặp đi lặp lại như nhân viên văn phòng công ty, khối văn phòng nông trường,ban chỉ huy các tổ đội tổ công tác bảo vệ vườn cây.những bộ phận này không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nhưng đóng vai trò chỉ đạo, phục vụ sản xuất kinh doanh nên công việc không thể định mức và được tính như sau: Lương Thời gian làm lương đề Các khoản phụ phải trả ( X ) + theo thời gian việc thực tế án cấp (nếu có) Với mức lương đề án là hệ số lương được quy định theo hệ số lương của Tổng Công Ty Cao su Việt Nam tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc mà lương đề án cao hay thấp. Lương trả theo thời gian có thưởng là tiền lương trả cho người lao động kết hợp với khen thưởn khi người lao động đạt và vượt mức chỉ tiêu đã quy định như: tiết kiệm thời gian lao đông,tiết kiệm nguyên vật liệu tăng năng suất lao động, hăng hái lao động làm việc, phát huy sáng kiến đảm bảo nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Hình thức trả lương này có tác dụng thúc đẩy người lao đông hăng say với công việc hơn sáng tạo hơn trong công việc góp phần thúc đẩy công ty phát triển. Măc dù hình thức tính lương này khó khăn trong việc xác định đúng mức thưởng nhưng trong quá trình khuyến khích người lao động thức hiện mục tiêu năng suất chất lượng sản phẩm của công ty thì nên áp dụng. Công thức tính: Lương thời = lương thời gian + tiền thưởng Gian có thưởng đơn giản b). hình thức trả lương theo sản phẩm : Là hình thức tiền lương tính dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng quy định và khối lượng công viêc đã định đẻ tính lương cho công nhân trực tiếp. Công thức tính : L = ĐGk x Q Trong đó: L : Tiền lương thực tế công nhân nhận được. ĐGk : Đơn giá khoán cho một đôn vị sản phẩm Q : Khối lượng công việc hoàn thành Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nhiệt tình trong công việc góp phần nâng cao năng suất. Vì hình thức này gắn trực tiép quyền lợi người lao động với số lượng sản phẩm họ làm ra. Nhược điểm của hình thức trả lương này là; người lao động chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm mà họ làm ra nên có thể không đảm bảo chất lượng sản phẩm do làm bừa, làm ẩu. Quy trình tuyển dụng lao động: Thông báo tuyển dụng Tiếp nhận hồ sơ Phân loại hồ sơ Thử việc Tiếp nhận lao động Phân công lao động Quá trình tuyển dụng lao động được ưu tiên con em trong nghành và lao động địa phương. Điều này giúp cho lao động gắn bó lâu dài hơn đối với công ty.Tuy nhiên do đặc điểm công vệc caọ mũ đòi hỏi nhiều về mặt kinh nghiệm, mặt khác chưa có trường lớp đào tạo nghành nghề công nhân cao su nào. Nên trong quá trình tuyển dụng công ty phải mở lớp đào tạo tay nghề cho công nhân những công nhân nào đủ điều kiện mới được tham gia cạo mũ. 7.2 Đào tạo Công ty đã chú trọng đến việc đào tạo công nhân, mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ quản lý. Đồng thời công ty còn gửi đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao khả năng năm bắt trình độ khoa học kĩ thuật nhằm làm chủ công nghệ mới, nhu cầu mới củ thị trường khi nhà máy chế biến đi vào hoạt động. 7.3 Khoa học kĩ thuật Năm 2002 công ty đã đầu tư 2 tỷ đồng chuyển giao công nghệ ươm giống cây trồng từ viện giống cây trồng TWI nhằm nâng cao chất lượng cây giống, đảm bảo nhu cầu giống của công ty. Đến nay công ty đã sản xuất được 15.000 cây giống không chỉ đảm bảo nhu cầu của công ty mà công ty còn cung cấp cho nhu cầu củ nhân dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Chất lượng giống được nâng cao rõ rệt do không phải vận chuyển đồng thời công ty tự tạo được giống gôc địa phương nên phù hợp với điều kiện tự nhiên Hà Tĩnh tỷ lệ cây sống đạt 97% cây phát triển đúng tiêu chuẩn cạo đạt 90%. Năm 2006 công ty đã đầu tư mua 3 xe tec chở mũ nhằm đảm bảo chất lượng ngay từ khâu khai thác. Đồng thời công ty bố trí các kho chứa ngay tại vườn cây một cách khoa học (cứ 100 ha thiết lập một kho chứa) nhằm tránh hiện tượng tập trung quá nhiều tại nhà máy gây khó khăn trong phân loại và bảo quản. Tiến hành bón phân làm cỏ định kì theo tiêu chuẩn kĩ thuật của Tổng Công Ty đề ra đồng thời công ty đã nghiên cứu thành phần của đất trồng cao su của công ty để xác định hàm lượng phân bón phù hợp cho cây trồng. Kiểm tra chất lượng Phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm tra các sản phẩm, chi tiết các bộ phận sàng lọc và loại bỏ bất cứ bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Như vậy, kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi". Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không được tạo dựng nên qua việc kiểm tra. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp theo quy định một cách có hiệu quả bằng cách kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm, cần phải thoả mãn những điều kiện sau: - Công việc kiểm tra phải được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có sai sót. - Chi phí cho kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản xuất ra sản phẩm khuyết tật và những thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. - Quá trình kiểm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng 8. Kết quả chất lượng của công ty Trong quá trình áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng công ty đã đạt được nhiều kết quả rõ nét chất lượng cây giống, sản phẩm mủ cao su được nâng cao. Độ DDR của sản phẩm mủ năm 2006 tăng lên 2% so với mũ khai thác năm 2005. Mức độ sinh trưởng,tỷ lệ sống của cây ngày càng tăng cây 5 tầng lá trong năm đầu khi công nghệ sản xuất cây giống được triển khai Đã tăng 15% . Độ tạp chất trong mũ đã giảm rất nhiều do kĩ thuật cạo của công nhân công ty đã được nâng lên. Đặc biệt việc đầu tư thiết bị chuyên dụng chở mủ bố trí kho chứa mũ hợp lý đã hạn chế được hiện tượng mủ giảm phẩm cấp. Chính sách đào tạo của công ty đã nâng cao trình độ công nhân cho công ty nên mức độ lỗi trong quá trình cạo năm 2006 đã giảm nhiều so với năm 2005. Điều này đảm bảo cho cây cho sản lượng lớn hơn trong những vụ sau và hàm lượng DDR không giảm. III. Một số đánh giá về thực trạng chất lượng sản phẩm mủ cao su ở công ty cao su Hà Tĩnh 1.Thành tựu Sau 10 năm sản xuất kinh doanh cao su công ty cao su Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng kể : Về sản xuất công ty đã mở rộng diện tích cao su với tốc độ tăng trưởng khá cao 20%/năm năng suất vườn cây được từng bước nâng cao. Không chỉ sản xuất chế biến sản phẩm mũ cao su công ty còn kết hơpj trồng các loại cây lâm nghiệp có giá trị cao dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có và khả năng đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất của công ty. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Về công nghiệp chế biến công ty đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến mũ tờ công suất 9000 tấn/ năm với số vốn đầu tư 3.780 triệu đồng. Đảm bảo công suất sản xuất hết số nguyên liệu sẵn có đây là hướng đi đúng đắn nhằm nhanh chóng đưa sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường trong và ngoài nước. Về xă hội công ty cao su Hà Tĩnh đã có đóng góp đang kể trong việc phát triển kinh tế xã hội, văn hoá ở những vùng sâu vùng xa. Công ty cao su Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng khá hoàn chỉnh , đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương . Công ty cũng đã đào tạo và tạo việc làm cho gần 1000 lao động. Về tổ chức sản xuất công ty là doanh nghiệp nhà nước các thành phần kinh tế khác trong tỉnh có lợi thế cũng được khuyến khích phát triển sản xuất cao su. Đặc biệt là hình thức phát triển sản xuất cao su theo mô hình trang trạ._.phẩm, chi tiết các bộ phận sàng lọc và loại bỏ bất cứ bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Như vậy, kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi". Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không được tạo dựng nên qua việc kiểm tra. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp theo quy định một cách có hiệu quả bằng cách kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm, cần phải thoả mãn những điều kiện sau: - Công việc kiểm tra phải được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có sai sót. - Chi phí cho kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản xuất ra sản phẩm khuyết tật và những thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. - Quá trình kiểm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng 5.3.2. Kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát chất lượng Công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất và sản phẩm khuyết tật. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố như: Con người, phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị, môi trường… 5.3.3. Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng. Để có thể đảm bảo chất lượng theo nghĩa này, người cung cấp phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả và hiệu lực, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó. Đó là nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng 5.3.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong tổ chức sao cho các hoạt động Marketing kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng. Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 5.3.3. Quản lý chất lượng toàn diện Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội. Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp khác là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra. Quản lý chất lượng toàn diện được áp dụng để cải tiến mọi hoạt động trong mọi cấp của công ty theo một cách triệt để. Công ty áp dụng quản lý chất lượng toàn diện sẽ có thể bao quát được mọi giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và luôn luôn cải tiến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. II. Hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000:2000 1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000:2000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 được soát xét lần 2 vào năm 1994 và lần 3 vào năm 2000 nhằm mục tiêu đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO-9000 là sự kế thừa các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi, trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng như: tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ (MIL-Q-9058A), của khối NATO (AQAP). Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) đã ban hành tiêu chuẩn BS 5750 về đảm bảo chất lượng sử dụng trong dân sự. Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thành lập ban kỹ thuật TC176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 1987. Qúa trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 có thể được tóm tắt ở bảng dưới đây Bảng 1: Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 Năm Tiêu chuẩn 1955 - Quy định về đảm bảo chất lượng của NATO AC 1250 (accredited commette) 1969 - Bộ tiêu chuẩn của Anh MD 25 - Bộ tiêu chuẩn của Mỹ MIL, STD 9858A - Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống bảo đảm chất lượng của các nhà thầu phụ thuộc các nước thành viên của NATO (AQAP- Ailied Quality Assurance Procedure) 1972 - Hệ thống bảo đảm chất lượng của các công ty cung ứng thiết bị cho quốc phòng (Defstand- Vương quốc Anh) BS 4778, BS 4891 1979 Tiêu chuẩn BS 5750 1987 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 1994 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được soát xét lại 2000 Phiên bản năm 2000 của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 Nguồn: Chuyên đề mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các DNVN Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 :2000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như: chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét và đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu và đào tạo… ISO-9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi tại nhiều quốc gia, khu vực và được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc tế. 2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 2.1. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau. - ISO-9000:2000 cho rằng chất lượng sản phẩm và chất lượng quản trị có mối quan hệ nhân quả. Chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị quyết định. Chất lượng quản trị là nội dung chủ yếu của quản lý chất lượng - Phương châm chiến lược của ISO-9000 là làm đúng ngay từ đầu, lấy phòng ngừa làm phương châm chính. Do đó doanh nghiệp cần tập trung đầy đủ vào phân hệ thiết kế và hoạch định sản phẩm mới. - Về chi phí, ISO-9000:2000 khuyên các doanh nghiệp tấn công vào các lãng phí nảy sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chi phí ẩn. Cần có các kế hoạch loại trừ và phòng ngừa các lãng phí bằng việc lập kế hoạch, thực hiện, xem xét và điều chỉnh trong suốt quá trình từ thực hiện vòng PDCA (vòng tròn Deming) - ISO-9000:2000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống "mua bán tin cậy" trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan chất lượng có uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp. Và đó là giấy thông hành để vượt qua các rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi. Vì vậy khi nói về tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000:2000. Ta có thể trích dẫn câu nói của tiến sĩ W.Ewards Deming chuyên gia chất lượng nổi tiếng: "Bạn không buộc phải áp dụng ISO-9000:2000 nếu không cảm thấy sự thúc ép bởi sự sống còn". Từ những đặc điểm của cách tiếp cận nói trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây: 2.2. Triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 Từ những đặc điểm của cách tiếp cận trên, bộ tiêu chuẩn ISO-9000:2000 được xây dựng dựa trên những triết lý cơ bản sau đây: - Phương pháp tổng quát của bộ tiêu chuẩn ISO-9000: 2000 là thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. - Bộ tiêu chuẩn ISO-9000;2000 là các tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về sản phẩm. Tuy nhiên, những thuộc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm không thể đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ bổ sung thêm vào các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. - Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 nêu ra những hướng dẫn để xây dựng một hệ thống chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng của từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm hay dịch vụ và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, mô hình này rất linh hoạt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong các lĩnh vực dịch vụ, hành chính và các tổ chức xã hội. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9000:2000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt quá trình, suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế, sản xuất phân phối và tiêu dùng. Cốt lõi của bộ ISO-9000:2000 là ba tiêu chuẩn: ISO-9001, ISO-9004, ISO-90011 : tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty biểu thị năng lực của mình và làm căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài. Cấu trúc các yếu tố của hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 bao gồm các yếu tố chính được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cấu trúc các yếu tố hệ thống bảo đảm chất lượng ISO- 9001 Quản lý tác nghiệp Kiểm soát thiết kế (4.4) Kiểm soát mua hàng (4.6) sản phẩm do khách hàng cung cấp (4.7) Xem xét hợp đồng (4.3) Kiểm soát quá trình (4.9) Kiểm tra và thử nghiệm (4.10) kiểm soát thiết bị kiểm tra và thử nghiệm (4.11) Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm (4.12) Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 4.13 Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng (4.15) Dịch vụ (4.19) Quản lý con người * Trách nhiệm lãnh đạo (4.1) * Đào tạo (4.18) Quản lý hệ thống * Hệ thống chất lượng (4.2) * Kiểm soát tài liệu (4.5) * Hành động khắc phục và phòng ngừa (4.14) * Kiểm tra chất lượng nội bộ (4.17) Quản lý thông tin * Nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm (4.8) * Kiểm soát hồ sơ chất lượng (4.16) * Các kỹ thuật thống kê (4.20) Nguồn: Chuyên đề: Mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam Số liệu trên đã tóm tắt toàn bộ các yêu cầu của mô hình đảm bảo chất lượng trong một tổ chức. Các yêu cầu này tập trung vào 4 yếu tố chính: Quản lý quá trình, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thông tin và nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng khuyết tật trong toàn bộ quá trình. Để đạt được yêu cầu trên, hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO-9001 đòi hỏi sự phối hợp một cách đồng bộ và phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp - ISO-9004: Hệ thống chất lượng- huớng dãn cải tiến và hiệu quả - ISO-9001: Hệ thống chất lượng- cơ sở từ vựng - ISO-9011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng môi trường Sự khác nhau của ba tiêu chuẩn ISO-9001, ISO-9004, ISO-9011thể hiện phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn này trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, ba tiêu chuẩn này không phải là 3 tiêu chuẩn riêng biệt, mà chúng có sự liên hệ với nhau. Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO-9001 có thể là hoàn toàn hoặc yêu cầu từng phần trong tiêu chuẩn ISO-9004 và ISO-9011. Có thể khái quát mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu bằng hình vẽ sau. Hình 4: Quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO-9001; ISO-9004 và ISO-9011. ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lưọng cơ và từ vưng ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lưọng hướng dẫn cải tiến và hiệu quả ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lưọng -các yêu cầu ISO 9001:2000 Hướng dẫn đánh gia hệ thống quản lý chất lưọng và môi trường Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000 có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I: 1. hoạch định Tổ chức muốn áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cần phải có sự câm kết của lãnh đạo theo đuổi lâu dài mục tiêu chất lượng của tổ chức. Trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại cũng như định hướng trong tương lai của tổ chức. Do đặc điểm của lĩnh vực sản xuất của công ty là sản xuất sản phẩm sơ chế mũ cao su. Nên sản xuất bao gồm nhiều quá trình con đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo nên nên chất lượng sản phẩm cuối cùng được đảm bảo và nâng cao khi chất lượng sản phẩm đầu vào được đảm bảo. Do đó công ty nên đưa ra mục tiêu chất lượng là “ chất lượng từ A->Z” nghĩa là trong tất cả các quá trình cần phải đạt và vượt mức tiêu chuẩn đã đề ra. 2.cam kết lãnh đạo: Lãnh đạo cần vạch ra kế hoạch về thời gian, nguồn lực tài chính, nhân lực cụ thể. Thành lập ban chỉ đạo nhóm công tác và chỉ định người đại diện. Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo cao nhất (Giám đốc) và các trưởng phòng. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ + Thiết lập chính sách chất lượng + Lựa chọn bổ nhiệm người đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về chất lượng. Nhiệm vụ này có thể giao cho phong KCS (khi phòng KCS được thành lập nhằm kiểm soát chất lượng khi nhà máy đi vào hoạt đông vào năm 2007). + Lập kế hoạch tổng thể của dự án + Lựa chọn ttỏ chức tư vấn có thể tham khảo các công ty cao su trong nghành đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lươngj này như công ty cao su Phú Riềng, công ty cao su Đồng Nai… + Phân bổ nguồn lực cho các khâu kiến thiết cơ bản chăm sóc,khai thác,chế biến + Điều phối phân công công việc cho các đôn vị cụ thể cho các nông trường từ đó các nông trường phân công công việc cho các tổ đội. Nhóm công tác bao gồm đại diện các đon vị có hiểu biết,có tâm huyết về vấn đề quản lý chất lượng điều này đối với công ty đòi hỏi lãnh đạo cao nhất phải tổ chức đào tạo cho trưởng các bộ phận để họ nhận thức và hiểu biết về hệ thống quản lý chất luợng ISO 9001:2000. Ban đại diện có nhiệm vụ : + Thường trực chỉ đạo việc triển khai dự án + xác định thu thập phân phối các nguồn lực cần thiết đẻ triển khai dự án + Tổ chức hoạt đông đánh giá nội bộ. + Làm công tác đối ngoại về các vấn đè liên quan đến chất lượng + Là cầu nói giữa ban chỉ đạo và các nhân viên trong tổ chức nhằm nắm thông tin về tình hình áp dụng cũng như kịp thời gỉa quyết khó khăn vướng mắc. 3.chọn tổ chức tư vấn: Công ty nên chọn cho mình một tổ chức tư vấn vì đối với điều kiện hiện nay của công ty tổ chức tư vấn sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí các nguồn lực rút ngắn thời gian cũng như nhanh chống khai thác được lợi ích do hệ thống này mang lại 4. Đào tạo nhận thức : Đây là công việc rất quan trọng công ty cần chú trọng việc đào tạo nhằm làm cho mọi người đủ năng lực và trình độ xây duựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Cần tổ chức chưng trình đào tạo mức độ khác nhau cho cán bộ lặnh đạo và các nhân viên để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống hiện tại còn tồn tại rất nhiều lõ hổng (như phần thực trạng đã trình bày trên). Nhiều quy trình chưa đáp ứng đượcvới yêu cầu của hệ thống Giai đoạn 2. Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 5.Viết tài liệu: Đây là giai đoạn thiết lập cấu hình cơ bản cho hệ thống cho phép kiểm soát các hoạt động cảu tổ chức.Bộ tài liệu thông thường chia làm 4 nấc; Nấc 1. Sổ tay chất lượng: Phần1. Bao gồm 2 phần; phần 1 giới thiệu chung về tổ chức giới thiệu về hệ thống chất lưọng của tổ chức (hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000). Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà đề ra các chính sách mục tiêu ngắn han , trung hạn, dài han phù hợp với từng giai doạn phát triển khác nhau của hệ thống do đó sổ tay chất lượng phải được xem xét định kì.trong sổ tay chât lượng cần ghi rõ cơ cấu của tổ chức. Trách nhiêm. và quyền hận của cán bộ tổ chức (như đă trình bày ở muc 8 chương I). Phần 2 Nêu các chính sách chung đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn công ty cần diễn giải chi tiết từng yêu cầu đối với từng yêu cầu công ty đã làm gì vd: “Đối với việc đáp ứng tiêu chuẩn giống cây đưa ra trồng tiêu chuẩn là cây đạt trên 2 tầng lá không có sâu bệnh công ty đã giao cho bộ phận kỹ thuật thức hiện tốt việc ươm giống , sử dụng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra sâu bệnh trong phòng thí nghiệm. Kết hợp với công nhân vận chuyển cây giông chọn từng cây giống đủ điều kiện trồng (cây đạt trên 2 tầng lá). trong qua trình trồng những cây bị vỡ bầu hoặc bị gãy ngọn xây xước sẽ được công nhân kiến thiết cơ bản loại bỏ”.trong cuốn sổ tay này công ty cần phải liệt kê một cách chi tiết đầy đủ các tiêu chuẩn mà công ty cần đạt tới. Ngoài 2 phần chính cuốn sổ tay cần có 2 phần phụ đặt ở đầu và cuối cuốn sổ tay. Chỉ rõ tổ chức đã sửa đổi những điều khoản nào trong cuốn sổ tay voà thời gian nào và mục định nghĩa diễn giải từ viết tắt của mình.sổ tay cần có đày đủ thông tin về kiểm soát vd: Như trang đầu tiên cần ghi rõ thông tin kí hiệu người duyệt, người viết, người soát xét.. Nấc 2. Viết quy trình: Cách thức viết quy trình như sau : + Nêu tên quy trình cần đặt số thứ tự cho quy trình + Mục đích (vì sao cần đến quy trình này) + phạm vi áp dụng (cần nêu rõ quy trình náy áp dụng cho bộ phận nào ,hệ thống hoặc vấn đề nào ). VD: Quy trình1: Quy trình KTCB Trồng mới cây cao su Chăm Sóc Cây Cao su Khai hoang,giải Phóng mặt bằng Đào hố 0,6x0,6x0,6 Vườn ươm cây giống Ghép mầm câygiống (thời gian 3 tháng) Mục đích quy trình: Nhằm xây dựng vườn cây cao su đủ tiêu chuẩnđưa vào kinh doanh Phạm vi áp dụng : áp dụng cho các nông trường , tổ đội KTCB áp dụng cho kế hoạch trồng mới cao su thường bắt đầu từ tháng 3 khi thời điểm thích hợp cho việc ươm cây giống quy trình này kết thúc khi cây đi vào thanh lý. Quy trình này thực hiện gồm nhiều quy trình con gồm có quy trình 3 và quy trình 5 Quy trình 2 Tuyển lao động Thông báo tuyển dụng Tiếp nhận hồ sơ Phân loại hồ sơ Thử việc Tiếp nhận lao động Phân công lao động Mục đích : Xây dựng các bước tuyển lao động cho công ty Phạm vi áp dụng : áp dụng cho phòng tổ chức Quy trình này có kèm theo các bản tiêu chuẩn về yêu cầu lao động (trình độ, tay nghề…), và các văn bản quy định trong bộ luật lao động các hợp đồng lao động Xác định lượng phân bón Vận chuyển phân dến vườn cây Đào hố Bỏ phân Lấp đất Rải đều phân trên các luống Quy trình 3 Quy trình bón phân Vườn cây có độ vườn cây có độ dốc dốc trên 15% dưới 15% Mục đích quy trình: Xây dựng các bước thực hiện công việc bón phân cho cây cao su trong thời kì kinh doanh Phạm vi áp dụng : đối với tất cả các công nhân chăm sóc cao su và các hộ gia đình trong việc chăm sóc cao su Các tài liệu liên quan: các văn bản hướng dẫn kỹ thuật bón phân Liều lượng bón phân cho cao su khai thác Năm cạo Hạng đất đạm lân kali N (Kg/ha) ure (Kg/ha) P2O5 (Kg/ha) Lân (Kg/ha) K2O (Kg/ha) KCl (Kg/ha) 1->10 Ia và Ib Ia và Iib III 70 80 90 152 174 196 60 68 75 400 450 500 70 80 90 117 133 150 11->20 Chung 100 217 75 500 100 167 Bản hướng dẫn công việc: Phân bón hưu cơ đối với cao su khai thác nhóm I. Phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng cách nhau luân phiên 1 năm với khối lượng như nhau: phân lân hữu cơ vi sinh phải đủ hàm lượng của 3 chủng loại vi sinh vật(vi sinh phân giải xen lu lô,vi sinh phân giải lân và vi sinh cố định đạm)với hàm lượng P2O5 dễ tiêu >= 3% Đối với cao su nhóm II phân lân hữu cơ được sử dụng để bón hàng năm Yêu cầu về phân bón thời vụ và cách bón phân a) yêu cầu : bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán chất dinh dưỡng lượng phân bón bảng trên là lượng phân bón tạm thời khi chưa có kết quả chẩn đoán chất dinh dưỡng . b)Thời vụ bón chia làm 2 lần 1 năm 2/3 số lượng phan N,K và toàn bộ phân lân bón vào tháng 4-5(đầu mùa mưa)khi đủ ẩm lần bón còn lại vào tháng 10. Cách bón trộn kĩ chia đều lượng phân theo quy định thành băng rông 1-1,5m đối với đất có độ dốc trên 15% thì đào hố bỏ phân cách gốc cao su 1m và lấp kín bằng đất mùn hoặc lá cỏ. Danh mục nội dung Người viết quy trình Người soát xet quy trình Người phê duyệt quy trình Ngày ban hành Lần ban hành Lần sửa đổi1 Lần sửa đổi 2 Quy trình 4 quy trình cạo mũ Kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn cạo mũ Đánh dấu điểm cạo đặt bát hứng mũ Mở miệng cạo Lây mũ từ vườn về nơi tập kết Mục đích quy trình: các bước thực hiện công việc của công nhân cạo mũ Phạm vi áp dụng : áp dụng cho tất cả các công nhân khai thác trong công ty Thời điểm thực hiện đối với vườn cao su của công ty cao su Hà Tĩnh là bắt đầu từ tháng 6 tháng7 cạo vào buổi sang khi cây không bị ươt. Bảng hướng dẫn công việc: Đó là bảng kiểm kê những cây cao su đạt tiêu chuẩn khai thác , bảng hướng dẫn thực hiện các biên pháp cạo mũ (biện pháp cạo úp và biện pháp cạo ngửa) danh mục nội dung ngời viết quy trình ngời soát xet quy trình ngời phê duyệt qy trình ngày ban hành lần ban hành lần sửa đổi1 lần sửa đổi 2 Quy trình 5. sản xuất giống Lựa chọn giống Làm bầu ươm Chọn cành ươm Chăm sóc vườn ươm Lựa chon cây giông đưa vào trồng 7 Mục đích áp dụng: thực hiện quá trình sản xuất cây giông Phạm vi áp dụng : Dành cho công nhân kỹ thuật vườn ươm Tài liệu liên quan các quy trình kĩ thuật về sản xuất giồng (ghi rõ) Các bản hướng dẫn công việc trong qua trình sản xuất giống(ghi rõ) những công việc đã làm chỉ rõ những sai sót trong công việc cũng như những điều chua làm đuợc theo hưóng dẫn danh mục nội dung người viết quy trình ngời soát xet quy trình ngời phê duyệt quy trình ngày ban hành lần ban hành lần sửa đổi1 lần sửa đổi 2 Lưu hồ sơ Nấc 3. các bản hướng dãn công việc kèm theo các quy trình Nấc 4. ghi hồ sơ : hồ sơ là các biên bản ghi lại các công việc đã thực hiện và là bằng chứng chứng minh rằng tổ chức đã thực hiện công việc này, chỉ ra hiệu quả của công việc và tính phù hợp của các hoạt động đó. Các hồ sơ cần được lưu trữ bảo quản. Tổ chức cần làm các công việc sau : - Sắp xếp các hồ sơ theo từng nội dung sao cho dễ truy xuất - Lên danh mục kiểm soát hồ sơ danh mục cần đảm bảo nội dung sau + Tên hồ sơ + Các quy trình liên quan đến hồ sơ + Nơi sử dụng hồ sơ + Nơi lưu trữ hồ sơ + Thời hạn lưu trữ hồ sơ + Định kì các hồ sơ được xem xét về hồ sơ phải được đảm bảo sao cho các thành viên tổ chức nếu có công việc gì liên quan đến hồ sơ thì có thể dễ dàng tiếp cận được với văn bản này. Trên đây là một số ví dụ về cách thức viết tài liệu. Trong quá trình xây dựng văn bản tài liệu công ty cần trình bày một cách chi tiết và đầy đủ;Các quy trình ,các văn bản,các tiêu chuẩn, các bản hướng dẫn công việc liên quan đến việc sản xuất vận hành lắp đặt máy móc,việc đào tạo nhân viên… để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát có hiệu lực các quá trình tổ chức . Quá trình lập văn bản hồ sơ được chia làm 4 bước: *Bước 1: Chỉ định người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống tài liệu Nghiên cứu và diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Bước 2: Xác định và phân tích khái quát các giai đoạn hoạt động hay quá trình kinh doanh cần có để đảm bẩo công việc được trôi chảyvà có hiệu quả từ lúc nhận hợp đồng đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng. Xem xét khái quát từng quá trình dựa trên những yêu cầu của ISO 9001:2000 để qua đó quyết định yêu cầu nào của tiêu chuẩn là có thể áp dụng đồng thới nhận biết những qúa trình mới nào cần phải tiến hành để thõa mãn mọi yêu cầu cần thiết của tiêu chuẩn. *Bước3 Phân tích chi tiết từng quá trình để đánh giá trình độ hiện tại của quá trình, xác định những điểm cần phải thay đổi cho phù hợp với những điểm cần thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn.Nội dung công việc cần làm trong buớc này là: *Xem xét cách thức tiến hành , hiện hành của quá trình,mục đích phạm vi và trách nhiệm các công việc cấu tạo nên quá trình, trình tự và các kết quả đầu ra của chúng. so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn để tìm ra các lỗ hổng, trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho tổ chức. Bước 4: Viết hệ thông tài liệu bao gồm cả việc xem xét , thử nghiệm, phê duyệt và ban hành. Tổ chức cần lập danh mục các tài liệu cần viết, phân công người viết và lập tiến độ cụ thể. 7.Thực hiện hệ thống quả lý chất lượng Sau khi hoàn tất việc xây dựng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng tổ chức công bố chỉ thị về việc thực hiện quyết định ngày tháng áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện. Khi đưa hệ thống vào thực hiện nhóm công tác chịu trách nhiệm điều hành quá trình hoạt động . đồng thời tiếp thu ý kiến của người trực tiếp thực hiện công việc đó để có những sử đổi phù hợp làm cho quá trình hoạt động có hiệu quả. Đánh giá nội bộ Sau khi hoàn tất việc xây dựng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng.Tổ chức công bố chỉ thị về việc thực quyết định ngày tháng áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện . Khi đưa hệ thống văn bản vào hoạt động nhóm công tác chịu trách nhiệm điều hành quá trình hoạt động đồng thời tiếp thu ý kiến của những người trực tiếp thực hiện công việc đóđể có những sửa đổi phù hợp làm cho quá trình hoạt động có hiệu quả nhất. Sau khi hệt thống quản lý chất lượng được triển khai một thời gian công ty cần xem xét đánh giá chất lượng nội bộ. Để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của hệt thống. Một số cán bộ của tổ chức cần được đào tạo để có thể tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ . Cần đề xuất và tiến hành các hành động khắc phụcđối với bất kì sai sót nào trên cơ sở các kết quả đánh giá . 9. cải tiến các văn bản và các hoạt động Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng nội bộ , nếu xét thấy cồn những điểm chưa phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn thì tổ chức sẽ tiến hành hiệu chỉnh cẩi tiến hệ thống văn bản và cẩi tiến các hoạt động trong quá triình thực hiện hệ thống. Giai đoạn 3: chứng nhận 10. đánh giá trước chứng nhận Sau khi nhận thấy hệ thống quản lý chất lượng của công ty không còn sai sót ttỏ chức sẽ lựa chọn tổ chức chúng nhận và đăng kí chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức theo yêu cầu của ISO 9001:2000 mọi sự không phù hợp hay những lưu ý được phát hiện trong quá trình sẽ được thông báo cho tổ chức. 11. hành đông khắc phục Trên cơ sở đánh giá của tổ chức chứng nhận , công ty sẽ tiến hành khắc phục những sai sót trong văn bản hoặc trong việc áp dụng văn bản , đồng thời thiết lập các biện pháp phòng ngừa sai sót. 12. Chứng nhận Sau khi xét thấy tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và thoả mãn các yêu cầu đã quy định tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra quyết định chứng nhận. Giấy chứng nhận có ghi giá trị trong phạm vi đã ghi trong giấy tại một địa bàn cụ thể với hệ thống quản lý chất lượng đã được đánh giá phù hợp với chẩn mực đã được áp dụng. Mặt khác giấy chứng nhận này chỉ có hiệu lực trong 3 năm với điều kiện tổ chức tuân thủ các yêu cầu của tổ chức chứng nhận . 13. giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại Trong thời hạn giấy chứng nhận có hiệu lực tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát theo định kì 2lần /năm hoặc đánh giá đột xuất đối với tổ chức được công nhận để đảm bảo rằng hệ thống quả lý chất lượng này vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn được áp dụng. Sau 3 năm t ổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và cấp lại giấy chứng nhận. Kết luận Trong những năm qua thế nền kinh tế thế giới có những bược phát triển vượt bậc tạo ra những thời cơ cũng như thách thuức rất lớn đối với các doanh nghiệp . rất nhiều tổ chức đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề chất lượng. Khách hàng ngày càng đòi hỏ cao về chất lượng, đảm bảo chất lượng yêu cầu tổ chức cung cấp những sản phẩm có chất lưọng đáp ứng sự mong muốn của họ.để thu hút khách hàng các công ty phải đưa chất lượng vào nội dung hệ thống quản lý của mình. Trong những năm trước đây các quốc gia các quốc gia còn có thể dựa vào hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ cùng voái sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế WTO(the wordl trade organihzation). Và hiệp định về hàng rào kĩ thuật đối voái thương mại ATBT (argeement on Technical Bariers to Trade), mọi nguồn lực mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng tự do vượt biên quốc gia. Sự phát triển toàn cầu mang tính đặc trưng sau - Hình thành các khu vực thị trường tự do Phát triển các phương tiện vận chuyển nhanh chóng Các tổ chức quản lý năng động hơn Hệ thống thông tin rộng khắp nhanh chóng Đòi hỏi chất lượng cao khi có sự suy thoái kinh tế phổ biến Phân hoá khách hàng Các đặc điểm đó đòi hỏi chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn đối với sản phẩm hàng hoá về mã lẫn chất lượng từ khắp mọi nơi trên thế giới. động lực của tổ chức thực sự mang tính toàn cầu . Hiện nay đối với tất cảc các công ty cũng như các quốc gia trên thế giới nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để đem lại sự thành công .thông tin kiến thức với khối lượng đông đảo nhân viên có kĩ năng kiến thức có văn hoá và tác phong lầm việc công nghiệp moái thực sự là chìa khoá đem lại sự thành công. Nhậtk Bản và Đức hai quố gia bại trạn trong chiến tranh thế giới II voái nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp họ đã trở thành những đối thủ cạnh tranhđầy sức mạnh. Và hàng loạt các công ty lớn có uy tín thưong hiệu mạnh trên thế giới như hãng máy tính IBM công ty TOYOTA của Nhật Bản …Một trong những yếu tố mang lại thành công là họ đã quan tâm và giả quyết vấn đề chất lượngvận dụng sáng tạo các mô hình quản lý ở các quốc gia khác .Họ có quan điểm riêng trong điều hành công việc tập trung nỗ lực vào vấn đề năng suất và chất lượng. Thực tế đã chỉ rõ chất lượng là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm có chất lượng kém. Những tổ chức có lợi thế hàng đầu về chất lượng thiết lập mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh 8%. đạt mức trung bình thu hồi vốn 30% so với 20% của đối thủ cạnh tranh ở bậc thang thấp hơn về chất lượng. Những vấn đề được kỹ thuật hay tiếp thị thực chất là hệ quả của vần đề chất lượng. Do không đảm bảo sự tin cậy của khách hàng . Do đó ngay từ bây giờ công ty cao su Hà Tĩnh cần có chiến lược đúng đắn về vấn đề chất lượng , xây dựng cho mình hệ thống quản lý mới phù hợp với công ty. Có như thế công ty mới tạo cho mình được lợi thế cạnh tranh xây dựng được lòng tin với khách hàng. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5307.doc
Tài liệu liên quan