Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là loại hình kinh tế đã tồn tại lâu dài và phát triển của hầu hết các nước trên thế giới. ở nước ta sau năm 1954 chúng ta bắt tay vào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Đến cuối năm 1960 Miền Bắc đã căn bản hoàn thành HTX bậc thấp và cuối năm 1969 hầu hết các HTX chuyển lên HTX bậc cao. Đặc biệt sau 1975 đất nước thống nhất thì các HTX quy mô lớn được xây dựng một cách nhanh chóng.
Trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch ho
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á tập trung chế độ phân phối bình quân theo định suất, định lượng làm cho người lao động kém phấn khởi, giảm nhiệt tình hăng say trong sản xuất. Việc tập thể hoá tư liệu sản xuất làm cho người nông dân không có điều kiện sản xuất độc lập, mất dần tính chủ động sáng tạo, họ hoàn toàn bị phụ thuộc và dựa dẫm ỉ lại vào HTX. Thu nhập từ kinh tế tập thể không đủ để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, xã viên quay về với nghề phụ và đầu tư cho đất 5% của gia đình và đây là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Từ đó kinh tế HTX bị giảm sút, lòng tin của nông dân vào HTX mất dần. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố và phát triển HTX như: Chỉ thị 100 của Ban bí thư,Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và rất nhiều Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ . Đặc biệt, luật HTX được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/1997 là cơ sở pháp lý cho các HTX nông nghiệp hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trước pháp luật. Kể từ đó các HTX đã từng bước chuyển đổi hoạt động theo luật và bước đầu đã có kết quả. Hầu hết các HTX đều chuyển theo hướng sang kinh doanh dịch vụ phục vụ xã viên ở các khâu trước, trong và sau quá trình sản xuất.
Trên thực tế, các HTX nông nghiệp hiện nay do phải giải quyết đồng thời với những cái cũ còn tồn tại, những cái mới đang đặt ra nên trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ, các HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khăn như: Công tác cán bộ quản lý, vốn, thực hiện chế độ kế toán...
Hà Tây là một tỉnh đồng bằng mà dân số hầu hết làm nông nghiệp. Trong những năm vừa qua các HTX nông nghiệp với phương thức kinh doanh mới đã thu được những thành công nhất định trên mặt trận nông nghiệp: Đó là cung ứng vật tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm .... cho hộ xã viên . Tuy vậy, trong quá trình kinh doanh dịch vụ các HTX nông nghiệp đã gặp không ít những khó khăn vướng mắc cần phải giải quyết. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thực tập tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây qua thời gian nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về HTX nông nghiệp.
- Đánh giá, phân tích thực trạng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ở các HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX .
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở các HTX nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Toàn tỉnh Hà Tây
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp từ năm 1997 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, điều tra điển hình một số HTX.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp so sánh...
5. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về HTX nông nghiệp.
- Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
- Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần Quốc Khánh cùng các cô, chú ở phòng Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây.
Do nhận thức của bản thân còn hạn chế, nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo góp ý để đề tài tốt hơn.
Chương I
Một số vấn đề lý luận chung về HTX nông nghiệp
I. Lý luận về HTX nông nghiệp.
1. Khái niệm về HTX nông nghiệp:
Hợp tác là phương thức chủ yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Nó bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người nói riêng.Do vậy, sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi sự tiến triển trong quá trình xã hội hoá hoạt động kinh tế của con người . Đến lượt mình sự phát triển các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác lại có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển kinh tế. ở bước chuyển nền kinh tế chậm phát triển sang nền kinh tế phát triển, hợp tác có ý nghĩa quan trọng . Thật vậy, hợp tác chính là cái tạo ra sức sản xuất xã hội của lao động. Các Mác đã chỉ ra vai trò lịch sử của sự hợp tác" Tăng năng suất lao động nhờ vào sự phát triển sức hợp tác trong công trường thủ công là giai đoạn thứ nhất trong tiến trình hình thành nền đại công nghiệp. Nó thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong phương thức hoạt động kinh tế, khởi đầu trong thời đại kinh tế mới".
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác rất quan trọng bởi lẽ nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao do đó hợp tác với nhau tạo ra sức mạnh, tận dụng được thời gian, vật lực, tài lực. Có nhiều mô hình tổ chức hợp tác như: hình thức đổi công, vần công, HTX bậc thấp đến HTX bậc cao. Và HTX là sản phẩm của lịch sử, nó ngày càng phát triển phục vụ đắc lực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, HTX nông nghiệp được hiểu: "HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân"
2. Vai trò và đặc điểm của HTX nông nghiệp.
a- Vai trò: HTX nông nghiệp có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế hộ nông dân từ đó thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
- Nhờ có hoạt động của các HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ và đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được làm cho hiệu quả sản xuất cả hộ nông dân được nâng lên.
- Thông qua hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTX được thực hiện, sản xuất cả hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập chung tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng về chủng loại giống, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc.
- HTX nông nghiệp còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân .Vì vậy, hoạt động của HTX có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả.
- Trong một số trường hợp khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân, hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân.
b- Đặc điểm của HTX nông nghiệp:
Căn cứ vào luật HTX và điều lệ mẫu HTX nông nghiệp, thì HTX nông nhiệp có những đặc điểm sau đây:
- HTX nông nghiệp vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội. Là một tổ chức kinh tế, HTX nông nghiệp cũng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Là một tổ chức xã hội của tập thể người lao động, HTX được lập ra để "phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên" nhằm giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống xã viên.
- Tài sản của HTX nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể của HTX, là hình thức sở hữu tập thể theo quy định của pháp luật.
- Xã viên HTX nông nghiệp có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện do pháp luật quy định.
- HTX nông nghiệp có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn.
- HTX nông nghiệp chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Nội dung quản lý Nhà nước và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước đối với HTX nông nghiệp được quy định của pháp luật.
3. Những điểm khác nhau cơ bản giữa HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX và HTX nông nghiệp kiểu cũ trước đây:
HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động theo luật HTX và HTX nông nghiệp kiểu cũ trước đây có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
a- Khác nhau ở việc hình thành phát triển sở hữu HTX.
- HTX nông nghiệp kiểu cũ ra đời trên cơ sở tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân. Thực chất nó là sản phẩm chủ quan của phong trào hợp tác hoá. Nó xoá bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động trong hộ nông dân thành người lao động trực tiếp của HTX. Cổ phần đóng góp ban đầu của xã viên biến thành tài sản của HTX. Từ chỗ sở hữu tập thể toàn bộ, đồng nhất đi đến xoá bỏ sở hữu cá nhân.
- HTX nông nghiệp kiểu mới theo luật HTX ra đời trên cơ sở kinh tế hộ nông dân phát triển và nhu cầu của sự hợp tác trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của hộ. Hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Họ là chủ thể kinh doanh độc lập với tài sản riêng của mình trên ruộng đất được giao. Hộ nông dân là xã viên HTX được hưởng phần lợi nhuận của HTX theo mức cổ phần đóng góp và mức độ tham gia hoạt động dịch vụ của HTX; trong HTX sở hữu cá nhân và sở hữu tập thể đan xen nhau. Sở hữu cá nhân mang tính chất cổ phần. Nó không bị hoà nhập vào sở hữu tập thể; nó kết hợp cái chung và cái riêng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
b- Khác nhau về mục đích, nội dung và phương pháp hoạt động.
- Hoạt động HTX nông nghiệp kiểu cũ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với toàn bộ sản xuất của HTX. Thu nhập của xã viên phần lớn dựa vào kết quả kinh doanh của HTX. HTX ra đời và hoạt động với mục đích phát triển kinh tế tập thể, làm cho HTX giàu lên và nâng cao thu nhập của xã viên từ HTX. Mọi hoạt động của HTX đều dưới sự chỉ đạo thống nhất từ một trung tâm điều hành đó là ban quản trị HTX.
- HTX nông nghiệp kiểu mới không tham gia sản xuất mà chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ phát triển, coi sự phát triển, hiệu quả và sự giàu lên của kinh tế hộ là chủ yếu. Do đó nó đã chuyển từ trung tâm điều hành sang trung tâm dịch vụ.
c- Khác nhau về cơ chế và bộ máy quản lý điều hành.
- HTX nông nghiệp kiểu cũ tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ. Người xã viên đồng thời là người lao động trực tiếp cho HTX, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí không có trình độ văn hoá tham gia hoạt động với HTX theo kiểu "Đánh trống ghi tên ". Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả.
- HTX nông nghiệp kiểu mới có đội ngũ cán bộ và lao động tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ cho HTX được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Bộ máy quản lý điều hành hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả.
d- Khác nhau về việc quy định chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng, nhiệm vụ của HTX nông nghiệp kiểu cũ chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các HTX nông nghiệp kiểu mới thì chức năng, nhiệm vụ đa dạng nhưng chủ yếu là dịch vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của các hộ nông dân.
Qua so sánh những điều cơ bản của HTX nông nghiệp kiểu mới và HTX nông nghiệp kiểu cũ chúng ta mới thấy được tính ưu việt của HTX nông nghiệp kiểu mới. Từ đó có những quan điểm, cách nghĩ, cách làm, và thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp có hiệu quả hơn.
4. Các hình thức của HTX nông nghiệp.
Các HTX nông nghiệp trong nông nghiệp có các hình thức sau:
- HTX nông nghiệp làm dịch vụ: Về hình thức đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tách ra làm chức năng dịch vụ cho nông nghiệp bao gồm:
+ Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng vật tư, giống...)
+ Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật ...)
+ Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX chế biến, HTX tiêu thụ sản phẩm ...)
Trong nông nghiệp, do đặc điểm của ngành, một mặt nảy sinh các yêu cầu khách quan đòi hỏi hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và HTX. Mặt khác, nó đặt ra các giới hạn cho việc lựa chọn mô hình của kinh tế hợp tác trong đó mô hình các HTX dịch vụ nông nghiệp là hình thức thích hợp và phổ biến. HTX dịch vụ gồm:
* Các HTX dịch vụ chuyên khâu: là HTX chỉ thực hiện một chức năng dịch vụ một khâu cho sản xuất nông nghiệp. (HTX dịch vụ thuỷ nông, HTX dịch vụ điện nông thôn...)
*HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện các chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả đời sống. .
- HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: Các HTX loại này thường dưới dạng các HTX chuyên môn hoá theo sản phẩm. Đó là các HTX gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ, trong đó trực tiếp sản xuất là hộ nông dân. (HTX hợp đồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm...).
- HTX sản xuất nông nghiệp: HTX nông nghiệp loại này giống như các HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đổi mới. Nhưng mục đích nhằm tạo ra quy mô sản xuất thích hợp chống lại chèn ép của tư thương, tạo những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng, khai thác những ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp lớn.
5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp.
Luật HTX có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997 các HTX nông nghiệp thực hiện chuyển đổi và hoạt động theo luật. Hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ để phục vụ kinh tế hộ xã viên phát triển là chủ yếu.
Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp được các HTX, cấp uỷ Đảng, chính quyền , hộ xã viên và các tổ chức kinh tế khác quan tâm. Bởi vì, hoạt động kinh doanh dịch vụ của nó ảnh hưởng to lớn tới hoạt động sản xuất của hộ nông dân, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - hiện đại hoá nông thôn. Việc nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp là cần thiết, xuất phát từ các vấn đề sau:
- Trước hết, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp nhằm làm cho HTX sử dụng nguồn lực đất đai, lao động, vốn... có hiệu quả.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX, buộc cán bộ quản lý, lao động của HTX phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh thông tin để sử lý những biến động của nền kinh tế thị trường.
- Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX là một giải pháp để huy động vốn cổ phần, vốn vay của hộ xã viên, các đơn vị và tổ chức kinh tế khác tạo điều kiện cho HTX mở rộng quy mô kinh doanh dịch vụ phục vụ hộ xã viên tốt hơn. Từ đó, HTX tạo niềm tin để hộ xã viên yên tâm sản xuất, đơn vị và tổ kinh tế khác yên tâm đầu tư vào HTX.
- Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX, HTX phải đa dạng hoá các hình thức kinh doanh dịch vụ để phục vụ nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng chất lượng theo yêu cầu của hộ xã viên và các tổ chức kinh tế khác.
- Cuối cùng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống xã viên, tạo việc làm cho lao động nông thôn và thực hiện phúc lợi xã hội. Bởi vì, khi HTX hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả một phần của tổng lợi nhuận chia cho hộ xã viên theo vốn góp cổ phần và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, phần còn lại sẽ dùng vào việc chi cho hoạt động phúc lợi như : Xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ gia đình khó khăn, neo đơn ... góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Tóm lại, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp là cần thiết nhưng vấn đề đặt ra là chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp phải như thế nào để phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương đối với HTX, phù hợp với trình độ năng lực cán bộ quản lý của HTX và nhu cầu phát triển kinh tế hộ xã viên.
II. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển HTX nông nghiệp trong những năm qua:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới phát triển HTX đặc biệt là HTX nông nghiệp. Chủ trương của Đảng được thể hiện qua từng Đại hội. Đặc biệt trong Đại hội Đảng IX kế thừa ở các Đại hội trước, Đảng ta với chủ trương "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó HTX là nòng cốt. Các HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể liên kết rộng rãi với những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không giới hạn quy mô, lĩnh vực địa bàn. Phát triển HTX tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Nhà nước giúp đỡ HTX đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hộ trợ phát triển HTX, giải quyết nợ tồn đọng, khuyến khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong HTX. Tổng kết chuyển đổi và phát triển HTX theo luật HTX"
(Trích đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng IX)
Từ chủ trương này, Nhà nước đã cụ thể hoá thành các chính sách khuyến khích phát triển đối với các HTX nông nghiệp.
1. Chính sách trước khi có luật HTX.
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp việc đưa người nông dân vào HTX nông nghiệp là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp tập thể hoá. Chính sách đối với HTX nông nghiệp trong thời kỳ đó là: tập thể hoá ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, tổ chức lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong HTX. Từ năm 1981 đến năm 1988 nước ta bắt đầu thi hành một số chính sách mới như chỉ thị 100/CT của ban bí thư ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm tới hộ xã viên, nghị quyết 10/BCT ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Chính sách đã bước đầu giải phóng một phần lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nông thôn.
Từ năm 1988 đến khi có luật HTX, chúng ta đã thực hiện đướng lối đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Các chính sách được ban hành:
- Chính sách đổi mới HTX nông nghiệp theo hướng chuyển sang làm chức năng hướng dẫn xã viên thực hiện tốt quy hoạch sản xuất, tổ chức làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, thực hiện đúng nguyên tắc "Tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi"
- Chính sách phát huy vai trò xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ.
- Chính sách đất đai (luật đất đai 1993), chính sách thuế, chính sách hỗ trợ cho hộ vay vốn để phát triển sản xuất...
Hệ thống chính sách trên mặc dù chưa được hoàn chỉnh song có tác động mạnh mẽ tới HTX nông nghiệp, đòi hỏi các HTX nông nghiệp phải đổi mới cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
2. Chính sách sau khi có luật HTX.
Để đổi mới và phát triển các HTX có hiệu quả, luật HTX được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 và có hiệu lực thi hành 1/1/1997. Luật HTX ra đời tạo cơ sở pháp lý cho các HTX hoạt động. Sau đó , điều lệ mẫu áp dụng cho HTX nông nghiệp được ban hành.
Chính sách khuyến khích phát triển HTX tập trung ở Nghị định 15/CP ban hành ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến khích phát triển HTX.
- Chính sách đất đai: Đối với HTX nông nghiệp đất đai là một yếu tố quan trọng với mô hình HTX mới, không đặt ra việc tập thể hoá ruộng đất của các hộ tham gia HTX nông nghiệp, họ vẫn được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trên số ruộng đất Nhà nước giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình.
- Chính sách thuế: Các HTX hoạt động theo luật HTX được miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập. Tư liệu sản xuất của xã viên khi góp vốn vào HTX và vốn cổ phần xã viên khi làm thủ tục chuyển cho xã viên khác trong HTX, được miễn lệ phí trước bạ.
- Chính sách tín dụng đầu tư: Ngoài việc được vay vốn kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại theo điều kiện và quy định của ngân hàng các HTX còn được vay vốn từ các chương trình kinh tế, xã hội quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, được tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư từ các nguồn vốn, khoản viện trợ của các nước, tổ chức quốc tế khi HTX bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển HTX.
- Chính sách đào tạo, thông tin khoa học - công nghệ: Cán bộ quản lý, điều hành, kiểm soát của HTX được giảm 50% học phí khi được đưa đi đào tạo tại các cơ sở thuộc hệ thống đào tạo của Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khuyến mại của Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý HTX tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước.
- Chính sách xuất nhập khẩu và liên doanh liên kết kinh tế: Các HTX được ưu tiên xuất nhập khẩu các hàng hoá, nông sản và liên doanh liên kết kinh tế với đối tác trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Với việc ban hành những chính sách trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp phát triển.
3. Chính sách phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây.
Để khắc phục những mặt yếu kém của các HTX nông nghiệp kiểu cũ và thực hiện luật HTX, tạo đà đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX, Nghị định 16/CP ngày 21/2/1997 của Chính phủ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tây đã ra chỉ thị số 20 - CT/TU ngày 01/4/1997 về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật HTX trên cơ sở đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp của Ban kinh tế Tỉnh uỷ số 28/ĐA/BKT ngày 26/3/1997. Tiếp đó ngày 8/2/1998 UBND tỉnh Hà Tây ra kế hoạch 895 KH/UB về việc chỉ đạo phát triển HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh Hà Tây, chương trình 16/CT của Tỉnh uỷ ngày 10/4/1999 về củng cố, hoàn thiện HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật và kế hoạch, biện pháp số 1261 KH/ UB của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tây ngày 9/9/1999 để thực hiện 4 chương trình sản xuất nông nghiệp của Tỉnh uỷ. Ngày 24/3/2000 diễn ra hội nghị của tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tây về tiếp tục nâng cao chất lượng của các HTX nông nghiệp. Với các chủ trương và chính sách trên sẽ là cơ sở pháp lý, tạo động lực thúc đẩy các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.
III. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới.
1. Kinh nghiêm phát triển HTX nông nghiệp ở Mỹ:
Mỹ là một trong những nước giàu kinh nghiệm về HTX. Ngay từ những năm 20, theo quy định của các bang thì các HTX có thể do các chủ trại thành lập để cùng hoạt động buôn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của chủ trại. Về cơ bản, các HTX nông nghiệp của các chủ trại được phân làm ba loại: HTX tiêu thụ, HTX cung ứng và HTX chuyên đảm bảo các dịch vụ sản xuất.
Trong các HTX tiêu thụ, trên 50% giá trị chu chuyển hàng hoá là do việc bán các sản phẩm nông nghiệp (năm 1987 chiếm 67% toàn bộ chu chuyển hàng hoá của các HTX nông nghiệp).
Các HTX cung ứng làm nhiệm vụ cung ứng hạt giống, phân bón, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và các hàng hoá cho các chủ nông trại (chiếm khoảng 31% chu chuyển hàng hoá).
Một phần tư số HTX phục vụ cho các quá trình sản xuất nông nghiệp như: tín dụng, xây dựng và phục vụ hệ thống điện khí hoá, điện thoại hoá ở vùng nông thôn, sử dụng và phối hợp các hệ thống thuỷ lợi của Nhà nước, bảo hiểm về hoả hoạn, cung ứng tư liệu sản xuất cho các nông trại, bảo quản đóng gói và chế biến nông sản... Mặc dù đã có chuyên môn hoá giữa các HTX nhưng phần lớn các HTX đều kết hợp các loại hoạt động khác nhau để nâng cao hiệu quả. Ví dụ: HTX vừa mua bán ngũ cốc, lại cung ứng cả vật tư và tư liệu sản xuất cho các nông trại ...
Nhiều HTX được chuyên môn hoá theo ngành như: ngũ cốc, sữa, rau quả, bông... Số HTX sản xuất ngũ cốc rất lớn. Năm 1985 có tới 1652 HTX cấp liên bang chuyên mua bán, dự trữ, chế biến ngũ cốc và đậu nành. Bên cạnh đó còn có một số lớn HTX ngũ cốc địa phương. Hiện nay 80% số HTX địa phương là những người có cổ phần trong các HTX khu vực hoặc các hội liên hiệp HTX.
Sự phát triển HTX cho đến nay đã hình thành 4 cấp: HTX cấp cơ sở của các chủ trại, HTX cấp khu vực, HTX cấp liên khu vực và HTX cấp toàn quốc. Các HTX liên kết với nhau thông qua các liên hiệp, các liên đoàn HTX với sự hỗ trợ của Nhà nước cấp bang và cấp liên bang. Hiện nay, các liên hiệp HTX thương nghiệp đang hoạt động trong 40 bang với những nhiệm vụ cơ bản là: Thông tin cho các HTX; đào tạo các xã viên HTX, trong đó có các nhân viên quản lý; tư vấn và pháp luật; nghiên cứu nhu cầu của các HTX khi ra quyết định ở cấp bang... Nói chung các hội liên hiệp này định hướng hoạt động theo nhu cầu của các xã viên HTX.
ở Mỹ, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và HTX nói riêng. Hơn 139 năm trước, năm 1862, Tổng thống Lin Côn đã ký "Luật ruộng đất", một đạo luật có sức hút dân di cư đến khai khẩn ở những vùng đất mới (mỗi công dân là chủ gia đình, hoặc cá nhân đủ 21 tuổi trở lên đến nơi mới được Nhà nước cấp cho 65 ha đất, với điều kiện người đó phải làm nhà và ở trên mảnh đất được cấp và phải canh tác không dưới 5 năm). Đạo luật Copoprwalstal ban hành năm 1922 giữ vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn đầu của sự phát triển HTX. Theo đạo luật này, các chủ trại và HTX được năm ngoài phạm vi tác động của các luật chống các tờ rớt, tạo ra khả năng xây dựng các HTX ngành.
2. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức:
Cộng hoà Liên bang Đức là một trong những nước có lịch sử ra đời và phát triển HTX lâu đời. HTX ở Cộng hoà Liên bang Đức phát triển hầu hết các ngành nghề với những hình thức tổ chức đa dạng phong phú. Nhưng tập trung ở 2 loại mô hình cơ bản là: HTX dịch vụ và HTX sản xuất, trong đó HTX dịch vụ là chủ yếu. ở phía Tây nước Đức chủ yếu tồn tại hình thức HTX dịch vụ, hầu như không có HTX sản xuất tập trung; còn ở phía Đông Đức hình thức HTX sản xuất tập trung vẫn còn phổ biến nhưng đã được chuyển đổi.
Có thể nêu một số mô hình HTX dịch vụ là:
- HTX cung tiêu BAEKO là HTX dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá, kỹ thuật và dịch vụ tiêu thụ cho các lò bánh mỳ tư nhân là xã viên HTX. Đây là HTX dịch vụ thuộc khối tiêu thủ công nghiệp.
- HTX cung tiêu BAG, nhiệm vụ chủ yếu của HTX là cung ứng dịch vụ đầu vào và dịch vụ kỹ thuật cho các hộ xã viên trồng củ cải, ngũ cốc, khoai tây...
- HTX sản xuất rượu vang Heilbronn - Erlenbarh Weinshorg - Nhiệm vụ chủ yếu là chế biến sản phẩm nho do các hộ nông dân sản xuất ra thành rượu và tiêu thụ. Đây là loại hình HTX dịch vụ đầu ra và chế biến nông nghiệp.
Xã viên HTX có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Xã viên và người lao động trong các HTX được phân biệt rõ ràng. Người góp cổ phần theo quy định là xã viên. Người ký hợp đồng lao động cho HTX là công nhân. Nếu xã viên là người lao động cho HTX thì ngoài góp cổ phần có ký hợp đồng lao động với HTX như một công nhân. Xã viên không nhất thiết đồng thời là công nhân làm việc trong HTX.
Vấn đề phân chia lợi nhuận cũng được xử lý khác nhau tuỳ thuộc loại hình HTX. Có HTX không chia lãi cổ phần như HTX dịch vụ chế biến rượu nho Heilbronn, vì HTX lấy tổng số tiền thu được từ bán rượu trừ đi tổng chi phí rồi chia trả cho xã viên theo số lượng và chất lượng nho mà xã viên nộp vào nhà máy. Các HTX cung tiêu thường chia theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX (được giảm giá 5 - 10%), xã viên mua hàng nhiều được lợi nhiều. Cũng có HTX trả lãi cổ phần nhưng mức độ trả lãi rất hạn chế (ví dụ các Ngân hàng nhân dân trả lãi cổ phần chỉ 8%/năm)
Về sở hữu trong HTX:
Trong HTX tồn tại 2 loại sở hữu là sở hữu của xã viên và sở hữu của tập thể. Phần sở hữu của xã viên là vốn góp. Phần sở hữu tập thể là tích luỹ từ đầu tư và tái đầu tư. Phần sở hữu của tập thể thường lớn hơn nhiều so với phần sở hữu của xã viên. Vốn thuộc sở hữu HTX không chia cho xã viên khi ra HTX nhằm khuyến khích phát triển HTX và khuyến khích xã viên ở lại HTX. Khi ra HTX xã viên được nhận lại phần vốn góp nhưng không được nhận lại ngay toàn bộ mà phải sau một thời gian nhất định (do điều lệ quy định) nhằm ổn định vốn sản xuất kinh doanh của HTX.
Về quan hệ giữa HTX và chính quyền.
Những HTX hoạt động có hiệu quả đều là đơn vị có tính độc lập tự chủ, chính quyền địa phương hầu như không can thiệp vào công việc kinh doanh của HTX và HTX cũng không phải đóng góp khoản tài chính bắt buộc nào với chính quyền địa phương để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ngoài khoản thuế phải đóng góp cho Nhà nước.
3. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Nhật Bản:
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II, cho đến năm 1946 ở nông thôn Nhật Bản đã có các tổ chức hiệp hội nông nghiệp bao gồm các hộ nông dân, nhưng thực chất đây là các tổ chức do chính quyền lập ra nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
Sau chiến tranh chính quyền đã tiến hành cải cách ruộng đất, mua lại ruộng đất của địa chủ và bán lại cho những hộ nông dân thiếu ruộng đất trả tiền dần, hình thành các nông trại gia đình tự canh tác trên mảnh ruộng của mình. Đến nay, trên 99% trang trại gia đình ở Nhật Bản là thành viên của các HTX trong nông nghiệp.
Đến năm 1947 luật HTX nông nghiệp được ban hành nhằm thúc đẩy việc phát triển các hoạt động kinh tế hợp tác giữa các hộ nông dân để phát huy mọi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao địa vị kinh tế xã hội của nông dân và trên cơ sở phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Năm 1967, chính phủ Nhật Bản lại ban hành chính sách cơ bản về HTX để phát triển nông nghiệp. Thực hiện chính sách này mạng lưới HTX trong nông nghiệp được tập hợp lại thành một hệ thống HTX nông nghiệp toàn Nhật Bản với hai loại hình HTX nông nghiệp đa ngành (tổng hợp) và HTX nông nghiệp chuyên ngành.
HTX nông nghiệp tổng hợp và HTX nông nghiệp chuyên ngành có chức năng và nhiệm vụ giống nhau. Về chức năng, HTX nông nghiệp không can thiệp công việc và kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng nông trại gia đình, không chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch quản lý tập trung của HTX không sử dụng vốn, lao động vật tư, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Chủ động đề xuất và tiếp nhận sữ hỗ trợ khi có nhu cầu cần thiết.
Nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp (chuyên ngành và tổng hợp) là thực hiện các dịch vụ kinh tế kỹ thuật, tác động tới dịch vụ đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của hộ xã viên bao gồm các hoạt động sau:
- Mua bán và tiêu thụ các nông sản do nông trại sản xuất ra.
- Cung ứng vật ._.tư kỹ thuật cho nông dân với giá rẻ hơn bên ngoài.
- Cung ứng cho nông dân các mặt hàng thiết yếu về sinh hoạt và sản xuất như: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ gỗ vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp, xe máy, ô tô...
- Độc quyền làm chức năng tín dụng nông nghiệp và bảo hiểm thông qua các chi nhánh ngân hàng HTX nông nghiệp và liên đoàn bảo hiểm nông nghiệp.
- Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật nông nghiệp phục vụ nông trại gia đình, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý cho các chủ trang trại.
- Đại diện cho các nông trại tham gia ý kiến với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản, đến giá cả vật tư nông sản, đến quyền lợi của nông dân.
HTX nông nghiệp tổng hợp và chuyên ngành ở Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: cấp cơ sở (làng, xã), cấp tỉnh, cấp trung ương.
* Cấp cơ sở: có HTX nông nghiệp cơ sở ở xã, thị trấn.
HTX nông nghiệp cơ sở là một tổ chức kinh tế hợp tác của các hộ nông dân trang trại gia đình tự tổ chức ra trên một địa bàn lãnh thổ, một địa điểm dân cư cụ thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ. Là tổ chức đầu mối có quan hệ trực tiếp với từng hộ nông dân trang trại gia đình là xã viên và mắt xích quan trọng nhất trong mạng lưới tổ chức HTX nông nghiệp trong cả nước, trong đó HTX cơ sở có mối quan hệ trực tiếp với liên hiệp HTX cấp tỉnh. Nhiệm vụ của HTX cơ sở là hoạt động kinh doanh phục vụ các nông trại gia đình xã viên, hỗ trợ nông trại gia đình giải quyết những vấn đề đầu vào (cung cấp vốn, vật tư...) và đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) của sản xuất.
* Cấp tỉnh: có liên hiệp HTX nông nghiệp cấp tỉnh, thành phố.
Đây là tổ chức trung gian có mối quan hệ trực tiếp với các HTX cơ sở làng xã và quan hệ với liên hiệp HTX toàn quốc, có chức năng hỗ trợ và quản lý các HTX nông nghiệp cơ sở. Nhiệm vụ của liên hiệp HTX nông nghiệp cấp tỉnh, thành phố là tổ chức điều phối các hoạt động kinh doanh giúp các HTX cơ sở, dịch vụ hướng dẫn việc tổ chức quản lý hoạt động của HTX nông nghiệp cơ sở, đại diện cho các HTX nông nghiệp trong tỉnh quan hệ với chính quyền địa phương.
* Cấp trung ương:
Có liên hiệp HTX nông nghiệp quốc gia làm chức năng quản lý chỉ đạo phối hợp các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, mua bán, xuất nhập khẩu nông sản trong phạm vi cả nước, làm nhiệm vụ đại diện cho HTX nông nghiệp cơ sở và liên đoàn HTX nông nghiệp cấp tỉnh trong cả nước.
4. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Thái Lan.
HTX là một hình thức khá phát triển ở Thái Lan. HTX ra đời đầu tiên cách đây hơn 85 năm, đó là HTX hữu hạn Watchan thành lập ngày 26/2/1916 với 16 thành viên. Mục đích hoạt động của các HTX này là nhằm giúp đỡ hộ nông dân trang trải những món nợ đối với bọn cho vay nặng lãi và bảo quyền canh tác trên mảnh đất cho thuê. Với sự giúp đỡ của Nhà nước 2 năm sau đó có hơn 60 HTX nông nghiệp được thành lập, đến đầu những năm 1990 có 3009 HTX với 3,196 triệu hộ xã viên và đến năm 1993 số HTX đã tăng đến 3435 HTX và số hộ xã viên là 5,19 triệu hộ xã viên. Ngày nay, cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, ở Thái Lan các tổ chức HTX đã phát triển sâu rộng trong cả nước và ngày càng vững mạnh. Hiện tại, Thái Lan có 6 loại HTX đó là: HTX nông nghiệp, HTX khai khẩn đất đai, HTX ngư nghiệp, HTX tín dụng và tiết kiệm, HTX tiêu dùng, HTX dịch vụ. Trong đó, HTX nông nghiệp có 1797 HTX chiếm 52,1% trong chiếm vai trò quan trọng nhất và chủ đạo trong phong trào HTX ở Thái Lan. Hiện nay, HTX nông nghiệp đa ngành có chức năng làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân xã viên, trong đó kinh doanh thóc gạo lớn nhất của HTX nông nghiệp. Hệ thống HTX nông nghiệp ở Thái Lan được phân thành ba cấp bao gồm: HTX cơ sở (xã, huyện), liên hiệp HTX tỉnh và liên đoàn HTX quốc gia.
HTX nông nghiệp cơ sở là loại hình HTX đa ngành có qui mô bình quân 800 hộ nông dân xã viên, trên địa bàn huyện được chia thành nhóm theo làng xã. Theo luật HTX, Đại hội xã viên hợp tác xã cơ sở là cơ quan có quyền lực cao nhất họp và bầu ra ban chủ nhiệm HTX, ban này chỉ định một chủ nhiệm HTX và bộ máy bao gồm các ban thư ký, ban kinh doanh, ban tài chính, kế toán để điều hành hoạt động của HTX.
Với chức năng hỗ trợ các hoạt động của HTX cơ sở, liên hiệp HTX nông nghiệp cấp tỉnh được thành lập từ ba HTX nông nghiệp cơ sở trở lên, chủ yếu phục vụ công việc chế biến lúa gạo.
Các liên hiệp HTX nông nghiệp cấp tỉnh tổ chức ra liên đoàn HTX nông nghiệp cấp quốc gia. Chức năng chủ yếu của liên đoàn HTX nông nghiệp cấp quốc gia là hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của các HTX cơ sở bao gồm từ khâu xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật, xuất nhập khẩu nông sản, chế biến, bảo quản nông sản.
HTX nông nghiệp ở Thái Lan được hình thành do nông dân cá thể tự nguyện liên kết với nhau và hoạt động của nó rất đa dạng bao gồm những lĩnh vực sau:
- Cho xã viên vay tín dụng
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của xã viên
- Thu mua nông sản cho xã viên để kinh doanh
- Cung ứng vật tư máy móc nông nghiệp, hạt giống cho xã viên.
Ngoài ra ở Thái Lan có các hình thức HTX khác như: HTX tiêu dùng, HTX tín dụng, HTX dịch vụ cũng khá phát triển mạnh mẽ. Mục đích hoạt động chủ yếu của các loại HTX này là kinh doanh có lãi, giúp đỡ xã viên trong điều kiện khó khăn và đáp ứng mọi dịch vụ mà xã viên yêu cầu.
Tất cả các loại HTX ở Thái Lan đều nằm trong, là thành viên của hiệp hội các HTX ở Thái Lan. Đây là cơ quan đứng đầu của toàn bộ phong trào HTX ở Thái Lan. Nhiệm vụ chính của các hiệp hội các HTX ở Thái Lan là thúc đẩy và phát triển các hoạt động chung của các tổ chức, các thành viên, giữ vai trò cầu nối giữa phong trào HTX với Nhà nước, giữa các liên hiệp HTX trong hiệp hội với nhau, thực hiện các mối quan hệ quốc tế của hiệp hội với liên minh HTX quốc tế và các tổ chức nước ngoài khác.
5. Một số nhận xét và bài học rút ra từ HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới.
- Các HTX nông nghiệp chỉ thực hiện chức năng chủ yếu của mình là làm dịch vụ cho sản xuất của các hộ gia đình tạo điều kiện cho các hộ gia đình nông dân sản xuất tốt nhất.
- Mục đích chủ yếu của HTX là phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình xã viên chứ không phải kinh doanh kiếm lãi thuần tuý.
- Tính tự nguyện trong HTX nông nghiệp là rất cao. Người nông dân hoàn toàn tự nguyện khi quyết định gia nhập hoặc xin ra HTX nông nghiệp.
- Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác từ hợp tác đơn giản trong khâu chuyên ngành đến những HTX đa chức năng (HTX dịch vụ, kinh doanh tổng hợp).
- Một xã viên có thể tham gia nhiều HTX.
- Có sự phân biệt giữa người xã viên và người lao động trong HTX nông nghiệp. Xã viên là người góp cổ phần vào HTX nông nghiệp để hưởng dịch vụ của HTX nông nghiệp, còn lao động trong HTX nông nghiệp kể cả lao động làm công tác quản lý trong HTX nông nghiệp do ban quản trị HTX nông nghiệp căn cứ vào đòi hỏi từng dịch vụ để bố trí phân công lao động vào những công việc phù hợp và có hiệu quả nhất.
- HTX nông nghiệp là loại hình tổ chức có tác dụng và lôi kéo đại đa số các hộ nông dân ở nông thôn nhưng trước hết là đối với nông dân nghèo. Vì thế ở một số nơi có một ít hộ nông dân giàu tách khỏi HTX nông nghiệp để đứng ra sản xuất, kinh doanh riêng.
- Để tổ chức HTX nông nghiệp thành công, thực sự phát huy hiệu quả đích thực của mình, có một số nhân tố quan trọng sau đây:
+ Vai trò chỉ đạo, hỗ trợ của Nhà nước.
+ Phải nâng cao nhận thức và hiểu biết của mọi người về HTX nông nghiệp.
+ Tăng hiệu quả và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX.
+ Thực hiện chế độ tài chính công khai, tăng cường công tác kiểm toán, tạo niềm tin và đoàn kết trong xã viên, tạo thành động lực và sức sống trong HTX.
Với những kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số nước, chúng ta có thể vận dụng từng bước một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của nước ta, phù hợp với điều kiện ở các địa phương.
Chương II
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây
I. Những đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh hà tây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp.
1. Điều kiện tự nhiên.
a- Vị trí địa lý:
Hà Tây là tỉnh đồng bằng sông Hồng nằm sát Hà nội về phía Tây nam với 4 cửa ngõ vào Thủ đô qua các quốc lộ 1,2,3,6 và đường cao tốc Láng-Hoà Lạc.Tỉnh Hà Tây gồm 14 huyện, thị xã ; trong đó có hai thị xã là Hà Đông và Sơn Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ,Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình; phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Với vị trí địa lý trên đây, tỉnh Hà Tây có điều kiện mở rộng giao lưu, quan hệ thị trường trong và ngoài nước.Nhất là có vị trí kề cận với Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị-kinh tế-văn hoá của cả nước, tạo điều kiện tốt để tiếp thu tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ và là nơi thu hút lao động của tỉnh.
b- Khí hậu:
Hà Tây nằm trong nền khí hậu chung của vùng đồng bằng Bắc bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và có mùa đông lạnh. Với đặc điểm địa mạo Hà tây được chia làm 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng đồng bằng: Có độ cao trung bình 5-7m,chịu ảnh hưởng của gió biển,khí hậu nóng ẩm,nhiệt độ trung bình năm 23.8 0C, lượng mưa trung bình năm 1700-1800mm.
+Vùng gò đồi: Độ cao trung bình 15-50m,khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 23,50C, lượng mưa trung bình 2300-2400mm.
với đặc điểm như vậy cho phép Hà Tây phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
c. Đất đai:
Diện tích đất đai toàn tỉnh 219161 ha, trong đó đất nông nghiệp 123399 ha (chiếm 56.3% diện tích đất tự nhiên). Hà Tây có rất nhiều loại đất:
+ Vùng đồng bằng có các loại đất như : Đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa không được bồi (P), đất phù sa Gley (Pg), đất phù sa có tầng loang lở đỏ vàng (Ps), đất phù sa úng nước (Pj), đất lầy thụt (J) và đất than bùn (T).
+ Vùng đồi núi có các loại đất như : Đất nâu vàng phát triển từ đất phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng phát triển từ đá phiến sét (Fs), đất nâu đỏ và đất màu đỏ vàng từ đá Macma bazơ... Với quỹ đất và tình hình đất đai như trên, Hà Tây đã sử dụng như sau:
Biểu 1:Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Hà Tây
Hạng mục
1998
1999
2000
2001
Ha
%
Ha
%
Ha
%
Ha
%
Tổng diện tích
219296
100
219296
100
219160
100
219161
100
1.Đất nông nghiệp
117216
53.45
117135
53.42
118139
53.9
123399
56.3
2.Đất nuôi thuỷ sản
5268
2.4
5145
2.35
5260
2.4
5270
2.4
3.Đất lâm nghiệp
15332
6.99
15206
6.93
16689
7.61
16692
7.62
4.Đất chuyên dùng
39404
17.97
39849
18.17
39489
18.02
39573
18.06
5.Đất ở
12774
5.83
12855
5.86
12584
5.74
12601
5.75
6.Đất chưa sử dụng
29302
13.36
29106
13.27
26999
12.33
21626
9.87
Nguồn: Sở Địa chính Hà Tây.
Qua biểu trên ta thấy, tổng diện tích tự nhiên giảm đi 135 ha do quy hoạch nên tỉnh Hà Tây phải chuyển cho địa phương khác.Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng tăng lên đáng kể, từ 117216 ha năm 1998 đến 123399 ha năm 2001 tăng 6183 ha (5.27%), đồng thời đất chưa sử dụng giảm 7676 ha (26.19%), các loại đất khác tăng giảm không đáng kể.
2. Cơ sở hạ tầng:
a- Giao thông vận tải: Hà Tây có các mạng đường sau:
+ Mạng đường sắt: Đường sắt do trung ương quản lý qua địa phận tỉnh 42.5 km với 4 ga là Thường Tín, Chợ Tía, Đỗ Xá và Phú Xuyên vừa là ga hàng hoá vừa là ga hành khách.
Tuyến vành đai Thủ đô qua cầu Thăng Long khổ đường 1 m qua địa phận tỉnh 13 km có ga Bala ở phía Tây Thị xã Hà Đông.
Tuyến Hà nội-TP Hồ Chí Minh khổ đường 1 m qua địa phận tỉnh 29.5 km.
+ Mạng đường sông: Tổng chiều dài đường sông khai thác vận tải được trên địa bàn tỉnh là 199 km,trong đó:
Sông Đà từ Sơn La, Lai Châu qua vùng hồ Hoà Bình đến ngã ba sông Hồng dài 93.8 km qua địa phận tỉnh phía hữu ngạn 32 km.
Sông Hồng từ Lào Cai,Yên Bái qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc dài 114 km qua địa phận tỉnh phía hữu ngạn 127 km.
Sông Đáy do địa phương quản lý dài, trên sông có công trình đại thuỷ nông đập Đáy nằm ở ngã ba sông Đáy-sông Hồng.
Ngoài ra, Hà Tây còn có các tuyến sông nội tỉnh như sông Tích, sông Nhuệ, sông Bùi chủ yếu phục vụ đắc lực cho tưới tiêu đồng ruộng.
+ Mạng giao thông đường bộ: Đến nay,mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh đã phủ đều trên khắp toàn lãnh thổ. Hiện nay, tổng chiều dài là 4503.4 km, trong đó: Đường quốc lộ do trung ương quản lý dài 194.4 km, đường tỉnh lộ (24 tuyến) dài 274.6 km, đường huyện 501 km, đường đô thị là 25.1 km, đường liên xã 302 km và đương liên thôn 3206.3 km. Tuy nhiên, đường giao thông tỉnh Hà Tây (nhất là đường thôn xóm) có chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế cho xe có trọng tải thấp, mặt đường chỉ rộng từ 3.5-5.5 m, cấu kết mặt đường hầu hết đều không có móng (chỉ có lớp đá 8-12 cm), lớp mặt láng nhựa, đổ bê tông, đá dăm hoặc để nguyên đất.Các đường liên thôn, liên xã nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một làn xe chạy và vào mùa mưa thường lầy lội, khó đi.
b- Công trình thuỷ lợi:
Hiện nay,toàn tỉnh có 7 công trình đại thuỷ nông: Suối Hai, Đồng Mô, Phù Sa, Đan Xoài, La Khê, Hồng Vân, sông Nhuệ và 2 vùng độc lập là Chương Mỹ và Mỹ Đức.
Toàn tỉnh có 12 hồ đập chứa nước có dung tích từ 1-62 triệu m3, 4 cống lấy nước trực tiếp từ sông Hồng về vụ mùa, 529 trạm bơm điện tưới tiêu nước với 2333 máy các loại.
+ Kênh mương: Tổng hệ thống kênh nước dài 5548 km, trong đó: Kênh chính dài 699 km, kênh cấp 2 dài 1374 km, nội đồng dài 3475 km.
+ Diện tích tưới tiêu hàng năm (diện tích gieo trồng):
Tưới 218000 ha/năm,trong đó:Vụ xuân 85000 ha, vụ mùa 83000 ha và vụ đông 50000 ha.
Diện tích được tưới (diện tích canh tác) là 86070 ha.Trong đó: Tưới bằng hồ, đập là 29200 ha, tưới bằng bơm điện là 55270 ha, tưới bằng tiểu thuỷ nông là 1600 ha.
3. Dân số và lao động:
+ Dân số tỉnh Hà Tây tính đến 31/12/2001 là 2448482 người.Trong đó: ở nông thôn là 2254506 người, chiếm 92%. Trên địa bàn tỉnh có 9 xã đồng bào dân tộc với dân số khoảng 30000 người chủ yếu là người Mường, Giao và bình quân cứ 4 người thì có 1 người đi học ở cấp phổ thông.
+ Lao động trong độ tuổi có khoảng 1277300 người.Trong đó: 70% là lao động trong nông nghiệp. Hàng năm tăng thêm từ 3.3-3.7 vạn lao động vào độ tuổi lao động,vì vậy phải giải quyết vấn đề việc làm hàng năm cho khoảng 2-2.4 vạn lao động mới.
+ Theo kết quả điều tra của Sở Lao động-Thương binh-xã hội tỉnh thì đến tháng 12/2000, số hộ có thu nhập từ 10 triệu đồng/năm trở lên chiếm khoảng 62%, số hộ có thu nhập trên 30 triệu đồng/năm chiếm khoảng 10-15% và có khoảng 20 - 25% số hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng .Toàn tỉnh chỉ còn khoảng 2500 hộ đói nghèo, chiếm khoảng 5.4% tổng số hộ dân cư trong toàn tỉnh.
+Hiện nay, tổng số lao động làm nông nghiệp là 894110 người nhưng chất lượng lao động còn hạn chế. Nếu chia tổng số lao động theo trình độ văn hoá thì có: 17882 người chưa biết chữ (chiếm 2%), 135904 người chưa tốt nghiệp cấp I (chiếm 15.2%), 270915 người đã tốt nghiệp cấp I (chiếm 30.3%),314726 người đã tốt nghiệp cấp II (chiếm 35.2%), số còn lại đã tốt nghiệp cấp III là 154683 người (chiếm 17.3%). Nếu chia tổng số lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì: Số người chưa đào tạo chuyên môn,kỹ thuật là 815428 người (chiếm 91.2%), 8941 người đã qua đào tạo sơ cấp (chiếm 1%), số người đã qua trung học chuyên nghiệp là 50069 người (chiếm 5.6%), số còn lại 19672 người ( chiếm 2.2%) đã qua đào tạo từ Cao đẳng trở lên. Như vậy, tỷ lệ lao động của tỉnh đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật còn thấp ( dưới 10% trong tổng số lao động). Trong những năm tới vấn đề đào tạo chất lượng lao động cần được tỉnh quan tâm hơn nữa.
4. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây:
+ Tổng giá trị sản phẩm: Trong thời gian vừa qua,với cơ chế quản lý thích hợp, kinh tế của tỉnh Hà Tây đã có những bước phát triển đáng kể.Tốc độ phát triển kinh tế (Tính theo giá trị so sánh) tăng bình quân 7.65%/năm trong giai đoạn 1995-2001.
Biểu 2: GTSX và GTSX bình quân đầu người tỉnh Hà Tây.
Năm
Giá trị thực tế
(tỷ đồng)
Giá trị so sánh
(tỷ đồng)
GTSX /người/năm
(giá hiện hành:1000đ)
1995
4664.5
3837.5
1835
1996
4977.2
4132.6
2036
1997
5301.9
4457.9
2237
1998
6095.7
4778.4
2548
1999
6755.0
5098.6
2805
2000
7235.9
5461.2
3012
2001
7807.5
5892.6
3118
Nguồn:Cục Thống kê Hà Tây.
Năm 2001,tổng giá trị sản xuất (GTSX) tăng so với năm 2000 là 7.9%. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10.5%, ngành dịch vụ tăng 8.7%, ngành nông nghiệp tăng 4.6%. Những năm qua, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 25.5% năm 1995 lên 30.1% năm 2001, dịch vụ tăng từ 25.5% năm 1995 lên 27.8% năm 2001.Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 42% năm 2001 (năm 1995 là 49%). Nhìn chung kinh tế của tỉnh Hà Tây chủ yếu vẫn là nông nghiệp.
Biểu 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu ngành nông nghiệp.
(Giá so sánh năm 1994, đơn vị:tỷ đồng).
Hạng mục
1998
1999
2000
2001
Toàn ngành
2995.30
3241.70
3369.80
3524.80
1.Nông nghiệp
2861.80
3102.00
3226.10
3364.50
%cơ cấu
95.54
95.69
95.74
95.45
a-Trồng trọt
1982.40
2106.30
2168.30
2207.20
% cơ cấu trong NN
69.3
67.9
67.2
65.6
b-Chăn nuôi
879.4
995.7
1007.8
1157.30
% cơ cấu trong NN
30.7
32.1
32.8
34.4
2.Lâm nghiệp
38.60
38.10
38.10
39.20
% cơ cấu
1.29
1.16
1.13
1.11
3.Thuỷ sản
94.90
101.60
105.60
121.10
% cơ cấu
3.17
3.15
3.13
3.44
Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây.
Qua biểu trên ta thấy rằng, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, từ năm 1998 – 2001 tăng 529.5 tỷ đồng ( tăng 17.7%). So với toàn ngành, qua các năm ngành nông nghiệp và thuỷ sản tăng lên cả giá trị và tỷ trọng, riêng ngành lâm nghiệp thì lại giảm đi ( từ năm 1998 – 2001 giảm 0.6 tỷ đồng. Đối với ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi, nếu như năm 1998, tỷ trọng ngành trồng trọt là 69.3%, ngành chăn nuôi là 30.7% thì năm 2001 tỷ lệ này tương ứng là 65.6% và 34.4%.
5. Đánh giá chung
- Về thuận lợi
+ Hà Tây có những thuận lợi về thời tiết,khí hậu,đất đai và các nguồn lực để thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm. Phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.Để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá thì ngoài những thuận lợi đã nêu ở trên, việc hỗ trợ các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp là quan trọng ở cả trước,trong và sau quá trình sản xuất nông nghiệp, nên đòi hỏi chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp phải được nâng cao.
+ Qua một thời gian dài đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, Hà Tây đã có một cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và vững chắc, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn. Nó sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, kiến thức khoa học-kỹ thuật...sẽ tác động tới hộ nông dân và lúc đó họ sẽ yên tâm đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Lúc này, yêu cầu đặt ra cho HTX nông nghiệp là phải mở rộng các khâu dịch vụ, phục vụ kinh tế hộ xã viên với chất lượng tốt, giá phí hợp lý.
+ Những năm qua, kinh tế Hà Tây đã có bước tăng trưởng khá,đời sống nhân dân được cải thiện. Đặc biệt đối với người nông dân đã phần nào yên tâm và tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nói chung, sự chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp và cung ứng dịch vụ ở HTX nông nghiệp nói riêng.Từ đó, đội ngũ cán bộ của HTX nông nghiệp không ngừng phải được nâng cao trình độ, kiến thức, phẩm chất để xứng đáng với niềm tin của hộ xã viên, để HTX nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát triển.
- Bên cạnh những thuận lợi, tích cực đã nêu ở trên, Hà Tây cũng gặp khó khăn cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
+ Sự tác động của điều kiện tự nhiên như: mưa, gió, khô hạn kéo dài gây sâu bệnh làm hạn chế năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. ảnh hưởng đến thu nhập xã viên, kéo theo nguồn thu của HTX nông nghiệp không đảm bảo.
+ Nhìn chung, Hà Tây là tỉnh nghèo,kinh tế hộ nông dân chủ yếu là thuần nông- ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn và góp vốn cổ phần của HTX nông nghiệp. Do đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
II. thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
1. Tình hình chuyển đổi HTX nông nghiệp sau khi có luật HTX:
Sau khi luật HTX được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997,các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã chuyển đổi để hoạt động theo luật HTX.Trên thực tế, tình hình chuyển đổi diễn ra cũng rất phức tạp và khó khăn.Tính đến ngày 31/12/2001,toàn tỉnh có 515 HTX, đã chuyển đổi được 511 HTX, còn 4 HTX chưa chuyển đổi được do còn những vướng mắc về kinh tế nội bộ chưa giải quyết được dứt điểm. Trong năm 2000 có 1 HTX được thành lập mới ở Thạch Hoà-Thạch Thất ( thành lập ngày 20/12/2000).
Các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD). đây là thủ tục pháp lý bắt buộc để các HTX nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đúng luật.Đến hết năm 2001, có 498 HTX (chiếm 97.46% số HTX đã chuyển đổi) được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
Biểu 4 :Tình hình chuyển đổi HTX nông nghiệp theo luật:
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1.Tổng số HTX NN
514
514
515
515
2.Số HTX đã chuyển đổi
490
495
505
511
% so với tổng số HTX
95.33
96.3
98.06
99.22
3. Số đã được cấp ĐKKD
400
429
451
498
% so với số đã chuyển đổi
81.63
86.67
89.31
97.46
4.Số HTX đã đổi lại dấu
132
158
205
254
% so với số đã chuyển đổi
26.93
31.92
40.59
49.71
5.SốHTX chưa chuyển đổi
24
19
10
4
Nguồn:Phòng Chính sách-Sở NN&PTNT Hà Tây.
Tuy nhiên, việc đổi dấu mới của HTX tiến hành rất chậm nên ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giao dịch kinh doanh dịch vụ của HTX với các tổ chức, cá nhân khác. Năm 2001 chỉ có 254 HTX (chiếm 49.71% số HTX đã chuyển đổi) đã đổi lại dấu mới. Nguyên nhân của hiện tượng trên đây là do : Ban quản trị chưa quan tâm tới việc đổi dấu mới, chưa nhận thức đúng và chưa thấy hết hậu quả xấu gây ra (đối với tư cách pháp nhân của HTX) trong quá trình kinh doanh dịch vụ được thể hiện trên con dấu của HTX; cơ quan quản lý cấp huyện không đôn đốc nhắc nhở và quan tâm tới công việc này đối với HTX.
2. Nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp:
a-Tình hình thực hiện các khâu dịch vụ:
Sau khi chuyển đổi và hoạt động theo luật HTX, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ cho hộ xã viên.Số liệu qua các năm (biểu 5) nhìn chung cho thấy rằng , tất cả các khâu dịch vụ do các HTX thực hiện đều tăng lên đáng kể. Qua các năm, dịch vụ thuỷ nông được các HTX chú trọng nhất (bình quân mỗi năm 473 HTX ), tiếp đến là dịch vụ bảo vệ thực vật (BVTV (bình quân mỗi năm 362 HTX ), sau đó là dịch vụ điện (bình quân mỗi năm 316 HTX ), dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn ít HXT tổ chức, năm 2001 chỉ có 27 HTX tổ chức khâu dịch vụ này và tăng so với năm 1998 là 12 HTX ( tăng 80% ). Trong những năm tới, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cần được các HTX đẩy mạnh phát triển . Bởi vì, nó ảnh hưởng nhiều tới giá trị nông sản của hộ xã viên trong HTX. Đặc biệt, đối với dịch vụ giống tăng liên tục qua các năm và tăng 287 HTX, từ 25 HTX năm 1998 nên 312 HTX năm 2001.
Biểu 5: Các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp:
Tiêu
Thức
1998
1999
2000
2001
Số lượng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số lượng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số lượng HTX
Tỷ lệ
(%)
Số lượng HTX
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng HTX
chuyển đổi
490
495
505
511
2.Các khâu DV
+ DV thuỷ nông
470
96
470
94.9
471
93.3
484
94.7
+ DV BVTV
314
64.1
380
76.8
381
75.4
373
73
+ DV vật tư
157
32
392
79.2
377
74.7
316
61.8
+ DV điện
304
62
313
63.2
313
62
336
65.8
+ DV giống
25
5.1
34
6.9
50
9.9
312
61.1
+ DV làm đất
147
30
159
32.1
161
32
154
30.1
+ DV thú y
39
8
86
17.4
86
17
97
19
+DV khuyến nông
294
60
353
71.3
359
71
369
72.2
+ DV tiêu thụ SP
15
3
17
3.4
19
3.8
27
5.3
+KD DV khác
5
1.02
10
2
8
1.6
12
2.3
Nguồn: Phòng Chính sách-Sở NN&PTNT Hà Tây.
Mặc dù các HTX đã tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ kinh tế hộ xã viên nhưng chủ yếu là dịch vụ đầu vào còn dịch vụ trong và sau quá trình sản xuất còn ít.Trên thực tế, số HTX làm tốt các khâu dịch vụ đã tổ chức chưa nhiều (chiếm 60%), quy mô, số lượng các khâu dịch vụ mỗi HTX đảm nhiệm còn nhỏ bé và ít.
Biểu 6: Số khâu dịch vụ HTX đảm nhiệm:
Tiêu thức
1998
1999
2000
2001
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng HTX chuyển đổi
490
100
495
100
505
100
511
100
+ 5 khâu dịch vụ trở lên
123
25.2
147
29.7
142
28.2
150
29.5
+ 4 khâu dịch vụ
139
28.3
148
29.9
147
29.1
154
30.1
+ 3 khâu dịch vụ
99
20.2
117
23.6
123
24.3
117
22.8
+ 1-2 khâu dịch vụ
126
25.7
83
16.8
93
18.4
90
17.6
+ Không đảm nhận DV
3
0.6
0
0
0
Nguồn: Phòng Chính sách-Sở NN&PTNT Hà Tây.
Qua biểu 6 ta nhận thấy, qua các năm số HTX thực hiện 4 khâu dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất (bình quân mỗi năm 147 HTX) , sau đó là số HTX thực hiện 5 khâu dịch vụ trở lên (bình quân mỗi năm 140 HTX), ít nhất là số HTX không đảm nhận dịch vụ và chỉ duy nhất năm 1998 có 3 HTX là không thực hiện dịch vụ . Số HTX thực hiện 5 khâu dịch vụ trở lên tăng, từ năm 1998 đến năm 2001 tăng từ 25.2% lên 29.5%. Số HTX thực hiện 1-2 khâu dịch vụ còn nhiều (năm 2001 còn 90 HTX)và số HTX này có xu hướng giảm xuống, giảm từ 25.7% năm 1998 xuống còn 17.6 năm 2001. Nhìn chung, các HTX rất muốn mở rộng các khâu dịch vụ phục vụ xã viên nhưng hầu hết là tổ chức dịch vụ đầu vào, HTX bị xã viên chiếm dụng vốn dẫn đến mất vốn hoạt động hoặc đã tổ chức dịch vụ nhưng không cạnh tranh được với các tổ chức kinh tế khác nên đã tự thu hẹp hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nhiều HTX còn có quan điểm là: Tổ chức số khâu dịch vụ ít nhưng kinh doanh có lãi, thu hồi được vốn thì tốt hơn là tổ chức nhiều mà cho kết quả ngược lại.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng các HTX kinh doanh dịch vụ vào những khâu, lĩnh vực mà hộ xã viên thực sự cần, nếu một mình họ làm thì sẽ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Do đó, kinh doanh dịch vụ gì, như thế nào để cho hiệu quả còn là vấn đề khó khăn cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp.
So với trước chuyển đổi theo Luật HTX, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Các khâu dịch vụ do các HTX thực hiện vào năm 2001, số HTX làm ăn có lãi chiếm khoảng 70% tổng số HTX, còn lại 30% số HTX là lỗ. ở nhiều HTX số lãi thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ tính trên sổ sách kế toán, còn trên thực tế số tiền lãi này không thu được và nằm trong hộ xã viên vì họ nợ đọng sản phẩm của HTX
Biểu 7: Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ HTX nông nghiệp năm 2001.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Số HTX
Tổng
Doanh thu
Tổng
Chi phí
Tổng
Lãi
Tổng
Lỗ
Kết quả
1.Dịch vụ khuyến nông
369
10432.2
10003.5
932.5
503.8
+428.7
2.Dịch vụ giống
312
28725.3
26567.3
3245.3
1087.3
+2158
3.Dịch vụ thuỷ nông
484
27321.0
24948.7
3076.1
703.8
+2372.3
4.Dịch vụ làm đất
154
21604
18041.6
4285.9
723.5
+3562.4
5.Dịch vụ điện
336
36737.2
32138.6
5095.2
496.6
+4598.6
6.Dịch vụ BVTV
373
10234.9
9500.9
837.5
103.5
+734
7.Dịch vụ thú y
97
8731.9
9336.9
576.4
1181.4
-605
8.Dịch vụ vật tư NN
316
30237.8
29677.7
2053.8
1493.7
+560.1
9.Dịch vụ tiêu thụ SP
27
5356.4
5031.1
598.3
273.0
+325.3
10.Dịch vụ khác
12
1839.7
1290.8
622.7
73.8
+548.9
Tổng cộng
181220.4
166537.1
21323.7
6640.4
14683.3
Nguồn: Phòng Chính sách-Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây.
Ghi chú: Kết quả = Tổng Lãi – Tổng Lỗ.
Nhìn chung, toàn tỉnh, các HTX thực hiện kinh doanh dịch vụ có lãi. Nhưng tỷ suất lợi nhuận (Lãi) so với tổng doanh thu còn nhỏ (chỉ chiếm 8.06%). Năm 2001, dịch vụ điện các HTX thực hiện lãi nhiều nhất ( chiếm 31.3% so với tổng lãi ), tiếp đến là dịch vụ làm đất ( chiếm 24.3%), sau đó là dịch vụ thuỷ nông (chiếm 12.6%), dịch vụ lãi ít nhất là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm ( chiếm 2.2% so với tổng số lãi). Đặc biệt, dịch vụ thú y các HTX thực hiện đều lỗ ( chiếm 78% tổng số HTX thực hiện ). Tính chung các HTX thì tổng lỗ là 605 triệu đồng vào năm 2001. Nguyên nhân là do các HTX thực hiện thu phí dịch vụ cố định theo đầu sào hộ xã viên nhưng trong năm lại phát sinh rất nhiều dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi do vậy mà thu không bù đắp được chi phí.
Mặc dù có được kết quả như trên của các HTX nhưng nếu tính các chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí, lãi, lỗ cho từng dịch vụ, cho tổng số các dịch vụ đối với 1 HTX có thực hiện dịch vụ ( tính bình quân ) về giá trị còn nhỏ bé.
Biểu 8: Kết quả kinh doanh dịch vụ bình quân một HTX nông nghiệp năm 2001
(Đơn vị : triệu đồng )
Chỉ tiêu
Doanh Thu BQ
Chi phí BQ
Lãi BQ
Lỗ
BQ
Kết quả BQ
DV khuyến nông
28.3
27.1
2.56
1.36
+1.2
DV giống
92.1
85.2
10.4
3.5
+6.9
DV thuỷ nông
56.5
51.5
6.4
1.4
+5
DV làm đất
140.3
117.2
27.8
4.7
+23.1
DV điện
109.3
95.7
15.1
1.5
+13.6
DV BVTV
27.5
25.5
2.3
0.3
+2.0
DV thú y
90
96.3
5.9
12.2
-6.3
DV Vật tư NN
95.7
93.9
6.5
4.7
+1.8
DV tiêu thụ SP
198.4
186.3
22.2
10.1
+12.1
DV khác
153.1
107.6
51.9
6.4
+45.5
Tổng cộng
991.2
886.3
151.06
46.16
+104.9
Kết quả hoạt động kinh doanh qua một số mô hình trên địa bàn tỉnh Hà Tây:
(1)Mô hình HTX nông nghiệp An Mỹ ở huyện Mỹ Đức.
@ Đặc điểm, tình hình chung:
An Mỹ là HTX nông nghiệp có quy mô toàn xã thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.Với diện tích 356 ha, dân số 6512 nhân khẩu, đất canh tác bình quân 546 m2/ khẩu.Tổng vốn quỹ 1158 triệu đồng,bình quân 0.95 triệu đồng/hộ, trong đó giá trị TSCĐ 719 triệu, vốn lưu động 448 triệu với 288 triệu tham gia hoạt động và 160 triệu là nợ đọng sản phẩm.
Tháng 3/1998,HTX đã Đại hội chuyển đổi theo luật HTX.Số xã viên tham gia HTX là 3277 xã viên, đạt 98.1% số xã viên trong độ tuổi của HTX cũ.
Vốn điều lệ của HTX được tính từ vốn quỹ của HTX cũ chuyển sang cho mỗi xã viên là 50 000 đồng.Huy động vốn cổ phần trách nhiệm của bộ máy quản lý và các tổ dịch vụ là 72 cổ phần trách nhiệm = 26.6 triệu đồng trong đó chủ nhiệm 5 cổ phần = ._.en với cơ chế cạnh tranh của thị trường, chưa quen với chức năng kinh doanh dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình xã viên. Trong khi đó các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân lại rất năng động với cơ chế thị trường, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX nông nghiệp và cán bộ chuyên môn đang là nhu cầu cấp bách cho các địa phương nói chung và của Hà Tây nói riêng. Trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX phải xác định, nội dung, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo và đào tạo cho đối tượng nào với nội dung gì, cụ thể:
- Chủ nhiệm HTX, đào tạo cơ bản những kiến thức về nền kinh tế thị trường, tổ chức quản lý và kiến thức Maketing. Tỉnh cần phải có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ đương chức và cán bộ kế cận.
Cán bộ quản lý phụ trách từng khâu công việc, dịch vụ, chương trình đào tạo bồi dưỡng phải đi sâu vào kiến thức và kỹ năng phải đi sâu vào từng hoạt động dịch vụ cụ thể.
Kế toán trưởng, cán bộ kế hoạch dự án, kỹ thuật cần được đào tạo theo chương trình chuyên môn và bồi dưỡng theo chuyên ngành.
Trưởng kiểm soát phải được đào tạo cả về tư tưởng, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ cụ thể và công tác tài chính ở HTX.
Kế hoạch đến năm 2004, tỉnh phải quy hoạch công tác cán bộ, giành kinh phí đầu tư cho bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX dưới sự chủ trì tổ chức của Sở NN&PTNT. Trước mắt, năm 2002 tỉnh phải tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX như: Chủ nhiệm, trưởng kiểm soát và kế toán trưởng với hình thức đào tạo cán bộ tại chức tại chỗ. Về kinh phí đào tạo thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có nghĩa là tỉnh đầu tư, hỗ trợ 50% tổng mức kinh phí còn HTX chi bằng quỹ đầu tư phát triển của HTX là 50%. Có như vậy thì công việc đào tạo cán bộ HTX mới thực hiện và đạt kết quả tốt.
2. Tăng cường công tác kế hoạch hoá.
Công tác kế hoạch ở HTX nông nghiệp là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ, là công cụ quan trọng giúp cho Ban Quản trị HTX chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp và thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ có cơ sở khoa học. Mặt khác, kế hoạch giúp cho HTX nông nghiệp tập trung khai thác mọi tiềm năng của mình để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh dịch vụ. Nhờ sự tính toán có kế hoạch mà HTX tránh được những rủi ro đồng thời chủ động ứng phó khi có sự biến đổi bất thường. Kế hoạch còn giúp cho các HTX có cơ sở khoa học, kiểm tra được những hoạt động của mình, tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và của các đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp đối phó thích hợp.
Khi xây dựng và thực hiện kế hoạch, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Phải phù hợp với nhu cầu của hộ xã viên và nhu cầu của thị trường.
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX phải tuân theo quy luật của thị trường, phải chịu sự chi phối của thị trường và phù hợp với nhu cầu của kinh tế hộ xã viên. Vì vậy, việc xây dựng các chỉ tiêu của kế hoạch cũng như các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đó phải dựa vào thị trường và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để làm được điều này cần phải phân tích thị trường, nghiên cứu và dự báo các quy luật thị trường. Trước hết đó là cung, cầu, giá cả sản phẩm dịch vụ trên thị trường.
- Đảm bảo tính khoa học của kế hoạch :
Kế hoạch của HTX phải đảm bảo tính khoa học, có nghĩa là nội dung, phương pháp và chỉ tiêu kế hoạch của HTX nông nghiệp phải phù hợp với yêu cầu và khả năng của điều kiện kinh tế- xã hội của HTX, phải đảm bảo được tính cân đối trong kế hoạch ( cân đối giữa các yếu tố, giữa các bộ phận, giữa các chỉ tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu biện pháp ).
Đảm bảo tính linh hoạt của kế hoạch.
Kế hoạch không phải cứng nhắc, bất di bất dịch mà nó phải luôn luôn linh hoạt mới ứng phó được những biến động, bất ngờ có thể xẩy ra trong quá trình kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, các tình huống bất ngờ càng nhiều hơn thì tính linh hoạt của kế hoạch càng cao. Tuy nhiên, nếu thiếu tính toán mà thay đổi thường xuyên thì kế hoạch không phải là kế hoạch nữa. Vì vậy, tính linh hoạt đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc cẩn thận và vận dụng trong từng trường hợp nhất định.
Đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ( kế hoạch được thực hiện ).
Kế hoạch là công cụ chủ yếu để quản lý các doanh nghiệp nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng, vì vậy kế hoạch trong HTX phải là một văn bản có tính khả thi và mức độ thực hiện cao. Do đó, phải tránh tình trạng hình thức trong việc xây dựng và lập kế hoạch ở HTX.
Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ ở HTX bao gồm các nội dung sau:
Xác định rõ nhiệm vụ của từng dịch vụ HTX phải làm đối với hộ xã viên:
HTX phải căn cứ vào nhu cầu của xã viên, khả năng của HTX và tình hình cụ thể của kinh tế xã hội ở từng địa phương để xác định loại dịch vụ và nội dung từng dịch vụ mà HTX phục vụ cho hộ xã viên. Nhiệm vụ của từng dịch vụ phải làm rõ: Ban Quản trị làm gì?, tổ dịch vụ làm gì?, tổ xã viên làm gì?, mức độ đảm nhận, thời gian cung cấp, thời gian hoàn thành, chất lượng dịch vụ ra sao;... Nhiệm vụ càng rõ, trách nhiệm của từng bên tham gia dịch vụ phải rõ ràng và xã viên mới có điều kiện kiểm tra mức độ hoàn thành của HTX, để đóng góp trả phí cho thoả đáng.
Xác định từng đơn giá dịch vụ:
Đơn giá dịch vụ chính là giá bán ( hoặc giá thu dịch vụ ) đối với hộ xã viên tính trong một đơn vị diện tích của một loại dịch vụ cụ thể như: Giá thu cho một ha tưới nước/năm, đơn giá làm đất cho 1 ha/ năm... Đơn giá dịch vụ không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội phức tạp. Vì vậy, HTX phải xem xét một cách thấu đáo trên nhiều phương diện, đảm bảo được lợi ích của HTX và của hộ xã viên.
+ Đơn giá dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Đơn giá dịch vụ phải thu hồi đủ chi phí dịch vụ HTX đã bỏ ra ( chi phí vật tư, công lao động, chi phí quản lý, khấu hao TSCĐ...).
Đơn giá dịch vụ phải đảm bảo cho HTX có một phần lãi để trích lập quỹ mở rộng năng lực dịch vụ, một phần kích thích xã viên mở rộng dịch vụ và một phần cho các xã viên đóng góp vốn vào HTX.
Đơn giá dịch vụ của HTX phải thấp hơn hoặc xấp xỉ giá của thị trường và được hộ xã viên chấp nhận.
+ Các căn cứ để xác định đơn giá dịch vụ:
Căn cứ vào nhiệm vụ của khâu dịch vụ mà HTX đảm nhận.
Căn cứ vào bình quân chi phí thực tế của HTX trong những năm gần đây nhằm loại bỏ các yếu tố cá biệt.
Chi phí bình quân dịch vụ A
=
Tổng chi phí các năm cho dịch vụ A
Số năm tổng hợp
Căn cứ vào giá cả trên thị trường.
Căn cứ vào các định mức kỹ thuật mà Nhà nước hướng dẫn.
+ Các yếu tố cấu thành giá dịch vụ gồm: chi phí trực tiếp ( nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, tiền công...), chi phí gián tiếp phân bổ cho từng dịch vụ ( khấu hao TSCĐ, chi quản lý ...), thuế nộp nhà nước (nếu có ), lãi định mức từ 0 – 25% doanh thu tuỳ theo các loại dịch vụ.
Như vậy, gía thu của hộ xã viên sử dụng dịch vụ của HTX gồm các chi phí kế hoạch + lãi định mức. Sau khi xây dựng xong đơn giá phải được trình Đại hội xã viên thảo luận và quyết định. HTX căn cứ vào mức giá Đại hội xã viên quyết định để tổ chức thu - chi nhằm đảm bảo tốt cung ứng dịch vụ cho hộ xã viên.
Tổ chức điều hành dịch vụ bao gồm:
Tổ chức các dịch vụ và điều hành cụ thể từng dịch vụ theo kế hoạch đã được Đại hội xã viên quyết định.
Dự kiến hiệu quả dịch vụ và phân phối kết quả dịch vụ.
Trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia dịch vụ:
Kế hoạch dịch vụ xây dựng xong được các xã viên thảo luận, đóng góp, được đại hội xã viên quyết định. Ban Quản trị HTX tổ chức điều hành theo từng dịch vụ. Cuối năm báo cáo kết quả với đại hội xã viên và chấn chỉnh những bất hợp lý làm cơ sở cho việc thực hiện cho kế hoạch năm sau.
3. Thực hiện tốt chế độ kế toán.
Để thực hiện tốt chế độ kế toán, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây phải làm những công việc sau:
Tổ chức bộ máy làm công tác kế toán:
Kế toán HTX từ 1– 3 người, tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh dịch vụ và địa bàn hành chính khác nhau. Nếu doanh thu dưới 500 triệu đồng/năm, số dịch vụ từ 2 – 3, hộ xã viên dưới 500 hộ thì chỉ bố trí một kế toán. Nếu quy mô HTX có trên 1000 hộ, doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, số dịch vụ thực hiện từ 5 trở lên thì bố trí 3 kế toán gồm 1 kế toán trưởng và 2 kế toán viên.
Kế toán HTX phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định trong chế độ kế toán HTX nông nghiệp. Hình thức thanh toán trong HTX, kế toán HTX phải thanh toán thẳng tới hộ xã viên. Các đội trưởng tiếp nhận dịch vụ và giúp kế toán HTX tính toán, hạch toán các công việc có liên quan.
Thực hiện việc ghi chép sổ sách, cập nhật chứng từ và làm đủ các báo cáo tài chính.
HTX nông nghiệp muốn hạch toán tốt, ngoài yếu tố con người, chuẩn bị đủ sổ sách, chứng từ và các điều kiện vật chất khác cho công tác hạch toán kế toán cũng rất quan trọng:
Sổ sách kế toán: Theo quy định hiện hành, HTX nông nghiệp sử dụng 19 loại sổ sách kế toán theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính quy định. Tuỳ theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong HTX mà HTX phải mở sổ sách trên cơ sở có nghiệp vụ phát sinh liên quan tới sổ nào thì phải mở sổ đó. Hàng ngày phải ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ có liên quan; phải ghi đầy đủ các cột, mục có trong từng loại sổ; cuối mỗi trang phải cộng sổ và hàng tháng phải khoá sổ đối chiếu số dư ở các tài khoản với các sổ có liên quan. Không được tẩy, xoá các số liệu trong sổ sách kế toán mà phải sử dụng các phương pháp sửa chữa quy định trong chế độ kế toán.
Chuẩn bị ghi chép, phát hành đầy đủ các chứng từ kế toán.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh. Sau khi sử dụng xong chứng từ kế toán phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản tốt theo quy định. Kế toán HTX phải lập và phát hành chứng từ tới từng đối tượng có liện quan, không được chỉ phát hành tổng hợp cả đội sản xuất một chứng từ. Các hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa HTX và hộ xã viên, là chứng từ quan trọng để cung cấp và thanh toán dịch vụ, điều này thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa HTX và hộ xã viên. Trước kia ít HTX phát hành, nay cần thực hiện tốt và phát hành đầy đủ các chứng từ ở HTX.
Lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định.
Các báo cáo tài chính có 7 báo cáo gồm: 4 báo cáo trình đại hội xã viên và 3 báo cáo tài chính là: Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ. Hàng năm, sau mỗi niên độ kế toán, các HTX phải gửi đúng thời gian theo quy định lên Phòng NN&PTNT huyện; phải ghi đầy đủ các nội dung trong từng báo cáo và có đề xuất các biện pháp để thu nợ đọng sản phẩm ở HTX.
Trình tự ghi vào các loại biểu kế toán như sau: (xem sơ đồ 2 ).
Ghi chú: đ Ghi hàng ngày
ị Ghi định kỳ.
Đối chiếu kiểm tra.
Sơ đồ 2: Trình tự ghi chép vào các biểu kế toán
Chứng từ gốc
Nhật ký sổ cái
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Việc hạch toán trong các HTX nông nghiệp gồm: Hạch toán tổng hợp để rút ra kết quả chung của HTX sau 1 năm hoạt động và được hạc toán vào cuối năm; hạch toán từng dịch vụ có thể hạch toán sau mỗi vụ sản xuất, hạch toán sau mỗi vụ đã hoàn thành do chủ nhiệm và Ban Quản trị HTX quyết định.
HTX cần bố trí nơi làm việc, trang bị tốt các điều kiện làm việc như: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy tính, các biểu mẫu kế toán... Sau khi kết thúc năm tài chính, HTX phải sắp xếp và lập bảng kê để đưa các tài liệu kế toán vào bảo quản, lưu trữ theo quy định.
4. Tăng cường công tác quản lý vốn ở HTX.
Vốn kinh doanh ở HTX nông nghiệp được biểu hiện bằng toàn bộ giá trị bằng tiền của TSCĐ và TSLĐ. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các HTX cần một lượng vốn nhất định. Ngoài nguồn vốn tự có của HTX, hàng năm HTX phải huy động các nguồn vốn khác như: Vốn liên doanh, liên kết, vay hộ xã viên, vay tổ chức tín dụng, vốn ứng trước của khách hàng. Vốn ở HTX nông nghiệp được chia làm 2 loại: Vốn cố định ( VCĐ ) và Vốn lưu động (VLĐ).
Quản lý VCĐ:
VCĐ là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp. Do tính chất sử dụng của nó nên cần phải chú ý phân loại: VCĐ dùng vào việc kinh doanh dịch vụ hay không, sử dụng vào ngành kinh doanh chính hay phụ.
VCĐ trong HTX nông nghiệp bị thất thoát hàng năm ( hao mòn ) do nhiều nguyên nhân như: Biến động giá cả, rủi ro, thiếu sót, yếu kém trong quản lý ( mất mát, hư hỏng, khấu hao không đủ ). Vì vậy, vấn đề bảo tồn và tăng trưởng VCĐ là yêu cầu bắt buộc đối với các HTX. Bảo tồn VCĐ được xác định theo công thức sau:
Số VCĐ phải bảo tồn cuối kỳ
=
Số VCĐ giao đầu kỳ
-
Khấu hao đã nộp
x
Hệ số trượt giá
x
Hệ số hao mòn vô hình
Số VCĐ ở cuối kỳ
=
Số VCĐ phải bảo tồn
±
Tăng, giảm VCĐ trong kỳ
Trong HTX nông nghiệp hiện nay, việc xác định hao mòn vô hình hầu như chưa làm được nên trong bảo toàn vốn chỉ là bảo tồn TSCĐ hữu hình. Hệ số trượt giá căn cứ vào công bố biến động giá cả hàng năm của Chính phủ. Để quản lý và sử dụng VCĐ có hiệu quả và hợp lý, thời gian tới các HTX nông nghiệp sử dụng các biện pháp chủ yếu sau:
+ Đầu tư và trang bị đồng bộ, tập trung dứt điểm, ưu tiên cho ngành chính và khâu kinh doanh dịch vụ chủ yếu.
+ Rút ngắn thời gian thi công, xây dựng, lắp đặt, nhanh chóng đưa máy móc, công trình vào hoạt động để thu hồi vốn.
+ Khai thác tối đa công suất và thời gian làm việc của công trình, máy móc thiết bị.
+ Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ và thực hiện khấu hao đầy đủ.
Hàng năm, các HTX phải đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ để có giải pháp quản lý thích hợp thông qua mộ số chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ theo giá trị khối lượng dịch vụ (Hkl)
Hkl
=
Gkl
Vcđ
Trong đó: Gkl:Giá trị khối lượng dịch vụ của kỳ kinh doanh.
Vcđ:Số VCĐ trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng VCĐ theo lợi nhuận (HP).
HP
=
P
Vcđ
Trong đó: P : Lợi nhuận của kỳ kinh doanh.
Quản lý VLĐ:
VLĐ trong HTX được chia làm 2 loại: VLĐ định mức và VLĐ không định mức. Thực chất của việc quản lý và sử dụng VLĐ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ là: VLĐ không định mức, vốn được HTX thường xuyên chiếm dụng ở mức tối thiểu để tiến hành kinh doanh ở mức bình thường, VLĐ không định mức chủ yếu là các khoản vốn trong thanh toán, vốn tiến tệ...
Một vấn đề đặt ra hiện nay cho các HTX là phải bảo tồn được VLĐ. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng như: Hàng hoá kém phẩm chất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, rủi ro, bị chiếm dụng vốn... Bảo toàn vốn lưu động được xác định như sau:
Số VLĐ phải bảo toàn tới cuối kỳ
=
VLĐ đầu kỳ
-
Chi phí VLĐ mất đi cho phép
x
Hệ số trượt giá
Số vật liệuĐ có ở cuối kỳ
=
VLĐ bảo toàn
±
VLĐ tăng, giảm trong kỳ
HTX nông nghiệp phải làm sao cho VLĐ thực có để hoạt động tăng lên và công nợ phải giảm dần. Từng bước chấm dứt nợ không có khả năng thu hồi. Hiện nay, nguyên nhân chính và chủ yếu làm cho HTX thiếu VLĐ để hoạt động là do tình trạng nợ đọng sản phẩm của xã viên HTX. Các biện pháp áp dụng để thu nợ sản phẩm là:
Phân loại đối tượng nợ để có biện pháp thu nợ cụ thể.
Động viên, tuyên truyền thường xuyên tới xã viên có nợ đọng sản phẩm để họ thấy rõ được thiệt hại mà họ gây ra cho HTX. Nhắc nợ bằng: Giấy báo nợ, công bố trên loa truyền thanh của xã.
Những đối tượng cố tình thì tổ chức thu nợ vào lúc thu hoạch ( có tính lãi), cá biệt thì thu tại địa điểm nơi sản xuất.
Các biện pháp đều không đạt hiệu quả thì lập danh sách đề nghị UBND xã ra quyết định rút ruộng ( người nợ đọng sản phẩm nhiều nhất rút không quá 2/3 diện tích canh tác ).
Cán bộ HTX được phân công phụ trách từng mảng dịch vụ, nếu cứ để nợ đọng đến 1500 kg thóc phải chịu trừ 1/4 số công trên vụ .
Để thấy được việc quản lý VLĐ như thế nào, các HTX phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá sau:
Tốc độ chu chuyển VLĐ (Vlđ)
L
=
M
T
=
N
Vlđ
L
Trong đó: L: Là số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ.
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ.
T: Số ngày một lần luân chuyển.
N: Số ngày của chu kỳ kinh doanh (tháng, quý, năm ).
Hiệu suất hoàn trả VLĐ (H)
H
=
Gkl
Vlđ
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì các HTX phải tăng tốc độ chu chuyển VLĐ mà biện pháp sử dụng chủ yếu là: Dự trữ hợp lý, tránh dư thừa hoặc không có dự trữ cho quá trình kinh doanh dịch vụ, không để ứ đọng vốn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bình thường.
5. Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với các HTX nông nghiệp.
Để khuyến khích các HTX nông nghiệp phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn đầu chuyển đổi và hoạt động theo Luật, nội lực của HTX còn yếu. Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách một cách đồng bộ để hỗ trợ về kinh tế, tạo điều kiện cho các HTX phát triển.
Về chính sách đất đai đối với HTX:
Đây là một trong những chính sách rất quan trọng có tác động trực tiếp tới sự phát triển của HTX trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Mặc dù đã có luật đất đai sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành, song trên thực tế, các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX vẫn đang gặp phải những cản trở, vướng mắc về vấn đề đất đai như sau:
Một là, theo quy định hiện hành của luật đất đai thì diện tích đất, mặt nước được sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phải được giao cho các hộ nông dân, ngư dân sử dụng lâu dài và họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài trên số diện tích đã nhận. Nhưng cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tây, nhiều nơi vẫn chưa thực hiện xong. Theo số liệu thống kê của Cục Địa chính Hà Tây cho biết, vào cuối năm 2001, toàn tỉnh mới có khoảng 70% số xã, phường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 85% số hộ nông dân và đã đạt 78% diện tích đất nông nghiệp phải cấp. Việc chậm trễ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân làm trì trệ quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kéo theo ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ của nhiều HTX nông nghiệp đã chuyển đổi.
Bên cạnh đó, việc chia ruộng manh mún, quá nhiều mảnh, thửa cho hộ nông dân trong thời gian qua cũng gây ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX về: Thuỷ lợi, làm giống, BVSX…đồng thời gây cản trở việc sản xuất hàng hoá của các hộ đã gây nên tổn thất và chi phí cao trong sản xuất và thu hoạch. Vì vậy, vấn đề chuyển đổi ruộng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân phù hợp với diện tích mới và quy hoạch đồng ruộng đang trở thành bức thiết cần được các HTX tiến hành ngay mặc dù có những khó khăn, cản trở.
Hai là, đối với bản thân các HTX mới thành lập đã không có mặt bằng làm trụ sở phải đi thuê của UBND xã và các tổ chức cá nhân khác nên đã không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của hộ xã viên. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần bổ sung chính sách giao đất hoặc cho thuê ưu đãi đối với các HTX nông nghiệp này. Nếu chỉ áp dụng chính sách cho HTX thuê đất theo chế độ hiện hành thì rất ít các HTX có khả năng trả tiền thuê.
Về chính sách thuế đối với HTX:
Chính sách thuế đã được Nhà nước quy định trong Nghị định 15/CP của Chính phủ ngày 21/02/1997 về một số ưu đãi của Nhà nước đối với HTX. Thực tiễn vận dụng chế độ ưu đãi về thuế đối với HTX nông nghiệp trong những năm vừa qua cho thấy một số mâu thuẫn:
Chính sách quy định trong Nghị định 15/CP chưa đủ cụ thể để triển khai và chưa bao quát hết đối với các loại hình HTX trong đó có HTX nông nghiệp.
Các HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ xã viên với tên gọi “HTX dịch vụ thương mại” đã không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định.
Việc thực hiện thuế VAT bắt đầu từ năm 1999 đã gây nhiều thua thiệt cho HTX so với thuế doanh thu cũ, do HTX không có đủ chứng từ, hoá đơn tài chính có thuế VAT khi mua các vật tư “đầu vào” để được miễn nộp. Vì vậy, Nhà nước cần phải bổ sung, sửa đổi mức thuế VAT cho phù hợp.
Việc áp dụng chế độ thuế mới ( thuế VAT, thuế thu nhập ) chưa đi đôi với việc hướng dẫn đầy đủ chế độ kế toán mới cho HTX, làm cho chính sách ưu đãi về thuế đối với HTX không được thực hiện.
Trong những năm tới, Nhà nước nên nghiên cứu, xem xét để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân từ 32% xuống còn 10 hoặc 15%. Vì hoạt động tín dụng chủ yếu phục vụ người nghèo ở nông thôn và không nên coi các tổ chức này như là các Ngân hàng Thương mại.
Về chính sách tín dụng đối với các HTX.
Theo quy định thì HTX được vay vốn ở tất cả các hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác với lãi suất ưu đãi. Nhưng trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào của Ngân hàng Nhà nước về việc cho HTX vay vốn để kinh doanh. Hầu hết các HTX ở nhiều địa phương trong tỉnh chưa vay được vốn từ Ngân hàng do HTX chưa có tài sản thế chấp theo đúng yêu cầu (chủ yếu là TSCĐ, đất đai ). Do vậy, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng về việc cho HTX vay vốn dự án kinh doanh dịch vụ là rất cần thiết. Mặt khác, Nhà nước cần có cơ chế giúp HTX lập quỹ bảo lãnh tín dụng để có thể vay được vốn từ Ngân hàng với chế độ bảo lãnh thích hợp.
Về chính sách bảo hiểm xã hội.
Điều 15- Nghị định 15/CP quy định: Bộ Lao động-Thương binh và xã hội chủ trì cùng các Bộ quản lý ngành liên quan có văn bản hướng dẫn việc đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, xã viên hợp tác xã và phù hợp với đặc điểm từng loại hình HTX theo pháp luật. Cho đến nay quy định này vẫn chưa được triển khai thực hiện, ở tỉnh Hà Tây có rất nhiều địa phương, HTX có nhu cầu đóng bảo hiểm nhưng cơ quan bảo hiểm không nhận mua đã gây ra thắc mắc và bất bình ở các HTX này.
Về chính sách giải quyết công nợ tồn đọng của HTX cũ.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tây hiện nay, rất nhiều HTX nông nghiệp còn nợ Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác về các khoản vay từ những năm trước để dùng vào các mục tiêu khác nhau. Nghị định 16/CP của Chính phủ ngày 21/02/1997 đã quy định về việc giải quyết công nợ của HTX, song cho đến nay vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào của các Bộ, Ngành về công nợ của HTX theo quy định dẫn đến nhiều HTX đã không xử lý được các khoản nợ đọng với Nhà nước nên đã không thể chuyển đổi và giải thể theo Luật HTX. Mặc dù có nhiều HTX đã chuyển đổi mà vẫn chưa xử lý được quan hệ nợ nần, gây khó khăn trong vấn đề tài chính. Vì vậy, trong những năm tới, các Ngành, các cấp liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính phải ban hành quy chế cụ thể về giải quyết công nợ trong HTX, tạo điều kiện cho các HTX kinh doanh dịch vụ có hiệu quả.
Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng.
Các ngành của tỉnh và huyện cần chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng, quy hoạch nông thôn theo hướng hiện đại hoá. Trên cơ sở quy hoạch, Nhà nước cần hỗ trợ một phần vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: Giao thông liên xã, điện, nước, công trình thuỷ lợi theo các chương trình, mục tiêu của Quốc gia và của tỉnh. Trước mắt, từ nay đến năm 2005, phải đầu tư xây dựng một số mô hình điểm về nông thôn mới theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở những huyện và xã có điều kiện thực hiện.
Tóm lại, việc hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp rất quan trọng. Bởi vì hiện nay nông thôn còn nghèo, nông nghiệp còn lạc hậu và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài nên nội lực cho sự phát triển của HTX còn yếu. Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện các chính sách một cách đồng bộ và nhất quán, có như vậy mới mong hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp đạt kết quả tốt hơn.
kết luận
HTX nông nghiệp được hình thành và tồn tại trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan. HTX nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng sự phát triển các hình thức hợp tác nói chung và kinh tế HTX nói riêng. Sự ra đời của các HTX nông nghiệp kiểu mới trong nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng, vừa là kết quả của sự đổi mới hình thức tổ chức, nội dung hoạt động và cơ chế quản lý ở các HTX, vừa là kết quả của những đòi hỏi khách quan của việc từng bước chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1997 là hành lang pháp lý, tạo môi trường lành mạnh cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động.
Bằng những cơ sở khoa học và thực tiễn của kinh tế hợp tác trong đó có kinh tế HTX, luận văn tốt nghiệp đã khái quát bản chất của HTX, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về phát triển HTX nông nghiệp. Qua đó ta thấy được rằng, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp của nước ta nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng là một tất yếu khách quan, làm cho HTX nông nghiệp hoạt động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới và phù hợp với xu thế phát triển của HTX nông nghiệp trên thế giới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây cho thấy những mặt đã đạt được và những yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp. Qua đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trong thời gian tới.
Để tạo điều kiện và giúp đỡ các HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả và hỗ trợ thực sự cho kinh tế hộ xã viên phát triển, em xin nêu một số kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tây và Trung ương một số vấn đề sau:
Tỉnh cần rà soát số HTX nông nghiệp đã nhận đăng ký kinh doanh, kể cả HTX cũ chuyển sang và HTX mới thành lập để giúp đỡ các HTX đã làm sai nay phải sửa đổi cho đúng Luật HTX. Đối với số HTX đã làm thủ tục nhưng chưa nhận đăng ký kinh doanh hoặc chưa làm thủ tục đăng ký kinh doanh, UBND tỉnh cần có văn bản triển khai tới các UBND huyện để tiến hành phê duyệt thủ tục đăng ký kinh doanh một cách chặt chẽ, đầy đủ và cụ thể hơn.
Các ban ngành thuộc tỉnh tiếp tục tuyên truyền rộng rãi những điểm cơ bản của Luật HTX tới cán bộ quản lý và xã viên của HTX để mọi người hiểu rõ và nắm vững trong quá trình chuyển đổi và quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX.
Các Bộ, ngành có các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ đối với HTX như: Nghị định 15 về chính sách ưu tiên đối với HTX và Nghị định 02 về quản lý Nhà nước các cấp đối với HTX, có chủ trương và hướng dẫn cụ thể cho cán bộ và xã viên HTX tham gia bảo hiểm xã hội.
Tạo điều kiện về vốn cho các HTX nông nghiệp hoạt động bằng các nguồn vốn đầu tư nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, mở rộng và phát triển kinh doanh ngành nghề phụ ở nông thôn.
Cần có chính sách khuyến khích bảo hiểm, trợ giá và tạo điều kiện tiêu thụ hàng hoá nông sản cho hộ nông dân, có chính sách giảm và tiến tới miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân để họ tăng tích luỹ, tái đầu tư, mở rộng cho sản xuất nông nghiệp.
Xem xét lại giá điện phục vụ sản xuất ở nông thôn, chỉ nên để bằng giá điện sinh hoạt. Các trạm bơm của HTX được xây dựng bằng vốn tự có nên việc tổ chức, quản lý, điều hành phải đượ hưởng các chính sách ưu đãi như các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lơị.
Tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn như: Giao thông, thuỷ lợi nội đồng... nhất là chương trình cứng hoá kênh mương, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp thâm canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao. Như vậy sẽ đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp ổn định, phát triển, nông thôn đoàn kết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Danh mục tài liệu tham khảo
Luật HTX – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1996.
Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thế giới và Việt Nam – Nhà xuất bản Thống kê - 1996.
Ban kinh tế Tỉnh uỷ Hà Tây: Đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp của tỉnh theo Luật HTX . Số 28 - ĐA/BKT ngày 26/03/1997.
Tỉnh uỷ Hà Tây: Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX ngày 01/04/1997.
UBND tỉnh Hà Tây – Sở NN&PTNT: Báo cáo tình hình HTX nông nghiệp hiện nay của tỉnh Hà Tây – Ngày 21/07/1997.
UBND tỉnh Hà Tây: Kế hoạch chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX – Số 895 KH/UB ngày 27/08/1997.
Bộ NN&PTNT: Tài liệu tập huấn Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ quy định về việc thi hành trong nông nghiệp – Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 1997.
Niên giám Thống kê tỉnh Hà Tây từ 1996 – 2001.
Các Báo cáo về tình hình HTX nông nghiệp qua các năm (từ năm 1998 – 2001 ) của Phòng Chính sách – Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây.
Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn – Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1999.
UBND tỉnh Hà Tây: Tiếp tục nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thời gian tới – Số 33 – BC/UB ngày 20/03/2000.
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội – 2001.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2001.
UBND tỉnh Hà Tây – Sở NN&PTNT : Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010. Hà Đông tháng 02/2001.
Luận án Thạc sĩ kinh tế của Ngô Thị Kim Ngân: Những giải pháp chủ yếu đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp ở huyện ứng Hoà tỉnh Hà Tây – Hà Nội năm 2001.
Chu Tiến Quang và Lê Xuân Đình: Nhìn lại bốn năm đưa Luật HTX vào cuộc sống – Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 11/2001.
Mục lục
Trang
UBND tỉnh Hà Tây
Sở NN&PTNT
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------
Hà Nội ngày 10 tháng 05 năm 2002
Nhận xét sinh viên thực tập
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Đăng.
Đơn vị : Lớp Nông nghiệp 40B – Khoa Kinh tế NN&PTNT Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Thời gian thực tập : Từ 14/01 – 09/05 năm 2002.
Được Nhà trường giới thiệu, sinh viên Nguyễn Văn Đăng đã thực tập tại Phòng Chính sách – Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây về chuyên đề “Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây”. Trong thời gian thực tập tại cơ quan, Phòng Chính sách – Sở NN&PTNT có một số nhận xét như sau:
Kế toán. Trưởng Phòng Chính sách
KT. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29765.doc