Tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa: ... Ebook Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CN : Chi nhánh
NHCT : Ngân hàng Công thương
NHCTĐĐ: Ngân hàng Công thương Đống Đa
NHCTVN: Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TƯ : Trung ương
CBTD : Cán bộ tín dụng
LN : Lợi nhuận
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2006-2008)
Biểu 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008)
Biểu 2.3: Biểu đồ dư nợ cho vay theo thời gian
Biểu 2.4: Thu nhập từ lãi qua các năm
Biểu 2.5: Phân loại nợ
Biểu 2.6: Biểu đồ nguồn thu dịch vụ năm 2006-2008
Biểu 2.7: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Biểu 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu 2.9: Tổng dư nợ bảo lãnh năm 2005- 2006- 2007
Biểu 2.10: Biểu đồ dư nợ bảo lãnh
Biểu 2.11: Bảng thu phí dịch vụ bảo lãnh
Biểu 2.12: Biểu đồ doanh thu phí bảo lãnh
Biểu 2.13: Tỷ trọng của các loại bảo lãnh
Biểu 2.14: Phân loại bảo lãnh theo quy mô kinh tế của khách hàng được bảo lãnh
Biểu 2.15: Phân loại bảo lãnh theo thành phần kinh tế
Biểu 2.16: Phân loại bảo lãnh theo khả năng trả nợ của khách hàng
Biểu 2.17: Phân loại bảo lãnh theo tỷ lệ ký quỹ
MỞ ĐẦU
Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào giữa những năm 60 ở thị trường nội địa nước Mỹ. Từ đó cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng cũng đã không ngừng phát triển lớn mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại quốc tế. Hầu hết những giao dịch lớn trong và ngoài nước đều có sự hỗ trợ của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Có thể khẳng định rằng hoạt động bảo lãnh ra đời gắn liền với sự phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa của thế giới. Với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tài chính, thương mại… vị trí của bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế.
Hiện nay, dịch vụ bảo lãnh đang là một dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và có vị trí quan trọng so với các dịch vụ khác của ngân hàng. Dịch vụ này đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng hơn là chi phí phải bỏ ra, các ngân hàng rất mong muốn thực hiện dịch vụ này để đem lại nguồn thu lớn cho mình. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang trở nên gay gắt giữa các tổ chức tài chính đã buộc các ngân hàng phải chủ động tìm cách nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh. Việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hành trở thành một tất yếu khách quan tại các ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng không nằm ngoài quy luật đó
Căn cứ vào tình hình kinh tế, thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng, và qua quá trình thực tập ở CN NHCT Đống Đa, em đã quyết định chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: ”Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa” .
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Chất lượng hoạt động bảo lãnh Ngân hàng
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
CHƯƠNG I:
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là loại hình dịch vụ tương đối mới so với các dịch vụ ngân hàng thương mại khác. Tuy đã xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng bảo lãnh ngân hàng chỉ bắt đầu có mặt ở Việt Nam vào khoảng cuối thập kỷ 80. Khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phong phú, các doanh nghiệp nhận thấy cần phải có một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực, uy tín đứng ra đảm bảo quyền lợi của các bên trong các quan hệ thương mại để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết. Khách hàng sẽ bị ghi nợ bắt buộc và bị tính lãi trên số tiền đó như một khoản vay thông thường.
Bên bảo lãnh là bên phát hành bảo lãnh, có trách nhiệm thanh toán thay cho bên được bảo lãnh khi bên này không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với bên thứ ba. Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng gồm: ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
Bên được bảo lãnh: là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng cơ sở đã ký kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. Ngân hàng không được bảo lãnh đối với những người sau:
Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng.
Cán bộ, nhân viên của chính ngân hàng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh) là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, được thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng và có quyền yêu cầu ngân hàng đứng ra thanh toán khi chứng minh được bên được bảo lãnh đã không thực hiện hợp đồng như cam kết.
1.1.2. Bản chất và y nghĩa của bảo lãnh ngân hàng
- Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng thông qua uy tín của ngân hàng, trong đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.
- Bảo lãnh là hoạt động tài trợ ngoài bảng cân đối kế toán. Nó được xếp vào loại tài sản ngoại bảng của ngân hàng vì ngân hàng chưa phải xuất quỹ cho khách hàng sử dụng khi cam kết bảo lãnh. Khi đáo hạn, khách hàng không có khả năng thanh toán ngân hàng mới xuất tiền để thanh toán hộ và ghi nợ bắt buộc cho khách hàng. Hơn nữa, người thụ hưởng chỉ có quyền đòi hoàn trả từ phía người phát hành thư bảo lãnh khi họ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện ghi trong thư bảo lãnh
- Nghiệp vụ bảo lãnh cũng thuộc loại nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng vì bảo lãnh cũng có rủi ro như một khoản tín dụng. Khi khách hang không thực hiện cam kết với bên thứ 3 thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ 3. Khoản chi này được xếp vào loại tài sản nợ xấu trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Khi cấp bảo lãnh ngân hàng cũng phải thẩm định giống như khi cấp một khoản tín dụng.
- Bảo lãnh tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro. Trách nhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng chỉ phát sinh khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ phải bồi thường cho bên thứ ba khi khách hàng của ngân hàng không thực hiện cam kết nên rủi ro của bên thứ ba, có nghĩa là ngân hàng đã gánh chịu một phần rủi ro cho bên thứ ba. Do vậy ngân hàng phải có được mức lợi nhuận tương ứng cho rủi ro của mình. Ngân hàng sẽ tính phí bảo lãnh căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh.
1.1.3.Vai trò của bảo lãnh
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động tài chính trực tiếp cũng gia tăng nhanh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tài chính trực tiếp làm tăng mối lo ngại về rủi ro vỡ nợ của người vay, chỉ có bảo lãnh của một ngân hàng uy tín mới có thể giải quyết được vấn đề này.
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tiếp cận được với nguồn vốn phù hợp hay thực hiện giao dịch dễ dàng. Ví dụ như bảo lãnh vay vốn giúp những đơn vị thiếu vốn tiếp cận được với nguồn vốn phù hợp, chi phí thấp. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp việc thi công các công trình lớn, quan trọng của đất nước một cách nhanh chóng, hiệu quả. Như vậy, bảo lãnh đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tức là thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.3.2. Đối với ngân hàng
Bảo lãnh tạo điều kiện cho ngân hàng có được các khoản thu nhập bổ sung dựa trên khả năng đánh giá tín dụng đối với khách hàng mà không cần cam kết trực tiếp cung cấp vốn. Ngân hàng sẽ nhận được một khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh (Phí sẽ tính trên % số tiền bảo lãnh).
Chi phí phát hành thư bảo lãnh tương đối thấp, ngân hàng không phải trích lập dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, ngân hàng thường biết rõ về tình hình tài chính của các khách hàng xin bảo lãnh (ví dụ như khách hàng đã từng xin vay vốn của ngân hàng) nên chi phí thẩm định bảo lãnh thường thấp.
Khi các khách hàng yêu cầu bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền nhất định theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh. Tùy theo rủi ro của khoản bảo lãnh và khách hàng mà tỷ lệ ký quỹ thay đổi từ 0 – 100% (những khách hàng mới giao dịch với ngân hàng lần đầu hoặc có tình hình tài chính không lành mạnh ngân hàng thường bắt ký quỹ 100%). Khoản tiền này mang lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng với chi phí rất thấp.
1.1.3.3. Đối với bên bảo lãnh
Bảo lãnh là sự tài trợ cho doanh nghiệp thông qua uy tín của ngân hàng giúp. Khi doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp chưa đủ độ tin cậy và uy tín với bạn hàng, bảo lãnh ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài với chi phí thấp hơn so với phải đi vay ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng cũng tạo ra sự tin tưởng cho các bạn hàng. Có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi khi đấu thầu, thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng.
1.1.3.4. Đối với bên nhận bảo lãnh
Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo khả năng được thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng mang lại sự tin tưởng cho bên thứ ba, hạn chế những tổn thất mà bên thứ ba có thể gặp phải do thông tin không cân xứng hay rủi ro đạo đức. Trước khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng đã thẩm định các khách hàng rất kỹ và chuyên nghiệp, bên thứ ba sẽ không phải mất thời gian kiểm tra khách hàng. Bảo lãnh ngân hàng cũng có nghĩa là khách hàng được bảo lãnh sẽ phải chịu thêm sự ràng buộc, giám sát, đốc thúc của ngân hàng ngoài sự giám sát của bên thứ ba, như vậy khả năng thực hiện được cam kết trong hợp đồng sẽ cao hơn. Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết, bên thứ ba cũng sẽ được ngân hàng bồi thường thiệt hại. Bảo lãnh ngân hàng thực tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bên nhận bảo lãnh.
1.1.4. Phân loại bảo lãnh
1.1.4.1. Căn cứ vào phương thức phát hành
Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Trong bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên tham gia là ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại hình bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác là bảo lãnh đối ứng. Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ bồi hoàn thuộc về ngân hàng trung gian. Trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 bên tham gia là ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng và người được bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau, ngân hàng của người được bảo lãnh không có đại lý ở nước của người thụ hưởng. Khi đó, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh phải đề nghị một ngân hàng ở quốc gia đó phát hành bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp đem lại sự an toàn cao hơn cho người thụ hưởng.
Đồng bảo lãnh
Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghiệp vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Trong đồng bảo lãnh của ngân hàng, một ngân hàng sẽ đóng vai trò là ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh và có sự tham gia của các ngân hàng thành viên khác. Trong trường hợp phải chi trả cho người thụ hưởng theo cam kết bảo lãnh, ngân hàng đầu mối sẽ thanh toán cho người thụ hưởng. Sau đó, ngân hàng đầu mối sẽ đòi tiền từ các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ tham gia dựa trên các bảo lãnh đối ứng đã được phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo lãn
1.1.4.2. Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh
Bảo lãnh theo yêu cầu
Bảo lãnh theo yêu cầu là cam kết của ngân hàng bảo lãnh trả ngay một số tiền bồi thường cho người hưởng lợi khi nhận được khiếu nại đầu tiên chỉ rõ quyền lợi của người hưởng lợi bị vi phạm do bên xin bảo lãnh vi phạm hợp đồng mà không cần bất cứ loại giấy tờ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này tuân theo nguyên tắc “trả tiền trước, kiện cáo sau”. Trường hợp bên xin bảo lãnh chứng minh được mình không vi phạm hợp đồng thì họ có quyền đi kiện, đòi lại số tiền mà ngân hàng đã trả cho người hưởng. Bảo lãnh theo yêu cầu gây bất lợi cho người xin bảo lãnh vì họ rất khó khăn trong việc đòi lại tiền.
Bảo lãnh kèm chứng từ
Bảo lãnh kèm chứng từ là loại bảo lãnh mà ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình cho ngân hàng các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh kèm chứng từ đã bảo vệ quyền lợi cho người được bảo lãnh tuy nhiên thời gian thanh toán cho người thụ hưởng cũng bị kéo dài thêm cho đến khi có bên thứ ba xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh kiểm tra xong các chứng từ đó.
Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc tòa án
Đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi họ cung cấp cho ngân hàng một phán quyết của trọng tài hoặc toà án về việc vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Tuy nhiên, do thủ tục phức tạp và thời gian thanh toán kéo dài nên loại hình bảo lãnh này ít được sử dụng.
1.1.4.3. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với bên cho vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. Nhiều tổ chức tín dụng khi cho vay thường đòi hỏi người vay phải có đảm bảo. Có nhiều hình thức đảm bảo như đảm bảo bằng hàng hóa, chứng khoán, bất động sản,… và bảo lãnh vay vốn của bên thứ ba. Nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng đều có nhu cầu vay vốn, đặc biệt là phát hành trái phiếu nhưng nếu uy tín của tổ chức phát hành trên thị trường không cao thì việc phát hành trái phiếu gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó đã làm nảy sinh nhu cầu về bảo lãnh vay vốn. Hiện nay trong thị trường vốn quốc tế, việc vay vốn nhất thiết phải có bảo lãnh vay vốn của ngân hàng do rủi ro trong thị trường này là rất cao.
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh đảm bảo thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.
Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước)
Trong hoạt động giao dịch mua bán nhiều nhà cung cấp thường yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng. Khoản tiền đặt cọc đó vừa giúp cho nhà cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua không đơn phương hủy hợp đồng. Tuy nhiên, khi ứng tiền trước người mua sẽ phải đối mặt với rủi ro người bán không cung cấp hàng đồng thời không trả tiền đặt cọc. Vì vậy, khi đặt cọc tiền người mua thường yêu cầu người bán phải có bảo lãnh hoàn thanh toán của ngân hàng. Bảo lãnh hoàn thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua nếu bên cung cấp không hoàn trả tiền ứng trước khi không thực hiện được hợp đồng.
Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu
Bảo lãnh dự thầu là bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên mời thầu cam kết sẽ trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu.
Hiện nay, việc đấu thầu đã trở nên rất phổ biến đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp thiết bị. Khi tổ chức đấu thầu, chủ thầu thường gặp các rủi ro như các nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng hay không kê khai đúng như yêu cầu của chủ thầu gây nhầm lẫn khi bỏ thầu. Vì vậy, để hạn chế rủi ro các chủ thầu thường yêu cầu các nhà thầu khi tham gia dự thầu phải ký quỹ (đặt cọc) hoặc có bảo lãnh dự thầu của một ngân hàng uy tín. Bảo lãnh dự thầu có giá trị bảo lãnh tương đương với số tiền ký quỹ của các nhà thầu không có bảo lãnh.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng đã được cam kết gây tổn thất cho bên thứ ba. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng một mặt để bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ nộp tiền phạt thay cho khách hàng.
Bảo lãnh bảo hành
Mục đích của bảo lãnh bảo hành là đảm bảo nghĩa vụ của nhà sản xuất trong giai đoạn bảo hành khi việc cung cấp hàng hóa đã hoàn thành. Loại bảo lãnh này có thể được phát hành để thay thế cho tiền giữ lại cho giai đoạn bảo hành.
1.1.4.4. Căn cứ vào hình thức phát hành cam kết bảo lãnh
Phát hành cam kết bảo lãnh bằng thư bảo lãnh
Thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Phát hành cam kết bảo lãnh bằng hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
1.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
1.2.1. Khái niệm
Trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thường có ba bên tham gia: Ngân hàng (bên bảo lãnh), bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Do vậy, việc đánh giá chất lượng bảo lãnh ngân hàng cần phải được xem xét từ ba góc độ.
Xét trên quan điểm ngân hàng, chất lượng bảo lãnh ngân hàng được đánh giá trên nhiều tiêu chí: mức độ rủi ro khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh, nguồn thu từ bảo lãnh, khả năng đáp ứng yêu cầu bảo lãnh của khách hàng trên cơ sở phù hợp với năng lực tài chính của ngân hàng…
Xét trên quan điểm của người được bảo lãnh, chất lương bảo lãnh ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu bảo lãnh trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của khách hàng. Bên cạnh đó, tiêu chí chất lượng còn được xem xét ở sự đơn giản về thủ tục quy trình, yêu cầu phù hợp về tài sản đảm bảo, và mức thu phí hợp ly với những điều kiện ưu đãi khác.
Xét trên quan điểm của người nhận bảo lãnh, chất lượng bảo lãnh ngân hàng được đánh giá là tốt khi phía ngân hàng đáp ứng yêu cầu của bên thụ hưởng nhanh chóng, kịp thời với thủ tục đơn giản. Tiêu chí chất lượng bảo lãnh còn được thể hiện ở sự tin tưởng của người thụ hưởng với ngân hàng.
Từ những nhìn nhận trên, có thể kết luận rằng chất lượng bảo lãnh ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên liên quan trong nghiệp vụ bảo lãnh.Nói cách khác, chất lượng bảo lãnh là việc ngân hàng bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu của người yêu cầu bảo lãnh, làm thỏa mãn lợi ích của người được bảo lãnh. Đối với ngân hàng, chất lượng bảo lãnh phải đảm bảo tính hiệu quả sinh lời với mức rủi do thấp nhất.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh Ngân hàng
1.2.2.1. Giá trị dư nợ bảo lãnh.
Dư nợ bảo lãnh phản ánh tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Sự tăng trưởng dư nợ bảo lãnh cho thấy quy mô hoạt động bảo lãnh bảo lãnh được mở rộng, khối lượng khách hàng đang gia tăng, uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố. Chính vì vậy, nghiên cứu chất lượng hoạt động bảo lãnh cần phải xem xét đến quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh
1.2.2.2. Giá trị doanh thu phí bảo lãnh.
Để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, doanh thu phí bảo lãnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Để có thể đánh giá chính xác chất lượng hoạt động bảo lãnh, ta có thể xem xét các tiêu chí quy mô doanh thu phí bảo lãnh, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo lãnh, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh so với doanh thu phí dịch vụ...Đối với ngân hàng, hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt thì phải đem nguồn thu nhập ổn định. Doanh thu phí bảo lãnh tăng trưởng nhanh chóng là một minh chứng rõ nét nhất chứng tỏ sự hoàn thiện trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Khi xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo lãnh, cần phải kết hợp với các tiêu chí như:
Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu phí dịch vụ
Tỷ trong doanh thu Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
phí bảo lãnh trong = -------------------------------------------- *100%
doanh thu dịch vụ (%) Doanh thu dịch vụ
Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trên tổng doanh thu
Tỷ trọng doanh thu Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
phí bảo lãnh trong = --------------------------------------------- *100%
tổng doanh thu (%) Tổng doanh thu
Các chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu từ các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đã đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân hàng.
1.2.2.3. Cơ cấu bảo lãnh.
Cơ cấu bảo lãnh được xem xét trên nhiều góc độ như; cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng, theo tỷ trọng của các loại hình bảo lãnh trong tổng doanh số bảo lãnh.... Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt khi có cơ cấu bảo lãnh hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
1.2.2.4. Giá trị dư nợ bảo lãnh quá hạn.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là chỉ tiêu phản ánh giá trị các khoản bảo lãnh mà ngân hàng phải thanh toán hộ khách hàng khi đến hạn thanh toán khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.Chất lượng bảo lãnh tốt có nghĩa dư nợ bảo lãnh quá hạn càng thấp. Ngân hàng phân loại nợ thuộc nhóm 3,4 hay 5 và trích lập dự phòng như các khoản vay thông thường. Cũng cần phải xem xét tỷ trọng nợ nhóm 3,4,5 trong dư nợ bảo lãnh quá hạn. Tỷ trọng các nhóm nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.
1.2.2.5. Giá trị dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ bảo lãnh:
Là tỷ lệ % giá trị dư nợ bảo lãnh quá hạn trên tổng số dư nợ bảo lãnh của ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt sẽ được thể hiện trực tiếp qua độ lớn của chỉ tiêu này. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh yếu tức là có nợ bảo lãnh quá hạn, và rất yếu khi tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh trên 25% (theo quyết định số 400/2004/NHNN quy định về việc xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân).
1.2.2.6. Chất lượng tài sản đảm bảo
Nguồn tài sản đảm bảo không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có y nghĩa thúc dục người đi vay phải trả nợ. Mặt khác, không phải bất kỳ tài sản nào cũng được nhận làm tài sản đảm bảo. Tài sản đó phải dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường hay nói cách khác tài sản đó phải dễ dàng chuyển thành tiền khi cần thiết. Chính vì vậy chất lượng tài sản đảm bảo cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh ngân hàng.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
1.3.1. Các nhân tố chủ quan.
1.3.1.1. Quy mô vốn của ngân hàng
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nhưng ngân hàng có vốn lớn là những ngân hàng có thể mạnh trong kinh doanh.
Mặt khác vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng, và các hoạt động khác của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Theo quyết định 457/2005/QĐ- NHNN về các tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD. Quy định trên đã khống chế giá trị bão lãnh của ngân hàng đối với khách hàng. Những ngân hàng có nguồn vốn dồi dao, quy mô vốn lớn sẽ có khối lượng bảo lãnh lớn hơn, đa dạng hơn các ngân hàng nhỏ. Điều đó sẽ mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ bảo lãnh đa dạng. Đây là tiền đề để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.
1.3.1.2. Chính sách bảo lãnh của ngân hàng
Mức phí bảo lãnh phản ánh chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được ngân hàng bảo lãnh đồng thời lại là tỷ lệ sinh lời đủ để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Ngân hàng nào cũng muốn có mức phí bảo lãnh cao nhất có thể để tạo ra nguồn thu bảo lãnh lớn. Tuy nhiên, phí bảo lãnh cao mà dịch vụ ngân hàng không đem lại cho khách hàng độ thỏa dụng tương xứng thì chắc chắn ngân hàng đó không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác và nhanh chóng mất khách hàng. Vì vậy, một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt chỉ khi ngân hàng đó xây dựng được một mức biểu phí phù hợp.
Mức ký quỹ của khách hàng được ngân hàng quyết định căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, khi khách hàng không hoàn trả tiền đã được ngân hàng thanh toán hộ theo cam kết bảo lãnh. Nếu khách hàng kí quỹ bằng tiền sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp. Do đó, các ngân hàng đều muốn khách hàng ký quỹ nhiều vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng có vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nếu khách hàng ký quỹ số tiền quá nhiều, khách hàng sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm khả năng sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ khách hàng mất khả năng thanh toán. Như vậy, ký quỹ lớn đem lại lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt tức là phải xây dựng được mức ký quỹ phù hợp.
1.3.1.3. Quy trình thực hiện bảo lãnh của ngân hàng
Một quy trình bảo lãnh tốt phải đảm bảo tính chặt chẽ, dầy đủ không bỏ sót các bước quan trọng, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, tránh rườm rà làm mất quá nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng giao dịch của khách hàng. Quy trình bảo lãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng. Nếu quy trình bảo lãnh đã trở nên lạc hậu so với thực tế sẽ làm cho công tác thẩm định của ngân hàng thiếu chính xác, có thể dẫn tới đánh giá không đúng về khách hàng. Trong quy trình bảo lãnh, việc thẩm định và quản lý bảo lãnh phải được chú trọng và thực hiện kỹ nhất.
1.3.1.4. Thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng
Bảo lãnh cũng là một dịch vụ ngân hàng do đó chất lượng bảo lãnh được thể hiện trong sự hài lòng của khách hàng khi đến thực hiện yêu cầu bảo lãnh. Nó được quyết định bởi mức độ nhiệt tình, chuyên nghiệp của các nhân viên ngân hàng; mức độ nhanh gọn, đơn giản trong thủ tục bảo lãnh và uy tín của ngân hàng bảo lãnh. Điều quan trọng là những nhân viên tín dụng của ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt để thẩm định và quản lý khoản bảo lãnh.. Nhân viên tín dụng là người trực tiếp thực hiện quy trình bảo lãnh trong từng nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể. Nếu người nhân viên có nghiệp vụ yếu sẽ không thực hiện được các bước quy trình bảo lãnh một cách chính xác, nhanh chóng cho khách hàng, và làm giảm chất lượng của khoản bảo lãnh. Những sai sót, gian dối của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về khách hàng và khoản bảo lãnh, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ngân hàng bị thiệt hại và làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Rủi ro từ phía khách hàng
Yếu tố chủ yếu được đánh giá trong tư cách đạo đức là tính trung thực của khách hàng. Chất lượng của khoản bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và quản lý của ngân hàng, điều này chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự hợp tác của khách hàng. Nếu người yêu cầu bảo lãnh cố tình lừa dối ngân hàng bằng cách đưa ra các thông tin giả, các báo cáo tài chính không chính xác thì công tác thẩm định của ngân hàng sẽ bị gây nhiễu có thể có những đánh giá sai lệch và thực hiện những khoản bảo lãnh chất lượng kém
Đạo đức của bên nhận bảo lãnh cũng được phân tích trên khía cạnh chủ yếu là tính trung thực. Bên nhận bảo lãnh có thể cố tình lừa dối ngân hàng bằng cách lập các chứng từ giả mạo đòi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đó chất lượng khoản bảo lãnh của ng._.ân hàng cũng sẽ bị giảm sút.
1.3.2.2. Môi trường kinh tế
Lịch sử ra đời của bảo lãnh đã chứng minh khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định thì nhu cầu bảo lãnh mới phát sinh. Từ đó có thể thấy, sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh phải tương xứng với trình độ của nền kinh tế. Trong một môi trường kinh tế nhiều biến động thì rủi ro trong hoạt động bảo lãnh càng cao. Sự biến động về giá cả nguyên, nhiên, vật lieu và những thay đổi trong điều hành chính sách vĩ mô: thay đổi trong đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản ly tỷ giá, lãi suất, điều hành chính sách tiền tệ… dều làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến không thực hiện được cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh, với ngân hàng bảo lãnh. Có thể thấy tât cả các yếu tố trên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.
1.3.2.3. Môi trường pháp ly
Các quy định pháp lý của Nhà nước sẽ tác động đến đời sống kinh tế chính trị của toàn xã hội. Nếu các quy định của Nhà nước phản ánh đúng theo thực tế sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp có môi trường phát triển thuận lợi, lành mạnh cũng sẽ là điều kiện cho chất lượng bảo lãnh của ngân hàng tốt hơn. Ngược lại, nếu quy định của Nhà nước trở nên lỗi thời không có tác dụng điều tiết nền kinh tế mà lại kìm hãm nền kinh tế phát triển, sẽ tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Trong tình hình đó, hoạt động của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, rủi ro kinh doanh tăng lên, do đó sẽ làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được hình thành năm 1959 với tên gọi là Phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa và được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở tại: Số 237 phố Khâm Thiên - TP. Hà Nội, với tổng số CBCNV khoảng 50 người.
Từ ngày 01/7/1988 trở thành thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống Ngân hàng Công thương và trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trụ sở chính tại số 187 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa và 2 phòng giao dịch tại 2 phường Kim Liên và Cát Linh, với mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 15 quỹ tiết kiệm tại 15 phường.
Trong 20 năm qua, Chi nhánh đã không ngừng đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và tăng trưởng đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời Chi nhánh còn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trọng việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bên cạnh đó Chi nhánh còn triển khai có hiệu quả các trương trình cho vay vốn ưu đãi như: Cho vay tạo việc làm đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các công trình trọng điểm theo chỉ định của Chính phủ, cho vay theo chương trình EC cho người hồi hương, cho vay lãi suất ưu đãi hỗ trợ sinh viên của 5 trường Đại học để đào tạo nhân tài cho đất nước
Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ kinh doanh tiền tệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch có uy tín với khách hàng được thể hiện qua một số kết quả sau đây:
Về huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động năm 1988 là 21 tỷ 904 triệu đồng thì đến nay tổng nguồn huy động vốn hàng năm đã gấp hàng trăm lần. Với 15 Quỹ tiết kiệm trên 15 phường, Chi nhánh có mạng lưới huy động tiền gửi dân cư thật vững chắc, góp phần cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có nguồn vốn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Về đầu tư cho vay nền kinh tế: Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu về vốn (cả nội tệ và ngoại tệ) cho các thành phần kinh tế, ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm, những ngành nghề then chốt mũi nhọn, những ngành nghề truyền thống quan tâm đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ - kết quả đã giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cạnh tranh và thay thế hàng nhập ngoại, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng vốn của Ngân hàng đã giúp cho không ít các Doanh nghiệp từ chỗ làm ăn yếu kém trở thành những Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển, đứng vững trên thị trường.
Chi nhánh đã mạnh dạn giám nghĩ, giám trịu trách nhiệm, giám đầu tư cho vay các đơn vị yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, là những đơn vị đã đứng bên bờ vực, công nhân phải nghỉ việc do không có việc làm… Nay đã trở thành những đơn vị vững mạnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh cũng ngày càng phát triển, thông qua các nghiệp vụ như: Chi trả kiều hối, bảo lãnh, thanh toán Séc du lịch-ViSa Card, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, được khách hàng tín nhiệm và tìm đến mở tài khoản, giao dịch ngày một tăng.
Là một trong những Chi nhánh được lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và quản lý, có nhiều tiện ích về kỹ thuật tin học như chương trình OSFA, chương trình giao dịch 1 cửa tại quầy, hoặc giao dịch từ xa, đó là “Tự động hóa Ngân hàng bán lẻ”, máy trả tiền tự động ATM gửi tiền một nơi và lấy ra ở nhiều nơi, tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng, thanh toán chuyển tiền nhanh được nhiều khách hàng ưa thích. Công nghệ thanh toán hiện đại đã góp phần rút ngắn thời gian, tăng nhành vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn bí mật tuyệt đối, thuận lợi trong thanh toán.
Trong 20 năm liên tục, kể từ ngày thành lập hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (năm 1988 đến nay), Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, toàn thể Cán bộ công nhân viên Chi nhánh quyết tâm phấn đấu, xứng đáng với danh hiệu: “Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới”.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC 1
PHÓ GIÁM
ĐỐC 2
PHÓ GIÁM
ĐỐC 3
Phòng Khách
hàng 2
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
P.KH 1
P.QLRR
P.KHCN
P.CVCN
HĐV
QTK
P. QLNCVĐ
P.TTKQ
P. TTĐT
P.GD Kim Liên
P.GD
Cát Linh
P.THTT
CN NHCT Đống Đa bao gồm 12 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim Liên, 15 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa.
2.1.3. Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng không nhỏ đối với các NHTM nói chung cũng như NHCTĐĐ nói riêng. Hoạt động huy động vốn hết sức khó khăn giảm hầu hết các chỉ số. Trước sức ép về nhu cầu vốn, các NHTM trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động cùng với việc tăng lãi suất huy động, kết hợp với nhiều chính sách khuyến mại chăm sóc khách hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.
Các hoạt động huy động vốn chính của NHCT Đống Đa:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn thông qua mở tài khoản thanh toán. Nhận tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn linh hoạt: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 11, 12, 18, 24 tháng và trên 24 tháng.
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Rút tiền tự động, thanh toán hóa đơn trên máy ATM, thẻ tiền mặt, thẻ tín dụng.
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động là 4205 tỷ , giảm đi 95 tỷ so với năm 2007, và chỉ bằng 97,8% so năm 2007. Trong đó nguồn vốn nội tệ huy động được là 2305 tỷ, giảm gần 1% so với cùng kì năm trước. Vốn huy động ngoại tệ quy VND đạt 450 tỷ, giảm 45 tỷ.
Biểu 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2006-2008)
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
1.Tiền gửi tiết kiệm
1650
50,77
1800
41,86
1850
44
2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
1340
41,23
2320
53,95
2305
54,82
3.Kỳ phiếu
260
8
180
4,19
50
1,18
Tổng
3250
100
4300
100
4205
100
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2006-2008)
Mặc dù bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng trong năm qua Chi nhánh luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHCTVN, bám sát diễn biến thị trường, phát huy sức mạnh của tập thể và bằng những biện pháp cụ thể nhờ đó không những đã duy trì phát triển ổn định nguồn vốn, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà còn luôn là Chi nhánh giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương với 2010 tỷ đồng năm 2006, 3494 tỷ đồng năm 2007 và 3315 tỷ đồng năm 2008
2.1.3.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHCT Đống Đa nói riêng. Sử dụng vốn như thế nào là rất quan trọng, có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nhận thức được rõ vấn đề trên, trong những năm qua, Chi nhánh đã hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là công tác tín dụng luôn luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.
Bám sát sự chỉ đạo của NHCTVN trong những năm qua, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay. Với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng.
Tuy nhiên, tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2008 dư nợ của Chi nhánh giảm mạnh chỉ còn 1250 tỷ đồng, bằng 78,125 % so với dư nợ năm 2007 và bằng 59,52 % so với dư nợ năm 2006.
Biểu 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008)
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
1.Cho vay ngắn hạn
1420
67,62
1100
68,75
930
74,4
2.Cho vay trung và dài hạn
680
32,38
500
31,25
320
25,6
Tổng
2100
100
1600
100
1250
100
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006– 2008)
* Cho vay ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ. Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các hình thức:
- Cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng thường xuyên
- Cho vay phục vụ nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho SXKD
- Cho vay cầm cố các chứng từ có giá
- Cho vay nhu cầu tiêu dùng
Chi nhánh đã cho vay ngắn hạn các DN SXKD có hiệu quả, tạo điều kiện giúp các DN có đủ vốn nhập nguyên vật liệu phục vụ SXKD ổn định và có hiệu quả. Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 65% tổng dư nợ của chi nhánh. Trong năn 2008 tỷ lệ này là 74,4%
* Cho vay trung và dài hạn:
Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, có một số dự án cho vay với thời hạn 10 năm.
Bao gồm các hình thức:
- Cho vay thương mại trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay đồng tài trợ
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
Biểu 2.3: Biểu đồ dư nợ cho vay theo thời gian
Tỷ đồng
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình. Đối với bản thân Chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng thực sự tạo ra nguồn thu chủ yếu.
Biểu 2.4: Thu nhập từ lãi qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng.
2006
2007
2008
Tổng thu nhập
295
350
380
Lãi tiền gửi
85
169
190
Lãi tiền vay
195
170
182
Lãi khác
ChØ tiªu
2003
2004
2005
Tæng thu nhËp
180
225
270
L·i tiÒn göi
40
55
60
L·i tiÒn vay
137
165
200
L·i kh¸c
3
5
10
Tæng chi phÝ
142
165
200
L·i tiÒn göi
35
45
50
L·i tiÒn göi tiÕt kiÖm
77
82
100
Chi kh¸c
30
38
50
L·i
38
60
70
15
11
8
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006– 2008)
Năm 2008 với sự khó khăn chung của kinh tế thế giới và gánh nặng nợ xấu của năm 2007 đã ảnh hưởng xấu tới tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn NHCTĐĐ.
Biểu 2.5: Phân loại nợ
Đơn vị : Tỷ đồng
Phân loại nợ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nhóm 1
2077,5
1532
1195,5
Nhóm 2
12
5
15
Nhóm 3
5
10
20
Nhóm 4
3
50
4
Nhóm 5
2,5
3
15
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006– 2008)
Chi nhánh đã áp dụng rất nhiều biện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu các phòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể với từng khách hàng.
Chất lượng tín dụng của chi nhánh tiếp tục được cải thiện tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu:
- Tỉ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5): 3,12% > mục tiêu dưới 3%
- Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo: 68,6% < mục tiêu 75%
- Tỉ lệ cho vay trung và dài hạn: 25,6% < Giới hạn 40%
2.1.3.3. Tình hình dịch vụ
Bên cạnh hoạt động tín dụng, mảng dịch vụ cũng đem lại nguồn thu quan trọng cho Ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ so với tổng doanh thu đang giảm mặc dù với tốc độ không lớn lắm trung bình ở mức 6%
Biểu 2.6: Biểu đồ nguồn thu dịch vụ năm 2006-2008
Tỷ đồng
Tuy tổng nguồn thu dịch vụ giảm nhưng hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vẫn phát triển. Tổng thu phí và doanh số từ hoạt động này luôn tăng lên trong suốt 3 năm qua điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN NHCT Đống Đa ngày càng phát triển.
Biểu 2.7: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thanh toán quốc tế:
Thanh toán L/C nhập khẩu
42,258
43,19
45,2
Thanh toán L/C xuất khẩu
1,42
1,5
1,8
Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua
44,933
45,3
46,2
Doanh số bán
45,641
46,1
45,85
Chi trả kiều hối
1,745
1,81
1,95
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa ( 2006-2008)
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu.
Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời nó cũng là cơ sở tăng nguồn ngoại tệ nhờ mua lại và tăng thu dịch vụ nhờ thu phí cho chi nhánh. Từ năm 2005, chi nhánh đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift, đây là một tiến bộ công nghệ mới sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong chuyển tiền.
2.1.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh
Biểu 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2006
2006
2008
Tổng doanh thu
295
350
380
Tổng chi phí
259
298
340
LN
36
52
40
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
Qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng sụt giảm, đặc biệt trong năm 2008 chi nhánh bị giảm một cách trầm trọng mặc dù nhiều hoạt động của chi nhánh vẫn rất tốt. Sự giảm sút đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Dư nợ của chi nhánh giảm trong năm 2008 trong khi đó nợ xấu tăng đột biến nên số DPRR phải trích rất lớn.
- Do tài sản có không sinh lời của chi nhánh lớn nên không thu được lãi.
- Ảnh hưởng tiêu cực của khung hoảng tài chính thế giới, các doanh nghiệp , ngân hàng đều phải gồng mình lên chống đỡ. Nhiều doanh nghiệp là khách hàng làm ăn thua lỗ.
- Lạm phát tăng cao, thị trường vốn bùng nổ cả về giá và quy mô huy động vốn kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền gửi dân cư.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh.
Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc NHCT VN, NHCT Đống Đa phải tuân thủ đầy đủ quy trình bảo lãnh đã được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống NHCT.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo lãnh hay chấm dứt cam kết bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
a) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Khi khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh, cán bộ tín dụng hỏi một số thông tin để kiểm tra sơ bộ về khách hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Nếu là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn việc thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Nếu là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ trong hồ sơ. Các giấy tờ trong hồ sơ thường bao gồm:
Hồ sơ khách hàng
Hồ sơ khoản bảo lãnh:
- Giấy đề nghị bảo lãnh phải là bản gốc có đầy đủ chữ ký thẩm quyền.
- Hồ sơ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.
- Các giấy tờ liên quan đến mục đích đề nghị bảo lãnh:
Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh:
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo.
b) Thẩm định các điều kiện bảo lãnh.
Cán bộ tín dụng tiến hành các bước thẩm định về tính pháp lý và kinh tế của khách hàng; thẩm định phương án / dự án đề nghị bảo lãnh để đảm bảo rằng khách hàng và phương án đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, nguyên tắc theo quy định của NHCT VN. Quy trình thẩm định bảo lãnh bao gồm các nội dung sau:
1. Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh
Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các loại hồ sơ; kiểm tra tính hợp pháp của nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cán bộ tín dụng sẽ phân tích khả năng thực hiện hợp đồng.
Thu thập và xác minh thông tin
Cán bộ tín dụng thu thập, xác minh thông tin về khách hàng và phương án đề nghị được bảo lãnh qua các nguồn thông tin như:
- Hồ sơ vay vốn / bảo lãnh hiện tại và trước đây của khách hàng tại NHCT (nếu có)
- Tình hình quan hệ của khách hàng với NHCT từ trước đến nay.
- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng
- Đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu về bộ máy lãnh đạo, tình hình hoạt động thực tế của khách hàng
- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo, nghiên cứu chuyên đề về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh.
- Thông tin từ các cơ quan quản lý, các bạn hàng, đối tác của khách hàng bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại.
Phân tích, thẩm định khách hàng
Cán bộ tín dụng tìm hiểu cặn kẽ và toàn diện về khách hàng theo các nội dung sau:
- Phân tích tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- Đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng
- Phân tích tài chính doanh nghiệp: cán bộ tín dụng sẽ thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng, xu hướng tài chính và tiềm lực của doanh nghiệp.
Phân tích ngành
Cán bộ tín dụng đánh giá xu thế phát triển của ngành mà phương án/dự án đề nghị bảo lãnh thực hiện và tạo cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án/dự án đó.
Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh
- Đối với bảo lãnh dự thầu, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để xác định khả năng chi trả trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định dự thầu.
- Đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư như các nghiệp vụ tín dụng khác.
- Đối với khách hàng xin mở L/C nhưng không ký quỹ đủ 100% hoặc những khách hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cán bộ tín dụng phải kết hợp với bộ phận thanh toán quốc tế để thẩm định thêm các vấn đề: tính thị trường của hàng hóa trong hợp đồng, những rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng đối phương hoặc bên nhập khẩu không thanh toán tiền từ bộ chứng từ xin được chiết khấu hoặc chứng từ mở L/C.
Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh =
Trong đó mức phí bảo lãnh được ngân hàng tính như sau :
- Phần có ký quỹ ngân hàng sẽ tính mức phí 1%/năm trên số dư bảo lãnh có ký quỹ
- Phần không ký quỹ ngân hàng sẽ tính mức phí 2%/năm trên số dư bảo lãnh không ký quỹ.
c) Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh
Trên cơ sở các ý kiến phân tích đánh giá thu được từ bước thẩm định điều kiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định. Trong đó, cán bộ tín dụng phải nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện (điều kiện về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án, tài sản đảm bảo,…) và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh.
Việc tái thẩm định có thể được thực hiện khi khâu thẩm định của cán bộ tín dụng bị phát hiện có nhiều thiếu sót. Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định/ tái thẩm định (nếu có) cùng toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng duyệt.
d) Trình duyệt khoản bảo lãnh
Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở
Cán bộ tín dụng trình Tờ trình thẩm định / tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ bảo lãnh cho trưởng phòng tín dụng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định.
Trường hợp phải qua hội đồng tín dụng cơ sở
Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ họp và ký quyết định phê duyệt hay không phê duyệt tờ trình bảo lãnh. Nếu khoản bảo lãnh vượt quyền phán quyết của CN, CN sẽ phải chuyển hồ sơ khoản bảo lãnh lên trụ sở chính bao gồm tờ trình thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng cơ sở và toàn bộ hồ sơ của khách hàng xin bảo lãnh.
e) Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo
Khi khoản bảo lãnh đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo Hợp đồng bảo lãnh và Hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh và trình ban lãnh đạo kiểm tra và phê duyệt. Sau khi Hợp đồng đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ gửi hợp đồng cho khách hàng để lấy chữ ký.
f) Phát hành cam kết bảo lãnh
Cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo cam kết bảo lãnh có các nội dung sau:
- Ngày phát hành bảo lãnh, số bảo lãnh
- Tên địa chỉ của CN, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
- Số tiền bảo lãnh, phạm vi, đối tượng, loại bảo lãnh
- Tính chất bảo lãnh (có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang)
- Hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Địa điểm nhận yêu cầu thanh toán theo nghĩa vụ bảo lãnh
- Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh
- Các yêu cầu mà bên nhận thanh toán phải đáp ứng khi yêu cầu thanh toán
Tùy theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, điện Telex hoặc Swift.
g) Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh
Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng. Với từng loại nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng phải cung cấp các bằng chứng chứng minh mình đang thực hiện hợp đồng với bên thứ ba theo đúng cam kết. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi tài sản đảm bảo, định kỳ kiểm tra hiện trạng và giá trị thị trường để đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.
h) Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
Đối với trường hợp bảo lãnh có thời hạn dài hơn 1 năm thì định kỳ hàng năm cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích khách hàng. Tùy theo diễn biến của tình hình khách hàng và thị trường, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định trình TPTD, đề xuất một trong các phương án là tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng; duy trì quan hệ trên cơ sở một số điều kiện mới hay ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới. Sau đó cán bộ tín dụng sẽ thông báo với khách hàng quyết định cuối cùng của CN.
k) Gia hạn bảo lãnh
Khi cán bộ tín dụng nhận được Giấy đề nghị gia hạn bảo lãnh của khách hàng sẽ thực hiện kiểm tra phân tích lý do xin gia hạn; tình trạng tài chính và hoạt động của khách hàng; thực tế tình hình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh; phương án thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi được gia hạn; tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định đề xuất một trong ba phương án: đồng ý gia hạn; gia hạn có điều kiện; từ chối gia hạn
Nếu đồng ý gia hạn bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ thảo văn bản bổ sung hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm và cam kết bảo lãnh về điều khoản gia hạn. đến cùng một địa chỉ như đối với cam kết bảo lãnh ban đầu.
m) Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghãi vụ bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng kiểm tra lại cam kết bảo lãnh về hiệu lực bảo lãnh và các điều kiện yêu cầu đối với bên thứ ba. Cán bộ tín dụng đề xuất họp 3 bên: ngân hàng, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh để bàn biện pháp thanh toán cụ thể, xác định nghĩa vụ thanh toán của mình.
n) Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh / hợp đồng bảo đảm
Hợp đồng bảo lãnh được thanh lý khi cam kết bảo lãnh đã hết thời hạn hiệu lực hay khi bên nhận bảo lãnh có văn bản xác nhận chấm dứt cam kết bảo lãnh và gửi trả lại cho ngân hàng bản gốc của cam kết bảo lãnh
2.2.2. Phân tích chất lượng bảo lãnh trong thời gian qua
2.2.2.1. Giá trị dư nợ bảo lãnh
Với mục tiêu tăng thu phí dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, NHCT Đống Đa đã liên tục phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Hiện nay, chi nhánh đang cung ứng nhiều loại hình dịch vụ bảo lãnh cho nhiều đối tượng khách hang khác nhau như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành…
Biểu 2.9: Tổng dư nợ bảo lãnh năm 2005- 2006- 2007
Đơn vị:tỷ đồng,%
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
06/05
Giá trị
07/06
Giá trị
08/07
Tổng dư nợ cho vay
2100
25,3
1600
23,8
1250
21,8
Tổng dư nợ bảo lãnh
277,6
17
234,6
15,5
183
22
DNBL/DNCV
13,2
14,6
14,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
Dư nợ bảo lãnh phát sinh trong 3 năm qua có chiều hướng đi xuống, liên tục trên 15% trong năm 2006, 2007, 2008. Năm 2008 doanh số bảo lãnh giảm so với năm 2007 giảm 51,6 tỷ tương đương 22%; So với năm 2006, dư nợ bảo lãnh giảm 98,4% tương đương 34%. Điều này báo hiệu chất lượng bảo lãnh đang có dấu hiệu suy giảm
Biểu 2.10: Biểu đồ dư nợ bảo lãnh
Tỷ VNĐ
Phân tích nguyên nhân của sự suy giảm có thể thấy do nguyên nhân sau: Do tốc độ tăng trưởng dư nợ trong ba năm gần đây cũng có sự giảm sút mạnh trên 20%. Sự sụt giảm của dư nợ cho vay kéo theo sự suy giảm dự nợ bảo lãnh. Trong 2 năm 2006,2007 tỷ lệ giảm của dư nợ cho vay mạnh hơn tỷ lệ giảm của dư nợ bảo lãnh. Nhưng sang năm 2008 đã có sự khác biệt: tỷ lệ giảm của dư nợ bảo lãnh và dư nợ cho vay gần như nhau
2.2.2.2. Giá trị doanh thu phí bảo lãnh
Biểu 2.11: Bảng thu phí dịch vụ bảo lãnh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ đồng
06/05
Tỷ đồng
07/06
Tỷ đồng
08/07
Doanh thu phí bảo lãnh
15,5
13
13,5
12,32
12,78
5,9
Doanh thu phí dịch vụ
30,57
7,39
28,02
8,38
26,87
4,1
Tổng doanh thu
295
24,5
350
18,6
380
8,57
DTPBL/DTPDV
50,71%
48,18%
47,56%
DTPBL/Tổng DT
5,25%
3,85%
3,35%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
Sự sụt giảm dư nợ cho vay cũng như dư nợ bảo lãnh dẫn đến sự sụt giảm doanh thu phí bảo lãnh. Năm 2006 doanh thu từ phí bảo lãnh là 15,5 tỷ, nhưng đến năm 2007 chỉ còn 213,5 tỷ giảm 12,32% đến năm 2008 là 12,78 tỷ so với năm 2007 là giảm 5,9% tương đương với 0,72 tỷ đồng. Có thể thấy tuy có giảm doanh thu phí nhưng tốc độ giảm giữa 2 năm 2._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2026.doc