Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh hoá

Mở đầu Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng là một yếu tố cơ bản để giành thắng lợi trên thương trường, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong những năm gần đây, trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chúng ta đã có những tiến bộ nhất định, hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên chất lượng phần lớn hàng hóa chưa theo kịp nhu cầu thị trường. Đâ

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là nhược điểm cần được khắc phục nhanh để các doanh nghiệp nước ta tồn tại và phát triển. Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu tại hội nghị chất lượng năm 1997 "Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và hội nhập bằng con đường chất lượng". Để tăng cường khả năng cạnh tranh, một mặt các đơn vị kinh tế phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, phải làm tốt công tác Marketing, mặt khác phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng không tự nhiên sinh ra mà phải được quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp, vì vậy quản lý chất lượng ngày càng phức tạp theo. Chất lượng trở thành một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Chất lượng và hiệu quả là hai vấn đề gắn liền, đi đôi với nhau. Không thể nói có hiệu quả nhưng không có chất lượng. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện của sản phẩm là thực hiện qui luật phát triển văn minh tiêu dùng xã hội, đồng thời thực hiện qui luật tiết kiệm trong tiêu dùng, nâng cao hiệu quả tiêu dùng, làm lợi cho xã hội và doanh nghiệp kinh doanh. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, ngày nay Công ty giống cây trồng Thanh Hóa đã trở thành Công ty chủ lực của tỉnh về sản xuất kinh doanh giống cây trồng, là Công ty cổ phần ổn định và phát triển. Sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận. Chất lượng sản phẩm ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên công tác quản trị chất lượng vẫn còn nhiều tồn tại. Để đứng vững trên thương trường, Công ty cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty giống cây trồng Thanh Hóa, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo GSTS Nguyễn Đình Phan, tôi đã thực hiện đề tài : "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa" nhằm phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề có 3 phần : I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa và vấn đề nâng cao chất lượng giống. II- Thực trạng về chất lượng giống ở Công ty. III- Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giống ở Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GSTS Nguyễn Đình Phan đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp được tốt. Vì thời gian và trình độ có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của thầy, cô giáo, của lãnh đạo, công nhân Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa, của mọi người. I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa và vấn đề nâng cao chất lượng giống : 1- Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Công ty. Thông tin chung về Công ty : Tên Công ty : Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa Tên tiếng Anh : Thanhhoa Seeds Joint Stock Company Ltd. Tên viết tắt : TSC Trụ sở chính : 664 đường Bà Triệu-thành phố Thanh Hóa Điện thoại : 037.852.768 Fax : 037.751.658 Quá trình hình thành và sự thay đổi trong hoạt động : Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa tiền thân là trại giống lúa Thanh Hóa đặt tại xã Định Bình huyện Yên Định. Trại gồm 21 cán bộ công nhân biên chế Nhà nước, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ty Nông nghiệp Thanh Hóa. Trại thành lập năm 1962. Bấy giờ đất nước đang trong thời kỳ đánh Mỹ, Trại có nhiệm vụ sản xuất giống lúa nguyên chủng, giống lúa thuần theo kế hoạch của tỉnh, chủ yếu cấp giống cho những vùng bị thiên tai, địch họa, bán giống lúa mới cho những vùng thâm canh "5 tấn" trọng điểm lúa của tỉnh. Trại còn là cơ sở nghiên cứu khoa học về giống lúa của Ty Nông nghiệp. Trại đã góp phần trong sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh lúc này. Tháng 3 năm 1974 Công ty giống cây trồng Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định 255TC/UBTH của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến năm 1990, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, mọi hoạt động của Công ty đều được tỉnh giao kế hoạch, cấp chi phí, cấp vốn... và được bao cấp toàn bộ. Đất nước sau ngày thống nhất, mặt trận nông nghiệp phát triển mạnh. Nông dân có yêu cầu ngày càng nhiều về các loại giống lúa, ngô, rau, đậu, cây ăn quả. Qui mô sản xuất của Công ty được mở rộng : Đã có 3 trại giống : Yên Định, Triệu Sơn (đồng bằng) và Cẩm Thủy (miền núi). Số cán bộ kỹ thuật được tăng cường hơn. Công ty được Nhà nước đầu tư một số cơ sở cho sản xuất giống : Sân phơi, nhà kho, máy móc nông nghiệp. Công ty đã thực hiện được kế hoạch Nhà nước giao qua các năm nói trên. Từ năm 1991 thực hiện Nghị quyết 388 ngày 30/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 522 TC/UBTH ngày 12/4/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường. Qui mô sản xuất của Công ty được mở rộng hơn, đã có 6 trại giống : Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Quảng Thắng (đồng bằng) và Cẩm Thủy (miền núi). Số cán bộ đại học trên 30 người, cao đẳng, trung cấp trên 20 người, hàng trăm công nhân kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật được mở rộng thêm một bước nữa kể cả phần sản xuất và phần kinh doanh. Hoạt động của Công ty ngày càng phát triển. Công ty còn liên kết sản xuất giống tại hàng chục hợp tác xã tiên tiến, có cơ sở đảm bảo thực hiện được công nghệ mới, thị trường mở rộng đến hầu khắp 21 huyện thị trong tỉnh. Phong trào gieo cấy giống mới, gieo cấy lúa lai tăng nhanh. Công ty đã sang Trung Quốc (chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây) nhập khẩu về Thanh Hóa hàng nghìn tấn lúa lai mỗi năm, góp phần đáng kể đưa toàn tỉnh mấy năm liền đạt 1,5 triệu tấn lương thực/năm. Từ tháng 11/2003 Công ty chuyển thành Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa. Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Theo các quyết định được thành lập như đã nêu trên, chức năng nhiệm vụ và ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là : 1. Du nhập, khảo nghiệm, nghiên cứu, lai tạo và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học về giống cây trồng nông nghiệp. Hướng dẫn sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bịa tỉnh Thanh Hóa. 2. Sản xuất giống gốc, giống nguyên chủng, các loại giống cây trồng nông nghiệp, chọn lọc nhân dòng giống bố mẹ và sản xuất lúa lai F1, ngô lai F1. Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng nông nghiệp tại các hợp tác xã thuộc vùng giống của tỉnh. Liên doanh liên kết sản xuất các loại giống cây trồng với các Viện, các đơn vị trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh. 3. Kinh doanh dịch vụ các loại giống cây trồng nông nghiệp đáp ứng sản xuất trong và ngoài tỉnh. Những thành tựu, danh hiệu đạt được Sau hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số kết quả sau : 1. Đã du nhập về tỉnh hàng trăm loại giống lúa, ngô, lạc, đậu... Sau khi tiến hành khảo nghiệm hẹp, khảo nghiệm rộng, khảo nghiệm vùng sinh thái, đã đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay dần các giống cũ có năng suất chất lượng kém trong sản xuất tại địa bàn của tỉnh. 2. Hàng năm Công ty đã sản xuất được hàng ngàn tấn giống cây trồng với chủng loại phong phú đa dạng như sau : - Giống lúa siêu nguyên chủng : 20 - 25 tấn/năm - Giống lúa nguyên chủng : 800 - 1.000 tấn/năm - Giống lúa xác nhận - tiến bội kỹ thuật : 1.200-1.500 tấn/năm - Giống lúa lai F1 : 50 - 100 tấn/năm - Giống ngô lai F1 : 120 - 150 tấn/năm - Giống lạc mới : 50 - 100 tấn/năm 3. Trong kinh doanh, đến nay hàng năm Công ty đã bán được một lượng hạt giống công trình lớn chiếm 80 - 85% thị phần tỉnh. Đầu năm 2003 được Tổng cục đo lường chất lượng - Bộ Khoa học công nghệ Môi trường cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 2001 - 2000. * Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty : Sản phẩm : Hàng nghìn năm qua, nông dân ta đã đúc rút kinh nghiệm làm ruộng một cách tổng quát : "Nhất nước, nhìn phân, tam cần, tứ giống". Trong khâu giống, lại nêu kỹ hơn : "Làm ruộng không giống, sống cũng như chết" "Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa" Như vậy giống là một trong những điều kiện quyết định mùa màng có được thu hoạch hay không và muốn được mùa hơn, cần phải có giống tốt. Sản phẩm giống cây trồng của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa nhằm đáp ứng 2 yêu cầu trên của nông dân : - Bán đủ giống cây trồng cho nông dân trồng trọt. - Bán giống tốt cho nông dân để họ ngày càng được mùa. Giống tốt có rất nhiều thuộc tính chất lượng thông qua một tập hợp các thông số kỹ thuật phản ánh khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh đặc trưng hoạt động của sản phẩm (giống cây trồng) và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm : Phẩm chất hạt giống, độ nẩy mầm, quá trình sinh trưởng, phát triển, thời gian sinh trưởng, thích hợp với chân đất nào, thời vụ nào... các biện pháp chăm sóc... năng suất mùa màng. Khác với các sản phẩm khác, sau khi mua xong, người tiêu dùng sử dụng ngay, và biết được ngay chất lượng sản phẩm. Với hạt giống, người ta phải theo dõi cả một vụ sản xuất từ gieo cấy đến thu hoạch mới biết được giống tốt hay xấu. Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa là giống lúa và giống ngô. Trong giống lúa có rất nhiều loại : - Giống gốc (nguyên chủng) : Là giống dùng để sản xuất nhân ra giống xác nhận (để nông dân gieo cấy đại trà). Sản xuất loại giống này đòi hỏi cơ sở vật chất và công nghệ cao, người nông dân khó làm được. Giống nguyên chủng do Công ty cung cấp cho các cơ sở liên kết sản xuất để nhân thành giống xác nhận. - Giống xác nhận : Là giống dùng để gieo cấy đại trà. Người nông dân có thể mua giống nguyên chủng về nhân ra giống xác nhận. Nhưng với những địa phương gặp thiên tai, địch họa, thiếu giống thì phải mua giống xác nhận tại thị trường. - Giống mới, tiến bộ kỹ thuật : Là những giống mới, những thành tựu nghiên cứu, thử nghiệm của các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, được Bộ Nông nghiệp cho phép gieo cấy trong nước. Đây là một sản phẩm rất được nông dân ưa chuộng. Những giống mới, tiến bộ kỹ thuật có nhiều ưu điểm về năng suất, về chất lượng. - Giống lúa lai F1 : Khác với giống lúa thuần truyền thống (cây lúa tự thụ phấn), giống lúa lai F1 do lúa bố và lúa mẹ lai tạo mà thành. Nay đã có lúa lai 3 dòng và lúa lai 2 dòng. Nhờ lai tạo giữa 2 hoặc 3 cá thể với nhau nên lúa lai F1 có những ưu thế lai vượt trội so lúa thuần : Năng suất cao hơn, chất lượng gạo tốt hơn. Nhưng khác với lúa thuần, có thể dùng đời F3, F4 để tái sản xuất, lúa lai không thể dùng nhiều đời, mà chỉ có đời F1 mới có ưu thế lai. Nếu dùng đời F3, F4 ... để tái sản xuất sẽ mất mùa. Công nghệ để sản xuất hạt lúa lai F1 khó hơn nhiều so với sản xuất lúa thuần, giá thành cao. Hiện nay nước ta chủ yếu phải nhập lúa lai F1 từ Trung Quốc. Mấy năm gần đây phong trào tự sản xuất lấy giống lúa lai F1 ở trong nước đang sôi nổi. Thanh Hóa là một trong những tỉnh hăng hái nhất. Đến năm 2004 toàn tỉnh đã sản xuất được 787 tấn lúa lai F1. Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa cũng tích cực trong lĩnh vực này. - Về giống ngô : Sản phẩm chủ yếu của Công ty là giống ngô lai F1 sản xuất tại các trại của Công ty và một số ít điểm liên kết. Sản xuất giống ngô lai F1 không khó như làm lúa lai F1. Ưu thế của ngô lai F1 rất rõ rệt, được nông dân ưa dùng. Hàng năm Công ty đã bán được : - Giống lúa nguyên chủng : 1.500 - 1.600 tấn/năm - Giống lúa xác nhận - tiến bộ kỹ thuật : 1.200 - 1.500 tấn/năm - Giống lúa lai F1 : 1.300 - 1.900 tấn/năm - Giống ngô lai F1 : 250 - 300 tấn/năm a Thị trường : Thị trường của Công ty trước đây chỉ gồm mấy huyện trọng điểm lúa. Sau khi kinh tế nông nghiệp khởi sắc, Công ty đã vươn ra nắm bắt thị trường khắp 4 vùng miền biển, đồng bằng, trung du, miền núi của tỉnh. Những năm gần đây Công ty đã bán được giống ngô lai F1, giống lúa lai cho các tỉnh bạn như Sơn La, Đắc Lắc, Quảng Nam... Tuy nhiên, tại một số địa bàn Thanh Hóa (nhất là một số xã giáp Ninh Bình, nông dân vừa mua giống của Công ty, vừa mua giống lúa, ngô của các Công ty Thái Bình, Nam Định. Những xã có điều kiện đất đai thời tiết giống như Nam Định, Thái Bình, thích hợp gieo cấy những giống lúa thuần của hai tỉnh này. Hai công ty giống của hai tỉnh trên sản xuất nhiều những giống nói trên nên giá thành rẻ hơn công ty giống cây trồng Thanh Hoá. Khách hàng của Công ty là những hộ nông dân (mua giống qua các cửa hàng bán giống của các đại lý có ở khắp nơi), là các đại lý, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (ở Thanh Hóa còn hơn 100 hợp tác xã này), là các trạm khuyến nông huyện. a Đặc điểm công nghệ (tóm tắt) : * Ngoài đồng : - Sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng (từ giống tác giả) + Vụ thứ nhất (Go) : Ruộng vật liệu để chọn dòng (khóm) + Vụ thứ hai (G1) : So sánh các dòng (khóm) đã chọn. + Vụ thứ ba (G2) : So sánh, nhân dòng và hỗn dòng đã chọn. - Sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng : Phải được sản xuất từ hạt siêu nguyên chủng đạt tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. - Sản xuất hạt giống lúa xác nhận : Phải được sản xuất từ hạt nguyên chủng đủ tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. - Sản xuất giống lúa lai F1 : Cần có dòng mẹ và dòng bố (A và R) thuần đủ tiêu chuẩn, phải đảm bảo cách li (không gian và thời gian) với lúa đại trà, đảm bảo các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, đảm bảo các chỉ tiêu như tiêu chuẩn ngành đã ban hành. - Sản xuất giống ngô lai F1 : Duy trì và nhân dòng thuần bố, mẹ bằng bao cách li nhân dòng ở ruộng cách li. + Thu hoạch chế biến, bảo quản : Hạt phải thu hoạch đúng lúc (chín), phơi khô (hoặc sấy khô), quạt sạch, khử lẫn, đóng bao. Bảo quản hạt trong kho thường (nếu đem gieo ngay) hoặc trong kho lạnh (nếu để cách vụ). a Đặc điểm đất đai : Công ty có 5 trại sản xuất giống (một trại ở miền núi) 3 trại ở đồng bằng và một trại ở vùng ven biển. Từng trại có đặc điểm đất đai và điều kiện sinh thái tiêu biểu của vùng. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất giống trên địa bàn một tỉnh rộng, vì : - Khi du nhập giống mới về từng vùng trong tỉnh, giống mới được khảo nghiệm tại các trại trong vùng. Khi có kết luận giống thích hợp vùng, mới sản xuất giống khối lượng lớn bán cho nông dân trong vùng. Trước khi bán giống, có thể mời đại diện nông dân đến các trại tham quan thực tế và trao đổi kỹ thuật. Các trại trở thành những điểm trình diễn, thành mô hình khuyến mại cho sản phẩm giống của Công ty. - Từ các trại, Công ty có thể liên hệ mật thiết với vùng, hiểu được yêu cầu của khách hàng, từ đó đặt ra sản xuất, kinh doanh. - Từ các trại, việc vận chuyển giống bán cho vùng có quãng đường ngắn hơn, đỡ tiền chi phí, cũng từ các trại, công tác hậu mãi của Công ty với bà con nông dân cũng gần gũi hơn. Biểu 1, 2 : Tình hình đất đai của Công ty Tên trại sản xuất giống Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích canh tác (ha) Vùng Cẩm Thủy 34,0 28,0 Miền núi Yên Định 28,5 25,5 Đồng bằng Triệu Sơn 27,7 23,5 Đồng bằng Đông Tân 10,5 8,5 Đồng bằng Quảng Thắng 5,5 4,5 Ven biển Tổng toàn Công ty 106,2 90,0 Thứ tự Chỉ tiêu Ha % I Diện tích đất tự nhiên 106,2 100,00 - Đất canh tác - Ao hồ - Chuyên mạ - Chuyên dùng 90,0 1,5 9,0 5,7 84,75 1,41 8,47 5,37 II Đất canh tác 90 100,00 - Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3 36,2 23,6 30,2 40,00 26,8 33,92 III Đất gieo trồng 198,0 100,00 - Lúa - Ngô 133,0 65,0 69,7 30,3 Đất đai các trại của Công ty ở dạng trung bình so với đất đai trong vùng. Nhưng cơ sở vật chất như thuỷ lợi, sân kho, máy móc thì hơn hẳn ngoài dân. a Thủy lợi : Hầu hết các trại sản xuất của Công ty đều có hệ t hống tưới tự chảy : Trại Triệu Sơn, Đông Sơn, Quảng Thắng lấy nước từ hệ thống thủy nông Bái Thượng sông Chu, trại Yên Định lấy nước từ hệ thống nam sông Mã (bơm điện), trại Cẩm Thủy lấy nước từ hồ Thung bằng (hồ chứa). Riêng trại Cẩm Thủy được lắp đặt một hệ thống máy bơm và vòi tưới phun trị giá trên 2 tỷ đồng. Trên đồng ruộng đều có mương máng tưới tiêu thuận lợi. a Đất liên kết sản xuất giống (biểu 3) : Công ty đã liên kết với 32 hợp tác xã (thuộc 11 huyện của 4 vùng trong tỉnh) chọn ra 520 ha ruộng đất tại những cánh đồng chuyên giống của địa phương để sản xuất giống bán cho thị trường. Biểu 3 : Phú Nhuận Yên Lạc Vĩnh Quang Vĩnh Thành Định Tường Quí Lộc Thiệu Đô Thiệu Chính Xuân Lai Thọ Nguyên Hạnh Phúc Hợp Thành Đồng Tiến Xuân Lộc Đồng Khê Trung Chính 15 ha 20 10 10 20 15 15 20 20 05 15 10 30 15 10 10 Tượng Văn Minh Nghĩa Nga Thành Hoằng Phúc Hoằng Phú Hoằng Đạt Hoằng Xuân Hoằng Quì Hoằng Đồng Quảng Thắng Quảng Thành Quảng Đông Quảng Phong Quảng Ngọc Quảng Đức Quảng Yên 15 ha 10 5 20 20 25 25 20 20 15 20 20 20 20 10 20 ^ Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật : Biểu 4 : Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Tên tài sản Cái m2 Giá trị (triệu đồng) Nhà làm việc Sân phơi Nhà trống Nhà chế biến giống Nhà kho (thường) Nhà kho (lạnh) Công trình thủy lợi Hệ thống sấy khô Máy móc các loại 6 8 8 4 6 3 6 2 37 2.111 12.380 1.531 483 861 761 1.116,1 364,4 265,4 118,3 208,9 89,2 362,4 287,3 545,0 Tổng cộng 3.356,0 Hạt lúa, ngô giống sau khi gặt ngoài đồng về, phải được phơi, sấy khô ngay, nếu không sẽ mất sức nẩy mầm. Công ty đã xây dựng được 8 gian nhà trống có mái che, diện tích 1.351m2 để đưa giống mới gặt về tạm tránh mưa. Lại có 8 sân phơi lớn 12.380m2 để phơi giống. Riêng trại sản xuất ngô còn có 2 hệ thống sấy khô. Vì thế hạt giống làm ra không bị hư hỏng nhiều sau khi thu hoạch. Kho bảo quản hạt giống yêu cầu các điều kiện kỹ thuật khắt khe hơn so với kho lương thực, nhất là về nhiệt độ không được cao, lại cần thoáng... Công ty có hệ thống kho thường và kho lạnh đảm bảo kỹ thuật. Riêng kho lạnh Lễ Môn mới xây chứa được 500 tấn hạt giống lúa, ngô (chi phí xây hết 5.592 triệu đồng). Đã có 4 nhà chế biến hạt giống (sàng, chọn, nhuộm hạt, đóng bao) diện tích 483m2 cũng rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh giống. Nhìn chung từ ruộng đất, thủy lợi, máy móc, nhà xưởng, kho tàng... cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa tương đối đảm bảo so với yêu cầu sản xuất giống hiện nay của một Công ty giống cấp tỉnh. Tất nhiên khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, cụ thể như cơ sở hạ tầng để sản xuất hạt giống lúa lai F1 là rất cao, Công ty còn phải cố gắng để đầu tư hợp lý và thỏa đáng hơn. Về cơ sở kinh doanh, Công ty có cửa hàng bán buôn, bán lẻ tại Công ty và các trại, 115 điểm bán đại lý ở các huyện. Đặc điểm nguyên liệu đầu vào : Là một Công ty sản xuất kinh doanh giống cây trồng, nguyên liệu đầu vào gồm nhiều thứ : Nước (phân bón các loại, xăng dầu chạy máy, thuốc trừ sâu bệnh, vật liệu cách li, vật liệu chuyên dùng làm giống v.v...). Những nguyên liệu này đều có sẵn trên thị trường, ít có những biến động lớn. Nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của Công ty là những giống cây trồng gốc (gọi là giống tác giả). Công ty phải mua những giống này về khảo nghiệm. Sau khi khảo nghiệm tại tỉnh thấy phù hợp mới nhân thành giống siêu nguyên chủng rồi từ siêu nguyên chủng nhân thành nguyên chủng, lại từ nguyên chủng nhân thành giống xác nhận. Nơi bán những giống tác giả này là các Viện nghiên cứu, các trường, các đơn vị khác ở trong và ngoài nước (chủ yếu trong nước). Giá của giống tác giả này rất đắt. Từ giống tác giả thành giống để bán đại trà cần nhiều năm tháng, tốn nhiều chi phí và không phải giống nào khi nhân ra cũng bán được. Vì thế cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về việc này. Đặc điểm lao động : Biểu 5 : Tình hình sử dụng lao động Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Người % Người % Người % Người % Tổng lao động 341 100 340 100 229 100 233 100 - Nữ 126 37 126 37 115 50 114 49 - Nam 215 63 214 63 114 50 119 51 Hình thức L.Đ 341 100 340 100 229 100 233 100 - Trực tiếp 296 87 296 87 196 86 123 53 - Gián tiếp 45 13 44 13 33 14 100 47 Trình độ L.Đ 341 100 340 100 229 100 233 100 - Trên đại học 1 1 - Đại học 34 10 35 10 36 16 36 15 - Cao đẳng, TC 26 8 26 8 35 15 35 15 - Công nhân KT 281 82 279 82 157 69 161 70 Là một doanh nghiệp khoa học kỹ thuật sinh học, số cán bộ kỹ thuật, kinh doanh của Công ty luôn chiếm khoảng 1/3 tổng số (đại học và trên đại học trên 15%, cao đẳng và trung cấp trên 15%), còn lại là số công nhân, nhân viên chuyên nghề sản xuất, kinh doanh giống. So với nhiều Công ty, xí nghiệp nông nghiệp trong tỉnh, Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa là doanh nghiệp có nhiều cán bộ có trình độ cao hơn cả. Công ty trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng đa số là nữ. Nam giới một số là cán bộ kỹ thuật sản xuất, một số làm trong nhà máy chế biến, vận tải, da số làm thị trường. Đặc điểm vốn : Biểu 6 : Tình hình sử dụng vốn 2001 2002 2003 2004 Chỉ tiêu T.đồng % T.đồng % T.đồng % T.đồng % Tổng tài sản 6.456 100 5.431 100 5.431 100 27.497 100 Vốn cố định Vốn lưu động 4.974 1.482 77 23 3.949 1.482 73 27 3.949 1.482 73 27 10.068 17.429 37 63 Nguồn do 6.456 5.431 100 5.431 100 27.497 100 Vốn tự có Ngân sách cấp 565 5.891 9 91 4.681 750 86 14 4.681 750 86 14 27.497 0 100 Qua từng năm, vốn tự có của Công ty tăng dần lên (từ chỗ chiếm 9% tăng lên 85% và đến năm 2004 vốn tự có của Công ty là 100% tổng vốn. Biểu 7 : Một số khoản mục tài chính tại bản quyết toán 2004 (Đơn vị tính : 1.000đ) Khoản mục Tài sản Nguồn vốn 1. Vốn kinh doanh 2. Nguồn vốn kinh doanh 3. Vốn bằng tiền 19.280.681 19.448.148 - Quỹ tiền mặt - Tiền gửi Ngân hàng 1.436.091 10.629.573 4. Nợ phải thu 25.696.045 5. Nợ phải trả 44.410.571 - Trong đó dư nợ ngân hàng (31/12) 30.022.135 6. Tài sản dự trữ - Hàng hóa - Thành phẩm - Nhiên liệu, bao bì 9.495.300 5.939.073 3.763.884 7. Khấu hao tài sản cố định 292.724 Vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng dẫn đến trả lãi cho ngân hàng lớn đ thu nhập doanh nghiệp nhỏ. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh : Tổ chức bộ máy : Hội đồng quản trị : 1. Thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. 2. Giám sát giám đốc tiến hành và những người quản lý khác. 3. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Quyết định các vấn đề về cơ cấu tổ chức của Công ty. Giám đốc điều hành : 1. Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư. 2. Quyết định các vấn đề theo Điều lệ Công ty qui định. Phó Giám đốc điều hành : 1. Phụ trách sản xuất, kỹ thuật, chất lượng. 2. Thay Giám đốc khi Giám đốc vắng. Ban Kiểm soát : 1. Kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi trình lên Hội đồng quản trị. 2. Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của Ban Giám đốc. Phòng Tổ chức hành chính : Phụ trách nhân sự, đào tạo, cơ sở vật chất, môi trường làm việc. Phòng kỹ thuật - chất lượng : Quản lý hệ thống chất lượng, kỹ thuật, qui trình, thiết bị đo lường, kiểm soát lưu kho, bao gói. Phòng đầu tư, kinh doanh : Cung ứng, điều tra phân tích thị trường, mua bán hàng lưu kho. Phòng Tài chính : Tái sản xuất : Sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản. Phòng Tổ chức Công ty Giám đốc điều hành Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính Phòng đầu tư kinh doanh Các trại, đơn vị trực thuộc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị 3. Những vấn đề đặt ra về chất lượng sản phẩm : Lúa, ngô là hai cây lương thực hàng đầu của nước ta. Giống lúa, ngô tốt là yếu tố đầu tư tốn kém ít nhưng lại có hiệu quả kinh tế rất cao. Trong những năm gần đây, hàng loạt giống lúa, ngô mới ra đời, đặc biệt là những giống lúa ngô tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất và tổng sản lượng lương thực. Còn nhớ không xa ở thời bao cấp, nước ta phải nhập mì mạch của nước ngoài về chống đói. Mấy năm qua, Việt Nam đã phát triển sản xuất nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có những tiến bộ về giống, nhất là giống mới. Tuy vậy, không phải bất cứ giống lúa, ngô mới nào đem về gieo trồng đều cho năng suất, chất lượng cao. Không ít trường hợp bị thất bại do mua phải giống xấu, giống rởm. Ngay tại Công ty, mấy năm trước đây, có lúc, có nơi đã bán cho nông dân một số lô giống kém chất lượng. Đến cuối vụ sản xuất, nông dân thất thu, đến "bắt đền" Công ty. Những năm đầu, nông dân bị thiệt, chỉ "bắt đền" Công ty tiền mua giống. Những năm sau đó, họ "bắt đền" toàn bộ sản lượng thất thu trên diện tích đã mua phải giống xấu để gieo cấy (bình quân 5 tấn lúa/ha/vụ ; 3 tấn ngô/ha/vụ). Phải đền cho nông dân là sự thua thiệt về kinh tế của Công ty, trực tiếp đến thu nhập của cán bộ nhân viên Công ty. Cái mất lớn hơn : Uy tín của Công ty bị giảm, thị phần bị co hẹp lại. Nông dân không mua giống của Công ty nữa mà mua giống của các Công ty khác. Rõ ràng chất lượng sản phẩm giống của Công ty giống cây trồng Thanh Hóa là nhân tố hàng đầu quyết định sự tồn vong của Công ty. Muốn cho sự nghiệp sản xuất kinh doanh không bị đổ vỡ, người tiêu dùng không xa lánh, Công ty k hông có con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm giống không chỉ là yêu cầu của nông dân, không chỉ là sự ngang giá cho đồng tiền mà nông dân bỏ ra mua hàng, mà hơn thế chính là vì công nhân, cán bộ của Công ty có thu nhập hay thua lỗ. Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Mọi người cho rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường phấn đấu gian khổ của mọi thành viên của Công ty. Đó là việc làm của ngày hôm qua, hôm nay và những ngày mai. II- Thực trạng về chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa : 1- Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Mua vào: Để có sản phẩm bán ra thị trường, Công ty đã tiến hành 3 biện pháp : - Sản xuất giống tại các Trại của Công ty. - Liên kết sản xuất giống với các hợp tác xã tiên tiến trong tỉnh. - Mua giống từ tỉnh ngoài, nước ngoài về. * Các trại của Công ty : Có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, có cơ sở vật chất kỹ thuật làm giống tương đối đầy đủ, là lực lượng nòng cốt về sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng giống. Nòng cốt về số lượng: Nếu các trại không cung cấp đủ lượng giống nguyên chủng, giống mới tiến bộ kỹ thuật, các đơn vị liên kết sẽ không đủ giống để nhân thành giống xác nhận để bán ra thị trường. Nòng cốt về chất lượng : Nếu các giống nguyên chủng, giống mới tiến bộ kỹ thuật của các trại không đảm bảo tiêu chuẩn ngành, các đơn vị liên kết sẽ bắt đầu vụ sản xuất giống bằng giống không đạt chất lượng, dẫn đến khi thu hoạch sẽ được hàng nghìn tấn giống xác nhận không chuẩn. * Các đơn vị liên kết sản xuất giống cũng giữ vai trò quan trọng. Nếu các đơn vị này không làm đúng các qui trình kỹ thuật với từng giống từ khâu gieo cấy, cách li, khử lẫn đến gặt hái, phơi sấy, phân loại hạt, đóng bao v.v... sản phẩm giống bán ra cũng không đạt chất lượng cao. Vì thế Công ty đã phân công nhiều cán bộ xuống trực tiếp bám sát các đơn vị, ký hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo với cơ sở và nhiều biện pháp kiểm tra khác để đảm bảo có sản phâmr giống đạt yêu cầu. Hàng năm qua tổng kết, Công ty đã loại bỏ một số đơn vị liên kết làm giống liên tục không đảm bảo tiêu chuẩn ngành. * Việc mua giống lúa lai F1, giống ngô lai, giống mới về tỉnh bán, lại có những đòi hỏi khác biệt. ở đây quan trọng là tìm đúng loại giống tốt, thích hợp, được nông dân Thanh Hóa ưa chuộng. Cần đi kiểm tra thực tế và chọn đúng đối tác bán giống. Khâu cuối là kiểm tra hồ sơ, đo lường, kiểm nghiệm giống chặt chẽ, cẩn thận trước khi nhập hàng qua biên giới. Qua thực tế, Công ty đã chọn được các Công ty sản xuất kinh doanh giống có uy tín. Đó là Công ty cung ứng lúa lai F1 Quốc Hào, Đức Dương Xiêng Phong (Tứ Xuyên - Trung Quốc), Công ty cung ứng ngô lai đơn CP Group (Thái Lan), Mô-săng-tô (Mỹ). Họ là những doanh nghiệp có nhiều giống mới, giống chất lượng cao. Trong quan hệ thương mại, họ có cách giao dịch, nhận hàng và phương thức thanh toán sòng phẳng, đúng đắn, đúng luật. Bán ra * Bán buôn : Khách hàng là 21 trạm khuyến nông các huyện, trên 100 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 115 đại lý. Cũng có thể là Công ty giống cây trồng một số tỉnh bạn có yêu cầu giống như : Đắc Lắc, Sơn La, Quảng Nam... * Bán lẻ : Khách hàng là nông dân đến mua tại các cửa hàng của văn phòng Công ty, của các trại sản xuất, của các đơn vị bán buôn nói trên. 2- Chất lượng của giống trước khi thực hiện hệ thống chất lượng ISO 9001 : 2000 tại Công ty : * Chất lượng của từng loại gống : - Lúa thuần : Từ vụ chiêm 2002 về trước khi Công ty chưa áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001chất lượng lúa thuần so với tiêu chuẩn ngành chỉ đạt từ 80% đến 90%. Số lượng giống lúa thuần kém chất lượng phải chuyển thành thóc ăn, giá trị thấp. Cụ thể như năm 2001 : Trại Triệu Sơn có 24 tấn giống thuần (chiếm 14,6%) phải chuyển thành thóc ăn, trại Yên Định có 12 tấn (chiếm 8,1%) phải chuyển thành thóc ăn. - Lúa lai F1 : Biểu 7 : Tình hình sản xuất giống lúa lai F1 năm 2001 Tổ hợp lai Chỉ tiêu Đơn vị S Trại Yên Định Trại Triệu Sơn Trại Đông Sơn Liên kết tính Bắc ưu 903 B.903 B.903 B.903 Diện tích ha 58,5 5,0 3,0 2,0 48,6 Năng suất tạ/ha 10,0 9,0 5,5 3,5 10,6 Sản lượng tấn 58,5 4,50 1,65 0,7 51,75 Giống lúa lai F1 trong tỉnh một số năng suất thấp và chất lượng hạt kém chủ yếu vì còn thiếu kinh nghiệm, thực hiện chưa tốt qui trình ở khâu điều khiển thời gian trổ bông của lúa bố và lúa mẹ chưa trùng khớp. Cũng còn vì tuyển chọn lúa bố, lúa mẹ chưa chuẩn. Mặt khác hạt lúa lai F1 hở (vỏ không bọc kín gạo), gặp mưa rất dễ nẩy mầm trên bông. Nếu thu hoạch không kịp là th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23258.doc
Tài liệu liên quan