Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội

Tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội: Lời mở đầu Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện đó đã mở ra một thời kì mới cho nền kinh tế Việt Nam, nhiều cơ hội và thách thức hơn đối với tất cả các ngành kinh tế nói chung trong đó có cả ngành bảo hiểm. Hiện nay, nước ta đã chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam tạo ra một thị trường bảo hiểm sôi động và cạnh tranh khốc liệt. Đứng trước tình hình đó các doanh nghiệp bảo hiểm đều nỗ lực tìm mọi... Ebook Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải pháp nhằm thu hút khách hàng, nắm giữ thị phần, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho mình. Bảo Việt Hà Nội là một Chi nhánh trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cũng đang đứng trước sự cạnh tranh và nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Một trong những giải pháp mà Công ty lựa chọn chính là chất lượng dịch vụ khách hàng. Bởi vì đặc thù của ngành bảo hiểm chính là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cung cấp tới khách hàng, khách hàng chỉ cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông qua những dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp cho họ. Chính vì vậy chất lượng dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố cực kì quan trọng giúp các doanh nghiệp giữ khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận đồng thời tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Mặc dù công tác chất lượng dịch vụ khách hàng đang được các doanh nghiệp quan tâm nhưng cũng có nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội”, trong đó nêu lên thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác chất lượng dịch vụ khách hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nữa. Đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo hiểm Hà Nội Phần II: Thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Phần III: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo hiểm Hà Nội Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo hiểm Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển Công ty Bảo hiểm Hà Nội được thành lập từ năm 1980 theo Quyết định số 1125/QĐ – TCCB ngày 14/11/1980 của Bộ Tài chính với tên gọi là chi nhánh bảo hiểm Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam có trụ sở chính đặt tại 35 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước có những chuyển mình căn bản, thị trường hàng hóa và thị trường vốn trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng cũng trở nên sôi động hơn đặt bảo hiểm thương mại trước yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Đứng trước yêu cầu đó ngày 17/02/1989, Bộ Tài chính đã ra Quyết định 27/TCQĐ-TCCB chuyển chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội thành Công ty Bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội), có trụ sở chính đặt tại 15C – Trần Khánh Dư – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Đầu năm 2008, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quyết định đổi tên Công ty Bảo hiểm Hà Nội thành Công ty Bảo Việt Hà Nội. Công ty Bảo hiểm Hà Nội khi mới thành lập chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở chính thì đến nay đã trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh, có trụ sở khang trang với hơn 160 cán bộ và hơn 17 văn phòng đại diện ở tất cả các quận huyện cùng với mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư trên toàn thành phố Hà Nội luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng như mọi tổ chức kinh tế khác. Công ty Bảo hiểm Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quá trính hoạt động và phát triển lâu dài vì vậy đến nay Công ty đã có một cơ sở vật chất khá đầy đủ và nhiều kinh nghiệm tích lũy trong 28 năm qua.Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với ngành bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Công ty Bảo hiểm Hà Nội trong những năm gần đây luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 15% so với năm trước, doanh thu tăng dần qua các năm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng không ngừng được cải thiện. Các giai đoạn phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà Nội Công ty Bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội), tiền thân được gọi là Chi nhánh Bảo hiểm thành phố Hà Nội được thành lập ngày 14/11/1980 theo Quyết định của Bộ Tài chính, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT). Đến năm 1989 Chi nhánh Bảo hiểm thành phố Hà Nội được chuyển tên thành Công ty Bảo hiểm Hà Nội ngày nay theo Quyết định số 27/TC-QĐ-TCCB ngày 17/02/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ năm 1992, do yêu cầu phát triển của cơ chế thị trường Bảo Việt Hà Nội đã chú trọng quan tâm đến việc mở rộng kênh phân phối và mạng lưới cung cấp dịch vụ đối với khách hàng. Ngoài trụ sở chính, Công ty đã mở rộng văn phòng giao dịch ở hầu hết các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành lập17 Phòng bảo hiểm khu vực sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đến nay sau 28 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng phát triển, doanh thu năm sau luôn tăng trưởng cao so với năm trước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tổng Công ty giao cho, được đánh giá là một trong những đơn vị xuất sắc, Khá toàn ngành góp phần nâng cao và không ngừng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Với những kết quả thực tế đạt được trong những năm qua Công ty đã ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trên địa bàn thành phố Hà Nội và thực sự góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường Bảo hiểm Việt Nam. 1.2. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách hàng bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Bảo hiểm Hà Nội Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty bao gồm các phòng trực thuộc được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm phòng Kinh doanh trực tiếp Nhóm phòng Quản lý và Kinh doanh trực tiếp Phòng Giám định – Bồi thường Nhóm phòng phục vụ Như vậy tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, Giám đốc là người điều hành cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó giám đốc. Với hình thức tổ chức theo mô hình này, Ban giám đốc có sự chỉ đạo xuyên suốt tới các phòng ban về công tác quản lý cũng như về nghiệp vụ. Ban lãnh đạo Công ty là người trực tiếp đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động kinh doanh của Công ty trong đó những quyết định vê chất lượng dịch vụ khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các quyết định đó sẽ được chuyển cho các Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm trực tiếp triển khai, báo cáo cũng như đánh giá kết quả đạt được. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm tới khách hàng. Qua đó chúng ta có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ khách hàng bằng hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức đó. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Bảo hiểm Hà Nội P. Giám đốc P. Giám đốc P.tổng hợp P. HC quản trị P. quản lý đại lý P. Kế toán TC P. Marketing P. Giám định BT P. Tin học P. Hàng hải P. Cháy và các RRHH đặc biện P.Rủi ro kỹ thuật P. Phi hàng hải P. Quốc phòng P. Hàng hải P.tổng hợp P. HC quản trị P. quản lý đại lý P. Kế toán TC P. Marketing P. Giám định BT P. Tin học P. Hàng hải P. Cháy và các RRHH đặc biện P.Rủi ro kỹ thuật P. Phi hàng hải P. Quốc phòng P. Hàng hải Hệ thống các đại lý, cộng tác viên. Các văn phòng đại diện tại các Quận, Huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Sản phẩm bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm là sự cam kết của Doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy khi mua bảo hiểm bằng việc trả một khoản tiền nhất định – nộp phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho Hợp đồng bảo hiểm (Giấy chứng nhận bảo hiểm) xác nhận rằng DNBH sẽ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho họ khi xảy ra sự kiện như đã thỏa thuận. Tuy nhiên xét trên góc độ QTKD bảo hiểm thì có thể xem sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mà DNBH bán. Các DNBH được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là tiến hành kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm để thu lợi nhuận. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh là BHNT hay bảo hiểm phi nhân thọ mà các DNBH sẽ bán các sản phẩm thuộc các loại nghiệp vụ khác nhau. Bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình vì vậy khi mua bảo hiểm khách hàng sẽ nhận được nó thông qua các giấy tờ trên đó có in biểu tượng cùa doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thỏa thuận,…Khách hàng sẽ đánh giá sản phẩm bảo hiểm đó thông qua chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp. Hiện tại Bảo Việt Hà Nội đang là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ với số lượng nghiệp vụ bảo hiểm nhiều nhất, gần 60 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ (xem phần Phụ lục 3: Các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ). Số lượng bảo hiểm tuy không phải là yếu tố cơ bản để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng số lượng nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng tăng điều đó chứng tỏ Công ty đã quan tâm và khai thác những nhu cầu đa dạng của khách hàng để phục vụ ngày một tốt hơn. Mỗi năm có những sản phẩm bảo hiểm mới ra đời nhưng cũng có những sản phẩm sẽ bị thay thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế mới, những sản phẩm nào mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì sẽ được khách hàng lựa chọn và tồn tại. Đối với sản phẩm bảo hiểm nói riêng ngoài yếu tố đó nó còn mang đặc thù riêng, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tồn tại và được công nhận thì trước tiên phải mang lại giá trị sử dụng và đi kèm với chất lượng phục vụ tốt nhất có thể. Chính vì vậy khi phát triển một sản phẩm mới Ban lãnh đạo Công ty đã phải xây dựng cho nó một chiến lược cung cấp chất lượng dịch vụ khách hàng bảo hiểm. Phân loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ phân theo đối tượng bảo hiểm được chia ra: Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản cố định hay lưu động của người được bảo hiêm. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là bảo hiểm cho trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, về con người,…gây ra cho người khác do lỗi của người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm con người phi nhân thọ: Là bảo hiểm tính mạng, tình trạng sức khỏe con người hoặc các sự kiện có liên quan đến cuộc sống con người. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ phân theo hình thức tham gia thì có: Bảo hiểm bắt buộc: Là bảo hiểm mà nhà nước có quy định bắt buộc đối với người tham gia bảo hiểm và các công ty bảo hiểm. Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm mà người tham gia có thể tham gia hay không là phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các công ty bảo hiểm có đáp ứng hay không do vào khả năng tài chính của họ. Hiện nay việc phân chia sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo cả 2 hình thức này đều được. Việc phân loại sản phẩm bảo hiểm có rất nhiều căn cứ và mục đích khác nhau, đối với 2 cách phân loại trên chúng ta có thể dễ dàng xác định được từng đối tượng khách hàng của từng loại bảo hiểm. Vì vậy Công ty có thể xây dựng cho mình các kế hoạch cung cấp dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng đó. Khách hàng của Bảo Việt Hà Nội Tất cả các công ty, doanh nghiệp cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu mua bảo hiểm đều là khách hàng của Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên khách hàng chủ yếu của Công ty vẫn tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khách hàng của Công ty có thể chia là 2 loại: Khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài. Khách hàng bên trong là các Phòng nghiệp vụ, các đại lý, cộng tác viên; Khách hàng bên ngoài là các cá nhân tổ chức khác mua mua bảo hiểm của Công ty. Việc chia ra các đối tượng khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng, chúng ta vừa có thể khai thác vừa quản lý được từng nhóm khách hàng. Đặc điểm và nhu cầu của từng nhóm khách hàng đó về chất lượng dịch vụ khách hàng cũng rất khác nhau, vì vậy đánh giá của họ về Công ty cũng sẽ rất khác nhau. Nắm bắt được điều đó Công ty sẽ biết cách làm gì để đưa tới cho khách hàng sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ bảo hiểm tốt nhất họ được hưởng. Lao động và điều kiện lao động Hiện nay Bảo Việt Hà Nội có gần 160 cán bộ công nhân viên làm việc,mỗi năm Công ty tuyển dụng thêm khoảng 7-10 lao động mới, năm 2006 là 151 cán bộ thì đến cuối năm 2007 là 158 cán bộ, với mức thu nhập bình quân của nhân viên trên 5 triệu đồng/người mỗi tháng. Bên cạnh đó Công ty còn có một lực lượng đông đảo nhân viên Đại lý, các cộng tác viên trên toàn thành phố. Bởi lẽ nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ của họ cũng càng cao. Điều đó buộc Công ty phải có chính sách nhân lực và ưu đãi hợp lý. Chất lượng cán bộ nhân viên sẽ là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng bảo hiểm. Hiện nay, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng luôn được Lãnh đạo công ty quan tâm, giúp đỡ và không ngừng được nâng cao hơn. Vào các dịp lễ, Tết không những Lãnh đạo từ Tổng Công ty mà cả Lãnh đạo Công ty cũng xuống trực tiếp chúc Tết và mừng tuối tới từng cán bộ nhân viên. Công ty thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, lien hoan, tổng kết, khen thưởng, tham quan, du lịch,vv…vào các dịp nghỉ lễ như 2-9, Tết dương lịch, 8-3, 30-4, 1-5, lễ Tổng kết cuối năm,vv… Cơ sở vật chất trang thiết bị Nhìn chung toàn Công ty đã trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại khang trang. Với trụ sở chính là tòa nhà 3 tầng nằm tại 15C Trần Khánh Dư – Hoàn Kiếm – Hà Nội, trong mỗi phòng làm việc đều bố trí đầy đủ máy tính, máy fax, máy in, điều hòa,…phục vụ cho yêu cầu làm việc và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên và Lãnh đạo Công ty hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra Công ty còn trang bị Internet, máy tính, máy ảnh, điện thoại,…hỗ trợ tốt nhất cho quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Phần II: Thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội 2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm Bảo hiểm Một sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được xây dựng bao gồm có: - Đối tượng tham gia bảo hiểm - Phạm vi công việc được bảo hiểm - Nguyên tắc được bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập - Giới hạn bồi thường - Mức khấu trừ - Phạm vi bảo hiểm/ Mẫu đơn bảo hiểm - Phạm vi địa lý và Luật pháp áp dụng 2.1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Thị trường Bảo hiểm Việt Nam Qua hơn 1 năm Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế của đất nước đã có nhiều chuyển biến, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt tốc độ cao, GDP tăng 8.16%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng 20.06%, công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng 41.67%. FDI đạt 20,3 tỉ USD so với dự kiến đầu năm là 13tỉ USD, đầu tư toàn xã hội bằng 39.4% GDP, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7.3% đạt 2 con số cao hơn năm 2006 là 12,63%. Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phát triển. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có hiệu lực từ quý III/2007(Quyết định số 28/QĐCP ngày 28/06/2007) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội tăng trưởng doanh thu, nhất là đối với các nghiệp vụ bảo hiểm này. Trong quý I/2008 toàn thị trường bảo hiểm đạt doanh thu 5925 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2007. Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 1717 tỉ đồng, tiếp đó là bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người đạt 746 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt đạt 661 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 603 tỉ đồng, bảo hiểm xây dựng lắp đặt 538 tỉ đồng. Trong đó, tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm 23,5%. Các nghiệp vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm tỉ lệ lớn là dầu khí 70,3%, cháy nổ và rủi ro đặc biệt 41,9%, xây dựng lắp đặt 38%, gián đoạn kinh doanh 37,6%.  Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm gốc 9 tháng đầu năm 2007 (Nguồn từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu bảo hiểm gốc thuộc Top 5 bao gồm: Bảo Việt 1718 tỉ đồng, PVI 1354 tỉ đồng, Bảo Minh 1209 tỉ đồng, PJICO 564 tỉ đồng, PTI 195 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có phí bảo hiểm thực thu (cộng thêm phần nhận tái bảo hiểm và trừ đi phần đã tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước) thuộc top 5 bao gồm : Bảo Việt 1409 tỉ đồng (82% bảo hiểm gốc), Bảo Minh 920 tỉ đồng (76% bảo hiểm gốc), PJICO 467 tỉ đồng (82,8% bảo hiểm gốc), PVI 437 tỉ đồng (32,3% bảo hiểm gốc), PTI 194 tỉ đồng (99,2% bảo hiểm gốc). Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo hiểm Hà Nội Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới gia WTO mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm qua nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trên 10%, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước đang có xu hướng tăng mạnh. Năm 2007 cũng là năm mà tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra gay gắt. Đã có hơn 20 doanh nghiệp bảo hiểm với nhiều thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn. Trước tình hình đó Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và luôn nhạy bén trong kinh doanh, xứng đáng là một trong những đơn vị cốt cán của Bảo Việt. Năm nào công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh đề ra, đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số và tỷ lệ tích lũy. Bảo Việt Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của Bảo Việt nói riêng và ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung. Bảo Việt Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo Tổng Công ty, sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc Tổng Công ty, lãnh đạo thành phố cũng như các cơ quan chính quyền địa phương. Đồng thời nhằm đảm bảo chất lượng công tác dịch vụ khách hàng, đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng cũng như năng lực đảm nhận bảo hiểm cho các dự án lớn thì hiện nay Bảo Việt Hà Nội thông qua Tổng Công ty đã nhận được sự cộng tác giúp đỡ tận tình của nhiều công ty tái bảo hiểm, công ty giám định,điều tra tổn thất có uy tín trên toàn thế giới như Munich Re, Swiss RE, Lloyd’s, Commercial Union(UK), AIG, CIGNA(US), Tokyo Marine,…Bên cạnh sự giúp đỡ ủng hộ nói trên thì để đạt được những thành quả như vậy phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo Công ty trong công tác đổi mới nhiều hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố, nhạy bén với tình hình, chủ động đề ra các biện pháp có hiệu quả trong việc tháo gỡ những khó khăn, duy trì và phát triển thị trường. Hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang triển khai gần 60 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nhìn chung đều đạt mức tăng trưởng khá cao về doanh thu phí qua các năm. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây đã thể hiện năng lực của Bảo Viêt Hà Nội trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm bất chấp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Hầu hết những nghiệp vụ truyền thống như bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xây dựng,…vẫn có mức doanh thu phí cao và tăng trưởng ổn định.Ví dụ như doanh thu phí bảo hiểm học sinh năm 2007 đạt 18.8 tỷ đồng bằng 107.45% so với năm 2006, hay doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới năm 2007 đạt 79.17 tỷ đồng tăng trưởng 32.35% so với năm 2006,…Đó là nhờ công ty đã duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và các cơ quan đơn vị đầu mối như Cục thuế, Cục đăng kiểm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý dự án xây dựng,…Một số nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp tuy mới ra đời nhưng đã thể hiện ngay vai trò và càng khẳng định sự cần thiết của mình thông qua doanh số phi bảo hiểm thu được tăng đáng kể qua các năm. Doanh thu phí bảo hiểm du lịch trong nước đạt 1 tỷ đồng tăng trưởng 6.82% so với năm 2006. Doanh thu bảo hiểm du lịch nước ngoài đạt 5.97 tỷ đồng tăng trưởng 8.98% (tăng trưởng 492 triệu đồng),…Bên cạnh đó cũng có một vài nghiệp vụ mới triển khai có doanh thu phí chưa đều, hoặc bị giảm xuống. Điều này là do các phòng chưa thực sự quan tâm dành thời gian nghiên cứu thị trường nên chưa nắm bắt được các đầu mối khách hàng mới, khách hàng lớn cũng như chưa đưa ra được các giải pháp khai thác tiếp thị một cách hiệu quả, vấn đề chăm sóc khách hàng nhằm tái tục hợp đồng và công tác quảng cáo tuyên truyền các sản phẩm mới chưa được quan tâm đúng mức. Trong vài năm gần đây Bảo Việt Hà Nội đã tăng cường khai thác thêm nhiều nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mới nhằm duy trì đồng thời phát triển thị trường của mình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu gia tăng bảo hiểm của người dân. Hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang là Công ty dẫn đầu thị trường về số lượng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khai thác. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong điều kiện mới Tổng công ty thường xuyên có sự nghiên cứu, tìm hiểu, thay đổi trong việc thiết kế và phát triển các sản phẩm mới. Điều này có thể thấy rõ qua bảng số liệu về nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt Hà Nội qua các năm sau: Bảng 2.1. Số nghiệp vụ của Bảo Việt Hà Nội từ năm 2003 đến 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số nghiệp vụ 41 43 50 57 59 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội) Với việc nghiên cứu, phân đoạn thị trường Công ty đã kịp thời cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu số đông đến nhu cầu đặc biệt của khách hàng. Mặt khác việc thiết kế các sản phẩm mới sẽ mở ra nhiều cơ hội trong việc khai thác thị trường từ những khách hàng truyền thống, khách hàng lớn đem lại cho họ cảm giác mới lạ và nhiều sự lựa chọn hơn. Có thể liệt kê một vài sản phẩm bảo hiểm mới triển khai nhưng đã trở nên quen thuộc và có nhu cầu mua cao trong năm nay như: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm Vietnam Care,… Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2003-2007 được thể hiện ở Bảng 2.2. Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu/ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí (triệu đồng) 131.000 165.667 176.008 202.537 238.601 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,17% 19,75% 20,15% 15,02% 17,806% Tỷ lệ bồi thường(%) 30,96% 35,68% 32,45% 30,57% 32,20% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội) Qua báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội ta thấy rõ tốc độ tăng trưởng doanh thu phí hàng năm đều đạt trên 15%, mặc dù có nhiều sự biến động như doanh thu năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 17.806% so với năm 2006, con số này tuy không cao hơn năm 2004, 2005 nhưng cũng là một kết quả mơ ước của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Nguyên nhân là do đây là năm đầu tiên chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và việc Chính phủ đưa ra Nghị định 45-46 sửa đổi nghị định số 42-43 và các thông tư hướng dẫn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành có hiệu lực từ 1/1/2007 đã tạo nhiều cơ hội cho hoạt động khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều Công ty bảo hiểm như Bảo Minh, Pjico, PVI, PTI,…ngày càng lớn mạnh làm cho thị trường bảo hiểm lại càng cạnh tranh gay gắt hơn. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của Bảo Việt Hà Nội đạt cao nhất 20.15%, vì năm 2005 ngành xây dựng phát triển một cách mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, theo đó số hợp đồng các nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặt, bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn, bảo hiểm ô tô,…tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng vẫn giữ mức ổn định là 15.02% do Việt Nam gia nhập WTO mở cửa cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào thị trường. Mặc dù nhiều công ty bảo hiểm trong thời gian đó đã tung ra nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới và giảm giá những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra mức hạ phí bảo hiểm từ 40-60%, kể cả các mặt hàng nhạy cảm có tỉ lệ bồi thường cao. Tuy nhiên được sự tin tưởng của khách hàng cùng với sự nỗ lực của mình Công ty Bảo hiểm Hà Nội luôn đứng vững và giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15%. Năm 2007 cũng là một năm khá sôi động của Bảo Việt trong lĩnh vực hợp tác đầu tư. Một loạt các hợp đồng đầu tư với các thương hiệu có uy tín đã được ký kết. Sự hợp tác của Tập đoàn Bảo Việt đã được mở rộng ra các lĩnh vực trong các hợp đồng ký kết với HIPT, CMC, SSG, VOSCO, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội…Đáng chú ý là năm 2007 Bảo Việt đã thực hiện thành công Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 310/QĐ/TTg ngày 28/11/2005: cổ phần hóa toàn Tổng công ty, thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bảo Việt là công ty cổ phần đa sở hữu, có cổ đông chiến lược nước ngoài, hình thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt - một trường hợp chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam. Là một chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Bảo Việt Hà Nội cũng đang nỗ lực hoàn thành xây dựng một cơ sở vật chất để cổ phần hóa. Vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng 17.806% , đặc biệt tỷ lệ bồi thường năm 2007 là 30.02% giảm so với các năm trước, đó là một dấu hiệu đáng mừng vì ngày càng có ít rủi ro xảy ra đối với nhứng cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm. Biểu đồ 2.2.Tỷ lệ bồi thường và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003-2007 (Nguồn từ Bảo Việt Hà Nội) Nhận xét : Công ty Bảo Việt Hà Nội luôn cố gắng hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đặt ra. Năm 2007 con số dự kiến là 227.994 tr.đồng và con số thực hiện là 238.601 tr.đồng vượt kế hoạch 104.65 tr.đồng, đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2006 là 36.491%. Những thành quả mà công ty đã đạt được chính là nhờ vào sự cố gắng không ngừng của tất cả các cán bộ, công nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của Ban lãnh đạo công ty và Tổng công ty.  Cùng với sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước và thủ đô Hà Nội trong những năm tới ước tính đạt tốc độ tăng trưởng khoảng từ 10% -12%, Công ty Bảo hiểm Hà Nội quán triệt tư tưởng kinh doanh “Đổi mới - Hiệu quả - Tăng trưởng” xác định được những thuận lợi và thách thức đã đề ra một số mục tiêu cơ bản như sau: - Doanh thu hàng năm đạt từ 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng. - Hiệu quả đạt khoảng 45 tỷ đồng/năm. - Thu nhập bình quân đầu người tăng: 6%-8%/năm 2.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội 2.2.1. Công tác triển khai sản phẩm Trong đó trình tự 1- Hoạch định việc tạo sản phẩm; 2- Các quá trình liên quan tới khách hàng; 3-Thiết kế và phát triển sản phẩm, thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam thực hiện, các trình tự 4- Quản lý kiểm soát các nhà thầu phụ; 5- Theo dõi và kiểm soát các quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm; 6- Đo lường, phân tích,cải tiến sản phẩm, quá trình dịch vụ; sẽ do các phòng ban và các chi nhánh của Tổng Công ty thực hiện và định kì gửi báo cáo lên cho Tổng Công ty xem xét và cải tiến sản phẩm. Sơ đồ quy trình tạo sản phẩm dịch vụ bảo hiểm như sau: Sơ đồ 2.1.Quá trình tạo sản phẩm dịch vụ bảo hiểm Trình tự Yêu cầu ISO 9001:2000 1 2 Kế hoạch chiến lược kinh doanh, luật pháp, nghiên cứu sản phẩm Khách hàng trực tiếp Nhận thông tin yêu cầu của khách hàng KHÁCH HÀNG Phòng bảo hiểm Hoạch định việc tạo sản phẩm: +Mục tiêu +Các quy trình, hồ sơ Phân tích đánh giá yêu cầu bảo hiểm Cấp đơn bảo hiểm Đàm phán, xem xét các điều kiện thực hiện hợp đồng Tái bảo hiểm Chuyển trên phân cấp Thu phí bảo hiểm, lưu hồ sơ,theo dõi tái tục Các quá trình liên quan tới khách hàng: +Xem xét yêu cầu liên quan tới sản phẩm +Trao đổi thông tin với khách hàng 3 Thiết kế cà phát triển sản phẩm Thiết kế và phát triển sản phẩm 4 I I IV III II Thuê các nhà thầu phụ: giám định, luật sư, tư vấn, đơn vị sửa chữa Quản lý kiểm soát các nhà thầu phụ mà dịch vụ có ảnh hưởng tới quá trình dịch vụ bảo hiểm 5 6 Theo dõi hợp đồng Các nhà thầu tác động tới quá trình dịch vụ Giám định Bồi thường Thông tin tới khách hàng Lưu hồ sơ kiểm soát, theo dõi tái tục Thống kê theo dõi cải tiến sản phẩm -Theo dõi và kiểm soát các quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm: +Quy định quản lý +Yêu cầu quản lý hồ sơ +Giữ bí mật các thông tin khách hàng +các biện pháp theo dõi, kiểm tra quá trình dịch vụ -Đo lường, phân tích,cải tiến sản phẩm, quá trình dịch vụ 2.2.2. Công tác khai thác Công ty Bảo hiểm Hà Nội thực hiện các quy trình khai thác theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam ban hành năm 1999. Trong năm 2007 Bảo Việt Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác khai thác và đạt được những kết quả như sau: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: Doanh thu đạt 79.19 tỷ đồng, tăng trưởng 32,35% so với cùng kì năm 2006. + Nghiệp vụ bảo hiểm ô tô: Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe ô tô đối với người thứ 3, Bảo Việt đã bảo hiểm trên 37.500 chiếc ô tô-tăng 25% so với năm 2006, doanh thu phí đạt 21 tỷ đồng. tăng trưởng 38,37%; đối với nghiệp vụ bảo hiểm Vật chất xe ô tô Công ty đã khai thác được trên 9.500 xe, doanh thu phí bảo hiểm đạt 53.58 tỷ đồng, tăng trưởng 34,20% so với năm 2006. + Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe mô tô với người thứ 3: số lượng xe máy bảo hiểm trong năm 2007 đạt 70.000 chiếc, doanh thu phí bảo hiểm là 4.41 tỷ đồng giảm so với năm 2006. Việc giảm doanh thu phí bảo hiểm này chủ yếu là do chính sách của nhà nước không tập trung kiểm tra phương tiện. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người: doanh thu năm 2007 đạt 62.88 tỷ đồng, giảm 1.27 tỷ đồng so với năm 2006. + Nghiệp vụ bảo hiểm Kết hợp con người: Số người được bảo hiểm là 130.500 người, tăng khoảng 15% so với năm 2006, doanh thu đạt 15.961 tỷ đồng, tăng 1.77 tỷ đồng. Nghiệp vụ bảo hiểm con người theo mẫu Cologne doanh thu năm 2007 đạt 1.39 tỷ đồng, giảm 2.42 tỷ đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do năm 2007 lượng khách hàng là người đi lao động tại châu Âu(chủ yếu là Cộng hòa Séc) giảm nên không khai thác được. Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe con người mức cao đạt doanh thu 2068 tỷ đồng, giảm 1.52 tỷ đồng so với năm 2006. + Bảo hiểm tai nạn con người 24/24h: Số lượng người được bảo hiểm là 34.000 người, doanh thu đạt 3.25 tỷ đồng tăng 600 triệu so với năm 2006. + Bảo hiểm học sinh: Công ty đã bảo hiểm cho hơn 450.000 em, doanh thu phí đạt 18018 tỷ đồng, bằng 107.45% so với năm 2006. + Bảo hiểm tai nạn hành khách: số lượng hành khách được bảo hiểm đối với đường sắt và ô tô đạt gần 10 triệu người, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, tương đương với cùng kì năm trước. + Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe ô tô-xe máy: Số người được bảo hiểm là 337.000 người, doanh thu phí đạt 4.._.67 tỷ đồng, tăng 892 triệu đồng. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn, xây lắp, tài sản và trách nhiệm: + Nghiệp vụ bảo hiểm Hỏa hoạn và RRĐB: doanh thu phí đạt 12.472 tỷ đồng tương đương năm 2006, toàn Công ty cấp 487 đơn tăng 63 đơn so với cùng kỳ năm 2006, triển khai mới 48 đơn bảo hiểm. + Bảo hiểm xây dựng lắp đặt: Doanh thu đạt 22.5 tỷ đồng giảm 5.88 tỷ đồng so với năm 2006. + Bảo hiểm thiết bị điện tử: doanh thu đạt 4.06 tăng đáng kể so với năm 2006. + Đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm: Doanh thu khai thác năm 2007 vừa qua đạt 8.24 tỷ đồng tăng hơn 830 triệu đồng so với năm 2006 (Doanh thu năm 2006 là 7.41 tỷ đồng). Mặc dù năm 2007 việc triển khai bao hiểm trách nhiệm tư vấn và thiết kế không được xem như bảo hiểm bắt buộc như trước đây, tuy vậy Công ty vẫn tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế nên việc triển khai bảo hiểm vẫn được duy trì tốt. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải: Doanh thu đạt 36.65 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2006(Doanh thu năm 2006 là 20.59 tỷ đồng). + Bảo hiểm tàu biển: Công ty khai thác được 78 đơn bảo hiểm thân tàu biển, 80 đơn trách nhiệm P&I và 16 đơn bảo hiểm tàu sông. Doanh thu đạt 21.78 tỷ đồng, tăng trưởng trên 9.7 tỷ đồng so với năm 2006. + Bảo hiểm Hàng hóa: Doanh thu đạt 14.09 tỷ đồng tăng 6.34 tỷ đồng so với năm 2006, với 3.122 đơn bảo hiểm đã được cấp. Trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đã đạt được một số thành công và hạn chế như sau: Doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng cao và ổn định Công tác quản lý khách hàng vẫn được quan tâm nhằm duy trì tỷ lệ tái tục hợp đồng cao và đảm bảo giữ vững thị phần, mặt khác tranh thủ khai thác thêm các nghiệp vụ có tiềm năng, tiếp cận các khách hàng mới từ các đầu mối quan hệ đã có. Công tác chăm sóc khách hàng về cơ bản đã được thực hiện đầy đủ, bên cạnh đó tỷ lệ bồi thường thấp càng tạo lòng tin cho khách hàng yên tâm làm việc. Tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế như: Năng lực và sự hiểu biết của cán bộ khai thác chưa được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Nhiều cán bộ khai thác không thực hiện đúng quy trình ISO và quy trình nghiệp vụ đặc biệt là trong khai thác bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. Một số trường hợp đơn bảo hiểm vẫn được cấp khi khách hàng không có Giấy yêu cầu bảo hiểm và chưa giám định xe cơ giới trước khi cấp đơn. Các phòng chưa chủ động tiếp cận thị trường cũng như triển khai đa dạng nhiều sản phẩm bảo hiểm. 2.2.3. Công tác Giám định – Bồi thường Công ty đã từng bước thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hóa trong công tác giám định bồi thường toàn Công ty. Riêng phòng giám định bồi thường đã áp dụng chuyên môn hóa hai khâu giám định và bồi thường độc lập, bước đầu cũng đạt được một số kết quả tốt. Trong năm 2007 Công ty đã triển khai và hướng dẫn cụ thể kịp thời tới các phòng những văn bản pháp lý, các chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ của Nhà nước, Tổng Công ty, Bảo Việt Việt Nam nhằm đảm bảo toàn Công ty thực hiện đúng và thống nhất những quy định của lãnh đạo cấp trên. Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp từ quản lý rủi ro, đánh giá trước khi nhận bảo hiểm, giám định bồi thường và phân lại khách hàng qua công tác thống kê,…nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Hàng năm công ty vẫn tổ chức các buổi tập huấn để không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho toàn thể đội ngũ giám định viên, kinh tế viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Công tác kiểm tra luôn được Công ty chú ý thực hiện thường xuyên nhằn giám sát và hỗ trợ các phòng thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ của Tổng Công ty và Công ty quy định. Công tác giám định Công ty và các phòng đã thực hiện tốt những quy trình giám định như: Tiếp nhận thông tin và tổ chức giám định kịp thời. Biên bản giám định và hồ sơ giám định cơ bản đảm bảo yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các phòng, giữa Bảo Việt Hà Nội với khách hàng thực hiện tương đối tốt. Công tác giám định hộ tỉnh bạn đảm bảo quy định của Tổng Công ty, trong năm không phát sinh khiếu nại, vướng mắc với chính quyền địa phương các tỉnh bạn trong việc giải quyết tại nạn trên địa bàn. Bên cạnh đó công tác giám định vẫn còn một số điểm tồn tại: Vẫn xảy ra tình trạng có một số vụ giám định chậm, Giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình giám định để khách hàng chờ đợi và phản ánh. Một số vụ giám định chất lượng chứ đảm bảo yêu cầu như : Một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao, phải xác minh kiểm tra lại, gây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng (nhất là những khách hàng không thông báo tai nạn kịp thời),…Biên bản giám định ghi chép không đầy đủ, chưa đánh giá chính xác nguyên nhân xảy ra sự cố, quá thụ động vào hồ sơ của cơ quan chức năng,… Một số vụ việc phối hợp giữa các phòng chưa thống nhất, chưa nhịp nhàng làm cho quy trình giám định- bồi thường cho khách hàng bị trì trệ. Công tác bồi thường Bảng 2.4.Kết quả bồi thường theo nghiệp vụ năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thực hiện 131.000 165.667 176.008 202.110 238.601 Số tiền bồi thường 40.558 59.116 57.115 72.404 77.014 Tỷ lệ bồi thường(%) 30,96% 35,68% 32,45% 30,57% 32,20% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội) Trong số 57 nghiệp vụ bảo hiểm mà Công ty đã triển khai, năm 2007 có 38 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 77 tỷ đồng, bằng 32,20% tổng thu. Tỷ lệ bội thường các năm đều nằm trong mức cho phép. Tỷ lệ bồi thường năm 2007 giảm 6% so với năm 2006, điều này cho thấy Công ty luôn quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Năm 2007, toàn Công ty đã tiếp nhận và giải quyết hơn 40.000 hồ sơ (năm 2006 là 43.630 hồ sơ), trong đó: 9.108 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 16.211 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người 15.175 hồ sơ bồi thường bảo hiểm học sinh 29 hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy và rủi ro hỏa hoạn 14 hồ sơ bồi thường bảo hiểm kĩ thuật 41 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hải Đối với những vụ tổn thất trên phân cấp của Công ty, Công ty đã kịp thời báo cáo và nhận được những ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời của Bảo Việt Việt Nam. 2.2.4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng, Một trong những biện pháp có hiệu quả chính là công tác đề phòng và giảm thiểu tổn thất. Trên thực tế có những rủi ro xảy ra bất ngờ không thể đề phòng được nhưng cũng có những rủi ro có thể biết trước để tìm cách giảm thiều. Ví dụ như vấn đề trục lợi bảo hiểm, sự cấu kết giữa cán bộ bảo hiểm và người được bảo hiểm để lấy tiền bảo hiểm,… Đối với những vấn đề đó trong những năm qua Bảo Việt đã luôn kịp thời giám sát chặt chẽ trong mọi khâu nên số vụ tổn thất được giảm thiểu. Mặt khác khi xảy ra tổn thất Công ty đã kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp để nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và tạo niềm tin cho khách hàng. Nếu là cán bộ của Công ty cố ý gây ra những tổn thất đó Công ty đã đưa ra những hình thức kỉ luật, khiển trách tùy thuộc mức độ gây tổn thất cho uy tín của Công ty. Còn đối với những tổn thất khách quan phía bên người được bảo hiểm Công ty cũng đã áp dụng một số biện pháp hạn chế như : hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy đối với Bảo hiểm cháy nổ, Bảo hiểm rủi ro kỹ thuật; hướng dẫn lái xe an toàn đối với bảo hiểm xe cơ giới hay quy định một số điểm loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm để buộc khách hàng phải tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia bảo hiểm. 2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội 2.3.1. Nội dung công tác chất lượng dịch vụ khách hàng Với phương châm hành động là cung cấp dịch vụ bảo hiểm chất lượng là nền tảng cho năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Công ty đã xây dựng một quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 như sau: Xây dựng kế hoạch duy trì nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng toàn Công ty: + Xác định mục tiêu của việc duy trì nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Bảo Việt Hà Nội luôn coi việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm có chất lượng tốt nhất cho thực tế khách hàng là nền tảng vững chắc cho cạnh tranh và phát triển Công ty. Bảo Việt Hà Nội thực hiện đúng cam kết “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, trong đó: Luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý và dịch vụ, phấn đấu để phát triển Công ty trở thành doanh nghiệp có chất lượng phục vụ tốt nhất và năng lực cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Luôn có thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, trung thực và chính xác vì quyền lợi khách hàng. Luôn có tinh thần đổi mới, chủ động tích cực trong công việc ; nêu cao hợp tác trong quan hệ với đồng nghiệp vì quyền lợi khách hàng. Luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, cùng chia sẻ kiến thức kinh nghiệp và quyền lợi với toàn thể cán bộ công nhân viên, các đại lý và các tổ chức, cá nhân hữu quan trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi. + Xây dựng các kế hoạch thực hiện các mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng: đưa ra các biện pháp, nguồn lực cần thiết để dảm bảo việc cung cấp chất lượng dịch vụ tới khách hàng; các phòng trong Công ty xây dựng các mục tiêu của Phòng và thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu tổng quát của Công ty; mỗi phòng được cung cấp một nguồn lực để có thể thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra. Xây dựng quan hệ phân công, phân cấp, phối hợp trong cơ cấu tổ chức Xây dựng quan hệ trao đổi thông tin nội bộ trong doanh nghiệp Trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc xây dựng và thực hiện chất lượng dịch vụ khách hàng Đảm bảo đây đủ các nguồn lực triển khai thực hiện Công ty xây dựng và thực hiện các kế hoạch về sử dụng nguồn lực để đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết để các hoạt động cung cấp chất lượng dịch vụ khách hàng đước thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Các nguồn lực bao gồm: + Nhân lực: Hàng năm Công ty đều thực hiện quá trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ và các chính sách khuyến khích lương, thưởng đối với nhưng cán bộ thực hiện tốt. + Tài lực: Đảm bảo đầy đủ các nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý, kinh doanh, thực hiện các cam kết với khách hàng; ngoài ra Công ty cũng tạo lập mối quan hệ với các tổ chức ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Teccombank,… để tạo điều kiện thuân lợi cho khách hàng khi nộp phí bảo hiểm hay nhận tiền bồi thường. + Vật lực: Công ty luôn đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng sử dụng đối với các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý, kinh doanh + Tri thức: tạo ra một cơ chế khuyến khích trao đổi thông tin, tham gia ý kiến, lưu trữ các kinh nghiệp, phương pháp làm việc của tổ chức, biến tri thức của cá nhân thành tri thức của doanh nghiệp, khuyến khích mọi người học tập nâng cao trình độ; bên cạnh đó cũng phải thường xuyên tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Quản trị chất lượng đối với các quá trình tác nghiệp Các quá trình tác nghiệp (sản phẩm) của Công ty bao gồm 2 quá trình: + Quá trình cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tới khách hàng: Công ty tham gia cung cấp các dịch vụ bảo hiểm một cách trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp qua cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tại các Phòng nghiệp vụ, các Đại lý của Công ty và gián tiếp dưới hình thức giải quyết các trường hợp trên phân cấp, hoặc hướng dẫn, hỗ trợ cấc Phòng bảo hiểm trong quá trình khai thác, giám định, bồi thường các dịch vụ bảo hiểm. + Quá trình quản lý, hỗ trợ nghiệp vụ: Thể hiện qua các hướng dẫn và hỗ trợ nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các Phòng bảo hiểm. Quản trị chất lượng đối với các quá trình tác nghiệp bao gồm: Thứ nhất là việc lập kế hoạch thực hiện các quá trình dịch vụ khách hàng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu đề ra; xác định kế hoạch triển khai sản phẩm mới, hình thức dịch vụ mới; xác định chiến lược kinh doanh và kế hoạch tác nghiệp cho từng thời kỳ; xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện các kế hoạch đã đề ra; xác định kế hoạch đánh giá thực hiện kế hoạch đề ra; việc xác định kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi kiểm tra phải được lưu giữ dưới dạng các hồ sơ cá nhân các bằng chứng để chứng tỏ về sự phù hợp của việc thực hiện các kế hoạch đã hoạch định. Thứ hai là xác định yêu cầu của khách hàng và trao đổi thông tin với khách hàng: xác định nhu cầu khách hàng là khâu đầu tiên trong quá trình tác nghiệp (quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm và quá trình quản lý hoạt động kinh doanh). Việc xác định nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ hoặc chính sách quản lý phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đối với khách hàng bên trong hay bên ngoài, doanh nghiệp đều phải tuân theo những nguyên tắc: Xác định rõ nhu cầu của khách hàng Trao đổi thông tin cho khách hàng, đánh giá, hội thảo để làm rõ nhu cầu, yêu cầu của khách hàng Nghiên cứu kĩ các vấn đề liên quan về pháp luật Thứ ba là khâu thiết kế các sản phẩm bảo hiểm: vì Bảo Việt Hà Nội là Chi nhánh trực thuộc Tổng Công ty vì thế khâu thiết kế sản phẩm do Tổng Công ty tiến hành. Tuy nhiên Công ty lại là người trực tiếp triển khai sản phẩm tới tận tay khách hàng vì vậy có thể đưa ra những ý kiến, đề xuất hoặc thu thập những phản hồi từ khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm xây dựng sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng. Những đề xuất đó được tập hợp và trình lên Ban lãnh đạo Công ty và sẽ được Tổng Công ty xem xét sửa đổi. Thứ tư là công tác quản lý các quá trình có sử dụng dịch vụ bên ngoài: Công ty phải quản lý việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của Công ty đối với khách hàng. Nội dung công tác quản lý có liên quan tới các nhà cung ứng (thầu phụ), bao gồm: Các phòng có trách nhiệm sử dụng dịch vụ của các nhà thầu phụ căn cứ vào yêu cầu của Tổng Công ty và Công ty để đánh giá và lựa chọn ra một danh sách các nhà thầu có đủ năng lực cung cấp dịch vụ. Các nhà thầu hoặc đơn vị cung ứng cần được lập hồ sơ và đưa vào quản lý để theo dõi. Tài liệu văn bản thuê, mua dịch vụ đều phải có thuyết minh rõ ràng về quy cách, phẩm chất của dịch vụ, hàng hóa đã đặt mua. Thứ năm quản lý các quá trình tác nghiệp: Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tới khách hàng và xử lý các vấn đề liên quan tới các quá trình tác nghiệp cần được quản lý để đảm bảo chất lượng dịch vụ cuối cùng tới khách hàng. Việc thực hiện cụ thể đã có quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các sản phẩm của Tổng Công ty bao gồm các quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chính sách quản lý. Quá trình quản lý các hoạt động tác nghiệp của Công ty tuân thủ theo nguyên tắc: Kiểm soát quá trình cung cấp sản phẩm bảo hiểm (hoặc hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ các phòng Bảo hiểm) đồng thời Công ty xây dựng và duy trì cơ chế cần thiết để tiến hành cung cấp sản phẩm trong điều kiện có kiểm soát. Nội dung của kiểm soát quá trình cung cấp dịch vụ gồm có: Các quá trình tác nghiệp đều cần có đầy đủ thông tin, hướng dẫn công việc. Các thông tin này là các quy trình, hướng dẫn công việc của Tổng Công ty, các sổ tay hướng dẫn, công văn hướng dẫn, hoặc các tài liệu tham khảo cần thiết cho công việc. Xác định tính tự chủ và trách nhiệm của cá nhân trong quá trình tác nghiệp, thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong thực hiện các quá trình tác nghiệp. Nội dung của việc kiểm soát quá trình được thể hiện cụ thể trong các Quy trình và Hướng dẫn liên quan. Đánh giá chất lượng, hiệu quả của quá trình cung cấp dịch vụ (bảo hiểm hoặc hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ) Trong quá trình cung cấp dịch vụ, Công ty tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đánh giá chất lượng hiệu quả của các quá trình cung cấp dịch vụ đề phòng ngừa các khả năng không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng có thể xảy ra và để cải tiến những điểm không phù hợp với tình hình kinh doanh. Nội dung của việc đánh giá thường được thể hiện ở giai đoạn cuối cùng trong các Quy trình, Hướng dẫn nghiệp vụ của các quá trình tác nghiệp liên quan. Trong các quá trình tác nghiệp, các hồ sơ được lưu trữ để khi cần thiết có thể nhanh chóng kiểm tra ngược lại cả quá trình và cũng là một biện pháp quản lý khách hàng. Tài sản của khách hàng : Đối với Công ty, việc đảm bảo các tài sản cảu khách hangftheer hiện dưới dạng các thông tin liên quan tới khách hàng như đơn bảo hiểm, các chứng từ tài liệu trong hồ sơ khai thác, giám định, khiếu nại bồi thường,…và là dạng đặc biệt của tài sản khách hàng. Các thông tin này luôn được giữ bí mật, không cung cấp ra bên ngoài. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng và làm tăng uy tín của Công ty, khách hàng có thể cung câp nhiều thông tin quý báu giúp cho quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm đạt hiệu quả mà không sợ bị lộ thông tin. Bảo quản các sản phẩm vật chất trong quá trình cung cấp dịch vụ: Các sản phẩm vật chất của quá trình kinh doanh của Công ty được thể hiện dưới dạng như: các đơn bảo hiểm, các hợp đồng,các công văn, các tài sản đã thu hồi được sau khi bồi thường,…Việc bảo quản, bao gói, phân phối, vận chuyển phải đảm bảo để không ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, ví dụ như tránh vận chuyển hoặc gửi các chứng từ không đúng địa chỉ, thời gian, tránh không để mất mát, hư hỏng,.. Các công việc cụ thể được thể hiện trong các quy trình xử lý công văn đến, công văn đi, các Quy trinh, Hướng dẫn tác nghiệp liên quan đến công tác khai thác, giám định, bồi thường. Quy trình đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng: Đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng là một quá trình bao gồm việc tiến hành tập hợp các ý kiến của khách hàng, thu thập trưng cầu ý kiến khách hàng về sản phẩm và chất lượng phục vụ đối với khách hàng bảo hiểm của Bảo Việt để từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Những thông tin thu thập được từ khách hàng bao gồm: + Trực tiếp từ khách hàng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, từ đối thủ cạnh trạnh hoặc từ các nguồn thông tin khác có liên quan. + Gián tiếp qua đại lý và các Phòng bảo hiểm. + Thông tin liên quan tới chất lượng công tác hướng dẫn,hỗ trợ của Công ty đối với các Phòng bảo hiểm trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm tới khách hàng. Nội dung của quy trình đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng bao gồm các bước: Thứ nhất là xác định kế hoạch đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng: Kế hoạch thường xuyên và Kế hoạch triển khai các chương trình đánh giá chất lượng dịch vụ độc lập. Thứ hai là việc thu thập thông tin, ý kiến của khách hàng Thứ ba là sau khi đã thu thập được các thông tin, ý kiến của khách hàng Công ty sẽ thực hiện phân loại, xử lý các dữ liệu về đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng. Thứ tư là viết báo cáo đánh giá và đề xuất cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Thứ năm là xét duyệt lên lãnh đạp Công ty, triển khai thực hiện và theo dõi tiếp Cuối cùng là việc lưu giữ các tài liệu liên quan đến đợt triển khai phiếu trưng cầu. Riêng báo cáo tình hình đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ được lưu trong 3 năm. 2.3.2. Đánh giá khái quát về chất lượng dịch vụ khách hàng Thành tích Với phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, Công ty đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ trước và sau bán hàng. Trong những năm vừa qua Công ty đã đạt được những thành công đáng kể, doanh thu hàng năm cao vượt mức kế hoạch đặt ra, ví dụ như năm 2007 vừa qua doanh thu chung toàn Công ty là 238,60% tỷ đồng, đạt 104,65% kế hoạch Bảo Việt giao, tăng trường đạt 18,05% so với năm 2006 (tương ứng với 36,5 tỷ đồng). Số lượng nghiệp vụ bảo hiểm khai thác được ngày càng gia tăng, cụ thể năm 2007 Bảo Việt Hà Nội đã bảo hiểm trên 37.500 chiếc xe ô tô tăng 25% so với năm 2006; số lượng người được bảo hiểm là 34.000 người, doanh thu tăng 600 triệu đồng so với năm 2006,… Trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO thì Bảo Việt Hà Nội là một trong những công ty thành viên của Bảo Việt kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ chiếm đa phần thị trường, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trên thị trường rất ít (chỉ có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tính đến thời điểm 2006). Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO thì trên thị trường đã có tới 21 công ty bảo hiểm nhân thọ, 7 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm và 8 công ty môi giới bảo hiểm với đa dạng các loại hình doanh nghiệp tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó số lượng sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng, năm 1993 chỉ có 22 sản phẩm, thì đến nay đã có gần 500 sản phẩm bảo hiểm, trong đó Bảo Việt Hà Nội đang dẫn đầu thị trường về số lượng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khai thác với gần 60 nghiệp vụ. Những điều này vừa là thách thức nhưng cũng là một yếu tố thuận lợi để Công ty chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, bổ sung thêm quyền lợi cho khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 11 năm qua tính từ năm 1997 đạt 8,44%, GDP tính theo giá thực tế ước đạt 1.141 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng. Năm 2007 doanh thu của Tập đoàn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt ước đạt 7.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2006, riêng doanh thu Bảo Việt Hà Nội đóng góp 238,6 tỷ đồng, tăng trưởng 18,06% so với năm 2006. Kết quả tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển xã hội, sẽ là một thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó sự ra đời của nhiều Công ty môi giới bảo hiểm, các công ty tư vấn giám định, các văn phòng đại diện bảo hiểm đã đóng vai trò tích cực, khách quan và hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo cán bộ bảo hiểm. Hàng năm công ty vẫn tiếp tục thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đầu mối trọng điểm là các tổ chức, ban ngành, các doanh nghiệp, các Showroom, các trạm Đăng kiểm, hệ thống Ngân hàng, Cục thuế Hà Nội. Đồng thời tranh thủ khai thác và dành lại được nhiều khách hàng lớn trước đây tham gia ở Công ty bảo hiểm khác. Một số văn bản pháp luật Nhà nước ban hành tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ví dụ như Nghị định về bắt buộc về bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, hay Nghị định mới quy định về bảo hiểm y tế thay đổi hình thức chi trả (bệnh nhân tự đóng 20%), Nghị định quy định chi tiết luật du lịch yêu cầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách,… Trên đây là những nhân tố thuận lợi khách quan hỗ trợ cho hoạt động cung cấp dịch vụ khách hàng nhưng quan trọng nhất vẫn phải kể tới những yếu tố thuận lợi từ Công ty. Công ty luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo và Tổng Công ty. Nhận được sự hợp tác của nhiều đơn vị, tổ chức đầu mối như Phòng cảnh sát giao thông, Cục thuế Hà Nội, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Kho bạc, các Ngân hàng, Công ty thuê mua tài chính,…Bên cạnh đó là hệ thống đại lý chuyên nghiệp toàn Công ty luôn sẵn sàng theo dõi, quản lý và phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Có được kết quả tăng trưởng cao đó là nhờ Công ty đã thực hiện tốt, đồng bộ các chính sách, các biện pháp một cách hiệu quả nhằm giữ khách hàng và giành các dịch vụ bên ngoài. Công ty đã báo cáo và được Bảo Việt Việt Nam cho áp dụng chính sách phí bảo hiểm áp dụng riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đó tăng tính chủ động trong việc tính toán phí, kịp thời giành cơ hội trong bối cảnh thị trường ngày càng mạnh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Công ty luôn cân nhắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng trong trường hợp cạnh tranh với các đối thủ khác. Ngay từ đầu năm Công ty đã tập trung duy trì bảo hiểm ở các đầu mối trọng điểm là các tổ chức ban ngành, các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng. Chất lượng dịch vụ ngày càng được khẳng định trên thị trường nên đã giành được dịch vụ từ một số các Công ty bảo hiểm khác. Đối với các Showroom, Công ty tiếp tục phối hợp cung cấp dịch vụ trọn gói từ cấp bảo hiểm cho đến cấp giám định, sửa chữa chính hãng cho các xe tham gia bảo hiểm do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống như: bảo hiểm học sinh, bảo hiểm tai nạn con người 24/24h mặc dù có cạnh tranh mạnh nhưng Công ty vẫn duy trì được thị phần và doanh số. Ví dụ năm 2007 Công ty đã bảo hiểm được cho hơn 450.000 em học sinh, ngoài ra còn tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa bảo hiểm đến phụ huynh, học sinh, sinh viên, nhờ đó tăng được mức trách nhiệm mà vẫn duy trì được số đông học sinh tham gia bảo hiểm. Công ty đã chủ động phối hợp chặt chẽ giữa phòng quản lý nghiệp vụ và các phòng khai thác nhằm nắm bắt điều kiện thực tế nhu cầu từng khách hàng từ đó đưa ra các điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp với khách hàng, đạt kết quả cao. Hạn chế Về phía Công ty, có một số những hạn chế trước mắt cần phải điều chỉnh kịp thời. Trước tiên là năng lực của đội ngũ cán bộ khai thác, giám định viên và hệ thống đại lý toàn Công ty vẫn chưa cao. Mặc dù được sự chỉ đạo của Công ty các Phòng có thể khai thác tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm nhưng các Phòng nghiệp vụ chỉ chuyên môn về một nhóm hoặc một vài nhóm bảo hiểm nhất định vì thế sẽ xảy ra tình trạng thiếu hiểu biết sâu về các nhóm bảo hiểm khác. Đồng thời lực lượng đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp có tăng giữa các năm tuy nhiên mức độ tăng không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kênh phân phối đại lý. Mặc dù Công ty đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong Công ty và đại lý nhưng hiệu quả không cao. Một số Phòng nghiệp vụ và Đại lý bảo hiểm chưa đủ sức bán một số nghiệp vụ bảo hiểm “khó” như Bảo hiểm TNNN KTS và KSTV, bảo hiểm lòng trung thực. Trong quá trình tuyển dụng có một vài bất cấp như: sự kiểm soát không chặt chẽ của cấp trên, nhiều cán bộ tuyển dụng lợi dụng mối quan hệ quen biết để đưa con em mình vào làm việc ở Công ty, thông báo muộn hoặc cố ý không thông báo cho các thí sinh thi tuyển. Những bất cập đó đã dẫn tới chất lượng tuyển dụng cán bộ chưa cao, tốn kém nhiều chi phí đào tạo sau này. Bên cạnh đó phẩm chất của các cán bộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ khách hàng. Đã có một số trường hợp khách hàng phản ánh về thái độ phục vụ của cán bộ khai thác, giám định viên do thiếu nhiệt tình và làm việc không chuyên nghiệp hay cố ý trì hoãn thời gian chi bồi thường. Trong công tác triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm còn gặp nhiều hạn chế trong việc tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn, ví dụ như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm TNNN KTS và KSTV. Một phần là do Bảo Việt Hà Nội không được tiếp tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm nên trong quá trình triển khai nếu xảy ra trục trặc Công ty sẽ mất nhiều thời gian báo cáo, đề xuất lên Tổng công ty và chờ giải quyết. Khi đánh giá một nghiệp vụ bảo hiểm Công ty phải xác định được trước mức độ tổn thất khi có sự cố, phân tích đánh giá, so sánh các vụ tổn thất xảy ra để rút kinh nghiệm, quá trình này sẽ tốn kém nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi phải có trình độ. Do đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và thực hiện chuyên môn hóa khâu giám định- bồi thường nên công tác dịch vụ khách hàng vẫn chưa thực sự được hoàn thiện. Trong quá trình khai thác có nhiều cán bộ không thực hiện đúng quy trình ISO và quy trình nghiệp vụ đặc biệt là trong khai thác bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. Việc triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm cháy nổ ở các phòng vẫn chưa được triển khai đồng bộ và tập trung thỏa đáng. Nhìn chung các phòng vẫn chưa chủ động tiếp cận thị trường một cách hiệu quả và công tác quảng cáo tuyên truyền các nghiệp vụ còn hạn chế nên một số nghiệp vụ có doanh thu phí giảm qua các năm. Hình thức tuyên truyền quảng cáo chưa đa dạng và chưa thu hút khách hàng, đặc biệt với đội ngũ khách hàng nội bộ là các Phòng và hệ thống đại lý thì Công ty vẫn chưa có nhiều chính sách khuyến khích bán hàng và khuyến mại hấp dẫn. Hiện nay Công ty vẫn đang áp dụng những kênh phân phối truyền thống là sử dụng các Phòng, Đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp và Cộng tác viên, những hình thức này tuy đạt hiệu quả cao song chưa phong phú và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong công tác giám định- bồi thường còn nhiều vụ giám định chậm chưa đạt yêu cầu, Giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình giám định, giám định hồ sơ pháp lý chưa cao phải xác minh kiểm tra lại gây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng. Mặt khác có nhiều thiếu sót tạo sơ hở cho khách hàng hoặc cán bộ giám định có ý định trục lợi bảo hiểm hoặc ăn chặn tiền bồi thường của Công ty. Việc phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Phòng nghiệp vụ, Phòng Giám định, Phòng bồi thường chưa thống nhất và nhịp nhàng. Đối với những dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ bổ sung (ngoài điều khoản hợp đồng), Công ty vẫn tuân thủ các cách làm truyền thông như gửi lời thăm hỏi, tặng quà trong những dịp lễ tết, sinh nhật, trong tư vấn đề phòng và hạn chế tổn thất, hay hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh, tặng các suất học bổng cho các trường học có tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm cao và liên tục, giảm phí bảo hiểm cho những khách hàng tái tục nhiều lần và ít xảy ra tổn thất, tổ chức hội nghị khách hàng,…Tuy nhiên những cách làm này hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều áp dụng giống nhau mà chưa thực sự tạo ra một sự khác biệt rõ rệt để cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Đối với đặc tính của sản phẩm bảo hiểm, khách hàng sẽ đánh giá chất lượng thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ trước và sau bán hàng. Công ty bảo hiểm Hà Nội vẫn đang còn nhiều hạn chế trong việc tìm ra nhiều cách thức để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đồng thời chi phí chi cho các khoản dịch vụ khách hàng thường rất lớn. Bảo Việt Hà Nội kinh doanh theo “nguyên tắc số đông” tuy nhiên có nhiều nghiệp vụ bảo hiểm Công ty phải chấp nhận chi ra nhiều khoản lớn còn hơn cả doanh thu phí thu về được. Mỗi năm ngoài những chi phí cố định như: chi quảng cáo cho sản phẩm mới, chi khai thác, chi hoa hồng, chi giao dịch,… thì Công ty còn phải chi ra nhiều khoản chi khác như: tài trợ cho các chương trình truyền thông, chi khuyến mại cho khách hàng mua bảo hiểm, chi cho các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng,…Khó khăn lớn nhất là Công ty phải có kế hoạch cân đối hợp lí các kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11712.doc
Tài liệu liên quan