Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh

Tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh: LỜI NÓI ĐẦU Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh được đi vào hoạt động từ tháng 6/2003. Trong quá trình phát triển Công ty đã có nhiều chuyển đổi quan trọng. Công ty, tiền thân là một cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ tư nhân năm ven sông Ninh Cơ thuộc địa phận Thị trấn Xuân Trưòng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt “thương trường là chiến trường” thì công ty phải tự đổi mới mình lớn ... Ebook Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh hơn, vững vàng hơn tạo tiếng nói cho riêng mình. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức phần lớn là do con người, trong tổ chức đó người lao động quýêt định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức.Do đó công ty ngày càng trú trọng vào việc nâng cao trình độ cho người lao động, với mục đích tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Hơn nữa công ty với số lượng công nhân kỹ thuật chiếm phần đa do vậy công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật là một công việc cần được coi trọng, quan tâm và thực hiện ngay trong công ty cũng như trong mọi tổ chức. Công ty đào tạo công nhân kỹ thuật chủ yếu bằng hai phương pháp: Kèm cặp tại nơi làm việc và dạy nghề tại Trường dạy nghề của công ty, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để đạt hiệu quả hơn. Trong thời gian thực tập tại công ty em rất quan tâm tới vấn đề đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty nên em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh” làm chuyên đề chuyên sâu của mình Chuyên đề bao gồm những phần chính sau: Lời nói đầu Phần một: Cơ sở lý luận Phần hai: Tổng quan về công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Phần ba: Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh Phần bốn:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty Kết luận Trong quá trình thực tập em luôn được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cô chú và các anh chị trong phòng Tổ chức – Hành chính của công ty. Đặc biệt là sự hướng dẫn chi tiết của cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu. Để bài viết của em đạt tới sự hoàn thiện em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn. PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Các khái niệm cơ bản 1.1.1Đào tạo nguồn nhân lực "Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quả trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động có hiệu quả hơn".Nguồn: 1- “...”1 Giáo trình: Quản trị nhân lực – TS.Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – NXB Lao động Xã hội năm 2006 (trang 161) 1.1.2.Phát triển nguồn nhân lực "Phát triển là các hoạt động vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức". - “...”Giáo trình: Quản trị nhân lực – TS.Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân – NXB Lao động Xã hội năm 2006 (trang 161). 1. 1.3. Công nhân kỹ thuật "Công nhân kỹ thuật là những người thực hiện các hoạt động thừa hành, kỹ thuật đã trải qua giáo dục nghề từ 1 đến 3 năm và phải có văn bằng tốt nghiệp giáo dục nghề đó". - “...”Giáo trình kinh tế Lao động – TS. Mai Quốc Chánh; TS. Trần Xuân Cầu – NXB Lao động Xã hội năm 2000 (trang 29). 1. 1.4. Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật "Đào tạo công nhân kỹ thuật là quá trình giáo dục kỹ năng, kỹ xảo lao động và nhân cách cho người học nhằm tạo ra năng lực làm việc của họ ở một nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật nào đó." - “...”Tài liệu khác 1.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty CPCNTT Hoàng Anh 01 Đầu tư cho chất lượng lao động là chiến lược phát triển của mọi tổ chức. Vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và công nhân kỹ thuật nói riêng phải được tiến hành thường xuyên. Lý do để các doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là: - Đào tạo mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động - Vì đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp muốn tạo ra ưu thế hơn thì phải cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường “ thương trường là chiến trường” - Chất lượng của lao động quyết định trực tiếp năng suất lao động nên đào tạo và phát triển người lao động là biện pháp hữu hiệu để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. - Tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi người lao động phải có năng lực trình độ cao mới đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu của sự phát triển. Đào tạo với các vai trò to lớn như thế, đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức. Do đó mà doanh nghiệp ngày nay luôn cố gắng tập trung nguồn lực để hoàn thành công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tổ chức mình. 1. 3.Vài trò của công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của Công ty. Mục tiêu của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật là đào tạo người lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, tác phong công nghiệp,có sức khoẻ, nhằm tạo cho người lao động có khả năng tìm được việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 1.3.1.Đối với các doanh nghiệp Công nhân kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nên họ chính là người người góp phần tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp, đào tạo công nhân kỹ thuật sẽ mang lại lợi ích cho doạnh nghiệp. 1.3.2. Đối với người lao động ( công nhân kỹ thuật) Đào tạo sẽ giúp người lao động có khả năng thăng tiến trong công việc,có cách nhìn và tư duy mới, các tiềm năng của họ được phát huy giúp họ thoả mãn trong công việc, tạo ra tính chuyên nghiệp trong nghề từ đó có thu nhập cao hơn để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần. 1.3.3. Đối với Xã hội Mỗi con người là một phần tử tạo nên xã hội. Sự phát triển của xã hội là do con người quyết định. Việc đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật góp phần tạo nghề nghiệp cho người lao động, ổn định cơ cấu lao động đặc biệt là tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao cho xã hội đáp ứng yêu cầu của công việc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho xã hội góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chi thức luôn đặt nên hàng đầu, do đó đào tạo và phát triển là công việc rất quan trọng đối với mọi đối tượng. PHẦN HAI: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ HOÀNG ANH 01 ( CNTT HOÀNG ANH 01) Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 01: Giám đốc – Bí thư chi bộ là ông Nguyễn Văn Tuyên Địa chỉ: Tổ 17 Thị trấn Xuân Trường - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Đinh. Tel: 03503. 885.589 Fax: 03503.885.589 Tên giao dịch tiếng Anh: Hoang Anh Shipbuiding Industry Joint – Stock Company. Tên viết tắt: HASHINCO, JSC. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 070300258 của Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Nam Định cấp ngày 12/5/2003. Vốn điều lệ: 150 tỷ VNĐ Hiện nay, công ty có 26 cán bộ nhân viên hành chính và hơn 600 lao động,có 30 phòng ở cho công nhân ở xa. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 01 Xuân Trường – Nam Định Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 01 tiền thân là một cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ tư nhân nằm ven sông Ninh cơ thuộc Thị Trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh đã mạnh dạn đề xuất phương án góp vốn với Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh. Sau một thời gian thẩm định các điều kiện cần thiết, ngày 06 tháng 5 năm 2003 Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đồng ý phê duyệt tại quyết định số 418/QĐ – TCCB – LĐTL ngày 06 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam góp 51% vốn điều lệ, Công ty TNHH Hoàng Anh 49% vốn điều lệ, Tổng vốn điều lệ ban đầu thành lập : 50 tỷ đồng) Công ty có đóng góp một phần quan trọng trong chiến lược chyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm thường xuyên ổn định cho hơn 600 lao động 2.2. Nhiệm vụ của công ty : Điều hành nhân lực để thực hiện tốt các nghành nghề kinh doanh của công ty và mở rộng quan hệ hợp tác tạo mối làm ăn lâu dài 2 . 3.Các đặc điểm kinh tế - k ỹ thuật chủ yếu 2. 3.1. Các nghành nghề kinh doanh chính của công ty Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sà lan, phà và các cấu trúc lổi khác. Xây dựng các công trình dân dụng Xây dựng nhà ở Xây dựng các công trình thuỷ San lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông Vận tải viễn dương bằng tàu thuyền Kinh doanh vật tư sắt thép Kinh doanh than mỏ Kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn 2.3.2.Cơ cấu tổ chức của công ty. GIÁM ĐỐC P.GÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.Tổ chức hành chính P.Kế Toán P.Kỹ Thuật P. Kinh Doanh Tổ cấp dưỡng Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính. 2.3.3. Lao động Khi mới thành lập công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ Hoàng Anh có 231 lao động ( Năm 2003) đến nay số lao động công ty tăng lên và hiện nay lao động của công ty là 620 lao động.Tổng số lao động và cán bộ các cấp có 649 người * Phân loại theo chức danh nghề nghiệp năm 2007 Bảng 2.3.3 .1 Bảng phân loại theo chức danh nghề ĐVT: Người STT Loại lao động Số lượng( người) Tỷ lệ % 1 Cán bộ lãnh đạo (GĐ,PGĐ trở lên) 3 0,46 Cán bộ quản lý ( trưởng, phó phòng và tương đương) 9 1,39 Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên kinh tế kỹ thuật 17 2,62 Lực lượng công nhân kỹ thuật 480 73,95 Lao động phục vụ 140 21,57 Tổng số 649 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính công ty Qua số liệu trên ta thấy lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty chiếm tỷ lệ lớn với tỷ lệ 73,95%. Đây là đội ngũ nòng cốt tạo ra giá trị sản lượng và doanh thu cho công ty, do đó cần duy trì và đảm bảo về mặt chất lượng. *. Phân loại theo trình độ ( Năm 2005 – 2007) Bảng 2.3.3.2 Bảng phân loại theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Đại học 11 18 30 Cao đẳng 23 34 49 Trung cấp 115 124 156 Công nhân kỹ thuật 350 360 480 Tổng số 499 536 715 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty có số lượng công nhân kỹ thuật lớn và đòi hỏi được đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. *. Phân loại công nhân kỹ thuật theo độ tuổi năm 2007 Bảng 2.3.3.3 Bảng phân loại công nhân kỹ thuật theo độ tuổi ĐVT: Người Độ tuổi Số lượng người Tỷ lệ % < 30 tuổi 165 34,37 31 - 40 tuổi 150 31,25 41 - 50 tuổi 120 25.00 > 50 tuổi 45 9,37 Tổng số 480 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Đặc thù công việc của công ty là nặng nhọc nguy hiểm nên tỷ lệ cộng nhân trên 50 tuổi là rất ít chỉ chiếm 9,37%. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi < 30 tuổi là 34,375%, tiếp đến là độ tuổi 31 – 40 tuổi : 31,25%, độ tuổi 41 – 50 cũng chiếm tỷ lệ thấp là 25%.Công nhân độ tuổi < 30 đến 40 chiếm tỷ lệ cao, trong thực tế sản xuất ngày càng mở rộng, cùng với quy trình công nghệ hiện đại thì đội ngũ này cần đ ược đào tạo một cách chuyên sâu và thực tế hơn, tạo điều kiện cho người lao động được sử dụng điều khiển các thiết bị công nghệ mới, tiên tiến, tham gia đóng và sửa chữa những con tàu có trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đặc thù công việc của công ty do vậy công nhân kỹ thuật của công ty không có công nhân nữ mà toàn bộ là công nhân nam. 2. 3.4. Sản phẩm dịch vụ của công ty - Sản phẩm của công ty là những con tầu từ nhỏ đến lớn. Đóng mới và lắp ráp được các loại tàu công trình, tàu cá, tàu đãi vàng,tàu chở hàng,……Chế tạo và lắp ráp một số thiết bị, vật tư phục vụ đóng sủa chữa tàu. - Dịch vụ của công ty ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp được thành lập trong huyện và ngoài huyên Xuân Trường, tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ cung ứng tài chính nhằm mở rộng kinh doanh đa nghành, tăng thị phần trong huyện và cả nước. 2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CPCNTT Hoàng Anh 01 giai đoạn (2005 - 2007) Bảng 2.4. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh công ty 2005 - 2007 ĐVT : Đồng Chỉ Tiêu Mã Số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 2 3 4 5 Doanh thu 11 125.201.127.233 195.047.127.061 233.483.985.177 Giá vốn hàng bán 12 112.844.665.210 181.844.765.610 222.212.951.926 Chi phi quản lý kinh doanh 13 526.879.998 962.754.353 1.217.144.321 Chi phí tài chính 14 4.354.510.765 4.331.015.606 1.940.562.401 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD (20=11-12-13-14) 20 7.475.071.237 7.908.591.441 8.113.326.473 Lãi khác 21 Lỗ khác 22 208.115.084 180.330.682 12.001.190 Tổng lợi nhuận kế toán (30=20+21-22) 30 7.728.260.759 8.101.325.283 Các khoản điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận để định lợi nhuận chịu thuế TNDN 40 Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN (50=30-60) 50 7.266.956.153 7.728.260.759 8.101.325.283 Thuế TNDN phải nộp 60 1.098.567.421 1.132.065.203 Lợi nhuận sau thuế (70=30-60) 70 6.177.388.732 6.596.195.556 8.101.325.283 Quỹ tiền lương 80 1.987.786.456 2.098.321.009 2.301.200.021 Lao động bình quân 90 595 600 620 Năng suất lao động BQ (100=11/90) 100 210.422.062 325.078.545 376.587.072 Tiền lương BQ (110= 80/90) 110 3.340.818 3.497.202 3.711.613 Nguồn: Phòng kế toán công ty - Tính năng suất lao động bình quân. W bình quân = Doanh thu / số lao động W bình quân 2007 = 233.483.985.177/620 = 376.587072đồng/người/năm Wbình quân 2006 = 195.047.127.061/600 = 325.078.545đồng/người/năm Wbình quân 2005 = 125.201.127.233/595 = 210.422.062 đồng/người/năm Năng suất lao đông tăng dần qua các năm: Năng suất lao động của năm 2007 tăng lên 51.508.527 đồng so với năm 2006. Năng suất lao động năm 2006 tăng lên 114.656.483 đồng so với năm 2005. Tính tiền lương bình quân: Tiền lương bình quân = Quỹ tiền lương/ số lao động + Tiền lương bình quân 2007= 2.301.200.021/620 = 3.711.613 đ/người + Tiền lương bình quân 2006 = 2.098.321.009/600 = 3.497.202 đ/ người + Tiền lương bình quân 2005 = 1.987.786.456 /595 = 3.340.818 đ/ người Tiền lương bình quân năm 2007 tăng lên 214.411 đ so với năm 2006, và năm 2006 tăng lên 156.384 đ so với năm 2005 Tính chỉ số năng suất lao động I(W 2007 so với 2006) = W 2007/ W 2006 = 376.587.072/325.078.545 *100 - 100= 15,84% I(W 2007 so với 2005) = W 2007/ W 2005 = 376.587.072/210.422.062*100-100 = 78,96% Tính chỉ số lao động bình quân I(TLBQ 2007 so với 2006) = TLBQ 2007/ TLBQ 2006 = 3.711.613/3.497.202*100 – 100 = 6,13% I(TLBQ 2007 so với 2005) = TLBQ 2007/ TLBQ 2005 = 3.711.613/3.340.818*100 – 100 = 11,1% Xét mối quan hệ giữa năng suất và tiền lương - Năm 2007 so v ói 2006 STH 2007 = I W/ ITLBQ = 15,84 / 6,13 = 2,58 - N ăm 2007 so v ới 2005 STH 2007 = I W/ ITLBQ =78,96/ 11,1 = 7,11 Tuy khoảng cách không xa là do mỗi năm có thêm nhiều công nhân học việc - lương thấp vào làm việc vào làm việc tại công ty. Và những người công nhân lành nghề lương cao lại xin làm việc ở công ty khác. - Thu nhập bình quân của người lao động: Thu nhập bình quân của người lao động công ty chính là tiền lương bình quân của người lao động. PHẦN BA: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT HOÀNG ANH 01 3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty. 3. 1.1. Nhân tố khách quan. - Tình hình kinh tế chính trị của đất nước - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ tác động đến mục tiêu, chất lượng đào tạo - Tính cạnh tranh trên thị trường - Các khách hàng 3.1.2. Nhân tố chủ quan - Mục tiêu chiến lược của công ty - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty - Đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty - Khả năng tài chính công ty - Hiệu quả hoạt động và sự ổn định công ty 3.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty CPCNTT Hoàng Anh 3.2.1.Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty Hiện nay công ty đang sử dụng 620 lao động trong đó công nhân kỹ thuật là 480 lao động và mỗi năm bổ sung thêm một lực lượng lớn công nhân kỹ thuật, do vậy nhu cầu công nhân kỹ thuật là rất lớn nhưng đi đôi với số lượng thì chất lượng cũng phải được đảm bảo. * Công ty sử dụng phương pháp đào tạo công nhân kỹ thuật: Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc Phương pháp đào tạo tại trường dạy nghề của công ty * Việc xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật của công ty còn tồn tại một số hạn chế: - Kinh phí cho đào tạo của công ty còn hạn chế Xác định nhu cầu đào tạo chưa được cụ thể, khoa học Xác định nhu cầu đào tạo chưa được thường xuyên, liên tục, nhiều khi bị động - Công nhân kỹ thuật chủ yếu ở địa phương trình độ thấp, họ không có điều kiện tự nâng cao tay nghề. 3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển - Nâng cao tỷ lệ công nhân kỹ thuật bậc cao từ bậc 5 trở lên - Nâng cao chất lượng, trình độ công nhân để đạt mục tiêu tổng giá trị sản lượng kế hoạch đề ra năm 2008 - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất làm tăng năng suất lao động, duy trì đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao của công ty. - Tăng tỷ tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trường dạy nghề thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Sau khoá đào tạo công nhân sẽ được phân bổ vào đúng nghành đúng nghề theo đúng chuyên môn họ đã được đào tạo để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao 3. 2.3. Xác định đối tượng đào tạo và phát triển *. Công nhân xin học việc tại Công ty CPCN TT Hoàng Anh mà chưa có nghề. Bảng 3.2.3. Bảng số liệu công nhân học nghề tại Công ty năm 2005 - 2007 ĐVT: Người STT Nghề Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hàn 30 45 45 Lắp ráp 25 30 30 Thợ máy tàu 25 25 25 Thợ điện tàu 20 20 20 Thợ sơn, trang trí 30 30 20 Thợ sửa chữa máy tàu 15 15 30 Thợ ống 10 15 25 Thợ hàn ống 10 15 20 Tổng số 165 195 215 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính công ty 3. 2.4.Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển cho công nhân kỹ thuật công ty Chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty *. Đào tạo tại nơi làm việc:(Tại công ty). Là đào tạo trực tiếp, chủ yếu là thực hiện ngay trong quá trình sản xuất, do công ty tổ chức (Đào tạo công nhân chưa có nghề) Quá trình thực hiện qua các bước Công nhân trước khi được vào học nghề thì được học hai tuần lao động và giới thiệu qua về công ty nghành nghề kinh doanh, công việc chủ yếu mà người lao động và được tư vấn về nghành nghề mà công nhân nên chọn để học phù hợp với tình trạng sức khoẻ và tình trạng gia đình… + Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao vừa sản xuất vừa hướng dẫn công nhân học nghề + Giao việc làm thử sau khi đã lắm được những nguyên tắc và phương pháp làm việc , công nhân học việc bắt tay làm thử dưới sự kiểm tra uốn nắn của người hướng dẫn - Nội dung đào tạo: + Khoa hàn: Hàn tàu thuỷ + Khoa lắp ráp tàu thuỷ: Phóng dạng, thợ sắt hàn, kích kéo… + Điện tàu thuỷ + Thợ gia công cơ khí: Thợ nguội, thợ rèn, thợ phay… + Thợ sơn + Thợ ống + Thợ hàn ống Thời gian đào tạo: + Công nhân được học 2 tuần lý thuyết tại công ty sau khi đăng ký vào học nghề tại công ty + Công nhân học nghề tại công ty tuỳ thuộc vào tay nghề từng công nhân mà được tăng bậc và tăng lương: Công nhân có khả năng nhận biết công việc nhanh thì thời gian đào tạo là 3 tháng, công nhân nhân chậm thì 4 đến 5 tháng.Sau khi học xong công nhân được cấp chứng chỉ - Công nhân đã có nghề mà muốn nâng cao trình độ, học chuyên sâu hơn thì đăng ký tại công ty và công ty chuyển hồ sơ tới trường dạy nghề Thinh Long. - Công ty có thể liên hệ với các trường kỹ thuật tại Tỉnh nhà hoặc một số trường của Tập Đoàn nếu công nhân có nhu cầu. *. Trường dạy nghề - Chương trình học: Học sinh được học cả lý thuyết trên lớp và thực hành tại các xưởng thực hành + Đối với người mới tuyển vào: Đào tạo thành công nhân kỹ thuật thì 60% thời gian học lý thuyết, 40% thời gian học thực hành + Đối với người đào tạo lại, nâng bậc thợ: Thời gian học lý thuyết là 55%, thời gian thực hành là 45%.Công nhân tại công ty muốn thi nâng bậc thì phải xuống trường dạy nghề để thi nâng bậc - Thời gian đào tạo + Thời gian đào tạo hệ 24 tháng : Được cấp bằng chính quy + Thời gian đào tạo hệ ngắn hạn 9 tháng: Được cấp chứng chỉ nghề * Giáo trình giảng dạy dựa theo giáo trình cơ khí của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, giáo trình chuyên môn do cán bộ có trình độ, am hiểu nghành nghề biên soạn và được lãnh đạo phê duyệt ở Tập đoàn và ở Công ty * Một số hạn chế: 3.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo và phát triển tại công ty. Tại công ty đào tạo số lượng công nhân ít: Có 3 phòng học lý thuyết, công nhân học thực hành tại công trường: Thời gian học lý thuyết ít chủ yếu là thực hành ngay tại công trường Công ty đã có trường dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật cho công ty là Trường Trung cấp nghề ở Thịnh Long - Hải Hậu – Nam Định. Công ty có thể liên hệ đào tạo công nhân tại các trường kỹ thuật trong tỉnh Nam Định và một số trường thuộc phía Bắc của Tập Đoàn CNTT Việt Nam 3. 2.6. Phân tích các phương pháp đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại công ty. Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc ( Tại công ty) Phương pháp đào tạo tập trung dài hạn ( Trường dạy nghề ) Liên kết đào tạo: Với một số trường trong tỉnh và của Tập Đoàn * Phân tích: - Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc ( tại công ty) + Áp dụng cho công nhân chưa có nghề xin vào học nghề và làm việc tại công ty + Số lượng người Bảng 3.2.6. Bảng số lượng công nhân được đào tạo tại công ty năm 2007 ĐVT: Người STT Nghề Năm 2007 Hàn 45 Lắp ráp 30 Thợ máy tàu 25 Thợ điện tàu 20 Thợ sơn, trang trí 20 Thợ sửa chữa máy tàu 30 Thợ ống 25 Thợ hàn ống 20 Tổng số 215 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính công ty + Kinh phí đào tạo cho công nhân tại công ty. Trong 215công nhân được đào tạo tại công ty năm 2007 thì có 70 công nhân ở xa ở nội trú và 145 công nhân địa phương: Công nhân được trả lương vì họ làm ra sản phẩm cho công ty Công nhân ở nội trú: Một công nhân được trả lương 20.000 đồng/ 1 ngày + tiền ăn 15.000đ /ngày + ở nội trú không phải nộp tiền, Công nhân địa phương: Một công nhân được trả 30.000đ /ngày.Không được ở nội trú vì công ty ưu tiên học viên ở xa. Chí phí điện nước của công nhân nội trú của cả công ty ( gồm cả công nhân làm việc và học việc) tháng 12/2007 là: :25.000 đ/ 1 công nhân ở nội trú nhưng công nhân không phải nộp *. Một số hạn chế 3. 2.7. Nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo tại công ty Bảng 3.2.7. Bảng Nguồn kinh phí đào tạo tại công ty ĐVT: Nghìn đồng Nguồn Năm 2007 Tính % Tập Đoàn hỗ trợ 350.000 48.6 Quỹ Đào tạo công ty 350.000 48,6 Huy động từ quỹ đầu tư phát triển công ty 20.000 2.8 Tổng 720.000 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính *. Một số tồn tại 3. 2.8. Giáo viên đào tạo: *.Giáo viên dạy lý thuyết Bảng 3.2.8.1. Bảng số lượng giáo viên dạy lý thuyết qua các năm ĐVT: người STT Trình độ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Cao Đẳng 4 5 6 2 Đại Học 3 4 4 3 T ổng 7 9 10 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính *. Giáo viên dạy thực hành( Công nhân lành nghềvừa làm vừa hướng dẫn) Bảng 3.2.8.2. Bảng số lượng giao viên dạy thực hành qua các năm ĐVT: người STT Trình độ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Trung Cấp 150 105 65 2 Cao Đẳng 30 80 120 3 Đại Học 10 20 30 4 T ổng 190 205 215 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính * . Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy + Tại công ty: Giáo viên là kĩ sư tốt nghiệp Cao đẳng , Đại học, công nhân có tay nghề cao hơn 2 bậc trở lên so với bậc nghề đào tạo, Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở nên + Tại trường dạy nghề : Giáo viên dạy nghề phải có bằng tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm kỹ thuật, hoặc CĐ chuyên nghành,…công nhân có tay nghề bậc cao hơn 2 bậc trở lên so với bậc nghề đào tạo, Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở n ên 3.2.9. Đánh giá chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty Đánh giá chương trình đào tạo thông qua các chỉ tiêu: - Chi phí đào tạo bình quân 1 người/1 khoá học (Công nhân làm việc 28 ngày/tháng) + Công nhân địa phương: 50 người học 3 tháng và 95 người học 4 tháng Chi phí 1 công nhân = 30.000 *28* 3 = 2.520.000 đ/khoá học 3 tháng Chi phí 1 công nhân = 30.000 *28*4 = 3.360.000 đ/khoá học 4 tháng + Công nhân ở nội trú = 25.000*28*3 = 2.100.000 đ/khoá học 3 tháng Công nhân ở nội trú = 25.000*28*4 = 2.800.000 đ/khoá học4 tháng + Chi phí điện nước của 70 công nhân nội trú: ( 30 công nhân học khóa 3 tháng và 40 công nhân học khoá 4 tháng).Tiền điện nước 25.000 đ/ 1 công nhân/tháng = 25.000*30 + 25.000 *40 = 1.750.000 đ. + Tiền ăn của công nhân nội trú:Họ làm việc có 28 ngày ở công ty nhưng ở 30 ngày = 15.000*30*3 + 15.000*30*4 = 3.150.000đ - Tiền lương giáo viên: Có 215 giáo viên thực hành họ dạy cả lý thuyết, trong đó 80 giáo viên dạy 3 tháng và 135 giáo viên dạy 4 tháng tiền lương của họ gồm cả tiền lương làm việc và dạy 80 * 4.200.000*3+ 134* 4.200.000*4 = 3.259.200.000 đ. Tiền lương này do quỹ lương công ty trả không tính vào chi phí đào tạo Tổng chi phí công nhân học nghề tại công ty năm 2007 = 2.520.000*50 + 3.360.000*95+ 2.100.000*30 + 2.800.000*40 + 1.750.000 + 3.150.000 = 625.100.000 đ Với chi phí đào tạo công nhân mới vào học việc tại công ty thì họ cũng góp phần hoàn thiện công tác sản xuất của công ty. - Thời gian thu hồi chi phí đào tạo: Trong quá trình học việc của công nhân học việc tại công ty họ đã làm ra sản phẩm cho công ty và đem lại lợi nhuận cho công ty. Công ty cũng bù được phần nào chi phí mình bỏ ra trong suất 4 tháng đào tạo. Sau khi học nghề xong họ được nhận làm công nhân chính thức tại công ty - Công nhân trước và sau quá trình đào tạo tại công ty + Trước quá trình đào tạo: Họ làm việc với năng suất thấp, vừa nhìn công nhân lành nghề làm việc vừa nghê giảng giải vừa làm việc. Công nhân lành nghề vừa làm vừa giảng giải cho người học nghề, vừa chỉ bảo…dẫn tới họ làm việc với năng suất kém hơn, chậm hơn,nhiều khi bị gián đoạn công việc… + Sau quá trình học nghề: Người học nghề trở thành công nhân chính thức họ làm việc thuần thục hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn…năng suất lao động cao hơn,tạo ra nhiều sản phẩm hơn, họ có kỷ luật kỉ cương Sau khi trở thành công nhân chính thức tại công ty, họ được thi tay nghề nâng bậc để tăng tiền lương. * Hạn chế: 3.3. Nhận xét chung về công tác đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần CNTT Hoàng Anh *. Mặt được - Hàng năm công ty đã đào tạo được hơn 200 lao động chưa có nghề và tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương và lao động nơi khác tới - Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho huyện nhà và các vùng khác - Góp phần phát triển kinh tế huyện nhà và trong tỉnh *. Một số hạn chế - Các hình thức đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật của công ty còn chắp vá, nặng về hình thức, số lượng, chưa quan tâm sâu sắc đến chất lượng đào tạo - Tuy số lượng công nhân kỹ thuật đã đáp ứng một phần yêu cầu đặt ra song chất lượng chuyên môn từng nghành, nghề chưa đồng đều - Công nhân kỹ thuật ở một số nghề chưa được đào tạo tại các trường nghề và không được cung ứng kịp thời - Cơ cấu lao động đào tạo của công ty chưa đáp ứng được sự mở rộng các nghành nghề kinh doanh của công ty *. Nguyên nhân của những hạn chế trên - Công ty cò gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho công tác đào tạo - Nguồn kinh phí hạn hẹp trong khi nhu cầu về công nhân của các nghề lại lớn - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, - Nhiều nghành nghề mới ra đời với quy trình công nghệ hiện đại mà công nhân kỹ thuật chưa kịp năm bắt được - Số lượng tuyển sinh vào trường dạy nghề còn thấp - Các môn học liên quan đến chuyên nghành đóng tàu còn ít, đào tạo chưa được chuyên sâu PHẦN BỐN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CPCNTT HOÀNG ANH 4.1. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2015 4. 1.1.Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty Bảng 4.1.1. Bảng mục tiêu và chiến lược của công ty tới năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2010 Năm 2015 Số công nhân Người 620 1000 1500 Số công nhân kĩ thuật đào tạo ngắn hạn Người 215 350 520 Đào tạo dài hạn Người 600 1000 1600 Đào tạo nước ngoài Người 0 5 10 Đào tạo nâng cao Người 50 150 220 Mặt bằng sản xuất Ha 20 35 55 Lợi nhuận Đồng 8.101.325.283 14.500.000 22.300.000 Đóng tàu 2.000 tấn – 2.500 tấn Cái 15 30 50 Đóng tàu 10.000 tấn Cái 7 15 20 Năng suất lao động bình quân Đ/người/năm 376.587.072 476.550.000 540.550.000 Tiền lương bình quân Đ/người/tháng 3.711.613 4.250.000 4.900.550 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty đang gấp rút hoàn thiện một số dự án trọng điểm mang tính chiến lược: Tăng số lượng số con tàu xuất xưởng tăng từ 2- 3 con tàu một năm với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long với công suất 06 chi ếc/ năm bao gồm các loại tàu có trọng tải từ 10.000 DWT. Dự án xây dựng khách sạn 200 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao nhằm phục vụ cho công tác Hội nghị và an dưỡng cho Cán bộ CNV trong và ngoài nghành. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Mỹ Trung - Tỉnh Nam Định trên diện tích 150 ha * Về sản xuất kinh doanh * Về đầu tư phát triển 4.1.2. Phương hướng đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty - Căn cứ vào thực lực hiện có, để hoàn thành nhiệm vụ năm 2008 và chuẩn bị cho những năm sau, nhu cầu công nhân kỹ thuật bổ sung 300 người - Tiếp tục tuyển chọn công nhân kỹ thuật có tay nghề và có sức khoẻ, tốt nghiệp từ các trường ĐH chuyên nghành về kỹ thuật trong nước và nước ngoài. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty đề ra các chỉ tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật cho công ty như sau: Bảng 4.1.2.1Bảng Kế hoạch đào tạo năm 2008 tại công ty ĐVT: Người STT Hình thức đào tạo Số người Tỉ l ệ (%) 1 Đào tạo ngắn hạn ( tại công ty) 300 19,86 2 Đào tạo dài hạn (tại trường dạy nghề) 1.200 79._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12081.doc
Tài liệu liên quan