MỞ ĐẦU
Sự phát triển kinh tế, xã hội của Quốc gia dựa trên cơ sở hạ tầng vững chắc mà trong đó ngành GTVT chiếm một vị trí quan trọng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo nên động lực thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn xây dựng. Vì thế thị trường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhà nước rất chú trọng đến sự phát triển của mạng lưới GTVT Quốc gia, các công trình xây dựng có quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao là một trong những yếu tố qu
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trọng khẳng định vai trò, vị thế và năng lực của ngành xây dựng trong sự phát triển chung của đất nước.
Chất lượng công trình xây dựng là mối quan tâm chung của toàn xã hội vì những sai hỏng sẽ gây ra những hậu quả xấu về an toàn và khắc phục khó khăn, tốn kém. Năm 2005, là một năm đầy biến động đối với ngành xây dựng. Qua kiểm tra có rất nhiều công trình không đạt tiêu chuẩn, nhiều công trình bị rút ruột, công trình đến khi khánh thành xong thì bị sụp đổ, lún hoặc nứt... Một câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao lại có hiện tượng như vậy?"
Song song với quá trình học tập và rèn luyện kiến thức, thời gian được thực tập thực tế tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến, em đã thu được một số kiến thức thực tế rất hữu ích trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Mục tiêu chung của ngành xây dựng cũng là mục tiêu của công ty là làm thế nào để nâng cao thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường đầy biến động này. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những định hướng của công ty cần đạt được chính là nâng cao chất lượng công trình XD đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty. Qua thực tế đó, em đã lựa chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến" với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công trình của công ty.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến
Chương 2: Thực trạng chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (ĐTXD) QUYẾT TIẾN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ĐTXD Quyết Tiến
1.1.1. Vài nét sơ lược chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUYẾT TIẾN
Tên giao dịch quốc tế: QUYET TIEN CONSTRUCTION INVESTMENT COMPANY
Tên công ty viết tắt: QTCIC
Trụ sở chính: Số 152, đường Nhạc Sơn, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Điện thoại: (020).3 840.156
Fax: (020).3 840.856
Email: email@quyettien.vn
Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến được UBND Tỉnh Thái Bình thành lập theo quyết định số 456/QĐ-UB ngày 09/8/1993
Giấy đăng ký kinh doanh ban đầu số 042891 do Trọng tài kinh tế Tỉnh Thái Bình cấp ngày 11/8/1993
Cấp lại, bổ sung giấy phép ĐKKD lần thứ 02 số 12 02 000 103 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lào Cai cấp ngày 09/12/2002
Cấp lại, bổ sung giấy phép ĐKKD lần thứ 13 số 12 02 000 103 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lào Cai cấp ngày 07/11/2008
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông: Nguyễn Đức Tâm - Chức vụ: Giám Đốc công ty
Vốn điều lệ: 68.000.000.000 đồng (Sáu mươi tám tỷ đồng). Trong đó:
Tiền VNĐ: 60.105.000.000 đồng
Tài sản: 7.895.000.000 đồng (vốn giảm 44.200 triệu đồng)
Năm 2009, vốn điều lệ của công ty tăng lên: 120.200.000.000 (đồng)
Mã số thuế: 1000139243
Tài khoản tiền gửi số 375.10.00.000.0279 mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai
Ngành nghề kinh doanh:
- XD công trình: Dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt
- Khai thác vật liệu XD: Gạch, cát, đá sỏi
- Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ
- Cho thuê thiết bị thi công
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện
- Khảo sát thiết kế các công trình XD, giao thông, thẩm định thiết kế dự án
- Khai thác chế biến khoáng sản
- Vận tải khách theo hợp đồng
- Thí nghiệm vật liệu XD, kiểm định CLCT XD, giao thông thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí
- Mua bán vật liệu XD: xi măng, sắt, thép
- Kinh doanh xăng dầu và khí đốt hoá lỏng
- Kinh doanh trang trại trồng rừng; Kinh doanh khoáng sản
- Kinh doanh xe máy, thiết bị qua sử dụng
- Mua bán sửa chữa ô tô, máy công trình
- Gia công cơ khí, phụ tùng xe máy, thiết bị máy
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Tên, địa chỉ chi nhánh:
Chi nhánh Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến tại tỉnh Lai Châu
Tên giao dịch quốc tế: Branch of the company in Lai Chau
Địa chỉ: Tổ 5, phố Quyết Thắng 2, thị trấn Phong Thổ, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Tel/fax: (023).3 876.257
Email: emaillc@quyettien.vn
Văn phòng Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến tại Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Representative office in Ha Noi
Địa chỉ 1: Phòng 406, CT4A2, khu đô thị Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Tel: (04).3 641.3920
Fax: (04).3 641.3973
Địa chỉ 2: Lô CC3, Khu đô thị Mỹ Đình II, Hà Nội
Email: emailhn@quyettien.vn
Chi nhánh Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến
Tên giao dịch quốc tế: Branch of the company
Địa chỉ: 266 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (08).3 987.0944
Fax: (08).3 987.0597
Email: emailhcm@quyettien.vn
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cái tên "Quyết Tiến" đã được chủ tịch Nguyễn Đức Trâm, người sáng lập công ty đặt ra với một niềm tin và ý chí mãnh liệt. Ngược dòng lịch sử, tiền thân của công ty là HTX vận tải Trà Giang hoạt động từ nững năm 70 của thế kỷ trước. Khi luật công ty ra đời, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường của Nhà nước, HTX vận tải Trà Giang đã được chuyển đổi thành Công ty xây dựng giao thông vận tải Quyết Tiến theo quyết định số 456/QĐ-UB ngày 09/8/1993 của UBND Tỉnh Thái Bình, giấy chứng nhận ĐKKD lần đầu số 402891 do Trọng tài kinh tế Thái Bình cấp ngày 11/8/1993 với trụ sở tại Đông Hưng - Thái Bình.
Năm 2001, với chiến lược mở rộng thị trường và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho hạ tầng giao thông khu vực Tây Bắc tổ quốc, công ty đã chuyển trụ sở lên Lào Cai.
Năm 2004, để đánh dấu bước phát triển của công ty không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp mà còn tham gia đầu tư sang các lĩnh vực khác, công ty đổi tên thành Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến (Công ty ĐTXD Quyết Tiến) như hiện nay.
Năm 2005, với việc tham gia dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã mở ra một thị trường mới - thị trường Miền Nam đầy sôi động...
Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Trâm và Ban giám đốc, công ty đã không ngừng lớn mạnh. Trong ngành nghề chính, từ xuất phát điểm thi công các công trình giao thông nông thôn với giá trị vài chục, vài trăm triệu đồng ở địa bàn huyện Đông Hưng và tỉnh Thái Bình, đến nay công ty đã thi công các công trình đường cao tốc thuộc dự án nhóm A với giá trị hàng trăm tỷ đồng trên địa bàn cả nước. Tính từ khi thành lập, công ty đã và đang thi công hơn 120 dự án với tổng giá trị sản lượng gần 1.500 tỷ đồng. Từ thời điểm ban đầu với chỉ vài thiết bị lạc hậu, vài chục cán bộ, nhân viên, đến nay công ty đã có hàng trăm đầu thiết bị hiện đại, với hơn 500 cán bộ nhân viên và hàng nghìn công nhân trực tiếp.
Không chỉ hoạt động trong ngành nghề chính, cùng với sự lớn mạnh và chủ trương đa dạng hoá ngành nghề, công ty dã tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ với dự án Nậm Xây Luông có tổng công suất hơn 33MW; đầu tư kinh doanh các dự án Bất động sản như dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Mỹ Đình II - Hà Nội trên diện tích 1.982m2; khai thác mỏ (dự án liên doanh khai thác antimoan, chì kẽm Nậm Chảy - Lào Cai); đầu tư trồng rừng, sản xuất nhiên liệu sinh học như dự án trồng cây Jatropha tại tỉnh Lai Châu. Bên cạnh đó là những hoạt động liên kết, đầu tư phát triển năng lực quản lý, tư vấn, đào tạo...
- Đoàn kết: là sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất trong suy nghĩ và hành động, kết hợp hài hoà lợi ích của các chủ thể: công ty Quyết Tiến, các cán bộ, công nhân viên công ty, khách hàng, quốc gia và cộng đồng xã hội.
- Quyết Tiến: quyết tâm, tiến lên!
- Thành công: hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, trường tồn mang lại lợi ích tối đa và lâu dài cho các chủ thể liên quan.
Công ty ĐTXD Quyết Tiến cùng với nhóm công ty của mình đang nỗ lực không ngừng cho sự phát triển trường tồn, đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn trên cơ sở ngành nghề xây dựng giao thông chủ chốt.
Khen thưởng:
Với quan điểm: "Chất lượng, tiến bộ là khởi đầu của thành công", công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành hàng trăm công trình trong cả nước. Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác: Bằng khen của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục thuế và của UBND các tỉnh, thành nơi đơn vị thi công các công trình trên phạm vi cả nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
HỘI ĐỒNGTHÀNH VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT
CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN
CHI NHÁNH, VPĐD
CÁC CÔNG TY
LIÊN KẾT
P. DỰ ÁN - THIẾT KẾ
P. KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT
P. TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
P. THIẾT BỊ
BAN QLDA THUỶ ĐIỆN
P. VẬT TƯ - THƯƠNG MẠI
P. TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BAN PC - PR
CÁC
CÔNG TRƯỜNG
CÁC XƯỞNG SỬA CHỮA
CÁC
DỰ ÁN
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
CHI NHÁNH LAI CHÂU
CHI NHÁNH MIỀN NAM
CÔNG TY XDCT HÀ LÀO
CÔNG TY CP XDCT
THĂNG LONG 9
CÔNG TY ĐTXD 628
CÔNG TY CP
TVGS - CLCT THĂNG LONG
CÔNG TY CP MÙA XUÂN
CÔNG TY CPTV QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO VFAM VN
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VFAM VIỆT NAM
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PT NĂNG LƯỢNG XANH
CÔNG TY CPSX CỦA NKT
& THƯƠNG BINH HÀ NỘI
LIÊN DOANH KHAI KHOÁNG
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính của QTCIC)
Trong bộ máy quản lý của công ty, mỗi bộ phận đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được quy dịnh chi tiết trong quy chế quản lý nội bộ của công ty, cụ thể như sau:
Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Bảng 1.2.1: Danh sách thành viên góp vốn
TT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đới với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với các tổ chức
Giá trị góp vốn (triệu đồng)
Phần
vốn góp (%)
1
Nguyễn Đức Trâm
Tổ 28. phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
20.050
29,49
2
Nguyễn Đức Tâm
Tổ 28. phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
13.500
19,85
3
Nguyễn Thị Hiền
Tổ 28. phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
5.300
7,79
4
Công ty xây dựng công trình Hà Lào
Số nhà 154, đường Nhạc Sơn, phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
3.284
4,83
5
Lê Thống Nhất
Tổ 28. phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
6.468
9,51
6
Nguyễn Thị Lành
Tổ 28. phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai
6.462
9,50
7
Nguyễn Khánh Chuyển
Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
6.462
9,50
8
Nguyễn Đức Chuẩn
Khu 3, TT Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
6.474
9,52
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính của QTCIC)
Ban giám đốc: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
- Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty;
- Xác định quyền hạn của các phòng ban, của các trưởng, phó phòng, ban chủ nhiệm dự án;
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;
- Trình báo các quyết toán tài chính lên Hội đồng thành viên;
- Tuyển dụng lao động, chính sách người lao động;
- Chịu trách nhiệm chung về các mảng liên doanh, liên kết.
Các đơn vị trực thuộc: gồm 3 chi nhánh/VPĐD, 10 Công ty liên kết, các phòng ban chuyên môn và các đơn vị sản xuất có nhiệm vụ thi công các công trình công ty giao, các đơn vị thực hiện theo mô hình khoán gọn, mỗi đội được công ty giao cho nhiệm vụ thi công với số tiền theo dự toán của công ty, đồng thời đề ra hạn hoàn thành và bàn giao công trình:
Các phòng ban chuyên môn:
Phòng Dự án - Thiết kế: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về kỹ thuật thi công, đấu thầu và quản lý dự án, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án và thẩm định trước khi trình Ban Giám đốc công ty duyệt theo quy định.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu, giúp Ban Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực kế hoạch, giao khoán, giao việc liên doanh liên kết, lập các phương án tổ chức thi công chi tiết, bóc tách khối lượng, dự trữ vật tư, thiết bị, nhân lực cho công tác thi công công trình có hiệu quả.
Phòng Tổ chức - Hành chính: là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ chính sách đào tạo, hành chính quản trị, tổng hợp và tổ chức thực hiện theo lệnh của Giám đốc về các lĩnh vực được phân công.
Phòng Thiết bị: cung cấp đầy đủ, kịp thời đúng chủng loại chất lượng vật tư cho các công trình theo kế hoạch, quản lý, tham mưu sử dụng toàn bộ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trong toàn công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán: là phòng chức năng cuả công ty có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty và phân tích hoạt động kinh tế, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài chính của công ty cho các cấp quản lý.
XD kế hoạch và khai thác thị trường vốn, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Lập kế hoạch tài chính quý, năm và lập báo cáo tài chính cho công ty theo chế độ hiện hành.
Phòng Vật tư - Thương mại: là bộ phận đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực: Đảm bảo cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường, mua, sản xuất, gia công, cấp phát vật tư, quản lý vật tư, giám sát việc sử dụng, quản lý định mức sử dụng vật tư, quản lý kho tàng, vận chuyển, nhập, xuất, kiểm kê, thanh lý, dự phòng...
Ban PC - PR: Xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí, đài truyền hình, đối tác…Phối hợp cùng bộ phận Marketing trong việc thực hiện các chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu công ty.
Ban QLDA thuỷ điện: Ban có nhiệm vụ QLDA Thủy điện chuẩn bị sản xuất cho các dự án thủy điện; thực hiện tư vấn QLDA, tư vấn giám sát thi công, tư vấn thẩm tra dự toán và tổng dự toán, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá thầu các công trình thủy điện và các công trình lưới điện đồng bộ.
Các đơn vị sản xuất:
Gồm: các dự án, các công trường và các xưởng xửa chữa
Các dự án: Chuyên đảm trách về khâu dự án của công ty, từ đó cung cấp thông tin cho ban quản trị và cho các ban khác.
Các công trường:
- Tiếp nhận nhiệm vụ do công ty giao, từ đó lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công.
- Trực tiếp thi công các hạng mục công trình theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đảm bảo tiện độ thi công và thực hiện tốt nội quy ATLĐ và vệ sinh môi trường
- Quản lý, sử dụng tài sản, thiết bị được giao hiệu quả. Thực hiện đầy đủ trích nộp, khấu hao, chê độ bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy móc thiết bị thi công theo quy định.
Các xưởng sửa chữa: Tiếp nhận các máy móc thiết bị qua sử dụng bị hỏng phải tiến hành sửa chữa, thay mới.
=> Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cho thấy đây là kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng các phòng chức năng này không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
Ưu điểm:
Thời gian quyết định quản trị được rút ngắn;
Chất lượng quyết định được nâng cao;
Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một mức độ nhất định.
Nhược điểm:
CP cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn;
Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định;
Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.
Do tính đặc thù lĩnh vực kinh doanh và quy mô công ty ở thời điểm hiện tại mà QTCIC lựa chọn kiểu sơ đồ tổ chức này là khá hợp lý. QTCIC ngày càng phát triển tới mức độ cao hơn và đặc biệt tính chất đa ngành nghề mà công ty muốn theo đuổi trong tương lai thì công ty cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu để hướng tới cơ cấu tổ chức ma trận với việc phân ra các ngành nghề kinh doanh chuyên biệt, coi mỗi ngành nghề là một SBU. Mô hình tổ chức ma trận sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm hiện tại của mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Sau hơn 16 năm thành lập, hoạt động và phát triển, công ty ĐTXD Quyết Tiến đã thực hiện xây dựng được nhiều công trình từ công trình với số vốn nhỏ vài chục triệu tới công trình có số vốn lớn hàng trăm tỷ đồng. Các công trình dự án được nghiệm thu đã mang lại nguồn DT, LN lớn cho công ty.
Một số HĐ tiêu biểu đã và đang thực hiện của Công ty ĐTXD Quyết Tiến:
HĐXD - Số 18/HĐ - XD. Gói thầu số 1 từ Km171+650 đến Km175+00. Giá trị HĐ 18.227.034.530 (đồng)
HĐ - Số 03/HĐXL. Gói thầu số 6: Km63- Km67. Giá trị HĐ 37.387.708.990 (đồng)
HĐTCXD - Số 3748/HĐXD - PMUMT. Gói thầu số 5: XD cầu và đường đoạn tuyến Km85+813 - Km90+040. Giá trị HĐ 43.005.926.000 (đồng)
HĐTCXD - Số 3413/HĐXD - PMUMT. Gói thầu số 8: XD cầu và đường đoạn tuyến Km96+363 - Km98+713. Giá trị HĐ 86.732.567.000 (đồng)
HĐXD số 1939/HĐXD. Gói thầu số 8: Km354- Km358. Giá trị HĐ 46.593.414.787 (đồng)
HĐTCXD số 12/HĐXL. Gói thầu số 3: Km41- Km47. Giá trị HĐ 35.412.382.212 (đồng)
HĐTCXD số 01/HĐXL. Giá trị HĐ 35.650.100.000 (đồng)
HĐTCXD số 04/HĐXL. Giá trị HĐ 134.108.586.888 (đồng)
Bảng 1.3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tiền tệ: đồng)
Mã số
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
01
DT Bán hàng và cung cấp dịch vụ
225.987.462.348
227.654.321.876
250.668.790.457
411.898.874.748
758.526.355.650
02
Các khoản giảm trừ DT
-
-
-
1.293.240.300
2.596.077.969
10
DT thuần về BH & CCDV
225.987.462.348
227.654.321.876
250.668.791.457
410.605.634.448
755.930.277.681
11
Giá vốn hàng bán
209.565.876.120
209.394.302.392
231.034.857.402
370.749.245.707
700.648.404.780
20
LN gộp về BH & CCDV
16.421.586.228
18.260.019.484
19.633.933.055
39.856.388.741
55.281.872.901
21
DT hoạt động tài chính
-
54.127.654
372.120.317
1.047.815.741
7.025.498.825
22
CP tài chính
7.865.412.365
8.258.599.470
7.046.267.712
20.860.853.377
17.128.168.205
23
(Trong đó: CP lãi vay)
7.865.412.365
8.258.599.470
6.628.634.806
18.989.374.675
13.345.954.769
25
CP Quản lý DN
4.965.423.416
6.325.730.043
9.447.809.287
16.069.595.553
29.577.963.502
30
LN thuần từ hoạt động KD
3.590.750.447
3.729.817.625
3.511.976.373
3.973.755.628
15.601.240.019.
31
Thu nhập khác
-
-
-
5.844.937.494
16.840.166.621
32
CP khác
-
-
-
3.974.871.024
15.724.558.317
40
LN khác
-
-
-
1.870.066.470
1.115.608.304
50
LNTT
3.590.750.447
3.729.817.625
3.511.976.373
5.843.822.098
16.716.848.323
51
CP thuế TNDN hiện hành
1.005.410.125
1.044.348.935
983.353.384
1.636.270.187
2.768.188.413
52
CP thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
-
60
LNST
2.585.340.322
2.685.468.690
2.528.622.989
4.207.551.910
13.948.659.910
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của QTCIC)
Từ số liệu trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2009 của công ty ĐTXD Quyết Tiến cho thấy hoạt động SXKD của công ty trong giai đoạn này như sau:
Về Doanh thu:
Biểu đồ 1.3.1: Tốc độ tăng trưởng của DT giai đoạn 2005- 2009
Năm 2005, DT của công ty là 225.987.462.348 (đồng)
Năm 2006, DT tăng lên 227.654.321.876 (đồng) tức là tăng 1.666.859.500 (đồng) hay tăng 0,74% so với năm 2005;
Năm 2007, DT tăng lên 250.668.790.457 (đồng), tức là tăng 23.014.468.581 (đồng) hay tăng 10,11% so với năm 2006;
Năm 2008, DT tăng lên 411.898.874.748 (đồng), tức là tăng 161.230.084.300 (đồng) hay tăng 64,32% so với năm 2007.
Năm 2009, DT tăng lên 758.526.355.650 (đồng), tức là tăng khoảng 84,15% so với năm 2008.
Như vậy, sau 5 năm DT của công ty đã tăng lên hơn 3,36 lần. Nguyên nhân của DT tăng lên là do kết quả của việc mở rộng quy mô hoạt động SXKD trong những năm gần đây. Đặc biệt là 2 năm 2008 và 2009, công ty tập trung vào lĩnh vực xây lắp khi mà thị trường này đang được công ty khai thác khá hiệu quả và thêm nữa là sự tập trung tài chính cho một lĩnh vực được coi là thế mạnh của mình giúp cho sức mạnh hiệu quả SXKD của công ty tăng lên nhanh chóng.
Về LNST:
Biểu đồ 1.3.2: Tốc độ tăng trưởng của LNST giai đoạn 2005-2009
Năm 2006, LNST của công ty tăng từ 2.585.340.322 (đồng) năm 2005 lên 2.685.468.690 (đồng) hay tăng 3,87% so với năm 2005
Năm 2007, mặc dù DT của công ty tăng lên 10,11% so với năm 2006 nhưng LNST của công ty lại giảm xuống còn 2.528.622.989 (đồng), tức là giảm 5,84%. Sở dĩ LNST có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng kéo theo đó là sự sụp đổ của một loạt ngân hàng lớn và vô số các DN trên thế giới, hoạt động kinh doanh của QTCIC trong năm 2007 khiến cho giá nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công…tăng cao khiến cho CP đầu vào vượt quá sức chịu đựng của nhiều DN nói chung và QTCIC nói riêng.
Năm 2008, cùng với sự tăng của DT thì LNST của công ty cũng tăng lên 4.207.551.910 (đồng) hay tăng 66,40% lần so với năm 2007. Điều này cho thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh, áp dụng những sáng kiến kỹ thuật mới của thế giới, hoạt động quản trị tốt, đúng quy trình. Do vậy công ty đã đạt được hiệu quả sản SXKD cao.
Tiếp tục phát huy những thành tựu mà năm 2008 công ty đã đạt được, năm 2009, LNST của công ty tăng lên nhanh chóng đạt 13.948.659.910 (đồng), tức là tăng lên so với năm 2008 khoảng 232%
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới CLCT xây dựng cầu đường giao thông tại công ty ĐTXD Quyết Tiến
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Do đặc thù là DN kinh doanh chủ yếu trong ngành XD nên sản phẩm của công ty khá đa dạng như: XD công trình (dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt...), các loại vật liệu XD, trồng rừng... nhưng chủ yếu là sản phẩm xây lắp xây dựng công trình cầu đường giao thông. Sản phẩm xây lắp này có quy mô, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán, quá trình xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, thiết bị thi công, lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng...Và đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đến tiến độ thi công công trình.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, con người. Những thay đổi chủ trương trong quá trình tạo ra sản phẩm XD làm cho công trình bị "chắp vá" thiếu nhất quán, không đồng bộ. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức, thực thi, giám sát, nghiệm thu chặt chẽ sao cho đảm bảo CLCT như thiết kế, dự toán các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp).
Sản phẩm XD còn ảnh hưởng bởi điều kiện địa lý (nhà máy xa con đường, con đê hay hồ nước...). Lợi thế so sánh do địa lý đem lại chính là giá cả nguồn vật liệu, máy móc thuê ngoài, nhân công tại địa phương.
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở các nước chủ yếu theo hình thức "khoán gọn" các công trình, các hạng mục cho các đội XD. Việc giao khoán sẽ có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong quản lý XD của các bộ phận thi công.
1.4.2. Đặc điểm về thị trường
XD cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngành XD là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, SXKD bao gồm các hoạt động: xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hoá các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Do đó ngành XD có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Xu thế ngày nay thị trường xây dựng ngày càng phát triển do nhu cầu phát triển của đất nước, SXKD ngày càng được coi trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XD. Đó là một thị trường sôi nổi và cạnh tranh rất ác liệt đòi hỏi các công ty XD mà đặc biệt là nhà quản lý cần có những biện pháp để công ty có thể trúng thầu và nhận được những HĐ lớn của ngành XD. Sau khi nhận hợp đồng, mục tiêu chính của công ty là tạo dựng thương hiệu, uy tín nên việc nâng cao CLCT luôn được chú trọng. Hiện nay khi mà CLCT XD trong những năm gần đây đang xuống dốc, có những công trình mà chất lượng kém, không thể sử dụng được, thậm chí chưa đưa vào sử dụng đã bị hỏng hóc, trục trặc, để đứng vững được trên thị trường XD, công ty ĐTXD Quyết Tiến không ngừng nâng cao CLCT, có những biện pháp, chính sách phù hợp phát triển thị trường riêng của mình.
1.4.3. Đặc điểm về khách hàng
Khách hàng của công ty là Nhà nước và Tư nhân. Các HĐXD ký được chủ yếu là do đấu thầu đạt được. Khách hàng có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định CLCT. Khách hàng đưa ra những yêu cầu về chất lượng cho công trình, và chính khách hàng là người trực tiếp giám sát các đơn vị thi công XD. Việc đảm bảo chất lượng tốt sẽ được khách hàng đánh giá, tín nhiệm và nâng cao hơn nữa uy tín của công ty trên thị trường.
1.4.4. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Đất nước đang phát triển nên nhu cầu về XD là rất lớn đặc biệt là các gói thầu về XD cơ bản, vì thế có thể coi tỷ lệ cung - cầu trong lĩnh vực này là chưa chênh nhau quá lớn. Chính vì vậy mà áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh là không thực sự gay gắt. Hơn nữa, trong lĩnh vực XD, rào cản về vốn, công nghệ đối với việc thành lập một DN mới là rất lớn nên công ty ít bị đe doạ bởi các đối thủ tiềm năng, mới xâm nhập vào thị trường XD. Các đối thủ chính của công ty là các công ty trong lĩnh vực XD như: Tổng công ty ĐTXD và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty XD Hà Nội, Tổng công ty XD Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội...
Đối thủ cạnh tranh là các công ty XD trong và ngoài nước. Số lượng các DN với cơ sở vật chất hiện đại là không ít, mức độ cạnh tranh là rất cao. Do vậy, công ty cần phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách ứng phó thích hợp và việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với DN.
1.4.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Tổng số LĐ hiện có:
- Trong hoạt động chung của DN: 980 người
- Trong lĩnh vực xây lắp: 980 người (Trong đó, Cán bộ chuyên môn: 650 người)
Biểu đồ 1.4.5.1: Lao động phân theo khu vực
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính của QTCIC)
Khi phân chia LĐ theo khu vực: Khu vực Lào Cai là nơi đặt trụ sở chính của Công ty, tập trung chủ yếu các phòng ban chuyên môn, các đơn vị sản xuất, NNL của công ty cũng được phân bố số lượng lớn ở đây, chiếm khoảng 45% tổng số LĐ của công ty. VPĐD tại Hà Nội là nơi đại diện cho công ty tại Hà Nội, bao gồm một số phòng ban chức năng chuyên về xây dựng dự án, đấu thầu, lập kế hoạch, bóc tách NVL, thiết bị cần cho thi công công trình, LĐ ở đây chiếm 15%. Công ty mở rộng xuống các tỉnh, mở rộng quy mô sản xuất, tại chi nhánh miền Nam số LĐ chiếm 35%, còn chi nhánh Lai Châu chỉ chiếm 5% tổng số LĐ của công ty.
Biểu đồ 1.4.5.2: Lao động phân theo chuyên môn
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính của QTCIC)
Khi phân chia LĐ theo chuyên môn: số LĐ trình độ trung cấp và công nhân nghề chiếm khoảng 70%, đây là một tỷ lệ khá lớn do đặc điểm của ngành xây dựng nói chung cần có lượng công nhân lành nghề, hiểu biết sử dụng máy móc thiết bị thi công. Kỹ sư, cử nhân chiếm 24% số LĐ của công ty. Đây là lực lượng chính chuyên đảm nhiệm các công việc thiết kế, XD bản vẽ công trình, các dự án đầu tư, lập kế hoạch, đưa ra phương án tổ chức thi công chi tiết, bóc tách khối lượng, dự trữ vật tư, thiết bị, nhân lực cho công tác thi công công trình có hiệu quả. Số lượng Tiến sĩ, Thạc sĩ chiếm 3%. Còn số lượng LĐ phổ thông chiếm một số ít khoảng 3% tổng số LĐ. Số lượng LĐ phổ thông chủ yếu là LĐ mùa vụ, hợp đồng ngắn hạn tuỳ thuộc vào từng công trình.
Con người là trung tâm của mọi hoạt động và trong cơ chế thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của DN, yếu tố chất lượng NNL luôn được công ty chú trọng, có những chính sách thu hút cán bộ công nhân viên kĩ thuật có tay nghề cao vào làm việc. Mức lương trung bình của người lao động trong công ty hiện nay khoảng 2.456.000 (đồng)/người/tháng. Ngoài tiền lương, hàng năm công ty trích quỹ tiền thưởng từ LN để thưởng cho người lao động hoặc các tập thể có đóng góp nhiều vào kết quả SXKD của công ty. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong quá trình làm việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Công ty trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cho người lao động và luôn chú trọng đến công tác đảm bảo ATLĐ. Theo định kỳ, công ty tiến hành khám sức khoẻ cũng như giáo dục cho các thành viên trong công ty về công tác ATLĐ, phòng cháy chữa cháy và công tác khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức cơ sở như Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…Với những việc làm thiết thực đó, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn yên tâm công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
DN xây lắp là những đơn vị kinh tế cơ sở, tế bào của nền kinh ._.tế quốc dân, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây lắp để tạo sản xuất ra các sản phẩm xây lắp đáp ứng nhu cầu vật chất của XD.
Quá trình hoạt động sản xuất trong các DN xây lắp là sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, đó là sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. NVL là những đối tượng do DN mua ngoại hay tự sản xuất. NVL trong quá trình sản xuất nói chung thường có đặc điểm:
- Về mặt hiện vật: NVL chỉ tham gia vào một chu kì SXKD và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vận chuyển ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
- Về mặt giá trị: Khi tham gia vào sản xuất, NVL chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào CP SXKD trong kì.
Từ đặc điểm cơ bản của NVL ta có thể thay đổi rõ vị trí quan trọng của NVL trong quá trình xây lắp. Chất lượng của NVL quyết định chất lượng sản phẩm xây lắp. Nếu việc cung cấp NVL không đúng yêu cầu sẽ gây thiệt hại không những về vật chất mà còn đe doạ đến tính mạng của con người. Do các công trình dự án thi công tại nhiều địa điểm khác nhau nên có thể phải dùng một số NVL mà địa phương sẵn có, tuy cùng một loại NVL nhưng các cơ sở sản xuất khác nhau thì tính chất cơ lý, độ bền, giá cả khác nhau. Tất cả các NVL trên được thí nghiệm, nếu đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật về các chỉ tiêu cơ lý của NVL mới được đưa vào sử dụng.
Do đặc điểm của ngành XD là sản phẩm gắn liền với đặc điểm địa lí, sản phẩm ở ngay tại nơi nó được sản xuất và phụ thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu tại nơi XD nó. Mặt khác có một số loại NVL lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, sản phẩm theo mùa vụ nên việc cung ứng NVL khá phức tạp. Việc cung ứng NVL quyết định rất lớn tới tiến độ thi công công trình, do đó cần có phương thức cung ứng vật tư thích hợp. Công ty ĐTXD Quyết Tiến thường chọn hình thức cung ứng vật tư theo HĐXD công trình và đến thẳng công trình hoặc kết hợp cả hai hình thức đó. Ngoài ra, công ty còn đặt mối quan hệ với các nhà thầu phụ để tránh hiện tượng thiếu NVL hoặc biến động giá cả nhiều. Công ty đánh giá các nhà thầu phụ trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của công ty và lập một danh sách các nhà thầu phụ được chấp nhận. Danh sách này được thay đổi khi cần thiết trên cơ sở đánh giá tính phù hợp của các nhà thầu phụ theo định kì. Việc thiết lập quan hệ làm việc và thông tin phản hồi chặt chẽ với nhà cung ứng đã giải quyết nhanh chóng các tranh chấp về chất lượng đầu vào.
1.4.7. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiện công ty có hệ thống trang thiết bị văn phòng hiện đại với hàng trăm máy vi tính sử dụng phần mềm điều hành trực tuyến kết nối các khu vực trong toàn công ty.
Công ty đang quản lý 2 phòng thí nghiệm Las XD hợp chuẩn.
Để phục vụ tốt nhất cho công tác hoàn thiện chất lượng các công trình, QTCIC thực hiện phương châm "làm đúng ngay từ đầu". Ngay từ đội ngũ công nhân viên cũng được công ty tuyển dụng và lựa chọn rất kỹ lưỡng. Hệ thống máy móc thiết bị được trang bị một cách đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật, được nhập khẩu từ những Quốc gia có công nghệ kỹ thuật cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc. Công ty luôn đầu tư đổi mới công nghệ, không sử dụng công nghệ đã lạc hậu, kém phẩm chất. Công ty có hệ thống trang thiết bị thi công đa dạng, hiện đại, chất lượng cao, bao gồm các loại:
- Xe phục vụ quản lý điều hành: 16 chiếc
- Phương tiện vận tải: 91 chiếc
- Máy đào: 37 chiếc
- Máy lu: 52 chiếc
- Máy ủi: 23 chiếc
- Máy xúc lật: 10 chiếc
- Cần cẩu: 10 chiếc
- Máy san: 8 chiếc
- Thiết bị đóng cọc, khoan nhồi, giếng cát: 22 chiếc
- Trạm nghiền sàng, trạm trộn, máy rải: 56 chiếc
- Máy phát điện - Hàn: 267 chiếc
1.4.8. Đặc điểm về tài chính
Trong nhiều năm qua, Công ty ĐTXD Quyết Tiến có mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lào Cai và là một khách hàng có tín nhiệm đối với Ngân hàng. Công ty cũng đang có lộ trình huy động vốn từ thị trường chứng khoán.
Bảng 1.4.8.1: Cơ cấu TS - NV của Công ty ĐTXD Quyết Tiến giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tiền tệ: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I. Tổng TS
187.093.925.961
189.757.521.533
289.867.453.492
360.401.960.024
505.800.753.479
1. TSNH
160.269.233.994
149.226.519.167
227.105.522.025
248.421.233.588
371.524.328.831
2. TSDH
26.824.691.967
40.531.002.366
62.761.931.467
111.980.726.436
134.276.424.648
II. Tổng NV
187.093.925.961
189.757.521.533
289.867.453.492
360.401.960.024
505.800.753.479
1. Nợ phải trả
151.959.963.831
143.506.206.297
174.344.723.651
286.191.912.313
377.925.218.429
- Nợ ngắn hạn
145.497.003.796
137.390.359.547
161.003.772.795
232.320.231.097
337.147.439.911
- Nợ dài hạn
6.462.960.035
6.115.846.750
13.340.950.855
53.871.681.214
40.777.778.515
2. VCSH
35.133.962.130
46.251.315.236
115.522.729.841
74.210.047.711
127.875.535.050
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán của QTCIC)
Từ bảng số liệu TS - NV của công ty như trên ta tính được một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty như sau:
Bảng 1.4.8.2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Năm 2005 (%)
Năm 2006 (%)
Năm 2007 (%)
Năm 2008
(%)
Năm 2009 (%)
I. Cơ cấu TS
1. TSNH/ Tổng TS
85,66
78,64
78,35
68,93
73,45
2. TSDH/ Tổng TS
14,34
21,36
21,65
31,07
26,55
II. Cơ cấu NV
1. Nợ phải trả/ Tổng NV
81,22
75,63
60,15
79,41
74,72
2. VCSH/ Tổng NV
18,78
24,37
39,85
20,59
25,28
III. Tỷ suất LN
1. LNST/ Tổng TS
1,38
1,42
0,87
1,17
2,76
2. LNST/ VCSH
7,36
5,81
2,19
5,67
10,91
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán của QTCIC)
Cơ cấu TS của công ty ĐTXD Quyết Tiến có sự chuyển dịch từ TSNH sang TSDH. Cụ thể TSDH tăng dần qua các năm biểu hiện thông qua tỷ lệ TSDH/ Tổng TS tăng dần: năm 2005 là 14,34%, năm 2006 là 21,36%, năm 2007 tăng lên là 21,65% và đến năm 2008 tiếp tục tăng đạt 31,07%. Điều đó được giải thích do công ty trong những năm gần đây ngày càng trú trọng đầu tư vật tư máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng cao. Năm 2009 tỷ lệ này lại bị giảm xuống còn 26,55%.
Cơ cấu NV của công ty có sự chênh lệch khá lớn giữa Nợ phải trả và VCSH. Tỷ lệ Nợ phải trả/ NV của công ty có sự giảm dần từ năm 2005 là 81,22%, năm 2006 là 75,63%, năm 2007 giảm tiếp xuống còn 60,15%. Nhưng đến năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng lên là 79,41% và năm 2009 lại giảm xuống còn 74,72%. Tuy nhiên, tỷ lệ Nợ phải trả/ NV vẫn ở mức tương đối cao, điều đó cho thấy công ty chủ yếu sử dụng NV là NV nợ phải trả. Sự chênh lệch giữa vốn đi vay và vốn tự có vượt mức an toàn gây tình trạng mất cân đối, khiến DN rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả khi thị trường biến động xấu.
Tỷ suất LNST/ Tổng TS (Hệ số khả năng sinh lợi của TS): năm 2005 là 1,38%, năm 2006 tăng lên là 1,42% nhưng năm 2007 lại giảm còn 0,87% và năm 2008 lại tăng lên 1,17%. Khả năng sinh lợi của TS cho biết 1 (đồng) TS sẽ thu được bao nhiêu đồng LN. Do năm 2007, khủng hoảng tài chính thế giới cũng ảnh hưởng tới LN của công ty, tuy công ty mở rộng quy mô sản xuất nhưng không đạt được hiểu quả. Năm 2008, sự thay đổi chiến lược kinh doanh, sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, hoạt động quản trị tốt, đúng quy trình, LN của công ty lại tiếp tục tăng lên. Do sự cải tiến hoạt động SXKD không ngừng mà hiệu quả SXKD của công ty ngày càng được nâng cao, hệ số khả năng sinh lợi của TS tiếp tục tăng lên là 2,76% trong năm 2009.
Tỷ suất LNST/ VCSH (Hệ số khả năng sinh lợi của VCSH): Cứ 1 (đồng) VCSH sẽ tạo được ra bao nhiêu đồng LN. Ta thấy tỷ suất này của công ty giảm dần qua các năm 2005 (7,36%), năm 2006 (5,81%), năm 2007 (2,19%), năm 2008 tăng lên là 5,67% và đến năm 2009 tiếp tục tăng lên đạt 10,91%. Tuy nhiên tỷ số này vẫn còn ở mức rất thấp so với các DN cùng ngành, tức là mỗi đồng VCSH bỏ ra thì DN thu lại LN không cao.
1.5. Quy định của Nhà nước về CLCT xây dựng cầu đường giao thông
CLCT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để có thể đảm bảo CLCT đưa vào sử dụng, Nhà nước đã ban hành những tiêu chuẩn về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng. Bên cạnh đó thì công tác giám sát, kiểm định chất lượng cũng hết sức sát sao. Nhà nước đã thành lập Hội đồng nghiệm thu CLCT XD, Cục giám định Nhà nước về CLCT XD, Vụ quản lý hoạt động XD, Vụ kiến trúc và quy hoạch XD, Vụ vật liệu XD, các phòng thí nghiệm XD.
Một số quy định của Nhà nước về CLCT XD:
- Chỉ thị 10/1998/ CT - BXD ngày 28/09/1998: Đảm bảo kỹ thuật an toàn trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình cũ
- Quyết định 791/1998/ QĐ - BXD ngày 10/9/1998: Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao CLCT sản phẩm XD
- Thông tư 05/2001/ TT - BXD ngày 30/8/2001: Hướng dẫn công tác bảo trì công trình XD
- Chỉ thị số 06/2000/ CT - BXD ngày 21/08/2000: Triển khai áp dụng hệ thống đảm bảo CLCT XD
- Quyết định 17/2000/ QĐ - BXD ngày 02/08/2000: Ban hành quy định quản lý CLCT XD
- Quyết định 1547/ QĐ - BXD ngày 13/11/2006: Ban hành quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm XD đạt chất lượng cao của ngành XD trong kế hoạch 5 năm 2006-2010
- Thông tư 02/2006/ TT - BXD ngày 17/5/2006: Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình XD
- Chỉ thị 06/2006/ CT - BXD ngày 27/4/2006 về việc tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc vận động đảm bảo và nâng cao CLCT, sản phẩm XD trong kế hoạch 5 năm 2006-2010
- Thông tư 11/2005/ TT - BXD ngày 14/7/2005: Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về CLCT XD
- Thông tư 16/2008/ TT - BXD ngày 11/9/2008: Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về CLCT XD
- Thông tư 08/2006/ TT - BXD ngày 24/11/2006: Hướng dẫn công tác bảo trì công trình XD
- Nghị định 49/2008/ NĐ - CP ngày 18/4/2008: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý CLCT XD.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY ĐTXD QUYẾT TIẾN
2.1. Thực trạng CLCT XD cầu đường giao thông tại Công ty ĐTXD Quyết Tiến
Việc phân loại CLCT nói chung và CLCT XD cầu đường giao thông nói riêng, căn cứ vào quyết định của Nhà nước về CLCT XD được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4) với chất lượng sử dụng tương ứng là chất lượng cao, chất lượng tương đối cao, chất lượng trung bình và chất lượng thấp. Việc phân loại CLCT XD dựa trên những tiêu chí sau:
- Về quy hoạch: Tuân thủ không gian, đảm bảo hệ số sử dụng đất
- Về kiến trúc: Lựa chọn các giải pháp kiến trúc ngoài nhà bảo đảm yêu cầu an toàn, thẩm mỹ, bền lâu phù hợp với khí hậu Việt Nam.
- Về kết cấu: đặc biệt coi trọng công tác khảo sát địa chất để lựa chọn giải pháp thiết kế bảo đảm các yêu cầu tuổi thọ sử dụng, ổn định, an toàn và hiệu quả. Tính toán thiết kế kết cấu phải quan tâm đến tác động của trọng tải ngang (gió, bão, động đất...) có tính đến khả năng chịu tải của công trình khi có sự gia tăng thêm tải trọng...
Trong suốt 17 năm thành lập và gây dựng công ty, công ty luôn coi chất lượng là vấn đề hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của mình. Do vậy, nhìn chung các công trình mà công ty XD đều có chất lượng khá cao, đúng các yêu cầu kỹ thuật, thời gian được thoả thuận như HĐ đã ký kết. Các công trình của công ty trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.1.1: Số công trình đã bàn giao
(Đơn vị: công trình)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng số công trình đã bàn giao
8
9
11
14
18
Số công trình đạt HCV
0
1
1
2
2
Số công trình phải sửa
1
0
2
1
1
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của QTCIC)
Trong giai đoạn 5 năm 2005-2009, tỷ lệ công trình cầu đường của công ty đạt chất lượng tốt chiếm từ 37,5 % trở lên về số lượng và hơn 36 % về giá trị và những tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua từng năm. Cụ thể:
Bảng 2.1.2: Tình hình chất lượng phân chia theo số công trình XD cầu đường giao thông tại QTCIC giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị: Công trình)
Năm
hoàn thành
Loại tốt
Loại khá
Đạt yêu cầu
Phải sửa chữa
Tổng số
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
2005
3
37,50
2
25
2
25
1
12,50
8
2006
4
44,45
3
33,33
2
22,22
0
0
9
2007
6
54,55
2
18,18
1
9,09
2
18,18
11
2008
8
57,14
3
21,43
2
14,29
1
7,14
14
2009
11
61,11
4
22,22
2
11,11
1
5,56
18
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của QTCIC)
Bảng 2.1.3: Tình hình chất lượng phân chia theo tổng giá trị các công trình XD cầu đường giao thông tại QTCIC giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
hoàn thành
Loại tốt
Loại khá
Đạt yêu cầu
Phải sửa chữa
Tổng giá trị
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
2005
47,22
36,27
35,14
26,99
32,79
25,19
15,04
11,55
130,19
2006
75,53
46,63
52,17
32,21
34,28
21,16
0
0
161,98
2007
100,84
51,33
38,13
19,41
19,54
9,95
37,94
19,31
196,45
2008
170,99
57,04
64,19
21,41
43,27
14,43
21,32
7,12
299,77
2009
262,43
61,33
94,76
22,15
47,12
11,01
23,57
5,51
427,88
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của QTCIC)
Bên cạnh những kết quả đạt được thì các công trình của công ty vẫn còn tồn tại những công trình chất lượng không tốt, phải sửa chữa hay làm lại. Điều này gây tổn thất CP rất lớn tới công ty.
Bảng 2.1.4: Tỷ lệ thiệt hại trong những năm gần đây tại QTCIC
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
I. Tổng CP sản xuất
121,85
145,12
178,39
284,37
411,59
- CP NVL
84,26
97,42
127,35
175,34
278,34
- CP nhân công
22,18
27,16
39,63
47,13
81,67
- CP máy
6,93
6,78
7,17
9,41
15,32
II. Tổng CP sửa chữa
7,53
5,72
12,37
11,62
21,19
- NVL
5,25
4,15
9,54
8,97
14,58
- MMTB
1,37
1,02
1,65
1,46
3,94
- Nhân công
0,54
0,28
0,93
0,71
1,73
- CP khác
0,37
0,27
0,25
0,48
0,94
III. Tỷ lệ thiệt hại chung: Tg
0,062
0,039
0,069
0,041
0,051
∆Tg
-0,023
0,03
-0,028
0,01
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính của QTCIC)
Trong đó:
Tg: là tỷ lệ thiệt hại chung
Tg = Tổng CP thiệt hại/ Tổng CP sản xuất trong kỳ
∆Tg = Tg1 - Tg0
Với: Tg1: Tỷ lệ thiệt hại trong năm sản xuất
Tg0: Tỷ lệ thiệt hại trước năm sản xuất
Nếu: ∆Tg >0: Tỷ lệ thiệt hại bình quân trong năm giảm
∆Tg <0: Tỷ lệ thiệt hại bình quân trong năm tăng
Từ bảng số liệu trên ta thấy ∆Tg năm 2006 và năm 2008 đều nhỏ hơn 0 chứng tỏ trong 2 năm này chất lượng công trình đã tăng lên so với năm trước là năm 2005 và 2007. Nhưng trong 2 năm 2007 và 2009 thì giá trị ∆Tg > 0, điều này cho thấy chất lượng công trình của công ty 2 năm này chưa cao, công trình còn phải sửa chữa nhiều. Điều đó không những làm công ty phải tốn chi phí sửa chữa mà còn làm giảm uy tín của khách hàng đối với công ty.
2.1.1. Thực trạng chất lượng khảo sát và thiết kế tại công ty
Các đội XD của công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về khảo sát và thiết kế:
Thực trạng chất lượng khảo sát
Công tác khảo sát được công ty tuân theo đúng nghị định 209/2004 của Chính phủ ngày 16/12/2004 về quản lý CLCT XD. Công ty cử người đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định XD. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá số liệu kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp cho việc thiết kế thi công XD công trình.
Công ty có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác kiểm soát XD. Bộ phận này tiến hành giám sát các bộ phận khảo sát XD, xem các cán bộ này đã thực hiện hết trách nhiệm của họ chưa, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong công tác kiểm soát và hàng tuần, bộ phận này báo cáo lên chủ nhiệm công trình XD. Bộ phận chuyên trách ghi chép kết quả theo dõi kiểm tra vào nhật ký khảo sát XD.
Đội trưởng đội XD đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát XD và tiêu chuẩn khảo sát XD, kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát XD.
Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác khảo sát XD, trong thực tế trong các công trình công ty tiến hành vẫn còn hiện tượng công trình XD không đảm bảo chất lượng, xảy ra sự cố dẫn đến phải xử lý, gây lãng phí và làm khách hàng không hài lòng mà một trong những nguyên nhân là do số liệu khảo sát XD không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng nền đất tại địa điểm XD, không dự báo được những thay đổi về điều kiện địa chất công trình. Nhiều biện pháp đã được đưa ra để khắc phục những tồn tại trong công tác khảo sát, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa được nâng cao.
Thực trạng chất lượng thiết kế
Phòng Kế hoạch - kỹ thuật lưu bằng văn bản hồ sơ thiết kế (bắt buộc) phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư được duyệt. Thời gian lưu hồ sơ này là 5 năm với nội dung của hồ sơ thiết kế bao gồm các thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật.
Hồ sơ thiết kế này trước khi thi công được phòng Kế hoạch - kỹ thuật đưa cho chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận. Trong trường hợp có sự thay đổi, phát sinh tại hiện trường, kỹ sư thiết kế của công ty lập phiếu thay đổi thiết kế gửi lên phòng kỹ thuật thi công, chờ có sự đồng ý của trưởng phòng Kế hoạch - kỹ thuật mới được tiếp tục thi công.
Đây là quá trình đầu tiên trong các quá trình tạo ra sản phẩm là công trình XD. Một công trình đảm bảo chất lượng khi nó tuân thủ 100% các yêu cầu của BVTK. Quản lý chất lượng tốt quy trình này sẽ là cơ sở đảm bảo cho CLCT sau này nếu tuân thủ yêu cầu của bản vẽ về thiết kế và các yêu cầu, phân tích khi thực hiện khảo sát mà còn giúp công ty tiết kiệm nhiều được CP (đặc biệt là CP chất lượng, thời gian, nhân lực, MMTB...)
Bảng 2.1.1.1: Các tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát và thiết kế BVTC
STT
Tên tiêu chuẩn
Mã hiệu
1
Quy trình khoan thăm dò địa chất
22 TCN 259 - 2000
2
Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
22 TCN 220 - 95
3
Quy trình khảo sát đường ôtô
22 TCN 263 - 2000
4
Quy trình khảo sát, thiết kế, cải thiện, nâng cấp đường ôtô
22 TCN 20 - 84
5
Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế
TCVN 4054 - 85
6
Tiêu chuẩn thiết kế đường
22 TCN 273 - 01
7
Quy trình thiết lập tổ chức XD và thiết kế thi công
TCVN 4252 - 88
8
Quy trình thiết kế áo đường mềm
22 TCN 211 - 93
9
Điều lệ báo hiệu đường bộ
22 TCN 237 - 01
10
Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án NCKT và thiết kế
22 TCN 242 - 98
11
Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn (áp dụng cho thiết kế cống)
22 TCN 18 - 79
12
Tiêu chuẩn thiết kế đường (phần nút giao)
22 TCN 273 - 01
13
Quy trình thí nghiệm xuyên tỉnh (CPT và CPTU)
22 TCN 317 - 04
14
Quy trình đo vẽ địa hình
96 TCN 43 - 90
15
Công tác trắc địa trong XD - Yêu cầu chung
TCXDVN 309-2004
16
Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm
22 TCN 279 - 01
17
Quy trình lập thiết kế tổ chức XD và thiết kế thi công
TCVN 4252 - 88
18
Thiết kế mạng lưới thoát nước bên ngoài công trình
22 TCN 51 - 84
19
Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn (dùng cho đường rẽ, đường nhánh)
22 TCN 210 - 92
20
Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCXDVN 236-2004
21
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản pháp quy hiện hành khác có liên quan đến XD công trình
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của QTCIC)
2.1.2. Thực trạng chất lượng Nguyên vật liệu
Việc thi công các công trình XD đòi hỏi việc mua sắm vật tư với nhiều chủng loại, kích cỡ, chất lượng phù hợp. Vật tư được sử dụng chủ yếu: cát, đá, xi măng, sắt thép, cốp pha, ống nước, gỗ, hệ thống giáo chống, sơn, kính, vật liệu nổ...
Phòng Dự án - Thiết kế quản lý dự án, thiết kế thi công, đấu thầu. Sau khi dự án trúng thầu, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tiến hành lập các phương án tổ chức thi công chi tiết, bóc tách khối lượng, dự trữ, cung cấp vật tư, vật liệu cho công tác thi công công trình có hiệu quả.
Công trường tiếp nhận phương án thi công, xem xét tình hình thi công công trường thực tế, gửi lại cho phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tổ chức bóc tách chi tiết lượng NVL nào cần sử dụng, sử dụng bao nhiêu.
Phòng Vật tư - Thương mại tổ chức mua sắm NVL thi công. Tuỳ theo từng địa điểm hạng mục thi công, tuỳ từng loại NVL, công ty có thể tự sản xuất, mua sắm ở những nơi có vị trí giao thông gần nhất để giảm CP vận chuyển hay cần thiết phải mua ở những nơi mà NVL đó đòi hỏi chất lượng cao. Cụ thể như:
- Đất đắp: được tận dụng từ công tác đào nền đường (nếu sau khi thí nghiệm có các chỉ tiêu cơ lý phù hợp, được phép đắp).
- Sắt thép: dùng loại thép Tisco, hoặc loại thép liên doanh mua tại các đại lý trên địa bàn Thành phố Lào Cai hoặc mua trực tiếp từ các nhà máy về.
- Xi măng: Dùng loại xi măng PC 30, PCB 30 nhãn hiệu loại Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Phúc Sơn, Hoàng Thạch hoặc Chinfon, Yên Bình được sản xuất từ công nghệ sản xuất xi măng lò quay mua tại các đại lý trên địa bàn thành phố Lào Cai.
- Nhựa đường dùng loại nhãn hiệu: Iran, Shell, Caltex... được mua tại Hải Phòng và vận chuyển lên.
- Đá được tận dụng từ công tác đào phá nền đường (nếu sau khi thí nghiệm có các chỉ tiêu cơ lý phù hợp, được phép sử dụng). Trong trường hợp đá được tận dụng từ nền đào không đủ thì được lấy tại mỏ đá thuộc xã Tà Chải- huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai.
- Cát đen, cát vàng: lấy tại mỏ cát Bảo Nhai thuộc huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai.
- Vật liệu nổ: mua tại chi nhánh công ty vật liệu nổ công nghiệp - Bộ Quốc phòng tại Lào Cai.
- Biển báo các loại, lan can tôn lượn sóng được mua tại Hà Nội vận chuyển lên, hoặc mua tại Thành phố Lào Cai.
- Gối cầu, khe co giãn: mua các sản phẩm của công ty OVM nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
NVL là phần cấu thành nên sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do các công trình dự án thi công tại nhiều địa điểm khác nhau nên có thể phải dùng một số NVL mà địa phương sẵn có, tuy cùng một loại NVL nhưng các cơ sở sản xuất khác nhau thì tính chất cơ lý, độ bền, giá cả khác nhau.
Công nhân sử dụng NVL chưa hợp lý, hiệu quả thấp. Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm trong sản xuất các cấu kiện bê tông không thể sử dụng lại được còn ở mức cao, gây lãng phí lớn cho công ty. Đây là một yếu tố gây thất thoát, lãng phí trong các dự án thi công của công ty, công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
Công tác bảo quản NVL ở ngoài trời chưa được chặt chẽ. Những kho kín chưa được trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để bảo quản NVL trong kho. Tình trạng xin cấp bổ sung NVL tại các công trình còn phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân sản xuất chưa thực hiện đúng định mức mà công ty đưa ra. Do đó làm cho lượng tiêu hao NVL tăng lên ngoài dự kiến, gây ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng tiết kiệm NVL và tăng giá thành sản xuất.
2.1.3. Thực trạng chất lượng thi công trình xây dựng cầu đường giao thông của công ty
Giai đoạn thi công công trình là tổng hợp của nhiều hoạt động từ chuẩn bị thi công, thi công công trình, nghiệm thu và kiểm tra công trình. Mỗi một công trình được coi là một dự án, để quản lý tốt dự án, công ty đã xây dựng sơ đồ tổ chức quản lý theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.1.3.1: Tổ chức quản lý thi công công trình XD cầu đường giao thông tại
Công ty ĐTXD Quyết Tiến
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CHỈ HUY
CÔNG TRƯỜNG
NHÓM KỸ SƯ
HIỆN TRƯỜNG
PGĐ KỸ THUẬT
NHÓM
DỰ ÁN
NHÓM
KỸ THUẬT
THIẾT KẾ
NHÓM VẬT TƯ
THIẾT BỊ
TỔ PHỤC VỤ
TỔ HOÀN THIỆN
TỔ ĐIỆN NƯỚC
TỔ NỀ
TỔ BÊ TÔNG
TỔ SẮT HÀN
TỔ MỘC
GĐ XÍ NGHIỆP
(Đội trưởng
đội thường trực)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của QTICIC)
Công ty lập thành văn bản quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công XD công trình trong việc quản lý CLCT XD. Văn bản này là cơ sở để công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực cũng như hiệu quả công việc của từng người, là cơ sở để tiến hành khen thưởng và kỷ luật trong công ty. Thực tế kiểm tra cho thấy các cán bộ công nhân viên đều thực hiện các công việc của mình.
- Giám đốc công ty: có trách nhiệm giao việc cho các đơn vị trực thuộc công ty và bổ nhiệm chủ nhiệm dự án, kí duyệt các biên bản bàn giao công trình.
- Giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án: tiếp nhận công việc và hồ sơ dự án, chuẩn bị các điều kiện thi công, mặt bằng thi công, nguồn điện nước thi công, MMTB thi công, chuẩn bị kinh phí cho thi công, lập kế hoạch thi công tổng thể cho dự án, phê duyệt các biện pháp thi công chi tiết
- Phó giám đốc công ty phụ trách thi công: chỉ đạo các phòng ban có liên quan, các xí ngiệp, đội trực thuộc thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn và tiêu chuẩn XD hiện hành, xem xét kí duyệt các biện pháp thi công tổng thể, hồ sơ nghiệm thu, chứng chỉ chất lượng, kết quả thí nghiệm... do Giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm dự án lập.
- Các kỹ sư chuyên môn có liên quan: XD các biện pháp thi công cho toàn bộ từng hạng mục dự án.
- Các đội chuyên ngành: thực hiện việc thi công theo kế hoạch và biện pháp thi công được duyệt.
Sau khi đã giao trách nhiệm cho từng người, công ty sẽ tổ chức tiến hành các công việc để thi công một công trình. Các công việc đó được thể hiện ở sơ đồ:
Sơ đồ 2.1.3.2: Tổ chức thi công công trình
Tiếp nhận
hồ sơ dự án
Thi công dự án
Kiểm tra,
nghiệm thu
Tổng nghiệm thu
bàn giao
Tổ chức thực hiện
Thực hiện
Công tác
chuẩn bị
(Nguồn: Phòng Dự án - Thiết kế của QTCIC)
Cụ thể từng quá trình thi công:
Tiếp nhận hồ sơ dự án: Giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm dự án tiếp nhận hồ sơ dự án bao gồm: BVTK thi công, dự toán thiết kế hoặc dự toán chào thầu. HĐ giao nhận thầu xây lắp, các tài liệu có liên quan đến mặt bằng hiện trạng, mốc giới, điều kiện giao thông, công trình ngầm điện nước thi công... do chủ đầu tư cấp.
Công tác chuẩn bị:
Nội dung công việc:
Sau khi có thông báo trúng thầu của chủ đầu tư và kí kết xong HĐXL, nhà thầu bắt đầu tiến hành các công tác chuẩn bị bắt đầu bao gồm những công việc sau:
- Công tác XD lán trại và mua sắm trang thiết bị: Công tác XD lán trại phục vụ thi công được nhà thầu triển khai ngay sau khi kí HĐXL với chủ đầu tư:
+ Thuê đất đai cần thiết cho công tác XD văn phòng làm việc, lán trại phục vụ cho công tác XD;
+ Tập kết MMTB Xd theo danh sách thiết bị đệ trình cùng với hồ sơ đầu thầu đến công trường để XD công trình;
+ Cung cấp, lắp đặt vận hành và bảo dưỡng MMTB;
+ XD hệ thống cung cấp nước ngầm nguồn nước (giếng nước, mương máng dẫn nước), các máy bơm, các bể chứa, hệ thống đường ống;
+ XD hệ thống cấp điện gồm: nguồn điện cao thế, hệ thống truyền dẫn cao và hạ thế, trạm biến áp, trạm máy phát điện;
+ XD hệ thống thông tin liên lạc;
+ Kho chứa vật liệu;
+ Mua sắm các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động;
+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị y tế đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
- Công tác khảo sát, thiết kế lập BVTC: Thành lập một tổ khảo sát thiết kế BVTC, lập phương án kế hoạch kiểm sát thiết kế lập BVTC gửi lên chủ đầu tư, tư vấn giám sát để điều tra, phê duyệt mọi công tác kết quả đo đạc, khảo sát chi tiết đều phải có mặt của tư vấn giám sát và phải được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
- Lập biện pháp, phương án đảm bảo giao thông nội tuyến (đảm bảo giao thông công cộng, giao thông công trường) trình tư vấn giám sát và chủ đầu tư phê duyệt, chấp thuận.
- Lập hồ sơ biện pháp thi công nổ phá và trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép nổ phá.
- Khảo sát chi tiết các mỏ vật liệu đất, đá gồm: địa điểm, mặt bằng, đường vận chuyển... Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá, cát, bê tông, nhựa, sắt, thép, xi măng, nước...cũng như việc thiết kế thành phần cấp phối hỗn hợp bê tông, xi măng, vữa xây trình tư vấn giám sát trước khi thi công.
- Công tác huy động MMTB, vật tư, vật liệu, nhân sự: tiến hành lập danh sách cán bộ chỉ huy công trường và huy động lực lượng công nhân đáp ứng theo nhu cầu từng giai đoạn của công trường.
- Bố trí bãi tập kết, kho chứa vật tư, vật liệu, nhiên liệu và nhà ở: lập phương án kế hoạch khảo sát mặt bằng kho tập kết vật liệu, vật tư, nhiên liệu và nhà ở công trường
Yêu cầu thi công:
- Thi công các công trình tạm phải căn cứ vào tính chất dây chuyền công nghệ thi công toàn bộ công trình và công nghệ thi công những công tác xây lắp chính nhằm bố trí thi công xem kẽ và đảm bảo mặt bằng thi công cần thiết cho các đơn vị tham gia xây lắp công trình. Thời gian kết thúc thi công công trình tạm phải được ghi vào nhật ký thi công chung của công trình.
- Vị trí công trình tạm không được nằm trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việc XD công trình chính và phải tạm tính toán hiệu quả kinh tế công trình tạm phải bảo đảm phục vụ trong tất cả các giai đoạn thi công xây lắp. Trong mọi trường hợp, phải nghiên cứu sử dụng triệt để các hạng mục công trình chính phục vụ cho thi công để tiết kiệm vốn đầu tư XD công trình tạm và rút ngắn thời gian thi công công trình chính.
- Việc XD nhà ở cho công nhân viên công trường, nhà công cộng, nhà văn hoá sinh hoạt, nhà kho, nhà sản xuất và nhà phụ trợ thi công cần phải áp dụng thiết kế điển hình hiện hành, đặc biệt chú trọng áp dụng những kiểu nhà tạm, để tháo lắp, cơ động và kết hợp sử dụng tối đa những công trình sẵn có ở địa phương.
- Với hệ thống đường thi công, trước hết phải sử mạng lưới đường sá hiện có bên trong và bên ngoài công trường. Trong trường hợp sử dụng đường cố định không có lợi hoặc cấp đường không đảm bảo cho các loại xe, máy thi công đi lại thì mới được làm đường tạm thi công. Đối với những tuyến đường và kết cấu hạ tầng có trong thiết kế, nên cho phép kết hợp sử dụng được để phục vụ thi công thì phải đưa toàn bộ những khối lượng đó vào giai đoạn chuẩn bị và triển khai thi công trước. Đơn vị xây lắp phải bảo dưỡng đường sá, bảo đảm được sử dụng bình thường trong suốt quá trình thi công.
- Nguồn điện thi công phải được lấy từ những hệ thống điện hiện có hoặc kết hợp sử dụng những công trình cấp điện cố định có trong thiết kế. Những nguồn điện tạm thời (trạm phát điện di động, trạm máy phát điện điêzen...) chỉ được sử dụng trong thời gian bắt đầu triển khai xây lắp, trước khi đưa những hạng mục công trình cấp điện chính thức vào vận hành.
- Mạng lưới cấp điện tạm thời cao thế và hạ thế phải kéo dây trên không. Chỉ được đặt đường cáp ngầm trong trường hợp kéo dây điện trên không đảm bảo kỹ thuật an toàn hoặc gây phức tạp cho công tác thi công xây lắp. Cần sử dụng những trạm biến thế di động, những trạm biến thế đặt trên cột, những trạm biến thế kiểu cột ._. quy định, Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty. Giấy chứng nhận chỉ rõ phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tại một địa bàn cụ thể, có hệ thống quản lý chất lượng đã được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này công ty cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại; đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty.
3.2.1.3. Yêu cầu đối với công ty khi XD hệ thống ISO 9000
- Thành lập Ban chất lượng của công ty với các công việc: XD và triển khai áp dụng hệ thống chất lượng tại công ty cũng như trong từng bộ phận của công ty, từng đội XD; duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cũng như bộ phận, đội XD; liên hệ về những vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng của công ty, bộ phận và đội XD; tham gia hoạch định, kiểm soát và đánh giá chất lượng các dự án.
- Chỉ định một đại diện lãnh đạo về chất lượng chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án và đầu mối làm việc với bên Tư vấn.
- Thành lập nhóm thực hiện ISO 9000 tại các phòng ban đồng thời phải cử cán bộ thường trực làm đầu mối liên hệ với tư vấn và những người có trách nhiệm trong công ty.
- Lãnh đạo công ty cần dành thời gian để gặp gỡ, nắm tình hình tiến độ và những đề xuất từ phía tư vấn.
- Thực hiện kịp thời các công việc đã thống nhất sau mỗi buổi làm việc.
- Cung cấp nguồn lực để thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu chuẩn
- Công ty cần phải chuẩn bị tốt NNL cũng như cơ sở vật chất để việc thực thi hệ thống chất lượng đạt hiệu quả cao.
3.2.1.4. Những hoạt động triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Vì công ty là DN xây lắp nên những hoạt động công ty cần thực hiện để triển khai hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng công trình XD cầu đường giao thông như sau:
Mua sản phẩm:
Mua vât tư, NVL cần thiết cho quá trình thi công công trình cần có tư vấn chọn HĐ, HĐ phụ hoặc dịch vụ cung ứng vật tư. Yêu cầu các HĐ phụ, các nhà cung ứng phải có thoả thuận và ghi nhận. Các bản ghi nhận dùng làm phụ lục cho các HĐ. Chứng chỉ của bên thứ ba làm cơ sở cho việc này.
- Công ty cần hiểu rõ mình quan tâm tới gì nhất trong việc mua vật tư và thuê ngoài dịch vụ. Số lượng và chất lượng cần thể hiện rõ ngay từ đầu trong đơn đặt hàng và thoả thuận. Thời hạn và địa điểm giao nhận cần phải được làm rõ. Công ty cần có thái độ dứt khoát nếu một trong các điểm trên không đáp ứng.
- Công ty cần duy trì một danh sách các nhà cung cấp các vật tư chính và các dịch vụ để được nhận các bản báo giá và thảo các đơn đặt hàng, đảm bảo các vật tư và dịch vụ nhận được từ các nguồn hàng tin cậy.
Kiểm soát quá trình thi công:
Chất lượng của điều hành phải được đưa vào quá trình. Các quá trình chủ yếu tạo thành dây xích. Các thủ tục phải được viết ra cho mỗi một quá trình và được thể hiện trên văn bản:
- Sự diễn biến hàng ngày của công tác chất lượng: Song hành diễn ra nhiều công việc, và sự theo dõi, giám sát, ghi chép, mọi sai sót hoặc dưới tiêu chuẩn đều cần được giám sát của nhà thầu chính, khẳng định và làm sáng tỏ cho các thầu phụ.
- Thanh tra và thử nghiệm: bao gồm 3 bước:
+ Quy định thanh tra và thử nghiệm
+ Thanh tra và thử nghiệm trong quá trình thi công
+ Thanh tra và thử nghiệm kết quả
- Không đạt và hành động khắc phục
Chỗ không đạt có thể được báo cáo phát hiện do nhiều nguồn như:
+ Giám sát thầu phụ của nhà thầu chính
+ Giám sát của tư vấn giám sát đối với nhà thầu chính
+ Giám sát của tư vấn thiết kế khi thực hiện quyền tác giả - Đại diện của chủ đầu tư theo dõi công trình - Kiểm tra của cơ quan hữu trách.
+ Mọi thiếu sót đều cần được xử lý theo các cách:
Làm lại để đạt yêu cầu kỹ thuật quy định - Chấp nhận sửa chữa một phần hoặc không cần sửa chữa
Loại bỏ hoàn toàn.
Kiểm tra cuối cùng và bàn giao:
Giám đốc dự án và giám đốc thi công chuẩn bị lịch kiểm tra tất cả các công việc, có phân công trách nhiệm cho từng công việc kiểm tra.
Khi bàn giao cuối cùng các công việc cần làm tại hiện trường là:
- Tổ chức bàn giao sổ tay bảo trì, các bản vẽ công trình, bảo hành, chìa khoá...
- Tập hợp bộ các bản ghi chất lượng, ảnh chụp đưa về cơ quan điều hành đầu não để lưư giữ
- Tổ chức việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và xoá nợ
- Lập quyết toán tài chính với các nhà thầu phụ và chủ đầu tư.
3.2.1.5. Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9000
Hướng vào khách hàng (Customer focus)
Sự lãnh đạo (Leadership)
Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)
Cải tiến liên tục (continual Improvement)
Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)
Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Manually Beneficial supplier relationships).
Để công trình đạt chất lượng cao, công ty cần thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo là đúng ngay từ đầu, giảm bớt CP khắc phục, CP phòng ngừa...
3.2.2. Đổi mới, nâng cao nhận thức về quản lý CLCT cầu đường giao thông cho cán bộ, công nhân viên trong công ty
3.2.2.1. Cơ sở của giải pháp
Con người là trung tâm của mọi hoạt động quản lý. Đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tất cả các quy trình, nội dung được XD tốt nhưng có được thực hiện theo đúng những gì đã viết ra hay không lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự nhận thức của con người. Việc đào tạo về chuyên môn thường được quan tâm hơn về vấn đề giáo dục ý thức nên nhiều khi sự hạn chế trong nhận thức lại gây trở ngại hơn cho quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Trong quá trình sản xuất, con người là yếu tố quan trọng, trực tiếp kết hợp các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong tất cả các khâu, các giai đoạn làm ra sản phẩm, không khâu nào, giai đoạn nào lại thiếu vắng nhân tố con người. Do đó, giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ đầu tiên để XD hệ thống quản lý chất lượng. Nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng giúp tất cả cán bộ, công nhân viên hiểu được hệ thống quản lý chất lượng là bộ tiêu chuẩn về tiêu chuẩn của hệ thống quản lý.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Đổi mới nhận thức về quản lý CLCT phải từ lãnh đạo cấp cao cho đến cán bộ quản lý cấp trung gian và toàn bộ nhân viên. Công ty cần nhận thức rằng hiệu quả của hoạt động quản lý nâng cao chất lượng là tốt hay kém thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về nhà quản lý chứ không phải của cán bộ kỹ thuật. Do đó, nhận thức về chất lượng và nâng cao chất lượng phải được chuyển đổi từ nhà quản lý cấp cao sau đó là sự tham gia hưởng ứng của tất cả các nhân viên.
Lãnh đạo cần nhận thức được vai trò của mình trong việc Xd chính sách, mục tiêu chất lượng và cam kết thực hiện phải tham gia vào các hoạt động của hệ thống chất lượng.
Đào tạo cho cán bộ cấp trung gian để họ thấy được việc trực tiếp chỉ đạo và triển khai thực hiện các công việc hàng ngày của họ chính là đang áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế. Họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về chất lượng nếu có những gì sai sót xảy ra ở bộ phận mình so với quy trình hướng dẫn.
Nâng cao nhận thức của nhân viên về quản lý chất lượng qua việc làm cho họ hiểu hệ thống quản lý chất lượng là văn bản mô tả những công việc họ vẫn làm thường ngày và họ phải tuân thủ một cách nghiêm túc và đầy đủ các bước của quá trình đó.
Đổi mới nhận thức về quản lý chất lượng cho toàn công ty có thể được thực hiện theo các biện pháp sau:
- Cử nhân viên đi học các khoá đào tạo ngắn hạn. Bên cạnh đó các nhân viên nên thường xuyên đi dự các buổi hội thảo, cuộc hội họp về vấn đề phổ biến, nâng cao nhận thức về ISO.
- Phát động phong trào thi đua giữa các phòng ban về chất lượng và có những hình thức khen thưởng, khuyến khích cho các thành viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng.
3.2.2.3. Lợi ích khi áp dụng giải pháp
Đổi mới và nâng cao nhận thức về quản lý CLCT cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty sẽ mang lại những lợi ích cụ thể:
- Người LĐ có thể thực hiện áp dụng một cách đúng đắn hệ thống quản lý chất lượng.
- Họ nhận thức được lợi ích của công ty cũng chính là lợi ích của họ. Vì vậy, họ thực sự nhiệt tình đóng góp ý kiến trong việc tìm ra các điểm bất hợp lý của hệ thống và phát hiện các cơ hội cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả mà việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mang lại.
- Tạo được bầu không khí làm việc tập thể, chan hoà, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và hết mình.
3.2.3. Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin trong công tác nâng cao CLCT cầu đường giao thông giữa các bộ phận và đội thi công
3.2.3.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giải pháp
3.2.3.1.1. Cơ sở lý luận
Hệ thống thông tin nội bộ đóng vai trò quan trọng để mọi nhân viên, tuỳ theo cương vị của mình, có được những thông tin thích hợp về hoạt động của tổ chức như chính sách, mục tiêu chất lượng, các vấn đề có liên quan đến khách hàng, người cung ứng, các yêu cầu luật pháp, chất lượng sản phẩm, tình hình cải tiến của các bộ phận và đội XD khác... Có như vậy mới khiến mọi nhân viên tham gia đóng góp ý kiến chủ động, tổ chức mới tạo dựng được phong trào, huy động được tri thức của mọi nhân viên. Trao đổi thông tin là một quá trình chuyển tin từ người chuyển thông tin đến người nhận. Khi trao đổi thông tin có thể sử dụng các hình thức, phương tiện khác nhau: bằng miệng, bảng tin, thư điện tử, fax, công văn...
Một tổ chức cần có hai phương thức thông tin: phương thức dọc và phương thức ngang. Phương thức dọc được trao đổi giữa Giám đốc, Phó giám đốc với cấp dưới như các bộ phận và các đội XD. Phương thức trao đổi ngang đề cập đến việc truyền thông tin đúng giữa các cấp, các quá trình, giữa các cá nhân. Việc trao đổi thông tin có hiệu lực khi mỗi thành viên của công ty chịu tác động của cả hai hệ thống trên sao cho giúp đỡ việc cải tiến hiệu năng của tổ chức trực tiếp hướng tới mọi người vào việc đạt được các mục tiêu chất lượng.
3.2.3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Do đặc thù của ngành XD, các đội thường đóng tại công trường, ở Hà Nội chỉ là VPĐD nên việc trao đổi thông tin nội bộ về quản lý, nâng cao chất lượng giữa Giám đốc và các phòng ban, các tổ đội gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, tăng cường trao đổi thông tin nội bộ nhằm đưa ra các thông tin về hoạt động SXKD, hệ thống quản lý chất lượng của công ty và các đơn vị một cách thường xuyên từ lãnh đạo công ty đến các đơn vị, người LĐ và ngược lại.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Để tăng cường trao đổi thông tin nội bộ, công ty cần có những giải pháp sau:
Hội nghị điều độ SX:
Cách thức hội nghị điều độ SX như sau:
- Hội nghị này thường được áp dụng cho các công trình trọng điểm
-Thời gian: thông thường là vào chiều thứ 7 hàng tuần để các tổ đội có cơ hội tổng kết lại công tác quản lý chất lượng trong tuần vừa qua.
- Địa điểm: Tại công trường
- Chủ trì: Giám đốc hoặc Phó giám đốc công ty
- Nội dung hội nghị: Kiểm tra mục tiêu tiến độ, chất lượng sản phẩm, công tác đảm bảo nâng cao chất lượng theo quy trình, hội ý và giải quyết kịp thời những khó khăn và vướng mắc nảy sinh.
Hội ý chất lượng nhanh đầu giờ:
Cách thức tiến hành hội ý chất lượng nhanh đầu giờ có thể diễn ra tại ngay công trường, là một thuận lợi cho các đội XD trao đổi thông tin về công tác nâng cao chất lượng công trình XD. Cách thức này được tiến hành:
- Thành phần: Giám đốc hoặc Phó giám đốc, trưởng phòng các bộ phận tại công ty, đội trưởng, đội phó sản xuất, cán bộ phụ trách tại công trường.
- Thời gian: 30 phút vào sáng thứ 2 hàng tuần
- Địa điểm: tại công trường hoặc tại công ty
- Nội dung: Kiểm tra những công việc chủ yếu đã và đang thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết, những công việc phát sinh và thay đổi so với kế hoạch, các thông tin về công tác quản lý, nâng cao chất lượng công trình XD, thông tin về đảm bảo chất lượng công trường, hội ý và giải quyết những điểm không phù hợp nảy sinh.
3.2.4. Tăng cường công tác xử lý phản hồi của khách hàng và công tác đánh giá sự thoả mãn của khách hàng
3.2.4.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giải pháp
3.2.4.1.1. Cơ sở lý luận
Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN muốn tạo dựng được uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường thì việc xác định khách hàng của mình là một yêu cầu bức thiết, đặc biệt quan trọng đối với DN. Khi mà đời sống ngày càng được phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định đến sự mua hàng của khách hàng. Khách hàng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Các nghiên cứu cho thấy: để bán được một sản phẩm dịch vụ cho một khách hàng mới thì tổ chức phải CP gấp hơn 6 lần so với việc giữ một khách hàng cũ. Một khách hàng không thoả mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu của họ cho từ 8 -10 người khác. Nếu giữ được thêm khoảng 5% số lượng khách hàng ở lại với công ty có thể gia tăng tới 85% lợi nhuận và 70% khách hàng có khiếu nại vẫn trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thoả đáng.
Nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng, công ty cần phải giữ được càng nhiều khách hàng càng tốt, hay nói cách khác, công ty cần phát triển cao tỷ lệ duy trì khách hàng. Do đó, việc hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng phải là mục tiêu của DN.
Tăng cường xử lý phản hồi của khách hàng để giải quyết và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo uy tín và XD hình thành của DN trên thị trường. Đó là một trong những kênh đánh giá sự hài lòng của khách hàng, tăng hiệu quả của hoạt động SXKD.
Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng là một công cụ sống còn của cơ hội cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, đem lại sự hài lòng cho khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng còn là dịp để DN có cơ hội nhìn lại quá trình SXKD của mình, xem xét quá trình đó hiệu quả chưa và kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa cho phù hợp.
3.2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của giải pháp xuất phát từ những tồn tại trong công tác nâng cao chất lượng công trình XD cầu đường giao thông tại công ty. Đó là:
- Do gặp khó khăn về trao đổi thông tin nên việc theo dõi phản hồi của khách hàng và đánh giá sự thoả mãn còn nhiều hạn chế vì thường ý kiến phản hồi của khách hàng chưa được cập nhật thông suốt từ lãnh đạo đến các tổ đội thi công XD công trình.
- Thống nhất cách thức xử lý những khiếu nại của khách hàng để giải quyết những yêu cầu chính đáng và thu nhập các thông tin phục vụ việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty và thoả mãn yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc công ty trong việc thu nhập thông tin phản hồi của khách hàng và giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
Để thống nhất cách thức xử lý những khiếu nại của khách hàng, công ty phải hình thành nơi tiếp nhận phản hồi khách hàng cho toàn bộ công ty. Từ đó các phản hồi này sẽ được chuyển đến các bộ phận liên quan.
Các bước tiếp nhận, phân tích và xử lý phản hồi của khách hàng
Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
Văn phòng có trách nhiệm tiếp nhận mọi phản hồi của khách hàng và bằng mọi hình thức (mail, fax, điện thoại...), sau đó ghi sổ theo dõi sự phản hồi của khách hàng.
Văn phòng có trách nhiệm phân loại các khiếu nại, giữ lại bản gốc và phô tô cho Giám đốc công ty để Giám đốc phân công cho các bộ phận có liên quan giải quyết. Văn phòng lập phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại của khách hàng và chuyển xuống bộ phận có liên quan.
Phân tích để tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết
Trưởng các bộ phận có liên quan sau khi nhận được phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại, có trách nhiệm xem xét khiếu nại của khách hàng về tính phù hợp của sản phẩm, kết quả kiểm tra, hiện trạng được ghi vào phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại hoặc lập thành biên bản (nếu cần) và yêu cầu hai bên ký xác nhận, sau đó tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý thích hợp.
Nếu khiếu nại của khách hàng không đúng thì trưởng bộ phận được uỷ quyền thông báo tới khách hàng bằng nhiều hình thức như: văn bản, điện thoại hoặc fax từ chối giải quyết.
Nếu khiếu nại của khách hàng là đúng, truởng bộ phận căn cứ vào biên bản xác nhận hiện trạng, phân tích tìm nguyên nhân, kết hợp với trưởng các bộ phận có liên quan (nếu cần) để đưa ra phương pháp xử lý. Phương án xử lý có thể là:
- Sửa chữa theo đúng yêu cầu của HĐ
- Phá bỏ và làm lại mới (nếu không thể sửa chữa)
- Ngoài ra, có thể bồi thường bằng tiền cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu
- Giải quyết theo đúng các điều khoản của HĐ đã ký
- Biện pháp giải quyết được ghi vào phiếu xử lý khiếu nại của khách hàng và ghi thời hạn hoàn thành, trình lãnh đạo phê duyệt nếu cần.
Tổ chức thực hiện
Trưởng các bộ phận có liên quan kết hợp với nhau để cử cán bộ của bộ phận mình thực hiện các biện pháp xử lý đã đề ra, theo dõi kết quả và báo cáo lãnh đạo công ty.
Sau khi thực hiện xong việc xử lý khiếu nại của khách hàng, trưởng các bộ phận kiểm tra lại kết quả thực hiện và ghi kết quả vào phiếu yêu cầu xử lý khiếu nại của khách hàng gửi cho văn phòng 1 bản. Nếu chưa đạt thì mở phiếu mới.
Trưởng các bộ phận ngay khi xử lý xong khiếu nại của khách hàng liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình, nếu thấy cần có hành động khắc phục phòng ngừa thì lập phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa và xử lý theo thủ tục hành động khắc phục phòng ngừa.
Các bước tăng cường đánh giá sự thoả mãn của khách hàng
Căn cứ để đánh giá sự thoả mãn khách hàng:
- Phiếu đánh giá của khách hàng
- Biên bản nghiệm thu từng phần, biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình XD cầu đường giao thông vào sử dụng.
Tổ chức thực hiện việc đánh giá sự thoả mãn của khách hàng: cuối mỗi công trình, đội XD và nhân viên phòng Dự án - Thiết kế có trách nhiệm lấy ý kiến của khách hàng thông qua phiếu đánh giá của khách hàng và tập hợp các biên bản nghiệm thu, viết báo cáo tổng kết các đánh giá về sự hài lòng, không hài lòng và các kiến nghị của khách hàng trình ban quản lý chất lượng xem xét. Ban quản lý chất lượng căn cứ vào báo cáo, lựa chọn các kiến nghị trình lên lãnh đạo công ty. Các kiến nghị được lựa chọn sẽ triển khai theo thủ tục hành động khắc phục phòng ngừa. Cuối mỗi năm trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tổng kết các báo cáo về các lĩnh vực sau: công tác đầu thầu và Marketing, tiến độ, kỹ thuật và chất lượng công trình đang thi công, ATLĐ, phân tích các đánh giá của khách hàng rút ra những hạn chế, các đặc điểm cần khắc phục báo cáo với ban quản lý chất lượng và Ban giám đốc để đề ra những biện pháp khắc phục phòng ngừa nếu cần.
3.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ
3.2.5.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giải pháp
3.2.5.1.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới công nghệ có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với mỗi quốc gia cũng như với mỗi DN. Chúng quyết định vị trí của mỗi quốc gia trên trường quốc tế, quyết định sức cạnh tranh, qua đó quyết định khả năng tồn tại và vị thế của mỗi DN trên thị trường. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn trên nhiều lĩnh vực. Quá trình này làm cho vai trò, vị trí của công nghệ trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Để nâng cao chất lượng công trình XD thì yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm làm ra. Mặc dù công ty đã áp dụng giải pháp đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng vẫn còn một số hạn chế là hầu hết các công nghệ mới này mới chỉ được đầu tư mua sắm để đi vào hoạt động chứ chưa kịp đầu tư nắm bắt sâu về công nghệ XD.
Đầu tư đổi mới công nghệ là một giải pháp đầu tư lâu dài của QTCIC để nâng cao chất lượng công trình XD nói chung và XD cầu đường giao thông nói riêng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ đảm bảo cho quá trình quản lý kiểm tra chất lượng được rõ ràng, chính xác, quá trình nắm bắt cũng như truyền đạt thông tin được tiến hành một cách nhanh, gọn, kịp thời...
3.2.5.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tiễn chất lượng công trình XD cầu đường giao thông của công ty và xu hướng phát triển của công trình XD trong những năm gần đây mà yếu tố đổi mới công nghệ trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình XD cầu đường giao thông tại công ty ĐTXD Quyết Tiến.
Hiện nay hệ thống MMTB của công ty đã được trang bị khá đầy đủ từ các phương tiện kiểm tra bình thường đến các phương tiện kiểm tra tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên một thực tế tại công ty đó là việc chưa sử dụng đúng mức, chưa phát huy được hết công suất của MMTB. Thực trạng này đòi hỏi công ty phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng một cách có hiệu quả các công nghệ đã có trong việc thực hiện nâng cao chất lượng công trình XD.
Các loại công trình XD cầu đường giao thông hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị tiện nghi hiện đại, sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yêu cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao. Yêu cầu thời gian thi công ngắn, nhanh gọn, CP XD và vận hành công trình hợp lý.
Mặt khác, nhiều công trình sử dụng vốn nước ngoài cũng như các công trình liên doanh yêu cầu chất lượng cao, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài đòi hỏi công nghệ XD đổi mới, hoàn thiện. Bên cạnh đó do máy móc của công ty không đủ nên nhiều khi công ty phải đi thuê ở bên ngoài.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tại công ty đã đặt ra yêu cầu cấp thiết với công ty là phải tìm cách nâng cao trình độ công nghệ của mình một cách nhanh chóng để nắm bắt, để làm chủ công nghệ hiện đại, từ đó tạo sức mạnh, ưu thế trên thị trường XD trong nước cũng như tạo điều kiện trong nước có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài.
Trước hết, công ty phải ý thức được trong việc đổi mới công nghệ và đầu tư cho công nghệ có ý nghĩa chiến lược cho sự sống còn trong sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Tiến hành đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các loại công trình XD cầu đường giao thông.
Đầu tư phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt coi trọng các giải pháp công nghệ về nền móng trong trường hợp đất yếu, giải pháp về công nghệ kỹ thuật công trình đảm bảo với điều kiện khí hậu và môi trường Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng hoả, tiết kiệm sử dụng năng lượng...
Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất trang thiết bị hiện đại trong kinh doanh. Muốn đạt được những công trình có chất lượng cao phải sử dụng trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.
Hệ thống các MMTB, dụng cụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện tại, công ty đang bước đầu trang bị hệ thống MMTB kiểm tra chất lượng nhưng với xu hướng quốc tế hoá như hiện nay, để công ty có nhiều khả năng và cơ hội hợp tác liên doanh với những công ty XD khác, cùng thi công xây lắp các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác lớn thì yêu cầu đặt ra với công ty là cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng hiện đại, đầy đủ các công cụ này có độ chính xác cao, tốc độ xử lý thông tin nhanh, dễ dàng thuận tiện.
Với tình hình như hiện nay thì công ty cần trang bị một số loại máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng công trình XD sau:
- Máy siêu âm để kiểm tra độ kín khít của mối hàn
- Máy súng bắn điện tử để kiểm tra cường độ bê tông
- Máy động lực thuỷ tĩnh để kiểm tra tâm mốc
- Đồng hồ vạn năng để kiểm tra các thiết bị điện chống sét
- Máy bơm áp lực để kiểm tra các đường ống.
3.3. Kiến nghị với Nhà nước
Vấn đề chất lượng chịu tác động trực tiếp của quy luật cung- cầu. Ngày nay yêu cầu về chất lượng không chỉ là đối với sản phẩm mà còn là yêu cầu về an toàn, tiện ích, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khan hiếm... Để đáp ứng những đòi hỏi đó, trách nhiệm về quản lý nâng cao chất lượng không chỉ thuộc về DN mà còn là trách nhiệm của các cấp quản lý vĩ mô đặc biệt là Nhà nước.
- Xu thế hội nhập Kinh tế quốc tế như hiện nay đặt ra cho các DN bài toán về nâng cao chất lượng để tăng cường khả năng cạnh tranh. Muốn vậy, Nhà nước phải có những định hướng cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho công tác nâng cao chất lượng, hoàn thiện hơn nữa những tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng để làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức ở các nước để nâng cao trình độ chất lượng và quản lý chất lượng cho toàn ngành XD và cả nước.
- Đảm bảo hàng hoá, nguyên vật liệu, MMTB nhập khẩu phục vụ cho thi công công trình phải đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn cho quá trình thi công, cho người LĐ và những dân cư nằm trong khu vực thi công, không nhập khẩu sản phẩm phế thải từ các nước trên thế giới.
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về nâng cao chất lượng công trình XD tại địa phương còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Cụ thể:
- Đổi mới trong quản lý Nhà nước về chất lượng công trình XD cầu đường giao thông:
+ Đổi mới nhận thức về quản lý Nhà nước. Nhà nước cần tập trung XD các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thị trường.
+ Đổi mới tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình XD. Cần có sự phân định rõ ràng chức năng của từng phòng ban.
+ Đổi mới cách thức quản lý Nhà nước về chất lượng công trình XD. Phải đổi mới công nghệ quản lý Nhà nước nhằm từ bỏ phương pháp quản lý cứng nhắc, can thiệp trực tiếp quá sâu về chuyên môn mà không phải chịu về những trách nhiệm của mình. Cần hướng tới sự phân công tinh vi hơn, chuyên nghiệp hơn.
- Xây dựng đội ngũ các cán bộ công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình XD cầu đường giao thông:
+ Lực lượng cán bộ phải được bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý chất lượng và phải được sát hạch. Ai không thoả mãn các tiêu chí thì chuyển sang các lĩnh vực khác.
+ XD nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng công trình XD cầu đường giao thông.
KẾT LUẬN
Để tồn tại và thành công trong kinh doanh không phải bất kì DN nào cũng có thể đạt được một cách dễ dàng, điều này càng trở nên khó khăn hơn nhất là trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh, với xu thế hợp tác, quốc tế hoá toàn cầu. Vì vậy, bất kì DN nào cũng cần phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Kéo theo đó là sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực XD, rất nhiều công trình hiện đại, chất lượng cao sẽ được mọc lên. Đó chính là thế phát triển của xã hội và điều này đặt ra cho mỗi DN phải không ngừng cải tiến, nâng cao phát triển, có đủ khả năng XD những công trình yêu cầu cao.
Qua thời gian thực tập tại Công ty ĐTXD Quyết Tiến và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình em đã phần nào làm rõ lý thuyết với thực tiễn, tổng hợp được những kiến thức đã học, tích luỹ được kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, qua bài khoá luận này em hi vọng với những phân tích về những vấn đề còn tồn tại trong việc nâng cao chất lượng công trình XD cầu đường giao thông cũng như những ý kiến đề xuất để phần nào khắc phục những hạn chế của Công ty trong thời gian tới. Với trình độ, năng lực còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô và các bạn!.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm cũng như Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên tại Công ty ĐTXD Quyết Tiến đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Bùi Thu Ngọc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức - Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội- 2005
Chủ biên: TS. Nguyễn Kim Định, Giáo trình Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp theo TCVN ISO 9000 - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội- 1998
Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Phúc, Giáo trình Quản lý đổi mới công nghệ - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội- 2002
Đồng chủ biên: PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy Hào, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội-2007
Đồng chủ biên: PGS.TS. Ngô Kim Thanh - PGS.TS. Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội-2008
Một số trang web:
Một số tài liệu dự án đầu tư của Công ty ĐTXD Quyết Tiến
Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 về "Quản lý chất lượng công trình"
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
PHỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 6
Bảng 1.2.1: Danh sách thành viên góp vốn 7
Bảng 1.3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005-2009 11
Biểu đồ 1.3.1: Tốc độ tăng trưởng của DT giai đoạn 2005- 2009 12
Biểu đồ 1.3.2: Tốc độ tăng trưởng của LNST giai đoạn 2005-2009 13
Biểu đồ 1.4.5.1: Lao động phân theo khu vực 16
Biểu đồ 1.4.5.2: Lao động phân theo chuyên môn 17
Bảng 1.4.8.1: Cơ cấu TS - NV của Công ty ĐTXD Quyết Tiến giai đoạn 2005-2009 20
Bảng 1.4.8.2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2005 – 2009 20
Bảng 2.1.1: Số công trình đã bàn giao 23
Bảng 2.1.2: Tình hình chất lượng phân chia theo số công trình XD cầu đường giao thông tại QTCIC giai đoạn 2005-2009 24
Bảng 2.1.3: Tình hình chất lượng phân chia theo tổng giá trị các công trình XD cầu đường giao thông tại QTCIC giai đoạn 2005-2009 24
Bảng 2.1.1.1: Các tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát và thiết kế BVTC 27
Sơ đồ 2.1.3.1: Tổ chức quản lý thi công công trình XD cầu đường giao thông tại 30
Sơ đồ 2.1.3.2: Tổ chức thi công công trình 31
Sơ đồ 2.1.3.3: Quy trình thực hiện thi công một công trình 36
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31732.doc