LỜI MỞ ĐẦU
Tháng 11- 2007, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế Giới WTO. Đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ thương mại quốc tế, cơ hội lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Để có thể hội nhập cùng dòng chảy chung này chúng ta phải huy động được một khối lượng nguồn lực khổng lồ và Vốn bằng tiền là nguồn lực giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhưng những biến động kinh tế trong năm 2008 và bốn tháng đầu năm 2009 cho thấy thị trường tài chính tín dụng tiềm ẩn r
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhiều rủi ro và luôn gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế trong nước và khu vực. Do đó yêu cầu đặt ra đối với mỗi chủ thể trong nền kinh tế là phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Các tổ chức kinh tế có thể huy động vốn thông qua thị trường tài chính nhưng chi phí lại cao hơn so với việc huy động thông qua trung gian tài chính mà cụ thể là các Ngân hàng Thương mại. Mặt khác thì các Ngân hàng thương mại hoạt động trên nguyên tắc tốt đa hoá lợi nhuận do đó điều kiện cấp tín dụng là hết sức khó khăn tuy đã có những thay đổi tích cực trong thời gian gần đây. Đặc biệt khi Chính phủ và Ngân hàng nhà nước triển khai chương trình cho vay “ hỗ trợ lãi suất 4%”. Thẩm định tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất, làm căn cứ cho Ngân hàng Thương mại ra quyết định cấp tín dụng cho Doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế.
Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Tôi nhận thấy nhu cầu tín dụng doanh nghiệp rất lớn, trong khi đó lượng vốn thì hạn chế. Công tác thẩm định Doanh nghiệp là hết sức quan trọng nhằm mục đích phân tích, đánh giá DADT/PASXKD, Tài chính Doanh nghiệp và cho vay những dự án thật sự đem lại hiệu quả cho Ngân hàng và cho nền kinh tế. Vì vậy mà Tôi đã lựa chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp cuối khoá.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo T.S Đinh Đào Ánh Thuỷ đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể anh chị cán bộ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm phả tỉnh Quảng Ninh. Và đặc biệt cảm ơn tới các anh chị phòng Tín dụng thuộc MSB Cẩm Phả - những người đã tân tình giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khoá này.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế do đó luận văn tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót, Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô , các bạn về thực tế và luận để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luận văn tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẨN HÀNG HẢI CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH
Giới thiệu chung về chi nhánh MSB Cẩm Phả
1.1. Tổng quan về MSB Cẩm phả
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hai chi nhánh Cẩm phả thành lập theo giấp phép kinh doanh số 221300418 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp vào ngày 05/09/2007 đến ngày 31/10/2007 Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Bắt đầu với 16 cán bộ công nhân viên và đến thời điểm hiện nay 2/2009 là 21 cán bộ.
Chi nhánh hoạt động độc lập với mục tiêu trở thành ngân hàng bán buôn chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng cho đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp (khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng 85% dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh)
Hoạt động chính gồm :
Nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
Cho vay ngắn hạn,trung hạn, và dài hạn
Cung cấp dịch vụ thanh toán
Hoạt động bảo lãnh, bảo đảm dự thầu
Tài trợ thương mại( mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ, nhờ thu ..)
Kinh doanh ngoại tệ
Ngoài ra còn hoạt động dịch vụ ngân hàng khác
Tháng 3/ 2008 sau 5 tháng hoạt động chi nhánh bắt đầu kinh doanh có lãi trong khi chỉ tiêu đặt ra là vào tháng 9/ 2008 đây chính là kết quả đánh giá đúng nhất nỗ lực cố gắng của toàn thể 21 cán bộ công nhân viên, chào mừng Martime Cẩm phả tròn một năm tuổi (31/10/2008).
Ngày 01/09/2008 Maritime Cẩm phả khai trương Phòng giao dịch Cửa Ông, 5 tháng hoạt động lượng vốn huy động của phòng giao dịch khoảng 35 tỷ trong đó tổ chức kinh tế chiếm 12 tỷ còn lại là huy động từ khu vực dân cư và hộ gia đình. Phòng giao dịch Cửa ông là phong giao dịch đầu tiên của chi nhánh được mở mới làm nền cho chiến dịch mở rộng mạng lưới kinh doanh trong thời gian tới của Maritime Cẩm phả.
Ngân hàng Matitime Cẩm phả hoạt động như một ngân hàng độc lập và thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng ,cung cấp đầy đủ sản phẩm dịch vụ và trong đó nổi hơn hẳn là hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế, có thể nói đây chính là điểm mạnh, điểm khác biệt lớn nhất trong kinh doanh của chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn. Sau ngày 15/11/2008 chi nhánh không trực tiếp làm đầu mối thanh toán mà chuyển về Trung tâm thanh toán trên Hội sở, tổ chức thanh toán tập trung đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ngày 31/10/2008 Maritime Bank Cẩm phả kỷ niệm sinh nhật lần thứ nhất, đánh dấu một năm kinh doanh hiệu quả. Trong khi bối cảnh nền kinh tế và thị trường tài chính gặp khủng hoảng Maritime Cẩm phả cũng như những ngân hàng khác đếu phải chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định nhưng Maritime Cẩm phả đã gặt hái rất nhiều thành công tổng tài sản có tăng từ 91 tỷ VNĐ(2007) lên 285 tỷ VNĐ trong năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 4 tỷ trong khi hai thàng cuối năm 2007 đang là con số âm.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ban Giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Tổ tin học
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh MSB Cẩm Phả
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả: Ông Nguyễn Quốc Nam.
Trưởng phòng tín dụng : Ông Nguyễn Quí Hưng
1.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh qua các năm
1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
31/ 12/2007
31/ 12/ 2008
Tổng giá trị tài sản
90989.2
284932
Tổng vốn huy động
18031.8
158996
Tổng dư nợ
92508.1
280503
Tổng thu nhập kinh doanh
1192.1
46234.4
Thuế và các khoản phải nộp
0
0
Lợi nhuận trước thuế
-1539.5
4132.4
Lợi nhuận sau thuế
-1539.5
4132.4
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Cẩm Phả trong 2 năm 2007 và 2008
Tổng tài sản có của ngân hàng năm 2008 là 284.6 tỷ và nguồn hình thành nên tổng tài sản chủ yếu là từ huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế , cá nhân trong khu vực chiếm 142.2 tỷ VNĐ, các khoản nợ phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán là 121.5 tỷ VNĐ và phát hành giấy tờ có giá khoảng 16.8 tỷ VNĐ còn lại là phần lợi nhuận chưa phân phối trong năm.
Trong tổng tài sản có thì cho khách hàng vay 279.6 tỷ VNĐ tương đương với 98.24%, tái sản cố đinh là 1.2 tỷ VNĐ chiếm 0.42% còn lại là tiền mặt tại quỹ khoảng 3 tỷ VNĐ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 41 triệu VNĐ và tài sản có khác bao gồm có các khoản phải thu, phí lệ phí phải thu và tài sản có khác.
So với hai tháng cuối năm 2007 thì tổng tài sản có tăng từ 90.9 tỷ VNĐ lên 284.6 tỷ VNĐ và nguồn hình thành tổng tái sản chủ yếu từ phần vốn huy động của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác.
1.2.2 Bảng doanh thu và chi phí
*) Doanh thu( Đơn vi : đồng)
Chỉ tiêu
31/ 12/ 2008
31/ 12/ 2007
I. THU TỪ LÃI
44,427,553,877
1,128,356,088
1. Thu lãi cho vay
25,437,954,392
865,319,574
2. Thu lãi tiền gửi
18,989,599,484
263,036,514
3. Thu lãi góp vốn mua cổ phần
4. Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính
II. THU NGOÀI LÃI
1,806,777,450
63,738,463
1. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
255,991,980
3,012,600
2. Thu phí dịch vụ thanh toán
1,091,434,877
35,719,877
3. Thu phí dịch vụ ngân quỹ
37,179,998
432,527
4. Thu từ tham gia thị trường tiền tệ
5. Lãi từ kinh doanh ngoại hối
304,217,306
16,420,272
6. Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý
7. Thu từ các dịch vụ khác
110,481,407
8,152,080
8. Các khoản thu nhập bất thường
7,471,882
1,108
Bảng 1.2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của MSB Cẩm Phả
*) Bảng chi phí
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2007
I. CHI TRẢ LÃI
35,927,708,718
893,803,397
1. Chi trả lãi tiền gửi
11,047,611,146
142,119,830
2. Chi trả lãi tiền đi vay
24,562,894,907
741,854,510
3. Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá
317,202,665
9,829,056
II. CHI PHÍ NGOÀI LÃI
6,174,229,062
1,837,752,154
1. Chi khác về hoạt động huy động vốn
13,623,920
2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
185,926,481
26,760,000
3.Chi về tham gia thị truờng tiền tệ
4. Lỗ từ kinh doanh ngoại hối
5.Chi về hoạt động khác
6. Chi nộp thuế
237,669,311
94,582,372
7. Chi nộp các khoản phí, lệ phí
7,296,000
1,440,000
8.Chi phí cho nhân viên
1,817,390,209
309,556,204
9. Chi hoạt động quản lý và công vụ
1,304,401,112
384,244,607
10. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ
175,379,279
12,382,750
11. Chi khác về tài sản
1,143,574,344
844,032,875
12. Chi dự phòng
1,245,125,206
164,753,347
13. Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng, chi bồi thường BHTG
43,843,200
14. Chi bất thường khác
Bảng 1.3 : Chi phí hoạt động của MSB Cẩm phả
Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 31/10/2007 do đó mà doanh thu của ngân hàng hai tháng cuối năm chỉ đạt 1.192 tỷ trong khi đó chi phí thực tế là 2.732 tỷ VNĐ, khoản lỗ 1.54 tỷ được gỉai thích bởi nguyên nhân sau: mới đi vào hoạt động ngân hàng phải đầu tư mới vào tài sản cố định( mua sắm thiết bị, bàn ghế...), con số đầu tư là 844 triệu VNĐ trong khi cả năm 2008 chỉ có 1.143 tỷ VNĐ. Mảng kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay nhưng số lượng khách hàng còn hạn chế trong khi những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác( hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối..) đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng chưa thực sự khởi động.
Doanh thu năm 2008 khoảng 46.2 tỷ trong đó chủ yếu là thu từ lãi cho vay 25.4 tỷ chiếm 55% sau đó là thu từ lãi tiền gửi 19 tỷ chiếm 41% còn lại là thu ngoài lãi khoảng 1.8 tỷ chiếm 4%.
Chi phí thực tế của ngân hàng khoảng 42.2 tỷ VNĐ bao gồm chi phí trả lãi ~ 36 tỷ VNĐ chiếm 85.3 % , chi ngoài lãi 16.2 tỷ chiếm 14.7 % tổng chi.
Lợi nhuận thực tế trong năm là 4 tỷ VNĐ.
2. Qui trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh MSB Cẩm Phả
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam đã đưa ra một qui trình thẩm định doanh nghiệp chung cho toàn hệ thống nhằm mục đích đảm bảo tình thống nhất, giảm thiểu rủi ro cho cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định Doanh nghiệp và cấp tín dụng trong toàn hệ thống. MSB Cẩm Phả là một chi nhánh trực thuộc nên bắt buộc cũng cần tuân thủ đầy đử bước mà toàn Hàng đề ra.
Qui trình thẩm định doanh nghiệp tại Maritime Bank thường diễn ra như sau:
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn ( căn cứ và hồ sơ xin vay vốn và mục đích sử dụng vốn của Doanh nghiệp)
- Điều tra và xác minh lại thông tin phía Doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng
- Phân tích ngành ( phân tích lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp, xu thế phát triển chung của ngành, những khó khăn mà ngành đang và sẽ gặp phải trong tương lai ….)
- Phân tích thẩm định tư cách khách hàng vay vốn ( thẩm định tư cách pháp lý và tư cách tài chính của Doanh nghiệp xin vay)
- Dự kiến lợi ích mà phía ngân hàng sẽ nhận được khi phê duyệt khoản vay
- Phân tích tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư của Doanh nghiệp cung cấp.
- Thẩm định tài sản bảo đảm(định giá tài sản, ký kết hợp động bảo đảm tài sản và các biện pháp phong ngừa rủi ro …)
- Chấm điểm và xếp hạng khách hàng Doanh nghiệp
- Cán bộ tín dụng lập tờ trình báo cáo kết quả thẩm định và trình cấp trên phê duyệt
3. Nội dung thẩm định doanh nghiệp tại chi nhánh MSB Cẩm phả
3.1 Thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp đối với MSB và các ngân hàng khác
*) Quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với MSB:
- Liệt kê các quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với MSB Cẩm phả
- Xác định tổng dư nợ hiện tại
- Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của Doanh nghiệp với MSB
*) Quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với tổ chức tín dụng khác:
- Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà Doanh nghiệp hiện đang ký kết hợp đồng
- Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của Doanh nghiệp với tổ chức tín dụng
- Đánh giá , thẩm định tính chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ uy tín của Doanh nghiệp.
3.2. Thẩm định thông tin doanh nghiệp
3.2.1 Thông tin pháp lý doanh nghiệp
Để thẩm định thông tin pháp lý doanh nghiệp cán bộ tín dụng căn cứ và hồ sơ pháp lý do doanh nghiệp cung cấp. Hồ sơ pháp lý bao gồm:
Quyết định thành lập công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền
Quyết định thành lập công ty
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy phép hành nghề đối với một số nghề kinh doanh có điều kiện
Điều lệ hoạt động của công ty
Biên bản góp vốn của các cổ đông, thành viên sáng lập
Quyết định bổ nhiệm HĐQT, TGĐ, kế toán trưởng
Các tài liệu khác có liên quan chứng nhận quyền sở hữu tài sản
Chỉ rõ ngành nghề kinh doanh trong đăng ký kinh doanh( chỉ ghi ra những ngành nghề đăng ký có tạo ra doanh thu chiếm 10% trở lên) và theo thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp.
Kiểm tra nhu cầu sử dụng vốn vay đã đựơc đăng ký chưa?
Loại hình doanh nghiệp đang hoạt động : công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài..
Kiểm tra tính chính xác của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi cấp và thời gian cấp.
Vốn điều lệ ( vốn đăng ký) và số vốn thực góp của các cổ đông đên thới điểm vay vốn(Chỉ chấp nhận phần vốn thực tế trên đăng ký)
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện đứng ra vay vốn, xác định căn cứ vào nghị quyết vay vốn (đối với công ty TNHH) hoặc là uỷ quyền vay vốn đối với các công ty con trực thuộc tổng công ty.
Địa điểm sản xuất kinh doanh và nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Kết luận của cán bộ tín dụng về tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn.
3.2.2 Thông tin về chủ sở hữu
Cán bộ tín dụng căn cứ và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của công ty, biên bản góp vốn chỉ ra đơn vị pháp nhân là chủ sở hữu thực sự của tài sản và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.
Xác minh mục đích tham gia góp vốn của thành viên nhằm loại bổ những tiêu cực, sử dụng doanh nghiệp như là một công ty vệ tinh vay vốn sử dụng cho mục đích khác.
Xác minh lai lịch, năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ sở hữu.
Kiểm tra năng lực sản xuất kinh doanh thực sự của doanh nghiệp và của chủ sở hữu.
Tên các công ty, đơn vị thành viên, tổng công ty.
3.2.3 Thông tin vế sản phẩm dịch vụ
Đặc điêm của từng loại sản phẩm
- Chỉ ra sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp (phân theo tỷ trọng đóng góp của sản phẩm trong tổng doanh thu của Doanh nghiệp), chất lượng của từng loại sản phẩm.
- Giai đoạn phát triển của sản phẩm
- Tốc độ phát triển của sản phẩm
- Tiềm năng của sản phẩm ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu vế sản phẩm trên thị trường của khách hàng và sản phẩm này nhằm mục đích phụ vụ những đối tượng khách hàng nào
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phầm cùng loại khác và sản phẩm thay thế.
Chiến lược phát triển của sản phẩm
Cụ thể kế hoạch sản xuất và chiến lược phát triển sản phẩm trong thời gian tới và ra mắt sản phẩm mới thay thế.
Thông tin vế thi trường và hệ thống phân phối sản phẩm
Thị trường của sản phẩm
Phán tích thị trường tiêu thụ và thị trường cung ứng sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất.
Chỉ ra các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống đánh giá tiềm năng của các đối tượng khách hàng lớn này.
Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sản phẩm, các yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm trong tương lai.
Phân đoạn thị trường, phân loại khách hàng sử dụng sản phẩm.
Phân tích các dự án mới có thể cung cấp sác sản phẩm dịch vụ tương tự.
Hệ thống phân phối sản phẩm
Các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp: chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ..
Chi phí thanh toán cho hệ thống phân phối
Thông tin vế sản xuất và công nghệ
Chỉ rõ địa điểm sản xuất, kinh doanh và thương mại của Doanh nghiệp
Mô tả địa điểm sản xuất
Lợi thế về tuyến giao thông, điều kiện vận tải
Hạ tầng cơ sở
Tình hình môi trường
Tình hình dân cư, chính trị, an ninh khu vực
Thiết bị và công nghệ sử dụng cho sản xuất, dịch vụ
- Các thiết bị và công nghệ vận hàng sử dụng để sản xuất sản phẩm- dịch vụ.
- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị đang sử dụng.
Sơ đồ tổ chức vận hành sản xuất dịch vụ
Chỉ ra cơ cấu tổ chức sản xuất,cơ cấu vận hành thiết bị trong sản xuất của doanh nghiệp. Thẩm định mức độ phù hợp của mô hình tổ chức này với công nghệ và thiết bị mà phía doanh nghiệp đang sử dụng.
Các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm và công nghệ
- Chỉ rõ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm - dịch vụ, đánh giá hiệu quả về mặt chất lượng của sản phẩm - dịch vụ thực tế sản xuất so với tiêu chuẩn, định mức trong lý thuyết.
- Dự kiến các biện pháp bảo đảm chất lượng sản xuất và phát triển sản phẩm/dịch vụ.
Công suất chế tạo sản phẩm của dây chuyền công nghệ và trang thiết bị mà nhà máy đang sử dụng
Đánh giá mức độ tương thích của công nghệ trong sản xuất
Khả năng sử dụng và điều động nhân viên theo biến động thị trường
Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất mới
Khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ và mua mới dây chuyền trang thiết bị khi có sự biến động.
Khả năng nhận biết và kiểm soát giá thành sản xuất, kiểm soát chi phí đảm bao cho giá thành sản phẩm không vượt quá dự kiến , làm thâm hụt khoản thu nhập thực tế.
Liệt kê những thàng công và thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.6. Thông tin về tổ chức quản lý và nguồn nhân lực
Mô tả các vị trí và chức năng trình độ của bộ phận điều hành, quản lý và các phòng ban( có sơ đồ tổ chức)
Số lượng các cán bộ quản lý và nhân viên ( hiện tại và kế hoạch)
Phân tích các yêu cầu đối với chức năng quản lý
Phân tích các yêu cầu đối với nhân viên
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự( trong đó có kế hoạch thuê tư vấn tuyển dụng, kế hoạch và thời gian bố trí tuyển dụng nhân sự)
Kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
Kế hoạch khuyến khích nhân viên( chế độ lương, khen thưởng, đề bạt nhân viên)
Văn hoá công ty( các tiêu chí trong giao tiếp ứng xử của nhân viên)
Cơ chế thu thập các băn khoăn vứng mắc của nhân viên
Phòng ngừa khả năng cạnh tranh của thị trường lao động, phân tích khả năng biến động của thị trường lao động, nguồn cung ứng lao động của doanh nghiệp và các kỹ năng cần có của người lao động.
3.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
3.3.1 Những số liệu của Doanh nghiệp mà ngân hàng sử dụng trong thẩm định và nghiên cứu
- Bảng cân đối kế toán của doanh nghiêp trong vòng 5 năm tính từ thời gian lập hố sơ vay vốn ngược trở lại.
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 5 năm
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo thuế, các khoản đóng góp với nhà nước và địa phương.
- Biên bản góp vốn và gia tăng vốn chử sở hữu, tỷ lệ vốn góp của các thành viên.
- Báo cáo kho quĩ, nhập xuất hàng.
- Các hợp đồng đang thực hiện, hợp đồng đã ký kết và những hợp động dự định trong tương lai.
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu MSB sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp
3.3.2.1. Tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh tóan hiên thời là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, no cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ của các chủ nợ ngăn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ.
So sanh tỷ số này với bình quân của ngành hoặc với 1 để thấy đựơc khả năng thanh toán thực tế của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tài sản lưu động mà doanh nghiệp hiện có có khả năng đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ hay không? Hay phải sử dụng các nguồn khá. Và tỷ lệ này khoảng bao nhiêu là đảm bảo an toàn cho MSB khi tiếp tục cho Doanh nghiệp vay vốn.
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho.
VD
Năm
2003
2004
2005
KN TT hiện thời
1.41
1.3
1.35
KN TT nhanh
0.9
0.58
0.73
Nhận xét: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện thời qua 3 năm lần lượt là 1.41, 1.3, 1.35 tất cả đều > 1.
Trong khi đó khả năng thanh toán nhanh năm 2003 là 0.9, năm 2004 là 0.58, năm 2005 là 0.73 chứng tỏ doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho chiếm phần lớn giá trị tái sản lưu động. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu và khả năng tiêu thụ số lượng hàng hoá này.
Và Doanh nghiệp vẫn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có khả năng thanh toán đảm bảo yêu cầu cho vay của MSB.
3.3.2.2. Khả năng độc lập về tài chình
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của Doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tái sản
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Trên góc độ Doanh nghiệp thì họ mong muốn chỉ số này cao bởi như thế là họ đang được kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Doanh nghiệp băng đồng vốn của chủ thể khác. Hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh mức độ chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp.
Trên góc độ của chủ nợ MSB mong muốn chỉ số này càng thấp càng tốt vì như thế toàn bộ số nợ của Doanh nghiệp đều được đảm bảo thanh toán khi đến hạn bởi chính tài sản của Doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của Doanh nghiệp, qua đó do lường được khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp.
MSB đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu tỷ số nợ trên vốn điều lệ. Tỷ số này được tính như sau:
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn điều lệ =
Vốn điều lệ
MSB nhận định Vốn điều lệ là nguồn vốn ổn định, khi tăng giảm vốn điều lệ phải được chấp thuận của HĐQT, phải thông báo và được chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Nên MSB đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu này khi phân tích tài chính Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chỉ nên nằm trong khoảng tử 0 – 1, nó phản ánh được khả năng tự chủ về tài chính của DN, chỉ số này mà lớn hơn 1 như thế doanh nghiệp quá phụ thuộc vào động vốn đi vay. Trên góc độ của MSB thì khi cho Doanh nghiệp vay đồng nghĩa với rủi ro.
Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
VD
Năm
2003
2004
2005
Tỷ số nợ/ TTS
0.62
0.67
0.73
Tỷ số nợ/VCSH
1.63
2.03
2.76
Tỷ suất VCSH/TTS
0.38
0.33
0.27
Tỷ số nợ trên tổng tái sản qua các năm là 0.62, 0.67,0.73 phản ánh được trong một đồng vốn tạo ra tái sản cho doanh nghiệp có 0.62(2003), 0.67(2004), 0.73(2005) đồng là đi vay.
Doanh nghiệp là đơn vị chiếm dụng vốn lớn cụ thể là tổng nợ bằng 1.63 lần vốn chủ sở hữu (2003) và 2.03 (2004) và 2.76 (2005).
Doanh nghiệp được MSB đánh giá là tương đối độc lập về tài chính vì nợ phải trả chiếm 67% còn vốn chủ sở hữu chiếm 33% năm 2003 trong tổng tài sản.
3.3.2.3. Khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản(ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tái sản
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
VCSH
Thực tế thì MSB quan tâm tới tỷ số lợi nhuận trước thuế bởi vì phần lãi và gốc trả cho ngân hàng sẽ tính trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu thuần
LSTT
Tỷ số lợi nhuận trứơc thuế trên DTT =
DTThuần
Tỷ số phản ánh trong một đồng doanh thu ( sau thuế )mà doanh nghiệp tạo ra thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Tỷ số này chỉ ra tỷ lệ lãi mà Doanh nghiệp thu được, phản ánh khả năng trả nợ gốc và trả lãi tiền vay cho Ngân hàng.
3.3.2.4.Khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
MSB thấm định tính cân đối trong sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư của Doanh nghiệp cụ thể:
Nguồn vốn dài hạn gồm có vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Và bao nhiêu phần trăm nguồn dài hạn đầu tư cho tài sản ngăn hạn. Qua đó thấy được cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Một cơ cấu vốn an toàn là Nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn và nguồn dài hạn đầu tư hình thành nên tài sản dài hạn.Như thế hạn chế bớt rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp khi các khoan vay đến hạn thanh toán.
VD
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Nguồn vốn dài hạn
46938
52576
60925
- VCSH
24698
34264
41034
-Vay dài hạn
22240
18311
31545
Tài sản cố định
32246
37272
46797
Vốn lưu động thường xuyên
14692
15304
14127
Bảng trên cho thấy doanh nghiệp đảm bảo khá tốt sự cân bằng giữa vốn dài hạn và đầu vào tài sản cố định. Nguồn vốn dài hạn tham gia vào vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tương đối ổn định( trung bình từ 20-22% tổng nhu cầu vốn) và phần lớn nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 52.6% , 65.2%, 76.9% ; thể hiện doanh nghiệp có một cơ cầu vốn an toàn và khá độc lập về tài chính.
3.3.2.5. Phân tích các khoản phải thu
Lập danh mục các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn ( từ 10% trở lên)
Phân tích các khoản phải thu chiếm tỷ trong lớn (15% trở lên)
Chỉ ra những khoản phải thu quá hạn, khó đòi. Cán bộ tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và giải pháp giải quyết.
Phân tích biến động vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu bán chịu ròng hàng năm
Vòng quay các khoản phải thu =
Bình quân giá trị khoản phải thu
Để có đựơc doanh thu bán chịu ròng thì căn cứ vào thuyến minh báo cáo tài chình hoặc căn cứ vào doanh thu và ước lượng một tỷ lệ nợ nhất định.
Tỷ lệ này cho cán bộ thẩm định và MSB một cái nhìn sâu vào chất lượng của các khoản phải thu, hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Số ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
VD
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vòng quay các khoản phải thu
10.08
10.14
5.47
Kỳ thu tiền bình quân
36
36
33
Vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 10.14 vòng/năm số ngày phải thu bình quân là 36 và giảm là 33 ngày trong năm 2005 điều đó chứng tỏ chính sách thu nợ của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
3.3.2.6. Phân tích hàng tồn kho
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lập giá trị/ số lượng/ khối lượng tồn kho từng loại hàng hoá , doanh số xuất nhập kho, chất lượng hàng tồn kho.
+ Phân tách giữa tồn kho, ký quĩ, hàng hoá trên đường đi, giải trình sợ cần thiết, nguyên nhân biến động lớn của hàng tồn kho.
+Đặc biệt quan tâm giải trình những loại hàng hoá , tồn kho với số lượng lớn và hàng hoá đặc chủng.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân giá trị hàng tồn kho
Số ngày trong năm
Số ngày tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho nhanh nghĩa là hiểu quả hoạt động tồn kho của công ty khá cao.
3.3.2.7. Phân tích nguồn vốn - Nợ vay ngân hàng
Xác định tổng nợ vay ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ.( căn cứ vào thông tin doanh nghiệp cung cấp và từ những tổ chức tài chính khác mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng)
Xác định hệ số đòn bẩy ( không quá 5%)
Trường hợp khách mới thì tìm hiểu lý do vì sao về quan hệ với MSB
Trường hợp nợ quá hạn, nợ xấu, cho vay bắt buộc cần phân tích rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục (đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ với MSB)
Dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng trong tương lai và đặt điều kiện có thể chấp nhận nếu MSB yêu cầu doanh nghiệp chuyển toàn bộ về giao dịch với MSB.
Điều kiện tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số đòn bẩy dưới 5%
3.3.2.8 Khả năng chiếm dụng vốn và vay cá nhân của doanh nghiệp
Những điều kiện mua hàng trả chậm( mà doanh nghiệp được nhận khi giao dịch với tổ chức kinh tế khác trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá)
Các giao dịch được hưởng tiền ứng trước
Khả năng chậm trả thuế( xem xét doanh nghiệp có thuộc diện ưu đãi thuế và được hưởng những chế độ khác liên quan tới việc đóng góp khoản nghĩa vụ với nhà nước)
Các khoản chiếm dụng khác ( như tiền lương chậm trả công nhân viên, các khoản phí và lệ phí …)
Xác định rõ các khoản vay cá nhân của doanh nghiệp chỉ rõ khối lượng vay, và vay những cá nhân nào.
3.3.2.9. Phân tích số liệu vốn chủ sở hữu
Xác định rõ số vốn điều lệ thực đóng góp của các thành viên góp vốn ( căn cứ vào biên bản góp vốn , điều lệ hoạt động của công ty và giấp phép đằng ký kinh doanh)
Giải trình và thẩm định thông tin pháp lý về vấn đề biến động vủa vốn điều lệ. Đặc biệt quan tâm trong trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
3.3.2.10. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích tăng trưởng doanh thu ( chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến việc làm thay đổi doanh thu bán hàng theo tưng thời điểm bán) Cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm, phân tách theo sản xuất lấy và theo thương mại. Cán bộ tín dụng nhận định rõ đâu là sản phẩm đem lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Và sản phẩm chính có phải là sản phẩm đem lai nguồn thu chính hay không?
Phân tích cơ cấu giá vốn, các yếu tố tác động tới giá vốn, mức độ tác động của biến động giá vốn tới doanh thu và lợi nhuận. Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu để thấy hiệu quả thực tế thu đựơc khi bán một đơn vị hang hoá.
Phân tích cơ cấu chi phí hoạt động, chi tiết từng loại chi phí cấu thành nên sản phẩm. Tính ra tỷ trọng từng loại chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải gánh chịu và đem so sánh với mặt bằng chi phí của sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất để thấy được hiệu quả thực sự trong công tác quản lý đầu vào và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Giải trình nguyên nhân làm ảnh hưởng tới giá cả các yếu tố đầu vào và giá cả hàng hoá bán ra. Dẫn đến sự biến động tăng giảm của doanh thu và lợi nhuận.
Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm doanh thu của doanh nghiệp là do tăng giá bán sản phẩm hay do đơn vị có những thay đổi trong sản xuất làm giảm thành sản xuất và giảm giá bán do đó làm tăng lượng bán dẫn tới tăng doanh thu.
4.Ví dụ minh hoạ:
Tên dự án: Dự án xây dựng nhà tạm lắp ghép di động của Công ty Xây dựng mỏ
( theo quyết định số 128a/QĐ-ĐTXL ngày 10/02/2006 của Giám đốc Công ty) Dự án xin vay vốn ngày 26/06/2006.
- Tên khách hàng: Công ty xây dựng mỏ được tổ chức lại từ công ty Than Cẩm Phả theo quyết định số 55/QĐ – BCN ngày 09/09/199._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2173.doc