Phần mở đầu
Cơ sở vật chất - kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với một nền kinh tế. ở nước ta, cơ sở vật chất - kỹ thuật mặc dù đã được tăng cường đáng kể trong những năm qua nhưng hiện nay còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Mặt khác, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế được hình thành thông qua quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, hiện nay công tác đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệ
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, do những đặc thù như tính chất công việc phức tạp, thời gian thực hiện dài, vốn đầu tư lớn, người sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp quản lý sử dụng nên trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN rất dễ xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí. Trên thực tế, hiện tượng này đang xảy ra và ngày càng gia tăng với mức độ vô cùng nghiêm trọng. Hàng năm, số vốn đầu tư bị sử dụng sai mục đích, sai đối tượng, sai chế độ lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Có những dự án trị giá hàng trăm tỷ đồng mà ở đó số vốn đầu tư bị thất thoát, lãng phí vượt quá 10% tổng mức đầu tư. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mọi khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là hết sức cần thiết.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trong những năm qua Nhà nước ta đã dành một tỷ lệ khá lớn trong số thu thường xuyên của Ngân sách, đồng thời tích cực huy động thêm các nguồn vốn trong và ngoài nước dưới hình thức vay nợ và viện trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, do quy mô chưa phát triển của nền kinh tế và sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay nước ngoài để giảm bớt gánh nặng nợ nần nên số thu NSNN dành cho đầu tư xây dựng cơ bản còn rất hạn hẹp, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN phải được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN từ Tổng cục Đầu tư phát triển vào đầu năm 2000, KBNN đã có rất nhiều cố gắng nhằm đưa công tác này vào nề nếp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN ngày càng được cải thiện, góp phần đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN. Nhưng do thời gian thực hiện chưa lâu, trong khi số dự án và số vốn đầu tư cần kiểm soát thanh toán ngày càng lớn nên công tác này không tránh khỏi những hạn chế như nguy cơ xảy ra sai phạm còn tiềm ẩn, việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đôi khi còn chậm trễ, thủ tục hành chính còn rườm ràẶ Những hạn chế đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn trên, với kiến thức tích luỹ được ở nhà trường và tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại KBNN Trung ương, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Chương I: Tổng quan về chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
1.1. Chi đầu tư XDCB của NSNN.
1.1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư XDCB của NSNN.
a. Khái niệm.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN được thực hiện để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng không có khả năng thu hồi vốn, các công trình thuộc các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng lãnh thổ.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn nhất và có nội dung phức tạp nhất trong các khoản chi đầu tư phát triển của NSNN.
b. Nội dung: Tuỳ theo yêu cầu quản lý, chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN được phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
- Theo hình thức tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Chi xây dựng mới và chi để cải tạo, mở rộng, trang bị lại kỹ thuật.
+ Chi xây dựng mới bao gồm các khoản chi để xây dựng mới các công trình, dự án. Kết quả là làm tăng thêm tài sản cố định, tăng thêm năng lực sản xuất mới của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng mới là đầu tư theo chiều rộng, cho phép ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và thay đổi sự phân bố sản xuất, nhưng đầu tư xây dựng mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài.
+ Chi để cải tạo, mở rộng, trang bị lại kỹ thuật bao gồm các khoản chi để mở rộng, cải tạo lại những tài sản cố định hiện có nhằm tăng thêm công suất và hiện đại hoá tài sản cố định. Cải tạo, trang bị lại kỹ thuật là yếu tố để phát triển sản xuất theo chiều sâu, cho nên người ta còn gọi đây là việc đầu tư theo chiều sâu.
- Theo cơ cấu công nghệ (hay cơ cấu kỹ thuật) của vốn đầu tư thì chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Chi cho xây lắp, chi cho mua sắm máy móc thiết bị và chi cho xây dựng cơ bản khác.
+ Chi cho xây lắp là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép các kết cấu kiến trúc và lắp đặt máy móc thiết bị vào đúng vị trí theo thiết kế kỹ thuật được duyệt.
+ Chi cho mua sắm máy móc thiết bị là những khoản chi hợp thành giá trị của máy móc thiết bị đầu tư mua sắm, bao gồm: chi phí giao dịch hợp lý, giá trị máy móc thiết bị ghi trên hoá đơn, chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí bảo quản gia công thiết bị (kể từ khi mua sắm đến khi thiết bị được lắp đặt hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng).
+ Chi cho xây dựng cơ bản khác là những khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình, dự án vào sản xuất sử dụng. Chi cho xây dựng cơ bản khác bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư (chi phí nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; chi phí tiếp xúc, thăm dò thị trường trong và ngoài nước; chi phí điều tra, khảo sát, thăm dò và chọn địa điểm xây dựng; chi phí lập dự án đầu tư; chi phí thẩm định dự án đầu tư để quyết định đầu tư); chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phí đền bù đất đai hoa màu, chi phí sử dụng đất xây dựng, chi phí khảo sát thiết kế xây dựng; chi phí nghiệm thu, khánh thành, bàn giao công trìnhẶ
c. Đặc điểm.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là khoản chi lớn nhưng không mang tính ổn định.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia bởi vì thông qua đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra được những tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Để tạo ra được những tài sản cố định, năng lực sản xuất mới đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn, song lượng vốn đó không ổn định qua các năm bởi vì nhu cầu và mức độ đầu tư hàng năm phụ thuộc vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước, phụ thuộc vào số dự án và mức độ đầu tư cho các dự án trong năm, phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xu hướng chung là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản sẽ ngày càng tăng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Mức độ chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cho nên mức độ chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN phải phù hợp với các mục tiêu đó. Mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội càng cao, mức độ chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN càng lớn và ngược lại.
- Xét về mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước mang tính chất chi cho tích luỹ bởi trong từng niên độ ngân sách, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản đều gắn với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đó là những tài sản cố định mới, năng lực sản xuất mới. Những tài sản này làm cơ sở cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước.
1.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB của NSNN.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là vốn của Nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN được hình thành từ các nguồn sau:
- Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí và lệ phí.
- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác như UNDP, UNICEFẶ (thường gọi là vốn viện trợ).
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu á, Quỹ tiền tệ quốc tếẶ (thường gọi là vốn vay nước ngoài).
- Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước.
- Vốn vay của Chính phủ dưới hình thức trái phiếu Kho bạc phát hành theo quyết định của Chính phủ.
- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất do Chính phủ quy định.
- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
- Các nguồn huy động khác do Chính phủ quy định.
1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN chỉ được cấp phát cho những đối tượng sau đây:
- Các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực:
+ Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế, điện lực.
+ Trồng rừng đầu nguồn, rừng và hệ vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Các trạm, trại thú y, động thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống.
+ Quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ.
- Các dự án đầu tư vào an ninh, quốc phòng.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Các dự án đầu tư khác theo quyết định của Chính phủ.
1.2. Chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
1.2.1. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soát và thực hiện việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan gửi đến KBNN nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách, chế độ do Nhà nước quy định.
1.2.2. Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Quỹ NSNN được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân khi họ nộp các loại thuế, phí, lệ phí và mua các loại trái phiếu Chính phủ. Vì vậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN là hết sức cần thiết bởi nó đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ NSNN nói chung và vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN nói riêng. Điều này sẽ củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích họ thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào quỹ NSNN một cách tự giác và tích cực hơn, đồng thời tạo ra sự ổn định về chính trị. Đó là những điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngân sách nhà nước hiện nay còn rất hạn hẹp, tổng thu NSNN năm 2005 chỉ đạt trên 255.000 tỷ đồng trong khi sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi chi đầu tư XDCB của NSNN ngày càng tăng. Vì vậy cần phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả của các khoản chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi này.
ý thức của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN chưa cao. Họ không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng, dự toán được duyệt cũng như chế độ, định mức đơn giá do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Kết quả là tình trạng lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư XDCB đang hết sức trầm trọng. Để kiềm chế tình trạng này, cần phải có công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN được giao cho hệ thống KBNN thực hiện từ ngày 1/1/2000 theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN.
1.2.3. Căn cứ, nội dung và nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
a. Căn cứ để kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN là những tài liệu mà chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan phải gửi đến KBNN theo quy định. Căn cứ để kiểm soát thanh toán vốn đầu tư bao gồm:
Tài liệu ban đầu (tài liệu cơ sở) là những tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh. Tài liệu ban đầu thường bao gồm: Tài liệu để mở tài khoản; Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương dự án quy hoạch (đối với dự án quy hoạch) hoặc văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư (đối với dự án chuẩn bị đầu tư) hoặc Quyết định đầu tư (đối với dự án chuẩn bị thực hiện dự án) hoặc Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (đối với công tác thực hiện đầu tư); Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Quyết định chỉ định thầu (đối với công việc không tổ chức đấu thầu) hoặc Quyết đinh phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với công việc tổ chức đấu thầu); Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Tài liệu bổ sung hàng năm là kế hoạch vốn và kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm do các Bộ, UBND các cấp và cơ quan Tài chính các cấp gửi đến KBNN.
Tài liệu từng lần thanh toán là những chứng từ do chủ đầu tư lập và gửi đến KBNN mỗi lần xin tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành cho dự án. Nếu có nhu cầu tạm ứng, chủ đầu tư thường phải lập Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và Giấy rút vốn đầu tư. Nếu có nhu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư thường phải lập Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán, Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành kèm Bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu, Giấy rút vốn đầu tư và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có thanh toán tạm ứng).
b. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN bao gồm:
Kiểm tra tài liệu ban đầu: Nội dung kiểm tra chủ yếu bao gồm kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu; kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá của dự toán được duyệt so với quy định hiện hành; kiểm tra các lỗi số họcẶ
Kiểm tra tài liệu từng lần thanh toán: Nội dung kiểm tra chủ yếu bao gồm kiểm tra giá trị khối lượng hoàn thành theo kế hoạch đầu tư được giao; theo thiết kế, dự toán được duyệt (đối với công việc không tổ chức đấu thầu) hoặc theo hợp đồng và giá trúng thầu (đối với công việc tổ chức đấu thầu).
Thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành: Sau khi kiểm tra tài liệu, bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra chuyển tài liệu sang bộ phận có nhiệm vụ thanh toán để làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành cho dự án.
c. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN là những nguyên tắc mà cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải tuân thủ khi giải quyết công việc nhằm kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đầy đủ, kịp thời cho các dự án. Ví dụ KBNN chỉ thanh toán khi dự án đã có đủ các điều kiện thanh toán vốn đầu tư theo quy định; cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải tuyệt đối chấp hành các chính sách, chế độ hiện hành về quản lý tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng, các quy trình nghiệp vụ của KBNN; KBNN sẽ tạm ngừng thanh toán vốn, thu hồi vốn nếu phát hiện sai phạm của chủ đầu tư trong việc sử dụng vốn;Ặ
Căn cứ, nội dung và nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN được quy định cụ thể trong Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư do KBNN ban hành.
1.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Hiện nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu định lượng chính thức nào được xây dựng để đánh giá chất lượng của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, chất lượng của công tác này được phản ánh qua những chỉ tiêu định tính sau:
a. Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán.
Chỉ tiêu này được thể hiện qua mức độ rủi ro thanh toán vốn đầu tư sai mục đích, đối tượng hoặc sai chế độ, định mức, đơn giá do Nhà nước quy định. Mức độ rủi ro này càng thấp, chi đầu tư XDCB của NSNN càng được kiểm soát chặt chẽ.
b. Khả năng thanh toán đầy đủ, kịp thời và hoàn thành kế hoạch thanh toán vốn.
Chỉ tiêu này được thể hiện qua khả năng của KBNN trong việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đã thoả mãn điều kiện thanh toán một cách đầy đủ và đúng thời hạn quy định, qua đó tạo thuận lợi cho việc thi công dự án đúng tiến độ và đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà thầu. Chỉ tiêu này còn được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm giữa số vốn đầu tư đã thanh toán với kế hoạch thanh toán vốn hàng năm. Tỷ lệ này càng cao, vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vì tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụng và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
c. Mức độ đơn giản, thông thoáng về thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Chỉ tiêu này thể hiện qua số lượng và mức độ đơn giản của các tài liệu, thủ tục mà chủ đầu tư phải hoàn thành. Sự đơn giản, thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ giảm phiền hà cho các chủ đầu tư, giúp KBNN rút ngắn thời gian thanh toán trong điều kiện số lượng dự án và nhu cầu thanh toán vốn đầu tư ngày càng lớn.
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN là hoạt động có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành cũng như nhiều đơn vị, cá nhân trong xã hội. Do đó, chất lượng của công tác này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố với mức độ khác nhau. Các nhân tố này có thể được chia làm 2 nhóm chủ quan và khách quan. Sau đây là những nhân tố cơ bản và quan trọng nhất:
a. Các nhân tố chủ quan.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN là cách tổ chức các bộ phận kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong hệ thống KBNN. Phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN là việc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Cơ cấu tổ chức bộ máy và việc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp hạn chế rủi ro xảy ra sai phạm, nâng cao tính chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đồng thời đảm bảo việc thanh toán vốn đầu tư nhanh chóng, đầy đủ cho các dự án.
- Quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là trình tự các bước công việc phải thực hiện do KBNN quy định bằng văn bản, trong đó quy định rõ căn cứ, nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, trách nhiệm của cán bộ thanh toán, quy trình luân chuyển chứng từ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư bởi sự gọn nhẹ trong tài liệu thanh toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, giảm phiền hà cho chủ đầu tư.
- Công tác điều hành nguồn vốn.
Nguồn vốn đầu tư XDCB của NSNN rất đa dạng, bao gồm vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng, vốn chương trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủẶ và những nguồn vốn riêng dành cho đầu tư XDCB mà mỗi địa phương khai thác được. Nếu điều hành các nguồn vốn này một cách linh hoạt thì KBNN sẽ hạn chế được tình trạng thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng lớn của các dự án.
- Sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
Trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN cần phải thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, ban quản lý dự án để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư, trong quá trình thanh toán vốn như hướng dẫn các chủ đầu tư nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán công trình hoàn thành, góp ý với các cơ quan quản lý Nhà nước trong cải cách thủ tục đầu tư và xây dựng, bố trí kế hoạch đầu tư, thông báo kế hoạch vốnẶ bởi nhờ đó, KBNN có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh toán vốn.
- Công tác thông tin báo cáo.
Công tác thông tin báo cáo là việc thu thập, phân tích, tổng hợp và cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. Việc thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo sẽ nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bởi nó cho phép KBNN điều hành nguồn vốn linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đồng thời đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu thanh toán vốn đầu tư của các dự án.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Như đối với mọi lĩnh vực quản lý khác, công nghệ thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bởi nó giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin, tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ.
- Công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN.
Thông qua công tác kiểm tra của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới, KBNN cấp trên có thể kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc, tiếp nhận những đề xuất kiến nghị của KBNN cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, việc kiểm tra nội bộ thường xuyên và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
- Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Cán bộ thanh toán có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua đó đảm bảo việc thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án, đồng thời hạn chế được rủi ro xảy ra sai phạm.
b. Các nhân tố khách quan.
- Môi trường pháp lý về quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN.
Môi trường pháp lý về quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN là hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN bao gồm Luật Ngân sách Nhà nước do Quốc hội ban hành, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành, các văn bản hướng dẫn quản lý chi đầu tư XDCB của các Bộ, ngành, địa phươngẶ Một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và những quy định rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chặt chẽ, thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án, qua đó nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
- Sự chấp hành chế độ quản lý đầu tư và xây dựng của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư.
Việc bố trí kế hoạch đầu tư sai nguyên tắc, thông báo kế hoạch vốn chậm trễ, khảo sát thiết kế sơ sài khi lập dự ánẶ của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư luôn gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN. Vì vậy, sự chấp hành tốt các quy định về bố trí và thông báo kế hoạch đầu tư, về công tác chuẩn bị đầu tư, về thanh toán công trình hoàn thànhẶ cũng là một nhân tố giúp KBNN kiểm soát chặt chẽ, thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, qua đó nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Đến đây, chuyên đề đã hoàn thành việc hệ thống hoá và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Những vấn đề này sẽ được dùng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN ở phần sau của chuyên đề.
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Hiện nay, bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Tại KBNN Trung ương có Ban Thanh toán vốn đầu tư và Phòng thanh toán vốn đầu tư thuộc Sở Giao dịch KBNN; tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Phòng thanh toán vốn đầu tư; tại KBNN quận, huyện có bộ phận thanh toán vốn đầu tư thuộc bộ phận Kế hoạch tổng hợp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN:
KBNN Trung ương
Ban TTVĐT
Phòng TTVĐT thuộc Sở Giao dịch KBNN
KBNN tỉnh
Phòng TTVĐT
KBNN huyện
Bộ phận TTVĐT t._.huộc Bộ phận KHTH
2.1.2. Phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Theo Công văn số 588/TC/ĐT ngày 18/1/2000 và Thông tư số 49/2001/TT-BTC ngày 26/6/2001 của Bộ Tài chính, KBNN tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Phòng Tài chính huyện và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án do xã, thị trấn quản lý. Như vậy, hiện nay tất cả các đơn vị KBNN từ Trung ương đến tỉnh, huyện đều thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc tất cả các nguồn vốn đầu tư của NSNN. KBNN Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chế độ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị KBNN; thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư, chuyển vốn cho KBNN tỉnh; trực tiếp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án liên tỉnh thuộc nguồn vốn NSTW. KBNN cấp tỉnh trực tiếp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án trên địa bàn do Trung ương quản lý và do tỉnh quản lý. KBNN cấp huyện trực tiếp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án trên địa bàn do Trung ương quản lý, do tỉnh quản lý theo sự phân cấp của cấp có thẩm quyền và các dự án trên địa bàn do huyện, xã quản lý. Ví dụ một số KBNN quận, huyện của Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Quảng NinhẶ được phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các dự án nhóm C do Trung ương quản lý và một số dự án do tỉnh quản lý. Cách phân cấp như vậy cho phép KBNN kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
2.2. Chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
2.2.1. Điều kiện thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Theo Thông tư số 44/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và các văn bản hiện hành của KBNN hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN, các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN chỉ được thanh toán vốn đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư. Thủ tục mở tài khoản được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN Trung ương.
- Dự án phải có thủ tục đầu tư và xây dựng.
Thủ tục đầu tư và xây dựng là những quyết định, văn bảnẶ của các cấp có thẩm quyền cho phép được đầu tư dự án theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nó là kết quả của các bước chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng. Chỉ khi nào đã hoàn thành tất cả thủ tục đầu tư và xây dựng nhu quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế, dự toán được duyệtẶ thì dự án mới được phép ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và mới được phép thanh toán vốn đầu tư theo kế hoạch, thiết kế, dự toán được duyệt.
- Dự án phải có ban quản lý dự án được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, trưởng ban kế toán.
Các dự án đầu tư cần phải có ban quản lý dự án để thực hiện các thủ tục đầu tư và xây dựng, để quản lý sử dụng và quyết toán vốn đầu tư của dự án, để kiểm tra giám sát quá trình đầu tư xây dựng dự án, đảm bảo thực hiện đầu tư đúng kế hoạch, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ do Nhà nước quy định. Vì vậy, chỉ khi ban quản lý dự án được thành lập thì việc thanh toán vốn đầu tư mới được thực hiện.
- Dự án đã tổ chức đấu thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy chế đấu thầu (trừ những dự án được phép chỉ định thầu).
Để thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tuyển chọn nhà thầu thi công xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị theo yêu cầu đầu tư của dự án. Trong cơ chế thị trường, việc tổ chức đấu thầu là hết sức cần thiết. Mục đích của việc tổ chức đấu thầu là đề lựa chọn được những đơn vị thi công xây lắp có trình độ quản lý tốt, tổ chức thi công nhanh, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Sau khi đã chọn thầu, chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tiến hành ký kết hợp đồng thi công xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị. Chủ đầu tư sẽ theo dõi và làm thủ tục thanh toán cho các nhà thầu theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Vì vậy, nếu không tổ chức đấu thầu thì dự án sẽ không thể được thực hiện và được thanh toán vốn đầu tư.
- Dự án phải có đủ điều kiện được tạm ứng hoặc có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện được thanh toán.
Theo Thông tư số 44/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và các văn bản của KBNN hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN, khối lượng hoàn thành của dự án (khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành, khối lượng xây lắp hoàn thành, khối lượng thiết bị hoàn thànhẶ) chỉ được thanh toán khi đã được bàn giao, nghiệm thu theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao và thiết kế, dự toán được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án đầu tư, KBNN sẽ tạm ứng cho các nhà thầu nhưng việc tạm ứng cũng phải có đủ các điều kiện theo quy định nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
2.2.2. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
- KBNN chỉ thanh toán khi dự án đã có đủ các điều kiện thanh toán vốn đầu tư XDCB theo quy định (chủ đầu tư đã mở tài khoản tại KBNN; dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư và xây dựng; được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm; có quyết định thành lập ban quản lý dự án; tuân thủ các quy định về đấu thầu, chỉ định thầu; đủ điều kiện được tạm ứng hoặc có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện được thanh toán - đã được nghiệm thu theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư hàng năm, trong hợp đồng theo đúng giá trúng thầu hoặc trong thiết kế, dự toán được duyệt theo đúng định mức, đơn giá do Nhà nước quy định).
- Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải tuân thủ các chính sách, chế độ hiện hành về quản lý tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng, các quy trình nghiệp vụ của KBNN. Cán bộ thanh toán vốn đầu tư của KBNN tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền đối với chủ đầu tư. Khi cần thiết, cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải chủ động phối hợp với chủ đầu tư đi nắm tình hình, tiến độ thi công tại hiện trường dự án, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thanh toán.
- Riêng đối với dự án ODA, việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn phải tuân thủ những Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ. Giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán do KBNN xác nhận để làm cơ sở rút vốn ngoài nước không bị giới hạn bởi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án. Đối với dự án chuyển tiếp, KBNN vẫn thực hiện kiểm tra, xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành để chủ đầu tư làm thủ tục rút vốn ngoài nước mà không phải chờ thông báo kế hoạch vốn năm của KBNN Trung ương (đối với dự án do Trung ương quản lý) hoặc của UBND tỉnh, Sở Tài chính (đối với dự án do địa phương quản lý).
- KBNN được phép tạm ngừng thanh toán vốn, thu hồi vốn (đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước) hoặc từ chối xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành (đối với dự án ODA) nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét xử lý.
- Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, KBNN phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì KBNN được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét xử lý.
2.2.3. Quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm và phương thức chuyển vốn.
a. Quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm.
Theo Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính, quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm như sau:
- Đối với dự án do Trung ương quản lý:
+ Sau khi phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.
+ Sau khi kiểm tra, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư chi tiết theo dự án và nguồn vốn cho KBNN Trung ương (Ban TTVĐT). KBNN Trung ương làm thủ tục thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN tỉnh, KBNN tỉnh chuyển tiếp kế hoạch thanh toán vốn đầu tư về KBNN huyện (nếu dự án được phân cấp cho KBNN huyện).
- Đối với dự án do tỉnh, huyện, xã quản lý:
+ Sau khi UBND các cấp phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, Phòng Tài chính huyện kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư của UBND huyện, Ban Tài chính xã kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư của UBND xã.
+ Sau khi kiểm tra, Sở Tài chính - Vật giá (đối với dự án do tỉnh quản lý) thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN tỉnh, KBNN tỉnh chuyển tiếp kế hoạch thanh toán vốn đầu tư về KBNN huyện (nếu dự án được phân cấp cho KBNN huyện); Phòng Tài chính huyện (đối với dự án do huyện quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án do xã quản lý) thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN huyện.
Sơ đồ biểu diễn quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm:
KBNN TW
(Ban TTVĐT)
Bộ
chủ quản
Bộ Tài chính
(Vụ Đầu tư)
KH vốn Thông báo KH
dự án TW TTV dự án TW
UBND tỉnh
KBNN tỉnh
Sở TC - Vật giá
KH vốn Thông báo KH
dự án tỉnh TTV dự án tỉnh
KBNN huyện
UBND huyện
UBND xã
PhòngTC huyện
Ban TC xã
KH vốn Thông báo KH
dự án huyện, TTV dự án
xã huyện, xã
b. Phương thức chuyển vốn.
Từ ngày 1/4/2001, cơ quan Tài chính chuyển vốn đầu tư XDCB sang KBNN bằng hạn mức vốn đầu tư theo Quyết định 10/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo phương thức này, hàng quý chủ đầu tư phải lập kế hoạch vốn đầu tư gửi KBNN nơi dự án mở tài khoản. Riêng đối với các dự án do cấp huyện quản lý, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư gửi trực tiếp tới Phòng Tài chính cấp huyện. KBNN Trung ương tổng hợp nhu cầu thanh toán vốn đầu tư của các dự án do Trung ương quản lý gửi Bộ Tài chính, KBNN tỉnh tổng hợp nhu cầu thanh toán vốn đầu tư của các dự án do tỉnh quản lý gửi Sở Tài chính - Vật giá. Căn cứ vào khả năng bố trí nguồn vốn và nhu cầu thanh toán vốn đầu tư, hàng quý cơ quan Tài chính lập thông báo hạn mức vốn đầu tư (chi tiết theo từng nguồn vốn nhưng không chi tiết theo từng dự án) gửi KBNN:
- Đối với các dự án do Trung ương quản lý, Bộ Tài chính lập thông báo hạn mức vốn đầu tư gửi KBNN Trung ương. KBNN Trung ương phân bổ hạn mức vốn đầu tư cho KBNN tỉnh.
- Đối với các dự án do tỉnh, huyện quản lý, Sở Tài chính - Vật giá hoặc Phòng Tài chính huyện lập thông báo hạn mức vốn đầu tư gửi KBNN tỉnh, huyện.
Hạn mức vốn đầu tư quý là mức vốn cao nhất mà KBNN được chi trong quý đó. Hạn mức vốn đầu tư quý nếu chi không hết được chuyển sang quý sau. Riêng hạn mức quý IV (kể cả phần các quý trước chuyển sang), được phép kéo dài thời gian sử dụng đến hết tháng 1 năm sau và thanh toán cho khối lượng trong kế hoạch đã thực hiện đến 31/12 năm trước.
2.2.4. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN hiện hành bao gồm:
- Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 601/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng Giám đốc KBNN (gọi tắt là Quy trình 601).
- Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước ban hành kèm theo Quyết định số 602/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng Giám đốc KBNN (gọi tắt là Quy trình 602).
Nội dung cơ bản của 2 quy trình này như sau:
a. Kiểm tra tài liệu ban đầu:
- Tài liệu ban đầu bao gồm:
+ Tài liệu để mở tài khoản;
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch (đối với dự án quy hoạch); Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư (đối với công tác chuẩn bị đầu tư); Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền (đối với công tác chuẩn bị thực hiện dự án); Tổng dự toán kèm theo Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (đối với công tác thực hiện đầu tư);
+ Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Quyết định chỉ định thầu (đối với công việc không tổ chức đấu thầu); Quyết đinh phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với công việc tổ chức đấu thầu);
+ Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu (gồm cả những tài liệu đi kèm bản hợp đồng kinh tế);
+ Riêng đối với dự án ODA, tài liệu ban đầu phải có thêm Hiệp định tín dụng hoặc các văn bản cam kết được ký giữa Việt Nam với nhà tài trợ.
- Nội dung kiểm tra: Cán bộ thanh toán tự kiểm tra hoặc chuyển tài liệu cho bộ phận kiểm tra để thực hiện kiểm tra đối với những tài liệu được phân công cho bộ phận kiểm tra.
+ Kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp pháp, hợp lệ: Khi nhận được tài liệu ban đầu, cán bộ thanh toán phải kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu và trả lời chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhận tài liệu; yêu cầu một lần để chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển tài liệu mở tài khoản sang phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản.
+ Đối với dự án, công trình áp dụng hình thức đấu thầu: Cán bộ thanh toán phải nắm chắc các chỉ tiêu như hạng mục công trình chính, tiến độ xây dựng, tiến độ thanh toán, các loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự ánẶ; kiểm tra sự phù hợp của danh mục, tính năng thiết bị với Quyết định đầu tư và dự toán được duyệt.
+ Đối với dự án, công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu: Ngoài các nội dung kiểm tra như dự án, công trình áp dụng hình thức đấu thầu, cán bộ thanh toán còn phải kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá của dự toán được duyệt so với quy định hiện hành; phát hiện các lỗi số họcẶ
- Thời gian kiểm tra: 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu đối với dự án quy hoạch hoặc công tác chuẩn bị đầu tư; 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu đối với công tác chuẩn bị thực hiện dự án hoặc công tác thực hiện đầu tư.
b. Kiểm tra tài liệu từng lần thanh toán:
* Trường hợp tạm ứng:
- Tài liệu tạm ứng:
+ Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư;
+ Giấy rút vốn đầu tư (đối với dự án ODA, tài liệu tạm ứng phải có Giấy rút vốn đầu tư chỉ khi chủ đầu tư muốn tạm ứng phần vốn trong nước);
+ Một số tài liệu riêng theo quy định đối với từng công tác trong quá trình thực hiện dự án;
+ Riêng đối với dự án ODA, tài liệu tạm ứng phải có thêm Bảo lãnh tạm ứng (theo yêu cầu của nhà tài trợ được quy định trong Hiệp định).
- Nội dung kiểm tra: Cán bộ thanh toán phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, mức vốn đề nghị tạm ứng theo tỷ lệ quy định, tên đơn vị được hưởng.
- Thời gian kiểm tra: 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu đối với dự án quy hoạch hoặc công tác chuẩn bị đầu tư; 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu đối với công tác chuẩn bị thực hiện dự án hoặc công tác thực hiện đầu tư.
* Trường hợp thanh toán:
- Tài liệu thanh toán:
+ Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán;
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành kèm Bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu;
+ Giấy rút vốn đầu tư (đối với dự án ODA, tài liệu thanh toán phải có Giấy rút vốn đầu tư chỉ khi chủ đầu tư muốn thanh toán phần vốn trong nước);
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) và một số tài liệu riêng theo quy định đối với từng công tác trong quá trình thực hiện dự án.
+ Riêng ở lần thanh toán cuối cùng, chủ đầu tư phải xuất trình thêm Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Nội dung kiểm tra: Đối với công việc không tổ chức đấu thầu, cán bộ thanh toán đối chiếu giá trị khối lượng hoàn thành với kế hoạch đầu tư được giao và thiết kế, dự toán được duyệt (đã được KBNN kiểm tra). Đối với công việc tổ chức đấu thầu, cán bộ thanh toán kiểm tra giá trị khối lượng hoàn thành theo kế hoạch đầu tư được giao, hợp đồng và giá trúng thầu. Ngoài ra, cán bộ thanh toán phải xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần thu hồi, tên đơn vị được hưởng. Riêng ở lần thanh toán cuối cùng, cán bộ thanh toán phải kiểm tra thêm Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư so với quy định hiện hành.
- Thời gian kiểm tra: 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu.
c. Thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Trường hợp tạm ứng:
Sau khi kiểm tra, cán bộ thanh toán ghi đầy đủ các chỉ tiêu, ký vào Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy rút vốn đầu tư và báo cáo Trưởng phòng TTVĐT. Trên cơ sở nguồn vốn hiện có, Trưởng phòng TTVĐT ký và trình Giám đốc KBNN duyệt. Sau khi tài liệu tạm ứng được duyệt, phòng TTVĐT chuyển Giấy rút vốn đầu tư cho phòng Kế toán. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được tài liệu do phòng TTVĐT chuyển sang, kế toán làm thủ tục tạm ứng.
- Trường hợp thanh toán:
Sau khi kiểm tra, cán bộ thanh toán ghi đầy đủ các chỉ tiêu, ký vào Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) và báo cáo Trưởng phòng TTVĐT. Trên cơ sở nguồn vốn hiện có, Trưởng phòng TTVĐT ký và trình Giám đốc KBNN duyệt. Sau khi tài liệu thanh toán được duyệt, phòng TTVĐT chuyển Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) cho phòng Kế toán. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được tài liệu do phòng TTVĐT chuyển sang, kế toán làm thủ tục thanh toán.
* Đối với dự án ODA, phần vốn trong nước được tạm ứng hoặc thanh toán theo thủ tục như trên. Nếu chủ đầu tư muốn tạm ứng hoặc thanh toán phần vốn ngoài nước thì sau khi kiểm tra cán bộ thanh toán xác nhận đề nghị tạm ứng hoặc giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán vào Giấy đề nghị tạm ứng hoặc Phiếu giá/Bảng kê thanh toán, trình lãnh đạo duyệt, sau đó trả tài liệu cho chủ đầu tư để chủ đầu tư làm thủ tục rút vốn ngoài nước tạm ứng hoặc thanh toán cho nhà thầu.
d. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ biểu diễn quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán vốn đầu tư:
lãnh đạo
KBNN
(3) (5)
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Thanh toán
(4)
(7)
(2) (8) (6)
Nhà thầu
Chủ đầu tư
(Ban QLDA)
(1)
(1): Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán.
(2): Chủ đầu tư gửi tài liệu thanh toán cho bộ phận Thanh toán.
(3): Sau khi kiểm tra tài liệu, bộ phận Thanh toán trình lãnh đạo KBNN duyệt.
(4): Bộ phận Thanh toán chuyển tài liệu cho bộ phận Kế toán.
(5): Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tài liệu, bộ phận Kế toán trình lãnh đạo KBNN duyệt.
(6): Bộ phận Kế toán làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu.
(7): Bộ phận Kế toán trả tài liệu cho bộ phận Thanh toán.
(8): Bộ phận Thanh toán trả tài liệu cho chủ đầu tư.
2.3. Đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
2.3.1. Số liệu về tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Bảng 1: Số liệu về tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Đơn vị: tỷ đồng.
Nội dung
Kế hoạch
Vốn thanh toán
Từ chối
thanh toán
Tổng số
% so với KH (%)
Năm 2000
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
34.245
18.318
15.927
21.493
12.441
9.052
62,8
67,9
56,8
413
Năm 2001
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
40.782
14.655
26.127
30.179
11.871
18.308
74,0
81,0
70,1
364
Năm 2002
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
53.962
19.454
34.508
39.123
12.762
26.361
72,5
65,6
76,4
467
Năm 2003
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
50.577
13.721
36.856
42.181
11.443
30.738
83,4
83,4
83,4
424
Năm 2004
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
61.915
13.651
48.264
53.370
11.852
41.518
86,2
86,8
86,0
481
Năm 2005
- Vốn NSTW
- Vốn NSĐP
76.207
17.130
59.077
66.148
16.154
49.994
86,8
94,3
84,6
483
Tổng cộng
317.688
252.494
2.632
(Nguồn: Ban Thanh toán vốn đầu tư - KBNN).
2.3.2. Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN.
Từ khi KBNN chính thức tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN vào đầu năm 2000 đến nay, chất lượng công tác này không ngừng được nâng cao, thể hiện ở:
a. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tương đối chặt chẽ, đầy đủ và kịp thời cho các dự án.
Mặc dù số dự án và số vốn đầu tư được kiểm soát thanh toán qua KBNN ngày càng tăng, KBNN luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kiểm soát khá chặt chẽ và thanh toán khá đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án đó. Đến nay, KBNN đã kiểm soát thanh toán đối với tổng số khoảng 20 vạn dự án, công trình do cả Trung ương và địa phương quản lý, với tổng số vốn đã thanh toán trên 250.000 tỷ đồng. Nhờ đó, gần 70.000 công trình, hạng mục công trình đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần đáng kể vào sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước trong thời gian qua. Bên cạnh đó, KBNN đã từ chối thanh toán trên 2.600 tỷ đồng do chủ đầu tư áp dụng sai định mức, đơn giá, khối lượng phát sinh vượt dự toán, vượt hợp đồngẶ Tuy không lớn so với tổng số vốn đã thanh toán nhưng số tiền này đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của chủ đầu tư và các ngành, các cấp có liên quan, góp phần đáng kể vào việc chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Đơn giản hoá thủ tục hành chính.
Về thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN đã giảm bớt số lượng tài liệu mà chủ đầu tư phải gửi đến, chỉ nhận những tài liệu cần thiết. Ví dụ từ năm 2003, chủ đầu tư không phải gửi Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Quyết định chỉ định thầu chỉ áp dụng đối với gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của công tác chuẩn bị thực hiện dự án hoặc công tác thực hiện đầu tư. Ngoài ra, KBNN còn quy định giao dịch giữa chủ đầu tư và KBNN phải được thực hiện theo nguyên tắc một cửa, tức là chủ đầu tư chỉ giao dịch với Phòng TTVĐT. Nhờ đó, KBNN đã rút ngắn được thời gian thanh toán, tránh phiền hà cho chủ đầu tư.
* Việc đạt được những kết quả trên là nhờ có những nhân tố sau đây:
1. Về chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN.
Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, ban lãnh đạo KBNN đã chỉ đạo các bộ phận liên quan nhanh chóng nghiên cứu, ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Mặt khác, do đặc thù của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng liên tục được thay đổi và hoàn thiện nên KBNN phải thường xuyên nghiên cứu chế độ mới về đầu tư và xây dựng, kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện các dự án đầu tư và những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, đến nay KBNN đã có một hệ thống gồm khoảng 100 văn bản pháp quy hướng dẫn, cụ thể hoá vào từng hoạt động nghiệp vụ như Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước, cẩm nang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, văn bản hướng dẫn mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn cách lập phiếu giá thanh toán, hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tưẶ đáp ứng được yêu cầu của KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
2. Về tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
a. Thông báo kế hoạch vốn.
Căn cứ vào thông báo kế hoạch vốn của Bộ Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương, của cơ quan Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách địa phương, KBNN đã tổ chức thông báo kế hoạch vốn kịp thời về các đơn vị KBNN trong hệ thống, đảm bảo thanh toán vốn đầu tư ngay sau khi dự án có đủ các điều kiện theo quy định.
b. Điều hành nguồn vốn.
Nguồn vốn đầu tư XDCB của NSNN được kiểm soát thanh toán qua KBNN rất đa dạng. Nhờ có phương thức chuyển vốn hiện nay bằng hạn mức vốn không chi tiết theo dự án và việc chủ động nắm tiến độ thực hiện của các dự án nên đã tạo điều kiện cho KBNN điều hành nguồn vốn một cách linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, công trình. Đồng thời KBNN còn có thể tập trung, ưu tiên vốn cho những dự án quan trọng, cấp bách như những công trình đê điều, thuỷ lợi vượt lũ, thoát lũ, những công trình giao thôngẶ
c. Công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Trong thời gian qua, KBNN đã công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư bằng nhiều hình thức như ki-ốt điện tử, màn hình máy tính, niêm yết trên bảng, tờ rơiẶ Nhờ đó, chủ đầu tư đã nắm bắt được các quy trình và làm thủ tục thanh toán nhanh chóng, thuận tiện hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, việc công khai các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn tạo ra một kênh giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh toán.
d. Hướng dẫn xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước địa phương.
e. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư, BQL dự án.
Nhằm rút ngắn thời gian thanh toán vốn đầu tư, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, KBNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, BQL dự án để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư và quá trình thanh toán vốn, thể hiện ở những hoạt động sau:
- Thực hiện tốt chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng.
KBNN đã tham mưu cho các Bộ, ngành, địa phương về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo vừa dễ thực hiện vừa đúng quy định, tạo điều kiện để chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư và xây dựng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ chủ động nắm bắt tình hình thực hiện các dự án, KBNN còn đề xuất với các Bộ, ngành, địa phương về các phư._.toán vốn đầu tư cũng cần phải được KBNN quan tâm đúng mức.
- Tăng cường tính chủ động của KBNN trong việc điều hành nguồn vốn đầu tư.
Do sự đa dạng về nguồn vốn đầu tư XDCB được kiểm soát thanh toán qua KBNN và nhu cầu thanh toán vốn đầu tư đang gia tăng mạnh, việc điều hành nguồn vốn linh hoạt có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Vì vậy, KBNN cần tăng cường tính chủ động trong điều hành nguồn vốn bằng cách quy định KBNN cấp trên chỉ thông báo tổng số hạn mức vốn cho KBNN cấp dưới mà không phân bổ chi tiết theo từng nguồn vốn nhưng khi rút hạn mức vốn để thanh toán và khi quyết toán, KBNN cấp dưới phải hạch toán theo từng nguồn vốn. Cách làm này giúp KBNN tránh được hiện tượng dự án tuy đã đủ điều kiện thanh toán nhưng không được thanh toán do nguồn vốn của dự án không còn số dư trong khi các nguồn vốn khác vẫn còn, nhờ đó đảm bảo được tính đầy đủ và kịp thời trong việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án.
Về lâu dài khi khả năng chi đầu tư XDCB của NSNN vững vàng, KBNN Trung ương sẽ không cần phải thông báo hạn mức vốn cho các KBNN tỉnh mà các KBNN tỉnh chỉ căn cứ vào kế hoạch vốn hàng năm do KBNN thông báo để thanh toán cho dự án. Việc điều hành nguồn vốn sẽ được thực hiện tại KBNN Trung ương với một quỹ NSNN tập trung dành cho đằu tư XDCB.
- Thường xuyên cập nhật và hướng dẫn kịp thời các quy định mới về quản lý đầu tư và xây dựng cho các đơn vị trong hệ thống KBNN nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất toàn hệ thống.
- Phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan định kỳ đánh giá tình hình thanh toán vốn đầu tư, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư và quá trình thanh toán vốn, từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Trong đó, KBNN cần coi trọng việc hướng dẫn, chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành vì đây là một trong những khâu yếu kém nhất của chủ đầu tư do năng lực hạn chế và ý thức chấp hành chế độ chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Cụ thể là, KBNN cần hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung tài liệu thanh toán còn thiếu; giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, về khối lượng phát sinh, về xác nhận của tư vấn giám sát đối với khối lượng hoàn thànhẶ; đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành. Ngoài ra KBNN cần tích cực tham mưu cho các Bộ, ngành, địa phương về những biện pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác bố trí kế hoạch đầu tư, thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót và hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép KBNN kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc, tiếp nhận những đề xuất kiến nghị của KBNN cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai phạm vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Vì vậy, KBNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số đợt kiểm tra, mở rộng phạm vi và thời gian kiểm tra.
- Tăng cường kiểm tra hiện trường dự án.
Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, cán bộ Thanh toán phải có kế hoạch đi kiểm tra hiện trường dự án vì hoạt động này có hai tác dụng quan trọng. Trước hết, nó giúp cán bộ Thanh toán xác minh những điểm còn nghi vấn trong hồ sơ thanh toán như việc sử dụng vật liệu có đúng với hồ sơ hay không, khối lượng hoàn thành được nghiệm thu và đề nghị thanh toán trong hồ sơ đã thực sự hoàn thành chưaẶ Nhờ đó, cán bộ Thanh toán sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Mặt khác, việc kiểm tra hiện trường dự án còn giúp KBNN nắm bắt tình hình thực hiện dự án và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư cũng như trong quá trình nghiệm thu, thanh toán công trình hoàn thành để có biện pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy KBNN cần tăng cường kiểm tra hiện trường dự án nhưng phải tuân theo nguyên tắc: KBNN phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích, nội dung và thời gian kiểm tra; không được phép lợi dụng việc kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu chủ đầu tư và đơn vị thi công.
- Cải tiến chế độ thông tin báo cáo trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo hướng giảm bớt các chỉ tiêu trùng lặp, các mẫu biểu không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo; đồng thời sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu báo cáo trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho phù hợp với chế độ thông tin báo cáo chung của KBNN để tạo sự thuận tiện cho việc khai thác thông tin. Các đơn vị KBNN cần chú ý lập báo cáo theo đúng mẫu quy định, điều chỉnh lại phương pháp lấy số liệu báo cáo nếu chưa chính xác, lập và gửi báo cáo đúng thời hạn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo.
- Hoàn thiện chương trình quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính và triển khai áp dụng trong toàn hệ thống.
Hiện nay, các chương trình máy tính phục vụ công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy trong thời gian tới, KBNN một mặt cần nghiên cứu xây dựng thêm những chương trình mới như chương trình tổng hợp và thông báo kế hoạch vốn, chương trình tổng hợp thông tin báo cáo, chương trình kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự toánẶ; mặt khác cần sửa đổi hoàn thiện những chương trình hiện có nhằm tạo điều kiện cho cán bộ Thanh toán giải quyết công việc nhanh chóng và chính xác. Trước mắt, KBNN cần tập trung xây dựng chương trình kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự toán vì số lượng dự án được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn khá chậm, nhất là ở KBNN huyện. Để khắc phục tình trạng này, KBNN cần tăng cường trang bị phương tiện tin học và đào tạo kiến thức về tin học cho cán bộ Thanh toán ở KBNN huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống.
- Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Vì vậy, KBNN cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác này thông qua những biện pháp sau đây:
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các buổi học tập theo chuyên đề trong phạm vi toàn ngành cũng như từng đơn vị KBNN.
+ Khuyến khích nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra bằng cách khen thưởng xứng đáng về vật chất và tinh thần đối với những cán bộ thực hiện tốt việc nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng một chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh vì nó vừa tạo ra động lực thúc đẩy mỗi cán bộ tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa góp phần ngăn chặn những sai phạm có thể xảy ra
+ Hàng năm tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giỏi về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhằm khuyến khích tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác này.
d. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN trong quản lý đầu tư và xây dựng nhằm tăng cường vai trò của KBNN trong quá trình lập và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, qua đó tạo điều kiện cho KBNN đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, đồng thời đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn kịp thời cho các dự án.
Trước hết, KBNN có thể thay thế cơ quan Tài chính thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ và UBND các cấp. Khi đó, các Bộ và UBND các cấp chỉ gửi kế hoạch vốn đầu tư cho cơ quan Tài chính cấp tương ứng để theo dõi, quản lý. Sau khi kiểm tra, KBNN cấp trên thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN cấp dưới (nếu dự án được phân cấp cho KBNN cấp dưới). KBNN tỉnh, huyện sẽ căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư do KBNN cấp trên và UBND các cấp thông báo để kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án. Nhờ đó, thời gian thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư sẽ được rút ngắn, cho phép KBNN đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn, chỉ đạo chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, nghiệm thu công trình hoàn thành phải được quy định thành nhiệm vụ của các đơn vị KBNN. Sự bổ sung về nhiệm vụ này cũng sẽ góp phần giúp cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
3.2.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và chủ đầu tư.
a. Hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư và xây dựng.
- Đảm báo sự ổn định của chế độ quản lý đầu tư và xây dựng.
Sự thay đổi liên tục của Quy chế đầu tư và xây dựng cùng các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành trong thời gian qua đã gây rất nhiều khó khăn không chỉ đối với những người làm công tác đầu tư xây dựng mà còn đối với KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Việc thanh toán vốn đầu tư không kịp thời, tiến độ giải ngân chậm trong nhiều trường hợp đều một phần bắt nguồn từ sự thiếu ổn định đó. Vì vậy, việc cần làm trước tiên của Chính phủ và các Bộ, ngành để tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN là đảm bảo sự ổn định của chế độ quản lý đầu tư và xây dựng.
- Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng.
Bên cạnh sự thiếu ổn định, sự không đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy về chế độ quản lý đầu tư và xây dựng cũng là một trở ngại lớn đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở sự chậm trễ trong việc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành cho phù hợp với Luật, Nghị định mới. Vì vậy để tạo điều kiện cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN được thông suốt, các Bộ, ngành cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng. Đặc biệt, Bộ Tài chính cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2003/TT-BTC về thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN vì văn bản này tác động trực tiếp đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
- Ban hành đầy đủ định mức, đơn giá trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Hệ thống định mức, đơn giá trong lĩnh vực đầu tư XDCB là căn cứ quan trọng để chủ đầu tư lập dự toán và KBNN kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên, đến nay nhiều nội dung công việc trong lĩnh vực đầu tư XDCB vẫn chưa có định mức, đơn giá do cấp có thẩm quyền ban hành, nhất là đối với dự án quy hoạch và dự án chuẩn bị đầu tư, hoặc các định mức, đơn giá không còn phù hợp với điều kiện thực tế bởi nhiều yếu tố như sự phát triển của công nghệ, lạm phátẶ Vì vậy trong thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần khẩn trương bổ sung những định mức, đơn giá còn thiếu, đồng thời rà soát sửa đổi lại những định mức, đơn giá đã lạc hậu. Đây là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian vì quy mô, tính chất công việc trong lĩnh vực đầu tư XDCB rất phức tạp. Vì vậy, trước mắt khi hệ thống định mức, đơn giá trong lĩnh vực đầu tư XDCB chưa được ban hành đầy đủ, để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN, Chính phủ cần quy định thực hiện theo hình thức đấu thầu đối với những nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá.
b. Về chấp hành chế độ quản lý đầu tư và xây dựng của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư.
- Đổi mới công tác lập kế hoạch đầu tư, công tác phân bổ, thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn.
Trong thời gian qua, việc bố trí kế hoạch đầu tư không đúng quy định của các Bộ, ngành, địa phương đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư và khả năng thanh toán vốn đầy đủ, kịp thời của KBNN cho các dự án. Vì vậy khi lập kế hoạch đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương cần chú ý:
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, các kế hoạch đầu tư phải phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và cân đối giữa các vùng, các ngành nhằm đảm bảo tính khả thi cho kế hoạch đầu tư, nhờ đó việc thanh toán vốn đầu tư của KBNN sẽ được thuận lợi.
- Chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư những dự án đã có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định khi đã xác định chắc chắn nguồn vốn để thực hiện dự án.
Bên cạnh đó việc phân bổ, thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn chậm trễ của các Bộ, ngành, địa phương cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và cho KBNN trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án và thông báo, điều chỉnh kế hoạch vốn cho KBNN, tránh tình trạng thông báo, điều chỉnh kế hoạch vốn vào quý III, quý IV để tạo sự chủ động cho các chủ đầu tư và KBNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, để giảm bớt thời gian thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư trong nội bộ ngành Tài chính, đồng thời tạo điều kiện cho KBNN tham gia đầy đủ hơn vào quá trình bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm, quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm cần được điều chỉnh như sau:
- Đối với dự án do Trung ương quản lý:
+ Sau khi phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, các Bộ gửi kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN Trung ương để kiểm tra theo quy định, đồng gửi Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý. Nếu kế hoạch vốn đầu tư chưa đúng với quy định thì KBNN Trung ương có văn bản đề nghị các Bộ điều chỉnh lại.
+ Sau khi kế hoạch vốn đầu tư đã phù hợp với quy định, KBNN Trung ương làm thủ tục thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN tỉnh, KBNN tỉnh chuyển tiếp kế hoạch vốn đầu tư về KBNN huyện (nếu dự án được phân cấp cho KBNN huyện). KBNN tỉnh, huyện căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư được thông báo để kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án.
- Đối với dự án do tỉnh, huyện, xã quản lý:
+ Sau khi phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, UBND tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN tỉnh; UBND huyện, xã gửi kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN huyện để kiểm tra theo quy định. Nếu kế hoạch vốn đầu tư chưa đúng với quy định thì KBNN tỉnh, huyện có văn bản báo cáo UBND các cấp xem xét điều chỉnh lại.
+ Sau khi kế hoạch vốn đầu tư đã phù hợp với quy định, đối với dự án do tỉnh quản lý, KBNN tỉnh thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN huyện (nếu dự án được phân cấp cho KBNN huyện). KBNN tỉnh, huyện căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư được thông báo để kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án.
- Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư.
Như đã phân tích, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án hiện nay còn thấp dẫn đến khi triển khai thi công phải thay đổi, bổ sung hoàn chỉnh lại nội dung dự án, do đó phải trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, phê duyệt lại làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Vì vậy, cả chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền đều phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư. Về phía chủ đầu tư, trước khi lập dự án cần khảo sát kỹ về địa điểm xây dựng, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp thiết bị vật tư, nguồn vốn, khoa học công nghệ, tác động môi trườngẶ Về phía các cấp có thẩm quyền, cần thẩm định dự án chặt chẽ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư để ra quyết định đầu tư. Muốn vậy, trước hết các cấp có thẩm quyền cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cũng như ý thức của chủ đầu tư và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền cần xác định rõ trách nhiệm và quy định chế tài xử lý đối với những cán bộ, chủ đầu tư, ban quản lý dự án không chấp hành nghiêm túc quy định về lập và thẩm định dự án.
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường xuyên là một trong những cản trở lớn nhất đối với quá trình triển khai thực hiện dự án do nhiều vướng mắc như thống kê diện tích đền bù, xác định tài sản, diện tích đất, hệ số K theo loại đất, giá đền bù, chất lượng nhà ở tái định cưẶ Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cần khẩn trương nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc trên nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thi công dự án đúng tiến độ, qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
- Đẩy nhanh quá trình làm thủ tục đầu tư và xây dựng, nghiệm thu, thanh toán công trình hoàn thành của chủ đầu tư.
Hiện nay vẫn còn tình trạng chủ đầu tư mất nhiều thời gian để làm thủ tục đầu tư và xây dựng, nghiệm thu, thanh toán công trình hoàn thành, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Tình trạng này không chỉ xuất phát từ sự phức tạp trong thủ tục đầu tư và xây dựng, thủ tục thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành mà còn xuất phát từ năng lực và ý thức yếu kém của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Vì vậy để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, các cấp có thẩm quyền một mặt cần đơn giản hoá thủ tục đầu tư và xây dựng, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; mặt khác cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực và ý thức của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, quy định chế tài xử lý đối với những chủ đầu tư, ban quản lý dự án không chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý đầu tư và xây dựng. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền cũng cần thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục đầu tư và xây dựng, quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư và quá trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành.
Trong thời gian qua, chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN chịu ảnh hưởng không tốt từ nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, chỉ có thực hiện đồng bộ và triệt để những giải pháp trên mới có thể nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Kết luận
Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN ngày càng lớn nhưng quỹ NSNN hiện nay còn rất hạn hẹp và hiện tượng lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đang diễn ra với mức độ vô cùng nghiêm trọng. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN vẫn còn một số mặt hạn chế, ảnh hưởng đến tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN được đặt ra như một yêu cầu hết sức cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, chuyên đề đã hệ thống hoá và bổ sung một số vấn đề lý luận về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN, đi sâu phân tích thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN, chỉ rõ những kết quả đã đạt được cũng như những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công tác này, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Tuy nhiên, do thời lượng nghiên cứu và kiến thức thực tế có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như cách trình bày, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ các thầy cô giáo để quá trình nghiên cứu của tôi thu được kết quả tốt.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước; GS. TS. Hồ Xuân Phương, PGS. TS. Lê Văn ái; Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội, năm 2004.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành "Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN"; Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, tháng 10/2003.
Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình xây dựng và phát triển; PGS. TS. Lê Văn Hưng; Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 2005.
Tài liệu hội thảo "Sửa đổi quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư"; Kho bạc Nhà nước; Bình Định, tháng 11/2005.
Hành trình của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB - Những thành quả trong 5 năm qua; ThS. Lê Quốc Hùng; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc Gia - Số 36, tháng 6/2005.
Suy nghĩ về sửa đổi quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; Ths. Đào Thái Phúc, TS. Lê Hùng Sơn; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc Gia - Số 41, tháng 11/2005.
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư - Những điều còn trăn trở; Thuỳ Dung; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc Gia - Số 42, tháng 12/2005.
Hoàn thiện quy trình, đẩy mạnh giải ngân năm 2006; Phạm Long Hy; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc Gia - Số 43+44, tháng 1+2/2006.
Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, tháng 12/2004.
Báo cáo tổng kết hệ thống KBNN năm 2005; Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, tháng 11/2005.
Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống KBNN tháng 12/2005 (Báo cáo giao ban tháng 12/2005); Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, tháng 1/2006.
Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB 12 tháng năm 2005; Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, tháng 1/2006.
Các văn bản pháp quy:
Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN.
Quyết định số 10/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế chuyển vốn đầu tư thuộc NSNN.
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN.
Quyết định số 601/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN.
Quyết định số 602/KB/QĐ/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước.
Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 3
1.1. Chi đầu tư XDCB của NSNN 3
1.1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư XDCB của NSNN 3
1.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB của NSNN 5
1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN 6
1.2. Chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 6
1.2.1. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 6
1.2.2. Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 7
1.2.3. Căn cứ, nội dung và nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 8
1.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 9
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 10
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 15
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 15
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán VĐT qua KBNN 15
2.1.2 Phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 15
2.2. Chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 16
2.2.1. Điều kiện thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 16
2.2.2. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 18
2.2.3. Quy trình thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm và phương thức chuyển vốn 19
2.2.4. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 21
2.3. Đánh giá chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 25
2.3.1. Số liệu về tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN 26
2.3.2. Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 26
2.3.3. Những tồn tại trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 31
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 44
3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 44
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN 45
3.2.1. Về phía KBNN 45
3.2.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và chủ ĐT 54
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9712.doc